Tính giản dị

Lòng giản dị là cách sống không cầu kì, xa hoa, cách sống sao cho phù hợp với hoàn cảnh xã hội,hoàn cảnh cá nhân. Sự giản dị thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau: từ cách sử dụng vật chất, lời ăn tiếng nói hằng ngày,cách hành xử của mỗi người, cử chỉ, cách thể hiện bản thân... Một người giản dị là một người biết cách ăn mặc đúng trang phục, hợp với bản thân,điều kiện kinh tế, không cầu kì, không chạy theo mốt, trang phục thường chỉ thay đổi theo thời tiết, công việc chứ không thay đổi theo mốt thời trang hằng ngày.Một người giản dị là một người ăn nói cẩn thận, không khoa trương, không dùng lời lẽ xa hoa, bóng bẩy, lời nói đơn giản, ngắn gọn, dễ hiểu,truyền đạt đúng và đầy đủ thông tin mà họ muốn nói. Một người giản dị là người có cách giải quyết sự việc nhanh chóng, cần thiết, không dây dưa, không yêu cầu điều gì thái quá. Một người giản dị là một người không bao giờ yêu cầu người khác phải tạo điều gì đó đặc biệt cho mình, luôn bằng lòng với tất cả những gì họ sẵn có,không đòi hỏi thứ vật chất lớn lao hay sự ưu tiên khác dành cho mình. Người có tính giản dị thường sống tiết kiệm, sử dụng đồng tiền có mục đích đúng đắn; nhìn nhận sự việc đúng mức,không quan trọng hóa vấn đề.Đó là tất cả những đặc điểm nổi bật mà bạn có thể tìm thấy ở một con người giản dị thật sự.Vì lí do đó mà có thể bạn thấy tủ quần áo của một người nào đó không có bộ nào lòe loẹt, hàng hiệu hay trang vở của họ không có các chữ "bay bổng", họ quan tâm bạn những hành động thật đơn giản, khuyên bảo bạn những câu nói dễ hiểu,ngắn gọn,dễ nhớ, món quà họ tặng bạn cũng đơn giản nhưng mang đầy ý nghĩa... Đừng ngạc nhiên, vì họ là con người giản dị, giản dị ở mọi khía cạnh của cuộc sống.

Tính giản dị rất cần thiết trong cuộc sống. Tính giản dị khiến ta tiết kiệm thời gian, không mất thời gian vào các việc vô bổ mà cầu kì. Tính giản dị khiến mọi người xung quanh tôn trọng ta.Tính giản dị giúp ta trở nên một con người biết cách xử sự, ta trở nên gần gũi, chan hòa với cuộc sống,với mọi người xung quanh.

Hiện nay, có biết bao nhiêu người không có tính giản dị. Ngay cả các bạn học sinh chúng ta cũng không học cách sống giản dị. Có nhiều bạn đến trường với bộ quần áo lòe loẹt và chiếc quần "hip hop" đắt tiền. Đó là "thời trang", là "thời đại" trong mắt các bạn. Nhưng điều đó làm các bạn trở nên "lố bịch" trong mắt của mọi người. Các bạn đã quên mất sự giản dị cần có của bản thân, điều này thật tai hại, vì nó ảnh hưởng xấu đến học tập,vị thế, nhân cách của mỗi người.Vậy nên, các bạn nên chú ý đến sự giản dị nhiều hơn là "mốt thời trang".

________________

Đức tính giản dị của Bác Hồ thể hiện ở nhiều mặt:

* Giản dị trong đời sống sinh hoạt: cụ thể

+ Trang phục: Bác chỉ mặc bộ quần áo bà ba màu nâu sẫm và nếu có khách quý Bác mặc bộ quần áo kaki trắng, đi dép cao su.

=> Câu chuyện "Đôi dép Bác Hồ"- bạn đọc nhé.

+ Ăn uống: Bác ăn uống đạm bạc rau dưa, cà muối...

=> câu chuyện " Bác có phải là vua đâu"

+ Nơi ở: Nhà sàn, trong phòng chỉ vẹn vẹn có chiếc bàn làm việc, một chiếc giường, một chiếc đài.

* Giản dị trong phong cách văn hóa:

Thể hiện ở lời ăn tiếng nói của Bác. Bác nói rất ngắn gọn, dễ hiểu.

(Các) nguồn

Bài " Đức tính giản dị cảu Bác Hồ" - Ngữ văn 7

Bài " Phong cách Hồ chí Minh"- Ngữ văn 9

________________

2.- GIẢN DỊ:

- Chân thành và giản dị là cách cư xử khôn khéo nhất. 

La Bruyère

- Giản dị không phải là sự ngu dốt mà nó là mảnh đất của trí khôn và tài năng. 

Bonald

- Tích cực - giản dị là điều rất phong vị và rất hiếm có. 

E. Bersot

- Ngay trong khoa học cũng cần đòi hỏi đến sự giản dị. 

K. D.

- Giản tắc dị tùng (giản dị thì dễ theo). 

Kinh Dịch

Quân tử chi đạo, đạm nhi bất yếm, giản nhi văn (đạo người quân tử tuy đạm bạc nhưng không chán, giản dị mà có văn hóa). 

Trung Dung

Một trong những nết tốt rất quý báu của con người là có một cuộc sống giản dị. Đừng tưởng sự giản dị chỉ dành cho những nhà tu hành. Xưa nay biết bao danh nhân sống trong sự giản dị đến nỗi có người đánh giá..."Ông ấy là một kẻ thất nghiệp". 

Truyện kể đại văn hào L.Tolstoi (1828-1920), một hôm ông đến một đại hí viện để xem người ta diễn về một kịch bản của mình theo lời mời của vị giám đốc đoàn kịch. Tolstoi ăn mặc giản dị theo bản tính cố hữu của mình, người gác cổng không biết ông là Tolstoi, ngăn lại không cho ông vào, và nói: 

- Bác hãy đi nơi khác, đêm nay có tác giả đến tham dự, lại có những nhà danh giá khác nữa. Âu là bác hãy đợi đêm khác vậy. 

Léon Tolstoi không hề phiền, liền bước ra ngồi ở ghế đá bên ngoài. 

A. Einstein, Goethe, Tagor... đều là những bậc vĩ nhân có cuộc sống rất giản dị. Giản dị không phải là tính cẩu thả, ngược lại sống có thứ tự và ngăn nắp. 

Giản dị không phải riêng cho cách phục sức, mà nói rộng cho cách sinh hoạt hàng ngày, từ ăn uống, ngôn ngữ cho đến các bộ môn thuộc về văn hóa. 

Trong việc ăn uống, giản dị chính là sự đạm bạc, điều độ; trong ngôn ngữ, câu văn, trong lời nói giản dị là tính trong sáng, dễ hiểu, dễ nhớ... thậm chí trong bộ môn toán học tính giản dị cũng được đánh giá cao. 

Tính giản dị đã giúp cho con người thanh thản, nhẹ nhàng xóa bỏ được những ưu tư phiền toái. 

Xưa nay người ta tốn nhiều thì giờ cho những cuộc ăn mặc, họ thường trang điểm thân xác, ít ai chịu khó trang điểm tinh thần. Thế nhưng nhờ tính giản dị đó mà tinh thần coi như đã được trang điểm. 

Giản dị trong cuộc sống nó còn đồng nghĩa với sự khiêm tốn, đồng nghĩa với sự độ lượng. Người có tính giản dị họ không có thì giờ để câu chấp, bắt bẻ những việc nhỏ nhặt, trái lại họ đủ sức để cảm thông những lầm lẫn vô tình của người khác. 

Cũng cần phân biệt giản dị với lập dị. Lập dị là cái thói cầu kỳ muốn mình khác mọi người. là tính muốn "làm nổi" cho mọi người chú ý mình là nhân vật đặc biệt. Thật ra, nếu công tâm mà xét, những người mang tính lập dị là bởi họ thèm khát sự nổi tiếng, họ thèm khát một sự "ngạc nhiên có kính trọng" của người khác đối với họ, nhưng họ quên đi một điều rất cơ bản, chính họ là một kẻ rỗng tuếch, và họ tự khinh bỉ họ trước.  

Đáng nhớ: 

Tính giản dị giúp người ta được thanh thản, nhẹ nhàng, xóa bỏ được những ưu tư, phiền muộn. 

Giản dị là một cách trang điểm cho tâm hồn cao đẹp. 

Người thiếu giản dị đa phần là khó tính. 

Tính giản dị rất dễ thích hợp với mọi hoàn cảnh. 

_______________

Nhận xét về nếp sống giản dị của Bác, một tờ báo nước Pháp đã viết: “Sự ăn ở giản dị đến cực độ, như một nhà ẩn sĩ, đó là một đức tính rõ rệt nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Một tuần lễ ông nhịn ăn một bữa, không phải là để hạ mình cho khổ sở, mà là để nêu một tấm gương dè xẻn gạo cho đồng bào đặng làm giảm bớt nạn đói trong nước. Hết thảy mọi người xung quanh đều bắt chước hành động đó của ông...”.

Như vậy, nếp sống giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ đơn thuần là tiết kiệm mà mang ý nghĩa rất cao đẹp. Người tiết kiệm nhưng không ki bo, kiệt xỉ, không lãng phí, phô trương. Noi gương Người, học tập, làm theo tấm gương đạo đức của Người, thiết nghĩ mỗi cán bộ, đảng viên cần rèn luyện, tu dưỡng mình theo Chỉ thị 06 của Bộ Chính trị (khóa X). Điều này tưởng dễ nhưng lại rất khó. Dễ vì nếp sống của Bác rất bình thường, đơn giản nếu quyết tâm thì ai cũng làm được. Còn khó vì nếu không có tâm trong sáng, không có chí hướng, có lý tưởng, không có lòng yêu thương con người thực sự thì không thể làm được. Ngày nay, xã hội phát triển, mức sống đã cao hơn trước rất nhiều nên chúng ta đang dần được ăn ngon mặc đẹp. Song là cán bộ, đảng viên - “người đầy tớ” của dân, chúng ta phải biết hy sinh lợi ích, tham vọng của cá nhân mình để phấn đấu xây dựng một đất nước mạnh giàu theo con đường xã hội chủ nghĩa mà Đảng và Bác Hồ kính yêu đã lựa chọn.

___________________-

Một đầu óc khôn khéo thì không giản dị ; một tâm thức mang một cứu cánh trước mặt để đeo đuổi hành động tìm kiếm một phần thưởng, sợ hãi một hình phạt, tâm thức ấy thì không giản dị

Một đầu óc chĩu nặng kiến thức không phải là một đầu óc giản dị ; một tâm trí bị tàn phế què quặt vì những tín ngưỡng thì không phải là một tâm trí giản dị

Chúng ta nghĩ rằng mình sống giản dị khi mình chỉ có một hoặc hai mảnh vải quấn người, chúng ta muốn phô trương sự giản dị bên ngoài và chúng ta dễ bị lường gạt về hình thức bên ngoài ấy

Một tâm thức bị xao lãng lôi kéo bởi Thượng đế , bởi đàn bà, bởi âm nhạc thì không phải là một tâm thức giản dị. Một tâm trí đầu óc bị vướng kẹt trong những lễ nghi, của những bài kinh kệ thì không thể nào giản dị được…

Sự giản dị là hành động không ý tưởng…

Sự giản dị hiện đến như một đóa hoa mãn khai đúng lúc, khi mỗi người đều hiểu được trọn vẹn tiến trình của sự hiện hữu và của sự tương giao

Sự giản dị chỉ hiện đến khi nào bản ngã vắng mất, khi tâm trí không vướng kẹt trong những suy tưởng xa xôi, trong những kết luận, trong những tín ngưỡng, trong sự vận hành của ý niệm.

Chỉ có một tâm trí tự do như vậy mới có thể tìm thấy chân lý.

Tâm thức như thế mới duy nhất có thể đón nhận sự vô lượng, vô biên, bất khả danh ; và đó mới là sự giản dị đơn sơ.

_________________

Giản dị là một điều gi' đó thật đơn giản, thật nhẹ nhàn, thanh thản trong cuộc sống; đó là một cuộc sống không sa hoa, cầu kì, lãng phí, vô ích.Giản dị là sự hòa hợp giữa sự thanh thoát về tâm hồn và trí tuệ.Từ "giản dị" có một sự gần gũi nào đó thật kì lạ khi vô tình nghe được nó. Nếu một người nào đó đạt được trọn vẹn hai chữ "giản dị" thì chắc chắn người đó có một cuộc đời, một cuộc sống đúng nghĩa.

Nghe thật đơn giản, nhưng thật đáng buồn xã hội hiện nay có quá ít người sống với hai chữ "giản dị". Họ chưa biết đến những người sống giản dị hay sao ? Không trong lịch sử nước ta vẫn có nhiều người sống giản dị ấy chứ, thí dụ cụ thể nhất là Bác Hồ, không một người Việt Nam nào lại không biết đến Bác-vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.Bác sống thật giản dị, thật đẹp, không quá phụ thuộc vào vật chất-thế mới là một con người đúng nghĩa.

Không cần phải là một thiên tài, chúng ta ai cũng có thể học cách sống giản dị ngay từ bây giờ,học và rèn luyện để "viết" nên hai chữ "giản dị" hoàn hảo nhất từ những điều đơn giản trong cuộc sống.Ở đây tôi nói về phía cạnh của học sinh, chú trọng hơn cho học sinh vì "trẻ em là tương lai của đất nước". Ông cha ta có câu :"uốn cây từ thưa còn non" vì vậy rèn luyện đức tính giản dị ngay từ giai đoạn là một học sinh la phù hợp nhất.

Học sinh bây giờ quá cầu kì trong cách ăn mặc rất cầu kì dù nhà trường chỉ yêu cầu quần xanh, áo trắng là đủ. Chắc chắn là bạn không bao giờ cũng cảm thấy dễ chịu, bạn có cảm giác khó chịu. Vì bạn chỉ thanh thản khi và có cuộc sống đẹp khi bạn sống giản dị, không nên cầu kì trong ăn mặt, chỉ thấy hợp, thoải mái với bản thân là đựoc.

Giản dị không ở trong việc ăn mặt thôi, mà còn ở trong cách ăn uống, lời nói hăng ngày, tiêu tiền. Bạn sống làm cho mình và người khác cảm thấy dễ chịu là bạn đã thành công trong việc viết lên trong cuộc sống của bạn hai chữ "giản dị". Đó là một cuộc sống tuyệt vời nhất.

Ta cần phân biệt hai khái niệm sống "giản dị" với lối sống "hà tiện". Giản dị không có nghĩa là sơ sài và cẩu thả. Nó là sự tinh túy của con người.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: