Viết về người mẹ Việt Nam anh hùng- Đoàn Thị Thê.


Chiến tranh đã đi qua, những vết thương thịt da cũng theo năm tháng lành lại, nhưng những hy sinh mất mát người thân vẫn còn đọng lại trong biết bao người mẹ Việt Nam có chồng, có con ra đi theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc. Nhân 65 năm kỷ niệm ngày thương binh liệt sĩ, chúng tôi những thế hệ trẻ của ngày hôm nay muốn thông qua bài viết về Mẹ Việt Nam anh hùng Đoàn Thị Thê gửi đến tất cả những bà mẹ Việt Nam anh hùng những lời tri ân chân thành nhất vì sự hy sinh lớn lao ấy!

Mẹ Việt Nam anh hùng Đoàn Thị Thê ngụ tại khu phố Miểu Ba, thị trấn Cần Thạnh cũng như bao người vợ, người mẹ khác có ai muốn cho chồng, cho con hy sinh để nhận lấy danh hiệu cao quý kia; nhưng vì nhiệm vụ thiêng liêng quyết giành lại nền độc lập dân tộc mà gạt nước mắt để tiễn chồng là liệt sĩ Lê Văn Chung tham gia làm cán bộ nông hội của cách mạng vào năm 1945, bị giặc bắt giam tại trại giam Vũng Tàu, và bị giặc bí mật tử hình. Không lâu sau, một lần nữa mẹ lại nhận thêm một nỗi đau khi cả 2 người con là Lê Quang Vinh, con gái Lê Thị Lọt trên đường đi công tác bị lộ, giặc truy sát và bắn chết. Dù vậy, Mẹ không nhụt chí, mà chính sự hy sinh cao cả của những người thân càng tiếp thêm sức mạnh cho Mẹ tiếp tục phục vụ cách mạng. Theo như lời kể của cháu ruột, chị Đoàn Thị Ngọc Cẩm_người hiện đang sống cùng Mẹ cho biết khi chồng và 2 người con duy nhất hy sinh, Mẹ vẫn cố nén đau thương mà tảo tần mua thúng bán bưng với tên thường gọi "Bà 3 xôi vò cơm rượu", mặc dù không thoát ly tham gia kháng chiến, nhưng Mẹ là một cơ sở nuôi dấu cán bộ cách mạng và luôn tiếp tế lương thực, thực phẩm cho các anh em chiến sĩ, đồng thời trong những lúc đi mua bán là người mang những thư từ liên lạc cho cách mạng. Chính vì vậy mà trong một lần đi qua xã Long Thạnh mua mãng cầu, giặc phục kích và bắn Mẹ bị thương ở chân. Được biết, Mẹ ruột của Mẹ Đoàn Thị Thê là Bà Phan Thị Lâu cũng có 03 người con hy sinh trong kháng chiến cũng đã được truy tặng danh hiệu Mẹ VNAH và Em ruột của Mẹ là Bà Đoàn Thị Thiếp cũng có chồng và 02 con hy sinh cũng được truy tặng danh hiệu Mẹ VNAH năm 2010.
Ninh Thuận, mảnh đất cực Nam Trung Bộ nhiều khó khăn, gian khổ nhưng rất đỗi kiên trung, bất khuất trong các cuộc đấu tranh cách mạng giành tự do, độc lập và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa với những tên đất, tên người gắn với những chiến công hiển hách sẽ còn lưu mãi đến bao đời. Góp phần làm nên những thắng lợi vẻ vang đó là công sức, mồ hôi và xương máu của biết bao thế hệ cha, anh, trong đó không thể không nhắc đến công lao to lớn và sự hy sinh thầm lặng của các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng- Danh hiệu mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta dành tặng để ghi nhớ, tôn vinh các Mẹ.

Cũng như bao Bà mẹ Việt Nam Anh hùng khác, 192 Mẹ ở Ninh Thuận được khắc họa trong tập sách này đều toát lên vẻ đẹp sáng ngời của người phụ nữ Việt Nam với đầy đủ các đức tính anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang; thủy chung, chịu thương, chịu khó, yêu nước nồng nàn, căm thù giặc sâu sắc và một lòng tin tưởng son sắt vào thắng lợi của sự nghiệp cách mạng do Đảng và Bác Hồ lãnh đạo. Chính niềm tin mãnh liệt đó là động lực thôi thúc các Mẹ không quên nhọc nhằn, không hề tính toán thiệt hơn hay tỏ ra nuối tiếc bất cứ điều gì để ngày đêm âm thầm, lặng lẽ đóng góp công sức cho cách mạng, kể cả phải chấp nhận nỗi đau hy sinh những người thân yêu nhất với mong muốn góp phần sớm giành lại độc lập, tự do cho dân tộc; no ấm, hạnh phúc cho mọi người.

Chiến tranh đã đi qua, những vết tích của nó cũng đã phôi phai theo thời gian, nhưng vết thương lòng lại dai dẳng theo Mẹ đến hết cuối đời vì những người thân yêu nhất của Mẹ đã không bao giờ trở lại. Thử hỏi trên đời này có nỗi đau thương, mất mát nào hơn thế!

Những hy sinh thầm lặng của các Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng đã góp phần làm nên những trang sử vàng chói lọi của dân tộc và của quê hương anh hùng; cuộc đời cũng như sự đóng góp to lớn của các Mẹ vào sự nghiệp giải phóng quê hương, đất nước luôn là tấm gương soi sáng cho bao thế hệ phụ nữ học tập và noi theo. Để góp phần xoa dịu nỗi đau của Mẹ, những năm qua cấp ủy, chính quyền, đoàn thể các cấp trong tỉnh luôn quan tâm thực hiện tốt các chính sách đối với người có công cách mạng; đặc biệt là quan tâm chăm lo, phụng dưỡng chu đáo các Mẹ Việt Nam Anh hùng; đó không chỉ là ân tình sâu nặng mà còn là trách nhiệm của thế hệ hôm nay và mai sau đối với các liệt sĩ nói chung và Mẹ Việt Nam Anh hùng nói riêng. Ơn đền – nghĩa đáp, chúng ta mãi trân trọng, biết ơn, cầu mong và nguyện làm tất cả những gì có thể để các Mẹ có cuộc sống an nhàn trong suốt quãng đời còn lại, đồng thời sưởi ấm cho hương hồn các liệt sĩ và những Bà mẹ Việt Nam Anh hùng đã khuất.

Chúng ta biết rằng, để có ngày hòa bình, thống nhất như hôm nay, biết bao người con ưu tú đã ngã xuống. Và cũng ngần ấy những bà mẹ khóc con, những góa phụ khóc chồng... Thế nên, đi bất cứ nơi đâu, đến bất cứ chỗ nào, ta cũng có thể bắt gặp những hình ảnh mẹ già đáng kính, điển hình là Mẹ Việt Nam anh hùng Đoàn Thị Thê. Hiện tại, mặc dù trí nhớ của Mẹ không còn minh mẫn như trước nữa, nhưng tận trong đáy mắt Mẹ vẫn còn đọng lại những hồi ức có cả đau thương, nhưng trên hết là nỗi vui mừng vì sự hy sinh của, chồng của con Mẹ không hề vô nghĩa. Chính tấm lòng cao cả và nỗi đau sâu thẳm của những bà mẹ đã và sẽ góp phần thêm sức mạnh của người Việt Nam qua chân dung những người Mẹ Việt Nam anh hùng.
Và hôm nay, ngày 27/7, tất cả chúng ta hãy thắp những nén hương lên trên mộ bia của các anh hùng liệt sĩ, cũng là tiếng lòng tri ân tha thiết đến những người mẹ- "mẹ của những Anh hùng". Có những mẹ đã về với đất, có những mẹ vẫn còn sống đang từng ngày nhìn đất nước thay da đổi thịt, nhìn cháu con trưởng thành hăng say học tập, lao động xây dựng phát triển. Vậy, chúng ta cần phải sống sao cho có ích để xứng đáng với những gì mà những người Mẹ, những người anh hùng đã không tiếc máu xương mà nằm xuống cho ta có cuộc sống như ngày hôm nay!

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top