Tổng Quan
I. Tam Phủ
- Phủ: là nơi làm việc của các vị quan
- Tam: là ba
=>> Tam Phủ: là nơi làm việc của các quan âm, chu vị thần linh của ba miền:
+) Thiên Phủ: Các vị chư thần cai quản bầu trời.
+) Địa Phủ: ( địa phủ trong văn hoá Việt Nam là nơi mà con người sinh sống ) bao gồm các vị thần linh cai quản vùng sông nước.
+) Thuỷ Phủ: bao gồm các chư vị thần linh cai quản vùng sông nước.
- Theo lịch sử phát triển của " Tín ngưỡng thờ mẫu Tam Tứ Phủ " , thì khái niệm về Tam Phủ có trước và Tứ Phủ có sau.
- Vào thời kỳ khởi nguyên của Tam Phủ thì người ta cho rằng Tam Phủ gồm ba miền: Thiên, Địa, Thoải. Lúc ấy chưa có Nhạc Phủ.
II. Tứ Phủ
- Từ khi chúa Liễu Hạnh giáng sinh ( khi bắt đầu ra uy quyền phép của mình thì mọi người thường hay gọi người là ngài chúa Liễu ), bắt đầu hình thành đạo Mẫu hay là tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Tứ phủ bà Mẫu Liễu Hạnh là thần chủ.
- Tục thờ Sơn Trang đã có từ xa xưa từ khi Mẫu Liễu Hạnh giáng trần, người ta hay gọi là chúa Sơn Trang hay chúa Thượng Ngàn.
- Bản sắc con người Việt vốn coi trọng vùng núi non và sông nước, họ tôn thờ Thuỷ thần và Sơn thần để mong phù hộ và làm ăn yên ấm, có tài có lộc. Tại các vùng sông nước và ven biển thì tục thờ các thánh Thoải cũng là có từ lâu đời.
- Sự xuất hiện của Mẫu Liễu Hạnh đã thay đổi tất cả, bởi từ trước đến nay cai quản các vị trí quan trọng như thần chủ thì thường là nam giới
III . Sự phân chia màu sắc
1 . Thiên Phủ: màu đỏ: Thiên Tiên Thánh Mẫu, Ngọc Hoàng Thượng Đế
2. Nhạc Phủ: màu xanh: Thượng Ngàn Thánh Mẫu, Tản Viên Sơn Thánh
3. Thoải Phủ: màu trắng: Thuỷ Cung Thánh Mẫu, Bát Hải Long Vương
4. Địa Phủ: màu vàng: Địa Tiên Thánh Mẫu, Phong Đô Đại Đế
- Theo sắp xếp thứ tự ngày xưa là Thiên, Địa, Thoải, Nhạc ( vì Nhạc phủ được thêm vào sau cùng )
- Ngày nay thì trong các khoa cúng và chầu văn thường sắp xếp theo thứ thự cao nhất là tầng trời, sau đó là vùng rừng núi, tiếp đến là vùng sông nước, và cuối cùng là vùng sinh sống của con người ( Địa phủ )
=> sắp xếp như sau: Thiên, Nhạc, Thoải, Địa
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top