Phần 6:ronaldo kẻ bị so sánh vĩ đại

Mỗi con người sinh ra đều có một số phận, không ai giống ai. Trong bóng đá cũng vậy, người trở thành huyền thoại kẻ mãi là cầu thủ làng nhàng, duy chỉ có Cristiano Ronaldo lại sinh ra là để bị so sánh.Ngay từ lúc cất tiếng khóc chào đời, số mệnh đã gắn liền Cristiano Ronaldo với một kẻ bị so sánh. Khởi nguồn cái tên Ronaldo vốn dĩ được đặt dựa theo tên tổng thống Mỹ những năm 1980 Ronald Reagan, thần tượng của cha anh. Đó không phải một cái tên thật khác biệt hoặc thật phổ thông mà là một cái tên được sao chép.
Năm 12 tuổi, Ronaldo gia nhập đội trẻ Sporting Lisbon và vấn đề đầu tiên anh phải đối mặt không là chuyện chuyên môn mà đến từ ngôn ngữ. Cái giọng nhà quê của cậu bé đến từ hòn đảo Madeira xa lắc xa lơ này thật khó nghe với những người sống tại "đất liền", sống tại thủ đô.
Hệ quả là giọng nói của Ronaldo trở thành chủ đề cho đám bạn nhại giọng để trêu chọc. Một cách so sánh có phần mang tính phân biệt vùng miền. Một mẩu chuyện kể lại rằng suốt thời gian ấy, CR7 thậm chí đã cảm thấy tự ti vì giọng nói của mình và không ít lần nổi khùng với những kẻ nhại giọng anh.
Khi mới đầu quân cho M.U, điều đầu tiên khiến người ta chú ý đến Ronaldo chính là cái tên
Lúc mới đầu quân cho gã khổng lồ Man United, ấn tượng đầu tiên với bất kỳ người hâm mộ nào là thằng bé dong dỏng cao người Bồ Đào Nha này lại mang áo số 7 huyền thoại và có cái tên y hệt chân sút lẫy lừng người Brazil. Bên cạnh đó, lối chơi cũng có phần giống Ronaldo "béo" thời còn... "gầy", thường xuyên sử dụng kỹ thuật và tốc độ để đột phá.
Dù vậy, chỉ sau khoảng hơn một mùa giải khoác áo M.U, tất cả nhận ra Cristiano Ronaldo kém xa huyền thoại bóng đá Brazil về phẩm chất. Thời đỉnh cao, Ronaldo thường xuyên có những pha đi bóng như rẽ nước, sút bóng thì miễn bàn, xuất chúng đến độ không cần dùng đến đầu.
Ngược lại, Ronaldo Bồ Đào Nha chỉ gây bất ngờ được vài trận đấu đầu. Thực tế anh đã trải qua một thời gian dài bị chột tại Old Trafford vì lối rê dắt rườm rà rất dễ bị bắt bài. Ngoài ra, khả năng dứt diểm của anh cũng có phần hạn chế, thiếu hẳn sự nhạy cảm và độ hiểm hóc.
Ronaldo "béo" không thể nào sánh với đàn em cùng tên khi bước qua tuổi 30
Suốt 7-8 năm qua thì CR7 lại luôn bị so sánh với Lionel Messi. Bị so sánh có nghĩa là luôn ở cửa dưới, theo nghĩa hạ thấp. Nhắc đến Ronaldo, phản ứng gần như vô điều kiện của rất nhiều người là nghĩ đến Messi. Nào là Messi tài năng hơn, Messi thân thiện hơn, Messi thành công hơn, Messi vĩ đại hơn...
Tại thời điểm hiện tại, cái sự "bị so sánh" càng ám ảnh Ronaldo nhiều hơn vì anh đã bước qua tuổi băm. Dấu hiệu tuổi tác đã bắt đầu in hằn lên từng bước chạy của siêu sao người Bồ Đào Nha. Tuy nhiên, chưa bao giờ CR7 chịu đầu hàng. Anh luôn nỗ lực hết sức để vượt qua mọi giới hạn của bản thân hay xa hơn nữa là vượt lên trên số phận.
Từ cậu bé tỉnh lẻ, anh trở thành viên ngọc sáng của Sporting Lisbon và cả bóng đá Bồ Đào Nha. Nên nhớ lúc mới 18 tuổi, CR7 đã chuyển đến M.U với bản hợp đồng trị giá lên tới 17,5 triệu euro, mức phí chuyển nhượng khổng lồ với một cầu thủ tuổi teen. Rồi từ một tài năng trẻ phải sống dưới cái bóng của huyền thoại cùng tên Ronaldo vươn tới vị thế của một trong những cầu thủ vĩ đại nhất lịch sử bóng đá thế giới.
Ronaldo bị ám ảnh bởi chiến thắng và đó là nỗi ám ảnh ngọt ngào
Chẳng những vậy, Ronaldo (sinh năm 1976, ghi 47 bàn sau 49 trận cho Barca ở mùa 1996/97) có thể tài năng hơn Cristiano Ronaldo (sinh năm 1985, ghi 12 bàn trong 47 trận cho M.U ở mùa 2005/06) khi cùng độ tuổi 20, nhưng Cristiano Ronaldo (ghi 39 bàn trong 36 trận cho đến thời điểm hiện tại của mùa giải 2015/16) đảm bảo xuất sắc hơn Ronaldo (ghi 4 bàn trong 13 trận cho Real, 7 bàn trong 14 trận cho AC Milan ở mùa giải 2006/07) gấp bội lúc bước sang tuổi 30.
Và ngày hôm qua, một ngày sau khi Messi lập cú hat-trick, . Bốn pha lập công ấy giúp Real giành chiến thắng hoành tráng 7-1 đồng thời đưa Ronaldo trở thành cầu thủ chạm mốc 250 bàn nhanh nhất lịch sử (228 trận).
Ai đó từng nói thử thách lớn nhất của con người là vượt qua chính mình. Nếu dùng câu nói này để vẽ nên một hệ quy chiếu vào lịch sử bóng đá thế giới, chắc chắn không ai từng tiến xa bằng Cristiano Ronaldo

messi thừ nhận chưa thấy tiền đạo nào như ronaldo

Một thiên tài. Một người phi thường cả đời mới xuất hiện một lần. Một nghệ sỹ trên sân cỏ kiêm một tay săn bàn vĩ đại... Và còn rất nhiều những tính từ thậm xưng nữa để miêu tả về Leo Messi, cầu thủ được coi là vĩ đại nhất trong lịch sử bóng đá.Messi đã phá hầu hết các kỷ lục trong bóng đá khi mới bước sang tuổi 27, nhưng liệu đó có phải là động lực của anh?Kỷ lục không quan trọng bằng danh hiệu"Tôi không nhìn vào các kỷ lục, đó là lý do tại sao tôi chơi bóng đá. Còn các bàn thắng ư? Tất nhiên rồi. Mọi cầu thủ đá ở vị trí của tôi đều muốn ghi bàn, nhưng trên tất cả là các danh hiệu", Messi nói trong cuộc trả lời phỏng vấn độc quyền với Squawka. "Mục tiêu của tôi luôn luôn là đem về các danh hiệu cho Barca, và đó là động lực cho tôi. Tôi chẳng gặp vấn đề gì với cái gọi là động cơ thúc đẩy. Tôi yêu thích được chơi bóng đá, được tập luyện ngày qua ngày. Khi bạn có được thành công, bạn chỉ muốn lặp đi lặp lại nó".
Hình ảnh Messi trên bài phỏng vấn độc quyền của SquawkaSự khao khát của Messi có lẽ là ranh giới để tách biệt anh với những cầu thủ khác. 2014 là năm đáng thất vọng với cá nhân Messi: mất chức vô địch Liga vào tay Atletico, bị loại ở Tứ kết Champions League và thất bại trước Đức ở Chung kết World Cup 2014. Nhưng cho tới lúc này, 2015 đang là năm của Messi."Thất bại trong trận Chung kết World Cup là một cú sốc lớn. Tôi muốn giành nó cho mọi người dân Argentina, cho đất nước của tôi. Vì thế, tôi rất thất vọng. Nhưng là một cầu thủ chuyên nghiệp có nghĩa là bạn phải tiến lên từ xuất phát điểm thấp nhất. Nếu bạn ở trên sân cỏ và bạn bỏ lỡ một cơ hội, bạn không thể day đi day lại lỗi đó mà bạn cần nghĩ rằng bạn sẽ ghi bàn ở cơ hội tiếp theo. Vì vậy, trận thua Đức chỉ thúc đẩy tôi chơi tốt hơn, và tôi coi sự giận dữ và thất vọng đó làm động lực".Suarez và Neymar đều có thể trở thành số 1Thành công của Messi mùa này, đặc biệt là trong năm 2015, có sự đóng góp của hai đối tác trên hàng công, Neymar và Luis Suarez. Bộ ba vẫn được gọi là "MSN" này đã ghi 120 bàn thắng cho Barca trên mọi đấu trường, gồm 81 bàn ở Liga.
Messi và hai đối tác tuyệt vời của anh trên hàng công"Tôi thật may mắn. Tôi đã chơi bên cạnh nhiều tiền đạo tuyệt vời trong những năm qua. Tôi có sự ăn ý tuyệt vời với Ronaldinho, và đã chơi cạnh Samuel Eto'o, Thierry Henry, Pedro, David Villa, Alexis Sanchez. Nhưng tôi phải nói rằng Neymar và Suarez là những người tuyệt vời nhất. Họ là hai cầu thủ hàng đầu ở vị trí của mình. Chúng tôi mới chỉ chơi bên nhau một mùa giải nên chúng tôi còn có thể cải thiện hơn nữa", Messi nói về bộ ba "MSN"."Tôi đã nói trước đây rằng với chất lượng, kỹ thuật và thể lực của mình, Neymar có thể trở thành cầu thủ hay nhất thế giới, và Suarez cũng vậy. Khả năng chạm bóng, tầm nhìn, bước di chuyển của anh ấy đều rất tuyệt. Mỗi người trong chúng tôi cung cấp một phẩm chất khác nhau và giúp cho cả 3 tốt lên".Thần tượng Ronaldo "béo"Vậy Messi có thần tượng ai không? "Ronaldo của Brazil là thần tượng của tôi khi tôi lớn lên. Màn trình diễn của anh ấy ở Barca và đội tuyển Brazil đều rất khó tin. Tôi chưa bao giờ thấy một tiền đạo nào tài năng hơn thế. Anh ấy có thể ghi bàn từ những tình huống không tưởng, những cú sút của anh ấy là tuyệt nhất từng có trong bóng đá. Ronaldo cũng là một con người tuyệt vời bên ngoài sân cỏ. Và nói về hình mẫu trên sân cỏ, bạn phải nhìn vào Zidane. Tôi thích được xem anh ấy chơi bóng".
Trận đấu hay nhất của Messi mùa này là màn trình diễn trước Bayern ở lượt đi Bán kết Champions LeagueMột sự thay đổi trong lối chơi của Messi mùa này là anh thường xuyên lùi sâu về giữa sân để tham gia kiến tạo lối chơi. Đó có lẽ cũng sẽ là xu hướng chơi bóng của Messi trong những năm sắp tới."Có thể như vậy. Nhiều cầu thủ đã kéo xuống chơi thấp hơn khi họ vào giai đoạn cuối của sự nghiệp, và tất nhiên đó cũng là một sựa lựa chọn cho tôi. Mà thực ra tôi đã chơi ở vị trí đó nhiều rồi. Rất nhiều cầu thủ đã kéo dài sự nghiệp của họ bằng cách chơi ở một vị trí khác", Messi khẳng định.94 Bộ ba Messi, Suarez, Neymar đã ghi tổng cộng 81 bàn ở Liga mùa giải vừa qua. Con số này nhiều hơn số bàn thắng của 94 trong số 97 đội còn lại của 5 giải VĐQG hàng đầu châu Âu ghi được.23,9 Messi đã di chuyển tổng cộng 952.130 km trong sự nghiệp cầu thủ của anh, ở cả cấp độ CLB lẫn ĐTQG, tương đương với 23,9 vòng trái đất.
2009 Là năm Messi phải di chuyển nhiều nhất với quãng đường lên tới 138.418 km. Đó cũng là năm mà Barca đoạt cú "ăn ba" lịch sử.



có nhiều mẩu chuyện đặc trưng để nói về Ronaldo. Là một cậu bé nhà quê chen chân vào lò đào tạo trứ danh Sporting, là pha xâm nhập vòng cấm buộc Kevin Nolan (Bolton) phải phạm lỗi sau khi dễ dàng loại bỏ hậu vệ phải Nicky Hunt ngay trong trận đầu tiên ra mắt Premier League đem về quả phạt đền cho Man Utd (Nistelrooy sút hỏng), là giọt nước mắt của chàng trai 19 tuổi sau thất bại ở chung kết EURO 2004 tổ chức tại quê nhà.

