Tiểu phẩm LÊ HOÀNG

Giáo sư Tiến sĩ

Cái tin một nghệ sĩ chơi đàn piano nổi tiếng thế giới đến biểu diễn tại thành phố trở thành trung tâm của dư luận trong tuần. Và vé xem đêm đó trở thành mục tiêu săn lùng của những ai quan tâm đến âm nhạc và người chơi nhạc.

Cho nên, chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi giáo sư X, Chủ tịch Viện Hàn lâm cổ điển thành phố về tới nhà đã thấy một ông bạn - vốn là giám đốc một công ty tư nhân - ngồi chờ với vẻ bồn chồn.

- Cậu đến có việc gì thế? - Giáo sư vừa hỏi vừa lo lắng nghĩ tới món tiền sửa nhà vay bạn chưa trả được.

- Anh có không? - Người bạn hấp tấp hỏi.

Giáo sư hốt hoảng:

- Không... chưa lĩnh lương.

- Khổ quá, tôi đâu hỏi tiền, hỏi anh có vé tối nay chưa?

- Ôi, vé đá banh bây giờ ế rề, ra sân là mua liền.

Ông bạn cáu:

- Đá banh, đá banh nào ở đây? Tôi hỏi vé hòa nhạc kìa!

- Nhạc với nhẽo gì! Xưa nay tôi thấy ông đâu có quan tâm tới vụ đó. Ông có biết nốt nhạc bẻ tư nào đâu mà đòi nghe.

Người bạn bỗng trở nên thành thật:

- Đừng nói bẻ tư, bẻ tám tôi cũng chẳng biết nữa! Nhưng khổ quá, tôi cần tới buổi biểu diễn đó, mà phải ngồi ngay những hàng đầu kia... không phải để nhìn lên sân khấu mà để người ta nhìn mình.

- Xì, ông có phải tài tử đâu!

- Thế mà cũng đòi làm nghệ thuật. Ông cần nhớ, đời là một sân khấu lớn, ai cũng đóng một vai nào đấy. Tôi đang là một giám đốc, tôi rất cần đóng vai hiểu biết, am tường mọi lĩnh vực. Sự có mặt trong buổi trình diễn đó, mà tôi biết trước là đông giới tai mắt sẽ giúp đỡ rất nhiều cho những chuyện làm ăn khác của tôi. Tôi cần một cái vé. Anh phải đưa cho tôi.

Giáo sư kêu lên:

- Nhưng tôi cũng cần. Tôi chỉ có độc nhất một vé thôi.

- Này, nghe cho rõ đây, giáo sư! Anh thưởng thức âm thanh chứ đâu có thưởng thức khán giả. Anh cứ ngồi nhà nghe đài, hoặc mở một đĩa hát của nghệ sĩ đó ra là xong. Anh đưa cái vé cho tôi. Tôi sẽ cho anh một vé đi Đà Lạt mười ngày với gia đình. Tôi sẽ quên phắt món tiền anh nợ. Tôi sẽ...

Giáo sư giơ tay đầu hàng:

- Đủ rồi. Đừng sẽ thêm gì nữa, kẻo tôi òa lên khóc bây giờ! Vé đây, bạn thân mến, bạn cầm lấy. Nhưng phải dặn bạn điều này: Vé của tôi được xếp cạnh vé của một tiến sĩ về Sô-panh. Ông ta giỏi lắm, giỏi gần nhất nước. Cho nên, bạn phải để ý, thấy ông ta vỗ tay thì vỗ tay, ông ta cau mày thì cau mày, còn ai khác làm gì mặc kệ, có thế mới không lộ tẩy, rõ chưa?

- Thưa ngài, rõ.

Tiền sảnh nhà hát lớn hôm đó thật sang trọng. Những bộ áo vét-tông phẳng lì. Những mái tóc chải không bung ra một sợi. Mọi người đi lại nhẹ nhàng, cười nói khe khẽ, kính cẩn như sợ vị thần âm nhạc đắp nổi trên trần nổi giận.

Màn mở ra. Người nghệ sĩ nổi tiếng cúi chào, thành kính mở nắp cây đàn bóng loáng, phản chiếu hàng trăm cặp mắt nín thở. Rồi những âm thanh tuyệt diệu vang lên.

Giám đốc trước đó làm như vô tình đứng ở bậc thềm, đã thành công rực rỡ trước khi buổi biểu diễn bắt đầu. Ông chào và đáp lại lời chào liên tục. Ông kín đáo thổ lộ sự mến mộ đối với Sô-panh và Mô-za. Ông nhẹ nhàng nhắc tới những chuyến nhập hàng qua quê hương của Trai-cốp-ki và Bét-tô-ven.

Khi tiếng đàn cất lên, ông thầm theo dõi người bên cạnh. Đó là một nhân vật nghiêm nghị, kinh điển, với cặp kính gọng đen, cùng đôi tai to, mỏng, đầy nhạy cảm. Giám đốc nín thở, một mắt ông nhìn khắp nhà hát, một mắt nhìn vị bên cạnh, canh chừng sẵn sàng khi vị đó vỗ tay thì vỗ theo. Chỉ có miệng ông chĩa lên trên sân khấu.

Kết thúc một bản, cả khán phòng vỗ tay rào rào. Riêng vị tiến sĩ kia ngồi bất động. Bạn của giáo sư lo sợ: "Cha này khó tính quá. Chắc hiểu nhiều nên đòi hỏi cao lắm đây!"

Nhưng đến bài độc tấu thứ hai thứ ba... tiến sĩ cũng không vỗ tay, khiến cho giám đốc cứ ngồi bất động, sợ thất thố.

Cả nhà hát nín thở theo dõi bản nhạc thứ tư. Một con muỗi nhẹ nhàng ngân lên tiếng vo ve, đậu vào má giám đốc, giương cái vòi nhọn hoắt ra một cách tham lam. Giật mình không kìm nổi, gám đốc giơ tay vỗ lên má một tiếng vang như pháo. Giật mình theo, vị tiến sĩ vỗ tay một tràng dài giữa không khí trang nghiêm khiến cả nhà hát sững sờ.

Giờ giải lao. Giám đốc cố kéo người bên cạnh ra hành lang, hỏi:

- Thưa tiến sĩ, tại sao chỗ đấy ngài vỗ tay?

- Vậy thưa giáo sư, tại sao ngài vỗ tay trước?

Mặt đỏ bừng, giám đốc can đảm thú nhận:

- Tôi đâu phải là giáo sư. Tôi đi nhờ vé của bạn.

- Khổ quá! Tôi cũng đâu phải là tiến sĩ, tôi mua lại vé của ông ta. Ông ta cứ dặn là thấy giáo sư làm gì thì phải làm theo. Nên khi anh đập muỗi, tôi cứ tưởng là tới chỗ phải vỗ tay nên mới vỗ theo đấy chứ!

Chân dung các "nhà"

Cuộc sống đã khẳng định rằng làm người không quan trọng. Muốn nổi danh và đạt nhiều đỉnh cao trong xã hội, ta phải cố gắng làm "nhà". Đó là nhà thơ, nhà họa sĩ, nhà bác học, nhà tạo mẫu, nhà đại văn hào... Để các bạn dễ hình dung, chúng tôi xin nêu rõ đặc điểm vài nhà cho các bạn biết mà phấn đấu hoặc.. đề phòng.

Nhà thơ:

Đầu tóc phải bù xù, ánh mắt phải man dại. Đi lại hơi lảo đảo, có khả năng uống rượu. Sợ cô đơn nhưng thích nói về cô đơn. Khinh tiền bạc nhưng hay hỏi vay tiền bạc. Yêu nhiều nhưng khi yêu luôn tìm ra cớ đau khổ. Nhạy cảm, không thích tắm cho lắm. Kẻ thù của quần áo thời trang. Thích nói về di chuyển, nhưng không thích mua vé. Dùng nhà bạn bè làm khách sạn mà chả quan tâm có phòng trống hay không. Ăn ít. Ngủ còn ít hơn, nhưng đã ngủ thì khó đánh thức.

Nói về thơ người khác một cách bao dung. Ngây thơ một cách cố tình, tính toán một cách trẻ con. Luôn tiết lộ bài được đăng không phải là bài hay nhất. Thích ngồi một mình khi biết chắc có khán giả đang nhìn. Tự làm rơi bản thảo ở khắp nơi nhưng lại om sòm khi có đứa nào ăn cắp chữ. Bao dung và rất hay quên. Quen lắm danh nhân nhưng chỉ kể ra khi họ đã mất. Rất ít khi bỏ áo trong quần và nếu đi dép xăng-đan thì bao giờ cũng giẫm lên quai. Móc túi đến xu cuối cùng cho bạn bè nhưng sau đó lại túm cổ áo họ hỏi đã đọc bài này hay bài nọ chưa. Dễ thương, gầy gò.

Nhà họa sĩ:

Chẳng khi nào thấy vẽ nhưng tác phẩm cứ xuất hiện đều đều. Biết nhiều trường phái nhưng không bao giờ tiết lộ trường phái bản thân. Tôn trọng người mẫu một cách cực đoan nhưng lại chăm sóc mình và vợ con một cách ngẫu hứng. Có thể thay đổi giá tranh từng phút một. Căm thù máy ảnh nhưng vẫn tìm mua. Đi xem triển lãm của bạn bè luôn cười bí hiểm. Hay chơi đồ cổ và hay chơi đồ giả cổ. Có khả năng vẽ trên vỏ bao thuốc lá. Nghĩ về Pi-cát-sô như một họa sĩ gặp may. Không lăng nhăng nhưng có thể bất thình lình ly dị. Tiêu rất nhiều tiền mua đồ chơi trẻ con và coi những ai không như vậy là quân man rợ. Thích tụ tập ở vài nơi cố định. Trang trí nội thất tuyệt đẹp nếu không phải nhà mình. Dừng rất lâu trước một bức tường rêu và đi vụt qua trước một tiệm vàng. Sức khỏe tốt, thậm chí quá tốt. Ít gây xáo động, ít làm ồn ào trên báo chí nhưng không phải thế lúc ở quán bia.

Nhà biên kịch điện ảnh:

Luôn có vài kịch bản chưa được duyệt. Luôn có vài trăn trở chưa được nghe. Luôn có vài hãng phim còn nợ tiền. Xem phim nhớ nhất những khúc không phải của mình. Ít yêu nhưng khi yêu thường làm thiên hạ sửng sốt vì cách lựa chọn bất ngờ. Thích nói tiếng Anh khi gặp người Pháp và nói tiếng Pháp khi gặp người Anh. Có một nỗi đau âm ỉ mà chẳng bao giờ lộ ra nếu biết chắc lộ ra không ai đọc. Nhiều trí tưởng tượng, nhiều khám phá về bản thân. Hay nói tới tiền tạm ứng. Thỉnh thoảng cũng mặc complê. Đi dự đám cưới bạn bè nghiêm túc và phát biểu nghiêm túc trong lúc thiên hạ đang ăn. Bất ngờ nhân nhượng một khoản lớn nhưng có thể tranh cãi đến chết vì một câu thoại. Cho rằng các kịch bản cũ là kịch bản hay. Luôn ngạc nhiên khi mình không làm đạo diễn.

Nhà đầu tư chứng khoán:

Trẻ đến bất ngờ. Trở thành nhà đầu tư còn bất ngờ hơn. Thỉnh thoảng lại lao vào nhà, cười phá lên hay đóng cửa đánh sầm, im lặng. Tự nhiên thích đọc báo. Tự nhiên hỏi giá xe hơi sau đó hỏi bán đồng hồ. Đi từ sáng sớm, về lúc nửa khuya, thậm chí về lúc sáng hôm sau. Thiếu tiền điện nhưng chỉ bàn về chục tỷ. Có những khi tác phong như một đại gia nhưng sau đó lại thất thểu như một kẻ mất hồn. Tiêu thụ một lượng cà phê bằng mười người khỏe mạnh. Háo hức trước mọi tin đồn và hăng hái góp phần vào tin đồn. Coi cuộc đời là một cơ hội lớn. Coi thành phố là một thị trường. Lấp lửng rằng mình giàu nhưng lấp lửng là chưa đến lúc tiêu. Chả bồ bịch gì cả vì không còn cả sức lực lẫn thời gian.

Luôn cảnh giác và đề phòng thứ chả ai nhìn thấy. Nhẹ dạ và cả tin. Ranh ma và nhạy cảm. Quen nhiều nhưng không bạn với ai!

