Ý nan bình
Giải thích: Ý nan bình là một cụm từ từ thời nhà Tống xuất phát từ câu thơ:"SẦU BIÊN ĐỘNG HÀN GIÁC,DẠ CỬU Ý NAN BÌNH"Câu thơ trên có nghĩa là nơi biên giới buồn rầu lạnh lẽo đêm vắng lặng thật khó để bình tâm. Trong tình yêu thì đây là thứ cảm xúc dai dẳng, phức tạp. Vừa muốn dây dưa, vừa muốn buông bỏ. Vừa muốn cắt đứt quan hệ, vừa sợ từ nay không còn quan hệ gì với nhau.Dương Hồng Hạc đệ nhất mĩ nhân của nhà họ Dương, lại là người hiền lương thục đức, nhưng cuộc đời bà đầy bi thương. Lý Thường Kiệt và bà vốn là một đôi thanh mai trúc mã. Nhưng vì gia tộc Dương thị, lại phận nữ nhi không thể cãi cha mẹ. Bà được gả cho thái tử Lý Nhật Tôn, chính là vua Lý Thành Tông sau này. Nhưng ông lại kiêng kị thế lực nhà họ Dương nên xa lánh bà. Cả đời chỉ có thể nuôi con của người khác. Những tưởng cuộc đời này an phận sống qua ngày sẽ tốt. Cho đến khi nguyên phi Ỷ Lan xuất hiện, nàng vốn tính tình độc lập, năng động, lại có tài văn chương, ca hát. Bà nhìn đến nàng thật ngưỡng mộ. Qua những lần tiếp xúc bà dần tiếp nhận người này vào cuộc sống, xem như tri kỷ. Cảm xúc bà dành cho nàng ngày càng tăng chứ không suy. Trong lòng bà đã luôn cháy rực cảm xúc được yêu thương sâu thẳm. Bà nhận ra nó còn nồng đậm hơn khi bà và Lý Thường Kiệt có tư tình.Lưu ý: Vì đây là truyện bách hợp thuộc thể loại lịch sử nên sẽ có một số chi tiết không có thật. Nhưng tôi đảm bảo cố gắng làm giống với những tư liệu lịch sử nhất có thể.…