Tìm kiếm cứu nạn

Câu 1: CÁC CẤP ĐỘ PHỐI HỢP TÌM KIẾM CỨU NẠN

Hệ thống tìm kiếm cứu nạn có 3 cấp độ phối hợp là:

          - Chỉ huy phối hợp tìm kiếm cứu nạn (SC)

          - Chỉ huy phối hợp nghiệp vụ tìm kiếm cứu nạn (SMC)

          - Chỉ huy phối hợp hiện trường (OSC).

1- Chỉ huy phối hợp tìm kiếm cứu nạn (SC)

          Chỉ huy phối hợp tìm kiếm cứu nạn là những người quản lý cấp cao nhất. Mỗi quốc gia có một hoặc một số người hay cơ quan được giao nhiệm vụ này ( ở Việt Nam, Uỷ ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn chính là SC ).

          Chỉ huy phối hợp tìm kiếm cứu nạn có trách nhiệm:

          - Thành lập, biên chế, đầu tư trang bị và quản lý hệ thống tìm kiếm cứu nạn

          - Thành lập các trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn và các trung tâm tìm kiếm - cứu nạn khu vực

          - Cung cấp và chuẩn bị các phương tiện tìm kiếm cứu nạn

          - Phối hợp công tác đào tạo tìm kiếm cứu nạn

          - Xây dựng các chính sách tìm kiếm cứu nạn.

2- Chỉ huy phối hợp nghiệp vụ tìm kiếm cứu nạn (SMC)

          Mỗi hoạt động tìm kiếm cứu nạn được thực hiện theo sự chỉ đạo của một Chỉ huy phối hợp nghiệp vụ tìm kiếm cứu nạn và thông thường do người đứng đầu trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hoặc một người được chỉ định đảm nhiệm. Chỉ huy phối hợp nghiệp vụ tìm kiếm cứu nạn có thể có những nhân viên giúp việc.

          Chỉ huy phối hợp nghiệp vụ tìm kiếm cứu nạn sẽ điều hành hoạt động tìm kiếm cứu nạn cho đến khi việc tìm kiếm cứu nạn đạt kết quả hoặc có nỗ lực hơn nữa cũng không mang lại kết quả.

          Chỉ huy phối hợp nghiệp vụ tìm kiếm cứu nạn là người được huấn luyện tốt về tất cả các quy trình tìm kiếm cứu nạn, thông thạo các sơ đồ tìm kiếm cứu nạn và có khả năng: thu thập các thông tin về tình huống khẩn cấp; lập chính xác và khả thi các sơ đồ tìm kiếm cứu nạn; phân bố và phối hợp lực lượng để thực hiện công việc tìm kiếm cứu nạn

          Chỉ huy phối hợp nghiệp vụ tìm kiếm cứu nạn có các nhiệm vụ:

          - Thu thập và đánh giá những số liệu thu được về các trường hợp bị tai nạn

          - Nắm chắc điều kiện môi trường hiện tại

          - Nếu cần thiết, xác định vị trí các tàu hoạt động trong khu vực và yêu cầu các tàu đến gần khu vực tìm kiếm để cứu nạn, cảnh giới hoặc trực canh vô tuyến

          - Ðánh dấu khu vực tìm kiếm và quyết định phương pháp và phương tiện sẽ được sử dụng

          - Lập kế hoạch tìm kiếm và kế hoạch cứu nạn phù hợp

          - Phối hợp hoạt động với các trung tâm phối hợp cứu nạn lân cận khi cần thiết

          - Ðiều chỉnh kế hoạch tìm kiếm khi cần thiết

          - Thu xếp việc tiếp nhiên liệu cho phương tiện hay thu xếp ăn, ở cho những người tham gia khi việc tìm kiếm cứu nạn kéo dài

          - Chuẩn bị các nhu yếu phẩm cần thiết cho người đựơc cứu

          - Ðăng ký (ghi chép, cập nhật) các nhật ký theo trình tự thời gian

          - Lập báo cáo tiến trình công việc

          - Ðề nghị lãnh đạo trung tâm phối hợp tìm kiếm từ bỏ hay hoãn việc tìm kiếm

          - Giải phóng các phương tiện tìm kiếm cứu nạn khi không cần sự trợ giúp nữa

          - Thông báo cho cơ quan có thẩm quyền về điều tra tai nạn

          - Chuẩn bị báo cáo cuối cùng

3- Chỉ huy phối hợp hiện trường (OSC)

          Khi có từ hai hoặc nhiều phương tiện cùng tham gia tìm kiếm cứu nạn thì cần có một người chỉ huy phối hợp hiện trường, để chỉ huy phối hợp các hoạt động của tất cả các lực lượng, phương tiện tham gia tìm kiếm cứu nạn.

          - Chỉ huy phối hợp hiện trường (OSC) do chỉ huy phối hợp nghiệp vụ tìm kiếm cứu nạn (SMC) chỉ định. OSC có nhiệm vụ chịu trách nhiệm điều phối các lực lượng sau:

          - Ðội tìm kiếm cứu nạn (SRU), tàu hoặc máy bay tham gia vào hoạt động tìm kiếm cứu nạn.