NHỮNG KIỂU YÊU TRÊN THẾ GIỚI

Dân Pháp: Khi yêu, đàn ông Pháp thường tặng rượu vang cho phụ nữ, nhưng không quên đòi trả lại vỏ chai. Nếu tặng nước hoa, đàn ông thường xịt lên mình trước nên tất cả đều thơm lừng. Khi dắt bồ đi nhà hàng, đàn ông Pháp luôn trả tiền gửi xe, nếu hai người đi một xe thì cô gái trả tiền xăng. Khi ra bờ biển, đàn ông thường ngồi nhìn các cô gái tắm và viện cớ rằng mình không biết bơi.

Nếu có cá mập xuất hiện, đàn ông Pháp không nhảy xuống mà chỉ đứng trên bờ và đọc cho con cá nghe bài thơ ca ngợi cái đẹp. Nếu gặp anh bồ đi với cô khác, phụ nữ Pháp không không khi nao2 ầm ĩ, họ chỉ bỏ đi mua xắm quần áo mới rồi gửi hóa đơn thanh toán cho cô gái kia.

Dân Ý: Phần lớn các cặp tình nhân Ý đều đi xe Vet-pa và tình yêu thường xảy ra khi xe hỏng máy dọc đường, nên ở nước Ý, đi đâu cũng gặp cửa hàng cho thuê xe hư. Lúc tình yêu lên tới cao trào, cặp trai gai1 hay ăn chung một đĩa mì ống và ăn càng lâu càng tốt nên có những sợi dài đến vài mét.

Phụ nữ Ý nóng tính như lửa, hễ rủ bạn trai đi chơi mà bạn trai không đồng ý là túm tóc kéo đi ngay nên trai tráng anh nào cũng tóc xoăn. Khi khi gặp một món đồ ăn Ý, con gái xứ này thường bảo bạn trai mua, khi cưới nhau sẽ trả tiền lại nên rất ít ông không dám cưới. Khi khiêu vũ con gái Ý thường dẫm chân lên chân đàn ông nên chân anh nào cũng to và vì thế đá banh giỏi. Khi cùng đi siêu thị, đàn ông Ý xách đồ, còn đàn bà Ý xách đàn ông nên hầu như chẳng bao giờ xảy ra mất cắp. Lúc trời mưa, con trai Ý hay che dù cho người yêu nên chỉ ở xứ này mới có bệnh cảm nửa người.

Dân Tây Ban Nha: Do phần lớn yêu nhau khi đi xem đấu bò nên các đôi nam nữ xứ này thường tặng nhau sừng bò khi làm lễ cưới. Phong tục cho phép khi con bò ngã xuống, cô gái sẽ được hôn bạn trai ngay tại sân, còn khi người đấu ngã xuống, các chàng trai được hôn ngay cô nào ngồi bên cạnh mình cho nên nhiều đàn ông lúc xem chỉ cổ vũ con bò.

Nếu đi chơi mà gặp kẻ cướp, đàn ông Tây Ban Nha không khi nào gọi cảnh sát mà chỉ gọi mẹ vợ. Khi hai vợ chồng cãi nhau, họ bao giờ cũng mở nhạc để át tiếng ồn, mà hễ cứ có nhạc là khách đi đường dừng lại khiêu vũ cho nên gia đình càng bất hòa thì thanh phố càng có nhiều lễ hôi.

Dân Đức: Người Đức nổi tiếng kỷ luật nên khi trai gái yêu nhau, các cuộc đi chơi đều được lên lịch trước hai năm và không được vi phạm, vì thế nhiêu cặp cãi nhau vẫn đi bên nhau vì chi phí chuyến đi đã thanh toán trước cả rồi. Trong cuôc sống vợ chồng, mọi thứ đều được ghi bằng văn bản lưu ở đồn cảnh sát nên bất cứ sự tranh chấp nào đều được giải quyết rất nhanh.

Theo phong tục. đàn ông Đức đều phải gọi vợ là "bé yêu"

Từ 5h đến 7h sáng mỗi ngày, nếu vi phạm sẽ bị đi quét đường nên thành phố lúc nào cũng sạch bóng. Khi xảy ra hỏa hoạn, phụ nữ Đức sẽ cứu con mèo sau đó cứu ông chồng..

Dân Mỹ: Các cặp mới cưới thường cùng ngồi xem phim kinh dị, nên sau đó họ nhìn nhau bao giờ cũng đẹp. Phụ nữ Mỹ hay mang súng chính vì thế các cô gái mặc áo tắm rất được các đàn ông ngưỡng mộ vì họ an toàn. Khi mua hàng, phụ nữ Mỹ trả tiền nhưng khi ăn uống, đàn ông phải trả tiền nên đàn ông Mỹ ai cũng ăn kiêng. Khi gặp cướp đàn ông Mỹ gặp cảnh sát còn đàn bà gọi chồng cũ đến cứu.

Thế là xong!

Quyết định đã ban ra. Báo đã đăng, tivi đã công bố, vợ đã cằn nhằn, bệnh viện đã đay nghiến, nhà thuốc đã buồn rầu.

Tôi đi mua nón bảo hiểm.

Nhét vào túi áo "đồng tiền xương máu" vừa "giật tạm" anh em, nhảy lên chiếc xe nửa Suzuki, nửa Citi đã sau bao lần sửa chữa mà phân khối vẫn hoàn toàn tối mật, tôi lao ra ngã sáu Sài Gòn, nơi mà thiên hạ đồn trên là trời, dưới là bụi, ở giữa là nón bảo hiểm.

Quả là danh bất hư truyền. Nón bày la liệt còn hơn dưa hấu đêm ba mươi. To có, nhỏ có, chẳng ra to, chẳng ra nhỏ cũng có. Màu xanh, màu đỏ, màu khoai lang..., và đương nhiên cũng có màu mắm tép. Nhãn hiệu thì khắp thế giới: của Trung Quốc, của Nhật Bản, của Đài Loan, và của cả vương quốc Abara nghe đâu có thủ đô là Ma-rốc(!) Chế tạo thì vô cùng phong phú: nón bằng sắt, nón bằng nhựa, nón bằng thuỷ tinh, và hình như có cả nón bằng bánh tráng.

Các cô bán hàng mới tuyệt làm sao! Cô thì trắng, cô thì cao, cô thì vừa trắng vừa cao, vừa cười tươi, vừa xinh đẹp, khiến tôi không còn chút sức lực nào để bảo hiểm hồn vía.

Siết lại món tiền lần cuối cũng như siết người thân sắp lên tàu đi cách biệt, tôi rụt rè bước vào toà nhà rộng mênh mông, nón treo la liệt như lá mùa thu giữa khu rừng già. Một em lao ra, cười để lộ hàm răng loé sáng:

_Anh mua gì?

_Dạ mua nón bảo hiểm. Tôi cần thứ nào vừa rẻ, vừa bền, vừa sang, vừa nhiều tác dụng.

Cô gái dịu dàng:

_Anh yên tâm đi, cửa hàng của em chất lượng uy tín, chạy theo tính mạng khách hàng chứ không theo lợi nhuận. Ở đây rất đặc biệt, không tính tiền nón theo to nhỏ, theo xuất xứ, theo kiểu dáng mà theo loại đường khách đi.

Tôi ngớ cả người:

_Theo đường là sao?

Cô gái ngúng nguẩy:

_Là nón tiệm em bán cho khách căn cứ vào đấy. Ví dụ như khách đi xa lộ, đường vừa rộng, vừa thẳng thì nguy hiểm nhất là ngồi lâu, ngủ gật. Bọn em có nón gắn máy ghi âm, cứ thỉnh thoảng lại có tiếng bò kêu, hay tiếng còi ô tô tải rú lên chọc thẳng vào tai, khiến khách giật mình choàng dậy.

Tôi cảm phục:

_Hay quá!

_Tất nhiên là hay rồi. Khác với những loại nón tầm thường, chờ cho khách đụng xe rồi mới bảo hiểm, nón của tiệm em vừa chủ động, vừa sáng tạo, phòng tránh tai nạn. Ví dụ như khách đi trong thành phố, nỗi nguy hiểm nhất là gặp đường đào lên đào xuống sâu như con mương, bọn em có loại nón hễ khách bị lọt xuống hố là hai bên nón xoè ra như hai cái tai voi, khiến khách mắc lại nên không lọt xuống đáy.

_Tuyệt! - Tôi reo lên.

_Tuyệt hơn nữa là loại nón dùng đi trong hẻm. Loại này không bịt kín đầu mà bịt kín mũi, vì đường trong hẻm bây giờ toàn bán quà bánh, mùi xào nấu bay vào mũi, khiến khách mất tập trung, dễ gây tai nạn. Với những con đường nhiều quán nhậu, hay gặp cảnh cò đứng ra giữa đường níu khách, bọn em khuyên khách dùng thứ nón có phun mỡ, hễ ai túm vào là trôi tuột đi. Những con đường qua các quán bia ôm, có chiêu đãi viên ăn mặc hở hang vẫy gọi thì bọn em dùng thứ nón có hình bà xã lập loè, chớp tắt ở trên đỉnh đầu.

Tôi toát mồ hôi, nghĩ bụng may quá mình chưa dẫn bà xã qua đây. Cô bán hàng vẫn thao thao bất tuyệt:

_Nón cho loại đường hay có xe ba bánh chở sắt xây dựng dài thòn, bọn em khuyên khách dùng thứ nón không đội đầu, mà đeo trước ngực đề phòng sắt xuyên vào. Với con đường có nhiều cây, khả năng gãy cành rớt xuống thì có loại nón phía trên bằng thép cục. Còn những con đường lâu lâu lại có nước từ lầu trên hắt xuống thì em bán thứ nón vừa che nắng vừa có đính áo mưa. Với loại đường hay kẹt xe, nón của chúng em sẵn sàng xoè ra như chiếc dù, bên trong lại lắp sẵn hai chai nước suối. Thậm chí, nếu khách không đi trên con đường nào, chỉ đi họp thì bọn em cũng có loại nón chẳng che chắn gì, nhưng lâu lâu lại giơ tay phát biểu cho không khí cuộc họp đỡ căng.

Tôi toát hết mồ hôi:

_Trời ơi, không ngờ lĩnh vực bảo hiểm bây giờ đa dạng và phát triển thế! Nhưng em ơi, anh hay đi trên những con đường vừa là hẻm, vừa là xa lộ, vừa bị đào, vừa hay có cây rớt, lại có cả bia ôm ngoắc, xe ba bánh đâm thì nên mua loại nón gì?

Cô bán hàng suy nghĩ, rồi:

_Nếu như thế, có lẽ tốt nhất anh nên ở nhà, đội gầm giường.

Công nghệ siêu mỏng

Hôm nay thành phố triển lãm tivi siêu mỏng, có sự tham gia của hầu hết các hãng nổi tiếng. Ai cũng hiểu rằng mỏng là công nghệ tân tiến nhất hiện nay, nói lên mức độ hiện đại, khả năng cạnh tranh và tầm nhìn của doanh nghiệp.

Đúng tám giờ, hội nghị khai mạc, đại diện hãng Z đứng lên, đọc lời giới thiệu. Khi ông đang đọc, một cơn gió mùa đông bắc ào vào hội trường, làm tung bay những chiếc rèm cửa. Ông bèn dừng lại, chạy ra kéo rèm. Lúc này người ta mới biết rằng đó chính là những chiếc tivi mỏng được treo lên và sẵn sàng lay động trước gió.

Khán giả vỗ tay rào rào. Hãng Z chưa kịp tự hào thì đại diện hãng ZA đứng dậy. Ông bước lên diễn đàn, ho, đeo kính rồi rút ra một tờ giấy chuẩn bị đọc diễn văn. Nhưng mãi chả thấy đọc, chỉ thấy trên tờ giấy bỗng hiện ra chuơng trình "Chiếc nón kỳ diệu". Thì ra đó là một chiếc tivi, có thể gấp lại và mở rộng ra như một tờ giấy báo.

Vỗ tay như sấm. Từ nay tivi không những dùng để xem bóng đá, mà còn dùng để gói đồ.

Nhưng ZA chẳng tự hào được lâu. Đại biểu của ZB xông tới diễn đàn. Ông thong thả uống nước, rồi thong thả rút ra một tập khăn giấy, từ tập khăn giấy rút ra một tờ chùi mồm, sau đó vo viên rồi cắm điện. Ôi, đó cũng là một chiếc ti vi, mỏng tới mức nếu để trên bàn, khách khứa chắn chắn sẽ nhầm với giấy "kít mi".

Vỗ tay như sấm. Không ai có thể ngờ công nghệ đã đạt tới mức này. Trừ một ông. Ông cố ra hiệu cho tất cả im lặng, rồi bắt đầu choàng khăn, bôi xà bông đầy mặt. Khán giả la ó phản đối, hô lên dây là hội thảo khoa học chứ đâu phải tiệm cắt tóc. Mặc kệ, vị đại biểu cứ ung dung ngồi xuống soi gương rồi cạo sạch bộ râu. Chỉ sau đó người ta mới hiểu lưỡi dao cạo là một chiếc tivi sắc như nước.

Toàn thể hội trường kinh hãi. Quả là khoa học đã tiến bộ vượt bậc. Vị đại biểu tuyên bố hùng hồn:

- Thưa các quý ông quý bà. Có thể đây là sự tận cùng của công nghệ hiện đại. Chỉ với một độ dày tối thiểu, chúng ta có thể nhìn thấy thế giới một cách tối đa. Thông tin ngày nay rõ ràng đã thâm nhập vào mọi khía cạnh dù phức tạp đến đâu của cuộc sống, gây cho mỗi công dân nhiều cơ hội cảm thụ trong những hoàn cảnh chưa từng có. Từ nay chúng ta có thể cạo râu, chúng ta có thể cuộn tròn kẹp vào nách, có thể dùng tivi đậy lên thức ăn, vớ lấy tivi lau nhà, lau tủ lạnh, trùm tivi, đắp thay chăn hoặc xoắn tivi lại để làm thành dây thừng. Tôi còn biết một trường hợp đã lấy tivi cuốn với rau sống và thịt heo để chấm vào tương ăn như ăn gỏi cuốn mà không nhiễm độc.

Lại vỗ tay. Sau đó, các nhà nghiên cứu quay sang cãi nhau để xem màn hình của công ty nào mỏng nhất. Tranh luận bùng nổ. Không ai chịu ai. Đang gây cấn tới mức kẻ thì vớ tivi lau mồ hôi, kẻ thì vớ tivi để làm dao đe doạ.

Đang gay cấn thì có tiếng ầm ĩ. Một tốp múa minh hoạ tiến vào hội trường. Chưa kịp biểu diễn thì ban tổ chức hốt hoảng xông lên mời xuống vì nhiều cô mặc đồ gần như trong suốt. Các cô kêu ầm lên, lúc ấy mọi đại biểu mới hiểu những bộ đồ kia may bằng những chiếc tivi.

HAI MƯƠI LÍ DO ĐỂ KHÔNG LẤY CHỒNG

Bây giờ, số phụ nữ lấy chồng muộn và không lấy chồng ngày càng tăng, trở thành mốt của thời đại. Ngày ngày, các phụ nữ không chồng tung tăng ca hát, tung tăng đi lại trong thành phố, tự do mua sắm, tự do tụ tập và về khuya. Tổ chức "Phụ nữ độc thân vui vẻ" quốc tế vừa ra thông báo, nêu bật ưu điểm của việc không lấy chồng. Chúng tôi xin mạn phép được trích đăng:

1. Khi ta không chồng, ta sẽ thoát khỏi mẹ chồng, nỗi ám ảnh của mọi cô gái trước giờ kết hôn.

2. Khi ta khôn chồng, ta sẽ chẳng phải hỏi ai: "Sao giờ này mới về?". Ta cũng không cần gào lên với ai: "Anh đi với con nào?". Ta cũng không phải đau nghiến ai: "Còn vác xác về được à, sao không ở ngoài đó luôn đi."

3.Khi ta không chồng, ta khỏi phải thét lên: "Sao phòng tắm lại lênh láng nước thế này? Sao trên bàn lại đầy tàn thuốc lá thế này? Trời ơi, tôi có phải là con ở đâu?"

4. Khi ta không chồng, ta khỏi phải hộc tộc chạy về nấu cơm buổi trưa và buổi tối. Khỏi phải nghe những tiếng rên rỉ: "Lại thịt kho à? Cô không biết gì hơn thịt kho sao?" Hoặc những tiếng gầm gừ: "Thôi, cô nấu cơm thì cô tự an đi, để tôi ra ngoài ăn cho nhiễm độc."

5. Khi ta không chồng, ta thoát khỏi cảnh bất thình lình gặp một chiếc áo may ô trên ghế, một chiếc giày đầy mốc trong gầm tủ và một bộ đồ chưa giặt nhét dưới gối. Ta cũng không phải bị cảnh đi làm về mệt điên người lại thấy một dống bát đĩa chưa rửa đang chờ.

6. Khi ta không chồng, ta khỏi phải thức dậy nửa đêm vì tiếng gáy khò khò. khỏi phải nhăn mặt nhăn mũi khi ngửi thấy mùi thuốc lá và chẳng cần làm ra vẻ thản nhiên khi ngửi thấy mùi bia chua.

7. Khi ta không chồng, ta có thể mặc áo hai dây, mặc váy ngắn ra đừơng để khoe cặp chân dài bất tận mà không sợ bị một lão vừa béo vừa lôi thôi , vừa ngoái nhìn vừa lừơm và hỏi: "Mặc thế để đi đâu?" Hoặc "Tửơng mình còn trẻ lắm à?"

8. Khi ta độc thân, ta tha hồ chê chồng con Tuyết già, chồng con Hồng béo, chồng con Đào gầy. Chúng nó chả có cách gì chê lại ta.

9. Khi ta tự do, ta ngủ tới 11 giờ trưa, tha hồ xem phim bộ. Những cảnh lâm ly ta tha hồ khóc mà chẳng sợ kẻ nào bảo ta sến.

10. Khi ta tự dp, ta có thể mời một chàng đẹp trai, một chàng tài năng hoặc một chàng ga lăng về nhà chơi. Cũng chả ai cấm ta mời cả ba chàng.

11. Khi ta chưa có gia đình, ta không cần phải đi siêu thị và ghé quầy "Dụng cụ gia đình", là nơi phần lớn chỉ bán các dụng cụ khổ sai.

12. Khi ta chưa kết hôn, ta có thể ngồi trong tiệm cà phê, đọc báo và châm một điếu thuốc là thơm, ngón tay út cong lên đầy kiêu hãnh.

13. Khi ta chưa có giấy hôn thú, ta có thể hét vào mặt một tên nào đó: "Cút ra khỏi nhà tôi ngay."

14. Khi ta chưa thành gia thất, đi đám cưới ta chỉ cần bỏ phong bì một suất tiền.

15. Khi ta sống một mình, ta có thể tắm bao lâu cũng được, vừa tắm vừa hát cũng được, và không bị đứa khác giành nhà tắm trước, vừa khạc vừa nói vọng ra: "Dao cạo râu của tôi cô quẳng đi đâu rồi?"

16. Khi ta chẳng có chồng, ta khỏi phải mua một chiếc quần đùi rộng may sẵn và băn khoăn tự hỏi: "Chả hiểu size này đã vừa chưa?"

17. Khi ta chưa chồng, ta khỏi phải gọi ai là "ông xã", một danh từ chả có chút gì lãng mạn và hấp dẫn.

18. Khi ta chưa chồng, ta khỏi phải mua báo bóng đá, khỏi phải nhìn cái cảnh đàn ông mặc quần đùi chạy quanh tivi

19. Khi ta chưa chồng, ta có thể đi nhà hàng và gọi một chai bia.

20. Cuối cùng, khi ta chưa chồng, ta lấy chồng lúc nào cũng được!

Thư Của Bồ Nhí Gửi Cho Bà Vợ

Thưa bà,

Dù chúng ta có vô cùng xung khắc, chúng ta vẫn phải nhất trí một điểm: chồng bà là đàn ông.

Mà đàn ông thì sao? Ðàn ông thì ham thích nhiều thứ. Ham thích đến mãnh liệt. Và, bà đừng dấu em, bà hãy công nhận rằng , phụ nữ chúng ta yêu đàn ông vì họ ham thích và biết cách thực hiện nó (Chúng ta cũng ham thích nhưng thực hiện chủ yếu bằng cách mua nó).

Ông thì thích máy móc, ông thi thích kiến trúc, ông thích vật lý và hóa học, ông dại hơn một chút thích thơ văn. Toàn những ham thích có lợi cho xã hội.

Nhưng đàn ông không chỉ ham thích một thứ. Nếu gà chỉ thích giun, bò chỉ thích cỏ tươi hay thỏ chỉ thích củ cải thì đàn ông lại thích đa dạng. chuyện ấy trong đá bóng, trong ẩm thực, trong bia bọt không sao, nhưng trong vấn đề phụ nữ, tính đa dạng của nó làm cuộc sống thêm rắc rối.

Bà thân mến,

Em tin rằng, bà có rất nhiều ưu điểm. Sở dĩ em quen với ông là do ông ấy thông minh (chứ không phải chỉ có tiền như thiên hạ vẫn đồn). Và, một người thông minh không khi nào chọn vợ quá kém. Thậm chí, bà không quá kém, bà còn rất nổi bật ở nhiều phương diện.

Theo như ông tiết lộ một cách đầy thành kính, bà nấu ăn ngon, bà rửa bát sạch, bà lau nhà bóng và bà đi chợ rẻ. Bà còn đối xử tốt với chó, mèo .... Em xin thú thực , tất cả các phương diện đó, em đều thua bà. Khi em nấu món canh, ai cũng nghĩ là món xào. Khi em rửa bát, tốt nhất lúc dùng nên rửa lại. Khi em lau nhà hay quét nhà, em để cái đống rác chỗ nọ chỗ kia. Chợ duy nhất em đi là chợ mỹ phẩm. Còn chó mèo, em chỉ nuôi chúng trong tranh.

Nhưng ông vẫn thích em. Tiện đây xin tiết lộ: thời gian thích không hề ngắn, cường độ thích không hề yếu và chi phí thích không hề thấp. Bà kinh ngạc. Bà không tin ư? Bà nhớ rõ ông vẫn về nhà, vẫn ăn cơm tối, vẫn lịch sự với bà v.v.. Bà cảm giác chả có khe hở nào để em lọt vô cái pháo đài do bà xây dựng, canh gác và tuần tra.

Bà nhầm.

Em xin phép không đi vào chi tiết. Em chỉ nói một cách văn học rằng, không có gì ngăn cản được con tim. Nhất là một con tim gìa lao về một con tim trẻ. Như trên đã nói, em thua bà về một tỷ thứ. Ðúng một tỷ thứ, chả bớt phần nào. Nhưng, em lại hơn bà hai tỷ.

Bà sẽ gầm lên. Bà sẽ quát: hơn ở chỗ nào?

Thưa bà, những thứ em hơn lại vô cùng vớ vẩn. Em thành thật tin thế. Nhưng đàn ông, tiếc thay, lại không tin.

Em biết chớp chớp mắt. Em biết ngồi gần ông mà lại vẹo người. Em biết đánh vào lưng ông, hay đánh ở chỗ thấp hơn, vừa đánh vừa cong môi nhìn đi chỗ khác. Em biết hét lên khi thấy con sâu và ù té chạy khi gặp con thằn lằn.

Cái gì em cũng ngạc nhiên và nhờ ông giải thích. Em tin ông là vô địch về trí thức, về thể thao, và luôn thể hiện lòng tin ấy ra mồm. Mỗi lời nói của ông, với em, đều là chân lý. Em khâm phục khi ông uống bia. Em kiêu hãnh lúc ông châm thuốc lá. Em ngồi nép mình khi ông tụ tập. Em lo lắng nhưng chẳng bao giờ tra hỏi lúc ông đi khuya. Vá, quan trọng nhất, thưa bà, da em trắng, eo em nhỏ, môi em đỏ và chân em chả khác chân dài. Em mặc váy hồng, em thắt nơ xanh và em dùng dầu thơm của Pháp. Nước Pháp, chắc bà cũng biết, vô địch về các loại dầu thơm.

Khi ở bên ông, em không ngốc và không tham lam như các phim truyền hình quay vội vàng mà bà vẫn xem đâu ạ. Chúng em không hề bàn về tiền bạc. Hai người đều mơ tới ánh trăng, tới những khát vọng chưa thực hiện và đều thích nhìn sao trên trời. Hai người có thể xung đột vì một bài thơ, giận dỗi vì một bức tranh và bỏ ra về vì một bông hoa bày không đúng cách ( trong khi ông và bà giận dỗi vì một mâm cơm, cãi nhau vì hoá đơn tiền điện và ra khòi nhà vì chậu quần áo chưa phơi).

Thưa bà,

Ðấy, em tới ông, ông tới em là như thế đấy. Nó thanh cao thì em không dám nói, nhưng nó cũng chẳng phàm tục như sách vụ án viết đâu. Em xin bà hãy mừng vì điều đó.

