tiet 1

CHƯƠNG I

SỰ RA ĐỜI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VÀ CƯƠNG LĨNH CHÍNH TRỊ ĐẦU TIÊN CỦA ĐẢNG

I. HOÀN CẢNH LỊCH SỬ RA ĐỜI ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

1. Hoàn cảnh quốc tế cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX

a) Sự chuyển biến của chủ nghĩa tư bản và hậu quả của nó

Từ nửa sau thế kỷ XIX, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ hai đã phát triển mạnh mẽ. Các thành tựu khoa học đã được ứng dụng trong nhiều ngành sản xuất, tiêu biểu như lò luyện thép Bétxơme, Máctanh; tuabin điện chạy bằng sức nước; động cơ điện, dầu mỏ….

Các thành tựu của khoa học – kỹ thuật đã thúc đẩy sản xuất phát triển nhanh chóng, thể hiện như sau:

- Trong ngành luyện kim, sản lượng thép của thế giới tăng từ 250 nghìn tấn vào năm 1870 lên 28,3 triệu tấn năm 1900. Nhờ đó, thép được sử dụng rộng rãi trong sản xuất như chế tạo máy, đường ray, tàu biển, các công trình xây dựng….

- Trong ngành năng lượng, kỹ thuật mới đã tạo ra các nguồn điện năng mạnh mẽ và rẻ tiền. Việc tải điện đi xa được giải quyết đã giải phóng nền công nghiệp ra khỏi giới hạn về địa lí, tạo nên khả năng sử dụng ngay cả những nơi xa nguồn thủy năng. Nhiều ngành sản xuất mới xuất hiện như điện hóa học, điện luyện kim, hàn điện, xe điện… Động cơ nổ được dùng rộng rãi trong kỹ thuật vận tải, quân sự, cơ giới hóa nông nghiệp….Vấn đề nhiên liệu lỏng đã được giải quyết, dầu hỏa đã được khai thác.

- Ngành giao thông vận tải tiến bộ nhanh chóng: trong 40 năm, chiều dài đường sắt toàn thế giới tăng lên 4 lần. Trên đường biển, tàu biển sử dụng tuabin, chạy bằng sức nước hay động cơ nổ thay thế cho thuyền buồm. Các phương tiện liên lạc như điện báo, điện thoại ngày càng được hoàn thiện. Phát minh đặc biệt quan trọng là sự sáng chế radio và phát triển thành ngành liên lạc vô tuyến điện.

Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật đã thúc đẩy nền sản xuất phát triển mạnh mẽ, làm xuất hiện nhu cầu về thị trường – đó là nơi để tiêu thụ hàng hóa cũng như là nơi cung cấp nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất. Đồng thời nó cũng làm cho tính chất phát triển không đồng đều của chủ nghĩa tư bản bộc lộ rõ rệt ở trong nước cũng như giữa các nước tư bản chủ nghĩa: nhịp độ công nghiệp nặng tiến triển rất nhanh so với công ngiệp nhẹ, nông nghiệp lại càng lạc hậu so với công nghiệp.

Nhịp độ phát triển công nghiệp giữa các nước tư bản chênh lệch rất rõ: trong thời kỳ 1871-1900, sản xuất gang ở Anh tăng 1/3 trong khi Đức tăng 5,5 lần và Mỹ tăng 8 lần. Nhưng cùng lúc đó, Mỹ và Đức còn thua kém Anh về mặt đóng tàu, dệt vải…. Do đó, vị trí của mỗi nước trong nền sản xuất thế giới thay đổi. Những đế quốc “trẻ” như Mỹ và Đức vươn lên hàng thứ nhất và hàng thứ hai.

Tuy nhiên, sự thay đổi về tỉ lệ sản xuất chưa làm thay đổi ngay được địa vị trong thương nghiệp. Anh vẫn đứng đầu, xuất khẩu 19% tổng số hàng hóa trao đổi trên thế giới, Đức 13%, Mỹ 12%, Pháp 9%. Sự không tương xứng giữa khả năng và địa vị của mỗi nước trong công nghiệp và thương nghiệp trở thành nguồn gốc của sự tranh chấp quốc tế về thị trường và thuộc địa giữa các nước đế quốc.