          - Các phương tiện lân cận ở gần khu vực hoạt động TKCN

          Trong trường hợp khi có tai nạn xảy ra ở trên biển có thể có một số tàu đang hoạt động ở khu vực lân cận nhận được tín hiệu cấp cứu và đi đến làm nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn thì người chỉ huy của phương tiện đầu tiên đến hiện trường sẽ là Chỉ huy phối hợp hiện trường (OSC) cho đến khi Chỉ huy phối hợp nghiệp vụ tìm kiếm cứu nạn (SMC) chỉ định người khác thay thế.

Câu 2: các bước xây dựng kế hoạch tk

a/ Ðánh giá tình hình:

- Xác nhận độ xác thực của thông tin ;

- Xác nhận mức độ của tình huống:

- Xác nhận loại hình cần trợ giúp;

- Ðánh giá tình hình KT-TV khu vực: Tác động ảnh hưởng đến việc tổ chức hoạt động TKCN

- Khả năng huy động lực lượng tham gia TKCN

b/ Lựa chọn phương tiện, lực lượng tham gia TKCN.

c/ Các tính toán cần thiết:

* Tính hướng và vận tốc trôi của phương tiện bị nạn:

- Xác định độ trôi: LW

- Tổng hợp dòng chảy: TWC

- Ðộ trôi dạt của phương tiện bị nạn: LW + TWC

* Tính toán Ðón đường:

- Chọn hải đồ tác nghiệp

- Chọn vận tốc tàu đi đón đường, tìm kiếm:

- Tác nghiệp đón đường:

+ Xác định điểm chuẩn 1;

+ Chọn vị trí xuất phát đón đường

Tác nghiệp đón đường: Tìm HÐđ; tÐđ ứng với VÐđ đã chọn.

+ Tính thời gian tàu tìm kiếm đi đến hiện trường gặp tàu bị nạn - điểm chuẩn 2):  

tht = tcb+txp+tÐđ (giờ)

* Tính sai số có thể của vị trí tàu bị nạn

- X = 0,1M (VTT bị nạn được xác định bằng GPS)

- Y = 0,1M (VTT tìm kiếm được xác định bằng GPS)

- Dc = (1/8 1/3)Str (đoạn đường tàu bị nạn di chuyển được với: Vtr trong thời gian: tht

d/ Xây dựng diện tích tìm kiếm:

(Diện tích khu vực có khả năng nhất có tàu bị nạn). Thực hiện trên hải đồ, đánh dấu các điểm góc bằng toạ độ.

e/ Chọn phương pháp (mô hình) tìm kiếm:

- Tuỳ khả năng và điều kiện thời tiết có thể chọn phương pháp rà tìm theo phương án: Hình vuông mở rộng hoặc phương án vòng cung hoặc phương án rà tìm song song

- Xác định khoảng cách giữa các vệt tìm kiếm: (S)

S = Su. fu          (tra bảng)

- Tác nghiệp, vẽ phương án rà tìm được lựa chọn lên hải đồ.

f/ Lập kế hoạch hướng đi:

- Tác nghiệp trên hải đồ;

- Viết kế hoạch đi biển (theo mẫu)

g/ Lập kế hoạch hiện trường:

- Chỉ định Nhân viên phối hợp hiện trường

- Lập kế hoạch thông tin liên lạc và tín hiệu hiệp đồng.

h/ Dự kiến tình huống và biện pháp xử lý:

- Ðối với tàu TK-CN

- Ðối với tàu, người bị nạn.

i/ Hiệu chỉnh diện tích rà tìm:

Nếu thất bại ở lần tìm kiếm thứ nhất và quyết định lần tìm kiếm tiếp theo thì:

- Di chuyển tâm diện tích tìm kiếm theo hướng và quãng đường trôi dạt:

Str (2) = Vtr . Ttk ( 1) Tìm điểm chuẩn 3; 4

- Nhân E với hệ số Fs như sau:

+ Lượt tìm tiếp theo bán kính khu vực TK là: E1 = E.1,1

+ Lượt tìm tiếp theo bán kính khu vực TK là: E2 = E.1,6

+ Lượt tìm tiếp theo bán kính khu vực TK là: E1 = E.2,0

Câu 3: nhiệm vụ và chưc năng của thông tin trong tkcn

Thông tin liên lạc là các thông tin trao đổi giữa người gửi và người nhận bằng nhiều cách khác nhau. Thông tin liên lạc trong hoạt động tìm kiếm cứu nạn, người gửi và người nhận là các nhân viên TKCN, RCC, RSC, các thiết bị TKCN, người gặp nạn và các phương tiện khác. Các nhà quản lý TKCN phải tìm cách cung cấp các trang bị thông tin liên lạc thiết yếu để nhận các báo động tai nạn và thực hiện nhiệm vụ TKCN. Họ cũng cần phải đẩy mạnh việc sử dụng các thiết bị báo động thích hợp của những người có nhu cầu về dịch vụ TKCN.

Các chức năng của hệ thống thông tin liên lạc TKCN

- Giúp người gặp nạn kịp thời báo động tình trạng tai nạn xẩy ra cho hệ thống TKCN.

- Nhận các tín hiệu báo động từ các thiết bị của người gặp nạn.

- Trao đổi thông tin với người gặp nạn và giữa các nhân viên phối hợp TKCN (SMC), nhân viên phối hợp hiện trường (OSC) và các thiết bị TKCN nhằm phối hợp trợ giúp các trường hợp TKCN.

- Tìm phương, định vị và chuyển tiếp tín hiệu để cho phép các đơn vị TKCN (SRU) thực hiện công việc TKCN từ những thiết bị mà người gặp nạn sử dụng.

b) Yêu cầu cơ bản đối với hệ thống thông tin liên lạc TKCN

- Báo động nhanh chóng và tự động.

- Các báo động phải hoàn chỉnh và dễ hiểu: Thông tin trong các thông điệp báo động phải trọn vẹn, chính xác và dễ hiểu để đối phó, xử lý đúng với các báo động khi có trường hợp gặp nạn thực tế xẩy ra, bởi với các báo động được mã hoá hay bị thất lạc, vị trí hay đặc điểm sai, các báo động sai... rất có hại đối với việc cứu nạn, do đó các thiết bị báo động gặp nạn phải được đăng ký khi lắp đặt.

- Giảm thiểu số lượng các báo động sai: Báo động sai là báo động mà hệ thống TKCN nhận được trong đó thông báo một tình huống gặp nạn đang xẩy ra hoặc có thể xẩy ra mà trên thực tế không có tình huống đó. Một số nguyên nhân của tình trạng báo động sai là do sự trục trặc kỹ thuật của thiết bị, các lỗi do con người trong việc can thiệp, kiểm tra và sử dụng. Một báo động sai mà vẫn cố ý chuyển đi chỉ là một trò lừa đảo.

- Khả năng liên lạc với các cá thể gặp nạn: Nếu tàu biển hoặc máy bay gửỉ đi một báo động trong khi vẫn hoạt động thì một RCC phải có khả năng liên lạc trực tiếp với tàu hoặc máy bay đó thông qua các thiết bị thông tin liên lạc phù hợp hoặc các thiết bị tương tự như vậy mà nó sử dụng để liên lạc với RCC (loại trừ các báo động phát đi từ ELT và EPIRB).

- Ngôn ngữ chung: Ngôn ngữ quốc tế của TKCN là Anh ngữ. Trường hợp các quốc gia láng giềng sử dụng các ngôn ngữ khác tiếng Anh thì nhân viên tại các RCC hoặc trực ban TKCN phải cùng có khả năng sử dụng ngôn ngữ này. Ðể khắc phục những bất đồng ngôn ngữ, có thể sử dụng Bộ luật tín hiệu quốc tế, các qui tắc quốc tế về phòng ngừa va chạm trên biển và từ vựng hàng hải chuẩn...

Câu 4: Chức năng thông tin liên lạc của hệ thống GMDSS

GMDSS là hệ thống thông tin liên lạc phục vụ cho mục đích an toàn và cứu nạn hàng hải toàn cầu, được tổ chức hàng hải quốc tế (IMO) đề xướng và phát triển, với sự phối hợp của nhiều tổ chức quốc tế khác như: Hiệp hội viễn thông quốc tế (ITU), tổ chức thông tin vệ tinh di động quốc tế (INMARSAT), hệ thống vệ tinh tìm kiếm và cứu nạn (COSPAS - SARSAT), tổ chức khí tượng thế giới (WMO)... GMDSS có ba đặc trưng chủ yếu, đó là hệ thống thông tin liên lạc hàng hải mới, mang tính toàn cầu và tính tổ hợp.

Chức năng thông tin liên lạc của GMDSS, gồm:

          - Phát tín hiệu cấp cứu tàu - bờ.

          - Thu tín hiệu cấp cứu bờ - tàu.

          - Thu phát tín hiệu cấp cứu giữa các tàu với nhau.

          - Thu phát các thông tin liên lạc phục vụ TKCN.

          - Thu phát các thông tin hiện trường.

          - Thu phát tín hiệu định vị.

          - Thu phát thông tin an toàn hàng hải MSI.

          - Thu phát thông tin vô tuyến thông thường.

- Thu phát thông tin giữa các tàu với nhau.

          Như vậy, ngoài thông tin liên lạc cấp cứu giữa tàu với bờ và với các tàu khác, GMDSS còn đưa ra những khái niệm mới về các chức năng thông tin:

          - Báo động cấp cứu.

          - Thông tin liên lạc phục vụ TKCN.

          - Thông tin hiện trường.

          - Thu phát tín hiệu định vị.

          - Thông tin an toàn hàng hải.

          - Thông tin thông thường.

          - Thông tin giữa các tàu với nhau.

