Tiêu chảy kéo dài
Tiêu chảy kéo dài
TIÊU CHẢY KÉO DÀI
Mục tiêu
1. Trình bày được dịch tễ học và yếu tố nguy cơ gây nên bệnh
2. Trình bày được cơ chế sinh bệnh của tiêu chảy kéo dài
3. Nêu vai trò của vi khuẩn đường ruột trong tiêu chảy kéo dài
4. Trình bày nguyên tắc điều trị và phòng bệnh tiêu chảy kéo dài
Tại các nước đang phát triển, trẻ dưới 5 tuổi có thể bị đến 10 đợt tiêu chảy/năm, trung
bình là 3 - 4 đợt/cháu. Phần lớn các đợt tiêu chảy xảy ra ngắn ngày (dưới 7 ngày), tuy nhiên có
vào khoảng 3 - 20% những đợt tiêu chảy kéo dài trên 14 ngày. Những đợt tiêu chảy kéo dài
như vậy thường làm cho tình trạng dinh dưỡng của trẻ ngày một xấu đi, và cũng là một nguy
cơ gây tử vong cho trẻ.
1. Dịch tễ học:
1.1.Dịch tễ :
Tần suất mắc bệnh thay đổi theo vùng. Ở Guatemala là 21% trẻ dưới 30 tháng tuổi bị tiêu chảy
kéo dài trong vòng 7 tháng theo dõi.Tại Việt Nam, ở Hà Nội thì nhận thấy rằng tỉ lệ mới mắc
tiêu chảy kéo dài là 1,3% ở trẻ < 48 tháng tuổi;Tại Bệnh viện Huế là 2,8% (1990-1994), thành
phố Hồ Chí Minh là 5,3%. Tuổi chủ yếu của ICKD là trẻ < 24 tháng tuổi .Không có sự phân
bố khác biệt giữa nam và nữ. Về mùa thì tương đương như mùa của tiêu chảy cấp.
Tỉ lệ tử vong là 35% / tử vong tiêu chảy. Tỷ lệ tử vong của tiêu chảy cấp / tỷ lệ mắc phải là
0.7% trong khi đó là 14% đối với tiêu chảy kéo dài (theo công trình nghiên cứu ở Bắc Ấn độ).
1.2.Yếu tố nguy cơ :
1.2.1.Yếu tố nguy cơ của chủ thể :
- Tuổi :Tần suất mắc phải tiêu chảy kéo dài cao nhất ở nhóm trẻ từ 6 - 24 tháng tuổi.
- Tình trạng dinh dưỡng :Thiếu hụt một vài yếu tố vi lượng (vitamin hay một số muối khoáng
như kẽm, sắt, acid folic, vitamin A...), suy dinh dưỡng có thể là yếu tố thuận lợi cho tiêu chảy
kéo dài.
- Acid dạ dày và sự trống rỗng của dạ dày :Nồng độ acid dạ dày thấp hoặc sự trống rỗng của
dạ dày có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào ruột nhiều hơn.
- Tình trạng miễn dịch :Những trẻ có phản ứng bì yếu thường dễ bị tiêu chảy kéo dài hơn
những trẻ có phản ứng bì bình thường
- Nhu động ruột :Tình trạng giảm nhu động ruột dễ làm cho vi khuẩn xâm nhập và kéo dài thời
gian cư trú ở ruột, dễ tạo điều kiện cho tiêu chảy kéo dài xuất hiện.
- Chức năng ngoại tiết của tuỵ :Giảm các enzyme của tuỵ cũng là yếu tố làm tiêu chảy kéo dài.
- Sự toàn vẹn và vận tốc đổi mới của tế bào hấp thu :Sự toàn vẹn và vận tốc đổi mới này chậm
trễ trong trường hợp suy dinh dưỡng, thường làm tiêu chảy kéo dài.
- Lớp chất nhày và glucoprotein ở ruột non :Lớp chất nhày này mỏng hay bất thường có thể
tạo điều kiện hình thành những tổn thương ở niêm mạc ruột non hay làm cho vi khuẩn tăng
sinh gây tiêu chảy kéo dài.
1.2.2.Các bệnh lý nhiễm trùng trước đó :
- Nhiễm trùng tại ruột :Ỉa chảy kéo dài có thể xảy ra sau một nhiễm trùng cấp tính hoặc do
nhiễm khuẩn ruột, đặc biệt là tình trạng phối hợp nhiều loại vi khuẩn hoặc là ở những trẻ có
tình trạng tiêu chảy tái diễn.Điều này có thể được giải thích là do niêm mạc ruột bị tổn thương
trong đợt tiêu chảy trước đó chưa kịp hồi phục toàn vẹn hoặc do những thay đổi khác trong sự
đề kháng của chủ thể, có nghĩa là yếu tố phòng vệ đường tiêu hóa bị giảm sút đã tạo tiền đề
1 6
Tiêu chảy kéo dài
cho tiêu chảy kéo dài, hoặc do trẻ được săn sóc kém vệ sinh tạo điều kiện cho vi khuẩn tiếp
tục xâm nhập vào ống tiêu hoá.
- Nhiễm trùng ngoài ruột :Những đợt nhiễm trùng tái diễn hay sau sởi ( trong vòng 1-2 tháng)
là điều kiện để kéo dài thời gian tiêu chảy hơn trẻ khác.
1.2.3.Yếu tố dinh dưỡng :
- Tập quán nuôi dưỡng trước khi bị bệnh Thức ăn chứa lectine, những chất ức chế enzyme tiêu
hoá, hay bú sữa động vật trong tháng đầu .
- Dinh dưỡng trong khi tiêu chảy :Hạn chế ăn uống trong khi trẻ bị tiêu chảy, cai sữa sớm, bú
sữa bò trong thời gian tiêu chảy
1.2.4.Sử dụng thuốc trong giai đoạn tiêu chảy :
Sử dụng thuốc cầm tiêu và kháng sinh không thích hợp có thể gây nên tình trạng tăng sinh vi
khuẩn ở phần trên ống ruột non, tăng sự đề kháng kháng sinh của các vi khuẩn dẫn đến rối
loạn hấp thu, rối loạn những chức năng khác của niêm mạc do đó làm tiêu chảy kéo dài.
1.2.5.Yếu tố tiên lượng để đợt tiêu chảy cấp trở thành tiêu chảy kéo dài :
Có một số biểu hiện của tiêu chảy cấp làm chỉ điểm báo hiệu một đợt tiêu chảy cấp sẽ có nguy
cơ trở thành tiêu chảy kéo dài : số lần tiêu chảy, hồng cầu, bạch cầu trong phân.
2.Cơ chế sinh bệnh
Theo lý thuyết thì tiêu chảy có thể bị kéo dài do :Các yếu tố gây bệnh tiếp tục làm tổn thương
thành ruột. và sự hồi phục chậm của niêm mạc ruột.
2.1.Niêm mạc ruột tiếp tục bị tổn thương :
2.1.1.Các mầm bệnh xâm lấn vào niêm mạc hay tấn công bám dính lên bề mặt tế bào biểu mô
ruột có thể là nguyên nhân trực tiếp làm tổn thương tiếp tục thành ruột
2.1.2.Chế độ ăn nhiều đường đặc biệt là đường lactose và protein động vật
2.1.3.Sự thay đổi chuyển hoá muối mật trong lòng ruột:
Theo lý thuyết thì sự kém hấp thu muối mật ở ruột non có thể làm tăng một lượng muối mật
xuống ruột già, vì thế nó làm tăng sự tiết dịch từ hổng tràng, hồi tràng và đặc biệt là ở ruột già.
Chenodeoxycholic acid hay deoxycholic acid gây nên hiện tượng như tả là tăng tiết qua cơ chế
AMP vòng. Nó làm gia tăng tính thấm và gây nên tổn thương ở tế bào niêm mạc ruột.
2.1.4.Các vi khuẩn tăng sinh ở ruột non
Các vi kuẩn tăng sinh có thể phân huỷ muối mật gây nên tình trạng kém hấp thu chất béo, làm
tiêu chảy mỡ và tiêu chảy kéo dài.
2.2.Sự hồi phục của niêm mạc ruột :
Sự hồi phục niêm mạc ruột non bị tổn thương trong tiêu chảy cấp hay tiêu chảy kéo dài phụ
thuộc vào sự tác động lẫn nhau của 3 yếu tố :Khả năng loại bỏ tác nhân gây bệnh, độ trầm
trọng của tổn thương, khả năng phân bào của lớp tế bào thượng bì để thay thế những tổn
thương đã mất, đã bị huỷ hoại.
Trong trường hợp vi khuẩn hay ký sinh trùng, việc loại bỏ tác nhân gây bệnh có thể cần đến
một số thuốc (lỵ trực trùng, amip hay Giardia...). Sự xuất hiện của miễn dịch đặc hiệu là một
trong những yếu tố chính trong việc loại bỏ những yếu tố gây bệnh và nó có thể giải thích tính
tự giới hạn của phần lớn những trường hợp tiêu chảy cấp.
Sự hồi phục niêm mạc ruột phụ thuộc vào sự thay đổi lớp tế bào thượng bì bị tổn thương bởi
những tế bào lành được cấu tạo và trưởng thành từ những thành phần khác nhau từ hẽm tuyến
lierberkuhn. Lớp tế bào thượng bì của ruột non được đổi mới và hoàn thành trong mỗi 5 ngày
(ở người) và nhanh nhất ở vùng hồi tràng.
Sự đổi mới này được điều hoà bởi các yếu tố sau:
- Vi khuẩn ruột, mật, dịch tuỵ, thức ăn đã làm tăng vận tốc đổi mới
- Gastrin kích thích sự đổi mới của tế bào thượng bì. Thyroxin, hormone tăng trưởng và có thể
là Prolactin có tác dụng điều chỉnh sự đổi mới
1 7
Tiêu chảy kéo dài
- Thuốc ức chế beta hay kích thích alpha như Norepinephrine làm gia tăng hiện tượng đổi mới.
Catecholamine cũng có thể can thiệp vào sự điều hoà quần thể tế bào ở niêm mạc ruột.
- Corticoid làm giảm sự đổi mới của tế bào thượng bì ở dạ dày và ruột non. Epinephrine,
Isoproterenol, alpha adrenergic blocking (thuốc ức chế alpha) thường ngăn cản sự đổi mới.
Sự hồi phục niêm mạc trong một số bệnh lý :
- Ở trẻ suy dinh dưỡng thể Marasmus, cấu trúc của niêm mạc ruột vẫn bình thường nhưng
mỏng, chỉ số gián phân giảm. Ở những trẻ Kwashiorkor, cấu trúc của niêm mạc bị thay đổi
nhưng độ dày của niêm mạc được duy trì, bề mặt thượng bì bị tổn thương, và chỉ số gián phân
chỉ giảm một cách vừa phải.
- Thiếu vitamin B12 làm giảm chỉ số gián phân.
- Bệnh Coeliac làm rối loạn trầm trọng sự đổi mới của tế bào thượng bì. Trong bệnh Sprue hay
Coeliac đều tăng chỉ số gián phân.
- Tia bức xạ làm giảm hoạt tính gián phân một cách trầm trọng và nhanh chóng. Trong vòng
72 giờ sau khi ngưng sử dụng tia bức xạ, hoạt tính gián phân trở lại bình thường.
Methotrexate cũng làm rối loạn sự đổi mới của tế bào thượng bì ở ruột non, nó kèm theo tình
trạng rối loạn của siêu cấu trúc tế bào ruột.
2.3.Hậu quả :
2.3.1.Kém hấp thu carbohydrate :
Bất dung nạp hay kém hấp thu carbohydrate dường như tìm thấy thường xuyên trong và ngay
sau tiêu chảy, nhất là đối với trẻ em. Đây là một hiện tượng thoáng qua do thiếu disacharidase
thứ phát do lớp tế bào bàn chải bị tổn thương bởi nhiễm trùng, viêm, nhiễm độc, dị ứng và
một số yếu tố cơ học. Mức độ thiếu disacharidase thứ phát có liên hệ trực tiếp đến độ rộng lớn
và độ trầm trọng của niêm mạc bị tổn thương. Lactase dễ bị thương tổn nhất và cũng là hồi
phục chậm nhất.. Thiếu succrase isomaltase cũng thường gặp nhưng thiếu maltase ít gặp
nhất.Thời gian thiếu disacharidase thay đổi từ 3ngày đến 9 tuần tuỳ theo tác giả và nguyên
nhân của tổn thương. Khi sự hấp thu đường bị rối loạn, carbohydrate không được hấp thu sẽ bị
lên men bởi những vi khuẩn ở ruột thành những phần tử nhỏ và acid hữu cơ và chất này đã
làm gia tăng áp lực thẩm thấu trong lòng ruột làm tăng tiết nước - điện giải vào trong lòng
ruột. Triệu chứng của kém hấp thu carbohydrate ở trẻ em rất đa dạng gồm có tiêu chảy phân
nước, nôn mửa, mất nước, bụng chướng, đau bụng quặn và chậm phát triển.
2.3.2.Kém hấp thu protit :
Qua nhiều nghiên cứu cho thấy rằng hoạt tính của peptidase của tế bào bàn chải bị giảm ở trẻ
bị tiêu chảy cấp hay tiêu chảy kéo dài, đặc biệt là những trẻ suy dinh dưỡng và/hoặc có tổn
thương niêm mạc. Hậu quả của sự giảm tiêu hoá và hấp thu của niêm mạc đối với peptid là
kém hấp thu protein. Tình trạng này có thể thoáng qua.Qua nghiên cứu của Molla ở bệnh nhân
tiêu chảy cho thấy rằng đối với Rotavirus, hay shigella thì tình trạng này sẽ cải thiện sau 2 – 8
tuần hồi phục bệnh.Sự tăng sinh vi khuẩn cũng góp phần vào việc kém hấp thu protein như
trong hội chứng vòng mù.
2.3.3.Kém hấp thu lipid :
Lượng lipase ở dịch ruột bị giảm sút. Thêm vào đó sự rối loạn chuyển hoá muối mật trong giai
đoạn này cũng đã làm kém hấp thu lipide. Thông thường, lipide là chất kém hấp thu nhất so với
protide và glucide (60 - 80%).
3. Vai trò của vi sinh vật trong tiêu chảy kéo dài:
3.1.Vai trò của vi sinh vật gây bệnh :
Các vi sinh vật xác định được từ các bệnh nhân bị tiêu chảy kéo dài có thể chia thành 2 nhóm:
Các vi sinh vật có tỷ lệ bắt gặp tương đương ở bệnh nhân tiêu chảy cấp và các vi sinh vật có tỷ
lệ bắt gặp ở bệnh nhân tiêu chảy kéo dài cao hơn rất nhiều so với bệnh nhân tiêu chảy cấp.
5.1.1. Nhóm thứ 1 :
1 8
Tiêu chảy kéo dài
Gồm có Salmonella không gây thương hàn (nontyphoid salmonella), ETEC, Campylobacter
jejuni, Aeromonas hydrophila là chính. Ngoài ra còn gặp các tác nhân kém phổ biến như
Giardia lamblia, Yersinia enterocolitica, Clostridium difficile, Entamoeba histolytica.
5.1.2.Nhóm thứ 2 :
Một số nghiên cứu cho thấy rằng EIEC, EAEC, EPEC, Shigella và Cryptosporidium có khả
năng gây tiêu chảy kéo dài. Đối với trẻ em có tiền sử suy dinh dưỡng thì Cryptosporidium và
Shigella thường gây nên tiêu chảy kéo dài. Có chế gây tiêu chảy kéo dài là do khả năng bám
dính hay xâm nhập vào tế bào thượng bì ruột. Người ta nhận thấy rằng đối với tiêu chảy cấp,
Rotavirus giữ một vai trò đáng kể nhưng trong tiêu chảy kéo dài thì với phương pháp ELISA
phân, tỷ lệ (+) thấp hơn rõ rệt. Tuy nhiên nếu dùng ELISA máu để định lượng IgM đặc hiệu
của Rotavirus thì thấy có kết quả khá cao (50% so với nghiên cứu của Bhan). Điều này có thể
cho ta kết luận là trẻ đã bị nhiễm Rotavirus trước đó và hiện nay tiêu chảy vẫn tiếp tục là do
tổn thương niêm mạc chưa hồi phục.
3.2.Vai trò của vi khuẩn chí ở ruột :
Chỉ có khoảng 50% số trẻ bị tiêu chảy kéo dài tìm thấy được tác nhân gây bệnh qua phân lập
từ phân và dịch ruột non. Tuy nhiên số lượng vi khuẩn ái khí và kỵ khí tăng sinh ở ruột trong
tiêu chảy kéo dài cao hơn hẳn ở nhóm chứng là người khoẻ mạnh.
4. Điều trị
Trung Tâm Quốc Tế Nghiên Cứu Bệnh Ỉa Chảy ở Bangladesh đã đưa ra một số phương án
điều trị có thể hữu ích khi áp dụng ở các nước khác :
- Điều chỉnh lại tình trạng mất nước và duy trì cung cấp nước bằng ORS hay bằng đường tĩnh
mạch.
- Điều trị các bệnh nhiễm trùng khác kèm theo
- Chọn lựa chế độ ăn thích hợp.
- Theo dõi số lượng, độ đặc của phân và số lần tiêu. Để đánh giá tình trạng kém hấp thu
carbohydrate, người ta dùng một thử nghiệm đơn giản là đo pH phân, chất cặn dư phân. Nếu
pH phân < 5.5 và các chất khử > 0.5 thì có thể chẩn đoán kém hấp thu carbohydrate.
4.1.Điều trị dinh dưỡng :
4.1.1. Bú sữa mẹ : ( xem bài dinh dưỡng trẻ em)
4.1.2.Bú sữa động vật :
Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng làm giảm lượng đường lactose động vật bằng quá trình lên
men hoặc cho thêm enzyme lactase thì có thể làm giảm mức độ nặng nề và làm giảm cả thời
gian tiêu chảy. Sự phối hợp sữa và bột ngũ cốc cho phép cung cấp đủ dinh dưỡng và giảm
lactose trong thưcs ăn . Vì thế có thể áp dụng chế độ ăn này.
4.1.3.Thức ăn dặm :
- Thức ăn được chọn lựa cần phải có sẵn ở địa phương, dễ kiếm, không quá đắt và không trái
với phong tục ở địa phương. Thức ăn phải có giá trị dinh dưỡng cao, độ dính thấp và phải tránh
tăng tính thẩm thấu. Thành phần thức ăn phải dễ tiêu và có tính cân đối dinh dưỡng (đạm, mỡ,
đường).
- Ở Trung Tâm Nghiên Cứu Tiêu Chảy ở Bangladesh người ta đã sử dụng một công thức gồm
có : bột gạo, dầu, glucose và protein của trứng (lòng trắng trứng) đã thành công 81% ở trẻ
tiêu chảy kéo dài, cải thiện rõ sau 3 ngày điều trị. Lợi điểm của công thức này là tránh được
lactose, sucrose, protein của sữa hay đậu nành. Protein và năng lượng của thức ăn này là 100
Kcal/kg/ngày và 4 - 5 g/kg/ngày đủ để trẻ phát triển. Nên chọn thêm các chất béo dễ tiêu.
4.1.4.Yếu tố vi lượng :
Cung cấp đầy đủ các yếu tố vi lượng như : acid folic (folate), kẽm, sắt, vitamin B12, vitamin A
và các yếu tố khác cần thiết cho việc phục hồi niêm mạc và hoạt động đáp ứng miễn dịch cũng
như các nhu cầu khác của cơ thể.
4.1.5.Trong thời kỳ hồi phục :
1 9
Tiêu chảy kéo dài
Nếu tiêu chảy đã ngừng sau khi dùng bất kỳ chế độ ăn nào kể trên thì tiếp tục dùng chế độ ăn
đó tối thiểu trong 2 tuần. Theo dõi định kỳ hàng tuần để đánh giá mức độ tăng cân và dần dần
chuyển sang thức ăn bình thường.
4.2.Đối với trẻ bị tiêu chảy kéo dài / suy dinh dưỡng nặng :
Cần được điều trị đặc biệt tại bệnh viện. Nguyên tắc điều trị là hồi phục và duy trì dinh dưỡng
cũng như bù dịch cho trẻ. Cần cho trẻ chế độ dinh dưỡng đặc biệt, dễ hấp thu. Nếu có lỵ, cần
được điều trị đặc biệt với kháng sinh đặc hiệu. Bệnh nhân tiêu chảy nhiều, mất nước nặng cần
được xem xét tình trạng kém hấp thu các chất đường. Tuy hiếm gặp nhưng phải quan tâm tới
các trường hợp tiêu chảy do mẫn cảm với protein thức ăn.
Nếu gặp bệnh nhân mà sau khi đã điều trị với kháng sinh thích hợp và giảm lượng đường trong
chế độ ăn mà tiêu chảy vẫn không thuyên giảm thì cần nghĩ đến tình trạng mẫn cảm với protein
trong thức ăn. Những bệnh nhân này cần được ăn kiêng các loại thức ăn này. Nếu trẻ bị mẫn
cảm với protein trong sữa bò thì có thể thay thế bằng protein chế biến từ các loại thịt như nước
thịt gà, thịt bò.
4.3.Sử dụng kháng sinh :
Chưa có số liệu đầy đủ để chỉ định sử dụng kháng sinh thường xuyên cho các bệnh tiêu chảy
kéo dài. Ngày nay người ta khuyến cáo chỉ nên dùng kháng sinh sau khi đã phân lập được tác
nhân gây bệnh cụ thể hay bệnh nhân có hội chứng lỵ.
4.4.Bù dịch theo đường uống :
Bù dịch bằng ORS trong tiêu chảy kéo dài chưa đánh giá được hiệu quả nhưng kinh nghiệm từ
một số nước đang phát triển thì cho thấy ORS sử dụng tốt cho hầu hết các trường hợp. Tuy
nhiên theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi thì tỷ lệ thất bại cao 25% (so với tiêu chảy cấp là
< 10%). Sở dĩ có tình trạng này là vì trong tiêu chảy kéo dài ở trẻ < 1 tuổi có tình trạng kém
hấp thu đường glucose và fructose ở ruột non bị giảm nghiêm trọng. Những trường hợp này
cần được truyền tĩnh mạch để thay thế ORS. Ngoài ra, một số tác giả cho rằng áp lực thẩm
thấu và nồng độ glucose trong ORS cao so với trẻ tiêu chảy kéo dài vì thế dễ đưa đến tình
trạng tiêu chảy thẩm thấu. Do đó người ta đã đề nghị một công thức ORS khác có độ thẩm
thấu thấp hơn.
4.5.Các loại thuốc khác :
- Cholestyramine là một chất mang acid mật; Trong trường hợp lượng acid mật tăng cao trong
phân và lòng ruột, nó có thể gây tiêu chảy.
- Các thuốc khác như Subtilus, Biolactyl chưa có kết quả rõ ràng trong điều trị tiêu chảy kéo
dài, vì thế vấn đề sử dụng đang còn bàn cãi, tuy nhiên dùng nó không có hại như một số thuốc
khác .
- Các thuốc như smecta, actapulgite là một loại thuốc mà bản chất là đất sét, là một loại thuốc
hấp phụ có tác dụng bao phủ bề mặt của niêm mạc ruột do đó ngăn cản phần nào sự bám dính
của vi khuẩn hay độc tố nhưng đồng thời nó cũng ngăn cản sự hấp thu nước và các chất dinh
dưỡng do đó không nên dùng.
Tài liệu tham khảo
1. Tài liệu giảng dạy của bộ môn nhi Huế (giáo trình của bộ môn nhi Huế) -2003
2. Bài giảng Nhi Khoa của Bộ Môn Nhi- Trường đại học y khoa TP HCM-2003
20
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top