tiểu luận vi mô

1-con người phải đối mặt với đánh đổi

-mọi thứ đều có giá trị của nó

-

-với nguồn lực nhát định để đạt được mục tiêu này phải hi sinh mục tiêu khác

trong cuộc sống có rất nhiều sự đánh đổi bởi cái ta cso thì ít àm cái ta cần thì nhiều.để nâng cáo chất lượng cuộc sống,luôn pahir cân nhắc đánh đổi giữa cái ta đnag có và cái ta muốn có,cần phải có .do mọi thứ đều khan hiếm(nguồn kuwcj,thời gian,cơ hội) vaayj nên luôn tồn tại sự đnáh đổi khi thực hiện các lựa chọn

Sự khan hiếm nảy sinh khi các nhu cầu  của con người lớn hơn các nguồn lực hữu hạn mà một cộng đồng hay địa phương vốn có, lớn hơn khả năng sẵn có về tài nguyên để thỏa mãn nhu cầu đó. Sự khan hiếm còn hàm ý rằng không thể theo đuổi cùng một lúc nhiều mục tiêu xã hội trên một số hạn chế các nguồn lực sẵn có, do đó dẫn đến việc đánh đổi . Đánh đổi khiến  mục tiêu phát triển này có thể xung đột với mục tiêu phát triển khác vì cùng dựa trên một loại tài nguyên. Sự mâu thuẫn của nhiều mục tiêu phát triển trên cùng một loại tài nguyên hạn chế tạo ra các xung đột môi trường mà nhiệm vụ của nhà quản lí là phải hóa giải được các xung đột đó càng sớm càng tốt.

Các nhà kinh tế học đã nói : “Chẳng có gì là cho không cả ” . Để có được 1 thứ ưa thích , chúng ta thường phải từ bỏ 1 thứ khác mà mình thích . Ra quyết định đòi hỏi phải đánh đổi mục tiêu này để đạt dc 1 mục tiêu khác

Nói cách khác, quá trình phát triển đòi hỏi phải đánh đổi một mục tiêu nào đó để đạt được mục tiêu khác có ích lợi hơn với chủ sở hữu, trong những phạm vi pháp luật cho phép .

 Như chúng  ta đã biết, đối vs doanh nghiệp thì mục đích của họ là tối đa hoá lợi nhuận, vì vậy họ luôn luôn phải đối mặt vs sự đánh đổi, phải lựa chọn quyết định sx cái gì, cho ai, để làm gì. Để có đc hàng hoá chất lượng tốt giá cao thì doanh nghiệp phải trả giá cho chi phí nhân công, máy móc, khi quyết định chi tiêu thêm cho một trong những hàng hoá trên, nên cuối cùng các doanh nghiệp này kiếm đc ít lợi nhuận hơn. Để đưa ra đc quyết định tốt nhất, doanh nghiệp phải đối mặt  vs sự đánh đổi để đạt đc những lợi nhuận cao.

nguyên lý này có ý nghĩa rất to lớn trên lĩnh vực kinh tế

là kim chỉ nam chỉ dẫn cho con người đưa ra quyết định

với một xã hội: con người phải đối mặt với nhiều sự đánh đổi. ví dụ kinh điển là sự dánh đổi giãu súng và bơ. khi chi tiêu cho quốc phòng càng nhiều nhằm tăng khả năng phòng thủ đất nước(súng), chúng ta phải hi sinh nhiều hàng tiêu dùng nhằm nâng cao mức sống (bơ). trong xã hội hiện nay thì ta đang phải đánh đổi sự phát triển kinh tế với sự suy thoái môi trường

với một nền kinh tế: sự đánh đổi quan trọng mà các chình phủ phải đối mặt là sự đánh đổi giữa công bằng và hiệu quả. hiệu quả có nghĩa là xã hội nhân được hiệu quả cao nhất từ các nguồn lực khan hiếm. công bằng hàm ý nói là lợi ích nhận được từ các nguồn lực đó được phân phối công bằng giữa các thành viên trong xã hội. nhưng trong thực tế 2 mục tiêu này thì thường xung đột với nhau.

CHỦ ĐỀ "CHI PHÍ LÀ 1 THỨ MÀ BẠN PHẢI TỪ BỎ ĐỂ CÓ ĐƯỢC NÓ"

Sự đánh đổi liên quan đến lợi ích và tổn thất, vì vậy trong quá trình ra quyết định, ta thường so sánh giữa chi phílợi ích của các cách hành động khác nhau. Cái khó ở đây là trong nhiều trường hợp, chi phí của một số hành động không phải lúc nào cũng rõ ràng như khi mới nhìn qua. Ví dụ, việc quyết định đi học đại học; Ích lợi của cách hành động này là giàu thêm kiến thức và có cơ hội có được công việc làm tốt hơn trong suốt cả cuộc đời. Thế còn chi phí của nó là gì? Nó chính là tổng cộng các khoản tiền phải trả để có được việc học hành này (học phí, tài liệu, sinh hoạt phí,...). Nhưng tổng số tiền đó thực sự chưa phải là toàn bộ những gì bạn phải từ bỏ để theo học đại học. Ví dụ trên cho thấy: Thứ nhất, nó bao gồm cả những thứ không thực sự là chi phí cho việc học đại học. Kể cả không phải học đại học, người ta vẫn phải chi phí sinh hoạt, vẫn phải chi cho ăn uống, chỗ ở. Tiền ăn uống ở trường đại học chỉ trở thành chi phí cho việc học đại học khi nó cao hơn ở những nơi khác. Cũng có khi, sinh hoạt phí ở trường đại học có thể rẻ hơn những nơi khác - Trường hợp này, số tiền tiết kiệm được trở thành ích lợi cho việc học đại học. Thứ hai, nó bỏ qua khoản chi phí lớn nhất cho việc học đại học là thời gian của việc học. Khi dành một khoảng thời gian để nghe giảng, đọc tài liệu và viết tiểu luận, người ta không thể sử dụng nó để làm việc khác. Nhiều người hiểu rằng tiền lường phải từ bỏ do không đi làm để đi học đại học là khoản chi phí lớn nhất cho việc học đại học.  .Chi phí cơ hội của một thứ là thứ mà bạn phải từ bỏ để có được nó. Khi quyết định bất kỳ việc gì (chẳng hạn đi học đại học), người ra quyết định phải xem xét đến chi phí cơ hội gắn với các hành động có thể thực hiện. Chi phí cơ hội của các vận động viên thể thao ở lứa tuổi sinh viên có thể rất cao - họ có thể kiếm được rất nhiều tiền nếu bỏ học, để chơi các môn thể thao nhà nghề. Đương nhiên, mọi người hiểu rằng, ích lợi của việc học đại học là quá nhỏ so với chi phí. các nàh KT dùng kn chi phí cơ hội để diễn đạt sự đánh đổi này:chi phí cơ hội của 1 thứ =cái bạn từ bỏ để có dc n.chi phsi cơ hội= chi phí hiện +chi phí ẩn

Trong kinh tế học thì hai nguyên lý “sự đánh đổi” và “chi phí cơ hội” đóng vai trò hết sức quan trọng và có mối liên hệ mật thiết với nhau.đánh đổi bao gồm hai phần: đánh đổi về hình thức và đánh đổi về nội dung.sự đánh đổi về nội dung sẽ là nền tảng để chúng ta bàn về chi phí cơ hội.   ý nghĩa :đây là cơ sở để  xác định chi phí cơ hội.nó phương án tốt nhất bị bỏ qua khi sự lựa chọn dc thực hiện.chi phí cơ hội để có thêm 1 cái gì đó phải giảm đi lượng hiện có.khi phải lựa chọn,ta sẽ mất đi 1 lạo chi phí đó là chi phí cơ hội chứ k phải chi phí hiện vật.

CHỦ ĐỀ 3: THƯƠNG MAIJC Ó THỂ LÀM CHO CON NGƯỜI ĐỀU CÓ LỢI VÀ THƯƠNG MẠI HĐ THEO NGUYÊN TẮC PHÁT HUY LỢI THẾ SO SÁNH Thương mại là hoạt động trao đổi của cải, hàng hóa, dịch vụ, kiến thức, tiền tệ v.v giữa hai hay nhiều đối tác, và có thể nhận lại một giá trị nào đó (bằng tiền thông qua giá cả) hay bằng hàng hóa, dịch vụ khác như trong hình thúc thương mại đổi hàng.trong quá tronfh anfy người bán là người cung cấp của cải,hàng háo,dịch vụ cho người mua,đổi lại người mua phải trả cgo người bán 1 gái trị tương đương nào đó thương mại là hđ lục đích dinh lợi bao gồm mua bán hàng hóa,cung ứng dịch vụ,đầu tư,xúc tiến thương mại và các haotj động nhằm sinh lợi khác. trong nền kinh tế thị trường,các doanh nghiệp quyết định thuê ai,sx cái gì,và các hộ gđ quyết định làm việc cho dn nào,mua gì=thu nhập của mình giá cả và lwoij ích riêng định hướng cho quyết định của hoj>lwoij ích xẫ hooijd c tối đa hóa theo adam smitch:"khi tác động qua lại trên thị trường các hộ gđ và dn hđ như thể dc dẫn dắt bởi bàn tay b\vô hình" mỗi người khi tham gia thị trường đều theo đuổi lợi ích >thị trường điều chỉnh lợi ích,phân bor lợi ích>kích thik người ta hđ,mách bảo người ta làm gì,làm ntn và ở đâu.đây alf lợi ích tốt nhất. Thương mại là hoạt động trao đổi của cải, hàng hóa, dịch vụ, kiến thức, tiền tệ v.v giữa hai hay nhiều đối tác, và có thể nhận lại một giá trị nào đó (bằng tiền thông qua giá cả) hay bằng hàng hóa, dịch vụ khác như trong hình thức thương mại hàng đổi hàng. Trong quá trình này, người bán là người cung cấp của cải, hàng hóa, dịch vụ... cho người mua, đổi lại người mua sẽ phải trả cho người bán một giá trị tương đương nào Hiện nay trên thị trường quốc tế, Nhật Bản là đối thủ cạnh tranh của Hoa Kỳ. Xét trên một vài khía cạnh, thì điều này đúng vì các công ty Nhật và Hoa Kỳ đều sản xuất nhiều mặt hàng giống nhau. Hãng Toyota và Ford cạnh tranh để thu hút một nóm khách hàng trên thị trường ô tô. Hewlett-Packard HP cũng cạnh tranh với Sony Vaio trên thị trường máy tính cá nhân để thu hút cùng một nhóm hàng. Rất dễ mắc sai lầm khi nghĩ về sự cạnh tranh giữa các nước, thương mại giữa Nhật Bản và Hoa Kỳ không giống như cuộc thi đấu thể thao là có kẻ thắng, người thua. Sự thật thì điều ngược lại mới đúng, thương mại giữa hai nước làm cả hai đều có lợi. Thương mại cho phép các nước chuyên môn hóa vào lĩnh vực mà mình sản xuất tốt nhất và nhờ vậy được hưởng thụ hàng hóa và dịch vụ phong phú hơn. Nhật và Hoa Kỳ vừa là bạn hàng của nhau, nhưng cũng là đối thủ cạnh tranh của nhau.

Lợi thế so sánh hay Ưu thế so sánh là một nguyên tắc trong kinh tế học phát biểu rằng mỗi quốc gia sẽ được lợi khi nó chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu những hàng hóa mà mình có thể sản xuất với chi phí tương đối thấp (hay tương đối có hiệu quả hơn các nước khác); ngược lại, mỗi quốc gia sẽ được lợi nếu nó nhập khẩu những hàng hóa mà mình có thể sản xuất với chi phí tương đối cao (hay tương đối không hiệu quả bằng các nước khác). Nguyên tắc lợi thế so sánh cho rằng một nước có thể thu được lợi từ thương mại bất kể nó tuyệt đối có hiệu quả hơn hay tuyệt đối không hiệu quả bằng các nước khác trong việc sản xuất mọi hàng hóa. Nguyên tắc lợi thế so sánh là khái niệm trọng yếu trong nghiên cứu thương mại quốc tế. Nhà kinh tế học được giải thưởng Nobel năm 1970 Paul Samuelson đã viết: "Mặc dù có những hạn chế, lý thuyết lợi thế so sánh vẫn là một trong những chân lý sâu sắc nhất của mọi môn kinh tế học. Các quốc gia không quan tâm đến lợi thế so sánh đều phải trả một cái giá rất đắt bằng mức sống và tăng trưởng kinh tế của chính mình."  

ví dụ  a có lợi thế tuyệt đối so với b trong sản xuất cả gạo lẫn rượu : năng suất lao động của a gấp hai lần b trong sản xuất rượu  và gấp 1,5 lần trong sản xuất gạo. Theo suy nghĩ thông thường, trong trường hợp này a sẽ không nên nhập khẩumặt hàng nào từ b cả. Thế nhưng phân tích đã dẫn đến kết luận hoàn toàn khác: 1 đơn vị rượu tại a sản xuất phải tốn chi phí tương đương với chi phí để sản xuất 2 đơn vị lgạo (hay nói một cách khác, chi phí cơ hội để sản xuất 1 đơn vị rượu là 2 đơn vị gạo); trong khi đó, tại b, để sản xuất 1 đơn vị rượu chỉ mất chi phí tương đương với chi phí để sản xuất 1,5 đơn vị gạo (hay chi phí cơ hội để sản xuất 1 đơn vị rượu  là 1,5 đơn vị lgạo). Vì thế b sản suất rượu rẻ hơn tương đối so với a Tương tự như vậy, a, sản xuất gạo rẻ hơn tương đối so với b (vì chi phí cơ hội chỉ có 0,5 đơn vị rượu trong khi b phải mất 2/3 đơn vị rượu ). Hay nói một cách khác, b có lợi thế so sánh về sản xuất rượu vang còn a có lợi thế so sánh về sản xuất gạo.Để thấy được cả hai nước sẽ cùng có lợi nếu chỉ tập trung vào sản xuấtmặt hàng mà mình có lợi thế so sánh: b chỉ sản xuất rượu còna chỉ sản xuất gạo rồi trao đổi thương mại với nhau,  giả định nguồn lực lao động của b là 270 giờ công lao động, còn của alà 180 giờ công lao động.  có thương mại mỗi công ty chỉ tập trung vào sản xuất hàng hoá mà mình có lợi thế so sánh, tổng số lượng sản phẩm  của cả hai công ti  đều tăng hơn so với trước khi có thương mại (là lúc hai nước cùng phải phân bổ nguồn lực khan hiếm của mình để sản xuất cả hai loại sản phẩm)

mở rộng ở nước ta hiện nay>kiến nghị :

Trường hợp có nhiều hàng hoá với chi phí không đổi và có hai cơ sở sx thì lợi thế so sánh của từng hàng hoá sẽ được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên từ hàng hoá có lợi thế so sánh cao nhất đến hàng hoá có lợi thế so sánh thấp nhất và mỗi cơ sở sẽ tập trung vào sản xuất những mặt hàng có lợi thế so sánh từ cao nhất đến cao ở mức cân bằng. Ranh giới mặt hàng nào là có lợi thế so sánh cao ở mức cân bằng sẽ do cung cầu trên thị trường quốc tế quyết định. Trường hợp có nhiều công ti thì có thể gộp chung tất cả các công ti khác thành một và những phân tích trên vẫn giữ nguyên tính đúng đắn của nó.

chủ đề 4 cung -cầu

1. Cầu là nhu cầu có khả năng thanh toán, là số lượng hàng hoá, dịch vụ mà người mua muốn mua và sẵn sàng mua tại những mức giá khác nhau vào những thời điểm nhất định. Quy mô của cầu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thu nhập, sức mua của đồng tiền, thị hiếu người tiêu dùng... trong đó giá cả là yếu tố có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

2. Cung là tổng số hàng hoá có ở thị trường hoặc có khả năng thực tế cung cấp cho thị trường, là số hàng hoá, dịch vụ mà người bán muốn bán và sẵn sàng bán ở những mức giá khác nhau vào những thời điểm nhất định. Quy mô cung thuộc vào các yêu tố như số lượng, chất lượng các yếu tố sản xuất, chi phí sản xuất... trong đó, cũng như cầu, giá cả có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

3. Cung và cầu có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau trên thị trường. Cầu xác định khối lượng, cơ cấu của cung về hàng hoá: hàng hoá nào có cầu thì mới được cung ứng sản xuất; hàng hoá nào tiêu thụ được nhiều (cầu lớn) thì sẽ được cung ứng nhiều và ngược lại. Đối với cung thì cung cũng tác động, kích thích cầu: những hàng hoá được sản xuất phù hợp với nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng sẽ được ưa thích, bán chạy hơn, làm cho cầu của chúng tăng lên.

Không chỉ ảnh hưởng lẫn nhau, cung - cầu còn ảnh hưởng tới giá cả. Khi cung bằng cầu thì giá cả bằng giá trị. Khi cung lớn hơn cầu thì giá cả nhỏ hơn giá trị. Còn khi cung nhỏ hơn cầu thì giá cả cao hơn giá trị. Giá cả cũng tác động lại tới cung và cầu, điều tiết làm cung, cầu trở về xu hướng cân bằng với nhau. Ví dụ như khi cung cao hơn cầu, giá cả giảm, cầu tăng lên còn cung lại giảm dần dẫn đến cung cầu trở lại xu thế cân bằng.

4. Cung - cầu cũng là quy luật kinh tế của sản xuất hàng hoá vì cũng như cạnh tranh, nó xuất phát từ quy luật giá trị của sản xuất hàng hoá. Sự phân công lao động XH đã dẫn đến nhu cầu mua bán, trao đổi, tức là phát sinh ra cung và cầu. Khi còn sản xuất hàng hoá, còn sự phân công lao động, tức là còn cung và cầu thì quan hệ cung cầu sẽ vẫn còn tồn tại và tác động lên nền sản xuất hàng hoá.

Trong lý thuyết kinh tế vi mô, mô hình kinh tế quy luật cung cầu ban đầu được phát triển bởi Alfred Marshall nhằm mô tả, giải thích và dự đoán giá và lượng hàng hoá sẽ được bán ra và tiêu thụ trên các thị trường cạnh tranh. Đây là một trong những mô hình cơ bản nhất và được sử dụng rất rộng rãi làm cơ sở để xây dựng lên hàng loạt các mô hình kinh tế và lý thuyết chi tiết hơn. Học thuyết quy luật cung cầu có vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường vì nó giải thích cơ chế mà qua đó rất nhiều các quyết định phân bổ nguồn lực được đưa ra. Tuy nhiên, không giống với các mô hình cân bằng tổng quát, Cầu trong mô hình này được cố định và sự tác động qua lại trong dài hạn giữa cung và cầu thì được bỏ qua.

Nói chung, Thuyết nêu lên rằng khi hàng hoá được bán trên một thị trường mà lượng cầu về hàng hoá lớn hơn lượng cung thì sẽ có xu hướng làm tăng giá hàng hóa. Nhóm người tiêu dùng có khả năng chi trả cao hơn sẽ đẩy giá của thị trường lên. Ngược lại giá sẽ có xu hướng giảm nếu lượng cung vượt quá lượng cầu. Cơ chế điều chỉnh về giá và lượng này giúp thị trường đạt đến điểm cân bằng, tại đó sẽ không còn áp lực gây ra thay đổi về giá và lượng nữa. Tại điểm cân bằng này người sản xuất sẽ sản xuất ra đúng bằng lượng mà người tiêu dùng muốn mua.

Khi lượng hàng muốn mua vào (lượng Cầu) bằng với lượng hàng muốn bán ra (lượng Cung), ta nói thị trường đạt trạng thái cân bằng. Việc giá tăng hay giảm là một sự điều tiết tự nhiên của thị trường nhằm đạt trạng thái cân bằng này. Chẳng hạn khi Cầu vượt Cung, người mua phải cạnh tranh lẫn nhau và trả giá cao hơn để mua được món hàng mình muốn. Ở mức giá cao hơn này, sẽ có thêm người muốn bán (Cung tăng) và có những người không muốn mua nữa (Cầu giảm). Do đó, giá tăng, và Cung-Cầu tự điều chỉnh để cân bằng với nhau.

Điều ngược lại xảy ra khi Cung vượt Cầu, người bán phải hạ giá mới mong bán được sản phẩm của mình; ở mức giá thấp hơn này, Cung giảm (ít người bán hơn) và Cầu tăng (nhiều người muốn mua hơn). Do đó Cung-Cầu lại tự điều chỉnh để thị trường đạt trạng thái cân bằng.

Đa số thị trường hàng hóa là những thị trường tự do, nghĩa là trao đổi này giữa người mua và người bán diễn ra trên cơ sở tự nguyện, không ép buộc. Do đó, các trao dổi này đều đem lại lợi ích cho cả hai bên, vì nếu một bên không thấy lợi, họ sẽ không đồng ý trao đổi. Chim Phượng hoàng coi một quả khế đáng giá hơn một cục vàng, người em lại coi cục vàng đáng giá hơn quả khế; do đó chim và người em đồng ý trao đổi. Nói cách khác, cả hai bên đều đổi những thứ mình không muốn lắm để lấy những thứ mình muốn hơn, và đều hưởng lợi từ việc đó. Như vậy, thị trường còn là một công cụ hữu hiệu giúp phân bổ các nguồn lực của nền kinh tế về với chỗ nó được mong muốn nhất. Ở trạng thái cân bằng, thị trường phát huy tối đa tác dụng “phân bổ nguồn lực” đó của nó.

Trong thực tế, có nhiều trường hợp thị trường tự do bị bóp méo do sự can thiệp của Chính phủ, do độc quyền, đầu cơ…khiến cho Cung Cầu mất đi khả năng tự điều chỉnh mức giá để đạt trạng thái cân bằng, nhưng nhìn tổng thể và dài hạn quan hệ Cung Cầu luôn diễn ra theo cách thức trên.

Như vậy, Quy luật Cung-Cầu có thể được tóm gọn như sau:

Trong một thị trường, giá luôn tự điều chỉnh theo xu hướng cân bằng lượng Cung và Cầu; điều này xảy ra nhờ những tương tác tự nhiên giữa người mua và người bán.

ý nghĩa vs doanh nghiệp

- Với nhà doanh nghiệp: việc nghiên cứu này giúp các nhà doanh nghiệp có thể nắm bắt đc nhanh chóng nhu cầu của thị trg để cung cấp hàng hóa, dịch vụ phù hợp vừa đủ tránh gây dư thừa hoặc thiếu hụt hàng hóa. Mặt khác, nó cũng giúp các nhà doanh nghiệp quyết định đc giá cả phù hợp cho từng loại mặt hàng. Nếu dặt giá quá cao thì lượng ng mua ít, đặc biệt đối vs các doanh nghiệp độc quyền sẽ gây ra hiện tượng dư thừa

- Với ng tiêu dùngL thì việc nghiên cứu này giúp chúng ta có têế mua và chọn đc những hàng hóa, dịch vụ tốt nhất, nhanh nhất, phù hợp nhất vs một mức giá cóa thể mua đc. nga\oài ra nó còn giúp ta phân loại đc từng lại hàng hóa cần mua hoặc bán tránh trùng lặp và dư thừa. Và đối vs những mặt hàng khan hiếm (CD các mặt hàng xách tay) ng tiêu dùng cần phải cân nhặc việc đưa ra giá khá cao mới có thể mua đc hàng, làm ảnh hưởng tới quyết định của ng tiêu dùng trong việc lựa chọn hàng hóa

- Với ng quản lí kinh tế- xã hội: Như ta đã biết, nhà quản lí đóng 2 vai trò : là nhà khoa học, họ xây dựng và thử nghiệm các lý thuyết để lý giải thế giới xung quanh mình. Là nhà hoạch định, điều tiết gia theo chính sách, họi sử dụng lý thuyết của mình để làm têế giới tốt đpej hơn. Vì vậy việc nghiên cứu các quy luật này giúp các nhà kinh tế phân tích, xem xét các laoij chính sách khác nhau của chính phủ và xét tầm ảnh hưởng của thuế... để có thể giúp thị trg cân bằng đc cung - cầu. Phát triển kinh tế đất nước. Mặt khác nó giúp các nhà kinh tế định đc giá cả hợp lí, nêú đặt giá quá cao sẽ gây ra sự dư thừa, còn nếu đặt giá quá thấp sẽ gây ra sự thiếu hụt. Mà cả 2 việc này đều làm lợi ích dòng giảm.

chủ đề 5: chi phí sản xuất

Bản chất nội dung kinh tề của chi phí sản xuất.

Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là quá trình biến đổi một cách có ý thức và có mục đích các yếu tố sản xuất đầu vào thành công trình hạng mục công trình nhất định.

Mỗi doanh nghiệp để tiến hành sản xuất bình thường tạo ra sản phẩm nhất điịnh thì không có gì thay thế được là phải hài hoà 3 yếu tố cơ bản của quá trính sản xuất, đó là : Tư liệu lao động, đối tượng lao động và lao động sống. Đồng thời trong quá trình SX hàng hoá cũng chính là quá trình tiêu hao của chính bản thân các yêú tố trên.

Vậy để tiến hành SX sản phẩm người ta phải bỏ chi phí về thù lao lao động về tư liệu lao động, đối tượng lao động.Vì thế hình thành nên các CPSX để tạo ra giá trị sản phẩm sản xuất là tất yếu khách quan không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của người sản xuất.

Mặc dù các loại hao phí bỏ ra cho hoạt động sản xuất kinh doanh bao gồm nhiều loại, nhiều yếu tố khác nhau, trong điều kiện tồn tại quan hệ hàng hoá - tiền tệ thì chúng vẫn được biểu hiện dưới hình thức giá trị.

Vậy chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí mà Doanh nghiệp phải tiêu dùng trong một thời kỳ để thực hiện quá trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Ngành xây dựng cũng như các ngành khác, chi phí sản xuất của đơn vị xây lắp, xây dựng cơ bản là toàn bộ chi phí về lao động sống và lao động vật hoá phát sinh trong quá trình sản xuất và cấu thành nên giá thành sản phẩm xây lắp.

Thực chất chi phí là sự dịch chuyển vốn, dịch chuyển của các yếu tố sản xuất vào đối tượng tính giá (sản phẩm công trình và hạng mục công trình).

Về mặt lượng chi phí sản xuất phụ thuộc vào hai yếu tố:

- Khối lượng sức lao động và tư liệu sản xuất được chia ra trong một thời kỳ nhất định.

- Giá cả tư liệu sản xuất đã tiêu hao trong quá trình sản xuất và tiền lương của một đơn vị lao động đã hao phí.

Phân loại chi phí sản xuất:

Trong Doanh nghiệp xây dựng, các chi phí sản xuất bao gồm nhiều loại, nhiều khoản khác nhau cả về nội dung tính chất, công dụng, vai trò, vị trí...yêu cầu quản lý với từng loại chi phí cũng khác nhau. Việc quản lý tài chính, quản lý sản xuất, quản lý chi phí sản xuất không thể chỉ dựa vào số liệu phản ánh tổng hợp chi phí sản xuất mà còn phải căn cứ vào số liệu cụ thể của từng loại chi phí riêng biệt để phục vụ cho yêu cầu kiểm tra và phâm tích toàn bộ các chi phí hoặc từng yếu tố chi phí ban đầu của chúng, theo từng công trình, hạng mục công trình theo từng nơi phát sinh chi phí và nơi chịu chi phí. Do đó, phân loại chi phí sản xuất là một yêu cầu tất yếu để hạch toán chính xác chi phí sản xuất và tính giá thành sản pơhẩm xây lắp.

Phân loại chi phí sản xuất một cách khoa học và thống nhất không những có nghĩa quan trọng đối với công tác kế toán hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm mà còn là tiền đề rất quan trọng của kế hoạch hoá, kiểm tra và phân tích chi phí sản xuất của toàn Doanh nghiệp, từ đó không ngừng tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, phát huy hơn nữa vai trò của công tác kế toán đối với sự phát triển của Dóanh nghiệp.

Xuất phát từ các mục đích và yêu cầu của quản lý, chi phí sản xuất cũng được phân loại theo những tiêu thức khác nhau. Phân loại chi phí sản xuất là việc sắp xếp chi phí sản xuất vào từng loại, từng nhóm khác nhau theo những đặc trưng nhất định.

* Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung tính chất kinh tế của chi phí :

Theo các nhà kinh tế, chi phí SX nằm sau đg cung của doanh nghiệp. Tất cả các doanh nghiệp đều phải quan tâm đến chi phí khi học sản xuất hàng hóa hay cung ứng dịch vụ vì chi phí là một yếu tố then chốt đối vs việc ra quyết định sản xuất hay định giá. Như ta đc biết chi phí của một thứ là cái mà bạn phải bỏ ra để có đc thứ đó. Do đó, khi các nhà kinh tế nói về chi phí SX, họ tính tất cả chi phí cơ hội phát sinh trong quá trình sản xuất ra sản lượng hàng hóa dịch vụ.

- Chi phí tài nguyên là chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tính bằng đơn vị hiện vật

- Các chi phí tính toán là các chi phí thực chi bằng tiền để sản xuất ra sản phẩm không tính đến các chi phí cơ hội của các đầu vào đã sử dụng trong quá trình sản xuất

Chi phí kinh tế = chi phí tính toán + chi phí cơ hội

- Chi phí cố định là các chi phí không đổi theo mức tăng hoặc giảm của sản lượng

Tổng chi phí là bao gồm chi phí ôố định và chi phí biến đổi

Chi phí trung bình:

- Chi phí cố định bình quân (AFC) là chi phí cố định tính trong 1 đơn vị sản phẩm AFC =FC/Q

- Chi phí biến đổi bình quân (AVC) AVC = VC/Q, đường VAC có dạng hình chữ U (ko tiếp cận trục hoành)

- Chi phí bình quân (AC hoặc ATC): đường AC cũng có dạng hình chữ U

Chi phí cận biên (MC) là chi phí tăng thêm khi SA tăng thêm 1 đơn vị sản phẩm; đường MC có dạng chữ U và đi qua giá trị cực tiểu của đg AVC và AC

Vẽ hình: (hình 5)

Các chi phí dài hạn là thời kì sản xuất mà trong đó các yếu tố âầu vào đều thay đổi. Vì vậy trong dài hạn ko có chi phí cố đinhhj, toàn bộ chi phí là chi phí biến đổi

Vẽ hình (hình 6)

Ý nghĩ của việc nghiên cứu này:

- Nó sx giúp doanh nghiệp có lợi nhuận cao hay thấp vì nó dựa vào sự nhìn nhận khác nhau về chi phí

Nó giúp các nhà kinh tế xác định đc giá trị cận biên từ 2 điểm đầu cuối của một chuỗi các biến, giúp xác định chi phí cận biên

- Nó giúp các nhà doanh nghiệp đưa ra quyết định để SX và định đc giá trị hợp lí

- Các chi phí dài hạn sẽ giúp cho 1 doanh nghiệp có têể thay đổi quy mô SX hay quy mô nhà máy

- Giúp các doanh nghiệp xác định đc việc tận dụng triệt để hay ko đối vs năng suất máy móc, nên SX vs sản lượng thế nào vs mục đích là tối đa hóa lợi nhuận dựa trên doanh thu biên và chi phí biên

ý nghĩa với DN :

Phân loại theo Chi phí sản xuất chung ,Chi phí nhân công trực tiếp, Chi phí sử dụng máy thi công...giúp doanh nghiệp theo dõi từng khoản mục chi phí phát sinh từ đó tiến hành đối chiếu với giá thành dự toán của công trình để có thể nhận biết được từng khoản mục chi phí phát sinh ở đâu, tăng hay giảm so với dự toán để từ đó doanh nghiệp có hướng tìm ra biện pháp nhằm tiết kiệm khoản mục chi phí trên, hạ giá thành công tác xây lắp.

cách phân loại chi phí sản xuất này được đáp ứng cho mục đích quản lý hạch toán kiểm tra, kiểm soát chi phí phát sinh ở các góc độ khác nhau. Do vậy các cách phân loại đều tồn tại, bổ sung cho nhau và giữ vai trò nhất định trong quản lý toàn bộ chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong từng thời kỳ nhất định.

chủ đề  6: đặc trưng của dn cạnh tranh và độc quyền

Đặc điểm của thị trg cạnh tranh

- Thị trg có vô số ng bán và vô số ng mua

Sản phẩm đồng nhất

- Thông tin thị trg hoàn hảo, mọi ng mua và bán đều có thông tin như nhau êề hàng hóa và dịch vụ

- Rất dễ ra nhập vào thị trg, hàng rào gia nhập bằng 0 nên các doanh nghiệp cố gắng êể tối đa hóa lợi nhuận

- Đường cầu nằm ngang trục biên

- Là ng chấp nhận giá

Ưu điểm: dễ gia nhập vào thị trg, các doanh nghiệp có thể tự do gia nhập hoặc rời bỏ thị trg, doanh nghiệp ít thua lỗ vì ở mức giá P > LAC min, hãng SX tại mức Q và tại đó MC=P, hãng thu đc lợi nhuận > 0

Vẽ hình (hình 7)

Nhược điểm: Các doanh nghiệp chấp nhận giá như 1 biến cho trc, tức cả ng mua và ng bán đều chấp nhận 1 mức giá do thị trg có nhiều ng bán và hàng hóa về cơ bản là giống nhau. Các thông tin giống nhau ko có sức mạnh lớn về thị trg. Mặt khác, khi cung tăng, giá sẽ giảm và giá sẽ giảm cho đến khi P = LAC min lúc này hãng hòa vốn, nó ko còn động cơ cho hãng khác tiếp tục gia nhập

Vẽ hình (hình 8)

Đặc trưng của doanh nghiệp trên thị trg độc quyền

Một doanh nghiệp độc quyền là ng bán duy nhất về 1 sản phẩm ko có các phương án thay thế chặt và thị trg có nhiều ng mua. Doanh nghiêp có sức mạnh thị trg và rất khó gia nhập thị trg.

Ưu điểm: Do hãng có sức mạnh thị trg nên hãng là ng áp đặt giá chứ ko phải là ng chấp nhận giá như các doanh nghiệp cạnh tranh vì thế doanh nghiệp có thể bán ở mức giá P* > MC. Hãng SX tại mức Q*.MR = MC, Pmax, lợi nhuận cao, tạo thuận lợi cho những hãng khác gia nhập vào thị trg và doanh nghiệp có thể bán cho mỗi khách hàng 1 giá khác nhau khi có sự phân biệt giá hoàn hảo

Vẽ hình (hình 8)

Nhược điểm: khi hãng thu đc P > 0 tạo động cơ cho các hãng gia nhập ngành cầu giảm giá, giảm cho đến khi giá P = LAC, P = 0 tức hãng hòa vốn khi đó ko còn động cơ cho các hãng gia nhập hoặc rút ra thị trg. Mặt khác, hãng độc quyền thất bại trong việc phân bổ nguồn lực 1 cách có hiệu quả vì họ sản xuất thấp hơn mức sản lượng tối ưu xã hội và bán vs mức giá cao hơn chi phí biên

Vẽ hình (hình 9)

Như ta thấy rằng:

+ Đối vs chính phủ: họ sẽ chọn doanh nghiệp cạnh tranh vìnos đem lại lợi ích dòng lớn nhất, còn doanh nghiệp độc quyền thì XH sẽ phải chịu 1 khoản mất ko, lợi ích thấp

+ Đối vs ng tiêu dùng, chọn cạnh tranh hoàn hảo vị họ có thể mua đc nhiều sản phẩm vs mức giá họ sẵn sàng và có thể chitrar để mua còn đối vs cạnh tranh độc quyền thì tiêu dùng sẽ phải mua vs mức giá cao

Ý nghĩa của việc nghiên cứu  vấn đề này là:

- Giúp cho các nhà doanh nghiệp đưa ra các giải pháp để giải quyết vấn đề phân bổ nguồn lực 1 cách có hiệu quả

- Giúp doanh nghiệp có thể chọn lựa mức sản lượng và xem xét ng mua sẽ chi trả hoặc mua ở mức giá nào

- Việc phân tích này giúp các nhà kinh tế học đưua ra các giải pháp cân bằng và khắc phục các nhược điểm của cả 2 loại doanh nghiệp cạnh tranh và độc quyền. Đưa ra các chính sách  điều tiết độc quyền

chủ đề 8 :

Nửa cuối Thế kỷ XX với sự sụp đổ của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu có lẽ là thay đổi quan trọng nhất của nửa cuối thế kỷ này. Nền kinh tế của các nước này hoạt động dựa trên tiền đề là các nhà hoạch định trong chính phủ được đặt vào vị trí tốt nhất để định hướng hoạt động kinh tế. Họ là những người quyết định sản xuất hàng hóa, dịch vụ nào, sản xuất bao nhiêu, sản xuất như thế nào và phân phối cho ai. Thực chất, đây là nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung.

Hiện nay, hầu hết các nước từng có nền kinh tế hóa tập trung đều đã từ bỏ hệ thống này và đang nỗ lực phát triển nền kinh tế thị trường. Trong nền kinh tế thị trường, quyết định của các nhà hoạch định kinh tế của chính phủ được thay bằng quyết định của các doanh nghiệp và hộ gia đình. Họ toàn quyền sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và phân phối nó cho ai. Các hộ gia đình tự quyết định việc làm cho doanh nghiệp nào và mua cái gì bằng chính thu nhập của mình. Các hộ gia đình và gia đình tương tác với nhau trên thị trường, nơi mà giá cả và phúc lợi cá nhân định hướng cho các quyết định của họ.

Xét cho cùng, trong nền kinh tế thị trường không có ai chủ trương phụng sự xã hội với tư cách một toàn thể. Thị trường tự do bao gồm nhiều người mua và người bán với vô số hàng hóa và dịch vụ khác nhau, và quan trọng hơn là mọi người đều quan tâm trước hết đến lợi ích của mình. Song cho dù quá trình ra quyết định có tính chất phân tán và người ra quyết định chỉ hướng tới lợi ích riêng của mình, nền kinh tế vẫn tỏ ra thành công khác thường trong việc tổ chức hoạt động kinh tế theo hướng thúc đẩy phúc lợi kinh tế chung.

Nhà kinh tế Adam Smith (1723-1790) đã nêu ra nhận định nổi tiếng trong kinh tế học là: "Khi tác động qua lại với nhau trên thị trường, các hộ gia đình và doanh nghiệp hành động như thể họ được dẫn dắt bởi một bàn tay vô hình, đưa họ tới những kết cục thị trường đáng mong muốn". Giá cả là công cụ mà nhờ đó bàn tay vô hình điều khiển các hoạt động kinh tế. Giá cả phản ánh cả giá trị của hàng hóa đối với xã hội và chi phí mà xã hội phải chịu để sản xuất ra nó; vì hộ gia đình và doanh nghiệp nhìn vào giá cả khi đưa ra quyết định mua và bán cái gì, nên vô tình họ tính đến lợi ích và chi phí xã hội mà hành vi họ tạo ra. Kết quả giá cả giúp các cá nhân đưa ra quyết định mà trong nhiều trường hợp cho phép tối đa hóa phúc lợi xã hội.

Hệ quả của bàn tay vô hình: "Khi ngăn không cho giá cả điều chỉnh một cách tự nhiên theo quy luật cung - cầu, chính phủ cũng đồng thời cản trở bàn tay vô hình trong việc phối hợp hàng triệu hộ gia đình và doanh nghiệp - những đơn vị cấu thành nền kinh tế". Đây là hệ quả quan trọng, nó lý giải tại sao thuế tác động tiêu cực tới quá trình phân bổ nguồn lực (thuế làm biến dạng giá cả, và do vậy làm biến dạng quyết định của các hộ gia đình và doanh nghiệp).

chủ đề 7

Mục đích cơ bản của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng là tạo ra lợi nhuận và mục đích cuối cùng cũng là lợi nhuận. Ngày nay, doanh nghiệp hòan tòan có thể tiếp cận và khai thác các tính năng nổi trội trong “nền kinh tế internet” để tối đa hóa lợi nhuận.

Để tăng lợi nhuận, doanh nghiệp phải tăng doanh thu, đồng thời cắt giảm chi phí họat động. Doanh nghiệp có thể cắt giảm một lọat các chi phí như: chi phí nghiên cứu và phát triển sản phẩm; chi phí quảng cáo; chi phí duy tu, bảo dưỡng thiết bị…. Song, các chi phí này có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển lâu dài của công ty, nếu doanh nghiệp áp dụng giải pháp này sẽ làm mất đi các khỏan lợi nhuận tiềm năng trong tương lai.

Thông thường , có 4 sự chọn lựa để tăng lợi nhuận tương ứng với 4 thời kỳ phát triển của lịch sử nhân lọai: thời kỳ sơ khai, thời kỳ phát triển của khoa học kỹ thuật, thời kỳ bùng nổ của ngành viễn thông và thời kỳ ra đời của thương mại điện tử.

Trong thời kỳ sơ khai, một doanh nghiệp muốn tăng lợi nhuận phải tăng doanh thu, điều đó đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải thường xuyên tăng lượng khách hàng hay tăng giá bán trên từng đơn vị sản phẩm. Để tăng lượng khách hàng thì phải tăng lượng cung ứng, đồng bộ hóa các yếu tố khác: nhân sự, quy mô kinh doanh, trong khi vẫn không giải quyết được các rào cản về không gian và thời gian. Mặt khác, những biến động của giá cả sản phẩm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng mất dần khách hàng do tác động trực tiếp đến lợi ích của người mua, từ đó ảnh hưởng đến các mục tiêu kinh doanh ngắn hạn và dài hạn của doanh nghiệp. Không ít doanh nghiệp lại lựa chọn biện pháp giảm dần chất lượng sản phẩm để tăng lợi nhuận. Họ đã đánh đổi lợi ích trước mắt cho những tổn hại lâu dài.

Khi khoa học kỹ thuật phát triển mạnh, các doanh nghiệp đã có được một sự lựa chọn mới nhằm tối ưu hóa lợi nhuận. Việc áp dụng các giải pháp công nghệ cho phép cải tiến, đa dạng hóa sản phẩm hàng lọat, khép kín quy trình sản xuất, làm cho sản phẩm có chức năng mạnh hơn, lợi ích tốt hơn, tiết giảm đáng kể chi phí sản xuất. Tuy nhiên, hình thức này đòi hỏi mức đầu tư chi phí hạ tầng cao, có sẵn nguồn nhân lực để bảo quản, duy trì máy móc họat động thường xuyên, liên tục.

Đến thời kỳ bùng nổ của ngành viễn thông, lượng thông tin trao đổi tăng đột biến. Khi đó, doanh nghiệp có thể đa dạng hóa nguồn lựa chọn, sản phẩm bán chạy do truyền thông tốt. Người ta bắt đầu quan tâm đến việc phát triển thương hiệu, một tài sản “vô hình” của doanh nghiệp. Tuy nhiên, cũng từ đó, chi phí quảng bá thương hiệu đã gia tăng nhanh chóng, có doanh nghiệp đã dùng đến 70% tổng chi phí vào các chiến dịch Marketing và quảng bá. Nhìn chung, các giải pháp này đều có ưu điểm và nhược điểm riêng.

Thời kỳ ra đời của thương mại điện tử, có nghĩa là doanh nghiệp đã bước sang giai đọan “nền kinh tế internet”. Thương mại điện tử mà cốt lõi của nó là hoạt động trên nền tảng của internet đã đa dạng hóa phương thức hướng đến các mục tiêu lợi nhuân. Internet đã tạo ra cái chợ vô hình với không gian quảng cáo và cơ hội mua bán thuận tiện, nhanh hơn rất nhiều so với kiểu mua bán, giao thương truyền thống. Việc tham gia vào các họat động thương mại điện tử cho phép doanh nghiệp xây dựng hình ảnh công ty, tiếp cận lượng khách hàng vô tận, nhất là các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa và xuất khẩu, mở rộng thị trường mà không cần tăng quy mô kinh doanh. Môt trong nhưng ưu việt của thương mại điện tử còn là tối ưu hóa chi phí quản lý, kinh doanh. Kết nối đúng nhu cầu người mua và người bán, bỏ qua khâu trung gian sẽ giúp doanh nghiệp có giá cả cạnh tranh để duy trì và mở rộng khách hàng của mình.

Ngày nay, cuộc cách mạng thương mại điện tử đang bước sang thời kỳ mới. Nếu trứơc đây B2C chiếm ưu thế thì hiện nay và tương lai B2B sẽ phát triển mạnh mẽ.

Mọi doanh nghiệp đều có lợi ích gắn với sàn giao dịch B2B. Đây là môi trường hội tụ, kết nối doanh nghiệp, sử dụng internet để thực hiện các giao dịch phức tạp, cũng như gia tăng hiệu quả từ các giao dịch đó. Nhờ đó, người mua và người bán đều được hưởng các lợi ích kinh tế do mở rộng quy mô kinh doanh. Ngòai ra, sàn giao dịch này còn giúp doanh nghiệp vượt qua các rào cản về địa lý, vươn tới thị trường tòan cầu, tối ưu hóa tiến trình mua hàng trong khi chi phí quảng bá rẻ, thích hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ khi chưa có được một thương hiệu vững chắc trên thị trường. Vì, khi bán dịch vụ cho doanh nghiệp làm thương mại trên nền tảng của internet, về cơ bản là nhà cung cấp đã bán mối quan hệ của mình. Do đó, lựa chọn nhà cung cấp có uy tín thì thương hiệu, vị thế của doanh nghiệp cũng được nâng tầm.

Trong bối cảnh doanh nghiệp Việt Nam chưa có được một chỗ đứng vững chắc trên thị trường thế giới thì việc quảng bá hình ảnh chung cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam trên các sàn giao dịch B2B là cách làm có thể tiết kiệm thời gian, chi phí và đem lại hiệu quả cao hơn so với việc xây dựng chỗ đứng một cách nhỏ lẻ.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top