26. "Will they kill us here in Europe?"
Dưới đây là một tác phẩm đặc biệt từ tác giả Mohammad Ghannam, thuộc tổ chức nhân đạo DoctorsWithoutBorders (Bác sĩ không biên giới), tác phẩm này nằm trong quyển sách Moving Stories (Câu chuyện về sự di chuyển) kể lại các trải nghiệm của các thành viên Bác sĩ không biên giới.
Mình đã xin phép và được đồng ý để dịch và đăng lại chuyện vì mục đích phi thương mại. Link gốc câu chuyện ở cuối bài. Mục đích mình địch và đăng lại chuyện là để độc giả hiểu về hiện trạng tị nạn trầm trọng tại châu Âu - cụ thể là Thổ Nhĩ Kì, nếu có thể, mong các bạn ủng hộ tổ chức Bác sĩ không biên giới, ít nhất là về mặt tinh thần.
Tiêu đề: Ở châu Âu họ cũng sẽ giết chúng tôi sao?
18/4/2016
Các điểm tập trung cho những người nhập cư cần hỗ trợ về tinh thần tại Thổ Nhĩ Kì đã trở thành những điểm tập trung sau khi những thỏa thuận của EU với Thổ Nhĩ Kì từ ngày 20/3 bắt đầu có hiệu lực. EU thông báo 'việc di chuyển những người di cư bất thường gần đây từ Hi Lạp quay lại Thổ sẽ làm dịu cuộc khủng hoảng di cư gần đây mà châu Âu phải hứng chịu.
Những địa điểm chính đã chuyển thành các trại tập trung nằm trên bốn hòn đảo: Lesbos, Chios, Leros và Samos. Những nơi này đã từng là ngọn hải đăng hi vọng của những người nhập cư và tị nạn trong suốt hành trình của họ tới châu Âu, giờ đã thành trại tập trung với quân đội và cảnh sát Hi Lạp chờ sẵn họ ở đó. Bắt đầu từ 20/3, bất kì ai đặt chân lên lãnh thổ Hi Lạp sẽ bị chuyển thẳng tới 1 trong 4 địa điểm trên.
Khadija, một phụ nữ 42 tuổi đến từ Idlib, Syria bị giữ tại trại tập trung Samos với bốn đứa con của mình. Sau đây là những lời cô ấy nói với tôi từ phía sau hàng rào:
" Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo vậy? Ở châu Âu họ cũng sẽ giết chúng tôi sao? Chồng tôi đã chết và nhà chúng tôi bị phá hủy sau một quả bom thùng vào năm 2013. Chúng tôi đã di chuyển từ làng này đến làng khác cho đến khi tôi hết hi vọng và mang bọn trẻ chạy trốn sang Thổ Nhĩ Kì. Tôi đã phải làm việc cực khổ và không thể chăm sóc được cho bốn đứa trẻ. Vì thế tôi đã chạy đến đây. Vậy mà ở đây, họ lại nhốt chúng tôi lại tội phạm, thật sự quá bất công."
Địa điểm tại Samos hiện đang chứa hơn 700 người từ Pakistan, Bangladesh, Afghanistan, Syria, Iraq, Sudan, Lebanon, Algeria, Morrocco và Hi Lạp. Rất nhiều trong số họ là phụ nữ và trẻ em.
Những người này đã vượt biển để tới đây sau 20/3. Một số tới trước ngày 20/3 nhưng vẫn bị giữ lại vì họ không thuộc quốc tịch Syria hay Iraq, hay vì họ là những người thiểu số; những người sẽ bị chuyển tới các cơ sơ lao động trên đảo Crete.
Quy định Dublin sẽ cho phép người nhập cư được di chuyển tới Athen, sau đó chọn một trong 8 quốc gia tại châu Âu để di chuyển họ đến đó, nhưng không điều gì đảm bảo sự lựa chọn của họ sẽ được tôn trọng.
Waleed, vợ và hai con đã dời bỏ Iraq từ tháng 2 năm 2016, một năm rưỡi sau khi thành phố Mosul của họ rơi vào tay phiến quân đạo Hồi. Họ đã mất một tháng để di chuyển đến Samos sau khi trải qua một trại tập trung kinh hoàng ở Thổ Nhĩ Kì, để rồi lại vào trại tập trung lần nữa, bất lực nghe ngóng tình hình.
Waleed đứng cạnh vợ đang mang bầu 7 tháng, giữa sự hỗn loạn đằng sau hàng rào, kêu lên:
"Không còn một chỗ nào cho chúng tôi trú thân trên đời cả! Đáng lẽ ra họ phải bảo vệ chúng tôi chứ đâu phải là nhốt chúng tôi lại như súc vật thế này. Vợ tôi sắp sinh nở rồi, và điều kiện chật chội và bẩn thỉu trong này không thể chấp nhận được. Vậy mà các tổ chức phi chinh phủ lạ bỏ đi, để mặc chúng tôi lại trong tay cảnh sát."
Vào ngày 4/4, chính quyền Hi Lạp đã hợp tác với Thổ Nhĩ Kĩ chuyển 124 người tị nạn Pakistan và một nhóm nhỏ khác từ Lebos, cùng với 66 người khác từ một hòn đảo nhỏ ở Chios tới Dikili. Thổ Nhĩ Kì.
Tình hình cũng hết sức phức tạp tại Hi Lạp. Vào ngày 28/3, có 500.000 người bị mắc kẹt tại Hi Lạp, trong các trại tập trung, và hơn 11.000 người khác đang chờ đợi ở Idomeni, biên giới Macedonia, dù cho chính phủ đã tuyên bố là biên giới sẽ tiếp tục đóng cửa.
"Điều này đáng lẽ ra phải khác đi. Những gì chúng ta đang chứng kiến là một thất bại toàn diện của EU trong việc giải quyết vấn đề của một triệu người nhập cư trong tinh thần nhân đạo. Một triệu không phải là con số quá lớn với châu Âu. Trong khi mỗi người nhập cư đều có một câu chuyện đau buồn, một nỗi bất hạnh quá lớn, họ đã phải làm mọi thứ có thể để bảo vệ bản thân và gia đình, chạy trốn khỏi chiến tranh và chết chóc. Nếu chúng ta ở trong hoàn cảnh của họ, chúng ta cũng sẽ làm thế thôi."
Marietta Provopoulou, giám đốc của MSF (tổ chức bác sĩ không biên giới) tại Hi Lạp phát biểu.
________________
Link gốc của tác giả Mohammad Ghannan: http://blogs.msf.or/en/staff/blogs/movin-stories/will-they-kill-us-here-in-europe.
Cám ơn các bạn đã đọc!
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top