Các thành phần của hệ thống GMDSS

Các hệ thống liên lạc cấu thành của GMDSS bao gồm:

          - Hệ thống vệ tinh địa tĩnh INMARSAT;

          - Hệ thống vệ tinh báo động và định vị tàu thuyền đang gặp nạn COSPAS- SARSAT;

          - Hệ thống gọi chọn số DSC trên các dải tần VHF, HF, MF;

          - Hệ thống vô tuyến điện báo truyền chữ trực tiếp dải băng hẹp NBDP;

          - Hệ thống thông báo hàng hải NAVTEX;

          - Hệ thống gọi nhóm tăng cường EGC;

          - Phao báo động định vị khẩn cấp vị trí gặp nạn EPIRB của vệ tinh COSPAS- SARSAT, EPIRB của vệ tinh INMARSAT và EPIRB DSC;

          - Máy phát đáp rađa SART;

          - Vô tuyến điện thoại sóng cực ngắn VHF.

Câu 5: Sau khi đã xác định được khu vực tìm kiếm tối ưu, cần lên kế hoạch tìm kiếm một cách có hệ thống cho đối tượng tìm kiếm. Trước khi tiến hành hoạt động tìm kiếm, người lập kế hoạch tìm kiếm cần cung cấp kế hoạch hành động chi tiết cho tất cả những phương tiện tham gia, hướng dẫn cụ thể cho mỗi phương tiện về thời gian, địa điểm, cách thức tiến hành các hoạt động tìm kiếm. Kế hoạch hành động tìm kiếm phải bao gồm những hướng dẫn để phối hợp, phân công tần số liên lạc và những công việc cụ thể khác cần thiết để chỉ đạo tìm kiếm an toàn, hiệu quả.

          Một kế hoạch hành động tìm kiếm tối thiểu cần phải thể hiện được những nội dung sau:

          - Lựa chọn phương tiện tìm kiếm và thiết bị sử dụng;

          - Ðánh giá các điều kiện tìm kiếm;

          - Xác định mô hình tìm kiếm trong khu vực tìm kiếm tối ưu sao cho càng sát với thực tế càng tốt;

          - Phân chia vùng tìm kiếm (nếu cần) thành các tiểu vùng hợp lí để phân công nhiệm vụ cho từng phương tiện tìm kiếm;

          - Lập kế hoạch phối hợp hiện trường

Phương thức tìm kiếm được chia ra 4 nhóm chủ yếu:

- Những phương thức tìm kiếm bằng mắt thường.

- Những phương thức tìm kiếm bằng thiết bị điện tử.

- Những phương thức tìm kiếm ban đêm.

- Những phương thức tìm kiếm trên đất liền.

Những phương thức tìm kiếm được dùng phổ biến nhất được đề cập trong sổ tay tìm kiếm và cứu nạn Hàng không và Hàng hải quốc tế, phần các trang thiết bị di động.

Nhân viên trên những phương tiện tìm kiếm cần phải vẽ sơ đồ từng chặng tìm kiếm. Một trong những cách làm việc này là đánh bóng hoặc gạch chéo những khu vực đã tìm kiếm và khoanh vùng những khu vực chưa tìm kiếm trên bản đồ hoặc lập biểu đồ với một tỉ lệ hợp lý.

Những phương thức tìm kiếm bằng mắt thường

* Tìm kiếm từng phần

Tìm kiếm từng phần có hiệu quả nhất là khi đã biết chính xác vị trí của đối tượng tìm kiếm và trong vùng tìm kiếm nhỏ. Ví dụ: một thành viên trong đoàn nhìn thấy một người khác bị ngã khỏi boong tàu hoặc có thông báo về vị trí bị nạn từ đó có thể định vị chính xác. Tìm kiếm từng phần thường dùng để tìm kiếm trong một vùng hình tròn tâm là điểm chuẩn, như trong hình 4.5, những hình thức tìm kiếm như thế này tạo điều kiện dễ dàng cho việc định vị và tạo ra một vùng tìm kiếm tập trung gần tâm nơi dễ có khả năng phát hiện đối tượng tìm kiếm nhất. Do vùng tìm kiếm nhỏ nên mô hình tìm kiếm này không sử dụng nhiều tàu tìm kiếm cùng một lúc và không cần phải sử dụng nhiều máy bay cùng một lúc hoặc ở cùng một độ cao. Có thể sử dụng một máy bay và một tàu cùng lúc để thực hiện tìm kiếm từng phần riêng biệt trong cùng một vùng tìm kiếm.

* Tìm kiếm mở rộng theo hình vuông

Mở rộng mô hình tìm kiếm theo hình vuông có hiệu quả cao nhất khi đã biết được vị trí của đối tượng tìm kiếm trong phạm vi nhỏ. Ðiểm bắt đầu tìm kiếm (CSP) đối với mô hình tìm kiếm này thường là tâm điểm. Mô hình tìm kiếm sau đó được mở rộng ra phía ngoài theo những hình vuông đồng tâm như trong hình 3.6 dẫn đến việc rà soát gần như đồng đều xung quanh tâm điểm. Nếu tâm là một đường thẳng ngắn thay vì một điểm thì mô hình tìm kiếm có thể thay đổi mở rộng theo những hình chữ nhật. Do khu vực tìm kiếm nhỏ, giống như phần trên đã nêu, yêu cầu không nên dùng nhiều phương tiện tìm kiếm cùng một lúc cũng được áp dụng đối với mô hình tìm kiếm mở rộng này.

* Tìm kiếm theo đường thẳng (Tìm kiếm theo tuyến hành trình)

Mô hình này thường sử dụng khi tìm kiếm một máy bay hoặc tàu mất tích không để lại dấu vết dọc theo một tuyến hành trình đã biết.

Mô hình này hay được sử dụng như là biện pháp tìm kiếm ban đầu, do không bị ràng buộc bởi việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch. Ðây là mô hình tìm kiếm hoàn toàn hợp lý và nhanh chóng dọc theo tuyến hành trình dự tính của phương tiện bị mất tích

* Tìm kiếm theo phương pháp dò tìm song song

Mô hình tìm kiếm theo phương pháp dò tìm song song thường được sử dụng khi dung sai về vị trí có những người bị nạn lớn, đòi hỏi phải tìm kiếm trên một khu vực rộng với việc rà soát đồng đều. Mô hình dò tìm song song thường được áp dụng trong một diện tích hình chữ nhật. Mô hình này thường dùng khi khu vực tìm kiếm rộng nên phải chia thành các tiểu vùng để phân công nhiệm vụ cho từng phương tiện tìm kiếm trên hiện trường cùng một lúc.

* Tìm kiếm theo chiều ngang

Hình thức dò tìm theo chiều ngang về cơ bản giống như dò tìm song song chỉ khác các bước tìm kiếm song song với các cạnh ngắn của hình chữ nhật chứ không phải cạnh dài. Bởi vì hình thức dò tìm theo chiều ngang nhiều lần đổi hướng hơn để có thể rà soát hết khu vực rộng tương đương nên nó thường không hiệu quả bằng hình thức dò tìm song song trừ khi sử dụng một máy bay với một tàu tìm kiếmb)

Những phương thức tìm kiếm bằng thiết bị điện tử.

* Dò tìm tín hiệu cấp cứu

Khi được biết hay tin rằng máy bay, tàu hoặc những người bị nạn được trang bị máy phát tín hiệu cấp cứu thì cần phải tiến hành tìm kiếm bằng các thiết bị điện tử cường độ cao ngay lập tức dù có nhận được các tín hiệu thông qua hệ thống Cospas - sarsat hay không. Ngoài những phao định vị cấp cứu khẩn cấp bằng radio (EPIRB) được điều khiển bởi những người sống sót ở trên tàu hay tự kích hoạt khi nó ở dưới nước, nhiều máy bay mang theo những máy phát tín hiệu vị trí cấp cứu (ELT), nó sẽ hoạt động khi lực hấp dẫn ở một mức độ nhất định, ví dụ như trong trường hợp máy bay bị rơi

* Tìm bằng Radar

Radar được sử dụng chủ yếu trong tìm kiếm trên biển. Khi có sẵn nhiều phương tiện trợ giúp thì một cuộc tìm kiềm bằng ra đa có thể đạt được hiệu quả đặc biệt nhất là khi vị trí tai nạn không biết rõ

Câu 6: Hành động của những tàu cứu nạn khi nhận được thông báo về tình trạng nguy hiểm

Những tín hiệu báo động hoặc cấp cứu có thể nhận được trực tiếp hoặc gián tiếp từ một tàu khác, những tín hiệu đó cũng có thể được nhận từ thông báo của các đài thông tin duyên hải hoặc qua chỉ thị, mệnh lệnh tìm kiếm cứu nạn của các cơ quan cấp trên.

a) Ngay sau khi nhận được các thông báo nguy hiểm đó, tàu cứu nạn cần tiến hành những hành động khẩn cấp sau:

- Kiểm tra độ xác thực của thông báo.

- Thu thập các thông tin sau đây về tàu bị nạn nếu có thể.

+ Vị trí của tàu gặp nạn.

+ Ðặc điểm của tàu bị nạn.

+ Số lượng người trên tàu.

+ Nguyên nhân tàu gặp nạn hoặc tình trạng thương vong.

+ Loại hình cần trợ giúp.

+ Số lượng nạn nhân.

+ Hướng đi và tốc độ của tàu gặp nạn.

- Duy trì việc trực canh trên các tần số quốc tế sau nếu có thiết bị thích hợp:

+ 500KHz (vô tuyến điện báo).

+ 2182 KHz (vô tuyến điện thoại)

+ 156,8 MHz FM (kênh 16, vô tuyến điện thoại) đối với tàu gặp nạn.

+ 121,5 MHz AM (vô tuyến điện thoại) đối với máy bay gặp nạn.

- Ðồng thời với việc duy trì liên lạc với tàu gập nạn, các tàu tìm kiếm cứu nạn cần tìm cách luôn thông báo cho hệ thống tìm kiếm cứu nạn về tình hình thực tế.

- Thông báo cho tàu bị nạn những thông tin sau:

+ Hô hiệu và tên tàu của tàu cứu nạn.

+ Vị trí hiện tại của tàu cứu nạn.

+ Tốc độ và thời gian dự kiến tàu sẽ đến hiện trường, nơi có phương tiện gặp nạn.

- Khi tiếp cận đến gần khu vực tàu gặp nạn, cần tăng cường cảnh giới, duy trì tầm nhìn với tàu gặp nạn.

- Ðánh giá tình trạng tai nạn để chuẩn bị ứng cứu.

b) Tàu cứu nạn cần chuẩn bị sẵn sàng những thiết bị sau:

- Các thiết bị cứu sinh và cứu nạn.

+ Xuồng cứu sinh.

+ Phao cứu sinh tự thổi.

+ Các phao, áo cứu sinh cá nhân.

+ Phao quây.

+ Máy VHF cầm tay để liên lạc với các tàu, xuồng làm nhiệm vụ.

+ Súng bắn dây.

+ Dây kéo.

+ Các móc xuồng.

+ Rổ cứu sinh.

+ Cáng cứu sinh.

+ Thang hoa tiêu.

+ Thiết bị phòng cháy, chữa cháy.

+ Bản sao bộ luật tín hiệu quốc tế.

+ ống nhòm.

+ Gầu tát nước, mái chèo.

+ Máy quay phim (nếu có).

- Các thiết bị báo hiệu:

+ Ðèn hiệu, đèn chiếu sáng, đèn pin, đèn nổi.

+ Súng bắn pháo hiệu và đạn pháo hiệu.

+ Phao tiêu định vị loại VHF/UHF.

+ Thiết bị tạo khói, tạo vệt màu.

+ Loa phát thanh.

- Các thiết bị về y tế:

+ Cáng, chăn. bạt.

+ Túi thuốc và dụng cụ y tế.

+ Quần áo.

+ Lương thực, thực phẩm

- Các thiết bị khác được tiến hành tại nơi cứu nạn.

+ Nếu có thể, ở hai mạn tàu bố trí cần trục nâng lưới cẩu hàng để cứu người bị nạn.

+ Bố trí dây bao quanh đường mép nước từ mũi tới lái để tàu và xuồng cứu nạn có thể cập mạn.

+ Bố trí thang hoa tiêu và dây neo ở vị trí thích hợp để giúp những người được cứu sống leo lên tàu.

+ Chuẩn bị sẵn súng bắn dây, dây mồi để tiếp cận tàu bị nạn thuận lợi.

+ Chuẩn bị sẵn đèn pha công suất lớn để sử dụng vào ban đêm.

c) Với tàu không có điều kiện tham gia hỗ trợ

Nếu tàu quyết định không tới hiện trường xảy ra tai nạn vì lý do thời gian hành trình và đã biết được việc cứu nạn đang tién hành thì thuyền trưởng phải:

- Ghi chép đầy đủ vào nhật ký hàng hải

- Nếu trước đó thuyền trưởng đã xác báo và trả lời tín hiệu báo động, cần báo cáo về quyết định không đi tới hiện trường cho cơ quan tìm kiém cứu nạn có liên quan

- Nếu trước đó chưa liên lạc với cơ quan tìm kiếm cứu nạn, thì không cần thiết phải báo cáo

- Cần cân nhắc kỹ quyết định về việc không đi tới hiện trường hoặc việc không báo cáo với cơ quan tìm kiếm cứu nạn, nếu như tàu gặp nạn ở địa điểm xa bờ hoặc ở nơi mật độ tàu thuyền qua lại thấp.

Các trường hợp cấp cứu tàu trên biển

a) Nội dung những điều khoản pháp lý về cứu nạn trên biển

Mỗi tàu thuyền khi hoạt động trên biển phát hiện có tàu hoặc người bị nạn, thuyền trưởng phải sử dụng mọi phương tiện hiện có để giúp đỡ mặc dù tàu đó là tàu quân sự hay tà buôn của bất kỳ một nước nào. Tuy nhiên trong điều kiện thời chiến việc giúp đỡ đó phải phù hợp với tình hình và đề cao cảnh giác. Việc cấp cứu tàu thuyền, phương tiện và người bị nạn trên biển cần phải theo đúng công ước quốc tế quy định: Mỗi quốc gia phải bắt buộc mọi thuyền trưởng của các tàu treo cờ nước mình, tuỳ theo khả năng và mức độ không gây nguy hiểm nghiêm trọng tàu, người và hành khách của tàu mình mà:

- Cần giúp đỡ bất kỳ người nào khi phát hiện thấy có nguy cơ bị chết trên biển.

- Sử dụng tốc độ nhanh nhất mà tàu có thể đi được để đến cứu những người bị nạn, nếu như thuyền trưởng được thông báo cho biết là họ cần có sự giúp đỡ.

Nếu lẩn tránh việc cứu giup người bị nạn trên biển sẽ bị trừng phạt theo luật hình sự. Việc giúp đỡ người bị nạn không được trả công bất cứ hình thức nào. Việc cứu giúp tàu bị nạn (nếu không có nguy cơ chết người) chỉ được trả công khi có sự đồng ý của thuyền trưởng tàu bị nạn. Trước khi bắt đầu việc cứu giúp phải ký hợp đồng cứu tàu (theo mẫu của hội đồng trọng tài quốc tế) trong đó phản ánh mọi vấn đề liên quan đến việc cứu tàu, cứu hàng, cứu tài sản và khoản tiền công thưởng Tuy nhiên việc cứu nạn tàu thuyền trên biển trong trường hợp khẩn cấp thì các hợp đồng đó có thể được tiến hành sau theo sự thống nhất của hai bên.

b) Cứu giúp tàu bị hỏng

Trên biển khi có tàu bị hư hỏng cần sự cứu giúp thì mọi phương tiện cứu nạn phải tiến hành cứu giúp bằng mọi cách như: Huy động người, các phương tiện hút khô và chống cháy, phương tiện cấp cứu để giữ cho tàu đó nổi, dập lửa, lai kéo và cấp cứu người bị nạn

Việc cấp cứu của tàu bị nạn do lực lượng cứu sinh trên tàu cứu nạn đảm nhiệm. Thành phần, chức trách, trang bị và mọi hoạt động của đội này đều phải đăng ký đúng bảng bố trí đặc trách.

- Phương pháp đưa lực lượng, phương tiện cứu sinh lên tàu bị nạn.

Phải căn cứ vào trạng thái biển và độ sâu để đưa đội cứu nạn cùng với các phương tiện, trang bị cứu nạn lên tàu bị nạn. Có thể tiếp cận cập mạn tàu bị nạn hoặc dùng xuồng và dây chuyển hàng. Nếu điều kiện cho phép, tốt nhất là cập mạn thì việc cứu nạn có hiệu quả hơn. Nếu nước nông hoặc sóng gió to không thể tiếp cận hoặc cập mạn tàu bị nạn được phải dùng xuồng để đưa đội cứu nạn sang tàu bị nạn cũng rất khó khăn nhất là khi thả (kéo) các phương tiện cứu sinh xuống nước (lên tàu) và tiếp cận mạn tàu bị nạn. Vì vậy mọi người trên tàu phải mang phao áo đầy đủ.

Ðể đưa đội cứu nạn lên tàu bị nạn bằng xuồng có thể dùng tàu kéo xuồng cứu sinh càng gần đuôi tàu bị nạn càng tốt, sau đó dùng súng bắn dây mồi hoặc xuồng tự vào cập mạn tàu bị nạn. Ðối với tàu bị nạn đang trôi ngang gió nên tiếp cận dưới gió vào đến vùng khuất gió, sóng thì nhanh chóng hạ xuồng, đưa người xuống rồi rút ra khỏi đường trôi dạt của tàu bị nạn.

Có thể cho xuồng tiến thẳng đến tàu bị nạn hoặc dừng tại chỗ chờ tàu bị nạn trôi gần đến nơi thì tiếp cận cập mạn đưa người và phương tiện sang.

Khi tàu bị nạn trôi dọc theo hướng sóng gió (mũi hoặc đuôi tàu hướng về hướng gió) thì việc đưa đội cứu nạn sang tàu bị nạn cũng được tiến hành như trơng trường hợp tàu bị nạn đang neo. Việc giúp đỡ và cứu người, tàu bị nạn trong điều kiện có bão đựơc tiến hành bằng những đường dây chuyển tải chuyên dụng. Ðể thiết lập các đường dây chuyển tải sang tàu bị nạn đang trôi phải tiếp cận đến cự ly cho phép dùng súng (hoặc dây dẫn nổi) để đưa dây kéo tàu hoặc dây cáp buộc tàu sang tàu bị nạn. Nếu tàu mình bị dạt nhiều hơn tàu bị nạn thì việc tiếp cận nên ở mạn dưới gió. Ngược lại, tiếp cận trên gió nếu tàu mình bị dạt ít hơn

Nếu tàu bị nạn đang neo thì tàu cấp cứu có thể thả neo ở phía trên gió rồi nới xích neo cho tàu tiến gần tàu bị nạn đến một cự ly bảo đảm để thiết lập đường dây chuyển tải nhưng cần chú ý tránh vướng vào xích neo tàu bị nạn.

Ðường dây chuyển tải đơn giản nhất là dây cáp (dây buộc tàu) có một đầu cố định trên tàu bị nạn, đầu gốc luồn qua ròng rọc dẫn hướng ở trên tàu cứu nạn, phải treo một vật nặng vào dây này để giảm độ giật vì khi tàu bị lắc dây vẫn căng. Ðể chuyển người và hàng người ta dùng những ghế treo, lưới làm hàng, bè cứu sinh có dây dẫn được, đựơc treo vào dây cáp bằng ròng rọc dẫn hướng. Sử dụng máy và dây kéo để giữ vị trí tương quan giữa hai tàu không đổi.

c) Chống chìm cho tàu bị nạn

- Ðưa đội cứu nạn cùng các phương tiện cần thiết sang tàu bị nạn và tiến hành bịt dò, duy trì phục hồi tính nổi, tính ổn định cho tàu bị nạn.