Nhưng nói về Ronaldo mà bỏ qua cả bầu trời ý chí và tinh thần khổ luyện thì quả thực là một thiếu sót. Ngay cả khi đã đứng trên đỉnh cao, Ronaldo vẫn cứ thu mình vào các buổi tập và hướng tới một chuẩn mực cao hơn.

Những ngày trước trận chung kết Champions League 2007/08 ở Moscow, Ronaldo điên cuồng lao vào bài tập sút phạt. Lý do là UEFA sẽ sử dụng quả bóng được thiết kế dành riêng cho thảm cỏ nhân tạo của sân Luzniki. Trợ lý Carlos Queiroz, người phát hiện ra tài năng của Ronaldo, đã ở lại và nghiên cứu cơ chế sinh học của các bậc cao nhân trong quá khứ nhằm tinh chỉnh kỹ thuật tiếp xúc trái bóng của CR7.

Kết quả thật... thảm họa. Bóng bay cao và hướng thẳng lên không trung. 2 ngày trôi quá, tình hình không khả quan hơn. Tới ngày thứ ba, Sir Alex muốn Ronaldo kết thúc buổi tập đúng giờ vì hôm ấy là phiên tập cuối cùng trước giờ bóng lăn. Ông sợ thể trạng của cậu học trò cưng bị ảnh hưởng.

Ronaldo không nghe và làm tiếp công việc "ngoài giờ" quen thuộc. Bóng bắt đầu tìm trúng khung thành. Rồi thì vài quả bay vào lưới. Song để nói Ronaldo đã thật sự tìm được cảm giác sút phạt quen thuộc là không đúng. Queiroz phân tích ảnh hưởng của gió tới quỹ đạo bay của từng trái bóng là khác nhau. Phải mất hàng tuần liền để chọn ra cách thực hiện tốt nhất trong cùng điều kiện thời tiết.

Nhưng ông vẫn cúi rạp người trước Ronaldo. "Gió là cơn ác mộng với các chân sút, ngoại trừ Ronaldo", Queiroz nói. Với Queiroz, được xem Ronaldo thi đấu là một đặc ân. "Bình thường, HLV sẽ khơi gợi bản năng và cảm hứng làm việc cho cầu thủ. Tôi cảm thấy điều ngược lại, vì Ronaldo tiếp sức mạnh cho chúng tôi lao động. 2 ngày chưa được, ngày thứ 3 sẽ được. Ngày thứ 3 không được thì ngày thứ 4. Cứ thế, cậu ấy không bao giờ bỏ cuộc", Queiroz kể trên tờ Daily Mail.



...KHỞI ĐẦU LÀ CẬU BÉ "TRẺ TRÂU VÀ NGÂY THƠ"

Thuở ban đầu, Ronaldo chỉ là một "đứa trẻ" thực sự trong mắt các đồng đội tại Man Utd, với lối chơi rườm rà, thiếu hiệu quả và một thể hình mỏng cơm.

R

onaldo chưa bao giờ ngừng chăm chỉ. Nhưng những ngày đầu tiên ở sân khấu lớn, anh ta là một đứa trẻ đang bước vào kỳ dậy thì. Hay nói cách khác, Ronaldo muốn học đòi thành người lớn nhưng chưa đủ kinh nghiệm sống. Trong bóng đá, có thể cắt nghĩa diễn giải ấy là "thích khoe khoang".

Thuở đầu, lối chơi của Ronaldo dựa nhiều vào tốc độ và kỹ thuật tự học. Anh chủ động biến những cú đảo chân rồi bứt tốc trước khi "vặn sườn" đối phương thành "thương hiệu nhận diện". Nhưng ở 1/3 cuối sân, Ronaldo chưa tìm ra lựa chọn tối ưu. C.R7 thường phân vân giữa lựa chọn tạt bóng hay đi thẳng vào trung lộ để dứt điểm.

Có lần, Gary Neville nổi xung với Ronaldo sau tình huống anh ta giật gót trong vòng cấm thay vì đưa ra quyết định đơn giản hơn nhiều là xoay người dứt điểm. "Cậu làm cái quái gì đấy. Ở đây, chúng tôi không được dạy như thế", Neville hét thẳng vào mặt Ronaldo.

Ai ở trung tâm huấn luyện Carrington đều chung một cảm giác rằng Ronaldo luôn muốn đốt cháy giai đoạn. C.R7 lao vào các bài tập thể hình ở cường độ cực cao, nơi mà duy nhất anh đủ sức nuốt trọn giáo án thể lực của trợ lý Mick Clegg. Trong phòng thay đồ và cả trên mặt báo, Ronaldo không hề ngại ngùng chia sẻ ý định trở thành "Cầu thủ hay nhất thế giới". Đó gần như là mục đích duy nhất trong đời Ronaldo.

Neville nhận xét Ronaldo giống như một cỗ máy. Trong những nhịp cuối cùng của một đợt lên bóng, dường như đâu đó vẫn tồn tại "độ trễ" trong các quyết định chuyển nhịp của Ronaldo, giống như cảm nhận chân ga có hộp số xe hơi tự động chuyển cấp.

Thế nên, Neville và rất nhiều "cầu thủ kiểu mẫu" ở Old Trafford ngày ấy cho rằng Ronaldo là một cầu thủ giỏi, nhưng không phải cá nhân kiệt xuất. Trong giai đoạn 2003-2006, Ronaldo là chuyên gia chạy cánh. Số trận mỗi mùa của anh dao động từ 29 đến 34, còn số pha lập công qua từng mùa là 4,5 và 9. Một sự tiến bộ tuy rõ rệt nhưng chưa thực sự mang tính đột phá.

Vì bóng đá là tổng hợp hài hòa của tài năng, ý chí và khoa học. Không thể thiếu nhưng cũng đừng thừa, hãy "vừa đủ" thì mới trở thành một cầu thủ toàn diện. Có vẻ, cái gì của Ronaldo cũng "thừa" thì phải, nên tựu chung anh vẫn "thiếu" chút gì đó.



BƯỚC NGOẶT 2006

Song kể từ bước ngoặt năm 2006, Ronaldo đã xuất hiện với bản lĩnh của một kẻ lì lợm, vượt qua được sức ép truyền thông, đồng thời với sự phát triển đáng kể về thể lực và lối chơi.


hè 2006, ở tuổi 21, Ronaldo tới Đức dự World Cup. Một vở hài kịch xảy ra mà tới tận bây giờ, thi thoảng người ta vẫn phải nhắc lại. Trận tứ kết, Ronaldo bị ngã, khiến Rooney nhận chiếc thẻ đỏ. Ống kính máy quay vô tình chụp được cảnh Ronaldo che mặt, nheo mắt hướng về cabin đội nhà. Rõ ràng, anh ta không đau đớn và Rooney không đáng nhận thẻ đỏ.

Truyền thông Anh lao vào cấu xé Ronaldo. Tờ The Sun chế nhạo anh trên trang nhất. Chuyện trở nên trầm trọng tới mức Sir Alex phải thân chính tới hộ tống Ronaldo về Anh. Sau này, người ta cũng phát hiện Sir Alex đã nhắn tin và gọi điện rất nhiều cho Ronaldo, song hóa ra, ông không hề biết anh đã khóa số liên lạc cũ.

Ngày hội quân Hè năm ấy, những tưởng là một hình ảnh Ronaldo bệ rạc về thể chất và suy sụp về tinh thần sau sự cố tại Đức. Nhưng không, khi Ronaldo xuất hiện trong phòng thay đồ, cả đội ai nấy đều tròn mắt nhìn. Sau hai tháng nghỉ ngơi, anh ta "đô con" và trông như một lực sỹ thể hình. "Đâu rồi hình ảnh cao ráo mảnh khảnh với chiếc răng khểnh hơi ngả vàng", Neville phải thốt lên.

Một khởi đầu mới của Ronaldo. "Tiền vệ" người Bồ Đào Nha đã xác định con đường của mình. Anh muốn thành một "tiền đạo", nhưng là chơi dạt biên. Ronaldo đã đủ khỏe, đủ to lớn và sự bền bỉ để vượt qua chốt chặn cuối cùng trước vòng cấm, thứ mà trước đây anh không thể duy trì ở tần suất lớn. Tới tháng 05/2007, Ronaldo ghi 17 bàn, suýt soát thống kê 3 mùa trước cộng dồn. Man Utd thì ngược dòng Chelsea để vô địch.



THÊM NHỮNG BƯỚC TIẾN HÓA

Chỉ 1 năm sau đó, tài năng của Ronaldo chính thức được thế giới ghi nhận với danh hiệu QBV FIFA năm 2007, mở ra một giai đoạn thống trị ở cuộc đua này giữa Ronaldo và Messi.

C

ho tới thời điểm ấy, "sự khởi đầu" mới thực sự diễn ra, là khởi đầu của một tài năng vừa thoát bóng thần đồng và sẵn sàng tiến vào ngôi đền của các huyền thoại. Sự bùng nổ là điều đám đông chờ đợi ở Ronaldo mùa giải mới. Có điều, nó lại diễn ra theo kịch bản hơi trúc trắc và tréo ngoe một chút.

Man Utd và cả Ronaldo khởi đầu mùa bóng mới không thể tệ hơn. Nhà ĐKVĐ để Reading và Portsmouth cầm hòa ở hai trận đầu mùa. Tới vòng 3, Ronaldo nhận thẻ đỏ trận derby Manchester sau pha va chạm với Richer Hughes. Hôm ấy, Man Utd thua kình địch Man City 0-1.

Án treo giò là 3 trận. Nhưng thật may, khoảng nghỉ bất đắc dĩ ấy không phải là thảm họa. Trái lại, nó là quãng thời gian mấu chốt giúp hình thành nên một Ronaldo "siêu nhân" ngày hôm nay.

Rene Meulensteen, thành viên trong BHL Man Utd muốn giúp đỡ Ronaldo. Ông vẽ ra biểu đồ quan trắc nhằm đánh giá và điều chỉnh chế độ tập luyện của Ronaldo. Nó bao gồm các yếu tố chiến thuật: nhận thức, nắm bắt thế trận và đưa ra quyết định; yếu tố thể chất; yếu tố con người: khát vọng chiến thắng, thái độ và cá tính; yếu tố kỹ thuật: Chuyền, chạy, sút, xoay người, rê bóng.

Khi đề án đấy được ra, Meulensteen hỏi Ronaldo đâu là điểm mạnh của anh ta. "Kỹ thuật", Ronaldo đáp. Không như số đông, Meulensteen đi thẳng vào vấn đề: "Anh chơi quá ích kỷ".

Chỉ một câu trả lời của Ronaldo là đủ khiến Meulensteen nhận ra rào cản lớn nhất ngăn C.R7 tiến xa hơn. Anh không còn hoa tay múa chân, xử lý rườm rà nhưng lại thích cảm giác "được chào đón" từ phía khán đài. Nghĩa là, Ronaldo đặt tính mỹ học của các bàn thắng, thứ luôn làm rạo rực con tim người xem nhưng là "con dao hai lưỡi" trong câu chuyện chuyên môn.

"Này Ronaldo, tôi đã xem báo cáo. Mùa rồi, cậu ghi tất cả 23 bàn trên các mặt trận. Nhưng chỉ là 23 thôi, vì cậu thích ghi bàn những bàn thắng đẹp. Nhìn thẳng vào tôi, đừng lơ đễnh. Sứ mệnh của cầu thủ là nâng tầm đội bóng, không phải bản thân họ. Hãy đóng góp nhiều hơn vì thành tích chung, và đội bóng ấy sẽ nâng tầm cậu lên", Meulensteen lớn giọng.

Cuộc chinh phạt được kích hoạt dưới sự trợ giúp của Meulensteen. Ông thầy người Hà Lan nhồi vào đầu Ronaldo suy nghĩ của một tay săn bàn, như Gary Lineker hay Van Nistelrooy vậy. Bất kể từ khoảng cách, góc sút, vị trí và bộ phận thực hiện nào, không gì quan trọng bằng bàn thắng. Tất nhiên, hãy đảm bảo rằng luật chơi được tuân thủ.

Các bài tập hàng ngày bao gồm vô lê, sục bóng, dứt điểm một chạm. Meulensteen đặt tấm bia in 4 màu khác nhau ở 4 góc khung thành, yêu cầu Ronaldo tưởng tượng toàn bộ hoạt cảnh diễn ra kể từ lúc bóng từ chân anh đi tới khung thành. Trước mỗi lần dứt điểm, Ronaldo phải hét to điểm đến của trái bóng anh hy vọng. "Một tiền đạo giỏi là người sở hữu nền tảng kỹ chiến thuật tốt và có một cái đầu nhạy cảm với vạn vật", Meulensteen nói.

Mất vài tuần để Ronaldo làm quen với giáo án mới. Vòng 8 Premier League, anh ghi bàn đầu tiên ở mùa giải vào lưới Birmingham sau một tình huống gây áp lực lên hậu vệ buộc anh này mất bóng. Rồi tiếp theo là hai cú đúp vào lưới Wigan và Dynamo Kiev.

Bàn thắng cứ thế ập đến theo nhiều kiểu khác nhau: Đánh đầu, penalty, dứt điểm một chạm và cả đá phạt. Ngày 12/01/2008, Ronaldo lập hat-trick đầu tiên trong chiến thắng 6-0 trước Newcastle. 6 tuần sau, ở trận lượt về của mùa giải, Ronaldo mất thăng bằng sau khi cố gắng khống chế một đường chuyền vượt tuyến. Khán giả đội nhà cười ô lên chế nhạo. 3 giây sau, Ronaldo lấy lại bóng, vượt qua Steven Taylor và ghi bàn. Màn đáp trả không thể ngoạn mục hơn.

Ronaldo không ngừng hoàn thiện bản thân. Anh thuê riêng đầu bếp đảm bảo nguồn dinh dưỡng, xây bể bơi ở dinh thự tiện phục hồi cơ bắp. Sau giờ tập là thời gian cho phòng gym, sau giờ gym là lái xe về nhà, ăn, bơi và ngủ. Quy trình khép kín ấy cứ thế lặp lại liên tục trong 6 năm liên tiếp, chưa thiếu lấy một ngày.

Và đừng quên Meulensteen, người đã luôn động viên, đẩy giới hạn của Ronaldo lên tầm cao mới. Có lần, Meulensteen hỏi Ronaldo muốn ghi bao nhiêu bàn trong một mùa. Ronaldo bảo khoảng 30 hay 35 bàn gì đó. Meulensteen găng giọng: "Tôi tin cậu có thể ghi được 40 bàn". Mùa 2007/08, Ronaldo ghi 42 bàn, giành QBV thế giới đầu tiên.



REAL MADRID – BỆ PHÓNG CỦA SỰ NGHIỆP

Kỷ nguyên Real Madrid chính là giai đoạn thăng hoa tột đỉnh của Ronaldo khi anh trở thành cầu thủ hay nhất nhì thế giới đương đại, một huyền thoại bóng đá khi đang còn thi đấu.

N

ếu Sporting có công sinh thành, Man Utd có công dung dưỡng thì Real Madrid là đòn bẩy lý tưởng đưa sự nghiệp của Ronaldo vượt qua mọi cột mốc.

Tại đây, anh nhận được sự hỗ trợ tối đa từ mọi phía, trở thành trung tâm của các bản kế hoạch. Đổi lại, Ronaldo chứng minh sự trưởng thành và chín chắn của anh đã được kiểm chứng. Khi ra sân, cả thế giới trong mắt Ronaldo thu lại còn hai thứ: Quả bóng và cầu môn. Mọi nỗ lực phân tán tư tưởng của các bên đều bị Ronaldo triệt tiêu. Mùa đầu tiên, anh ghi 33 bàn, chỉ kém Messi 1 đơn vị.

Pellegrini rời nhiệm sở, nhường chỗ cho Mourinho. HLV người Bồ Đào Nha theo chủ nghĩa duy ý chí và thích làm việc với những bộ khung cố định. Ông áp dụng 4-2-3-1, mang Oezil về và đưa Ronaldo sang cánh trái.

Nhưng Ronaldo không phải một tiền vệ cánh. Anh cũng không hẳn là một trung phong thuần túy. Phần việc của Ronaldo là "đối đầu với các chốt chặn" theo mô tả của Mourinho. Anh sở hữu tất cả những gì cần có của một cầu thủ tấn công toàn diện, là màn phối kết hợp hoàn mỹ của tất cả những vị trí tấn công trong sách giáo khoa.

Với sự xuất hiện của Oezil và Di Maria, Ronaldo như hổ mọc thêm cánh. Anh không còn phải tự mình làm hết mọi việc như dưới thời Pellegrini (dù Ronaldo vui vẻ với điều đó). Mùa 2010/11, Ronaldo ghi 53 bàn, gồm 40 bàn tại La Liga. Mùa 2011/12, Ronaldo ghi 46 bàn ở La Liga và 60 trên các mặt trận.

Trong 60 bàn ấy, có 32 bàn tới từ các tình huống đang diễn ra trên sân, 12 bàn từ chấm phạt đền và 2 bàn từ chấm đá phạt. Anh cũng xé lưới đối phương 20 lần từ những tình huống dứt điểm một chạm.

Không phải bàn cãi nhiều, Ronaldo đã để lại quá khứ sau lưng và hướng về tương lai mới, mặc cho quá khứ của anh quá đỗi huy hoàng và là niềm mong mỏi của nhiều người. Ronaldo không còn phụ thuộc vào việc đi bóng, hay đúng hơn là anh không "thèm" rê dắt. Anh ghi bàn vì suy nghĩ nhanh hơn, chạy nhanh hơn và bật cao hơn phần còn lại.

Trong một trận đấu gặp Atletico Madrid mùa 2011/12, Ronaldo đã chạy nước rút 96m trong 10 giây. Usain Bolt, kỷ lục gia trên đường chạy cũng chỉ nhỉnh hơn CR7 chút xíu với thành tích 100m trong 9 giây 58.

Cũng trong năm 2011, Ronaldo tham gia buổi kiểm tra thể trạng ở đại học Chichester, Anh quốc. Các nhà khoa học kết luận anh có thể bật cao 78 cm, cao hơn mức trung bình của một VĐV bóng rổ nhà nghề NBA. Cú bật nhảy "đè ngửa" Evra tại Champions League là một ví dụ.

Những vũ khí quý giá ấy là kết quả tất yếu của sự chuyên nghiệp, thái độ cầu thị và nỗ lực được trau dồi, mài dũa và phát triển qua từng ngày. Anh lao mình vào bồn nước đá sau khi cả đội chỉ vừa trở về đại bản doanh lúc 3 giờ sáng, yêu cầu bác sỹ cho tham gia trị liệu khi máy bay từ Istanbul hạ cánh xuống Madrid lúc 6 giờ sáng.



ĐỐI THỦ LÀ CHÍNH MÌNH

Trong cuộc chiến El Clasico, Ronaldo không bao giờ coi Messi là địch thủ bởi kẻ thù lớn nhất của anh chính là bản thân.

C

ho tới một lúc nào đó, khi đã đủ đầy, bạn dễ rơi vào trạng thái vô định. Phải làm gì tiếp theo, khi đỉnh Olympia đã bị chinh phục? Trèo xuống hay đứng im trên đỉnh - đấy là bi kịch lớn nhất của đại đa số ngôi sao.

Nhưng Ronaldo, anh là một ngoại lệ trong mọi thứ. Ở đỉnh cao, anh tự cho mình cái quyền tận hưởng một mình những thành quả. Anh hò hét, bực dọc mỗi khi cơ hội bị bỏ lỡ. Anh chạy về góc khán đài ăn mừng "dị hợm" đầy tự mãn. Và quả thực, Ronaldo có quyền làm vậy. Chính cá tính ấy đã vô tình in sâu hình ảnh Ronaldo vào đầu óc NHM, kể cả là những người không cảm mến anh. Ronaldo là một ngôi sao, nhưng là ngôi sao "lạc loài", vì anh biết cách khiến người khác nhớ đến mình thật lâu: Bằng tài năng, bằng cá tính.

Nếu hỏi Ronaldo mục đích khi tham chiến các trận Siêu kinh điển, anh có thể sẽ trả lời "vuốt đuôi" nhằm xoa dịu dư luận: Tôi ganh đua với Messi. Đúng, nhưng không phải là "đúng nhất", Bởi với Ronaldo, đối thủ lớn nhất đời anh, chính là khao khát được chơi bóng, khao khát vượt qua chính mình.

Ronaldo không muốn dừng lại ở một cầu thủ giỏi vì đã có quá nhiều cầu thủ giỏi. Ronaldo muốn là một cầu thủ giỏi, một cầu thủ đặc biệt, một cầu thủ vĩ đại.

Vì thế, trận El Clasico giữa Barca và Real ở Nou Camp tối thứ Bảy này, cũng sẽ là một trận đấu của Ronaldo và chính anh. Ở tuổi "băm", chạm sườn dốc sự nghiệp, hơn ai hết Ronaldo hiểu rằng, anh cần vượt qua chính mình, chứ không phải Messi.

Giữa hai người họ chưa bao giờ tồn tại cuộc chiến nào trên giấy tờ. Tất cả chỉ là mô phỏng và đồn đoán để rồi sau tất cả, chúng ta, những người yêu bóng đá, mới là kẻ chiến thắng cuối cùng.

Lại một tuần nữa, người hâm mộ toàn cầu lại được thưởng ngoạn bóng đá đỉnh cao.


Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #kl#nj