tình huống truyện chiếc thuyền ngoài xa
* Phân tích tình huống truyện trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”
của Nguyễn Minh Châu
I/ Mở bài:
-Sau 1975, Nguyễn Minh Châu quan tâm tiếp cận đời sống ở góc độ thế sự.Ông là một trong những cây bút tiên phong của VHVN trong thời kì đổi mới.
- Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của ông được sáng tác vào năm 1983,trong hòan cảnh đất nước đang đang bước vào giai đọan đổi mới xã hội và đổi mới văn học.Có thể nói ý nghĩa tư tưởng của tác phẩm đã được nhà văn thể hiện sinh động thông qua một tình huống truyện mang ý nghĩa khám phá và phát hiện về đời sống một cách sâu sắc.
II/ Thân bài:
1/ Thế nào là tình huống? vai trò của tình huống trong một tác phẩm truyện?
- Có thể hiểu, tình huống truyện chính là bối cảnh, hòan cảnh ( không gian, thời gian, địa điểm…tạo nên câu chuyện).
- Có ba loại tình huống phổ biến trong truyện ngắn : tình huống hành động; tình huống tâm trạng; tình huống nhận thức.Nếu tình huống hành động chủ yếu nhằm tới hành động có tính bước ngoặt của nhân vật; tình huống tâm trạng chủ yếu khám phá diễn biến tình cảm, cảm xúc của nhân vật; thì tình huống nhận thức chủ yếu cắt nghĩa giây phút “giác ngộ” chân lý của nhân vật. Tình huống càng độc đáo, mới lạ, càng giúp cho tác phẩm hấp dẫn, ấn tượng, sâu sắc với người đọc.
- Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” được tổ chức xung quanh một “tình huống nhận thức mà hai nhân vật Phùng và Đẩu đã trải qua”.
2. Phân tích tình huống truyện trong “Chiếc thuyền ngoài xa” :
a/Những biểu hiện của tình huống truyện:
Trước hết, đó là Hai phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng:
- Nghệ sĩ Phùng đến một vùng ven biển miền Trung chụp ảnh cho cuốn lịch năm sau.Anh đã phát hiện được cảnh chiếc thuyền ngoài xa , trong sương sớm, đẹp như tranh vẽ - “một cảnh đắt trời cho mà suốt đời cầm máy chưa bao giờ nhìn thấy”à Trước vẻ đẹp của nghệ thuật ,anh bộc lộ rung sự rung động “ trong trái tim tôi như có cái gì bóp thắt vào” và đồng thời anh cũng “phát hiện ra …khoảng khắc trong ngần của tâm hồn”.Phùng còn nhận ra trong suy nghĩ của mình “ …bản thân cái đẹp là đạo đức”( như Nguyễn Tuân đã quan niệm: cái đẹp phải kết hợp với cái tâm, cái tài kết hợp với cái thiện)
- Nhưng khi chiếc thuyền vào bờ, Phùng tận mặt chứng kiến tình trạng bạo lực trong gia đình qua cảnh : hành động đánh vợ của người đàn ông làng chài; người vợ nhẫn nhục chịu đựng; đứa con vì bảo vệ mẹ đã phản kháng lại cha …Những ngày sau ,cảnh đó lại tiếp diễn.Phùng đã không ngờ sau cảnh đẹp như mơ là bao ngang trái , nghịch lý của đời thường.Hiện thực phũ phàng của cuộc sống làm cho Phùng cảm thấy cay đắng trước sự thật ẩn chứa đằng sau vẻ mặt trong ngần và tươi đẹp của cảnh vật : “ …khiến tôi kinh ngạc đến mức …tôi cứ đứng há mồm ra mà nhìn…”
Tiếp theo là Câu chuyện của người đàn bà và cách giải quyết ban đầu của chánh án Đẩu ở toà án huyện :
- Đẩu khuyên người đàn bà bỏ chồng vì “ cả nước không có một người chồng nào như hắn…Chị không sống nổi với cái lão đàn ông vũ phu ấy đâu”.
- Nhưng ngược lại, người đàn bà lại “ chắp tay vái lia lịa, xin “Qúi toà …đừng bắt con bỏ nó”.Thái độ này của chị xuất phát từ việc: toà không hiểu được cảnh ngộ của người lao động nghèo khổ ; còn vì hạnh phúc đích thực của một người đàn bà trong vai trò một người vợ và vai trò của người mẹ … .Lúc đầu, khi thấy người đàn bà không chịu bỏ chồng,Phùng rất ngạc nhiên và bất bình.Nhưng sau đó anh cảm nhận được nỗi niềm và cảnh ngộ của người đàn bà hàng chài mà dần thay đổi bằng thái độ cảm thông và thấu hiểu .
b/Các nhân vật với tình huống:
- Tình huống truyện được tạo nên bởi nghịch cảnh giữa vẻ đẹp chiếc thuyền ngoài xa với cái thật gần là sự ngang trái trong gia đình thuyền chài.Gánh nặng mưu sinh đè trĩu trên vai cặp vợ chồng người hàng chài.Người chồng đã trở thành kẻ vũ phu. Người vợ vì thương con nên nhẫn nhục chịu đựng sự ngược đãi của chồng mà không biết mình đã làm tổn thương tâm hồn đứa con.Cậu bé thương mẹ, bênh vực mẹ, thành ra căm ghét cha mình.
- Chánh án Đẩu tốt bụng nhưng lại đơn giản trong cách nghĩ.Anh khuyên người đàn bà bỏ chồng là xong, mà không biết bà cần chỗ dựa kiếm sống để nuôi con khôn lớn.
c/Ý nghĩa khám phá và phát hiện của tình huống :
- Tình huống mang ý nghĩa khám phá, phát hiện sâu sắc về đời sống và con người: Cuộc đời không đơn giản, xuôi chiều mà chứa đựng nhiều nghịch lý. cuộc sống luôn chứa đựng nhiều mặt đối lập, mâu thuẫn, đừng vội đánh giá con người, sự vật ở dáng vẻ bề ngoài, phải phát hiện ra bản chất thực sau vẻ ngoài đẹp đẽ của hiện tượng.
-Tình huống nhấn mạnh mối quan hệ gắn bó giữa nghệ thuật và cuộc đời,
Phải có cái nhìn đa dạng, nhiều chiều. Nghệ thuật đích thực phải vì cuộc sống, vì con người, gợi mở những vấn đề mới cho sáng tạo nghệ thuật… Đẩu : vỡ lẽ ra nhiều điều trong cách nhìn nhận cuộc sống ( giữa lí thuyết , sách vở và cuộc đời ; vì sao người đàn bà không bỏ chồng… ) Phùng : hiểu ra mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống : chiếc thuyền nghệ thuật chỉ mới là “ bức ảnh chết ” trên khung giấy chứ chưa phải là bức tranh đời sống . Người nghệ sĩ phải nhìn nhận sự vật , hiện tượng đa dạng nhiều chiều trong hoàn cảnh của nó và trong quan hệ với nhiều yếu tố khác
III/ Kết bài :
- Tình huống truyện “Chiếc thuyền ngoài xa”có ý nghĩa khám phá, phát hiện về sự thật đời sống, một tình huống nhận thức.
- Tình huống truyện này đã nhấn mạnh thêm mối quan hệ gắn bó giữa nghệ thuật và cuộc đời, khẳng định cái nhìn đa diện ,nhiều chiều về đời sống, gợi mở những vấn đề mới cho sáng tạo nghệ thuật.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top