tieng viet
1. Cải tiến chính tả tiếng Việt là một vấn đề được nhiều người quan tâm từ hơn một thế kỉ nay. Đã có rất nhiều phương án. Đối với tiếng Việt, một sự cải tiến chính tả chỉ là hợp lí nếu nó phát huy được ưu điểm đã nói ở trên của chữ viết tiếng Việt, làm cho chính tả tiếng Việt là mộtchính tả âm tiết hoàn hảo hơn, xoá bỏ một vài trường hợp không có quan hệ một đối một giữa âm tiết ngữ âm và âm tiết chữ viết, cũng tức là những trường hợp có vấn đề chính tả đối với tất cả các phương ngữ. Trên quan điểm đó, không cần thiết thực hiện những cải tiến chỉ nhằm xoá bỏ những bất hợp lí, có rất nhiều, trong cách viết âm vị, những cải tiến như vậy sẽ gây ra những đảo lộn lớn, chỉ thoả mãn yêu cầu thuần tuý khoa học mà không đáp ứng một đòi hỏi thực tế nào của đông đảo người sử dụng chữ viết.
2. Cụ thể, nên thực hiện một số cải tiến sau đây:
a) Thay D, GI bằng Z, viết phụ âm đầu /z-/; cải tiến này không chỉ xoá bỏ sự bất hợp lí của việc dùng hai con chữ phụ âm đầu D- và GI-, mà đồng thời còn xoá bỏ sự bất hợp lí của bản thân GI: thường là viết một phụ âm, /z/, nhưng cũng có khi viết cả một âm tiết, /zi/, như GÌ (đáng lẽ là GIÌ); GIA có thể là GI + A (GIA đình, GIẠ lúa), mà cũng có thể là GI + IA (giặt GỊA), GIÊ có thể là GI + Ê (rau GIỀN), mà cũng có thể là GI + IÊ (GIẾT chết);
b) Dùng D thay cho Đ viết phụ âm đầu /d-/ (điều này cho phép khi đã thay D/GI bằng Z); dùng con chữ D như vậy thống nhất với quốc tế sẽ có nhiều tiện lợi.
c) Nhất loạt viết phụ âm đầu /γ-/ bằng G, bỏ H trong GH (viết GE, GÊ, GI thay cho GHE, GHÊ, GHI) (điều này cho phép khi đã thay D/GI bằng Z); cũng vậy, bỏ H trong NGH, nhất loạt viết phụ âm đầu /η-/ bằng NG (viết NGE, NGÊ, NGI thay cho NGHE, NGHÊ, NGHI).
Một vài cải tiến trên đây đơn giản hoá, hợp lí hoá chính tả mà không gây ra những xáo lộn đáng kể. Thật ra cũng chỉ một cải tiến: dùng Z thay cho cả D và GI; thực hiện cải tiến này thì hai cải tiến sau là tất yếu.
Đồng thời với ba cải tiến nói trên, chuẩn hoá và thống nhất chính tả trong mấy trường hợp sau đây:
a) Nhất loạt viết khuôn vần /-i/ bằng I trong các âm tiết H-, K-, L-, M-, T- (nhất loạt viết HI, KI, LI, MI, TI, cũng như viết BI, CHI, DI, v.v.; không viết HY, KY, LY, MY, TY);
b) Nhất loạt viết khuôn vần /-u̯i-/ bằng UY (nhất loạt viết QUY /-ku̯i-/, cũng như viết HUY, NGUY, TUY, v.v.; không viết QUI);
c) Đồng thời chuẩn hoá cách ghi dấu thanh ở các âm tiết có âm đệm /-u̯-/ (viết bằng U hoặc bằng O), ghi dấu thanh như ở âm tiết không có âm đệm tương ứng (viết QUẢ, QUÝ, HOÀ, TUỆ; so sánh: CẢ, KÍ, HÀ, TỆ), không ghi dấu thanh ở con chữ âm đệm, U hoặc O (không viết QỦA, QÚY, HÒA, TỤÊ).
2001Chú thích:
* Báo cáo khoa học đọc tại Hội thảo Quốc tế về Việt Nam học, Hà Nội, tháng 7-1998; có sửa ít nhiều, về chi tiết.
** Hình vị là đơn vị nhỏ nhất có mang ý nghĩa và là yếu tố cấu tạo từ.
1. Để phân biệt ngữ âm và chữ viết, khi nêu đơn vị chữ viết cụ thể, chúng tôi dùng lối viết hoa đứng, phân biệt với lối viết thường nghiêng dùng cho đơn vị ngữ âm cụ thể (khi không dùng kí hiệu ngữ âm quốc tế): phụ âm đầu d-, âm tiết d- (âm tiết có phụ âm đầu d-), phụ âm đầu D- (con chữ phụ âm đầu D-), âm tiết D- (âm tiết có con chữ phụ âm đầu D-).
2. Từ điển tiếng Việt, Hoàng Phê chủ biên, NXB Đà Nẵng và Trung tâm Từ điển học, in lần thứ sáu, Hà Nội - Đà Nẵng, 1998.
3. Âm tiết thường dùng nói về ngữ âm, nhưng cũng có khi dùng nói về chữ viết (trong bài nàyâm tiết thường dùng với nghĩa sau). Nói tiếng Việt sử dụng 6.718 âm tiết là nói âm tiết chữ viết. Trong tiếng Việt, có sự đối ứng chặt chẽ âm tiết ngữ âm âm tiết chữ viết, trừ trường hợp với âm tiết D- và âm tiết GI-, viết phân biệt, nhưng đã từ lâu không một phương ngữ nào phát âm phân biệt d- và gi-, tuy rằng phát âm cụ thể có khác nhau giữa phương ngữ miền Bắc với các phương ngữ miền Nam, miền Trung. Có tất cả 281 âm tiết D- và 156 âm tiết GI-, tổng cộng 437 âm tiết, chúng ta gọi là âm tiết D-/GI- (âm tiết viết với D- hay GI-, tuỳ trường hợp); trong tổng số 437 âm tiết D-/GI-, có 159 trường hợp chỉ có âm tiết D-, không có âm tiết GI-; 34 trường hợp chỉ có âm tiết GI-, không có âm tiết D-; 122 trường hợp vừa có âm tiết D-, vừa có âm tiết GI-; cho nên tương ứng với tổng số 437 âm tiết D-/GI- chỉ có 159 + 34 + 122 = 315 âm tiết ngữ âm d-/gi-. Như vậy, tương ứng với 6.718 âm tiết sử dụng trong chữ viết, là 6.718 - 122 = 6.596 âm tiết ngữ âm.
4. giới vốn là giái, nói trại do kiêng tránh (giái đồng âm với dái); giái, viết GIÁI, từ lâu không dùng nữa, nhưng chính tả với GI- vẫn giữ lại ở giới; trong Đại Nam Quấc âm Tự vị của Huình Tịnh Của (1895), chỉ có giái (viết thế giái, khí giái, v.v.), không có giới.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top