ĐLCMĐCSVN
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Câu 1: Nội dung, ý nghĩa Cương lĩnh Chính trị đầu tiên của Đảng (2/1930):
*Nội dung: Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đã thông qua: Chánh cương vắn tắt của Đảng và Sách lược vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo. Các văn kiện đó hợp thành Cương lĩnh chính trị đầu tiên của ĐCS Việt Nam - Cương lĩnh HCM.
Cương lĩnh xác định các vấn đề cơ bản của CMVN:
- Phương hướng chiến lược của CMVN:
"Làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng (chống phong kiến, ruộng đất) để đi tới Xã hội Cộng sản". Đường lối cơ bản của cách mạng Việt Nam được phản ánh trong Cương lĩnh đã thể hiện tư tưởng độc lập gắn liền với CNXH. Việc xác định đúng đắn phương hướng, con đường của cách mạng Việt Nam ngay từ đầu có ý nghĩa hết sức quan trọng. Đó là ngọn cờ tập hợp lực lượng cách mạng, là cơ sở để giải quyết đúng đắn các vấn đề cơ bản của CMVN.
- Nhiệm vụ của cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng:
+ Về chính trị:
• Đánh đổ để quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến.
• Làm cho nước VN được hoàn toàn độc lập.
• Lập ra chính phủ công nông binh.
• Tổ chức quân đội công nông.
+ Về kinh tế
*Tịch thu toàn bộ sản nghiệp lớn của tư bản đế quốc chủ nghĩa Pháp để giao cho chính phủ công nông binh quản lí
*Tịch thu toàn bộ ruộng đất của bọn đế quốc chủ nghĩa làm của công chia cho dân nghèo.
• Bỏ sưu thuế cho dân cày nghèo.
• Mở mang Công nghiệp và Nông nghiệp.
• Thi hành luật làm ngày 8h.
+ Về văn hóa - xã hội:
• Dân chúng được tự do tổ chức.
• Nam nữ bình quyền.
• Phổ thông giáo dục theo công nông hóa.
+ Về lực lượng cách mạng: Đảng chủ trương tập hợp đại bộ phận giai cấp công nhân, nông dân và phải dựa vào hạng dân cày nghèo làm cách mạng ruộng đất; lôi kéo tiểu tư sản, trí thức, trung nông... đi vào phe vô sản giai cấp; đối với phú nông, trung tiểu địa chủ và tư bản An Nam mà chưa rõ mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng, ít lâu mới làm cho họ trung lập. Bộ phận nào đã ra mặt phản cách mạng thì phải đánh đổ, ví dụ như Đảng Lập hiến.
+ Về giai cấp lãnh đạo và vai trò của Đảng:
• Giai cấp công nhân là lực lượng lãnh đạo CMVN thông qua Đảng Cộng sản của nó, của giai cấp vô sản, phải thu phục cho được đại bộ phận giai cấp mình, phải làm cho giai cấp mình lãnh đạo được dân chúng.
• Trong khi liên lạc với các giai cấp, phải rất cẩn thận, không khi nào nhượng bộ một chút lợi ích của công - nông mà đi vào con đường thỏa hiệp.
+ Về quan hệ quốc tế: CMVN là 1 bộ phận khắng khít với cách mạng thế giới, vì vậy phải đoàn kết cách mạng thế giới, đặc biệt là cách mạng Pháp.
+ Về phương pháp cách mạng: Đánh đổ đế quốc phong kiến, giành chính quyền,.. bằng phương pháp bạo lực cách mạng, bằng sức mạnh mọi mặt của quần chúng, không phải bằng con đường cải lương, thỏa hiệp.
* Ý nghĩa:
- Đây là Cương lĩnh cách mạng giải phóng dân tộc đúng đắn, sáng tạo, phù hợp với xu thế thời đại và đáp ứng yêu cầu của CMVN.
- Bản cương lĩnh đã giải quyết tốt mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp, mối quan hệ giữa dân tộc và nhân loại.
- Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là tư tưởng cốt lõi của Cương lĩnh.
- Thực tiễn 90 năm qua đã chứng minh giá trị của bản Cương lĩnh đầu tiên này.
Câu 2: Sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược Cách mạng Đảng qua các hội nghị VI, VII, VIII Khóa I:
*Hoàn cảnh lịch sử:
- Tình hình thế giới:
+ 1/9/1939, phát xít Đức tấn công Ba Lan, chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ mà lôi cuốn tất cả các nước tham gia trong đó có Việt Nam
+ 6/1940, Đức tấn công Pháp. Chính phủ Pháp đầu hàng Đức.
+ 6/1941, phát xít Đức tấn công Liên Xô, Liên Xô tham chiến. Tính chất chiến tranh đế quốc chuyển thành chiến tranh giữa các lực lượng dân chủ do Liên Xô làm trụ cột với các lực lượng phát xít do Đức cầm đầu (chiến tranh phi nghĩa à chiến tranh chính nghĩa).
- Tình hình trong nước:
+ 9/1940, phát xít Nhật tiến vào Lạng Sơn và Hải Phòng. Pháp và Nhật cấu kết khiến nhân dân ta chịu cảnh "một cổ hai tròng", bị áp bức, bóc lột.
+ Nhiều cuộc khởi nghĩa vũ trang nổ ra nhưng đều thất bại: Bắc Sơn (9/1940), Nam Kỳ (11/1940), Đô Lương (1/1941).
+ 28/1/1941, Nguyễn Ái Quốc về nước, trực tiếp lãnh đạo CMVN.
*Chủ trương của Đảng:
- Thể hiện qua 3 Hội nghị Trung ương: Kể từ khi chiến tranh thế giới thứ II bùng nổ, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã họp:
+ Hội nghị lần VI (11/1939): Mở đầu cho sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược.
+ Hội nghị lần VII (11/1940): Phát triển sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng của Đảng.
+ Hội nghị lần VIII (5/1941): Hoàn chỉnh sự chuyển hướng.
- Nội dung:
+ Xác định kẻ thù: phát xít Nhật – Pháp.
+ Nhiệm vụ cách mạng: (2)
• Đưa nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, đây là sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược: Ban chấp hành Trung ương nêu rõ mâu thuẫn chủ yếu ở nước ta phải giải quyết cấp bách là mâu thuẫn giữa dân tộc ta với bọn đế quốc, phát xít Pháp-Nhật.
• Để tập trung cho nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng lúc này, ban chấp hành quyết định tạm gác khẩu hiệu "cách mạng ruộng đất" thay bằng các khẩu hiệu "chống địa tô cao", "chống cho vay nặng lãi".
+ Lực lượng toàn dân tộc: Được tập hợp trong Mặt trận Việt Minh và các hội cứu nước. Để tập hợp lực lượng cách mạng đông đảo trong cả nước, ban chấp hành Trung ương quyết định thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập - đồng minh; gọi tắt là Việt Minh thay cho Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương... để vận động, thu hút mọi người dân yêu nước không phân biệt thành phần, lứa tuổi, đoàn kết bên nhau để cứu Tổ quốc, cứu giống nòi.
+ Phương pháp cách mạng: Khởi nghĩa vũ trang là nhiệm vụ trung tâm của thời kỳ này.
Cần phải ra sức phát triển lực lượng cách mạng, bao gồm lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang, xúc tiến xây dựng căn cứ địa cách mạng. Ban chấp hành Trung ương chỉ rõ: "chuẩn bị khởi nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của Đảng ta và nhân dân ta trong giai đoạn hiện tại", quyết định duy trì lực lượng vũ trang Bắc Sơn + chủ trương thành lập những đội du kích hoạt động phân tán, dùng hình thức vũ trang vừa chiến đấu chống địch, bảo vệ nhân dân; vừa phát triển cơ sở cách mạng, thành lập khu căn cứ trung tâm ở Vũ Nhai và Bắc Sơn.
+ Đặc biệt, Đảng coi trọng công tác xây dựng Đảng và đội ngũ cán bộ Đảng viên.
*Ý nghĩa:
- Đảng đã đề ra và hoàn chỉnh sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng, đó là việc đưa nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
- Giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, tập hợp người dân yêu nước trong Mặt trận Việt minh, xây dựng được lực lượng chính trị của quần chúng.
- Chủ trương là ngọn cờ dẫn đường cho nhân dân ta tiến lên giành thắng lợi trong sự nghiệp giành lại độc lập dân tộc và tự do cho nhân dân.
- Thực hiện theo chủ trương của Đảng từ năm 1940 à 1945 lực lượng cách mạng đã phát triển rộng khắp, chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa.
Câu 3: Hoàn cảnh, nội dung và ý nghĩa Chính cương của Đảng Lao động Việt Nam 2/1951:
* Hoàn cảnh: Đến đầu năm 1951, tình hình trong nước và thế giới đã có những chuyển biến quan trọng có lợi cho cuộc kháng chiến.
Thuận lợi:
+ Hệ thống XHCN thế giới đã hình thành.
+ Liên Xô lớn mạnh về mọi mặt.
+ Các nước XHCN ở châu Âu, bước vào công cuộc xây dựng cơ sở vật chất cho CNXH.
+ Nước CHND Trung Hoa ra đời (10/1949) làm thay đổi so sánh lực lượng cho hòa bình và phong trào cách mạng.
+ Ở trong nước nhân dân ta đã giành được nhiều thắng lợi to lớn (Việt Bắc năm 1947, Biên giới năm 1950,...); nước ta được các nước XHCN công nhận và đặt quan hệ ngoại giao.
Khó khăn:
+ Đế quốc Mỹ tăng cường giúp đỡ Pháp và can thiệp trực tiếp vào chiến tranh Đông Dương.
+ Đế quốc Mỹ có tiềm lực kinh tế, quân sự hùng mạnh, âm mưu làm bá chủ thế giới và các chiến lược toàn cầu phản cách mạng.
Trước yêu cầu đó, từ tháng 2/1951, tại Đại hội lần thứ II, Đảng đã ra Nghị quyết tách Đảng Cộng sản Đông Dương, ở Việt Nam Đảng lấy tên là Đảng Lao động Việt Nam đề ra đường lối cách mạng trong Chính cương của Đảng.
*Nội dung cơ bản:
- Tính chất xã hội: Bao gồm 3 tính chất :
+ Tính dân chủ nhân dân
+ Một phần thuộc địa
+ Nửa phong kiến
Ba tính chất này luôn mâu thuẫn với nhau nhưng mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn giữa tính dân chủ nhân dân với một phần thuộc địa.
- Đối tượng cách mạng: CMVN có 2 đối tượng:
+ Đối tượng chính: là chủ nghĩa đế quốc xâm lược, cụ thể là thực dân Pháp và can thiệp Mỹ.
+ Đối tượng phụ: là phong kiến, cụ thể là bọn phong kiến phản động.
- Nhiệm vụ cách mạng:
• Nhiệm vụ quan trọng nhất lúc này là: đánh đuổi bọn đế quốc xâm lược (thực dân Pháp và can thiệp Mỹ); hoàn thành giải phóng dân tộc.
• Xóa bỏ những tàn dư của chế độ phong kiến và nửa phong kiến, phát triển chế độ dân chủ nhân dân.
• Gây cơ sở, mầm mống cho CNXH.
Ba nhiệm vụ trên có mối quan hệ khăng khít với nhau. Trong đó, nhiệm vụ chống Pháp và can thiệp Mỹ là quan trọng nhất.
- Động lực giai cấp lao động:
• Lực lượng cách mạng là nhân dân gồm: công nhân, nông dân, trí thức, tiểu tư sản, tiếu tư sản yêu nước, địa chủ yêu nước.
• Nền tảng của nhân dân là liên minh công - nông - trí thức.
• Giai cấp lãnh đạo cách mạng là giai cấp công nhân.
- Đặc điểm cách mạng: Giải quyết những nhiệm vụ cơ bản và sắp xếp lực lượng như trên, CMVN trong giai đoạn này là cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân – cách mạng tư sản kiểu mới.
- Triển vọng của cách mạng: Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Việt Nam do Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo nhất định sẽ thắng lợi, nước ta nhất định đi lên CNXH.
- Chính sách của Đảng: Đảng đề ra 15 chính sách đối nội và đối ngoại nhằm đẩy mạnh kháng chiến đến thắng lợi và đặt cơ sở kiến thiết quốc gia.
- Quan hệ quốc tế: VN đứng về phe hòa bình và dân chủ, phải tranh thủ sự giúp đỡ của các nước XHCN và nhân dân thế giới, đặc biệt của Trung Quốc, Liên Xô. Thực hiện đoàn kết Việt - Trung - Xô và đoàn kết Việt – Miên – Lào.
* Ý nghĩa: (Giá trị)
- Chính cương đã kịp thời bổ sung đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp và hoàn chỉnh đường lối cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đã được đề ra từ những năm 1930.
- Chính cương là cơ sở để đẩy nhanh cuộc kháng chiến chống Pháp đến thắng lợi hoàn toàn với đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954) và kí kết hiệp định Giơ – ne – vơ (21/7/1954).
- Đường lối cách mạng nêu trên đánh dấu bước trưởng thành của Đảng trong việc nhận thức quy luật vận động của cách mạng ở Đông Dương.
- Giải đáp những vấn đề đặt ra cho cách mạng trong bối cảnh mới của dân tộc và thời đại.
Câu 4: Đặc điểm nước ta sau tháng 7/1954 và đường lối CMVN được đề ra tại Đại hội III (6/1960):
* Tình hình nước ta sau tháng 7/1954: Sau tháng 7/1954, miền Bắc được giải phóng hoàn toàn, từng bước đi lên CNXH. Miền Nam chịu sự quản lí của quốc gia Việt Nam (Chính phủ Bảo Đại) và dần dần trở thành thuộc địa kiểu mới của Mỹ.Nhân dân Miền Bắc thì tiến hành xây dựng CNXH, nhân dân Miền Nam thì chống Mỹ và tay sai .Đây là hoàn cảnh lịch sử hết sức đặc biệt.
Một đảng lãnh đạo 2 cuộc cách mạng khác nhau ở 2 miền đất nước có chế độ chính trị khác nhau
* Đường lối kháng chiến chống Mỹ:
- Từ năm 1954 – 1959, Đảng từng bước tìm tòi, khảo nghiệm để hình thành đường lối kháng chiến chống Mỹ.
Quá trình hình thành đường lối chiến lược chung cho cách mạng cả nước, được hoàn chỉnh tại Đại hội lần thứ III của Đảng.
- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III (9-1960) tại Hà Nội đã xác định:
+ Nhiệm vụ chung :
♥ Tăng cường đoàn kết toàn dân
♥ Kiên quyết đấu tranh giữ vững hoà bình
♥ Đẩy mạnh CM XHCN ở miền Bắc, đồng thời đẩy mạnh CM DTDCND ở miền Nam
♥ Thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ
♥ Xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, thiết thực góp phần tăng cường phe XHCN và bảo vệ hoà bình ở Đông Nam Á và thế giới".
+ Nhiệm vụ chiến lược:
· Miền Bắc đẩy mạnh CM XHCN.
· Miền Nam tiếp tục CM Dân tộc dân chủ nhân dân.
+ Mục tiêu chiến lược:
"Nhiệm vụ cách mạng ở miền Bắc và nhiệm vụ cách mạng ở miền Nam thuộc hai chiến lược khác nhau, mỗi nhiệm vụ nhằm giải quyết yêu cầu cụ thể của mỗi miền trong hoàn cảnh nước nhà tạm bị chia cắt. Hai nhiệm vụ đó lại nhằm giải quyết mâu thuẫn chung của cả nước giữa nhân dân ta với đế quốc Mỹ và bọn tay sai của chúng, thực hiện mục tiêu chung trước mắt là hoà bình thống nhất Tổ quốc".
+ Mối quan hệ của CM 2 miền: Mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại vì cả hai miền cùng thực hiện mục tiêu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
+ Vị trí, vai trò của CM:
· Miền Bắc là hậu phương giữ vai trò quyết định nhất đối với sự nghiệp CM cả nước.
· Miền Nam là tiền tuyến giữ vai trò quyết định trực tiếp tới thắng lợi của CM miền Nam và cả nước.
+ Con đường thống nhất đất nước (Phương pháp đấu tranh):
· Đấu tranh hòa bình: Đòi Mỹ và tay sai thi hành hiệp định Giơ – ne - vơ.
· Khi Mỹ và tay sai ngoan cố thì đấu tranh bằng con đường bạo lực.(sau này chúng ta chống Mỹ và tay sai bằng con đường bạo lực cách mạng.)
+ Triển vọng của CMVN: Chiến tranh có thể lâu dài, gian khổ nhưng nhất định miền Nam sẽ được giải phóng, đất nước thống nhất.
- Ý nghĩa:
· Đường lối tiến hành đồng thời và kết hợp chặt chẽ hai chiến lược cách mạng do Đại hội lần thứ III của Đảng đề ra có ý nghĩa lý luận và thực tiễn hết sức to lớn.
· - Thể hiện tư tưởng chiến lược của Đảng: giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vừa phù hợp với miền Bắc vừa phù hợp với miền Nam, vừa phù hợp với cả nước VN và phù hợp với tình hình quốc tế, nên đã huy động và kết hợp được sức mạnh của hậu phương và tiền tuyến, sức mạnh cả nước và sức mạnh của ba dòng thác cách mạng trên thế giới, tạo ra được sức mạnh tổng hợp để dân tộc ta đủ sức đánh thắng đế quốc Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
· - Thể hiện tinh thần độc lập, tự chủ và sáng tạo của Đảng ta trong việc giải quyết những vấn đề không có tiền lệ lịch sử, vừa đúng với thực tiễn Việt Nam, vừa phù hợp với lợi ích của nhân loại và xu thế của thời đại.
· - Là cơ sở để Đảng chỉ đạo quân dân ta phấn đấu giành được những thắng lợi to lớn trong CM Ở cả 2 miền Bắc Nam ( xây dựng CNXH ở miền Bắc và CMDTDCND ở miền Nam)
Câu 5: Khái niệm, quan điểm CNH – HĐH thời kì đổi mới:
*Khái niệm: Hội nghị Trung ương 7 khóa VII (1994) khái niệm về CNH-HĐH rằng: "CNH-HĐH là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính chuyển sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nhân; phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại dựa trên sự phát triển Công nghiệp và tiến bộ KH-CN; tạo ra năng suất lao động cao."
*Quan điểm: gồm có 5 quan điểm: ( liệt kê 5 quan điểm) phân tích quan điểm 1-2
- Nhóm quan điểm 1: CNH gắn liền với HĐH (1) và CNH – HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức (2) ; bảo vệ tài nguyên, môi trường (3).
(1) Nước ta là một nước có xuất phát điểm thấp, kinh tế chưa phát triển, kỹ thuật lạc hậu và còn thua kém nhiều nước và trong điều kiện cách mạng khoa học – công nghệ phát triển mạnh, CNH XHCN ở nước ta vừa phải tuân theo quy luật phát triển tuần tự, vừa cần thiết đi thẳng vào hiện đại hoá để phát triển rút ngắn. Tuy là rút ngắn nhưng không phải nóng vội, chủ quan, mà thực chất là đi tắt, đón đầu những thành tựu khoa học – công nghệ phát triển nhảy vọt của nhân loại đã đạt được trong thời kỳ mới.
