sinh học 11

I. Kiến thức cơ bản
-  Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượnggiup1 sv tồn tại và phát triển.
- Các dấu hiệu đặc trưng của trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở sv gồm: tiếp nhận, vận chuyển các chất từ môi trường sống, chuyển hoá các chất kèm theo chuyển hoá năng lượng ở tb và thải các chất thải vào môi trường.
-  Chuyển hoá năng lượng trong sinh giới gồm 3 giai đoạn: tổng hợp, phân giải và huy động năng lượng
- Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở cấp tb và cơ thể sinh vật liên quan chặt chẽ với nhau.
- Trao đổi chấ chất  và chuyển hoá NL ở cấp độ tb là cơ sở cho quá trình trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng của cơ thể sinh vật.
- Phương thức trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở sv là tự dương và dị dưỡng.
- Nước, chất khoáng là những chất dinh dưỡng của tv. Quá trình dinh dưỡng tv là quá trình hấp thụ nước, chất khoáng và đồng hoá chúng thành chất sống của cơ thể tv.
- Hoạt động trao đổi nước ở tv diễn ra theo 3 giai đoạn kế tiếp nhau gồm: hấp thụ nước ở rễ, vận chuyển nước ở thân và thoát hơi nước ở lá. Nguyên tố khoáng hoà tan trong nước, do vậy, quá trình trao đổi khoáng sđi kèm với trao đổi nước.
- Rễ hấp thụ nước theo cơ chế thụ động, trong khi hấp thụ khoáng theo cả cơ chế chủ động và thụ động.
- Trong cây tồn tại 2 con đường vận chuyển vật chất là dòng mạch gỗ  vận chuyển nước, muối khoáng từ rễ lên lá và dòng mạch rây vận chất hữu cơ từ lá xuống rễ (hoặc theo chiều ngược lại)
- Thoát hơi nước diễn ra theo 2 con đường: qua bề mặt lá hoặc qua khí khổng. Trong đó, lượng nước bay hơi khỏi lá được điều tiết chủ yếu bởi cơ chế đóng mở khí khổng.
- Đất là nguồn cung cấp nitrogen chính cho cây trồng. cây hấp thụ nitrogen ở 2 dạng là NH+4 và NO-3; nhờ quá trình khử nitrate và đồng hoá ammonium, nitrogen vô cơ được chuyển thành dạng hữu cơ
- Hoạt động trao đổi nước và chất khoáng chịu ảnh hưởng của các yếu tố mt như ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm và không khí,…Trong sản xuất, có thể điều khiển các yếu tố ngoại cảnh và áp dụng chế  độ phân bón, tưới nước hợp lí để nâng cao năng suất cây trồng
- Quang hợp là quá trình tv tổng hợp carbohydrate và giải phhóng O2 từ các chất vô cơ đơn giản (CO2, H2O) dưới tác dụng của năng lượng ánh sáng và sự tham gia của hệ sắc tố quang hợp
- Quang hợp tạo ra chất hữu cơ cung cấp cho cây và các sv dị dưỡng trên trái đất; cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp, cung cấp nguồn năng lượng lớn duy trì hoạt động của sinh giới; đảm bảo sự cân bằng O2, CO2¬ giúp điều hoà khí quyển.
- Trong pha sáng của quang hợp, hệ sắc tố quang hợp có vai trò nhận năng lượng ánh sáng và chuyển hoá năng lượng đó (quang năng) thành hoá năng dưới dạng ATP và NADPH. Các sản phẩm này được sử dụng làm nguồn năng lượng để cố định CO2 trong pha tối của quang hợp. Tuỳ từng nhóm tv mà pha tối sẽ diễn ra theo chu trình C3 hay con đường C4 hoặc CAM. Sản phẩm quang hợp là nguyên liệu để tổng hợp các \hợp chất hữu cơ cần thiết cho cơ thể như protein, lipid và carbohydrate.
- Các yếu tố bên ngoài như ánh sáng, nhiệt độ và CO2 ảnh hưởng trực tiếp đến cường độ quang hợp. Hoạt động quang hợp quyết định 90-95% năng suất cây trồng. Do vậy, để nâng cao năng suất cây trồng cần áp dụng các biện pháp kĩ thuật và công nghệ để tăng cường độ quang hợp.
- Hô hấp là quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ phức tạp, phổ biến là carbohydrate tạo thành các chất đơn giản, đồng thời tạo ra ATP và nhiệt năng.
- Hô hấp tạo ra năng lượng để duy trì nhiệt độ cho cơ thể và sử dụng cho các hđ sống của cây, đồng thời tạo ra các sản phẩm trung gian cung cấp nguyên liệu cho quá trình tổng hợp các hợp chất hữu cơ khác trong cơ thể
- Hô hấp hiếu khí là con đường phổ biến ở tv, xảy ra trong đk có O2, gồm 3 giai đoạn là đường phân, chu trình krebs và chuỗi truyền e-. NL thu được khi phân giải hiếu khí 1 phân tử glucose là 30 – 32ATP.
- Lên men trong đk mt thiếu O2, gồm 2 giai đoạn là đường phân và lên men; 1 phân tử glucose qua lên men chỉ thu được 2 ATP
- Hô hấp chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố mt như nhiệt độ, nước, hàm lượng CO2,…Con người có thể dựa vào hiểu biết về các yếu tố đó để điều khiển quá trình hô hấp ở tv theo hướng có lợi trong trồng trọt và bảo quản nông sản.
- Hô hấp và quang hợp có mqh mật thiết, phụ thuộc lẫn nhau. Quang hợp cung cấp nguyên liệu cho hô hấp và ngược lại.
- Quá trình dinh dưỡng gồm lấy thức ăn, tiêu hoá, hấp thụ và đồng hoá các chất.
- Tiêu hoá nội bào là quá trình biến đổi thức ăn bên trong tb, tiêu hoá ngoại bào là quá trình biến đổi thức ăn bên ngoài tb.
- Trong túi tiêu hoá, thức ăn được tiêu hoá ngoại bào và nội bào; trong ống tiêu hoá, thức ăn được tiêu hoá ngoại bào.
- Chế độ ăn uống khoa học là chế độ ăn uống cân đối, đủ chất và đủ lượng.
- Sử dụng thực phẩm sạch đảm bảo cho cơ thể khoẻ mạnh, tránh mắc bệnh.
- Các bệnh về tiêu hoá do nhiều nguyên nhân khác nhau như ăn uống không đúng cách, chế độ ăn uống không cân đối, ăn thực phẩm không đảm bảo vệ sinh,…Tuỳ từng loại bệnh mà có cách phòng tránh phù hợp.
- Hô hấp đảm bảo cho đv lấy được O2 từ mt cung cấp cho hô hấp tb, tạo NL cho các hđ sống, đồng thời thải CO¬2 sinh ra từ quá trình chuyển hoá ra ngoài.
- Trao đổi khí ở đv liên quan đến diện tích bề mặt trao đổi khí và thông khí.
- Các hình thức trao đổi khí chủ yếu ở đv: qua bề mặt cơ thể, qua cơ quan trao đổi khí chuyên hoá.
- Bệnh hô hấp do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó ô nhiễm không khí và khói thuốc là nguyên nhân hàng đầu.
- Luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên giúp hệ hô hấp khoẻ mạnh, hđ hiệu quả.
- Hệ tuần hoàn gốm các dạng: tu6àn hoàn hở, tuần hoàn hín (tuần hoàn đơn, tuần hoàn kép).
-  Tim co dãn tự động là do hệ dẫn truyền tim. Tim co dãn nhịp nhàng theo chu kì. Pha co của tim gọi là tâm thu, pha dãn của tim gọi là tâm trương.
- Động mạch và tĩnh mạch đều được cấu tạo từ 3 lớp: lớp tb biểu mô dẹt, lớp sợi cơ trơn, sợi đàn hồi và lớp mô liên kết. Mao mạch cấu tạo từ 1 lớp tb biểu mô dẹt. Hệ tuần hoàn kín, trao đổi chất giữa máu và tbthực hiện qua dịch mô.
- Huyết áp là áp lực của máu tác dụng lên thành mạch máu. Huyết áp giảm dần từ động mạch đến mao mạch và tĩnh mạch
- Vận tốc máu tỉ lệ nghịch với tổng tiết diện mạch máu.
- Hoạt động tim mạch được điều hoà bằng cơ chế thần kinh và thể dịch
-  Lạm dụng rượu bia gây hậu quả xấu đối với hệ tim mạch và sức khoẻ.
- Thể dục, thể thao giúp hệ thần kinh khoẻ mạnh, hđ hiệu quả.
- Nguyên nhân bên ngoài gây bệnh cho đv như các tác nhân sinh học, vật lí, hoá học hoặc bên trong cơ thể như đột biến gene, đột biến NST, thoái hoá mô do tuổi già
- Miễn dịch là khả năng cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh, đảm bảo cho cơ thể khoẻ mạnh, không mắc bệnh
- Miễn dịch không đặc hiệu gồm hàng rào bảo vệ vật lí, hoá học và các đáp ứng không đặc hiệu  (thực bào, viêm, sốt và tạo peptide, protein chống lại mầm bệnh). Miễn dịch đặc hiệu gồm  miễn dịch thể dịch và miễn dịch tb.
- Tiêm chủng vacine chủ động tạo ra đáp ứng mmiễn dịch
- Dị ứng là phản ứng quá mức của cơ thể đối với kháng nguyên.
- Bệnh ung thư, tự miễn, AIDS là do chức năng hệ miễn dịch bị phá vỡ.
- Bài tiết là quá trình loại bỏ khỏi cơ thể các chất thải được sinh ra từ quá trình chuyển hoá cùng với các chất độc hại và các chất dư thừa
-  Quá trình tạo nước tiểu gồm các giai đoạn : lọc ở cầu thận, tái hấp thụ và tiết chất ở ống thận
- Cân bằng nội môi là trạng thái mà trong đó các đk lí, hoá của mt bên trlong cơ thể  duy trì ổn định, đảm bảo cho các tb, cơ quan, hđ bình thường
- Mỗi hệ thống điều hoà cân bằng nội môi gồm 3 thành phần: bộ phận tiếp nhận kích thích, bộ phận điều khiển và bộ phận thực hiện
- Hầu hết các cơ quan trong cơ thể đều tham gia điều hoà cân bằng nội môi, trong đó thận, gan, phổi đóng vai trò quan trọng hàng đầu
- Bảo vệ thận tránh mắc các bệnh
- Bằng nhiều biện pháp như điểu chỉnh chế độ ăn, uống đủ nước, không lạm dụng thuốc, không uống nhiều rượu, bia,…
- Xét nghiệm định kì các chỉ số sinh lí, sinh hoá máu giúp đánh giá tình trạng sức khoẻ

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #hoctap