tinh yeu
Phiếm luận về tình yêu
Vô Tâm-Thiện Anh Lạc
Luân hồi làm hành khất
Van xin chút tình yêu
Sát-na chợt tỉnh giấc
Tự tại, hồn phiêu diêu . .. .
Ngày xưa, khi còn bé, tôi thường quan niệm rằng "Tình yêu và thời gian là hai thứ vô tình và bạc bẻo nhất trong đời sống."
Tình yêu? Một đề tài xưa hơn cả vũ trụ, nhưng luôi cuốn biết bao nhiêu người và vật trôi lăn mãi trên biển sanh tử luân hồi từ nhiều kiếp sống và còn sẽ trôi lăn thêm nữa nếu không biết dừng lại để nhận thức sâu sa về vấn đề này.
Tình yêu đã có mặt từ khi sự sống có mặt trên trái đỵa cầu này chứ đâu phải từ khi con người có măt. Ai nói là loài vật không có tình yêu, không biết yêu? Nếu không biết yêu thì chúng làm sao sống thành từng đàn để bảo vệ cho nhau? Hãy nhìn những con khỉ ngồi ôm con vào lòng, bắt chí rận cho con, con mèo, con chó liếm những đứa con thơ khi vừa chập chửng vào đời, gà mẹ bới đất kiếm mồi và mớm cho con, sẳn sàng xoè đôi cánh ra để che hết đám gà con vào lòng mình, nghển cổ lên để khiêu chiến với diều hâu, còn biết bao loài khác biết yêu và được yêu.
Như vậy là nó đã có trước khi ta hoá thân làm người. Trước đó nữa, khi ta còn đang lang thang giữa những kiếp lưu đày trong hình hài khác nhau, nhưng hạt giống thương yêu không mất mà chỉ nằm yên đó chờ giờ hoá kiếp . . . Khi ta còn bị lẩn lộn giữa những thực thể của biên giới , giữa hữu và vô cơ, giữa vô và hữu hình, ta đã bị tình yêu dằn vặt, ray rứt và dần cho tơi tả từ muôn lượng kiếp cho đến bây giờ. Trong dòng biến hoá vô tận ấy, nếu ý thức được những mối dây nhợ phiền nảo, ràng buộc khổ đau từ vô thỉ, vô chung đem lại thì ta có thể "khôn" hơn một chút, rút kinh nghiệm từ đầu mối rồi dùng gươm trí tuệ để chặt đứt đoạn gút vô minh ấy, ngỏ hầu đạt đến an vui, tự tại và giải quyết sanh tử luân hồi. Bởi vì, trong Phật giáo Tịnh Độ, đã có câu:
"Ái bất trọng, bất sanh ta bà,
Niệm bất nhất, bất sanh Tịnh Độ"
Ta bàng hoàn, sửng sốt, tim chết lặng đi, khi chợt nhìn thấy người ta yêu đang khoát tay người khác, cười cười , nói nói đi bên nhau thật là vui vẻ, hạnh phúc.
Sau khi ấy vài giây, phản ứng của ta sẽ ra sao nhỉ? ta nên làm gì bây giờ?
Ngã quỵ xuống vì ghen tức nhưng bấ't lực, hay là không dằn được tâm sân, nhảy đến mắng nhiếc kẻ bạc tình? hay là . . . ta chỉ im lặng phớt tỉnh tìm cách trả thù? nuốt hận bỏ đi. Dù có phản ứng phản ứng thế nào đi nữa, đó cũng là trái bồ hòn, rơi mạnh vào miệng ta trong lúc ta bất cẩn. Ta có thể nhai no' từ từ, chậm rãi để nghiền ngẩm vị đắng chát lan từ từ ra trong miệng, rồi chảy xuống yết hầu gây thêm cảm giác khó chịu cho vị giác. Hoặc là hoảng hốt, nhai trệu trạo vài ba cái rồi nuốt nhanh một cái ực vào cổ để chối bỏ vị khó chịu tiết ra từ trái ấy. Còn một cách nữa là khỏi cần nhai, mà nuốt trọng nó vào cổ họng để tất cả vị ấy không tiết ra trong miệng, lưởi, nhưng hãy coi chừng sẽ bị mắc nghẹn vì nó to quá mà nuốt không trôi nổi . . . .
Chỉ có một cách tốt nhất cho yên thân khỏi cần tốn công cực khổ, không gì khó nhọc và rất dễ làm là đừng thèm nhai hay nuốt gì cả mà hãy nhã nó ra đi.
Nhưng không mấy ai chịu làm và muốn làm. Họ cứ nói là làm không được, làm không nổi vì không dễ làm và chỉ muốn ôm trọn cái thú đau thương ấy vào lòng để an ủi, vỗ vể nó. Lại có người lý luận cho rằng "Yêu là khổ, không yêu thì lổ, thà rằng khổ còn hơn lổ", phần lớn đều chọn và cam chịu "khổ đaư" còn hơn là phải bị "lổ lã" , đó là tâm lý chung của con người lúc nào cũng thích tranh chấp hơn thua, không bao giờ muốn thua thiệt nên vẫn khổ đau dài dài suốt kiếp này sang kiếp khác . . . .
Tùy theo trình độ hiểu biết, ý thức, trường hợp, quan niệm, kinh nghiệm sống của mỗi người nhìn tình yêu qua một lăng kính khác nhau, muốn chọn gì cũng được.
Theo quan điểm của tôi thì tùy theo mỗi hoàn cảnh để áp dụng vào câu ấy. Nếu yêu theo tình cảm trai gái bi lụy ở đời thì thà bị lổ lã còn sướng thân hơn là khổ đau.
Không có tình yêu nào mà khắng khít và quyến rủ hơn là tình nam nữ, một khi đã bị khổ đau, tuyệt vọng tràn lấp, con người dễ đi đến chuyện quyên sinh, vùi lấp thân mạng quý báu này dễ dàng để lẩn trốn cuộc đời . Đó là một chuyện làm hết sức là dại dột, đổi cả mạng sống vì một chuyện vô ích mà không hề lắng đọng thân tâm để nhìn sâu vào lý nhân duyên sinh diệt không thực thể của nó, cuộc sống ở đời này chỉ là một canh trường mộng, có gì tồn tại miên viễn đâu để phải bi lụy khi đánh mất chứ?
Nhà thơ Xuân Diệu đã viết "Yêu là chết trong lòng một ít" , theo tôi nghỉ là " Yêu là chết trong đời vạn kiếp" đúng hơn. Nếu tình yêu không dựa trên sự chiếm đoạt, tư hữu và đóng khung thì đã hạnh phúc, an lạc lắm rồi. Điều chính yếu đi đến khổ đau chính là cái tôi to lớn và ngã sở hữu chiếm đoạt trong ta. Trong thập nhị nhân duyên có đề cập đến ba mắc xích này tức là "ái, thủ(sở), hữu" , vì ưa thích nên mới nắm bắt và chấp chặt là của ta, rồi giữ kỷ cho riêng ta, nếu ai mà dòm ngó, đụng vào là ta bị tổn thất, là ta không bằng lòng để đưa đến chuyện trái ý, phiền nảo nếu như ta nắm bắt hay giữ lại không được, sở cầu bị mất đi. Sự mất mác trong tình yêu là vấn đề nan giải , hầu hết đều lo sợ mất người mình yêu, sẽ thành ra cô đơn, lẻ bóng, họ sợ sự vắng lặng của tâm hồn sẽ đem lại cho họ một đời sống bất ổn, hiu quạnh.
Hãy bình tỉnh lại mà suy nghỉ về vô thường, vô ngã, khổ, không, để hiểu rằng, cho dù hai người có yêu thương, gần gủi, hạnh phúc bên nhau suốt đời , cao lắ'm cũng chỉ có một trăm năm thôi. Sau đó, khi hơi thở chấm dứt, trở về nguyên bổn, mộng đã tan, đường ai nấy đi, mờ mờ, mịt mịt như đám mây mù vậy, chắc gì sẽ còn gặp lại nhau để đoàn tụ? Rồi thì khi lâm chung, thần thức chỉ nghỉ đến người thương, quyến luyến, lo sợ, nuối tiếc, thì làm sao mà thác sanh được cơ chứ, rồi lại trở lại luân hồi trong vòng lục đạo để đi tìm nhau mãi cho đến tận cùng.
Có một lần, tôi gặp lại người bạn củ năm xưa, thời còn là sinh viên, đi với người hôn phối, người ấy gặp tôi chào hỏi rồi giới thiệu. Tôi . . . một thoáng mây buồn hiện lên trong tâm trí tôi làm tôi hơi ngẩn ngơ nhớ lại những ngày thơ mộng đã qua, rồi lại chợt bay đi, nhường lại chổ cho tâm hồn bình thản, tự tại với vạn hữu vô thường. Sau khi chào hỏi xã giao xong rồi từ giả, suốt thời gian còn lại, tôi đã không ngừng nghỉ quán chiếu về cảm giác này và đã đặt ra nhiều câu hỏi . . . Tại sao tôi lại bình tỉnh đến lạnh lùng như thế mà không ghen tuông, sầu khổ, giận dử như ngày xưa, nó trốn đâu hết rồi? Tôi cũng chẳng bi lụy, bức rức hay tiéc nuối người này .. . phải chăng vì đã lâu không gặp từ khi tan vỡ rồi thì "Xa mặt cách lòng", hay tôi đã trưởng thành và có hướng đi rõ rệt cho đời sống tương lai, hay là quá bận rộn để nghỉ những chuyện vơ vẫn không ích lợI, còn nhiều câu hỏi khác tôi đề ra và kết luận tôi là một tên ngốc??? !!! đã dành thì giờ và tâm huyết để giải quyết một chuyện bâng quơ mà không tìm ra đáp số. Tối hôm đãy, tôi ngủ ngon giấc và sáng ra đã tươi tỉnh tuyên bố với chính tôi là đã thông và thấu suốt vấn đề qua sự quán chiếu đó. Đó lá quán tam pháp ấn "Tâm vô thường, pháp vô ngã, thọ thì khổ" .
Đó chỉ là tình yêu nam nữ, thứ tình yêu vô tình, bạc bẻo nhưng lại là mạnh mẻ và cũng mong manh nhất trong các thứ tình khác. Biết bao nhiêu chồng giết vợ và ngược lại vì tình, tiền trong thời buổi nhiễu nhương này.
Tình yêu của bố mẹ đối với con cái nắm phần khá quan trọng trong đời sống hiện tại và tương lai đứa bé. Hãy nhìn những tội phạm trong xã hội, phần lớn đều có quá khứ đau buồn, thiếu thốn tình thương từ song thân, bị đánh đập, bỏ bê và còn nhiều yếu tố, nguyên nhân khác đã tạo ra một con người như thế trong xã hội, đó là cái vòng lẩn thẩn của sanh diệt. Nếu một đứa bé được nuôi dưởng, giáo dục và lớn lên trong gia đình đày đủ tình thương yêu, dạy bảo đúng mức thì đứa bé ấy dù bản tính có cộc cằn thô bạo đi nữa thì cũng bớt được phần nào.
Tôi có đứa cháu trai đưọc năm tuổi, lớn lên giữa hai gia đình, gia đình chị tôi và gia đình người chăm sóc ban ngày, tuy chưa cho đứa bé quy y Phật và thọ năm giới vì cháu còn quá nhỏ, nhưng chị tôi và tôi thường dạy cháu là không được giết hại một con vật gì dù nhỏ đến đâu mỗi khi cháu nhấc chân lên định đạp sâu kiến, lãi nhãi và hăm doạ riết cũng phải thấm sâu vào tâm thức đứa nhỏ. Đến khi ở nhà người giữ trẻ, bà ta xúi đứa nhỏ giết sâu kiến, đứa bé nhớ đến lời mẹ dạy, đã không giết mà còn dạy ngược lại bà ta.
Trong một gia đình đông con, không thể nào tránh khỏi nạn con thương ghét, tình yêu của bố mẹ, phần lớn sẽ trang trãi đến những đứa con đẹp, ngoan, học giỏi và biết vâng lời , làm tủi hổ những đứa trẻ bị hất hủi, sẽ đem đến cho chúng một ấn tượng không đẹp sau này về bố mẹ chúng. Có thể sẽ gây sức mẻ, đào hố sâu ngăn cách tình huynh đệ, mang đến hai thái cực tự ti và tự tôn. Tình yêu của con cái đố với bố mẹ cũng khác biệt giữa những đứa con, tùy theo nghiệp lực của từng đúa đói với song thân.
Tình thầy trò và bằng hữu không thắm thiết như hai thứ tình trên nhưng có tầm quan trọng đáng kể. Cần phải hiện diện trên thế gian này qua những sinh hoạt trong xã hội với những người không máu mủ, ruột thịt, không thân thích. Nhưng tình này không thể thiếu được, vì nó là nền tảng để tiến bước trên con đường để đạt đến tâm từ bi hầu rãi tình yêu nhân loại một cách không vị kỷ, không toan tính, âm mưu lợi lộc. Nếu có thể yêu thương mọI vật, mọI loài xa lạ không phân biệt là đã có tâm từ bi rồi đãy.
Tình yêu này không vinh danh một đấng cứu thế, một tôn giáo, một quốc gia, hay tên tuổi nào giúp đở, gia hộ để lấy tiếng tăm, để trục lợi lộc sau này. Nó bao trùm cả thập loài chúng sanh trong sáu nẻo (thiên, nhân, a tu la, súc sanh, ngạ quỷ, đỵa ngục) không phân biệt kẻ oán, người thương, thương yêu với tấm lòng vị tha, vô tư với tâm vô phân biệt. Chính đó là tình yêu nhân loại, chỉ cho thôi chứ không hề nhận. Trên thế gian này, ít có ai đạt đến tình yêu chân, thiện, mỷ này trừ những bậc bồ tát hoá thân độ đời .
Thật ra, trong tâm hồn chúng ta có rất nhiều tình yêu mà ta không hề khai thác, phần đông chúng ta chỉ Tìm cầu, vay mượn bên ngoài, lấy giả làm vui mà không tìm kiếm và khai thác những gì thực sự của ta, có trong ta, nếu có không có được thì sanh tâm buồn tủI, oán cừu, chứ nếu ta thử Tìm lại bên trong và làm ngược lại, là ban bố tình yêu của Ta ra ngoài cho nhân loại thì ta sẽ hạnh phúc và an vui biết đến chừng nàọ
Có một lần, trong một bữa tiệc thù tạc, ta đã tội nghiệp cho những người tại đây và cảm thương họ Hơn là trách móc, khi họ Ddã đem các vi tu sỉ Ra làm trò đùa là không biết gì về tình yêụ
Ta đã tốn công giải thích với họ về lăng kính và quan niệm về cuộc đời của mỗi người có chiều hướng khác nhau Nhưng ta đã thất bại vì khác tầng số, hơn thế nữa, tranh chấp, hơn thua không phải là cứu cánh của ta (lẽ ra, ta nên Im lặng thì tốt hơn).
Tình yêu cao thượng đã vượt xa hẳn không gian va thời gian, đã thoát khỏi những đòi hỏi tầm thường, cạn cợt từ tấm thân hạn hẹp ố trược này để thoát ra khỏi mọi tội lổi xấu xa từ tấm thân này gây rạ.
Nếu biết dùng tất cả Năng lượng ấy đi lên, để thực hành những việc hữu ích và phụng sự Cho đời (không cần nhiều lắm cũng được) thì quý báu khôn tả.
Nếu không như vậy thì làm gì có được những tráI tim to tát như đức Phật, Bồ Tát Thích Quãng Đức, ngài Hư Vân, ngài Hám Sơn, Tuyên Hoá, đức Dalai Lama, mẹ Theresa, như thánh Ghandi, và còn nhiều vị khác nữa đã cống hiến cho đời nhiều hương hoa khác tô điểm thêm cho cuộc sống nhân loại ... Và phục vụ nhân loại đến độ hoàn chỉnh ....
Theo thiển ý của tôi, nếu quan niệm cho rằng "tình yêu trai gái" khác với những loại tình yêu khác (mẫu tử, bạn bè, thầy trò, công dân đối với đất nước, con ngưòi đối với nhân loại, phật tử đối với chúng sanh, v.v...) thì có lẽ sẽ làm cho người bàng quang hiểu sai rằng Đạo Phật là một Đạo vô cùng yếm thế và chán đời.
Là người Phật tử, tôi cảm thấy áy náy mỗi khi nghe ai giảng: một người con thương yêu cha mẹ là một người con tốt, có hiếu; một người bạn thương yêu một người bạn khác trong sự đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau là một người bạn quý鬠một người học trò thương thầy cô là một người trò ngoan, một người Phật tử thương chúng sanh như thương cha mẹ là một nguời có tâm từ bi; nhưng khi hai người trai gái thương yêu nhau thì lại là hai người mê muội, chỉ có mang đến khổ đau chán chường cho nhau chứ chẳng giúp ích gì nhau. Tôi cho rằng đó là vì ta đã lầm lẩn giữa "tình yêu" chân thật và "sự đam mê."
Như đức Đạt Lai Lat Ma có nói: một sự liên hệ (relationship) tốt là khi nào tình cảm thương yêu chân thật (love) mạnh hơn nhu cầu đòi hỏi lẩn nhau (needs). Tôi cho rằng, điều ấy áp dụng rất thích hợp cho mọi loại tình yêu, kể cả tình yêu trai gái, cha mẹ, bạn bè, xóm giềng, nhân loại, v.v.
Cái "đòi hỏi" (needs) đôi khi đưa ta đế鮠sự "đam mê" vì nếu ta không biế鴠quan tâm, đề蠰hòng và chú ý đến nó thì khi đòi hỏi quá mạnh mà tình yêu thì quá yếu, thêm vào đó bản ngã tự ái quá cao, ta dễ vô tình (vì mê muội) nghĩ rằ讧 ta đang "yêu" người khác, nhưng sự thật là ta cần người khác, chứ chưa hẳn là yêu.
Đối với những bạn trẻ đang trong tuổi yêu nhau, nếu ta là người Phật tử, học được các điề赍 hay trong triế鴠lý của đạo Phật, thấy được cả hai điều: tiêu cực (tức là sự mê muội) cũng như điề赠tích cực (tình thương yêu chân thật), mà nay ta chỉ nói đến điề赠tiêu cực ("yêu là chết trong lòng vạn kiếp", vv...) mà không nhấn mạnh đế鮍 khía cạnh tích cực (yêu em/anh sông sâu anh/em cũng lội, núi cao anh/em cũng trèo, v.v..) thì trách gì, các bạn trẻ sẽ không nghĩ rằng Đạo Phật là để cho các ông già bà cả, những con người yếm thế, tiêu cực!
Đạo Phật dạy cho ta cái cách nhìn về cưộc đời rất là cân bằng và trung dung: khổ đau hay hạnh phúc, xấu hay đẹp, một phần (lớn) cũng là từ do nơi nhận thức của chính mình. Xét cho cùng, nếu như Đạo Phật có dạy: mọi sự vậ봠tự nó không mang theo một "tự tính" nào cả, mà chỉ là do bao nhiêu nhân duyên hợp lại, thì khi ta xét về tình yêu, "sướng" hay "khổ", ta chỉ có thể kết luận ràng nhữngcảm gíac ấy có thể là từ do nơi nhận thức của chính con người ta mà ra, và cũng do từ nơi các nhân duyên đang họp lại. Khi nhận thức của ta còn nhiều sự "vương vấn" thì tất cả mọi "tình yêu" đều có thể mang theo tính chất vương vấn. Khi trí tuệủa con người càng lúc càng phát triển thêm lên (nhờ vào sự học hỏi ở Đạo Phặt chẳng hạn), và sự vấ鮠vương bắt đầu được thay đổi dần bằng những "tình cảm" (đúng ra là trí tuệ褐thương yêu một cách trong lành và nhẹ nhõm, thì mọi "tình thương" của ta cũng thăng hoa theo mà trở thành trong lành và nhẹ nhõm. Có thể cái nhìn và lối nhìn mới là quan trọng, còn đối tượng, nhiều khi chỉ là tương đối, theo một hoàn cảnh hay một thời gian và một không gian nào đó.
Cái Đẹp Theo Tinh Thần Phật Học
Thích Thiện Quang
Đẹp - tiếng gọi muôn thuở của con người, Đẹp là gì? Làm thế nào để kiến tạo một cuộc sống Đẹp? Có thể nói, không hướng đến cái Đẹp nhân loại không có sự phát triển, không có nền văn minh. Nhưng trong lúc đi tìm cách giải đáp cho câu hỏi ấy đã có những cuộc nhấn chìm sinh mạng cái Đẹp.
Theo dòng chảy triết họ Đông - Tây: thời tiền Socrate, con người bị lãng quên, triết học đi tìm bản thể vũ trụ mang tính thiên nhiên hơn, đến khi Socrate đặt phạm trù cái đẹp thì ông lại nhầm với cái lợi. Quả thật, nếu gặp phải Dương Chu, há ông đã được một cái Đẹp vô cùng lớn - cả thiên hạ; nhưng Dương Chu đã khẳn khái từ chối: "bạt nhất mao dĩ lợi thiên hạ, ngã bất vi." Dẫu sao môn đệ nổi tiếng của ông là Platon, cũng đã phủ định ông từ thuở ấy, với câu hỏi hóc búa: "Thưa Thầy! Cái sọt phân cũng là cái đẹp." Socrate đành ngẩn ngơ. Nhưng cái sọt phân cũng Đẹp đấy! Nếu ông ta không nhìn bằng hữu ngã lưỡng biên mà thấy "bản lai thường tự tịch diệt tướng" và " thị pháp trú pháp vị" thì chắc chắn ông không ngẩn ngơ như thế. Đến Platon, triết học rẽ sang một hướng khác, Platon bất lực trước "dịch biến" của Héraclite và hiểu nhầm "hữu thể" của Parmenide thì thế giới lý niệm của Platon xuất hiện. Bây giờ mọi hiện hữu dưới mắt Platon chỉ là một ảo ảnh của thế giới lý niệm ấy. Một Thượng đế hiện hữu trong triết học. Cả trường kỳ nhà thờ trung cổ, Chúa nắm quyền kiểm soát con người. Ngay cả Aristote, Descarte, Kant, Hegel thì cũng là một thứ triết học bị phóng thể: thay vì họ giúp con người suy nghĩ chính mình thì lại khuyến khích quên mình mà lại đi tìm lẽ huyền vi của tạo hóa. Phải đến Marx, con người mới có chỗ đứng, rất tiếc là chỉ đứng cho xã hội mà quên chỗ đứng chính mình. Và, nếu xã hội cọng sản xuất hiện thì là bước đường cùng của nhân loại khi luật hủy thể của ông được áp dụng một cách triệt để. Sau khi Kiekegaard cảnh tỉnh cái thôi làm người của triết thuyết, tôn giáo; cũng như Nietzsche giết chết Thượng đế để kéo con người xuống lại trần gian; và tiếp nối trường phái Hiện sinh xuất hiện thì con người mới có chỗ đứng cho chính mình. Rất tiếc họ đặt con người đứng trong chán chường với kẻ lạ mặt trong thế giới buồn nôn của cõi người ta . để rồi khi giao cho họ tự quyết định thân phận của mình, thì con người lại tìm phương thức tự tử hơn là tìm lại chính mình, chủ nghĩa cá nhân độc đoán ra đời. Ở phương Đông, nền triết học được xem là hướng nội, nhưng Bà-la-môn giáo đưa con người vào cơn ngủ say và triệt tiêu ý thức-ý thức cái để làm người lại bị chối bỏ; làm sao còn là người! Và đạo Lão thì mơ màng cùng hồ điệp trong lẽ sống tự nhiên. Thế nhưng:
"Lưu thủy há sơn vô hữu ý
Bạch vân xuất tụ bổn vô tâm."
(Trần thái Tông)
Con người không thể vô tâm theo kiểu mây nước. Cuối cùng đạo Lão đành lánh đời để tìm cuộc sống bất tử trong chốn bồng lai tiên cảnh. Tất cả đều bất thành.
Khi chưa có cái nhìn đúng về con người trên cơ sở Người thì không thể kiến tạo một cuộc sống Đẹp mang tính Người.
Trở lại Phật giáo, đạo Phật xây dựng một cuộc sống đẹp ngay trong chính con người và trên cõi đời này. Con người là đối tượng trung tâm của hệ thống giáo lý này. Đức Phật đã khuyến khích chúng ta "Hãy tự mình thắp đuốc mà đi, hãy nương tựa vào chính mình, vì Như lai chỉ là người dẫn đường." (kinh Niết-bàn). Đức Phật cũng dạy rất rõ là không thể tìm cảnh giới Niết-bàn (cuộc sống đẹp) bên ngoài con người và cõi người.
"Này hiền giả, ta tuyên bố rằng tại chỗ nào không bị sanh, không bị già, không bị chết, không có từ bỏ đời này, không khởi lên đời khác thời không thể đi đến để thấy, để biết, để đạt đến chỗ tận cùng của thế giới. Nhưng này hiền giả, trong cái thân dài mấy tấc này, với những tưởng, những tư duy của nó, ta tuyên bố về thế giới, tập khởi của thế giới, thế giới đoạn diệt và con đường đưa đến thế giới đoạn diệt." (Thích Minh Châu dịch, Tăng chi I)
Thế giới đoạn diệt ở đây, hiểu như là sự đoạn tận toàn bộ khổ đau; Niết-bàn. Như vậy, Niết-bàn không ở đâu xa mà ngay trong con người và thế giới người. Câu chuyện con chồn hoang trong công án của ngài bách Trượng là một cảnh tỉnh cho ai tìm Niết-bàn bên ngoài cuộc đời này.
Đồng thời giáo lý duyên khởi cho ta cái nhìn đúng về con người và xã hội của nó. Tất cả quan hệ trong mối tương quan duyên khởi, không đẳng lập và cũng không đồng nhất mà là biện chứng trong thống nhất. Với nguyên lý:
"Cái này có, cái kia có
cái này không, cái kia không
cái này sanh, cái kia sanh
cái này diệt, cái kia diệt."
(Thích Minh Châu dịch, Trung bộ I)
Đó là cái nhìn về con người. Và khi hệ thống này cho ta hiểu chữ Buddha: Giác với ba nghĩa: tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn, thì con người càng tăng thêm giá trị của mình. Tinh yếu của Phật giáo ở trong chữ Giác này.
Giáo lý duyên khởi được trình bày không nhằm lý giải vũ trụ quan cũng như nhận thức luận, mà nó cung cấp một cái nhìn vô ngã - không tự tánh - không tánh trong mọi hiện hữu, mọi hiện tượng giới. Từ đây kiến tạo con đường giải thoát, an lạc - xây dựng cuộc sống Đẹp, Niết-bàn. Niết-bàn là cứu cánh tối hậu của thế giới quan Phật giáo. Đó là cái Đẹp nhìn từ góc độ thẩm mỹ. Nhưng phải khẳng định từ đầu Niết-bàn không phải là nơi chốn, do vậy, những từ nhập Niết-bàn hay cõi Niết-bàn nếu không hiểu thì dễ gây ngộ nhận. Vì Niết-bàn chẳng từ đâu đến cũng chẳng đi về đâu (vô sở tùng lai diệc vô sở khứ - kinh Kim Cang).
Cái Đẹp thể hiện trong tư tưởng Phật học như thế nào? Chúng ta thử tìm hiểu hai phạm trù: Diệt đế và Đạo đế.
DIỆT ĐẾ: CÁI ĐẸP
Diệt đế: dịch nghĩa từ nguyên chữ: Nirbbana; dịch âm: Niết-bàn. Vậy Niết-bàn là gì? Hay hỏi cách khác Đẹp theo Phật học là gì? Một câu hỏi ra vẻ đơn giản và khá tự nhiên, nhưng càng trả lời nhiều thì càng nhiều rắc rối. Vì rằng, Niết-bàn đơn giản, chúng ta chưa có kinh nghiệm này. Câu chuyện ngụ ngôn Rùa và Cá vẫn là một minh họa sống động cho kết luận này. Làm sao cá hiểu nổi khái niệm đất liền là gì! Dù rùa có dùng hữu ngôn hay vô ngôn thì cá cũng đành chịu thôi! Chúng ta, cũng vậy, không thể nào hiểu Niết-bàn là gì khi chưa thật chứng Niết-bàn. Ngôn ngữ không phải bất lực trong diễn đạt mà do chúng ta chưa có kinh nghiệm Niết-bàn, thì dù diễn đạt bằng phương tiện nào cũng chỉ là một ảo giác về nó. Câu chuyện Rùa và Cá cốt để cảnh tỉnh cho những ai đi tìm chân lý trên bình diện ngôn ngữ chứ không nói đến cái bất lực trong cung cách diễn đạt của ngôn từ - tác dụng của ngôn từ là diễn đạt. Đó là cái dụng chứ không phải bản thể, cái thể của ngôn ngữ cũng thường tự tịch diệt tướng; thường vắng lặng.
Trên đại thể, nếu không muốn nói "Pháp nhĩ như thị" thì chúng ta vẫn có quyền giả lập Niết-bàn trên bình diện ngôn ngữ qua tương quan với khổ. Như vậy Niết-bàn là sự chấm dứt khổ; điều này quá rõ ràng trong các kinh. Nói theo Mỹ học là sự giải phóng triệt để cái bi. Niềm vui của sự chấm dứt khổ này mà kinh điển đã không ngớt thốt lên rằng: đó là hạnh phúc tối thượng và rằng bước đi hướng về mục đích ấy điều có niềm vui không bao giờ giảm:
"Vui thay, chúng ta sống
Không bệnh, giữa ốm đau
Giữa những người bệnh hoạn
Ta sống không ốm đau."
(Thích Minh Châu dịch, kinh Pháp Cú, câu 198}
Cái Đẹp theo Mỹ học được xác lập trên cơ chế thăng bằng nội tại, hài hòa, một thể thống nhất giữa hình thức với nội dung thì Niết-bàn là sự thể hiện hài hòa giữa nhận thức của chúng ta với quy luật, giữa hành vi sống với nguyên tắc sống, giữa cảm thọ với những đối tượng cảm thọ. Nếu cái bi theo Phật học là sự tha hóa bởi tham dục, vô minh thì cái Đẹp là sự đổ vỡ toàn bộ thiết kiến của vô minh và tham dục. Như thế, Đẹp trong Phật học là sự giải thoát mọi ràng buộc, chấp thủ về ngã và ngã sở:
"Không sở hữu, chấp trước
Ta nói người, Niết-bàn."
(kinh Lăng Già. Trích Phật học khái luận T.C.T.)
Không còn tham dục khát ái:
"Do đoạn tận khát ái
Được gọi là Niết-bàn."
(sđd)
Là sự giác ngộ, thấy như thật, sự đổ vỡ của vô minh:
"Này Mahamati, Niết-bàn là thấy như thật."
(sđd)
Nói tóm lại Đẹp là sự vắng mặt của tham, sân, si, sự đổ vỡ của thế giới hữu ngã. Tất cả những gì gây nên đau khổ, khi chúng bị đoạn trừ là Niết-bàn, là Đẹp. Con người thoát khỏi tham lam, thù hận và si mê nhiều chừng nào thì hạnh phúc càng gia tăng chừng đó. Niết-bàn sẽ hiện hữu ngay từ bước khởi đầu và rồi thăng tiến theo lộ trình ấy cho đến lúc viên mãn. Niết-bàn, như vậy là giác ngộ, giải thoát khỏi những cùm xích của ngã và ngã sở. Đó là cái Đẹp. Một cái Đẹp như vậy thường được tán thán với những ngôn từ diễm lệ:
"Một hoa sen bừng nở trong biển trí, không chút bợn phiền não, như vầng nhật nguyệt đánh bạt hết bóng vọng tưởng, như vầng trăng dập tắc lửa tội lỗi nung đốt người đời."
(Mã Minh, Phật sở hành tán, trích Thiền luận I, Trúc Thiên dịch)
Như thế cái Đẹp rực sáng trong nhân cách, trong nhận thức bằng sự phủ định tất cả những gì gây nên khổ đau. Tuy nhiên, những nghĩa trên về cái Đẹp chỉ cho ta khái niệm cái Đẹp trong tư cách tiêu cực. Chúng ta sẽ tìm hiểu thêm giá trị tích cực của nó được thể hiện trong tư tưởng Đại Thừa.
Vô minh là nguồn khổ. Chính vô minh tạo nên ảo giác về ngã rồi chấp thủ vào nó; dù chấp thủ vào Niết-bàn, Phật, thì vẫn là chấp thủ. Còn ý niệm trước tướng vào một cái gì thì vẫn bị trói buộc bởi ý niệm đó; còn bị vô minh chi phối. Do vậy, Niết-bàn ở đây được thể hiện trong tinh thần vô đắc, vô sở đắc.
"Vô hữu Niết-bàn Phật
vô hữu Phật Niết-bàn
Viễn ly giác sở giác
Thị nhị tất câu ly."
(kinh Lăng Già)
Bỏ cho đến không có cái để bỏ, để đạt đến cái giữ tất cả mà không giữ một cái gì. Do đó trú ở tất cả mọi chốn mà không trú ở chỗ nào là Niết-bàn (Vô trú xứ Niết-bàn). Với vô chấp, vô trú, vô trước tướng thì ở đâu cũng an nhiên tự tại, ở đâu cũng là đạo tràng thanh tịnh; cao lâu tửu điếm giai vi thanh tịnh đạo tràng. Từ đó cho thấy một tư tưởng vô cùng siêu phóng của Phật giáo. Đó là: sanh tử tức Niết-bàn, phiền não tức Bồ-đề. Niết-bàn như thế là sự siêu việt lên mọi vọng tưởng lưỡng biên để thành tựu tuệ giác Bát nhã. Bằng cái nhìn này thì thấy mọi hiện hữu đúng như nó đang là; chư pháp thật tướng. Bây giờ tất cả mọi hiện tượng đúng nguyên hình của nó. Nó như thế; như thị:
"Như thị tánh, như thị tướng, như thị thể, như thị lực, như thị tác, như thị nhân, như thị duyên, như thị quả, như thị báo, như thị đẳng mạt cứu cánh." (kinh Pháp Hoa)
Đẹp; Niết-bàn được định nghĩa qua sự vắng mặt những khái niệm: ly dục, ly tham, vô trước tướng, vô chấp ... như trên không có nghĩa là trạng thái hư vô của những người chủ trương hư vô chủ nghĩa. Nhưng, nếu những gì do vọng tưởng, tham dục tạo nên sự trói buộc trong đau khổ thì vắng mặt chúng là thoát khỏi sự trói buộc bức xúc và sự quấy nhiễu của nó. Nói cách khác là tham-sân-si không còn là đối tượng; "ba đào vô nộ tái không châu." (Nguyễn Công Trứ). Để đạt đến trình độ này, rõ ràng phải có một bản lĩnh tự nội vững chãi. Bản lĩnh ấy là một quá trình tự vượt thắng, một kỳ công của chiến tích loại trừ khổ đau; cái bi. Đây là cuộc chiến đấu không để lại dấu vết thành-bại, được-mất; chiến thắng chính bản thân mình. Một cuộc chiến đấu gay go gấp vạn lần ngoài bãi chiến trường. Lẽ thường chúng ta dễ dung túng mình, dễ tha hóa mình hơn là vượt thắng chính mình. Do vậy, tự chiến thắng mình là một chiến công được ca ngợi, được xứng tụng:
"Dầu tại bãi chiến trường
Thắng ngàn ngàn quân địch
Tự thắng mình, tốt hơn
Thật chiến thắng tối thượng."
(Thích Minh Châu dịch, Pháp cú kinh, câu 103)
Nếu mỗi người trong chúng ta biết tự chiến thắng mình thì xã hội sẽ trở nên hạnh phúc. Chiến thắng mình là chiến thắng của vô ngã. Chiến thắng kẻ khác là chiến thắng của hữu ngã. Chiến thắng của vô ngã sẽ đem lại sự tự tại, giải thoát, an lạc. Thực tại này thường được thể hiện qua các từ ngữ chân thường; là siêu việt khái niệm thường và vô thường, chân lạc; là siêu việt cả khổ lẫn vui, chân ngã; là siêu việt cả ngã lẫn vô ngã, chân tịnh; là siêu việt cả nhiễm lẫn tịnh và nó còn mang nhiều tên gọi khác nhau tùy theo phương diện hoạt động: Boddhi: Giác; chỉ vào sự xả trừ vô minh, Niết-bàn; chỉ cho sự vắng bặt những nhiễu động của phiền não, tịch tịnh; chỉ cho sự đoạn trừ tham dục, không; nghiêng về phần nhận thức hơn và trong nghĩa khác là con đường giải thoát.
Con đường giải thoát là con đường đi đến Niết-bàn. Nói theo Mỹ học là con đường đi đến cái Đẹp. Dây là phạm trù thứ tư trong Tứ Thánh Đế.
ĐẠO ĐẾ: CON ĐƯỜNG THỂ HIỆN CÁI ĐẸP
Đạo là con đường thể hiện, là cách thể hiện. Cần phải xác lập rằng: là cách chứ không phải nhân trong khái niệm nhân quả. Do vậy, Đạo đế không phải là nhân để có quả Diệt đế. Ở tầng nghĩa thứ nhất Đạo là phương thức chuyển hóa, chuyển hóa từ khổ đau đến an lạc; chuyển hóa từ cái Bi sang cái Đẹp. Và tầng cao hơn, là lối sống như vậy không thể nào khác được. Sống đúng như thế là Đẹp, là giải thoát, là Niết-bàn. Trong nghĩa này khái niệm nhân quả trở nên lạc lõng và vô ngã không phải là Niết-bàn mà là con đường thi thiết. Vẫn biết rằng không vô ngã thì không thể có Niết-bàn và đã niết-bàn thì vô ngã. Thuật ngữ Đạo, chúng ta thường nghe tám vạn bốn ngàn pháp môn, là con số biểu trưng cho những ngõ đường bị diệt căn cơ của từng đối tượng trên lộ trình Niết-bàn. Tất cả những thi thiết cho sự giải phóng khổ đau, cho cái bi nội tại. Tuy ngõ đường có đa thù nhưng đều lập cứ trên vô ngã. Bước đầu giải phóng ngã bằng tuệ quán vô thường. Nhìn mọi hiện hữu bềnh bồng trên sinh-diệt, có-không, thay đổi từng giay phút:
"Hãy nhìn như bọt nước
Hãy nhìn như cảnh huyễn
Quán nhìn đời như vậy
Thần chết không bắt gặp."
(Thích Minh Châu, Pháp cú kinh 170)
Hay như ngài Vạn Hạnh thiền sư đã "Thị đệ tử" bằng thi kệ:
"Thân như điện ảnh hữu hoàn vô
Vạn mộc xuân vinh thu hựu khô
Nhậm vận thịnh suy vô bố úy
Thịnh suy như lộ thảo đầu phô."
Với cái nhìn như vậy đưa chúng ta vào nhận thức sâu lắng hơn; rõ ràng hơn về hiện hữu: Tuệ quán vô ngã:
"Tất cả pháp vô ngã
Với tuệ quán như vậy
Đau khổ được nhàm chán
Chính con đường thanh tịnh."
(Thich Minh Châu, kinh pháp cú 279)
Bằng tuệ quán vô ngã, nhìn thấy thực tại rỗng tếch trong dòng hiện hữu và biết rằng những mộng ảo của vinh hoa phú quý chỉ là vô nghĩa trước ngày mai. Do vậy, ý niệm ngã và ngã sở không còn chân đứng thì chấp thủ cái ta và cái của ta cũng không còn:
Hoàn toàn với danh sắc
Không chấp ta, của ta
Không chấp không sầu não
Thật xứng danh Tỉ kheo."
(sđd)
Và sự đoạn trừ khát ái, tham dục là con đường đưa đến an lạc:
Ai sống trong đời này
Ái dục được đoạn trừ
Sầu não khỏi người ấy
Như giọt nước lá sen."
(sđd)
Như giọt nước lá sen, một hiện hữu rực sáng bỡi sự trơn tuột tất cả những vọng tưởng điên đảo, dục vọng si mê. Những con đường Đạo nhắm mục đích đánh đổi si mê lầm lạc, tham dục vô lý ấy được gói trọn trong Giới-Định-Tuệ. Đó là thế chân vạc; tương tác biện chứng trên lộ trình ấy. Giới là nguyên tắc sống. Định là sự kiểm soát cảm thọ. Tuệ là cái nhìn đúng như thật vào thực tại đang là: vô thường; vô ngã. Giới-Định-Tuệ như thế là sự hòa điệu; hòa điệu giữa nhận thức chủ quan với thế giới khách quan (tuệ); giữa hành vi với cuộc sống (giới); giữa nhận thức với cảm thọ và cả ý chí (định). Con đường Giới-Định-Tuệ là con đường Trung đạo, vượt lên trên mọi khái niệm bằng phủ định Nhất thiết pháp không; vô ngã, thiết kiến trên giả danh thành tựu ở Không tánh và phê bình Không tánh là hủy diệt bằng vô tự tánh xây dựng trên giả danh thành tựu ở Trung đạo đệ nhất nghĩa. Trung đạo là vận hành trên cơ chế thăng bằng, không thiên lệch. Thiên lệch là rơi vào biên kiến, bên này là thường, bên kia là đoạn. Còn thường đoạn là còn hạn hữu trong sanh tử, có không. Nói theo Mỹ học là còn bị tha hóa. Con đường Trung đạo là con đường hủy diệt biên kiến đó; nó hủy luôn cả khái niệm Trung đạo:
"Đại Thánh thuyết không pháp
Dĩ ly chư kiến cố
Nhược phục kiến hữu không
Chư Phật bất năng hóa."
(Trung quán luận, Long Thọ)
Giá trị của chữ Không này nó như ngọn lửa hủy diệt tất cả những gì trên đường đi của nó; và khi không còn gì để hủy diệt thì nó cũng không còn cơ sở để tồn tại. Trở về bản thể uyên nguyên của nó. Nó là gì? Nói như ngài Đức Sơn thì trả lời sai bị ba mươi hèo, mà đúng cũng bị ba chục hèo. Ai đủ sức lấy được cây gậy trong tay của ngài Đức Sơn thì hãy trả lời; nhưng lấy được cũng bị ba chục hèo, mà lấy không được cũng bị ba chục hèo. Làm sao đây? Còn nói như Lăng Già kinh thì:
Tri nhân pháp vô ngã
Phiền não cập dĩ diệm
Thường thanh tịnh vô tướng
Nhi hưng đại bi tâm."
Trúc Thiên dịch:
"Khi quán tưởng pháp thân bằng trí và bi, người ta sẽ thấy tất cả bản lai thanh tịnh, vô nhiễm (vô tướng); không tự tánh (vô ngã); trong không có thế giới chủ quan (nhân) gây phiền não chướng, ngoài không có thế giới khách quan (pháp) gây sở tri chướng (nhĩ diệm)" (Thiền luận I)
Như vậy, thiết kiến vô thường, vô ngã là thiết kiến nhằm trả lại đúng vị trí cho con người, đưa con người vượt qua đau khổ để hưởng hạnh phúc tối thượng - Niết-bàn. Nói theo Mỹ học là giải phóng triệt để cái bi để trở về cái Đẹp. Một điều chúng ta cần lưu ý trong hệ thống này đòi ý thức tự nguyện, tự giác cao độ từ ngay bước khởi đầu. Ý nghĩa cứu độ trong Phật giáo chỉ có giá trị như là bản thiết kế của thầy mà học trò phải tự mình thi thiết.
Con đường vô ngã là con đường hủy diệt cái bi để kiến tạo cái Đẹp. Thế nhưng đã lắm người cả Đông lẫn Tây, Cổ cũng như Kim khi gặp phải giáo lý vô ngã này; và nhất là khi nó từ chối trả lời những câu hỏi mang tính siêu hình: hữu, vô, phi hữu phi vô, diệc hữu diệc vô; cũng như những lời dạy về khổ và con đường thoát khổ thì lâm vào ngộ nhận; cho rằng Phật giáo bi quan yếm thế, hư vô chủ nghĩa. Đặc biệt những ai tìm chân lý trên ngôn từ thì họ gặp phải những tuyên bố sấm sét làm nổ tung toàn bộ kiến thiết của ngôn từ: "từ lúc thành đạo đến nay ta chưa từng nói một lời." (kinh Niết-bàn) hay "bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền."; "dĩ tâm truyền tâm." ... thì ngộ nhận càng lún sâu vào vùng chỉ trích. Quả thật, những ai tư duy bằng hữu ngã, duy lý tìm một định nghĩa trên hệ thống này đều bất lực, bất thành. Vì rằng " tôn giáo khước từ mọi định nghĩa, vì định nghĩa là đặt hạn giới cho sự thăng hoa nguồn sống đạo." (Tuệ Sỹ dịch-Thiền luận II). Cho đến những câu hỏi đặt trọng tâm vào cốt tủy của hệ thống này thì được đón nhận với thái độ im lặng. Dù có hỏi thế nào là vô ngã. Sau này chư Tổ sư có trả lời nhưng các ngài trả lời một cách phi lý chẳng ăn nhằm vào đâu; nhưng có điều, cách trả lời ấy lại là một hấp lực tuyệt vời cho những ai thiết tha làm Người. Nếu hỏi thế nào là Phật, câu trả lời là:
"Búp măng trên đá cao ba trượng
Cái chuổi lông rùa nặng mấy cân."
Hay một vị Tổ Việt Nam, ngài Tử Dung trả lời:
"lung linh nước chảy qua đèo
Ngựa đua dưới nước thuyền chèo trên non."
Khi ngài Liễu Quán hỏi:
"Xưa nay Phật Tổ truyền trao
Rằng hay Phật Tổ truyền trao vật gì?"
Những lý thuyết hoa mỹ có giá trị gì nếu không thực hành:
"Như bông hoa tươi đẹp
Có sắc nhưng không hương
Cũng vậy lời nói khéo
Không làm sao kết quả."
(Thích Minh Châu, Pháp Cú kinh. 51)
Đặc biệt trong kinh Kim Cang, đức Phật chỉ thẳng hạng người đó là tà đạo. Vì họ chỉ tìm lý thuyết, khái niệm:
"Nhược dĩ sắc kiến ngã
Dĩ âm thinh cầu ngã
Thị nhân hành tà đạo
Bất năng kiến Như lai."
Chúng ta hãy nghe nhà triết học hiện sinh Karl-Jaspers tâm sự:
"Muốn tham dự vào chân lý của đức Phật, chúng ta phải từ bỏ mọi hiện thể của mình. Sự khác biệt này không nằm trong những lập trường thời lý mà nằm trong toàn bộ quan niệm về đời sống và cách thức suy tưởng."(trích lại tư tưởng Vạn Hạnh)
Thiết kiến của ngôn từ lắm lúc cũng đành bất lực trong luận lý. Ngôn ngữ làm sao trả lời nổi những nghịch kiến: từ "tất cả dân đảo Crète đều nói láo." của Epimenide sống ở Crète, thế kỷ VII B.C, đến "mũi tên tung bay mà không di chuyển." của Zenon d'Elee và chàng thanh niên nào đó "bị treo cổ mà vẫn sống." của Brouwer, hay "nhất thiết pháp không." của Bồ tát Long Thọ. Bạn làm sao chia hết một cho ba bằng số học; một dãy dài bất tận 0,333... Thế nhưng, đứa bé chưa từng học toán nó có thể chia một cái bánh thành ba phần bằng nhau. Cũng thế, giáo lý Phật giáo là đến để mà thực hành, thực nghiệm mới thấy giá trị thiết thực của nó:
"Như bông hoa tươi đẹp
Có sắc lại thêm hương
Cũng vậy lời khéo nói
Có làm có kết quả."
(Thích Minh Châu, Pháp cú kinh. 52)
Quả thật:
"Có gì trong một cái tên đâu
Cái mà ta gọi đó là hoa hồng
Cho dù có gọi tên nào nữa
Vẫn tỏa mùi hương ngát dịu lòng."
(dịch từ, Ruhula, Buddha and His Teaching)
Tất cả những gì được đề cập trong hệ thống này, mục đích là nhằm kiến tạo con đường đưa đến cuộc sống hạnh phúc, là nhắm vào thực trạng chúng ta đang hứng chịu để đoạn trừ nó. Tất cả những gì Phật dạy là kinh mà kinh là phương tiện, không phải là cứu cánh; "Nhất thiết tu-đa-la giáo như tu nguyệt chỉ." (Tất cả những lời Phật dạy như ngón tay chỉ mặt trăng - kinh Lăng Nghiêm.) Đừng mãi mê theo ngón tay rồi không thấy mặt trăng. Và khi đã thấy mặt trăng thì hãy quên ngón tay đi; vì "vì chánh pháp còn bỏ huống chi là phi pháp." (kinh Xà Dụ). Do đó, Niết-bàn khi được đề cập trong hệ thống này cũng chỉ là phương tiện thi thiết mà ở kinh Lăng Già đức Phật đã dạy cho ngài Đại Huệ:
"Này Đại Huệ, kinh nói ra tùy căn cơ của chúng sanh nên không thể hiển thị được chân lý "Như thị"; lời nói hiển thị được cái như thật. Nó giống như dương diễm (mirage) phỉnh gạt lũ thú đang khát vọng tìm nước uống ở chỗ không có nước; cũng vậy, lời dạy của kinh nhằm thõa mãn trí tưởng tượng của phàm phu nên không hiển thị được thực tại, nên nương theo nghĩa, chớ chấp vào ngôn từ và giáo thuyết." (Trúc Thiên dịch - Thiền luận I)
Đó cũng là lý do tại sao chư Tổ thường nhắc nhở
" Y kinh diễn nghĩa tam thế Phật oan
Ly kinh nhứt tự tức đồng ma thuyết."
Niết-bàn, như thế là một quá trình luôn luôn vượt qua; vượt qua những gì có thủ đắc. Cho đến cái vượt qua ấy cũng phải được vượt qua; cũng có nghĩa rằng chẳng vượt qua đâu cả. Vì chưa từng bám trụ ở chỗ nào thì làm gì có chuyện vượt qua. Tất cả đều duyên sinh vô ngã:
"Chư Phật lưỡng túc tôn
Tri pháp thường vô tánh
Phật chủng tùng duyên khởi
Thị cố thuyết nhất thừa."
(kinh Pháp Hoa)
Cho nên:
"Xuân đáo bách hoa khai
Hoàng oanh đề liễu thượng."
Có thể nói rằng; sự chấm dứt khổ, như đã trình bày ở trên đó là cái Đẹp theo thẩm mỹ Phật học mà các kinh điển đều hiển thị; dù Nguyên thủy hay Đại thừa. Nhưng phải nói kinh Pháp hoa đã hiẻn thị cái đẹp này sinh động nhất, qua hình tượng hoa sen. Hoa sen được dùng làm biểu tượng để diễn đạt nội dung cái Đẹp. Đó là cái Đẹp của một cuộc sống biết vận dụng tất cả những gì cho là ô trọc biến thành hương thơm ngát diệu tỏa khắp muôn phương, là một nhân cách sống trong chốn bùn dơ nhưng không bị cấu nghiễm bỡi bùn dơ. Không những thế còn đủ khả năng biến cấu uế thành thanh tịnh. Một điều lý thú, nếu không có cái gọi bùn dơ ấy thì chắc chắn không có giá trị của cái hương thơm. Sen làm nên bùn; bùn làm nên sen; sen với bùn không hai không khác, để rồi sen và bùn thong dong đi vào cõi bất cấu bất tịnh; bất tăng bất giảm. Đây là cái lí của sinh tử tức Niết-bàn,
Cái Đẹp Phật giáo như thế đó. Trong cuộc sống bình thường này và trong mỗi con người bình thường này. Đừng tìm đâu xa; vì tất cả chỉ là không tưởng. Hãy thành thật với chính mình thì sẽ biết mình là ai và phải làm như thế trong cuộc sống Người và kiếp Người.
GIÁ TRỊ THẪM MỸ
TRONG GIÁO LÝ VÔ THƯỜNG-VÔ NGÃ
Thích nữ Liên Dung
Toàn bộ giáo lý Đạo Phật không ngoài Tứ Diệu Đế. Nhận chân được thế giới vô thường, nhân sinh vô ngã là đã thấu triệt được hai phạm trù đầu tiên là khổ đế và tập đế. Hai phạm trù này thuộc cái bi thẩm mỹ. Từ đó, định ra cho mình một cách sống tích cực đễ đạt được bản lĩnh tự tại, an nhiên, lạc quan trong cuộc sống. Điều này cũng có nghĩa hành giả đã chuyển hóa cái bi ấy thành cái đẹp, cao cả để thực thi một quá trình "sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình."
***
Xuân, Hạ, Thu, Đông lần lượt dắt nhau qua lòng tạo vật, dòng sống vẫn tuôn trào bất tận. Tuổi xuân phải nhường chỗ cho tuổi già và vẻ tươi mát của sương mai, biến mất trước vừng hồng rực rỡ. Đó là quy luật tự nhiên và cuộc sống vận hành là thế. Chúng ta không thể thay đổi bản chất của chúng mà chỉ có thể thay đổi quan điểm của mình về cuộc sống. Khổ, vui từ nơi nhận thức mà có. Người đời sống trong lo toan, chết trong sợ hãi vì ngộ nhận; người đạt đến giác ngộ, an vui tự tại nhờ trí Bát-nhã, quán sát bản chất như thật của vạn pháp.
Bát-nhã là trí tuệ, thuật ngữ Phật học dùng đễ chỉ trạng thái tâm linh siêu việt của con người mà ta có thể xem là phạm trù "trác tuyệt" của mỹ học Phật Giáo. Con đường đạt đến trí tuệ cao cả này là con đường thuần lý tánh, được chuyển hóa từ "có" đến "không," từ "thường" đến "vô thường," từ cái "ngã" đến "vô ngã." Chúng ta có thể đi lần vào vùng sâu thẩm của ý thức, thầm lặng nhưng hùng tráng, đơn sơ mà trác tuyệt của các Thiền Sư đễ hiểu rõ hơn tư tưởng thẩm mỹ trong vô thường, vô ngã của Phật Giáo. Đối tượng thẩm mỹ của chủ thể thẩm mỹ là các Thiền Sư được cảm nhận như một khoảng thời gian ngắn ngủi trong vòng quay vô tận của vũ trụ. Chỉ một khoảng nhỏ ấy thôi bao hàm cả sự sống. Dưới mắt Thiền Sư Mãn Giác:
"Xuân khứ bách hoa lạc
Xuân đáo bách hoa khai"
(Xuân đi hoa úa nhuỵ tàn
Xuân về hoa nở dọc ngang đất trời)
Đó là quy luật muôn thuở của tự nhiên. Như vậy, với thiền sư Mãn Giác "vô thường" mới thật là "chơn thường."
Thế giới quan của người liễu đạﯠlà vậy, nhân sinh quan của các vị ấy thì sao? Hai câu thơ tiếp: "Sự trục nhãn tiền quá / Lão đầu tùng thượng lai" nói lên cuộc sống con người cũng thay đổi trong từng sát na sanh diệt. Nơi con người, không có một cái ngã thường hằng. Như vậy, với tuệ nhãn, người kiến tánh thấy rõ " vô ngã" đích thực là " chơn ngã."
Thấu triệt "vô thường," "vô ngã," các vị thiền sư có một cách thế sống tuyệt vời, hiện thân của cái đẹp toàn diện.
Đẹp trước hết là sự thật. Cái đẹp chân chánh chỉ xuất hiện trên cơ sở sự thật. Người ta gọi là thật khi nhận thức của chúng ta phù hợp với thự tại khách quan. Đó là sự đồng điệu giữa ta và vũ tru,ài hòa như một nhạc khúc. Nắm chắc sự vận hành của qui luật và sống đúng theo qui luật ấy, con người sẽ đạt được an lạc, đó là đẹp. Trên tinh thần ấy, con người hành xử đúng theo chiều hướng phát triển của lịch sử, và xã hội góp phần thúc đẩy xã hội tiến bộ, sáng tạo ra lịch sử làm cho cuộc sống trở nên sinh động. Nơi nào có cuộc sống đang dạt dào, dù ở hiện tượng hay còn tiềm ẩn nơi bản chất, nơi ấy cho ta khái niệm đẹp.
Tiếp nữa, đẹp theo tinh thần Phật Giáo là cơ chế thăng bằng, thăng bằng với môi trường đễ hòa vào thiên nhiên tuyệt mỹ, thăng bằng với nội tâm để có một bản lĩnh tự tại. Trong cơ chế thăng bằng đó, các thiền sư đã chuyển giáo lý "vô thường, "vô ngã" thâm nhập hoàn toàn vào những áng văn chương lấp lánh đầy màu sắc triết học, mỹ học, thiền học, thiên nhiên và con người. Trần Nhân Tông đã thấu triệt quy luật vận hành của vũ trụ:
" Chúa xuân nay bị ta khám phá
Chiếu trải giừơng thiền ngắm cảnh hồng"
Thiền sư Pháp Loa thì "đã hết duyên trần thong tay đi."
Không tự giam hãm mình trong bến tướng sanh, già, bệnh, chết. Thiền sư Mãn Giác cùng một cách thế như vậy đã tạo cho mình sức cân bằng nội tại đến mức cao nhất. Đứng trước vực thẳm của sanh tử, như cuộc du hành tự tại trước một mùa xuân thanh bình. Trong phong thái đó, với một cành mai, một mùa xuân, một mái đầu, thiền sư Mãn Giác cho ta thấy sự đến, đi của con người trước cuộc sống êm đềm như sự đi qua và trở lại của một mùa xuân. Xuân này đến, hoa nở, hoa nở để rồi tàn. Xuân sau về, hoa lại nở thôi. Tất cả đều mong manh như trò chơi của tạo hóa nhưng bao giờ mất đi trong chuổi dài sanh diệt, diệt sanh. Do đó, co,頫hông, còn, mất, sống, chết, thịnh, suy v.v. . . là những phạm trù đối đãi bất tận của con người và cả thế giới trần gian này.
"Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi,
đễ mai tôi trở về cát bụi..."
Phạm trù đẹp còn biểu hiện ở sự nhận thức một cách biện chứng về cuộc sống đang vận động và phát triển. Trong ý nghĩa đó, thiền sư Mãn Giác rất lạc quan:
"Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai"
(Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua sân trước một cành mai).
Thế giới thực chất là sự sinh sôi nảy nở. Cành mai nở tung ra trong đêm cuối xuân, chứng tỏ điều gì, nếu không hàm chứa ý nghĩa tiến hóa sâu xa của cuộc sống qua cái nhìn biện chứng của thiền, cái mới hình thành ngay trong lòng cái cũ, vận động và phát triển theo quy luật đó là cái đẹp. Cái đẹp là bạn đồng hành với cuộc sống đang vươn lên và ở đâu tìm thấy cái đẹp, ở đó biểu hiện những xu hướng cao cả nhất của cuộc sống. Ở đây, thiền sư Mãn Giác là biểu tượng của con người đẹp qua sự an tịnh, bình thản của Ngài. Chủ thể thẩm mỹ ở đây vượt khỏi cái bi, bi kịch, bi hài. Tất cả những phạm trù ấy đã chuyen堨óa, thăng bằng chỉ còn một dấu ấn duy nhất, cái đẹp, cái trác tuyệt lồng lộng. Đó là ý chí, cách thế sống của một con ngừơi đại đạo, một con người đẹp, con người đã thực sự hoàn chỉnh trong lối sống của mình.
Cuối cùng, mức độ cao nhất trong phạm trù cái đẹp là lòng vị tha. Đây là cái đẹp đến độ viên mãn, cái đẹp vong thân, chỉ cống hiến mà không hưởng thụ, thể hiện đầy đủ chất nhân văn của chủ nghĩa nhân đạo trong hệ thống Phật học. Nhiều thiền sư đời Lý-Trần đã hy sinh trọn vẹn cuộc đời cho Đạo pháp và Dân tộc gần như quên mình. Cả một đời lo cho nước cho dân và phụng sự Đạo pháp đến lúc viên mãn. Suốt cuộc đời hoằng hóa độ sanh cũng là một quá trình chuyển hóa tâm thức tu hành đễ rồi có được trạng thái quân bình tuyệt mỹ. Sự cân bằng đối vơi môi trường và sự cân bằng nội tại.
Con người chứng ngộ đượm nhuần chất thiền của giáo lý vô thường, vô ngã ấy đầy đủ nghị lực, ý chí để có thể tự tại trước bao biến thiên của cuộc sống. Cân bằng với môi trường và đạt đến bản lĩnh tự tại là thể hiện mặt "tịch" của cái thể tánh chơn như, giác ngộ. Từ đó thực hành một nếp sống vị tha, biết đem cái vô thường của bản thân, để phục vụ tha nhân đến mức quên mình, cống hiến cho dòng chảy thường của cuộc sống. Nếp sống vị tha vong kỷ như cánh nhạn lướt trên trời không vô ảnh, vô trung. Ấy là diệu dụng về phương diện "chiếu" của thể tánh bát-nhã. Đến đây, giá trị thẩm mỹ, cái đẹp hoàn thiện của con người, của triết lý sống tỏa lên ngời sáng bao hàm cả chơn và thiện. Thiết tưởng không còn giá trị thẩm mỹ đẹp và trác tuyệt hơn?
Toàn bộ giáo lý Đạo Phật không ngoài Tứ Diệu Đế. Nhận chân được thế giới vô thường, nhân sinh vô ngã là đã thấu triệt được hai phạm trù đầu tiên là khổ đế và tập đế. Hai phạm trù này thuộc cái bi thẩm mỹ. Từ đó, định ra cho mình một cách sống tích cực đễ đạt được bản lĩnh tự tại, an nhiên, lạc quan trong cuộc sống. Điều này cũng có nghĩa hành giả đã chuyển hóa cái bi ấy thành cái đẹp, cao cả để thực thi một quá trình "sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình." Bản chất của cái đẹp thật trong sáng và lành mạnh. Vì vậy, thật vô cùng tuyệt đẹp trong định hướng sống, và tuyệt đẹp trước lẽ có-không.
Này người trẻ, bạn có biết Phật dạy như thế nào về tình yêu? Tôi đã may mắn tham dự một buổi pháp thoại của Thiền sư Nhất Hạnh về tình yêu: mối quan hệ giữa yêu thương và hiểu biết, tình yêu từ bi hỉ xả, tình yêu và tình dục.
Trước khi bắt đầu bài thuyết pháp của mình tại Tổ Đình Trung Hậu - Vĩnh Phúc, Thiền sư Nhất Hạnh đã mời các bạn trẻ ngồi lên trên, để có thể nghe thật rõ. Ông muốn nói về tình yêu, bản chất tình yêu nhìn từ góc độ Phật giáo.
Miệng mỉm cười, ông đã kể một câu chuyện tình yêu, giản dị thôi nhưng hàm ý sâu sắc: Có một chàng trai ở vùng California - Mỹ, rất đẹp trai, học giỏi, tốt nghiệp một trường đại học nổi tiếng, có nhiều bạn gái xinh đẹp. Chàng trai sống với mẹ, người mẹ biết trong các cô gái ngưỡng mộ con mình, có một cô gái không xinh nhất, cô không trắng, không cao lắm nhưng được chàng trai đặc biệt chú ý. Ngạc nhiên, người mẹ hỏi con trai: Vì sao con lại thích cô gái ấy, cô ta đâu có gì nổi bật? Cô ấy hiểu con - chàng trai trả lời đơn giản.
Chàng trai học ngành công nghệ thông tin nhưng rất hay làm thơ. Mỗi lần chàng đọc thơ, cô gái nọ lắng nghe rất chăm chú và có những nhận xét sâu sắc, trong khi những cô gái xinh đẹp kia không để ý gì đến. Chàng trai đã chọn người yêu không vì vẻ đẹp bề ngoài, mà bởi sự lắng nghe và thấu hiểu.
"Đạo Phật cũng dạy như vậy, có hiểu mới có thương, tình yêu phải làm bằng sự hiểu biết", Thiền sư kết luận.
Muốn thương phải hiểu
Trong đạo Phật, từ bi gắn liền với trí tuệ.
Không hiểu, không thể thương yêu sâu sắc.
Không hiểu, không thể thương yêu đích thực.
Hiểu chính là nền tảng của tình thương yêu.
Mỗi người có những nỗi niềm, khổ đau, bức xúc riêng. Nếu không hiểu, sẽ không thương mà giận hờn, trách móc. Không hiểu, tình thương của mình sẽ làm người khác ngột ngạt, khổ đau. Không hiểu, sẽ làm người mình thương đau khổ suốt đời.
Nhân danh tình thương, người ta làm khổ nhau. Chuyện đó vẫn thưòng xảy ra.
Được hiểu và được thương vốn là một nhu cầu muôn đời của con người. Nhiều người thường cảm thấy không ai hiểu mình. Họ "đói" thương, "đói" hiểu. Họ thơ thẩn, lang thang trong cuộc đời tìm người hiểu mình, thương mình. Gặp được người hiểu mình, thương mình là may mắn lớn của cuộc đời. Tình yêu nảy nở, lớn lên từ đó.
Vậy nên, "có hiểu mới có thương" là nguyên tắc chọn người yêu, chọn chồng/vợ theo quan điểm Phật giáo. Dù người ta có đẹp, có giàu đến đâu nhưng không hiểu mình sẽ làm mình khổ suốt đời. Hôn nhân có thể mở ra những con đường hoa hồng, có thể mở ra cánh cửa tù ngục. Chọn vợ, chọn chồng là một sự mạo hiểm lớn. Hãy cẩn thận, nếu không muốn chọn án tù chung thân cho cuộc đời mình.
Chọn người hiểu và thương mình - hãy nhớ - đó là nguyên tắc tìm người tri kỷ trong cuộc đời.
Bốn yếu tố của tình yêu: Từ bi hỉ xả
Phật dạy về tình yêu rất sâu sắc. Tình yêu phải hội tụ đủ bốn yếu tố: từ, bi, hỉ, xả.
"Từ" là khả năng hiến tặng hạnh phúc cho người mình yêu. Yêu thương không phải là vấn đề hưởng thụ, yêu thương là hiến tặng. Tình thương mà không đem đến hạnh phúc cho người yêu không phải là tình thương đích thực. Yêu mà làm khổ nhau không phải tình yêu. Có những người yêu nhau, ngày nào cũng khổ, đó là tình yêu hệ luỵ, chỉ mang tới sự khổ đau. Yêu thương ai đó thực sự, nghĩa là làm cho người ta hạnh phúc, mỗi ngày.
"Bi" là khả năng người ta lấy cái khổ ra khỏi mình. Mình đã khổ, người ta làm cho thêm khổ, đó không thể là tình yêu đích thực. Còn gì cho nhau nếu chỉ có khổ đau tuyệt vọng. Người yêu mình phải là người biết sẻ chia, biết xoa dịu, làm vơi bớt nỗi khổ của mình trong cuộc đời.
Như vậy, "từ bi" theo Phật dạy là khả năng đem lại hạnh phúc cho nhau. Yêu thương ai là phải làm cho người ta bớt khổ. Nếu không, chỉ là đam mê, say đắm nhất thời, không phải là tình yêu thương đích thực. "Từ bi" trong tình yêu không phải tự dưng mà có. Phải học, phải "tu tập". Cần nhiều thời gian để quan sát, lắng nghe, thấu hiểu những nỗi khổ niềm đau của người yêu, để giúp người ta vượt qua, tháo gỡ, bớt khổ đau, thêm hạnh phúc.
"Hỉ" là niềm vui, tình yêu chân thật phải làm cho cả hai đều vui. Dấu ấn của tình yêu đích thực là niềm vui. Càng yêu, càng vui, niềm vui lớn, cả gia đình cùng hạnh phúc. Cuộc nhân duyên như thế là thành công.
"Xả" là không phân biệt, kì thị trong tình yêu. Mình yêu ai, hạnh phúc của người ta là của mình, khó khăn của người ta là của mình, khổ đau của người ta là của mình. Không thể nói đây là vấn đề của em/anh, em/anh ráng chịu. Khi yêu, hai người không phải là hai thực thể riêng biệt nữa, hạnh phúc khổ đau không còn là vấn đề cá nhân. Tất cả những gì mình phải làm coi đó là vấn đề của hai người, chuyển hoá nỗi khổ đau, làm lớn thêm hạnh phúc.
Này người trẻ, bạn nghĩ về tình yêu của mình đi, có "từ bi hỉ xả không"? Bạn hãy can đảm tự hỏi mình rằng: "Người yêu ta có hiểu niềm vui nỗi khổ của ta không? Có quan tâm đến an vui hàng ngày của ta không? Người ấy có nâng đỡ ta trên con đường sự nghiệp không?..." Và tự hỏi lại mình, liệu bạn có đang thành thực với tình yêu của mình?! Liệu tình yêu của bạn đã đủ "từ bi hỉ xả"?
Tình dục và tình yêu
Phật giáo quan niệm như thế nào về tình dục trong tình yêu? Không phải ngẫu nhiên mà vị thiền sư tôi được hạnh ngộ bắt đầu vấn đề này bằng cách bàn về "thân tâm" trong truyền thống văn hoá Á Đông.
Trong truyền thống văn hoá ta, thân với tâm là "nhất như", tức là nếu ta không tôn kính thân thể người yêu thì cũng không tôn kính được tâm hồn người ấy. Yêu nhau là giữ gìn cho nhau, kính trọng nhau. Khi sự rẻ rúng xem thường xảy ra thì tình yêu đích thực không còn.
Thân thể ta cũng như tâm hồn ta. Có những nỗi niềm sâu kín trong tâm hồn, chúng ta chỉ chia sẻ với người tri kỉ. Thân thể ta cũng vậy, có những vùng thiêng liêng và riêng tư, ta không muốn ai chạm tới, ngoài người ta yêu, ta tin, ta muốn sống trọn đời, trọn kiếp.
Trong tình yêu lớn và cao quý, bất cứ lời nói và cử chỉ nào cũng phải biểu lộ sự tương kính. Người con trai phải tôn trọng người con gái mình yêu, cả thân thể lẫn tâm hồn. Người con gái biết giữ gìn, cũng là biết làm người yêu thêm tương kính, nuôi dưỡng hạnh phúc lâu dài về sau.
Bạn muốn thương yêu theo phương pháp Phật dạy chăng? Hãy hiểu, thương và tương kính người yêu của mình, cũng chính là đem hạnh phúc đến cho người và cho mình vậy!
Blogger:
Người điên (sưu tầm)
Nguồn : ngoisao.net
__________________
"Ở đời này, xét ra mọi thứ đều Bình Thường nếu người ta không cần đến ý nghĩa của nó"
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top