Tuy ông phạm tội nhưng tội ấy còn sang. Bà hãy tự an ủi như thế. Tại sao em viết thư này? Tại vì em xin trả lại ông cho bà. Chúng em nhất trí cái gì đẹp thì phải ngắn và chúng em đã ngắn đủ dài. Toàn bộ sự tinh tế của tình yêu nằm ở chỗ này, và bà không biết được.

Xin bà hãy dang tay đón ông về. Em lấy danh dự thề rắng, ông không sứt mẻ quá nhiều, đơng giản vì ông có còn nhiều đâu mà sứt mẻ. bà hãy coi ông như vừa sau chuyến du lịch mạo hiểm trở lại nhà. Cần chở che và sẵn sàng che chở.

Em đi đây. Cuộc sống là khám phá và em thích khám phá nhiều nơi. Bà đừng trách em. Bà cũng đừng tự trách mình. Khi em bằng tuổi bà, em cũng chả hơn gì bà đâu.

Chúc bà vui khoẻ.

Diễm Lệ Đài Trang

Thư của bà vợ gửi cho bồ nhí

Thưa cô, Tôi đã đọc thư cô một cách bình tĩnh. Đúng như cô nói, ở tuổi tôi và ở địa vị tôi, sự bình tĩnh luôn luôn có thừa.

Này cô, Việc chồng có bồ nhí khiến tôi ngạc nhiên. Đó là cảm giác đầu tiên, và thành thật với cô, nó hõn cả cảm giác cãm phẫn.

Vì sao vậy? Thưa cô, vì tôi tin chắc rằng lão (hãy gọi sự vật cho đúng tên và đúng tuổi của chúng cô nhỉ) đã đuối sức rồi, nói một cách chắc chắn, một cách không có gì phải bàn cãi cả.

Khi viết thư cho tôi, cô có vẻ tự ðắc pha chút hả hê. Cô cảm thấy mình giật được từ tay bà khác một mỏ vàng, và mình có những phẩm chất rất khác thường mới gặp may như thế.

Cô nhầm thảm hại quá, cô ơi!

Quả lão là cái mỏ. Hay nói chính xác hõn, đã từng là mỏ. Điều ấy cách đây ba mươi năm trước, cả thành phố phải công nhận chứ đâu cần phải một cô gái có trí tuệ siêu việt gì.

Nhưng trên, trong và dưới cái mỏ ấy, tôi đã đào, đã cuốc, đã đẽo, đã nổ mìn, khai thác rầm rộ, quy mô mấy chục năm.

Và giờ đây, mỏ chỉ còn khung, còn một sự hoang tàn.

Chỉ có đôi mắt ngốc của cô, chỉ có cặp môi dại của cô và chỉ có tí não khờ của cô mới không nhận ra điều đó.

Cô vớ được lão, khi tôi trong một chừng mực, đã mặc cho lão tự do.

Cho lão có cảm giác sổng chuồng.

Đàn ông sống bằng ảo tưởng cô ạ, và nuôi dýỡng cái ảo tưởng đó một cách khéo léo, là nhiệm vụ của phụ nữ chúng ta.

Tôi không vui gì khi lão có bồ.

Nhưng chớ nói rằng tôi quá hoảng sợ vì điều đó. Tôi quá hiểu đứa khác sẽ được bao nhiêu trong khi mình đã vớ bao nhiêu. Phần của cô, hỡi ôi, thực là thảm hại.

Cô khoe là cô ngây thơ và nhí nhảnh. Cô té xỉu khi gặp thằn lằn và ngả lãn ra khi gặp tắc kè. Dạ thưa cô, khi bằng tuổi cô, tôi cũng ngây thơ như thế. Nhưng lúc này, gặp hai của đấy, tôi chỉ đập một cái cho bẹp dí là xong.

Rồi cô khoe là cô biết chớp mắt, biết ngả ðầu và biết cười he hé nghiêng nghiêng. Ôi dào, những trò đó ngày xưa tôi làm mãi. Và bây giờ vẫn có thể làm, thậm chí còn làm hay hơn cô ấy chứ. Nhýng vì mục đích gì, gặt hái gì khi mọi thứ đã no nê? Cô nhìn lão trong quán cà phê hạng sang. Trong complê và cà vạt đắt tiền. Còn tôi có khá nhiều dịp (nhiều hõn cả cần thiết) nhìn lão trong quần đùi rộng, trong áo may ô chả hiểu màu gì.

Và tôi cam đoan rằng, cái tôi nhìn mới là cái thật. Cái cô nhìn là giả.

Cô thừa biết thế, chẳng qua cô đang tự dối mình. Cô chê tôi chỉ biết rửa bát, nấu cõm. Cô thýõng tôi vì chỉ chăm chăm lo cái nhà sạch bóng. Nhưng tôi lại thích vậy. Vì đấy là nhà tôi và lão chỉ có nửa phần. Còn lão có bóng hay không, có sạch hay không lão phải tự lo. Tôi còn lo cho bản thân mình.

Tôi không chúi mũi vô bếp như cô tưởng và như lão tưởng chút nào.

Tôi say mê đánh bài. Tôi nghiện làm đầu và giũa móng tay. Tôi ham thích tám và hãng hái đi chùa. Tôi khoác áo lụa mỡ gà, khoác vòng cẩm thạch và tôi đã sắm đủ cho mình (bằng tiền lão, dĩ nhiên!).

Còn việc cô ngắm trăng cùng chàng, đọc thơ cùng chàng hay đốt nến cùng chàng xin cô cứ tự nhiên. Những thứ vớ vẩn và phù du đó ngày xýa tôi cũng nghĩ là ghê gớm lắm. Nhưng tôi nhanh chóng phát hiện ra chúng suốt đời loanh quanh như thế, và chả có lợi ích gì. Chúng chỉ nhý hạt tiêu rắc vô bát phở, không hề bổ béo, chỉ khiến nó dậy mùi. Mà mùi thì tôi đã chán. Chán không phải do tâm hồn tôi lầm lỗi, mà do đã đủ rồi!

Cuối thư, cô cho biết đã chuồn ra khỏi lão, hoặc lão đã chuồn khỏi cô. Tôi chả hiểu ai đã thoát được ai. Nhưng chắc chắn là tôi suýt thoát. Tiếc quá. Giá nhý lão đi với cô, giá như lão ảo tưởng về sức mình thì tôi đã có cõ hội tuyệt vời để lại tung tãng.

Tôi tin chắc mình tung tăng chả khi nào muộn, khi mình kiêu hãnh, mình không nghèo khó và mình có sự mặn mà. Những thứ cô còn lâu mới đạt tới, cô bé đáng thương ơi! Cô yên tâm. Tôi sẽ đón lão về. Cáo chết còn quay về núi, trong khi lão chả phải cáo, lão là người. Tôi cũng chả dày vò, chả đay nghiến chi đâu. Tôi không phải hàng tôm hàng cá. Tôi chỉ cười khẩy mà thôi. Một nụ cười đã làm lão nhớ cả chục năm. Chúc cô may mắn trên con đường chinh phục các lão khác. Thế gian chả thiếu ông già. Cô cứ việc xông lên. Chào cô.

Diễm Bà

Thư của chàng trai ngũ tuần gửi 2 nàng

Ta đã đọc thư của cả 2 nàng, từ tốn và chậm rãi như lúc ta khóac vào cái áo vest sang trọng đắt tiền làm bằng tiền bòn rút từ công trình abc xyz nào đấy (chả nhớ nữa).

Có lẽ trong thư ta cũng phần nào hiểu rõ cái cách mà 2 nàng nhìn nhận về 1 người đàn ông "thành đạt" như ta, thành đạt trong khỏan kiếm tiền và cả cái khỏan mây mưa sét đánh.

Phải đấy thôi, ta là đàn ông, mà đàn ông chả có cắc nào trong túi thì chả nói làm gì cho phí nước bọt, cái lọai thường thường bậc trung, có chút của ăn của để thì còn ham hố nuôi mèo bên ngòai, dăm bữa nửa tháng cống cho mấy con nhân tình 500k hay 1 triệu để gọi là "em giữ mà mua áo mua váy". Này nhé, với 1 quý ông như ta đây, vừa cung phụng cho em Diễm Lệ xum xuê là lượt, vừa làm tròn trách nhiệm một ông chồng gương mẫu với gia đình, mà đã đâu kể ta đây còn cả mấy cái quỹ đen bên ngòai, nên các nàng ạ, nhìn các nàng cứ bàn mãi chuyện khai thác kịêt quệ cái mỏ già này, thật ta thảm cho 2 nàng biết bao. Tiền đã là của ta thì 1 xu cũng đừng mơ tưởng mà bòn được.

Ta già, ta cũng công nhận điều ấy. Mà khi già thì con người ta có xu hướng quay về quá khứ và làm ngược lại cái thói quen thông thường của mình. Chứ như ta của khi xưa xem, đầu tắt mặt tối đâm đầu vào kiếm tiền lo cho cái nhà mấy miệng ăn, thời gian đâu mà vồ vập thơ với thẩn, để giờ phút ấy lấp đầy cái tài khỏan ngân hàng coi bộ còn sướng đời hơn. Nên ta nói, ta đã cho bà lớn cùng san sẻ hưởng thụ, thì chí ít bà ấy cũng phải làm giàu đời sống tâm hồn cùng ta, chứ như nàng ấy ăn ngon mặc đẹp rồi thì lại muốn ăn sang mặc mắc, làm nail với chả hấp dầu, đúng rõ cái phường dở hơi! Chả lẽ 2 vợ chồng già thế này lại ly dị vì lý do đồng sang dị mộng thì có mà thối mồm thiên hạ ra đấy. Ta là còn giữ phẩm chất doanh nhân của mình, không khéo lại bị khai trừ khỏi Đảng thì lấy gì mà xét danh hiệu thi đua.

Nên, bỏ tiền mua lấy hồng nhan tri kỷ, tối tối ngồi ẩm thơ, ngắm trăng, đung đưa chân trong cái hồ nhân tạo ở căn biệt thự ngoại ô, thỉnh thỏang vờ giận hờn vu vơ vì 1 câu thơ vớ vẩn nào đấy, đời thế mà thích, nhỉ!

1 ngày đi làm của ta, sáng tạt vào ký ký mớ giấy hợp đồng, xem chừng mấy đứa nhân viên làm ăn làm uống thế nào, trưa lại tạt về thăm thú bồ nhí, xem cái cảnh 1 con đàn bà té xỉu vì con thằn lằn trông nó hài thế nào, tối lại về ăn cơm cùng vợ cả, trông nàng tất bật để giữ cái kho vàng này, đấy, thú vui của đàn ông thành đạt nó cũng khác người. Hả hê à? Tự mãn à? Đâu, chẳng qua chỉ là có xuất kho thì phải có hàng về thôi.

Mà thế các nàng khờ lắm cơ, đàn ông đã trăng hoa thì làm gì có sứt mẻ? Chả nhẽ hồi ấy học giáo dục giới tính, cô giáo lại bảo với 2 nàng rằng " nam nữ nó sướng đều" à? Này nhé, đã vào cuộc chơi thì chỉ có đứa con-gái-sẽ-trở-thành-đàn-bà chịu thiệt, chứ cánh mày râu này, mất mát gì đâu? Cam đoan tận cả cái lúc ta đây chơi chán rồi mới lấy vợ, thì bà vợ ta làm gì mà biết được ta mất zin? (viết đọan này tự dưng em mắc cừi quá Ngáo =))

Suy cho cùng thì đời cũng có quy luật của nó, ăn mãi một món thì đố ai mà chả ngấy. Tỷ như thơ thẩn mãi cũng nhàm, nhân tình cũ hoài cũng ỏai. Bỏ nàng này chẳng qua chỉ là nghỉ ngơi dưỡng sức, trở về trạm phục hồi, chơi dăm hôm vài bữa, rồi lại bay nhảy với cái gì đó tươi rói, xuân sắc hơn.

Ta nói để các nàng thôi ảo tưởng, quả thật đàn ông có tiền trên đời không thiếu, mà cũng phải phân thành loại dại gái và loại lão làng, chả biết gặp phải ta là do các nàng xui hay ta cao tay ấn nhỉ?

Vài lời gửi đến 2 trong số vài chục nàng đã làm ta say đắm.

Cáo chết còn quay về núi, trong khi ta chả phải cáo, ta còn hơn cả cái con vật ấy nhiều.

Chúc lành gửi đến 2 nàng.

Chàng trai ngũ tuần e ấp và đừng hòng dụ.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #lengkeng