tieu chuanxd 394

BỘ XÂY DỰNG              CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

                                                                      Độc lập – Tự do – Hạnh phúc                                                             

 Số 41 /2006/QĐ- BXD                                     

                                                               Hà Nội, ngày  29 tháng   12   năm 2006

QUYẾT ĐỊNH

Về việc ban hành TCXDVN 371 : 2006 " Nghiệm thu chất lượng thi công công trình xây dựng"

BỘ TRƯỞNG BỘ XÂY DỰNG

           Căn cứ Nghị định số 36/2003/NĐ-CP ngày 4/4/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Bộ Xây dựng;

          Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này 01 Tiêu chuẩn xây dựng Việt nam :

 TCXDVN 371 : 2006 " Nghiệm thu chất lượng thi công công trình xây dựng"

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng công báo.

Điều 3. Các Ông Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

                                                                                KT. BỘ TRƯỞNG

Nơi nhận:                                                                      THỨ TRƯỞNG

- Như điều 3

- Website Chính Phủ

- Công báo

- Bộ Tư pháp                                                                             đã ký

- Vụ Pháp chế

- Lưu VP, Vụ KHCN                           

        Nguyễn  Văn  Liên

TCXDVN             TIÊU CHUẨN XÂY DỰNG VIỆT NAM

TCXDVN 371 : 2006

NGHIỆM THU CHẤT LƯỢNG THI CÔNG

CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

Acceptance of constructional quality of building works

HÀ NỘI - 2006

 Lời nói đầu

Tiêu chuẩn này thay thế cho tiêu chuẩn TCVN 4091:1985

Tiêu chuẩn xây dựng TCXDVN 371 : 2006 " Nghiệm thu chất lượng thi công công trình xây dựng" được Bộ Xây dựng ban hành theo Quyết định số ....... / 2006 / QĐ-BXD ngày……. / tháng……. năm  2006 

TIÊU CHUẨN XÂY DỰNG VIỆT NAM                     TCXDVN 371 : 2006

Nghiệm thu chất lượng thi công công trình xây dựng

Acceptance of constructional quality of building works 

1. Qui định chung:

1.1        Tiêu chuẩn này qui định nội dung và trình tự tiến hành công tác nghiệm thu chất lượng thi công xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp (xây dựng mới và cải tạo) đã hoàn thành.

1.2        Chỉ được phép đưa bộ phận công trình (hạng mục công trình hoặc công trình) đã xây dựng xong vào sử dụng sau khi đã tiến hành công tác nghiệm thu theo những quy định của tiêu chuẩn này.

1.3        Chỉ được nghiệm thu những công việc xây lắp, bộ phận kết cấu, thiết bị, máy móc, bộ phận công trình, giai đoạn thi công, hạng mục công trình và công trình hoàn toàn phù hợp với thiết kế được duyệt, tuân theo những yêu cầu của tiêu chuẩn này và các tiêu chuẩn qui phạm thi công và nghiệm thu kỹ thuật chuyên môn liên quan.

1.4        Đối với công trình hoàn thành nhưng vẫn còn các tồn tại về chất lượng mà những tồn tại đó không ảnh hưởng đến độ bền vững và các điều kiện sử dụng bình thường của công trình thì có thể chấp nhận nghiệm thu đồng thời phải tiến hành những công việc sau đây:

-         Lập bảng thống kê các các tồn tại về chất lượng (theo mẫu  ghi ở phụ lục N) và quy định thời hạn sửa chữa, khắc phục để nhà thầu thực hiện;

-         Các bên có liên quan có trách nhiệm theo dõi và kiểm tra việc sửa chữa, khắc phục các các tồn tại đó;

-         Tiến hành nghiệm thu lại sau khi các các tồn tại về chất lượng đã được sửa chữa khắc phục xong.

1.5        Khi nghiệm thu công trình cải tạo có thiết bị, máy móc đang hoạt động phải tuân theo nội quy, tiêu chuẩn kỹ thuật vận hành và các quy định về an toàn, vệ sinh của đơn vị sản xuất.

1.6        Các biên bản nghiệm thu trong thời gian xây dựng và biên bản nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào sử dụng là căn cứ để thanh toán sản phẩm xây lắp và quyết toán giá thành công trình đã xây dựng xong.

1.7        Đối với các công việc xây dựng đã được nghiệm thu nhưng thi công lại hoặc các máy móc thiết bị đã lắp đặt nhưng thay đổi bằng máy móc thiết bị khác thì phải tiến hành nghiệm thu lại.

1.8        Đối với công việc xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng, bộ phận công trình xây dựng sau khi nghiệm thu được chuyển sang nhà thầu khác thi công tiếp thì nhà thầu đó phảI được tham gia nghiệm thu xác nhận vào biên bản.

1.9        Các công việc xây dựng, kết cấu xây dựng, bộ phận công trình xây dựng trước khi bị che lấp kín phải tổ chức nghiệm thu.

1.10    Đối với các công việc xây dựng, kết cấu xây dựng, bộ phận công trình xây dựng không nghiệm thu được phải sửa chữa hoặc xử lý gia cố thì phải tiến hành nghiệm thu lại theo phương án xử lý kỹ thuật đã được đơn vị thiết kế và chủ đầu tư phê duyệt.

1.11    Không nghiệm thu hạng mục công trình, bộ phận công trình, công việc xây dựng sau khi sửa chữa hoặc xử lý gia cố nhưng vẫn không đáp ứng được yêu cầu bền vững và các yêu cầu sử dụng bình thường của công trình.

1.12    Công tác quản lý chất lượng thi công trên công trường của các bên tham gia xây dựng công trình phải thực hiện theo qui định của tiêu chuẩn TCVN 5637: 1991 và tiêu chuẩn này.

1.13    Chủ đầu tư hoặc đơn vị giám sát thi công xây dựng của chủ đầu tư cần thường xuyên kiểm tra công tác quản lý chất lượng thi công xây dựng trên công trường của nhà thầu xây lắp. Kết quả kiểm tra ghi theo mẫu tại phụ lục A của tiêu chuẩn này.

1.14    Công trình xây dựng phải được kiểm soát chất lượng thi công theo các qui định:

a.      Phải tiến hành kiểm tra, nghiệm thu chất lượng tại hiện trường tất cả các loại vật liệu, thiết bị, sản phẩm chế tạo sẵn trước khi sử dụng vào công trình;

b.      Mọi công việc xây dựng đều phải kiểm tra, kiểm soát chất lượng ngay trong khi đang thi công và phải tiến hành nghiệm thu sau khi đã hoàn thành;

c.      Chưa có sự kiểm tra và chấp nhận nghiệm thu của chủ đầu tư hoặc đơn vị giám sát thi công xây dựng của chủ đầu tư thì nhà thầu thi công xây dựng không được tiến hành thi công công việc tiếp theo, bộ phận công trình xây dựng tiếp theo, giai đoạn thi công xây dựng tiếp theo.

1.15    Chủ đầu tư chủ trì tổ chức nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình xây dựng, công trình xây dựng để đưa vào sử dụng.

2. Thuật ngữ và định nghĩa

2.1      Chất lượng thi công xây dựng:  Là tổng hợp tất cả các đặc tính phản ánh công trình xây dựng đã được thi công đáp ứng được các yêu cầu trong thiết kế, các qui định của tiêu chuẩn, qui phạm thi công và nghiệm thu kỹ thuật chuyên môn liên quan và các điều giao ước trong hợp đồng về các mặt mỹ thuật, độ bền vững, công năng sử dụng và bảo vệ môi trường, được thể hiện ra bên ngoài hoặc được dấu kín bên trong từng kết cấu hay bộ phận công trình.

2.2      Thi công xây dựng công trình: Là các công việc xây dựng và lắp đặt thiết bị đối với các công trình xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời, tu bổ, phục hồi; phá dỡ công trình; bảo hành, bảo trì công trình. 

2.3      Nghiệm thu:  Là việc kiểm tra, xem xét, đánh giá để đưa ra kết luận về chất lượng thi công xây dựng công trình sau khi đã hoàn thành so với thiết kế, tiêu chuẩn, qui phạm kỹ thuật có liên quan.

2.4      Nghiệm thu nội bộ: Là công việc nghiệm thu trong nội bộ của nhà thầu đối với đối tượng đã hoàn thành trước khi gửi phiếu yêu cầu nghiệm thu tới chủ đầu tư.

2.5      Kiểm nghiệm: Là việc đo lường, thử nghiệm các tính chất, tính năng đặc trưng cho chất lượng của đối tượng cần nghiệm thu;

2.6      Mẫu kiểm nghiệm: Là mẫu lấy ngay từ bản thân đối tượng nghiệm thu để thí nghiệm. Kết quả thí nghiệm các mẫu này là cơ sở để đánh giá và đưa ra kết luận về chất lượng đối tượng nghiệm thu.

2.7      Sửa lại: Là việc sửa chữa, chỉnh sửa, hoàn thiện lại đối với những công việc xây dựng, máy móc, thiết bị khi phát hiện ra có những khiếm khuyết hoặc sai phạm nhỏ không phù hợp với qui định của tiêu chuẩn, thiết kế.

2.8      Làm lại: Là việc chế tạo lại, thi công lại, thay thế mới đối với những công việc xây dựng, máy móc, thiết bị phải dỡ bỏ, loại bỏ khi phát hiện ra có những sai phạm lớn không phù hợp với qui định của tiêu chuẩn, thiết kế.

2.9      Bản vẽ hoàn công: Bản vẽ hoàn công là bản vẽ bộ phận công trình, công trình xây dựng hoàn thành, trong đó thể hiện kích thước thực tế so với kích thước thiết kế, được lập trên cơ sở bản vẽ thiết kế thi công đã được phê duyệt. Mọi sửa đổi so với thiết kế được duyệt phải được thể hiện trên bản vẽ hoàn công. Trong trường hợp các kích thước, thông số thực tế thi công của bộ phận công trình xây dựng, công trình xây dựng đúng với các kích thước, thông số của thiết kế bản vẽ thi công thì bản vẽ thiết kế đó là bản vẽ hoàn công.

3. Các bước nghiệm thu chất lượng thi công xây dựng công trình.

       Trong quá trình thi công xây dựng công trình (mới hoặc cải tạo) phải thực hiện các bước

       nghiệm thu sau:

-         Nghiệm thu vật liệu, thiết bị, sản phẩn chế tạo sẵn trước khi sử dụng vào công trình.

-         Nghiệm thu từng công việc xây dựng;

-         Nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng;

-         Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình xây dựng, công trình xây dựng để bàn giao đưa vào sử dụng.

4. Nội dung công tác nghiệm thu chất lượng thi công xây dựng công trình.

4.1           Nghiệm thu vật liệu, thiết bị, sản phẩm chế tạo sẵn trước khi sử dụng vào công trình

4.1.1       Thành phần trực tiếp tham gia nghiệm thu

-          Người giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư hoặc người giám sát thi công xây dựng công trình của Tổng thầu đối với hình thức hợp đồng tổng thầu;

-          Người phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp của nhà thầu thi công xây dựng công trình.

Trong trường hợp hợp đồng tổng thầu, người giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư tham dự để kiểm tra công tác nghiệm thu của tổng thầu với nhà thầu phụ.

4.1.2       Trách nhiệm của các thành phần tham gia nghiệm thu:

Trực tiếp tiến hành nghiệm thu trong quá trình xây lắp những đối tượng sau đây sau khi nhận được phiếu yêu cầu của nhà thầu xây lắp:

-         Các loại vật liệu, sản phẩm chế tạo sẵn trước khi sử dụng vào công trình;

-         Các loại thiết bị, máy móc trước khi đưa vào lắp đặt cho công trình;

4.1.3       Điều kiện cần để nghiệm thu:

-         Có chứng chỉ kỹ thuật xuất xưởng, lí lịch của các thiết bị, các văn bản bảo hiểm, bảo hành thiết bị (nếu có), các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật vận hành thiết bị máy móc của nhà sản xuất;

-         Có kết quả thí nghiệm mẫu lấy tại hiện trường (nếu thiết kế, chủ đầu tư hoặc tiêu chuẩn, qui phạm yêu cầu)

4.1.4       Nội dung và trình tự nghiệm thu:

a)     Kiểm tra tại chỗ đối tượng nghiệm thu;

b)     Kiểm tra chứng chỉ kỹ thuật xuất xưởng, lí lịch của các thiết bị, các văn bản bảo hiểm, bảo hành thiết bị (nếu có), các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật vận hành thiết bị máy móc của nhà sản xuất;

c)     Kiểm tra các tài liệu thí nghiệm;

d)     Trong khi nghiệm thu trường hợp cần thiết có thể tiến hành thêm các công việc kiểm định sau:

-         Yêu  cầu nhà thầu xây lắp lấy mẫu kiểm nghiệm để thí nghiệm bổ sung;

-         Thử nghiệm lại đối tượng nghiệm thu;

-         Thẩm tra mức độ đúng đắn của các kết quả thí nghiệm có liên quan đến chất lượng đối tượng nghiệm thu do nhà thầu xây lắp thực hiện và cung cấp.

e)     Đối chiếu các kết quả kiểm tra, kiểm định (nếu có) với tài liệu thiết kế được duyệt, các yêu cầu của các tiêu chuẩn, qui phạm kĩ thuật chuyên môn khác có liên quan, các tài liệu hướng dẫn hoặc các tiêu chuẩn kĩ thuật vận hành thiết bị máy móc để đánh giá chất lượng.

f)      Trên cơ sở đánh giá chất lượng ban nghiệm thu đưa ra kết luận:

-         Trường hợp thứ  nhất: Chấp nhận nghiệm thu các đối tượng đã xem xét và lập biên bản theo mẫu phụ lục C của tiêu chuẩn này;

-         Trường hợp thứ hai: Không chấp nhận nghiệm thu khi các đối tượng kiểm tra sai với thiết kế được duyệt hoặc không đáp ứng được những yêu cầu của tiêu chuẩn đánh giá chất lượng công trình và những yêu cầu của các tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên môn khác có liên quan. Ban nghiệm thu lập biên bản (vào sổ nhật kí thi công) về nội dung sau:

+   Ghi rõ tên và số lượng các đối tượng không chấp nhận nghiệm thu;

+  Thời gian nhà thầu xây lắp phải phải đưa các đối tượng không chấp nhận

     nghiệm thu ra khỏi công trường.

4.2           Nghiệm thu công việc xây dựng

4.2.1       Thành phần trực tiếp tham gia nghiệm thu

-         Người giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư hoặc người giám sát thi công xây dựng công trình của Tổng thầu đối với hình thức hợp đồng tổng thầu;

-         Người phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp của nhà thầu thi công xây dựng công trình.

Trong trường hợp hợp đồng tổng thầu, người giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư tham dự để kiểm tra công tác nghiệm thu của tổng thầu với nhà thầu phụ.

4.2.2       Trách nhiệm của các thành phần tham gia nghiệm thu:

Trực tiếp tiến hành nghiệm thu trong quá trình xây lắp những đối tượng công việc xây dựng sau đây sau khi nhận được phiếu yêu cầu của nhà thầu xây lắp :

-         Những công việc xây dựng đã hoàn thành;

-         Những công việc lắp đặt thiết bị tĩnh đã hoàn thành;

-         Những kết cấu, bộ phận công trình sẽ lấp kín;

4.2.3       Điều kiện cần để nghiệm thu:

a)     Đối tượng nghiệm thu đã thi công hoàn thành;

b)     Có đầy đủ các hồ sơ, tài liệu:

-         Biên bản nghiệm thu vật liệu, thiết bị, sản phẩm chế tạo sẵn trước khi sử dụng;

-         Các phiếu kết quả thí nghiệm mẫu kiểm nghiệm có liên quan lấy tại hiện trường;

-         Các kết quả thử nghiệm, đo lường, đo đạc, quan trắc mà nhà thầu thi công xây lắp đã thực hiện tại hiện trường để xác định chất lượng và khối lượng đối tượng cần nghiệm thu;

-         Bản vẽ hoàn công;

-         Nhật ký thi công, nhật ký giám sát của chủ đầu tư và các tài liệu văn bản khác đã xác lập trong khi xây lắp có liên quan đến đối tượng nghiệm thu.

c)     Có biên bản nghiệm thu nội bộ và phiếu yêu cầu nghiệm thu của nhà thầu thi công xây dựng công trình.

4.2.4       Nội dung và trình tự nghiệm thu:

a)     Kiểm tra tại chỗ đối tượng nghiệm thu: công việc xây dựng, thiết bị lắp đặt tĩnh tại hiện trường;

b)     Kiểm tra các hồ sơ ghi ở mục 4.2.3;

c)     Trong khi nghiệm thu, trường hợp cần thiết có thể tiến hành thêm các công việc kiểm định sau:

-         Kiểm tra sự phù hợp giữa khối lượng, chất lượng các công việc hoàn thành với số liệu ghi trong biên bản, tài liệu trình để nghiệm thu;

-         Yêu  cầu nhà thầu xây lắp lấy mẫu kiểm nghiệm từ đối tượng nghiệm thu ở công trình để thí nghiệm bổ xung;

-         Thử nghiệm lại đối tượng nghiệm thu;

-         Kiểm tra mức độ đúng đắn của những kết luận ghi trong biên bản nghiệm thu vật liệu, thiết bị, sản phẩm chế tạo sẵn trước khi sử dụng, và các kết quả thí nghiệm có liên quan đến chất lượng đối tượng nghiệm thu do nhà thầu xây lắp thực hiện và cung cấp.

d)     Đối chiếu các kết quả kiểm tra với tài liệu thiết kế được duyệt, yêu cầu của các tiêu chuẩn kĩ thuật chuyên môn khác có liên quan, các tài liệu hướng dẫn hoặc các tiêu chuẩn kĩ thuật vận hành thiết bị máy móc để đánh giá chất lượng.

e)     Trên cơ sở đánh giá chất lượng ban nghiệm thu đưa ra kết luận:

-         Trường hợp thứ  nhất: Chấp nhận nghiệm thu các đối tượng đã xem xét và lập biên bản theo một trong các mẫu ghi ở phụ lục D và phụ lục E của tiêu chuẩn này;

-         Trường hợp thứ hai: Không chấp nhận nghiệm thu khi các đối tượng thi công chưa xong, thi công sai hoặc có nhiều chỗ sai với thiết kế được duyệt, hoặc không đáp ứng được những yêu cầu của tiêu chuẩn đánh giá chất lượng công trình và những yêu cầu của các tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên môn khác có liên quan. Ban nghiệm thu lập biên bản (vào sổ nhật kí thi công) về nội dung sau:

+  Những công việc phải làm lại;

+  Những thiết bị phải lắp đặt lại;

+  Những sai sót hoặc hư hỏng cần sửa lại;

+  Thời gian làm lại, sửa lại;

+   Ngày nghiệm thu lại.

f)      Sau khi đối tượng đã được chấp nhận nghiệm thu cần tiến hành ngay những công việc xây dựng tiếp theo. Nếu dừng lại, thì tuỳ theo tính chất công việc và thời gian dừng lại chủ đầu tư hoặc đơn vị giám sát thi công của chủ đầu tư có thể xem xét và quyết định việc nghiệm thu lại đối tượng đó.

4.3           Nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng

4.3.1       Thành phần trực tiếp tham gia nghiệm thu

a)     Người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư hoặc người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của Tổng thầu trong trường hợp nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng do nhà thầu phụ thực hiện;

b)     Người phụ trách thi công trực tiếp của nhà thầu thi công xây dựng công trình;

      Trong trường hợp hợp đồng tổng thầu, người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư tham dự để kiểm tra công tác  nghiệm thu của tổng thầu với các nhà thầu phụ. 

c)     Đối với những công trình có chuyên gia nước ngoài cần có đại diện chuyên gia thiết kế và chuyên gia thi công tham gia vào công việc nghiệm thu. Các đại diện này do cơ quan quản lí chuyên gia nước ngoài tại công trình đề nghị, Chủ đầu tư quyết định.

4.3.2       Trách nhiệm của các thành phần tham gia nghiệm thu:

a)     Căn cứ vào qui mô công trình và tham khảo phụ lục 2 để phân chia bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng;

b)     Phải trực tiếp tiến hành công tác nghiệm thu không muộn hơn 1 ngày kể từ khi nhận được phiếu yêu cầu nghiệm thu của nhà thầu chính xây lắp đối với các đối tượng sau đây:

-          Bộ phận công trình xây dựng đã hoàn thành;

-         Giai đoạn thi công xây dựng đã hoàn thành;

-         Thiết bị chạy thử đơn động không tải;

-          Thiết bị chạy thử liên động không tải;

4.3.3       Điều kiện cần để nghiệm thu:

a)     Đối tượng nghiệm thu đã thi công hoàn thành;

b)     Tất cả các công việc xây dựng của đối tượng nghiệm thu đều đã được nghiệm thu theo qui định ở điều 4.2 của tiêu chuẩn này;

c)     Có đầy đủ số các hồ sơ, tài liệu:

-         Các biên bản nghiệm thu vật liệu, thiết bị, sản phẩm chế tạo sẵn trước khi sử dụng;

-         Các biên bản nghiệm thu công việc xây dựng có liên quan;

-         Các biên bản nghiệm thu lắp đặt tĩnh thiết bị có liên quan;

-         Các biên bản nghiệm thu những kết cấu, bộ phận công trình đã lấp kín có liên quan;

-         Các phiếu kết quả thí nghiệm mẫu kiểm nghiệm có liên quan lấy tại hiện trường;

-         Các kết quả thử nghiệm, đo lường, đo đạc, quan trắc mà nhà thầu thi công xây lắp đã thực hiện tại hiện trường để xác định chất lượng, khối lượng đối tượng cần nghiệm thu;

-         Bản vẽ hoàn công;

-         Nhật ký thi công, nhật ký giám sát của chủ đầu tư và các tài liệu văn bản khác đã xác lập trong khi xây lắp có liên quan đến đối tượng nghiệm thu.

d)     Có biên bản nghiệm thu nội bộ và phiếu yêu cầu nghiệm thu của nhà thầu thi công xây lắp;

4.3.4       Nội dung và trình tự nghiệm thu:

a)      Kiểm tra tại chỗ đối tượng nghiệm thu: bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng, thiết bị chạy thử đơn động không tải, thiết bị chạy thử liên động không tải;

b)      Kiểm tra các hồ sơ ghi ở mục 4.3.3;

c)      Trong khi nghiệm thu, trường hợp cần thiết có thể tiến hành thêm các công việc kiểm định sau:

-         Kiểm tra sự phù hợp giữa khối lượng, chất lượng các đối tượng nghiệm thu với số liệu ghi trong biên bản, tài liệu trình để nghiệm thu;

-         Yêu  cầu nhà thầu xây lắp lấy mẫu kiểm nghiệm từ đối tượng nghiệm thu ở công trình để thí nghiệm bổ xung;

-         Thử nghiệm lại đối tượng nghiệm thu.

-          Kiểm tra mức độ đúng đắn của những kết luận ghi trong biên bản nghiệm thu vật liệu, thiết bị, sản phẩm chế tạo sẵn trước khi sử dụng; biên bản nghiệm thu công việc xây dựng; biên bản nghiệm thu lắp đặt tĩnh thiết bị có liên quan, các kết quả thí nghiệm có liên quan đến chất lượng đối tượng nghiệm thu do nhà thầu xây lắp thực hiện và cung cấp.

d)      Đối chiếu các kết quả kiểm tra, kiểm định với tài liệu thiết kế được duyệt, yêu cầu của các tiêu chuẩn kĩ thuật chuyên môn khác có liên quan, các tài liệu hướng dẫn hoặc các tiêu chuẩn kĩ thuật vận hành thiết bị máy móc để đánh giá chất lượng.

e)      Trên cơ sở đánh giá chất lượng ban nghiệm thu đưa ra kết luận:

-         Trường hợp thứ  nhất: Chấp nhận nghiệm thu các đối tượng đã xem xét và lập biên bản theo một trong các mẫu ghi ở phụ lục F, phụ lục G và phụ lục H của tiêu chuẩn này;

-         Trường hợp thứ hai: Không chấp nhận nghiệm thu khi các đối tượng chưa thi công xong, thi công sai hoặc có nhiều chỗ sai với thiết kế được duyệt, hoặc không đáp ứng được những yêu cầu của tiêu chuẩn đánh giá chất lượng công trình và những yêu cầu của các tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên môn khác có liên quan. Ban nghiệm thu lập biên bản (vào sổ nhật kí thi công) về nội dung sau:

+   Những công việc phải làm lại;

+   Những thiết bị phải lắp đặt lại;

+   Những thiết bị phải thử lại;

+   Những sai sót hoặc hư hỏng cần sửa lại;

+   Thời gian làm lại, thử lại, sửa lại;

+   Ngày nghiệm thu lại.

4.4           Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình xây dựng, công trình xây dựng để đưa vào sử dụng.

4.4.1       Thành phần trực tiếp tham gia nghiệm thu:

a)     Phía chủ đầu tư:

-         Người đại diện theo pháp luật và người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư;

-         Người đại diện theo pháp luật và người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của nhà thầu tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình.

b)     Phía nhà thầu thi công xây dựng công trình:

-          Người đại diện theo pháp luật và người phụ trách thi công trực tiếp của nhà thầu thi công xây dựng công trình;

-          Người đại diện theo pháp luật và người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của Tổng thầu (đối với hình thức hợp đồng tổng thầu). 

c)     Phía nhà thầu thiết kế xây dựng công trình tham gia nghiệm thu theo yêu cầu của chủ đầu tư xây dựng công trình:

-          Người đại diện theo pháp luật;

-          Chủ nhiệm thiết kế.

d)     Đối với những công trình có chuyên gia nước ngoài thì cần có đại diện chuyên gia thiết kế và chuyên gia thi công tham gia vào công việc nghiệm thu. Các đại diện này do cơ quan quản lí chuyên gia nước ngoài tại công trình đề nghị, Chủ đầu tư quyết định.

e)     Đối với những công trình có yêu cầu phòng cháy cao hoặc có nguy cơ ô nhiễm môi trường cần có đại diện của cơ quan quản lý nhà nước về phòng cháy chống cháy, về môi trường tham gia nghiệm thu.

f)      Và các thành phần khác trực tiếp tham gia nghiệm thu (theo yêu cầu của chủ đầu tư)

4.4.2       Trách nhiệm của các thành phần tham gia nghiệm thu:

4.4.2.1      Trực tiếp tiến hành nghiệm thu để bàn giao đưa vào sử dụng những đối tượng sau:

a)     Thiết bị chạy thử liên động có tải;

b)     Hạng mục công trình xây dựng đã hoàn thành;

c)     Công trình xây dựng đã hoàn thành;

d)     Các hạng mục hoặc công trình chưa hoàn thành nhưng theo yêu cầu của chủ đầu tư cần phải nghiệm thu để bàn giao phục vụ cho nhu cầu sử dụng.

4.4.2.2      Thời gian bắt đầu tiến hành công tác nghiệm thu không muộn hơn 3 ngày kể từ khi nhận được phiếu yêu cầu nghiệm thu của nhà thầu chính xây lắp; hoặc nhận được văn bản yêu cầu của chủ đầu tư (đối với đối tượng qui định ở mục 4.4.2.1.d)

4.4.2.3       Công tác nghiệm thu phải kết thúc theo thời hạn quy định của chủ đầu tư.

4.4.3       Điều kiện cần để nghiệm thu.

a)     Đối tượng nghiệm thu đã thi công hoàn thành;

b)     Tất cả các công việc xây dựng, bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng của đối tượng nghiệm thu đều đã được nghiệm thu theo qui định ở điều 4.2 và  4.3  của tiêu chuẩn này; 

c)     Có kết quả thí nghiệm, hiệu chỉnh, vận hành liên động có tải hệ thống thiết bị công nghệ;  

d)     Có văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về phòng chống cháy nổ; an toàn môi trường; an toàn vận hành theo quy định; 

e)     Có đầy đủ các hồ sơ, tài liệu hoàn thành xây dựng có liên quan đến đối tượng nghiệm thu do nhà thầu lập và cung cấp cho chủ đầu tư cùng với phiếu yêu cầu nghiệm thu; Danh mục các hồ sơ tài liệu hoàn thành nêu tại phụ lục Q của tiêu chuẩn này.

f)      Có đủ hồ sơ pháp lý của đối tượng nghiệm thu do chủ đầu tư lập theo danh mục hồ sơ pháp lý nêu tại phụ lục Q của tiêu chuẩn này;

g)     Có bảng kê những thay đổi so với thiết kế đã được duyệt, lập theo mẫu phụ lục L của tiêu chuẩn này ;

h)     Có bảng kê các hồ sơ tài liệu chuẩn bị cho nghiệm thu, lập theo mẫu phụ lục P của tiêu chuẩn này;

i)       Có biên bản nghiệm thu nội bộ của nhà thầu thi công xây lắp;

j)       Đối với trường hợp nghiệm thu để đưa vào sử dụng các hạng mục công trình, công trình chưa thi công hoàn thành thì phải có quyết định yêu cầu nghiệm thu bằng văn bản của chủ đầu tư kèm theo bảng kê các việc chưa hoàn thành, lập theo mẫu phụ lục M của tiêu chuẩn này; 

4.4.4       Nội dung và trình tự nghiệm thu:

4.4.4.1      Kiểm tra tại chỗ hạng mục công trình hoặc công trình xây dựng đã hoàn thành;

4.4.4.2      Kiểm tra các hồ sơ, tài liệu nêu ở mục 4.4.3;

4.4.4.3      Kiểm tra việc chạy thử thiết bị liên động có tải;

4.4.4.4      Kiểm tra những điều kiện chuẩn bị để đưa công trình vào sử dụng;

4.4.4.5      Kiểm tra và đánh giá chất lượng công tác xây lắp, thiết bị, máy móc, vật liệu, cấu kiện chế tạo sẵn đã sử dụng vào công trình trên cơ sở đó đánh giá chất lượng xây dựng chung của đối tượng nghiệm thu;

4.4.4.6      Kiểm tra sự phù hợp của công suất thực tế với công suất thiết kế được duyệt;

4.4.4.7      Trong khi nghiệm thu trường hợp cần thiết có thể tiến hành thêm các công việc kiểm định sau:

-         Yêu cầu các nhà thầu xây lắp lấy mẫu kiểm nghiệm từ đối tượng nghiệm thu ở công trình để thí nghiệm bổ sung, thử nghiệm lại thiết bị để kiểm tra;

-         Yêu cầu chủ đầu tư chạy thử tổng hợp hệ thống thiết bị máy móc để kiểm tra;

-         Thành lập các tiểu ban chuyên môn về kinh tế, kĩ thuật để kiểm tra từng loại công việc, từng thiết bị, từng hạng mục công trình và kiểm tra kinh phí xây dựng;

4.4.4.8      Đối chiếu các kết quả kiểm tra, kiểm định với tài liệu thiết kế được duyệt, yêu cầu  của các tiêu chuẩn kĩ thuật chuyên môn khác có liên quan, các tài liệu hướng dẫn hoặc các tiêu chuẩn kĩ thuật vận hành thiết bị máy móc để đánh giá chất lượng.

4.4.4.9      Trên cơ sở đánh giá chất lượng Chủ đầu tư đưa ra kết luận:

-         Trường hợp thứ  nhất: Chấp nhận nghiệm thu các đối tượng đã xem xét và lập biên bản theo một trong các mẫu ghi ở phụ lục J và phụ lục K của tiêu chuẩn này;

-         Trường hợp thứ hai: Không chấp nhận nghiệm thu hạng mục, công trình khi phát hiện thấy các tồn tại về chất lượng trong thi công xây lắp làm ảnh hưởng đến độ bền vững, độ an toàn và mỹ quan của công trình hoặc gây trở ngại cho hoạt động bình thường của thiết bị khi sản xuất sản phẩm.

      Bảng kê các tồn tại về chất lượng lập theo mẫu ghi ở phụ lục N của tiêu chuẩn này để các bên có liên quan thực hiện. Phí tổn để sửa chữa, khắc phục do bên gây ra phải chịu.

     Trong trường hợp cần thiết, Chủ đầu tư có quyền thuê tư vấn độc lập phúc tra và kiểm tra công tác sửa chữa các tồn tại về chất lượng.

     Sau khi các tồn tại về chất lượng đã được sửa chữa và khắc phục xong, Tư vấn phúc tra lập biên bản nghiệm thu theo qui định của tiêu chuẩn này và báo cáo Chủ đầu tư để tổ chức nghiệm thu lại.

4.4.4.10        Sau khi nghiệm thu, Chủ đầu tư có trách nhiệm gửi hồ sơ tới cấp có thẩm quyền để xin phép được bàn giao đưa hạng mục, công trình xây dựng xong vào sử dụng. Thời hạn xem xét và chấp thuận không quá 10 ngày làm việc sau khi đã nhận đủ hồ sơ hoàn thành hạng mục, công trình theo qui định.

4.4.4.11         Sau khi có quyết định chấp thuận nghiệm thu để bàn giao đưa hạng mục, công trình xây dựng xong vào sử dụng của cấp có thẩm quyền, chủ đầu tư phải tiến hành ngay công tác bàn giao cho chủ sở hữu, chủ sử dụng hạng mục, công trình theo qui định của tiêu chuẩn TCVN 5640 : 1991.

4.4.4.12        Tất cả các hồ sơ tài liệu hoàn thành hạng mục công trình xây dựng, công trình xây dựng như ghi ở phụ lục Q của tiêu chuẩn này phải được nhà thầu xây dựng lập, đóng quyển thành 6 bộ theo qui định. Trong đó hai bộ do chủ đầu tư, một bộ do cơ quan quản lí sử dụng công trình, hai bộ do nhà thầu xây lắp chính và một bộ do cơ quan lưu trữ nhà nước bảo quản.

Phụ lục A

   (qui định)  

Mẫu "Biên bản kiểm tra công tác quản lý chất lượng thi công xây dựng trên công trường"

Tên Chủ đầu tư  .....................................................

.....................................................

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

-------------------

Địa điểm, ngày....... tháng....... năm..........

BIÊN BẢN KIỂM TRA CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THI CÔNG

XÂY DỰNG TRÊN CÔNG TRƯỜNG

1.      Công trình: ............................................................................................................................... 

2.      Địa điểm xây dựng: ..................................................................................................................

3.      Thành phần trực tiếp tham gia kiểm tra: Ghi rõ họ tên, chức vụ 

-          Người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư hoặc người phụ trách giám sát thi công xây dựng công trình của Tổng thầu đối với hình thức hợp đồng tổng thầu;

-          Người phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp của nhà thầu thi công xây dựng công trình.

Trong trường hợp hợp đồng tổng thầu, người phụ trách giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư tham dự để kiểm tra công tác kiểm tra của tổng thầu với nhà thầu phụ.

4.      Thời gian tiến hành kiểm tra:           

Bắt đầu :             .......  ngày.......... tháng ......... năm ...........       

Kết thúc :           .......   ngày.......... tháng ......... năm ...........

Tại: .......................................

5.      Nội dung và kết quả kiểm tra.

STT

Nội dung kiểm tra

Kết quả kiểm tra

1

Hệ thống tiêu chuẩn, qui phạm kỹ thuật chuyên môn có liên quan 

Đủ

Không

2

Hệ thống đảm bảo chất lượng thi công xây dựng trên công trường

Không

3

Chế độ qui định trách nhiệm về chất lượng thi công

Không

4

Năng lực của cán bộ quản lý

Phù hợp

Không

5

Năng lực của cán bộ kỹ thuật thi công

Phù hợp

Không

6

Chứng chỉ tay nghề của các loại thợ chính

Không

7

Năng lực của thầu phụ và chế độ quản lý đối với thầu phụ

Phù hợp

Không

8

Tính pháp lý của bản vẽ thi công

Không

9

Bảng tổng tiến độ thi công

Không

10

Biện pháp thi công

Không

11

Chế độ kiểm nghiệm chất lượng thi công

Không

12

Phòng thí nghiệm hiện trường

Chuẩn

Không

13

Năng lực trang thiết bị phục vụ thi công

Phù hợp

Không

14

Điều kiện kho bãi cất giữ và quản lý vật liệu, thiết bị ở hiện trường

Đạt Y/C

Không

15

Chế độ lập và lưu trữ hồ sơ quản lý chất lượng xây dựng công trình

Không

16

...

.....

…..

Ghi chú: ........................................................................................................................

6.      Kết luận kiểm tra : .................................................................................................................... 

7.      Các thành phần tham gia kiểm tra: (Ký, ghi rõ họ tên và chức vụ từng người tham gia)      

Phụ lục B 

(Tham khảo)

Phân chia bộ phận công trình, giai đoạn thi công xây dựng

Đối với công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp tuỳ theo qui mô xây dựng, tiến độ thi công của từng đối tượng cụ thể, các bộ phận công trình, giai đoạn thi công xây dựng thường được chia như sau:

STT

Bộ phận công trình, Giai đoạn thi công

Các công việc xây dựng chính

1

Nền, móng (phần khuất dưới cốt nền)

Làm đất, Xử lý nền móng, Móng cọc, Đài  móng, Móng nhà, Chống thấm dưới mặt đất, Nền nhà, …

2

Kết cấu chịu lực thân nhà (phần từ cốt nền tới mái)

Cột, dầm, sàn, tường bao che, vách ngăn,…

3

Trang trí, hoàn thiện kiến trúc

Mặt nền; Mặt sàn nhà; mặt mái; Chống thấm, cách nhiệt, tạo dáng kiến trúc, trát, hoàn thiện trong, ngoài nhà, cửa,…

4

Hệ thống kỹ thuật

Cấp nước, thoát nước, sưởi ấm; Điện công trình; Kiến trúc thông minh ; Thông gió và điều hoà không khí, ....

9

Thang máy

Lắp đặt buồng thang; lắp đặt hệ thống tời, lắp đặt hệ thống điện, hệ thồng điều khiển, tự  động của thang,…

10

Chế tạo, lắp đặt thiết bị

Chế tạo từng thiết bị, lắp đặt tĩnh từng thiết bị.

11

Chạy thử đơn động không tải

Chạy thử đơn động từng thiết bị.

12

Chạy thử liên động không tải

Chạy thử liên động không tải từng cụm thiết bị.

13

Chạy thử liên động có tải

Chạy thử liên động có tải từng cụm thiết bị, từng dây chuyền sản xuất.

14

Thu lôi, chống sét

Hệ thống thu sét, tiếp địa.

Phụ lục C

(qui định)

Mẫu biên bản nghiệm thu đầu vào

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-----------------

Địa điểm, ngày.......... tháng......... năm..........

BIÊN BẢN SỐ .................

NGHIỆM THU VẬT LIỆU, THIẾT BỊ, SẢN PHẨM CHẾ TẠO SẴN TRƯỚC KHI SỬ DỤNG 

Công trình .................................................(ghi tên công trình xây dựng)...............................................

Hạng mục: ...................................................(ghi tên hạng mục công trình xây dựng)...........................

Địa điểm xây dựng: .......(ghi rõ địa điểm xây dựng hạng mục công trình và công trình xây dựng)........

1. Đối tượng nghiệm thu: (ghi rõ tên vật liệu, thiết bị, sản phẩm chế tạo sẵn cần  nghiệm thu ) 

2. Thành phần trực tiếp tham gia nghiệm thu: (Ghi rõ tổ chức, họ tên và chức vụ cá nhân) 

-          Người giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư hoặc người giám sát thi công xây dựng công trình của Tổng thầu đối với hình thức hợp đồng tổng thầu ;

-          Người phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp của nhà thầu thi công xây dựng công trình.

Trong trường hợp hợp đồng tổng thầu, người giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư tham dự để kiểm tra công tác nghiệm thu của tổng thầu với nhà thầu phụ.

3. Thời gian nghiệm thu : 

Bắt đầu :             .......... ngày.......... tháng......... năm..........       

Kết thúc :           ........... ngày.......... tháng......... năm..........

Tại: ...........................

4. Đánh giá công việc xây dựng đã thực hiện:

a)     Về tài liệu làm căn cứ nghiệm thu

-         Phiếu yêu cầu nghiệm thu của nhà thầu thi công xây dựng; 

-         Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công được chủ đầu tư phê duyệt và những thay đổi thiết kế đã được chấp thuận: (Ghi rõ tên các bản vẽ thiết kế có liên quan đến đối tượng nghiệm thu)

-         Tiêu chuẩn, quy phạm xây dựng được áp dụng: (Ghi rõ tên tiêu chuẩn, qui phạm, tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật chuyên môn có liên quan đến đối tượng nghiệm thu)

-         Hồ sơ thầu và hợp đồng xây dựng;

-         Hồ sơ xuất xứ, Chứng chỉ kỹ thuật xuất xưởng, kết quả thí nghiệm mẫu kiểm nghiệm chất lượng;

-         Danh mục tính năng kỹ thuật của các đối tượng nghiệm thu; 

-         Nhật ký thi công, nhật ký giám sát của chủ đầu tư và các văn bản khác có liên quan đến đối tượng nghiệm thu;

-         Biên bản nghiệm thu nội bộ đối tượng nghiệm thu;

b)     Về chất lượng vật liệu, thiết bị, sản phẩm chế tạo sẵn: (đối chiếu với thiết kế, tiêu chuẩn, qui phạm kỹ thuật, tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật chuyên môn và yêu cầu kỹ thuật của công trình xây dựng có liên quan đến đối tượng nghiệm thu:

-         Đưa ra các nội dung kỹ thuật cần kiểm tra khi nghiệm thu để có cơ sở đánh giá chất lượng đối tượng nghiệm thu;

-         Thực hiện công tác nghiệm thu như qui định ở điều 4.1 tiêu chuẩn này;

-         Đánh giá chất lượng đối tượng nghiệm thu)

c)    Các ý kiến khác nếu có.

5. Kết luận : (ghi rõ theo các nội dung sau)

-          Chấp nhận hay không chấp nhận nghiệm thu, đồng ý hay không đồng ý đưa vào sử dụng cho công trình đối tượng nghiệm thu. Nếu không chấp nhận nghiệm thu phải ghi rõ lý do,  

-          Ghi rõ tên và số lượng các đối tượng không chấp nhận nghiệm thu. Thời gian nhà thầu xây lắp phải đưa các đối tượng không chấp nhận nghiệm thu ra khỏi công trường.

6. Các thành phần trực tiếp tham gia nghiệm thu:(Ký, ghi rõ họ tên và chức vụ từng người tham gia) 

Hồ sơ nghiệm thu bao gồm:

-          Biên bản nghiệm thu vật liệu, thiết bị, sản phẩm chế tạo sẵn trước khi sử dụng và các phụ lục kèm theo nếu có;

-          Các tài liệu làm căn cứ để nghiệm thu.

Phụ lục D

(qui định)

Mẫu biên bản nghiệm thu công việc xây dựng

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

--------------------

Địa điểm, ngày.......... tháng......... năm..........

BIÊN BẢN SỐ ...........................

NGHIỆM THU CÔNG VIỆC XÂY DỰNG   

Công trình .........(ghi tên công trình xây dựng).......................................................................................

Hạng mục: .........(ghi tên hạng mục công trình xây dựng).....................................................................

Địa điểm xây dựng: .......(ghi rõ địa điểm xây dựng hạng mục công trình và công trình xây dựng)........

1.      Đối tượng nghiệm thu: (ghi rõ tên công việc đã hoàn thành cần  nghiệm thu và vị trí nằm trong hạng mục hoặc  công trình) 

2.      Thành phần trực tiếp tham gia nghiệm thu: (Ghi rõ tổ chức, họ tên và chức vụ cá nhân) 

-         Người giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư hoặc người giám sát thi công xây dựng công trình của Tổng thầu đối với hình thức hợp đồng tổng thầu ;

-         Người phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp của nhà thầu thi công xây dựng công trình.

Trong trường hợp hợp đồng tổng thầu, người giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư tham dự để kiểm tra công tác nghiệm thu của tổng thầu với nhà thầu phụ.

3.      Thời gian nghiệm thu :

Bắt đầu :             .......... ngày.......... tháng......... năm..........       

Kết thúc :           ........... ngày.......... tháng......... năm..........

Tại: ...........................

4.      Đánh giá công việc xây dựng đã thực hiện:

a)     Về tài liệu làm căn cứ nghiệm thu:

-         Phiếu yêu cầu nghiệm thu của nhà thầu thi công xây dựng; 

-         Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công được chủ đầu tư phê duyệt và những thay đổi thiết kế đã được chấp thuận: (Ghi rõ tên các bản vẽ thiết kế có liên quan đến đối tượng nghiệm thu)

-         Tiêu chuẩn, quy phạm xây dựng được áp dụng: (Ghi rõ tên tiêu chuẩn, qui phạm, tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật chuyên môn có liên quan đến đối tượng nghiệm thu)

-         Hồ sơ thầu và hợp đồng xây dựng;

-         Biên bản nghiệm thu vật liệu, thiết bị, sản phẩm chế tạo sẵn trước khi sử dụng;

-         Các tài liệu thí nghiệm, quan trắc, kết quả thí nghiệm mẫu kiểm nghiệm của đối tượng nghiệm thu (nếu thiết kế hoặc tiêu chuẩn, qui phạm có liên quan yêu cầu)

-         Bản vẽ hoàn công;

-         Nhật ký thi công, nhật ký giám sát của chủ đầu tư và các văn bản khác có liên quan đến đối tượng nghiệm thu;

-         Biên bản nghiệm thu nội bộ đối tượng nghiệm thu.

b)     Về chất lượng công việc xây dựng: (đối chiếu với thiết kế, tiêu chuẩn qui phạm kỹ thuật, tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật chuyên môn và yêu cầu kỹ thuật của công trình xây dựng có liên quan đến đối tượng nghiệm thu:

-         Đưa ra các nội dung kỹ thuật cần kiểm tra để có cơ sở đánh giá chất lượng cần nghiệm thu;

-         Thực hiện công tác nghiệm thu như qui định ở điều 4.2 tiêu chuẩn này;

-         Đánh giá chất lượng đối tượng nghiệm thu)

c)     Các ý kiến khác nếu có.

5. Kết luận : (ghi rõ theo các nội dung sau)

-         Chấp nhận hay không chấp nhận nghiệm thu, đồng ý hay không đồng ý cho triển khai các công việc xây dựng tiếp theo. Nếu không chấp nhận nghiệm thu thì ghi rõ lý do.

-         Các sai sót còn tồn tại và các khiếm khuyết cần sửa chữa. Thời gian nhà thầu phải hoàn thành công tác sửa chữa.

6. Các thành phần trực tiếp tham gia nghiệm thu:(Ký ghi rõ họ tên và chức vụ từng người tham gia). 

Hồ sơ nghiệm thu công việc xây dựng gồm:

-         Biên bản nghiệm thu công việc xây dựng và các phụ lục kèm theo nếu có;

-         Các tài liệu làm căn cứ để nghiệm thu.

Phụ lục E

(qui định)

Mẫu biên bản nghiệm lắp đặt tĩnh thiết bị

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-----------------

Địa điểm, ngày.......... tháng......... năm..........

BIÊN BẢN SỐ ...........................

NGHIỆM THU LẮP ĐẶT TĨNH THIẾT BỊ    

Công trình .................................(ghi tên công trình xây dựng)...............................................................

Hạng mục: .................................(ghi tên hạng mục công trình xây dựng).............................................

   Địa điểm xây dựng: .......(ghi rõ địa điểm xây dựng hạng mục công trình và công trình xây dựng).......

1.      Thiết bị/Cụm thiết bị được nghiệm thu: (ghi rõ tên thiết bị/cụm thiết bị và vị trí đã lắp đặt trên công trình) 

2.      Thành phần trực tiếp tham gia nghiệm thu: (Ghi rõ tổ chức, họ tên và chức vụ cá nhân) 

-         Người giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư hoặc người giám sát thi công xây dựng công trình của Tổng thầu đối với hình thức hợp đồng tổng thầu ;

-         Người phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp của nhà thầu thi công xây dựng công trình.

Trong trường hợp hợp đồng tổng thầu, người giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư tham dự để kiểm tra công tác nghiệm thu của tổng thầu với nhà thầu phụ.

3.  Thời gian nghiệm thu :

Bắt đầu :             .......... ngày.......... tháng......... năm..........       

Kết thúc :           ........... ngày.......... tháng......... năm..........

Tại: ......................

4.   Đánh giá công việc xây dựng đã thực hiện:

a)     Về tài liệu làm căn cứ nghiệm thu:

-         Phiếu yêu cầu nghiệm thu của nhà thầu thi công xây dựng; 

-         Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công được chủ đầu tư phê duyệt và những thay đổi thiết kế đã được chấp thuận: (Ghi rõ tên các bản vẽ thiết kế có liên quan đến đối tượng nghiệm thu)

-         Tiêu chuẩn, quy phạm xây dựng được áp dụng: (Ghi rõ tên tiêu chuẩn, qui phạm, tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật chuyên môn có liên quan đến đối tượng nghiệm thu)

-         Hồ sơ thầu và hợp đồng xây dựng;

-         Biên bản nghiệm thu vật liệu, thiết bị, sản phẩm chế tạo sẵn trước khi sử dụng;

-         Các tài liệu thí nghiệm, quan trắc, kết quả thí nghiệm mẫu kiểm nghiệm của đối tượng nghiệm thu (nếu thiết kế hoặc tiêu chuẩn, qui phạm có liên quan yêu cầu)

-         Bản vẽ hoàn công;

-         Nhật ký thi công, nhật ký giám sát của chủ đầu tư và các văn bản khác có liên quan đến đối tượng nghiệm thu;

-         Biên bản nghiệm thu nội bộ đối tượng nghiệm thu;

-         Công tác chuẩn bị để triển khai công việc xây dựng tiếp theo.

b)     Về chất lượng lắp đặt tĩnh thiết bị: (đối chiếu với thiết kế, tiêu chuẩn qui phạm kỹ thuật, tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật chuyên môn và yêu cầu kỹ thuật của công trình xây dựng có liên quan đến đối tượng nghiệm thu:

-         Đưa ra các nội dung kỹ thuật cần kiểm tra để có cơ sở đánh giá chất lượng đối tượng nghiệm thu;

-         Thực hiện công tác nghiệm thu như qui định ở điều 4.2 tiêu chuẩn này;

-         Đánh giá chất lượng đối tượng nghiệm thu) 

c)     Các ý kiến khác nếu có.

            5. Kết luận : (ghi rõ theo các nội dung sau)

-         Chấp nhận hay không chấp nhận nghiệm thu, đồng ý hay không đồng ý cho triển khai các công việc xây dựng tiếp theo. Nếu không chấp nhận nghiệm thu thì ghi rõ lý do.

-         Các sai sót còn tồn tại và các khiếm khuyết cần sửa chữa. Thời gian nhà thầu phải hoàn thành công tác sửa chữa.

-         Các yêu cầu khác nếu có

6. Các thành phần trực tiếp tham gia nghiệm thu (Ký, ghi rõ họ tên và chức vụ từng người tham gia) 

Hồ sơ nghiệm thu lắp đặt tĩnh thiết bị gồm:

- Biên bản nghiệm thu lắp đặt tĩnh thiết bị và các phụ lục kèm theo nếu có;

- Các tài liệu làm căn cứ để nghiệm thu.

Phụ lục F

(qui định)

Mẫu biên bản nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng;

giai đoạn thi công xây dựng

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-----------------

Địa điểm, ngày.......... tháng......... năm..........

BIÊN BẢN SỐ ......................

NGHIỆM THU HOÀN THÀNH BỘ PHẬN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG,

GIAI ĐOẠN THI CÔNG XÂY DỰNG

Công trình .........................(ghi tên công trình xây dựng)..............................................................................

Hạng mục: ....................(ghi tên hạng mục công trình xây dựng).................................................................

Địa điểm xây dựng: ....(ghi rõ địa điểm xây dựng hạng mục công trình và công trình xây dựng)..................

1.      Đối tượng nghiệm thu: (ghi rõ tên bộ phận công trình xây dựng hoặc giai đoạn thi công xây dựng được nghiệm thu, vị trí xây dựng trên công trình).

2.      Thành phần trực tiếp tham gia nghiệm thu: (Ghi rõ tổ chức, họ tên và chức vụ cá nhân) 

a)  Phía chủ đầu tư

-          Người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư; (nếu tự giám sát, không thuê tư vấn);

-          Hoặc người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của nhà thầu tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình;

b)     Phía nhà thầu thi công xây dựng công trình:

-          Người phụ trách thi công trực tiếp của nhà thầu thi công xây dựng công trình;

-         Và người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của tổng thầu (đối với hình thức hợp đồng tổng thầu).

c)     Đối với những công trình có chuyên gia nước ngoài thì cần có đại diện chuyên gia thiết kế và chuyên gia thi công tham gia vào công việc nghiệm thu. Các đại diện này do cơ quan quản lí chuyên gia nước ngoài tại công trình đề nghị, Chủ đầu tư quyết định.

3.  Thời gian nghiệm thu :

Bắt đầu :             .......... ngày.......... tháng......... năm..........       

Kết thúc :           ........... ngày.......... tháng......... năm..........

Tại:  .................................

4.   Đánh giá bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng đã thực hiện:

a)     Tài liệu làm căn cứ nghiệm thu:

-         Phiếu yêu cầu nghiệm thu của nhà thầu thi công xây dựng; 

-         Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công được chủ đầu tư phê duyệt và những thay đổi thiết kế đã được chấp thuận: (Ghi rõ tên các bản vẽ thiết kế có liên quan đến đối tượng nghiệm thu)

-         Tiêu chuẩn, quy phạm xây dựng được áp dụng: (Ghi rõ tên tiêu chuẩn, qui phạm, tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật chuyên môn có liên quan đến đối tượng nghiệm thu)

-         Hồ sơ thầu và hợp đồng xây dựng;

-         Biên bản nghiệm thu vật liệu, thiết bị, sản phẩm chế tạo sẵn trước khi sử dụng;

-         Biên bản nghiệm thu công việc xây dựng có liên quan;

-         Các tài liệu thí nghiệm, quan trắc tại hiện trường (nếu thiết kế hoặc tiêu chuẩn, qui phạm có liên quan chỉ định)

-         Kết quả thí nghiệm mẫu kiểm nghiệm của đối tượng nghiệm thu;

-         Bản vẽ hoàn công;

-         Nhật ký thi công, nhật ký giám sát của chủ đầu tư và các văn bản khác có liên quan đến đối tượng nghiệm thu;

-         Biên bản nghiệm thu nội bộ đối tượng nghiệm thu;

-         Công tác chuẩn bị để triển khai bộ phận công trình, giai đoạn thi công xây dựng tiếp theo.

b)     Về chất lượng xây dựng bộ phận công trình hoặc giai đoạn thi công xây dựng: (đối chiếu với thiết kế, tiêu chuẩn qui phạm kỹ thuật, tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật chuyên môn và yêu cầu kỹ thuật của công trình xây dựng có liên quan đến đối tượng nghiệm thu:

-         Đưa ra các nội dung kỹ thuật cần kiểm tra để có cơ sở đánh giá chất lượng đối tượng nghiệm thu;

-         Thực hiện công tác nghiệm thu như qui định ở điều 4.3 tiêu chuẩn này;

-         Đánh giá chất lượng đối tượng nghiệm thu) 

c)     Các ý kiến khác, nếu có.

5. Kết luận :

-         Chấp nhận hay không chấp nhận nghiệm thu và đồng ý triển khai giai đoạn thi công xây dựng tiếp theo. 

-         Các sai sót còn tồn tại và các khiếm khuyết cần sửa chữa. Thời gian nhà thầu phải  hoàn thành công tác sửa chữa.

-         Các yêu cầu khác nếu có.

6. Các thành phần trực tiếp tham gia nghiệm thu (Ký, ghi rõ họ tên và chức vụ từng người tham gia)

Hồ sơ nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng, bộ phận công trình xây dựng gồm:

-         Biên bản nghiệm thu hoàn thành bộ phận công trình, giai đoạn thi công xây dựng và các phụ lục khác kèm theo;

-         Các tài liệu làm căn cứ để nghiệm thu.

Phụ lục G

(qui định)

Mẫu biên bản nghiệm thu thiết bị chạy thử đơn động không tải 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-----------------

Địa điểm, ngày.......... tháng......... năm..........

                                                          BIÊN BẢN SỐ ...........................

NGHIỆM THU THIẾT BỊ CHẠY THỬ ĐƠN ĐỘNG KHÔNG TẢI  

Công trình .........................(ghi tên công trình xây dựng).......................................................................

Hạng mục: ....................(ghi tên hạng mục công trình xây dựng)..........................................................

Địa điểm xây dựng: ....(ghi rõ địa điểm xây dựng hạng mục công trình và công trình xây dựng)...........

1.      Thiết bị/Cụm thiết bị được nghiệm thu: (ghi rõ tên thiết bị và vị trí đã lắp đặt trên công trình) 

2.      Thành phần trực tiếp tham gia nghiệm thu: (Ghi rõ tổ chức, họ tên và chức vụ cá nhân)

a)     Phía chủ đầu tư

-          Người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư; (nếu tự giám sát, không thuê tư vấn);

-          Hoặc người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của nhà thầu tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình;

b)     Phía nhà thầu thi công xây dựng công trình:

-          Người phụ trách thi công trực tiếp của nhà thầu thi công xây dựng công trình;

-         Và người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của tổng thầu (đối với hình thức hợp đồng tổng thầu).

c)     Đối với những công trình có chuyên gia nước ngoài thì cần có đại diện chuyên gia thiết kế và chuyên gia thi công tham gia vào công việc nghiệm thu. Các đại diện này do cơ quan quản lí chuyên gia nước ngoài tại công trình đề nghị, Chủ đầu tư quyết định.

3.  Thời gian nghiệm thu :

Bắt đầu :             .......... ngày.......... tháng......... năm..........       

Kết thúc :           ........... ngày.......... tháng......... năm..........

Tại:  .................................

4. Đánh giá công tác chạy thử  thiết bị đơn động không tải đã thực hiện:

a)     Về tài liệu làm căn cứ nghiệm thu:

-         Phiếu yêu cầu nghiệm thu của nhà thầu thi công xây dựng;

-         Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công được chủ đầu tư phê duyệt và những thay đổi thiết kế đã được chấp thuận: (Ghi rõ tên các bản vẽ thiết kế có liên quan đến đối tượng nghiệm thu)

-         Tiêu chuẩn, quy phạm xây dựng được áp dụng: (Ghi rõ tên tiêu chuẩn, qui phạm, tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật chuyên môn có liên quan đến đối tượng nghiệm thu)

-         Hồ sơ thầu và hợp đồng xây dựng;

-         Biên bản nghiệm thu vật liệu, thiết bị, sản phẩm chế tạo sẵn trước khi sử dụng;

-         Biên bản nghiệm thu lắp đặt tĩnh thiết bị có liên quan;

-         Các tài liệu thí nghiệm, quan trắc tại hiện trường (nếu thiết kế hoặc tiêu chuẩn, qui phạm có liên quan chỉ định)

-         Bản vẽ hoàn công;

-         Nhật ký thi công, nhật ký giám sát của chủ đầu tư và các văn bản khác có liên quan đến đối tượng nghiệm thu;

-         Biên bản nghiệm thu nội bộ đối tượng nghiệm thu;

-         Công tác chuẩn bị việc để triển khai chạy thử đơn động không tải thiết bị tiếp theo.

b)     Về chất lượng thiết bị chạy thử đơn động không tải: (đối chiếu với thiết kế, tiêu chuẩn qui phạm kỹ thuật, tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật chuyên môn và yêu cầu kỹ thuật của công trình xây dựng có liên quan đến đối tượng nghiệm thu:

-         Đưa ra các nội dung kỹ thuật cần kiểm tra để có cơ sở đánh giá chất lượng đối tượng nghiệm thu;

-         Thực hiện công tác nghiệm thu như qui định ở điều 4.3 tiêu chuẩn này;

-         Đánh giá chất lượng đối tượng nghiệm thu) 

c)   Các ý kiến khác nếu có.

5. Kết luận : (ghi rõ theo các nội dung sau)

-         Chấp nhận hay không chấp nhận nghiệm thu và đồng ý triển khai các công việc xây dựng tiếp theo.

-         Các sai sót còn tồn tại và các khiếm khuyết cần sửa chữa. Thời gian nhà thầu phải  hoàn thành công tác sửa chữa.

-         Các yêu cầu khác nếu có.

6. Các thành phần trực tiếp tham gia nghiệm thu ( Ký ghi rõ họ tên và chức vụ từng người tham gia)

Hồ sơ nghiệm thu chạy thử thiết bị đơn động không tải gồm:

- Biên bản nghiệm thu thiết bị chạy thử đơn động không tải;

- Các tài liệu làm căn cứ để nghiệm thu.

Phụ lục H

(qui định)

Mẫu biên bản nghiệm thu thiết bị chạy thử liên động không tải 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-----------------

Địa điểm, ngày.......... tháng......... năm..........

BIÊN BẢN SỐ ......................

NGHIỆM THU THIẾT BỊ CHẠY THỬ  LIÊN ĐỘNG KHÔNG TẢI

Công trình .........................(ghi tên công trình xây dựng).......................................................................

Hạng mục: ....................(ghi tên hạng mục công trình xây dựng)..........................................................

Địa điểm xây dựng: ....(ghi rõ địa điểm xây dựng hạng mục công trình và công trình xây dựng)...........

1.      Hệ thống thiết bị được nghiệm thu bao gồm:  (Ghi rõ tên hệ thống thiết bị và thời gian chạy thử (bắt đầu, kết thúc), vị trí lắp đặt trên hạng mục, công trình)

2.      Thành phần trực tiếp tham gia nghiệm thu: (Ghi rõ tổ chức; họ tên và chức vụ cá nhân)

a)     Người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư hoặc người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của Tổng thầu trong trường hợp nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng do nhà thầu phụ thực hiện;

b)     Người phụ trách thi công trực tiếp của nhà thầu thi công xây dựng công trình;

      Trong trường hợp hợp đồng tổng thầu, người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư tham dự để kiểm tra công tác nghiệm thu của tổng thầu với các nhà thầu phụ.

c)     Đối với những công trình có chuyên gia nước ngoài cần có đại diện chuyên gia thiết kế và chuyên gia thi công tham gia vào công việc nghiệm thu. Các đại diện này do cơ quan quản lí chuyên gia nước ngoài tại công trình đề nghị, Chủ đầu tư quyết định.

3.      Thời gian nghiệm thu :

Bắt đầu :             .......... ngày.......... tháng......... năm..........       

Kết thúc :           ........... ngày.......... tháng......... năm..........

Tại:  .................................

4.      Đánh giá công tác chạy thử thiết bị liên động không tải đã thực hiện:

a)     Về tài liệu làm căn cứ nghiệm thu

-         Phiếu yêu cầu nghiệm thu của nhà thầu thi công xây dựng;

-         Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công được chủ đầu tư phê duyệt và những thay đổi thiết kế đã được chấp thuận: (Ghi rõ tên các bản vẽ thiết kế có liên quan đến đối tượng nghiệm thu)

-         Tiêu chuẩn, quy phạm xây dựng được áp dụng: (Ghi rõ tên tiêu chuẩn, qui phạm, tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật chuyên môn có liên quan đến đối tượng nghiệm thu)

-         Hồ sơ thầu và hợp đồng xây dựng;

-         Biên bản nghiệm thu vật liệu, thiết bị, sản phẩm chế tạo sẵn trước khi sử dụng;

-         Biên bản nghiệm thu lắp đặt tĩnh thiết bị có liên quan;

-         Biên bản nghiệm thu thiết bị chạy thử đơn động không tải có liên quan;

-         Các tài liệu thí nghiệm, quan trắc tại hiện trường (nếu thiết kế hoặc tiêu chuẩn, qui phạm có liên quan chỉ định)

-         Bản vẽ hoàn công;

-         Nhật ký thi công, nhật ký giám sát của chủ đầu tư và các văn bản khác có liên quan đến đối tượng nghiệm thu;

-         Biên bản nghiệm thu nội bộ của nhà thầu thi công xây dựng.

-         Công tác chuẩn bị để triển khai chạy thử liên động không tải hệ thống thiết bị tiếp theo;

b)     Về chất lượng thiết bị chạy thử liên động không tải: (đối chiếu với thiết kế, tiêu chuẩn qui phạm kỹ thuật, tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật chuyên môn và yêu cầu kỹ thuật của công trình xây dựng có liên quan đến đối tượng nghiệm thu:

-         Đưa ra các nội dung kỹ thuật cần kiểm tra để có cơ sở đánh giá chất lượng đối tượng nghiệm thu;

-         Thực hiện công tác nghiệm thu như qui định ở điều 4.3 tiêu chuẩn này;

-         Đánh giá chất lượng đối tượng nghiệm thu) 

c)   Các ý kiến khác nếu có.

5. Kết luận : (ghi rõ theo các nội dung sau)

-         Chấp nhận hay không chấp nhận nghiệm thu và đồng ý triển khai các công việc xây dựng tiếp theo.

-         Các sai sót còn tồn tại và các khiếm khuyết cần sửa chữa. Thời gian nhà thầu phải  hoàn thành công tác sửa chữa.

-         Các yêu cầu khác nếu có.

6. Các thành phần trực tiếp tham gia nghiệm thu ( Ký ghi rõ họ tên và chức vụ từng người tham gia)

Hồ sơ nghiệm thu chạy thử thiết bị liên động không tải gồm:

- Biên bản nghiệm thu thiết bị chạy thử liên động không tải và các phụ lục kèm theo nếu có;

- Các tài liệu làm căn cứ để nghiệm thu.

Phụ lục J

     (qui định)

Mẫu biên bản nghiệm thu thiết bị chạy thử liên động có tải 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-----------------

Địa điểm , ngày.......... tháng......... năm..........

BIÊN BẢN SỐ ......................

NGHIỆM THU THIẾT BỊ CHẠY THỬ LIÊN ĐỘNG CÓ TẢI

Công trình .........................(ghi tên công trình xây dựng).......................................................................

Hạng mục: ....................(ghi tên hạng mục công trình xây dựng)...........................................................

Địa điểm xây dựng: ....(ghi rõ địa điểm xây dựng hạng mục công trình và công trình xây dựng)............

1.  Hệ thống thiết bị được nghiệm thu bao gồm:  (Ghi rõ tên hệ thống thiết bị và thời gian chạy thử (bắt đầu, kết thúc), vị trí lắp đặt trên hạng mục, công trình)

2.      Thành phần trực tiếp tham gia nghiệm thu: (Ghi rõ tổ chức,  họ tên và chức vụ cá nhân)

a)     Phía chủ đầu tư:

-          Người đại diện theo pháp luật và người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư;

-          Người đại diện theo pháp luật và người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của nhà thầu tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình.

b)     Phía nhà thầu thi công xây dựng công trình:

-          Người đại diện theo pháp luật và người phụ trách thi công trực tiếp của nhà thầu thi công xây dựng công trình;

-          Người đại diện theo pháp luật và người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của tổng thầu đối với hình thức hợp đồng tổng thầu.

c)     Phía nhà thầu thiết kế xây dựng công trình tham gia nghiệm thu theo yêu cầu của chủ đầu tư xây dựng công trình:

-          Người đại diện theo pháp luật;

-          Chủ nhiệm thiết kế.

d)     Đối với những công trình có yêu cầu phòng cháy cao hoặc có nguy cơ ô nhiễm môi trường thì nhất thiết phải có đại diện của cơ quan phòng cháy chữa cháy và cơ quan tài nguyên môi trường cấp tương đương trực tiếp tham gia nghiệm thu;

e)     Đối với những công trình có chuyên gia nước ngoài thì cần có đại diện chuyên gia thiết kế và chuyên gia thi công tham gia vào công việc nghiệm thu. Các đại diện này do cơ quan quản lí chuyên gia nước ngoài tại công trình đề nghị, Chủ đầu tư quyết định.

f)      Và các thành phần khác trực tiếp tham gia nghiệm thu (theo yêu cầu của chủ đầu tư)

3.  Thời gian nghiệm thu :

Bắt đầu :             .......... ngày.......... tháng......... năm..........       

Kết thúc :           ........... ngày.......... tháng......... năm..........

Tại:  .................................

4.  Đánh giá công tác chạy thử thiết bị liên động có tải đã thực hiện:

a)     Về tài liệu làm căn cứ nghiệm thu

-         Phiếu yêu cầu nghiệm thu của nhà thầu thi công xây dựng;

-         Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công được chủ đầu tư phê duyệt và những thay đổi thiết kế đã được chấp thuận: (Ghi rõ tên các bản vẽ thiết kế có liên quan đến đối tượng nghiệm thu)

-         Tiêu chuẩn, quy phạm xây dựng được áp dụng: (Ghi rõ tên tiêu chuẩn, qui phạm, tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật chuyên môn có liên quan đến đối tượng nghiệm thu)

-         Hồ sơ thầu và hợp đồng xây dựng;

-         Biên bản nghiệm thu vật liệu, thiết bị, sản phẩm chế tạo sẵn trước khi sử dụng;

-         Biên bản nghiệm thu lắp đặt tĩnh thiết bị có liên quan;

-         Biên bản nghiệm thu thiết bị chạy thử đơn động không tải có liên quan;

-         Biên bản nghiệm thu thiết bị chạy thử liên động không tải có liên quan;

-         Các tài liệu thí nghiệm, quan trắc tại hiện trường (nếu thiết kế hoặc tiêu chuẩn, qui phạm có liên quan chỉ định)

-         Bản vẽ hoàn công;

-         Nhật ký thi công, nhật ký giám sát của chủ đầu tư và các văn bản khác có liên quan đến đối tượng nghiệm thu;

-         Văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về phòng chống cháy, nổ; an toàn môi trường; an toàn vận hành theo quy định;

-         Biên bản kiểm tra hồ sơ tài liệu hoàn thành giai đoạn lắp đặt thiết bị của cơ quan quản lý nhà nước theo phân cấp; 

-         Biên bản nghiệm thu nội bộ của nhà thầu thi công xây dựng;

-         Công tác chuẩn bị để triển khai chạy thử liên động có tải hệ thống thiết bị.

b)     Về tiến độ lắp đặt thiết bị:

-         Ngày khởi công:

-         Ngày hoàn thành

c)     Về công suất đưa vào vận hành

- Theo thiết kế (hoặc theo hồ sơ dự thầu)

- Theo thực tế đạt được:   

d)     Về đặc điểm biện pháp để bảo vệ an toàn lao động, an toàn phòng nổ, phòng cháy, chống ô nhiễm môi trường và an toàn sử dụng:

e)     Về Khối lượng

-         Theo thiết kế được duyệt:

-         Theo thực tế đạt được:

f)  Về chất lượng thiết bị chạy thử liên động có tải: (đối chiếu với thiết kế, tiêu chuẩn qui phạm kỹ thuật, tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật chuyên môn và yêu cầu kỹ thuật của công trình để:

-         Đưa ra các nội dung kỹ thuật cần kiểm tra làm cơ sở đánh giá chất lượng đối tượng nghiệm thu;

-         Thực hiện công tác nghiệm thu như qui định ở điều 4.4 tiêu chuẩn này;

-         Đánh giá chất lượng đối tượng nghiệm thu)

g)     Những sửa đổi trong quá trình thi công so với thiết kế được duyệt:

h)     Các ý kiến khác nếu có.

5. Kết luận : (ghi rõ theo các nội dung sau)

b)     Chấp nhận hay không chấp nhận nghiệm thu và đồng ý triển khai các công việc xây dựng tiếp theo.

c)     Các sai sót còn tồn tại và các khiếm khuyết cần sửa chữa. Thời gian nhà thầu phải  hoàn thành công tác sửa chữa.

d)     Các yêu cầu khác nếu có.

e)     Các bên trực tiếp nghiệm thu chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định nghiệm thu này.

6. Các thành phần trực tiếp tham gia nghiệm thu ( Ký ghi rõ họ tên và chức vụ và đóng dấu)

NHÀ THẦU GIÁM SÁT THI CÔNG

XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

(Ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)

CHỦ ĐẦU TƯ

(Ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)

NHÀ THẦU THIẾT KẾ

XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

(Ký tên, ghi rõ họ và tên, chức vụ và đóng dấu);

NHÀ THẦU THI CÔNG

XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

(Ký tên, ghi rõ họ tên,  chức vụ và đóng dấu)

Ghi chú : Tất cả các thành phần khác trực tiếp tham gia nghiệm thu (theo yêu cầu của chủ đầu tư) ký, ghi rõ họ tên và chức vụ vào biên bản này.

Hồ sơ nghiệm thu thiết bị chạy thử liên động có tải gồm:

-          Biên bản nghiệm thu thiết bị chạy thử liên động có tải và các phụ lục kèm theo biên bản này, nếu có;

-          Các tài liệu làm căn cứ để nghiệm thu.

Phụ lục K

(qui định)

Mẫu biên bản nghiệm thu hạng mục công trình

hoặc công trình xây dựng đã hoàn thành để đưa vào sử  dụng

Tên Chủ đầu tư  ......................................................

......................................................

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

-------------------

Địa điểm, ngày…....... tháng…....... năm…........

BIÊN BẢN

NGHIỆM THU HOÀN THÀNH HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH

HOẶC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG ĐỂ ĐƯA VÀO SỬ  DỤNG

1,      Công trình/hạng mục công trình:.       ................................................................................................

2,      Địa điểm xây dựng: ..............................................................................................................................

3,      Thành phần tham gia nghiệm thu: (Ghi rõ tổ chức,  họ tên và chức vụ cá nhân)

a)     Phía chủ đầu tư:

-         Người đại diện theo pháp luật và người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư;

-         Người đại diện theo pháp luật và người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của nhà thầu tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình.

b)     Phía nhà thầu thi công xây dựng công trình:

-         Người đại diện theo pháp luật và người phụ trách thi công trực tiếp của nhà thầu thi công xây dựng công trình;

-         Người đại diện theo pháp luật và người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của tổng thầu (đối với hình thức hợp đồng tổng thầu)

c)     Phía nhà thầu thiết kế xây dựng công trình tham gia nghiệm thu theo yêu cầu của chủ đầu tư xây dựng công trình:

-         Người đại diện theo pháp luật;

-         Chủ nhiệm thiết kế.

d)     Đối với những công trình có yêu cầu phòng cháy cao hoặc có nguy cơ ô nhiễm môi trường thì nhất thiết phải có đại diện của cơ quan phòng cháy chữa cháy và cơ quan tài nguyên môi trường cấp tương đương trực tiếp tham gia nghiệm thu;

e)     Đối với những công trình có chuyên gia nước ngoài thì cần có đại diện chuyên gia thiết kế và chuyên gia thi công tham gia vào công việc nghiệm thu. Các đại diện này do cơ quan quản lí chuyên gia nước ngoài tại công trình đề nghị, Chủ đầu tư quyết định.

f)      Và các thành phần khác trực tiếp tham gia nghiệm thu (theo yêu cầu của chủ đầu tư)

 Thời gian tiến hành nghiệm thu :           

Bắt đầu :             ....... ngày   ........  tháng ....... năm .........       

Kết thúc :           .......  ngày   ........  tháng ....... năm ........

Tại: ...............................

4,      Đánh giá hạng mục công trình xây dựng, công trình xây dựng:           

a)     Tài liệu làm căn cứ để nghiệm thu;

-         Phiếu yêu cầu nghiệm thu của nhà thầu thi công xây dựng;

-         Tiêu chuẩn, quy phạm xây dựng được áp dụng: (Ghi rõ tên tiêu chuẩn, qui phạm, tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật chuyên môn có liên quan đến đối tượng nghiệm thu)

-         Hồ sơ hoàn thành xây dựng công trình theo danh mục tại phụ lục 10 của tiêu chuẩn này;

-         Văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về phòng chống cháy, nổ; an toàn môi trường; an toàn vận hành theo quy định.

-         Biên bản kiểm tra hồ sơ tài liệu hoàn thành xây dựng hạng mục, công trình xây dựng của cơ quan quản lý nhà nước theo phân cấp; 

-         Biên bản nghiệm thu nội bộ của nhà thầu thi công xây dựng;

-         Những điều kiện chuẩn bị để đưa hạng mục, công trình vào sử dụng.

b)     Về tiến độ xây dựng hạng mục, công trình:

- Ngày khởi công:

- Ngày hoàn thành:

c)     Về công suất đưa vào vận hành của hạng mục, công trình:

-         Theo thiết kế được duyệt:

-         Theo thực tế đạt được:

d)     Về đặc điểm biện pháp để bảo vệ an toàn lao động, an toàn phòng nổ, phòng cháy, chống ô nhiễm môi trường và an toàn sử dụng.

-         Theo thiết kế được duyệt:

-         Theo thực tế đạt được:

e)     Khối lượng:

-         Theo thiết kế (hoặc theo hồ sơ dự thầu)

-         Theo thực tế đạt được:   

f)      Về chất lượng hạng mục công trình xây dựng, công trình xây dựng (Tiến hành nghiệm thu như qui định tại điều 4.4, đối chiếu với thiết kế, tiêu chuẩn, qui phạm kỹ thuật, tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật chuyên môn và yêu cầu kỹ thuật của công trình để đánh giá chất lượng)

g)     Những sửa đổi trong quá trình thi công so với thiết kế được duyệt:

h)     Các ý kiến khác nếu có.

5,      Kết luận :

-         Chấp nhận hay không nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình hoặc công trình xây dựng để bàn giao đưa vào sử dụng. Nếu không chấp nhận nghiệm thu thì phải ghi rõ lý do;

-         Các tồn tại về chất lượng cần phải sửa chữa khắc phục. Thời gian nhà thầu phải hoàn thành công tác sửa chữa, khắc phục;

-         Các yêu cầu khác nếu có

6,      Các bên tham gia nghiệm thu: (ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)

NHÀ THẦU GIÁM SÁT THI CÔNG

XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

(Ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)

CHỦ ĐẦU TƯ

(Ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)

NHÀ THẦU THIẾT KẾ

XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

(Ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu);

NHÀ THẦU THI CÔNG

XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

(Ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)

Ghi chú : Tất cả các thành phần khác trực tiếp tham gia nghiệm thu (theo yêu cầu của chủ đầu tư) ký, ghi rõ họ tên và chức vụ vào biên bản này.

Hồ sơ nghiệm thu gồm:

-          Biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục, công trình xây dựng và các phụ lục kèm theo biên bản này, nếu có;

-          Các tài liệu làm căn cứ để nghiệm thu.

   Phụ lục L   

(qui định)

Mẫu bảng kê những thay đổi so với thiết kế đã được duyệt

Công trình: ....................................

Hạng mục: .....................................

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

-------------------

Địa điểm, ngày......... tháng......... năm.........

BẢNG KÊ NHỮNG THAY ĐỔI SO VỚI THIẾT KẾ ĐÃ ĐƯỢC DUYỆT

Số thứ tự

Nội dung thay đổi và

số hiệu bản vẽ của tổ chức thiết kế đã được duyệt

Nguyên nhân có sự thay đổi

Cơ quan duyệt hoặc đồng ý sự thay đổi

Tên, số, ngày tháng văn bản cho phép thay đổi

Ghi chú

.....

…..

…..

…..

…..

…..

.....

…..

…..

…..

…..

…..

…..

…..

…..

.....

…..

…..

ĐẠI DIỆN NHÀ THẦU GIÁM SÁT THI CÔNG

XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ)

ĐẠI DIỆN CHỦ ĐẦU TƯ

(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu )

ĐẠI DIỆN NHÀ THẦU THIẾT KẾ

 (Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu);

ĐẠI DIỆN NHÀ THẦU CHÍNH XÂY, LẮP

(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)

Phụ lục M

(qui định)

Mẫu bảng kê các công việc chưa hoàn thành

Công trình: ...................................

Hạng mục: ...................................

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

-------------------

Địa điểm, ngày…....... tháng…....... năm…........

BẢNG KÊ CÁC CÔNG VIỆC CHƯA HOÀN THÀNH

Số thứ tự

Công việc chưa hoàn thành

Giá trị dự toán

(dự thầu)

Đơn vị thực hiện

Thời hạn hoàn thành

Ghi chú

.....

…..

…..

…..

…..

…..

…..

…..

…..

…..

…..

…..

…..

…..

…..

…..

…..

…..

ĐẠI DIỆN NHÀ THẦU GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ)

ĐẠI DIỆN CHỦ ĐẦU TƯ

(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu )

ĐẠI DIỆN NHÀ THẦU THIẾT KẾ

 (Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ)

ĐẠI DIỆN NHÀ THẦU CHÍNH XÂY, LẮP

(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)

Phụ lục N

(qui định)

Mẫu bảng kê những tồn tại về chất lượng

Công trình: ...................................

Hạng mục: ....................................

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

-------------------

Địa điểm, ngày…....... tháng…....... năm…........

BẢNG KÊ NHỮNG TỒN TẠI VỀ CHẤT LƯỢNG

Số TT

Bộ phận

(thiết bị)

Mô tả tình trạng

Đơn vị chịu trách nhiệm sửa  chữa

Ngày hoàn thành

Ghi chú

…..

…..

…..

…..

…..

…..

…..

…..

…..

…..

…..

…..

…..

…..

…..

…..

…..

…..

ĐẠI DIỆN NHÀ THẦU GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ)

ĐẠI DIỆN CHỦ ĐẦU TƯ

(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)

ĐẠI DIỆN NHÀ THẦU THIẾT KẾ

(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ );

ĐẠI DIỆN NHÀ THẦU CHÍNH XÂY, LẮP

(Ký, ghi rõ họ tên,  chức vụ và đóng dấu)

Phụ lục P

(qui định)

Mẫu bảng kê các hồ sơ, tài liệu chuẩn bị cho nghiệm thu

hạng mục, công trình xây dựng để bàn giao đưa vào sử dụng

Công trình: ....................................

Hạng mục: ..................................

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

-------------------

Địa điểm, ngày…....... tháng…....... năm…........

BẢNG KÊ CÁC HỒ SƠ TÀI LIỆU CHUẨN BỊ CHO NGHIỆM THU HẠNG MỤC, CÔNG TRÌNH ĐỂ BÀN GIAO ĐƯA VÀO SỬ DỤNG

Số TT

Danh mục hồ sơ, tàì liệu.

Cơ quan chuẩn bị

.....

.....

.....

ĐẠI DIỆN CHỦ ĐẦU TƯ

(Ký, ghi rõ họ tên,chức vụ)

ĐẠI DIỆN NHÀ THẦU GIÁM SÁT

THI CÔNG XÂY DỰNG

(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ)

ĐẠI DIỆN NHÀ THẦU CHÍNH

XÂY LẮP

(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)

Phụ lục Q

(qui định)

Tên chủ đầu tư

DANH MỤC HỒ SƠ, TÀI LIỆU

HOÀN THÀNH HẠNG MỤC, CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

A. Hồ sơ pháp lý

1.      Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình, từng dự án thành phần hoặc tiểu dự án của cấp có thẩm quyền.

2.      Văn bản  chấp thuận  của các cơ quan quản lý chuyên ngành có thẩm quyền về việc cho phép sử dụng công trình kỹ thuật bên ngoài hàng rào :

-          Cấp điện;

-          Sử dụng nguồn nước;

-          Khai thác nước ngầm;

-          Khai thác khoáng sản, khai thác mỏ;

-          Thoát nước ( đấu nối vào hệ thống nước thải chung);

-          Đường giao thông bộ, thuỷ;

-          An toàn  của đê (công trình chui qua đê, gần đê, trong phạm vi bảo vệ đê …);

-          An toàn giao thông (nếu có).

3.      Hợp đồng (ghi số, ngày, tháng của hợp đồng) giữa Chủ đầu tư với Nhà thầu t­ư vấn thực hiện khảo sát xây dựng, thiết kế, nhà thầu thi công xây dựng chính, giám sát thi công xây dưng, kiểm định chất l­ượng, kiểm tra và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng và cũng như hợp đồng giữa nhà thầu chính (tư vấn, thi công xây dựng) và các nhà thầu phụ (tư vấn, thi công xây dựng).

4.      Các tài liệu chứng minh điều kiện năng lực của nhà thầu tư vấn, nhà thầu thi công xây dựng kể cả các nhà thầu nước ngoài (thiết kế xây dựng, thi công xây dựng, giám sát thi công xây dưng, kiểm tra và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng...)

5.      Kết quả thẩm định thiết kế cơ sở của cấp có thẩm quyền phê duyệt kèm theo phần thiết kế cơ sở theo qui định.

6.      Kết quả thẩm định và phê duyệt thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công của chủ đầu tư kèm theo hồ sơ thiết kế theo qui định;

7.      Biên bản của cơ quan quản lý nhà nuớc theo phân cấp kiểm tra sự tuân thủ quy định quản lý chất lượng công trình xây dựng của chủ đầu tư trước khi nghiệm thu giai đoạn xây dựng, nghiệm thu hoàn thành hạng mục, công trình để bàn giao đưa vào sử dụng.

B. Tài liệu quản lý chất lượng

1.      Bản vẽ hoàn công các hạng mục và toàn bộ công trình về kiến trúc, kết cấu, lắp đặt thiết bị, hệ thống kỹ thuật công trình, hoàn thiện... (có danh mục bản vẽ kèm theo).

2.      Các chứng chỉ kỹ thuật xuất xưởng xác nhận chất lượng vật  liệu sử dụng trong công trình để thi công các phần : san nền , gia cố nền , cọc , đài cọc , kết cấu ngầm và kết cấu thân , cơ điện và hoàn thiện ...

3.      Các phiếu kiểm tra xác nhận chất lượng vật  liệu sử dụng trong công trình để thi công các phần : san nền , gia cố nền , cọc , đài cọc , kết cấu ngầm và kết cấu thân , cơ điện và hoàn thiện ... do một tổ chức chuyên môn hoặc một tổ chức khoa học có tư cách pháp nhân , năng lực và sử dụng phòng thí nghiệm hợp chuẩn thực hiện.

4.      Chứng chỉ xác nhận chủng loại và chất lượng của các trang thiết bị phục vụ sản xuất và hệ thống kỹ thuật lắp đặt trong công trình như : cấp điện , cấp nước , cấp gaz ... do nơi sản xuất cấp .

5.      Thông báo kết quả kiểm tra chất lượng vật tư , thiết bị nhập khẩu sử dụng trong hạng mục công trình này của các tổ chức tư vấn có tư cách pháp nhân được nhà nước quy định.

6.      Các tài liệu, biên bản nghiệm thu chất lượng các công tác xây dựng, lắp đặt thiết bị. Kèm theo mỗi biên bản là bản vẽ hoàn công công tác xây lắp được nghiệm thu (có danh mục biên bản nghiệm thu công tác xây lắp kèm theo).

7.      Các biên bản nghiệm thu thiết bị chạy thử đơn động và liên động không tải, nghiệm thu thiết bị chạy thử liên động có tải, báo cáo kết quả kiểm tra, thí nghiệm, hiệu chỉnh, vận hành thử  thiết bị (không tải và có tải).

8.      Biên bản thử và nghiệm thu các thiết bị thông tin liên lạc, các thiết bị bảo vệ.

9.      Biên bản thử và nghiệm thu các thiết bị phòng cháy chữa cháy, nổ.

10. Biên bản kiểm định môi trường, môi sinh (đối với các công trình thuộc dự án phải lập báo cáo  đánh giá tác động môi trường).

11. Báo cáo kết quả các thí nghiệm hiện trường (gia cố nền, sức chịu tải của cọc móng; chất lượng bê tông cọc, lưu lượng giếng, điện trở của hệ thống chống sét cho công trình và cho thiết bị, kết cấu chịu lực, thử tải bể chứa, thử tải ống cấp nước-chất lỏng ...).

12. Báo cáo kết quả kiểm tra chất lượng đường hàn của các mối nối: cọc, kết cấu kim loại, đường ống áp lực (dẫn hơi, chất lỏng), bể chứa bằng kim loại ...

13. Các tài liệu đo đạc, quan trắc lún và biến dạng các hạng mục công trình, toàn bộ công trình và các công trình lân cận trong phạm vi lún ảnh hưởng trong quá trình xây dựng    (độ lún, độ nghiêng, chuyển vị ngang, góc xoay... )

14. Nhật ký thi công xây dựng công trình.

15. Lý lịch thiết bị, máy móc lắp đặt trong công trình, hướng dẫn hoặc quy trình vận hành khai thác công trình, quy trình bảo hành và bảo trì thiết bị và công trình.

16.  Văn bản (biên bản) nghiệm thu, chấp thuận hệ thống kỹ thuật, công nghệ đủ điều kiện sử dụng của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về:

-          Cấp điện;

-          Chất lượng sản phẩm nước sinh hoạt;

-          Sử dụng các chất chống thấm thi công các hạng mục công trình cấp thoát nước;

-          Phòng cháy chữa cháy, nổ;

-          Chống sét;

-          Bảo vệ môi trường;

-          An toàn lao động, an toàn vận hành;

-          Thực hiện giấy phép xây dựng (đối với trường hợp phải có giấy phép xây dựng);

-          Chỉ giới đất xây dựng;

-          Đấu nối với công trình kỹ thuật hạ tầng (cấp điện, cấp nước, thoát nước, giao thông, …)

-          An toàn đê điều (nếu có), an toàn giao thông (nếu có);

-          Thông tin liên lạc (nếu có).

17. Chứng chỉ sự phù hợp từng công việc (thiết kế, thi công xây dựng) của các hạng mục công trình, toàn bộ công trình do các tổ chức tư vấn kiểm định độc lập xem xét và cấp trước khi chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu hoàn thành các hạng mục công trình và toàn bộ công trình (nếu có).

18. Bản kê các thay đổ so với thiết kế (kỹ thuật, bản vẽ thi công) đã được phê duyệt (nếu có).

19. Hồ sơ giải quyết sự cố công trình (nếu có);

20. Báo cáo của tổ chức tư vấn kiểm định đối với những bộ phận, hạng mục công trình, hoặc công trình có dấu hiệu không đảm bảo chất lượng trước khi chủ đầu tư nghiệm thu (nếu có)

21. Biên bản nghiệm thu giai đoạn xây dựng.

22. Biên bản nghiệm thu hạng mục công trình, nghiệm thu hoàn thành công trình để bàn giao đưa vào sử dụng.

                                                                                                ĐƠN VỊ LẬP HỒ SƠ

                                                                         (Ký, ghi rõ họ tên chức vụ và đóng dấu)

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #pvt