tinhhinhtygia.loc
Các tháng đầu năm 2010:
-Giá USD đã tăng khá mạnh trong 2 năm 2008 và 2009, sang đến tháng 1/2010 lại giảm nhẹ và tiếp tục dao động quanh mức 18.479 đồng/USD cho đến giữa tháng 2/2010
Nguyên nhân là do: Nguồn cung USD có thể sẽ tăng khá từ các nguồn: Từ nước ngoài, lượng USD vào nước ta sẽ tăng khá so với năm trước, kể cảnguồn vốn đầu tư trực tiếp (thực hiện tháng 1 tăng 33,3%); Vốn hỗ trợ phát triển chính thức do năm trước cam kết, ký kết đạt mức kỷ lục; Vốn đầu tư gián tiếp khi các nhà đầu tư nước ngoài liên tục mua ròng trên thị trường chứng khoán; Nguồn kiều hối từ Việt kiều và từ lao động làm việc ở nước ngoài gia tăng; Nguồn thu từ khách quốc tế đến Việt Nam gia tăng trở lại (tháng 1 tăng 20,4%); Kim ngạch xuất khẩu chuyển từ tăng trưởng âm sang tăng trưởng dương…Bên cạnh đó, các tập đoàn, tổng công ty lớn của Nhà nước bán ngoại tệ cho ngân hàng, sức ép tâm lýgăm giữ USD do lo sợ rủi ro tỷ giá giảm, chênh lệch giữa giá thị trường tự do với giá niêm yết trên thị trường chính thức đã giảm đáng kể. Ngoài ra,từ cuối năm 2009 đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã có những giải pháp“vượt trước ngăn chặn” với nhiều động thái để giảm sức ép tăng tỷ giá, như: Tăng tỷ giá liên ngân hàng đồng thời với việc giảm biên độ giao dịch từ ±5% xuống còn ±3%; Yêu cầu các tập đoàn và tổng công ty lớn của nhà nước bán lại ngoại tệ cho ngân hàng; Bán ngoại tệ cho các ngân hàng thương mại có trạng thái dưới 5%; Hạ 3% tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi USD…
Từ giữa tháng 2/2010 đến tháng 6/2010: tỷ giá tăng và dao động quanh mức 19.000đồng/USD (18.900-19.100 đồng /USD) và đang có xu hướng giảm do nhưng chínhsách tích cực từ phía NHNN. Ngày 11/02 Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàngtừ mức 17.941 VNĐ/USD lên mức 18.544 VNĐ/USD.
Trong vòng 10 tháng kể từ 11/2009 đến 8/2010, NHNN đã phải thực hiện 3 lần điều chỉnh tỷ giá liên ngân hàng, tăng tổng cộng 11.17% lên mức 18,932 VND/USD. Tỷ giá trần hiện nay được niêm yết là 19,500 VND/USD, nhưng tỷ giá trên thị trường tự do lên cao nhất ở mức 21,500 VND/USD. Sự chênh lệch khá lớn này (khoảng 10%) cho thấy áp lực tiếp tục phá giá VNĐ trong thời gian tới là rất lớn. So với các nước trong khu vực, tiền VNĐ đang bị mất giá mạnh ngay cả khi tính theo tỷ giá chéo chính thức. Cụ thể, VND mất giá hơn 20% so với đồng Yên của Nhật Bản, hơn 17% so với đồng tiền của Thái Lan và Malaysia, gần 8% so với đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc.
Nguyên nhân:
Thứ nhất, ngày 30/12/2009, với chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước chính thức ban hành thông tư hướng dẫn việc các tập đoàn, tổng công ty lớn của Nhà nước bán lại ngoại tệ cho các ngân hàng. Việc bán lại được thực hiện khá nhanh sau đó và tạo một nguồn cung đáng kể, hỗ trợ các ngân hàng cải thiện trạng thái ngoại tệ vốn căng thẳng trước đó.Thứ hai, chỉ hơn nửa tháng sau đó, ngày 18/1/2010, Ngân hàng Nhà nước có Quyết định số 74/QĐ-NHNN giảm mạnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ đối với các tổ chức tín dụng. Việc giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ từ 7% xuống 4% đối với kỳ hạn dưới 12 tháng, từ 3% xuống 2% đối với kỳ hạn trên 12 tháng đã làm tăng nguồn vốn khoảng 500 triệu USD (9.000 tỷ đồng) cho các ngân hàng thương mại để cho vay trên thị trường.
Thứ ba,ngay sau đó, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục ban hành Thông tư số03/2010/TT-NHNN, quy định mức lãi suất tiền gửi tối đa bằng USD của tổ chức kinh tế tại tổ chức tín dụng là 1%/năm. Đây được xem là một “cú hích” mạnh khi ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của các tổ chức kinh tế có tiền gửi bằng USD, khi lãi suất trước đó được hưởng có từ 4% - 4,5%/năm. Quy định này được bình luận là đặt các tổ chức đó vào thế “tự xử”, phải tính toán lợi ích và xem xét bán lại ngoại tệ, chuyển sang VND để có lãi suất tiền gửi cao hơn. Khớp với chính sách này, các ngân hàng thương mại đồng loạt tăng giá USD mua vào để thu hút nguồn ngoại tệ tiềm năng này.
