Chương 1. Tao không có bố.
Mẹ chết năm Tình 3 tuổi, bố đi biệt xứ không về. Tình được bà ngoại nuôi nấng. Tình không nhớ mình đếm được đã qua bao nhiêu cái xuân, khi bọn trẻ cưỡi trâu ra đồng, Tình sẽ chạy dọc trên triền đê gọi với xuống:
"Đừng để trâu vào ruộng bà tao."
Đám trẻ cùng tuổi Tình lè lưỡi trả lời:
"Bảo bố mày ra mà trông."
Tình lấy hòn đá, ném thằng Kiến vỡ đầu.
"Tao không có bố."
Thằng Kiến sờ đầu đầy máu, khóc ré lên, lũ bạn chăn trâu hớt hải chạy về gọi bố mẹ nó. Cả nhà hùng hổ đem thằng Kiến qua nhà Tình. Lúc đấy, Tình vắt vẻo trên cây đa đầu làng, nhìn về nhà bà ngoại.
Mắt nó đăm đăm, không ai biết Tình nghĩ gì, bảo nhau nó là một đứa quái gở.
Từ lâu, trong xóm, lũ trẻ chơi với nhau, trừ Tình ra. Làng đồn nhau, chín người mười câu chuyện, cái Tình khắc chết mẹ, vì nó mà mẹ nó mới chết, ở cạnh nó là xui xẻo, bố nó cũng không cần nó, giờ chắc chết dẩm xó nào rồi.
Đứa nào nhếch nhác nhất trong đám trẻ, đứa nào hằn học nhất, dửng dưng nhất, đứa đó là cái Tình.
Tình không nghĩ nó có vấn đề gì, cuộc sống của nó có bà ngoại. Bà ngoại thương nó nhất, quan tâm nó nhất, quan trọng nhất là, bà là bà của nó. Nó và bà là người thân duy nhất của nhau trên đời.
Thỉnh thoảng, bà sẽ tết tóc cho Tình, dù cái bím tóc có xộc xệch như thế nào, bà vẫn sẽ vuốt tóc nó như thường lệ. Nhưng chẳng ai thấy được lúc Tình tết tóc. Một hôm, nó cắt phăng mái tóc của mình trong lúc bà đi cấy cho nhà ông Điền. Bà tiếc rẻ mái tóc, gặng hỏi, nó chỉ lờ đi nấu cơm.
Đêm, Tình nằm trong vòng tay bà, thi thoảng, Tình rờ tay đưa lên mũi bà ngoại. Đêm nào cũng như đêm nào, nó nghĩ tới cảnh sau này bà sẽ chết. Tình không biết chết nghĩa là gì, nhưng nó biết, chết rồi là chẳng bao giờ gặp được người đó nữa.
Đám ma trong làng, người ta sẽ khóc từ nhà cho tới huyệt mộ, vải trắng, hoa vàng hoa đỏ, tiền giấy tiền xu bay tứ tung, đến nơi rồi, vùi đất lại, người đó chết rồi, không được gặp nữa.
***
Năm Tình 13, nó trở thành đứa giỏi cấy nhất làng, mà không chỉ cấy, Tình làm gì cũng giỏi, làm thay cả phần bà ngoại. Tình nhận chăn trâu cho nhà ông Điền. Ông Điền là địa chủ của vùng, nhà có cả nghìn con trâu con bò, cả làng này, làng bên, làng bên nữa đều đi chăn trâu cho nhà ông Điền, còn cả ruộng, ruộng đất ngút ngàn đều của nhà ông Điền.
Sáng, cứ tầm mờ mờ gà gáy, Tình thức dậy, nấu một nồi cháo loãng ăn lót dạ, để lại phần bà, dọn dẹp qua nhà cửa, rồi đội cái nón mê rách sang trại trâu nhà ông Điền. Trại trâu cách nhà Tình xa, nó phải men theo đường đất, lội qua ruộng, đi cả nửa canh giờ mới tới.
Dép nó rách mòn đế, sỏi đá cọ chai lòng bàn chân, bùn đất lấm lem dù đã xắn gấu quần lên tận tít trên cao. Lúc đến nơi, trời cũng sáng, gần trại nhốt trâu có cái giếng cũ, Tình múc nước xối qua chân tay, thế rồi mở chuồng lùa trâu ra đồng.
Trâu gặm cỏ, Tình chọn nơi cao cao, nằm ngửa trên nền cỏ còn đẫm sương, ụp cái nón mê lên mặt. Bình thường, Tình cũng không nằm lâu, nó cẩn thận, sợ mất trâu nhà ông Điền, nên cứ một lúc lại nhỏm dậy đếm. Tình không đi học, nhưng nó đếm giỏi nhất trong số lũ trẻ ở làng. Trâu nó chăn lúc nào cũng béo mầm.
Năm nay, ông Cả làm việc nhà ông Điền thưởng nó 30 đồng ăn Tết. Năm đầu tiên, Giao thừa nhà Tình có bánh chưng nhân thịt. Số tiền thừa, bà bảo Tình cất đi, để dành. Sáng mùng 1 Tết, Tình đặt bên gối bà một bộ quần áo mới, không biết nó mua từ lúc nào.
Bà Vạn cầm trong tay bộ quần áo, rưng rưng. Đã nhiều lần bà lén lau nước mắt, bị Tình nhìn thấy, nhưng hôm nay, bà không buồn giấu, bà kéo Tình ngồi cạnh, không cho nó chạy đi.
Bà nhìn vào mắt Tình. Người như bà, chồng mất sớm, con gái cũng tiếp bước, bà chỉ còn duy đứa cháu gái bé bỏng này. Giá nó như những đứa khác, vô tư một tí, đừng quá hiểu chuyện. Hai bà cháu nuôi nhau, nương tựa vào nhau. Đến tuổi lớn, nó sẽ gặp một người bình thường, sống một cuộc sống bình yên, bà từng tính như thế. Nhưng mà...
Trớ trêu thay. Tình giống mẹ.
13 tuổi nhưng những đường nét trên gương mặt Tình giống người mẹ đã mất, tính nó lạnh nhạt phảng phất giống bố, người con rể đã bỏ đi biệt tăm chỉ còn mờ mờ ấn tượng trong trí nhớ bà.
Đôi mắt đen nhánh, sâu thẳm hun hút.
"Mắt Tình đẹp quá!"
Nhưng Tình ơi, Tình đừng giống mẹ con, cả trong tưởng tượng bà cũng không muốn để Tình giống mẹ. Nước mắt nhuộm đầy gương mặt nhăn nheo xám xịt của bà Vạn.
Tình cảm thấy bà ngoại mình đang đau khổ, người thân duy nhất trên đời của nó đang đau khổ, nhưng nó không biết vì sao bà đau khổ, cũng không biết phải làm gì.
Chập choạng chiều tối, nó lững thững đi bên bờ sông Dạ, sông Dạ bao đời nay uốn khúc quanh làng, đẹp yên ả. Tình soi bóng nó xuống sông, như soi qua gương, nó tự hỏi, mắt nó thì có gì mà bà phải buồn, nó cố gắng để khóc được như bà, khóc như bao người. Nhưng kì lạ, lòng nó không gợn sóng, trống vắng thở than, không cách nào khóc được.
Gió nổi, trời đổ cơn mưa xuân, mưa xuân lạnh, thấm rét. Tình đứng giữa cơn mưa, nước mưa nhảy tanh tách trên gương mặt nó, chảy dài như vệt nước mắt.
Tình chạy trong cơn mưa, trái tim nó đập nhanh hơn thường lệ, mãi tới khi về tới nhà.
Mắt bà ngoại vẫn đỏ hoe, thấy Tình ướt rét run, vội ủ khăn cho Tình.
***
Tình không bao giờ ốm. Lần Tình ốm nặng nhất là năm nó 3 tuổi, mẹ Tình vì kiếm tiền mua thuốc, làm việc quần quật từ sáng tới tối, không biết gục chết lúc nào ở thửa ruộng cấy thuê.
Đêm không thấy người về, bà Vạn ôm cháu sốt đỏ hỏn, bế nó đi gõ cửa dân trong làng, bảo nhau đi tìm. Soi đèn mãi khuya, mới tìm được mẹ Tình đã lạnh ngắt cứng đờ bên đống mạ, mặt úp vào bùn.
Ngày ấy, dù tận mắt nhìn, Bà Vạn còn không dám tin, bà ước rằng mình hoa mắt, người kia không phải con gái bà. Bà ước đây là một cơn ác mộng, tỉnh rồi sẽ không sao. Bà Vạn khóc rống, khóc điếng người, run rẩy mấy lần suýt đánh rơi cả cháu. Bà quỳ sụp, lẩm bẩm như người mất trí:
"Không, không phải."
"Còn Tình thì sao?"
"Tình phải làm như thế nào hả?"
"Trời ơi ông giời ơi."
Bà ngửa mặt khóc với giời cao, trăm cay nghìn đắng bây giờ biết phải thế nào, bà sợ hãi, con gái bà, cháu gái bà. Đau chết từng khúc ruột, dứt từng mảnh da, đau đến nghẹt thở, bà phải làm sao, bà phải làm gì?
"Giờ tôi phải làm gì đây?"
"Khổ quá khổ quá thôi. Sao không cho cả tôi chết quách đi cho xong."
Đời người đau đớn lắm cũng chỉ đến mức thế. Dân làng rỉ nước mắt tiếc thương, dìu bà về. Chỉ một đêm, mẹ mất con, con không có mẹ.
Đám tang làm thật nhanh chóng, không có kèn trống, ngày ấy nhà nghèo, người cuốn tạm cái chiếu, vùi ở bãi tha ma, sâu 3 thước, xong một kiếp người, dở 2 kiếp đời.
Sau đám ma mẹ Tình, bà Vạn thất thần, như người mất hồn mất vía 2 hồn 7 phách, lờ đờ ngồi gục bên cánh cửa buồng, mặt úp hai đầu gối, mãi đến khi tiếng khóc đứt đoạn, hơi thở đứa trẻ con dần ngắt quãng, bà mới choàng tỉnh.
Không, không, phải sống tiếp.
Tình ơi.
***
Người nghèo sợ nhất là ốm đau, Tình đã qua lần chết hụt vào năm 3 tuổi, 10 năm dài đằng đẵng, nó sống như cây cỏ trầu bà ngoài ruộng, cắt ngang không chết, nhổ không xong, còn vương hạt, còn ủ, còn vươn lên sống sót.
Dẫu biết Tình khoẻ, nhưng bà vẫn ám ảnh, lau khô người xong xuôi, bắt Tình thay quần áo, lại nhóm ít củi làm than cho nó sưởi.
Có lẽ kí ức là liều thuốc độc. Uống qua một ngụm, chỉ cần lần sau nhìn thấy bóng dáng, dạ dày lại cồn cào, cổ họng đỏ cháy, uống đến đâu, muốn thiêu đốt đến đấy, muốn chết bỏ đi cho xong.
"Bà ơi?"
Tình lặng im nhìn vào gương mặt đang thẫn thờ của bà, bà lại buồn, tại sao người lớn luôn buồn một cách khó hiểu như thế nhỉ? Tình thấy mình bất lực trước cả trăm nghìn lý do khiến người lớn buồn bã. Tình bỏ vào giường, cuốn chăn thật chặt, để lại bà ngoại đang bần thần sau câu gọi của nó.
Ủ ấm phía giường trong, Tình mới nhích ra ngoài rìa, nhắm mắt.
"Bà đi ngủ đi ạ."
Không biết là tiếng Tình hay tiếng bà tưởng tượng ra, rất nhẹ, rất khẽ. Qua nửa khuya, bà dém chăn cho Tình, nằm lên giường phía trong. Tình luôn yêu cầu bà nằm phía trong, giống như việc nằm ngoài là có thể bảo vệ chắn gió cho bà. Người có bao nhiêu đâu, gió thổi Tình lạnh, lòng bà càng lạnh hơn.
"À á à à hời, à á à à ơi."
"Cái cò mày đi ăn đêm, đậu phải cành (à) mềm, lộn cổ xuống (à) ao."
"Ông ơi ông vớt tôi nao, ông nỡ lòng nào ông lại xáo măng, có xáo thì xáo nước trong, đừng xáo nước đục (ớ) đau lòng cò con."
"À á à à ời, hà há hà, hà ơi."
Giọng người già đục đục, khe khẽ hát ru, dù Tình không nghe thấy, tự nhiên bà vẫn muốn hát, giọt nước nghiêng chảy dài trên gương mặt mệt mỏi đầy vết nhăn nheo, bà nhắm nghiền đôi mắt.
Tết năm nay bà nhớ mẹ Tình quá, bà đã từng có đứa con gái đẹp nhất làng Lỵ, gương mặt thanh thoát, tóc dài ngang lưng, miệng cười tươi thắm. Nhưng ở đời, các cụ nói cấm có sai, "hồng nhan bạc phận", mẹ Tình đến độ trăng rằm, duyên tình lận đận, tới lúc chết cũng không được chết tử tế, ra đi trong cô quạnh.
Người con gái hay cười, có nước da trắng ngần gọi bà là "Mẹ", hình ảnh đã khắc sâu trong tâm trí bà. Đã nhiều đêm, bà mơ thấy mẹ Tình về khóc, trong mơ, bà cũng khóc.
Nếu, nếu như mẹ Tình còn sống, mẹ sẽ hát ru Tình nghe, mẹ Tình sẽ nuôi Tình tốt hơn cả bà đã và đang làm, Tình sẽ không phải khổ như bây giờ. Vắng mẹ, Tình gai góc, cứng rắn quá, có lúc bà chỉ ước Tình như bảo đứa trẻ khác trong làng, biết vui biết buồn, có bạn có bè. Bà đã qua bao thăng trầm, nửa đời khốn khổ, đi mãi cũng chạm tới tuổi tóc muối tiêu, không biết còn nổi bao nhiêu năm, Tình đừng chỉ sống vì bà, vì lòng bà sẽ nặng trĩu.
Qua không lâu, bà đã ngủ, Tình mới trở mình, những xáo động trong ngày hôm nay, lặng đi dần, đừng xới mù lớp phù sa đã lắng đọng, ngoài mù mịt, cũng chẳng còn gì đâu.
Bà ơi.
Mẹ chết năm Tình 3 tuổi, bố đi biệt xứ không về. Tình được bà ngoại nuôi nấng. Tình không nhớ mình đếm được đã qua bao nhiêu cái xuân, khi bọn trẻ cưỡi trâu ra đồng, Tình sẽ chạy dọc trên triền đê gọi với xuống:
"Đừng để trâu vào ruộng bà tao."
Đám trẻ cùng tuổi Tình lè lưỡi trả lời:
"Bảo bố mày ra mà trông."
Tình lấy hòn đá, ném thằng Kiến vỡ đầu.
"Tao không có bố."
Thằng Kiến sờ đầu đầy máu, khóc ré lên, lũ bạn chăn trâu hớt hải chạy về gọi bố mẹ nó. Cả nhà hùng hổ đem thằng Kiến qua nhà Tình. Lúc đấy, Tình vắt vẻo trên cây đa đầu làng, nhìn về nhà bà ngoại.
Mắt nó đăm đăm, không ai biết Tình nghĩ gì, bảo nhau nó là một đứa quái gở.
Từ lâu, trong xóm, lũ trẻ chơi với nhau, trừ Tình ra. Làng đồn nhau, chín người mười câu chuyện, cái Tình khắc chết mẹ, vì nó mà mẹ nó mới chết, ở cạnh nó là xui xẻo, bố nó cũng không cần nó, giờ chắc chết dẩm xó nào rồi.
Đứa nào nhếch nhác nhất trong đám trẻ, đứa nào hằn học nhất, dửng dưng nhất, đứa đó là cái Tình.
Tình không nghĩ nó có vấn đề gì, cuộc sống của nó có bà ngoại. Bà ngoại thương nó nhất, quan tâm nó nhất, quan trọng nhất là, bà là bà của nó. Nó và bà là người thân duy nhất của nhau trên đời.
Thỉnh thoảng, bà sẽ tết tóc cho Tình, dù cái bím tóc có xộc xệch như thế nào, bà vẫn sẽ vuốt tóc nó như thường lệ. Nhưng chẳng ai thấy được lúc Tình tết tóc. Một hôm, nó cắt phăng mái tóc của mình trong lúc bà đi cấy cho nhà ông Điền. Bà tiếc rẻ mái tóc, gặng hỏi, nó chỉ lờ đi nấu cơm.
Đêm, Tình nằm trong vòng tay bà, thi thoảng, Tình rờ tay đưa lên mũi bà ngoại. Đêm nào cũng như đêm nào, nó nghĩ tới cảnh sau này bà sẽ chết. Tình không biết chết nghĩa là gì, nhưng nó biết, chết rồi là chẳng bao giờ gặp được người đó nữa.
Đám ma trong làng, người ta sẽ khóc từ nhà cho tới huyệt mộ, vải trắng, hoa vàng hoa đỏ, tiền giấy tiền xu bay tứ tung, đến nơi rồi, vùi đất lại, người đó chết rồi, không được gặp nữa.
***
Năm Tình 13, nó trở thành đứa giỏi cấy nhất làng, mà không chỉ cấy, Tình làm gì cũng giỏi, làm thay cả phần bà ngoại. Tình nhận chăn trâu cho nhà ông Điền. Ông Điền là địa chủ của vùng, nhà có cả nghìn con trâu con bò, cả làng này, làng bên, làng bên nữa đều đi chăn trâu cho nhà ông Điền, còn cả ruộng, ruộng đất ngút ngàn đều của nhà ông Điền.
Sáng, cứ tầm mờ mờ gà gáy, Tình thức dậy, nấu một nồi cháo loãng ăn lót dạ, để lại phần bà, dọn dẹp qua nhà cửa, rồi đội cái nón mê rách sang trại trâu nhà ông Điền. Trại trâu cách nhà Tình xa, nó phải men theo đường đất, lội qua ruộng, đi cả nửa canh giờ mới tới.
Dép nó rách mòn đế, sỏi đá cọ chai lòng bàn chân, bùn đất lấm lem dù đã xắn gấu quần lên tận tít trên cao. Lúc đến nơi, trời cũng sáng, gần trại nhốt trâu có cái giếng cũ, Tình múc nước xối qua chân tay, thế rồi mở chuồng lùa trâu ra đồng.
Trâu gặm cỏ, Tình chọn nơi cao cao, nằm ngửa trên nền cỏ còn đẫm sương, ụp cái nón mê lên mặt. Bình thường, Tình cũng không nằm lâu, nó cẩn thận, sợ mất trâu nhà ông Điền, nên cứ một lúc lại nhỏm dậy đếm. Tình không đi học, nhưng nó đếm giỏi nhất trong số lũ trẻ ở làng. Trâu nó chăn lúc nào cũng béo mầm.
Năm nay, ông Cả làm việc nhà ông Điền thưởng nó 30 đồng ăn Tết. Năm đầu tiên, Giao thừa nhà Tình có bánh chưng nhân thịt. Số tiền thừa, bà bảo Tình cất đi, để dành. Sáng mùng 1 Tết, Tình đặt bên gối bà một bộ quần áo mới, không biết nó mua từ lúc nào.
Bà Vạn cầm trong tay bộ quần áo, rưng rưng. Đã nhiều lần bà lén lau nước mắt, bị Tình nhìn thấy, nhưng hôm nay, bà không buồn giấu, bà kéo Tình ngồi cạnh, không cho nó chạy đi.
Bà nhìn vào mắt Tình. Người như bà, chồng mất sớm, con gái cũng tiếp bước, bà chỉ còn duy đứa cháu gái bé bỏng này. Giá nó như những đứa khác, vô tư một tí, đừng quá hiểu chuyện. Hai bà cháu nuôi nhau, nương tựa vào nhau. Đến tuổi lớn, nó sẽ gặp một người bình thường, sống một cuộc sống bình yên, bà từng tính như thế. Nhưng mà...
Trớ trêu thay. Tình giống mẹ.
13 tuổi nhưng những đường nét trên gương mặt Tình giống người mẹ đã mất, tính nó lạnh nhạt phảng phất giống bố, người con rể đã bỏ đi biệt tăm chỉ còn mờ mờ ấn tượng trong trí nhớ bà.
Đôi mắt đen nhánh, sâu thẳm hun hút.
"Mắt Tình đẹp quá!"
Nhưng Tình ơi, Tình đừng giống mẹ con, cả trong tưởng tượng bà cũng không muốn để Tình giống mẹ. Nước mắt nhuộm đầy gương mặt nhăn nheo xám xịt của bà Vạn.
Tình cảm thấy bà ngoại mình đang đau khổ, người thân duy nhất trên đời của nó đang đau khổ, nhưng nó không biết vì sao bà đau khổ, cũng không biết phải làm gì.
Chập choạng chiều tối, nó lững thững đi bên bờ sông Dạ, sông Dạ bao đời nay uốn khúc quanh làng, đẹp yên ả. Tình soi bóng nó xuống sông, như soi qua gương, nó tự hỏi, mắt nó thì có gì mà bà phải buồn, nó cố gắng để khóc được như bà, khóc như bao người. Nhưng kì lạ, lòng nó không gợn sóng, trống vắng thở than, không cách nào khóc được.
Gió nổi, trời đổ cơn mưa xuân, mưa xuân lạnh, thấm rét. Tình đứng giữa cơn mưa, nước mưa nhảy tanh tách trên gương mặt nó, chảy dài như vệt nước mắt.
Tình chạy trong cơn mưa, trái tim nó đập nhanh hơn thường lệ, mãi tới khi về tới nhà.
Mắt bà ngoại vẫn đỏ hoe, thấy Tình ướt rét run, vội ủ khăn cho Tình.
***
Tình không bao giờ ốm. Lần Tình ốm nặng nhất là năm nó 3 tuổi, mẹ Tình vì kiếm tiền mua thuốc, làm việc quần quật từ sáng tới tối, không biết gục chết lúc nào ở thửa ruộng cấy thuê.
Đêm không thấy người về, bà Vạn ôm cháu sốt đỏ hỏn, bế nó đi gõ cửa dân trong làng, bảo nhau đi tìm. Soi đèn mãi khuya, mới tìm được mẹ Tình đã lạnh ngắt cứng đờ bên đống mạ, mặt úp vào bùn.
Ngày ấy, dù tận mắt nhìn, Bà Vạn còn không dám tin, bà ước rằng mình hoa mắt, người kia không phải con gái bà. Bà ước đây là một cơn ác mộng, tỉnh rồi sẽ không sao. Bà Vạn khóc rống, khóc điếng người, run rẩy mấy lần suýt đánh rơi cả cháu. Bà quỳ sụp, lẩm bẩm như người mất trí:
"Không, không phải."
"Còn Tình thì sao?"
"Tình phải làm như thế nào hả?"
"Trời ơi ông giời ơi."
Bà ngửa mặt khóc với giời cao, trăm cay nghìn đắng bây giờ biết phải thế nào, bà sợ hãi, con gái bà, cháu gái bà. Đau chết từng khúc ruột, dứt từng mảnh da, đau đến nghẹt thở, bà phải làm sao, bà phải làm gì?
"Giờ tôi phải làm gì đây?"
"Khổ quá khổ quá thôi. Sao không cho cả tôi chết quách đi cho xong."
Đời người đau đớn lắm cũng chỉ đến mức thế. Dân làng rỉ nước mắt tiếc thương, dìu bà về. Chỉ một đêm, mẹ mất con, con không có mẹ.
Đám tang làm thật nhanh chóng, không có kèn trống, ngày ấy nhà nghèo, người cuốn tạm cái chiếu, vùi ở bãi tha ma, sâu 3 thước, xong một kiếp người, dở 2 kiếp đời.
Sau đám ma mẹ Tình, bà Vạn thất thần, như người mất hồn mất vía 2 hồn 7 phách, lờ đờ ngồi gục bên cánh cửa buồng, mặt úp hai đầu gối, mãi đến khi tiếng khóc đứt đoạn, hơi thở đứa trẻ con dần ngắt quãng, bà mới choàng tỉnh.
Không, không, phải sống tiếp.
Tình ơi.
