Bạch Vân Yên Tử 1
-"Tuyên phi Đặng Thị Huệ quê ở làng Trà Hương, huyện Phù Đổng, trấn Kinh Bắc. Vốn suất thân nghèo khó làm nghề mưu sinh kiếm sống nhưng nhờ có sắc đẹp nhất vùng nên bà được tiến vào phủ chúa. Vốn là tì nữ nhưng sau một lần được sai bưng một khay hoa đến nơi chúa Trịnh sâm ngồi, bà được chúa chú ý. Dần dân, bà càng ngày càng được Trịnh Sâm yêu quý phong làm chính cung của mình. Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm được coi là chúa giỏi, từ nhỏ đã có tiếng giỏi thơ hay chũ, làm thơ từ năm 14 tuổi, còn về võ công Trịnh Sâm làm được điều mà các chúa Trịnh trước đây không làm nổi là vượt sông Giang đánh chiếm tận đô thành của chúa Nguyễn. Nửa đời sáng suốt, anh minh chỉ tiếc là anh hùng xưa nay khó qua khỏi ải mĩ nhân", nói đoạn Ty Mệnh thở dài :"Tất cả đều thay đổi sau khi Trịnh Sâm si mệ Đặng Thị Huệ. Chính trị nay trở nên suy đồi, nơi kinh đô lắm lời than vãn. Em trai của tuyên phi là Đặng Mậu Lân tính tình bạo ngược, thô lỗ, cậy thế làm nhiều điều bại hoại trong kinh thành, uống rược say đánh người, chèn ép người khác, giữa ban mày ban mặt quây màn cưỡng gian gái nhà lành nhưng vẫn được Trịnh Sâm tha thứ. Dưới hạ giới chính sự rối ren, giang hồ bạo loạn, trên thiên giới, thiên tộc ma tộc xảy ra tranh chấp liên miên. Thiên hạ đúng là đại loạn, đại loạn". Ty Mệnh vừa dứt lời than vãn, nữ vương trước mặt liền đưa mắt ra xa nhẹ nhàng cất giọng nói :
-" ngươi nói xem, ta ở trên núi Bạch Vân đã bao nhiêu năm chuyện hạ giới, thiên giới vốn đã chẳng liên can gì, huống hồ ta còn là một người phàm mắt thịt, ngươi nói với ta những chuyện đó là có ý gì?". Ty Mệnh vẫn than thở đáp:
-" Tiểu tiên thật ra có chuyện cầu điện hạ giúp, tên Đặng Lân này vốn là một tên hung bạo, mới đây lại được Đặng tuyên phi hỏi công nữ Ngọc Lan- con gái của chúa . Mặc dù Ngọc Lan là cô con gái mà chúa yêu quý nhất" ,nói đoạn Ty Mệnh lại thở dài:" chúa vốn không bằng lòng nhưng vì nể tuyên phi nên phải nghe theo. Năm xưa trên thiên đình, công chúa Huyền Hoa-con gái của hoàng đế Huyền Hiêu vì đánh vỡ thánh vật của Ngọc Hoàng nên bị đày xuống hạ giới lịch kiếp 30 năm. Công nữ Ngọc Lan chính là công chúa Huyền Hoa, ngày mồng mười tháng sau cũng là ngày Ngọc Lan công chúa bị gả vào phủ của tên càn rở, bạo ngược Đặng Lân kia. Dù được chúa yêu quý hết mực, nhưng với tính cách của Đặng Mậu Lân, e có chuyện chẳng lành. Tiểu tiên vốn được Ngọc Đế ban cho chức vụ nhỏ bé quản lí sử sách và vận mệnh dưới hạ giới, khi xem vận mệnh biết được công chúa Huyền Hoa sắp gặp phải đại kiếp nạn. Nhưng thiên giới có quy tắc của thiên giới, hễ là thần tiên đều không được tự ý thay đổi vận mệnh. Tiểu tiên bất lực nên đành trông cậy vào sự tương trợ của điện hạ".
Nữ vương kia vẻ mặt đầy tò mò nghiêng đầu dò hỏi:
-" Ty Mệnh tinh quân chẳng nhẽ ngươi đã phải lòng vị công chúa kia". Câu nói mang theo một chút ý cười ánh lên ở khoé miệng nàng, khiến Ty Mệnh nhất thời rối loạn, lúng túng đáp trả:
-" Tiểu điện hạ đã hiểu lầm tiểu tiên rồi... là mẫu thân của Huyền Hoa cầu tiểu tiên giúp, không phải chủ ý của tiểu tiên, nể tình Nam Cực Quan Âm và tiểu tiên mong tiểu điện hạ ra tay giúp đỡ".
Nữ vương Bạch Vân sơn phơ phẩy chiếc quạt trong tay nhìn Ty Mệnh hồi lâu rồi đáp:
-" Ta nghe Nam Cực Quan Âm nói, ngươi là người viết truyện cho hạ giới... chi bằng hãy viết về ta, ta cũng rất thích được người khác ca tụng".
Ty Mệnh dường như đã hiểu rõ ý đồ đó liền mỉm cười, chấp tay cúi đầu:
-" Tiểu điện hạ yên tâm tiểu tiên nhất định sẽ viết thật hay về ngài, còn về chuyện công chúa Huyền Hoa ngày này tháng sau tiểu tiên sẽ sắp xếp cho tiểu điện hạ một kệ hoạch chu toàn, tiểu tiên xin cáo từ". Nói rồi Ty mệnh phẩy tay áo thoáng chốc đã cưỡi lên một đám mây bay về trời.
Lại nói về nữ vương kia, nàng vốn là nữ vương của Bạch Vân sơn. Bạch Vân sơn là ngọn núi được bao quanh bởi kết giới do một tiên nhân pháp lực vô song tạo ra, sinh vật trong kết giới này dường như được hấp thụ linh khí, phát triển dồi dào, thảo dược trên núi nhiều vô kể nào là Ích mẫu thảo, Kim tiền thảo, kinh giới, linh chi, lô hội, hạ diệp châu, hạ khô thảo... đến những cây gỗ quý hiếm, những cây cổ thụ cao ngút trời. Loài thú sống ở đây tuổi thọ lên đến vài nghìn năm tuổi, hấp thụ tiên khí mà thành thần thú. Trong đó có một con lợn lòi tu luyện một ngàn năm trở thành chúa tể trên ngọn núi này. Hễ thần tiên hay yêu ma xâm phạm vào kết giới mọi pháp lực, tu vi đều bị kìm hãm, vô hiệu dễ dàng bị các loài thần thú đánh bại. Yêu ma, ác thú xâm hại đến ngọn núi này đều bị thiệt mạng. Vua chúa đương thời năm đó thấy ngọn núi tốt liền cho quân lên núi chặt gỗ dựng cung điện, lấy nanh lợn lòi về làm vật trang trí, chọc giận đến chúa tể lợn lòi tất cả đều phải bỏ mạng. Kể từ đó, người dân sợ hãi, xung quanh Bạch Vân sơn đều không có người sinh sống, ngay cả thần tiên cũng kiêng kị trốn này.
Mười lăm năm trước..
Một vị đại phu ở trốn hạ giới lên núi hái thảo dược nhận thấy trên núi có nhiều thảo dược quý hiếm, liền bái lạy tứ phương cho dựng nhà sinh sống dưới chân núi, muôn thú trên núi quyết không xâm phạm. Cuối cùng giữa trốn núi rừng hiu hắt, quanh năm bao phủ bởi mây mù, cũng lập loè ngọn khói nhỏ bay lên từ phía căn nhà tạm bợ nơi chân núi. Vị đại phu sống cùng với vợ mình ở trốn này đã 2 chục năm, có lẽ do tiên khí ở đây quá mạnh nên người vợ không thể thụ thai được. Một lần bà lên núi hái thảo dược bỗng nhiên nhìn thấy một con chim sẻ đỏ bị thương, vết máu loang nổ đầy người liền mang về nhà chữa trị. Con chim sẻ đó chính là thánh thú Chu Tước- một trong Tứ tượng[1] trong truyền thuyết.
[1] Tứ tượng gồm có: Thanh Long, Chu Tước, Bạch Hổ, Huyền Vũ tương ứng với bốn mùa xuân, hạ, thu, đông.
Năm ấy, Chu Tước đánh nhau với hắc Kì Lân bị Kì Lân lừa vào trận pháp rồi bị thương nặng rơi xuống hạ giới gặp được vợ chồng đại phu cứu chữa. Dưỡng thương một thời gian dài, vết thương lành lặn Chu Tước liền cất cánh vút lên tầng mây. Ngay sau khi Chu Tước bay đi, vợ của vị đại phu kia đột nhiên mang thai, cả hai người đều vui mừng khôn diết, liền lập tế đàn để cảm tạ thánh thú.
Kì lạ là thai nhi ở trong bụng người vợ mãi đến 2 năm sau mới chịu chui ra, ban đầu sinh ra là một bé gái rất đáng yêu nhưng kì lạ thay toàn thân đều màu đỏ như ngọn lửa đang bùng cháy. Vị đại phu kia thấy vậy, liền đặt tên cho nó là Tiểu Hồng và lập dàn cúng tế trời đất cầu cho đứa trẻ đặc biệt này trở lại bình thường. Trong vòng 3 năm sau đó, màu đỏ trên làn da của Tiểu Hồng dần biết mất, để lại là nước da trắng ngần. Khi mới vài tháng tuổi Tiểu Hồng đã rất yêu thích cây cỏ, hoa lá và những sinh vật bé nhỏ chốn này. Khi được 4 tuổi đã tự mình trèo lên núi hái thảo dược, chơi đùa cùng muôn thú. Tiểu Hồng có khả năng đặc biệt là có thể giao tiếp được với các thần thú của Bạch Vân sơn.
Một lần đuổi theo đám lợn rừng vào trong hang động của chúa tể lợn lòi trên đỉnh núi, Tiểu Hồng gặp được thần lợn lòi . Đó là một con lợn lòi to lớn, hai cái răng nanh đồ sộ chìa ra đến tận gốc mắt. Thần lợn lòi nhìn về phía Tiểu Hồng rồi gầm thét một tiếng vang trời khiến tất cả lợn rừng đều tập hợp trước cửa hang động. Bỗng nhiên tất cả quỳ cả 4 chi xuống đất kêu vang: " Chu Tước tiểu điện hạ ". Tiểu Hồng khi đó mới chỉ là một đứa trẻ lên 5, những việc xảy ra trước mặt cơ hồ đều không hiểu, càng suy nghĩ lại càng không thể hiểu được, nó tròn mắt lên nhìn con lợn lòi to lớn kia rồi khẽ cất giọng:" ta không phải Chu Tước điện hạ" lặng lẽ quan sát lũ lợn vẫn quỳ xung quanh một hồi lâu rồi ngập ngừng nói tiếp:
-" Nhưngnếu các ngươi muốn thì ta sẽ là Chu Tước điện hạ".
Nói đoạn thấy lũ lợn không có biểu hiện phản đối gì Tiểu Hồng mỉm cười đến nỗi không thể nhìn thấy mặt trời, rồi nhanh nhẹn trèo lên lưng con lợn lòi đang quỳ trước mặt mình, bắt lợn đưa đi khắp cả ngọn núi hái hoa, bắt bướm. Kể từ đó Tiểu Hồng được tôn làm nư vương Bạch Vân sơn dưới cái tên gọi Hồng Hồng tiểu điện hạ.
Ngày Chu Tước từ núi Bạch Vân bay vút lên 9 tầng mây, Nam Cực Quan Âm tình cờ cưỡi mây đi ngang qua, nhận thấy có điềm lạ, sau đó liền xuống hạ giới điều tra và lưu lại trên lưng núi Bạch Vân. Quả thật Bạch Vân là ngọn núi rất tốt quanh năm mây trắng bao bọc nên gọi là Bạch Vân, xung quanh được bảo vệ bởi kết giới của thượng tiên. Cảnh sắc Bạch Vân sơn lại mang một vẻ đẹp tôn nghiêng, trang trọng, chân núi là cỏ cây hoa lá, lưng núi là Trúc Lâm thiền tự, trên cao là những cây gỗ lớn, đỉnh núi là những tảng đá trơ trọi ẩn nấp sau những áng phù vân, trên ngọn cao nhất lại có dấu tích chùa Hoa Yên[1]. Quan Âm nhận thấy đây là nơi phúc địa, trên đỉnh núi lại có mây tía, mây ngũ sắc, mang ánh hào quang linh diệu của chốn linh thiêng liền đặt lại tên là Yên Tử sơn và sai Ty Mệnh tinh quân ghi chép vào trong sử sách.
[1] chùa Hoa Yên là nơi vua Trần Nhân Tông(1257-1308) lên tu đạo Phật sau khi nhường ngôi cho con(1293).
Một ngày trên thiên đình bằng một năm dưới hạ giới, từ khi Chu Tước từ Yên Tử sơn vút lên 9 tầng mây đến khi Nam Cực Quan Âm hạ phàm đã được 11 ngày tức 11 năm dưới hạ giới.
Lúc này, Tiểu Hồng vừa tròn 9 tuổi, làm nữ vương của Yên Tử sơn đã được 4 năm.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top