Về tỉ trọng sản phẩm của mỗi nước trong tổng sản lượng thế giới cũng đã thay đổi, năm 1870 Anh đứng đầu chiếm 32% còn Mỹ chỉ có 23% nhưng đến năm 1900, Mỹ đã vươn lên vị trí số 1 với 31% và Anh còn 18%.

Nước

Năm 1870

Năm 1900

Anh

Mỹ

Đức

Pháp

32%

23%

13%

10%

18%

31%

16%

7%

Sự phát triển không đồng đều của chủ nghĩa tư bản ngày càng làm gia tăng thêm mâu thuẫn về thị trường và thuộc địa.

Tình trạng không cân đối giữa các ngành sản xuất, giữa khả năng cung cấp và tiêu thụ, hiện tượng sản xuất vô chính phủ càng đào sâu mâu thuẫn cơ bản của kinh tế tư bản chủ nghĩa, dẫn tới những cuộc khủng hoảng liên tiếp. Trong hơn hai chục năm cuối thế kỷ XIX đã xảy ra 4 cuộc khủng hoảng kinh tế lớn.

Mỗi lần khủng hoảng, các xí nghiệp nhỏ bị phá sản, các xí nghiệp lớn tăng cường ảnh hưởng, đẩy nhanh quá trình tập trung, dẫn tới lũng đoạn. Quá trình lũng đoạn diễn ra trong hầu hết các nước tư bản ở mức độ khác nhau, trong hầu hết các ngành sản xuất và ngay cả trong ngân hàng.

Ngân hàng từ vai trò trung gian chuyển sang thành nhóm độc quyền sử dụng vốn của toàn thể tư bản và tiểu chủ, sử dụng phần lớn tư liệu sản xuất và những nguồn nguyên liệu. Với số tư bản kếch sù trong tay, ngân hàng có thể tham gia và can thiệp vào nội bộ các xí nghiệp, xuất hiện xu hướng dung hợp giữa nhà ngân hàng với chủ xí nghiệp, tạo thành tư bản tài chính. Ở nhiều nước, bọn trùm tài chính ít chú ý kinh doanh công nghiệp trong nước mà thường xuất khẩu, đầu tư sang nước khác để thu được những món lời lớn hơn gấp bội. Nó tạo lên tầng lớp cho vay nặng lãi, hoàn toàn tách khỏi sản xuất, chuyên sống bằng thực lợi. Điều đó làm tăng tính chất ăn bám trên sức lao động của nhân dân ở trong và ngoài nước.

Ngay ở những nước tư bản chậm phát triển, khuynh hướng xuất khẩu tư bản cũng lôi cuốn một phần đáng kể vốn liếng ra bên ngoài. Như vậy thuộc địa không chỉ là nơi vơ vét nguyên liệu và tiêu thụ hàng hóa mà còn ý nghĩa rất quan trọng cho việc xuất khẩu tư bản. Do đó các nước đế quốc đua nhau chiếm đoạt những vùng đất đai còn “bỏ trống” nghĩa là những nơi chưa bị xâm lược. Lịch sử ba mươi năm cuối thế kỷ XIX gắn liền với những cuộc chiến tranh xâm lược do các nước đế quốc tiến hành ở châu Á, châu Phi, châu Mỹ Latinh. Ngoài những nước thực dân lớn trước kia như Anh, Pháp, Nga…còn xuất hiện thêm nhiều nước mới có thuộc địa như Mỹ, Đức, Ý, Nhật…

Đến năm 1914, hệ thống thuộc địa của các nước đế quốc đã vô cùng rộng lớn: (Xem bảng phụ lục 1).

NƯỚC

DIỆN TÍCH (nghìn km2)

DÂN SỐ (nghìn người)

Chính quốc

Thuộc địa

Chính quốc

Thuộc địa

Anh

Pháp

Mỹ

Tây Ban Nha

Ý

Nhật Bản

Bỉ

Bồ Đào Nha

Hà Lan

151

536

9.420

504,5

286,6

418

29,5

92

83

34.910

10.250

1.850

371,6

1.460

288

2.400

2.062

2.046

45.500

39.000

100.000

20.700

38.500

57.070

7.642

5.545

6.700

406.600

55.600

12.000

853

1.623

21.249

8.500

8.738

48.030

Tổng cộng

11.407,6

55.637

320.657

560.193

Qua sự thống kê, ta thấy toàn bộ lãnh thổ của chín nước thuộc địa lớn nhất lúc đó, rộng gấp 5 lần lãnh thổ của các chính quốc, còn số dân của các chính quốc chưa bằng 3/5 số dân của các nước thuộc địa. Nếu tính riêng những cường quốc đế quốc lớn nhất thì những con số này càng có sức thuyết phục hơn. Số dân của các nước thuộc địa Anh đông gấp 8,5 lần số dân nước Anh và đất đai rộng gấp 232 lần. Còn nước Pháp thì chiếm một số đất đai rộng gấp 19 lần nước Pháp, và số dân ở các thuộc địa Pháp đông hơn số dân nước Pháp là 16.600.000 người. Đến đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa đế quốc đã xác lập sự thống trị, nô dịch đối với các dân tộc.

Cuối thế kỷ XIX chủ nghĩa tư bản đã chuyển từ tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền (đế quốc chủ nghĩa), khi chủ nghĩa đế quốc phát triển họ đi xâm chiếm các thị trường để phát triển kinh tế hàng hóa, để bóc lột nhân công và bán hàng… Điều đó đã dẫn đến các cuộc chiến tranh xâm lược.

Như vậy, nhu cầu thị trường chính là nguyên nhân sâu xa dẫn tới các cuộc chiến tranh xâm lược các nước trong đó có các quốc gia phong kiến phương Đông, biến các quốc gia này thành thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, mua bán nguyên vật liệu, khai thác sức lao động và xuất khẩu tư bản của các nước đế quốc. Chủ nghĩa đế quốc xuất khẩu tư bản, đầu tư khai thác thuộc địa đem lại lợi nhuận tối đa cho tư bản chính quốc, trước hết là tư bản lũng đoạn; làm cho quan hệ xã hội ở các nước thuộc địa biến đổi một cách căn bản. Các nước thuộc địa bị lôi cuốn vào con đường tư bản thực dân. Sự áp bức và thôn tính dân tộc của chủ nghĩa đế quốc càng tăng thì mâu thuẫn giữa dân tộc thuộc địa và thực dân càng gay gắt, sự phản ứng dân tộc của nhân dân các thuộc địa ngày càng quyết liệt.

Có thể nói, chính bản thân chủ nghĩa đế quốc xâm lược, thống trị các thuộc địa lại tạo cho các dân tộc bị áp bức những phương tiện và phương pháp để tự giải phóng. Sự thức tỉnh về ý thức dân tộc và phong trào đấu tranh dân tộc để tự giải phóng khỏi ách thực dân, lập lại các quốc gia dân tộc độc lập trên thế giới chịu tác động sâu sắc của chính sách xâm lược, thống trị của chủ nghĩa đế quốc thực dân.

Trong trào lưu xâm chiếm thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, Việt Nam đã bị xâm chiếm và trở thành thuộc địa của thực dân Pháp. Dưới chế độ áp bức thực dân, xã hội Việt Nam đã chuyển biến sâu sắc, đồng thời, phong trào cách mạng của nhân dân Việt Nam cũng sôi nổi, mạnh mẽ, trong đó, có sự tác động to lớn của các phong trào cách mạng trên thế giới.

b) Ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác – Lênin

Như đã phân tích ở trên, cuộc cách mạng công nghiệp bắt đầu ở Anh từ nửa sau thế kỷ XVIII và phát triển mạnh mẽ ở châu Âu và châu Mỹ Latinh vào thế kỷ XIX đã gây nên những chuyển biến căn bản trong sự phát triển của sức sản xuất và quan hệ sản xuất.

Sự phát triển đó đã đem lại kết quả tất nhiên là xác lập sự thống trị của chủ nghĩa tư bản trong các nước đã trải qua cuộc cách mạng xã hội, hoặc ít ra, cũng tạo nên những tiền đề cần thiết cho sự thắng lợi của giai cấp tư sản đối với chế độ phong kiến trong một khoảng thời gian không xa sau đó. Trên cơ sở đó, đến những năm 50-60 của thế kỷ XIX, cuộc cách mạng công nghiệp đã căn bản hoàn thành trên hầu hết các quốc gia phát triển của châu Âu và Bắc Mỹ. Đồng thời, bộ mặt các thành thị cũng thay đổi bởi những xí nghiệp hiện đại trang bị máy móc và tập trung hàng ngàn vạn công nhân. Giai cấp công nhân ra đời và phát triển gắn liền với sự ra đời và phát triển của Chủ nghĩa tư bản.

Ngay từ buổi đầu, họ đã bị giai cấp tư sản bóc lột nặng nề, thường phải làm việc từ 12 đến 16 giờ mỗi ngày trong điều kiện thiếu an toàn và chỉ được lĩnh đồng lương chết đói. Cả lao động phụ nữ và trẻ em được sử dụng rộng rãi trong điều kiện khắc nghiệt. Trong khi đó giai cấp tư sản được sống cuộc sống giàu sang, với khu tư sản sang trọng, lộng lẫy. Chế độ bóc lột của giai cấp tư sản đối với giai cấp công nhân đã làm cho mâu thuẫn giữa hai giai cấp là điều không thể tránh khỏi và ngày càng gay gắt. Giai cấp công nhân càng đứng dậy đấu tranh giành quyền lợi cho mình.

Sự xuất hiện của máy móc không cải thiện được đời sống công nhân, thậm chí nhờ đó mà bọn chủ tăng cường bóc lột, thải thợ ra khỏi xưởng, nạn thất nghiệp tràn lan. Tưởng rằng máy móc là nguồn gốc của tình trạng đó, công nhân nhiều nơi tiến hành đấu tranh bằng cách đập phá máy móc. Đây là hình thức đấu tranh sơ khai của giai cấp công nhân và tất nhiên cuộc đấu tranh đó không đem lại kết quả gì ngoài sự tăng cường đàn áp của giai cấp thống trị.

Qua kinh nghiệm của nhiều lần thất bại và sự trưởng thành về ý thức, phong trào đấu tranh của công nhân ngày được nâng cao. Đến đầu thế kỉ XIX, giai cấp công nhân đã chuyển sang đấu tranh với hình thức bãi công, đòi tăng lương và giảm giờ làm, thành lập các tổ chức công đoàn để bảo vệ mình.

Trong những năm 1830 - 1840, phong trào công nhân ở các nước Pháp, Đức, Anh phát triển mạnh. Năm 1831, công nhân dệt ở thành phố Lyông (Pháp) khởi nghĩa đòi tăng lương, giảm giờ làm. Họ nêu cao khẩu hiệu “Sống có việc làm hay chết trong chiến đấu”. Cuộc khởi nghĩa cuối cùng bị giới chủ đàn áp. Năm 1844, công nhân dệt vùng Sơlêdiên (Đức) khởi nghĩa chống lại sự hà khắc của giới chủ. Từ năm 1836 đến năm 1848, ở Anh diễn ra “ Phong trào Hiến chương ” có quy mô, tổ chức và mang tính chất chính trị rõ rệt. Các cuộc đấu tranh nêu trên tuy cuối cùng đều bị thất bại, nhưng nó đánh dấu sự trưởng thành của phong trào công nhân quốc tế. Qua đó cũng đã bộc lộ những nhược điểm lớn là chưa có đường lối đấu tranh khoa học và chính xác, chưa có một tổ chức lãnh đạo sáng suốt của giai cấp công nhân.

 Những nhà triết học như Xanh Ximông, Phuriê, Owen đã sáng lập ra chủ nghĩa xã hội không tưởng nhưng không thể đáp ứng được yêu cầu lý luận của phong trào. Yếu tố không tưởng ở đây là vì: tuy có xác định được bản chất của sự áp bức, bóc lột, bất công trong xã hội nhưng các Ông vẫn chưa chỉ ra được con đường để thực hiện điều đó, con đường để đi đến xóa bỏ áp bức, bóc lột, bất công.Vì vậy, một hệ thống lý luận giải quyết được những yêu cầu của phong trào công nhân là bức thiết hơn bao giờ hết.

Trong hoàn cảnh đó, C. Mác và Ph. Ăngghen đã sáng lập ra chủ nghĩa cộng sản khoa học. Qua quá trình nghiên cứu lý luận, kế thừa tinh hoa di sản lý luận của nhân loại, trong đó, trực tiếp nhất là triết học cổ điển Đức, kinh tế chính trị học cổ điển Anh và chủ nghĩa xã hội không tưởng ở các nước Pháp và Anh. Cùng với những tiền đề về khoa học tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội những năm 40 của thế kỷ XIX mà hai Ông đã sáng lập ra chủ nghĩa cộng sản khoa học - hệ thống lý luận về cách mạng vô sản. Chủ nghĩa cộng sản khoa học đã giải quyết những yêu cầu của phong trào công nhân, giúp giai cấp công nhân nhận rõ vai trò sứ mệnh lịch sử của mình, nhận rõ mục tiêu phương hướng đấu tranh và con đường giành thắng lợi. Chủ nghĩa cộng sản khoa học không chỉ giúp nhận thức thế giới mà còn chỉ ra phương hướng, biện pháp, cách thức tiến hành cải tạo thế giới.

Tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng cộng sản do C. Mác và Ph. Ăngghen soạn thảo năm 1848, đã chỉ rõ vai trò, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Đồng thời, Tuyên ngôn cũng vạch ra những vấn đề cơ bản về chiến lược, sách lược và phương pháp cách mạng cho những người cộng sản nhằm lật đổ sự thống trị của giai cấp tư sản, thiết lập chính quyền của giai cấp công nhân và xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa.

Tuyên ngôn của Đảng cộng sản khẳng định, trong xã hội hiện đại, chỉ có giai cấp vô sản là giai cấp cách mạng nhất, kiên quyết nhất, triệt để nhất, có khả năng lật đổ chủ nghĩa tư bản, xây dựng xã hội mới không có áp bức bóc lột và sự nghiệp giải phóng giai cấp công nhân phải là sự nghiệp của chính giai cấp công nhân. Đồng thời, C. Mác và Ph. Ăngghen cũng chỉ rõ trong cuộc đấu tranh để tự giải phóng mình, giai cấp công nhân phải lập ra chính đảng độc lập của mình.

Sự ra đời của chính đảng là một tất yếu lịch sử, là sản phẩm tự nhiên của cuộc đấu tranh giai cấp đạt tới trình độ đòi hỏi phải có sự lãnh đạo thống nhất mọi hoạt động của giai cấp, nhằm hướng các lực lượng vào mục tiêu chung chống lại giai cấp đối lập, chống áp bức, bóc lột, bất công.

Trong cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân, lúc đầu chỉ mang tính tự phát, đấu tranh có tính chất nghề nghiệp, đấu tranh kinh tế. Để vươn lên đấu tranh mang tính tự giác, đòi hỏi giai cấp công nhân phải ý thức được vai trò, sứ mệnh lịch sử của mình, phải giải phóng toàn bộ giai cấp mới giải phóng được cá nhân người công nhân. Muốn vậy, giai cấp công nhân phải tiến lên đấu tranh chính trị nhằm lật đổ bộ máy nhà nước, công cụ bạo lực của giai cấp tư sản, xóa bỏ toàn bộ chế độ chính trị xã hội hiện có, thay thế chuyên chính tư sản bằng chuyên chính vô sản. Đây là cuộc đấu tranh vô cùng khó khăn, quyết liệt, phức tạp.

Để làm được điều đó, giai cấp công nhân phải thành lập chính đảng và sử dụng lực lượng là toàn bộ những người lao động bị áp bức dưới sự lãnh đạo thống nhất của đội tiên phong của giai cấp vô sản; phải có một đường lối chiến lược, sách lược và phương pháp đấu tranh đúng đắn. Đây là điều kiện tiên quyết để giai cấp công nhân giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh “tự giải phóng” và hoàn thành sứ mệnh lịch sử vẻ vang của mình.  Việc tổ chức giai cấp công nhân thành một chính đảng là cần thiết để đảm bảo thắng lợi của cách mạng xã hội chủ nghĩa và giành được mục đích cuối cùng của nó là thủ tiêu các giai cấp”.

Kế thừa và phát triển tư tưởng của C. Mác và Ph. Ăngghen, V.I. Lênin khẳng định: “Chỉ có chính đảng của giai cấp công nhân, tức là đảng cộng sản, mới có thể tập hợp, giáo dục, tổ chức đội tiên phong của giai cấp vô sản và của tất cả quần chúng lao động, chỉ có đội tiên phong ấy mới có thể chống lại nổi những sự dao động tiểu tư sản không thể tránh khỏi của những quần chúng đó, chống lại những truyền thống và những sự tái phạm không thể tránh khỏi của bệnh hẹp hòi phường hội hoặc của những thiên kiến phường hội trong giai cấp vô sản, và lãnh đạo tất cả những hành động liên hợp của toàn bộ giai cấp vô sản, tức là lãnh đạo giai cấp đó về mặt chính trị, và thông qua giai cấp đó, mà lãnh đạo tất cả quần chúng lao động. Nếu không thế, thì không thể thực hiện chuyên chính vô sản được”.

Như vậy, chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ rõ, muốn giành được thắng lợi trong cuộc đấu tranh thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình, giai cấp công nhân phải lập ra đội tiên phong của giai cấp mình là đảng cộng sản. Đảng cộng sản bao gồm những đảng viên là những người giác ngộ nhất, tiên phong, kiên quyết nhất trong cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân. Thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, những nhiệm vụ chủ yếu có tính quy luật mà chính đảng của giai cấp công nhân cần thực hiện là: tổ chức, lãnh đạo cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân để thực hiện mục đích là giành lấy chính quyền và xây dựng xã hội mới. Đảng phải luôn đứng trên lập trường của giai cấp công nhân, mọi chiến lược, sách lược của đảng đều luôn xuất phát từ lợi ích của giai cấp công nhân. Nhưng Đảng phải đại biểu cho quyền lợi của nhân dân lao động. Bởi vì giai cấp công nhân chỉ có thể giải phóng được mình nếu đồng thời giải phóng cho các tầng lớp nhân dân lao động khác trong xã hội.

Chủ nghĩa Mác - Lênin đã chỉ ra con đường giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người. Chủ nghĩa Mác - Lênin không chỉ đáp ứng được yêu cầu lý luận của phong trào công nhân mà còn làm lay chuyển, lôi cuốn quần chúng nhân dân và cả những phần tử ưu tú, tích cực ở các nước thuộc địa vào phong trào cộng sản.

Kể từ khi Chủ nghĩa Mác - Lênin được truyền bá vào Việt Nam, phong trào yêu nước và phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ theo khuynh hướng cách mạng vô sản, dẫn tới sự ra đời của các tổ chức cộng sản ở Việt Nam. Và người có công lao lớn nhất trong việc truyền bá và vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam là Hồ Chí Minh. Người đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, đáp ứng đúng hoàn cảnh và nhu cầu của cách mạng nước ta, từ đó sáng lập ra Đảng cộng sản Việt Nam. Chủ nghĩa Mác - Lênin là nền tảng tư tưởng cho Đảng cộng sản Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Chủ nghĩa Mác - Lênin đối với chúng ta, những người cách mạng và nhân dân Việt Nam, không những là cái “cẩm nang” thần kỳ, không những là cái kim chỉ nam, mà còn là mặt trời soi sáng con đường chúng ta đi tới thắng lợi cuối cùng, đi tới chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản”. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng cộng sản Việt Nam đã trân trọng đưa vào Nghị quyết: “Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động”.

c) Tác động của Cách mạng Tháng Mười Nga và Quốc tế Cộng sản

Dưới sự lãnh đạo của vị lãnh tụ thiên tài VI. Lênin, Năm 1917 Cách mạng tháng Mười Nga thành công. Đối với nước Nga, đó là cuộc cách mạng vô sản nhưng đối với các dân tộc thuộc địa trong đế quốc Nga thì đó còn là một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, bởi vì trước cách mạng “nước Nga là nhà tù của các dân tộc” – nước Nga là một quốc gia nhiều dân tộc, có đến trên 100 dân tộc khác nhau, chiếm 57% dân số trong nước. Nhân dân các dân tộc không phải Nga đã rên xiết dưới hai ách áp bức: ách áp bức dân tộc của chế độ Nga hoàng và ách áp bức xã hội của bọn chúa đất và tư sản địa phương. Chính quyền Nga hoàng còn thi hành chính sách kỳ thị chủng tộc: chia rẽ và gây hằn thù giữa các dân tộc, chà đạp và phá hoại nền văn hóa của các dân tộc, cấm giảng dạy và xuất bản sách báo bằng tiếng mẹ đẻ…. Trong những điều kiện của chủ nghĩa đế quốc, ách áp bức dân tộc lại càng nặng nề hơn. Do đó, cuộc cách mạng vô sản ở nước Nga thành công, các dân tộc thuộc địa của đế quốc Nga được giải phóng và được hưởng quyền dân tộc tự quyết, kể cả quyền phân lập, hình thành nên các quốc gia độc lập và quyền liên hiệp, dẫn tới sự ra đời của Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết (1922) trên nền tảng liên minh công nông, dưới sự lãnh đạo của Đảng Bônsêvich Nga.

Câu hỏi sv: Các đồng chí hãy trình bày ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Mười Nga – 1917 ?

Cách mạng Tháng Mười Nga thành công và sự ra đời của Nhà nước liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết là một sự kiện trọng đại không chỉ với nước Nga mà còn với cả thế giới.

- Đây là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới, đánh dấu chủ nghĩa Mác - Lênin từ lý luận đã trở thành hiện thực và mở ra một kỷ nguyên mới đối với nước Nga. Đồng thời, Lênin đã bổ sung những luận điểm khoa học xác định rõ phương hướng cho phong trào công nhân và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

- Cách mạng Tháng Mười đã mở đầu cho một thời đại mới “thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc”. Cuộc cách mạng này đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng của giai cấp công nhân các nước, chỉ ra cho họ con đường đi đến thắng lợi trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản, đi tới thắng lợi cuối cùng của sự nghiệp giải phóng dân tộc. Ngay sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười, một cao trào cách mạng vô sản đã dấy lên sôi nổi ở châu Âu trong những năm 1918 - 1923, làm chấn động dữ dội nền thống trị của giai cấp tư sản độc quyền của ở nhiều nước.

- Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga đã làm xuất hiện một xu hướng mới trong phong trào giải phóng dân tộc ở nhiều nước – xu hướng đi theo ngọn cờ tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin với nhận thức mới: phong trào đấu tranh giải phóng của các dân tộc bị áp bức là một bộ phận khăng khít của cách mạng vô sản thế giới, tính tất yếu của sự kết hợp chặt chẽ giữa phong trào cách mạng của giai cấp vô sản và cách mạng giải phóng dân tộc trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là chủ nghĩa tư bản đế quốc. Nhờ đó, phong trào giải phóng dân tộc ở nhiều nước đã phát triển mạnh mẽ và giành được những thắng lợi quan trọng. Nguyễn Ái Quốc khẳng định, Cách mạng Tháng Mười như tiếng sét đã đánh thức nhân dân châu Á tỉnh giấc mê hàng ngàn thế kỷ nay. Và, “Cách mệnh Nga dạy cho chúng ta rằng muốn cách mệnh thành công thì phải dân chúng (công nông) làm gốc, phải có đảng vững bền, phải bền gan, phải hi sinh, phải thống nhất. Nói tóm lại là phải theo chủ nghĩa Mã Khắc Tư và Lênin”.

Trước sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới, đặc biệt là tác động của cuộc Cách mạng Tháng Mười và sự ra đời của Nhà nước Xô viết vào những năm 20 của thế kỷ XX, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế bị phân hóa sâu sắc về đường lối cách mạng, Quốc tế II bị phân liệt và Quốc tế III – Quốc tế cộng sản được thành lập vào tháng 3/1919 tại Matxcơva. Sau khi được thành lập, Quốc tế III đã tiến hành tuyên truyền tư tưởng cộng sản, đồng thời đề ra đường lối, phương hướng và trực tiếp chỉ đạo, giúp đỡ các nước thuộc địa và phụ thuộc trong cuộc đấu tranh chống ách nô dịch của chủ nghĩa tư bản phương Tây.

Sự ra đời của Quốc tế cộng sản đánh dấu một giai đoạn mới của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Lần đầu tiên trong lịch sử, Quốc tế cộng sản đã chỉ rõ sự đoàn kết tất yếu, liên minh chiến đấu giữa giai cấp vô sản và các dân tộc thuộc địa đang rên xiết dưới ách thống trị thực dân với khẩu hiệu: “Vô sản toàn thế giới và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại”. Quốc tế cộng sản đã chỉ ra phương hướng mới cho phong trào công nhân để đi đến thắng lợi.

Câu hỏi sv: Nêu tác động của Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và Quốc tế cộng sản đến việc Nguyễn Ái Quốc xác định con đường cứu nước, giải phóng dân tộc cho cách mạng Việt Nam?

Cách mạng tháng Mười Nga 1917 và Quốc tế Cộng sản III đã có tác dụng to lớn đến việc Nguyễn Ái Quốc xác định con đường cứu nước, giải phóng dân tộc cho cách mạng Việt Nam. Cách mạng  Tháng Mười là tấm gương sáng cho Nguyễn Ái Quốc vạch ra con đường cứu nước cho dân tộc và hơn nữa là tại Đại hội II của Quốc tế Cộng sản (1920), Sơ thảo lần thứ nhất luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của V.I. Lênin được công bố. Luận cương nổi tiếng này đã chỉ ra phương hướng đấu tranh giải phóng các dân tộc thuộc địa, mở ra con đường giải phóng các dân tộc bị áp bức trên lập trường cách mạng vô sản.

Nguyễn Ái Quốc qua quá trình ra đi tìm đường cứu nước và đến năm 1920 khi đọc được luận cương nổi tiếng này của Lênin thì Người đã mừng rỡ đến trào nước mắt, đã reo lên như tìm ra một phát kiến vĩ đại! “Luận cương của Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng tối mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta!”. Chính luận cương của Lênin  đã giúp cho Người tìm ra được con đường chân chính cho sự nghiệp cứu nước, giải phóng dân tộc.

Đối với Việt Nam, Quốc tế cộng sản có vai trò quan trọng trong việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin và thành lập Đảng cộng sản Việt Nam. Nguyễn Ái Quốc không những đánh giá cao sự ra đời của Quốc tế cộng sản đối với phong trào cách mạng thế giới, mà còn nhấn mạnh vai trò của tổ chức này đối với cách mạng Việt Nam.

Hoàn cảnh quốc tế và các đặc điểm của thời đại trên đây đã tác động, ảnh hưởng tới quan điểm, lập trường của Nguyễn Ái Quốc trong việc lựa chọn con đường giải phóng dân tộc đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cách mạng Việt Nam.

Tóm lại, vào những thập kỷ đầu của thế kỷ XX, tình hình thế giới có những diễn biến mới tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của phong trào cách mạng ở các nước, trong đó có Việt Nam.

Trước hết, sự tăng cường xâm lược và áp bức của chủ nghĩa đế quốc thực dân đối với nhân dân các nước thuộc địa đã thổi bùng lên ngọn lửa đấu tranh giành độc lập dân tộc ở các quốc gia. Cuộc đấu tranh của các dân tộc thuộc địa đặt ra yêu cầu tất yếu là phải liên minh, đoàn kết, phải phối hợp hành động với phong trào của giai cấp vô sản các nước đế quốc thì mới giành được thắng lợi.

Thứ hai, chủ nghĩa Mác - Lênin với tư cách là vũ khí tinh thần, tư tưởng của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động các nước đã góp phần quan trọng tạo nên bước phát triển vượt bậc của phong trào công nhân từ tự phát sang tự giác.

Thứ ba, thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 là thực tiễn sinh động chứng minh bước phát triển của phong trào cách mạng thế giới. Sự ra đời của Nhà nước Xô viết, với việc thực hiện các chủ trương, chính sách mang lại quyền lợi cho đại đa số nhân dân lao động đã có tác dụng to lớn trong việc cổ vũ, động viên nhân dân lao động các nước và các dân tộc thuộc địa vùng lên giải phóng mình.

Thứ tư, cùng với Cách mạng Tháng Mười Nga, sự ra đời của Quốc tế III – bộ tham mưu chiến đấu của giai cấp vô sản đã góp phần thúc đẩy, chỉ dẫn phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân các nước trong cuộc chiến đấu chống chủ nghĩa đế quốc thực dân giành độc lập dân tộc và phát triển đất nước.

Tình hình thế giới và đặc điểm thời đại trên đây có ảnh hưởng rất quan trọng đến cách mạng Việt Nam và quá trình hình thành Đảng cộng sản Việt Nam.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: