TLVM3

Chủ đề 3

Phần 1 :Tìm hiểu về nền kinh tế mở

1,Khái niệm

Một nền kinh tế mở là một nền kinh tế có giao dịch với các nền kinh tế khác. Nền kinh tế này trái với một nền kinh tế đóng cửa trong đó không có xuất khẩu, không có nhập khẩu, không có các dòng di chuyển vốn.Cụ thể, nền kinh tế này mua và bán hàng hóa và dịch vụ trên thị trường sản phẩm thế giới; mua và bán các tài sản vốn trên thị trường tài chính thế giới. Trong nền kinh tế mở, ngoài các biến số kinh tế vĩ mô giống trong nền kinh tế khép kín như sản lượng, tỷ lệ thất nghiệp, lạm phát, còn có biến số kinh tế vĩ mô quan trọng khác như xuất khẩu ròng (tài khoản vãng lai), luồng vốn ròng (tài khoản vốn), tỷ giá hối đoái

---Để điều hành nển kinh tế mở : 

Lịch sử đã chứng minh rằng, các nền kinh tế thị trường thành công nhất đều không thể phát triển một cách tự phát nếu thiếu sự can thiệp và hỗ trợ của Nhà nước. Các nền kinh tế thị trường nguyên thuỷ dựa trên cơ sở sản xuất và trao đổi giản đờn có thể hoạt động một cách có hiệu quả mà không cần sự can thiệp của Nhà nước. Tuy nhiên, vì nền kinh tế tăng trưởng dưới tác động bên ngoài ngày một phức tạp nên sự can thiệp của Nhà nước xuất hiện như một tất yếu cho sự hoạt động có hiệu quả của nền kinh tế thị trường. Trong các nền kinh tế thị trường đã Phát triển, Nhà nước có 3 chức năng kinh tế rõ rệt là: can thiệp, quản lý và điều hoà phúc lợi. Mặc dù còn có những hạn chế nhất định, song sự điều tiết của Nhà nước vẫn là một trong các hoạt động của nền kinh tế thị trường. Theo đó, thị trường tự do với đúng nghĩa của nó không thể tồn tại, ngoại trừ trong các lý thuyết kinh tế.

sử dụng các chính sách như CS Thương Mại:       Cải  thiệncáncânthươngmạitheohướngtăngxuấtkhẩuvàgiảmdầnnhậpkhẩu.Tăngxuấtkhẩucótácđộngtăngcôngănviệclàm,tăngthunhập,tăngtiêudùngvàkinhtếnộiđịasẽtăngtrưởng.Đồngthờiphảităngtỷgiáhốiđoáiđểkhuyếnkhíchxuấtkhẩu,hạnchếnhậpkhẩuvàbêncạnhđócũngphảikhuyếnkhíchtiêudùnghàngnộiđịa.

A-/  TS. Võ Trí Thành: Năm 2011 là một năm đầy sóng gió, khó khăn và thử thách đối với cả Chính phủ, doanh nghiệp và người dân. Thử thách với Chính phủ là một năm rủi ro, bất ổn tăng lên rất cao, lòng tin của thị trường vào ổn định kinh tế vĩ mô thấp. Lòng tin với tiền đồng Việt Nam cũng thấp. Trong bối cảnh ấy Chính phủ phải có một thông điệp mạnh mẽ về ổn định kinh tế vĩ mô. Một thách thức nữa đối với Chính phủ là quá trình cải cách đã tạo ra những bước chuyển căn bản rất lớn. Tuy nhiên những lợi thế về lao động giá rẻ, tài nguyên cũng cạn dần, đòi hỏi cách phát triển mới hiệu quả, thân thiện với môi trường, hài hòa với xã hội. Đối với doanh nghiệp, khó khăn đầu vào sản xuất, giá cả nguyên liệu thế giới cao. Chính phủ thắt chặt chính sách vĩ mô thì lãi suất tăng, lương tăng. Trong khi đó chi phí bên cung tăng, bên cầu co lại, doanh nghiệp khó cả hai cửa. Họ cũng đã chống chọi vất vả nhiều năm rồi. Còn người dân, nhất là những người thu nhập thấp, lạm phát gia tăng thì phúc lợi thực giảm.

- Vậy bức tranh kinh tế năm 2012 sẽ như thế nào, có thể hy vọng không thưa ông?

- Năm tới sẽ thực sự là một năm khó khăn. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng năm 2012, kinh tế thế giới tăng trưởng giảm, đầu tư giảm so với năm 2011. Việt Nam là nền kinh tế mở nên có thể bị ảnh hưởng tiêu cực. Tỉ trọng đầu tư so với GDP đều thấp đáng kể so với trước đây. Chính sách tiền tệ chặt chẽ. Khó khăn tiếp tục. Doanh nghiệp cũng đã rất mệt mỏi, cạn kiệt nguồn lực. Để đạt được mục tiêu tăng trưởng trên dưới 6% là cực kỳ khó khăn. 

Trong  cái khó ấy mình vẫn phải kiên định với mục tiêu đã chọn. Tuy nhiên trong chừng mực nào đó chúng ta vẫn có thể hạn chế được phần nào khó khăn và thậm chí có thể làm tốt hơn 2011. Nếu chúng ta dần ổn định, lạm phát xuống, doanh nghiệp bớt khó khăn hơn thì Việt Nam vẫn có thể là một điểm đến của các dòng vốn nước ngoài. Thêm vào đó, xuất khẩu năm nay cũng tốt, nếu doanh nghiệp biết duy trì những thị trường cũ như Mỹ, EU và những thị trường như Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản.

Năm tới chúng ta có thể hy vọng vào chính sách vĩ mô chặt chẽ, cách điều hành linh hoạt của Chính phủ, bám sát diễn biến tình hình trong nước và thế giới. Bên cạnh đó cần một nỗ lực để tìm kiếm nguồn vốn mới vào thị trường kết hợp cả nỗ lực Chính phủ, doanh nghiệp và một số biện pháp đảm bảo an sinh xã hội tốt hơn nữa thì hoàn toàn có thể hy vọng chúng ta vừa ổn định được kinh tế vĩ mô, vừa đạt được mức tăng trưởng không gây những xáo trộn lớn. Và chúng ta cũng đang kỳ vọng vào một cuộc cải cách quyết liệt, tái cấu trúc nền kinh tế này. Tất cả phụ thuộc rất nhiều vào nghệ thuật điều hành của Chính phủ, vào doanh nghiệp trong việc tìm kiếm đầu tư, xúc tiến thương mại.

B-/ Chính sách phát triển thương mại của Việt Nam trong những năm tiếp theo sẽ có nhiều sự thay đổi nhằm hội nhập ngày càng sâu hơn vào nền kinh tế thế giới tạo nền tảng để kinh tế Việt Nam phát triển bền vững trong tương lai.

Trong 20 năm qua Việt Nam nền kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng với tốc độ nhanh và ngày càng hội nhập với nền kinh tế thế giới. Do đó chính sách phát triển thương mại của Việt Nam cũng có nhiều sự thay đổi nhằm hội nhập ngày càng sâu hơn vào nền kinh tế thế giới tạo nền tảng để kinh tế Việt Nam phát triển bền vững trong tương lai. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới WTO chính sách thương mại của Việt Nam đóng một vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển lâu dài.

Phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường và cam kết quốc tế.

Việt Nam cam kết sẽ miễn giảm thuế xuất, nhập khẩu trên cơ sở không phân biệt đối xử và sẽ không gắn việc miễn giảm thuế với yêu cầu về xuất khẩu hay nội địa hóa.

Các hàng rào phi thuế quan

Theo định hướng của chính sách thương mại của Việt Nam thì các hàng rào phi thuế quan sẽ dần được loại bỏ như quota hạn ngạch, giấy phép. Tuy nhiên Việt Nam vẫn duy trì danh mục một số mặt hàng cấm xuất nhập khẩu và một số mặt hàng hạn chế xuất nhập khẩu.

Ví dụ: Việt Nam cấm nhập khẩu thiết bị và phần mềm mã hóa thuộc diện bí mật nhà nước không liên quan tới các sản phẩm thương mại thông thường phục vụ nhu cầu đại chúng.

Các hàng rào kĩ thuật

Việt Nam sẽ tiếp tục áp dụng các hàng rào kĩ thuật phù hợp với quy định của WTO nhằm bảo vệ cuộc sống của con người, động thực vật, sức khỏe cộng đồng và môi trường. Trong đó Việt Nam nhấn mạnh vào các quy định về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ sinh thái, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học. Ngoài ra Việt Nam còn tiếp tục áp dụng cac quy định nhằm bảo vệ an ninh quốc gia cũng như chống gian lận thương mại phù hợp với quy định WTO và các Công ước quốc tế.

C-/  Trong những năm qua, phát triển xuất, nhập khẩu của Việt Nam đã có những đóng góp to lớn vào công cuộc đổi mới của đất nước. Tuy nhiên, phát triển của lĩnh vực xuất nhập khẩu của Việt Nam trong giai đoạn vừa qua chưa thật sự góp phần vào mục tiêu phát triển bền vững của nền kinh tế - xã hội của đất nước.

Hơn hết, yêu cầu phát triển xuất, nhập khẩu phục vụ phát triển bền vững đặt ra hết sức cấp bách đối với nước ta trong giai đoạn 2011-2020, giai đoạn tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Yêu cầu đó càng trở nên cấp bách hơn trong bối cảnh nước ta hội nhập ngày càng sâu hơn với nền kinh tế thế giới, đặc biệt là hiện nay chúng ta là thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới và đang thực hiện cam kết trong các hiệp định thương mại tự do ở mức độ rộng hơn và cao hơn.

Việc phát triển xuất, nhập khẩu theo yêu cầu phát triển bền vững đòi hỏi chúng ta cần có những chính sách đúng đắn và phù hợp, được xây dựng trên cơ sở khoa học, có tính đến một cách hài hòa giữa mục tiêu kinh tế, xã hội, môi trường. Chính vì vậy, cần có các tiêu chí khoa học để định hướng, xây dựng, kiểm định, làm căn cứ cho các chính sách xuất, nhập khẩu theo hướng phục vụ mục tiêu phát triển bền vững của đất nước.

Đây được coi là cơ hội để các chuyên gia cùng doanh nghiệp làm rõ cơ sở khoa học để xây dựng và hoàn thiện chính sách phát triển xuất, nhập khẩu phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế nhanh và bền vững ở nước ta thời kỳ 2011-2020. Các vấn đề cần được tập trung thảo luận là làm thế nào để nâng cao chất lượng tăng trưởng xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu, hạn chế nhập siêu, gắn phát triển xuất, nhập khẩu với yêu cầu bảo vệ môi trường và giải quyết các vấn đề xã hội. 

3. Thực trạng và các giải pháp để phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

- Thực trạng nền kinh tế thị trường

+ Trình độ phát triển nền kinh tế thị trường ở nước ta còn ở giai đoạn sơ khai. Đó là do các nguyên nhân

+ Thị trường dân tộc thống nhất đang trong quá trình hình thành nhưng chưa đồng bộ

+ Sự hình thành thị trường trong nước gắn với mở rộng kinh tế đối ngoại, hội nhập vào thị trường khu vực và thế giới, trong hoàn cảnh trình độ phát triển kinh tế - kỹ thuật của nước ta thấp xa so với hầu hết các nước khác

- Các giải pháp cơ bản để phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

+ Thực hiện nhất quan chính sách kinh tế nhiều thành phần

+ Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, ứng dụng nhanh tiến bộ khoa học – công nghệ; trên cơ sở đó đẩy mạnh phân công lao động lao động xã hội

+ Hình thành và phát triển đồng bộ các loại thị trường

+ Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại

+ Giữ vững sự ổn định chính trị, hoàn thiện hệ thống luật pháp

+ Xóa bỏ triệt để cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp, hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tế của Nhà nước

4. Cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam

- Cơ chế thị trường

- Sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước xã hội chủ nghĩa nhằm phát huy tác dụng tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của cơ chế thị trường

+ Vai trò và chức năng kinh tế của Nhà nước trong nền kinh thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

+ Nội dung quản lý kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

+ Các công cụ điều tiết vĩ mô của nhà nước xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

------------------------------------------

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: