LSVMTG

LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI

1. Văn minh Ai Cập (Khoa học tự nhiên) – Trang 26

Trên cơ sở công cụ bằng đồn và nền kinh tế nông nghiệp cư dân Ai Cập cổ đại từ rất sớm đã sáng tạo nên một nền văn mih tinh thần vô cùng rực rỡ trong đó có các kiến thức khoa học tự nhiên. Khoa học tự nhiên ở Ai Cập cổ đại có hiều thành tựu, quan trọng nhất là về thiên văn, toán học, y học và các lĩnh vực khác như vật lý, hóa học.

Thiên văn:

Từ rất sớm, các nhà thiên văn học Ai Cập cổ đại đã quan sát bầu trời với những dụng cụ thô sơ và họ đã có những phát hiện rất quan trọng trong lĩnh vực này. Họ đã vẽ hình thiên thể lên trần các đền miếu, đã biết được 12 cung hoàng đạo, biết được các hành tinh như sao kim, sao hỏa, sao mộc, sao thổ.

Để đo thời gian , từ thời Cổ vương quốc người Ai Cập đã phát minh ra cái nhật khuê, nhưng dụng cụ này chỉ xem được thời gian ban ngày và khi đang có nắng. Đến thời vương triều XVII, người Ai Cập lại phát minh ra đồng hồ nước. Loại đồng hồ này đã khắc phục được nhược điểm của loại nhật khuê nói trên.

Thành tựu quan trọng nhất trong lĩnh vực thiên văn của người Ai Cập cổ đại là việc đặt ra lịch. Lịch Ai Cập được đặt ra dựa trên kết quả quan sát tinh tú và quy luật nước dâng của sông Nin. Một năm có 365 ngày được chia làm 12 tháng, mỗi tháng có 30 ngày, 5 ngày còn thừa để vào cuối năm để ăn tết. Một năm được chia làm 3 mùa, mỗi mùa có 4 tháng.

Như vậy, lịch của Ai Cập cổ đại là một thứ lịch được phát minh rất sớm và tương đối chính xác và thuận tiện.

Toán học:

Từ sớm người Ai Cập đã có khá nhiều hiểu biết đáng chú ý về toán học.

Đầu tiên là phép đếm, người Ai Cập cổ đại từ đầu đã biết dùng phép đếm lấy 10 làm cơ sở. Các chữ số được dùng chữ tượng hình để biểu thị nhưng vì chưa không có số 0 nên cách viết chữ số tương đối phức tạp.

Về các phép tính cơ bản, người Ai Cập đã biết phép cộng và phép trừ. Còn nhân chưa thì phải dùng phương pháp cộng trừ liên tiếp.

Đến thời Trung vương quốc, mầm mống của đại số học đã xuất hiện. Ẩn số x được gọi là aha nghĩa là "một đống". Họ đã biết được cấp số cộng, có lẽ cũng đã biết được cấp số nhân.

Về hình học, người Ai Cập đã biết tính diện tích hình tam giác, diện tích hình cầu, biết số pi = 3.16, biết tính thể tích hình tháp có đáy vuông. Họ đã biết vận dụng lượng giác học vào việc xây dựng Kim tự tháp.

Y học:

Do tục ướp xác thịnh hành, từ rất sớm, người Ai Cập đã hiểu tương đối rõ về cấu tạo cơ thể con người. Tình hình ấy tạo điều kiện cho y học có thể phát triển sớm.

Về nguyên nhân chủ yếu của bệnh tật, người Ai Cập lúc bấy giờ đã nhận thức rằng đó là do sự không bình thường của mạch máu. Từ thời trung vương quốc, người Ai Cập đã biết tầm quan trọng của óc và tim đối với sức khỏe. Họ cũng đã nhận biết được sự liên quan giữa tim và mạch máu.

Các tài liệu để lạ còn mô tả nhiều loại bệnh như bệnh đường ruột và dạ dày, bệnh đường hô hấp và bệnh ngoài da,...

Các tài liệu cũng ghi lại nhiều bài thuốc và phương pháp chữa bệnh. Ví dụ, để chữa bệnh đường ruột, người ta dùng phương pháp rửa ruột hoặc cho nôn mửa. Các thầy thuốc Ai Cập còn biết dùng phẫu thuật để chữa một số bệnh.

Việc chữa bệnh được chuyên môn hóa khá tỉ mỉ. Herodot cho biết ở Ai Cập : " Y học chia thành nhiều chuyên môn, mỗi thầy thuốc chỉ chữa một loại bệnh chứ không phải chữa rất nhiều bệnh."

Lĩnh vực khác như: Vật lí học, hoá học...

Có nhiều hiểu biết đáng kể. Không thể tưởng tượng được rằng trong việc thiết kế và xây dựng các Kim tự tháp mà cho đến nay vẫn rất bền vững lại thiếu những kiến thức về vật lý học nhất là về lực học.

Như vậy, nền văn minh Ai Cập cổ đại đã để lại cho nhân loại nhiều thành tựu tuyệt vời và có nhiều đóng góp trực tiếp đối với sự phát triển của nhiều lĩnh vực trong nền văn hóa thế giới

2. Văn minh A Rập (Đạo Hồi) - Trang 52

Nhà nước Arap mãi đến thế kỷ VII mới thành lập. Quá trình thành lập nước Arap gắn liền với quá trình thành lập đạo Hồi do Mohamet truyền bá.

Đạo Hồi tiếp gọi Arap là Ixlam có nghĩa là " phục tùng", về sau dân tộc Hồi ở Trung Quốc theo tôn giáo này nên ta quen gọi là đạo Hồi.

Đạo Hồi là một tôn giáo nhất thần tuyệt đối, Vị thần duy nhất mà đạo Hồi tôn thờ là chúa Ala, tín đồ đạo Hồi tin rằng ngoài chúa Ala không có vị thần nào khác. Mohamet là sứ giả của Ala và là tiên tri của tín đồ. Mohamet công nhận rằng ông là vị tiên tri cuối cùng vĩ đại nhất.

Đạo Hồi tiếp thu nhiều quan điểm của các tôn giáo khác, nhất là đạo Do Thái. Đạo hồi còn bắt chước một số nghi thức như: trước tri cầu nguyện phải rửa mặt và tay chân; khi cầu nguyện phải hướng về thánh địa Mecca và phải phủ phục trán chạm đất; cấm ăn thịt heo, thịt chó, thịt các con vật bị chết vì bệnh, thịt đã cũng thần và cấm uống rượu.

Đạo Hồi không thờ ảnh tượng vì họ quan niệm rằng Ala tỏa khắp mọi nơi. Trong thánh thất Hồi giáo chỉ trang trí bằng chữ Arap.

Về quan hệ gia đình, đạo Hồi thừa nhận chế đọ đa thê nhưng nhiều nhất là 4 vợ, không được cưới người theo đa thần giáo, cấm việc lấy nàng hầu. Riên Mohamet thì ngoại lệ: Ông có 10 vợ và 2 nàng hầu.

Kinh thánh đạo Hồi là kinh Coran, trong đó ghi lại những lời nối của Mohamet nhưng theo tín đồ Hồi giáo đó là những lời phán bảo của chúa Ala. Kinh Coran đề cập đến nhiều lĩnh vực. Đối với người Arap kinh Coran ngoài những nguyên tắc tôn giáo còn là một bản tổng hơp tri thức khoa học, mọi nguyên tắc pháp luật và đạo đức

Nghĩa vụ của tín đồ, đạo Hồi quy định:

Ø Thừa nhận chỉ có chúa Ala, còn Mohamet là sứ giả của Ala và là vị tiên tri cuối cùng.

Ø Hàng ngày phải cầu nguyện 5 lần 1 ngày vào sáng trưa chiều tối và đêm. Thứ 6 hàng tuần thì phải đến thánh thất làm lễ một lần.

Ø Mỗi năm đến tháng chay ramadan phải trai giới một tháng. Tháng ramadan, từ khi mặt trời mọc đến khi mặt trời lặn, tín đồ phải nhịn ăn, uống, hút thuốc và các ham muốn khác. Nhưng người già, người ốm, trẻ con, phụ nữ có thai, người đang cho con bú, người đi đường xa thì được miễn.

Ø Phải nộp thuế cho đạo. Số thuế này dùng để xây cất thánh thất, bù vào các khoản chi tiêu của chính quyền và bố thí cho người nghèo.

Ø Trong suốt đời người nếu có khả năng thì phải đi hành hương đến Caaba một lần.

Ngày nay đạo Hồi được truyền bá rộng rãi trên thế giới đã thành quốc giáo của 24 nước như Indonexia, Malaixia, Ai Cập, Libi,..... Ngoài ra, ở Việt Nam cũng có sự du nhập của đạo Hồi nhưng giới luật đạo Hồi ở VN không nghiêm ngặt bằng ở Arap bởi vì để phù hợp với luật pháp ở VN.

Tóm lại, " Hồi giáo là tin vào Ala và vị tiên tri của ngài, đọc những kinh cầu nguyện đã chỉ định, bố thí cho người nghèo, nhịn ăn trong tháng Ramadan và hành hương đến thánh địa Mecca. Cầu nguyện, bố thí, nhịn ăn, hành hương là 4 bổn phận của Hồi giáo. Thêm lòng tin vào chúa Ala và vị tiên tri nữa thành 5 cái trụ cột của Hồi giáo.

3. Văn minh Ấn Độ (Hinđu giáo) – Trang 87

Ấn Độ là nơi sản sinh ra rất hiều tôn giáo như Phật giáo, đạo Jain, đạo Sich và trong đó quan trọng nhất là đạo Balamon về sau là đạo Hindu.

Sau một thời gian hưng thịnh, đến khoảng thế kỷ VII, đạo Phật suy sụp ở Ấn Độ. Nhân tình hình đó đạo Balamon dần phục hưng lên, đến khoảng thế VIII, IX đạo Balamon bổ sung thêm nhiều yếu tố mới về đối tựng sùng bái, về kinh điển, về nghi thức tế lễ,... Từ đó đạo Balamon được gọi là đạo Hindu, trước đây ta hay gọi là Ấn Độ giáo.

Đối tượng sùng bái chủ yếu của đạo Hindu vẫn là ba thần Brama, Siva và Visnu.

Ø Thần Brama được thể hiện bằng 1 hình tượng có 4 đầu. Bốn tập kinh veda được phát ra từ 4 cái miệng của thần Brama.

Ø Thần Siva được thể hiện thành hình tượng có mắt thứ 3 ở trán, luôn cầm 1 cái đinh ba Siva thường cưỡi bò hoặc gồi trên tấm da hổ, có những con rắn hổ mang quấn quanh cổ. Thần Siva phá hoại những thứ thần Brama sáng tạo ra.

Ø Thần Visnu được quan niệm là đã giáng trần 9 lần. Trong 6 lần đầu tiên, xuất hiện dưới dạng các loại động vật như cá, lợn rừng,... Đến lần thứ 7, thần Visnu chính là Brama, nhân vật chính trong sử thi Ramayana. Lần thứ 8 thần Visnu giáng thế thành thần Krisma. Lần thứ 9, thần Visnu biến thành phật Thích Ca

Ngoài ra còn có các vị thần tiêu biểu khác như nữ thần Kali - vợ của thần Siva và thần Ganexa – con trai của thần. Các loài động vật như khỉ, bò, rắn, hổ, cá sấu, chim công, vẹt, chuột,... cũng là các thần đạo Hindu, trong đó được tôn sùng hơn cả là thần khỉ và thần bò.

Đạo Hindu chia thành 2 phái là phái thờ thần Visnu và phái thờ thần Siva. Mỗi sáng, tín đồ phái Visnu dùng son vẽ lên trán, còn tín đồ phái Siva thì bôi lên lông mày một vạch ngang bằng than phân bò cái hoặc đeo ở tay ở cổ cái linga. Tuy nhiên hai phái đó vẫn đoàn kết với nhau và có khi cùng cúng tế trong cùng một ngôi đền.

Đạo Hindu chú trọng thuyết luân hồi, cho rằng con người sau khi chết, linh hồn đầu thai nhiều lần. Mỗi lần đầu thai như vậy con người sẽ sung sướng hơn hay khổ cực hơn kiếp trước là phụ thuộc vào những việc làm ở kiếp trước tức là quả báo ( Karma ).

Về tục lệ, đạo Hindu coi trọng việc phân chia đẳng cấp. Đến thời kỳ này do sự phát triển của các ngành nghề, trên cơ sở 4 đẳng cấp cũ (varna) đã suất nhiều đẳng cấp nhỏ mới gọi là jati. Những đẳng cấp nhỏ này có sự phân biệt về địa vị xã hội rất khắt khe. Đạo Hindu khinh bỉ tầng lớp lao động nghèo khổ. Những người đó bị coi là những người ô uế, không thể tiếp xúc được. Đạo Hindu còn duy trì nhiều các tục lệ lạc hậu như tảo hôn, vợ góa phải hỏa táng theo chồng. Tuy nhiên ngày nay các tục lệ đó đã được bãi bỏ.

Kinh thánh của đạo Hindu ngoài các tập Veda và Upanisat còn có Mahabharata, Bhagavad Gita, Ramayana và Purana.

Trong suốt chiều dài lịch sử, từ thời kỳ đạo Phật thịnh hành, đạo Balamon – đạo Hindu là tôn giáo chủ yếu ở Ấn Độ. Tôn giáo này còn được truyền bá sang một số nước ở Đông Nam Á, đặc biệt là Campuchia. Ngày nay Ấn Độ có khoảng 84% tổng dân cư theo đạo Hindu. Ngoài Ấn Độ, đa dân số Nepan và đảo Bali ở Indonexia gần 20% dân. Bangladet và Xri Lanca vẫn theo đạo Hindu. Ở nước ta, một bộ phận đồng bào Chăm cũng là tín đồ của đạo này, nhưng đó là một thứ đạo Balamon – Hindu đã sử đổi nhiều

4. Văn minh Trung Quốc (Tứ đại phát minh) – Trang 122

Trung Quốc là một dân tộc chủ thể là dân tộc Hoa lập nên và tồn tại liên tục lâu dài trong lịch sử. Kể từ khi dựng nước về sau, nhân dân Trung Quốc đã sáng tạo ra một nền văn hóa vô cùng rực rỡ so với thế giới đương thời mà trong đó phải kể đến tứ đại phát minh của Trung Quốc. Thời Trung đại, Trung Quốc có 4 phát minh rất quan trọng đó là giấy, kỹ thuật in, thuốc súng và kim chỉ nam

Kỹ thuật làm giấy:

Đến thế kỷ II TCN, người Trung Quốc đã biết dùng xơ gai để chế tạo giấy. Trung Quốc còn phát hiện giấy được làm từ thời Tây Hán, tuy nhiên giấy còn xấu, khó viết, chỉ yếu dùng để gói.

Đến thời Đông Hán, năm 105, Thái Luân đã dùng vỏ cây, lưới cũ, giẻ rách,... làm nguyên liệu đồng thời cải tiến kỹ thuật do đó làm được loại giấy có chất lượng tốt. Từ đó giấy được dùng để viết một cách phổ biến. Thái Luân được tôn là ông tổ của nghề làm giấy.

Vào khoảng thế kỷ III kỹ thuật làm giấy được truyền sang VN, thế kỷ IV truyền sang Triều Tiên, thế kỷ V truyền sang Nhật Bản, thế kỷ VII truyền sang Ấn Độ. Giữa thế kỷ VIII, kỹ thuật làm giấy truyền sang Arap. Năm 1150 Arap lại truyền sang Tây Ban Nha, sau đó lan truyền qua Ý, Đức, Hà

Lan, Anh. Sau khi kỹ thuật lmf giấy được truyền bá rộng rãi , các chất liệu dùng để viết trước kia đều bị thay thế.

Kỹ thuật in:

Kĩ thuật in bắt nguồn từ việc khắc chữ trái lên các con dấu đã có trước từ đời Tần. Hiện nay chưa xác minh được kỹ thuật in ra đời từ bao giờ, nhưng điều chắc chắn là đến giữa thế kỷ VII kĩ thuật in đã xuất hiện.

Kĩ thuật in khi mới ra đời là in bằng ván khắc. Đây là một phát minh rất quan trọng giúp người ta có thể in nhiều bản trong một thời gian ngắn, công nghệ khắc in đơn giản, được sử dụng lâu dài. Tuy vậy cách in này vẫn chưa thuận tiện lắm vì nếu không cần in nữa thì ván khắc sẽ vô dụng.

Tập kỉ 40 của thế kỷ XI, Tất Thăng đã phát minh ra cách in chữ rời bằng đất sét nung. Phát minh của Tất Thăng là một tiến bộ nhảy vọt nhưng có một số nhược điểm như chữ hay mòn, không sắc nét, khó tô mực.

Từ thế kỉ XI, Thẩm Quát đã thay thế chữ gỗ cho chữ đất sét nung nhưng chưa có kết quả.

Đến thời Nguyên, Vương Trinh mới cải tiến thành công việc dùng con chũ rời bằng gỗ. Sau đó người ta dùng con chữ rời bằng thiếc đồn chì nhưng không được sử dụng rộng rãi.

Từ thời Đường, kĩ thuật in ván khắc của Trung Quốc đã truyền sang Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam... rồi sang châu Phi, châu Âu. Cuối thế kỉ XIV, Đức đã biết dùng phương pháp in ván khắc để in tranh ảnh tôn giáo, kinh thánh và sách ngữ pháp.

Thuốc súng:

Thuốc súng là một phát minh ngẫu nhiên của những người luyện đan thuộc phái Đạo gia.

Đầu thế kỉ X, thuốc súng được sử dụng làm vũ khí. Những vú khí này được gọi là tên lửa cầu lửa, pháo, đạn bay,....dùng để đốt doanh trại đối phương.

Đến thời Tống, vũ khí làm bằng thuốc súng không ngừng được cải tiến. Quân Tống đã chế tạo được 1 loại vũ khí gọi là "Chấn thiên lôi".

Năm 1132, Trung Quốc phát minh ra một loại vũ khí gọi là "hỏa thương"

Vào thế kỉ XIII, Mông Cổ học tập được cách làm thuốc súng của người Trung Quốc. Sau đó truyền thuốc súng sang Arap. Người Arap lại truyền thuốc súng và súng vào châu Âu qua con đường Tây Ban Nha.

Kim chỉ nam:

Từ thế kỉ II TCN, người Trung Quốc đã biết được từ tính và tính chỉ hướng của đá nam châm. Lúc bấy giờ Trung Quốc phát minh ra một dụng cụ chỉ hướng gội là "tư nam". Tư nam chính là tổ tiên của kim chỉ nam. Tuy nhiên có nhiều nhược điểm như khó mài, nặng, lực ma sát lớn, chỉ hướng không chính xác,... nên chưa được áp dụng rộng rãi.

Đến đời Tống, các thầy phong thủy đã làm ra kim chỉ nam nhân tạo. La bàn lúc đầu còn rất thô sơ: xâu kim nam châm qua cọng rơm sợi bấc đèn rồi thả nổi trên bát nước gọi là "thủy la bàn". La bàn được sử dụng để xam hướng đất và trong việc đi biển.

Khoảng nửa thế kỉ XII, la bàn truyền sang Arap rồi sang châu Âu. Người châu Âu cải tiến thành la bàn khô. Nửa sau thế kỉ XVI, la bàn khô lại truyền trở lại Trung Quốc.

5. Văn minh Hy – La (Khoa học tự nhiên) – Trang 218

Nền văn minh Hy – La phát triển rất toàn diện và mỗi mặt điều có những thành tựu rực rỡ, trong đó phải kể đến thành tựu của lĩnh vực khoa học tự nhiên. Về khoa học tự nhiên, Hy Lạp cổ đại có những cống hiến quan trọng về mặt toán học, thiên văn học, vật lý và y học,....Những thành tựu ấy gắn liền với tên tuổi nhiều nhà kkhoa học nỏi tiếng như Talet, Pitago, Ơclit, Áscimet,....

Talet:

Phát minh quan trọng nhất của Talet là tỉ lệ thức. Dựa vào công thức ấy ông đã tính được chiều cao của Kim tự tháp bằng cách đo bóng của nó. Talet còn là một nhà thiên văn học. Ông đã tính được ngày nhật thực. Tuy nhiên ông đã nhận thức sai về trái đất, vì ông cho rằng trái đất nổi trên nước, vòm trời là hình bán trụ úp lên mặt đất.

Pitago:

Dựa vào sự tiếp nhận thành tựu về toán học ở nhiều nước phương Đông, ông đã phát triển thành định lý mang tên ông về quan hệ giữa ba cạnh của tam giác vuông. Ông còn phân biệt được số chẵn, số lẻ, và số không chia hết. Về thiên văn học, ông đã nhận thức được quả đất hình cầu và chuyển động theo quỹ đạo nhất định.

Ơclit:

Ông soạn thành sách toán học sơ đẳng, đó là cơ sở của môn hình học, trong đó chứa đựng tiên đề Ơclit nổi tiếng.

Acsimet:

Về toán học, ông đã tính được số pi chính xác sớm nhất trong lịch sử phương Tây. Ông còn tìm được cách tính thể tích và diện tích toàn phần của nhiều hình khối.

Về vật lý học, phát minh quan trọng nhất của Acsimet là về mặt lực học, trong đó đặc biệt nhất là nguyên lý đòn bẩy. Ông cũng đã phát minh ra một nguyên lý quan trọng về thủy lực học.

Dựa vào các phát minh trên, Acsimet dã chế tạo ra máy ném đá để đánh quân La Mã, máy phóng gỗ để bắn thuyền quân địch. Ông còn sử dụng gương 6 mặt để đốt thuyền địch. Hệ thống đòn bẩy được sử dụng để hạ thủy những con thuyền lớn ba tầng. Ông còn phát minh ra máy bơm nước để hút nước ra khỏi thuyền khi thuyền bị thủng.

Arixtac:

Ông là người đầu tiên nêu ra hệ thống thuyết mặt trời. Ông đã tính toán khá chính xác về thể tích mặt trời, quả đất, mặt trâng và khoảng cách giữa các thiên thể ấy.

Ý kiến quan trọng nhất của ông là không phải là mặt trời quay xung quanh trái đất mà là trái đất tự quay xung quanh trục của nó và quay xung quanh mặt trời. Nhưng lúc bấy giờ ý kiến của ông không được công nhận.

Eratoxten:

Ông là một nhà khoa học giỏi về nhiều lĩnh vực: thiên văn học, toán học, vật lý hoc, ngôn ngữ học, sử học, địa lý học. Ông phụ trách thư viện Alechxangdri. Thành tích khoa học nổi bật nhất của ông là đã tính được độ dài của vòn kinh tuyến trái đất là 39.700 km, và tính được góc tạo nên bởi hoàng đạo và xích đạo.

Clot Ptoleme:

Ông là một nhà thiên văn học, toán học, địa lý học. Ông dã soạn ra bộ sách "tổng hợp – kết cấu toán học" trong đó ông cũng cho rằng trái đất là hình cầu, tuy nhiên ông lại cho rằng trái đất là tâm của vũ trụ. Ông còn soạn sách "địa lý học" gồm 8 chương, trong sách này ông đã vẽ bản đồ thế giới, thời bấy giờ bản đồ này được xem là rất chính xác.

Hipocrat:

Ông được tôn là thủy tổ của y học phương Tây. Ông đã giải phóng y học ra khỏi mê tín dị đoan, cho rằng bệnh tật do ngoại cảnh gây nên,vì vậy phải dùng các biện pháp như cho uống thuốc hoặc mổ xẻ để chữa trị.

Tóm lại, cách đay trên dưới 2.000 năm, nền khoa học của Hy Lạp, La Mã cổ đại có những thành tựu rất to lớn, thành tựu ấy đã đặt cơ sở cho sự phát triển huy hoàng của nền khoa học thời cận hiện đại.

6. Văn minh Tây Âu (Tây Âu thời phục hưng) – Trang 270

Từ thế kỷ XIV, ở Ý bắt đầu xuất hiện một phong trào văn hóa mới, rồi đến nửa sau thế kỷ XV, phong trào ấy lan sang các nước Tây Âu như Pháp, Anh, Tây Ban Nha, Đức, Needecan và được gọi là phong trào phục hưng.

Do Ý có điều kiện thuận lợi về địa lý, quan hệ tư bản chủ nghĩa ở đây ra đời sớm nhất. Từ thế kỉ XIV, miền Bắc Ý đã có nhiều thành phố phồn thịnh và đã lập thành những nước cộng hoà thành thị như: Phirenxê, Vênêxia, Giênôva...phát triển cả về công nghiệp và thương nghiệp.

Ý vốn là quê hương của nền văn minh La Mã cổ đại, do đó, ở đây còn giữ lại được nhiều di sản văn hoá về các mặt kiến trúc, điêu khắc, văn học...Các văn nghệ sĩ Ý đã kế thừa được truyền thống văn hoá rự rỡ của đất nước mình. Khi kinh tế xã hội phát triển, họ có cơ hội làm sống lại và phát triển những thành tựu văn hoá ấy.

Do kinh tế phát triển, trong các nước cộng hoà, thành thị ở Ý đã xuất hiện một tầng lớp giàu có. Họ xây dựng nhiều lâu đài được trang trí bằng những tác phẩm nghệ thuật có có giá trị để phô trương cho sự giàu sang của mình. Điều này đã khuyến khích sự sáng tạo nghệ thuật của các nghệ sĩ mà trước hết là hoạ sĩ và các nhà điêu khắc...

Nội dung tư tưởng:

· Lên án, đả kích, châm biếm sự tàn bạo dốt nát, giả nhân giả nghĩa của các giáo sĩ từ giáo hoàng đến các tu sĩ và của giai cấp quý tộc phong kiến.

Ø Rabơle mượn các loài chim ở đảo Xonnangto để ám chỉ giáo hoàng (chim chúa papơgô), hồng y giáo chủ (chim lông đỏ) giáo sĩ và tu sĩ (chim lông đe tuyền hoặc có khoang trắng) và lên án tập đoàn ấy chỉ biết hót và ăn cho béo.

· Chống lại quan niệm của giáo hội về con người và cuộc sống trần gian

Ø Để chống lại quan niệm của giáo hội chỉ chú trọng thần linh và thế giới bên kia, côi nhẹ con người, đề xướng chủ nghĩa khổ hạnh, bóp chết tình cảm, kìm hãm tư tưởng và lí trí con người, các nhà nhân văn chủ nghĩa thời phục hưng hết sức đề cao con người cho con người là "vàng ngọc của vũ trụ", là một công trình tuyệt mĩ..., "trong hành động giống như thiên thần, về trí tuệ ngang tài thượng đế! Thật là vẻ đẹp của thế gian, kiểu mẫu của muôn loài!" (Sếchxpia)

· Chống những quan điểm phản khoa học và chủ nghĩa duy tâm

Ø Đây chủ yếu là cống hiến của các nhà triết học và khoa học. Các phát hiện của các nhà thiên văn học như Copecnich, Bruno, Galile,... đã đánh đổ hoàn toàn quan niệm sai lầm của giáo hội về vũ trụ đã ngự trị lâu đời ở châu Âu. Galile phát hiện ra rằng thiên hà là do vô số vì sao tạo nên và như vậy là không phải do chúa trời sáng tạo ra để chiếu sáng cho mặt đất.

· Đề cao tinh thần dân tộc, tình yêu đối với tổ quốc và tiếng nói của nước mình

Ø Rôngxa , nhà thơ Pháp nói: "Vì tiếng mẹ đẻ là của anh, anh lại phải cần biết nó một cách chu đáo sâu sắc hơn nữa...Ai là người rời bỏ tiếng cổ Hy Lạp, La Mã để tôn kính tiếng mẹ đẻ của mình, những người ấy là những con người tốt, là những công dân biết ơn Tổ quốc, là những người xứng đáng được đúc tượng và tặng hoa, tên tuổi và công đức được đời đời ghi nhớ."

Ý nghĩa:

Văn hoá thời phục hưng đã đánh bại hệ tư tưởng lỗi thời của phong kiến và giáo hội Thiên chúa, do đó đã giải phóng tư tưởng tình cảm con người khỏi mọi sự kìm hãm và trói buộc của giáo hội. Từ đó chủ nghĩa nhân văn với các nội dung nhân quyền, nhân tính, cá tính ngày càng giữ vai trò chi phối không những về văn học nghệ thuật mà cả trong mội lĩnh vựa của đời sống xã hội.

Sau 1000 năm chìm đắm, phong trào văn hóa phục hưng là một bước tiến diệu kỳ trong lịch sử văn minh ở Tây Âu. Các nhà văn nghệ sĩ, các nhà khoa học, triết học đã đóng góp tài năng của mình vào trong phong trào văn hóa đó bằng những tác phẩm và công trình bất hủ, do đó đã làm phong phú thêm kho tàng văn hóa của nhân loại. Hơn nữa những công trình văn hóa đó về nhiều mặt là chuẩn mực, là sự mở đầu cho đời sau noi theo chẳng hạn như việc khai thác đề tài trong đời sống hiện thực, chú ý đến vẻ đẹp của con người nhất là vẻ đẹp của phụ nữ trên lĩnh vực văn học nghệ thuật, hoặc như cách phát minh ra cách vẽ tranh sơn dầu, luật viễn cận, luật sáng tối trên lĩnh vực hội họa, hoặc nhuwngc quan điểm mới về thiên văn học, những phát minh về y học,...Như vậy phong trào văn hóa phục hưng đã đặt ra cơ sở và mở đường cho sự phát triển của văn hóa Tây Âu trong những thế kỷ tới.

7. Văn minh công nghiệp (những kết quả của công cuộc phát kiến địa lý) – Trang 304

Do nhu cầu mở rộng hoạt đọng thương mại và nhờ vào những tiến bộ của kỹ thuật hàng hải, từ cuối thế kỉ XV, nhiều nhà thám hiểm châu Âu đã tìm ra những con đường biển đi sang phương Đông – nơi họ hi vọng sẽ kiếm được nhiều vàng bạc và của cải.

Có thể kể đến ba phát kiến địa lý lớn sau đây:

· Cuộc hành trình của Vaxcô đơ Gama men theo bờ biển châu Phi đến điểm cực Nam rồi vượt qua Ấn Độ Dương, cập bến Ấn Độ. Những chuyến đi tiếp theo về phía Đông đã đến các quần đảo Đông Nam Á rồi đi vào biển Đông, tới các cảng Trung Hoa và Nhật Bản.

· Những chuyến vượt Đại Tây Dương của Crixtop Colong và Vexpuxo Amerigo đã phát hiện ra lục địa châu Mỹ, khi đó được gọi là Tân thế giới hoặc nhầm lẫn là Tây Ấn Độ.

· Cuộc thám hiểm của Magielang chẳng những đã đến châu Mỹ mà còn vượt qua Thái Bình Dương để tới quần đảo vùng Đông Nam Á, được đặt tên là Philippin. Từ đây, đoàn thủy thủ trở về châu Âu theo đường đi của Vaxco do Gama khki trước.

Những cuộc thám hiểm đó đã để lại những thành tựu to lớn, có ý nghĩa trọng đại ttrong lịch sử loài người.

· Thứ nhất, đã tìm ra các lục địa mới là châu Mỹ, một đại dương mà người Âu chưa biết, được đặt tên là Thái Bình Dương, mở ra những con đường biển đến các châu lục, thúc đẩy công cuộc thám hiểm và kiếm tìm các vùng đất mới.

· Thứ hai, thúc đẩy giao lưu kinh tế và văn hóa, tạo điều kiện cho sự tiếp xúc giữa các nền văn minh trên thế giới. Cuộc hành trình vòng quanh thế giới đã bác bỏ những lý lẽ sai trái của giáo hội và khẳng định giả thuyết về trái đất hình cầu là hoàn toàn đúng đắn. Những cuộc đi lại của các thương nhân, các nhà truyền giáo, dân di thực,... đã tạo nên sự tiếp xúc giữa các nền văn minh giữa các châu lục. Người châu Âu tiếp nhận văn minh truyền thống của phương Đông. Người châu Á, châu Phi tiếp nhận trình độ công nghệ cao của châu Âu....

· Thứ ba, các tôn giáo được truyền bá rộng rãi trên các nước, đặc biệt là sự lan truyền của đạo Ki Tô.

· Thứ tư, hoạt động thương mại nhộn nhịp, nhiều thành phố và trung tâm xuất hiện. Việc buôn bán được mở rộng trên phạm vi thế giới. Dần hình thành các đường thương mại nối liền châu Âu – châu Phi - Châu Á, và tạo nên tam giác mậu dịch Đại Tây Dương giữa châu Âu, châu Phi và châu Mỹ. Hoạt động giao lưu kinh tế giữa các quốc gia, các khu vực được đẩy mạnh.

· Thứ năm, có nhiều cống hiến lớn cho các ngành địa lý, thiên văn, hàng hải, từ đó mở ra nhiều lĩnh vực nghiên cứu mới trong các ngành khoa học như dân tộc học, địa chất học, sinh học....

· Thứ sáu, tăng cường giao lưu văn hoá giữa cư dân các châu lục, các dân tộc: trao đổi giống cây( thuốc lá, chè, khoai tây,...), kỹ thuât sản xuất (nông nghiệp, thủ công nghiệp,...), các hình thức sinh hoạt văn hoá (lễ hội, phong tục, các điệu múa,...),...

· Thứ bảy, ngôn ngữ châu Âu được sử dụng trong các thuộc địa như: tiếng Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha...

· Thứ tám, thị trường buôn bán được mở rộng trên phạm vi thế giới. Thương nhân châu Âu chuyên chở hàng hóa công nghiệp (len, dạ, rượu vang, mĩ phẩm,...) sang bán ở thị trường châu Á, châu Phi,... và mua từ nhũng nơi đó sản phẩm địa phương (gạo, bông, thuốc lá,...) chở về châu Âu.

· Thứ chín, thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển là tiền đề ra đời của chủ nghĩa tư bản

Bên cạnh đó các cuộc phát kiến địa lý cũng để lại một số hạn chế như sau:

· Thứ nhất, xuất hiện nạn buôn bán nô lệ da đen và chế độ thực dân tàn bạo.

Ø Người châu Phi trở thành món hành bị đem bán ở châu Mỹ và là nguồn lao động quan trọng trong ác đồn điền, hầm mỏ và công trường ở châu Mỹ. Các đoàn thám hiểm biến nơi vừa phát hiện thành thuộc địa để khai thác và bóc lột và thiết lập chế độ thực dân.

· Thứ hai, xuất hiện các cuộc chiến xâm lược chiếm thuộc địa.

Ø Do sự tranh giành thuộc địa của các nước châu Âu.

Các quốc gia châu Âu nói rằng họ khai sáng văn minh cho những xứ sở lạc hậu nhưng thực ra chỉ là tạo những phương tiện thuận lợi cho sự bóc lột và cai trị của chúng. Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận các thành tựu mà họ đem lại cho các đất nước, khu vực đó.

Nhìn chung, các nhà thám hiểm đã đóng góp rất lớn về sự phát triển nền văn minh nhân loại.

8. Văn minh thế giới nửa sau thế kỷ XX (cuộc cách mạng khoa học - thuật)

Trong nửa thế kỉ XX, nhân loại trải qua cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ 2 được bắt đầu từ những năm 40. Với quy mô to lớn, nội dung sâu sắc toàn diện, nhịp điệu vô cùng nhanh chóng, cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật đã đưa lại nhiều thành tựu và thay đổi vô cùng to lớn trên mọi mặt của đời sống nhân loại. Nền văn minh thế giới đã có những bước nhảy vọt chưa từng thấy.

Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật diễn ra là do những đòi hỏi của cuộc sống, của sản xuất nhằm đáp ứng những nhu cầu ngày càng cao của con người, nhất là trong tình hình bùng nổ dân số thế giới và sự vơi cạn của các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại ngày nay có nội dung phong phú và rộng lớn. Chủ yếu là tự động hóa cao độ bằng cách sử dụng rộng rãi máy tính điện tử, hiện đại hóa kĩ thuật và sản xuất trên cơ sở những phát minh khoa học mới nhất, sử dụng những nguồn năng lượng mới, những vật liệu mới, những công cụ sản xuất mới, tấn công vào lòng đại dương, đi sâu vào lòng đất, nghiên cứu bí mật của sự sống, nghiên cứu thế giới vô cùng nhỏ bé của hạt nhân, đồng thời thám hiểm vũ trụ bao la.

Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật ngày nay là khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Mọi phát minh về kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiêm cứu khoa học. Khoa học gắn liền với kĩ thuật, khoa học mở đường cho sản xuất. Khoa học đã trực tiếp tham gia vào sản xuất, trở thành nguồn gốc chính của những tiến bộ kĩ thuật và công nghiệp ngày nay. Một đặc điểm khác là thời gian từ phát minh khoa học đến ứng dụng vào sản xuất ngày càng rút ngắn và hiệu quả kinh tế ngày càng cao của các công tác nghiên cứu khoa học

Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuât hiện đại từ những năm 40 đến đầu những năm 70 có những đặc trưng cơ bản sau:

· Sự phát triển của ngành năng lượng mới

· Những vật liệu mới cho phép đổi mới và chế tạo những máy móc mới, trong đó có các tên lửa cực mạnh mở ra kỉ nguyên chinh phục vũ trụ.

· Cách mạng sinh học

· Máy tính có thể làm từ hàng triệu đến vài tỉ phép tính trong một giây.

Khoảng giữa những năm 70 bắt đầu có những đặc điểm mới như sau:

Cuộc cách mạng chủ yếu về công nghệ với sự ra đời của máy tính điện tử mới, được sử dụng trong mọi hoạt động kinh tế và đời sống xã hội, về vật liệu mới, về những dạng năng lượng mới và công nghệ sinh học, về phát triển tin học. Việc áp dụng công nghệ hoàn toàn mới đã thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển sản xuất. Trong giai đoạn này , cách mạng tin học, máy tính thay thế nhiều chức năng cảu lao động trí óc.

Cuộc cách mạng công nghệ trở thành cốt lõi của cách mạng khoa học – kĩ thuật và đã thu được nhiều thành tựu kì diệu. Công nghệ làm tăng khả năng cơ bắp và trí tuệ của con người, làm cho thiên nhiên có ích cho cộng đồng, cuộc sống trở nên dễ chịu. Vì vậy, công nghệ được coi là chìa khóa cho sự phát triển kinh tế, tạo lập một xã hội phồn vinh.

Công nghệ được thể hiện trong 4 thành phần: phần thiết bị, phần con người, phần thông tin và phần quản lí – tổ chức.

Do đó công nghệ phải chứa đựng hàm lượng về trí tuệ, thông minh, cải tiến để đem lại hiệu quả cao trong cuộc sống.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #1x1