tin tức mới

Sao lại đặt câu hỏi: "Thương trường là cõi Phật?"

Tác giả: PHẠM ANH TUẤN

Bài đã được xuất bản.: 30/06/2010 06:00 GMT+7

Recomend

+3

Red

In

Email

Thảo luận (0)

TRONG MỤC NÀY (Đọc thêm)

Rồng ảo hay Trâu thật - lựa chọn nào cho biểu tượng VN?

Nghệ thuật là ngôi đền thiêng chứ không phải chỗ kiếm chác

Nhà sư kinh doanh - làm cái gì và ích lợi cho ai?(II)

Nếu đặt câu hỏi: "Kinh doanh là dấn thân, thương trường là cõi Phật?", rất có thể, một ngày nào đó người ta lại tiếp tục đặt thêm một câu hỏi nữa. Ví dụ: "Liệu nhà chùa có được phép làm ăn lớn hay không?"

>> Nhà sư có nên kinh doanh?(I)

>> Nhà sư kinh doanh - làm cái gì và ích lợi cho ai?(II)

>> Kinh doanh là dấn thân, thương trường là cõi Phật?

Cuộc sống không chấp nhận sự nửa vời, mập mờ

Cuộc sống có vô số những câu hỏi khác nhau. Một quá trình triền miên với những câu hỏi cũ và mới. Những câu hỏi dễ trả lời, những câu hỏi không dễ hoặc không thể có câu trả lời. Có câu hỏi do cuộc sống hằng ngày đặt ra. Lại có câu hỏi chung chung, vu vơ, giải đáp cũng được mà không cũng chẳng sao.

Loại câu hỏi thứ nhất gắn với một vấn đề nảy sinh có thật, nó đòi hỏi phải được giải đáp ngay càng sớm càng tốt. Loại câu hỏi thứ hai thực chất giống như một giả thuyết, câu hỏi được tung ra cốt để ướm thử, để thăm dò - những câu hỏi mở.

Thế nên có người đặt câu hỏi "Nhà chùa có nên làm kinh doanh hay không?" Nhà chùa xưa nay phấn đấu để sao cho thoát khỏi cả vòng luân hồi, nữa là lại sa vào lĩnh vực kinh doanh vốn gắn liền với tham, sân, si. Người hỏi chắc đã biết câu trả lời. Thế mà người ta vẫn cứ hỏi.

Ở bên cạnh chúng ta, những quốc gia theo đạo Phật đâu có thấy bao giờ họ đặt câu hỏi kiểu này. Nhà văn Nguyên Ngọc kể về các nhà sư đi khất thực mỗi sớm mai ở Luang Prabang (Lào): "Trước khi các sư đến, người ta nâng giỏ xôi lên ngang trán, lầm rầm khấn vái. Không phải bố thí mà là dâng hiến. Các sư đi thành đoàn dài, người hai bên đường cung kính dâng thức ăn. Khi các sư đã đi qua rồi, người ta vẫn ngồi yên hồi lâu, chắp tay và nhắm mắt. Một khoảnh khắc vọng về cõi vô thường, mỗi sáng lại được chạm nhẹ vào đấy trước khi dấn vào cuộc lầm bụi hằng ngày" (nguồn: Báo Tuổi Trẻ Tết 2010).

Nhà chùa xưa nay phấn đấu để sao cho thoát khỏi cả vòng luân hồi, nữa là lại sa vào lĩnh vực kinh doanh vốn gắn liền với tham, sân, si. Ảnh minh họa

Có người lại đề xuất nhà chùa có thể làm kinh doanh trong phạm vi có thể. Họ đặt câu hỏi, "Tại sao không?". Rồi giải thích rằng bởi vì thị trường có nhu cầu nên nhà chùa có thể cung cấp những sản phẩm không có đối tượng cạnh tranh, chẳng hạn, du lịch tâm linh, công viên nghĩa trang cao cấp (có "kỷ lục cao cấp" không đấy?). Thật là một phát biểu lủng củng, ý trước phủ nhận ý sau!

Bài học vỡ lòng của kinh doanh là tuân thủ quy luật cung - cầu và cố gắng tạo lợi nhuận tối đa. Thị trường cạnh tranh dữ dội nhất nhiều khi mới là thị trường có lợi nhuận nhiều nhất. Cuộc sống không chấp nhận sự nửa vời, mập mờ. Hoặc bố thí hoặc kinh doanh. Cái gì nửa vời, nửa nạc nửa mỡ thì đều dễ bị người khác lợi dụng. Rồi thì nhà chùa có khi chẳng được cái gì, tiền mất mà uy tín cũng mất.

Lại có người đề cập: "Văn hóa Phật giáo trong kinh doanh". Đây từng là một vấn đề tranh luận lớn giữa thuyết duy văn hóa (culturalist) và thuyết duy cấu trúc (structuralist). Thuyết duy văn hóa coi trọng cái chủ quan, đề cao giá trị cổ truyền bất biến trong khi thuyết duy cấu trúc coi trọng cái khách quan, đề cao luật pháp và bộ máy hành chính liên tục được cải tiến (mô hình thuần lý/pháp luật - the rational/legal model hay còn gọi là mô hình Anh/Mỹ - The Anglo-American model).

Nhưng văn hóa không hoàn toàn mang tính tiền định (deterministic) và không phải là một quá trình tĩnh. Mặt khác, không phải ai cũng thích và cũng có khả năng kinh doanh. Thuyết duy văn hóa thay thế cá nhân bằng một cái gì đó chung chung, trừu tượng, do đó nó không đáng tin.

Nơi con người hướng tâm đến cõi Phật

Cuộc khủng hoảng tài chính của châu Á năm 1997 là một ví dụ về sự thất bại của thuyết duy văn hóa. Châu Á phải trả giá đắt cho sự kiêu ngạo và tự mãn với cái gọi là "những giá trị châu Á" (Asian values"). Kể từ sau đó hầu hết các quốc gia châu Á đều lựa chọn mô hình thuần lý/pháp luật.

Trung Quốc vẫn tiếp tục đề cao những giá trị châu Á (gia đình, quan hệ cá nhân (guanxi), sĩ diện (mianzi), quan niệm "đầu gà hơn má lợn" v.v.) nên đã đi đến một thứ chủ nghĩa tư bản móc ngoặc hay còn gọi là chủ nghĩa tư bản cánh hẩu (crony capitalism).

Ấn Độ - một quốc gia có nhiều điểm giống Trung Quốc (đất rộng người đông, dùng phát triển kinh tế để tự khẳng định mình) đã đi theo mô hình thuần lý/pháp luật (người ta phân biệt rạch ròi giữa Phật giáo và kinh doanh), và trên thực tế Ấn Độ phát triển bền vững hơn, hiệu quả hơn, ít móc ngoặc, tức ít tham nhũng hơn Trung Quốc (so sánh tỉ lệ lợi nhuận ròng giữa hai quốc gia này: Ô-tô: Trung Quốc 17,4%, Ấn Độ 20,6%. Năng lượng: Trung Quốc 17,6%, Ấn Độ 21,4%. Phần mềm: Trung Quốc 6,5%, Ấn Độ 27,3%. Hàng hóa: Trung Quốc 8,1%, Ấn Độ 17,2%... (Nguồn: Tạp chí The Economist ngày 8/12/2005).

Nhưng hãy thử hỏi giờ đây nhà chùa có thua kém gì xã hội bên ngoài. Chùa chiền dễ dàng mọc lên ở khắp nơi, các địa phương thi nhau tôn tạo, sửa chữa chùa cũ, có khi đập cũ để xây mới hoặc xây mới hoàn toàn từ đầu. Hình ảnh nhà sư lái ô tô, đeo kính râm nhãn hiệu thời thượng giờ đây không phải là hiếm. Có chùa khi có việc còn huy động được cả tàu bay, ô tô sang trọng tiền tỉ. Đời sống kinh tế đi lên thì nhà chùa cũng được hưởng lợi, chẳng nên nỡ thắc mắc, xét nét chuyện này.

Cả xã hội như đang ở trong những cơn sốt. Sốt đất đai. Sốt dự án. Sốt vàng. Sốt chứng khoán. Sốt chạy trường cho con, sốt chạy điểm, sốt chạy ghế... Hiếm ai thoát khỏi cái tâm lý sợ mất phần, sợ mình không đến lượt, sợ người khác được phần to hơn. Từ chuyện nhỏ cho tới chuyện lớn. Từ việc ăn uống, nói năng, đi lại, điều khiển xe cộ trên đường phố, lên xuống tàu xe, ra vào thang máy... cho tới xoay sở làm ăn...

Ai ai cũng vội vã, hối hả, cuống cuồng cứ như thể sợ đến lượt mình được gọi tên mà lại vắng mặt! Ở các thành phố biển, hễ mảnh đất nào ở vị trí thuận lợi, bãi biển nào đẹp đẽ hấp dẫn thì y như rằng đã có chủ hoặc đã có đại gia "xếp gạch" từ trước. Người dân muốn tắm biển phải mua vé vào cửa. Còn nếu muốn tắm miễn phí thì cứ tới những khu vực vừa xấu vừa bẩn vì ở gần cửa sông ....

Cả xã hội chạy theo cơn sốt: sốt đất, sốt chứng khoán... Ảnh minh họaCuộc sống xã hội sôi động, hừng hực, xô bồ ấy từng ngày từng giờ từng phút ùa từ bên ngoài vào nhà chùa theo đủ mọi cách, theo đủ mọi con đường. Nhà chùa chống chọi thế nào? Chỉ có nhà chùa mới có thể trả lời.

Tất nhiên con người phải sống cuộc sống của mình mỗi ngày. Không thể thoái thác - bởi "có thực mới vực được đạo". Song, nhà chùa không phải là nơi dành cho sự "phú quý sinh lễ nghĩa", không phải là nơi người ta tới đó để lễ tạ vì cầu được ước thấy. Nhà chùa không phải là nơi để cầu lộc, dù người ta gọi lái đi là "lộc rơi lộc vãi". Nhà chùa là nơi để con người hướng tâm đến cõi Phật, ngộ ra, hoặc tỉnh thức những điều tốt đẹp ở bên trong tâm hồn.

Nếu đặt câu hỏi: "Kinh doanh là dấn thân, thương trường là cõi Phật?", rất có thể, một ngày nào đó người ta lại tiếp tục đặt thêm một câu hỏi nữa. Ví dụ: "Liệu nhà chùa có được phép làm ăn lớn hay không?"

QUỐC TẾ Thứ tư, 30/06/2010 | 01:34GMT+7 VỤ TRÀN DẦU Ở VỊNH MEXICO Nỗi khổ dốt tiếng Mỹ

Hy vọng duy nhất hiện nay của ngư dân Mỹ gốc Việt là được Tập đoàn Dầu khí BP đền bù thiệt hại do sự cố tràn dầu và được thuê mướn "hốt dầu"

> Nghèo đói đe dọa ngư dân Mỹ gốc Việt

Ngay cả hy vọng nhỏ nhoi đó cũng đang gặp một trở ngại rất lớn. Theo linh mục Vien The Nguyen, cha xứ nhà thờ Mary Queen, ở thành phố New Orleans, bang Louisiana, có khoảng 80% người Mỹ gốc Việt ở vùng vịnh Mexico sinh sống bằng những nghề liên quan đến ngư nghiệp như đánh bắt hải sản, tách thịt hàu, đóng gói tôm, kinh doanh cửa hàng hải sản và nhà hàng ăn uống.

Phần lớn ngư dân và lao động ngành chế biến hải sản người Mỹ gốc Việt ở Louisiana - bang chịu thiệt hại nặng nhất - biết rất ít tiếng Mỹ hoặc hoàn toàn không biết tiếng Mỹ.

Bị phạt vì không hiểu tiếng Mỹ

Thảm họa tràn dầu đã cướp mất miếng cơm manh áo của họ. Nay cơ hội được đền bù chút ít hoặc kiếm được một việc làm vừa sức cũng trở thành một chuyện vô cùng khó khăn do hàng rào ngôn ngữ và khác biệt văn hóa.

Khi chính quyền địa phương ban hành lệnh cấm đánh bắt hải sản trong vùng bị ô nhiễm dầu qua điện đài và đài phát thanh, khá đông ngư dân Mỹ gốc Việt không biết vì không hiểu tiếng Mỹ. Họ vẫn tiếp tục hành nghề. Tất nhiên họ bị lực lượng tuần duyên Mỹ bắt giữ tàu và phạt tiền. Nhưng đây chỉ là một chuyện nhỏ.

Chuyện lớn là họ phải vật lộn vất vả với thủ tục giấy tờ xin đền bù thiệt hại và xin đăng ký với BP làm những công việc liên quan đến vụ tràn dầu, như "hốt dầu", làm vệ sinh thú vật bị nhiễm dầu.

Thứ ba tuần rồi, một báo cáo của Ủy ban Hạ viện Mỹ thông báo rằng ước tính Tập đoàn Dầu khí BP chỉ mới trả 71 triệu trong số 600 triệu USD tiền đền bù thiệt hại cho các nạn nhân vụ tràn dầu.

Ngư dân Mỹ gốc Việt biểu tình trên đại lộ Bayview ở Biloxi yêu cầu việc làm, hoãn thu nợ. Ảnh: Gulflive.com

Đại diện BP khẳng định họ không từ chối bất cứ trường hợp nào nếu các tài liệu chứng cứ được cung cấp đúng quy định. Vấn đề ở đây là quy định của BP rất chi tiết, dài dòng và được viết bằng tiếng Mỹ, mà theo đài truyền hình CNN, ngay cả người Mỹ chính cống cũng hiểu mơ hồ. Ngư dân Mỹ gốc Việt tất nhiên gặp rất nhiều khó khăn để đáp ứng yêu cầu của BP.

Darryl Willis, Trưởng Ban Đền bù thiệt hại của BP, xác nhận có khoảng 7.000 đơn xin đền bù - tức phân nửa số đơn mà BP đã nhận - chưa được thanh toán vì người đứng đơn không thể cung cấp các tài liệu chứng minh rằng vụ tràn dầu ảnh hưởng đến đời sống của họ.

Làm mồi cho "cá mập"

Dốt tiếng Mỹ, ngư dân Mỹ gốc Việt phải nhờ người khác giúp làm thủ tục xin bồi thường thiệt hại. Một số nhờ luật gia giúp họ hoàn thiện các loại giấy tờ. Trong số các luật gia này, theo linh mục Vien, có không ít kẻ xấu thừa nước đục thả câu.

Họ hứa hẹn đủ điều, bắt ngư dân ký những loại giấy tờ phức tạp nhưng thất hứa và lấy phí quá cao. Nhiều ngư dân không tin luật gia nữa và gọi họ là "bọn cá mập".

Nhiều người đến Công ty Phát triển Cộng đồng Mary Queen Việt Nam (MQVN CDC) nhờ giúp đỡ. Tuan Nguyen, Phó Giám đốc MQVN CDC), 30 tuổi, cho biết công ty ông được thành lập sau trận cuồng phong Katrina quét qua Louisiana để giúp nạn nhân người Việt. Nay công ty làm công việc tư vấn và giúp đỡ ngư dân Mỹ gốc Việt.

Theo ông Tuan, công ty đã thuyết phục được ông Larry Thomas, một quan chức BP, tăng cường thuê mướn và đào tạo thông dịch viên song ngữ. Ông Thomas thừa nhận đây là lần đầu tiên ông tiếp xúc với cộng đồng người Việt và không ngờ gặp trường hợp khá đặc biệt này.

Ngoài MQVN CDC, cộng đồng người Việt còn có những hội đoàn và tổ chức thiện nguyện khác giúp đỡ đồng hương. Ví dụ như Hội Lãnh đạo trẻ Mỹ gốc Việt New Orleans, Louisiana và Hội Liên hiệp Ngư dân và Gia đình người Mỹ gốc Việt Mississippi (MCVAFF) ở Biloxi, bang Mississippi. Biloxi là vùng đất có 5.000 người Mỹ gốc Việt sinh sống chủ yếu bằng nghề đánh bắt và kinh doanh chế biến hải sản.

Chị Celina Tran, 36 tuổi, một nhà môi giới nhà đất, tình nguyện làm việc cả ngày ở Hội MCVAFF. Chị đã chứng kiến nhiều gia đình lâm vào cảnh khốn đốn vì vay nợ ngân hàng để làm ăn.

Nhiều chủ tàu phải trả hằng tháng từ 10.000 đến 15.000 USD tiền lãi ngân hàng. Sự cố tràn dầu khiến họ thất nghiệp, mất doanh thu. BP bồi thường cho chủ tàu và thuyền trưởng mỗi người 5.000 USD/tháng. Số tiền này chẳng thấm vào đâu so với chi phí hằng tháng gồm có tiền lãi ngân hàng, tiền học của con cái và nhiều chi phí khác. Đó là những người may mắn.

Có thông dịch cũng bó tay

Đầu tháng 6 vừa qua, nhà thờ Mary Queen tổ chức báo cáo tình hình tràn dầu của lực lượng tuần duyên, cơ quan bảo vệ môi trường và BP. Khoảng 200 ngư dân đến dự. Báo cáo viên là người Mỹ nói tiếng Mỹ. Ngư dân hỏi bằng tiếng Việt.

Linh mục Vien kể lại rằng trong suốt 3 giờ, ông phải chạy lên chạy xuống thông dịch từ tiếng Mỹ sang tiếng Việt và ngược lại, mồ hôi ướt đẫm trên trán. Ông nói : "Tìm từ ngữ chính xác để họ hiểu thật là mệt. Nhưng tôi cần phải nói làm sao để họ hiểu rõ vấn đề".

Hầu hết ngư dân đều muốn biết BP có việc gì cho họ làm không. Hugh Depland, người phát ngôn của BP, hứa mở lớp huấn luyện hốt dầu và làm vệ sinh những nơi bị tràn dầu.

Vấn đề ở đây là người dạy và tài liệu đều dùng tiếng Mỹ. BP có mở một lớp huấn luyện bằng tiếng Việt nhưng theo linh mục Vien, không thành công.

Các thông dịch viên mà BP mướn vừa ít lại vừa thiếu kinh nghiệm, vốn tiếng Việt hạn chế. Chỉ sau 20 phút, một số ngư dân than phiền không hiểu gì cả.

BP đành trở lại với phương thức cũ, dạy bằng tiếng Mỹ. Thầy dạy thỉnh thoảng bảo ai không hiểu thì giơ tay, họ sẽ cho dịch lại bằng tiếng Việt. Linh mục Vien lo lắng: "Tôi không biết có bao nhiêu người hiểu. Những vật liệu mà họ tiếp xúc đều độc hại. Nếu họ không hiểu hết sẽ rất nguy hiểm".

Kỳ tới: Bài học Exxon Valdez

Lạ lùng câu chuyện tái cơ cấu Vinashin

Câu chuyện hội đồng quản trị tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam (Vinashin) mới ra nghị quyết thực hiện quyết định tái cơ cấu tập đoàn này đang gây nhiều băn khoăn trong dư luận, nhất là trong thời điểm có nhiều thông tin cho thấy Vinashin đang gặp nhiều khó khăn về hoạt động sản xuất, kinh doanh, bị thua lỗ; thậm chí còn đang bị các cơ quan thanh tra, kiểm tra vào làm rõ nhiều vấn đề.

Theo nghị quyết của hội đồng quản trị Vinashin, Vinashin sẽ chuyển giao cho tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam) 6 cơ sở và chuyển giao cho tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) 7 đơn vị khác.

Tháng 10.2007, Vinashin bỏ 1.000 tỉ đồng mua tàu Hoa Sen chở khách lẫn hàng trên tuyến hàng hải Bắc - Nam, chỉ chạy một số chuyến thì ngưng vì lỗ. Ảnh: Hồ Hương Giang

Về việc chuyển giao này, phía Petro Vietnam và Vinalines nói rằng, các cơ sở, doanh nghiệp mà Vinashine bàn giao cũng phù hợp với chức năng, nhiệm vụ kinh doanh của mình. Như Petro Vietnam nhận một số cơ sở đóng tàu thì có thể giao xuống các đơn vị trực thuộc để thực hiện nhiệm vụ đóng tàu chở dầu, làm giàn khoan...; Vinalines thì nhận một số cơ sở đóng tàu khác phục vụ việc đóng các con tàu mà lâu nay vẫn phải thuê Vinashin đóng.

Một quan chức của Petro Vietnam nói rằng, 6 đơn vị trên mà Petro Vietnam tiếp nhận thì không bị thua lỗ và do vậy cũng phù hợp với định hướng phát triển phát triển của Petro Vietnam, nên cũng không có gây khó khăn gì cho tập đoàn này.

Tuy nhiên, việc chia tách Vinashin một cách bất ngờ như vậy không khỏi gây nên nhiều ý kiến khác nhau. Có không ít nghi ngờ cho rằng vì Vinashin thua lỗ, nợ nần chồng chất nên phải chuyển giao bớt tài sản, công nợ để các tập đoàn, tổng công ty nhà nước khác ứng cứu; là một thủ thuật "đánh bùn sang ao" để che đậy những khoản thua lỗ lớn.

Những ý kiến nghi ngờ trên không phải hoàn toàn vô cớ, nếu người ta nhắc lại việc tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) đã phải mua lại một khoản mà Vinashin đã đầu tư mua cổ phiếu Bảo Việt với giá rất cao là 1.467 tỷ đồng. Khi đó, người ta gọi việc này là Vinashin "thoái vốn". Như vậy phải chăng, với lần tái cơ cấu rất đột ngột thế này, cũng là cách mà Vinashin thoái vốn để tập trung đầu tư cho các dự án đầu tư còn lại, có thể đang hiệu quả của mình?

Vinashin mới được thành lập 4 năm (theo Quyết định số 104/2006/QĐ-TTg ngày 15.5.2006 của Thủ tướng Chính phủ) và với việc tái cơ cấu lần này, chắc chắn qui mô của tập đoàn này đã giảm sút đáng kể.

Nhưng một điều đáng băn khoăn khác là tại sao Vinashin chỉ tái cơ cấu trước thời điểm toàn bộ khối doanh nghiệp nhà nước phải chuyển sang hoạt động theo luật Doanh nghiệp có 9 ngày? Vì sau ngày 1.7.2010, những việc tái cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước bằng mệnh lệnh hành chính sẽ không phù hợp với luật Doanh nghiệp nữa. Sau ngày này, nhà nước không thể ra tái cơ cấu các doanh nghiệp bằng các quyết định nữa mà theo luật, các doanh nghiệp phải tự mua bán, sáp nhập hay giải thể theo quy định của luật pháp. Mặt khác, có thể nói, việc tái cơ cấu Vinashin vào thời điểm này là điều phải làm và cực chẳng đã.

Cho nên, nếu nói như Petro Vietnam hay Vinalines là họ vui vẻ chấp nhận việc nhận chuyển giao các đơn vị của Vinashin thì Vinashin hay các bên liên quan rất nên tổ chức họp báo để công bố rõ việc chia tách Vinashin không phải là để tập đoàn này xù nợ; rằng các dự án, đơn vị mà Vinashin chuyển giao cho Petro Vietnam hay Vinalines đều vẫn đang đem lại hiệu quả; không dự án, đơn vị nào đang bị nợ quá hạn. Và việc tái cơ cấu cũng để nhằm Vinashin có tổ chức, hoạt động lành mạnh, hiệu quả hơn trước.

Có sự minh bạch như vậy mới không để xảy ra những băn khoăn, nghi ngờ về việc tái cơ cấu quá thần tốc này.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #gautruckaka