***
Người nghèo sợ nhất là ốm đau, Tình đã qua lần chết hụt vào năm 3 tuổi, 10 năm dài đằng đẵng, nó sống như cây cỏ trầu bà ngoài ruộng, cắt ngang không chết, nhổ không xong, còn vương hạt, còn ủ, còn vươn lên sống sót.
Dẫu biết Tình khoẻ, nhưng bà vẫn ám ảnh, lau khô người xong xuôi, bắt Tình thay quần áo, lại nhóm ít củi làm than cho nó sưởi.
Có lẽ kí ức là liều thuốc độc. Uống qua một ngụm, chỉ cần lần sau nhìn thấy bóng dáng, dạ dày lại cồn cào, cổ họng đỏ cháy, uống đến đâu, muốn thiêu đốt đến đấy, muốn chết bỏ đi cho xong.
"Bà ơi?"
Tình lặng im nhìn vào gương mặt đang thẫn thờ của bà, bà lại buồn, tại sao người lớn luôn buồn một cách khó hiểu như thế nhỉ? Tình thấy mình bất lực trước cả trăm nghìn lý do khiến người lớn buồn bã. Tình bỏ vào giường, cuốn chăn thật chặt, để lại bà ngoại đang bần thần sau câu gọi của nó.
Ủ ấm phía giường trong, Tình mới nhích ra ngoài rìa, nhắm mắt.
"Bà đi ngủ đi ạ."
Không biết là tiếng Tình hay tiếng bà tưởng tượng ra, rất nhẹ, rất khẽ. Qua nửa khuya, bà dém chăn cho Tình, nằm lên giường phía trong. Tình luôn yêu cầu bà nằm phía trong, giống như việc nằm ngoài là có thể bảo vệ chắn gió cho bà. Người có bao nhiêu đâu, gió thổi Tình lạnh, lòng bà càng lạnh hơn.
"À á à à hời, à á à à ơi."
"Cái cò mày đi ăn đêm, đậu phải cành (à) mềm, lộn cổ xuống (à) ao."
"Ông ơi ông vớt tôi nao, ông nỡ lòng nào ông lại xáo măng, có xáo thì xáo nước trong, đừng xáo nước đục (ớ) đau lòng cò con."
"À á à à ời, hà há hà, hà ơi."
Giọng người già đục đục, khe khẽ hát ru, dù Tình không nghe thấy, tự nhiên bà vẫn muốn hát, giọt nước nghiêng chảy dài trên gương mặt mệt mỏi đầy vết nhăn nheo, bà nhắm nghiền đôi mắt.
Tết năm nay bà nhớ mẹ Tình quá, bà đã từng có đứa con gái đẹp nhất làng Lỵ, gương mặt thanh thoát, tóc dài ngang lưng, miệng cười tươi thắm. Nhưng ở đời, các cụ nói cấm có sai, "hồng nhan bạc phận", mẹ Tình đến độ trăng rằm, duyên tình lận đận, tới lúc chết cũng không được chết tử tế, ra đi trong cô quạnh.
Người con gái hay cười, có nước da trắng ngần gọi bà là "Mẹ", hình ảnh đã khắc sâu trong tâm trí bà. Đã nhiều đêm, bà mơ thấy mẹ Tình về khóc, trong mơ, bà cũng khóc.
Nếu, nếu như mẹ Tình còn sống, mẹ sẽ hát ru Tình nghe, mẹ Tình sẽ nuôi Tình tốt hơn cả bà đã và đang làm, Tình sẽ không phải khổ như bây giờ. Vắng mẹ, Tình gai góc, cứng rắn quá, có lúc bà chỉ ước Tình như bảo đứa trẻ khác trong làng, biết vui biết buồn, có bạn có bè. Bà đã qua bao thăng trầm, nửa đời khốn khổ, đi mãi cũng chạm tới tuổi tóc muối tiêu, không biết còn nổi bao nhiêu năm, Tình đừng chỉ sống vì bà, vì lòng bà sẽ nặng trĩu.
Qua không lâu, bà đã ngủ, Tình mới trở mình, những xáo động trong ngày hôm nay, lặng đi dần, đừng xới mù lớp phù sa đã lắng đọng, ngoài mù mịt, cũng chẳng còn gì đâu.
Bà ơi.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top