[Y dược] Những loại thuốc gây nguy hiểm

Chú ý: Các thông tin dưới đây được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau, có khả năng không thể đúng hoàn toàn mà chỉ là để sử dụng như một tư liệu cho các tác phẩm của mình.

NHỮNG THUỐC KẾT HỢP VỚI KHÁNG SINH

1. Thuốc kháng sinh nhóm penicillin

Penicillin + Methotrexate: Thuốc kháng sinh penicillin làm giảm khả năng đào thải methotrexate ra khỏi cơ thể của thận, dẫn đến buồn nôn, đau dạ dày, vàng mắt hoặc da, nước tiểu sẫm màu, sốt, mệt mỏi và một loạt tác dụng phụ tiêu cực khác cần được chăm sóc y tế ngay lập tức. Đáng chú ý, một số thuốc trong nhóm penicillin, chẳng hạn như amoxicillin, có thể được kết hợp an toàn với methotrexate.

Amoxicillin + Allopurinol: thuốc kháng sinh amoxicillin có thể dẫn đến hội chứng quá mẫn với allopurinol, biểu hiện bằng phát ban, sốt và tổn thương cơ quan nội tạng có thể kéo dài từ 2 đến 6 tuần. Tác dụng phụ đáng lo ngại này thường xảy ra nhất ở bệnh nhân suy thận mãn tính do tích tụ allopurinol. Do đó, nên tránh dùng amoxicillin cho bất kỳ bệnh nhân nào có tiền sử quá mẫn với allopurinol.

2. Thuốc kháng sinh nhóm cephalosporin

Cephalosporin có đặc tính chống đông máu có thể làm tăng nguy cơ chảy máu ở những người dùng warfarin (thuốc chống đông). Nếu dùng những loại thuốc kháng sinh này, có thể cần phải tăng cường theo dõi warfarin hoặc điều chỉnh liều lượng. 

Các loại thuốc kháng sinh khác làm tăng tác dụng của warfarin bao gồm clarithromycin, erythromycin, metronidazole và trimethoprim-sulfamethoxazole...

3. Thuốc kháng sinh nhóm fluoroquinolones

Một số loại thuốc sau không nên kết hợp với fluoroquinolones như: Theophylin, probenecid, tizanidine, cyclosporine, thuốc chống trầm cảm ba vòng, steroid...

4. Thuốc kháng sinh nhóm macrolide

Để đảm bảo an toàn, tốt nhất nên tránh dùng các loại thuốc sau đây với các thuốc kháng sinh nhóm macrolide: Thuốc kháng histamin (terfenadine, astemizole và mizolastine); thuốc chống co thắt (tolterodine); thuốc chống loạn thần (amisulpride) và statin (thuốc trị mỡ máu)...

Một số nhà nghiên cứu cho rằng thuốc kháng sinh nhóm macrolide có thể gây ra các vấn đề về tim. Các macrolide có thể tự gây độc cho tim khi sử dụng một mình. Khi dùng đồng thời, chúng cũng có thể làm tăng nguy cơ này.

5. Thuốc kháng sinh nhóm aminoglycoside

Một số loại thuốc có thể làm tăng nguy cơ nhiễm độc thận khi sử dụng aminoglycoside, bao gồm: Thuốc lợi tiểu, chất gây ức chế ACE, NSAID, cisplatin, amphotericin...

Aminoglycoside có thể dẫn đến và chúng cũng có thể gây . Mặc dù nhiễm độc tai trong những trường hợp này thường là vĩnh viễn, nhưng nhiễm độc thận có thể hồi phục. Mặc dù hiếm gặp, các tác dụng phụ khác của các loại kháng sinh này bao gồm ức chế thần kinh cơ và phản ứng quá mẫn.

Ví dụ, uống rượu khi đang dùng metronidazole hoặc tinidazole có thể dẫn đến các triệu chứng giống như cơn say nặng, chẳng hạn như bốc hỏa, đau dạ dày và đau đầu...

NHỮNG THUỐC KẾT HỢP VỚI KHÁNG SINH

Thuốc chống trầm cảm và thuốc giảm đau: SSRi (thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc trên serotonin) - một loại thuốc chống trầm cảm khi sử dụng cùng các thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) như advil làm tăng nguy cơ chảy máu đường tiêu hóa, chảy máu thực quản, dạ dày lên đến 600% theo các báo cáo nghiên cứu. 

Ngoài ra, việc sử dụng SSRi cùng với nhóm thuốc giảm đau triptans (điều trị các triệu chứng đau đầu, buồn nôn) làm thay đổi nồng độ serotonin trong não. Theo báo cáo của Thư viện Y khoa Quốc gia (National Library of Medicine), sự thay đổi này gây nên những tác dụng khó chịu như kích động, tăng thân nhiệt, nhịp tim nhanh, thở nhanh.

Kết hợp thuốc giảm đau aspirin và thuốc chống đông máu:

Thuốc chống đông máu thường được sử dụng sau khi quá trình cầm máu đã kết thúc, do các nguyên nhân như nhồi máu cơ tim, đột quỵ, thuyên tắc ối... Thuốc chống đông máu giúp giảm sự hình thành các cục máu đông trong mạch máu.

Aspirin là thuốc không kê đơn (OTC) phổ biến, thường được biết đến như là một thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm thông thường. Tuy nhiên, nhiều người không nhận thức được rằng, aspirin cũng là một thuốc chống đông do có khả năng ngăn ngừa sự hình thành các nút chặn tiểu cầu.

Khi kết hợp Aspirin với thuốc chống đông máu, nguy cơ chảy máu trong và ngoài cơ thể tăng lên, là nguyên nhân gây tử vong cao.

Thuốc giảm đau và thuốc chống lo âu: Cả hai loại thuốc chống lo âu và thuốc giảm đau nguồn gốc opioid, chẳng hạn như morphin, codein cùng với các biệt dược như percocet và vicodin đều gây nên hiện tượng trầm cảm. Do vậy, nếu sử dụng đồng thời có thể làm tăng độc tính, nguy cơ trầm cảm quá mức sẽ gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọng lên tim và hô hấp: giảm nhịp tim, giảm hoạt động hô hấp, nặng hơn sẽ gây ức chế tim, hô hấp dẫn tới tử vong.

Acetaminophen và opioids: Acetaminophen và opioids là 2 thuốc được sử dụng rất phổ biến nhưng cũng rất nguy hiểm, đặc biệt khi dùng đồng thời ở liều cao hơn liều khuyến cáo, hậu quả có thể gây tử vong. Trong nhiều trường hợp, một số cá nhân cố gắng làm tăng tác dụng của tylenol bằng cách kết hợp với một thuốc gây nghiện và được gọi là tylenol 3 (300mg acetaminophen và 30mg codein). Khi cả hai thuốc được sử dụng cùng nhau có thể gây nên những hậu quả nghiêm trọng cho gan.

THUỐC SỬ DỤNG QUÁ LIỀU

Sử dụng thuốc paracetamol quá liều có thể gây kích thích hệ thần kinh gây ức chế và gây ra một loạt các hệ quả như huyết áp thấp, mạch nhanh, suy tuần hoàn, sốc, co giật, trụy mạch và tử vong. Nạn nhân không tử vong ngay lập tức mà thường bị hôn mê rồi mới tử vong hoặc tử vong sau vài ngày hôn mê.

THUỐC + THẢO DƯỢC

1. Tỏi: Tỏi làm giảm nồng độ lưu hành của thuốc được vận chuyển bởi protein P-gp. Do đó, không nên dùng các chất bổ sung tỏi cùng với các loại thuốc được P-gp vận chuyển, như thuốc trị gout colchicine, thuốc trợ tim digoxin, thuốc chống ung thư doxorubicin, thuốc ức chế miễn dịch tacrolimus, thuốc chống loạn nhịp verapamil...

2. Nghệ: chất curcumin trong nghệ có thể làm giảm nồng độ của một số loại thuốc chống trầm cảm và chống loạn thần

3. Chiết xuất trà xanh: chiết xuất trà xanh làm tăng nồng độ của thuốc hạ mỡ máu simvastatin có thể do ức chế P-gp. Mặt khác, các nghiên cứu đã cho thấy chiết xuất trà xanh có thể có ảnh hưởng đến việc vận chuyển một số loại thuốc như thuốc kháng sinh fluoroquinolones, một số thuốc chẹn beta điều trị bệnh tim mạch, thuốc ung thư imatinib và thuốc kháng virus.

THUỐC + THỰC PHẨM

1. Thuốc trị mỡ máu statin và nước ép bưởi

Statin là hoạt chất chính để kiểm soát cholesterol nhưng đây là chất dễ tương tác với thuốc và thực phẩm khác. Nước bưởi có thể làm chậm sự phân hủy của statin trong cơ thể, do đó làm tăng sự hiện diện của chúng trong máu, dẫn đến nhiều tác dụng phụ hơn, mà tác dụng phụ nguy hại nhất là làm tổn thương gan, theo Dailymail.

2. Rau lá xanh và thuốc ngừa đột quỵ, nhồi máu cơ tim Warfarin

Các chất bổ sung và thực phẩm có chứa vitamin K, như rau lá xanh và trà xanh, có thể làm giảm tác dụng của Warfarin bằng cách thúc đẩy nhanh việc đào thải Warfarin ra khỏi cơ thể, có nghĩa là thuốc có thể bị mất tác dụng, gây ra hậu quả nghiêm trọng như tăng nguy cơ đột quỵ hoặc huyết khối tĩnh mạch sâu.

3. Kháng sinh Metronidazole và rượu

Uống rượu trong khi dùng Metronidazole có thể dẫn đến buồn nôn và ói mửa nghiêm trọng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO TỪ:

- Sức khỏe & Đời sống: những thuốc kết hợp với kháng sinh có thể gây hại.

- Vinmec - International Hospital: những loại thuốc uống quá liều gây tử vong

- Sức khỏe & Đời sống: 5 sự kết hợp thuốc nguy hiểm.

- Trung tâm y tế quận 5: Sử dụng cùng lúc thuốc và thảo dược có thể gây tương tác nguy hiểm

- Nhà thuốc Long Châu: Uống thuốc gì dễ gây tử vong?

- Thanh Niên: Những loại thuốc và đồ ăn, thức uống 'kỵ nhau' cần biết

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top