tiep loi the so sanh

Lợi thế so sánh (Comparative advantage)

Khái niệm lợi thế so sánh đóng một vai trò cực kì quan trọng trong học thuyết thương mại quốc tế hiện đại. Một bên (quốc gia, khu vực, cá nhân) được coi là có lợi thế so sánh hơn bên kia trong việc sản xuất một sản phẩm nếu họ có thể sản xuất sản phẩm đó với chi phí cơ hội thấp hơn.

Người đầu tiên đề cập đến lợi thế so sánh là Robert Torrens vào năm 1815 khi ông có một bài viết về việc trao đổi ngũ cốc giữa Anh và Ba Lan. Ông rút ra kết luận là người Anh vẫn có lợi khi xuất khẩu hàng hoá sang Ba Lan để đổi lấy ngũ cốc, cho dù họ có thể sản xuất ngũ cốc với chi phí thấp hơn Ba Lan. Tuy vậy, người có đóng góp lớn nhất cho lý thuyết lợi thế so sánh chính là David Ricardo khi ông đã đưa ra những giải thích mang tính hệ thống trong cuốn sách xuất bản năm 1817 "Những nguyên lý kinh tế chính trị và thuế khoá", sử dụng những ví dụ tương tự liên quan đến hoạt động trao đổi rượu lấy vải vóc giữa Anh và Bồ Đào Nha.

Theo lý thuyết trước đó của Adam Smith về lợi thế tuyệt đối, trong thương mại quốc tế, mỗi quốc gia sẽ tìm cho mình một số sản phẩm mà nó có lợi thế tuyệt đối, tức là nó sẽ thu lợi nhờ việc chuyên môn hoá và những sản phẩm mà nó sản xuất hiệu quả nhất và trao đổi với các quốc gia khác. Như vậy phải chăng những nước không có lợi thế tuyệt đối về bất cứ sản phẩm nào thì không thể thu được lợi ích từ thương mại quốc tế? Với lý thuyết lợi thế so sánh, Ricardo đã chỉ ra rằng, ngay cả những nước như vậy cũng vẫn tìm được chỗ đứng cho mình trong thương mại quốc tế nếu chuyên môn hoá vào sản xuất và xuất khẩu những sản phẩm mà nó có lợi thế so sánh. Lý thuyết của Ricardo dựa trên nhiều giả định hơi phi thực tế một chút, như là chi phí vận chuyển = 0, và lợi ích từ việc tăng sản lượng có thể bù đắp được các ngoại ứng tiêu cực như ô nhiễm môi trường hay bất công bằng xã hội. Tuy nhiên với sự phát triển của khoa học-công nghệ, với sự ra đời của máy bay và internet thì dường như giả định của Ricardo ngày càng vững vàng hơn.

Lý thuyết lợi thế so sánh được minh hoạ qua ví dụ sau: hai người đàn ông sống sót sau một vụ đắm tàu dạt lên một hòn đảo hoang. Để sống sót họ buộc phải tiến hành một vài hành vi kinh tế cơ bản như là kiếm nước ngọt, bắt cá, nấu ăn, dựng và sửa lều... Người thứ nhất là một chàng trai trẻ, khoẻ, có học hành và nhanh nhẹn hơn, tháo vát hơn, làm việc hiệu quả hơn trong mọi việc. Như vậy là anh ta có lợi thế tuyệt đối trong mọi việc. Người thứ hai là một ông già ốm yếu và không được học hành. Ông ta kém lợi thế tuyệt đối trong mọi việc. Đối với một số việc thì khoảng cách giữa hai người là rất lớn, trong khi một số việc khác thì khoảng cách cũng tương đối nhỏ.

Vậy có ai trong số hai người sẽ có lợi hơn khi sống đơn độc không? Câu trả lời là không, vì chuyên môn hoá và trao đổi sẽ đem lại lợi ích cho cả hai. Hai người phân công công việc như thế nào? Theo như lý thuyết lợi thế so sánh, chàng trai trẻ sẽ dành nhiều thời gian hơn cho những việc mà anh ta làm tốt hơn ông già kia rất nhiều, còn ông già sẽ tập trung vào những việc mà ông ta làm kém chàng trai chút đinh . Một thoả thuận như thế sẽ giúp tăng được tổng số sản phẩm và/hoặc giảm tổng thời gian lao động, nó sẽ giúp cả hai sung túc hơn.

Tuy nhiên, chuyên môn hoá và trao đổi sẽ không thể diễn ra nếu có một đầu vào không thể thay thế nào đó bị cạn kiệt. Trong ví dụ trên, nếu nước ngọt chỉ còn đủ cho một người thì cách duy nhất là giải quyết bằng bạo lực. Hoặc nếu chi phí cơ hội của hai bên với cùng một sản phẩm là như nhau thì không ai được coi là có lợi thế so sánh, trong trường hợp này chuyên môn hoá cũng là vô ích.

Để hiểu rõ lý thuyết này chúng ta tiếp tục phân tích một ví dụ định lượng nữa:

Bảng dưới đây mô tả số sản phẩm tạo ra từ một đơn vị nguồn lực của hai nước Việt Nam và Thái Lan.

Để việc phân tích được đơn giản có thể đưa ra những giả sử sau:

Mỗi bên đều có 10 đơn vị nguồn lực và nguồn lực dùng để sản xuất lúa gạo và xe máy là có thể thay thế hoàn hảo lẫn nhau, các nguồn lực được tự do di chuyển trong mỗi nước nhưng không được di chuyển sang nước khác

Thế giới chỉ có 2 nước và mỗi nước chỉ sản xuất 2 mặt hàng này

Chi phí cơ hội của mỗi nước là bất biến

Cơ chế giá cả hoạt động trong điều kiện cạnh tranh hoàn hảo.

Việt Nam Thái Lan

Xe máy 2 c 5 c

Gạo 10 t 12.5 t

Nhìn vào bảng trên có thể thấy Thái Lan có lợi thế tuyệt đối, còn Việt Nam kém lợi thế tuyệt đối ở cả hai mặt hàng này. Nếu không có thương mại thì Việt Nam có thể sản xuất tối đa là 20 chiếc xe máy, hoặc 100 tấn gạo, còn Thái Lan có thể có tối đa 50chiếc xe máy hoặc 125 tấn gạo.

Trường hợp hai nước quyết định tiến hành hoạt động giao thương với nhau. Bảng dưới đây cho thấy chi phí cơ hội để sản xuất mỗi mặt hàng:

Việt Nam Thái Lan

Xe máy 5 t/c 2.5 t/c

Gạo 0.2 c/t 0.4 c/t

Có thể thấy, chi phí cơ hội để sản xuất xe máy của Thái Lan thấp hơn, trong khi chi phí cơ hội để sản xuất gạo của Việt Nam thấp hơn. Vậy theo lý thuyết lợi thế so sánh Việt Nam nên tập trung vào sản xuất gạo còn Thái Lan sản xuất xe máy. Nếu chuyên môn hoá tuyệt đối Thì sản lượng của 2 nước như sau:

Việt Nam Thái Lan

Xe máy 0 50c

Gạo 100t 0

Việt Nam và Thái Lan sau đó sẽ tiến hành trao đổi theo một tỉ lệ nào đó nằm trong khoảng 2.5t/c đến 5t/c, giả sử là 3 tấn gạo/ 1 xe máy. Giả sử Thái Lan quyết định đổi 20 xe máy lấy 60 tấn gạo. Vậy lượng hàng hóa cuối cùng mà mỗi nước có, so sánh với lượng hàng hoá nếu tự sản xuất như 2 bảng sau:

Việt Nam Thái Lan

Xe máy 20 30

Gạo 40 60

Sản lượng nếu có thương mại quốc tế

Việt Nam Thái Lan

Xe máy 12 ( =2x6 ) 30 ( =5x6 )

Gạo 40 (=10x4) 48 (=12x4)

Sản lượng nếu tự sản xuất

Như vậy nhờ có thương mại quốc tế mà cả hai nước đều được tiêu dùng lượng hàng hoá lớn hơn khả năng tự cung cấp của mình, hay nói cách khác họ đã đẩy được đường giới hạn khả năng sản xuất ra xa gốc toạ độ hơn.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: