Lịch sử Ê-đê(full)
Người Ê Đê (tiếng Ê Đê: Anak Đê hay Anak Đê-Gar) là một dân tộc trong số 54 dân tộc tại Việt Nam. Người Ê Đê nói tiếng Ê Đê một ngôn ngữ thuộc phân nhóm ngôn ngữ Chăm là ngôn ngữ thuộc ngữ chi Malay-Polynesia của ngữ hệ Nam Đảo. Người Ê Đê thuộc nhóm chủng tộc Austronesia. Trước năm 1975, tại miền nam Việt Nam, trong văn bản hành chính của Việt Nam Cộng hoà, người Ê Đê được gọi là người Rađê (Rhade). Theo tài liệu của Ủy ban Dân tộc Chính phủ Việt Nam dân số người Ê Đê thống kê ngày 01/04/2009 là khoảng 331.194 người, xếp thứ 11 về số lượng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.[4] Người Ê Đê hiện nay khá đặc trưng, nổi bật là một cộng đồng có xu hướng tương đối thống nhất ý thức dân tộc , cũng là một cộng đồng dân tộc-tôn giáo khá rõ nét với hơn 90% dân số ảnh hưởng của đạo Tin Lành.Anak Ê Đê hay Anak Đê-GarNhà dài Ê Đê tại bảo tàng dân tộc họcTổng số dânkhoảng gần một nửa triệu ~(490.000 người) trên thế giới +[1]Khu vực có số dân đáng kểViệt Nam, Campuchia, Hoa Kỳ, Canada và các nước Bắc Âu theo đạo Tin Lành Campuchia120.000[2] Việt Nam330.348[3] Thái Lan? Hoa Kỳ30.000[cần dẫn nguồn] Pháp1.000Ngôn ngữÊ Đê, Việt, Khmer, Lào, Thái Lan, PhápTôn giáoTin Lành chiếm hơn 90% dân số Ê Đê, thuyết vật linh, Công giáo, Phật giáoSắc tộc có liên quanUtsul, Gia Rai, Chăm, Ra Glai, Chu Ru, Mã Lai, Indonesia, Philippines, Brunei, Hồi giáo miền Nam Thái Lan…