Giới thiệu sơ lược
Tương truyền gia tộc thương nhân họ Lâm di dân từ rãnh núi phía Bắc giáp lãnh thổ Tống triều vào thành Thăng Long khi Lý Thái Tổ - Lý Công Uẩn lên ngôi. Gia tộc họ Lâm thành danh nhờ kỹ thuật thêu dệt hơn người, đa phần vải vóc của toàn giới quý tộc do Lâm gia cung cấp. Làm ăn ngày một phát triển, cũng vì vậy họ Lâm đã tài trợ cho biết bao nhiêu tài hoa học sĩ nghèo khó lên kinh thi trạng.
Ngoài ra còn có một lời đồn vây quanh con trai nhà họ Lâm rằng xuyên suốt bốn đời con trai trưởng dòng chính đều làm thầy pháp, tin đồn này vốn không mấy người biết nhưng khi ai mắc triệu chứng tâm linh chữa trị qua nhiều lang y vẫn không khỏi thì Lâm gia sẽ gieo quẻ vì duyên số mà ra tay cứu giúp hay không. Vốn là một bộ phận dân tộc thiểu số từ vùng cao có tư chất hơn người ham mê học hỏi, để có thể giúp đời sau ngày một tốt hơn đời trước cụ Lâm đã không tiếc tiền của thuê các phu tử giỏi về dạy dỗ đám trẻ nhỏ nhà mình. Nam nữ nhà họ Lâm bình đẳng, nam tử có thể học binh biến mã thuật thì nữ tử trong gia can cũng có thể. Đó là một trong những điểm sáng mà ít gia tộc giàu có nào có thể bì kịp với họ Lâm.
Đời thứ năm của gia tộc vì triều cương loạn lạc Lý - Trần tranh đấu, để tránh nhà mình liên quan đến chính trị triều đình mà cụ Lâm đã dời phủ ra cửa biển, mở nghề đóng thuyền ăn nên làm ra vô cùng thuận lợi. Vì bao đời Lâm gia giao thương với quý tộc quan lại tước phẩm cao quý, mối quan hệ càng rộng bao nhiêu thì hiểm họa khôn lường bấy nhiêu. Ấy vì thế mà ông vẫn giữ mối giao hảo với các quan thanh liêm chính trực trong triều, mỗi năm đều tiến cống vải vóc thượng hạng nhầm mục đích tỏ bày tường tận tâm ý rằng "Lâm gia vốn là thương nhân không tham gia việc triều chính, con cháu đời sau cũng sẽ không vào triều làm quan không tham gia chính sự kết bè nhập phái."
Đến đời thứ bảy toàn bộ con cháu họ Lâm dời về kinh đô sau khi Trần Hoảng đẩy lùi cuộc xâm lược của quân Mông Cổ. Cùng năm đó Hoàng đế Trần Thái Tông - Trần Cảnh nhường ngôi cho Thái tử Trần Hoảng tức Trần Nhân Tông. Từ đây họ Lâm chính thức mở xưởng nối nghiệp nghề lụa mà cha ông truyền thừa.
Đứng đầu dòng chính Lâm gia đời thứ bảy - ông Lâm Nguyên Bảo cũng là người tài ba khôn khéo dìu dắt nghiệp giao thương Lâm tộc ngày càng thịnh vượng, vì đời đời nhà họ làm thiện tu đức mà nam tử đời sau khôi ngô sáng dạ, nữ tử xinh đẹp hiểu thảo đức hạnh bao dung. Người dân thường kháo nhau rằng: "Con cháu nhà họ không làm quan thật là tiếc, tài đức vẹn toàn như thế mà cụ Lâm cứ giữ mãi cái suy nghĩ lạc hậu vì bảo vệ con cái."
Lâm Nguyên Bảo có bốn người con, ba người con đầu đều là nữ tử về sau mới ra được thằng út bệnh tật liên miên. Ấy vậy mà mỗi người một vẻ chẳng ai kém ai, cô cả Lâm Đức Bình thì thích thú binh quyền nữ tử trăng tròn mà bàn tay chai sần do luyện mài binh khí. Cô hai Lâm Thanh An thì đam mê thi họa, khuê phòng đầy văn thơ tranh vẽ cũng có tiếng nức vùng. Có cô ba Lâm An Nhiên lại đam mê thêu thùa nối nghiệp gia tộc còn cậu tư Lâm Ngọc từ nhỏ bệnh tật ắt cũng là do nối nghiệp thầy pháp của gia đình vì cậu là con trai trưởng dòng chính gia tộc họ Lâm.
17/10/2024
Author: Báo Thuyết Thích Ăn Nấm
VUI LÒNG KHÔNG REUP DƯỚI BẤT KỲ HÌNH THỨC NÀO
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top