Thứ tư, chênh lệch lãi suất vay vốn bằng VND và USD lớn khiến các doanh nghiệp cân nhắc và dịch chuyển sang vay USD. Lãi suất vay VND tăng cao đầu năm2010, lên từ 15% - 17%, thậm chí 18%/năm…, trong khi lãi suất vay USD chỉ khoảng 6% - 9%/năm. Chênh lệch này khiến một bộ phận doanh nghiệp chọn“đường vòng” vay USD rồi bán lại lấy vốn VND, tăng cung ngoại tệ cho thịtrường. Ngoài chênh lệch lãi suất lớn, lựa chọn này được hỗ trợ bởi kỳ vọng tỷ giá USD/VND sẽ ổn định, hoặc rủi ro biến động không quá lớn trong kỳ vay vốn.Thực tế, tỷ giá USD/VND gần như cố định kể từ tháng 2 đến nay.
Thêm vào đó, ngày 15/12/2009, Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư số25/2009/TT-NHNN mở rộng đối tượng được vay vốn bằng ngoại tệ, đặc biệt là các đối tượng xuất khẩu.Tác động này được dẫn chứng ở tăng trưởng tín dụng bằng ngoại tệ đã tăng đột biến tới 14,07% trong quý 1/2010, trong khi cùng kỳ năm ngoái giảm 2,24%.
Ngoài ra, còn do tài khoản vãng lai của Việt Nam luôn bị thâm hụt rất lớn (do nền kinh tế nhập siêu với mức thâm thụt 10-12% GDP), lòng tin vào đồng nội tệ suy giảm (do sự thiếu ổn định của chính sách tỷ giá và lạm phát cao triền miên) và tình trạng đô la hóa nền kinh tế gia tăng (tâm lý đầu cơ ngoại tệ, sử dụng trong thanh toán và tín dụng ngoại tệ tăng mạnh do chênh lệch lãi suất giữa USD và VND). Lạm phát tăng cao trong năm 2010.
Những tác động chính trên tạo sự cộng hưởng từ loạt chính sách điều hành với diễn biến thực tế thị trường. Và thời gian gần đây, Ngân hàng Nhà nước liên tục phát đi thông điệp thị trường ngoại hối có chuyển biến tích cực.
Báo cáo mới nhất của Ngân hàng Nhà nước cho biết: “Các doanh nghiệp đã bán ngoại tệ cho hệ thống ngân hàng thương mại, tính thanh khoản của thị trường được cải thiện rõ rệt, nhu cầu mua ngoại tệ được đáp ứng đủ. Từ giữa tháng 3 đến nay,trạng thái ngoại tệ của hệ thống tổ chức tín dụng liên tục dương và trong hầu hếtcác ngày số ngoại tệ mua được lớn hơn số ngoại tệ bán ra”.
Từ đầu năm 2011 đến nay:
2 tháng đầu năm 2011 tỷ giá có nhiều thay đổi. Đầu tiên là vào những ngày gần tết thì tỷ giá nói chung ổn định ở mức 18932VND/USD ở thị trường liên ngân hàng còn ở thị trường tự do thì tỷ giá giao động quanh ngưỡng 21000VND/USD.
Tuy nhiên do thâm hụt thương mại lớn, cộng thêm tâm lý găm giữ ngoại tệ, chính sách tăng hạn chế nhập khẩu, giảm mức chênh lệch tỷ giá giữa 2 thị trường thì vào ngày 11/02/2010, Ngân hàng Nhà nước chính thức tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng từ 18,932 lên 20,693 đồng/ USD, tương đương tăng 9,3%, đồng thời thu hẹp biên độ giao dịch từ (+/-) 3% xuống còn (+/-) 1%.
Ngoài ra, do sự phục hồi rõ nét của nền kinh tế Hoa Kỳ và mức dự báo tăng trưởng kinh tế nước này được FED đưa ra cho năm 2011 khá cao (từ 3.4%-3.9%), điều này làm cho đồng USD đã tăng giá so với nhiều đồng tiền khác trên thế giới. Nên việc điều chỉnh tỷ giá của NHNN còn một lý do khác là phù hợp với khả năng giá trị của đồng USD đang tăng lên trên thế giới.
Ngay sau khi quyết định điều chỉnh tỷ giá được ban hành vào ngày 11/02/2011 thì tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do ngay lập tức tăng lên mức 21.700 VND/USD và những ngày tiếp theo có lúc tăng lên đến 22.300 VND/USD (ngày 21/02/2011).
Vào cuối tháng 3 năm 2011 NHNN ban hành lệnh cấm buôn bán đô la ngoài "chợ đen". Đồng thời giảm lãi suất gửi tiền bằng ngoại tệ từ 3%/ năm xuống còn 2%/năm nhằm hạn chế tình trạng đô la hóa thị trường. Và lệnh cấm buôn bán ngoại tệ vượt giá trần cũng được ban hành nhằm giúp doanh nghiệp tiếp cận được nhiều với nguồn ngoại tệ hơn.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top