tinh khi than

TRƯỜNG DƯỠNG TINH KHÍ THẦN

THỰC HÀNH

ĐỨC CHÍ TÔN PHÁN TRUYỀN

MUỐN TRỌN CÂU PHỔ ĐỘ PHẢI LÀM THẾ NÀO ?

PHẢI BÀY BỬU PHÁP RA, CHỚ KHÔNG ĐẶNG DẤU NỮA.

        Đàn đêm 08-04-1926

(TNHT. Quyển I, TN 1950, tr. 13)

NẾU BIẾT NGỘ KIẾP MỘT ĐỜI TU,

ĐỦ TRỞ VỀ CÙNG THẦY ĐẶNG.

Đàn đêm 19-12-1926

DẦU KHÔNG THIÊN PHONG,

HỄ GẮNG TÂM THIỆN NIỆM

THÌ ĐỊA VỊ CŨNG ĐẠT HỒI ĐẶNG.

                                                    Đàn đêm 17-9-1927.

I. SƠ TỊNH (HẠ THỪA)

LUYỆN CHƠN KHÍ

Ngay từ năm đầu khai đạo, Đức CHÍ TÔN chỉ dạy luyện KHÍ. Vì luyện KHÍ là luyện Đạo Trường Sanh Vạn vật hiện hữu đều phát sinh từ Khí, tuỳ thuộc vào khí để có sự sống.

 A. Khởi đầu ta tập thở bằng bụng, có ba giai đoạn : hít vào, thở ra, nghỉ, chiêu số 5-5-5, với nhịp độ bình thường là 12 – 15 lần mỗi phút.

Tư thế ngồi kiết già, tập trung tư tưởng và lưỡi bịt kín 2 hàm răng.

Tập liền 3 tháng như vậy.

B. Sau đó thở đếm hơi, hít vô và thở ra bằng nhau, đều 5 tiếng đếm nhịp điệu nhẹ nhàng, gọi là sổ tức.

Mỗi tuần tăng số đếm lên 10 – 20. hơi thở phải nhẹ nhàng không ngắt quãng.

Mỗi ngày tập 4 lần vào giờ Tý, Ngọ, Mẹo, Dậu. Mỗi lần 30 phút

Tập liền trong 3 tháng.

C. Tiếp theo, là Quán tức, tập thở có công án bằng cách tập trung tư tưởng. Hãy nói câu này trong não :

“THẦY LÀ CÁC CON ĐÓ, CÁC CON LÀ THẦY VẬY”,  đủ 10 tiếng.

Phương pháp này giúp tinh thần quen dần việc tập trung tư tưởng.

 Tập liền trong 3 tháng, (không tạp ý).

D. Rồi đến Chỉ tức, thở chia ba thời kỳ : hít vào, nghỉ và thở ra (giai đoạn nghỉ dài gấp 4 lần hít vào và gấp 2 lần thở ra, với chiêu số 5-20-10) với chiêu số ban đầu là 5-5-5.

Lúc ngưng thở giữ khí ở đan điền  5 số đếm. Khi thở ra đếm nhẩm từ 1-5 vừa lúc đưa hơi thở đến huyệt Aán đường.

Thời gian tập cũng 3 tháng.

E. Sau hết là Duyên tức, nương theo hơi thở tự nhiên.

Có 3 thời kỳ : hít vào, thở ra và nghỉ với chiêu số : 4-1-5, nghĩa là hít vào đếm được 4 tiếng là thở ra ngay, rồi nghỉ là 5 tiếng tại huyệt Cưu vĩ (dưới ức). Trong Duyên tức, thở lúc nào cũng nhẹ nhàng, trạng thái tự động, sẽ không còn chú ý đến luyện thở nữa, dùng luyện giai đoạn Thượng thừa sau.

Phương pháp luyện Chân khí có 48 thời kỳ hít vào, nghỉ, thở ra, nghỉ.

-   Tập trung tư tưởng hít Thiên khí, Địa khí vào khí hải.

-   Vừa đếm 5 số vừa vận chuyển khí trước khi sanh (Tiên thiên khí) ở Mệnh Môn và Khí sau sanh (Hậu thiên khí) ở Thần khuyết tích tụ ở Đan điền rồi nghỉ.

-   Đếm 20 số (để bụng âm) rồi thở ra cho tán khí toàn thân (bụng thót vào thong thả, đoạn đưa khí về Khí hải.

-   Đếm 10 số (để bụng im), rồi lại tiếp nhịp 2,3 …

Tập ngày 4 lần mỗi lần 30 phút trong 3 tháng.

II. TRUNG TỊNH (TRUNG THỪA)

LUYỆN TINH, KHÍ, THẦN

A.  LUYỆN TINH

Luyện Tinh thở theo chiêu thức 1-4-2 tức 10-40-20 tiếng đếm, chia làm hai thời kỳ :

1.      Mượn hơi thở :

-         Hít vào : Hít vào từ từ và tưởng tượng khí vào đầy bụng dưới (tại Quan Nguyên), đếm 10 tiếng.

-         Ngưng thở : Khi khí đã tích tụ tại vùng Hạ Đan điền QN, hãy tưởng tượng sức mạnh toàn thân tập trung vào đây, đếm tới 40 tiếng thì buông lỏng cơ thể.

-         Thở ra : Thở ra từ từ, hãy tưởng tượng vùng Quan Nguyên lan toả ra cả vùng bụng, đếm đủ 20 là hết một nhịp.

2.      Thở tự nhiên (Duyên tức)

Hãy tập trung tư tưởng và quán tưởng một huờn đơn (viên thuốc) bằng hạt đậu đen ở Quan nguyên xoay vòng tròn theo chiều ngược chiều kim đồng hồ 600 vòng và thuận chiều kim đồng hồ (chiều âm) cũng xoay vòng tròn 600 là đạt.

- LUYỆN TINH MỖI NGÀY 4 LẦN : TÝ, NGỌ, MẸO, DẬU

- MỖI LẦN TRONG 30 PHÚT

- TẬP LIÊN TỤC TRONG 3 THÁNG.

B. LUYỆN KHÍ

            Luyện Khí theo 4 thời kỳ với công thức : 1-4-2-2.

   Mỗi chu kỳ là 24 nhịp thở, gồm hai bước :

1.      Mượn hơi thở :

-         Hít vào : Dẫn khí từ Ấn đường xuống Đan điền khí (vùng huyệt Thần khuyết (rốn) và Khí hải.

-         Ngưng thở :

Tưởng tượng tập trung sức mạnh toàn thân vào vùng này vừa đếm 40 tiếng, vừa để khí toả ra toàn vùng.

-         Thở ra: Từ từ thở ra, đồng thời tưởng tượng toả khí ra quanh rốn.

-         Nghỉ thở :

Thời gian nghỉ thở bằng thời gian thở ra là 20 tiếng đếm. Toàn thân nghỉ thoải mái, là dứt 1 nhịp thở, rồi tiếp tục cho đủ 24 nhịp.

2.      Thở tự nhiên (Duyên tức)

Thở tự nhiên vừa tưởng tượng một hột huờn đơn xoay quanh tại rốn theo chiều kim đồng hồ và ngược lại thời gian chung là 1200 vòng.

         Luyện Khí 1 ngày 4 lần, mỗi lần 30 phút trong 3 tháng.

C. LUYỆN THẦN

Phương pháp luyện Thần gần giống như luyện Khí, theo công thức 1-4-2-2 , trải qua 2 thời kỳ :

Mượn hơi thở :

-   Hít vào :Dẫn khí từ Nhân trung lên Bá hội.

-   Ngưng thở :Tưởng tượng sức mạnh toàn thân đều tập trung ở Bá hội, đếm gần hết 40 tiếng rồi thả lỏng cơ thể, dẫn khí xuống Nhân trung.

-   Thở ra :Thư giãn, cho khí thoát ra từ huyệt Nhân trung.

-   Nghỉ thở toàn thân :

Tụ khí :

-   Vận khí từ hai bên Thái dương, sau gáy và trước phía trán tụ về Bá hội, chuyển vận hết sức mạnh gom vào đây rồi buông lỏng cho khí toả ra khắp vùng đầu.

-   Sau đó quán tưởng huờn đơn xoay qua rồi xoay lại cho đủ 1200 vòng, như luyện khí.

MỖI NGÀY TẬP 4 LẦN, MỖI LẦN 30 PHÚT, SUỐT TRONG 3 THÁNG.

Nên nhớ trong ngũ tạng đều có thần lai vãng. Phải hợp nhất Tinh, Khí, Thần mới sống lâu được.

D. QUY TAM BỬU

Qui Tam Bửu là gom Tinh, Khí, Thần tụ tại Nê Hoàn Cung (Bá hội, Thiên Môn) theo công thức 1-4-2, thở tự nhiên, nhẹ nhàng.

1.      Phương pháp công phu :

-   Hít vào :Sâu và dài kéo khí từ Ấn đường xuống Quan Nguyên.

-   Ngưng thở : Tập trung sức nén khí ở Quan nguyên (Tinh) rồi vận khí lên Khí hải (Khí) theo mạch Đới qua Mệnh Môn lên Bá hội, nén khí tại đây rồi xuống Đan điền, vừa đếm đủ 40 tiếng.

Nhớ ngậm miệng lại, lưỡi bịt kín 2 hàm răng làm như vậy giúp cho mạch Nhân và mạch Đốc giao nhau, tà khí khỏi chen vào. Nước miếng sẽ chảy ra gọi là quỳnh tương  cam lộ.

 Hãy nuốt từng ngụm một, gọi là ngọc dịch hườn đơn. Nước miếng đó chính là tinh, tinh hoá khí, khí hoá Thần. Nhờ đó, Khí trong người không thất thoát ra ngoài mà luôn luôn được pháp luân thường chuyển.

-   Thở ra :Từ từ êm nhẹ thở ra và tưởng tượng khí lan ra ở vùng bụng dưới, rồi tiếp tục hít vào, công phu tiếp …

2.      Ý nghĩa công phu :

         -   Công phu thành đạt thì phát huệ, sáng suốt…

-   Giúp hành giả có sức khoẻ không ốm đau, có trí nhớ, có nghị lực, có trực giác và làm chủ bản thân.

-   Dẹp bỏ hết mọi ước muốn, giữ cái tâm thanh tịnh. Rồi một ngày nào đó mà ta không biết trước được, tự nhiên thần khí của ta sáng bừng lên cảm thấy chân lý. Đó là lúc điểm sáng linh quang bật cháy toả quanh thân ta, ân chứng ngộ Đạo.

-   Nếu chưa thành thì tiếp tục tu luyện. Mỗi ngày 4 lần : Tý, Ngọ, Mẹo, Dậu. Mỗi lần 30 phút. Không cần theo phương pháp nào khác.

III. ĐẠI TỊNH (THƯỢNG THỪA)

LUYỆN THẦN HUỜN HƯ

A.LUYỆN TIỂU CHU THIÊN

Muốn luyện Thần Huờn Hư trước hết phải thuần thuộc các phương pháp sau đây :

-         Các cách luyện thở

-         Phái thuộc Qui Tam Bửu

-         Quân bình âm dương (Luyện Tiểu chu thiên)

-         Gom tụ Ngũ hành (Luyện Đại chu thiên)

-         Luyện Tam Hoa tụ đỉnh

Luyện Tiểu chu thiên là luyện cho khí âm dương điều hoà. Ngồi kiết già làm sao 3 huyệt Bá hội, Khí hải và Quan nguyên nằm cùng trên đường thẳng với trục Bá hội, Hội âm.

1.      Giai đoạn 1 :

 ·  Luyện mạch Nhâm :

. Hít vào : dẫn khí từ huyệt Thừa tương xuống Hội âm

. Thở ra : Theo mạch Nhâm dẫn khí ngược lại từ Hội âm vô Thừa tương.

·  Luyện mạch Đốc:

. Hít vào : dẫn khí từ Trường Cường theo mạch Đốc (cột sống) lên Bá hội tới Nhân trung.

. Thở ra : dẫn khí trở lại từ Nhân trung xuống Trường cường.

2.      Giai đoạn 2 :

 ·  Luyện vòng âm dương theo chiều thuận.

Từ Thừa tương xuống Hội âm lên Trường cường tới Nhân trung, phải tập trung tư tưởng cho khí chuyển thành vòng. (10 -10).

·  Luyện vòng âm dương theo chiều nghịch.

. Hít vào : Vận khí từ Hội âm đi ngược lên Thừa tương, đếm đủ 10.

. Thở ra : Vận khí từ Thừa tương lên Bá hội xuống Trường cường qua Hội âm rồi về Đan điền. Vận khí xoay vòng nơi rốn không cho thoát ra ngoài.

3 .      Ý nghĩa :

                     Luyện vòng âm dương tác động vào Tinh, Khí, Thần để Tinh biến thành Khí, Khí thành Thần.

Chỉ cần đặt lưỡi vào huyệt Ngân giao là nối liền 2 luồng khí âm dương của 2 mạch Nhâm Đốc tự vận hành.

Tiểu chu thiên làm cho âm dương thanh khiết, quân bình chống rối  loạn chức năng của tạng phủ.

B. LUYỆN ĐẠI CHU THIÊN

Muốn luyện vòng Đại chu thiên phải vận khí thành thuộc theo 2 nhóm kinh âm và kinh dương ở tay và chơn.

1.      Giai đoạn 1:

 -   Vòng tay :

. Hít vào : dẫn khí theo mặt ngoài của hai bàn tay lên 2 bả vai tới mặt qua đỉnh đầu xuống ngực, đã qua các Thủ dương kinh.

. Thở ra : dẫn khí từ ngực lan ra 2 nách xuống bên trong của 2 tay và 2 bàn tay.(Thủ âm kinh).

-   Vòng chân :

. Hít vào : dẫn khí từ hai bàn chân dọc theo mặt trong của 2 chân rồi lên bẹn, dọc 2 bên bụng lên ngực và mặt, đã qua các Túc âm kinh. Thở ra dẫn khí từ đầu xuống cột sống theo mặt ngoài của 2 chân và 2 bàn chân (Túc Dương kinh).

2.      Giai đoạn 2: Dẫn khí các kinh âm dương theo một vòng kín.

-   Hít vào theo vòng kinh âm : Dẫn khí theo mặt trong của 2 bàn chân lên 2 bẹn, lên tiếp 2 bên đường vụng tới ngực, rồi lan ra 2 nách dọc theo mặt trong của 2 tay và 2 bàn tay.

-   Thở ra theo vòng kinh dương : Dẫn khí theo mặt ngoài của 2 bàn tay lên mặt và đầu, tiếp xuống theo hướng mạch Đốc dọc theo sống lưng rồi lan ra mặt ngoài của 2 chân tới 2 bàn chân.

3.      Giai đoạn 3 :

-   Hít vào : Thâu hút khí vô hai bàn chân.

-   Ngưng thở : . Dẫn khí từ 2 bàn chân lên mặt trong của 2 chân tới huyệt Hôi âm thuộc Túc âm kinh. Rồi từ Hội âm theo mạch Đốc lên Đại chuỳ. Tại đây lan ra 2 bên nách theo mặt trong của 2 tay xuống lòng bàn tay thuộc Thủ âm kinh.

. Đầu các ngón tay lên mu bàn tay, theo mặt ngoài của 2 tay lên 2 bả vai đến huyệt Đại chuỳ thuộc Thủ dương kinh. Từ đó theo mạch Đốc lên đầu qua mạch Nhâm xuống Hội âm. Từ đây lan ra 2 bên phía sau đùi, theo mặt ngoài của 2 chân xuống 2 bàn chân tới các ngón chân thuộc Túc dương kinh.

-   Thở ra : Thâu khí từ chân trở về Đan điền.

4.      Ý nghĩa :

-   Luyện vòng Đại chu thiên là vận khí lên toàn thể kinh mạch tác đông vào các tạng phủ, làm quân bình Ngũ hành.

-   Thâu hút Thiên Địa khí, tăng cường chức năng các tạng phủ.

Đạo Tâm Tâm Đạo phát sanh,

TAM HOA tụ đỉnh, NGŨ HÀNH triều nguơn.

C. LUYỆN TAM HOA TỤ ĐỈNH :

Trong mỗi người, có ba vị trí quan trọng trên mạch Đốc gọi là Tam Hoa :

·  Vĩ lư (lư là cái chỏm, đỉnh) tại huyệt Trường cường,

·  Tỳ lư tại huyệt Đại chuỳ,

·  Ngọc lư tại huyệt Phong phủ.

1.      Cách luyện :Ngồi kiết già hai bàn tay ngửa chồng lên nhau. Thở nhẹ nhàng, theo công thức 10-40-20.

-   Hít vào : Thở sâu, nhẹ, êm, đều và dài. Tưởng tượng dẫn khí từ Thừa tương xuống Đan điền.

-   Ngưng thở : Đưa khí từ Đan điền ở mạch Nhâm qua mạch Đới, đến Trường cường (mạch Đốc), nén khí tại đây. Rồi đưa khí lên Đại chuỳ tức Tỳ lư, nén khí tại đây, đoạn đưa khí lên Phong phủ tức Ngọc lư, cho tụ khí nén một thôi, rồi đưa khí lên Bá hội nén 1 thôi, đoạn dẫn khí theo mạch Nhâm về Đan điền, trong thời gian là 40 số điếm.

-   Thở ra : Từ từ êm nhẹ, chậm mà dài đều tưởng tượng khí lan ra từ Đan điền, với 20 số đếm. Chấm dứt 1 nhịp thở, liền hít vào ngay cho đủ 1 chu kỳ là 24 nhịp thở.

2.      Ý nghĩa :

                Nếu Tam Hoa khai thì cơ thể khoẻ mạnh, da hồng hào, trí tuệ sáng, có nhiều trực giác tốt .

Hai phương pháp này tập khi nào đạt thì thôi

D. LUYỆN THẦN HUỜN HƯ :

 Luyện Thần huờn hư là Thần hoà vào hư vô thoát khỏi mọi việc ràng buộc của trần thế.

1. Điều kiện công phu :

- Phải trường trai để tránh tẩu hoả nhập ma.

- Phải đạt huệ Qui Tam Bửu

- Quán tưởng câu : “Thầy là các con, các con là Thầy”.

- Có nội lực tốt và thuần thuộc thở Duyên tức (thở tự nhiên theo thiền).

- Có Trí hữu sư chỉ dẫn.

2. Hai bước luyện Đạo :

Luyện Thần nhằm mở Nê Huờn Cung (Bá hội) đối chiếu tuyến Tùng để mở con mắt thứ ba ở Aán đường. Tuyến Tùng nằm ở mấu não trên giống như trái thông (tùng). Vị trí tuyến Tùng tương đồng với vị trí Huệ Nhãn (Aán đường).

- Luyện nội đan  : Tụ khí toàn thân vào Bá hội, tưởng tượng Thiên khí vào Nê huờn cung nổi lên vòng Vô Vi to bằng hạt đậu xoay tròn theo kim đồng hồ.

Đó là “ Phản bổn huờn nguyên “ (về nguồn). Nhớ lấy ý điều khiển cho vòng vô vi xoay 120 vòng rồi đạt đến 1200 vòng.

Phép luyện nội đan nhằm dưỡng khí tụ thần, vận nguyên khí thông suốt nội tạng.

- Luyện Thần huờn hư :

. Quán não hư không :

Biến tất cả suy nghĩ của cảm tình thành hư vô, không còn điều chi ẩn chứa trong lòng, để vòng vô vi tự chuyển động.

. Quán Thần vào hư vô :

Thần kinh trung ương ngưng động, Thần trở nên vắng lặng hoàn toàn mà tự mở cát cửa Thiên môn, không còn việc gì tác động vào được nữa vì hồn đã vân du Thiên ngoại.

Luyện đến khi nào đạt thì thôi.

“Chơn Thần (nó) phải có bổn nguyên Chí Thánh, Chí Tiên, Chí Phật mới xuất ra Thánh, Tiên, Phật ”                                 

(Đàn đêm 17-7-1926).

3. Danh hiệu chung cho tu tịnh ;

Đức Chí Tôn đã dạy : “Dầu không Thiên Phong, hễ gắng tâm thiện niệm thì địa vị cũng đạt hồi đặng”. Đó là địa vị mà Đức Chí Tôn đã dạy ở trên : Chí Thánh, Chí Tiên …

- Hành giả luyện Chơn Nhứt Khí vì tuổi sức yếu, khi giải thoát được đạt Chí Thần.

- Hành giả luyện Tam Bửu rủi mệnh một cũng đạt Chí Thánh, cho tròn câu tận độ.

- Hành giả luyện Thần huờn hư, dù chưa vân du Thiên ngoại mà qui vị nửa đường cũng đạt vị Chí Tiên, “cho trọn câu phổ độ ” theo lời dạy của Chí Tôn.

IV.XẢ TỊNH

CHUNG CHO CÁC BUỔI TỊNH LUYỆN

Ngay sau khi tịnh luyện, các hành giả phải làm các động tác sau đây :

Muốn xả tịnh thì hai bàn tay phải chà sát vào nhau cho nóng gọi là âm dương ký tế, rồi chà từ mặt lên trán ra sau ót, đoạn vuốt hai bên lỗ tai, hai cánh tay rồi hai bàn tay tập trung trên rốn chà mạnh gom khí xuống huyệt Đan điền (ruộng thuốc), đoạn đưa hai bàn tay xuống hai ống chân.

Sau cùng, hai bàn chân tự chà sát vào nhau, rồi đứng lên đi lại bình thường.

PHỤ TRANG

CÁC HÀNH GIẢ TỊNH TÂM ĐẮC ĐẠO

Ngay từ những tháng đầu khai đạo Tân Luật ghi có 3 phần : Đạo pháp, Thế luật và Tịnh Thất phát triển đồng thời. Dù lúc đầu, Hội Thánh đã lập 4 loại Tịnh thất điển hình như dưới đây mà không mở rộng

1.      THẢO XÁ HIỀN CUNG

Năm 1927, Đức Cao Thượng Phẩm lập tại nhà riêng ở Thị xã một Nhà Tịnh, được Thất Nương Diêu Trì Cung ban hiệu :

 THẢO XÁ tuỳ nhơn ngu muội bần cùng nghinh nhập thất

HIỀN CUNG trạch khách thông minh  phú quí cẩm lai môn.

Ngài tịnh luyện ở đây cho đến ngày đắc vị Kim Tiên.

2.      TRÍ GIÁC CUNG

             Năm 1948, Ngài Trần Khai Pháp không muốn nhìn thấy cảnh náo động vì Ngài vốn là cơ Bí Pháp với Trương Tiếp Pháp, nên Đức Hộ Pháp lập Trí Giác Cung cho Ngài vào đó tịnh luyện.

TRÍ linh quán chúng Thiên cơ đạt,

GIÁC ngộ siêu phàm Đạo pháp thông.

Vì đó, TRÍ GIÁC cung là nơi phụ lão vào tịnh dưỡng

 Ngài Trần Khai Pháp thoát xác đắc vị Thiên Tiên.

3.      TRÍ HUỆ CUNG

            Trí Huệ Cung toạ lạc ở Trường Đông, Nhà tịnh của Nử phái.

TRÍ định thiên lương qui nhứt bổn,

HUỆ thông đạo pháp độ quần sanh

Năm 1950, Đức Hộ Pháp vào Trí Huệ cung tịnh vì Ngài là nguơn linh của Phật Shiva mà Shiva là Phật Mẫu theo lời thuyết đạo của Đức Hộ Pháp. Nhờ đó Đức Phật Mẫu ban cho Ngài “Vẹn toàn pháp môn” tại Trí Huệ Cung (tức thế pháp lẫn bí pháp tịnh luyện).

 Khi nhập tịnh, Đức Ngài nói : “Giải chức Hộ Pháp chỉ còn bạn tu mà thôi”, vì Tịnh Thất thuộc Tín đồ. Đức Ngài xuất hồn diện kiến Thiên cung, Thiên Thai … nhiều lần. Nhờ vậy, Ngài đã viết các quyển : Con đường Thiêng liêng hằng sống, Bí pháp, Thiên Thai kiến diện v.v…

 Và truyền cho các chức sắc các phép : Bí tích, Giải oan, Phép xác, hôn phối …

 Đạo hữu nào đến xin luyện Đạo, Đức Ngài đã CÂN THẦN, đo mức độ khí trược trong người đó coi có đủ chịu nỗi điển lực Thiêng Liêng, vì sợ kém sức sẽ sinh ra Tả đạo Bàng môn.

4. VẠN PHÁP CUNG :

Năm 1952, Đức Hộ Pháp biết Chí Thiện Võ Văn Đợi có thiên khiếu tu tịnh. Ngài vời ông đến dạy lập Vạn Pháp cung tại Sân Đình núi Bà để thu phục những ông muốn lên núi tu mà không người dẫn dắt.

         VẠN lý hoà tâm đồng nhứt mạch

PHÁP cao bình trí hội tam tông

 Sau một thời gian tu luyện, Chí Thiện Đợi biết được mọi việc từ xa. Đức Hộ Pháp biết ông đã đạt pháp nên ban cho đạo hiệu là Linh Đoán. Nhờ đó, đạo hữu các nơi về tụ chơn ngày càng đông. Ông đắc đạo Chí Thánh.

THIÊN TƯỢNG QUẺ LY

Của Hành giả Tu Chơn

   Xem tiếp

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #yuko