- Ðưa sang tàu bị nạn các phương tiện hút khô di động và nếu có thể thì cấp điện, nước, hơi cho các phương tiện đó làm việc (trong trường hợp tàu bị nạn không có đủ công suất hoặc các phương tiện hút khô và nguồn năng lượng của nó bị hỏng không sử dụng được.

- Cung cấp cho tàu bị nạn những vật liệu bịt dò, tăng cường kết cấu kín nước như gỗ ván, xi măng, vải bịt dò, cột chống

- Kiểm tra các khoang để xác định giới hạn và vị trí nước tràn vào.

- Hạn chế và khắc phục không cho nước tràn vào tàu và lan sang các khoang khác đồng thời tiến hành hút khô các khoang đã được phục hồi.

- Khôi phục độ kín nước của các boong, mạn và vách ngăn.

Căn cứ vào tình hình nắm được, cần tập trung các lực lượng, phương tiện chính vào những nơi bị đe doạ nghiêm trọng nhất (các khoang có thể tích lớn, bề mặt tự do rộng). Khi bị thủng lớn phải tăng cường chống giữ ở các khoang bên để không cho nước tràn sang.

Sau khi kết thúc công tác chống giữ không cho nước lan truyền và hút khô xong các khoang thì xác định ngay trạng thái hư hỏng của tàu. Ðội cứu nạn cùng với thuyền trưởng tàu bị nạn cần tập trung xác định khu vực hỏng, các khoang bị thủng, lượng nước tràn vào tàu, mớn nước, độ mất mát lượng dự trữ tính nổi, sự thay đổi tính ổn định do hỏng hóc gây ra và những biện pháp cần thiết để khôi phục tính ổn định và cân bằng tàu.

d) Chống cháy cho tàu bị nạn.

- Dùng các phương tiện chống cháy di động sang tàu bị nạn, trực tiếp tham gia dập lửa, khói.

- Cung cấp cho tàu bị nạn nước, bọt, khí C02 và các phương tiện dập lửa khác.

Ðể sử dụng tối đa các phương tiện và lực lượng chống cháy có thể tiếp cận đến gần tàu đang bị cháy hoặc cập mạn tàu bị nạn (nếu an toàn) nhưng phải luôn ở phía trên gió để khói, lửa không tạt vào tàu mình.

-Tiến hành dập lửa khói cần chú ý:

+ Cắt điện ở khu vực cháy.

+ Trinh sát khu vực cháy và tập trung các lực lượng, phương tiện chống cháy ở khu vực cháy lan tới.

+ Căn cứ vào vị trí, kích thước và tính chất của đám cháy (loại vật liệu cháy) mà chọn phương pháp dập lửa phù hợp.

e) Cứu giúp tàu ngầm bị hỏng

Khi cứu giúp tàu ngầm bị hỏng đang ở trạng thái nổi, cần phải lưu ý đến đặc điểm cấu tạo riêng của nó như: Vỏ ngoài và vỏ mềm (vỏ nhẹ) không bền, có những bộ ổn định và ngang nhô ra ngoài, mạn khô rất thấp.

Khi không có sóng có thể cập dưới gió vào gần mũi của tàu ngầm. Khi thời tiết xấu phải sử dụng xuồng và dây chuyển tải để đưa đội cứu nạn và phương tiện cứu nạn sang.

Trong trường hợp tàu ngầm bị sự cố, nằm dưới đáy không thể nổi lên được thì nó sẽ chỉ vị trí của nó bằng cách thả phao cứu sinh nổi lên mặt nước, xả dầu nhờn, bọt khí hoặc bắn pháo hiệu tổng hợp. Bất kỳ thuyền trưởng tàu nào phát hiện được những dấu hiệu chỉ sự cố đó của tàu ngầm đều phải thả phao hoặc dấu hiệu ở nơi phát hiện được, rồi xác định chính vị trí của tàu ngầm, báo cáo toạ độ, độ sâu nơi tàu ngầm bị tai nạn về sở chỉ huy hoặc các đài Duyên hải, túc trực tại đó và chỉ dẫn cho các lực lượng cứu nạn đến cứu.

Ngoài những biện pháp nói trên, khi phát hiện thấy phao cấp cứu của tàu ngầm thì thuyền trưởng phải liên lạc với tàu ngầm qua điện thoại của phao. Cấm không được cập vào phao hoặc vớt phao lên tàu. Cần phải neo xuồng hoặc dùng chèo giữ xuồng gần phao để liên lạc bằng thoại với tàu ngầm. Khi nắm được thông tin tai nạn thì thuyền trưởng phải báo cáo ngay về sở chỉ huy lực lượng cứu nạn. Khi thấy người nổi lên thì phải nhanh chóng hạ xuồng để vớt và tiến hành cấp cứu sơ bộ cho họ.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: