TLVM1

Chủ đề 1

·        Các mục tiêu kinh tế vĩ mô chủ yếu

-Các mục tiêu tổng quát

Mục tiêu kinh tế vĩ mô cơ bản là đạt được sự ổn định trong ngắn hạn, tăng trưởng nhanh trong dài hạn, và phân phối của cải một cách công bằng

+Sự ổn định: là kết quả của việc giải quyết những vấn đề kinh tế cấp bách như lạm phát, thất nghiệp

+ Tăng trưởng kinh tế: đòi hỏi giải quyết các vấn đề dài hạn hơn liên quan đến sự phát triển kinh tế

+ Phân phối công bằng: là vấn đề nền kinh tế phải giải quyết thường xuyên để đảm bảo sự ổn định và tăng trưởng

-         Các mục tiêu cụ thể

 Để có thểđạt được sản định, tăng trưởng, công bằng, các chính sách kinh tế vĩ mô phải  hướng tới các mục tiêu cụ thể sau:

 • Mục tiêu đạt mức sản lượng cao và tốc độ tăng trưởng nhanh

      o  Mỗi   quốc   gia   có điều   kiện   kinh   tế,   chính   trị,   xã   hội   khác   nhau   nên   mức  sản   lượng  không thể giống nhau. Mục tiêu đặt ra của đại đa số các quốc gia trên thế giới là đạt được sản lượng thực tế cao, tương ứng với mức sản lượng tiềm năng. Trong đó, mức sản lượng tiềm năng (Y*) là mức sản lượng tối đa mà các quốc gia có thể sản xuất ra  trong điều kiện toàn dụng nhân công và không gây nên lạm phát.

Mức sản lượng tiềm năng Y* được xác định tại điểm đường tổng cung trong dài hạn cắt trục hoành.

o  Tăng trưởng kinh tế là sự tăng thêm hay sự gia tăng về quy mô sản lượng của một nền kinh tế trong một thời  nhất định (thường là 1 năm). Đó là kết quả của các hoạt  động sản xuất – kinh doanh các loại hàng hoá và dịch vụ

 do nền kinh tế tạo ra. Mỗi quốc gia muốn phát triển  phải   có   sự tăng   trưởng   sản   lượng,  điều   này   nhằm  đảm  bảo mối quan hệ kinh tếổn định, đảm bảo sự phát triển  .Cơ giới hóa của nền kinh tế.

  • Tạo công ăn việc làm tốt và giảm tỷ lệ thất nghiệp

   o   Muốn tăng thu nhập cho người dân và tăng thu nhập cho nền kinh tế thì chính phủ phải tạo được nhiều công ăn, việc làm tốt.

   o   Hạ thấp tỷ lệ thất nghiệp (và duy trì ở mức tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên) nhằm tạo ra  mức sản lượng cao cho xã hội.

  • Ổn định giá cả và tỷ lệ lạm phát thấp

     o   Giá cả là mục tiêu đầu ra của nền kinh tế, sản xuất, tiêu dùng. Khi giá cả biến động  thì sẽảnh hưởng đến nền kinh tế, do đó để bình ổn được giá cả thì nên có sự can thiệp của Nhà nước.

     o   Phải ổn định được giá cả và kiềm chếđược lạm phát trong điều kiện thị trường tự do.  Tình trạng lạm phát ,Giá cả tiêu dùng leo thang

   • Kinh tế đối ngoại

      o   Cân bằng cán cân thanh toán quốc tế: Cán cân thanh toán là một bảng kết toán tổng hợp luồng bán buôn hàng hoá và dịch vụ, luồng chu chuyển về vốn giữa một công  dân, một quốc gia với các quốc gia còn lại trên thế giới.

Khi cán cân thanh toán mất cân đối → nền kinh tế không ổn định. Muốn cân bằng cán cân thanh toán thì phải ổn định tỷ giá hối đoái.

   o   Ổn định tỷ giá hối đoái

   Tỷ giá hối đoái là giá cả tiền tệ của một quốc gia được tính

   bằng tiền tệ của một quốc gia khác. Giá ngoại tệ không ổn

   định   sẽảnh   hưởng  đến   những   hoạt  động   của   nền   kinh   tế.

   Phải ổn định được tỷ giá hối đoái và bảo đảm cán cân thanh

   toán quốc tế.

• Phân phối công bằng  Quan hệ kinh tế đối ngoại

Đây vừa là mục tiêu kinh tế vừa là mục tiêu chính trị – xã hội,

nó đề cập đến việc hạn chế sự bất bình đẳng trong phân phối

thu nhập. Dân cưđều phải được chăm sóc sức khoẻ, chăm sóc

giáo   dục   và   văn   hoá   thông   qua   các   hàng   hoá   công   cộng   của

quốc   gia.   Một   số nước   coi   mục   tiêu   phân   phối   công   bằng   là

một trong các mục tiêu quan trọng.

Nhận xét: Những mục tiêu trên thể hiện nền kinh tế ở trạng thái lí tưởng trong đó sản lượng ở mức toàn dụng nhân công, không có lạm phát, cán cân thanh toán quốc tế cân bằng, tỉ giá hối đoái ổn định. Trên thực tế các chính sách kinh tế vĩ mô chỉ có thế tối thiểu hoá các sai lệch so với trạng thái lí tưởng

2 liên hệ Vn và kiến nghị

2 , kiến nghị

    Kể từ năm 2008 đến nay, Việt Nam đã phải trải qua 3 giai đoạn bất ổn về kinh tế vĩ mô: lần thứ nhất xảy ra vào giữa năm 2008; lần thứ hai xảy ra vào cuối năm 2009 và đầu năm 2010; lần thứ ba xảy ra vào cuối năm 2010 và cả năm 2011.

     Mặc dù có quy mô khác nhau nhưng các giai đoạn bất ổn về kinh tế vĩ mô nói trên đều có cùng diễn biến, nguyên nhân, cũng như hệ quả: lạm phát cao cùng với quy mô thâm hụt thương mại lớn đã dẫn đến những lo ngại VND bị mất giá, từ đó thúc đẩy người dân và DN chuyển đổi tài sản từ VND sang USD, khiến thanh khoản của hệ thống ngân hàng trở nên căng thẳng. Lãi suất trên thị trường từ đó gia tăng mạnh. Những điều này lại xảy ra cùng với việc NHNN phải thắt chặt tiền tệ để kiềm chế lạm phát đã khiến tình hình càng trở nên trầm trọng.

Một số kiến nghị để giải quyết là

-Triển vọng tăng trưởng trong ngắn và trung hạn

-Ổn định kinh tế vĩ mô trong dài hạn

-mở rộng tài khoá và tiền tệ

- kiềm chế kỳ vọng lạm phát

Câu 2: Nêu và phân tích các mối quan hệ kinh tế cơ bản của ktvm?

- Tăng trưởng và thất nghiệp: theo quy luật OKUN thì trong các điều kiện yếu tố khác không đổi, khi sản lượng thực tế của 1 năm cao hơn sản lượng  tiềm năng của năm đó 2,5% thì tỷ lệ thất nghiệp giảm đi 1% so với tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên

- Tăng trưởng và lạm phát
+ Trong ngắn hạn: tăng trưởng cao thường kéo theo lạm phát LF và ngược lại ( Khi tổng cầu AD tăng thì sản lượng Q tăng, giá P giảm; Khi tổng cầu AD giảm thì Q giảm, P giảm)
+ Trong trung hạn: tăng trưởng cao thường kéo LF giảm ( Khi đường tổng cung ngắn hạn SAS tăng thì Q tăng, P giảm)
+ Trong dài hạn:tăng trưởng kinh tế là nói đến sự tăng lên của sản lượng tiềm năng, song giữa tăng trưởng và LF có mối quan hệ thế nào, đâu là nguyên nhân đâu là kết quả thì KTVM chưa có câu trả lời
- Lạm phát và thất nghiệp

+ Trong ngắn hạn: LF càng cao thì thất nghiệp TN có xu hướng giảm
+ Trong trung hạn: LF và TN có mối quan hệ tỷ lệ thuận
+ Trong dài hạn: LF và TN không có mối quan hệ nào

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: