BỆNH TẢ
BỆNH TẢ DO VIBRIO CHOLERAE1. Tác nhân Vi khuẩn tả (Vibrio cholerae) có hình dạng cong như dấu phẩy (do đó còn được gọi là phẩy khuẩn tả), không bắt màu gram, không sinh nha bào, di động nhanh nhờ có một lông. Vi khuẩn tả dễ nuôi cấy trong môi trường nghèo dinh dưỡng, pH kiềm (pH từ 8,5-9,0) và mặn.Vi khuẩn tả có khoảng 140 nhóm huyết thanh đã được xác nhận, nhưng chỉ có nhóm huyết thanh O là gây được bệnh tả. Vi khuẩn tả được chia thành V. cholerae O1 và không O1 (Vibrio cholerae không ngưng kết với O1 còn được gọi là chủng NAG). V. cholerae gồm 2 týp sinh học (biotype) là vi khuẩn tả cổ điển và tả El Tor. Mỗi týp sinh học lại được chia thành các týp huyết thanh như Ogawa, Inaba và Hikojima.Tả cổ điển được Robert Koch phát hiện năm 1883 và là nguyên nhân gây ra 6 vụ đại dịch tả trên thế giới từ năm 1816 đến năm 1926. Tả El Tor do Gotschlich tìm ra năm 1905 ở khu vực Eltor - Ai Cập, đây là nguyên nhân gây ra đại dịch tả lần thứ 7 bắt đầu từ 1961 đến nay. Từ cuối năm 1992, chủng tả O139 lần đầu tiên được phát hiện trong một vụ dịch tả lớn ở miền nam Ấn Độ và Bangladesh (trong 3 tháng có 100.000 người mắc). Đến cuối năm 1994, người ta cũng đã phát hiện ra V. cholerae O139 trong một vài vụ dịch tả ở một số nơi khác (Pakistan, Nepal, Malaysia, Thái Lan, và miền tây Trung Quốc).Vi khuẩn tả gây bệnh bằng độc tố ruột. Độc tố ruột gắn vào niêm mạc ruột non, hoạt hoá enzym adenylcyclase dẫn đến tăng AMP vòng, làm giảm hấp thu Na+, tăng tiết Cl- và nước gây tiêu chảy cấp tính.…