Tín ngưỡng tôn giáo

NGUYÊN NHÂN TỒN TẠI

Tôn giáo là 1 hiện tượng XH ra đời rất sớm trong lịch sử nhân loại và tồn tại phổ biến ở hầu hết các cộng đồng người trong lịch sử hàng ngàn năm qua.hình thức phát triển đầy đủ bao gồm: ý thức tôn giáo và hệ thống tổ chức tôn giáo cùng với những hoạt động mang tính chất nghi thức tín ngưỡng của nó.

*Nguyên nhân nhận thức: vẫn còn nhiều hiện tượng tự nhiên XH của con người mà khoa học chưa thể giải thích được trong khi trình độ dân trí chưa thực sự đc nâng cao, do đó trước những sức mạnh tự phát của tự nhiên và XH mà con người vẫn chưa thể nhận thức và chế ngự đc đã khiến cho 1 bộ phận nhân dân đi tìm sự an ủi che chở và lí giải từ sức mạnh của thần linh

*Nguyên nhân tâm lý: tín ngưỡng tôn giáo đã tồn tại lâu dài trong lịch sử nhân loại, đã in sâu vào đời sống tinh thần, ảnh hưởng khá sâu đậm đến nếp nghĩ, lối sống của 1 bộ phận nhân dân qua nhiều thế hệ đến mức trở thành 1 kiểu sinh hoạt VH tinh thần ko thể thiếu của cuộc sống. Vì thế có biến đổi lớn lao về kinh tế chính trị, tín ngưỡng tôn giáo ko thay đổi ngay theo những biến đổi kinh tế XH nó phản ánh

*Nguyên nhân chính trị: có những nguyên tắc của tôn giáo còn phù hợp với CNXH đó là những giá trị đạo đức VH với tinh thần nhân đạo, hướng thiện, đáp ứng đc nhu cầu của 1 bộ phận quần chúng nhân dân.

*Nguyên nhân VH: sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo có khả năng đáp ứng ở 1 mức độ nào đó nhu cầu VH tinh thần và có ý nghĩa nhất định về giáo dục ý thức cộng đồng , đạo đức, phong cách lối sống. Mặt khác tín ngưỡng tôn giáo có liên quan đến tình cảm tư tưởng của 1 bộ phận dân cư.

NGUYÊN TẮC

Tín ngưỡng, tôn giáo là một vấn đề tế nhị, nhạy cảm và phức tạp. Vì  

vậy, giải quyết những vấn đề nảy sinh từ tôn giáo cần phải hết sức thận  

trọng, tỉ mỉ và chuẩn xác; vừa đòi hỏi giữ vững nguyên tắc, đồng thời phải  

mềm dẻo, linh hoạt, đúng như tinh thần của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng  

Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta là: không "tuyên chiến" với tôn giáo  

mà tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân dân.  

Một là, chủ nghĩa Mác- Lênin, hệ tư tưởng chủ đạo của xã hội xã hội  

chủ nghĩa và hệ tư tưởng tôn giáo có sự khác nhau cơ bản về thế giới quan,  

nhân sinh quan và con đường mưu cầu hạnh phúc cho nhân dân. Với hệ  

thống tín điều và giáo lý của mình, tôn giáo phần nào hạn chế khả năng  

vươn lên làm chủ của con người. Vì vậy, khắc phục dần những ảnh hưởng  

tiêu cực của tôn giáo trong đời sống xã hội phải gắn liền với quá trình cải  

tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới; là yêu cầu khách quan của sự nghiệp  

xây dựng chủ nghĩa xã hội.  

Hai là, một khi tín ngưỡng tôn giáo còn là nhu cầu tinh thần của một  

bộ phận quần chúng nhân dân, thì chính sách nhất quán của nhà nước xã  

hội chủ nghĩa là tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và quyền tự  

do không tín ngưỡng của công dân. Mọi công dân theo tôn giáo hoặc không  

theo tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật, đều có quyền lợi và nghĩa vụ  

như nhau. Cần phát huy những nhân tố tích cực của tôn giáo, đặc biệt là  

những giá trị đạo đức; chủ nghĩa nhân đạo và tinh thần yêu nước. Nghiêm  

cấm mọi hành vi xâm phạm tự do tín ngưỡng của công dân.

Ba là, thực hiện đoàn kết giữa những người theo với những người  

không theo một tôn giáo nào, đoàn kết các tôn giáo hợp pháp, chân chính,  

đoàn kết toàn dân tộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nghiêm cấm mọi hành  

vi chia rẽ vì lý do tín ngưỡng tôn giáo. Thông qua quá trình cùng nhau đoàn  

kết xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc, nâng cao mức sống, lối sống và  

trình độ kiến thức của quần chúng, những người lao động có tín ngưỡng,  

tôn giáo sẽ dần dần đến với chủ nghĩa xã hội.

Bốn là, phân biệt rõ hai mặt chính trị và tư tưởng trong việc giải quyết 

vấn đề tôn giáo. Mặt tư tưởng thể hiện sự tín ngưỡng trong tôn giáo. Khắc

phục mặt này là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài, gắn liền với quá trình xây 

dựng chủ nghĩa xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào 

có tín ngưỡng. Mặt chính trị thể hiện sự lợi dụng tôn giáo để chống lại sự 

nghiệp đấu tranh cách mạng, xây dựng chủ nghĩa xã hội của những phần tử 

phản động đội lốt tôn giáo. Đấu tranh loại bỏ mặt chính trị phản động trong 

lĩnh vực tôn giáo là nhiệm vụ thường xuyên, đòi hỏi phải nâng cao cảnh giác 

kịp thời chống lại những âm mưu và hành động của các thế lực thù địch

Năm là, phải có quan điểm lịch sử khi giải quyết vấn đề tôn giáo:  

ở những thời kỳ lịch sử khác nhau, vai trò, tác động của từng tôn giáo  

đối với đời sống xã hội không giống nhau.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: