Anh Ninh
Thánh Tông Hoàng Đế lên ngôi năm mười tám tuổi, không ngừng cải cách chính sách trị nước, tổ chức thi cử tuyển chọn nhân tài, trọng dụng quan lại thanh liêm, thẳng tay trừng phạt kẻ phạm tội bất kể địa vị. Dưới thời Hồng Đức, dân chúng đời sống ấm no, trên đồng bông lúa trĩu nặng, khói bếp nghi ngút vươn lên những mái nhà san sát.Trong Nam Hoa Kinh của Trang Tử - chương Nội Thiên - thiên Đại Tông Sư, trích phần hỏi đáp giữa Nam Bá Tử Quỳ và Trang Tử: "kỳ vi vật vô bất tương dã, vô bất nghênh dã, vô bất hủy dã, vô bất thành dã, kỳ danh vi anh ninh". Dịch nghĩa là "đã là vật thì không lúc nào không đưa, không lúc nào không đón, không lúc nào không hủy, không lúc nào không thành, tên nó là anh ninh" (một số bản dịch là oanh ninh). Nếu đọc một câu này thì sẽ không hiểu rõ, nhưng đọc cả đoạn đối thoại của Nam Bá Tử Quỳ và Trang Tử sẽ thấy ý Trang Tử là: muốn dạy Đạo cho người có tài thánh nhân nhưng không có đạo thánh nhân thì phải gạt thiên hạ, gạt vật và gạt sống ra ngoài lúc đó mới thông suốt Đạo, thông suốt rồi có thể thấy được một điều duy nhất còn tồn tại là đúng đắn. Cho nên anh ninh (chạm yên - Nhượng Tống dịch) nghĩa là tiếp xúc với ngoại vật mà không bị dao động và vẫn giữ được tinh thần bình thản điềm đạm. Đây cũng là tinh thần phá án được duy trì xuyên suốt mạch truyện, luôn giữ vững tinh thần và đầu óc không để nó bị loạn bởi những vật xung quanh, cuối cùng là tìm được hung thủ.Một số chi tiết, nhân vật và địa điểm trong truyện là hư cấu, những sự kiện có thật trong lịch sử s…