tổ chức quản lí

TCQLSX

Câu 1

a.      Nêu khái niệm, đặc điểm của doanh nghiệp.

* Khái niệm:

  Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo qui định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.

   Kinh doanh là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.

* Vị trí, vai trò:

- Doanh nghiệp là đơn vị cơ sở trong nền kinh tế: DN là nơi trực tiếp tạo ra các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ thoả mãn nhu cầu của xã hội.

- Doanh nghiệp là nơi cung cấp nguồn tài chính chủ yếu cho đất nước: thông qua việc đóng thuế, phí và lệ

- Trong nền kinh tế doanh nghiệp vừa là người bán đồng thời vừa là người mua: DN mua nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, sức lao động, đất đai, vốn và bán hàng cho người tiêu dùng.

* Đặc điểm của DN:

+  Mục tiêu lâu dài và cơ bản của DN là thu được nhiều lợi nhuận, chiếm lĩnh khách hàng, mở rộng thị trường, phát triển sản phẩm mới.

+ DN có chủ ( thường là chủ sở hữu – những người bỏ vốn tạo lập DN)

+ DN phải có vốn pháp định.

+ Hoạt động của DN hoạt động dựa trên 1 cơ cấu tổ chức và phân theo hệ cấp, chủ DN, nhà quản trị và nhân viên.

+ Cơ cấu của DN bao gồm 2 bộ phận là quản lý và bộ phận kinh doanh.

b, Nêu ưu, nhược điểm, cơ cấu tổ chức, trách nhiệm và so sánh các loại hình doanh nghiệp…

A, DN nhà nước (DN quốc doanh).

   Khái niệm: DN  nhà nước là tổ chức kinh tế do nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công ích, nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội do Nhà nước giao.

   Cơ cấu tổ chức gồm:

1- Tổng công ty nhà nước và doanh nghiệp nhà nước độc lập quy mô lớn có cơ cấu tổ chức quản lý như sau:

a) Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát;

b) Tổng giám đốc hoặc giám đốc và bộ máy giúp việc.

2- Các doanh nghiệp nhà nước không quy định tại Khoản 1 Điều này có giám đốc và bộ máy giúp việc. Hình thức tổ chức giám sát tại các doanh nghiệp này do Chính phủ quy định.

   Ưu điểm: lớn hơn về quy mô, có vị trí đắc địa, diện tích rộng, thương hiệu được tồn tại trong nhiều năm... và quan trọng hơn, còn có các bộ/ngành, tỉnh/thành phố "chủ quản" đứng đằng sau. Một số DNNN có lợi thế kinh doanh, được hưởng nhiều chính sách đặc biệt có kết quả và hiệu quả cao.

   Nhược điểm: lỗ và nợ lớn do tình trạng máy móc, thiết bị hiện có nhiều hạn chế hoặc là cũ kỹ về thời gian sử dụng, chờ thanh lý nhưng được tận dụng, lạc hậu về trình độ thiết bị kỹ thuật - công nghệ lên đến 10-30 năm, ham đầu tư lớn, dẫn đến chi phí khấu hao quá cao, chi phí vay lãi lớn, sử dụng nguyên vật liệu vượt định mức, lãng phí trong quá trình sản xuất, sản phẩm hư hỏng nhiều...

B, Doanh nghiệp tư nhân

   Khái niệm: Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

   + Ưu điểm:Do là chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp nên doanh nghiệp tư nhân hoàn toàn chủ động trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp. Chế độ trách nhiệm vô hạn của chủ doanh nghiệp tư nhân tạo sự tin tưởng cho đối tác, khách hàng và giúp cho doanh nghiệp ít chịu sự ràng buộc chặt chẽ bởi pháp luật như các loại hình doanh nghiệp khác.

   + Nhược điểm:Do không có tư cách pháp nhân nên mức độ rủi ro của chủ doanh tư nhân cao, chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của doanh nghiệp và của chủ doanh nghiệp chứ không giới hạn số vốn mà chủ doanh nghiệp đã đầu tư vào doanh nghiệp.

Trách nhiệm của chủ doanh nghiệp tư nhân:

+ Khai báo đúng số vốn kinh doanh.

+ Kinh doanh đúng ngành nghề lĩnh vực đã đăng ký.

+ Phải ưu tiên sử dụng lao động địa phương, lao động trong nước và phải thực hiện đúng luật lao động.

+ Phải đảm bảo chất lượng sản phẩm hàng hoá sản xuất ra theo đúng tiêu chuẩn đã đăng ký.

+ Phải tôn trọng quyền thành lập công đoàn của người lao động.

+ Phải thực hiện đầy đủ các qui định về bảo vệ môi trường, bảo vệ các danh lam thắng cảnh, bảo vệ các di tích lịch sử.

+ Thực hiện đầy đủ các chế độ về kế toán, thống kê và phải chịu sự kiểm tra tài chính của Nhà nước.

+ Thực hiện đầy đủ các luật thuế và thực hiện các nghĩa vụ khác đối với nhà nước.

   Cơ cấu tổ chức: Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh. Do tính chất đặc thù của loại hình doanh nghiệp này nên cơ cấu tổ chức của nó thường gọn nhẹ, sự quản lý, điều hành thường do 1 cá nhân thực hiện

C, Công ty cổ phần

   Khái niệm: Công ty cổ phần là tổ chức kinh tế trong đó vốn điều lệ của công ty được chia thành các phần bằng nhau gọi là cổ phần, người sở hữu cổ phần gọi là cổ đông. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.

   Cơ cấu tổ chức

+ Đại hội đồng cổ đông: đây là cơ quan quyền lực cao nhất của công ty, nguyên tắc hoạt động thường niên.

+ Hội đồng quản trị: do đại hội đồng cổ đông bầu ra, theo luật doanh nghiệp 2005, HĐQT có tối thiểu 3 thành viên và tối đa là 11 thành viên, HĐQT là nơi quản lý hoạt động của công ty.

+ Tổng GĐ hay là giám đốc công ty cổ phần: có thể do chủ tịch HĐQT kiêm nhiệm hoặc là thành viên của HĐQT hay do đại hội đồng cổ đông bầu ra. TGĐ hay là GĐ là người điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty và chịu trách nhịêm về hoạt động kinh doanh của mình.

+ Kiểm soát viên công ty, công ty cổ phần mà có số lượng 11 thành viên trở lên thì phải có ban kiểm soát, ban kiểm soát phải có từ 3->5 thành viên, kiểm soát viên đại hội đồng cổ đông bầu ra. Ban kiểm soát là công cụ của chủ sở hữu nhằm thực hiện việc kiểm soát công ty. Các quy định về kiểm soát viên.

+ Các kiểm soát viên không thể đồng thời là thành viên HĐQT hay là TGĐ  hoặc GĐ.

+ KSV không được có mối quan hệ huyết thống gần với HĐQT (vợ chồng, con cái).

   Ưu điểm:

+ Nhà đầu tư chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn tương ứng với tỷ lệ góp vốn trong công ty;

+ Quy mô hoạt động lớn và khả năng mở rộng kinh doanh dễ dàng từ việc huy động vốn cổ phần;

+ Nhà đầu tư có khả năng điều chuyển vốn đầu tư từ nơi này sang nơi khác, từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác dễ dàng thông qua hình thức chuyển nhượng, mua bán cổ phần;

+ Việc hoạt động của công ty đạt hiệu quả cao do tính độc lập giữa quản lý và sở hữu.

   Nhược điểm:

+ Mức thuế tương đối cao vì ngoài thuế mà công ty phải thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, các cổ đông còn phải chịu thuế thu nhập bổ sung từ nguồn cổ tức và lãi cổ phần theo qui định của luật pháp;

+ Chi phí cho việc thành lập doanh nghiệp khá tốn kém;

+ Khả năng bảo mật kinh doanh và tài chính bị hạn chế do công ty phải công khai và báo cáo với các cổ đông;

+ Khả năng thay đổi phạm vi lĩnh vực kinh doanh cũng như trong hoạt động kinh doanh không linh hoạt do phải tuân thủ theo những qui định trong Điều lệ của công ty, ví dụ có trường hợp phải do Đại hội đồng Cổ đông của Công ty Cổ phần quyết định.

D, Công ty TNHH

a. Công ty TNHH có 2 thành viên trở lên:

   Khái niệm: Công ty TNHH là doanh nghiệp trong đó thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào doanh  nghiệp.

   Tổ chức quản lý

+ Hội đồng thành viên: là thiết chế bao gồm tất cả các thành viên của công ty TNHH

+ Chủ tịch hội đồng thành viên: được hội đồng thành viên bầu và có thể kiêm nhiệm GĐ (hoặc TGĐ) của công ty.

+ Ban kiểm soát.

   Ưu điểm: Do có tư cách pháp nhân nên các thành viên công ty chỉ trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty nên ít gây rủi ro cho người góp vốn; Số lượng thành viên công ty trách nhiệm không nhiều và các thành viên thường là người quen biết, tin cậy nhau, nên việc quản lý, điều hành công ty không quá phức tạp; Chế độ chuyển nhượng vốn được điều chỉnh chặt chẽ nên nhà đầu tư dễ dàng kiểm soát được việc thay đổi các thành viên, hạn chế sự thâm nhập của người lạ vào công ty.

   Nhược điểm: Việc huy động vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn bị hạn chế do không có quyền phát hành cổ phiếu.

b. Công ty TNHH một thành viên:

   Khái niệm: Công ty TNHH một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu; chủ sở hữu chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

   Tổ chức quản lý:

-     Hội đồng quản trị và GĐ (hoặc TGĐ)

-     Chủ tịch công ty và GĐ (hoặc TGĐ)

   Ưu điểm: Lợi thế của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là chủ sở hữu công ty có toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty.Do có tư cách pháp nhân nên chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên chỉ chịu trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty nên ít gây rủi ro cho chủ sở hữu và đấy là điểm hơn hẳn doanh nghiệp tư nhân;

   Nhược điểm: Việc huy động vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn bị hạn chế do không có quyền phát hành cổ phiếu

So sánh với DNTN

Thuận lợi:

+ Có nhiều chủ sở hữu hơn doanh nghiệp tư nhân (DNTN) nên có thể có nhiều vốn hơn, do vậy có vị thế tài chính tạo khả năng tăng trưởng cho doanh nghiệp.

+ Khả năng quản lý toàn diện do có nhiều người hơn để tham gia điều hành công việc kinh doanh, các thành viên vốn có trình độ kiến thức khác nhau, họ có thể bổ sung cho nhau về các kỹ năng quản trị.

+ Trách nhiệm pháp lý hữu hạn.

Khó khăn:

+ Khó khăn về kiểm soát: Mỗi thành viên đều phải chịu trách nhiệm đối với các quyết định của bất cứ thành viên nào trong công ty. Tất cả các hoạt động dưới danh nghĩa công ty của một thành viên bất kỳ đều có sự ràng buộc với các thành viên khác mặc dù họ không được biết trước. Do đó, sự hiểu biết và mối quan hệ thân thiện giữa các thành viên là một yếu tố rất quan trọng và cần thiết, bởi sự ủy quyền giữa các thành viên mang tính mặc nhiên và có phạm vi rất rộng lớn

+ Thiếu bền vững và ổn định, chỉ cần một thành viên gặp rủi ro hay có suy nghĩ không phù hợp là công ty có thể không còn tồn tại nữa; tất cả các hoạt động kinh doanh dễ bị đình chỉ. Sau đó nếu muốn thì bắt đầu công việc kinh doanh mới, có thể có hay không cần một công ty TNHH khác.

+ Công ty TNHH còn có bất lợi hơn so với DNTN về những điểm như phải chia lợi nhuận, khó giữ bí mật kinh doanh và có rủi ro chọn phải những thành viên bất tài và không trung thực.

E, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

   Khái niệm: Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp được các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư một phần hoặc toàn bộ vốn thành lập tại Việt Nam theo quy định của luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam nhằm thực hiện các mục tiêu chung của các nhà đầu tư.

a.Doanh nghiệp liên doanh.

   Khái niệm: Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp do hai bên hoặc nhiều bên hợp tác thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc định ký giữa chính phủ Việt Nam và chính phủ nước ngoài hoặc là doanh nghiệp do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam hoặc do doanh nghiệp liên doanh hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh.

Tổ chức quản lí:

   + HĐQT: là cơ quan lãnh đạo cao nhất của doanh nghiệp liên doanh, HĐQT có thẩm quyền quyết định mọi vấn đề của doanh nghiệp liên doanh .

   + Chủ tịch HĐQT: do HĐQT bầu ra và chủ tịch HĐQT có trách nhiệm triệu tập, chủ trì các cuộc họp của HĐQT, giám sát việc thực hiện các nghị quyết của HĐQT.

   + TGĐ và các phó TGĐ do HĐQT bổ nhiệm, TGĐ và các PTGĐ có nhiệm vụ quản lí và điều hành hoạt động của doanh nghiệp và phải chịu mọi trách nhiệm trước hội đồng quản trị và pháp luật VN.  

   Ưu điểm: Doanh nghiệp liên doanh là hình thức doanh nghiệp thực sự đem lại nhiều lợi thế cho cả nhà đầu tư việt nam và nhà đầu tư nước ngoài. Khi tham gia doanh nghiệp liên doanh, ngoài việc tượng phân chia lợi nhuận theo tỷ lệ vốn góp, nhà đầu tư việt nam còn có điều kiện tiếp cận với công nghệ hiện đại, phong cách và trình độ quản lý kinh tế tiên tiến. đối với bên nước ngoài, lợi thế được hưởng là được đảm bảo khả năng thành công cao hơn do môi trường kinh doanh, pháp lý hoàn toàn xa lạ nêu không có bên việt nam thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

   Nhược điểm:  hình thức doanh nghiệp liên doanh cũng có sự bất lợi là có sự ràng buộc chặt chẽ trong một pháp nhân chung giữa các bên hoàn toàn khác nhau không chỉ về ngôn ngữ mà còn về truyền thống, phong tục, tập quán, phong cách kinh doanh, do vậy có thể phát sinh những mâu thuẫn không dễ gì giải quyết.

b.     Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài .

   Khái niệm: Doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài đầu tư 100% vốn tại VN.

   Đặc điểm:

  + Doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp do các tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư toàn bộ vốn để thành lập (nó khác như thế nào với doanh nghiệp liên doanh ?)

  + Tài sản của doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài thuộc quyền sở hữu của một tổ chức, cá nhân hoặc nhiều tổ chức, cá nhân nước ngoài.

  + Doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài do người nước ngoài tự quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh.

 (tức là bộ máy tổ chức quản lí tự do doanh nghiệp quyết định, nhà nước VN chỉ quản lí doanh nghiệp thông qua việc cấp giấy phép đầu tư và kiểm tra doanh nghiệp có thực hiện đúng pháp luật VN hay không).

F, Công ty hợp danh

   Khái niệm: Công ty hợp danh là loại hình doanh nghiệp có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty và hoạt động kinh doanh dưới một tên chung, trong đó các thành viên chia sẻ lợi nhuận cũng như thua lỗ của công ty mà họ cùng nhau đầu tư vào.

   Hình thức hoạt động:  Hình thức  cơ bản nhất của công ty hợp danh là công ty hợp danh trách nhiệm chung (GP) trong đó mọi thành viên đều tham gia vào điều hành kinh doanh và đều chịu trách nhiệm cá nhân về các khoản nợ của công ty.

