Tiểu sử Chu Văn An

Chu Văn An (? - 1370), tên chữ là Linh Triệt, hiệu là Tiều Ân, người huyện Thanh Trì,

Hà Nội. Ông thi đậu Thái học sinh nhưng không ra làm quan mà ngồi dạy học. Học trò

theo học rất đông, nhiều người đỗ đạt cao: Phạm Sư Mạnh, Lê Quát...

Vào niên hiệu Khai Thái (1324-1329) triều Trần Minh Tông ông được triệu vào cung vua

dạy con vua (Trần Vượng) rồi dạy vua (Hiến Tông) và làm tư nghiệp Quốc Tử giám (như

chức hiệu phó đại học bây giờ). Đến triều Trần Dụ Tông (1341-1369) thì xã hội nhiễu

nhương lắm. Dụ Tông là tay ăn chơi thích tửu sắc hát xướng. Cận thần là lũ bất tài nịnh

hót vua để lộng hành. Dân tình đói khổ. Chu Văn An vốn điềm đạm, ít ham muốn, nhưng

lại thẳng thắn ngạch trực (chữ của Hô Nguyên Trừng), nhìn trung thần nghĩa sĩ bị hãm

hại, các quan ngự sử chuyên việc can vua giờ chỉ biết ngồi im ăn lộc, (ai có ý định can

vua, gia đình phải phát tang làm ma sống rồi mới vào triều) ông đã dâng sớ xin chém đầu

bảy gian thần. Sớ thất trảm ấy không còn, ngay đương thời cũng ít người được đọc nên

không biết ông xin chém những ai.

Có thể Dụ Tông muốn tránh rắc rối cho triều đình và giữ yên cho Chu Văn An nên đã

hủy đi. Dù thế, thất trảm sớ đã gây chấn động dư luận, nói như người xưa: làm kinh động

quỷ thần, và trở thành biểu tượng chói sáng của thái độ trí thức trước thời cuộc, của bản

lĩnh Chu Văn An. Theo Phan Huy Chú, Chu Văn An có hai tập thơ, tập thơ Hán có tên

"Tiểu ẩn thi tập' còn tập thơ nôm có tên "Tiểu ẩn quốc ngữ thi tập", và một bộ giáo trình

Tứ thư thuyết ước. Nhưng hiện nay chỉ còn 12 bài chữ Hán, đây là thơ Chu Văn An viết

khi lui về ở ẩn tại núi Phượng Hoàng, Chí Linh, Hải Dương. Nói chung thơ các ẩn sĩ

thường có phong vị u nhàn. Nhưng với Chu Văn An u nhàn chỉ là ở cái giọng thơ. Thơ

ông chịu ảnh hưởng của đạo Phật như nhiều nhà thơ thời ấy, nhưng chủ yếu hơn thơ của

ông hiện thực, tin vào sự chiêm nghiệm của mình, không thiên kiến, không theo những

nếp nghĩ có sẵn. Thấy cá thì nói cá, thấy mây thì nói mây, chứ không theo thói thường

các ẩn sĩ nói mây thì lại tả hạc, nói ao lại tả rồng, trong khi chẳng thấy rồng đâu, hạc đâu:

Cá bơi trên ao cũ, rồng ở chốn nào

Mây đầy núi vắng, hạc chẳng thấy về (theo bản dịch nghĩa bài Miết Trì)

Chính vì cách suy nghĩ ấy nên khi thơ ông ca ngợi sự lánh đời, chúng ta lắng nghe vẫn thấy ở phía sau một nỗi niềm không thoát tục. Ông ở ẩn là do tình thế bắt buộc, sau khi dâng thất trảm sớ làm sao ông có thể ở kinh đô được. Ông ở ẩn mang theo một chí

nguyện không thành, muốn giúp đời mà không giúp được, chứ đâu phải vì ham thú tiêu

dao. Ca ngợi hạc nội mây ngàn cũng chỉ là cách tự an ủi. Hướng lòng về thiên nhiên chỉ

để dịu nỗi buồn nhân thế. Nhiều lúc ông không giấu được nỗi xót xa:

"Công danh trót lạc vào hư ảo

Hồ hải rong chơi bớt nỗi sầu"

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #huuptag2010