TLV
NB dc coi là “thi sĩ của đồng quê” bởi thơ của ông mang đậm tính dân tộc, tính chân quê, đem đến cho ng đọc những hình ảnh thân thương của qhương dnc và tình ng đằm thắm, thiết tha. Bài thơ “Tương tư” rút trong tập “Lỡ bước sang ngag” là một minh chứng cho tính chân quê của Nguyễn Bính. Bài thơ đã diễn tả được tâm trạng tương tư của chàng trai quê với những cung bậc cảm xúc, những diễn biến tâm lý đa dạng nhưng cũng vô cùng chân thành và bình dị.
“Tương tư”, một cảm xúc, một căn bệnh khó lòng mà tránh khỏi của những người đang yêu, đặc biệt là những buổi đầu, những khi mà tình yêu còn e ấp trên môi, chưa dám tỏ bày. “Tương tư” thường được hiểu là tâm trạng nhớ nhung, mong ngóng của đôi trai gái khi yêu, nhưng trong thực tế ng ta có thể hiểu theo nghĩa chỉ có một phía đơn phương nhớ mà thôi. Mở đầu bài thơ lả cung bậc điển hình của tình yêu là nhớ mong; tiếp theo đó là biểu hiện khác của tương tư là hờn giận,đợi chờ và mong ngóng; cuối cùng là ứớc mong và cũng là lời thổ lộ tình cảm rất dễ thương.
“Thôn Đoài..yêu nàng”
Không phải là anh nhớ em hay tôi nhớ nàng mà là “thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông”. Cách nói này vừa khiến cho câu thơ mang phong vị dân gian vừa có tính hàm súc. Chàng trai thôn Đoài nhớ cô gái thôn Đông, đó là mối tương tư của chàng trai nơi thôn quê. Chàng ở nhà mình nhưng lòng hướng sang phía cô gái. Nỗi nhớ mong trong bài thơ lúc đầu chỉ được gợi lên bằng một từ “ nhớ” đến câu thơ tiếp theo đã chuyển hoá thành hai trạng thái “ nhớ” và “ mong”. Nhớ là nhớ những hình ảnh đã qua, thuộc về quá khứ. Mong thường là mong những hình ảnh thuộc về hiện tại hoặc tương lai. Và câu thơ còn gợi một liên tưởng rộng hơn. Dường như nỗi nhớ của chàng trai đã tràn ra cả không gian. Ở đây nỗi nhớ mong không phải nỗi nhớ mong bình thường mà là nỗi mong nhớ được diễn tả với một cường độ thật lớn: chín nhớ mười mong! Nguyễn Bính sử dụng rất thuần thục lối đan chữ thường thấy trong thơ ca dân gian, "chín nhớ mười mong" được hoán cải từ thành ngữ " chín nhớ 10 thương" từ thành ngữ để chàng trai bộc lộ nỗi niềm riêng tư của mình, làm tăng nỗi nhớ mong thấp thỏm của chàng trai đang trong trạng thái “ tương tư”. Thêm vào đó, điệp từ “một người” được ngăn cách bằng “chín nhớ mười mong” vừa như một nhịp cầu mà cũng vừa như tấm bình phong ngăn trở của mối tình đậm đà buổi sơ khai này vậy. Đồng thời nghệ thuật hoán dụ kết hợp vs nhân hoá đã tạo nên 2 nỗi nhớ song hành: Người nhớ người- thôn nhớ thôn. Từ đó, tác giả đi đến một kết luận, một sự đúc kết sâu sắc rằng yêu thì tương tư là lẽ thường, cũng như trời đất phải có gió có mưa:
“Gió mưa là bệnh của giời,
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng”
Tâm trạng chàng trai không dừng lại ở sự nhớ mong mà từ sự nhớ mong đó, cảm xúc và diễn biến tâm lý của chàng trai được nâng lên một bậc khác đó là sự hờn giận, mong ngóng, đợi chờ, muốn nhìn thấy người mình yêu. Tâm trạng đó được bộc lộ rõ rang qua bốn câu thơ tiếp theo:
“Hai thôn chung lại một làng
Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này
Ngày qua ngày lại qua ngày
Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng”
Khi kể lể nỗi khổ của mình thì tác giả tách ra thôn Đoài thôn Đông như xa vời vợi nhưng khi hờn trách đối phương thì tác giả hạ giọng, khép lại không gian cho gần gũi hơn nhẹ nhàng hơn.
“Hai thôn chung lại một làng
Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này”
Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này? Như 1 lời thắc mắc, trách móc, thấp thỏm, bồn chồn càng nhấn mạnh tâm trạng ngờ vực. Cách dùng những đại từ chỉ người bên ấy, bên này thay thế cho các nhân vật giao tiếp và cách nói trống chủ ngữ của những câu thơ trên đây là một trong những đặc trưng nổi bật của lối nói vòng vo, bóng gió xa xôi trong ca dao, dân ca truyền thống đã được Nguyễn Bính vận dụng rất thành công, tạo cho bài thơ một giọng điệu, một dáng vẻ riêng khá độc đáo.
Đáng chú ý ở đoạn thơ này là chàng trai kể lể về sự đợi chờ
“Ngày qua ngày lại qua ngày
Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng”
Đây là hai câu thơ mượn cảnh tả tình rất đặc sắc. Cách nói “ngày qua”, “lại qua” như là một sự đếm đợi từng ngày nặng nề lê thê. Nhịp thơ 3/3 cùng cách lặp vế câu “lại…lại…” cho ta cảm giác thời gian tuần tự, lạnh lùng trôi qua gợi sự chán ngán, vô vọng. Cũng đúng thôi người xưa nói khi yêu nhau thì “một ngày không gặp như ba năm trời”, còn Nguyễn Du thì nói về mối tình Kim Trọng nhớ Kiều
“Sầu đông càng lắc càng đầy
Ba thu dồn lại một ngày dài ghê”
Tâm trạng sốt ruột vì chờ mong mòn mỏi ấy không tách rời những cảm nhận tinh tế về sự thay đổi của không gian, thời gian. "Ngày qua ngày lại qua ngày" - một câu thơ với những từ ngữ bình thường và lối nói tưởng như rất giản dị nhưng lại có khả năng diễn tả khá độc đáo về cảm giác của con người mang bệnh tương tư trước sự lặp đi lặp lại từng chuỗi ngày vô vị dài lê thê, chậm chạp trong sự chờ mong khắc khoải. Một câu thơ mà chữ ngày được nhắc tới ba lần, nhấn mạnh cảm xúc về khái niệm đơn vị thời gian như thể được đếm từng ngày. Nhịp 2/2/2 của câu sáu trong thơ lục bát truyền thống đã được ngắt thành nhịp 3/3 : "Ngày qua ngày/ lại qua ngày" chia ý nghĩa câu thơ thành hai vế với nội dung song trùng, ý của vế sau lặp lại vế trước và sự nhấn mạnh chữ lại gợi tả nỗi chán ngán trong lòng kẻ đa tình tương tư trước dòng thời gian vô tình, đơn điệu cứ chậm chạp trôi qua... Cảm giác về thời gian nói trên còn được diễn tả một cách hết sức sinh động thông qua những biến đổi màu sắc của những sự vật không gian trong câu tám : "Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng". Thời gian hiện lên qua sự chuyển màu của cây lá : lá màu xanh đã chuyển thành lá màu vàng. Chữ nhuộm là một động từ ngoại động, khiến cho sự chuyển màu của cây lá dường nhưc là do sự tác động của thời gian và tâm trạng con người thấm vào sắc màu của cây lá. Và nỗi lòng tương tư héo hon, mòn mỏi của con người cũng đã nhuộm màu lá xanh thành ra màu héo úa. Vậy là thời gian, không gian và tâm trạng của con người tương tư đã có một mối quan hệ, mối tương giao thật là kì diệu. Tương tư mỏi mòn làm cho thời gian kéo dài lê thê, chậm chạp hơn ; tương tư cũng nhuộm màu cho cây lá trở nên vàng vọt, úa héo hơn...
Trách giận để rồi lại chìm vào nỗi nhớ. Chàng ngồi đếm nỗi nhớ và đếm thời gian để đắm mình trong nỗi niềm tương tư. Ngày lại qua ngày gợi cảm giác thời gian trôi đi dài vô tận. Càng yêu thương thì càng hờn giận. Nỗi tương tư cùng lời trách giận cứ da diết và sâu đậm hơn theo dòng tâm trạng của nhân vật trữ tình.
“ Bảo rằng cách trở đò ngang
Không sang là chẳng đường sang đã đành
Nhưng đây cách một đầu đình
Có xa xôi mấy mà tình xa xôi”
Ở khổ thơ đầu người tương tư kể lể nỗi nhớ của mình thì đưa thôn Đoài thôn Đông ra xa thẳm, đến đây trách móc người mình nhớ thương thì lại dễ dãi hơn phủ định sự cách xa đó là không cách trở đò giang, đó là không phải không có đường mà thậm chí gần lắm chỉ cách nhau một đầu đình thôi. Thế mà tình em xa xôi thì rõ ràng là em hờ hững là do sự chủ quan của em chứ khôgn phải là do một sự khách quan nào. Nhịp thơ lục bát da diết “Có xa xôi mấy mà tình xa xôi” đã thể hiện rất tinh tế trạng thái tâm lí của kẻ đang yêu mà chưa nhận được lời đáp lại. Đoạn thơ là một lời buộc tội dễ thương hay nói cách khác là một cung bậc giận hờn khi phải tương tư.
Sau những cung bậc nhớ mong mòn mỏi đợi chờ hờn dỗi là cung bậc khát khao gặp nhau.
“Tương tư thức mấy đêm rồi
Biết cho ai hỏi ai người biết cho
Bao giờ bến mới gặp đò
Hoa khuê các bướm giang hồ gặp nhau”
Kể lể như vậy là để bộc lộ lòng yêu tha thiết của người tình, nhưng khốn nỗi có “ai” biết cho nỗi lòng tương tư trong đêm ấy. Những từ “ai” phiếm chỉ được điệp lại gây âm hưởng trùng điệp nghe mà não lòng. Những từ “ai” gợi nhớ những từ “ai” trong ca dao: “Nhớ ai ai nhớ bây giờ nhớ ai. Dĩ nhiên sự thức đợi chờ đó vẫn có một niềm tin đó là hi vọng gặp lại ng thương.
“Bao giờ bến mới gặp đò,
Hoa khuê các, bướm giang hồ gặp nhau?”
Những câu hỏi liên tiếp bộc lộ rõ sự nôn nao mơ tưởng của chàng trai. Cùng một lúc nhà thơ dùng hai biểu tượng bến và đò, hoa và bướm thường thấy trong ca dao. Cũng như trong ca dao, biểu tượng tĩnh như bến, hoa ám chỉ người con gái, biểu tượng động như đò, bướm ám chỉ cho người con trai. Vận dụng biểu tượng chung, Nguyễn Bính đã khéo léo biểu đạt cảnh ngộ riêng của đôi bạn tình. Sao lại “Bao giờ bến mới cặp đò”? Thế là mong ước của chàng trai vô vọng rồi. Đò dịch thì thuận chứ sao lại đòi bến dịch? Cho nên cứ trách “cớ sao bên ấy chẳng sang”, rồi “không sang là chẳng đường sang đã đành”, rồi “tình xa xôi”. Lại nữa “hoa khuê các” làm sao gặp “bướm giang hồ”? Rõ ràng là Nguyễn Bính đã thổi vào hoa – bướm của dân dã một chút tình lãng mạn của thời đại. Thành ra cuộc tình của đôi lứa vừa có cái bí ẩn như những cuộc tình trong ca dao lại thêm chút “khó hiểu của thời đại” (Hoài Thanh). Trong thâm tâm, Nguyến Bính đã cảm nhận được cuộc tình của đôi lứa không thể hòa hợp, gắn bó, bền chặt được.
Đến đây, hệ thống những hình ảnh được tác giả sử dụng đã ngày một đa dạng và phong phú hơn cũng như tâm trạng chàng trai đang diễn biến ngày càng phức tạp và đa cung bậc hơn. Điểm lại tâm trạng ấy, ta có thể thấy rõ ràng một sự tăng tiến trong cảm xúc của nhân vật trữ tình: từ nhớ mong đến chờ đợi, bồn chồn rồi đến hờn trách và tự vấn bản thân để từ đó nâng lên một bậc nữa trong cảm xúc. Cũng là sự mong muốn nhưng đã không còn chỉ là nỗi mong muốn được gặp nhau mà giờ đây, chàng trai muốn được gắn kết, được giao hòa và được kết tóc se duyên cùng người “bên ấy” ở “thôn Đông”.
“Nhà em có một giàn giầu
Nhà anh có một hàng cau liên phòng”.
Giai điệu ban đầu “Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông” được nhắc lại, nhưng có thêm cặp biểu tượng của tình yêu là trầu – cau. Cách xưng hô của chàng trai ở đây cũng đã thay đổi, không còn là “thôn Đòai”, “thôn Đông” hay “bên ấy”, “bên này”, cũng không còn là “bến” – “đò” hay “hoa” – “bướm” mà đã trở thành “anh” và “em”. Điều đó thể hiện một khát khao gắn kết mãnh liệt, muốn cùng người mình yêu thương sống trọn đời trọn kiếp để tạo nên một cái kết có hậu và đẹp đẽ của mối duyên quê, tình yêu chất phác, đậm đà. Nhà em có giầu nhà anh có cau, thôn Đoài nhớ thôn Đông thì dĩ nhiên cau thôn Đoài sẽ nhớ giầu thôn Đông rõ ràng. Câu cuối của bài thơ là một câu hỏi nhưng thực chất là một câu khẳng định. Qua câu khẳng định này mở ra một khát vọng về tình duyên đôi lứa. Điều này rất hợp lí bởi cái đích hướng tới của tương tư của tình yêu bao giờ cũng là một sự sum họp của lứa đôi. Điệp từ “nhớ” thể hiện tình cảm da diết, câu hỏi cuối bài như một lời băn khoăn, sầu tủi bởi lẽ “Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông” thì cau thôn đoài phải nhớ giầu thôn đông, vậy mà cau thôn Đoài lại nhớ giầu không đã ở thôn nào. Thành ra tình yêu chỉ còn là khát vọng, dường như vô vọng.
Tâm trạng tuơng tư hiện ra dưới ngòi bút của Nguyễn Bính là một tâm trạng phức hợp, có nhiều cảm xúc đan xen với những diễn biến không xuôi chiều: bên cạnh tình yêu, nỗi nhớ, niềm khao khát còn có cả sự giận hờn trách móc. Để diễn tả tâm trạng tương tư của con người, Nguyễn Bính đẫ tìm về điệu thơ dân tộc, sử dụng cả một hệ thống hình ảnh gần như đã trở thành ước lệ đối với nông thôn Việt Nam. Suốt bài thơ, chúng ta không khó để bắt gặp những hình ảnh đậm chất dân gian, đơn giản, mộc mạc mà có sức gợi tả, gợi cảm mạnh mẽ. Những hình ảnh ấy luôn song đôi với nhau: “thôn Đòai – thôn Đông”, “bến – đò”, “hoa – bướm”, “trầu – cau”,… và ngày càng tăng tiến trong việc thể hiện sự giao hòa, gắn kết với nhau phù hợp với việc miêu tả tâm trạng tương tư diễn biến phức tạp của chàng trai. Phát huy nhịp điệu trầm buồn, êm ái, mượt mà của thể lục bát, Nguyễn Bính đã tạo nên những dòng thơ lục bát rất hay, mang đậm phong cách thơ “ chân quê”. Tuy nhiên vì mang hơi thở của cái tôi Thơ Mới, lục bát của Nguyễn Bính nhiều khi phá vỡ tính cân xứng hài hoà của lục bát cổ, đặc biệt là về nhịp điệu. Lục bát trong thơ tình của ông vừa ngắt nhịp theo kiểu truyền thống vừa có những kiểu ngắt nhịp phá cách không tuân theo những quy tắc truyền thống mà tuân theo tần số dao động của tình cảm, tạo cho thơ lục bát của ông những dấu ấn riêng độc đáo khác với ca dao, đem lại những xúc cảm mới mẻ cho người đọc. Về ngôn ngữ, cũng như ngôn ngữ của thơ ca dân gian, ngôn ngữ trong thơ Nguyễn Bính không cầu kì khuôn sáo mà gần gũi, chân thành. Về việc sử dụng hình ảnh, Nguyễn Bính không phải là nhà thơ gây ấn tượng đối với người đọc bằng những hình ảnh mới lạ như những nhà Thơ Mới khác . Thơ ông là sự trở về với những hình ảnh gần gũi quen thuộc trong ca dao với những giàn giầu, hàng cau, làng xóm…nhưng điều đáng chú ý là Nguyễn Bính sử dụng hình ảnh chất liệu dân dã của ca dao nhưng ông đã thổi vào đó cái hồn của Thơ Mới.
Thông qua bài thơ “Tương tư” nhà thơ Nguyễn Bính đã diễn tả được những cung bậc của tâm trạng yêu đương và đó là những cung bậc muôn thuở của tình yêu. Bài thơ về nội dung chỉ là những cung bậc tương tư nhưng về mặt nghệ thuật là cả một công trình sáng tạo về mặt ngôn ngữ và hình ảnh. Cái đặc biệt nhất của sáng tạo hình ảnh trong bài thơ này là đưa ra những hình ảnh cặp đôi rất sáng tạo nhưng cũng rất hợp lí, nhờ thế những cung bậc tương tư được thể hiện một cách nhẹ nhàng uyển chuyển và rung động lòng người.
NB dc coi là “thi sĩ của đồng quê” bởi thơ của ông mang đậm tính dân tộc, tính chân quê, đem đến cho ng đọc những hình ảnh thân thương của qhương dnc và tình ng đằm thắm, thiết tha. Bài thơ “Tương tư” rút trong tập “Lỡ bước sang ngag” là một minh chứng cho tính chân quê của Nguyễn Bính. Bài thơ đã diễn tả được tâm trạng tương tư của chàng trai quê với những cung bậc cảm xúc, những diễn biến tâm lý đa dạng nhưng cũng vô cùng chân thành và bình dị.
“Tương tư”, một cảm xúc, một căn bệnh khó lòng mà tránh khỏi của những người đang yêu, đặc biệt là những buổi đầu, những khi mà tình yêu còn e ấp trên môi, chưa dám tỏ bày. “Tương tư” thường được hiểu là tâm trạng nhớ nhung, mong ngóng của đôi trai gái khi yêu, nhưng trong thực tế ng ta có thể hiểu theo nghĩa chỉ có một phía đơn phương nhớ mà thôi. Mở đầu bài thơ lả cung bậc điển hình của tình yêu là nhớ mong; tiếp theo đó là biểu hiện khác của tương tư là hờn giận,đợi chờ và mong ngóng; cuối cùng là ứớc mong và cũng là lời thổ lộ tình cảm rất dễ thương.
“Thôn Đoài..yêu nàng”
Không phải là anh nhớ em hay tôi nhớ nàng mà là “thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông”. Cách nói này vừa khiến cho câu thơ mang phong vị dân gian vừa có tính hàm súc. Chàng trai thôn Đoài nhớ cô gái thôn Đông, đó là mối tương tư của chàng trai nơi thôn quê. Chàng ở nhà mình nhưng lòng hướng sang phía cô gái. Nỗi nhớ mong trong bài thơ lúc đầu chỉ được gợi lên bằng một từ “ nhớ” đến câu thơ tiếp theo đã chuyển hoá thành hai trạng thái “ nhớ” và “ mong”. Nhớ là nhớ những hình ảnh đã qua, thuộc về quá khứ. Mong thường là mong những hình ảnh thuộc về hiện tại hoặc tương lai. Và câu thơ còn gợi một liên tưởng rộng hơn. Dường như nỗi nhớ của chàng trai đã tràn ra cả không gian. Ở đây nỗi nhớ mong không phải nỗi nhớ mong bình thường mà là nỗi mong nhớ được diễn tả với một cường độ thật lớn: chín nhớ mười mong! Nguyễn Bính sử dụng rất thuần thục lối đan chữ thường thấy trong thơ ca dân gian, "chín nhớ mười mong" được hoán cải từ thành ngữ " chín nhớ 10 thương" từ thành ngữ để chàng trai bộc lộ nỗi niềm riêng tư của mình, làm tăng nỗi nhớ mong thấp thỏm của chàng trai đang trong trạng thái “ tương tư”. Thêm vào đó, điệp từ “một người” được ngăn cách bằng “chín nhớ mười mong” vừa như một nhịp cầu mà cũng vừa như tấm bình phong ngăn trở của mối tình đậm đà buổi sơ khai này vậy. Đồng thời nghệ thuật hoán dụ kết hợp vs nhân hoá đã tạo nên 2 nỗi nhớ song hành: Người nhớ người- thôn nhớ thôn. Từ đó, tác giả đi đến một kết luận, một sự đúc kết sâu sắc rằng yêu thì tương tư là lẽ thường, cũng như trời đất phải có gió có mưa:
“Gió mưa là bệnh của giời,
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng”
Tâm trạng chàng trai không dừng lại ở sự nhớ mong mà từ sự nhớ mong đó, cảm xúc và diễn biến tâm lý của chàng trai được nâng lên một bậc khác đó là sự hờn giận, mong ngóng, đợi chờ, muốn nhìn thấy người mình yêu. Tâm trạng đó được bộc lộ rõ rang qua bốn câu thơ tiếp theo:
“Hai thôn chung lại một làng
Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này
Ngày qua ngày lại qua ngày
Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng”
Khi kể lể nỗi khổ của mình thì tác giả tách ra thôn Đoài thôn Đông như xa vời vợi nhưng khi hờn trách đối phương thì tác giả hạ giọng, khép lại không gian cho gần gũi hơn nhẹ nhàng hơn.
“Hai thôn chung lại một làng
Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này”
Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này? Như 1 lời thắc mắc, trách móc, thấp thỏm, bồn chồn càng nhấn mạnh tâm trạng ngờ vực. Cách dùng những đại từ chỉ người bên ấy, bên này thay thế cho các nhân vật giao tiếp và cách nói trống chủ ngữ của những câu thơ trên đây là một trong những đặc trưng nổi bật của lối nói vòng vo, bóng gió xa xôi trong ca dao, dân ca truyền thống đã được Nguyễn Bính vận dụng rất thành công, tạo cho bài thơ một giọng điệu, một dáng vẻ riêng khá độc đáo.
Đáng chú ý ở đoạn thơ này là chàng trai kể lể về sự đợi chờ
“Ngày qua ngày lại qua ngày
Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng”
Đây là hai câu thơ mượn cảnh tả tình rất đặc sắc. Cách nói “ngày qua”, “lại qua” như là một sự đếm đợi từng ngày nặng nề lê thê. Nhịp thơ 3/3 cùng cách lặp vế câu “lại…lại…” cho ta cảm giác thời gian tuần tự, lạnh lùng trôi qua gợi sự chán ngán, vô vọng. Cũng đúng thôi người xưa nói khi yêu nhau thì “một ngày không gặp như ba năm trời”, còn Nguyễn Du thì nói về mối tình Kim Trọng nhớ Kiều
“Sầu đông càng lắc càng đầy
Ba thu dồn lại một ngày dài ghê”
Tâm trạng sốt ruột vì chờ mong mòn mỏi ấy không tách rời những cảm nhận tinh tế về sự thay đổi của không gian, thời gian. "Ngày qua ngày lại qua ngày" - một câu thơ với những từ ngữ bình thường và lối nói tưởng như rất giản dị nhưng lại có khả năng diễn tả khá độc đáo về cảm giác của con người mang bệnh tương tư trước sự lặp đi lặp lại từng chuỗi ngày vô vị dài lê thê, chậm chạp trong sự chờ mong khắc khoải. Một câu thơ mà chữ ngày được nhắc tới ba lần, nhấn mạnh cảm xúc về khái niệm đơn vị thời gian như thể được đếm từng ngày. Nhịp 2/2/2 của câu sáu trong thơ lục bát truyền thống đã được ngắt thành nhịp 3/3 : "Ngày qua ngày/ lại qua ngày" chia ý nghĩa câu thơ thành hai vế với nội dung song trùng, ý của vế sau lặp lại vế trước và sự nhấn mạnh chữ lại gợi tả nỗi chán ngán trong lòng kẻ đa tình tương tư trước dòng thời gian vô tình, đơn điệu cứ chậm chạp trôi qua... Cảm giác về thời gian nói trên còn được diễn tả một cách hết sức sinh động thông qua những biến đổi màu sắc của những sự vật không gian trong câu tám : "Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng". Thời gian hiện lên qua sự chuyển màu của cây lá : lá màu xanh đã chuyển thành lá màu vàng. Chữ nhuộm là một động từ ngoại động, khiến cho sự chuyển màu của cây lá dường nhưc là do sự tác động của thời gian và tâm trạng con người thấm vào sắc màu của cây lá. Và nỗi lòng tương tư héo hon, mòn mỏi của con người cũng đã nhuộm màu lá xanh thành ra màu héo úa. Vậy là thời gian, không gian và tâm trạng của con người tương tư đã có một mối quan hệ, mối tương giao thật là kì diệu. Tương tư mỏi mòn làm cho thời gian kéo dài lê thê, chậm chạp hơn ; tương tư cũng nhuộm màu cho cây lá trở nên vàng vọt, úa héo hơn...
Trách giận để rồi lại chìm vào nỗi nhớ. Chàng ngồi đếm nỗi nhớ và đếm thời gian để đắm mình trong nỗi niềm tương tư. Ngày lại qua ngày gợi cảm giác thời gian trôi đi dài vô tận. Càng yêu thương thì càng hờn giận. Nỗi tương tư cùng lời trách giận cứ da diết và sâu đậm hơn theo dòng tâm trạng của nhân vật trữ tình.
“ Bảo rằng cách trở đò ngang
Không sang là chẳng đường sang đã đành
Nhưng đây cách một đầu đình
Có xa xôi mấy mà tình xa xôi”
Ở khổ thơ đầu người tương tư kể lể nỗi nhớ của mình thì đưa thôn Đoài thôn Đông ra xa thẳm, đến đây trách móc người mình nhớ thương thì lại dễ dãi hơn phủ định sự cách xa đó là không cách trở đò giang, đó là không phải không có đường mà thậm chí gần lắm chỉ cách nhau một đầu đình thôi. Thế mà tình em xa xôi thì rõ ràng là em hờ hững là do sự chủ quan của em chứ khôgn phải là do một sự khách quan nào. Nhịp thơ lục bát da diết “Có xa xôi mấy mà tình xa xôi” đã thể hiện rất tinh tế trạng thái tâm lí của kẻ đang yêu mà chưa nhận được lời đáp lại. Đoạn thơ là một lời buộc tội dễ thương hay nói cách khác là một cung bậc giận hờn khi phải tương tư.
Sau những cung bậc nhớ mong mòn mỏi đợi chờ hờn dỗi là cung bậc khát khao gặp nhau.
“Tương tư thức mấy đêm rồi
Biết cho ai hỏi ai người biết cho
Bao giờ bến mới gặp đò
Hoa khuê các bướm giang hồ gặp nhau”
Kể lể như vậy là để bộc lộ lòng yêu tha thiết của người tình, nhưng khốn nỗi có “ai” biết cho nỗi lòng tương tư trong đêm ấy. Những từ “ai” phiếm chỉ được điệp lại gây âm hưởng trùng điệp nghe mà não lòng. Những từ “ai” gợi nhớ những từ “ai” trong ca dao: “Nhớ ai ai nhớ bây giờ nhớ ai. Dĩ nhiên sự thức đợi chờ đó vẫn có một niềm tin đó là hi vọng gặp lại ng thương.
“Bao giờ bến mới gặp đò,
Hoa khuê các, bướm giang hồ gặp nhau?”
Những câu hỏi liên tiếp bộc lộ rõ sự nôn nao mơ tưởng của chàng trai. Cùng một lúc nhà thơ dùng hai biểu tượng bến và đò, hoa và bướm thường thấy trong ca dao. Cũng như trong ca dao, biểu tượng tĩnh như bến, hoa ám chỉ người con gái, biểu tượng động như đò, bướm ám chỉ cho người con trai. Vận dụng biểu tượng chung, Nguyễn Bính đã khéo léo biểu đạt cảnh ngộ riêng của đôi bạn tình. Sao lại “Bao giờ bến mới cặp đò”? Thế là mong ước của chàng trai vô vọng rồi. Đò dịch thì thuận chứ sao lại đòi bến dịch? Cho nên cứ trách “cớ sao bên ấy chẳng sang”, rồi “không sang là chẳng đường sang đã đành”, rồi “tình xa xôi”. Lại nữa “hoa khuê các” làm sao gặp “bướm giang hồ”? Rõ ràng là Nguyễn Bính đã thổi vào hoa – bướm của dân dã một chút tình lãng mạn của thời đại. Thành ra cuộc tình của đôi lứa vừa có cái bí ẩn như những cuộc tình trong ca dao lại thêm chút “khó hiểu của thời đại” (Hoài Thanh). Trong thâm tâm, Nguyến Bính đã cảm nhận được cuộc tình của đôi lứa không thể hòa hợp, gắn bó, bền chặt được.
Đến đây, hệ thống những hình ảnh được tác giả sử dụng đã ngày một đa dạng và phong phú hơn cũng như tâm trạng chàng trai đang diễn biến ngày càng phức tạp và đa cung bậc hơn. Điểm lại tâm trạng ấy, ta có thể thấy rõ ràng một sự tăng tiến trong cảm xúc của nhân vật trữ tình: từ nhớ mong đến chờ đợi, bồn chồn rồi đến hờn trách và tự vấn bản thân để từ đó nâng lên một bậc nữa trong cảm xúc. Cũng là sự mong muốn nhưng đã không còn chỉ là nỗi mong muốn được gặp nhau mà giờ đây, chàng trai muốn được gắn kết, được giao hòa và được kết tóc se duyên cùng người “bên ấy” ở “thôn Đông”.
“Nhà em có một giàn giầu
Nhà anh có một hàng cau liên phòng”.
Giai điệu ban đầu “Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông” được nhắc lại, nhưng có thêm cặp biểu tượng của tình yêu là trầu – cau. Cách xưng hô của chàng trai ở đây cũng đã thay đổi, không còn là “thôn Đòai”, “thôn Đông” hay “bên ấy”, “bên này”, cũng không còn là “bến” – “đò” hay “hoa” – “bướm” mà đã trở thành “anh” và “em”. Điều đó thể hiện một khát khao gắn kết mãnh liệt, muốn cùng người mình yêu thương sống trọn đời trọn kiếp để tạo nên một cái kết có hậu và đẹp đẽ của mối duyên quê, tình yêu chất phác, đậm đà. Nhà em có giầu nhà anh có cau, thôn Đoài nhớ thôn Đông thì dĩ nhiên cau thôn Đoài sẽ nhớ giầu thôn Đông rõ ràng. Câu cuối của bài thơ là một câu hỏi nhưng thực chất là một câu khẳng định. Qua câu khẳng định này mở ra một khát vọng về tình duyên đôi lứa. Điều này rất hợp lí bởi cái đích hướng tới của tương tư của tình yêu bao giờ cũng là một sự sum họp của lứa đôi. Điệp từ “nhớ” thể hiện tình cảm da diết, câu hỏi cuối bài như một lời băn khoăn, sầu tủi bởi lẽ “Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông” thì cau thôn đoài phải nhớ giầu thôn đông, vậy mà cau thôn Đoài lại nhớ giầu không đã ở thôn nào. Thành ra tình yêu chỉ còn là khát vọng, dường như vô vọng.
Tâm trạng tuơng tư hiện ra dưới ngòi bút của Nguyễn Bính là một tâm trạng phức hợp, có nhiều cảm xúc đan xen với những diễn biến không xuôi chiều: bên cạnh tình yêu, nỗi nhớ, niềm khao khát còn có cả sự giận hờn trách móc. Để diễn tả tâm trạng tương tư của con người, Nguyễn Bính đẫ tìm về điệu thơ dân tộc, sử dụng cả một hệ thống hình ảnh gần như đã trở thành ước lệ đối với nông thôn Việt Nam. Suốt bài thơ, chúng ta không khó để bắt gặp những hình ảnh đậm chất dân gian, đơn giản, mộc mạc mà có sức gợi tả, gợi cảm mạnh mẽ. Những hình ảnh ấy luôn song đôi với nhau: “thôn Đòai – thôn Đông”, “bến – đò”, “hoa – bướm”, “trầu – cau”,… và ngày càng tăng tiến trong việc thể hiện sự giao hòa, gắn kết với nhau phù hợp với việc miêu tả tâm trạng tương tư diễn biến phức tạp của chàng trai. Phát huy nhịp điệu trầm buồn, êm ái, mượt mà của thể lục bát, Nguyễn Bính đã tạo nên những dòng thơ lục bát rất hay, mang đậm phong cách thơ “ chân quê”. Tuy nhiên vì mang hơi thở của cái tôi Thơ Mới, lục bát của Nguyễn Bính nhiều khi phá vỡ tính cân xứng hài hoà của lục bát cổ, đặc biệt là về nhịp điệu. Lục bát trong thơ tình của ông vừa ngắt nhịp theo kiểu truyền thống vừa có những kiểu ngắt nhịp phá cách không tuân theo những quy tắc truyền thống mà tuân theo tần số dao động của tình cảm, tạo cho thơ lục bát của ông những dấu ấn riêng độc đáo khác với ca dao, đem lại những xúc cảm mới mẻ cho người đọc. Về ngôn ngữ, cũng như ngôn ngữ của thơ ca dân gian, ngôn ngữ trong thơ Nguyễn Bính không cầu kì khuôn sáo mà gần gũi, chân thành. Về việc sử dụng hình ảnh, Nguyễn Bính không phải là nhà thơ gây ấn tượng đối với người đọc bằng những hình ảnh mới lạ như những nhà Thơ Mới khác . Thơ ông là sự trở về với những hình ảnh gần gũi quen thuộc trong ca dao với những giàn giầu, hàng cau, làng xóm…nhưng điều đáng chú ý là Nguyễn Bính sử dụng hình ảnh chất liệu dân dã của ca dao nhưng ông đã thổi vào đó cái hồn của Thơ Mới.
Thông qua bài thơ “Tương tư” nhà thơ Nguyễn Bính đã diễn tả được những cung bậc của tâm trạng yêu đương và đó là những cung bậc muôn thuở của tình yêu. Bài thơ về nội dung chỉ là những cung bậc tương tư nhưng về mặt nghệ thuật là cả một công trình sáng tạo về mặt ngôn ngữ và hình ảnh. Cái đặc biệt nhất của sáng tạo hình ảnh trong bài thơ này là đưa ra những hình ảnh cặp đôi rất sáng tạo nhưng cũng rất hợp lí, nhờ thế những cung bậc tương tư được thể hiện một cách nhẹ nhàng uyển chuyển và rung động lòng người.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top