(2) Kinh tế tri thức có vai trò ngày càng nổi bật trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất. Cuộc cách mạng khoa học và công nghiệp hiện đại tác động mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Xu thế hội nhập, quá trình toàn cầu hóa tạo ra nhiều cơ hội cũng như nhiều thách thức cho đất nước.Trong bối cảnh đó, nước ta cần phải tiến hành CNH kiểu rút ngắn thời gian, lựa chọn con đường phát triển kết hợp CNH - HĐH.
Đại hội X của Đảng chỉ rõ: đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với kinh tế tri thức, coi kinh tế thị tri thức là yếu tố quan trọng của nền kinh tế và của CNH, HĐH.
(3) Đại hội X của Đảng nhấn mạnh: "Thực hiện CNH - HĐH đất nước gắn với sự phát triển kinh tế tri thức và bảo vệ tài nguyên, môi trường; xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lí, hiện đại, có hiệu quả và bền vững, gắn chặt với công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ.
Tại sao? (Tham khảo)
+ Cuộc cách mạng KHCN hiện đại phát triển mạnh, tác động sâu sắc đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội trong đó có kinh tế. Quá trình toàn cầu hóa diễn ra rất mạnh mẽ.
+ Nước ta thực hiện CNH, HĐH trong điều kiện nền kinh tế tri thức trên thế giới đã hình thành và đang phát triển.
+ Để nhanh chóng rút ngắn khoảng cách phát triển với các nước trong khu vực và trên thế giới, điều kiện mới cho phép chúng ta thực hiện điều đó.
- Nhóm quan điểm 2: CNH – HĐH gắn với kinh tế thị trường định hướng XHCN (1) và hội nhập kinh tế quốc tế (2).
(1) CNH - HĐH là sự nghiệp của toàn dân, của mọi thành phần kinh tế.
Ở thời kì trước đổi mới, phương thức phân bổ nguồn lực để CNH được thực hiện bằng cơ chế kế hoạch tập trung của Nhà nước. Còn ở thời kì đổi mới, thực hiện chủ yếu bằng cơ chế thị trường.
Khai thác hiệu quả mọi nguồn lực trong nền kinh tế để đẩy nhanh quá trình CNH - HĐH đất nước.
(2) Hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài, thu hút công nghiệp hiện đại, học hỏi kinh nghiệm quản lý tiên tiến của thế giới. Hội nhập kinh tế còn nhằm khai thác thị trường tiêu thụ sản phẩm của nước ta.(phân tích thêm )
Ba là, lấy phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững:
+ Trong các yếu tố tham gia vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đai hóa, yếu tố con người luôn được coi là yếu tố cơ bản.
+ Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là sự nghiệp của toàn dân, của mọi thành phần kinh tế, trong đó lực lượng cán bộ khoa học và công nghệ, khoa học quản lí và đội ngũ công nhân lành nghề giữ vai trò đặc biệt quan trọng.
- Bốn là, khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực của công nghiệp hóa, hiện đại hóa
+ Khoa học và công nghệ có vai trò quyết định đến năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, nâng cao lợi thế cạnh tranh và tốc độ phát triển kinh tế nói chung.
+ Nước ta tiến lên Chủ nghĩa xã hội từ xuất phát điểm thấp, muốn đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức thì phát triển khoa học và công nghệ là nhu cầu tất yếu và bức xúc.
- Năm là, phát triển nhanh và bền vững; tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.
+ Câu 6: Sự phát triển nhận thức của Đảng về Kinh tế Thị trường từ Đại hội IX - Đại hội XII:
ĐH IX - ĐH XII ( 4/2001 – 12/2016 ):
* ĐH IX 4/2001:
-Đảng xác định mô hình kinh tế tổng quát của nước ta là nền KTTT định hướng XHCN.
-Là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN.
-Là kiểu tổ chức sản xuất kinh tế vừa tuân theo quy luật của thị trường; vừa chịu sự chi phối, dẫn dắt bởi nguyên tắc, bản chất của chế độ XHCN.
* ĐH X – ĐH XII, Đảng tập trung làm rõ tính định hướng XHCN trên 4 tiêu chí:
-Về mục đích phát triển:
+ Nhằm thực hiện "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh;
+ giải phóng mạnh mẽ lực lượng sản xuất và không ngừng nâng cao đời sống nhân dân;
+ đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo, khuyến khích mọi người vươn lên làm giàu chính đáng,
+ giúp đỡ người khác thoát nghèo và từng bước khá giả hơn.
-Về phương hướng phát triển:
+ Từ 3 hình thức sở hữu cơ bản (Nhà nước, tập thể, tư nhân) hình thành nhiều hình thức sở hữu mới và nhiều thành phần kinh tế.
+ Hiện nay có 4 thành phần kinh tế: kinh tế Nhà nước, kinh tế Tập thể, kinh tế Tư nhân và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
-Về định hướng xã hội và phân phối:
+ Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước đi và từng chính sách phát triển kinh tế.
+ Hạn chế tiêu cực và phát triển thị trường.
+ Hiện nay, có nhiều hình thức phân phối – chủ yếu là 3 hình thức:
· Theo lao động.
· Theo phúc lợi XH và an ninh XH.
· Theo vốn góp và các nguồn lực đóng góp.
-Về quản lý:
+ Phát huy vai trò làm chủ của nhân dân.
+ Đảm bảo vai trò quản lý điều tiết nền kinh tế pháp quyền chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Đây là sự thể hiện rõ nhất bản chất kinh tế thị trường định hướng XHCN và là sự khác biệt cơ bản nhất giữa kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa với kinh tế thị trường định hướng XHCN.
* ĐH XII ( 1/2016 ), Đảng đã bổ sung một số vấn đề về KTTT định hướng XHCN:
- Nền KTTT phải vận hành đầy đủ, đồng bộ.
- Phát triển phù hợp với từng giai đoạn.
- Hiện đại và hội nhập Quốc tế.
- Nhà nước mang tính Pháp quyền XHCN.
Câu 7: Nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc được hiểu như thế nào? (có thể kèm theo liên hệ bản thân):
- Cương lĩnh năm 1991 ( đại hội VII của Đảng thông qua) lần đầu tiên đưa ra quan niệm nền văn hóa Việt Nam có đặc trưng tiên tiến,đậm đà bản sắc dân tộc. Đây là bước phát triển quan trọng về lý luận văn hóa.
-Tiên tiến là yêu nước và tiến bộ mà nội dung cốt lõi là lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH theo chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng HCM nhằm mục tiêu tất cả vì con người. Tiên tiến không chỉ về nội dung tư tưởng mà cả trong hình thức biểu hiện ,trong các phương tiện chuyền tải nội dung. (Nêu vd)
- Bản sắc dân tộc: (Nêu thêm vd)
+ Đó là những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc.
+ Bản sắc dân tộc là tổng thể những phẩm chất, tính cách, khuynh hướng tư tưởng và sức sáng tạo giúp dân tộc đó giữ vững và thể hiện được tính duy nhất, tính thống nhất, tính nhất quán trong quá trình phát triển.
+ Bản sắc dân tộc là sức sống bên trong của mỗi dân tộc, lá quá trình dân tộc tự ý thức, tự khám phá và thể hiện mình trong quá trình phát triển cùng với dân tộc khác.
+ Bản sắc dân tộc được thể hiện trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, nó phát triển theo sự phát triển của thể chế kinh tế, xã hội, chính trị.
* Tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc:
- Là nền văn hóa vừa có sự tiếp thu cái mới, cái tiến bộ, nhưng vẫn giữ được những nét đẹp và truyền thống của dân tộc. Đó chính là sự phát huy chủ nghĩa yêu nước, đại đoàn kết dân tộc, ý thức tự lực, tự cường xây dựng và bảo vệ tổ quốc trên cơ sở tiếp thu tinh hoa của nhân loại, làm cho trình độ dân trí ngày càng cao, khoa học công nghệ ngày càng phát triển, phục vụ vì con người.
- Đảng ta chỉ rằng bản sắc văn hóa dân tộc và tính tiên tiến của nền văn hóa mà chúng ta xây dựng gắn kết chặt chẽ với nhau, quan hệ biện chứng với nhau . Cần phải xây dựng một nền văn hóa để chúng ta không tụt hậu so với thế giới, nhưng cần giữ vững bản sắc văn hóa của dân tộc để không bị mất đi giá trị đích thực của dân tộc ta.
Để xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc chúng ta cần phải:
+ Bảo vệ bản sắc dân tộc, các giá trị văn hoá dân tộc.
+ Tiếp thu chọn lọc các giá trị văn hoá, văn minh của thời đại.
+ Chủ động giao lưu hội nhập văn hoá với các nước, tích cực quảng bá văn hoá Việt Nam ra thế giới.
+ Chống những thói hư, tật xấu, các hủ tục, tệ nạn.
(tự liên hệ bản thân)
Câu 8: Phương châm đối ngoại của Đảng qua các Đại hội VII, IX, XI. Nhận xét.
* Từ năm 1986-2016, Đảng đề ra đường lối đổi mới toàn diện trong đó có đường lối về đối ngoại. Nội dung chính là độc lập, tự chủ, rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa và hội nhập quốc tế.
Diễn ra trong bối cảnh trên thế giới, phe XHCN lâm vào khủng hoảng (Đông Âu tan rã, Liên Xô khó khăn, trong nước chưa thoát khỏi khủng hoảng kinh tế)
* Trong đường lối đổi mới đối ngoại, Đảng đã đề ra phương châm đối ngoại ở các ĐH VII, IX và XI:
+ ĐH VII (6/1991): Đảng đã thông qua cương lĩnh 1991, đề ra đường lối đổi mới đối ngoại trong đó xác định phương châm: "VN muốn là bạn với các nước trên thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển" .
+ ĐH IX (4/2001): Sau 15 năm đổi mới đất nước, thế và lực của VN đã thay đổi, Đảng đã bổ sung các quan điểm về đối ngoại và phương châm đối ngoại như sau "VN sẵn sàng là bạn là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình độc lập và phát triển.
+ ĐH XI (11/2011): Sau 25 năm đổi mới đất nước, VN đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong nhiều lĩnh vực. Đảng đã bổ sung phương châm đối ngoại như sau: "VN sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển.
*Nhận xét phương châm:
- Các phương châm phải đúng, phù hợp với từng giai đoạn lịch sử và vị thế của VN ngày càng tăng.
- Các phương châm cách nhau 10 năm và các phương châm bổ sung phát triển cho phương châm trước, vừa kế thừa và phát triển.
- Thực hiện theo các phương châm này ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn về đối ngoại như phá thế bao vây, cô lập về kinh tế, bình thường và mở rộng quan hệ với các nước, có quan hệ thương mại với gần 200 nước và quan hệ ngoại giao với hơn 170 nước. Tham gia hầu hết các tổ chức quốc tế và khu vực (APEC, ASEAN,...) có quan hệ thương mại với nhiều nước lớn như Mỹ, TQ, Nhật Bản, EU, Hàn Quốc,..)
Việt Nam tích cực tham gia giải quyết các vấn đề toàn cầu (ô nhiễm môi trường, khủng bố, khí hậu,...)
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top