TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP
TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP
1. Có sự khác nhau nào trong chuyên môn hóa nông nghiệp giữa TD & MNBB và TN?
- TD và MNBB
+ Chủ yếu trồng cây CN có nguồn gốc ôn đới và cận nhiệt (chè, trẩu, hồi, quế…). Trồng các cây CN ngắn ngày: đậu tương, lạc, thuốc lá; cây dược liệu; cây ăn quả…Chăn nuôi trâu, bò thịt, bò sữa, lợn.
+ Vùng có diện tích trồng chè lớn hơn.
- Tây Nguyên
+ Chủ yếu trồng cây CN lâu năm của vùng cận XĐ (cafê, cao su, hồ tiêu), chè được trồng ở CN.Lâm Đồng có KH mát mẻ; ngoài ra trồng cây CN ngắn ngày có: dâu tằm, bông vải…
+ Chăn nuôi bò thịt, bò sữa là chủ yếu.
* Sự khác nhau là do địa hình, đất trồng, nguồn nước, đặc biệt là sự phân hóa khí hậu(Học sinh phải nêu rõ sự khác nhau giữa địa hình, đất trồng, …).
2. Có sự khác nhau nào trong chuyên môn hóa nông nghiệp giữa ĐBSH và ĐBSCL?
- ĐBSH có ưa thế về rau, cây thực phẩm nguồn gốc ôn đới và cận nhiệt (su hào, bắp cải, khoai tây…), chăn nuôi lợn, thuỷ sản.
- ĐBSCL chủ yếu trồng cây nhiệt đới lúa, cây ăn quả; thuỷ sản, gia cầm…Vùng này quy mô sản xuất lúa, thuỷ sản, cây ăn quả lớn hơn rất nhiều so với ĐBSH.
* Sự khác nhau là do địa hình, đất trồng, nguồn nước, đặc biệt là sự phân hóa khí hậu. Đồng thời do quy mô đất trồng, diện tích nuôi trồng thuỷ sản.
3. Hãy lấy ví dụ chứng minh các điều kiện tự nhiên tạo ra cái nền của sự phân hóa lãnh thổ nông nghiệp, còn các nhân tố KT-XH làm phong phú thêm và làm biến đổi sự phân hóa đó.
- Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào các nhân tố tự nhiên (đất, khí hậu, nước).
- Nông nghiệp nước ta còn lạc hậu, chưa phát triển nên sự phụ thuộc vào tự nhiên còn rất lớn.
Ví dụ: -Đất feralit ở miền núi hình thành các vùng chuyên canh cây CN, đất phù sa ở đồng bằng hình thành các vùng chuyên canh cây LTTP.
- KH phân hóa đa dạng tạo nên sự đa dạng về cơ cấu cây trồng và có sự khác nhau về chuyên môn hóa giữa các vùng. ĐNB chủ yếu là cây CN to, còn ở TD-MNBB chủ yếu là cây CN cận to và ôn đới.
* Nhân tố KT-XH làm phong phú thêm và làm biến đổi sự phân hóa đó:
- Là nhân tố tạo nên sự phân hóa trên thực tế sản xuất của các vùng.
- Việc nhập nội các giống cây trồng, vật nuôi làm phong phú thêm cơ cấu cây trồng, vật nuôi nước ta.
- Các nhân tố KT-XH còn ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố sản xuất.
- Các nhân tố con người, cơ sở vật chất kỹ thuật, đường lối chíng sách, thị trường đóng vai trò quyết định sự hình thành các vùng nông nghiệp tiến tới nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top