Tieu luan
Bàn thêm về cấu trúc của tri thức khoa học
Trần Hồng Lưu
Tạp chí Khoa học xã hội
09:46' AM - Thứ ba, 08/05/2007
Thông tin liên quan:
# Giải pháp cho tình trạng thiếu thông tin khoa học [29/05/2007]
# Cách mạng khoa học - công nghệ và nền kinh tế tri thức [03/08/2006]
# Cách mạng khoa học - công nghệ và nền kinh tế tri thức [15/03/2006]
Tri thức là lĩnh vực rất rộng, có thể xem xét ở nhiều cấp độ, khía cạnh khác nhau. Tri thức có thể là tri thức đời thường (còn gọi là tri thức tiền khoa học, tri thức kinh nghiệm đời thường hoặc có sách viết là tri thức thường nghiệm), tri thức nghệ thuật và tri thức khoa học (kình nghiệm và lý luận). Như đã biết, tri thức nghệ thuật là phương thức đặc thù nhằm nắm bắt hiện thực về mặt thẩm mỹ. Tri thức đời thường dựa trên lẽ phải và ý thức thông thường, nó là cơ sở định hướng quan trọng cho các hành vi hàng ngày của con người. Hình thức này của tri thức phát triển phong phú thêm cùng với sự tiến bộ của tri thức khoa học. Xét về nguồn gốc phát sinh và phương thức hoạt động, tri thức là một hiện tượng xã hội.
Hầu hết các nhà khoa học đều thừa nhận tri thức khoa học bao gồm tri thức: kinh nghiệm và tri thức lý luận. Trong đó tri thức kinh nghiệm là trình độ thấp, còn tri thức lý luận là trình độ cao của tri thức khoa học. Giữa hai trình độ này các tri thức khoa học có mối quan hệ mật thiết với nhau, làm tiền đề, cơ sở cho nhau cùng phát triển, phản ánh ngày càng gần đúng hơn, đầy đủ hơn và sâu sắc hơn về thế giới vật chất đang vận động không ngừng.
Dưới đây, chúng ta sẽ phân tích tương quan giữa hai cấp độ này của tri thức khoa học.
Tri thức kinh nghiệm chủ yếu thu nhận được thông qua quan sát và thí nghiệm. Nó nảy sinh một cách trực tiếp từ thực tiễn, từ lao động sản xuất đến đấu tranh xã hội hoặc từ thí nghiệm khoa học. Xét một cách toàn diện và đầy đủ hơn, tri thức kinh nghiệm lại được chia làm hai loại.
Thứ nhất, là loại tri thức kinh nghiệm thông thường, còn gọi là tri thức tiền khoa học, tri thức thường nghiệm. Tri thức kinh nghiệm thông thường, chủ yếu thu nhận được từ những quan sát hàng ngày trong cuộc sống. Loại tri thức này phản ánh trực tiếp vẻ bề ngoài và mang đậm màu sắc cảm tính nhưng không đồng nhất với nó. Đương nhiên, tri thức ở cấp độ này hình thành từ nhận thức giản đơn, từ sự tác động một cách trực tiếp của sự vật lên các cơ quan cảm giác, từ những "lẽ phải thông thường", và là trình độ thấp mà người ít học vấn vẫn có thể có được.
Thứ hai, là loại tri thất kinh nghiệm khoa học, thu nhập từ những thí nghiệm khoa học, từ sự khái quát các thực nghiệm khoa học.
Trong sự phát triển của xã hội, hai loại tri thức này có sự xâm nhập, bổ sung lẫn nhau, giả định và chuyển hóa nhau, làm phong phú hơn quá trình nhận thức thế giới. Loại tri thức kinh nghiệm được hình thành thông qua so sánh, đối chiếu và được kiểm nghiệm qua thực tiễn đã chứa đựng nhiều yếu tố khoa học, giúp con người nhận thức và cải tạo thực tiễn, gọi là tri thức kinh nghiệm khoa học. Tri thức kinh nghiệm khoa học đúng như Ph.Ăngghen chỉ ra, có tác dụng: "chọn lọc lại những giả thuyết... gạt bỏ những giả thuyết này, sửa đổi những giả thuyết khác cho đến lúc cuối cùng, quy luật được xác định dưới hình thức thuần khiết" (C.Mác và Ph.Ăngghen, 1978 - 1995, tập 20, tr.733). Tri thức kinh nghiệm là những hiểu biết được tích lũy từ cuộc sống hàng ngày. Trí thức kinh nghiệm đã giúp cho con người có được những hình dung thực tế về các sự vật, hiện tượng, biết cách ứng xử trước các hiện tương tự nhiên và trong các quan hệ xã hội. Theo thời gian và bằng kinh nghiệm sống, số lượng và chất lượng tri thức kinh nghiệm ngày càng trở nên phong phú, đa dạng, chứa đựng những mặt đúng đắn, nhưng còn riêng biệt, chưa thể đi sâu vào bản chất các sự vật và do vậy, "tri thức kinh nghiệm chỉ giúp cho con người phát triển đến một khuôn khổ nhất định" (Vũ Cao Đàm, 2002, tr. 13).
Tri thức kinh nghiệm (ở cả hai cấp độ nói trên), có vai trò quan trọng không thể thiếu được trong đời sống hàng ngày, cũng như trong mọi hoạt động xã hội khác để xây dựng cuộc sống con người. Chính kinh nghiệm là cơ sở để kiểm tra lý luận, sửa đổi và bổ sung lý luận đã có, là luận cứ đanh thép để tổng kết, khái quát và hình thành nên lý luận mới. Song cũng cần nhận thấy rằng, dù có vai trò rất quan trọng nhưng tri thức kinh nghiệm mới chỉ nhận thức được những lớp thuộc tính bề mặt, chưa có khả năng đi sâu vào khám phá được những môi liên hệ phức tạp bên trong của sự vật. Tri thức kinh nghiệm mới chỉ là những hiểu biết về những mặt riêng rẽ, rời rạc về các mối liên hệ bên ngoài của đối tượng. Vì thế, dù đã mang tính trừu tượng và khái khát nhất định nhưng tri thức kinh nghiệm mới chỉ là bước đầu và còn nhiều hạn chế.
Nói tóm lại, tri thức kinh nghiệm là sự phản ánh cái hiện tượng, cái đơn nhất, cái cụ thể, cái trực tiếp, bề ngoài của sự vật. Nó mới chỉ là một hình thức, một trình độ của nhận thức, nên chưa thể nắm bắt được một cách đầy đủ, toàn diện cái tất yếu, cái bản chất sâu sắc, cũng như các mối liên hệ bên trong của sự vật, hiện tượng. Ph.Ăngghen nhận xét trong Biện chứng của tự nhiên: "Sự quan sát theo kinh nghiệm tự nó không bao giờ có thể chứng minh được đầy đủ tính tất yếu (C. Mác và Ph.Ăngghen, 1978 - 1995, tập 20, tr. 718). Về điểm này, triết gia duy tâm khách quan Đức nổi tiếng thời cận đại là G.V.Hegel cũng từng khẳng định rằng, nếu chỉ dừng lại ở sự quan sát kinh nghiệm thì chỉ: "... đem lại cho chúng ta sự cảm thụ những biến đổi kế tiếp nhận... nhưng nó không cho ta thấy tính tất yếu của mối liên hệ" (C.Mác và Ph.Ăngghen, 1978 - 1995, tập 20, tr. 963).
Để nắm bắt được bản chất sự vật thì nhận thức của con người tất yếu phải chuyển lên trình độ tri thức lý luận. Đây là một trình độ cao hơn về chất so với tri thức kinh nghiệm. Tri thức lý luận được khái quát từ tri thức kinh nghiệm. Nó tồn tại trong hệ thống các khái niệm, phạm trù, quy luật, giả thuyết, lý thuyết, học thuyết nào đó. Lý luận hình thành từ kinh nghiệm nhưng nó không xuất hiện một cách trực tiếp, tự phát và không phải mọi lý luận đều xuất phát trực tiếp từ kinh nghiệm. Hồ Chí Minh nói: "Lý luận là sự tổng kết những kinh nghiệm của loài người, là sự tổng hợp những tri thức về tự nhiên và xã hội, được tích lũy lại trong quá trình lịch sử" (Hồ Chí Minh, 1995-/996, tập 8, tr. 497).
Trì thức lý luận ở vào trình độ cao nhất của tri thức khoa học, là sản phẩm của tư duy bậc cao. Cố nhiên nó phải là kết quả của quá trình nghiên cứu, học tập nghiêm túc, bền bỉ, có hệ thống của con người. Một sự nghiên cứu cẩu thả, hời hợt, không chịu đào sâu, thiếu kiên trì, không chuyên tâm, chắc chắn không thể đem lại hiểu biết ở trình độ tri thức lý luận được. Nó là sự phản ánh gián tiếp, trừu tượng, khái quát khách thể nhưng là sự phản ánh sâu sắc hơn, đầy đủ hơn, chính xác hơn tri thức kình nghiệm. Tri thức lý luận mang lại những hiểu biết có tính bản chất, bên trong, vạch ra những mối liên hệ tất nhiên, và tính quy luật của đối tượng. Một sự hiểu biết như vậy, sẽ cho phép con người tiến gần sát đến chân lý về sự vật. Như C.Mác chỉ ra, nhiệm vụ của nhận thức lý luận là: "đem quy sự vận động bề ngoài chỉ biểu hiện trong hiện tượng về sự vận động bên trong thực sự" (Bộ Giáo dục và đào tạo, 1993, tập 3, tr. 65). Tri thức lý luận chính là sự khái quát từ tri thức kinh nghiệm, là một trình độ cao hơn về chất so với tri thức kinh nghiệm. Tri thức lý luận dù được hình thành từ tri thức kinh nghiệm nhưng không phải hình thành một cách tự phát và không phải tri thức lý luận nào cũng hình thành từ kinh nghiệm. Nhờ tính độc lập tương đối này mà có lúc lý luận có thể đi trước các dữ liệu kinh nghiệm. Tri thức lý luận là sự biểu hiện chân lý chính xác hơn, hệ thống hơn, có tính bản chất sâu sắc hơn và vì thế, phạm vi ứng dụng của nó cũng rộng hơn nhiều so với tri thức kinh nghiệm (Hội đồng Trung ương, 1999, tr. 363).
Nhờ những ưu điểm trên mà tri thức lý luận có vai trò rất quan trọng đối với thực tiễn, tác động và góp phần biến đổi thực tiễn thông qua hoạt động năng động có ý thức của con người. Lý luận là kim chỉ nam cho mọi hoạt động và góp phần soi đường chỉ lối cho thực tiễn đi đúng hướng. V.I.Lênin đã chỉ ra vai trò quan trọng của lý luận: "Không có lý luận cách mạng thì không thể có phong trào cách mạng" (V.l.Lênin, 1974 - 1981, tập 26, tr. 30). Trước đó, C.Mác cũng đã chỉ ra vai trò quan trọng của lý luận, một khi nó thâm nhập được vào quần chúng nhân dân thì sẽ trở thành sức mạnh vật chất to lớn. Tri thức lý luận, có thể dự kiến được sự phát triển và vận động của sự vật trong tương lai, dự báo được những phương hướng mới cho sự phát triển của thực tiễn. Lý luận khoa học làm cho hoạt động của con người trở nên chủ động hơn, tự giác hơn, hạn chế được sự mò mẫm, tự phát, mất phương hướng.
Tri thức lý luận và tri thức kinh nghiệm là hai trình độ phản ánh khác nhau nhưng chúng liên hệ hữu cơ, mật thiết với nhau và bổ sung cho nhau để nắm bắt chuẩn xác hơn bản chất của sự vật. Xét về nguồn gốc của hai trình độ nhận thức này, có tác giả nhầm tưởng nhận thức kinh nghiệm chính là nhận thức cảm tính, và nhận thức lý luận là đồng nhất với nhận thức lý tính. Cách hiểu trên là máy móc, siêu hình, không thấy được tính phức tạp của sự phản ánh bằng ý thức, một thuộc tính đặc biệt, chỉ riêng có ở bộ óc con người chứ không có ở bất cứ một hệ thống vật chất nào khác. Thực ra, nhận thức kinh nghiệm và nhận thức lý luận không đồng nhất với nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính. "Ranh giới của nhận thức kinh nghiệm và nhận thức lý luận, do vậy, không trùng khớp với ranh giới của nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính". Và "nhận thức kinh nghiệm, trên thực tế, có một phần ở trình độ lý tính, do đó nó rộng hơn cảm tính, nhận thức kinh nghiệm bao hàm một phần công việc xử lý về mặt lý tính các tài liệu cảm tính" (Nguyễn Duy Quý, 2000, tr. 18 - 19). Cách hiểu trên phù hợp với tiến trình nhận thức biện chứng hiện đại, được Nguyễn Duy Quý mô tả trong tác phẩm Nhận thức thế giới vi mô. Theo chúng tôi, nếu tuyệt đối hóa một trong hai giai đoạn của nhận thức, để đì đến sự phân định rạch ròi giữa hai trình độ của tri thức khoa học, nhận thức của chúng ta sẽ rơi vào một trong hai cực của quan điểm siêu hình về nhận thức mà lịch sử tư tưởng nhân loại đã từng cho thấy. Đó là chủ nghĩa duy cảm hoặc chủ nghĩa duy lý.
Chia sẻ và tán đồng quan niệm nói trên của Nguyễn Duy Quý, trong bài báo Từ tư duy kinh nghiệm đến tư duy lý luận, Hoàng Chí Bảo cũng cho rằng, tri thức kinh nghiệm thông thường "tuy đã ở vào giai đoạn nhận thức lý tính nhưng đó là lý tính chưa đầy đủ chưa khoa học". Tri thức kinh nghiệm thường hướng tới "mô tả những đặc điểm, những mối liên hệ, quan hệ của đối tượng, hơn là phân tích, khái quát những bản chất của sự vật", bởi thế, "phạm vi của tri thức kinh nghiệm hẹp hơn, thuần phác và thô sơ hơn, ít triệt để hơn" (Hoàng Chí Bảo, 1988, tr. 54 - 55). Tuy nhiên, trên thực tế, ranh giới giữa tri thức kinh nghiệm và tri thức lý luận đôi khi chỉ là tương đối, vì không có một kết quả nào của nhận thức lại không phải là sản phẩm của sự thống nhất biện chứng của hai quá trình nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính.
Do tri thức kinh nghiệm có nội dung "khách quan hơn, bắt nguồn từ hoạt động nhận thức và hoạt động cải tạo thực tiễn của con người" (Hữu Ngọc, 1987, tr. 245) nên nó đóng vai trò là cơ sở cung cấp thông tin, dữ liệu chân thực để nhận thức được các thuộc tính bản chất của đối tượng. Theo phương pháp nhận thức đi từ trừu tượng đến cụ thể thì tri thức kinh nghiệm chỉ là sự trừu tượng chung, mới chỉ nhận thức được một số mặt của đối tượng. Chính vì vậy, bước chuyển từ tri thức kinh nghiệm lên trình độ tri thức lý luận là tất yếu khách quan nhằm nắm bắt được đầy đủ hơn bản chất của sự vật. Bước chuyển này phù hợp với con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý mà V.I. Lênin đã vạch ra trong tác phẩm Bút ký triết học: "Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý, của sự nhận thức thực tại khách quan" (V.I.Lênin, 1974 - 1981, tập 29, tr. 179). Tách khỏi tri thức kinh nghiệm, tuyệt đối hóa tri thức lý luận, xa rời thực tiễn thì tri thức lý luận dễ trở thành giáo điều, ảo tưởng hoặc duy lý. Bởi vì: "lý luận mà không liên hệ với thực tiễn là lý luận suông" (Hồ Chí Minh, 1995 - 1996, lập 8, tr. 496). Ngược lại nếu đề cao quá mức vai trò của tri thức kinh nghiệm mà coi thường tri thức lý luận cũng sẽ rơi vào chủ nghĩa kinh nghiệm, một cực khác của lối tư duy siêu hình, máy móc. Đúng như Hồ Chí Minh nói: "Có kinh nghiệm mà không có lý luận, cũng như một mắt sáng một mắt mờ" và "không có lý luận thì lúng túng như nhắm mắt mà đi" (Hồ Chí Minh, 1995 - 1996, tập 5, tr. 234). Tuyệt đối hóa vai trò của tri thức kinh nghiệm cũng dẫn đến thứ chủ nghĩa giáo điều kinh nghiệm, đây là "lối tư duy ở trình độ kinh nghiệm cảm tính, rất ít yếu tố duy lý, coi trọng tổng hợp thô sơ, hoặc suy diễn trừu tượng, coi nhẹ phân tích, chứng minh, quy nạp" (Trần Hữu Tiến, 1988, tr. 15). Thấy rõ ưu thế của tri thức lý luận so với tri thức kinh nghiệm, song cũng cần phải tỉnh táo nhận thấy rằng, do tính gián tiếp trong sự phản ánh hiện thực khách quan, nên lý luận có nguy cơ phản ánh sai sự thật do xa rời thực tiễn. Khả năng đó càng tăng lên nếu lý luận đó bị chi phối của các tư tưởng không khoa học. Trước đây, khi bàn về lý luận nhận thức, V.I.Lênin đã từng chỉ ra khả năng này, yêu cầu phải quán triệt chặt chẽ con đường biện chứng của nhận thức là từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn. Vì vậy, cần coi trọng lý luận nhưng không được thổi phồng vai trò của lý luận đến mức tách rời lý luận khỏi thực liễn, làm cho lý luận mất hết sình khí của nó. Điều này đã được Hồ Chí Minh nhắc nhở nhiều lần: thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa Mác - Lênin. Thực tiễn không có lý luận hướng dẫn là thực tiễn mù quáng. Lý luận mà không liên hệ với thực tiễn là lý luận suông" (Hồ Chí Minh, 1995 - 1996, tập 8, tr. 496).
Học giả Xô viết, G.I. Ruzavin, trong cuốn Các phương pháp nghiên cứu khoa học, cũng đã chỉ ra sự khác biệt giữa tri thức khoa học và tri thức thông thường. Theo tác giả, giữa chúng có đặc điểm chung là đều dựa trên các sự kiện khách quan, đều nhằm đạt tới chân lý khách quan. Trong đó tri thức khoa học nảy sinh từ những hiểu biết thông thường nhưng không phải là sự kế tục trực tiếp tri thức thông thường. Tri thức khoa học không chỉ tìm ra các sự kiện mới mà còn nhằm giải thích các hiểu biết mới này bằng các giả thuyết, lý thuyết, định luật đã có, hoặc đề ra các lý thuyết mới để giải thích chúng. Hơn nữa, con người chỉ có thể đạt đến tri thức khoa học thông qua những phương pháp nghiên cứu nhất định, dựa trên những quy luật nhất định của thế giới khách quan. Trong khi đó, tri thức thông thường được nhận thức một cách trực tiếp, là tư duy thực tế không có hệ thống và không có phương pháp (I. Ruzavin, 1983, tr. 3). Một số tác giả, trong công trình Lịch sử phép biện chứng macxít, cũng có quan niệm tương tự. Theo họ, sự hiểu biết mang tính chất lý luận khoa học so với hiểu biết thông thường, được ví như là: "hai tấm gương của cùng một hiện thực, trong đó hiện thực này được thể hiện một cách khác nhau, nhiều khi đối lập nhau (Nhiều tác giả, 1986, 327).
Phân tích trên cho thấy, việc vươn lên từ trình độ tri thức kinh nghiệm đến trình độ tri thức lý luận là một tất yếu khánh quan, nhằm nắm bắt bản chất sự vật một cách ngày càng đầy đủ hơn, gần đúng hơn. Hơn thế nữa, đối với nước ta, nó có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc khắc phục "bệnh chủ quan, duy ý chí, lối suy nghĩ giản đơn, nóng vội chạy theo nguyện vọng chủ quan" mà Văn kiện Đại hội VI ( ủa Đảng Cộng sản Việt Nam đã kiên quyết vạch ra (Đảng Cộng sản Việt Nam, 1986, tr. 26).
Trong lịch sử tư tưởng nhân loại, triết gia cổ điển Đức, I. Kant, cũng đã chia tri thức ra thành tri thức khoa học thông thường. Theo ông tri thức khoa học là tuyệt đối chính xác, mang tính phổ biến và tất yếu vì nó là tri thức siêu nghiệm có trước kinh nghiệm. Còn tri thức thông thường do dựa trên kinh nghiệm nên không tuyệt đối chính xác, không có tính tất yếu và phổ biến. Do quan điểm duy tâm chủ quan và vì không xem xét sự phát triển của tri thức kinh nghiệm theo quan điểm lịch sử nên ông đã giải quyết vấn đề tính phổ biến và tính tất yếu tiên thiên một cách duy tâm (Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô, 1962, tr. 54 -55). Thực ra, ngay cả tri thức toán học, dù cỏ vẻ rất cao siêu, trừu tượng nhưng như Ph.Ăngghen chỉ ra, nó cũng chỉ là sự phản ánh "những nhu cầu thực tiễn của con người từ việc đo diện tích các khoảnh đất và việc lường dung tích của những bình chứa, từ việc đếm thời gian và từ cơ học" (C. Mác, Ph.Ăngghen, 1978 - 1995, tập 20, tr. 59). Có thể khẳng định rằng: tri thức khoa học là kết quả của sự phản ánh tinh thần chứ không phải là sản phẩm thuần túy tinh thần như G.V.Hegel quan niệm, cũng không phải là cái tiên thiên có sẵn như cách hiểu của I. Kant. Tri thức chỉ có thể tìm thấy trong cuộc sống, trong thực tiễn chứ không thể dừng lại trong sách vở. Tri thức sách vở xét đến cùng chẳng qua là sự tổng kết cuộc sống và thực tiễn mà thôi. Sự phát triển của tri thức khoa học, cùng với hệ thống các khái niệm, phạm trù, quy luật của nó ngày càng phong phú hơn cả về số lượng lẫn chất lượng, càng chứng tỏ "sự tách khỏi giới tự nhiên" của con người để chinh phục và ngày càng "nắm vững được màng lưới" tự nhiên đó, đúng như nhận xét của V.I. Lênin trong Bút ký triết học (V.I.Lênin, 1 974 - 1981, tập 29, tr. 102).
Phân tích hai cấp độ của tri thức khoa học là tri thức kinh nghiệm và tri thức lý luận trên đây cho phép chúng ta thấy được mức độ nông sâu của chúng, cũng như vai trò của từng cấp độ tri thức và sự đan xen và tác động qua lại giữa chúng một cách hữu cơ. Giữa các cấp độ, trình độ của tri thức khoa học có sự tiếp nối, kế thừa lẫn nhau. Ngay cả ở trình độ tri thức kinh nghiệm (tiền khoa học) đã xuất hiện những mầm mống của tri thức lý luận. Tri th-ức kinh nghiệm, chính là cơ sở dữ liệu để khái quát hình thành nên tri thức lý luận. Tri thức lý luận nâng tri thức kinh nghiệm lên trình độ cao hơn về chất, từ chỗ là cái cụ thể, đơn nhất trở thành cái có tính khái quát phổ biến. Ngày nay, cùng với việc nâng cao trình độ học vấn của nhân dân, các thuật ngữ khoa học, công nghệ hiện đại cũng được các phương tiện thông tin đại chúng phổ cập và dần đi sâu vào trí óc của quần chúng. Đó chính là cơ sở để họ tiếp nhận và nâng cấp từ trình độ tri thức kinh nghiệm lên đến trình độ tri thức lý luận và nâng cao khả năng du nhập tri thức khoa học áp dụng vào đời sống thực tiễn, biến tri thức đó thành sự giàu có và văn minh. Tri thức khoa học đã và đang đi vào cuộc sống, góp phần nâng cao chất lượng sống của nhân dân, làm cho họ có thể làm chủ được vận mệnh của mình.
Khoa học phức hợp - khoa học của thế kỷ 21
CC biên dịch
Tạp chí Tia Sáng
08:25' AM - Thứ sáu, 31/08/2007
Thông tin liên quan:
# Cần một cuộc du nhập khoa học mới! [15/05/2007]
# Tư duy hệ thống [25/04/2006]
# Tư duy hệ thống: Quản lý hỗn độn và phức hợp [27/09/2005]
# Lịch sử điều khiển học và khoa học hệ thống [28/04/2003]
# Một cách tiếp cận khoa học mới của loài người [14/07/2005]
# Tư duy hệ thống và đổi mới tư duy [04/05/2003]
# So sánh cách tiếp cận tư duy phân tích và tư duy theo hệ thống [04/05/2003]
"Tôi tin chắc rằng những quốc gia thiện dụng khoa học phức hợp sẽ trở thành những siêu cường về kinh tế, văn hóa và chính trị trong thế kỷ 21" .
Phát biểu trên của Heinz R. Pagels tác giả cuốn sách - Mơ ước của lý trí: Máy tính và sự phát nguyên của khoa học phức hợp là một lời kêu gọi các nhà khoa học, công nghệ và các nhà hoạch định chính sách nghiên cứu và triển khai khoa học phức hợp.
Tia Sáng xin giới thiệu cùng bạn đọc bài viết sau về một số điều cơ bản trong khoa học phức hợp.
A/ KHOA HỌC PHỨC HỢP
1. Định nghĩa
Khoa học phức hợp (complexity theory, complexity science) là môn khoa học nghiên cứu về các hệ thống phức hợp. Nói đơn giản, một hệ thống là phức hợp nếu nó chứa nhiều thành phần con tương tác với nhau và nếu hệ thống đó lại biểu hiện những tính chất, những lối hành xử (behavior) mà chúng ta không thể suy ra một cách hiển nhiên từ tương tác của những thành phần cấu thành nó.
Từ lâu hàng trăm năm trước người ta đã gặp khó khăn khi nghiên cứu các chuyển pha ví dụ hiện tượng sôi của nước và nói chung khi nghiên cứu một hệ chứa nhiều yếu tố, nhiều thành phần. Hiện nay chúng ta đã có nhiều công cụ hữu hiệu như nhiệt động học (thermodynamics), cơ học thống kê (statistical mechanics) để nghiên cứu những hệ thống nằm trong trạng thái cân bằng (equilibrium). Song những hệ thống cân bằng chưa phải hoàn toàn là những hệ thống phức hợp. Tuy nhiên việc nghiên cứu những hệ thống cân bằng sẽ cung cấp nhiều khái niệm, nhiều ý tưởng cho việc nghiên cứu những hệ thống phức hợp, vốn là những hệ thống nằm ngoài trạng thái cân bằng.
Những hệ thống động học nằm ngoài trạng thái cân bằng và do đó có tính phi tuyến (phi tuyến có nghĩa là output không tỷ lệ thuận với input, ví dụ hàm x là tuyến tính còn hàm x2 là phi tuyến) mới là những hệ thống quan trọng trong vũ trụ. Những hệ thống phức hợp là: kinh tế, thị trường chứng khoán, khí hậu thời tiết, xã hội các sinh vật, động đất, giao thông, các sinh vật và xã hội của chúng, môi trường, các dòng chảy cuộn xoáy, dịch bệnh, hệ miễn dịch, động học các dòng sông, trượt đất, các sắc tố trên bộ lông động vật, nhịp đập của tim...
Như vậy chắc sẽ không có một lý thuyết đơn giản cho các hệ thống phức hợp. Tuy nhiên chúng ta có thể phân loại chúng và xếp chúng thành nhóm để nghiên cứu (nhờ những công cụ tương ứng).
Việc nghiên cứu các hệ thống phức tạp đòi hỏi một sự tổng hợp liên ngành (interdisciplinary). Những công cụ của vật lý sẽ hữu ích cho việc nghiên cứu các hệ sinh học, xã hội và ngược lại.
Đặc trưng quan trọng nhất của hệ thống phức hợp là gì?
Đó là hiện tượng đột sinh (emergence). Hiện tượng đột sinh là hiện tượng xuất hiện những quy luật, những hình thái, những trật tự mới từ hiệu ứng tập thể của các tương tác giữa các thành phần của hệ thống. Như vậy các hiện tượng đột sinh không phải là một tính chất nội tại của các thành phần con mà là những tính chất của hệ thống được xét một cách toàn cục.
- Một minh họa là nhiệt độ và các định luật về chất khí - các khái niệm này vô nghĩa nếu ta chỉ xét một phân tử, chúng chỉ có ý nghĩa đối với một hệ nhiều phân tử.
- Minh họa thứ hai là tổ chức quần thể loài kiến. Mỗi con kiến chỉ hành động theo những quy tắc rất địa phương (local) nhưng toàn thể xã hội loài kiến lại hành động theo những quy tắc đột sinh biểu hiện một trật tự cao. Hiện nay các nhà khoa học xã hội và tin học đang nghiên cứu hiện tượng tự tổ chức của xã hội loài kiến mong tìm ra những áp dụng khả dĩ cho xã hội chúng ta.
- Một minh họa thứ ba là hiện tượng ùn tắc giao thông. Mỗi cá nhân tham gia giao thông có một kế hoạch riêng cho hành trình của mình, song nhiều cá nhân tham gia giao thông lại dẫn đến ùn tắc là một hiện tượng đột sinh không phụ thuộc vào kế hoạch của từng cá nhân.
Những ví dụ tinh tế hơn là "ý thức", "sáng tạo", hiện tượng đột sinh của hệ tế bào thần kinh.
Người ta thường nói: toàn cục lớn hơn tổng cơ học các thành phần để biểu diễn hiện tượng đột sinh. Và điều này cũng có nghĩa hệ thống là phi tuyến, những hệ quả bất ngờ đột xuất có thể xảy ra đối với một hệ thống phức hợp.
Vũ trụ chứa nhiều tầng lớp phức hợp liên quan đến nhau: thiên hà, thái dương hệ, các hành tinh, hệ sinh thái, sinh vật, tế bào, nguyên tử rồi quark. Ta có những định luật riêng cho các tầng lớp phức hợp, các định luật đó là phổ quát (universal) đối với mỗi tầng phức hợp.
2. Một số định luật mô tả cách hành xử (behavior) của hệ thống phức hợp
... Fractal
Hình 2
Fractal là một hình hình học mà mỗi yếu tố con của nó lại đồng dạng với toàn hình đó (xem hình 2). Sau đây là một ví dụ. Bước 1: lấy một đoạn thẳng xong vứt bỏ 1/3 đoạn thẳng ở giữa để thay vào đó một chữ V lộn ngược với hai cạnh bằng đoạn thẳng vứt đi (xem ô 1 bên trái trên). Bước 2: sau khi thu được hình ở bước 1, đối với mỗi đoạn thẳng ta lại thực hiện bước 2 giống như bước 1(xem ô 2 bên phải trên). Và liên tiếp như thế - cuối cùng ta thu được một fractal có hình đồng dạng với từng yếu tố con của nó (xem ô 4 bên phải dưới có được sau 4 bước). Đó là đường cong Koch. Không đi sâu vào định nghĩa toán học ta hãy chỉ ra số chiều D (dimension) của fractal dạng trên đây. Hình này dần chiếm nhiều chỗ trong mặt phẳng (số chiều là 2) song không chiếm hết được, fractal cũng chiếm nhiều chỗ hơn một đường thẳng (số chiều là 1) cho nên số chiều của nó là
1< D < 2
Vậy fractal có số chiều không nguyên! Đây là một đặc trưng quan trọng của fractal.
Hình 3
Dường như thiên nhiên rất tiết kiệm cho nên sáng tạo nhiều đối tượng theo cùng một quy tắc. Hình thái chia nhánh các cây, đường đi của không khí trong phế quản, hình dạng các bờ biển, các đám mây, các hoa, các núi (xem hình 3) đều có thể mô tả nhờ hình học fractal. Những hình dáng đó có tính chất bất biến đối với với phép thay đổi kích thước (scale-invariance). Hình học fractal do Benoợt Mandelbrots (hình 4) xây dựng nên.
... Định luật lũy thừa (power law)
Hình 4- Benot Mandelbrots- nhà toán học sáng tạo hình học fractal
Nếu thống kê số đám cháy rừng N trong một quốc gia thì ta thu được công thức sau đây
N T S-a
Trong đó S là diện tích bị cháy, còn a là một số nằm giữa 1,3 và 1,5. Định luật lũy thừa trên có thể áp dụng cho nhiều hiện tượng như động đất, hoạt động của các vụ bùng nổ trên mặt trời... với a khác nhau cho nên định luật lũy thừa có tính phổ quát. Định luật này cũng có tính chất tự đồng dạng (self similarity). Quả thật như vậy nếu ta làm phép biến đổi S kS' thì ta lại có ( k-a ).S'-a với ( k-a )= k' là một hằng số.
Như vậy ta thấy sau fractal, lối hành xử theo định luật lũy thừa cũng là một lối hành xử phổ quát của một số hệ thống phức hợp.
... Định luật 1/ f
Trong nhiều hiện tượng người ta quan sát được định luật mô tả phổ các tần số
f - a
trong đó f là tần số, a là một hằng số. Ví dụ phổ các tần số tiếng ồn trong các mạch điện, thăng giáng điện thế trong các tế bào thần kinh, tần số đập của tim người... Như thế định luật 1/f cũng là một định luật phổ quát cho nhiều hệ thống phức tạp. Lúc a=1 (phổ biến) ta có định luật 1/f.
Chú ý tương tự như định luật lũy thừa định luật1/f cũng có tính tự đồng dạng.
Các định luật cơ học thống kê, nhiệt động học
Khi nghiên cứu một hệ nhiều hạt người ta không thể sử dụng tương tác vi mô giữa chúng để mô tả toàn hệ mà phải cầu cứu đến các định luật của cơ học thống kê, nhiệt động học. Đây là một minh họa về hiện tượng đột sinh (emergence) khi lối hành xử của một hệ không thể suy từ hành xử của từng hạt, của từng thành phần con.
Như thế có thể nói cơ học thống kê, nhiệt động học là những khoa học cổ điển nhất của lý thuyết về phức hợp. Chúng ta đã thay thế cách tiếp cận quy giản luận, vốn là cách tiếp cận dựa trên những định luật vi mô tất định bằng cách tiếp cận thống kê và xác suất đối với hiện tượng đột sinh.
Trên đây chúng ta chỉ nêu lên một số định luật đơn giản để mô tả các hệ phức hợp: hình học fractal, định luật 1/f, định luật lũy thừa (power laws), các định luật trong cơ học thống kê, xác suất, nhiệt động học. Các định luật đột sinh này tác động ở mức vĩ mô là đơn giản (có tính thống kê, xác suất) so với các định luật vi mô.
Mục tiêu của lý thuyết về phức hợp là tìm ra những định luật cao cấp hơn để mô tả nhiều hiện tượng khác, thậm chí tìm một lý thuyết thống nhất về phức hợp.
B . CÂN BẰNG VÀ KHÔNG CÂN BẰNG(equilibrium & non-equilibrium)
Một khái niệm quan trọng trong lý thuyết về phức hợp là khái niệm tới hạn tự tổ chức (self-organised criticality). Theo khái niệm này các hệ phức hợp tự phát tiến triển về trạng thái tới hạn giữa bất trật tự và trật tự.
Việc tiến đến điểm tới hạn của quá trình tự tổ chức (self-organised criticality) là nguyên lý mà các hệ không cân bằng sử dụng để tự tổ chức mình vào một trạng thái nằm ở ranh giới bất trật tự (disorder) và trật tự (order). Như vậy các hệ thống không cân bằng sẽ tự xếp đặt mình vào một trạng thái tới hạn. Các tổ chức sống là những minh họa về những hệ thống này.
Các tổ chức sống là những hệ phức tạp nhất và một điều đáng lưu ý là các hệ này phát triển đến một trật tự cao cấp trái ngược với chiều mũi tên thời gian điều khiển bởi định luật thứ hai của nhiệt động học. Thật ra sự tăng độ mất trật tự và entropy do định luật thứ hai của nhiệt động học chỉ áp dụng đối với các hệ cân bằng kín. Các hệ sống không cân bằng và cũng không kín cần một dòng năng lượng để làm tăng trật tự (như vậy làm giảm entropy) cho bản thân song lại phát tán nhiệt và các chất thải để làm tăng bất trật tự (như thế làm tăng entropy) trong vũ trụ. Như thế i các hệ sống là những cấu trúc phát tán (dissipative structures) có khuynh hướng tiến đến tự tổ chức (self-organisation). Các hệ phát tán không phải là những hệ ở trạng thái cân bằng nhiệt động nhưng luôn có khuynh hướng tiến triển về cân bằng nhờ dòng entropy và năng lượng.
Sự thoát khỏi trạng thái cân bằng là cần thiết để cho một cơ thể sống có thể có được một trật tự và hình thái phức hợp của nó.
C . PHỨC HỢP VÀ HỖN ĐỘN(Complexity & chaos)
Phức hợp và hỗn độn là hai khái niệm gắn liền với nhau. Các hệ phức hợp nằm đung đưa ở ranh giới giữa hỗn độn và trật tự (balanced on the edge of chaos -not too orderly, not tooisordered). Cho nên việc nghiên cứu phức hợp gắn liền với lý thuyết hỗn độn.
Lý thuyết hỗn độn mô tả lối hành xử của một số hệ động học phi tuyến rất nhạy cảm với điều kiện ban đầu. Vì sự nhạy cảm này mà lối hành xử của hệ dường như hỗn độn, mặc dầu động học của nó được mô tả một cách tất định bởi những hệ phương trình vi phân.
Nhà khí tượng học Edward Lorenz đã sử dụng một mô hình để tính toán về khí tượng và phát hiện khi điều kiện ban đầu thay đổi một ít thì kết quả tính toán lại phân kỳ so với nhau một cách đáng kể. Trong thực tế chúng ta không bao giờ biết được chính xác các điều kiện ban đầu cho nên bao giờ cũng rơi vào tình trạng không nắm kết quả cuối cùng chính xác. Đây là hiệu ứng gọi là hiệu ứng con bướm (butterfly effect): một con bướm đập cánh ở Aruba có thể gây nên bão lớn ở Bali! Hiện tượng trong đó một hệ hoàn toàn tất định có thể dẫn đến những hệ quả không tiên đoán được gọi là hỗn độn.
Các trạng thái của hệ phức hợp thường có thể mô tả bởi một hệ phương trình vi phân phi tuyến nối liền các đại lượng X, Y, Z,... (như nhiệt độ, áp suất,... và một số tham số a,b,c,... (như số Prandtl, số Rayleigh,... là những thông số kỹ thuật). Hệ phương trình này xác định cách hành xử của hệ phức hợp. Một điều kiện cần (chưa phải là đủ) cho hỗn độn là tính phi tuyến của hệ thống.
Hỗn độn là một tính chất của các hệ động học phi tuyến, đó là tính siêu nhạy cảm đối với các điều kiện ban đầu. Cho nên các hỗn độn quan sát được thật ra là hệ quả của một trật tự nằm trong không gian pha (X,Y,Z,...) tức không gian của các trạng thái (trong cơ học không gian pha là không gian tọa độ-xung lượng). Mỗi điểm trong không gian pha ứng với một trạng thái của hệ, các điểm đó làm thành quỹ đạo trạng thái. Nhiều hiện tượng tưởng chừng như ngẫu nhiên song đó là những hỗn độn của một hệ tất định.
Phần của không gian pha ứng với một hành xử nhất định của hệ phức hợp làm thành tập hút (attracting set) hay nói cách khác làm thành quỹ đạo hút (attractor) .
Quỹ đao hút có chu kỳ (periodic attractor)
Quỹ đạo hút có chu kỳ là một vòng lặp lại của các trạng thái. Ví dụ quỹ đạo của một hành tinh quanh một sao là một quỹ đạo hút có chu kỳ=1. Trên hình 5 là một quỹ đạo hút với chu kỳ = 4.
Hình 5
Quỹ đạo hút lạ (strange attractor)
Tính nhạy cảm đối với điều kiện ban đầu được biểu hiện ở sự phân kỳ các quỹ đạo trong không gian pha. Đối với các hệ phát tán khái niệm hỗn độn gắn liền với khái niệm quỹ đạo hút lạ (strange attractor): vì có hỗn độn cho nên các điểm mô tả trạng thái không nằm trên một quỹ đạo hút bình thường ví như quỹ đạo của một hành tinh quanh một sao, mà nằm trên một quỹ đạo hút lạ.
Chuyển động hỗn độn dẫn đến những quỹ đạo hút lạ (strange attractors).
Hình 6: Edward Lorenz đưa ra hệ phương trình trong khí tượng học dẫn đến quỹ đạo hút lạ
Xét hệ mô tả bởi hệ các phương trình vi phân do nhà khí tượng học Edward Lorenz (hình 6) đề ra. Hệ này chứa ba đại lượng X,Y,Z và ba tham số a,b,c. Khi a=28,b=10,c=8/3 thì chúng ta có một quỹ đạo hút lạ. Quỹ đạo hút lạ là một quỹ đạo hút không có chu kỳ. Trong không gian pha, quỹ đạo hút lạ có dạng ở hình 8 và là biểu hiện của hỗn độn.
Các tính toán thực hiện khi nghiên cứu các quỹ đạo hút lạ chủ yếu là những phép lặp mà người ta không thể thực hiện nổi bằng tay mà chỉ thực hiện được trên máy tính. Nhà hóa học Otto Rôssler (hình 7) đã thể hiện quỹ đạo hút lạ trên máy tính.
Hình 7: Otto Rôssler tác giả hệ phương trình mô tả các phản ứng hóa học dấn đến quỹ đạo hút lạ.
Không đi sâu vào định nghĩa toán học, chúng ta hãy xác định số chiều D của quỹ đạo hút lạ trên hình 8. Ta thấy các vòng này dày đặc chiếm gần hết không gian 3 chiều nhưng không chiếm hết! Mặt khác chúng cũng chiếm nhiều chỗ hơn không gian 2 chiều vì thế số chiều (dimension) của tâm hút này là:
2 < D < 3
Đó là một đặc trưng của fractal: có số chiều D không nguyên.
Hai loại tâm hút có chu kỳ (periodic) và lạ (strange) được quan sát trong các hệ phát tán.
D/ PHỨC HỢP THEO QUAN ĐIỂM CỦA Chaitin & Wolfram
Hình 8- Tâm hút lạ
1. Thái độ hành xử của một hệ thống phức tạp có nguyên nhân từ hiện tượng đột sinh (emergence) và hiện tượng tự tổ chức (self-organisation).
Một mục tiêu của Stephen Wolfram (hình 9) trong cuốn sách "Một loại hình khoa học mới (A new kind of Science - NKS)" là giải thích thái độ hành xử của hệ thống phức hợp xuất phát từ sự phát triển của các tế bào autômát. Wolfram tin tưởng rằng có một TOE (Theory of Everything- Lý thuyết của tất cả) và cho rằng phức hợp là hữu hạn.
Hình 9. Stephen Wolfram, tác giả NKS-Một loại hình khoa học mới
2. Sau khi Kurt Gôdel chứng minh rằng mọi toán học đều có những hạn chế (Định lý Không đầy đủ - Theorem of Incompleteness), rồi Alan Turing chứng minh rằng không tồn tại một chương trình kiểm nghiệm (test) có thời gian hữu hạn để chứng tỏ rằng bất kỳ một chương trình máy tính nào cho trước sẽ dừng lại (Bài toán dừng -Halting Problem), Gregory Chaitin (hình 10) đã phát triển một lý thuyết thông tin hiện đại, tìm ra số Omega () và đi đến khẳng định không thể tồn tại TOE cho toán học và cho vật lý, điều này có nghĩa là sự hiểu biết về vũ trụ chứa đầy những lỗ trống bất khả tri. Vậy phức hợp là vô cùng.
G. KẾT LUẬN
Hình 10. Gregory Chaitin, nhà toán học nổi tiếng tác giả của số omega W
Các hệ phức hợp làm thành một chiếc cầu giữa cá nhân và tập thể: từ gen đến cơ quan sinh học, đến hệ sinh thái, từ nguyên tử đến vật liệu cần sản xuất, từ máy tính đến Internet, từ công dân đến xã hội. Khoa học phức hợp nối liền khoa học thuần túy với khoa học ứng dụng, xác lập những cơ sở mới để thiết kế, điều khiển, quản lý các hệ thống ở một trình độ cao hơn bất kỳ cách tiếp cận hiện nay.
Khoa học các hệ phức hợp còn là khoa học của máy tính cho nên ICT (Information & Communication Technologies- Công nghệ Thông tin & Truyền thông) là một bộ phận nghiên cứu quan trọng của khoa học phức hợp.
Các nước trong cộng đồng nghiên cứu phức hợp luôn khuyến nghị các nước khác (nhất là các nước thế giới thứ ba) cùng tham gia nghiên cứu phức hợp vì những ứng dụng của phức hợp rất to lớn và đã được kiểm nghiệm trong mọi lĩnh vực. Một trong những vấn đề thiết yếu đang gây nhiều chú ý ở Việt Nam có thể là giáo dục. Đây là một lĩnh vực cần tiếp cận dưới quan điểm khoa học phức hợp.
Khổng giáo với nền khoa học kỹ thuật Trung Hoa
Chu Hảo
Tạp chí Tia sáng
10:32' AM - Thứ sáu, 15/06/2007
Thông tin liên quan:
# Trung Quốc hôm nay: Khi cuộc sống trở thành văn hóa [28/12/2006]
# Mẫu người quân tử - con người toàn thiện trong "luận ngữ" của Khổng Tử [27/11/2006]
# Trình độ tu dưỡng khoa học của người Trung Quốc [15/11/2006]
# "Nhân" trong luận ngữ của Khổng Tử [17/08/2006]
# Sự hình thành và phát triển học thuyết âm dương ngũ hành trong tư tưởng cổ đại Trung Quốc [26/06/2006]
# Tôn Trung Sơn - Nhà cách mạng, nhà triết học [16/03/2006]
# Bài học từ thuyết Trung dung [12/01/2006]
# Trung Quốc: Giới trẻ đua nhau kinh doanh trên Internet [06/01/2006]
# Đạo Khổng còn hợp với thời nay không? [26/11/2005]
# Mười "Hiện đại hóa" của sinh viên đại học Trung Quốc [06/11/2005]
# 10 bí quyết kinh doanh ở Trung Quốc [25/10/2005]
# Lý sự Trung Hoa [30/09/2005]
# Khám phá bí mật kinh doanh của người Trung Quốc [17/08/2005]
# Học gì từ lộ trình đi đến phồn vinh của người Trung Quốc ? [21/07/2005]
# Đọc "Người Trung Quốc Xấu Xí" [13/11/2003]
Trong bài báo nói về quá trình cải tổ của nền khoa học Trung Hoa hiện đại đăng trên Tạp chí Nghiên cứu (La Recherche, số 313, tháng 10/1998, tr. 52 - 64) , Tổng Biên tập của Tạp chí này, ông Olivier Postel Vinay, có trích dẫn ý kiến của ông Tsou Chenlu. Chủ nhiệm Khoa các khoa học sự sống của Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc về ảnh hưởng của Khổng giáo đến sự phát triển của nền khoa học Trung Quốc như sau:
"Ảnh hưởng của Khổng giáo giải thích vì sao Trung Quốc chưa bao giờ là mạnh trong khoa học, đặc biệt là trong các ngành khoa học trừu tượng. Ông cho rằng, Khổng giáo chỉ dạy cho người ta nghệ thuật tìm chỗ đứng của mình trong tôn ti đẳng cấp xã hội đã được định hình sẵn, chứ không khuyến khích người ta tìm tòi, sáng tạo. Ông đã khẳng định rằng, bốn phát minh lớn nhất của Trung Quốc được thế giới thừa nhận về la bàn, thuốc súng. Nghề làm giấy và kỹ thuật in chỉ là các phát minh kỹ thuật chứ không đóng góp gì vào việc phát minh ra các quy luật của tự nhiên. Theo ông, khoa học hiện đại chỉ thâm nhập vào Trung Quốc từ giữa thế kỷ thứ XIX cùng với tiếng súng đại bác của người Anh, và các vị vua chúa nhà Thanh cũng lại chỉ quan tâm đến các kỹ thuật mới đầy hấp dẫn vào thời đó như đường xe lửa, điện và ôtô mà thôi.
Tiếp đó, ông phê phán những người lãnh đạo của nước Trung Hoa trong thời kỳ mở cửa này rằng: "khi nói đến khoa học kỹ thuật hay khoa họccông nghệ, thì trong thâm tâm họ cũng chỉ nhấn mạnh đến kỹ thuật và công nghệ còn khoa học chỉ được nhắc đến một cách hời hợt trên đầu lưỡi"!
Bỏ qua sự hoài nghi về tính chính xác của các lời trích dẫn trên đây (vì Tạp chí Nghiên cứu là một trong số các Tạp chí khoa học có uy tín nhất trên thế giới) những ý kiến của ông Tsou Chenlu đã gây cha tôi nhiều nỗi băn khoăn: Có chắc Khổng giáo đã ngăn cản sức sáng tạo của dân tộc Hán? Ngoài các phát minh kỹ thuật, Trung Quốc cổ đại không có các phát minh khoa học, đặc biệt là khoa học trừu tượng? Vì sao Trung Quốc hiện đại có vẻ như chú ý đến kỹ thuật (công nghệ) nhiều hơn là đến khoa học?
Vì chưa đủ thông tin cho nên tôi không đặt vấn đề tranh luận với ông Tsou Chenlul tôi chí muốn trao đổi với bạn đọc những hiểu biết của mình (chắc chắn là còn rất hạn hẹp) về những vấn đề mà tôi có thể là cả các bạn nữa quan tâm.
Tháng 5 năm nay khi qua Bắc Kinh tôi có dịp hỏi ý kiến ông Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc về những lời phát biểu nói trên của người đồng nghiệp của ông ông đã trả lời đại ý: đó là ý kiến riêng của ông ấy, và không có bình luân gì thêm cả. Qua đấy tôi đồ rằng ý kiến của ông Tsou Chenlu đã không được đa số các nhà khoa học Trung Quốc chia sẻ. Bản thân tôi cũng cảm thấy những điều đó chua có sức thuyết phục lắm. Trước hết, việc khẳng định rằng Khổng giáo chỉ dạy cho người ta cách tìm chỗ đứng của mình trong xã hội một cách thụ động chứ không khuyến khích người ta cải cách và sáng tạo có lẽ là không đúng lắm. Nếu khẳng định rằng, giai cấp thống trị đã lợi dụng Khổng giáo để nô dịch dân chúng theo tinh thần ấy thì chắc đúng hơn. Nhưng thực ra, Khổng Giáo của Khổng Tử và Mạnh Tử (chứ không phải của những triết gia Hán nho và Tống nho đã làm Khổng Giáo chính danh méo mó đi nhiều, theo nhận xét của vi học giả rất đáng tin cậy Nguyễn Hiến Lê trong cuốn "Không Tử Nxb văn hóa, năm 1996) đã dạy người ta biết chấp nhận và thúc đẩy cải cách, nắm vững chính đạo nhung cũng phải biết quyền biến, tuy không khuyến khích cực đoan mà đề cao sự vừa phải nhưng là sự vừa phải chính danh (Hễ chính danh thì quy kết tất là cách mạng- Nguyễn Hiến Lê, Sđd, tr.132). Hơn nữa, theo Thi Trung Liên ( Trung Quốc nhất tuyệt, Tập 1, Nxb Văn hóa năm 1997, tr 140 - 148) thì Khổng Giáo ra sức đề cao tinh thần hào kiệt. Tinh thần hào kiệt ấy thể hiện ở bốn phương diện chính là: (1) Tinh thần hy sinh thân mình để bảo vệ đạo nghĩa. (2) Chính khí hạo nhiên: giàu sang không thề quyến rũ, ủy vũ không thể khuất phục gian khó không thể chuyển lay. (3) Hùng tâm tráng khí, ngang trời đọc đất, dựng công lập nghiệp. (4) Tinh thần sáng tạo, dám khai phá, không chịu sự trói buộc của lề thói cũ. Xem thế, không thể nói rằng Khổng giáo đã trói buộc tinh thần sáng tạo của người Trung Hoa. Càng không thể nói được rằng, vì chấp nhận Khổng giáo mà Trung Quốc chưa bao giờ mạnh về khoa học, đặc biệt là khoa học trừu tượng.
Bằng chứng là ngay từ thế kỷ thứ V trước Công nguyên, ở Trung Quốc đã lưu hành một tác phẩm số học cổ đại nổi tiếng là Tô Tử Toán Kinh, lúc đó chắc là có vẻ trừu tượng hơn bây giờ ta tưởng nhiều. Tác phẩm này đã trình bày vấn đề "tìm một số chưa biết" với những cách giải rất khéo léo và lý thú đến nỗi sau này đã biến thành trò chơi được lưu truyền cho hậu thế như "Tần vương ngầm đếm quân" hay "Hàn tín điểm binh"... Đây thực chất là bài toán giải nhóm đồng dư thức bậc 1 mà mãi đến thế kỷ thứ X sau Công nguyên các nhà toán học Châu Âu mới đặt vấn đề nghiên cứu, và được hoàn chỉnh vào năm 1810 bằng công sức của nhà toán học người Đức C.F.Gauxơ.
Cùng với những công trình khoa học khác như "Chu toán" xuất hiện từ thế kỷ thứ VI sau Công nguyên, với công cụ tính toán là bàn tính gẩy như vẫn dùng cho đến ngày nay, "Ngũ tinh chiêm về thiên văn (170 năm trước Công nguyên) và "Hai mươi tư tiết khi và bảy mươi hai hậu" về lịch pháp nông nghiệp cố đại (2200 năm trước Công nguyên): người Trung Hoa đã có nhiều thành tựu khoa học kể cả khoa học trừu tượng, trước và rất xa lúc ra đời của Khổng Tử (năm 551 trước Công nguyên).
Các phát minh kỹ thuật của Trung Quốc đã được cả thế giới thừa nhận, tuy không phải là các công trình phát minh ra các quy luật của tự nhiên, nhưng đã chứng tỏ sức sáng tạo lớn lao của người Trung Hoa cổ đại.
Ngay từ thời Chiến quốc (thế kỷ V đến thế kỷ III trước Công nguyên), người Trung Hoa cổ đại đã sớm phát hiện ra hiện tượng: từ trường của trái đất xác định hướng Bắc - Nam của một thanh nhiễm từ. Nguyên tắc này đã được sử dụng làm La bàn (kim chỉ nam) dùng để xác định phương hướng một cách chính xác vào thời Bắc Tống (thế kỷ XI sau Công nguyên). Trong khi đó ở phương Tây, mãi đến thế kỷ XV La bàn mới được Colombo người phát hiện ra Châu Mỹ sử dụng.
Kỹ thuật in đã được phát triển ở Trung Quốc thế kỷ thứ II sau Công nguyên, bắt đầu từ tập bản khắc đá, in bằng ván khắc rồi đến in bằng con chữ rời. Mãi đến cuối thế kỷ XIV nghề in đã rất phát triển ở Trung Quốc mới từ Tây vực truyền sang Châu Âu và đã góp phần rất quan trọng vào việc đưa vùng này thoát khỏi đêm dài Trung cổ.
Nghề làm giấy có từ thế kỷ thứ nhất trước Công nguyên ở Trung Quốc và được hoàn thiện dần để đến thế kỷ thứ X sau Công nguyên thì được truyền bá sang Châu Âu qua Tây Ban Nha như là một kỹ nghệ hoàn hảo. Pháp và Bắc Mỹ lần lượt nhập được kỹ thuật này vào cuối thế kỷ XII và cuối thế kỷ XVII.
Thuốc súng (gồm than gỗ, lưu huỳnh và tiêu thạch - Natri) đã được giới binh đao của Trung Quốc cổ dùng từ trước thế kỷ thứ X sau Công nguyên. Mãi đến giữa thế kỷ XIV Châu Âu mới bắt đầu biết chế thuốc súng đến để sử dụng trong các cuộc chiến tranh ở thời kỳ quá độ từ Trung cổ sang Cận đại.
Nhắc lại sơ lược nhũng phát minh nói trên, dù là khoa học hay kỹ thuật để nói lên rằng, Trung Quốc cổ đại đã có một nền khoa học- kỹ thuật vượt trội, song song với sự hình thành và phát triển của Khổng giáo. Còn sau này, nhất là sau thời kỳ Phục hưng ở phương Tây, sự tiến bộ chậm chạp về khoa học- kỹ thuật của phương Đông phụ thuộc vào nhiều yếu tố chính trị - xã hội phức tạp khác chứ không phải là do lỗi của ngài Khổng Tử rất đáng kính trọng.
Cuối cùng, ý kiến của ông Tsou Chenlu về thái độ nhấn manh kỹ thuật (công nghệ) coi nhẹ khoa học (đặc biệt các nghiên cứu cơ bản) của các nhà lãnh đạo Trung Hoa kể từ thời nhà Thanh là có cơ sở và cũng có thế giải thích được.
Đây là tình trạng phổ biến ở hầu hết các nước đang phát triển Tâm lý sốt ruột mau chóng có một nền kinh tế phát triển với tốc độ nhanh đang sớm thoát ra khỏi nghèo nàn và lạc hậu, cộng với sự eo hẹp về nguồn lực và sự thúc bách của cơ chế thị trường đã làm cho các nhà họach đinh chính sách phát triển ở những nước này dễ có khuynh hướng ưu tiên cho những đầu tư sớm có hiệu quả theo kiểu "mỳ ăn liền". Đầu tư cho công nghệ dễ thấy có hiệu quả hơn là đầu tư cho khoa học. Hơn nữa, trong khoa học nói chung bên cạnh "khoa học vi nhân sinh" còn có cả "khoa học vi khoa học" mà xem ra cả hai đều quan trọng. Càng ngày chúng ta càng thấy rõ ràng nếu không có một trình độ khoa học vững vàng thì không thể phát triển công nghệ một cách có hiệu quả được. Chỉ có điều với nhung nước nghèo thì phải cân nhắc thật kỹ tỷ lệ đầu tư cho nghiên cứu khoa học và cho phát triển công nghệ để vừa dần dần xây dựng tiềm lực khoa học mạnh mẽ, vừa tiến hành đổi mới công nghê một cách có hiệu quả.
Đó cũng chính là điều mà Trung Quốc đang thực hiện với tinh thần sáng tạo của Khổng Tử, hay của Mác? hay của cả hai cộng lại?
Tại sao phương Đông đi trước về sau?
Đỗ Kiên Cường
Tạp chí Tia Sáng
04:43' PM - Thứ ba, 19/07/2005
Thông tin liên quan:
# Có thể chữa khỏi "bệnh già" [06/04/2007]
# Tôi đi gọi hồn [15/01/2007]
# Văn hóa truyền thống Đông Á: có hay không các giá trị nhân quyền? [21/12/2006]
# Giá trị Châu Á trong thế kỷ XXI [21/12/2006]
# Vài so sánh giữa triết học phương Đông và triết học phương Tây [11/11/2006]
# Phép phản biện trong khoa học [07/09/2006]
# Hiện trạng khoa học xã hội và nhân văn ở nước ta [31/08/2006]
# Thiền và tâm lý học [18/08/2006]
# Có hay không "kiếp luân hồi"? [19/07/2006]
# Một hành trình triết học hấp dẫn [16/07/2006]
# "Sinh đồ ba quan" [07/01/2006]
# Cấu trúc lưỡng hợp trong bản sắc văn hóa Việt Nam [27/12/2005]
# Sau hoàng hôn là bình minh [26/12/2005]
# Một vài suy nghĩ về văn hóa Việt Nam [10/12/2005]
# Khoa học và tâm linh [03/12/2005]
# Đạo Khổng còn hợp với thời nay không? [26/11/2005]
# Về nguồn gốc triết học Việt Nam [28/10/2005]
# "Chủ nghĩa thân hữu" [26/10/2005]
# Lý Quang Diệu những thách đố trong quá khứ, hiện tại và tương lai [13/10/2005]
# Tính truyền thống và yêu cầu đổi mới trong thiên niên kỷ tới [10/10/2005]
# Cán bộ nghiên cứu: Số lượng nhiều, hiệu quả thấp [08/10/2005]
# Lý trí trên ngai vàng sáng tạo [20/09/2005]
Cuốn sách Một góc nhìn của tri thức, do tạp chí Tia sáng và NXB Trẻ ấn hành, là tập hợp các bài báo của hàng trăm nhà khoa học và văn nghệ sĩ. Đọc những cái tên như Hoàng Tụy, Phan Đình Diệu, Vũ Đình Cự, Phan Ngọc, Trần Quốc Vượng, Lê Đạt, Nguyễn Ngọc...không thể không mua và bày ngay vào vị trí trang trọng nhất! Và quả thật hy vọng đã được đền đáp: nhiều bài viết rất trí tuệ, thú vị và kích thích tư duy, điều khó gặp trong cùng một tác phẩm.
Tuy nhiên như lẽ thường tình, ngọc thường có vết. Lời dẫn viết: "Đọc Tia sáng - Một góc nhìn của trí thức, bạn sẽ tìm thấy cái mình chờ đợi. Trước hết ở những tri thức mới của nhiều ngành khoa học như: Bohr chưa hẳn đã sai; Sự thức tỉnh vĩ đại; Mạng và cách mạng; Đi tắt, đón đầu như thế nào? Nghịch lý công nghệ; Đạo lý và kinh tế: Kinh tế trí thức; Nỗi niềm nông dân...". Thế là tôi đọc ngay hai bài mà tiêu đề mang đầy vẻ thách thức: Bohr chưa hẳn đã sai, Chu Hảo cho rằng nguyên lý bất định Heisenberg, một trong những nguyên lý cơ bản nhất của vũ trụ, đã đến hồi cáo chung; còn trong Sự thức tỉnh vĩ đại, Ngô Tự Lập cho rằng văn minh xuất hiện là do sự thức tỉnh của con người về quyền tư hữu. Ngô Tự Lập cũng mở rộng vấn đề, khi xem phương Đông tuy thức tỉnh trước, nhưng không triệt để vì vẫn duy trì chế độ công hữu về ruộng đất đến tận thế kỷ XIX. Và đó là lý do văn minh phương Đông đi trước về sau. Còn phương Tây, tuy thức tỉnh muộn nhưng tư hữu triệt để hơn, nên đã vượt xa phương Đông. Đến cuối thế kỷ XX, phương Đông đã thấy thiếu sót và lần thức tỉnh thứ hai này (tư hữu triệt để hơn?) đem lại một làn sóng phát triển mới.
Chúng tôi sẽ trao đổi với Chu Hảo về những bí ẩn của cơ học lượng tử vào dịp khác, ở đây xin được bàn với Ngô Tự Lập một số vấn đề về sự hình thành và phát triển của nền văn minh nhân loại. Đầu tiên cầu lưu ý rằng, dường như tác giả có xu hướng dùng lý luận phi mác xít trong lập thuyết. Để tránh những hiểu lầm không đáng có, trước tiên cũng xin dùng lý luận phi mác xít để trao đổi.
Khi xem "sự trưởng thành và sau đó là sự phát triển của xã hội người gắn liền, hay nói đúng hơn là phụ thuộc vào mức độ thức tỉnh của con người đối với quyền tư hữu, một sự thức tỉnh đầy tính ích kỷ và mâu thuẫn", Tác giả đã sơ giản quá mức những động lực cơ bản của sự phát triển. Thế các điều kiện tự nhiên, xã hội, điều kiện dân số không có vai trò gì hay sao? Bao nhiêu nền văn minh đã sụp đổ, phải chăng vì họ thiếu quyền tư hữu? Tác giả nghĩ sao khi người ta cho rằng, nền văn minh Maya của người da đỏ bị diệt vong chủ yếu do động đất và bệnh tật? Tại sao chỉ đến 4-5 thế kỷ gần đây, phương Tây mới bỏ xa phương Đông, như tác giả đã nhận xét?
Văn minh và nhà nước
Do sự xuất hiện của nông nghiệp 10 ngàn năm trước, nên sự phát triển xã hội loài người đã có bước nhảy vọt về chất. Và khoảng 7000 năm trước, xuất hiện một hình thức tổ chức chính trị xã hội hoàn toàn mới là nhà nước, kèm theo một loại hình định cư cũng hoàn toàn mới là thành phố. Sự xuất hiện của nhà nước và thành phố đồng thời với sự xuất hiện của nền văn minh. Đối với chúng ta, thuật ngữ văn minh gợi nhớ đến nghệ thuật, chữ viết cũng như những phương tiện vật chất và tinh thần do công nghệ tạo ra. Năm 1972, Kent Flannery dùng thuật ngữ văn minh để chỉ "phức hợp các hiện tượng văn hóa có xu hướng xuất hiện cùng một hình thức tổ chức chính trị xã hội đặc biệt là nhà nước". Còn nhà nước, theo V.G. Ghilde (1952), là sự tồn tại của loại quyền lực trung tâm có quyền thu thuế trên giá trị thặng dư do thâm canh đất đai và do nền sản xuất phát triển. "phức hợp các hiện tượng văn hóa" bao gồm:
1.
Chữ viết.
2.
Các khoa học dự báo chính xác như thiên văn học và toán học.
3.
Nghệ thuật tượng trưng phản ánh quan niệm và kỹ thuật tinh tế, được đặc trưng bằng một phong cách chính thống dành cho thần thánh và giới cầm quyền.
4.
Dân số và qui mô định cư lớn (thành phố)
5.
Quyền công dân: tổ chức xã hội dựa trên giai cấp và sự ổn định cư hơn là quan hệ họ hàng.
6.
Cấu trúc xã hội: phân chia thành các giai cấp khác nhau.
7.
Các nghề nghiệp phi nông nghiệp: thợ thủ công, nhà buôn, tu sĩ, quan chức...
8.
Mạng lưới thương mại rộng lớn, trao đổi cả như yếu phẩm vật dụng và dịch vụ xa xỉ.
9.
Các công trình công cộng mang tầm vóc tượng đài.
10.
Những chuyên gia tôn giáo chuyên nghiệp chăm lo tín ngưỡng quốc gia.
Không phải mọi nền văn minh cổ đều thỏa mãn các tiêu chí này, tuy nhiên những tiêu chí quan trọng nhất thì không được bỏ qua như chữ viết, khoa học hay tổ chức xã hội và điều kiện dân cư.
Tuy nhiên nhìn vào đây, vẫn chưa hiểu vì sao phương Tây vượt phương Đông trong vòng 4-5 thể kỷ gần đây. Vì thế có lẽ nên tìm một tiếp cận khác.
Khoa học và sự xuất hiện của công nghiệp
Như trên đã nói, văn minh xuất hiện cùng với nhà nước, mà tiền đề của cả hai là sự xuất hiện của nông nghiệp. Trước thời kì công nghiệp, trình độ phát triển Đông Tây không có sự khác biệt đáng kể, vì nền sản xuất nông nghiệp chủ yếu dựa trên những tri thức mang tính kinh nghiệm. Sự khác nhau rõ rệt xuất hiện từ thời Phục hưng và Khai sáng, khi mọi hoạt động vật chất và tinh thần tại phương Tây bắt đầu phát triển mạnh mẽ. Khoa học hiện đại xuất hiện cùng với Copernicus và Galilée, cho phép con người khám phá những động lực cơ bản của vũ trụ và xã hội loài người. Máy hơi nước của James Watt, cùng các loại máy móc khác, đã tạo tiền đề cho nền công nghiệp xuất hiện và phát triển. Theo thiển ý, phương Tây vượt phương Đông là do nền sản xuất công nghiệp vượt nền sản xuất nông nghiệp. Gốc rễ của nó là trình độ khoa học hiện đại vượt qua hệ kiến thức mang màu sắc trực quan và kinh nghiệm. Cũng cần nói thêm, ở đây khái niệm khoa học được dùng với khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật cùng mọi loại hình khoa học xã hội và nhân văn, bao gồm chính trị học và khoa học quản lý.
Tác giả cho rằng ý thức về sự tư hữu khoảng 5-10 ngàn năm trước là động lực thúc đẩy sự phát triển xã hội, là nguyên nhân khiến phương Tây đi sau mà vượt trước. Lập luận như thế nghe qua cũng có lý, nhưng ngẫm kỹ thì không ổn. Nên nhớ rằng, chỉ đến cách mạng tư sản Pháp 1789, quyền tư hữu mới được pháp luật công nhận và bảo vệ một cách đầy đủ. Chỉ đến khi đó loài người mới ý thức hoàn chỉnh về quyền tư hữu, mới "thức tỉnh vĩ đại" về một quyền rất căn bản của mình. Trước đó chỉ hoàng đế mới có quyền sở hữu đúng nghĩa, còn mọi thần dân, sinh mạng cũng chưa chắc giữ được, nói gì đến sự tư hữu!
Được đào tạo về khoa học tự nhiên nên có thể phiến diện, nhưng chúng tôi thực sự tin rằng, chính khoa học đã làm nên sự khác biệt giữa Đông và Tây trong khoảng 500 năm nay. Người ta nói rằng chỉ trong một thế kỷ, khoa học đã làm biến đổi thế giới nhiền hơn 100 thế kỷ cộng lại. Và ngày nay với sự xuất hiện của văn minh tri thức, văn minh thông tin (chứ không phải văn minh "Tâm linh"), sự phát triển sẽ còn nhanh chóng hơn nữa. Khi Clinton nhậm chức tổng thống tháng 1- 1993, chỉ có 35 địa chỉ trang web trên internet. Vậy mà khi ông rời Nhà Trắng tháng 12-2000, con số đạt 300 triệu! Tăng trưởng gần mười triệu lần trong tám năm, đó không phải là llý do giúp phương Tây vượt lên hay sao?
Khi Napoléon tấn công Ai Cập, một lần đang hành quân thì bị tập kích, vị hoàng đế kiêu hùng đã ra một mệnh lệnh bất tử: "Lừa ngựa và các nhà khoa học hãy đi vào giữa". Lừa ngựa tất nhiên phải bảo vệ, vì đó là điều kiện sống còn của đội quân viễn chinh giữa sa mạc. Nhưng kỳ diệu thay, với Napoléon, các nhà khoa học cũng có tầm quan trọng sống còn như vậy, cho dù ông đang ở Ai Cập,, chứ không phải giữa Viện hàn lầm khoa học tại Paris. Và quả thật khoa học đáng được đối xử như vậy, nếu ta nhìn các xãc hội tri thức ngày nay. Có thể sai lầm, nhưng chúng tôi cho rằng, phương Động chậm bước chính vì ở đây, giới khoa học chưa bao giờ được đi vào giữa.
Lực lượng sản xuất và các giá trị Châu Á
Sẽ sai lầm nếu cho rằng phương Đông duy trì chế độ công hữu về ruộng đất đến tận thế kỷ XIX. Làng xã phương Đông xưa luôn có một số công điền để lấy hoa lợi chi cho việc làng. Nên xem đó là điều hay chứ không phải là nét dở. Số công điền đó có diện tích rất nhỏ trên tổng quĩ đất nên không thể là nguyên nhân kìm hãm phương Đông. Nếu không thì may cho phương Đông quá: Chỉ cần tư hữu hết số công điền là phương Đông sẽ phát triển vượt bậc ngay lập tức!
Thực ra cách lập luận chỉ dựa trên khoa học khó tránh khỏi khiên cưỡng. Thoả đáng nhất là dùng lý luận về các hình thái kinh tế xã hội, về mối quan hệ giữa lực lượng và quan hệ sản xuất, về đấu tranh giai cấp (hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm cả sự hợp tác) trong sự thúc đẩy xã hội loài người. Khi đó sẽ thấy ngay rằng khoa học có vai trò động lực là lẽ tự nhiên vì nó đã thực hiện sự trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Và lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ sẽ kéo theo sự biến đổi thích đáng của quan hệ sản xuất, dẫn tới sự phát triển nhanh chóng của xã hội phương Tây. Dưới ánh sáng học thuyết mác xít, quan hệ Đông Tây trở nên khá rõ ràng. Chúng ta nên học tập các học giả phương Tây trong việc đánh giá Marx. Giáo sư triết học George J.Stack của Đại học bang New York cho rằng: "Dù tốt hay xấu, Marx có ảnh hưởng đối với thế giới hơn bất cứ nhà tư tưởng hiện đại nào" (Bách khoa toàn thư về không tín ngưỡng, NXB Prometheus Books, 1985, trang 443). Trong cuốn tiểu thuyết về lịch sử triết học Thế giới của Sophie bán hàng chục triệu bản tại châu Âu, tác giả Jostein Gaader người Đan Mạch viết: "Ngày nay tại châu Âu, chúng ta được sống trong một xã hội vô cùng công bằng và văn minh. Chúng ta đạt được điều đó là nhờ Marx. Đi tìm nhà khoa học ảnh hưởng nhất tới tư duy hiện đại, giáo sư sinh học Ernst Mayr tại Đại học Harvard dẫn ra Marx, Ernst, Einstein và Darwin (Người Mỹ khoa học, 7-2000).
Vì sao cuối thế kỷ XX, xuất hiện hàng loạt những con rồng châu Á? Học tập phương Tây về quản lý và khoa học thì đã hẳn nhưng điều đó vẫn chưa giải thích được vì sao Trung Quốc phát triển quá nhanh. Thiết nghĩ ở đây các giá trị châu Á có tiếng nói quyết định, như Lý Quang Diệu từng phát biểu. Đó là coi trọng các giá trị tinh thần; là tìm kiếm sự đồng điệu với môi trường và xã hội; là ý thức cộng đồng; là đặt lợi ích quốc gia, lợi ích tập thể lên trên lợi ích cá nhân...Giữa lúc khoa học công nghệ phương Tây bắt đầu bộc lộ những nhược điểm chết người bên cạnh vai trò động lực phát triển, các giá trị đó càng có sức hấp dẫn và lan toả. Một số học giả Âu Mỹ cho rằng, chủ nghĩa cá nhân là căn nguyên tạo nên năng suất lao động cao tại phương Tây, còn chủ nghĩa tập thể là vấn đề cần tháo gỡ của phương Đông. Sự phát triển của Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc và nhất là Trung Quốc cho thấy đó là một định kiến sai lầm.
Chiêm ngưỡng các công trình vĩ đại như Kim tự tháp, lăng mộ Tần Thuỷ Hoàng,...có người cho rằng, các công trình đó phản ánh ước nguyện được đối diện với những thế lực cơ bản của vũ trụ. Tuy nhiên nuế không có ước nguyện khám phá và ý thức cộng đồng, loài người không thể đạt được trình độ phát triển như ngày nay. Không phải "sự thức tỉnh vĩ đại" về quyền tư hữu, mà chính ý thức cộng đồng mới là động lực chủ yếu của xã hội. Tìm lợi ích riêng trong lợi ích chung, đó không phải là nguyên tắc ứng xử căn bản hiện nay sao?
Tại sao khoa học không xuất hiện tại phương Đông?
Xem khoa học là động lực phát triển, là căn nguyên vượt trội của phương Tây sẽ dẫn ngay tới câu hỏi: Vì sao khoa học không xuất hiện tại phương Đông, dù bánh xe, thuốc súng, là bàn...xuất phát ở đây? Đó là câu hỏi thú vị nhưng rất khó trả lời. Chúng tôi xin mạo muội trình bày một số ý kiến ban đầu, rất mong được sự thông cảm của bạn đọc.
Lý do đầu tiên, theo quan điểm của nhà khoa hóa học Bỉ đoạt giải Nobel Ilya Prigogine, là các tôn giáo phương Đông không có một đấng tối cao quản lý vũ trụ bằng các quy luật xác định. Và dĩ nhiên giới trí thức phương Đông không tìm cách giải mã các qui luật thần thánh đó, như sự ngợi ca đối với tín ngưỡng và tôn giáo của cộng đồng mà nhà tri thức là một thành viên. Đây là điều ngược với phương Tây, nơi giới học giả thấm đẫm tinh thần Thiên chúa giáo tìm mọi cách khám phá các qui luật tự nhiên nhằm sáng danh Chúa và kỳ lạ thay, cuối cùng tìm ra khoa học. Tại phương Đông các học giả lảng tránh trách nhiệm này, khi giữ quan điểm kính nhi viễn chi (kính cẩn mà tranh ra xa) đối với thánh thần và ma quỉ, là những thế lực quản lý vũ trụ, nói cách khác là những qui luật khoa học.
Lý do thứ hai nằm chính ở điểm được xem là mạnh của phương Đông. Để nhận thức vũ trụ và xã hội loài người, văn minh Trung Hoa sáng tạo ra thuyết âm dương, một học thuyết có tính duy vật chất phác và biện chứng thô sơ, xem vũ trụ khởi nguyên từ Thái cực, một loại nguyên khí hỗn mang. Thái cực sinh Lưỡng nghi sinh Tứ tượng sinh Bát quái rồi sinh ra 64 đại thành quái. Các đại thành quái tương tác nhau tạo nên một mạng lưới mà không một hiện tượng tự nhiên hay xã hội nào không bị chi phối. Sự chặt chẽ nội tại của học thuyết lớn đến nỗi, trải hàng ngàn năm mà kẻ sĩ chỉ cần học thuộc là đủ cho mọi hoạt động nhận thức! Suy ngẫm quan điểm của triết gia Poper, rằng một lý thuyết chỉ được xem là khoa học khi chứa đựng những yếu tố tự phủ định nhằm tạo điều kiện cho lý thuyết mới ra đời, ta sẽ hiểu vì sao khoa học không thể xuất hiện tại phương Đông. Và ta sẽ hiểu vì sao các nhà nho xưa xem khoa học chỉ là trò dâm xảo của người Tây dương. Trong mội trường nhận thức như thế, phát minh là bàn, thuốc súng...chỉ là sự ngẫu nhiên nên không thể trở thành hạt giống tốt gieo mần cho một mùa thu hoạch khoa học và công nghệ, điều kiện tiên quyết của nền sản xuất đại công nghiệp, điều mà phương Tây vượt trội phương Đông.
Cần nói thêm rằng, trong phong trào khám phá phương Đông một số học giả phương Tây cho rằng, nhận thức phương Đông xưa rất gần với khoa học hiện đại, nhất là vật lý và vũ trụ học. Tiêu biểu là cuốn Đạo của vật lý của Fritjof Capra, do tiến sĩ Việt kiều Nguyễn Tường Bách biên dịch. Theo tác giả, lý luận của các học thuyết tôn giáo và triết học phương Đông rất phù hợp với quan điểm vật lý hiện đại về thế giới vi mô, về sự phát sinh và phát triển vũ trụ. Đây chính là ví dụ điển hình của việc ca ngợi phương Đông không đúng cách và thiếu cơ sở. Ngay phụ để sách cũng bị vô tình hay cố ý dịch sai. Một khám phá mới về sự tương đồng giữa vật lý hiện đại và huyền bí học là hai vấn đề khác hẳn nhau. Còn sự tương đồng hình thức trong ngôn ngữ giữa đạo học phương Đông và vật lý hiện đại thì đã được Michael Shermer nhận chân trong Những ngôi sao trong Tử cấm thành: Sự tương đồng mơ hồ đó chỉ là kết quả của một sự thật; rằng có sự uyển chuyển trong cách giải thích thế giới; và tình cờ một số cách tỏ ra trùng hợp về mặt hình thức. Nói cách khác, tương quan giữa hệ kiến thức trực quan, kinh nghiệm, tư biện phương Đông và nền khoa học duy lý, giầu tính thực nghiệm phương Tây chỉ là tương quan ảo.
Cuối cùng xin nhấn mạnh rằng, chính khoa học đã tạo nên sự phát triển của phương Tây kể từ thời Phục hưng và Khai sáng chính là sự kết hợp khoa học hiện đại với hệ giá trị phương Đông đã tạo nên kỳ tích Nhật Bản và Trung Quốc. Và chúng ta cần nhanh chóng đưa các nhà khoa học đi vào giữa, cùng với lừa và ngựa.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top