TMDV HIHI HE HE

Câu 1: TM trong nền kinh tế thị trường: KN, bản chất kinh tế, nội dung và vai trò của TM

Câu 2:Thực trạng TM VN thời mở cửa

Câu 3:Quản lý nhà nc về TM ở nc ta: tính tất yếu khách quan, nội dung và bộ máy quản lý nhà nc về TM

Câu 4:Bản chất, nội dung và vai trò của hoạt động TM ở DNSX

Câu 5:Hệ thống chỉ tiêu của kế hoạch hậu cần vật tư của DNSX: ý nghĩa, phương pháp xác định

Câu 6:Tiêu thụ sản phẩm ở DNSX

Câu 7:Kinh doanh hàng hóa và các biện pháp để đẩy mạnh kinh doanh hàng hóa trong cơ chế thị trường

Câu 8:Các loại hình kinh doanh hàng hóa: ưu và nhc điểm

Câu 9:Dich vụ TM: KN, đặc điểm và các loại hình dịch vụ trong TM

Câu 10:Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hoạt động kinh doanh dịch vụ

Câu 11:Quan hệ TM trực tiếp và gián tiếp: KN, ưu nhược điểm và điều kiện áp dụng

Câu 12:Hạch toán kinh doanh trong TM:KN, vai trò và nguyên tắc hạch toán

Câu 13:Chỉ tiêu doanh thu và chi phí trong kinh doanh TM

Câu 14:Lợi nhuận và cơ chế phân phối lợi nhuận ở DN

Câu 15:Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở DNTM

Câu 16:Tỷ suất doanh lợi trong TM: ý nghĩa và phương pháp xác định

Câu 1: TM trong nền kinh tế thị trường: KN, bản chất kinh tế, nội dung và vai trò của TM

·   Khái niệm

Có các cách hiểu khác nhau về TM, mỗi cách hiểu phản ánh 1 quan điểm và góc độ nghiên cứu riêng của từng tác giả. Có 2 cách hiểu phổ biến về TM

Theo nghĩa hẹp: TM là hoạt động mua bán trên thị trường, là khâu trung gian giữa lực lượng sản xuất và tiêu dùng.Cách hiểu TM theo nghĩa hẹp nêu trên thường gắn vs giai đoạn đầu khi TM mới hình thành.

Theo nghĩa rộng: TM đc hiểu đồng nghĩa vs KD, đc hiểu là hoạt động đầu tư để tìm kiếm lợi nhuận của các chủ thể. Các hiểu TM theo nghĩa rộng này gắn liền vs TM khi TM đã thực sự phát triển trên các khía cạnh hình thức(TM truyền thống, TM điện tử), đối tượng(TM hàng hóa và dịch vụ) và phạm vi(quốc tế và nội địa)

Vận dụng:

-    Luật TM 1997(hiệu lực từ 1/1/1998)

Hoạt động tm là việc thực hiện 1 hay nhiều hành vi tm của các thương nhân -> đây là các hiểu theo nghĩa hẹp

-    Luật TM 2005 (hiệu lực từ 1/1/2006)

Hoạt động tm là hoạt động đầu tư nhằm mục đích sinh lời -> đây là cách hiểu theo nghĩa rộng

·   Bản chất kinh tế

Qua nghiên cứu lịch sử hình thành TM cho thấy:TM là trao đổi hàng hóa nhưng ko phải mọi trao đổi đều là TM mà chỉ có trao đổi nào mà đối tượng là hữu hình hoặc hàng hóa vô hình. TM là mua bán hàng hóa hay nói cách khác trao đổi hàng hóa hiện vật ko phải là TM mà phải là trao đổi hình thức giá trị có đồng tiền tham gia. TM là mua bán ngang giá và tự do

Như  vậy bản chất kinh tế của TM đc hiểu là hoạt động trao đổi hàng hóa đc thực hiện thông qua mua bán bằng tiền trên thị trường theo quy tắc ngang giá và tự do.

·   Nội dung

Để tìm hiểu đầy đủ nội dung của TM trc hết cần tìm hiểu TM theo nghĩa rộng . Khi đó quá trình KDTM gồm 5 nội dung chủ yếu sau:

1)   Trong nền kte thị trường thực hiện hoạt động kinh doanh theo định hướng “bán cái thị trường cần” thay cho “ bán cái mà mình có” đòi hỏi các chủ thể KD phải xác định thị trường cần hành hóa dịch vụ nào để từ đó DN đáp ứng nhu cầu của thị trường nhằm đạt hiệu quả cao trong kinh doanh.Thực hiện điều tra nghiên cứu thị trường dịch vụ nhằm trả lời các câu hỏi sau: thị trường cần hàng hóa dịch vụ nào, mẫu mã, chủng loại, chất lượng, loại hàng hóa dịch vụ phù hợp vs điều kiện của DN

2)   Huy động các nguồn lực để tổ chức KD nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường về hàng hóa dịch vụ

3)   Thiết lập các quan hệ TM để từ đó lưu chuyển hàng hóa từ sản xuất đến tiêu dùng.

4)   Tổ chức hoạt động  bán hàng: nội dung có liên quan đến 2 khía cạnh mà người bán cần phải thực hiện: chuyển giao hàng hóa, quyền sở hữu hàng hóa và thu tiền bán hàng.

5)   Quản lý hàng hóa và xúc tiến mua bán hàng hóa thông qua việc thực hiện dich vụ trước và sau khi bán DN làm gia tăng thêm mức độ thỏa mãn nhu cầu của khách hàng trong mua sắm và sử dụng hàng hóa đồng thời cũng thông qua hoạt động này để giúp tạo dựng, duy trì phát triển uy tín doanh nghiệp.

·   Vai trò

Để tìm hiểu đầy đủ các vai trò của TM cần phải tiếp cận nó cả trên góc độ vĩ mô (trên nền KTQD) và cả góc độ vi mô (DN)

·   Tầm vĩ mô

Là 1 ngành của nền kinh tế quốc dân, TM có vai trò quan trọng đối vs ko chỉ các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế mà còn có đóng góp quan trọng vào sự tăng trưởng nền kinh tế của nc ta

Thông qua phát triển TM để thúc đẩy SX hàng hóa phát triển tạo điều kiện hình thành nên kinh té hàng hóa và thị trường trong nc.

Trong quá trình phát triển TM để nâng cao khả năng sản xuất và tiêu dùng, TM đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng hàng hóa dịch vụ của các chủ thể và ko ngừng nâng cao mức hưởng thụ của người tiêu dùng

Thông qua phát triển TM quốct tế 1 mặt thúc đẩy xuất khẩu các hàng hóa dịch vụ mà nc ta có lợi thế để từ đó vừa khai thác đc lợi thế của đất nc vừa giúp thu ngoại tệ để trang trải cho nhập khẩu . Mặt khác pt nhập khẩu để thông qua đó nhập khẩu nguyên vật liệu, công nghệ SX, trình độ tổ chức quản lý hiện đại tiên tiến của nc ngoài để từ đó nâng cao trình độ SX trong nc đồng thời thông qua nhập khẩu để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của người dân (đối vs hàng hóa dịch vụ mà nc ta chưa tự sản xuất đc hoặc SX vs chi phí cao hơn)

·   Tầm vi mô

TM đầu vào là 1 hoạt động trong toàn bộ quá trình SXKD diễn ra ở DN, TM có vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển của DN, thông qua TM đầu vào để đảm bảo các yếu tố đầu vào mà SXKD cần. Đó chính là điều kiện tiền đề để các DN thực hiện SXKD.

Vai trò của TM đầu ra: thông qua hoạt động của TM đầu ra các DN tiêu thụ đc sản phẩm, dịch vụ có như vậy DN mới thu hồi đc vốn và có lợi nhuận.

Thông qua hoạt động TM để giúp DN tạo dựng, duy trì và phát triển các mối quan hệ vs khách hàng và đối vs cơ quan quản lý nhà nc về kinh tế từ đó tạo dựng và phát triển uy tín của DN từng bước nâng cao vị thế của DN trên thị trường.

Câu 2: Thực trạng TM VN thời mở cửa

Cùng vs những thay đổi của nền kinh tế, TM nc ta trong những năm đổi mới đã có những thay đổi cơ bản, đã đạt đc những thành tựu to lớn vào sự nghiệp CNH, HDH đất nc, đc thể hiện trên các khía cạnh sau đây:

Chuyển hoạt động mua bán hàng hóa đc thực hiện theo quy định của nhà nước sang mua bán tự do, giá cả đc hình thành trên cơ sở giá trị của hàng hóa và quan hệ cung cầu trên thị trường. Đây có thể là sự thay đổi cơ bản của TM để cho TM phát triển đúng bản chất của nó.

Chuyển thị trường từ trạng thái “chia cắt khép kín” theo hình thức “ ngăn sông cấm chợ” sang hình thành thị trường thống nhất trong cả nc, từng bước hình thành và phát triển thị trường nc ngoài gắn vs phát triển TM quốc tế

Nhờ có 2 thay đổi đó mà TM nc ta đã có sự phát triển cả về quy mô cũng như tốc độ tăng trưởng. tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng từ 5100 tỷ đồng năm 1992 lên 1tr tỷ năm 2008 và 1,2tr tỷ năm 2009. Tỷ trọng đóng góp của các thành phần kt thay đổi theo hướng tăng về thương nhân và nước ngoài. Kim ngạch xuất khẩu

1993

2009

2010

XK

3 tỷ $

75,7

71,6

NK

4

70

83,7

-> tốc độ tăng trưởng cao cả về xuất khẩu và nhập khẩu

Quản lý nhà nc về TM đã có nhiều thay đổi cả về tổ chức bộ máy lẫn cơ chế, chính sak luật pháp. Về lĩnh vực TM quốc tế trong xuất khẩu nc ta định hình đc 1 số mặt hàng XK chủ lực (gạo, dầu thô, thủy sản, may mặc…)  thị trường XK của nc ta chủ yếu tập trung vào thị trường châu á và đã bắt đầu xâm nhập vào 1 số thị trường mới có nhiều triển vọng (EU, châu phi…)

Ngoài ra, chúng ta đang quay trở lại khai thác thị trường truyền thống (LB Nga). Về nhập khẩu, khoảng 80% kim ngạch chúng ta nhập khẩu máy móc thiết bị và nguyên vật liệu để phục vụ cho phát triển sản xuất trong nc, 20%  kim ngạch còn lại là nhập khẩu các hàng hóa tiêu dùng trong đó có hàng hóa thuộc diện xa xỉ phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân.

 Bên cạnh những thành tựu cơ bản nêu trên, TM nc ta trong những năm đổi mới vẫn bộc lộ nhiều hạn chế và tồn tại đó là:

-    Về cơ bản , nền TM nc ta quy mô vẫn còn nhỏ, mới chỉ chủ yếu tập trung phát triển ở 1 số tỉnh, thành phố lớn

-    Chưa thiết lập đc quan hệ TM ổn định vs quy mô lớn giữa NSX vs các nhà phân phối bán lẻ

-    Tình trạng KD hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, buôn lậu, trốn thuế và các hành vi gian lận TM còn phổ biến

-    Trong TM quốc tế nc ta nhập siêu là chủ yếu về XK chủ yếu là XK hàng thô, lượng hàng hóa qua sơ chế và chế biến chiếm tỉ lệ nhỏ. Về NK có 1 lượng hàng hóa ko nhỏ thuộc loai xa xỉ phẩm.

Câu 3: Quản lý nhà nc về TM ở nc ta: tính tất yếu khách quan, nội dung và bộ máy quản lý nhà nc về TM

·   Tính tất yếu khách quan

Quản lý TM về kinh tế nói chung và trong TM nói riêng là 1 đòi hỏi mang tính tất yếu khách quan xuất phát từ đặc điểm của nền kinh tế thị trường cũng như của lĩnh vực TM vs các nguyên nhân chủ yếu sau đây

-    Nền kinh tế TT là nền kinh tế có nhìu ưu điểm vượt trội hơn so vs các nền kinh tế trc đó. Tuy nhiên, nền kinh tế này cũng tồn tại những khuyết tật, hạn chế. Do đó, cần có sự can thiệp, điểu tiết của nhà nc nhămg phát huy những ưu điểm, khắc phục những khuyết tật của nó

-    Hoạt động TM là hoạt động có tính liên ngành và xã hội hóa cao. Tính liên ngành của hoạt động TM đc thể hiện ở khía cạnh đó là khâu trung gian giữa các ngành sản xuất vật chất vs lĩnh vực tiêu dùng. Do đó, nó có liên quan tới tất cả các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế. Tính xã hội hóa cao của TM thể hiện TM cũng là lĩnh vực đầu tư để  thu lợi nhuận. Do đó, để thực hiện luật TM đòi hỏi các chủ thể cần huy điignj và sử dụng các nguồn lực của xã hội để từ đó 1 mặt tạo ra lợi nhuận 1 mặt đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội. TM đóng 1 vai trò quan trọng trong nền kinh tế nc nhà nên cần phải có sự can thiệp điểu tiết của nhà nc để từ đó định hướng cho sự phát triển cũng như tạo điều kiện cho TM pt ngày càng sâu rộng.

-    Lĩnh vực TM cũng chứa đựng những mâu thuẫn cơ bản của đời sống kinh tế xã hội nên để giải quyết triệt để các mâu thuẫn này đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khi nó bị xâm hại thì đòi hỏi nhà nc cần phải can thiệp và điểu tiết

-    Trong hệ thống KDTM có 1 bộ phận các DN TM nhà nc, những DN này chiếm giữ các vị trí then chốt trong nền kinh tế thực hiện KD các hàng hóa dịch vụ chiến lc.Thông qua các DN này, một mặt nhà nc can thiệp vào thị trường khi cần thiết mặt khác nhằm đảm bảo định hướng XHCN trong phát triển kinh tế thị trường của chúng ta.

·   Nội dung

Trên cơ sở tổng hợp các văn bản pháp lý hiện hành quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan quản lý nhà nc về TM ở nc ta có thể khái quát  nội dung quản lý nhà nc về TM ở nc ta hiện nay qua 8 vấn đề chủ yếu sau:

1)   Xây dựng và ban hành hệ thống pháp luật, chính sách TM. Tạo môi trường và hành lang pháp lý cho các hoạt động TM

2)   Định hướng phát triển ngành TM thông qua chiến lược quy hoạch và kế hoạch phát triển TM

3)   Kiểm tra, giám sát tình hình chấp hành pháp luật TM

4)   Kiểm tra, kiểm soát thị trường, điều tiết lưu thông hàng hóa và quản lý chất lượng hàng hóa lưu thông, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

5)   Quản lý nhà nc về cạnh tranh, chống độc quyền và chống bán phá giá

6)   Thu thập, tổng hợp, phân tích, xử lý và cung cấp thông tin kinh tế, thương mại trong và ngoài nc. Quản lý nhà nc các hoạt động xúc tiến TM

7)   Tổ chức bộ máy quản lý nhà nc về TM và đào tạo nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa hiện đại hóa TM

8)   Ký kết hoặc tham gia các điều ước quốc tế về TM. Đại diện và quản lý hoạt động TM của VN ở nc ngoài

·   Bộ máy quản lý nhà nc(sơ đồ)

2 cấp quản lý:  + TW: Chính phủ, bộ chính trị, các bộ khác

   + địa phương: sở công thương, UBND các cấp (tỉnh, huyện, xã)

* Chức năng và nhiệm vụ của từng cơ quan trong bộ máy nêu trên đc khái quát như sau:

- Chính phủ là cơ quan hành pháp của quốc hội, thống nhất quản lý nhà nc trên tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế.

- Bộ công thương là cơ quan của chính phủ thực hiện quản lý nhà nc trên 2 lĩnh vực CN và TM trong TM quản lý nhà nc bao gồm hoạt động TM nội địa và quốc tế và hoạt động thương mại của VN ở nc ngoài

- Bộ và các cơ quan ngang bộ khác như là bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, bộ y tế…phối hợp cùng bộ công thương thực hiện quản lý nhà nc về TM trong phạm vi ngành, lĩnh vực đc phân công phụ trak

- Sở công thương thực hiện chức năng tham mưu tư vấn về 2 lĩnh vực CN và TM cho ủy ban nhân dân các cấp để các cơ quan này thực hiện quản lý nhà nc về TM ở địa phương trong phạm vi lãnh thổ đc phân công phụ trak

Câu 4: Bản chất, nội dung và vai trò của hoạt động TM ở DNSX

·   Bản chất

DNSX là DN thực hiện chức năng SX ra sản phẩm để bán do đó đòi hỏi DN phải thực hiện quá trình SXKD bao gồm 3 hoạt động cơ bản

-    Mua sắm các yếu tố đầu vào cần cho SX

-    Tổ chức SX

-    Tiêu thụ sản phẩm

TM DN bao gồm TM đầu vào và TM đầu ra vs cak hiểu bản chất của TM là hoạt động mua bán thì khi đề cập tới bản chất của TM DN đc hiểu nó là hoạt động mua các yếu tố đầu vào cần cho SX và hoạt động bán sản phẩm cho đầu ra.

Mục tiêu cơ bản khi SXKD là tìm kiếm lợi nhuận, do đó đòi hỏi trong hoạt động tìm kiếm TM đầu vào vs tư cák là người mua DN cần hướng tới tối thiểu hóa chi phí đồng thời trong hoạt động TM đầu ra vs tư cák là người bán DN cần hướng tới tối đa hóa doanh thu

·   Nội dung ( không phải của thầy)

Nội dug chủ yếu của  hoạt động TM DN bao gồm tất cả các hoạt động liên quan và phục vụ quá trình mua sắm vật tư cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm như tài chính, dịch vụ, luật pháp…2 nội dung của hoạt động TM ở DNSX là:

1)   Mua sắm vật tư cho SX: Doanh nghiệp phải đảm bảo yếu tố đầu vào cho SX. Để thực hiện quá trình SX đòi hỏi phải đảm bảo thường xuyên, liên tục nguyên vật liệu và máy móc thiết bị, cần đảm bảo đủ số lượng, đúng mặt hàng và chất lượng cần thiết vs thời gian quy định thì sản xuất mới có thể tiến hành đc bình thường và SXKD mới có hiệu quả

2)   Tiêu thụ sản phẩm: Sản phẩm SX ra phải đc tiêu thụ, đó là điều kiện tiên quyết cho sự tồn tại và phát triển của DN. Tiêu thụ sản phẩm đã trở thành 1 bộ phận chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong hoạt động TM của DN

Để thực hiện đc 2 ND trên của hoạt động TM ở DNSX, DN cần tham gia vào hệ thống các mối quan hệ phức tạp:

-    Côg tác tài chính: DN cần tuân thủ các quy luật vốn có của SX hag hóa. Đối vs DN, vật tư kĩ thuật là hàng hóa và đc mua bán như những hàng hóa thông thường khác. Đây là 1 khâu quan trọng của hoạt động TMDN

-    Công tác tiêu thụ sản phẩm:  Sản phẩm sản xuất ra phải đc tổ chức tiếp nhận, phân loại, đóng gói, bảo quản và xuất bán cho khách hàng nhanh chóng kịp thời.

·   Vai trò

Đc thể hiện thông qua vai trò của TM đầu vào và TM đầu ra đối vs kết quả KD của DN

a)Vai trò của TM đầu vào

Là hoạt động đầu tiên của quá trình sản xuất KD diễn ra ở DNSX, TM đầu vào có vai trò quyết định đối vs kết quả KD

Thông qua TM đầu vào dể đảm bảo các yếu tố đầu vào cần thiết cho SX và có như vậy DN mới có đủ điều kiện để thực hiện SX

Số lượng và chất lượng của các yếu tố đầu vào quyết định tới quy mô đầu ra và chất lượng sản phẩm

Chi phí cho mua các thàh tố đầu vào là 1 chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm và quyết định tới giá bán sản phẩm và lợi nhuận DN

b)   TM đầu ra

Là hoạt động cuối cùng trong SXKD diễn ra trong hoạt động SX. TM đầu ra có vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển của DN thể hiện qua các khía cạnh sau:

Khi TM đầu ra đc thực hiện có nghĩa là sản phẩm của DN đc tiêu thụ khi đó DN mới thu hồi đc vốn và có lợi nhuận. lợi nhuận thu đc đc DN tái đầu tư nhằm mở rộng và phát triển quy mô KD của DN

Khi TM đầu ra đc thực hiện có nghĩa là sản phẩm của DN đáp ứng đc nhu cầu của thị trường thì các nguồn lực XH mà DN huy động và sử dụng cho quá trình KD mới đc sử dụng hiệu quả đồng thời khi đó KD DN mới là KD có ích đối vs XH

Xem xét mối quan hệ giữa TM đầu vào và TM đầu ra ở DNSX cho thấy TM đầu vào là điều kiện tiền đề để thực hiện TM đầu ra khi TM đầu ra đc thực hiện thì nó quay lại hỗ trợ TM đầu vào phát triển.

Câu 5: Hệ thống chỉ tiêu của kế hoạch hậu cần vật tư của DNSX: ý nghĩa, phương pháp xác định

·   Ý nghĩa

-    Cung ứng vật tư đầy đủ, kịp thời, đồng bộ cho SX

-    Sử dụng hợp lý và tiết kiệm các nguồn lực của DN

-    Góp phần nâng cao NSLD và hạ giá thành sản phẩm

-    Nâng cao trình độ kĩ thuật SX

·   Phương pháp xác định:

1.Phương pháp trực tiếp: phương pháp xác định mức nhu cầu dựa vào mức tiêu dùng vật tư và khối lượng sản phẩm SX trong kì. Có 4 cách tính:

-    Tính theo mức sản phẩm:

Nsx=∑Qspmsp

Nsx: nhu cầu vật tư để SX sp trong kì

Qsp: số lượng sản phẩm SX trong kì

msp: mức sử dụng vật tư cho đơn vị sp

n: chủng loại sp

-    Tính theo mức chi tiết sp

Nct=∑Qctmct

Nct: nhu cầu vật tư dùng để SX chi tiết sp trong kì

Qct: số lượng chi tiết sp trong kì kế hoạch

mct: mức sử dụng vật tư cho 1 đơn vị chi tiết sp

n: chủng loại chi tiết

-    Tính theo mức của sản phẩm tương tự

Nsx=Qspmttk

Nsx: nhu cầu vật tư dùng để sản xuất sp trong kì

Qsp: số lượng sp SX trong kì kế hoạch

mtt: mức tiêu dùng vật tư của sp tương tự

K: hệ số điều chỉnh giữa 2 loại sp

-    Tính theo mức của sp đại diện

Nsx=Qspmdd

Nsx: nhu cầu vật tư dùng để SX sp trong kì

Qsp: số lượng sp SX trong kì kế hoạch

mdd: mức sử dụng vật tư của sp đại diện

2.Phương pháp dựa trên cơ sở số liệu về thành phần chế tạo sản phẩm

-    B1: xác định nhu cầu vật tư để thực hiện kế hoạch tiêu thụ sp

Nvt=∑Qi*Hi

Qi: số lượng sp thứ i theo KH tiêu thụ cuối kì

Hi: trọng lượng của sp thứ i

n: chủng loại sp

-    B2: xác định nhu cầu vật tư cần thiết cho SX sp có tính đến tổn thất trong quá trình sử dụng

Nsx= Nvt/ K

Nsx: nhu cầu vật tư để sx sp trong kì kế hoạch

K: hệ số thu thành phẩm

-    B3: xác định nhu cầu về từng loại vật tư hag hóa

Ni= Nsxhi

Ni: nhu cầu vật tư thứ i

h: tỉ lệ % của loại vật tư thứ i

3.Dựa trên cơ sở thời hạn sử dụng

Nsx=Pvt/T

P: nhu cầu hàng hóa cần có cho sd

T: thời hạn sd

4. Tính theo hệ số biến động

Nsx=Nbc Tsx Htk

N: số lượng vật tư sd trong năm báo cáo

T: nhịp độ phát triển sx kì kế hoạch

H: hệ số tiết kiệm vật tư năm KH so vs năm báo cáo

Câu 6: Tiêu thụ sản phẩm ở DNSX

·   Khái niệm

-    Theo nghĩa rộng: TTSP là một quá trình kinh tế bao gồm nhiều khâu từ vc nghiên cứu thị trường, xây dựng nghiên cứu khách hàng,đặt hàng, tổ chức sx đến thực hiện các nghiệp vụ tiêu thụ, xúc tiến bán hàng…nhằm đạt hiệu quả cao nhất

-    Theo nghĩa hẹp: TTSP là vc chuyển dịch quyền sở hữu sp hưu hình và thu đc tiền hoặc quyền thu đc tiền bán hàng

·   Vai trò

-    Là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của DN: là giai đoạn cuối cùng của quá trình SXKD, là quá trình thực hiện giá trị của hàng hóa, quá trình chuyển hóa hình thái giá trị của hàng hóa sang tiền, sp đc coi là tiêu thụ khi đc khách hàng chấp nhận thanh toán tiền hàng

-    Giúp quá trình tái sx đc giữ vững và có đk phát triển

-    Là cơ sở để xây dựng vị thế của DN trên thị trường

-    Là cầu nối giữa SX và TD

-    Thông qua tiêu thụ, NSX nắm bắt thị hiếu, xu hướng tiêu dùng

-    DN có đk sử dụng tốt hơn mọi nguồn lực của mình, tạo dựng 1 bộ máy KD hợp lí, hiệu quả

·   Nội dung

1)   Nghiên cứu thị trường

Là công vc đầu tiên trong SXKD nhằm xác định khả năng tiêu thụ những loại hàng hóa trên 1 địa bàn nhất định, trong 1 khoảng time nhất định. NCTT nhằm trả lời câu hỏi: SX sp j? SX ntn? Sp bán cho ai? Đây là nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến khối lượng, giá bán , mạng lưới và hiệu quả của công tác tiêu thụ, giúp DN biết xu hướng, sự biến đổi nhu cầu của khách hàng…từ đó có biện pháp điều chỉnh phù hợp. Trên cơ sở điều tra nghiên cứu thị trường, DN lựa chọn sp thik ứng vs nhu cầu thị trường. đây là ND quan trọng quyết định hiệu quả của hoạt động tiêu thụ, vì trong nền kinh tế thị trường các DN muốn tồn tại và pt phải sx kd dựa trên cái mà thị trường cần chứ ko phải cái mà DN sẵn có

2)   Lập kế hoạch tiêu thụ sp

Là cơ sở quan trọng đảm bảo cho quá trình sx kd của dn tiến hành nhịp nhàng, liên tục theo kế hoạch đã định. Kế hoạch tiêu thụ sp là căn cứ để xd kế hoạch hậu cần vật tư và các bộ phận khác của kế hoạch sx-kĩ thuật-TCDN

Lập kế hoạch tiêu thụ sp nhằm trả lời câu hỏi: tiêu thụ ở thị trường nào? Cho khách hàng nào? Tiêu thụ sp j? SL bn? Giá bán bn? Tiêu thụ bằng cak nào? Ngân quỹ cho TTSP?...

Các chỉ tiêu đặt ra: Khối lượng tiêu thụ sp, về hiện vật và giá trị theo hình thức tiêu thụ  và giá cả tiêu thụ, các chỉ tiêu này có thể tính theo hiện vật, giá trị tương đối hay tuyệt đối

3)   Chuẩn bị hàng hóa để xuất bán

Là hd tiếp tục quá trình sx kd trong khâu liên thông. Muốn quá trình liên thông hàng hóa đc liên tục dn phải chú trọng các nghiệp vụ sx ở trong kho tiếp nhận,phân loại, bao gói, bảo quản

4)   Lựa chọn các hình thức tiêu thụ sp

Căn cứ vào mqh giữa dn vs người td cuối cùng, tiêu thụ sp có thể đc thể hiện qua kênh trực tiếp hay gián tiếp

-    Kênh tiêu thụ trực tiếp là hình thức dn xuất bán thẳng sp của mình cho người td cuối cùng ko qua khâu trung gian nào

Ưu: giảm chi phí lưu thông, thời gian sp tới tay ng td nhanh hơn, dn có đk tiếp xúc trực tiếp vs ng td

Nhược: dn phải tiếp xúc vs người bạn hàng, phải dành nhiều công sức, thời gian vào quá trình tiêu thụ sp nhiều khi là tốc độ chu chuyển vốn lưu động chậm hơn

-    Kênh tiêu thụ gián tiếp là hình thức dn xuất bán sp của mình cho ng td cuối cùng có qua khâu trung gian

Ưu: có thể tiêu thụ 1 khối lượng lớn hàng hóa trong thời gian ngắn nhất từ đó thu hồi vốn nhanh, tiết kiệm chi phí bảo quản và giảm hao hụt

Nhược: thời gian lưu thông hàng hóa dài hơn, tăng chi phí tiêu thụ, dn khó kiểm soát đc khâu trung gian

5)   Tổ chức các hoạt động xúc tiến

Hoạt động xúc tiến bán hàng là toàn bộ các hoạt động nhằm tìm kiếm và thúc đẩy cơ hội bán hàng trong hoạt động tiêu thụ sp. Xúc tiến bán hàng có ý nghĩa quan trọng trong vc chiếm lĩnh thị trường và nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa trên thương trường, nhờ đó quá trình tiêu thụ sp của dn đc đẩy mahj cả về số lường và time. ND chủ yếu của hd xúc tiến là quảng cáo, chào hàng, khuyến mại, tham gia hội chợ triển lãm

6)   Tổ chức hd bán hàng

Bán hàng là 1 trong những khâu cuối cùng của hoạt động kd. Hd bán hàng là hd mag tính nghệ thuật tác động đến tâm lí người mua nhằm đạt mục tiêu bán đc hàng. Nghệ thuật của ng bán hàng là làm chủ quá trình bán hàng về tâm lí, để điều khiển có ý thức quá trình bán hàng. Dn phải lựa chọn hình thức bán hàng phù hợp

7)   Phân tích, đánh giá hiệu quả tiêu thụ sp

Sau mọi chu kì kd, dn phải phân tik, đánh giá hoạt động tiêu thụ sp nhằm xem xét xu hướng thị trường tiêu thụ, hiệu quả hoạt động sx kd của dn và có kế hoạch sx tiêu thụ hợp lí

Đánh giá hiệu quả hd tiêu thụ sp có thể xem xét trên các khía cạnh như hình thức tiêu thụ sp theo khối lượng, mặt hàng, trị giá, thị trường và giá cả các mặt hàng tiêu thụ

Câu 7: Kinh doanh hàng hóa và các biện pháp để đẩy mạnh kinh doanh hàng hóa trong cơ chế thị trường

·   Khái niệm

Kd hh đc các chủ thể tiến hành nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận hay nói cách khác kd hh là hd đầu tư tiền của và công sức vào vc thực hiện hđ mua hh để nhằm mục đích sinh lời

·   Mục đích

Mục đích của kd hh là sinh lời.Trong kd nói chung và kd hh nói riêng các chủ thể kd ko chỉ dừng lại ở tìm kiếm lợi nhuận mà còn mong muốn lợi nhuận thu đc là ở mức tối đa. Nếu thực hiện kd hh chỉ hướng tới duy nhất 1 mục tiêu là lợi nhuận thì khi đó ng ta hiểu đó là kd chạy theo lợi nhuận. trong các giải pháp mà dn thực thi để thu lợi nhuận ko sớm thì muộn sẽ có những giải pháp xâm hại lợi ích của khách hàng, gây thiệt hại cho khách hàng. Vì vậy, để có thẻ đảm bào kd trong lâu dài đòi hỏi các nhà kd ngoài mục tiêu lợi nhuận cần phải quan tâm và thực hiện 4 mục tiêu khác: khách hàng, cạnh tranh, chất lượng và đổi mới.

5 mục tiêu trên có mqh chặt chẽ vs nhau tạo thành tháp mục tiêu của dn

(vẽ tháp mục tiêu hình tam giác trên là mục tiêu trc nhất, ngắn hạn, dưới là lâu dài) ý nghĩa thực hiện của tháp mục tiêu đó là các nhà kd cần phải lựa chọn và sắp xếp mục tiêu theo thứ tự giảm dần ưu tiên. Cơ sở để lựa chọn mục tiêu dựa vào điều kiện thực tiễn thị trường và điều kiện nội tại của dn

Các biện pháp để đẩy mạnh kd hh trong cơ chế thị trường

-    Các doanh nghiệp

+ Sản xuất ra các sp có chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu của khách hàng

+ Tăng cường chất lượng công tác nghiên cứu thị trường

+ Tăng cường năng lực sx của các dn

+ Đánh giá đc vai trò và có biện pháp nâng cao thương hiệu, quan tâm đến khách hàng và các biện pháp marketing, xúc tiến tm

+ Các doanh nghiệp có biện pháp định hướng tiêu dùng cho khách hàng

-    Phía chính phủ

+ Tăng cường quản lí hiệu quả hơn

+ Tăng cường hỗ trợ, chính xác hóa dự báo, dự đoán, hướng cho dn về chương trình phát triển kt

+ Định vị dn 1 cách tốt hơn

+ Cần có sự phối hợp giữa nhà nước, dn, khách hàng

+ Tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách lưu thông hàng hóa trong và ngoài nc

Câu 8: Các loại hình kinh doanh hàng hóa: ưu và nhc điểm

1)   Kinh doanh chuyên môn hóa

Là loại KD trong đó chủ thể KD thực hiện mua bán duy nhất 1 loại hàng hóa hoặc 1 nhóm hàng hóa có liên quan vs nhau về mặt công nghệ

Ưu: vì chỉ KD 1 số mặt hàng do đó chủ thể KD có điều kiện để đầu tư chuyên sâu vào việc phát triển hệ thống cơ sở vật chất cũng như tay nghề, trình độ của đội ngũ nhân viên, do đó có thể đáp ứng tốt nhu cầu KH về hàng hóa KD. Nếu chủ thể KD biết khai thác các lợi thế thì dễ trở thành độc quyền trên thị trường

Nhược: mức độ rủi ro trong KD cao do chỉ KD 1 số mặt hàng nên khi thị trường có sự thay đổi nhu cầu có thể đưa tới sự thất bại trong KD

2)   KD tổng hợp

Đây là loại KD mà chủ thể KD thực hiện mua bán nhiều loại hàng hóa khác nhau hay nói cách khác trong loại hình KD này chủ thể KD hễ thấy loại hàng hóa nào có thể đem lại lợi nhuận thì đều thực hiện mua bán tìm kiếm lợi nhuận

Ưu: do KD nhiều loại hàng hóa khác nhau do đó có thể đáp ứng nhu cầu mua sắm đồng bộ của KH đồng thời các chủ thể KDTM có điều kiện để thực hiện 1 số dịch vụ TM văn minh hiện đại

Nhược: do KD nhiều loại hàng hóa khác nhau nên hiểu biết của đội ngũ nhân viên về từng loại sản phẩm là tương đối thấp nên khó có thể tư vấn tốt cho khách hàng trong việc lựa chọn và mua sắm các hàng hóa

Thực tế cho thấy trong mô hình KD như cửa hàng tự chọn, siêu thị, khách hàng tự  lựa chọn hàng hóa dựa trên hiểu biết của bản thân.

3)   Đa dạng hóa KD

Ưu và nhc điểm của 2 loại KD nói trên bổ sung cho nhau tuy vậy loại hình KD đa dạng hóa thực chất là sự kết hợp giữa KD chuyên môn hóa vs KD tổng hợp nhằm khai thác đc ưu điểu của 2 loại hình KD này. Trong KD đa dạng hóa chủ thể KD thực hiện mua bán nhiều loại hàng hóa khác nhau hoặt KD trên nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng luôn dựa trên nhưng mặt hàng và lĩnh vực hoạt động chủ lực

KD đa dạng hóa thường đòi hỏi vốn KD lớn vì vậy vs thực tế của đa số các DN ở nc ta hiện nay có vốn KD vừa và nhỏ thì loại hình KD này chỉ phù hợp vs 1 số ít  DN và nó thường là kết quả phát triển khi DN ban đầu tham gia KD vs loại hình KD chuyên môn hóa.

Câu 9: Dich vụ TM: KN, đặc điểm và các loại hình dịch vụ trong TM

A, Khái niệm

Hiện nay có nhiều cách hiểu khác nhau về dịch vụ, theo cách chung nhất có hai cách hiểu như sau:

-    Theo nghĩa hẹp, dịch vụ là những hoạt động tiếp tục , hỗ trợ, khuyếch trương cho quá trình kinh doanh, bao gồm các hoạt động trước, trong và sau khi bán, là phần mềm của sản phẩm được cung ứng cho khách hàng.

-    Theo nghĩa rộng , dịch vụ được coi là lĩnh vực kinh tế thứ ba trong nền kinh tế quốc dân. Theo cách hiểu này, các hoạt động kinh tế nằm ngoài hai ngành công nghiệp và nông nghiệp đều thuộc ngành dịch vụ. Ở các nước phát triển, dịch vụ chiếm trên 60% GDP hoặc GNP.

B, Đặc điểm

-    Là sản phẩm vô hình, chất lượng dịch vụ rất khó đánh giá, vì nó chịu nhiều yếu tố tác động như người bán, người mua và cả thời điểm mua bán dịch vụ đó.

-    Là sản phẩm vô hình, dịch vụ có sự khác biệt về chi phí so với các sản phẩm vật chất.

-    Sản xuất và tiêu dung dịch vụ diễn ra đồng thời, nên cung cầu dịch vụ không thể tách rời nhau mà phải tiến hành cùng lúc.

-    Dịch vụ không thể cất giữ trong kho, làm phần đệm điều chỉnh sự thay đổi nhu cầu thị trường như các sản phẩm vật chất khác…

C, Các loại hình dịch vụ thương mại

1, Dịch vụ trong lĩnh vực lưu thông bổ sung (mang tính sản xuất)

Bán hàng và vận chuyển hàng theo yêu cầu của khách: tạo điều kiện cho doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, sử dụng hợp lí sức lao động và phương tiện vận tải, giảm chi phi lưu thông, cho phép doanh nghiệp thương mại làm tốt công tác nghiên cứu thị trường, phục vụ tốt nhu cầu khách hàng và nâng cao khả năng cạnh tranh.

Chuẩn bị hàng hóa trước khi bán và đưa vào sử dụng: nhiều loại hàng hóa trước khi đưa vào sử dụng phải qua giai đoạn chuẩn bị, ví dụ sắt, thép phải pha cắt thành những phôi phẩm. Dịch vụ này cho phép tiết kiệm trong tiêu dùng, nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, vận chuyển thuận tiện và thanh toán đơn giản.

  Dịch vụ kỹ thuật khách hàng: đây là hình thức dịch vụ giới thiệu hàng, hướng dẫn mua và sử dụng hàng hóa, tổ chức bảo dưỡng máy móc thiết bị… Dịch vụ này tạo ra sự tin tưởng cho khách hàng vào sản phẩm . Đội ngũ kỹ thuật viên trình độ cao, sản phẩm thay thế là thật và sản phẩm có thể đổi lại trong thời gian bảo hành nên khách hàng có thể yên tâm. Một số doanh nghiệp khi tổ chức ra cửa hàng sửa chữa, bảo hành đã tăng được khối lượng hàng ra đáng kể so với khi chưa có cửa hàng loại này.

  Dịch vụ cho thuê máy móc thiết bị: đây là hình thức dịch vụ thích dụng đối với các cơ quan nghiên cứu khoa học kỹ thuật, thiết kế, xây dựng… Nó áp dụng cho những loại máy móc thiết bị có giá trị cao nhưng thời gian sử dụng ít ở các doanh nghiệp hoặc là những hàng hóa có nhu cầu sử dụng không thường xuyên.

  Dịch vụ giao nhận hàng hóa: là dịch vụ nhận hàng từ người gửi và tiến hành các hoạt động nhằm giao hàng đến tay người nhận. Dịch vụ này có xu hướng ngày càng phát triển.

2, Dịch vụ trong lưu thông thuần túy (thương mại thuần túy)

  Chào hàng: DNTM tổ chức các điểm giới thiệu và bán trực tiếp hàng hóa cho khách hàng. Nó có vị trí quan trọng trong hoạt động chiêu thị vì sử dụng lực lượng lao động nhàn rỗi và đưa hàng hóa gần tới nơi tiêu dùng. Muốn chào hàng có kết quả, nhân viên chào hàng phải hiều rõ thị trường, hiểu rõ hàng hóa đem đi giới thiệu, biết nghệ thuật trình bày và giới thiệu sản phẩm để thuyết phục người tiêu dùng.

  Dịch vụ quảng cáo: là hành vi TM của thương nhân nhằm giới thiệu hàng hóa dịch vụ để xúc tiến thương mại là phương tiện để thúc đẩy hoạt động bán hàng. Quảng cáo nhằm làm hàng hóa bán được nhiều hơn, nhanh hơn, nhu cầu được đáp ứng kịp thời. Thông báo quảng cáo, người làm công tác TM hiểu được nhu cầu thị trường và sự phản của thị trường nhanh hơn. Nó là phương tiện hỗ trợ đắc lực cho cạnh tranh. Phương tiện quảng cáo rất đang dạng, phong phú, có những phương tiện quảng cáo bên trong mạng lưới TM và phương tiện quảng cáo bên ngoài mạng lưới TM. Phương tiện quảng cáo bên ngoài mạng lưới TM bao gồm: báo chí, đài phát thanh, vô tuyến truyền hình, băng hình, áp phích, bao bì và nhãn hàng hóa, quảng cáo qua bưu điện. Phương tiện quảng cáo bên trong mạng lưới TM : biển đề tên cơ sở  kinh doanh, tủ kính quảng cáo, bầy hàng ở nơi bán hàng, quảng cáo qua người bán hàng.

  Hội chợ, triển lãm: DN, tổ chức TM có thể tổ chức hay tham gia hội chợ để quảng cáo hàng hóa, bán hàng, nắm nhu cầu, kí kết hoạt động kinh tế, nhận biết ưu nhược điểm hàng hóa mà mình kinh doanh. Hình thức này thích dụng với hàng hóa mới và nhứng hàng hóa ứ đọng chậm luân chuyển.

  Dịch vụ tư vấn, ghép mối người sản xuất, người tiêu dùng: mở văn phòng tư vấn về hoạt động TM. Ở đây, những chuyên gia giỏi có thể tư vấn cho DN hoạt động kinh doanh có hiệu quả. DN kinh doanh TM do nắm được khả năng của người sản xuất và yêu cầu của người tiêu dùng nên có thể ghép mối hợp lí sản xuất với tiêu dùng.

  Dịch vụ giám định hàng hóa: một tổ chức giám định độc lập thực hiện để xác định tình trạng thực tế của hàng hóa theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức. Giám định hàng hóa bao gồm giám định về số lượng, chất lượng, quy cách bao bì, giá trị hàng hóa, tổn thất, an toàn, vệ sinh và các yêu cầu khác.

Câu 10: Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hoạt động kinh doanh dịch vụ

Trong kd dv chỉ cung cấp dv cho ng khác để lấy tiền bằng cách use máy móc or sức LĐ của công nhân lành nghề. Do đặc trưng của hoạt động dv nên thực tế thường use các chỉ tiêu kt đặc thù để đánh giá:

-  Trong kd dv, chi fí trực tiếp là chi fí use máy móc, thiết bị và công nghệ. Chi fí gián tiếp là chi fí cho mọi hoạt động khác trong kd như: tiền thuế, chi fí quản lí, chi fí bảo hiểm, điện thoại…

-  Tiền trong kd dv fải bù đắp đc các chi fí: chi fí trực tiếp, chi fí gián tiếp, lợi nhuận hợp lí

+ Thông thường chi fí cho 1 loại dv, ngta tính theo giờ và thường gọi là giá tính cho 1 giờ:

Chi fí cho 1 giờ dv = Chi fí trực tiếp tính cho 1 giờ + lợi nhuận cho 1 giờ

LN trong 1 giờ đc cộng vào để bù đắp chi fí gián tiếp và có lãi

+ Giá trị thực hiện dv (Cd)

Cd = ∑(i=1,n)Qi x Gi 

Qi: khối lượng dv loại i

Gi: giá dv loại i

n: SL các loại dv

+ Trong kd dv, để đánh giá chất lượng hoạt động, người ta dùng chỉ tiêu mức độ đáp ứng nhu cầu dv (Kd). Thực tế hiện nay chưa áp dụng rộng rãi chỉ tiêu này

Kd = [∑(i=1,m)Qi0 x Ni0]/[ ∑(i=1,n)Qi1 x Gi1]

Qi0: Khối lượng dv loại I mà dn tm thực hiện trong năm

Ni0: Số lượng khách hàng đc thực hiện dv loại i

Ni1: Số lượng khách hàng có nhu cầu dv loại i

Qi1:Nhu cầu hàng năm về dv loại i

m: Sản lượng các dv đc các dn tm thực hiện

n: Sản lượng các dv đc yêu cầu

Thông qua chỉ tiêu này, người ta có thể xây dựng các chỉ tiêu đánh giá mức độ đáp ứng nhu cầu về từng loại dv như: vận tải, chuẩn bị hàng hóa cho tiêu dùng, cho thuê thiết bị…

Câu 11: Quan hệ TM trực tiếp và gián tiếp: KN, ưu nhược điểm và điều kiện áp dụng

a)QHTM trực tiếp

·   KN:

 quan hệ TM trực tiếp là quan hệ sx trong đó chủ thể sx bán trực tiếp sản phẩm cho chủ thể tiêu dùng mà ko thông qua bất kỳ trung gian nào

·   Ưu:

 trong nền quan hệ TM này chủ thể sx đồng thời là người bán giao dịch trực tiếp vs người mua do đó đem lại 1 số lợi ích sau đây

Các chủ thể có thể tìm hiểu và thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của nhau 1 cách tốt nhất. sản phẩm lưu truyền trực tiếp từ sản suất đến tiêu dùng giúp giảm chi phí trung gian làm giảm giá sản phẩm. Mặt khác, thời gian lưu chuyển hàng hóa ngắn, phù hợp vs các hàng hóa có tính “tươi sống” như nông sản.

·   Nhược:

nếu chủ thể KD có nhu cầu cần mua nhiều loại hàng hóa khác nhau nếu thiết lập QHTM trực tiếp sẽ làm tăng số lượng đầu mối trong giao dịch là phức tạp hóa quan hệ trong TM. Giữa chủ thể SX và TD có thể có sự khác biệt về khía cạnh số lượng và thời gian:

-    Số lượng: người sản xuất thường hướng tới SX vs số lượng lớn để giảm chi phí bình quân tính trên 1 đơn vị sản phẩm nhằm gia tăng lợi nhuận trong khi người TD thường mua và sử dụng vs số lượng nhỏ nhằm tối ưu hóa lợi ik trong TD nên tất yếu sẽ phát sinh dự trữ ở các chủ thể

-    Thời gian: SX là 1 quá trình liên đc diễn ra trong 1 khoảng time nhất định nhưng TD lại mang tính thường xuyên liên tục do đó đưa đến hình ảnh dự trữ cho các chủ thể.

·   Điều kiện áp dụng:

Vs các ưu nhc điểm trên cho thấy thiết lập QHTM trực tiếp sẽ đảm bảo tính hợp lý:

-    Chủ thể tiêu dùng có nhu cầu mua vs số lượng lớn và thường xuyên

-    Những hh khó có sự bảo quản trong thời gian dài

-    Ng td có yêu cầu đặc biệt về sp cần đặt hàng trực tiếp từ NSX

-    Sp có liên quan đến nhau trong quy trình sx

b)   QHTM gián tiếp

·   Khái niệm

Là loại hình tm trong đó chủ thể sx bán sp cho chủ thể td thông qua khâu trung gian. Đóng vai trò là trung gian trong QHTM gián tiếp có 2 chủ thể là thương nhân và người môi giới. Do đảm nhiệm những chức năng khác nhau trong QHTM này mà dẫn đến nguồn thu nhập của các trung gian cũng khác nhau. Số lượng trung gian tham gia vào QHTM gián tiếp là ko hạn chế.

·   Ưu

Vs sự xuất hiện của các trung gian vào QHTM gián tiếp đem lại những lợi ích sau đây cho các chủ thể:

Về phía người SX có thể tập trung tổ chức tốt quá trình sx nâng cao chất lượng sp do khâu đầu ra đã có các thương nhân đảm nhiệm

Về phía ng td:do chức năng dự trữ đc các thương nhân đảm nhiệm mà ng td có thể mua đc 1 lần nhiều loại hh khác nhau, mua vs số lượng nhỏ,phù hợp vs nhu cầu ng td, khi nào cần td họ mới mua, như vậy QHTM gián tiếp đã làm gia tăng lợi ích cho chủ thể kd

·   Nhược

Vs sự xuất hiện của các trung gian tất yếu sẽ làm gia tăng chi phí do phát sinh thêm chi phí lưu thông của hh, chi phí vận chuyển, chi phí bốc xếp, chi phí lưu kho lưu bãi, lợi nhuận trung gian…do đó, giá bán của hh khi đến ng td cũng thường cao hơn

Time lưu chuyển hh từ sx đến td kéo dài có thể ảnh hưởng tới hh

Nếu NSX ko có biện pháp để kiểm soát tốt khâu trung gian có thể tạo bất lợi cho ng td đồng thời ảnh hưởng đến uy tín của dn

·   Điều kiện áp dụng

Vs các ưu nhc điểm nêu trên cho thấy thiết lập QHTM gián tiếp trong các trường hợp sau đây là hợp lý:

Người mua có nhu cầu mua nhiều loại hh khác nhau vs số lượng nhỏ hoặc yêu cầu phát sinh đột xuất

Hh phải dự trữ bảo quản đc trong 1 time tương đối dài

Khi NSX muốn phát triển thị trường mới mà chưa có đầy đủ thông tin về thị trường.

Câu 12: Hạch toán kinh doanh trong TM:KN, vai trò và nguyên tắc hạch toán

·   Khái niệm

Hạch toán kd vừa là phạm trù kinh tế vừa là hệ thống các phương pháp tính toán kết quả và hiệu quả kd ở các dn và đc xem như tổng thể các phương pháp kinh tế trong quản lí kd

·   Vai trò

-    ở tầm vĩ mô

trong nền kinh tế, dn là 1 chủ thể kte độc lập để thực hiện hd sxkd tất yếu trong hd đầu vào dn cần huy động và sử dụng các nguồn lực của XH. Trong hoạt động đầu ra, dn vừa có thể tạo ra những đóng góp cho XH đồng thời cũng tạo ra tiêu cực cho XH. Do đó, trên góc độ vĩ mô cần thiết phải có 1 thước đo để đánh giá chính xác hiệu quả hd của dn. Như vậy, thông qua vc thực hiện hạch toán dk nhà nc đo lường những hiệu quả mà dn tạo ra đc thể hiện thông qua hiệu quả kd cũng như hiệu quả kinh tế XH

-    ở tầm vi mô

mục đích cơ bản của dn trong sxkd là tìm kiếm lợi nhuận hay nói cách khác trên góc độ các chủ đầu tư, chủ dn ng ta bỏ tiền kd để mong muốn thu lại số tiền lớn hơn như vậy để xác định đc lợi nhuận đòi hỏi dn phải hạch toán đầy đủ các nguồn thu cũng như toàn bộ các khoản chi của dn phát sinh trong kỳ.

 Như vậy, cần có chỉ tiêu đánh giá các hd của dn trog đầu vào cũng như đầu ra và đó là ý nghĩa của vc thực hiện hạch toán kd của dn- là công cụ để giúp dn xác định chính xác lợi nhuận thực sự của dn

·   Nguyên tắc hạch toán

4 nguyên tắc

-    Đảm bảo quyền tự chủ của dn trong sx kd

-    Lấy thu bù chi và đảm bảo có doanh lợi

-    Khuyến khích lợi ích vật chất và chịu trách nhiệm vật chất

-    Thực hiện giám đốc bằng nộp tiền mọi hoạt động của dn

Câu 13: Chỉ tiêu doanh thu và chi phí trong kinh doanh TM

·   Doanh thu

Doanh thu là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các nguồn thu của dn trong kỳ. Nó cho biết quy mô đầu ra của dn

Ở dn tm doanh thu đc hình thành từ các nguồn thu sau:

-    Doah thu từ hoạt động kd: là toàn bộ số tiền thu đc từ hd bán sp hh hoặc thực hiện dịch vụ trong kỳ của dn sau khi đã trừ đi các khoản: giảm giá hàng bán, chiết khấu bán hàng, giá trị hàng đã bán bị trả lại, trợ giá của nhà nc(đối vs các dn thực hiện chính sách XH)

Ở dn tm đây là nguồn thu chủ yếu của dn và thường chiếm tỉ trọng lớn trong doanh thu của dn trong kỳ

-    Doanh thu từ hoạt động khác

Doanh thu từ hoạt động đầu tư tài chính: là nguồn thu do dn đầu tư ra bên ngoài như là thu do liên doanh liên kết, mua bán cổ phiếu trái phiếu, thu từ tiền lãi cho vay, gửi ngân hàng

Thu từ hoạt động bất thường: là các khoản thu ko thường xuyên của dn phát sinh đột xuất như là thu do thanh lý tài sản, do đc phạt hợp đồng,khoản nợ khó đòi nay thu hồi đc

·   Chi phí

Là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các khoản chi phí của dn ( hợp lí và hợp lệ) phát sinh trong kỳ. chỉ tiêu chi phí đc sử dụng như 1 chỉ tiêu để đánh giá quy mô đầu vào của dn ở dn tm chi phí bao gồm:

-    Chi cho hd kd: là khoản chi có liên quan đến hd kd của dn như là chi cho mua hàng , chi phí lưu thông (chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo hiểm cho hh trong quá trình vận chuyển…), chi cho bán hàng. Ở dn tm chi cho hd kd là chủ yếu.

-    Chi cho hoạt động khác:

Hoạt động đầu tư tài chính: khoản chi có liên quan đến đầu tư ra bên ngoài của dn như chi cho liên doanh liên kết, mb cổ phiếu trái phiếu

Hoạt động bất thường: phát sinh đột xuất ko thường xuyên của dn như chi cho thanh lý tài sản, bị phạt hợp đồng

Câu 14: Lợi nhuận và cơ chế phân phối lợi nhuận ở DN

  Lợi nhuận: là khoản chênh lệch còn lại sau khi so sánh doanh thu với chi phí.

TNDN = DT CP

25%: nộp thuế TNDN

75%: còn lại – CF ko hợp lý&ko hợp lệ = LN

Lợi nhuận thực hiện của doanh nghiệp sau khi bù đắp lỗ năm trước theo quy định của luật thuế thu nhập doanh nghiệp và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp được phân phối như sau:

a, chia lãi cho các thành viên góp vốn liên kết theo quy định của hợp đồng(nếu có)

b, bù đắp khoản lỗ các năm trước đã hết thời hạn được trừ vào lợi nhuận trước thuế.

c,trích 10% vào quỹ dự phòng tài chính, khi số

Câu 15: Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở DNTM

Khái niệm : VKD của DNTM là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ TS dung trong KD, bao gồm TS bằng hiện vật, bằng tiền, bằng ngoại tệ, bằng kim loại quý và các TSVH khác

 Căn cứ theo tốc độ lưu chuyển vốn trong qtrinh KD ta có 2loai vốn:VLĐ&VCĐ

Việc đánh giá hqủa sd vốn KD sẽ đc đánh giá qua hiệu quả sử dụng 2 loại vốn trên

*) Vốn lưu động:là biểu hiện bằng tiền của TS lưu động và vốn lưu thông.Đánh giá hiệu quả sd VLĐ thông qua các chỉ tiêu sau

1-Số lần chu chuyển(số vòng quay)của VLĐ trong kỳ(K)à cho biết một khoảng thời gian nhất định,VLĐ quay đc bn vòng

K=DT/Cbq

DT:doanh thu

Cbq:số dư VLĐ bquân

2-Số ngày của1 vòng quayà cho biết để quay1 vòngVLĐ cần bn ngày

V=T/K    

T:thời gian theo lịch

K:Số lần chu chuyển

3-Tỉ suất sinh lời của VLĐ

P=(∑P/Cbq)*100

∑P:tổng LN trong kỳ

4-Số VLĐ tiết kiệm đc

      Kkh-Kbc

B=---------------*Cbqkh

       Kbc

Hoặc B=(Vbc-Vkh)*DTkh/T

*)Vốn cố định:biểu hiện bằng tiền của TSCĐ

Các chỉ tiêu đgiá HQ sử dụng VCĐ bao gồm:

- Hiệu năng sd TSCĐ=(Tổng mức lưu chuyển HH)*100/(Giá trị TSCĐ dùng vào KD)

- Tỷ suất sinh lời của TSCĐ=(Tổng lợi nhuận t.hiện trong kì)*100/(gtrị TSCĐ dùng vào KD trong kỳ)

*)Ngoài ra ta còn có thế đánh giá hq sử dụng VKD thông qua các chỉ tiêu về bảo toàn VKD

H/số BTV=(Số vốn DN hiện có)/(Số vốn DN phải BT)

Trong đó Số vốn DN phải BT tại tđiêm xđ=(Số v DN pBT khi giao nhận hoặc kì trước)*(chỉ số giá và tỉ giá tại tđiểm xđ do cquan có thẩm quyền công bố)

ànếu h/số=1 DN bảo toàn đc vốn,>1 k n~ bảo toàn mà DN còn ptrien đc vốn, nếu <1 DN k bảo toàn đc vốn nên phải lấy thu nhập để bù.Vì vậy cần tính them

H/số k/năng BT vốn=(Số vốn hiện có của DN+T/nhập)/(số vốn Dn phải bảo toàn.

Hiệu quả KD phu thuộc nhiều vào hiệu quả sd VKD vì bất cứ khâu nào trong KD cũng lquan đến sd vốn.Tuy nhiên,sd vốn kinh doanh có hiệu quả không lại phụ thuộc vào tất cả các khâu,các bộ phận trong KD,từ phương hướng hoạt động,chiến lược.kế hoạch KD,dến các biện pháp tố chức thực hiện KD

Câu 16: Tỷ suất doanh lợi trong TM: ý nghĩa và phương pháp xác định

1.Mức doanh lợi trên doanh số bán:

P1’=P/DS x 100%

P1’: mức doanh lợi của dn trong kỳ

P: Lợi nhuận dn thực hiện trong kỳ

DS: doanh số bán thực hiện of dn trong kỳ

Chỉ tiêu này cho biết 1đ doanh số t.hiện mang lại bao nhiêu đ LN cho dn trong kì. Do đó chúng có ý nghĩa quan trọng trong việc chỉ ra cho dn thấy kd những mặt hàng nào, thị trường nào mang lại LN cao. Đối với dn tm, tỉ suất này mang giá trị dương tức là dn làm ăn có lãi, tỉ suất càng lớn tức là lãi càng lớn. Tỉ suất âm có nghĩa là thua lỗ.

2.Mức doanh lợi trên vốn kinh doanh

P2’=P/VKD x 100(%)

P2’: mức doanh lợi của vkd trong kì

VKD: tổng vốn kd trong kì(=VLĐ+VCĐ)

Chỉ tiêu này cho thấy hiệu quả use vốn kd của DN trong kì.1đ VKD mang lại bao nhiêu đ LN cho DN.

3.Mức doanh lợi trên chi fí kd

P3’=P/CFKD x 100(%)

P3’: mức sinh lời của CFKD trong kì

CFKD:tổng CFKD của dn trong kì

Chỉ tiêu này cho thấy hiệu quả use CFKD của dn DN trong kì. 1đ CFKD mang lại bao nhiêu đ LN cho DN.

4.NSLĐ bình quân của 1 LĐ

W=DT/LĐbq

hoặc W=TN/LĐbq

W: NSLĐ bình quân của 1LĐ trong kì

DT: doanh thu hoặc doanh số bán thực hiện trong kì

TN: tổng thu nhập

LĐbq: số LĐ bình quân của dn trong kì

Chỉ tiêu này cho thấy trung bình 1LĐ của DN thực hiện đc bao nhiêu đ doanh thu trong kì hoặc bao nhiêu đ thu nhập trong kì

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #fdsf