TL TTHCM

Chương II: TTHCM VỀ VẤN ĐỀ DÂN TÔC VÀ CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TÔC

2.Sự sáng tạo của tư tưởng HCM về vấn đề đân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc

Sáng tạo lí luận của Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc – cách mạng thuộc địa, thể hiện trong cả lí luận và phương pháp tiến hành.

+ Về lí luận cách mạng

Đến với chủ nghĩa Mác – Lênin, xác định con đường cứu nước theo khuynh hướng chính trị vô sản, nhưng con đường cách mạng giải phóng dân tộc là do Hồ Chí Minh hoạch định, chứ không phải đã tồn tại từ trước.

Hồ Chí Minh không tự khuôn mình vào những nguyên lí có sẵn, không rập khuôn máy móc lí luận đấu tranh giai cấp vào điều kiện lịch sử ở thuộc địa, mà có sự kết hợp hài hòa vấn đề dân tộc với vấn đề giai cấp, giải quyết vấn đề dân tộc theo quan điểm giai cấp và giải quyết vấn đề giai cấp trong vấn đề dân tộc, gắn độc lập dân tộc với phương hướng xã hội chủ nghĩa.

Trong nhiều tác phẩm, nhất là Báo cáo về Bắc Kì, Trung Kì và Nam Kì (1924), Nguyễn Ái Quốc trăn trở rất nhiều về sự khác nhau giữa xã hội châu Âu và xã hội phương Đông. Học thuyết đấu tranh giai cấp có thể áp dụng được ở thuộc địa hay không?

Sử dụng “phương pháp làm việc biện chứng”– điều mà Hồ Chí Minh đánh giá là ưu điểm của C. Mác, Người đã phân tích thực tiễn xã hội thuộc địa, phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin trong điều kiện lịch sử cụ thể ở thuộc địa, xây dựng nên lí luận đánh mạng giải phóng dân tộc và truyền bá vào Việt Nam.

Yêu cầu khách quan của cách mạng thuộc địa không phải là chống chủ nghĩa tư bản hay chủ nghĩa đế quốc nói chung, mà là chống chủ nghĩa thực dân. Năm 1924, Hồ Chí Minh đã phát hiện thấy chủ nghĩa Mác được xây dựng trên một triết lí nhất định lịch sử châu Âu. “Đó chưa phải là toàn thể nhân loại”. Người đặt ra nhiệm vụ “xem xét lại chủ nghĩa Mác về cơ sở lịch sử của nó, củng cố nó bằng dân tộc học phương Đông”.

Lí luận cách mạng giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh bao gồm một hệ thống những quan điểm sáng tạo, độc đáo. Lí luận đó phải trải qua những thử thách gay gắt. Trong những năm 1923–1924, 1927–1928 và 1934–1938, Quốc tế Cộng sản không ủng hộ, mà coi đó là “dân tộc chủ nghĩa”. Những năm 1930–1935, tư tưởng đó bị phê phán trong Ban Chấp hành Trung ương Đảng và trên báo chí ơ nước ngoài. Song, thực tiễn đã chứng minh lí luận cách mạng giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh là đúng đắn.

Lí luận cách mạng giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh là một đóng góp lớn vào kho tàng lí luận cách mạng của thời đại, làm phong phú thêm chủ nghĩa Mác – Lênin về cách mạng thuộc địa.

+ Về phương pháp tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc

Phương pháp tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh hết sức độc đáo và sáng tạo, thấm nhuần tính nhân văn. 

Xuất phát từ điều kiện lịch sử cụ thể ở thuộc địa, nhất là so sánh lực lượng quá chênh lệch về kinh tế, quân sự giữa các dân tộc bị áp bức và chủ nghĩa đế quốc, Hồ Chí Minh đã xây dựng nên lí luận về phương pháp khởi nghĩa toàn dân và chiến tranh nhân dân.

Hồ Chí Minh đã sử dụng quan điểm toàn diện, biện chứng để phân tích, so sánh lực lượng giữa ta và địch, Người chỉ rõ “nếu chỉ nhìn ở khía cạnh vật chất, nếu chỉ lấy con mắt hẹp hòi mà xem xét” thì đúng là tương quan lực lượng giữa dân tộc ta với đế quốc Pháp giống như “châu chấu đá voi”, Người xem xét so sánh lực lượng giữa ta và địch không chỉ ở khía cạnh vật chất mà ở cả khía cạnh tinh thần; không chỉ thấy sức mạnh của kinh tế và quân sự, mà thấy cả sức mạnh của chính trị và văn hoá; không chỉ thấy sức mạnh của vũ khí, mà còn thấy sức mạnh của con người cầm vũ khí; không chỉ thấy sức mạnh trong nước mà còn thấy sức mạnh có thể tranh thủ được từ bên ngoài; không chỉ thấy sức mạnh hiện tại, mà còn thấy sức mạnh của quá khứ truyền thống và sức mạnh của tương lai.

Phát huy và sử dụng sức mạnh toàn dân tộc, dựa vào sức mạnh toàn dân tộc để tiến hành khởi nghĩa vũ trang và chiến tranh cách mạng, kết hợp các quy luật của khởi nghĩa và chiến tranh là điểm độc đáo trong phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh.

Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo và phát triển học thuyết của Lênin về cách mạng thuộc địa thành một hệ thống luận điểm mới mẻ, sáng tạo, bao gồm cả đường lối chiến lược, sách lược và phương pháp tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa. Đó là một di sản tư tưởng quân sự vô giá mà Hồ Chí Minh để lại cho Đảng và nhân dân ta.

Tư tưởng đó thâm nhập vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam, góp phần quyết định trong việc xác lập con đường cứu nước mới làm cho phong trào yêu nước Việt Nam chuyển dần sang quỹ đạo cách mạng vô sản.

Hồ Chí Minh đã tập hợp những thanh niên yêu nước Việt Nam, rồi đem chủ nghĩa Mác – Lênin và là luận giải phóng dân tộc truyền bá cho họ, dẫn dắt họ đi theo con đường mà chính Người đã trải qua: từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác – Lênin. Sự chuyển hoá tiêu biểu nhất là Tân Việt cách mạng Đảng, từ lập trường tư sản đã chuyển sang lập trường vô sản. Đó là chuyển hoá mang tính cách mạng, đưa sự nghiệp giải phóng và phát triển dân tộc tiến lên theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

 Chương V: TTHCM VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC VÀ ĐOÀN KẾT QUỐC TẾ

1. Sự vận dụng TTHCM của Đảng ta về Đại đoàn kết dân tộc trong bối cảnh hiện nay

5- Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong công cuộc đổi mới hiện nay

1- Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc

     Để thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa,  Đảng, Nhà nước phải xây dựng và phát huy cao độ sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.

Trong thời gian qua, nhìn chung, khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức được mở rộng hơn, là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội, giữ vững ổn định chính trị xã hội của đất nước. Tuy nhiên, trong khi sự nghiệp đổi mới đang có yêu cầu cao về tập hợp sức mạnh của nhân dân thì việc tập hợp nhân dân vào Mặt trận và các Đoàn thể, các tổ chức xã hội còn nhiều hạn chế, nhất là ở khu vực kinh tế tư nhân, khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, ở một số vùng có đông đồng bào theo đạo, đồng bào dân tộc thiểu số,v,v.

     Trong công cuộc đổi mới, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với tính chất là một tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện rộng lớn nhất của nhân dân ta, nơi thể hiện ý chí và nguyện vọng của mọi tầng lớp nhân dân, nơi hiệp thương và thống nhất hành động của các thành viên, đã phối hợp với chính quyền giải quyết ngày càng có hiệu quả những vấn đề bức xúc của nhân dân, thực hiện dân chủ, đổi mới xã hội, chăm lo lợi ích chính đáng của các tầng lớp nhân dân; tham gia ngày càng thiết thực vào việc xây dựng, giám sát, bảo vệ đảng và chính quyền.

    Với tư cách là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã phối hợp ngày càng nhiều hơn với chính quyền các cấp từ trung ương đến địa phương trong việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại nhằm cùng nhau nỗ lực xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

     Trước yêu cầu của nhiệm vụ mới, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phải chủ động góp phần cùng Đảng và Nhà nước xây dựng và hoàn thiện một số chính sách chung để sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trở thành động lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết định, bảo đảm thắng lợi bền vững của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

      Kế thừa và phát huy truyền thống vẻ vang, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trương “đoàn kết rộng rãi, đoàn kết chân thành mọi thành viên trong xã hội có thể đoàn kết được, không phân biệt quá khứ, thành phần giai cấp, dân tộc, tôn giáo, ở trong nước hay ở nước ngoài trên cơ sở mục tiêu chung là giữ vững độc lập thống nhất chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”; đoàn kết giữa nhân dân với nhân dân các nước trên thế giới; phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc để trở thành động lực chủ yếu để xây dựng và bảo vệ vững chắc tổ quốc”.

      Trong những năm trước mắt, mặt trận tập trung đẩy mạnh hơn nữa các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước, nhất là cuộc vận động “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” và cuộc vận động “ngày vì người nghèo”, phấn đấu xoá xong nhà dột nát cho người nghèo, góp phần cùng đảng và nhà nước thực hiện mục tiêu đến năm 2010 đưa đất nước ta ra khỏi

tình trạng nước kém phát triển.

2- Khơi dậy và phát huy tinh thần đại đoàn kết dân tộc

   Trong thực tiễn, việc chuyển sức mạnh đoàn kết dân tộc trong thời kỳ giữ nước sang thời kỳ dựng nước không phải là việc dễ dàng. Lịch sử đang đòi hỏi những nỗ lực lớn của Đảng và Nhà nước ta trong lĩnh vực này. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong xu thế hiện nay là hội nhập kinh tế quốc tế,  một loạt vấn đề đặt ra mà chúng ta phải chú ý:

   - Khơi dậy và phát huy cao độ sức manh nội lực, phải xuất phát từ lợi ích dân tộc, từ phát huy nội lực dân tộc mà mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, tranh thủ mọi khả năng có thể tranh thủ được để xây dựng, phát triển đất nước.

    -  Trong điều kiện xây dựng nền kinh tế thị trường đinh hướng xã hội chủ nghĩa, để khơi dậy và phát huy tối đa nội lực, nâng cao ý chí tự cường dân tộc, trong chính sách đại đoàn kết, phải chú ý phát huy tính năng động của mỗi người, mỗi bộ phận để mọi việc từ lãnh đạo, quản lý, đến sản xuất kinh doanh, học tập và lao động đều có năng suất, chất lượng, hiệu quả ngày càng cao. Đồng thời, phải khắc phục được những tiêu cực của kinh tế thị trường, đặc biệt tâm lý chạy theo đồng tiền, cạnh tranh không lành mạnh làm phai nhạt truyền thống đoàn kết, tình nghĩa tương thân tương ái của dân tộc, giải quyết đói nghèo, thu hẹp khoảng cách, ranh giới giữa kinh và thượng, giữa nông thôn và thành thị, cũng cố khối đại đoàn kết 54 dân tộc anh em, chăm lo đời sống đồng bào dân tộc ít người, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, tôn trọng tín ngưỡng tôn giáo, các tập quán tốt đẹp của dân tộc, kiên quyết loại bỏ những âm mưu lợi dụng tôn giáo, tà giáo để gây rối.

    - Phải xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Phải chống các tệ nạn xã hội, nhất là tệ nạn tham nhũng, quan liêu, vi phạm quyền làm chủ của nhân dân, phải biết lắng nghe những ý nguyện chính đáng của nhân dân, phải kịp thời giải quyết những oan ức của nhân dân, làm cho lòng dân được yên. Phải tiếp tục đổi mới chính sách giai cấp, chính sách xã hội, đặc biệt coi trọng việc xây dựng mặt trận, đổi mới, hoàn thiện chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo, chính sách đối với công nhân, với nông dân, với trí thức, chính sách đối với cộng đồng người việt nam ở nước ngoài, chính sách đối với các thành phần kinh tế, tập hợp đến mức rộng rãi nhất mọi nhân tài, vật lực vào sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.

    -  Trong điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập quốc tế, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại trong xu thế khu vực hóa, toàn cầu hóa kinh tế ngày càng phát triển, đòi hỏi phải củng cố sự đoàn kết với phong trào cách mạng các nước, đồng thời phải nắm vững phương châm ngoại giao mềm dẻo, có nguyên tắc nhằm thực hiện thắng lợi  chính sách đối ngoại hiện nay của Đảng và Nhà nước ta là: Việt Nam muốn là bạn và đối tác tin cậy với tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế, vì hòa  bình, hợp tác và phát triển.

     Trong tình hình thế giới hiện nay, đòi hỏi chúng ta phải có những chủ trương đúng đắn, sáng tạo trong việc nắm bắt cơ hội, vượt qua thử thách, đẩy lùi nguy cơ, để vừa nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, vừa giữ vững bản sắc dân tộc, giữ vững đinh hướng xã hội chủ nghĩa.

      Ngoài ra, Đảng và Nhà nước ta phải chủ trương phát huy mạnh mẽ sức mạnh dân tộc - sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước, sức mạnh của người làm chủ, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, trên cơ sở sức mạnh bên trong mà tranh thủ và vận dụng sự đồng tình, ủng hộ rộng rãi của lực lượng bên ngoài.

2. Sự vận dụng TTHCM của Đảng ta về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong công cuộc đổi mới hiện nay?

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: