toa an
Cụ thể : "Hội đồng xét xử TAND tỉnh Hà Tĩnh xét xử không khách quan, sử dụng các kết quả giám định do nguyên đơn cung cấp không được bị đơn thừa nhận vì cho rằng kết quả giám định không khách quan nhưng tòa không mời người đã tiến hành giám định, kiểm nghiệm viên đến tham dự phiên tòa. Không đánh giá đúng trách nhiệm của các bên trong việc thực hiện hợp đồng, hai bên (A - B) đều có lỗi trong việc giao, nhận lô hàng nhưng tòa án tuyên buộc một bên có trách nhiệm bồi thường...
Hội đồng xét xử phúc thẩm đã không xem xét, không phát hiện ra những vi phạm pháp luật của TAND tỉnh Hà Tĩnh để khắc phục, nhằm bảo đảm việc giải quyết vụ án được đúng đắn, chính xác
Hội đồng thẩm phán TAND tối cao đã có thiếu sót nghiêm trọng, không xem xét kỹ những nội dung kháng nghị, không phát hiện ra những vi phạm pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án, bác quyết định kháng nghị của Viện trưởng VKSND tối cao, làm cho việc khắc phục những sai sót của bản án sơ thẩm là không thể thực hiện được".
Toà án nhân dân tối cao, các Toà án nhân dân địa phương, các Toà án quân sự và các Toà án khác do luật định là các cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Toà án xét xử những vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động, kinh tế, hành chính và giải quyết những việc khác theo quy định của pháp luật.
Trong phạm vi chức năng của mình, Toà án có nhiệm vụ bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa; bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân; bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể; bảo vệ tính mạng, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân.
Hệ thống Toà án Việt Nam được tổ chức thành nhiều cấp, cao nhất là Toà án Nhân dân Tối cao (TANDTC). TANDTC bao gồm Hội đồng Thẩm phán, Toà án Quân sự Trung ương, Toà Hình sự, Toà Dân sự, Toà Kinh tế, Toà Lao động, Toà Hành chính và các Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao; trong trường hợp cần thiết, Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập các Toà chuyên trách khác theo đề nghị của Chánh án Toà án nhân dân tối cao. Ngoài ra, TANDTC còn có bộ máy giúp việc. TANDTC có Chánh án, các Phó Chánh án, Thẩm phán, Thư ký Toà án.
Hội đồng Thẩm phán của TANDTC có trách nhiệm giám đốc thẩm, tái thẩm những vụ án mà bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng; hướng dẫn các Toà án áp dụng thống nhất pháp luật; tổng kết kinh nghiệm xét xử; thông qua báo cáo của Chánh án Toà án nhân dân tối cao về công tác của các Toà án để trình Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước v à chuẩn bị dự án luật để trình Quốc hội, dự án pháp lệnh để trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
Toà án nhân dân cấp tỉnh bao gồm các toà chuyên môn (toà dân sự, toà hình sự, toà hành chính, toà lao động, toà kinh tế, toà quân sự và toà phúc thẩm). Các toà chuyên môn này chịu trách nhiệm chỉ đạo và quyết định các vấn đề trong thẩm quyền của mình.
Chánh án TANDTC do Quốc hội bầu ra, có nhiệm kỳ tương ứng với nhiệm kỳ của Quốc hội và chịu trách nhiệm trước Quốc hội. Dưới TANDTC là các Toà án Nhân dân cấp tỉnh và huyện, Chánh án các toà án địa phương chịu trách nhiệm trước Hội đồng Nhân dân cùng cấp.
Thẩm quyền xét xử
Toà án Nhân dân cấp huyện là toà xét xử sơ thẩm trong hầu hết các vụ án. Toà án Nhân dân cấp tỉnh là Toà chủ yếu xét xử phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm các vụ án đã được toà án cấp huyện xét xử nhưng bị kháng cáo hoặc kháng nghị. Toà án nhân dân cấp tỉnh cũng có thể xét xử sơ thẩm cho một số vụ án thuộc thẩm quyền.
Hội đồng Thẩm phán của Toà án Nhân dân Tối cao là cơ quan xét xử cao nhất theo thủ tục tái thẩm và giám đốc thẩm.
Hệ thống xét xử hai cấp
Toà án Việt Nam áp dụng một hệ thống xét xử gồm hai cấp. Trong trường hợp một bên đương sự không chấp nhận phán xét của toà sơ thẩm thì có thể xin xét xử phúc thẩm. Phán quyết của toà phúc thẩm là phán quyết cuối cùng (còn được gọi là chung thẩm) và phải được thi hành.
Nếu như sau phiên toà phúc thẩm, bằng chứng mới lại được tìm ra thì một bên đương sự có thể đề nghị Chánh án Toà án Nhân dân hoặc Viện Trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân cấp tỉnh trở lên theo thẩm quyền phù hợp xem xét theo thủ tục tái thẩm hoặc nếu phát hiện ra có những vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng thì một bên đương sự có thể đề nghị xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm.
Bản án/quyết định của toà án
Bản án/quyết định của toà án do hội đồng xét xử ban hành theo nguyên tắc bỏ phiếu đa số của Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân.
Phiên toà
Các phiên toà được xét xử công khai. Quyền sử dụng tiếng dân tộc tại phiên toà được công nhận và đảm bảo.
Thẩm phán
Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất, đạo đức tốt, liêm khiết và trung thực, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, có trình độ cử nhân luật và đã được đào tạo về nghiệp vụ xét xử, có thời gian làm công tác thực tiễn theo quy định của pháp luật, có năng lực làm công tác xét xử, có sức khoẻ bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán.
Thêm một thư ký tòa bị tố cáo tiêu cực
TT (TP.HCM) - Ông Trần Văn Hùng (ngụ đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, P.26, Q.Bình Thạnh) vừa gửi đơn tới Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân TP.HCM và nhiều cơ quan ngôn luận để khiếu nại về việc vụ kiện dân sự bị Tòa án quận Bình Thạnh kéo dài, có liên quan hành vi bất thường của một thư ký tòa án tên Nguyễn Đoàn Nam Hà.
Theo ông Hùng, ông làm đơn kiện ông Nguyễn Tăng Phú Nhuận (ngụ ở Q.Bình Thạnh) vì vụ việc mua căn nhà 82/150A Bùi Đình Túy. Vụ án được TAND Q.Bình Thạnh thụ lý vào tháng 3-2003 nhưng nhập nhằng cả năm sau vẫn không được đưa ra xét xử.
Ông Hùng tìm hiểu thì được biết ông Nhuận đang chuẩn bị bán nhà dọn đi nơi khác nên đã yêu cầu TAND quận Bình Thạnh ngăn chặn. Tòa án đã ra quyết định kê biên căn nhà của ông Nhuận tại số 140/80 Phan Văn Trị, P.12, quận Bình Thạnh.
Ngày 26-3-2004, khi ông Hùng đến phòng của thẩm phán Trần Văn Huệ để nhận quyết định ngăn chặn việc bán nhà của ông Nhuận thì thư ký Nguyễn Đoàn Nam Hà (không phải thư ký tham gia vụ kiện này) có mặt tại đó đã yêu cầu ông Hùng cho gặp riêng để thương lượng.
Ông Hùng đồng ý, hẹn gặp Nam Hà tại một quán cà phê trên đường Lê Lợi. Tại đây, Hà đề nghị sẽ đứng ra mua lại căn nhà 82/150A Bùi Đình Túy (ông Nhuận đã bán cho ông Hùng) với giá 80 lượng vàng, đưa trước 160 triệu đồng với điều kiện ông Hùng phải cho giải tỏa kê biên căn nhà 140/80 của ông Nhuận để ông Nhuận bán nhà.
Theo nội dung cuộn băng ghi âm cuộc nói chuyện của thư ký Hà với ông Hùng thì thư ký Hà và Nhuận cùng làm ăn với nhau, mua đi bán lại mấy căn nhà rồi và đang rất cần bán nhà để trả nợ, làm ăn. Ông Hùng không đồng ý thì thư ký Hà năn nỉ nhiều lần và còn cam đoan "anh giúp em đi, em nói thằng Huệ (thẩm phán) rồi, Huệ nói anh cầm tiền lên là nó giải quyết liền cho anh".
Theo đơn khiếu nại của ông Trần Văn Hùng, vụ việc đã bị tòa án cố tình kéo dài gần hai năm nay không được xét xử và có nhiều dấu hiệu không bình thường.
Đáng nói là trong phiên tòa sơ thẩm mở vào ngày 8-9-2004 mới đây, hội đồng xét xử đã cho hoãn phiên tòa theo yêu cầu của đại diện Viện Kiểm sát quận Bình Thạnh vì lý do vụ án có "yếu tố nước ngoài", cần phải điều tra xem xét lại. "Yếu tố nước ngoài" ở đây được VKS và tòa xác định vì người chủ cũ của căn nhà 82/150A Bùi Đình Túy mà ông Hùng mua đã đi nước ngoài.
Trong khi đó ông Hùng chỉ yêu cầu đòi lại tiền cọc mua nhà mà ông Nhuận đã nhận vì nhà bất hợp pháp, không đòi quyền sở hữu nhà.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top