   Cơ cấu tổ chức quản lý: Các thành viên hợp danh có quyền ngang nhau khi quyết định các vấn đề quản lý công ty. Cơ cấu tổ chức quản lý công ty hợp danh do các thành viên hợp danh thoả thuận trong Điều lệ Công ty. 

+ Hội đồng thành viên

+ Chủ tịch hội đồng thành viên

+ Giám đốc hoặc Tổng giám đốc

Ưu điểm:

- Dễ huy động các nguồn vốn( nhất là vốn vay) để đầu tư sản xuất.

- Dễ dàng thu hút thêm thành viên. Họ có thể chọn 1 trong 2 loại.

Nhược điểm:

- Vấn đề pháp lý, còn khó khăn trong việc thành lập.

- Ko theo xu hướng cổ phần hóa nên khó khăn trong việc huy động một nguồn vốn lớn

- Chưa có sự tách bạch trong quản lý và sở hữu.

- Hợp tác thì tất cả mọi người phải cùng thống nhất ý kiến, bạn không thể muốn làm gì thì làm, tiếng nói của bạn sẽ ít quan trọng hơn.

Câu 2

a, Nêu khái niệm, yêu cầu đối với TCSX trong doanh nghiệp

* Khái niệm

   Là quá trình sắp xếp, bố trí, phân phối các yếu tố của quá trình sản xuất  trong một không gian, thời gian nhất định để tạo ra sản phẩm với hiệu quả kinh tế cao.

Công tác tổ chức sản xuất có các nội dung chủ yếu sau:

- Lựa chọn phương án sản phẩm, mặt hành sản xuất

- Hoàn thiện cơ cấu sản xuất cho phù hợp với phương án sản phẩm đã chọn.

- Tổ chức lao động có khoa học.

- Tổ chức cung ứng vật tư, sơ chế vật tư và đưa đến nơi sản xuất.

- Tổ chức tiêu thụ sản phẩm

- Tổ chức mối quan hệ và kinh tế giữa các bộ phận.

nghiên cứu thị trường => lựa chọn phương án sản phẩm => tổ chức bộ máy sản xuất, hình thành kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

* Yêu cầu đối với tổ chức sản xuất

-  Đảm bảo tính liên tục

+ Tính liên tục nghĩa là đối tượng lao động vận động từ nơi làm việc này đến nơi làm việc khác ít bị gián đoạn hay chờ đợi, hay nói khác đi đối tượng lao động được liên tục gia công ở các nơi làm việc.

+ Tính liên tục càng cao sẽ làm cho thời gian để chế tạo sản phẩm càng ngắn, làm tăng năng suất lao động, tiết kiệm được lao động và tận dụng các nhất khả năng của máy móc, thiết bị.

+ Hình thức tổ chức sản xuất theo dây chuyền là hình thức tổ chức sản xuất đảm bảo tính liên tục cao nhất.

-  Đảm bảo tính cân đối

Cân đối là việc bảo đảm quan hệ tỷ lệ nhất định giữa các yếu tố, các bộ phận trong quá trình sản xuất.

+ Cân đối giữa khả năng và nhu cầu về một yếu tố nào đó

+ Cân đối  các yếu tố của quá trình sản xuất (cân đối giữa sức lao động ,công cụ lao động).

+ Cân đối giữa các bộ phận của quá trình sản xuất: giữa các nơi làm việc, tổ sản xuất, phân xưởng để làm sao ở từng bộ phận sử dụng hết khả năng sản xuất đồng thời phục vụ lẫn nhau tốt nhất.

Tác dụng của cân đối:

  +  Bảo đảm đủ khả năng để hoàn thành kế hoạch.

  +  Sử dụng được triệt để các yếu tố của quá trình sản xuất.

  +  Tạo điều kiện để đảm bảo sản xuất liên tục.

-  Đảm bảo tính song song

+ Tính song song trong quá trình sản xuất là tiến hành đồng thời nhiều công việc cùng một lúc. Có nghĩa là để sản xuất ra một sản phẩm thường được chia làm nhiều bước công việc khác nhau. Muốn đảm bảo tính song song thì yêu cầu đầu tiên là số lượng chi tiết hoặc sản phẩm phải nhiều.

+ Tác dụng: làm cho thời gian chế tạo sản phẩm được rút ngắn, năng suất và sản lượng tăng.

-  Đảm bảo tính nhịp điệu

+Tính nhịp điệu là sự ăn khớp, nhịp nhàng giữa các bộ phận trong quá trình sản xuất.

+ Tác dụng: đảm bảo yêu cầu này sẽ tạo điều kiện thuận lợi để phối hợp giữa các nơi làm việc, các tổ sản xuất, các phân xưởng một cách tốt nhất.

b, Tổ chức quản lý trong DN.

   Khái niệm quản lý: “Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý (và khách thể quản lý) nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ hội của tổ chức để đạt mục tiêu đề ra trong điều kiện biến động của môi trường.”

   Nội dung công tác quản lý trong doanh nghiệp:

+ Quản lý kỹ thuật sản xuất                    + Quản lý giá thành sản phẩm

+ Quản lý lao động - tiền lương             + Quản lý tài chính

+ Quản lý vật tư

   Yêu cầu:

+ Phải đảm bảo cho hệ thống tồn tại vững mạnh

+ Phân lớp (nguyên tắc tập trung – dân chủ)

+ Nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả          + Kết hợp hài hoà giữa các lợi ích

+ Nguyên tắc mở rộng hợp tác đối ngoại với yêu cầu các bên liên quan cùng có lợi và không thôn tính lẫn nhau

c, Các nhân tố ảnh hưởng đến TCQLSX trong doanh nghiệp

* Qui mô sản xuất của doanh nghiệp: được đặc trưng bằng

+ Số lượng sản phẩm sản xuất hàng năm.

+ Giá trị TSCĐ.

+ Số lượng lao động trong doanh nghiệp.

=> Qui mô sản xuất lớn làm cho số lượng các PX tăng lên đồng thời làm cho qui mô của từng PX lớn lên. Qui mô sản xuất còn ảnh hưởng tới công nghệ, trình độ chuyên môn hoá và hiệp tác hoá sản xuất => ảnh hưởng tới kết cấu sản xuất.

*  Chủng loại và kết cấu sản phẩm

sản phẩm đa dạng, kết cấu sản phẩm phức tạp làm cho kết cấu sản xuất cũng phức tạp, tức là sẽ phải xây dựng nhiều bộ phận sản xuất khác nhau, đồng thời các mối quan hệ trong sản xuất cũng sẽ trở nên phức tạp hơn.

*   Đặc điểm công nghệ chế tạo sản phẩm

+ Công nghệ chế tạo sản phẩm được hiểu là việc chế tạo sản phẩm đó bằng cách nào, qua các bước công việc như  thế nào?

+ Biểu hiện: thường được biểu hiện bằng số bước công việc để chế tạo ra sản phẩm. Nếu số bước công việc càng nhiều chứng tỏ công nghệ chế tạo sản phẩm phức tạp dẫn tới kết cấu sản xuất phức tạp => phải thành lập nhiều bộ phận sản xuất và ngược lại.

VD: dây chuyền sản xuất ô tô ở nhà máy ô tô Hoà Bình – Vidamco

*  Trình độ chuyên môn hoá

+ Chuyên môn hoá là sự phân công lao động trong xã hội nói chung và trong từng ngành, từng doanh nghiệp nói riêng.

+ Nếu chuyên môn hoá cao => số nơi làm việc nhiều, số lượng bộ phận sản xuất nhiều => kết cấu sản xuất phức tạp và ngược lại.

* Các nhân tố khác

Khi xây dựng kết cấu sản xuất của doanh nghiệp cần tính tới một số các nhân tố ảnh hưởng khác như điều kiện khí hậu, tự nhiên, trình độ cán bộ quản lý, phân bổ tài nguyên khoáng sản…

d, Các cấp SX trong doanh nghiệp và ưu nhược điểm các loại hình sản xuất…

A, Các cấp sản xuất trong doanh nghiệp

Đây là kết quả của sự phân công lao động tron nội bộ DN, bao gồm:

* Nơi làm việc: Là một phần không gian sx mà ở đó một hoặc một nhóm công nhân sử dụng máy móc thiết bị để thực hiện một bước công việc trong qtsx.

*  Tổ sản xuất: Là đơn vị tổ chức cơ bản của sự liên hệ hợp tác chặt chẽ giữa một số công nhân tiến hành sản xuất cùng nghề.Vd: tổ tiện, tổ phay, tổ hàn.

Yêu cầu:

+ Phải kết hợp chặt chẽ những công nhân trong tổ, phải phân công lao động rõ ràng, cụ thể cho mỗi thành viên trong tổ.

+ Phải tổ chức nơi làm việc của tổ một cách khoa học, tận dụng triệt để thiết bị máy móc và diện tích sản xuất.

+ Tổ trưởng SX vừa là người cán bộ quản lý, vừa là công nhân trực tiếp sx.

*  Phân xưởng: Là đơn vị tổ chức SX cơ bản và chủ yếu của Dn có nhiệm vụ sản xuất một loại sản phẩm hoặc hoàn thành một giai đoạn công nghệ.

Yêu cầu:

+ Chọn hình thức tổ chức phân xưởng phải phù hợp với qui mô sản xuất của doanh nghiệp vì nếu quá nhiều phân xưởng thì chỉ huy sẽ khó, lực lượng gián tiếp nhiều.

+ Quản đốc và phó quản đốc phân xưởng vừa là cán bộ kỹ thuật, vừa là cán bộ quản lý cho nên phải đặt những tiêu chuẩn nhất định, được giám đốc doanh nghiệp ra quyết định bổ nhiệm.

+ Trong một phân xưởng phải tiến hành tổ chức nơi làm việc, tổ chức tổ sản xuất, tổ chức các ngành một cách khoa học, hợp lý để sử dụng triệt để về thiết bị máy móc.

B, Ưu nhược điểm các loại hình sản xuất.

* Loại hình sản xuất đơn chiếc: là loại hình sản xuất chế tạo từng sản phẩm riêng rẽ, thường là các sản phẩm đặc biệt.

Đặc điểm:

-  Số lượng sản phẩm của một loại sản xuất rất ít (một hoặc một vài sản phẩm một năm) VD: sản xuất máy bay, tàu con thoi…

-      Chủng loại sản phẩm rất đa dạng, sản xuất không có tính lặp lại.

-      Trình độ chuyên môn hoá nơi làm việc thấp. (nay làm việc nơi này, mai làm việc nơi khác)

-      Nhiệm vụ sản xuất thường dưới dạng đơn đặt hàng.

-      Thiết bị máy móc vạn năng, công nhân có khả năng thực hiện nhiều loại công việc khác nhau.

-      Chi phí sản xuất cho một đơn vị sản phẩm cao. Việc chuyển đổi mặt hàng sản xuất dễ dàng, không đòi hỏi chi phí lớn.

-      Đối tượng lao động di chuyển từ nơi làm việc này sang nơi làm việc khác theo phương thức nối tiếp (tuần tự)

*   Loại hình sản xuất hàng loạt

Đặc điểm:

-   Số lượng sản phẩm của một loại sản xuất tương đối nhiều.

-   Nhiệm vụ sản xuất tương đối ổn định.

-   Trình độ chuyên môn hoá tương đối cao (tổ chức sản xuất không theo dây chuyền mà tổ chức theo chuyên môn hoá công nghệ).

-   Thiết bị máy móc vạn năng kết hợp với việc sử dụng một số máy móc thiết bị chuyên dùng (là nhứng thiết bị chỉ làm cho một bước công việc nhất định).

-   Công nhân được chuyên môn hoá có khả năng thực hiện những công việ sản xuất theo ngành nghề chuyên môn.

-   Đối tượng lao động (sản phẩm chế tạo): toàn bộ sản phẩm được chia ra làm nhiều loại. Tuỳ theo số lượng của một loạt nhiều hay ít mà chia thành hàng loạt lớn, loạt vừa, loạt nhỏ.

-   Chi phí sản xuất cho một đơn vị sản phẩm ở mức trung bình.

=> Nhận xét kết quả sản xuất: So với sản xuất đơn chiếc thì năng suất lao động cao hơn do nhiệm vụ sản xuất ổn định, trình độ chuyên môn hoá được nâng lên và đã sử dụng các thiết bị chuyên dùng.

*   Loại hình sản xuất hàng khối

Đặc điểm:

-        Số lượng sản phẩm của một loại sản xuất rất lớn.

-        Nhiệm vụ sản xuất rất ổn định.

-        Trình độ chuyên môn hoá rất cao.

-        Chủng loại sản phẩm rất ít.

-        Thiết bị máy móc chuyên dùng, công nhân được chuyên môn hoá có khả năng thực hiện một vài loại công việc sản xuất đơn giản.

-        Tổ chức sản xuất theo dây chuyền.

-        Đối tượng lao động: sản phẩm được gia công ở tất cả các bước công việc.

-        Chi phí sản xuất cho một đơn vị sản phẩm thấp, chất lượng sản phẩm cao, việc chuyển đổi mặt hàng sản xuất khó khăn, đòi hỏi chi phí và vốn đầu tư  lớn.

=> Năng suất lao động cao vì hoàn toàn sử dụng thiết bị dây chuyên dùng, công nhân chuyên nghề và bảo đảm tính song song trong sản xuất.

Loại hình

Ưu điểm

Hạn chế

Doanh nghiệp Tư nhân

Một chủ đầu tư, thuận lợi trong việc quyết định các vấn đề của Doanh nghiệp

Không có tư cách pháp nhân

Chịu trách nhiệm vô hạn về tài sản của Chủ Doanh nghiệp

Công ty TNHH

Nhiều thành viên cùng tham gia góp vốn, cùng kinh doanh

Có tư cách pháp nhân

Chịu trách nhiệm hữu hạn về tài sản theo tỉ lệ vốn góp

Khả năng huy động vốn từ công chúng bằng h́nh thức đầu tư trực tiếp không có

Công ty Cổ phần

Nhiều thành viên cùng tham gia góp vốn, cùng kinh doanh

Có tư cách pháp nhân

Chịu trách nhiệm hữu hạn về tài sản theo tỉ lệ vốn góp

Các cổ đông sáng lập có thể mất quyền kiểm soát Công ty

Khả năng huy động vốn từ công chúng bằng h́nh thức đầu tư trực tiếp thuận lợi, công chúng có thể dễ dàng tham gia vào công ty bằng h́nh thức mua cổ phiếu của Công ty (tính chất mở của Công ty)

Công ty Hợp danh

Nhiều thành viên cùng tham gia góp vốn, cùng kinh doanh

Các thành viên hợp danh có thể hoạt động nhân danh công ty

Công ty hoạt động dựa trên uy tín của các thành viên

Các thành viên cùng liên đới chịu trách nhiệm vô hạn về tài sản liên quan đến các hoạt động của Công ty.

Không có tư cách pháp nhân

Hợp tác xă

Có tư cách pháp nhân

Xă viên cùng góp vốn, cùng tham gia trực tiếp vào hoạt động sản xuất kinh doanh và được nhận lợi nhuận trên cơ

Sở hữu manh mún của các xă viên đối tài sản của ḿnh làm hạn chế các quyết định của Hợp tác xă, tính chất làm ăn nhỏ lẻ, canh tác tồn tại.

Công ty Liên doanh

Do các bên nước ngoài hoặc Việt Nam liên kết thành lập

Công ty 100% vốn nước ngoài

Do các bên nước ngoài hoặc bên nước ngoài thành lập.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: