Timer and interrupt of PIC
Timer
Trong Pic16f877a có 3 timer :
+ Timer0 : 8 bit
+ Timer1 : 16 bit
+ Timer2 : 8 bit
Timer dùng cho nhiều ứng dụng : định thời, capture, pwm, ...
1.Timer0
Thanh ghi tác động:
Các lệnh:
setup_TIMER_0(mode);
setup_COUNTERS (rtcc_state, ps_state); // hay setup_WDT()
set_TIMER0(value); // hay set_RTCC(value) :xác định giá trị ban đầu (8bit) cho Timer0
get_TIMER0(); // hay get_RTCC() :trả về số nguyên (8bit) của Timer0
Trong đó mode là một hoặc hai constant (nếu dùng hai thì chèn dấu "|"ở giữa) được định nghĩa trong file 16F877A.h gồm :
RTCC_INTERNAL : chọn xung clock nội
RTCC_EXT_L_TO_H : chọn bit cạnh lên trên chân RA4
RTCC_EXT_H_TO_L : chọn bit cạnh xuống trên chân RA4
RTCC_DIV_2 :chia prescaler 1:2
RTCC_DIV_4 1:4
RTCC_DIV_8 1:8
RTCC_DIV_16 1:16
RTCC_DIV_32 1:32
RTCC_DIV_64 1:64
RTCC_DIV_128 1:128
RTCC_DIV_256 1:256
rtcc_state là một trong những constant sau:
RTCC_INTERNAL
RTCC_EXT_L_TO_H
RTCC_EXT_H_TO_L
ps_state là một trong những constant sau:
RTCC_DIV_2
RTCC_DIV_4
RTCC_DIV_8
RTCC_DIV_16
RTCC_DIV_32
RTCC_DIV_64
RTCC_DIV_128
RTCC_DIV_256
WDT_18MS
WDT_36MS
WDT_72MS
WDT_144MS
WDT_288MS
WDT_576MS
WDT_1152MS
WDT_2304MS
Mình cũng chưa hiểu ý nghĩa của hàm WDT_..., ko biết có phải khai báo như trên thì sau khoảng thời gian ms bao nhiêu đó đặt sau WDT_ thì sẽ reset lại Pic ?????
2.Timer1
Thanh ghi tác động:
Các lệnh:
Code:
setup_TIMER_1(mode);
set_TIMER1(value); // xác định giá trị ban đầu (16bit) cho Timer1
get_TIMER1(); // trả về số nguyên (16bit) của Timer1
mode gồm (có thể kết hợp bằng dấu "|"):
T1_DISABLED : tắt Timer1
T1_INTERNAL : xung clock nội (Fosc/4)
T1_EXTERNAL : xung clock ngoài trên chân RC0
T1_EXTERNAL_SYNC : xung clock ngoài đồng bộ
T1_CLK_OUT
T1_DIV_BY_1
T1_DIV_BY_2
T1_DIV_BY_4
T1_DIV_BY_8
3.Timer2
Thanh ghi tác động:
Các lệnh:
Code:
setup_TIMER_2(mode, period, postscale);
set_TIMER2(value); // xác định giá trị ban đầu (8bit) cho Timer2
get_TIMER2(); // trả về số nguyên 8bit
Với mode gồm (co the ket hop bang dau "|"):
T2_DISABLED
T2_DIV_BY_1
T2_DIV_BY_4
T2_DIV_BY_16
period là số nguyên từ 0-255, xác định giá trị xung reset
postscale là số nguyên 1-16, xác định reset bao nhiêu lần trước khi ngắt.
===================================================
INTERRUPT
Các lệnh dùng cho ngắt:
Code:
enable_interrupts(level); //cho phép ngắt kiểu level
disable_interrupts(level); //cấm ngắt kiểu level
ext_int_edge(edge); // chọn cách lấy xung loại edge
level bao gồm:
GLOBAL : ngắt toàn cục
INT_RTCC : tràn TMR0
INT_RB : có thay đổi trạng thái một trong các chân RB4 đến RB7
INT_EXT : ngắt ngoài
INT_AD : chuyển đổi AD đã hoàn tất
INT_TBE : bộ đệm chuyển RS232 trống
INT_RDA : data nhận từ RS232 sẵn sàng
INT_TIMER1 : tràn TMR1
INT_TIMER2 : tràn TMR2
INT_CCP1 : có capture hay compare trên CCP1
INT_CCP2 : có capture hay compare trên CCP2
INT_SSP : có hoạt động SPI hay I2C
INT_PSP : có data vào cổng parallel slave
INT_BUSCOL : xung đột bus
INT_EEPROM : ghi vào eeprom hoàn tất
INT_TIMER0 : tràn TMR0
INT_COMP : kiểm tra bằng nhau comparator
edge bao gồm:
L_TO_H : cạnh lên
H_TO_L : cạnh xuống
Sau khai báo trên để vào đoạn chương trình ngắt, khai báo:
#INT_.........
Ví dụ vào thực thi ngắt ngoài, ta có đoạn code:
Code:
#INT_EXT
void ngat_ngoai()
{
//Chương trình ngắt tại đây
}
Ngắt Timer0
Đây là chương trình dùng ngắt Timer0 định thì 1s.
Đầu tiên led ở chân RB0 sáng, sau 1s sẽ dịch sang trái, nghĩa là led 1 trên chân RB1 sáng , lần lượt như vậy cho các led trên portB và lặp lại mãi mãi.
Code:
#include <16F877A.h>
#fuses NOWDT,PUT,XT,NOPROTECT
#use delay(clock=4000000)
#byte PORTB = 0x06
int16 count;
int8 a;
//Chuong trinh ngat TMR0
#int_timer0
void interrupt_timer0()
{
set_timer0(6);
++count;
if(count == 2000) // 2000*500us = 500000us = 1s
{
count=0;
rotate_left(&a,1);
}
}
//Chuong trinh chinh
void main(void)
{
set_tris_b(0);
enable_interrupts(int_timer0);
setup_timer_0(RTCC_INTERNAL|RTCC_DIV_2);
enable_interrupts(global);
set_timer0(6);// T_dinhthi = 2*(256 - 6)*1us = 500us
a = 0x01;
while(true)
{
PORTB = a;
}
}
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top