tiếng anh phổ biến(từ và ngữ pháp)
Danh sách 25 động từ tiếng Anh được dùng nhiều nhất hàng ngày.
([email protected] Phạm Văn Chúc YTB39E sưu tầm và biên soạn
Tài liệu tham khảo: Tienganhonline.net)
Động từ
Phiên âm
Nghĩa
BE
/bi:/
xem bài "TO BE"
HAVE
/hæv/
có
DO
/du:/
làm
SAY
nói
GET
(nên tra từ điển)
MAKE
/meik/
làm ra
GO
đi
KNOW
/nou/
biết
TAKE
/teik
lấy
SEE
/si:/
thấy
COME
/kʌm/
đến
THINK
/θiɳk/
suy nghĩ
LOOK
/luk/
nhìn
WANT
/wɔnt/
muốn
GIVE
/giv/
cho
USE
/ju:s/
sử dụng
FIND
/faind/
tìm thấy
TELL
/tel/
nói cho ai biết
ASK
/ɑ:sk/
hỏi
WORK
/wə:k/
làm việc
SEEM
/si:m/
có vẻ
FEEL
/fi:l/
cảm thấy
TRY
/trai/
cố gắng, thử
LEAVE
/li:v/
rời khỏi
CALL
/kɔ:l/
gọi, gọi điện
Dưới đây là tất cả những giới từ cơ bản mà bạn cần biết:
aboard, about, above, across, after, against, along, among, around, as, at, before, behind, below, beneath, beside, between, beyond, but (except), by, concerning, despite, down, during, except for, from, in, into, like, near, of, off, on, onto, out, outside, over, past, per, regarding, since, through, throughout, till, to, toward, under, underneath, until, up, upon, with, within, without,
Thành ngữ là những cách nói được rất nhiều người dùng để diễn đạt một ý nghĩa nào đó, vì vậy nếu lạm dụng sẽ gây ra sự nhàm chán. Tuy nhiên, thành ngữ rất thường được dùng, nhất là trong văn nói. Bạn cần biết ít nhất là tất cả những thành ngữ sau để có thể hiểu được người bản xứ nói gì vì thành ngữ có đôi khi không thể đoán nghĩa được dựa trên nghĩa đen của các từ trong đó.
A Bird In The Hand Is Worth Two In The Bush = một con chim trong tay có giá trị hơn hai con chim trên trời
"Dan has asked me to go to a party with him. What if my boyfriend finds out?" Reply: "Don't go.A bird in the hand is worth two in the bush."
A Drop In The Bucket = hạt muối bỏ biến
"I'd like to do something to change the world but whatever I do seems like a drop in the bucket."
A Fool And His Money Are Easily Parted = 1 kẻ ngốc không giữ được tiền lâu
Example: "Her husband can't seem to hold onto any amount of money; he either spends it or loses it. A fool and his money are easily parted."
A Penny Saved Is A Penny Earned = 1 xu tiết kiệm cũng như 1 xu làm ra
"I'm going to give you $20 but I want you to put it in the bank; a penny saved is a penny earned!"
A Piece Of Cake = dễ như ăn cháo
"Do you think you will win your tennis match today?" Answer: "It will be a piece of cake."
Absence Makes The Heart Grow Fonder = sự vắng mặt làm tình yêu ngọt ngào hơn
"The time we spend apart has been good for us; absence makes the heart grow fonder."
Actions Speak Louder Than Words = hành động có giá trị hơn lời nói
"Don't tell me how to do this; show me! Actions speak louder than words."
Add Fuel To The Fire = thêm dầu vào lửa
"I would like to do something to help, but I don't want to add fuel to the fire."
It Is All Greek to me. = Tôi chẳng hiểu gì cả. (ám chỉ chữ viết hoặc tiếng nói)
"Did you understand what he just said?" Reply: "Nope. It was all Greek to me."
All Thumbs = vụng về, hậu đậu
"Hey! You are pouring my coffee on the table!" Reply: "Oh, I'm so sorry! I have been all thumbstoday."
Cost An Arm And A Leg = trả 1 cái giá cắt cổ, tốn rất nhiều tiền
"Be careful with that watch; it cost me an arm and a leg."
Arm In Arm = tay trong tay
"What a nice afternoon. We walked arm in arm along the beach for hours."
Beating Around The Bush = vòng vo tam quốc
"If you want to ask me, just ask; don't beat around the bush."
Better Late Than Never = thà trễ còn hơn không
"Sorry I was late for the meeting today; I got stuck in traffic." Answer: "That's okay; better late than never."
Between A Rock And A Hard Place = đứng giữa 2 lựa chọn khó khăn
"I'd like to help you but I am stuck between a rock and a hard place."
Birds Of A Feather Flock Together = ngưu tầm ngưu, mã tầm mã
"Look; the volleyball players are eating at the same table together, as always." Answer: "Birds of a feather flock together."
Bite Off More Than You Can Chew = không lượng sức
"I thought I could finish this report within one month, but it looks like I have bitten off more than I can chew."
Bite Your Tongue = cố gắng im lặng
"Whenever that professor says something I don't like, I have to bite my tongue."
Blood Is Thicker Than Water = 1 giọt máu đào hơn ao nước lã
"When my best friend and my brother got in a fight I had to help my brother; blood is thicker than water."
Burn Your Bridges = đốt cầu của mình, tức là tự làm mất đi cơ hội của mình
"I wish you hadn't been rude to that man just now; he is very important in this town and you shouldn't go around burning bridges."
Burning The Candle At Both Ends = vắt kiệt sức ra để làm việc
"Ever since this new project started I have been burning the candle at both ends. I can't take much more of it."
Call It Off = hủy bỏ
"Tonight's game was called off because of the rain."
Cross Your Fingers = động tác được tin là sẽ đem lại sự may mắn
"Let's cross our fingers and hope for the best!"
Curiosity Killed The Cat = sự tò mò có thể rất nguy hiểm
"Hey, I wonder what's down that street; it looks awfully dark and creepy." Answer: "Let's not try to find out. Curiosity killed the cat."
Don't Count Your Chickens Until They're Hatched = trứng chưa nở đã đếm gà
"Next Friday I will be able to pay you back that money I owe you." Answer: "I won't becounting my chickens..."
Don't Put All Your Eggs In One Basket = đừng bỏ tất cả trứng vào 1 rổ, tức hãy chia đều những nguy cơ ra nhiều nơi để giảm rủi ro
"The best way to gamble is to only bet small amounts of money and never put all your eggs in one basket."
From Rags To Riches = từ nghèo khổ trở thành cự phú
"My uncle is a real rags to riches story."
Get Over It = vượt qua, qua khỏi
"I was very sick yesterday, but I got over it quickly."
Great Minds Think Alike = tư tưởng lớn gặp nhau
"I have decided that this summer I am going to learn how to scuba dive." Answer: "Me too! I have already paid for the course. Great minds think alike!"
Have No Idea = không hề biết, không có khái niệm nào
"I can't find my keys. I have no idea where I put them."
It Takes Two To Tango = có lửa mới có khỏi
"Her husband is awful; they fight all the time." Answer: "It takes two to tango."
Keep An Eye On = xem chừng, trông chừng, để mắt đến
"I have to run to the bathroom. Can you keep an eye on my suitcase while I am gone?"
Let Sleeping Dogs Lie = đừng gợi lại những chuyện không hay
"I wanted to ask her what she thought of her ex-husband, but I figured it was better to let sleeping dogs lie."
Neither A Borrower, Nor A Lender Be = đừng cho mượn tiền, cũng đừng mượn tiền
"Could you lend me twenty dollars?" Answer: "Sorry, neither a borrower nor a lender be."
Never Bite The Hand That Feeds You = đừng bao giờ cắn vào bàn tay đã đút cho ta ăn
"We have been your best customers for years. How could you suddenly treat us so rudely? You should never bite the hand that feeds you."
Off The Hook = đỡ mệt, đỡ phiền, càng khỏe
"You're lucky; it turns out that Dad never heard you come in late last night." Answer: "Great, that means I'm off the hook!"
Everybody Is On The Same Page = mọi người đều hiểu vấn đề
"Before we make any decisions today, I'd like to make sure that everyone is on the same page."
Out Of Sight, Out Of Mind = xa mặt cách lòng
"I meant to read that book, but as soon as I put it down, I forgot about it." Answer: "Out of sight, out of mind."
People Who Live In Glass Houses Should Not Throw Stones = bản thân mình không đúng thì đừng chê người khác sai
"Look at what time it is... you are late again!" Answer: "Hey, how often are you not on time?People who live in glass houses should not throw stones."
Practice Makes Perfect = càng tập luyện nhiều càng giỏi
"You see how quickly you are getting better at the piano! Practice makes perfect!"
Put Your Foot In Your Mouth = tự há miệng mắc quai, nói lỡ lời
"Let's all be very careful what we say at the meeting tomorrow. I don't want anyone putting their foot in their mouth."
Rome Was Not Built In One Day = Thành La Mã không phải được xây trong 1 ngày
"It is taking me a long time to write this computer program." Answer: "Rome was not built in one day."
Rub Salt In An Old Wound = Xát muối vào vết thương chưa lành
"Oh please, let's not rub salt in old wounds!"
Second Nature = việc dễ dàng
"It has always been second nature for me to draw with both hands."
Start From Scratch = bắt đầu từ đầu, bắt đầu từ con số không
"How are you going to build your business?" Answer: "Just like everyone else does: starting from scratch."
The Pros And Cons = những mặt lợi và những mặt hại
"I've considered the pros and cons and I've decided: it is going to be expensive, but I still want to go to college."
The Straw That Broke The Camel's Back = giọt nước làm tràn ly
"You've been rude to me all day, and I've had it. That's the last straw!"
The Writing On The Wall = tín hiệu rõ ràng báo hiệu sự thay đổi
"Can't you see the writing on the wall?"
Third Wheel= kẻ dư thừa, kỳ đà cản mũi
"You two go on ahead without me. I don't want to be the third wheel."
Tie The Knot = kết hôn
"Did you hear about Dan and Jenny? They finally decided to tie the knot!"
Turn Over A New Leaf= quyết tâm thay đổi cuộc đời
"I'm turning over a new leaf; I've decided to quit smoking."
Two Wrongs Don't Make A Right = hai cái sai không làm nên 1 cái đúng
"That boy pushed me yesterday and I am going to get him back today!" Answer: "No you are not! Two wrongs do not make a right."
Under The Weather = không khỏe trong người, bị bệnh nhẹ do thời tiết
"What's wrong?" Answer: "I'm a bit under the weather."
Up Against = đương đầu với
"We have been up against stronger opponents in the past."
Water Under The Bridge = chuyện đã qua rồi
"Aren't you still angry about what he said?" Answer: "No, that was a long time ago. It's allwater under the bridge."
When In Rome, Do As The Romans Do = nhập gia tùy tục
"Are you sure we should eat this with our hands?" Answer: "Why not? All of these people are eating it that way. When in Rome, do as the Romans do!"
When Pigs Fly = còn khuya, không bao giờ có chuyện đó đâu
"Would you ever take her on a date?" Answer: "Sure- when pigs fly!"
Without A Doubt = chắc chắn, không còn nghi ngờ gì nữa
"Are you going to watch the game tomorrow?" Answer: "Without a doubt!"
Word Of Mouth = sự truyền miệng
"Where did you hear about that?" Answer: "Just word of mouth."
You Can't Judge A Book By Its Cover = áo ca sa không làm nên thầy tu, đừng đánh giá dựa trên vẻ bề ngoài
"He dresses in plain clothing and drives an ordinary car. Who would know he is the richest man in town? You can't judge a book by its cover!"
Các danh xưng cơ bản trong tiếng Anh
Trong tiếng Anh, khi đã thân mật, người ta gọi nhau bằng tên không phân biệt tuổi tác, giới tính. Nếu chúng ta kêu tên người lớn trong tiếng Việt như vậy thì quá "hỗn", nhưng trong tiếng Anh việc gọi tên nhau là bình thường và khi nói tiếng Anh, nếu ta cố tình làm theo kiểu như tiếng Việt thì mới là bất thường (ví dụ, nếu JOHN lớn hơn bạn 10 tuổi, bạn kêu JOHN là Brother JOHN để giống tiếng Việt là Anh John thì mới là không giống ai). Tuy nhiên, trong trường hợp xa lạ, trang trọng bạn phải biết cách thêm danh xưng phù hợp để xưng hô. Bài này đề cập các danh xưng cơ bản trong tiếng Anh.
* Đối với đàn ông:
- Ta thêm MR (đọc là /'mistə/ ) trước HỌ hoặc HỌ TÊN của người đàn ông. Trong tiếng Anh, người ta luôn ghi tên trước, chữ lót nếu có và họ sau cùng.
+ Ví dụ: MR. FRANK MCCOY hoặc MR MCCOY, không nói MR FRANK. (Ở Việt Nam, chúng ta hay nói Mr Frank cho phù hợp với cách gọi của người Việt: không ai đem họ nhau ra mà gọi ở Việt Nam)
- SIR : ông, anh, ngài...bạn muốn dịch sao cũng được, đây chỉ là từ dùng ở đầu câu, hoặc cuối câu, không kết hợp với họ tên gì cả để tỏ ý RẤT lễ phép.
- SIR + HỌ hay HỌ TÊN : chỉ dành cho những người đã được Nữ Hoàng Anh phong tước.
+ SIR WILLIAM SHAKESPEAR đã được phong tước.
* Đối với phụ nữ:
- Ta thêm MRS (đọc là /'misiz/ ) trước HỌ hoặc HỌ TÊN của người phụ nữ ĐÃ CÓ CHỒNG. Thường ở các nước nói tiếng Anh, phụ nữ khi lấy chồng sẽ đổi họ theo họ của chồng.
+ MRS BROWN = Bà BROWN (chồng bà này họ BROWN)
- Ta thêm MISS (đọc là /mis/) trước HỌ hoặc HỌ TÊN của người phụ nữ CHƯA CÓ CHỒNG. Người ta cũng có thể dùng MISS không để gọi một người phụ nữ chưa chồng, tựa như "cô" trong tiếng Việt.
- Ta thêm MS (vẫn đọc là /mis/) trước HỌ hoặc HỌ TÊN của người phụ nữ ta KHÔNG BIẾT CÓ CHỒNG HAY CHƯA hoặc không muốn đề cập tình trạng hôn nhân của họ.
- MADAM tương đương với SIR, dùng đầu câu hoặc cuối câu tỏ ý RẤT lễ phép với phụ nữ. Thường người ta đọc MADAM là M'AM (bỏ âm D để tránh trùng âm với từ MADAM khác có nghĩa là tú bà)
* Đối với tổng thống:
- Trường hợp này, ngoài SIR ra, người ta còn dùng cụm từ MR PRESIDENT để xưng hô lịch sự, trang trọng với tổng thống (dĩ nhiên tổng thống là đàn ông).
* Đối với quan tòa:
- YOUR HONOR = Kính thưa quý tòa
* Đối với vua, nữ hòang:
- YOUR MAJESTY: kính thưa Đức Vua/Nữ Hoàng
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Xin lưu ý: Tuyệt đối không kêu réo, gây sự chú ý của người nước ngoài bằng từ YOU, như một số người bán hàng rong ở các khu vực đông khách nước ngoài. Từ YOU khi dùng để kêu ai, gây chú ý của ai là một cách dùng khiến người khác rất "nóng mặt", thường dùng khi sắp có đánh nhau (giống như: Ê THẰNG KIA) .Thay vào đó, để gây sự chú ý của đàn ông, ta kêu lớn SIR, đối với phụ nữ ta kêu lớn M'AM (nhớ đừng nói MADAM -tú bà-), đối với phụ nữ trẻ hơn, ta dùng MISS!
NHỮNG ĐỘNG TỪ PHẢI ĐI TRƯỚC ĐỘNG TỪ THÊM ING. (VERB + GERUND)
Trong tiếng Việt, trong cùng một câu, ta có thể đặt hai động từ liền kề nhau, ví dụ như: TÔI THÍCH HỌC NGOẠI NGỮ nhưng trong tiếng Anh ta hầu như không bao giờ được đặt hai động từ liền kề nhau mà không thêm gì cả. Ngữ pháp tiếng Anh đòi hỏi ta phải thêm ING vào động từ đứng sau hoặc thêm TO trước động từ đứng sau. Trong bài này, ta sẽ học những động từ thường gặp nhất mà yêu cầu động từ theo sau nó phải được thêm ING.
* ALLOW DOING SOMETHING: cho phép làm gì đó
- They don't allow taking photographs in this supermarket. (Họ không cho phép chụp ảnh trong siêu thị này).
* AVOID DOING SOMETHING: tránh né làm gì đó
- People should avoid eating after 8 p.m (Mọi người nên tránh ăn sau 8 giờ tối)
* BEAR DOING SOMETHING = STAND DOING SOMETHING: chịu đựng được khi làm gì đó
- I can't stand listening to their singing. (Tôi không thể chịu được khi phải nghe họ hát)
* CAN’T HELP DOING SOMETHING: không thể không làm gì đó, không thể nín nhịn làm gì đó (thường là không thể nhịn cười)
- I can't help laughing every time I watch Mr.Bean (Tôi không thể nhịn cười mỗi lần xem Mr Bean)
* CONSIDER DOING SOMETHING: xem xét, nghĩ đến khả năng sẽ làm gì đó
- He seriously considered resigning. (Ông ấy đã nghiêm túc nghĩ đến việc từ chức)
* DENY DOING SOMETHING: chôí đã làm gì đó
- The woman denied killing her husband (Người đàn bà đó đã chối tội giết chồng
* DISLIKE DOING SOMETHING = không thích làm gì đó
- I dislike being the center of attention (Tôi không thích làm trung tâm của sự chú ý)
* DREAD DOING SOMETHING: rất rất sợ phải làm gì đó
- After a long holiday, many people dread going back to work (Sau một kỳ nghỉ dài ngày, nhiều người rất sợ phảiđi làm trở lại)
* ENDURE DOING SOMETHING: chịu đựng phải làm điều gì đó
- He can't endure being alone in a foreign country (Anh ấy không chịu được cảnh cô độc một mình ở nước ngoài)
* ENJOY DOING SOMETHING: thích thú, có được niềm vui khi làm điều gì đó, thích làm gì đó như là một thú vui
- Young children enjoy helping around the house (Trẻ nhỏ thường thích giúp đỡ làm công việc trong nhà)
* FINISH DOING SOMETHING: hoàn tất làm điều gì đó, làm xong việc gì đó
- When I finish typing this lesson, I will reward myself with a coffee. (Khi tôi đánh máy xong bài học này, tôi sẽ tự thưởng cho mình một ly cà phê)
* GIVE UP DOING SOMETHING = QUIT DOING SOMETHING = từ bỏ làm gì đó
- I wonder when my father will stop/quit smoking (Tôi không biết khi nào ba tôi mới bỏ hút thuốc lá)
* GO ON DOING SOMETHING: tiếp tục làm gì đó
- Please go on working! (Hãy tiếp tục làm việc!)
* HATE DOING SOMETHING: ghét làm gì đó
- Paul hates having his pictures taken (Paul ghét bị chụp ảnh)
* IMAGINE DOING SOMETHING: tượng tượng làm gì đó
- She can't imagine living with a husband 40 years older than she. (Cô ấy không thể tưởng tượng được việc sống chung với một ông chồng lớn hơn mình 40 tuổi)
* INVOLVE DOING SOMETHING:đòi hỏi phải làm gì đó,đồng nghĩa với việc phải làm gì đó
- Running your own business involves working long hours (Điều hành doanh nghiệp riêng của mình đồng nghĩa với việc bạn phải làm việc nhiều giờ liên tục)
* KEEP DOING SOMETHING: mãi làm điều gì đó, liên tục làm điều gì đó
- If you can keep studying English 2 hours a day for 2 years, you will certainly be very good at it (Nếu bạn có thể học tiếng Anh liên tục mỗi ngày 2 tiếng trong vòng 2 năm, chắc chắn bạn sẽ rất giỏi môn này)
* LIKE DOING SOMETHING: thích làm gì đó
- I like watching documentaries. (Tôi thích xem phim tài liệu)
* MIND DOING SOMETHING:phiền lòng khi làm gì đó (dùng trong phủ định hoặc nghi vấn xin phép, nhờ vả)
- Would you mind opening the window? (bạn có ngại mở cửa số giúp tôi không?)
- I don't mind lending him some money as long as he promises to pay me back (Tôi không ngại cho anh ấy mượn tiền miễn là anhấy hứa trả lại cho tôi)
* MISS DOING SOMETHING: suýt đã làm gì đó
- As he crossed the street, the bus just missed hitting him (Lúc anh ấy băng qua đường, xe buýt suýt chút nữa đã đâm vào anh ấy)
* POSTPONE DOING SOMETHING: trì hoãn làm gì đó
- They have decided to postpone having a child for a while (Họ đã quyết định trì hoãn việc có con thêm 1 thời gian nữa).
* PRACTISE DOING SOMETHING: thực tập, thực hành làm gì đó
- You must practise speaking English as much as possible to become more fluent (Bạn phải thực hành nói tiếng Anh càng nhiều càng tốt để trở nên lưu loát hơn)
* REMEMBER DOING SOMETHING: nhớ đã làm gì đó (khi nghĩ về quá khứ)
- Do you remember locking the door? (anh có nhớ là đã khóa cửa rồi hay chưa?)
* RESENT DOING SOMETHING: ghét làm gì đó
- He resented having to work such long hours (anh ấy ghét phải làm việc nhiều giờ liên tục như vậy).
* RISK DOING SOMETHING: có nguy cơ bị làm gì đó
- If you invest in the stock market now, you will risk losing your money (Nếu bạn đầu tư vào thị trường chứng khoán lúc này, bạn sẽ có nguy cơ mất tiền.
* START DOING SOMETHING = BEGIN DOING SOMETHING: bắt đầu làm gì đó
- After his business started bringing in profits, his health started going downhill. (Sau khi việc làm ăn của ông ta bắt đầu đem lại lợi nhuận thì sức khỏe ông ấy bắt đầu xuống dốc)
* SUGGEST DOING SOMETHING:đề nghị làm gì đó
- For those who want to improve their spoken English without spending money, I suggest finding a job in the back-packers'area. (Đối với những người nào muốn cải thiện kỹ năng nói mà không cần phải tốn tiền, tôi đề nghị tìm việc làm ở khu Tây ba Lô)
* TO BE USED TO DOING SOMETHING: quen với việc làm gì đó
- She is still not used to getting up early. (Cô ấy ẫn chưa quen với việc dậy sớm).
* TRY DOING SOMETHING: thử làm gì đó
- If you want to know how the poor feel, try living on one dollar a day. (nếu bạn muốn biết người nghèo cảm giác thế nào, thử sống bằng 1 đô mỗi ngày đi)
* SPEND TIME DOING SOMETHING: bỏ (thời gian) làm gì đó
- He spends 4 hours playing computer games every day. (Mỗi ngày, nó bỏ ra 4 tiếng đồng hồ để chơi game vi tính)
NHỮNG ĐỘNG TỪ MÀ ĐỘNG TỪ THEO SAU NÓ PHẢI LÀ TO INFINITIVE (VERB + TO INFINITIVE)
Trong tiếng Việt, trong cùng một câu, ta có thể đặt hai động từ liền kề nhau, ví dụ như: TÔI THÍCH HỌC NGOẠI NGỮ nhưng trong tiếng Anh ta hầu như không bao giờ được đặt hai động từ liền kề nhau mà không thêm gì cả. Ngữ pháp tiếng Anh đòi hỏi ta phải thêm ING vào động từ đứng sau hoặc thêm TO trước động từ đứng sau. Trong bài này, ta sẽ học những động từ thường gặp nhất mà yêu cầu động từ theo sau nó phải là TO INFINITIVE (động từ nguyên mẫu có TO).
* AGREE TO DO SOMETHING: đồng ý làm gì đó
- My friend agreed to help me (Bạn tôi đã đồng ý giúp tôi)
* AIM TO DO SOMETHING: nhắm đến làm điều gì đó
- Most of my students aim to get an IELTS score of 6.5. (Đa số học viên của tôi nhắm đến mục tiêu lấy được điểm IELTS 6.5)
* APPEAR TO DO SOMETHING: có vẻ như làm gì đó
- He appears to be kind (Anh ấy bề ngoài có vẻ tốt bụng)
* ASK TO DO SOMETHING: hỏi xin phép làm gì đó
- Someone asked to speak to you on the phone (Có ai đó hỏi xin được nói chuyện với anh trên điện thoại)
* ATTEMPT TO DO SOMETHING: cố gắng, nỗ lực làm gì đó
- I will attempt to make learning English easier for my students. (Tôi sẽ cố gắng nỗ lực sao cho việc học tiếng Anh sẽ dễ dàng hơn cho học viên của tôi)
* BE ABLE TO DO SOMETHING: làm được điều gì đó
- Most babies are able to walk at the age of one. (Hầu hết trẻ em lên một có thể đi được)
* BE DETERMINED TO DO SOMETHING: quyết tâm làm điều gì đó
- When you are determined to do something, you have more chances of achieving it. (Khi bạn quyết tâm làm điều gì, bạn có cơ hội thành công nhiều hơn)
* BEGIN TO DO SOMETHING: bắt đầu làm gì đó
- I began to work as an English teacher when I was 17 (Khi tôi 17 tuổi, tôi đã bắt đầu làm gia sư dạy tiếng Anh)
* CARE TO DO SOMETHING: muốn làm gì đó, có hứng thú làm gì đó (dùng trong phủ định và câu hỏi)
- He didn't care to explain himself (Anh ấy chả thèm giải thích gì cả cho bản thân)
* CHOOSE TO DO SOMETHING: chọn con đường làm gì đó, tự nguyện làm gì đó
- Most people choose to be poor without knowing it (Hầu hết mọi người chọn làm người nghèo mà họ không hề hay biết điều đó)
* CLAIM TO DO SOMETHING: tuyên bố làm gì đó
- If any school claims to be able to help a beginner to become fluent in English within 3 months, they are just full of hot air. (Nếu bất kỳ trường nào tuyên bố có thể dạy một người trình độ vỡ lòng nói lưu loát tiếng Anh trong vòng 3 tháng thì họ đều là nói phét)
* CONTINUE TO DO SOMETHING: tiếp tục làm gì đó
- One should always continue to study no matter what degrees one has achieved.(Bạn nên tiếp tục học mãi mãi dù bạn đã có được bằng cấp gì đi nữa)
* DARE TO DO SOMETHING: dám làm gì đó
- Many people don't try to do anything great because they don't dare to fail (Nhiều người không cố gắng làm gì vĩ đại vì họ sợ thất bại)
* DECIDE TO DO SOMETHING: quyết định làm gì đó
- He finally decided to quit smoking (Rốt cục anh ấy cũng quyết định bỏ thuốc lá)
* DESERVE TO DO SOMETHING: đáng được/đáng phải làm gì đó
- Many developed countries believe that no one deserves to die even if they have committed a serious crime such as murder. (Nhiều quốc gia phát triển tin rằng không ai đáng phải chết cả cho dù họ đã phạm tội nghiêm trọng như tội giết người)
* EXPECT TO DO SOMETHING: kỳ vọng, mong đợi, tin là sẽ làm gì đó
- I expect to finish this lesson before midnight. (Tôi tin là sẽ xong bài học này trước 12 giờ đêm)
* FAIL TO DO SOMETHING: không làm gì đó
- There's a famous saying: "If you fail to plan, you plan to fail" (Có một câu nói nổi tiếng: "Nếu bạn không lên kế họach thì tức là bạn đang lên kế hoạch chuẩn bị thất bại)
* FORGET TO DO SOMETHING: quên làm gì đó
- Don't forget to take the raincoat. It's the rainy season. (Đừng quên đem theo áo mưa. Giờ đang là mùa mưa.)
* GET TO DO SOMETHING: được làm gì đó
- When my daughter has good marks, she gets to go to Đầm Sen Park on Sunday. (Khi con gái tôi được điểm tốt, con bé được đi Đầm Sen vào ngày Chủ nhật)
* HAPPEN TO DO SOMETHING: vô tình, tình cờ làm gì đó
- The word "HAPPEN" happens to have two meanings. (Từ HAPPEN tình cờ ngẫu nhiên có 2 nghĩa (xảy ra, tình cờ)).
* HESITATE TO DO SOMETHING: do dự không chịu làm gì đó
- If you don't understand, please don't hesitate to ask (Nếu bạn không hiểu, đừng ngại hỏi nhé!)
* HOPE TO DO SOMETHING: hy vọng làm gì đó
- Most people study Englishh because they hope to find a better job afterwards. (Đa số mọi người học tiếng Anh vì họ hy vọng tìm được việc làm tốt hơn sau khi học)
* MANAGE TO DO SOMETHING: có thể xoay sở để làm được gì đó
- He managed to pass the test even though he had skipped many classes (Anh ta vẫn thi đậu được mặc dù đã bỏ học nhiều buổi)
* NEED TO DO SOMETHING: cần làm gì đó
- The government needs to respect people's right to trade legal commodities (Chính phủ cần phải tôn trọng quyền trao đổi hàng hóa hợp pháp của người dân)
* PLAN TO DO SOMETHING: định làm gì đó
- I'm planning to go to Singapore next month (Tôiđịnh đi SIngapore tháng sau)
* PREPARE TO DO SOMETHING: chuẩn bị, sẵn sàng làm gì đó
- Prepare to be surprised when you go to a foreign country (Hãy chuẩn bị tinh thần là bạn sẽ bị ngạc nhiên khi đi ra nước ngoài)
* PRETEND TO DO SOMETHING: giả vờ làm gì đó
- Some animals pretend to be dead when they are in danger (Khi gặp nguy hiểm, một số động vật giả vờ chết)
* PROMISE TO DO SOMETHING: hứa sẽ làm gì đó
- She promised to help me (Cô ấy hứa sẽ giúp tôi)
* REFUSE TO DO SOMETHING: từ chối làm gì đó
- The police refused to speak to the media (Cảnh sát từ chối tiếp báo chí)
* REMEMBER TO DO SOMETHING: nhớ sẽ làm gì đó
- Please remember to learn at least 20 new words a day. (Hãy nhớ học thuộc ít nhất 20 từ mới mỗi ngày!)
* SEEM TO DO SOMETHING: dường như làm gì đó
- Many people seem to think they could become fluent in English if they study for 6 months. Nhiều người dường như nghĩ rằng họ có thể nói lưu loát tiếng Anh nếu họ học trong vòng 6 tháng)
* START TO DO SOMETHING: bắt đầu làm gì đó
- I started studying English when I was 10 (Tôi bắt đầu học tiếng Anh lúc 11 tuổi)
* TEND TO DO SOMETHING: có khuynh hướng hay làm gì đó
- Younger people tend to learn languages faster (Người trẻ có khuynh hướng học ngoại ngữ nhanh hơn)
* THREATEN TO DO SOMETHING: hăm dọa sẽ làm gì đó
- The cop threatened to shoot if the suspect did not drop his weapon (Anh cảnh sát dọa sẽ nổ súng nếu tên nghi phạm không chịu bỏ vũ khí xuống)
* TRY TO DO SOMETHING: cố làm gì đó
- Teachers of English should try to speak English better if they hope to help their students (Giáo viên tiếng Anh nên cố nói tiếng Anh tốt hơn nếu họ mong muốn giúp đỡ người học)
* VOLUNTEER TO DO SOMETHING: tình nguyện, xung phong làm gì đó
- A great number of people volunteered to help the earthquake's victims (Rất nhiều người tình nguyện giúp đỡ các nạn nhân vụ động đất)
* WAIT TO DO SOMETHING: chờ đợi để được làm gì đó
- I can't wait to see Japan (Tôi rất nóng lòng muốn thăm Nhật Bản)
* WANT TO DO SOMETHING: muốn làm gì đó
- If you want to have good friends, you need to be a good friend first (Nếu bạn muốn có bạn tốt, trước hết bản thân bạn hãy là một người bạn tốt)
* WISH TO DO SOMETHING: muốn làm gì đó (trang trọng hơn WANT)
- If you wish to become a member, just fill in this form. (Nếu bạn muốn trở thành thành viên, chỉ cần điền vào tờ đơn này)
Diễn đạt các biểu tượng thông dụng bằng tiếng Anh
Có nhiều biểu tượng thông dụng hàng ngày như dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm cảm, dấu ngoặc đơn, ngoặc kép, ngoặc vuông, dấu a còng dùng trong địa chỉ email..vv ta cần phải biết cách diễn đạt trong tiếng Anh.
. dấu chấm cuối câu = period (kiểu Mỹ) hoặc Full Stop (kiểu Anh, Úc, Tân Tây Lan)
, dấu phẩy = comma
: dấu hai chấm = colon
; dấu chấm phẩy = semicolon
! dấu chấm cảm = exclamation mark
? dấu hỏi = question mark
- dấu gạch ngang = hyphen
' dấu phẩy phía trên bên phải một từ dùng trong sở hữu cách hoặc viết tắt một số từ = apostrophe
-- dấu gạch ngang dài = dash
' ' dấu trích dẫn đơn = single quotation mark
" " dấu trích dẫn kép = double quotation marks
( ) dấu ngoặc = parenthesis (hoặc 'brackets')
[ ] dấu ngoặc vuông = square brackets
& dấu và (and) = ampersand
→ dấu mũi tên = arrow
+ dấu cộng = plus
- dấu trừ = minus
± dấu cộng hoặc trừ = plus or minus
× dấu nhân = is multiplied by
÷ dấu chia = is divided by
= dấu bằng = is equal to
≠ is not equal to
≡ is equivalent to
< is less than
> is more than
≤ is less than or equal to
≥ is more than or equal to
% dấu phần trăm = per cent (không thêm S bao giờ)
∞ dấu vô cực = infinity
° biểu tượng độ = degree
°C biểu tượng độ C = degree(s) Celsius
′ biểu tượng phút = minute
'' biểu tượng giây = second
# biểu tượng số = number
@ dấu a còng hay a móc = at ( [email protected] đọc là '123 at yahoo dot com')
. dấu chấm không phải chấm cuối câu = dot ( [email protected] đọc là '123 at yahoo dot com')
\ dấu suyệt phải = back slash
/ dấu suyệt trái = slash hoặc forward slash
20 Tính từ phổ biến nhất
Sau đây là danh sách 20 tính từ được dùng đến nhiều nhất trong thực tế.
STT
Tính từ
Phiên âm
Nghĩa
Ví dụ
1.
NEW
/nju:/
mới
This is a new lesson.
2.
GOOD
/gud/
tốt
You are a good student.
3.
FREE
/fri:/
tự do, miễn phí
This web service is free.
4.
FRESH
/freʃ/
tươi
You should eat fresh fruit.
5.
DELICIOUS
/di'liʃəs/
Vietnamese food is delicious.
6.
FULL
/ful/
đầy, no
The glass is full.
7.
SURE
/ʃuə/
chắc chắn
Are you sure?
8.
CLEAN
/kli:n/
sạch
The floor is clean now.
9.
WONDERFUL
/'wʌndəful/
tuyệt vời
You are wonderful.
10.
SPECIAL
/'speʃəl/
đặc biệt
This is a special present.
11.
SMALL
/smɔ:l/
nhỏ
All I want is a small house.
12.
FINE
/fain/
tốt, khỏe
She has such fine complexion.
13.
BIG
Talk soft, but carry a big stick!
14.
GREAT
vĩ đại, lớn, tuyệt vời
I have great news for you.
15.
REAL
/ˈriəl/
thực, thật
Is that real?
16.
EASY
/'i:zi/
dễ
English is easy to learn.
17.
BRIGHT
/brait/
sáng
I like a bright room.
18.
DARK
/dɑ:k/
tối
He prefers a dark room.
19.
SAFE
/seif/
an toàn
It is not safe to go out late at night.
20.
RICH
/ritʃ/
giàu
She is rich, but ugly.
Ngày, tháng, năm, 4 mùa, cách nói giờ
Bài này sẽ chỉ bạn cách nói ngày, tháng, năm và 4 mùa trong tiếng Anh. Nói ngày âm lịch rất đơn giản.
CÁC NGÀY TRONG TUẦN
MONDAY = thứ hai , viết tắt = MON
TUESDAY = thứ ba, viết tắt = TUE
WEDNESDAY = thứ tư, viết tắt = WED
THURSDAY = thứ năm, viết tắt = THU
FRIDAY = thứ sáu, viết tắt = FRI
SATURDAY = thứ bảy, viết tắt = SAT
SUNDAY = Chủ nhật, viết tắt = SUN
* Khi nói, vào thứ mấy, phải dùng giới từ ON đằng trước thứ.
VD: On Sunday, I stay at home. (Vào ngày chủ nhật. tôi ở nhà).
CÁC THÁNG TRONG NĂM
» 1. January ( viết tắt = Jan )
» 2. February ( viết tắt = Feb)
» 3. March ( viết tắt = Mar)
» 4. April ( viết tắt = Apr)
» 5. May ( 0 viết tắt )
» 6. June ( 0 viết tắt )
» 7. July ( 0 viết tắt )
» 8. August ( viết tắt = Aug )
» 9. September ( viết tắt = Sept )
» 10. October ( viết tắt = Oct )
» 11. November ( viết tắt = Nov )
» 12. December ( viết tắt = Dec )
*Khi nói, vào tháng mấy, phải dùng giới từ IN đằng trước tháng
VD: IN SEPTEMBER, STUDENTS GO BACK TO SCHOOL AFTER THEIR SUMMER VACATION. (Vào tháng chín, học sinh trở lại trường sau kỳ nghỉ hè)
NÓI NGÀY TRONG THÁNG
* Khi nói ngày trong tháng, chỉ cần dùng số thứ tự tương ứng với ngày muốn nói, nhưng phải thêm THE trước nó.
VD: September the second = ngày 2 tháng 9. Khi viết, có thể viết September 2nd
* Nếu muốn nói ngày âm lịch, chỉ cần thêm cụm từ ON THE LUNAR CALENDAR đằng sau.
VD: August 15th on the Lunar Calendar is the Middle-Autumn Festival. (15 tháng 8 âm lịch là ngày tết Trung Thu)
* Khi nói vào ngày nào trong tháng, phải dùng giới từ ON trước ngày.
VD: On the 4th of July, Americans celebrate their Independence Day. (Vào ngày 4 tháng 7, người Mỹ ăn mừng ngày Quốc Khánh của họ).
4 MÙA
SPRING = Mùa xuân
SUMMER = Mùa hè
AUTUMN = Mùa thu (Người Mỹ dùng chữ FALL thay cho AUTUMN -"fall" có nghĩa là "rơi", mà mùa thu thì lá rụng nhiều!?)
WINTER = Mùa đông
* Khi nói vào mùa nào, ta dùng giới từ IN.
VD: IT ALWAYS SNOWS IN WINTER HERE = Ở đây luôn có tuyết rơi vào mùa đông.
CÁCH NÓI GIỜ
Ở đây ta sẽ lấy 9 giờ làm mẫu. Bạn có thể dựa vào mẫu để thay đổi con số cần thiết khi nói giờ.
9:00 = IT'S NINE O'CLOCK hoặc IT'S NINE.
9:05 = IT'S NINE OH FIVE hoặc IT'S FIVE PAST NINE hoặc IT'S FIVE MINUTES AFTER NINE.
9:10 = IT'S NINE TEN hoặc IT'S TEN PAST NINE hoặc IT'S TEN MINUTES AFTER NINE.
9:15 = IT'S NINE FIFTEEN hoặc IT'S A QUARTER PAST NINE hoặc IT'S A QUARTER AFTER NINE.
9:30 = IT'S NINE THIRTY hoặc IT'S HALF PAST NINE.
9:45 = IT'S NINE FORTY FIVE hoặc IT'S A QUATER TO TEN (9 giờ 45 hoặc 10 giờ kém 15)
9:50 = IT'S NINE FIFTY hoặc IT'S TEN TO TEN (9 giờ 50 hoặc 10 giờ kém 10)
12:00 = IT'S TWELVE O'CLOCK hoặc IT'S NOON (giữa trưa nếu là 12 giờ trưa) hoặc IT'S MIDNIGHT (đúng nửa đêm, nếu là 12 giờ đêm)
* Để nói rõ ràng giờ trưa, chiều, tối hay giờ sáng ta chỉ cần thêm AM hoặc PM ở cuối câu nói giờ.
AM: chỉ giờ sáng (sau 12 giờ đêm đến trước 12 giờ trưa)
PM: chỉ giờ trưa, chiều tối (từ 12 giờ trưa trở đi)
- Chú thích:
-Dành cho bạn nào tò mò muốn biết AM và PM viết tắt của chữ gì thôi, vì ngay cả người bản xứ có khi cũng không nhớ thông tin này:
+ AM viết tắt của chữ Latin ante meridiem (nghĩa là trước giữa trưa)
+ PM viết tắt của chữ Latin post meridiem (nghĩa là sau giữa trưa)
- Thí dụ:
+ IT'S NINE AM = 9 giờ sáng.
+ IT'S NINE PM. = 9 giờ tối.
Số đếm và số thứ tự
Số đếm dùng để cho biết số lượng, mã số. Số thứ tự dùng để cho biết thứ hạng, thứ tự. Trong bài này ta sẽ học kỹ về số đếm và số thứ tự.
SỐ ĐẾM
0
ZERO
1
11
eleven
21
twenty-one
31
thirty-one
2
two
12
twelve
22
twenty-two
40
forty
3
three
13
thirteen
23
twenty-three
50
fifty
4
four
14
fourteen
24
twenty-four
60
sixty
5
five
15
fifteen
25
twenty-five
70
seventy
6
six
16
sixteen
26
twenty-six
80
eighty
7
seven
17
seventeen
27
twenty-seven
90
ninety
8
eight
18
eighteen
28
twenty-eight
100
a/one hundred
9
19
29
twenty-nine
1,000
a/one thousand
10
20
twenty
30
thirty
1,000,000
a/one million
* Khi một số cần kết hợp giữa hàng triệu/ngàn/trăm ngàn/ngàn/trăm với hàng đơn vị hoặc hàng chục, ta thêm AND ngay trước hàng đơn vị hoặc hàng chục.
Thí dụ:
110 - one hundred and ten
1,250 - one thousand, two hundred and fifty
2,001 - two thousand and one
* Trong tiếng Việt, ta dùng dấu . (dấu chấm) để phân cách mỗi 3 đơn vị số từ phải sang trái. Nhưng trong tiếng Anh, PHẢI dùng dấu , (dấu phẩy)
57,458,302
* Số đếm khi viết ra không bao giờ thêm S khi chỉ muốn cho biết số lượng của danh từ đi liền sau số.
VD: THREE CARS = 3 chiếc xe hơi (THREE không thêm S )
* Nhưng khi bạn muốn nói số lượng con số nào đó nhiều hơn hai, bạn thêm S vào số chỉ số lượng con số
VD: FOUR NINES, 2 ZEROS = 4 SỐ 9, 2 SỐ 0
* Ngoài ra, những số sau đây khi thêm S sẽ có nghĩa khác, không còn là 1 con số cụ thể nữa mà là một cách nói ước chừng, nhớ là bạn phải có OF đằng sau:
TENS OF = hàng chục..
DOZENS OF = hàng tá...
HUNDREDS OF = hàng trăm
THOUSANDS OF = hàng ngàn
MILLIONS OF = hàng triệu
BILLIONS OF = hàng tỷ
Thí dụ: EVERYDAY, MILLIONS OF PEOPLE IN THE WORLD ARE HUNGRY. (Mỗi ngày có hàng triệu người trên thế giới bị đói)
* Cách đếm số lần:
- ONCE = một lần (có thể nói ONE TIME nhưng không thông dụng bằng ONCE)
- TWICE = hai lần (có thể nói TWO TIMES nhưng không thông dụng bằng TWICE)
- Từ ba lần trở lên, ta phải dùng " Số từ + TIMES" :
+ THREE TIMES = 3 lần
+ FOUR TIMES = 4 lần
- Thí dụ:
+ I HAVE SEEN THAT MOVIE TWICE. = Tôi đã xem phim đó hai lần rồi.
SỐ THỨ TỰ
1
first
11
th
eleventh
21
twenty-first
31
thirty-first
2
nd
second
12
th
twelfth
22
nd
twenty-second
40
th
fortieth
3
rd
third
13
th
thirteenth
23
rd
twenty-third
50
th
fiftieth
4
th
fourth
14
th
fourteenth
24
th
twenty-fourth
60
th
sixtieth
5
th
fifth
15
th
fifteenth
25
th
twenty-fifth
70
th
seventieth
6
th
sixth
16
th
sixteenth
26
th
twenty-sixth
80
th
eightieth
7
th
seventh
17
th
seventeenth
27
th
twenty-seventh
90
th
ninetieth
8
th
eighth
18
th
eighteenth
28
th
twenty-eighth
100
th
one hundredth
9
th
ninth
19
th
nineteenth
29
th
twenty-ninth
1,000
th
one thousandth
10
th
tenth
20
th
twentieth
30
th
thirtieth
1,000,000
th
one millionth
Cách chuyển số đếm sang số thứ tự
* Chỉ cần thêm TH đằng sau số đếm là bạn đã chuyển nó thành số thứ tự. Với số tận cùng bằng Y, phải đổi Y thành I rồi mới thêm TH
-VD: four --> fourth, eleven --> eleventh
Twenty-->twentieth
Ngoại lệ:
one - first
two - second
three - third
five - fifth
eight - eighth
nine - ninth
twelve - twelfth
* Khi số kết hợp nhiều hàng, chỉ cần thêm TH ở số cuối cùng, nếu số cuối cùng nằm trong danh sách ngoài lệ trên thì dùng theo danh sách đó.
VD:
5,111th = five thousand, one hundred and eleventh
421st = four hundred and twenty-first
* Khi muốn viết số ra chữ số ( viết như số đếm nhưng đằng sau cùng thêm TH hoặc ST với số thứ tự 1, ND với số thứ tự 2, RD với số thứ tự 3
VD:
first = 1st
second = 2nd
third = 3rd
fourth = 4th
twenty-sixth = 26th
hundred and first = 101st
* Danh hiệu của vua, hoàng hậu nước ngoài thường khi viết viết tên và số thứ tự bằng số La Mã, khi đọc thì thêm THE trước số thứ tự.
VD:
Viết : Charles II - Đọc: Charles the Second
Viết: Edward VI - Đọc: Edward the Sixth
Viết: Henry VIII - Đọc: Henry the Eighth
NGỮ PHÁP CƠ BẢN
Danh sách các thuật ngữ văn phạm cơ bản
Một khi đã học tiếng Anh, bạn sẽ thường xuyên gặp những thuật ngữ này. Để học tốt văn phạm tiếng Anh, chúng ta cần phải hiểu được những khái niệm cơ bản này. Nếu bạn không thể nhớ hết một lần, hãy thường xuyên xem lại trang này để đảm bảo mình có cơ sở vững chắc trước khi tiến xa hơn. Danh sách này chỉ để bạn làm quen khái quát. Ở phần khác sẽ có những bài đề cập chi tiết về từng mục cụ thể.
Adjective (viết tắt: adj) = Tính từ - là từ chỉ tính chất, dùng để bổ nghĩa cho danh từ, đại từ. Thí dụ: cao, thấp, già, trẻ, mắc, rẻ…
Adverb (viết tắt: adv) = Trạng từ : dùng để bổ nghĩa cho động từ hoặc cả câu. Thí dụ: một cách nhanh chóng, hôm qua, ngày mai
Article = Mạo từ : Đứng trước danh từ. Trong tiếng Việt không có từ loại này nên bạn cần phải làm quen kỹ từ loại này vì chúng được dùng rất rất rất nhiều và đa số người học tiếng Anh không phải đều biết dùng đúng, ngay cả người học lâu năm. Mạo từ có hai loại: mạo từ xác định và mạo từ bất định.
Indefinite article = Mạo từ bất định: có 2 từ là A và AN
Definite article = Mạo từ xác định: có duy nhất 1 từ THE
A đứng trước danh từ bắt đầu bằng phụ âm.
Thí dụ: A CAR (một chiếc xe hơi)
AN đứng trước danh từ bắt đầu bằng nguyên âm
Thí dụ: AN APPLE (một trái táo)
Nguyên âm: là âm bắt đầu với a, e, i, o, u
Phụ âm: là âm với chữ bắt đầu khác với những âm trên đây
Ngoại lệ: Có khi một chữ có chữ cái đứng đầu là phụ âm nhưng là phụ âm câm nên chữ đó vẫn được coi là bắt đầu với âm nguyên âm. Thí dụ: “Hour” có âm H câm đọc như “Our” vì vậy khi dùng mạo từ bất định phải là: AN HOUR
Auxiliary verb = Trợ động từ: là những động từ gồm BE, DO, HAVE, được dùng với một động từ chính để tạo ra những cấu trúc văn phạm như: thì, bị động cách, thể nghi vấn, thể phủ định. BE, DO, HAVE sẽ có thể thay đổi hình thức tùy theo chủ ngữ.
Clause = Mệnh đề : là tổ hợp có đủ chủ ngữ và vị ngữ nhưng phải đi kèm một mệnh đề khác phù hợp về nghĩa để tạo thành một câu có ý nghĩa.
Conditional clause = Mệnh đề điều kiện: là mệnh đề bắt đầu bằng từ NẾU, TRỪ KHI. Dùng để diễn đạt một sự kiện, tình trạng trong tường lai, hiện tại hoặc quá khứ, có thể có thật hoặc có thể không có thật.
Infinitive = Động từ nguyên mẫu . Động từ nguyên mẫu không có TO đằng trước gọi là BARE INFINITIVE, có TO đằng trước thì có khi gọi là TO INFINITIVE. Nếu bạn có trong tay Bảng Động Từ Bất Quy Tắc (mua ngoài nhà sách giá khoảng 5000đ), bạn sẽ thấy có 3 cột, đó là: Động từ nguyên mẫu không có TO, dạng QUÁ KHỨ của động từ đó, dạng QUÁ KHỨ HOÀN THÀNH của động từ đó. Khi học xâu hơn, bạn sẽ hiểu về cột thứ 2 và 3. Mới bắt đầu, bạn chỉ cần học dạng nguyên mẫu của từng động từ trước, sau đó, chúng ta sẽ bàn về cách biến đổi động từ để đặt câu. Trong tiếng Việt, động từ không bao giờ thay đổi hình thức của nó. Trong tiếng Anh, tùy theo chủ ngữ, tùy theo thời gian, tùy theo cấu trúc…động từ phải thay đổi hình thức tương ứng. Tuy nhiên, tất cả đều có quy luật hệ thống, do đó, bạn đừng quá lo, chúng ta sẽ đi từng bước một.
Modal verb = Động từ khiếm khuyết: Gồm có tất cả là : CAN, COULD, MAY, MIGHT, MUST, OUGHT TO, SHALL, SHOULD, WILL, WOULD. Động từ khiếm khuyết luôn đứng trước động từ nguyên mẫu không có TO để diễn tả một dạng ý nghĩa nhất định, như: KHẢ NĂNG, CHO PHÉP/XIN PHÉP, BỔN PHẬN, KHẢ NĂNG hoặc TÍNH CHẮC CHẮN.
Noun = Danh từ: Từ chỉ tên gọi của sự vật, sự việc, tình trạng. Ta có danh từ cụ thể, danh từ trừu tượng, danh từ số ít, danh từ số nhiều. Cách xác định danh từ đếm được hay không trong tiếng Việt là ta hãy thêm số trước nó và xem nó nghe có đúng không. Ví dụ: “một người”: đúng nhưng “một tiền”: sai. Vậy “người” là danh từ đếm được và “tiền” là danh từ không đếm được. Trong tiếng Anh cũng có thể áp dụng cách này, trừ một số ngoại lệ sau này bạn sẽ biết.
Object = Tân ngữ: Là từ đi sau động từ, bổ nghĩa cho động từ. Một câu thường có đủ 3 phần: CHỦ NGỮ + ĐỘNG TỪ + TÂN NGỮ. Thí dụ: TÔI ĂN CƠM (“Tôi”: chủ ngữ, “ăn”: động từ và “cơm”: tân ngữ).
Active voice = Thể Chủ Động: Là cấu trúc văn phạm ta dùng thông thường, khi chủ ngữ là tác nhân gây ra hành động. Thí dụ: Tôi cắn con chó.
Passive voice = Thể Bị Động : Là cấu trúc văn phạm khi chủ ngữ là đối tượng chịu ảnh hướng của hành động do tác nhân khác gây ra. Thí dụ: Tôi bị chó cắn.
Preposition = Giới từ: Là từ giới thiệu thông tin về nơi chốn, thời gian, phương hướng, kiểu cách. Thí dụ: trên, dưới, trong ngoài…Đôi khi giới từ đi sau động từ để tạo nên một nghĩa mới và trong trường hợp như vậy, ta phải học thuộc lòng vì không có quy tắc chung nào cả.
Pronoun = Đại từ: là từ có thể dùng để thay thế danh từ để không phải lập lại danh từ nào đó. Tuy nhiên có 2 đại từ không thay thế ai hết, đó là hai đại từ nhân xưng I và YOU. Đại từ có các loại: đại từ nhân xưng (tôi, anh, chị ấy, cô ấy…), đại từ sở hữu và đại từ chỉ định. Chỉ có hai loại đại từ sau cùng không có từ loại tương ứng trong tiếng Việt. Do đó, bạn cần để ý làm quen với chúng từ nay về sau.
Relative clause = Mệnh đề quan hệ: Là mệnh đề bắt đầu bằng WHO, WHERE, WHICH, WHOSE, hoặc THAT. Dùng để xác định hoặc để đưa thêm thông tin. Mệnh đề này có dạng tương ứng trong tiếng Việt nhưng không phải lúc nào cũng dùng được, trong khi ở tiếng Anh, dạng mệnh đề này dùng thường xuyên. Thí dụ: Anh ấy là một người đàn ông mà mọi cô gái đều muốn được lấy làm chồng. Mệnh đề “mà mọi cô gái đều muốn được lấy làm chồng” đưa thêm thông tin về người đàn ông.
Subject = Chủ ngữ : Thường đứng ở đầu câu, có thể là danh từ, đại từ hoặc cả một cụm từ. Chủ ngữ là trung tâm của sự chú ý trong một câu.
Tense = Thì: Là hình thức văn phạm không có trong tiếng Việt. Trong tiếng Anh, một hành động được xảy ra ở lúc nào sẽ được đặt câu với thì tương ứng. Hình thức của động từ không chỉ thay đổi tùy theo chủ ngữ mà còn thay đổi tùy theo thời gian hành động xảy ra. Đây là khái niệm xa lạ với tiếng Việt, do đó bạn cần chú ý. Ta có 9 thì:
1. Thì hiện tại đơn
2. Thì hiện tại tiếp diễn
3. Thì hiện tại hoàn thành
4. Thì quá khứ đơn
5. Thì quá khứ tiếp diễn
6. Thì quá khứ hoàn thành
7. Thì tương lai đơn
8. Thì tương lai tiếp diễn
9. Thì tương lai hoàn thành
Trong phần khác, từng thì sẽ được giải thích chi tiết.
Verb (viết tắt: V) = Động từ: Là từ chỉ hành động, hoặc tình trạng, hoặc quá trình. Có 2 loại: nội động từ và ngoại động từ
Transitive = Ngoại động từ: là động từ có tân ngữ đi theo sau
Intransitive = Nội động từ: là động từ không có tân ngữ đi theo sau
Để dễ nhớ, hãy nghĩ ngoại là bên ngoài, vậy ngoài động từ cần có một tân ngữ bên ngoài đi kèm theo sau. Từ đó có thể suy ra ngược lại cho nội động từ.
Đại từ nhân xưng
Đại từ nhân xưng là những từ dùng để xưng hô trong giao tiếp. Ngôi thứ nhất thuộc về người nói, ngôi thứ hai thuộc về người nghe, ngôi thứ ba thuộc về người hoặc con vật hoặc đồ vật mà người nói và người nghe đề cập tới. Đại từ nhân xưng được làm chủ ngữ nên có thể gọi chúng là đại từ chủ ngữ.
NGÔI
Tiếng Anh
Phiên âm quốc tế
Ngôi thứ nhất số ít: TÔI
I
/ai/
Ngôi thứ nhất số nhiều :CHÚNG TÔI, CHÚNG TA
WE
/wi:/
Ngôi thứ hai số ít : ANH, CHỊ, BẠN, ÔNG, BÀ...
YOU
/ju:/
Ngôi thứ hai số nhiều : CÁC ANH, CÁC CHỊ, CÁC BẠN...
YOU
/ju:/
Ngôi thứ ba số ít: ANH ẤY
HE
/hi:/
Ngôi thứ ba số ít: CHỊ ẤY
SHE
/ʃi:/
Ngôi thứ ba số ít: NÓ
IT
Ngôi thứ ba số nhiều: HỌ, CHÚNG NÓ, TỤI NÓ...
THEY
/ðei/
* Lưu ý:
- Khi muốn kêu người nào đó từ xa, ĐỪNG BAO GIỜ kêu "YOU, YOU" vì như vậy là rất rất bất lịch sự. Nếu người đó là nam, có thể kêu MR, nữ, có thể kêu MRS, hoặc MISS.
- "IT" chỉ dùng cho con vật, đồ vật, sự vật hoặc danh từ trừu tượng, không bao giờ dùng để chỉ người. Trong tiếng Việt, ta có thể dùng "NÓ" để chỉ người thứ ba nào đó. Trong trường hợp này, trong tiếng Anh, chỉ có thể dịch "NÓ" thành "HE' hoặc "SHE" tùy theo giới tính.
Tính từ sở hữu
Một tính từ sở hữu là từ đứng trước danh từ để cho biết rằng danh từ đó là của ai. Để nhắc lại bài trước, trong bảng sau, ta sẽ có 3 cột: Đại từ nhân xưng, tính từ sở hữu tương ứng với từng đại từ nhân xưng và phiên âm quốc tế của tính từ nhân xưng đó:
Đại từ nhân xưng
Tính Từ Sở Hữu
Phiên Âm Quốc Tế
Tôi: I →
MY: của tôi
/mai/
Chúng tôi WE →
OUR: của chúng tôi, của chúng ta
/'auə/
Bạn: YOU →
YOUR: của bạn
/jɔ:/
Các bạn: YOU →
YOUR: của các bạn
/jɔ:/
Anh ấy: HE →
HIS: của anhấy
/hiz/
Cô ấy: SHE →
HER: của côấy
/hə:/
Nó: IT →
ITS: của nó
Họ, chúng nó: THEY →
THEIR: của họ, của chúng
/ðeə/
Thí dụ: "CAR" là "xe hơi", "MY CAR" là "xe hơi của tôi".
"HOUSE" là "nhà", "HIS HOUSE" là "nhà của anh ấy .
Một đại từ sở hữu rất hữu ích. Bạn biết tại sao không? Vì nó giúp người nói khỏi phải lặp lại một ngữ danh từ có tính chất sở hữu.
* Thí dụ: Nếu anh A nói: "Máy vi tính của tôi chạy chậm quá!" (MY COMPUTER IS SO SLOW.)
anh B đáp: "Máy vi tính của tôi còn chậm hơn máy vi tính của anh!". (MY COMPUTER IS EVEN SLOWER THAN YOUR COMPUTER)
thì như vậy anh B lặp lại cả một cụm từ dài.
* Trong tiếng Anh, chúng ta nên hạn chế việc dài dòng vô ích đó. Lúc này biết sử dụng đại từ sở hữu là rất cần thiết.
* Sẵn đây để ôn lại bài trước, sau đây là bảng gồm 4 cột : Đại từ nhân xưng, tính từ sở hữu tương ứng, đại từ sở hữu tương ứng:
Đại từ nhân xưng
Tính Từ Sở Hữu
Đại Từ Sở Hữu
Phiên Âm Quốc Tế
Tôi: I
MY: của tôi
MINE
/main/
Chúng tôi WE
OUR: của chúng tôi/ta
OURS
/'auəz/
Bạn: YOU
YOUR: của bạn
YOURS
/jɔ:z/
Các bạn: YOU
YOUR: của các bạn
YOURS
/jɔ:z/
Anh ấy: HE
HIS: của anh ấy
HIS
/hiz/
Cô ấy: SHE
HER: của cô ấy
HERS
/hə:z/
Nó: IT
ITS: của nó
ITS
Họ: THEY
THEIR: của họ, của chúng
THEIRS
/ðeəz/
Trong thí dụ đầu bài, nếu dùng đại từ sở hữu, thay vì nói "MY COMPUTER IS EVEN SLOWER THAN YOUR COMPUTER", ta sẽ nói gọn hơn như thế nào?
Đáp án: MINE IS EVEN SLOWER THAN YOURS.
Danh từ, cách chuyển số ít sang số nhiều
Phần này sẽ đi sâu hơn về danh từ trong tiếng Anh.
Danh từ là từ chỉ tên của người, con vật, sự vật, trạng thái, khái niệm...
Về thể loại, danh từ được chia thành nhiều loại. Ta có:
* Danh từ cụ thể : là danh từ chỉ những gì có thể nhìn thấy được, sờ mó được. Thí dụ: Cái bàn =TABLE, cái ghế = CHAIR, con mèo = CAT, con chó = DOG, con sông = RIVER,...
* Danh từ trừu tượng: là danh từ chỉ những khái niệm, tình trạng mà ta chỉ có thể hình dung, cảm nhận. Thí dụ như: tình yêu = LOVE, cái đẹp = BEAUTY,...
* Danh từ riêng: là danh từ chỉ tên riêng của một người, sự vật, con vật, địa danh hoặc sự kiện. Chúng ta phải viết hoa chữ cái đầu tiên của danh từ riêng. Ví dụ: China = Trung Quốc, England = nước Anh, The Great Walls = Vạn Lý Trường Thành, Ha Long Bay = Vịnh Hạ Long, President Bill Clinton = Tổng thống Bill Clinton...
* Danh từ tập hợp: là danh từ chỉ một nhóm, một đoàn thể, một tập hợp của người, vật, con vật, sự vật...Thí dụ: một bầy cá = A SCHOOL OF FISH, một đàn chim = A FLOCK OF BIRDS, một nhóm người = A GROUP OF PEOPLE...
* Danh từ đếm được: là danh từ có thể thêm con số vào ngay trước nó. Thí dụ: ONE PIG = Một con heo, ONE TABLE = một cái bàn...
* Danh từ không đếm được: là danh từ mà ta không thể thêm con số vào ngay trước nó. ONE MONEY = một tiền? Không ổn, do đó, MONEY là danh từ không đếm được, ONE SALT = một muối? Không ổn, do đó, SALT là danh từ không đếm được
- Danh từ chung: có thể là danh từ cụ thể, trừu tượng, tập hợp nhưng không bao giờ là danh từ riêng (hiển nhiên rồi, đúng không bạn!)
- Danh từ cụ thể có thể bao hàm cả danh từ riêng. Thí dụ: "sông Hương" là danh từ riêng nhưng ta có thể nhìn thấy được sông Hương nên nó cũng là danh từ cụ thể.
Về hình thức, danh từ có 4 hình thức như sau:
Danh từ đơn: là danh từ cấu tạo bởi một từ duy nhất. Thí dụ: WOMAN = người đàn bà, COMPUTER = cái máy vi tính, MONEY = tiền...
Danh từ phức: là danh từ cấu tạo bởi hai danh từ đơn. Thí dụ: FIRE-FLY = con đom đóm (FIREFLY = FIRE (lửa) + FLY (con ruồi)), SEAT BELT = dây an tòan (SEAT BELT = SEAT (chỗ ngồi)+BELT(dây nịch))...
Danh từ số ít: là danh từ đếm được với đơn vị số đếm là một hoặc có thể là danh từ không đếm được.
Danh từ số nhiều: luôn luôn là danh từ đếm được với đơn vị số đếm là hai hoặc nhiều hơn hai. Thí dụ: TWO APPLES = hai trái táo
Cách chuyển danh từ số ít sang số nhiều:
Về danh từ, rắc rối nhất cho người Việt chúng ta là cách chuyển hình thức số ít của danh từ sang hình thức số nhiều. Tại sao? Vì trong tiếng Việt, danh từ số ít, khi dùng với đơn vị đếm từ hai trở lên cũng giữ nguyên hình thức, không hề thay đổi (một con vịt, hai con vịt, ba con vịt...), còn trong tiếng Anh thì hình thức của danh từ có sự thay đổi từ số it sang số nhiều. Tuy nhiên, nếu bạn chịu khó nhớ những quy tắc sau đây, việc chuyển danh từ từ số ít sang số nhiều trong tiếng Anh cũng không đến nỗi phức tạp lắm.
THÊM "S" vào danh từ số ít để chuyển thành số nhiều. Thí dụ:
Số ít Số nhiều
BEE = con ong BEES (2 con ong trở lên)
COMPUTER = máy vi tính COMPUTERS (2 máy vi tính trở lên)
HEN = con gà mái HENS (2 con gà mái trở lên)
DUCK = con vịt DUCKS (2 con vịt trở lên)
APPLE = trái táo APPLES (2 trái táo trở lên)
MANGO = trái xoài MANGOS (2 trái xoài trở lên)
TABLE = cái bàn TABLES (2 cái bàn trở lên)
CHAIR = cái ghế CHAIRS
HOUSE = căn nhà HOUSES
STREET = con đường STREETS
RIVER = con sông RIVERS
BIRD = con chim BIRDS
CAR = xe hơi CARS
BICYCLE = xe đạp BICYCLES
THÊM "ES" vào những danh từ tận cùng bằng CH, hoặc SH, hoặc S, hoặc X. Thí dụ:
Số ít Số nhiều
ONE FISH = 1 con cá TWO FISHES = 2 con cá
ONE BOX = 1 cái hộp TWO BOXES = 2 cái hộp
ONE BUS = 1 xe buýt TWO BUSES = 2 xe buýt
ONE WATCH = 1 cái đồng hồ đeo tay TWO WATCHES = 2 cái đồng hồ đeo tay
THÊM "ZES" vào những danh từ tận cùng bằng Z (mấy từ này rất ít). Thí dụ:
ONE QUIZ = 1 câu trắc nghiệm TWO QUIZZES
Những danh từ tận cùng bằng một phụ âm và Y: ĐỔI Y thành I và THÊM "ES". Thí dụ:
Số ít Số nhiều
ONE BUTTERFLY = 1 con bướm TWO BUTTERFLIES = 2 con bướm
ONE BABY = 1 em bé TWO BABIES = 2 em bé
ONE LADY = 1 người phụ nữ TWO LADIES = 2 người phụ nữ
Lưu ý: KEY = chìa khóa, tận cùng bằng nguyên âm E và Y nên không áp dụng quy tắc này mà chỉ thêm S vào thành KEYS.
Những danh từ tận cùng bằng một phụ âm và O: THÊM ES. Thí dụ:
Số ít Số nhiều
POTATO = củ khoai tây POTATOES
TOMATO = trái cà chua TOMATOES
* Lưu ý: quy tắc này có những trường hợp ngoại lệ chỉ có cách phải nhớ nằm lòng, thí dụ như: PIANO ->PIANOS, PHOTO ->PHOTOS...
Những danh từ tận cùng bằng F, FE, FF, BỎ F hoặc FE hoặc FF và THÊM VES. Thí dụ:
Số ít Số nhiều
ONE WOLF = 1 con sói TWO WOLVES = 2 con sói (BỎ F, THÊM VES)
ONE WIFE = 1 người vợ TWO WIVES (BỎ FE, THÊM VES)
NGOÀI NHỮNG DANH TỪ THEO QUY TẮC TRÊN, CÓ NHIỀU DANH TỪ KHÔNG THEO QUY TẮC NÀO CẢ KHI CHUYỂN SANG HÌNH THỨC SỐ NHIỀU. CHÚNG TA CHỈ CÓ CÁCH HỌC THUỘC LÒNG NHỮNG DANH TỪ NÀY. SAU ĐÂY LÀ DANH SÁCH MỘT SỐ NHỮNG DANH TỪ CÓ HÌNH THỨC SỐ NHIỀU BẤT QUY TẮC THƯỜNG GẶP:
Số ít Số nhiều
MOUSE = con chuột MICE
GOOSE = con ngỗng GEESE
LOUSE = con chí LICE
CHILD = đứa trẻ, đứa con CHILDREN
MAN = người, người đàn ông MEN
WOMAN = người đàn bà WOMEN
SHEEP = con cừu SHEEP (giống y như số ít)
TOOTHH = cái răng TWO TEETH = 2 cái răng
FOOT = bàn chân TWO FEET = 2 bàn chân
Mạo từ bất định "A" và "AN"
Trong giao tiếp tiếng Anh hàng ngày dù đơn giản hay phức tạp, không thể thiếu được hai từ "A" và "AN" này.
Bài này giải thích chi tiết về mạo từ bất định "A" và "AN". Đây là loại từ tưởng chừng như đơn giản nhưng rất nhiều bạn học tiếng Anh lâu năm vẫn còn dùng sai hoặc khi cần dùng lại không dùng.
Mạo từ bất định "A" hoặc "AN" luôn đứng trước danh từ đếm được số ít. Do đó, có thể nói, về nghĩa thì "A" hoặc "AN" tương đương với ONE (nghĩa là "một"). Tuy nhiên, khi dùng ONE, ta có phần muốn nhấn mạnh số lượng hơn, trong khi mạo từ bất định chỉ để giới thiệu ra một danh từ được nhắc đến lần đầu tiên trong một cuộc nói đối thoại.
Thí dụ: A TEACHER = một giáo viên và ONE TEACHER cũng là "một giáo viên", nhưng bạn chỉ nói "I AM A TEACHER" (tôi là giáo viên) chứ không bao giờ nói "I AM ONE TEACHER" vì chẳng lẽ bạn có thể là HAI giáo viên hay sao mà cần phải nhấn mạnh ONE chứ không phải con số nào khác. Bạn hiểu rồi, đúng không? Vậy chúng ta hãy phân biệt khi nào dùng A trước danh từ đếm được số ít và khi nào dùng "AN" trước danh từ đếm được số ít:
Dùng A trước danh từ đếm được số ít bắt đầu bằng ÂM PHỤ ÂM. Tại sao chúng ta cần nhấn mạnh ÂM PHỤ ÂM ở đây? Vì đa số chữ cái phụ âm đều có âm phụ âm, nhưng một số từ bắt đầu bằng chữ cái phụ âm lại được đọc như nguyên âm vì chữ cái đó là âm câm không đọc. Ngược lại, một số chữ cái lẽ ra là nguyên âm nhưng lại được người bản xứ đọc như một phụ âm.
Thí dụ: A BOY = một đứa con trai, A GIRL = 1 đứa con gái, A STREET = 1 con đường, A FAN = 1 cái quạt máy, A MOTORCYCLE = 1 chiếc xe gắn máy, A STUDENT = 1 học viên, A SINGER = 1 ca sĩ, A SONG = 1 bài hát, A LESSON = 1 bài học, A TABLE = 1 cái bàn, A HUSBAND = 1 người chồng, A FAMILY = 1 gia đình, A MINUTE = 1 phút, A SECOND = 1 GIÂY, A YEAR = 1 năm, A MONTH = 1 tháng , A WEEK = 1 tuần, ...
Thí dụ trường hợp ngoại lệ: A UNIFORM = 1 bộ đồng phục (Bạn thấy không, UNIFORM bắt đầu bằng U, một nguyên âm nhưng UNIFORM được đọc như /DIU-NI-FO;RM/ thành ra U là ÂM PHỤ ÂM rồi.
Dùng AN trước danh từ đếm được số ít bằng đầu bằng ÂM NGUYÊN ÂM. Tương tự, ta nhấn mạnh ÂM NGUYÊN ÂM vì một số từ bắt đầu bằng chữ cái phụ âm nhưng đọc như nguyên âm.
Thí dụ: AN APPLE = 1 trái táo, AN EAR = 1 tai, AN UMBRELLA = 1 cái dù, AN OX = 1 con bò đực, AN ARM = 1 cánh tay, AN EYE = 1 con mắt, AN EGG = 1 quả trứng
Thí dụ trường hợp ngoại lệ: AN HOUR ("HOUR" bắt đầu bằng H, 1 chữ cái phụ âm nhưng trong trường hợp này người bản xứ đọc "HOUR" y như "OUR" nên ta phải nói AN HOUR chứ KHÔNG thể nói A HOUR.)
Khi danh từ được bổ nghĩa bởi một tính từ hoặc một danh từ khác đứng trước nó, ta dựa vào âm bắt đầu của từ bỗ nghĩa cho danh từ chính để xác định dùng A hay AN.
Thí dụ: ta có ENGLISH TEACHER= giáo viên tiếng Anh. Chữ ENGLISH đứng trước danh từ TEACHER bổ nghĩa cho TEACHER. Vậy ta thấy âm đầu tiếng của ENGLISH là nguyên âm nên ta dùng AN --> AN ENGLISH TEACHER.
Tương tự, ta có: BEUTIFUL = đẹp, WOMAN = người đàn bà --> BEAUTIFUL WOMAN = người đàn bà đẹp. BEAUTIFUL bắt đầu bằng âm phụ âm (B) vậy ta nói A BEAUTIFUL WOMAN = 1 người đàn bà đẹp.
Trong bài sau, chúng ta sẽ học cách đặt câu với tất cả những gì chúng ta đã
ĐỘNG TỪ "TO BE" -THÌ HIỆN TẠI ĐƠN VỚI TO BE
Đây là động từ cơ bản nhất trong tiếng Anh, nhưng lại là một động từ đặc biệt. Học xong động từ TO BE, bạn sẽ bắt đầu biết cách đặt ra vô số câu nói với những gì ta đã học từ đầu đến giờ như Đại Từ Nhân Xưng, Tính Từ Sở Hữu, Đại Từ Sở Hữu, Danh Từ Số Ít, Danh Từ Số Nhiều, Mạo Từ Bất Định A và AN cùng với một số tính từ cơ bản bạn sẽ được cung cấp ở cuối bài này.
Trong thì hiện tại đơn, động từ TO BE có tất cả 3 biến thể là AM, IS và ARE. Ta dùng các biến thể đó tương ứng với chủ ngữ nhất định , như sau:
* AM: Dùng cho chủ ngữ duy nhất là I
I AM... (viết tắt = I'M...)
* IS: Dùng cho chủ ngữ là ngôi thứ ba số ít, bao gồm HE, SHE, IT và bất cứ danh từ số ít nào
SHE IS... (viết tắt = SHE'S...)
HE IS...(viết tắt = HE'S...)
IT IS...(viết tắt = IT'S...)
THE DOG IS…
PETER IS…
THE TABLE IS …
* ARE: Dùng cho chủ ngữ là YOU, WE, THEY, và bất cứ chủ ngữ số nhiều nào
YOU ARE... (viết tắt =YOU'RE...)
WE ARE...(viết tắt = WE'RE...)
THEY ARE...(viết tắt = THEY'RE...)
YOU AND I ARE…
HE AND I ARE …
THE DOG AND THE CAT ARE...
* Khi nào ta phải dùng thì hiện tại đơn của động từ TO BE?
- Khi ta muốn giới thiệu tên hoặc địa điểm, hoặc tính chất, trạng thái của một người, con vật hoặc sự kiện trong hiện tại.
* Với Thì Hiện Tại Đơn của động từ TO BE, ta có thể đặt được những câu như thế nào?
- Vốn từ càng nhiều, bạn càng đặt được nhiều câu. Về kiểu câu, bạn sẽ đặt được những câu như vài thí dụ sau:
Tôi là bác sĩ.
Cô ấy là sinh viên.
Bà tôi rất già.
Cái cây viết ở trên bàn.
Em mệt không?
Nó không thành thật
Con gái bạn rất đẹp.
*Công thức Thì Hiện Tại Đơn của động từ TO BE:
Từ giờ trở đi bạn hãy nhớ, khi học công thức một thì nào, ta luôn học 3 thể của nó:
Thể khẳng định: là một câu nói xác định, không có chữ “KHÔNG” trong đó.
Chủ ngữ + AM / IS / ARE + Bổ ngữ
Thí dụ: I AM A TEACHER. (Tôi là giáo viên).
HE IS A STUDENT. (Anh ấy là sinh viên)
SHE IS A SINGER. (Cô ta là ca sĩ)
Thể phủ định: là một câu nói phủ nhận điều gì đó, có chữ “KHÔNG” ngay sau chủ ngữ.
Chủ ngữ + AM / IS / ARE + NOT + Bổ ngữ
+Cách viết tắt:
I AM NOT = I'M NOT
IS NOT = ISN'T
ARE NOT = AREN'T
Thí dụ: HE IS NOT HANDSOME. (Anhấy khôngđẹp trai)
YOU ARE NOT STUPID. (Bạn không có ngu)
Thể nghi vấn: là một câu hỏi :
AM / IS / ARE + Chủ ngữ + Bổ ngữ ?
Thí dụ: IS HE HANDSOME = Anh ấy đẹp trai không?
AM I TOO FAT? = Tôi có quá mập không vậy?
IS SHE PRETTY? = Cô ấy đẹp không hả?
IS HE RICH? = Ông ta giàu không vậy?
ARE YOU OK? = Bạn có sao không vậy?
Lưu ý: Bổ ngữ có thể là một ngữ danh từ, có thể là một tính từ, có thể là một trạng ngữ.
Thí dụ: Bổ ngữ là danh từ: I AM A YOUNG TEACHER. = tôi là một giáo viên trẻ (A YOUNG TEACHER là một ngữ danh từ).
Bổ ngữ là tính từ: I AM YOUNG = tôi trẻ. (YOUNG là tính từ)
Bổ ngữ là trạng ngữ: I AM AT HOME = tôi đang ở nhà (AT HOME là trạng ngữ, chỉ nơi chốn)
Như vậy bạn đã học xong Thì Hiện Tại Đơn của động từ TO BE rồi đó. Sau đây là một số từ cơ bản để bạn tập đặt câu:
AND = và
OR = hay, hoặc
BUT = nhưng
IN = ở trong
ON = ở trên
UNDER = ở dưới
Mạo từ xác định THE
Là từ loại duy nhất trong tiếng Anh chỉ có 1 từ. Ngay cả nhiều người học tiếng Anh lâu năm cũng không phải lúc nào cũng dùng đúng mạo từ THE. Mạo từ xác định THE thường được dùng sai, hoặc không dùng khi cần dùng. Trong khi đó, đây là một từ không thể không biết vì tính quan trọng và cần thiết của nó. Một người bản xứ không thể mở miệng ra nói quá 10 câu tiếng Anh mà không dùng đến mạo từ THE nào.
Như vậy, ta phải dùng mạo từ xác định THE như thế nào và khi nào ?
*THE luôn đứng trước danh từ.
VD: THE SUN = mặt trời
THE MOON = mặt trăng
* Khi THE đứng trước một số tính từ, tính từ đó được biến thành một danh từ nói về một tầng lớp, một thể loại liên quan đến tính từ đó. (bạn không thể lấy bất cứ tính từ nào ráp vô, những tính từ được dùng theo kiểu này có hạn)
VD: THE RICH = những người giàu
THE POOR = những người nghèo
THE WEAK = những kẻ yếu
* Dùng THE trước bất cứ một danh từ nào khi người nói và người nghe đều biết về danh từ đang được nói tới hoặcđược xácđịnh rõ ràng:
PAY HIM BACK THE MONEY YOU BORROWED FROM HIM = Hãy trả lại cho nó số tiền anh đã mượn nó! (Người nói biết về số tiền này mới nói ra câu này và người nghe cũng biết đến số tiền này vì anh ta đã mượn của 1 người thứ 3)
PLEASE GIVE ME THE KEY TO MY CAR = Vui lòng đưa tôi chìa khóa xe hơi của tôi.
THE WOMAN IN BLACK IS HIS WIFE = Người đàn bà mặc đồ đen là vợ anh ta.
* Dùng THE trước những danh từ thông thường được xem là duy nhất, không có cái thứ hai.
VD: The sun = mặt trời, the moon = mặt trăng, the sea = biển, the sky = bầu trời...
* Dùng THE trước số thứ tự:
VD: I am the first person to come here today. (Hôm nay, tôi là người đầu tiên đến đây )
* Dùng THE để thành lập SO SÁNH NHẤT .
THIS IS THE BEST DICTIONARY I HAVE EVER HAD. = Đây là từ điển tốt nhất mà trước giờ tôi có được.
* Một số tên quốc gia phải có THE (đa số không có):
THE PHILIPPINES, THE USA, THE UNITED KING DOM...
* Trong một số thành ngữ, phải có THE (học thuộc lòng):
DONT' BEAT ABOUT THE BUSH! = Đừng có vòng vo tam quốc.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
Như vậy, chúng ta KHÔNG dùng mạo từ THE khi nào?
* KHÔNG dùng THE khi danh từ được tiếp theo sau bằng một chữ số hoặc chữ cái.
VD: The Chicago train is about to depart from track 5.
Her flight leaves from gate 32.
He fell asleep on page 816 of "War and Peace".
She is staying in room 689.
* Không dùng THE khi có ngữ động từ đi trước một trong những danh từ bed (giường), church(nhà thờ), court (tòa án), hospital (bệnh viện), prison (nhà tù), school (trường học), college(trường đại học), university (trường đại học) nếu như chủ ngữ sử dụng những nơi đó đúng như chức năng của nó
VD: Nếu tôi đến trường học là để học, tức là đúng với chức năng của trường học, vậy tôi không cần dùng THE trước danh từ SCHOOL : I MUST GO TO SCHOOL NOW !(Bây giờ tôi phải đi học rồi!)
* Không dùng THE khi nói 3 bữa ăn: ăn sáng, ăn trưa, ăn tối
I NEVER HAVE BREAKFAST. = Tôi không bao giờ ăn sáng.
* Không dùng THE trong nhiều thành ngữ.
BIRDS OF THE SAME FEATHER FLOCK TOGETHER = Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã.
Càng học chúng ta sẽ càng biết nhiều hơn về mạo từ THE này. Trước mắt bạn có thể an tâm sử dụng THE sau bài học này.
Câu hỏi WH với TO BE
Câu hỏi WH là câu hỏi bắt đầu bằng từ có W và H. Những từ này gồm có: WHAT, WHO, WHERE, WHEN, WHY và HOW. Trong bài này ta tạm gọi chúng là từ WH.
Học xong động từ TO BE rồi, giờ ta có thể áp dụng TO BE với những từ WH để đặt ra vô số câu hỏi.
* Nghĩa của các từ WH:
WHAT = cái gì
WHO = ai
WHERE = ởđâu
WHEN = khi nào
WHY = tại sao
HOW = như thế nào, bằng cách nào
* Công thức câu hỏi WH với động từ TO BE:
Từ WH + TO BE + Chủ ngữ + Bổ ngữ ?
-Lưu ý:
+ TO BE phải được chia đúng biến thể (AM hay IS hay ARE) tùy theo chủ ngữ.
+ Bổ ngữ có thể là danh từ, tính từ, trạng từ, trạng ngữ chỉ nơi chốn, trạng ngữ chỉ thời gian. Có thể không có bổ ngữ.
- Ví dụ:
+ WHAT IS LOVE? = tình yêu là gì?
+ WHO AM I? = Tôi là ai?
+ WHO ARE YOU? = Bạn là ai?
+ WHERE IS MY KEY? = Chìa khóa của tôi ở đâu?
+ WHY AM I HERE? = Tại sao tôi lại ở đây?
+ HOW ARE YOU? = Bạn như thế nào? (Tức là "Bạn khỏe không?")
+ HOW IS IT MADE? = Nó được làm ra bằng cách nào?
* Trường hợp đặc biệt HOW:
- Với từ HOW, ta còn có công thức sau:
HOW + Tính từ + TO BE + Chủ ngữ + Bổ ngữ (nếu có) ?
- VD:
+ HOW TALL ARE YOU? = Bạn cao bao nhiêu?
+ HOW MUCH IS IT? Nó bao nhiêu vậy? (Hỏi giá tiền)
+ HOW FAR IS IT FROM YOUR HOUSE TO SCHOOL? Từ nhà bạn đến trường bao xa?
Đại từ chỉ định THIS, THAT, THESE, THOSE
Để có thêm công cụ để đặt câu, ta cần biết về những từ này.
* Nghĩa:
THIS = này, cái này, đây
THESE = số nhiều của THIS
THAT =đó, cái đó, điều đó
THOSE = số nhiều của THAT
* Cách dùng:
- Đại từ chỉ định luôn đứng trước danh từ
- Đại từ chỉ định có thể không cần danh từ, tự thân nó có thể làm chủ ngữ
* Ví dụ:
+ THIS CAR IS VERY FAST. = Chiếc xe hơi này rất nhanh.(chạy rất nhanh)
+ THIS IS A BASIC LESSON. = Đây là một bài học cơ bản.
+ THESE LESSONS ARE EASY TO UNDERSTAND. = Những bài học này dễ hiểu.
+ THESE ARE BASIC LESSONS = Những cái này là những bài học cơ bản.
+ THAT DOG IS VICIOUS. = Con chó đó dữ lắm.
+ THAT IS MY DAUGHTER. = Đó là con gái tôi.
+ THOSE PILLS ARE ASPIRINS. = Mấy viên thuốc đó là aspirin.
+ THOSE ARE MY CHILDREN = Mấy đứa đó là con của tôi.
Cấu trúc THERE IS.../THERE ARE...
Cấu trúc này dùng để giới thiệu rằng có cái gì, ai đó, ở đâu trong hiện tại. Ở đây, ta lại cần áp dụng động từ TO BE đã học.
* Công thức thể xác định:
THERE IS + Danh từ số ít + Trạng ngữ (nếu có)
- Lưu ý:
+ Trước danh từ số ít đếm được, cần dùng A hoặc AN hoặc ONE (xem lại bài Mạo từ bất định A/AN nếu cần)
+ Trước danh từ số ít không đếm được không thêm A/AN nhưng có thể thêm NO (không), A LITTLE (một ít), LITTLE (ít) , MUCH (nhiều), A LOT OF (rất nhiều)
+ THERE IS có thể viết tắt là THERE'S
- VD:
+ THERE IS AN APPLE ON THE TABLE = Có 1 trái táo trên bàn.
+ THERE IS NO WATER IN THE TANK = Không có tí nước nào trong bồn.
+ THERE IS A LOT OF SUGAR IN VIETNAMESE WHITE COFFEE = Có rất nhiều đường trong cà phê sữa kiểu Việt Nam.
THERE ARE + Danh từ số nhiều + Trạng ngữ (nếu có).
- Lưu ý:
+ Trước danh từ số nhiều, thường có số từ từ hai trở lên (TWO, THREE, FOUR) hoặc không có số từ mà có MANY (nhiều), A FEW (một số), SOME (vài) A LOT OF (rất nhiều)
+ THERE ARE có thể viết tắt là THERE'RE
- VD:
+ THERE ARE TWENTY MEMBERS ONLINE NOW. = Có 20 thành viên đang trực tuyến hiện giờ.
+ THERE ARE GOOD PEOPLE AND BAD PEOPLE EVERYWHERE. = Có người tốt và người xấu ở mọi nơi (Ở đâu cũng có người tốt, kẻ xấu).
+ THERE ARE A LOT OF BEGGARS IN VIETNAM = Có rất nhiều người ăn xin ở Việt Nam.
* Công thức thể phủ định:
THERE IS NOT + ANY + Danh từ số ít + (nếu có).
THERE IS NOT viết tắt: THERE ISN'T
- Lưu ý:
+ Ở thể phủ định, dùng dạng viết tắt nhiều hơn.
- VD:
+ THERE IS NOT ANY FAT IN SKIM MILK. = Không có chất béo trong sữa không béo.
+ THERE ISN'T ANY MONEY IN MY WALLET = Trong bóp tiền của tôi, không có lấy 1 xu.
THERE ARE NOT + ANY + Danh từ số nhiều + (nếu có) .
THERE ARE NOT viết tắt: THERE AREN'T
- VD:
+ THERE AREN'T MANY XICH LOS IN DISTRICT 1. = Ở quận 1, không có nhiều xe xích lô.
+ THERE AREN'T ANY XICH LOS ON LE LOI STREET DISTRICT 1. = Trên đường Lê Lợi, không có chiếc xe xích lô nào.
* Công thức thể nghi vấn:
IS THERE ANY + Danh từ số ít + Trạng ngữ (nếu có) ?
- Có thể thay ANY bằng SOME (một ít)
- VD:
+ IS THERE ANY MILK IN THE FRIDGE? Trong tủ lạnh có sữa không?
+ IS THERE ANYONE HOME? = Có ai ở nhà không? (lưu ý là "anyone" giống như "anybody" viết liền nhau, không có khoảng trống giữa any và one)
+ IS THERE A WAY TO FIX THIS COMPUTER? = Có cách sửa máy vi tính này không?
ARE THERE ANY + Danh từ số nhiều + Trạng ngữ (nếu có) ?
+ ARE THERE ANY EGSS IN THE KITCHEN? = Trong bếp có trứng không?
Câu hỏi YES - NO với động từ TO BE
Bài này củng cố thêm cách áp dụng động từ TO BE để đặt một loại câu hỏi đặc thù - câu hỏi Yes -No. Câu hỏi Yes- No với động từ TO BE bắt đầu bằng biến thể của động từ TO BE tương ứng với chủ ngữ sau nó. Người ta gọi đây là câu hỏi Yes - No vì để trả lời câu hỏi này, ta phải bắt đầu bằng YES hoặc NO.
* CÔNG THỨC YES-NO VỚI ĐỘNG TỪ TO BE:
TO BE + Chủ ngữ + Bổ ngữ ?
- Lưu ý:
+ TO BE phải là biến thể tương ứng với chủ ngữ đi liền sau nó (AM hay IS hay ARE)
+ Bổ ngữ có thể là tính từ, danh từ, ngữ danh từ, trạng ngữ
- VD:
+ ARE YOU TIRED? = Bạn có mệt không?
+ ARE YOU A DOCTOR? = Bạn có phải là bác sĩ không?
+ IS HE A FAMOUS SINGER? = Anh ấy có phải là một ca sĩ nổi tiếng không?
+ IS SHE HERE? = Cô ấy có ở đây không? (HERE là trạng từ)
+ IS IT ON THE TABLE? = Nó có phảiở trên bàn không?
* CÁCH TRẢ LỜI CÂU HỎI YES-NO:
- Nếu trả lời YES thì trả lời theo công thức: YES, chủ ngữ + TO BE.
- Nếu trả lời NO, thì trả lời theo công thức: NO, chủ ngữ + TO BE + NOT
+ Bạn hãy nhớ là TO BE phải được chia đúng theo chủ ngữ.
- VD:
+ ARE YOU THIRSTY? = Bạn có khát nước không?
Trả lời YES: YES, I AM.
Trả lời NO: NO, I AM NOT.
+ IS SHE YOUR GIRLFRIEND? = Cổ là bạn gái của anh hả?
Trả lời YES: YES, SHE IS.
Trả lời NO: NO, SHE IS NOT. (viết tắt = NO, SHE ISN'T)
+ ARE THEY YOUR FRIENDS? = Họ là bạn của anh hả?
Trả lời YES: YES, THEY ARE
Trả lời NO: NO, THEY ARE NOT (viết tắt: NO, THEY AREN'T).
* Trong văn nói hàng ngày, ta thường dùng dạng viết tắt. Dạng đầy đủ thường để dành khi ta muốn nhấn mạnh ý muốn nói.
Câu hỏi OR với động từ TO BE
Đây là câu hỏi cũng bắt đầu bằng động từ TO BE nhưng không thể trả lời bằng YES hay NO.
* CÔNG THỨC CÂU HỎI OR VỚI ĐỘNG TỪ TO BE:
TO BE + Chủ ngữ + Bổ ngữ 1 + OR + Bổ ngữ 2 ?
- Lưu ý:
+ Bổ ngữ có thể là tính từ, danh từ, trạng từ, trạng ngữ
- VD:
+ ARE YOU HUNGRY OR ANGRY? = Bạn đang đói hay đang giận?
+ ARE YOU A DENTIST OR A DOCTOR? = Anh là nha sĩ hay là bác sĩ?
* CÁCH TRẢ LỜI CÂU HỎI OR VỚI ĐỘNG TỪ TO BE:
Chủ ngữ + TO BE + Bổ ngữ 1 hoặc Bổ ngữ 2 (người trả lời phải chọn 1 trong 2)
-VD:
+ ARE YOU HUNGRY OR ANGRY?
Trả lời: I AM ANGRY. (nếuđang giận)
I AM HUNGRY. (nếu đang đói)
+ ARE YOU A DENTIST OR A DOCTOR?
Trả lời: I AM A DENTIST. (nếu là nha sĩ)
I AM A DOCTOR. (nếu là bác sĩ)
THÌ HIỆN TẠI ĐƠN VỚI ĐỘNG TỪ THƯỜNG
Đây là một trong những thì được dùng nhiều nhất trong cuộc sống hàng ngày. Khi học xong thì này, bạn sẽ có thêm kiến thức ngữ pháp để đặt câu. Để đặt được càng nhiều câu, bạn càng phải biết nhiều động từ. Bạn chỉ cần nhớ động từ ở dạng nguyên mẫu của nó. Khi chủ ngữ thay đổi, động từ sẽ phải thay đổi cho phù hợp và thay đổi như thế nào, bài này sẽ chỉ cho bạn các quy tắc cần biết. Động từ thường loại trừ động từ TO BE và động từ khiếm khuyết.
Một lần nữa, khi học thì nào ta luôn xem xét công thức của nó ở 3 thể: khẳngđịnh, phủ định và nghi vấn.
* Công thức thể khẳng định:
Chủ ngữ + Động từ phù hợp + Bổ ngữ
-Lưu ý:
+ Động từ phù hợp phải ở dạng tương ứng với Chủ ngữ.
+ Khi chủ ngữ là I, WE, YOU, THEY hoặc khi chủ ngữ là một danh từ, ngữ danh từ, ngữ đại từ số nhiều: TA DÙNG DẠNG NGUYÊN MẪU CỦA ĐỘNG TỪ.
+ Khi chủ ngữ là HE, SHE, IT hoặc là bất cứ danh từ số ít nào đó, TA THÊM S HOẶC ES NGAY SAU ĐỘNG TỪ.
+ Khi nào thêm S, khi nào thêm ES sau động từ? Ta có quy tắc rất dễ nhớ như sau:
+ ĐỘNG TỪ TẬN CÙNG LÀ CH, O, S, SH, X, Z THÌ TA THÊM ES. Ví dụ:
WATCH -->HE WATCHES...
GO --> SHE GOES...
DO --> HE DOES...
MISS -- SHE MISSES...
WASH --> HE WASHES...
MIX --> SHE MIXES...
DOZE --> HE DOZES...
+ KHI ĐỘNG TỪ TẬN CÙNG BẰNG Y, TA ĐỔI Y THÀNH I RỒI THÊM ES: FLY --> IT FLIES...
+ TẤT CẢ CÁC ĐỘNG TỪ CÒN LẠI, TA THÊM S.
- Thí dụ:
+ I LIKE ICE-CREAM = Tôi thích kem.
+ YOU ALWAYS GET UP LATE. = Bạn luôn luôn dậy trễ.
+ THEY SING KARAOKE EVERY SUNDAY. = Họ hát karaoke mỗi chủ nhật.
+ SHE LOVES DURIANS = Cô ấy mê món sầu riêng.
+ HE AND I SING VERY WELL. = Anh ta và tôi hát rất hay.
+ THAT DOG BARKS ALL DAY LONG. = Con chó đó sủa tối ngày.
+ SHE CRIES WHEN SHE MISSES HER HOMETOWN. = Cô ấy khóc khi nhớ nhà.
- Ngoại lệ:
HAVE --> HAS
I HAVE...
YOU HAVE..
SHE HAS...
* Công thức thể phủ định:
Chủ ngữ + DO hoặc DOES + NOT + Động từ nguyên mẫu + Bổ ngữ
- Lưu ý:
+ Khi chủ ngữ là I, WE, YOU, THEY hoặc khi chủ ngữ là danh từ, ngữ danh từ số nhiều, ta dùng DO.
+ Khi chủ ngữ là HE, SHE, IT hoặc bất cứ danh từ số ít nào, ta dùng DOES
+ DO NOT viết tắt là DON'T
+ DOES NOT viết tắt là DOESN'T
+ Thông thường, khi nói, ta dùng dạng viết tắt, dạng đầy đủ để dành khi muốn nhấn mạnh.
- Thí dụ:
+ I DON'T LIKE HIM = Tôi không thích anh ta.
+ YOU DON'T UNDERSTAND THE MATTER = Bạn không hiểu vấn ề ở đây.
+ SHE DOESN'T RESPECT OLD PEOPLE JUST PEOPLE THEY ARE OLD = Cô ta không kính trọng người lớn tuổi chỉ vì họ lớn tuổi.
+ THAT DOG BARKS ALL DAY LONG BECAUSE IT DOESN'T WANT TO BE CHAINED. = Con chó đó sủa suốt ngày bởi vì nó không muốn bị xích lại.
* Công thức thể nghi vấn:
DO hoặc DOES + Chủ ngữ + Động từ nguyên mẫu + Bổ ngữ ?
- Lưu ý:
+ Dùng DO khi chủ ngữ là I, WE, YOU, THEY hoặc bất cứ danh từ, ngữ danh từ số nhiều nào.
+ Dùng DOES khi chủ ngữ là HE, SHE, IT hoặc bất cứ danh từ, ngữ danh từ số ít nào.
- Thí dụ:
+ DO YOU LIKE COFFEE? = Bạn có thích cà phê không?
+ DOES SHE LIKE ME? Cô ấy có thích tôi không?
+ DO THEY KNOW THEY DISTURB OTHER PEOPLE WHEN THEY SING KARAOKE TOO LOUD? = Khi họ hát karaoke quá lớn, họ có biết rằng họ làm phiền người khác không?
* Khi nào dùng thì hiện tại đơn:
- Khi cần diễn tả một hành động chung chung, thường lặp đi lặp lại trong hiện tại.
- Khi nói về một dữ kiện khoa học hoặc một chân lý luôn luôn đúng (mặt trời mọc ở hướng Đông)
- Khi đưa ra chỉ dẫn (Đến ngã tư, quẹo trái).
- Khi nói về một sự việc diễn ra theo thời khóa biểu nhất định
- Khi nói về một thói quen trong hiện tại
- VD:
+ The sun rises in the east and sets in the west. = Mặt trời mọc ở hướngĐông và lặn ở hướng Tây.
+ You walk down this street and turn left at the second crossroads. = Bạn đi đường này và rẽ trái ở ngã tư thứ hai.
+ The bus leaves at 8 o'clock. = Xe buýt khởi hành lúc 8 giờ
+ I always go to bed before 12. = Tôi luôn đi ngủ trước 12 giờ.
* Những trạng từ thường dùng trong thì hiện tại đơn:
NEVER = không bao giờ
SOMETIMES = thỉnh thoảng
OFTEN = thường
USUALLY = thường (mức độ thường cao hơn OFTEN)
ALWAYS = luôn luôn
EVERY DAY = mỗi ngày (có thể thay DAY bằng MONTH (tháng), WEEK (tuần), YEAR (năm)...)
* 3 Loại câu hỏi với thì hiện tại đơn của động từ thường:
- Câu hỏi YES - NO:
+ Cấu trúc : giống như thể nghi vấn trên đây.
+ Cách trả lời:
Nếu trả lời YES: YES, Chủ ngữ + DO hoặc DOES (tùy theo chủ ngữ, quy tắc ở trên có đề cập)
Nếu trả lời NO: NO, Chủ ngữ + DO NOT hoặc DOES NOT (tùy theo chủ ngữ, quy tắc ở trên có đề cập)
+ Thí dụ:
DO YOU UNDERSTAND WHAT I SAID? = Bạn có hiểu điều tôi vừa nói không?
Trả lời YES: ---> YES, I DO.
Trả lời NO: ---> NO, I DON'T.
- Câu hỏi OR:
+ Cấu trúc:
DO hoặc DOES + Chủ ngữ + Động từ nguyên mẫu + Bổ ngữ 1 + OR + Bổ ngữ 2 + Bổ ngữ 3 (nếu có)?
+ Cách trả lời:
Chủ ngữ + Động từ phù hợp + Bổ ngữ 1 hoặc 2 hoặc 3 (tùy theo người trả lời)
Lưu ý:
Động từ phù hợp là phải được chia tương ứng theo chủ ngữ, phần trên đây có giải thíc.
Ta có thể rút ngắn câu trả lời bằng cách bỏ chủ ngữ và động từ, chỉ trả lời với bổ ngữ 1 hoặc 2 hoặc 3...
+ Thí dụ:
Hỏi: DO YOU LIKE COFFE OR TEA? = Bạn thích cà phê hay trà?
Trả lời: I LIKE COFFEE. (nếu thích cà phê) --------> Cách trả lời gọn hơn: COFFEE.
Trả lời: I LIKE COFFEE (nếu thích trà) ---------------> Cách trả lời gọn hơn: TEA.
- Câu hỏi WH:
+ Cấu trúc:
Từ WH + DO hoặc DOES + Chủ ngữ + Động từ nguyên mẫu + Bổ ngữ (nếu có) ?
+ Cách trả lời: theo nội dung câu hỏi, công thức giống như công thức thể khẳng định ở trên.
+ Thí dụ:
Hỏi: WHY DO YOU DISLIKE HIM? = Tại sao bạn ghét anh ta?
Trả lời: BECAUSE HE IS ARROGANT. =Tại vì anh ta kiêu căng.
Đại từ tân ngữ, đại từ phản thân
Đại từ tân ngữ cũng là đại từ nhân xưng nhưng chúng không được làm chủ ngữ mà chỉ được làm tân ngữ hay bổ ngữ. Đại từ phản thân là đại từ đặc biệt phải dùng khi chủ ngữ và bổ ngữ là một.
Đại từ tân ngữ
Đại từ chủ ngữ
Đại từ tân ngữ
I
ME
YOU
YOU
WE
US
THEY
THEM
HE
HIM
SHE
HER
IT
IT
* Thí dụ:
+ YOU KNOW ME. = Anh biết tôi. (YOU là chủ ngữ, ME là tân ngữ)
+ I DISLIKE HIM = Tôi không thích anh ta.
+ I LOVE HER = Tôi yêu cô ấy
Đại từ phản thân
Đại từ chủ ngữ
Đại từ phản thân
I
MYSELF
WE
OURSELVES
YOU (số ít)
YOURSELF
YOU (số nhiều)
YOURSELVES
THEY
THEMSELVES
HE
HIMSELF
SHE
HERSELF
IT
ITSELF
* Thí dụ:
- I'LL DO IT MYSELF. = Tôi sẽ tự mình làm
- I CUT MYSELF WHEN I SHAVED THIS MORNING. = Tôi tự làm trầy da mặt mình khi cạo râu sáng nay.
- THAT MAN IS TALKING TO HIMSELF. IS HE INSANE? = Người đàn ông đó đang tự nói chuyện một mình. Ông ta có bị tâm thân không?
- HE SHOT HIMSELF. = Anh ấy tự bắn mình (để tự vẫn).
THÌ HIỆN TẠI TIẾP DIỄN
Thì hiện tại tiếp diễn dùng diễn tả hành động đang diễn ra trong hiện tại. Ngoài ra nó còn được dùng để diễn tả những hành động mang tính tạm thời. Thì này là thì một trong những thì cơ bản.
* Công thức thể khẳng định:
Chủ ngữ + TO BE + Động từ nguyên mẫu thêm ING + Bổ ngữ (nếu có)
- Lưu ý:
+ TO BE phải được chia đúng theo chủ ngữ (AM hay IS hay ARE) -nếu cần, bạn xem lại bài "Động từ TO BE".
+ Động từ nguyên mẫu khi không nói gì khác được hiểu là động từ nguyên mẫu không có TO.
+ Khi thêm ING ngay đằng sau động từ nguyên mẫu, cần nhớ vài quy tắc sau:
Nếu động từ tận cùng bằng 1 chữ cái E, bỏ E đi rồi mới thêm ING ( RIDE --> RIDING)
Nếu động từ tận cùng bằng 2 chữ cái E, thêm ING bình thường, không bỏ E ( SEE --> SEEING)
Nếu động từ tận cùng bằng IE, đổi IE thành Y rồi mới thêm ING (DIE --> DYING)
Nếu động từ đơn âm tận cùng bằng 1 và chỉ 1 trong 5 nguyên âm (A, E, I, O, U) với một và chỉ một phụ âm, ta viết phụ âm đó thêm 1 lần nữa rồi mới thêm ING. ( STOP --> STOPPING, WRAP --> WRAPPING, SHOP --> SHOPPING...)
Các động từ ngoài các quy tắc trên ta thêm ING bình thường.
- Thí dụ:
+ I AM TYPING A LESSON = Tôi đang đánh máy 1 bài học
+ YOU ARE READING THIS ARTICLE = Bạn đang đọc bài này.
+ HE IS SLEEPING = Anh ta đang ngủ
+ SHE IS SWIMMING = Cô ấy đang bơi.
+ THE DOG IS BARKING = Con chó đang sủa
* Công thức thể phủ định:
Chủ ngữ + TO BE + NOT + Động từ nguyên mẫu thêm ING + Bổ ngữ (nếu có)
- Lưu ý:
+ TO BE phải được chia tương ứng với chủ ngữ. (AM hay IS hay ARE)
+ AM NOT không viết tắt nhưng có thể viết tắt I M = I'M
+ IS NOT viết tắt = ISN'T
+ ARE NOT viết tắt = AREN'T
- Thí dụ:
+ I'M NOT JOKING, I AM SERIOUS = Tôi không phải đang đùa đâu, tôi nói nghiêm chỉnh đấy!
+ SHE IS NOT DRINKING WATER, SHE IS DRINKING VODKA. = Cô ta không phải đang uống nước, cô ta đang uống rượu vodka.
* Công thức thể nghi vấn:
TO BE + Chủ ngữ + Động từ nguyên mẫu thêm ING + Bổ ngữ (nếu có) ?
- Lưu ý:
+ TO BE phải chia đúng theo chủ ngữ (AM hay IS hay ARE)
- Thí dụ:
+ ARE YOU KIDDING? = Mầy đang đùa hả?
+ IS SHE CRYING? Có phải cô ấy đang khóc
* Khi nào thì dùng thì hiện tại tiếp diễn:
- Khi diễn ta hành động đang xảy ra trong hiện tại ngay khi nói.
+ I AM TRYING TO EXPLAIN BASIC GRAMMAR TO YOU = Tôi đang cố giải thích ngữ pháp cơ bản cho bạn.
- Khi diễn tả hành động đang xảy ra trong hiện tại, nhưng không nhất thiết là trong lúc đang nói. Nói cách khác, tình huống này mô tả một hành động hiện trong quá trình thực hiện trong hiện tại:
+ I AM WORKING ON A WEBSITE = Tôi đang làm 1 website (Khi tôi nói câu này, tôi có thể đang uống cà phê với bạn, nhưng tôi đang trong quá trình thực hiện hành động làm website)
- Khi diễn ta hành động mà bình thường không xảy ra, hiện giờ chỉ xảy ra tạm thời thôi, vì một lý do nào đó.
+ I AM NOT WORKING TODAY BECAUSE I HAVE A BAD FEVER .= Hôm nay tôi không làm việc vì tôi bị sốt cao (Bình thường tôi làm việc, tạm thời hôm nay không làm việc vì bị sốt)
- Khi diễn tả một hành động sẽ xảy ra trong tương lai rất gần, đã có kế hoạch sẵn, phải nêu rõ trạng ngữ chỉ thời gian trong câu.
+ I AM SEEING MY DENTIST TOMORROW = Ngày mai tôi đi gặp nha sĩ của tôi. (đã có hẹn sẵn với nha sĩ)
+ ARE YOU DOING ANYTHING TONIGHT? = Tối nay em có làm gì không? (hỏi xem người ta có lên kế hoạch gì cho tối nay hay chưa)
* Câu hỏi WH với thì hiện tại tiếp diễn:
- Công thức câu hỏi: thêm từ WH trước công thức thể nghi vấn của thì hiện tại tiếp diễn.
- Thí dụ:
+ WHAT ARE YOU DOING ? Anh đang làm gì vậy?
+ WHEN ARE YOU COMING HOME ? Khi nào anh về nhà?
* Cần biết thêm:
- Vì tính chất của thì hiện tại tiếp diễn là diễn tả hành động đang xảy ra nên ta thường dùng các trạng từ sau với thì này:
NOW = bây giờ
RIGHT NOW = ngay bây giờ
AT THE MOMENT = hiện thời
FOR THE TIME BEING = trong thời điểm hiện tại
- Một số động từ với bản chất ngữ nghĩa của chúng không thể dùng với thì tiếp diễn được, như:
KNOW = biết
BELIEVE = tin
UNDERSTAND = hiểu
HATE = ghét
LOVE = yêu
LIKE = thích
SOUND = nghe có vẻ
NEED = cần (tiếng Việt có thể nói "Tôi đang cần" nhưng tiếng Anh không thể dùng thì hiện tại tiếp diễn với động từ này, nếu muốn nói "Tôi đang cần..." bạn phải nói "I AM IN NEED OF..." hoặc chỉ là " I NEED...")
APPEAR = trông có vẻ
SEEM = có vẻ
OWN = sở hữu (tiếng Việt có thể nói " Tôi đang có..." nhưng tiếng Anh không dùng tiếp diễn với OWN mà chỉ cần nói " I OWN..." = Tôi sở hữu..
THÌ HIỆN TẠI HOÀN THÀNH
Nhu cầu diễn đạt của chúng ta rất lớn và nếu chỉ với những bài học trước, chúng ta sẽ không thể diễn đạt một số ý như: nói ai đó vừa mới làm gì, kể lại trải nghiệm của ta, thông báo ta đã bắt đầu làm và vẫn còn đang làm một việc gì đó,vv...Nhưng không sao, học xong bài này, bạn sẽ đặt được những câu như vậy.
* Công thức thể khẳng định:
Chủ ngữ + HAVE hoặc HAS + Động từ ở dạng quá khứ phân từ.
- Giải thích:
+ Nếu chủ ngữ là I, WE, YOU, THEY hoặc là danh từ, ngữ danh từ số nhiều ta dùng HAVE
+ Nếu chủ ngữ là HE, SHE, IT hoặc là danh từ, ngữ danh từ số ít, ta dùng HAS
+ Dạng quá khứ hoàn thành của một động từ đa số được tạo ra bằng cách thêm ED đằng sau dạng nguyên mẫu của động từ đó.
WANTED --> WANTED
NEEDED --> NEEDED
Tuy nhiên, thêm ED sau động từ cũng có những quy tắc cần biết:
1. Động từ tận cùng bằng E và có 1 phụ âm đứng trước E, ta chỉ cần thêm D ( DATE --> DATED, LIVE --> LIVED...)
2. Động từ tận cùng bằng Y phải đổi Y thành I rồi mới thêm ED (TRY --> TRIED, CRY --> CRIED...)
3. Động từ tận cùng bằng 1 nguyên âm + 1 phụ âm ngoài W và Y, ta viết phụ âm cuối đó thêm 1 lần nữa rồi mới thêm ED (STOP --> STOPPED, TAP -->TAPPED, COMMIT --> COMMITTED...)
4. Tất cả những động từ khác không rơi vào trường hợp trên chỉ cần thêm ED bình thường.
+ CHÚ Ý: Có một số động từ có dạng quá khứ hoàn thành BẤT QUY TẮC, tức là chúng ta phải học thuộc lòng danh sách những động từ đó vì cách chuyển chúng từ dạng nguyên mẫu sang dạng quá khứ hoàn thành không theo quy tắc nào cả. Nếu bạn tham khảo Bảng Động Từ Bất Quy Tắc, dạng quá khứ hoàn thành của một động từ nằm ở cột thứ 3 (cột thứ 1 là dạng nguyên mẫu, cột thứ 2 là dạng quá khứ - ta sẽ học thì quá khứ ở bài sau- và cột thứ 3 là dạng quá khứ hoàn thành). Thí dụ vài động từ bất quy tắc:
DO --> DID
GO --> GONE
SPEAK --> SPOKEN
WRITE --> WRITTEN
Cuối bài này, ta sẽ có danh sách các động từ bất quy tắc.
- Thí dụ:
+ I HAVE FINISHED DINNER. = Tôi mới ăn tối xong.
+ SHE HAS JUST COME BACK. = Cô ấy vừa mới quay lại.
* Công thức thể phủ định:
Chủ ngữ + HAVE hoặc HAS + NOT + Động từ ở dạng quá khứ phân từ.
- Cách viết tắt:
+ HAVE NOT viết tắt = HAVEN'T
+ HAS NOT viết tắt = HASN'T
- Lưu ý:
+ Nếu ta thay NOT trong công thức trên bằng NEVER, ý nghĩa phủ định sẽ mạnh hơn (từ CHƯA thành CHƯA BAO GIỜ)
- Thí dụ:
YOU HAVEN'T ANSWERED MY QUESTION. = Anh vẫn chưa trả lời câu hỏi của tôi.
HE HASN'T BEEN HERE BEFORE. = Trước giờ anh ta chưa đến đây.
* Công thức thể nghi vấn:
HAVE hoặc HAS + Chủ ngữ + Động từ ở dạng quá khứ phân từ ?
- Thí dụ:
+ HAVE YOU EVER FELT LONELY IN A CROWD? = Bạn có bao giờ cảm thấy cô đơn trong đám đông?
+ HAS SHE REPLIED TO YOUR EMAIL? = Cô ấy trả lời email bạn chưa?
* Khi nào ta dùng thì hiện tại hoàn thành:
- Nói về sự trải nghiệm đã trải qua rồi hay chưa.
+ HAVE YOU EVER EATEN SUSHI? = Trước giờ bạn ăn món sushi chưa?
+ I HAVE NEVER BEEN TO SINGAPORE. = Tôi chưa bao giờ đi Singapore.
- Diễn tả một hành động đã bắt đầu trong qua khứ và vẫn còn tiếp tục đến hiện tại
+ I HAVE BEEN A TEACHER FOR FIVE YEARS. = Tôi đã làm giáo viên được 5 năm (đã bắt đầu làm giáo viên và vẫn còn làm giáo viên)
+ SHE HASN'T COME HERE FOR A LONG TIME - Lâu rồi cô ấy chưa đến đây. (đã bắt đầu ngưng đến đây và vẫn chưa đến đây)
- Diễn tả một hành động đã xảy ra trong hiện tại và có để lại kết quả hay hậu quả trong hiện tại.
+ I HAVE HAD DINNER = Tôi đã ăn tối xong (giờ tôi còn no).
+ HE HAS LOST HIS WALLET = Anh ấy đã bị mất bóp tiền (giờ anh ấy không có bóp tiền)
- Chú ý phân biệt 2 câu sau:
+ HE HAS GONE TO SINGAPORE = Anh ấy đã đi Singapore rồi (Ý nói anh ta không có ở đây đâu, anh ta đi Singapore chưa về).
+ HE HAS BEEN TO SINGAPORE = Anh ấy đã đi Singapore rồi (Ý nói anh ta đã được dịp đi Singapre trước đây, hiện tại anh ta không nhất thiết phải đang ở Singapre)
* Danh sách một số động từ bất quy tắc thông dụng:
Dạng nguyên mẫu
Dạng quá khứ
Dạng quá khứ phân từ
awake = đánh thức
awoke
awoken
be (xem bài độngừ TO BE)
was, were
beat =đánh, thắng
beat
beaten
become = trở thành
became
become
begin = bắt đầu
began
begun
bend = bẻ cong
bet = cá, đánh cuộc
bid =đấu giá
bid
bid
bite = cắn
blow = thổi
blew
blown
break = làm vỡ
broke
broken
bring =đem lại
brought
brought
broadcast = truyền hình, truyền thanh
broadcast
broadcast
build = xây dựng
built
built
burn = làm bỏng, đốt cháy
burned/burnt
burned/burnt
buy = mua
bought
bought
catch = bắt lấy
caught
caught
choose = chọn
chose
chosen
come =đến
came
come
cost = tốn
cost
cost
cut = cắt
cut
cut
dig =đào (đào lổ)
dug
dug
do = làm
did
done
draw = rút ra
drew
drawn
dream = mơ, mơ ước
dreamed/dreamt
dreamed/dreamt
drive = lái xe 4 bánh trở lên
drove
driven
drink = uống
drank
drunk
eat = ăn
ate
eaten
fall = rơi
fell
fallen
feel = cảm thấy
felt
felt
fight = chiến đấu
fought
fought
find = tìm thấy, thấy cái gì đó như thế nào
found
found
fly = bay
flew
flown
forget = quên
forgot
forgotten
forgive = tha thứ
forgave
forgiven
freeze =đông lạnh, đông thành đá
froze
frozen
get = lấy (tra từ điển thêm)
give = cho
gave
given
go =đi
went
grow = trưởng thành, trồng
grew
grown
hang = treo
hung
hung
have = có
had
had
hear = nghe
heard
heard
hide = giấu, trốn
hid
hidden
hit =đánh
hit
hit
hold = nắm, cầm, giữ
held
held
hurt = làm tổn thương
hurt
hurt
keep = giữ
kept
kept
know = biết
knew
known
lay =đặt, để, sắp đặt (tra từ điển thêm)
laid
laid
lead = dẫn đầu, lãnh đạo
led
led
learn = học, học được
learned/learnt
learned/learnt
leave = rời khỏi
left
left
lend = cho mượn
lent
lent
let =để (để cho ai làm gì đó)
let
let
lie = nói dối
lay
lain
lose = mất, đánh mất, thua cuộc
lost
lost
make = làm ra
made
made
mean = muốn nói, có nghĩa là
meant
meant
meet = gặp mặt
pay = trả giá, trả tiền
paid
paid
put = đặt,để (tra từ điển thêm)
put
put
read =đọc
read
read
ride = cưỡi, chạy xe 2 bánh
rode
ridden
ring = reo, gọi điện thoại
rang
rung
rise = mọc, lên cao
run = chạy
ran
run
say = nói
said
said
see = thấy
saw
sell = bán
sold
sold
send = gửi
show = cho xem
showed
showed/shown
shut =đóng
shut
shut
sing = hát
sang
sung
sit = ngồi
sat
sat
sleep = ngủ
slept
slept
speak = nói
spoke
spoken
spend = xài, trải qua (kỳ nghỉ, quảng thời gian)
stand =đứng
stood
stood
swim = bơi, lội
swam
swum
take = lấy, nhận (tra từ điển thêm)
took
taken
teach= dạy
taught
taught
tear = xé
tell = cho ai biết
told
told
think = nghĩ, suy nghĩ
thought
thought
throw = quăng, vứt
threw
thrown
understand = hiểu
understood
understood
wake = thức dậy
woke
woken
wear = mặc(quần áo),đội(nón), xức (nước hoa)
wore
worn
win = chiến thắng
won
won
write = viết
wrote
written
THÌ QUÁ KHỨ ĐƠN
Thì này lại là một thì rất cơ bản và rất dễ hiểu. Trong bài này, ta sẽ học thì quá khứ đơn với động từ TO BE và thì quá khứ đơn với động từ thường.
QUÁ KHỨ ĐƠN VỚI TO BE
* Công thức thể khẳng định:
Chủ ngữ + WAS hoặc WERE + Bổ ngữ nếu có.
* Lưu ý:
+ Nếu chủ ngữ là I, HE, SHE. IT hoặc là ngôi thứ 3 số ít nói chung, ta dùng WAS.
- I WAS DISAPPOINTED TO KNOW MY SCORE.
- SHE WAS HAPPY TO SEE ME.
+ Nếu chủ ngữ là YOU, WE, THEY hoặc là số nhiều nói chung, ta dùng WERE.
* Công thức thể phủ định: thêm NOT sau WAS hoặc WERE
* Lưu ý:
+ WAS NOT viết tắt = WASN'T
+ WERE NOT viết tắt = WEREN'T
+ Công thức thể nghi vấn: đem WAS hoặc WERE ra trước chủ ngữ
- WERE YOU DRUNK LAST NIGHT? = Tối qua anh đã say rượu phải không?
QUÁ KHỨ ĐƠN VỚI ĐỘNG TỪ THƯỜNG
* Công thức thể khẳng định:
Chủ ngữ + Động từ ở dạng quá khứ + Bổ ngữ (nếu có).
- Giải thích:
+ Xét theo đa số, dạng quá khứ của một động từ được tạo ra bằng cách thêm ED đằng sau dạng nguyên mẫu của động từ đó.
WANTED --> WANTED
NEEDED --> NEEDED
Tuy nhiên, thêm ED sau động từ cũng có những quy tắc cần biết:
1. Động từ tận cùng bằng E và có 1 phụ âm đứng trước E, ta chỉ cần thêm D ( DATE --> DATED, LIVE --> LIVED...)
2. Động từ tận cùng bằng Y phải đổi Y thành I rồi mới thêm ED (TRY --> TRIED, CRY --> CRIED...)
3. Động từ tận cùng bằng 1 nguyên âm + 1 phụ âm ngoài W và Y, ta viết phụ âm cuối đó thêm 1 lần nữa rồi mới thêm ED (STOP --> STOPPED, TAP -->TAPPED, COMMIT --> COMMITTED...)
4. Tất cả những động từ khác không rơi vào trường hợp trên chỉ cần thêm ED bình thường.
+ CHÚ Ý: Có một số động từ có dạng quá khứ BẤT QUY TẮC, tức là chúng ta phải học thuộc lòng danh sách những động từ đó vì cách chuyển chúng từ dạng nguyên mẫu sang dạng quá khứ không theo quy tắc nào cả. Nếu bạn tham khảo Bảng Động Từ Bất Quy Tắc, dạng quá khứ của một động từ nằm ở cột thứ 2 (cột thứ 1 là dạng nguyên mẫu, cột thứ 2 là dạng quá khứ và cột thứ 3 là dạng quá khứ hoàn thành). Thí dụ vài động từ bất quy tắc:
DO -->DID
GO -->WENT
SPEAK --> SPOKE
WRITE --> WROTE
Cuối bài này, ta sẽ có danh sách các động từ bất quy tắc.
- Thí dụ:
+ I SAW PETER LAST WEEK. = Tuần trước tôi có nhìn thấy Peter.
+ SHE LEFT WITHOUT SAYING A WORD. = Cô ấy bỏ đi không nói một lời nào.
* Công thức thể phủ định:
Chủ ngữ + DID + NOT + Động từ nguyên mẫu + Bổ ngữ (nếu có)
- Lưu ý:
+ Chủ ngữ có thể là bất kỳ chủ ngữ nào, số ít hay số nhiều không cần quan tâm.
- Viết tắt:
+ DID NOT viết tắt là DIDN'T (chỉ trong văn viết trang trọng hoặc khi nhấn mạnh mới dùng dạng đầy đủ, bình thường khi nói ta dùng dạng ngắn gọn)
+ Ta có thể thay DID NOT trong công thức trên bằng NEVER để nhấn mạnh ý phủ định (mạnh hơn cả khi nói ở dạng đầy đủ)
- Thí dụ:
+ HE DIDN'T UNDERSTAND WHAT YOU SAID = Anh ấy đã không hiểu những gì bạn nói.
+ I NEVER PROMISED YOU ANYTHING. = Anh chưa bao giờ hứa với em điều gì cả.
+ Công thức thể nghi vấn:
DID + Chủ ngữ + Động từ nguyên mẫu + Bổ ngữ (nếu có) ?
- Lưu ý:
+ Cách trả lời câu hỏi YES - NO thì quá khứ đơn:
Trả lời YES: YES, Chủ ngữ + DID
Trả lời NO: NO, Chủ ngữ + DIDN'T
+ Có thể thêm từ WH trước công thức trên để có câu hỏi WH với thì quá khứ đơn.
- Thí dụ:
+ DID YOU DO THAT ? Có phải bạn đã làm điều đó? (Trả lời: YES, I DID hoặc NO, I DIDN'T)
+ WHAT DID YOU DO ? = Bạn đã làm gì?
* Khi nào chúng ta sử dụng Thì Quá Khứ Đơn?
- Khi muốn diễn tả hành động đã xảy ra xong trong quá khứ.
+ I LAST SAW HER AT HER HOUSE TWO MONTHS AGO = Lần cuối cùng tôi đã nhìn thấy cô ta ở nhà cô ta là cách đây 2 tháng)
- Khi muốn diễn tả hành động đã xảy ra xong trong một giai đoạn nào đó trong quá khứ.
+ I LIVED IN CHINA FOR 6 MONTHS = Tôi đã sống ở Trung Quốc 6 tháng (đó là chuyện quá khứ, giờ tôi không sống ở TQ)
* Trạng từ thường dùng cho Thì Quá Khứ Đơn:
YESTERDAY = hôm qua
LAST NIGHT = tối hôm qua
LAST WEEK = tuần trước (có thể thay WEEK bằng MONTH (tháng), YEAR(năm), DECADE(thập niên), CENTURY...)
TWO DAYS AGO = cách đây 2 ngày (có thể thay TWO DAYS bằng một ngữ danh từ về thời gian nào khác : AN HOUR AGO = Cách đây 1 tiếngđồng hồ, 300 YEARS AGO = cách đây 300 năm...)
* Các động từ bất quy tắc thông dụng:
Dạng nguyên mẫu
Dạng quá khứ
Dạng quá khứ hoàn thành
awake = đánh thức
awoke
awoken
be (xem bài độngừ TO BE)
was, were
beat =đánh, thắng
beat
beaten
become = trở thành
became
become
begin = bắt đầu
began
begun
bend = bẻ cong
bet = cá, đánh cuộc
bid =đấu giá
bid
bid
bite = cắn
blow = thổi
blew
blown
break = làm vỡ
broke
broken
bring =đem lại
brought
brought
broadcast = truyền hình, truyền thanh
broadcast
broadcast
build = xây dựng
built
built
burn = làm bỏng, đốt cháy
burned/burnt
burned/burnt
buy = mua
bought
bought
catch = bắt lấy
caught
caught
choose = chọn
chose
chosen
come =đến
came
come
cost = tốn
cost
cost
cut = cắt
cut
cut
dig =đào (đào lổ)
dug
dug
do = làm
did
done
draw = rút ra
drew
drawn
dream = mơ, mơ ước
dreamed/dreamt
dreamed/dreamt
drive = lái xe 4 bánh trở lên
drove
driven
drink = uống
drank
drunk
eat = ăn
ate
eaten
fall = rơi
fell
fallen
feel = cảm thấy
felt
felt
fight = chiến đấu
fought
fought
find = tìm thấy, thấy cái gì đó như thế nào
found
found
fly = bay
flew
flown
forget = quên
forgot
forgotten
forgive = tha thứ
forgave
forgiven
freeze =đông lạnh, đông thành đá
froze
frozen
get = lấy (tra từ điển thêm)
give = cho
gave
given
go =đi
went
grow = trưởng thành, trồng
grew
grown
hang = treo
hung
hung
have = có
had
had
hear = nghe
heard
heard
hide = giấu, trốn
hid
hidden
hit =đánh
hit
hit
hold = nắm, cầm, giữ
held
held
hurt = làm tổn thương
hurt
hurt
keep = giữ
kept
kept
know = biết
knew
known
lay =đặt, để, sắp đặt (tra từ điển thêm)
laid
laid
lead = dẫn đầu, lãnh đạo
led
led
learn = học, học được
learned/learnt
learned/learnt
leave = rời khỏi
left
left
lend = cho mượn
lent
lent
let =để (để cho ai làm gì đó)
let
let
lie = nói dối
lay
lain
lose = mất, đánh mất, thua cuộc
lost
lost
make = làm ra
made
made
mean = muốn nói, có nghĩa là
meant
meant
meet = gặp mặt
pay = trả giá, trả tiền
paid
paid
put = đặt,để (tra từ điển thêm)
put
put
read =đọc
read
read
ride = cưỡi, chạy xe 2 bánh
rode
ridden
ring = reo, gọi điện thoại
rang
rung
rise = mọc, lên cao
run = chạy
ran
run
say = nói
said
said
see = thấy
saw
sell = bán
sold
sold
send = gửi
show = cho xem
showed
showed/shown
shut =đóng
shut
shut
sing = hát
sang
sung
sit = ngồi
sat
sat
sleep = ngủ
slept
slept
speak = nói
spoke
spoken
spend = xài, trải qua (kỳ nghỉ, quảng thời gian)
stand =đứng
stood
stood
swim = bơi, lội
swam
swum
take = lấy, nhận (tra từ điển thêm)
took
taken
teach= dạy
taught
taught
tear = xé
tell = cho ai biết
told
told
think = nghĩ, suy nghĩ
thought
thought
throw = quăng, vứt
threw
thrown
understand = hiểu
understood
understood
wake = thức dậy
woke
woken
wear = mặc(quần áo),đội(nón), xức (nước hoa)
wore
worn
win = chiến thắng
won
won
write = viết
wrote
written
THÌ TƯƠNG LAI ĐƠN
Thì tương lai đơn có lẽ là thì đơn giản và dễ hiểu nhất trong tiếng Anh.
* Công thức thể khẳng định:
Chủ ngữ + WILL + Động từ nguyên mẫu + Bổ ngữ.
- Viết tắt "Chủ ngữ + WILL":
+ I WILL = I'LL
+ WE WILL = WE'LL
+ YOU WILL = YOU'LL
+ THEY WILL = THEY'LL
+ HE WILL = HE'LL
+ SHE WILL = SHE'LL
+ IT WILL = IT'LL
- Thí dụ:
+ I WILL HELP YOU. = Tôi sẽ giúp bạn.
+ SHE WILL CALL YOU WHEN SHE ARRIVES. (Cô ấy sẽ gọi điện cho bạn khi cô ấy đến nơi).
* Công thức thể phủ định:
Chủ ngữ + WILL + NOT + Động từ nguyên mẫu + Bổ ngữ.
- Viết tắt
+ WILL NOT = WON'T
- Nhấn mạnh phủ định:
+ Ta có thể thay NOT bằng NEVER để nhấn mạnh ý phủ định.
- Thí dụ:
+ I WILL NOT HELP HIM AGAIN.= Tôi sẽ không giúp nó nữa.
+ I WILL NEVER HELP HIM AGAIN. = Tôi sẽ không bao giờ giúp nó nữa.
* Công thức thể nghi vấn:
WILL + Chủ ngữ + Động từ nguyên mẫu + Bổ ngữ ?
- Thí dụ:
+ WILL YOU BE AT THE PARTY TONIGHT? = Tối nay bạn sẽ có mặt ở buổi tiệc hay không?
- Câu hỏi WH:
+ Ta chỉ cần thêm ừ WH trước công thức trên để đặt câu hỏi WH.
WHEN WILL YOU GO BACK TO YOUR COUNTRY? = Khi nào bạn sẽ trở về nước?
* Khi nào dùng thì tương lai đơn ?
- Khi muốn diễn tả một hành động mà người nói quyết định thực hiện ngay khi nói.
+ I AM SO HUNGRY. I WILL MAKE MYSELF A SANDWICH. = Tôi đói bụng quá. Tôi sẽ tự đi làm cho mình cái bánh mì sandwich.
- Khi muốn diễn tả một lời hứa
+ (I PROMISE) I WILL NOT TELL ANYONE ELSE ABOUT YOUR SECRET. = (Tôi hứa) tôi sẽ không nói cho ai biết về bí mật của bạn.
- Khi muốn diễn tả một dự đoán về tương lai.
+ IT WILL RAIN TOMORROW. = Ngày mai trời sẽ mưa.
* Lưu ý:
- Trong một câu, nếu có mệnh đề phụ chỉ thời gian tương lai, mệnh đề phụ đó KHÔNG dùng thì tương lai đơn, chỉ dùng thì hiện tại đơn; trong mệnh đề chính ta mới có thể dùng thì tương lai đơn.
+ WHEN YOU COME HERE TOMORROW, WE WILL DISCUSS IT FURTHER. = Ngày mai khi bạn đến đây, chúng ta sẽ bàn thêm. ("Ngày mai khi bạn đến đây" là mệnh đề phụ chỉ thời gian, ta dùng thì hiện tại đơn, "chúng ta sẽ bàn thêm" là mệnh đề chính, ta dùng thì tương lai đơn)
- Ngày xưa, khi học thì tương lai đơn, giáo viên sẽ dạy bạn về từ SHALL, rằng SHALL được dùng thay cho WILL khi chủ ngữ là I hoặc WE. Tuy nhiên, ngày nay, tất cả chủ ngữ đều dùng WILL. SHALL chỉ còn được dùng trong văn bản trang trọng như văn bản luật và các hợp đồng. Thậm chí, người ta còn đang muốn thay thế SHALL bằng WILL trong những văn bản trang trọng đó. Bạn chỉ cần nhớ một trường hợp duy nhất mà SHALL còn được dùng trong thực tế là:
+ SHALL WE GO NOW? = Bây giờ chúng ta đi chứ?
Các cách diễn đạt quan hệ sở hữu
Để diễn đạt quan hệ sở hữu, ta đã học tính từ sở hữu và đại từ sở hữu. Tuy nhiên, nhiều khi quan hệ sở hữu không đơn giản chỉ là giữa các đại từ nhân xưng và danh từ mà nó còn có thể là giữa ngữ danh từ và danh từ. Bài này sẽ chỉ cho bạn thêm các cách còn lại để diễn đạt quan hệ sở hữu.
Ngoài cách dùng tính từ sở hữu để diễn đạt quan hệ sở hữu, ta còn có các cách sau:
* Cách thứ nhất: DÙNG OF
- OF có nghĩa là CỦA khi được dùng để diễn đạt quan hệ sở hữu. (trong tiếng Việt, có thể không cần viết CỦA cũng có thể hiểu được, nhưng trong tiếng Anh phải có OF)
- Khi dùng OF thì danh từ "bị" sở hữu đứng đầu rồi đến OF rồi mới đến danh từ chủ sở hữu
- Ta thường dùng OF để diễn đạt quan hệ sở hữu khi danh từ "bị" sở hữu là danh từ trừu tượng
- Thí dụ:
+ THE BEGINNING OF THE MOVIE = phần đầu của bộ phim (phần đầu bộ phim)
+ THE SIZE OF THE PORTRAIT = Kích thước của tấm chân dung.
* Cách thứ hai: không cần dùng gì cả, chỉ cần sắp xếp hai danh từ cạnh nhau
- Ta dùng cách sắp xếp hai danh từ cạnh nhau để diễn đạt quan hệ sở hữu khi cả hai danh từ này đều là danh từ cụ thể.
- Để diễn đạt quan hệ sở hữu theo cách này thì thứ tự sắp xếp danh từ rất quan trọng: DANH TỪ CHỦ SỞ HỮU ĐỨNG TRƯỚC DANH TỪ "BỊ" SỞ HỮU.
- Thí dụ:
+ THE CAR RADIO = Máy radio của xe hơi
+ THE TREE TRUNK = Thân của cây (thân cây)
* Cách thứ ba: dùng Sở Hữu Cách với 'S
- Ta đã biết 'S có thể là viết tắt của IS hoặc HAS. Giờ đây ta cần biết thêm 'S ngay sau một danh từ có khi không phải là dạng viết tắt của ai mà nó là một phương cách để diễn đạt quan hệ sở hữu giữa hai (ngữ) danh từ.
- Cách dùng 'S để diễn đạt quan hệ sở hữu:
+ Thông thường, ta chọn cách dùng 'S để diễn đạt quan hệ sở hữu khi hai (ngữ) danh từ nói về người hoặc con vật. Tuy nhiên, 'S có thể dùng cho sự vật khi nó được nhân cách hóa (ta coi nó như con người) hoặc cho các đơn vị thời gian hoặc trong những câu thành ngữ.
+ Thí dụ:
THE BOY'S HAT = cái nón cùa thằng nhỏ
PETER'S CAR = Xe hơi của Peter
THE EARTH'S SURFACE = Bề mặt của trái đất
A DAY'S WORK = Công việc của một ngày
- Vài điều cần lưu ý:
+ Khi dùng 'S, ta phải theo thứ tự sau:
Danh từ làm chủ sở hữu'S + Danh từ bị sở hữu
+ Nếu danh từ làm chủ sở hữu là một ngữ danh từ dài cũng không sao, cứ thêm 'S ngay sau chữ cuối cùng trong ngữ danh từ đó, ví dụ:
MY SISTER-IN-LAW'S CHILDREN = Những người con của chị dâu tôi (hoặc em dâu tôi vì sister có thể là chị gái hoặc em gái, brother có thể là anh trai hoặc em trai)
+ Nếu bản thân danh từ làm chủ sở hữu tận cùng bằng S rồi thì ta chỉ cần thêm ' đằng sau nó thôi, khỏi thêm S.
THE STUDENTS' BOOKS = những cuốn sách của các sinh viên/học sinh
THE SMITHS' HOUSE = Căn nhà của gia đình họ SMITH.
DICKENS' NOVELS = Những cuốn tiểu thuyết của ông DICKENS (tên ông ta có S đằng sau)
Tương lai với GOING TO
Để diễn đạt hành động trong tương lai, ta đã học thì tương lai đơn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, ta cần dùng cấu trúc TO BE + GOING TO. Trong bài này, ta sẽ học công thức và cách dùng cấu trúc rất phổ biến này.
* Công thức thể khẳng định:
Chủ ngữ + TO BE + GOING TO + Động từ nguyên mẫu + Bổ ngữ.
- Lưu ý:
+ TO BE phải được chia tương ứng với chủ ngữ (AM hay IS hay ARE)
+ GOING TO trong văn nói được rút gọn thành GONNA
- Thí dụ:
+ I AM GOING TO SEE HER TONIGHT. = Tối nay tôi sẽ gặp cô ấy.
+ SHE IS GOING TO MAD AT ME. = Cô ta sẽ rất giận tôi.
+ IT IS GOING TO RAIN. = Trời sẽ mưa đây.
+ Cần phân biệt TO + GOING TO + Động từ nguyên mẫu với thì hiện tại tiếp diễn TO BE + Động từ nguyên mẫu thêm ING.
I AM GOING TO GO TO SCHOOL = Tôi sẽ đi học.( Tương lai với GOING TO)
I AM GOING TO SCHOOL = Tôi đang đi học (Thì hiện tại tiếp diễn)
* Công thức thể phủ định:
Chủ ngữ + TO BE + NOT + GOING TO + Động từ nguyên mẫu + Bổ ngữ.
- Lưu ý:
+ TO BE phải chia đúng theo chủ ngữ.
+ TO BE + NOT có thể viết tắt (xem lại bài về động từ TO BE nếu cần)
+ GOING TO có thể rút gọn thành GONNA trong văn nói.
- Thí dụ:
+ I AM NOT GOING TO HELP HIM = Tôi sẽ không giúp nó.
+ THEY ARE NOT GOING TO LISTEN TO ME. = Họ sẽ không nghe tôi nói đâu.
* Công thức thể nghi vấn:
TO BE + Chủ ngữ + GOING TO + Động từ nguyên mẫu + Bổ ngữ ?
- Lưu ý:
+ TO BE chia tương ứng với chủ ngữ.
+ GOING TO có thể rút gọn thành GONNA trong văn nói.
+ Có thể thêm từ WH trước TO BE trong công thức trên để tạo ra câu hỏi WH.
- Thí dụ:
+ ARE YOU GOING TO BE BACK BEFORE 10pm? = Bạn có về trước 10 giờ tối không?
+ WHAT ARE YOU GOING TO DO TONIGHT? = Tối nay bạn sẽ làm gì?
* Khi nào ta dùng cấu trúc GOING TO:
- Khi muốn diễn đạt kế hoạch, dự định cho tương lai mà ta đã có sẵn rồi. (Ở thì tương lai đơn với WILL, người nói ra quyết định sẽ làm ngay khi nói)
+ WE ARE GOING TO CELEBRATE HIS BIRTHDAY THIS WEEKEND. = Chúng ta sẽ tổ chức ăn mừng sinh nhật của cậu ấy vào cuối tuần này.
- Khi muốn tiên đoán một hành động sẽ xảy ra dựa trên bằng chứng trong hiện tại (Thì tương lai đơn dự đoán mang tính chủ quan hơn, không dựa vào bằng chứng cụ thể, chắc chắn như Tương lai với GOING TO)
+ LOOK AT THOSE CLOUDS! IT IS GOING TO RAIN. = Nhìn những đám mây đó kìa. Trời sẽ mưa đây.
SO SÁNH HƠN
Trong bài này, chúng ta sẽ học cách so sánh hơn (A...hơn B).
* Thế nào là so sánh hơn?
- So sánh hơn là cấu trúc so sánh giữa hai chủ thể.
- Khi trong một câu nói có hàm ý so sánh, miễn có chữ "HƠN' thì đó là so sánh hơn, dù ý nghĩa so sánh có thể là thua, kém.
+ HE HAS LESS MONEY THAN I. = Anh ấy có ít tiền hơn tôi.
+ SHE IS LESS ATTRACTIVE THAN MY WIFE. = Cô ấy kém quyến rũ hơn so với vợ tôi.
* Công thức cấu trúc so sánh hơn: khi so sánh, ta thường đem tính từ hoặc trạng từ ra làm đối tượng xem xét.
** Công thức với tính từ/trạng từ ngắn: tính từ/trạng từ ngắn là tính từ/trạng từ có một âm. Tính từ/trạng từ có hai âm tiết nhưng tận cùng bằng Y cũng được xem là tính từ /trạng từ ngắn.
TÍNH TỪ/TRẠNG TỪ NGẮN THÊM ER + THAN
- Thí dụ:
+ VIETNAM IS RICHER THAN CAMBODIA. = Việt Nam giàu hơn Campuchia.
+ I AM TALLER THAN HE. = Tôi cao hơn anh ta.
+ I RUN FASTER THAN HE.
- Lưu ý:
+ Nếu tính từ ngắn tận cùng bằng Y, đổi Y thành I rồi mới thêm ER: HAPPY --> HAPPIER
+ Nếu tính từ ngắn tận cùng bằng E, ta chỉ cần thêm R thôi. LATE -> LATER
+ Nếu tính từ ngắn tận cùng bằng 1 PHỤ ÂM + 1 NGUYÊN ÂM + 1 PHỤ ÂM, ta viết PHỤ ÂM CUỐI thêm 1 lần rồi mới thêm ER. BIG --> BIGGER,
** Công thức với tính từ/trạng từ dài: tính từ/trạng từ dài là tính từ có ba âm tiết trở lên hoặc tính từ /trạng từ có hai âm tiết không tận cùng bằng Y.
MORE + TÍNH TỪ/TRẠNG TỪ DÀI + THAN
- Thí dụ:
+ SHE IS MORE ATTRACTIVE THAN HIS WIFE. = Cô ấy có sức cuốn hút hơn vợ anh ta.
+ I AM NOT MORE INTELLIGENT THAN YOU ARE. I JUST WORK HARDER THAN YOU. = Tôi không có thông minh hơn bạn. Tôi chỉ siêng năng hơn bạn thôi.
** Ngoại lệ:
- GOOD --> BETTER
- WELL --> BETTER
- BAD --> WORSE
- MANY --> MORE
- MUCH --> MORE
- LITTLE --> LESS
- FAR --> FARTHER/FURTHER (FARTHER dùng khi nói về khoảng cách cụ thể, FURTHER dùng để nói về khoảng cách trừu tượng)
- QUIET --> QUIETER hoặc MORE QUIETđều được
- CLEVER --> CLEVERER hoặc MORE CLEVER đều được
- NARROW --> NARROWER hoặc MORE NARROW đều được
- SIMPLE --> SIMPLER hoặc MORE SIMPLE đều được
** Khi đối tượng đem ra so sánh là danh từ, ta có công thức :
MORE hoặc LESS + DANH TỪ + THAN
- Dùng MORE khi muốn nói nhiều...hơn
- Dùng LESS khi muốn nói ít...hơn
- Nếu danh từ là danh từ đếm được, nó phải ở dạng số nhiều.
- Thí dụ:
+ I HAVE MORE MONEY THAN YOU. = Tôi có nhiều tiền hơn anh.
+ YOU HAVE LESS MONEY THAN I.
+ SHE HAS MORE CHILDREN THAN I. = Cô ta có nhiều con hơn tôi.
** Khi ý nghĩa so sánh là "A kém... hơn B, ta chỉ việc thay MORE bằng LESS, ta có:
LESS + TÍNH TỪ/TRẠNG TỪ + THAN
- Thí dụ:
+ I EAT LESS THAN HE DOES. = Tôi ăn ít hơn nó.
+ SILVER IS LESS EXPENSIVE THAN GOLD. = Bạc thì ít đắt tiền hơn vàng.
** Lưu ý:
- Ở tất cả mọi trường hợp, đại từ nhân xưng liền sau THAN phải là đại từ chủ ngữ. Trong văn nói, ta có thể dùng đại từ tân ngữ ngay sau THAN nhưng tốt hơn vẫn nên dùng đại từ chủ ngữ.
+ HE IS RICHER THAN I. (có thể nói HE IS RICHER THAN ME trong văn nói)
- Ở vế liền sau THAN, ta không bao giờ lập lại vị ngữ có ở vế trước THAN, Nếu muốn rõ nghĩa, ta chỉ cần dùng TRỢ ĐỘNG TỪ tương ứng. Với động từ TO BE, vế sau THAN có thể lập lại TO BE tương ứng, nhưng điều này cũng không bắt buộc.
- Thí dụ:
+ HE IS RICHER THAN I. (ta có thể lập lại TO BE sao cho tương ứng: HE IS RICHER THAN I AM)
+ I WORK HARDER THAN YOU. (ta có thể dùng trợ động từ tương ứng ở vế sau THAN: I WORK HARDER THAN YOU DO.)
+ SHE RUNS FASTER THAN HE (ta có thể dùng trợ động từ tương ứng ở vế sau THAN: SHE RUNS FASTER THAN HE DOES).
+ HE MADE MORE MONEY THAN I. = Anh ấy đã kiếm được nhiều tiền hơn tôi (ta có thể dùng trợ động từ tương ứng ở vế sau THAN: HE MADE MORE MONEY THAN I DID, tuyệt đối không bao giờ nói HE MADE MORE MONEY THAN I MADE MONEY)
SO SÁNH BẰNG
Cấu trúc so sánh bằng được dùng để thể hiện sự giống nhau hoặc không giống nhau về mặt nào đó khi đem hai chủ thể ra so sánh.
* Cấu trúc so sánh bằng với tính từ hoặc trạng từ:
AS + TÍNH TỪ/TRẠNG TỪ + AS
- Thí dụ:
+ YOUR HANDS ARE AS COLD AS ICE. = Hai tay của bạn lạnh như nước đá vậy!
+ HE IS AS TALL AS HIS FATHER. = Anh ta cao bằng bố anh ta.
+ HE DOESN'T RUN AS FAST AS I DO. = Nó chạy không nhanh bằng tôi.
- Lưu ý:
+ Để diễn đạt thêm các mức độ khác nhau của sự so sánh, ta có thể thêm một trạng từ trước từ AS đầu tiên, thí dụ:
JUST = vừa (bằng), chính xác
NEARLY = gần như
HALF = phân nửa
TWICE = gấpđôi
THREE TIMES = ba lần
...
* Khi muốn so sánh bằng với danh từ, ta dùng AS MANY...AS hoặc AS MUCH...AS
- ...AS MANY + DANH TỪ ĐẾM ĐƯỢC + AS...
- Thí dụ:
+ I WORK AS MANY HOURS AS HE DOES. = Tôi làm việc số giờ bằng với anh ta.
- ... AS MUCH + DANH TỪ KHÔNG ĐẾM ĐƯỢC + AS...
- Thí dụ:
+ I DON'T MAKE AS MUCH MONEY AS HE DOES. = Tôi không kiếm được nhiều tiền bằng anh ta.
SO SÁNH NHẤT
So sánh nhất là cấu trúc ta dùng khi cần so sánh một chủ thể với toàn bộ nhóm, tập thể mà chủ thể có trong đó.
* Cấu trúc so sánh nhất với tính từ/trạng từ ngắn: Tính từ hoặc trạng từ ngắn là tính từ/trạng từ có một âm tiết. Tính từ/trạng từ hai âm tiết tận cùng bằng Y cũng được xem là tính từ/trạng từ ngắn trong cấu trúc này.
THE + TÍNH TỪ/TRẠNG TỪ NGẮN THÊM EST.
- Thí dụ:
+ HE IS THE SMARTEST IN HIS CLASS. = Anh ấy thông minh nhất lớp.
+ THIS BOOK IS THE CHEAPEST I CAN FIND. = Cuốn sách này là cuốn rẻ nhất mà tôi có thể tìm thấy.
+ HE RUNS THE FASTEST. = Anh ta chạy nhanh nhất.
- Lưu ý:
+ Khi tính từ ngắn tận cùng bằng Y, ta đổi Y thành I rồi mới thêm EST
HAPPY -->THE HAPPIEST
CRAZY --> THE CRAZIEST
FUNNY --> THE FUNNIEST
+ Khi tính từ ngắn tận cùng bằng 1 PHỤ ÂM + 1 NGUYÊN ÂM + 1 PHỤ ÂM: ta viết phụ âm cuối cùng thêm 1 lần rồi mời thêm EST
BIG --> THE BIGGEST
HOT --> THE HOTTEST
SMALL --> THE SMALLEST
* Cấu trúc so sánh nhất với tính từ/trạng từ dài: Tính từ/trạng từ dài là tính từ/trạng từ có hai âm tiết trở lên.
THE + MOST + TÍNH TỪ/TRẠNG TỪ DÀI
+ YOU ARE THE MOST BEAUTIFUL LADY I HAVE EVER MET. = Em là người phụ nữ đẹp nhất mà anh từng gặp từ trước đến nay.
+ LONDON IS THE MOST EXPENSIVE CITY IN ENGLAND. = Luân Đôn là thành phố đắt đỏ nhất nước Anh.
* Ngoại lệ: một số tính từ/trạng từ khi sử dụng trong cấu trúc so sánh nhất có dạng đặc biệt, không theo công thức trên đây, bắt buộc ta phải nhớ nằm lòng:
TÍNH TỪ/TRẠNG TỪ DẠNG SO SÁNH NHẤT
BAD THE WORST
GOOD THE BEST
WELL THE BEST
MANY THE MOST
MUCH THE MOST
- Thí dụ:
+ IT WAS THE WORST DAY IN MY LIFE. = Ngày đó là cái ngày tồi tệ nhất trong đời tôi.
+ HE IS THE BEST TEACHER I HAVE EVER HAD. = Ông ấy là người thầy tốt nhất mà tôi từng có.
+ THESE PANTS FIT ME THE BEST. = Quần này vừa vặn với tôi nhất.
+ WHO HAS THE MOST MONEY IN THE WORLD? = Ai có nhiều tiền nhất trên thế giới?
CÂU ĐIỀU KIỆN LOẠI 0
Cấu trúc câu điều kiện loại 0 dùng để diễn đạt những sự thật tổng quan, những dữ kiện khoa học luôn luôn xảy ra với một điều kiện nhất định. Ta còn có thể gọi câu điều kiện loại 0 là câu điều kiện hiện tại luôn có thật. Trong một câu điều kiện luôn có hai mệnh đề: mệnh đề NẾU và mệnh đề chính.
* Công thức câu điều kiện loại 0:
IF + Chủ ngữ 1 + Động từ chia ở thì hiện tại đơn +Bổ ngữ, Chủ ngữ 2 + Động từ chia ở thì hiện tại đơn + Bổ ngữ (nếu có).
- Nói cách khác, ở câu điều kiện loại 0, cả hai mệnh đề IF (NẾU) và mệnh đề chính đều sử dụng thì hiện tại đơn.
- Chủ ngữ 1 và chủ ngữ 2 có thể trùng nhau.
- Bổ ngữ có thể không có, tùy ý nghĩa của câu.
- Mệnh đề IF và mệnh đề chính có thể đứng trước hay sau đều được.
- Thí dụ:
+ IF YOU EXPOSE PHOSPORUS TO AIR, IT BURNS. = Nếu bạn để phốt-pho ra ngoài không khí, nó sẽ cháy.
+ PHOSPHORUS BURNS IF YOU EXPOSE IT TO AIR. = Phốt-pho sẽ cháy nếu bạn để nó ra ngoài không khí.
+ IF YOU HEAT ICE, IT MELTS. = Nếu bạn làm nóng nước đá, nó sẽ tan ra.
CÂU ĐIỀU KIỆN LOẠI 1
Câu điều kiện loại 1 còn có thể được gọi là câu điều kiện hiện tại có thể có thật.
Ta sử dụng câu điều kiện loại 1để đặt ra một điều kiện có thể thực hiện được trong hiện tại và nêu kết quả có thể xảy ra.
* Công thức câu điều kiện loại 1:
IF + Chủ ngữ 1 + Động từ chia ở thì hiện tại đơn + Bổ ngữ, Chủ ngữ 2 + WILL + Động từ nguyên mẫu + Bổ ngữ (nếu có).
- Nói cách khác, ở câu điều kiện loại 1, mệnh đề IF dùng thì hiện tại đơn, mệnh đề chính dùng thì tương lai đơn.
- Chủ ngữ 1 và chủ ngữ 2 có thể trùng nhau.
- Bổ ngữ có thể không có, tùy ý nghĩa của câu.
- Mệnh đề IF và mệnh đề chính có thể đứng trước hay sau đều được.
- Thí dụ:
+ IF I HAVE THE MONEY, I WILL BUY THAT LCD MONITOR. = Nếu tôi cóđủ tiền, tôi sẽ mua cái màn hình LCD đó.
+ I WILL BE SAD IF YOU LEAVE. = Anh sẽ buồn nếu em bỏ đi.
CÂU ĐIỀU KIỆN LOẠI 2
Câu điều kiện loại 2 là cấu trúc dùng để đặt ra một điều kiện không có thật trong hiện tại và nêu kết quả của nó. Đương nhiên, kết quả xảy ra theo một điều kiện không có thật cũng chỉ là một kết quả tưởng tượng. Ta còn có thể gọi câu điều kiện loại 2 là câu điều kiện hiện tại không thật.
* Công thức câu điều kiện loại 2:
IF + Chủ ngữ 1 + Động từ chia ở thì quá khứ đơn + Bổ ngữ, Chủ ngữ 2 + WOULD/ COULD + Động từ nguyên mẫu + Bổ ngữ
- Nói cách khác, ở câu điều kiện loại 2, mệnh đề IF dùng thì quá khứ đơn, mệnh đề chính dùng động từ khiếm khuyết WOULD hoặc COULD.
* Lưu ý:
+ Ở mệnh đề IF, nếu động từ là TO BE thì ta dùng WERE cho tất cả các chủ ngữ.
+ WOULD = sẽ (dạng quá khứ của WILL)
+ COULD = có thể (dạng quá khứ của CAN)
- Thí dụ:
+ IF I WERE YOU, I WOULD GET A DIVORCE. = Nếu tôi là bạn, tôi sẽ nộp đơn ly dị.
+ IF DOGS HAD WINGS, THEY WOULD BE ABLE TO FLY. = Nếu chó có cánh, chúng sẽ biết bay.
CÂU ĐIỀU KIỆN LOẠI 3
Câu điều kiện loại 3 còn có thể được gọi là câu điều kiện quá khứ không thật.
Cấu trúc này được dùng khi ta muốn đặt một giả thiết ngược lại với điều gì đó đã xảy ra trong quá khứ.
* Công thức câu điều kiện loại 3:
IF + Chủ ngữ 1 + Động từ chia ở thì quá khứ hoàn thành + Bổ ngữ, Chủ ngữ 2 + WOULD/COULD HAVE + PP.
- Nói cách khác, ở câu điều kiện loại 3, mệnh đề IF dùng thì quá khứ hoàn thành, mệnh đề chính dùng công thức WOULD hoặc COULD + HAVE + PP.
* Lưu ý:
- PP là dạng quá khứ hoàn thành của động từ. Ở động từ bất quy tắc, đó chính là cột thứ 3 trong bảng động từ bất quy tắc. Ở động từ có quy tắc, đó chính là động từ nguyên mẫu thêm ED.
- Bổ ngữ có thể không có, tùyý nghĩa của câu.
- Chủ ngử 1 và chủ ngữ 2 có thể trùng nhau.
- Mệnh đề IF có thể đứng trước hoặc sau mệnh đề chính.
THÌ QUÁ KHỨ HOÀN THÀNH
Đây là thì tương đối khó và đòi hỏi bạn bạn học thuộc lòng càng nhiều từ càng tốt trong bảng động từ bất quy tắc. Nói thì này khó vì khái niệm của nó xa lạ với người Việt Nam chúng ta. Thật ra ta có thể hiểu thì quá khứ hoàn thành một cách rất đơn giản như sau:
* Thì quá khứ hoàn thành dùng để diễn tả một hành động xảy ra trước một hành động khác và cả hai hành động này đều đã xảy ra trong quá khứ. Hành động nào xảy ra trước thì dùng thì quá khứ hoàn thành. Hành động xảy ra sau thì dùng thì quá khứ đơn.
* Công thức thì quá khứ hoàn thành:
** Công thức thể khẳng định:
Chủ ngữ + HAD + Dạng quá khứ hoàn thành của động từ + Bổ ngữ (nếu có).
- Lưu ý:
+ Dạng quá khứ hoàn thành của động từ thông thường là động từ nguyên mẫu thêm ED. Đối với động từ bất quy tắc thì ta phải dùng cột 3 của bảng động từ bất quy tắc.
- Thí dụ:
+ I HAD EATEN BEFORE I CAME HERE. = Tôi đã ăn trước khi đến đây.
** Công thức thể phủ định:
Chủ ngữ + HAD + NOT + Dạng quá khứ hoàn thành của động từ + Bổ ngữ (nếu có).
- Lưu ý:
+ HAD NOT có thể viết tắt là HADN'T
- Thí dụ:
+ SHE HADN'T PREPARED FOR THE EXAM BUT SHE STILL PASSED. = Cô ta đã không có chuẩn bị cho kỳ thi nhưng cô ta vẫn đậu.
** Công thức thể nghi vấn:
HAD + Chủ ngữ + Dạng quá khứ hoàn thành của động từ + Bổ ngữ (nếu có) ?
- Thí dụ:
+ HAD YOU LOCKED THE DOOR BEFORE YOU LEFT THE HOUSE? = Bạn đã khóa cửa trước khi rời khỏi nhà chứ?
THÌ QUÁ KHỨ TIẾP DIỄN
Tên gọi của thì này có lẽ cũng gợi ý cho bạn cách dùng của nó. Thì này được dùng để diễn tả một hành động đang diễn ra tại một thời điểm nhất định trong quá khứ.
* Công thức thể khẳng định:
Chủ ngữ + TO BE Ở DẠNG QUÁ KHỨ + Động từ nguyên mẫu thêm ING + Bổ ngữ (nếu có).
- Lưu ý:
+ TO BE ở dạng quá khứ chỉ có 2 biến thể WAS và WERE, tùy theo chủ ngữ mà dùng WAS hay WERE.
+ WAS được dùng cho chủ ngữ là I, HE, SHE, IT hoặc bất cứ chủ ngữ số ít nào
+ WERE được dùng cho chủ ngữ là WE, YOU, THEY hoặc bất cứ chủ ngữ số nhiều nào.
- Thí dụ:
+ I WAS WATCHING TV WHEN YOU CALLED. = Lúc bạn gọi điện thoại đến, tôi đang xem Tivi.
+ WHEN THEY WERE PLAYING SOCCER, IT STARTED TO RAIN. = Họ đang đá bóng thì trời bắt đầu mưa.
* Công thức thể phủ định: THÊM NOT sau TO BE ở công thức thể khẳng định.
- Viết tắt:
+ WAS NOT = WASN'T
+ WERE NOT = WEREN'T
- Thí dụ:
+ I WAS NOT SLEEPING. I WAS HAVING MY EYES CLOSE TO RELAX. = Lúc đó tôi đâu có ngủ, tôi nhắm mắt để thư giãn.
* Công thức thể nghi vấn: Đem TO BE ra trước chủ ngữ.
- Có thể thêm từ WH trước TO BE để tạo ra câu hỏi WH.
- Thí dụ:
+ WHAT WERE YOU DOING AT 10 O'CLOCK LAST NIGHT? = Tối qua lúc 10 giờ anh đang làm gì?
* Khi nào ta dùng thì quá khứ tiếp diễn?
- Để diễn tả hành động đang xảy ra tại một thời điểm cụ thể trong quá khứ.
+ SHE WAS TAKING A SHOWER WHEN THE BUGLAR BROKE IN. = Lúc tên trộm đột nhập vào nhà, bà ta đang tắm.
- Khi diễn tả hai hoặc nhiều hơn hai hành động đang xảy ra cùng lúc trong quá khứ.
+ THE BOY WAS DOING HIS HOMEWORK WHILE HIS PARENTS WERE WATCHING TV. = Cậu bé đang làm bài tập trong khi bố mẹ cậu ta đang xem Tivi.
- Khi muốn diễn tả một hành động đang xảy ra thì có hành động khác xảy đến. hành động đang xảy ra dùng thì quá khứ tiếp diễn, hành động xảy đến có thể cắt ngang hành động đang xảy ra được chia ở thì quá khứ đơn.
+ HE STOOD UP AND LEFT THE ROOM WHEN THE PROFESSOR WAS GIVING A LECTURE. = Lúc giáo sư đang giảng bài thì anh ta đứng dậy và rời khỏi phòng
Cấu trúc HAVE SOMEONE DO SOMETHING
Đây là một cấu trúc đơn giản, hữu dụng và rất thường dùng để diễn đạt ý "Ai nhờ ai làm việc gì".
Bạn cần lưu ý là trong tiếng Việt, có rất nhiều việc ta nhờ người khác làm nhưng ta không nói chính xác như vậy, thí dụ:
Ngày mai tôi đi hớt tóc. (Bạn không tự hớt tóc mà bạn nhờ thợ hớt tóc cho mình, đúng không?)
Xe anh dơ rồi, anh đi rửa xe đi! (Người nói thật sự có ý bảo bạn đi ra tiệm rửa xe, nhờ thợ rửa xe rửa giùm, không phải bảo bạn tự rửa).
Tóm lại, với những trường hợp giống như trên, ta cần dùng cấu trúc được giới thiệu ở bài này.
* Công thức cấu trúc:
Chủ ngữ + HAVE + Đại từ tân ngữ hoặc danh từ + Động từ nguyên mẫu + Bổ ngữ .
- Lưu ý:
+ Tùy hoàn cảnh nói, HAVE phải được chia theo đúng thì. Nếu cần, bạn xem lại bài học về tất cả các thì trong tiếng Anh.
+ Đại từ tân ngữ: bạn xem lại bài Đại từ tân ngữ nếu cần.
+ Danh từ: nếu không dùng đại từ tân ngữ, bạn có thể thay danh từ riêng chỉ tên người vào chỗ này (Peter, Tom, John...) hoặc ngữ danh từ chỉ nghề nghiệp (my lawyer, my doctor...)
+ Động từ nguyên mẫu: là động từ chỉ hành động được nhờ làm trong câu nói này.
* Ta dùng công thức này khi ta cần nói rõ người được nhờ làm là ai.
- Thí dụ:
+ I HAD MY ASSISTANT TYPE THE REPORT. = Tôi đã nhờ trợ lý riêng đánh máy bản báo cáo.
+ I'LL HAVE MY LAWYER LOOK INTO IT. = Tôi sẽ nhờ luật sư của tôi xem xét vấn đề này.
+ MY COMPUTER BROKE DOWN. MY BROTHER IS A COMPUTER TECHNICIAN. I'LL HAVE HIM FIX IT. = Máy vi tính tôi đã bị hư. Em trai tôi là kỹ thuật viên máy tính. Tôi sẽ nhờ nó sửa giùm.
* Công thức cấu trúc ở thể bị động:
Chủ ngữ + HAVE + Bổ ngữ + Động từ ở dạng quá khứ hoàn thành.
- Lưu ý:
+ HAVE phải được chia đúng thì
+ Bổ ngữ là cái được làm, cái được xử lý
+ Động từ ở dạng quá khứ hoàn thành là động từ nguyên mẫu thêm ED đối với động từ có quy tắc, đối với động từ bất quy tắc, dạng quá khứ hoàn thành chính là dạng ở cột thứ ba trong bảng động từ bất quy tắc.
* Ta thường dùng cấu trúc thể bị động này hơn vì thường thì người được nhờ làm không cần được nhắc tới người nghe cũng hiểu ( thí dụ: đi hớt tóc thì dĩ nhiên người được bạn nhờ hớt tóc phải là người thợ hớt tóc)
- Thí dụ:
+ I HAD MY HAIR CUT YESTERDAY. = Hôm qua tôi đã đi hớt tóc. (động từ CUT ở ba dạng- nguyên mẫu, quá khứ, quá khứ hoàn thành- đều như nhau CUT - CUT - CUT)
+ I'M GOING TO HAVE MY CAR FIXED TOMORROW. = Ngày mai tôi sẽ đem xe hơi đi sửa.
ĐỘNG TỪ KHIẾM KHUYẾT
Trang 1 / 8
Động từ khiếm khuyết là những động từ đặc biệt. Chúng được gọi là "khiếm khuyết" vì chúng không có đầy đủ tất cả các biến thể ở tất cả các thì và bản thân chúng cùng với chủ ngữ không thể tạo ra một câu hoàn chỉnh mà cần phải có một động từ chính (trừ một số trường hợp ngoại lệ).
Động từ khiếm khuyết tất cả gồm có: SHALL, WILL, WOULD, CAN, COULD, MAY, MIGHT, SHOULD, MUST, OUGHT TO. Tất cả các động từ khiếm khuyết phải đi với động từ NGUYÊN MẪU. Sau đây, chúng ta sẽ học từng động từ một về cách dùng cũng như những điều cần lưu ý của chúng. SHALL và WILL đã được giải thích trong bài về THÌ TƯƠNG LAI ĐƠN .
CAN
- Thể khẳng định:
Chủ ngữ + CAN + Động từ nguyên mẫu + Bổ ngữ (nếu có)
+ HE CAN SPEAK ENGLISH AND CHINESE. = Anh ta có thể nói tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
- Thể phủ định:
Chủ ngữ + CANNOT + Động từ nguyên mẫu + Bổ ngữ (nếu có)
++ Lưu ý là CANNOT ta phải viết dính liền nhau.
++ CANNOT viết tắt là CAN'T
- Thể nghi vấn:
CAN + Chủ ngữ + Động từ nguyên mẫu + Bổ ngữ (nếu có)?
+ CAN YOU SPEAK RUSSIAN? = Bạn có thể nói tiếng Nga không?
- Câu hỏi WH với CAN:
Từ WH + CAN + Chủ ngữ + Động từ nguyên mẫu + Bổ ngữ (nếu có)?
+ WHAT CAN YOU DO? Bạn có thể làm gì?
- Dùng để diễn tả khả năng của chủ ngữ
+ I CAN SWIM. = Tôi có thể bơi. = Tôi biết bơi
- Dùng để diễn tả khả năng một hành động, sự việc có thể xảy ra hay không
+ I THINK SO, BUT I CAN BE WRONG. = Tôi nghĩ như vậy, nhưng mà tôi có thể sai.
- Dùng để xin phép, yêu cầu giữa hai người quen thân, không khách sáo, trang trọng bằng COULD hoặc MAY
+ CAN I BORROW YOUR CAR TONIGHT? = Tối nay tôi có thể mượn xe hơi của anh được không?
Trang tiếp theo ta sẽ học động từ khiếm khuyết COULD
Trang 2 / 8
COULD
* Về công thức, ta cứ thay CAN bằng COULD trong các công thức ở bài về CAN
* Về cách dùng:
- COULD là dạng quá khứ của CAN, do đó ta có thể dùng COULD để diễn tả khả năng của chủ ngữ trong quá khứ
+ I COULD SPEAK CHINESE WHEN I WAS YOUNG. = Khi tôi còn trẻ, tôi nói được tiếng Trung Quốc. (có lẽ già rồi, không dùng nữa nên quên)
- COULD cũng có thể được dùng trong hiện tại như CAN để diễn tả khả năng một hành động hay sự việc có thể xảy ra hay không
+ HE COULD BE THE ONE WHO STOLE MY MONEY. = Nó có thể là người đã trộm tiền của tôi.
- COULD dùng để yêu cầu, xin phép; một cách lịch sự, trang trọng hơn CAN
+ COULD I BORROW YOUR PEN PLEASE? Có thể cho tôi mượn cây viết của anh được không ạ ?
- COULD dùng để đưa ra 1 gợi ý, dùng trong hiện tại
+ YOU COULD SPEND YOUR VACATION IN ĐÀ LẠT. = Bạn có thể đi nghỉ mát ở Đà Lạt.
* Lưu ý:
- CANNOT ngoài nghĩa không có khả năng (làm điều gì) còn có nghĩa là không được (làm gì)
+ YOU CANNOT GO OUT AT THIS HOUR. = Giờ này con không được đi chơi.
- COULD NOT dùng với nghĩa hiện tại có nghĩa là không thể nào (có chuyện đó xảy ra)
+ HE COULD NOT BE THE ONE WHO STOLE YOUR MONEY. I KNOW HIM VERY WELL. = Anh ấy không thể nào là người đã trộm tiền của anh. Tôi biết anh ấy rất rõ.
Trang sau ta sẽ học động từ khiếm khuyết MUST
Trang 3 / 8
MUST
* Về công thức:
- Ta cứ thay CAN bằng MUST trong các công thức ở bài về CAN
* Về cách dùng:
- MUST có nghĩa là PHẢI, dùng diễn tả một yêu cầu bắt buộc
+ FOREIGNERS MUST HAVE A WORK PERMIT IN ORDER TO GET A JOB IN VIETNAM. = Người nước ngoài phải có giấy phép lao động mới có thể xin việc làm tại Việt Nam.
- MUST diễn tả sự chắc chắn của một nhận định
+ YOU MUST BE HUNGRY. = Chắc hẳn là bạn đói rồi.
* Lưu ý:
- MUST NOT viết tắt là MUSTN'T
- MUST NOT diễn tả sự cấm đoán, không được phép làm, nghiêm trọng hơn CANNOT nhiều
+ YOU MUST NOT SWIM IN THAT RIVER. IT'S FULL OF CROCODILES. = Anh không được bơi dưới con sông đó. Dưới đó toàn là cá sấu.
- MUST đồng nghĩa với HAVE TO. MUST là động từ khiếm khuyết, không có dạng quá khứ, tương lai. HAVE TO là động từ thường, có đủ các dạng. Vì vậy khi cần diễn đạt những ý nghĩa thường dùng với MUST trên đây trong quá khứ hay tương lai, ta dùng HAVE TO.
- Trong hiện tại, MUST và HAVE TO khác nhau như thế nào?
+ MUST trang trọng hơn HAVE TO
+ MUST diễn tả sự bắt buộc nội tại, người nói tự cho là mình phải làm điều gì đó
+ HAVE TO diễn tả sự bắt buộc ngoại tại, người nói cho là mình phải làm gì đó do hoàn cảnh bên ngoài ép buộc.
+ MUST và HAVE TO thường được thay thế lẫn nhau, tuy nhiên, MUST có phần trang trọng hơn HAVE TO
+ MUST NOT = KHÔNG ĐƯỢC (cấm đoán)
+ NOT HAVE TO = không nhất thiết phải (tùy chọn)
YOU MUST NOT WEAR SHORTS TO GO TO SCHOOL. = Bạn không được mặc quần short đi học.
YOU DON'T HAVE TO WEAR LONG PANTS IF YOU DON'T WANT TO. = Nếu bạn không muốn, bạn không nhất thiết phải mặc quần dài.
Trang sau ta sẽ học về động từ khiếm khuyết MAY
Trang 4 / 8
MAY
* Về công thức, ta cứ thay CAN bằng MAY trong các công thức ở bài về CAN
* Về cách dùng:
- MAY có nghĩa là "có thể", được dùng để xin phép một cách rất lịch sự, trang trọng
+ MAY I USE YOUR TELEPHONE TO MAKE A PHONE CALL? = Tôi có thể dùng điện thoại của anh để gọi điện thoại được không ạ?
- MAY được dùng để diễn đạt khả năng một hành động, sự việc có thể hoặc không có thể xảy ra, khả năng này không chắc chắn lắm
+ YOU CAN TRY CALLING HIM. HE MAY NOT BE AT HOME. = Bạn có thể thử gọi điện thoại cho anh ta. Anh ta có thể không có ở nhà đâu.
* Chú ý:
- MAYBE = có lẽ, là trạng từ chỉ mức độ chắc chắn
+ MAYBE I WILL GO OUT TONIGHT. = Có lẽ tối nay tôi sẽ đi chơi.
- MAY BE là động từ khuyết khuyết MAY dùng với động từ TO BE
+ HE LOOKS UNHAPPY. I DON'T THINK HE IS UNHAPPY. HE MAY BE TIRED. = Anh ta trông không được vui. Tôi không nghĩ là anh ta đang buồn. Anh ta có thể đang mệt.
Trang sau ta sẽ học về động từ khiếm khuyết MIGHT
Trang 5 / 8
MIGHT
* Về công thức, ta cứ thay CAN bằng MIGHT trong các công thức ở bài về CAN
* Về cách dùng:
- MIGHT là quá khứ của MAY, khi nào cần dùng MAY ở quá khứ, ta dùng MIGHT. (có những động từ khiếm khuyết không có dạng quá khứ, trong bài khác bạn sẽ biết khi nào cần dùng dạng quá khứ của các động từ khiếm khuyết)
- Trong hiện tại, MIGHT được dùng để diễn tả khả năng một hành động sự việc có thể xảy ra hay không, mức độ chắc chắn yếu hơn MAY
+ SHE MIGHT BE ON THE BUS. I THINK HER CAR IS HAVING PROBLEMS. = Cô ấy có thể đang đi ngồi xe buýt. Tôi nghĩ là xe hơi của cô ấy đang bị trục trặc gì đó.
- Trong hiện tại, MIGHT có thể được dùng để đưa ra gợi ý, nhưng không chắc là người nghe sẽ thích gợi ý này
+ YOU MIGHT TRY SOME MOONCAKE. = Bạn có thể thử ăn bánh trung thu.
- MIGHT có thể được dùng để xin phép lịch sự trong tiếng Anh của người Anh (khác với tiếng Anh của người Mỹ), nhưng không thông dụng lắm.
+ MIGHT I OPEN THE WINDOW? = Tôi có thể được mở cửa sổ ra không ạ?
Trang sau: SHOULD
Trang 6 / 8
SHOULD
* Về công thức, ta cứ thay CAN bằng SHOULD trong các công thức ở bài về CAN
* Về cách dùng:
- SHOULD có nghĩa là NÊN.
- SHOULD dùng để đưa ra một lời khuyên
+ YOU SHOULD START EATING BETTER. = Bạn nên bắt đầu ăn uống đủ chất hơn.
- SHOULD được dùng để diễn đạt điều gì đó theo như lịch trình, kế hoạch, dự đoán của người nói phải được xảy ra (nhưng có khi lại không xảy ra như ý)
+ HE SHOULD BE HERE BY NOW. = Giờ này anh ta phải có mặt ở đây rồi chứ. (vậy mà chưa thấy anh ta đâu)
Trang sau: WOULD
Trang 7 / 8
WOULD
* Về công thức: ta cứ thay CAN bằng WOULD trong các công thức ở bài về CAN
* Về cách dùng:
- WOULD là dạng quá khứ của WILL
- Trong hiện tại, WOULD được dùng để yêu cầu (lịch sự hay không tùy thái độ, nội dung câu nói)
+ WOULD YOU PLEASE PUT OUT THAT CIGARETTE? = Anh có thể vui lòng dập điếu thuốc anh đang hút?
- WOULD YOU LIKE... luôn luôn là một lời mời rất lịch sự.
+ WOULD YOU LIKE SOME COFFEE? Anh uống cà phê chứ?
+ WOULD YOU LIKE TO TRY THEM ON? Anh có muốn thử không? (thử quần áo trong tiệm).
- Kể lại hành động thường lặp đi lặp lại trong quá khứ
+ WHEN I WAS A CHILD, I WOULD ALWAYS SPEND MY SAVINGS ON BOOKS. = Khi tôi còn nhỏ, tôi luôn lấy tiền để dành được đi mua sách.
Trang tiếp theo: OUGHT TO
Trang 8 / 8
OUGHT TO
* Về công thức, ta cứ thay CAN bằng OUGHT TO trong các công thức ở bài về CAN. Tuy nhiên, cần chú ý:
- Ở phủ định, OUGHT TO thêm NOT sẽ trở thành OUGHT NOT TO, hoặc có khi là OUGHT NOT + Động từ nguyên mẫu thôi mà không có TO nữa. Tuy nhiên đạng phủ định của OUGHT TO rất hiếm khi được dùng.
* Về cách dùng:
- OUGHT TO diễn đạt một lời khuyên
+ YOU OUGHT TO EXERCISE MORE. = Bạn nên tập thể dục nhiều hơn.
+ HE OUGHT TO STOP SMOKING. = Anh ta nên bỏ hút thuốc lá.
- DIễn tả một khả năng hành động sự việc có thể xảy ra với mức độ chắc chắn cao
+ HE OUGHT TO GET THE PROMOTION. HE WORKS REALLY HARD. = Anh ta chắc phải được thăng chức. Anh ta làm việc thật sự siêng năng.
* OUGHT TO phân biệt với SHOULD như thế nào khi cả hai đều dùng để đưa ra 1 lời khuyên?
- OUGHT TO là lời khuyên "nặng ký" hơn SHOULD
- OUGHT TO có hàm ý là không thể còn cách nào khác hơn là phải (làm gì đó) ,mang tính giải pháp; trong khi SHOULD mang tính gợi ý
- Trong tiếng Anh của người Mỹ, OUGHT TO ít được dùng.
Như vậy là bạn đã học xong cơ bản về tất cả các động từ khiếm khuyết.
Động từ WISH, một dạng câu điều kiện
Khi đặt câu WISH với ý nghĩa ao ước một điều gì đó, ta cần nhớ 2 loại như sau:
WISH loại 1: Ước về điều gì đó trái ngược với sự thật trong hiện tại.
* Công thức:
Mệnh đề WISH chia ở thì hiện tại đơn + Mệnh đề chính chia ở thì quá khứ đơn
* Lưu ý:
- Với động từ TO BE, trong văn nói có thể dùng WAS cho ngôi thứ ba số ít và cho I, nhưng trong văn viết, phải dùng WERE cho tất cả chủ ngữ, không phân biệt ngôi, không phân biệt số ít hay số nhiều.
* Thí dụ:
I WISH I HAD A NICE HOUSE. = Tôi ước gì tôi có một căn nhà đẹp,
SHE WISHES SHE WERE THE MOST BEAUTIFUL LADY IN VIETNAM. = Cô ấy ước gì cô ấy là người phụ nữ đẹp nhất Việt Nam.
I WISH I WERE THE PRIME MINISTER. = Tôi ước gì tôi là thủ tướng.
WISH loại 2: Ước về điều gì đó trái ngược với sự thật trong quá khứ
* Công thức:
Mệnh đề WISH chia ở thì hiện tại đơn + Mệnh đề chính chia ở thì quá khứ hòan thành
* Thí dụ:
I WISH I HAD PASSED THAT EXAM. = Tôi ước gì tôi đã đậu trong kỳ thi đó.
SHE WISHES SHE HAD SOLD ALL HER STOCKS BEFORE THE MARKET WENT DOWN.= Cô ta ước gì mình đã bán tất cả các cổ phiếu trước khi thị trường xuống giá.
THÌ HIỆN TẠI HOÀN THÀNH TIẾP DIỄN
Giống như thì hiện tài hoàn thành , thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn cũng diễn tả một hành động đã bắt đầu ở quá khứ, tiếp tục đến hiện tại và có thể tiếp tục đến tương lai. Tuy nhiên, thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn có khác ở chỗ nó chỉ dùng cho những hành động mang tính tạm thời, thời gian từ lúc bắt đầu đến hiện tại ngắn, hoặc có bằng chứng rõ ràng vừa làm xong hành động đó.
Sau đây là công thức của thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn:
* Công thức:
Chủ ngữ + HAVE hoặc HAS + BEEN + Động từ nguyên mẫu thêm ING.
* Thí dụ:
- I HAVE BEEN WAITING FOR YOU SINCE EARLY MORNING. = Anh đã đợi em từ sáng sớm đến giờ.
- THE TELEPHONE HAS BEEN RINGING FOR TWO MINUTES. = Điện thoại đã reo hai phút rồi. (và còn reo nữa)
- HAVE YOU BEEN RUNNING? Bạn mới vừa chạy bộ phải không? (người nói dùng thì này vì có bằng chứng người nghe đang thở hổn hển, người ướt đẫm mồ hôi)
* Lưu ý:
- Khi chủ ngữ là HE, SHE, IT hoặc là ngôi thứ 3 số ít nói chung, ta dùng HAS.
- Khi chủ ngữ là I, WE, YOU, THEY hoặc là ngôi thứ 3 số nhiều nói chung, ta dùng HAVE.
THÌ QUÁ KHỨ HOÀN THÀNH TIẾP DIỄN
Giống như thì quá khứ hoàn thành , thì quá khứ hoàn thành tiếp diễn dùng để diễn đạt hành động xảy ra trước một hành động khác trong quá khứ. Điểm khác biệt là thì quá khứ hoàn thành tiếp diễn nhấn mạnh tính liên tục của hành động hoặc nhấn mạnh rằng hành động xảy ra trước hành động khác trong quá khứ vẫn tiếp tục xảy ra sau khi hành động sau đã xảy ra.
Sau đây là công thức của thì quá khứ hoàn thành tiếp diễn:
* Công thức:
- Thể khẳng định:
Chủ ngữ + HAD + BEEN + Động từ nguyên mẫu thêm ING.
- Thí dụ:
+ THIS MORNING, WHEN I GOT UP, IT HAD BEEN RAINING. = Sáng nay, khi tôi thức dậy, trời đã mưa. (dậy rồi mà trời vẫn còn đang mưa)
- Thể phủ định: Thêm NOT sau HAD
Chủ ngữ + HAD NOT + BEEN + Động từ nguyên mẫu thêm ING.
+ HAD NOT viết gọn là HADN'T
- Thể nghi vấn:đem HAD ra trước chủ ngữ
HAD + Chủ ngữ + Động từ nguyên mẫu thêm ING?
CÂU HỎI ĐUÔI (TAG -QUESTIONS)
Câu hỏi đuôi là một dạng câu hỏi rất thông dụng trong tiếng Anh. Mặc dù câu trả lời cho câu hỏi đuôi cũng giống như câu trả lời cho câu hỏi YES-NO, nhưng câu hỏi đuôi có sắc thái ý nghĩa riêng biệt.
Câu hỏi đuôi được thành lập sau một câu nói khẳng định hoặc phủ định, được ngăn cách bằng dấu phẩy (,) vì vậy người đặt câu hỏi đã có thông tin về câu trả lời. Tuy nhiên, thường thì người hỏi không chắc chắn lắm về thông tin này. Nếu người hỏi chắc chắn, tự tin rằng mình đã có thông tin về câu trả lời nhưng vẫn hỏi thì khi chấm dứt câu hỏi đuôi, người hỏi sẽ lên giọng.
Sau đây là cách thành lập câu hỏi đuôi cho các tất cả các thì ta đã học:
* Nguyên tắc chung khi lập câu hỏi đuôi:
- Nếu câu nói trước dấu phẩy là câu khẳng định, câu hỏi đuôi phải ở thể phủ định.
- Nếu câu nói trước dấu phẩy là câu phủ định, câu hỏi đuôi phải ở thể khẳng định
* Cấu tạo của câu hỏi đuôi:
- Câu hỏi đuôi gồm một trợ động từ tương ứng với thì được dùng trong câu nói trước dấu phầy, có NOT hoặc không có NOT và một đại từ nhân xưng tương ứng với chủ ngữ của câu nói trước dấu phẩy.
* Thí dụ:
- YOU ARE AFRAID, AREN'T YOU? (Anh đang sợ, đúng không?)
- YOU DIDN'T DO YOUR HOMEWORK, DID YOU? (Bạn đã không làm bài tập nhà, đúng không?)
* Cách thành lập câu hỏi đuôi cho các tất cả các thì ta đã học:
1. Hiện tại đơn với TO BE:
- HE IS HANDSOME, ISN'T HE? = Anh ấy đẹp trai, đúng không?
- YOU ARE WORRIED, AREN'T YOU? = Bạn đang lo lắng, phải không?
- Đặc biệt với I AM..., câu hỏi đuôi phải là AREN'T I:
+ I AM RIGHT, AREN'T I?
- Với I AM NOT, câu hỏi đuôi sẽ là AM I như quy tắc.
+ I AM NOT GUILTY, AM I?
2. Hiện tại đơn động từ thường: mượn trợ động từ DO hoặc DOES tùy theo chủ ngữ (xem lại bài Thì hiện tại đơn với động từ thường nếu cần)
- THEY LIKE ME, DON'T THEY?
- SHE LOVES YOU, DOESN'T SHE?
3. Thì quá khứ đơn với động từ thường: mượn trợ động từ DID, quá khứđơn với TO BE: WAS hoặc WERE:
- YOU LIED TO ME, DIDN'T YOU?
- HE DIDN'T COME HERE, DID HE?
- HE WAS FRIENDLY, WASN'T HE?
4. Thì hiện tại hoàn thành hoặc hiện tại hoàn thành tiếp diễn: mượn trợ động từ HAVE hoặc HAS
- THEY HAVE LEFT, HAVEN'T THEY?
- THE RAIN HAS STOPPED, HASN'T IT?
5. Thì quá khứ hoàn thành hoặc quá khứ hoàn thành tiếp diễn: mượn trợ động từ HAD:
- HE HADN'T MET YOU BEFORE, HAD HE?
6. Thì tương lai đơn:
- IT WILL RAIN, WON'T IT?
- YOUR GIRLFRIEND WILL COME TO THE PARTY, WON'T SHE?
* Những trường hợp đặc biệt cần lưu ý:
** USED TO: từng (diễn tả thói quen, hành động thường lập đi lập lại trong quá khứ)
- Trường hợp này, ta cứ việc xem USED TO là một động từ chia ở thì quá khứ. Do đó, câu hỏi đuôi tương ứng chỉ cần mượn trợ động từ DID
- Thí dụ:
+ SHE USED TO LIVE HERE, DIDN'T SHE?
** HAD BETTER:
- HAD BETTER thường được viết ngắn gọn thành 'D BETTER, nên dễ khiến ta lúng túng khi phải lập câu hỏi đuôi tương ứng. Khi thấy 'D BETTER, chỉ cần mượn trợ động từ HAD để lập câu hỏi đuôi.
- Thí dụ:
+ HE'D BETTER STAY, HADN'T HE?
** WOULD RATHER:
- WOULD RATHER thường được viết gọn là 'D RATHER nên cũng dễ gây lúng túng cho bạn. Chỉ cần mượn trợ động từ WOULD cho trường hợp này để lập câu hỏi đuôi.
- Thí dụ:
+ YOU'D RATHER GO, WOULDN'T YOU?
TÍNH TỪ - NHỮNG TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT
Tính từ là từ chỉ tính chất, dùng để miêu tả hoặc bổ nghĩa cho một danh từ hoặc một đại từ. Khi kết hợp với một danh từ để tạo thành một ngữ danh từ, tính từ đứng trước danh từ. Khi tính từ làm vị ngữ trong câu thì tính từ phải đứng sau động từ TO BE đã được chia đúng theo chủ ngữ cũng như theo thời gian (thì)
Example:
- A BEAUTIFUL WOMAN (một người đàn bà đẹp)
- THAT WOMAN IS BEAUTIFUL. (Người đàn bà đó đẹp)
Trong một số trường hợp đặc biệt, tính từ có thể đi sau một động từ. Tuy nhiên, ngay cả ở trong những trường hợp này, tính từ vẫn không làm nhiệm vụ của trạng từ, tức làm nhiệm vụ bổ nghĩa cho động từ, mà tính từ chỉ bổ nghĩa cho chủ ngữ hoặc là một bộ phận của một định ngữ (idiom). Sau đây là danh sách những động từ đi trước tính từ:
- LOOK: trông có vẻ
SHE LOOKS YOUNGER THAN HER AGE (Cô ấy trông trẻ hơn tuổi của mình).
- FEEL: sờ có vẻ
THIS FABRIC FEELS SOFT. (Loại vải này mềm -sờ vào có vẻ mềm-)
- SOUND: nghe có vẻ
THAT SOUNDS LIKE A GOOD PLAN. (Kế hoạch đó nghe hay đấy.)
- TASTE: nếm có vẻ
THIS MILK TASTES SOUR. (Chỗ sữa này nếm có mùi chua)
- SMELL: ngửi có vẻ
THE FOOD SHE COOKS ALWAYS SMELLS GOOD. (Đồ ăn cô ấy nấu lúc nào cũng thơm)
- BECOME: trở nên
I WANTED TO BECOME INDEPENDENT BEFORE I WAS 18. (Trước tuổi 18, tôi đã muốn được tự lập - đã muốn trở nên tự lập)
- GET: trở nên
MY BROTHER GOT RICH EARLY BECAUSE HE STARTED HIS OWN BUSINESS. (Anh tôi trở nên giàu có sớm bởi vì anh ấy đã ra kinh doanh riêng.)
- SEEM: dường như, có vẻ như
AT FIRST, LEARNING HOW TO SWIM SEEMED IMPOSSIBLE TO ME. (Mới đầu, việc học bơi được đối với tôi có vẻ như một điều không thể thực hiện được).
- TURN: trở nên, chuyển sang
HE CROSSED THE STREET BEFORE THE LIGHT TURNED GREEN. (Ông ấy băng qua đường trước khi đèn giao thông chuyển sang xanh).
- APPEAR: có vẻ (diện mạo bề ngoài có vẻ)
SHE APPEARS TO BE CONFIDENT, BUT I THINK SHE IS NERVOUS. (Cô ta có vẻ bề ngoài tự tin nhưng tôi nghĩ cô ta đang hồi hộp)
- GROW: trở nên, chuyển sang
I GREW ANGRY AS I LISTENED TO THE STORY. (Tôi thấy giận lên khi nghe qua câu chuyện)
- PROVE: hóa ra
HIS EFFORTS PROVED FRUITLESS. (Những nỗ lực của anh ấy đã hóa ra vô ích)
- REMAIN: giữ, duy trì
HE TRIED TO REMAIN CALM. (Anh ấy cố gắng giữ bình tĩnh)
- STAY: giữ, duy trì
WOMEN DO ALL KINDS OF THINGS TO TRY TO STAY YOUNG. (Phụ nữ làm đủ mọi thứ để cố duy trì vẻ trẻ trung).
* Một số TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT:
- SHE LOOKS AT ME FUNNY.(Cô ấy nhìn tôi với cái nhìn kỳ lạ).
- HE TALKS FUNNY (anh ấy nói giọng kỳ kỳ).
- HE WALKS FUNNY (anh ấy đi tướng đi sao sao ấy)
- I LIKE MY EGGS RAW (hễ ăn trứng thì tôi thích ăn sống)
- YOUR DREAMS CAN COME TRUE IF YOU HAVE THE COURAGE TO PURSUE THEM. (Những giấc mơ của bạn có thể thành hiện thực nếu bạn có dũng khí để theo đuổi chúng)
TRẠNG TỪ NÓI CHUNG VÀ TRẠNG TỪ ĐẶC BIỆT VERY
Trạng từ là từ dùng để bổ nghĩa cho một động từ, một tính từ hay một trạng từ khác.
Example:
- HE RUNS FAST. anh ấy chạy nhanh (FAST là trạng từ bổ nghĩa cho động từ RUN)
- MISS RUSSIA THIS YEAR IS EXTREMELY SEXY. (hoa hậu Nga năm nay cực kỳ gợi cảm) (trạng từ EXTREMELY bổ nghĩa cho tính từ ATTRACTIVE)
- HE SPEAKS ENGLISH VERY WELL. (Anh ấy nói tiếng Anh rất giỏi - trạng từ VERY bổ nghĩa cho trạng từ WELL)
*TRẠNG TỪ ĐẶC BIỆT VERY:
- Người Việt Nam khi học tiếng Anh rất hay mắc một lỗi chung khi dùng trạng từ VERY (rất).
- Lỗi 01: Khi nói "Cha mẹ tôi rất thương tôi", rất nhiều học viên người Việt sẽ nói " MY PARENTS VERY LOVE ME". Đây là một trong những lỗi ngữ pháp cơ bản thường gặp nhất. Câu đúng nên nói là: MY PARENTS LOVE ME VERY MUCH.
- Lỗi 02: HE WAS VERY PRAISED BY HIS BOSS. Câu đúng nên nói là HE WAS VERY MUCH PRAISED BY HIS BOSS (Anh ấy được sếp khen ngợi rất nhiều).
- Nói chung, VERY chỉ nên được dùng để bổ nghĩa những trạng từ khác hoặc những tính từ không phải là past participle (dạng quá khứ phân từ) . Đối với tính từ là quá khứ phân từ, cũng có vài ngoại lệ (chẳng hạn như ta có thể nói I AM VERY PLEASED TO SEE HER.) Tuy nhiên, nên hạn chế dùng VERY vì nó làm câu văn bị yếu đi.
MỆNH ĐỀ QUAN HỆ
Mệnh đề quan hệ có khi được gọi là mệnh đề tính từ, có lẽ vì nó bổ nghĩa cho danh từ. Tuy nhiên, mệnh đề quan hệ không đơn giản như một tính từ và vị trí của nó cũng không như vị trí của tính từ.
Có tất cả 3 loại mệnh đề quan hệ: hạn định, phi hạn định và liên kết.
* Mệnh đề quan hệ hạn định:
- Không có dấu phẩy(,) đứng trước
- Nội dung của mệnh đề quan hệ bổ nghĩa cho danh từ và có vai trò quan trọng trong việc làm rõ nghĩa cho danh từ đứng trước nó.
The cup which is on the table is full of sugar. (Cái tách trên bàn có đầy đường trong đó)
* Mệnh đề quan hệ phi hạn định:
- CÓ dấu phẩy(,) đứng trước
- Nội dung của mệnh đề quan hệ bổ nghĩa cho danh từ và có vai trò KHÔNG quan trọng trong việc làm rõ nghĩa cho danh từ đứng trước nó.
John, WHO is going to marry Jill soon, is an engineer. (John, người sửa soạn cưới Jill, là một kỹ sư)
* Mệnh đề quan hệ liên kết:
- CÓ dấu phẩy(,) đứng trước
- Đứng ở cuối câu để nói tiếp thêm ý cho cả câu hoặc bổ nghĩa cho cả câu.
They asked me to go away, WHICH was very rude. (Họ bảo tôi đi chỗ khác, điều này thật thô lỗ!)
* CÁC ĐẠI TỪ QUAN HỆ: mệnh đề quan hệ thường đứng sau một trong những đại từ quan hệ sau: WHICH, WHOM, WHO, WHOSE, WHEN, WHERE, WHY, THAT.
WHICH dùng cho danh từ là đồ vật, sự vật, hoặc con vật
The novel which you talked ABOUT is very good.
WHOM dùng cho người nhưng người này không phải là chủ ngữ trong mệnh đề quan hệ.
This is Dr. Perkins, whom we met at a conference in Canada last year.
WHO dùng cho người và người này là chủ ngữ trong mệnh đề quan hệ. WHO hoàn toàn có thể được dùng thay cho WHOM, nhất là trong văn nói.
A clown is someone who makes you laugh
WHOSE dùng cho người hoặc con vật để nói về vật sở hữu của danh từ đứng trước WHOSE.
The film is about a man whose children are kidnapped. (Phim này nói về một người đàn ông có con bị bắt cóc)
WHEN dùng cho thời gian, có thể thay thế cho ON WHICH chỉ thời gian ngày hoặc IN WHICH chỉ thời gian tháng/năm
1982 was the year when he graduated from college.
WHERE dùng cho nơi chốn, có thể thay thế cho AT WHICH (mà tại đó) hoặc IN WHICH chỉ nơi chốn (mà trongđó)
Let's go to a country where the sun always shines.
WHY dùng cho lý do
That's the reason why I don't like this house.
THAT có thể thay cho WHOM, WHO, WHEN, WHERE và WHY nhưng CHỈ trong mệnh đề quan hệ HẠN ĐỊNH.
An elephant is an animal that lives in hot countries.
The plums that were in the fridge were delicious.
THAT rất thường được dùng thay cho WHICH sau những từ sau: all, any(thing), every (thing), few, little, many, much, no(thing), none, some(thing), and sau SO SÁNH NHẤT.
It was everything that he had ever wanted.
There were only a few that really interested him.
* CÁCH RÚT GỌN ĐẠI TỪ QUAN HỆ:
- Cách rút gọn đại từ quan hệ đều giống nhau cho cả 3 loại đại từ quan hệ. Chỉ có thể rút gọn mệnh đề quan hệ khi mệnh đề quan hệ không có chủ ngữ nào khác ngoài chủ ngữ đứng trước đại từ quan hệ.
Thí dụ:
The man who reported the crime has been given a reward. (RÚT GỌN ĐƯỢC: chủ ngữ của reported the crime chính là THE MAN)
The man who was killed in the accident was a foreigner. (RÚT GỌN ĐƯỢC: chủ ngữ của WAS KILLED IN THE ACCIDENT cũng là THE MAN)
The man who I saw at the party is Janet's father. (KHÔNG RÚT GỌN ĐƯỢC: chủ ngữ của SAW AT THE PARTY là I, không phải là THE MAN)
The film is about a man whose children are kidnapped. (KHÔNG RÚT GỌN ĐƯỢC: chủ ngữ của ARE KIDNAPPED là CHILDREN, không phải A MAN)
The cup which I bought in Venice is on the table.(KHÔNG RÚT GỌN ĐƯỢC: chủ ngữ của BOUGHT IN VENICE là I, không phải THE CUP).
- Nếu mệnh đề quan hệ có ý chủ động, TA BỎ ĐẠI TỪ QUAN HỆ (NẾU CÓ), LẤY ĐỘNG TỪ CHÍNH ĐƯA VỀ NGUYÊN MẪU RỒI THÊM ING.
Thí dụ:
The man who reported the crime has been given a reward. = THE MAN REPORTING THE CRIME HAS BEEN GIVEN A REWARD.
- Nếu mệnh đề quan hệ có ý bị động, TA BỎ ĐẠI TỪ QUAN HỆ (NẾU CÓ), BỎ BIẾN THỂ CỦA TO BE, CHỈ GIỮ LẠI PHẦN TỪ QUÁ KHỨ PHÂN TỪ (PP)TRỞ ĐI.
Thí dụ:
The man who was killed in the accident was a foreigner. = THE MAN KILLED IN THE ACCIDENT WAS A FOREIGNER.
- Nếu mệnh đề quan hệ là TO BE (được chia theo thì) + một danh từ hoặc 1 giới từ, TA BỎ ĐẠI TỪ QUAN HỆ VÀ PHẦN TO BE, CHỈ GIỮ LẠI PHẦN SAU TO BE:
Thí dụ:
The cup which is on the table is full of sugar. = THE CUP ON THE TABLE IS FULL OF SUGAR.
Bill Clinton, who is a former American president, is still politically active. = BILL CLINTON, A FORMER AMERICAN PRESIDENT, IS STILL POLITICALLY ACTIVE.
BỊ ĐỘNG CÁCH (PASSIVE VOICE)
Từ trước giờ ta chỉ mới học cách nói chủ động. Điều này cũng dễ hiểu bởi cách nói chủ động là cách nói được dùng nhiều hơn. Tuy nhiên đôi lúc ta không thể không dùng câu bị động. Trong bài này ta sẽ học cách nói bị động.
* MỘT VÀI LƯU Ý:
- Thông thường chúng ta dùng chủ động cách khi sử dụng ngôn ngữ. Đôi khi chúng ta lại có nhu cầu dùng bị động cách.
* Thí dụ:
+ Con chó đó cắn tôi (CHỦ ĐỘNG).
+ Tôi bị con chó đó cắn. (BỊ ĐỘNG).
+ Cha nó tặng nó một chiếc xe hơi nhân ngày sinh nhật thứ 21 của nó. (CHỦ ĐỘNG)
+ Nó được cha nó tặng một chiếc xe hơi nhân ngày sinh nhật thứ 21 của nó. (BỊ ĐỘNG)
- Như vậy, trong tiếng Việt, câu bị động thường có dấu hiệu nhận biết là có chữ BỊ hoặc ĐƯỢC trong đó. Vậy, có phải hễ thấy BỊ, ĐƯỢC trong câu tiếng Việt là ta phải dùng câu bị động khi chuyển sang tiếng Anh? Câu trả lời là KHÔNG HẲN.
* Thí dụ:
+ Tôi bị nhức đầu. ==> I HAVE A HEADACHE. (VẪN LÀ CÂU CHỦ ĐỘNG)
+ Tôi đã được gặp Bill Clinton ở Việt Nam. ===> I GOT TO MEET BILL CLINTON IN VIETNAM. (VẪN LÀ CÂU CHỦ ĐỘNG)
- Thế thì NHƯ THẾ NÀO MỚI LÀ CÂU BỊ ĐỘNG? Trong tiếng Anh hay tiếng Việt cũng vậy, CÂU BỊ ĐỘNG PHẢI LÀ CÂU CÓ THỂ CHUYỂN SANG CÂU NÓI CHỦ ĐỘNG MÀ Ý NGHĨA VẪN KHÔNG THAY ĐỔI NGHIÊM TRỌNG.
* Thí dụ:
- Con chó bị chiếc xe hơi cán ==> Chiếc xe hơi cán con chó. (nghĩa cũng gần giống nhau)
- THE DOG WAS RUN OVER BY THE CAR. ===> THE CAR RAN OVER THE DOG. (nghĩa cũng gần giống nhau)
- Công an bắt nó. ==> Nó bị công an bắt (nghĩa cũng giống nhau)
- THE POLICE ARRESTED HIM. ==> HE WAS ARRESTED BY THE POLICE. (nghĩa cũng giống nhau)
- Như vậy, ta đặt một câu bị động như thế nào? Bạn hãy xem công thức sau:
* CÔNG THỨC CHUNG CHO CÂU BỊ ĐỘNG Ở TẤT CẢ CÁC THÌ:
S + TO BE được chia theo thì cần thiết + P.P của động từ bị động (có thể thêm BY...)
- Giải thích:
+ S: Chủ ngữ
+ ĐỘNG TỪ TO BE chia theo thì cần thiết là: AM hoặc IS hoặc ARE nếu là thì hiện tại đơn, AM/IS/ARE BEING nếu là thì hiện tại tiếp diễn, WILL BE nếu là thì tương lai đơn, AM/IS/ARE GOING TO BE nếu là cấu trúc tương lai gần, chắc chắn hoặc dự định; WAS hoặc WERE nếu là thì quá khứ đơn, WAS/WERE BEING nếu là thì quá khứ tiếp diễn; HAVE BEEN hoặc là HAS BEEN nếu là thì hiện tại hòan thành; HAD BEEN nếu là thì quá khứ hòan thành.Đó, chỉ bấy nhiều thì trên là thông dụng nhất, nếu bạn chưa vững các thì trên ở dạng chủ động thì cũng nên ôn lại. Khi nào dùngthì nào là chủ yếu dựa vào thời gian hành động xảy ra, bạn nên xem lại cách dùng các thì thông dụng vừa nói trên.
+ P.P (viết tắt của PAST PARTICIPLE) : QUÁ KHỨ PHÂN TỪ là cột 3 trong bảng động từ bất quy tắc hoặc động từ nguyên mẫu thêm đuôi ED đối với các động từ có quy tắc.
+ ĐỘNG TỪ BỊ ĐỘNG là động từ có thể được dùng để đổi sang câu chủ động (thí dụ: tôi bị chó cắn thì ĐỘNG TỪ BỊ ĐỘNG là cắn, có thể dùng để đổi sang chủ động là "con chó cắn tôi")
+ BY ...: BY có nghĩa là BỞI, ta có thể thêm BY... để cho biết thêm hành động thực hiện bởi ai đó. Thường thì ít khi cần BY nhưng lâu lâu vẫn có nhu cầu dùng.
- Thí dụ:
+ CÂU BỊ ĐỘNG THÌ HIỆN TẠI ĐƠN: WINE IS MADE FROM GRAPES. (rượu vang được làm từ nho)
+ CÂU BỊ ĐỘNG THÌ HIỆN TẠI TIẾP DIỄN: CAN THO BRIDGE IS BEING BUILT (cầu Cần Thơ đang được xây).
+ CÂU BỊ ĐỘNG THÌ TƯƠNG LAI ĐƠN: CAN THO BRIDGE WILL BE FINISHED IN 2010. (cầu Cần Thơ sẽ được làm xong trong năm 2010).
+ CÂU BỊ ĐỘNG THÌ TƯƠNG LAI GẦN, CHẮC CHẮN HƠN: CAN THO BRIDGE IS GOING TO BE FINISHED IN 2010 (Cầu Cần Thơ sẽ được làm xong trong năm 2010).
+ CÂU BỊ ĐỘNG THÌ QUÁ KHỨ ĐƠN: HE WAS KILLED IN THE WAR (anh ấy đã bị giết chết trong chiến tranh).
+ CÂU BỊ ĐỘNG THÌ QUÁ KHỨ TIẾP DIỄN: HE WAS BEING QUESTIONED BY THE POLICE AT THAT TIME (vào lúc đó anh ta đang bị cảnh sát tra hỏi).
+ CÂU BỊ ĐỘNG THÌ HIỆN TẠI HOÀN THÀNH: THIS WEBSITE HAS BEEN UPDATED MANY TIMES IN THE PAST 2 YEARS. (Website này được cập nhật nhiều lần trong 2 năm qua)
+ CÂU BỊ ĐỘNG THÌ QUÁ KHỨ HOÀN THÀNH: THE HOUSE HAD BEEN BURNT TO THE GROUND WHEN THE FIRE-FIGHTERS ARRIVED. (căn nhà đó đã bị thiêu rụi khi lính cứu hỏa đến).
* CÁCH CHUYỂN CÂU CHỦ ĐỘNG SANG CÂU BỊ ĐỘNG:
- Chúng ta hãy lấy 1 câu chủ động làm thí dụ:
+ THAT DOG BIT ME. (con chó đó đã cắn tôi)
==> Như vậy chuyển sang bị động là TÔI BỊ CẮN BỞI CON CHÓ ĐÓ: I WAS BITTEN BY THAT DOG.
- Như vậy, khi chuyển sang câu bị động:
+ Tân ngữ trong câu chủ động sẽ thành CHỦ NGỮ trong câu bị động (ME là tân ngữ, khi chuyển ME thành chủ ngữ ta phải dùng dạng đại từ chủ ngữ tương ứng là I)
====> I
+ Động từ chính trong câu chủ động sẽ bị biến thành dạng QUÁ KHỨ PHÂN TỪ để đặt sau TO BE được chia thích hợp theo thì của câu chủ động.(ở thí dụ trên, BIT là quá khứ đơn, vậy nên TO BE chia ở quá khứ đơn là WAS hoặc WERE mà chủ ngữ ở câu bị động là I, nên ta dùng WAS)
=====>> I WAS BITTEN
+ Chủ Ngữ trong câu CHỦ ĐỘNG SẼ là tác nhân nằm đằng sau chữ BY
==============>>> I WAS BITTEN BY THAT DOG.
- Trong một số trường hợp, chủ ngữ ở câu chủ động có thể không được nhắc tới trong câu bị động, tức là TA KHÔNG CẦN DÙNG BY... (thí dụ như khi chủ ngữ là PEOPLE, THEY, THE POLICE, ...)
* Thí dụ:
+ CHỦ ĐỘNG: PEOPLE SAY THAT LOVE IS BLIND (người ta nói rằng tình yêu là mù quáng)
=====>>> BỊ ĐỘNG: IT IS SAID THAT LOVE IS BLIND.
+ CHỦ ĐỘNG: THE POLICE ARRESTED HIM.
====>> BỊ ĐỘNG: HE WAS ARRESTED (anh ta bị bắt thì ai cũng hiểu là bị bắt bởi cảnh sát nên ta không cần phải nói).
GIỚI TỪ TIẾNG ANH
Trong tiếng Anh, giới từ là một dạng từ loại có rất ít từ nhưng lại là một dạng từ loại phức tạp. Trong bài này ta sẽ học tất cả những gì nên biết về giới từ trong phạm vi tiếng Anh cơ bản.
* Định nghĩa giới từ:
-Giới từ là từ giới thiệu quan hệ không gian, thời gian hoặc quan hệ logic giữa các danh từ trong câu.
* Danh sách các giới từ cơ bản:
- Giới từ không nhiều lắm nhưng không nhất thiết phải biết hết tất cả. Chúng tôi đã bỏ bớt một số giới từ ít gặp hơn trong tiếng Anh cơ bản. Các giới từ cơ bản bao gồm:
about, above, across, after, against, along, among, around, at, before, behind, below, beneath, beside, between, beyond, but, by, despite, down, during, except, for, from, in, inside, into, like, near, of, off, on, onto, out, outside, over, past, since, through, throughout, till, to, toward, under, underneath, until, up, upon, with, within, without...
* Nghĩa cơ bản của giới từ:
- Nghĩa cơ bản của giới từ thường giúp ta tự hiểu ngay cách dùng của nó trong các trường hợp cơ bản. Tuy nhiên, khi giới từ đi sau động từ, tạo ra cái gọi là ngữ động từ (Phrasal Verb), thì có khi nó không còn mang nghĩa cơ bản nữa mà cùng với động từ, chúng tạo ra một nghĩa hòan toàn bất ngờ hoặc có khi giới từ chỉ là một từ chức năng cần phải có sau một số động từ hoặc tính từ để đúng ngữ pháp, chứ tự thân nó không mang bất kỳ nghĩa gì.
about = về, above = bên trên, across = ngang qua, băng qua, after = sau, against = chống lại, vào, along = dọc theo, among = giữa (3 trở lên), around = quanh, vòng quanh, at = tại, lúc, before = trước, behind = đằng sau, below = bên dưới, dưới, beside = bên cạnh, between = giữa (2), beyond = quá, lên trên, ra ngoài, but = nhưng, by = bằng, bởi, despite= bất chấp, down = dưới, during = trong suốt (khoảng thời gian nào đó), except =ngoại trừ, for = cho, trong (khỏang thời gian), from = từ, in = trong, ở trong, inside= bên trong, into = vào, like = như, near = gần, of = của, off = theo sau động từ, tạo nghĩa riêng, on = trên, onto = lên trên, out = ngoài, outside = bên ngoài, over = ở trên đầu, trên, past = qua, quá, since = từ khi, through = xuyên qua, thông qua, throughout= suốt, từ đầu đến cuối, till = đến khi, to = đến, toward = về phía, under = dưới, until = cho đến khi, up = trên, lên, upon = theo sau động từ, with = với, within = trong phạm vi, trong vòng, without = mà không có.
* Vị trí của giới ttừ:
- Trong tiếng Anh cơ bản, ta cần nhớ 3 vị trí chủ yếu của giới từ:
1. Sau TO BE, trước danh từ:
+ THE BOOK IS ON THE TABLE. = Quyển sách ở trên bàn.
+ I WILL STUDY IN AUSTRALIA FOR 2 YEARS. = Tôi sẽ học ở Úc trong 2 năm.
2. Sau động từ: Có thể liền sau động từ, có thể bị 1 từ khác chen giữa động từ và giới từ.
+ I LIVE IN HO CHI MINH CITY = Tôi sống ở thành phố Hồ Chí Minh.
+TAKE OFF YOUR HAT! Cởi nón của bạn ra!
+ I HAVE AN AIR-CONDITIONER, BUT I ONLY TURN IT ON IN SUMMER. = Tôi có máy lạnh, nhưng tôi chỉ bật nó lên vào mùa hè.
3. Sau tính từ:
+ I'M NOT WORRIED ABOUT LIVING IN A FOREIGN COUNTRY. = Tôi không lo lắng về việc sốngở nước ngoài.
+ HE IS NOT ANGRY WITH YOU. = Anh ấy không giận bạn.
* Vài điểm lưu ý về giới từ:
- AT: dùng chỉ giờ
I GET UP AT 9 o'clock every day.
- ON: dùng chỉ ngày, thứ
I NEVER WORK ON SUNDAYS.
- IN: dùng cho tháng, mùa, năm
+ I WILL LEAVE FOR AUSTRALIA IN JULY = Tôi sẽ khởi hành đi Úc vào tháng 7.
- AT: tại, ở ; chỉ nơi chốn NHỎ như công ty, nhà hàng, khách sạn, nhà cửa, quán xá, 1địa chỉ cụ thể..
- IN: tại, ở; chỉ nơi chốn LỚN như phường xã, quận huyện, thành phố, quốc gia...
+ MY DAUGHTER WAS BORN ON DECEMBER 2, 2004 AT A HOSPITAL ON TON THAT TUNG STREET IN DISTRICT 01.= Con gái tôi được sinh ra vào ngày 2 tháng 12 năm 2004 tại một bệnh viện trên đường Tôn Thất Tùng ở quận 01.
- Đại từ luôn chen giữa động từ và giới từ, danh từ phải để sau giới từ không được chen vào giữa.
+ TAKE OFF YOUR HAT! Cởi nón của anh ra!
+ TAKE IT OFF! Cởi nó ra đi! (IT là đại từ nên phải chèn ở giữa)
+ HIS FATHER BEATS HIM UP EVERY DAY. = Cha nó đánh đập nó hàng ngày.
+ THAT MAN BEATS UP HIS SON EVERY DAY. = Người đàn ông đó đánh đập con trai mình hàng ngày.
- Như ở trên có nói, khi giới từ đi sau động từ, tạo ra cái gọi là ngữ động từ, thì có khi nó không còn mang nghĩa cơbản nữa mà cùng với động từ, chúng tạo ra một nghĩa hòan toàn bất ngờ.
+ LOOK = nhìn, AFTER = sau; nhưng LOOK AFTER = chăm sóc
+ WORK = làm việc, OUT =ngoài, ra ngoài; nhưng WORK OUT = nghĩa 1: tập thể dục, nghĩa 2: nghĩ ra, nghĩa 3: có kết quả tốt...
Như vậy, ta phải học thuộc lòng thật nhiều ngữ động từ (phrasal verb) như hai thí dụ trên. Bạn nên xem và học thuộc 100 Phrasal Verb Quan Trọng Nhất.
TOO/SO và EITHER/NEITHER
Hai cặp từ TOO/SO và EITHER/NEITHER rất thường được dùng trong văn nói. Tuy nhiên, nhiều người học cảm thấy khó phân biệt cách dùng mỗi từ sao cho đúng. Bài này chúng ta sẽ học về 4 từ đặc biệt này.
TOO/SO, EITHER/NEITHER tất cả đều có chung nghĩa là "cũng", nhưng EITHER/NEITHER mang nghĩa phủ định, tức là "cũng không"
* TOO/SO: cặp này chỉ dùng cho câu mang nghĩa khẳng định.
- TOO: dùng cuối câu.
+ A: I LOVE YOU. (anh yêu em)
+ B: I LOVE YOU, TOO. (em cũng yêu anh)
- SO: luôn đứng đầu câu và nó phải mượn trợ động từ phù hợp đi liền sau nó và đứng liền trước chủ ngữ.
-- VD 1:
+ A: I LOVE ENGLISH. (tôi yêu thích tiếng Anh)
+ B: SO DO I.(tôi cũng vậy) (do câu A nói dùng hiện tại đơn phải động từ thường, do đó trợ động từ là DO cho chủ ngữ là I)
--VD 2:
+ A: I AM A STUDENT. (tôi là sinh viên)
+ B: SO IS MY YOUNGER BROTHER (em trai tôi cũng vậy). (do câu người nói trước dùng AM, nên phải mượng IS đứng sao SO cho hợp với MY YOUNGER BROTHER, là danh từ số ít)
-- VD 3:
+ A: I WENT TO LE HONG PHONG HIGH SCHOOL. (tôi đã học trường Lê Hồng Phong)
+ B: SO DID I. (tôi cũng vậy) (vì câu người nói trước dùng thì quá khứ đơn, nên trợ động từ tương ứng đặt sau SO phải là DID)
--VD 4:
+ A: I HAVE BEEN TO THAILAND. (tôi đã được đi Thái Lan)
+ B: SO HAVE I. (tôi cũng vậy) (Do câu người nói trước dùng thì hiện tại hoàn thành nên trợ động từ cần mượn để đặt sau SO phải là HAVE)
* EITHER/NEITHER: cặp này chỉ dùng trong câu mang nghĩa phủ định
- EITHER: đứng cuối câu.
A: I DON'T LIKE FISH. (tôi không thích cá)
B: I DON'T, EITHER. (tôi cũng không)
- NEITHER đứng đầu câu, mượn trợ động từ, trợ động từ đứng liền sau NEITHER và đứng liền trước Chủ ngữ.
A: I DON'T LIKE FISH. (tôi không thích cá)
B: NEITHER DO I. (tôi cũng không)
CẤU TRÚC SO...THAT
Cấu trúc này rất phổ biến, cho phép bạn đặt câu phức gồm 2 mệnh đề, mệnh đề trước THAT và mệnh đề sau THAT. Cấu trúc này có nghĩa là QUÁ...ĐẾN NỖI ...
* CÔNG THỨC:
...SO + TÍNH TỪ hoặc TRẠNG TỪ + THAT + Chủ ngữ + Vị Ngữ.
* VÍ DỤ:
+ Tính từ đằng sau không có danh từ: khi dùng tính từ thì trước SO phải là TO BE (AM/IS/ARE hay WAS/WERE hay HAS BEEN. HAVE BEEN hay HAD BEEN)
- HE IS SO RICH THAT HE CAN AFFORD TO BUY HIS OWN AIRPLANE. (Anh ấy giàu đến nỗi anh ấy có thể mua nổi máy bay riêng).
- THAT MAN IS SO FAT THAT HE CAN'T WALK. (người đàn ông ấy mập đến nỗi không thể đi lại được)
+ Tính từ đằng sau có danh từ: khi đằng sau tính từ có danh từ thì thường là trước SO là động từ HAVE (có)
- HE HAS SO MUCH MONEY HE CAN AFFORD TO BUY HIS OWN AIRPLANE (anh ấy có nhiều tiền đến nỗi anh ấy có thể mua máy bay riêng)
- HE HAS SO MANY CHILDREN THAT HE CANNOT REMEMBER THEIR NAMES (anh ấy có nhiều con đến mức anh ấy không thể nhớ hết tên của chúng)
+ Trạng từ: khi dùng trạng từ sau SO tức là trước SO phải là động từ (trạng từ bổ nghĩa cho động từ)
- HE SPEAKS ENGLISH SO WELL THAT I THOUGHT HE WAS A NATIVE SPEAKER.(anh ấy nói tiếng Anh hay đến nỗi tôi đã tưởng anh ấy là người bản xứ)
- I LOVE YOU SO MUCH THAT I CAN DIE FOR YOU (anh yêu em nhiều đến mức anh có thể chết vì em) (MUCH có thể vừa là tính từ vừa là trạng từ
CẤU TRÚC ...TOO ... TO ...
Tựa như cấu trúc ...SO ...THAT ..., cấu trúc này cũng có nghĩa là "quá ...đến nỗi" nhưng mà là "...quá không thể...được" hoặc "...quá ....để...". Thường thì cấu trúc ...TOO...TO mang nghĩa tiêu cực, có nội dung không được người nói tán thành. Cốt lõi của cấu trúc này là từ TOO, nằm trong cấu trúc này có nghĩa là QUÁ. ("quá" theo kiểu "thái quá", mà phàm những gì thái quá đều không tốt).
* CÔNG THỨC:
...TOO + TÍNH TỪ hoặc TRẠNG TỪ + TO + ĐỘNG TỪ NGUYÊN MẪU
* VÍ DỤ:
+ Tính từ:
- HE IS TOO YOUNG TO GET MARRIED. (anh ấy quá trẻ để kết hôn)
- THIS COFFEE IS TOO HOT TO DRINK. (ly cà phê này quá nóng không thể uống được)
+ Trạng từ: Khi sau TOO là trạng từ thì người ta thường không cần TO... cũng đủ nghĩa.
- YOU WORK TOO HARD (anh làm việc quá vất vả --mà như vậy là không tốt...)
* Lưu ý: ngay cả khi sau TOO là tính từ, người ta cũng không nhất thiết phải có TO...
- THIS HOUSE IS TOO EXPENSIVE (căn nhà này quá đắt tiền).
- WHEN A QUESTION SEEMS TOO EASY, IT MAY BE A TRAP. (khi câu hỏi có vẻ quá dễ thì nó có thể là một cái bẫy).
100 Phrasal Verb Quan Trọng
Một Phrasal Verb là kết hợp của một động từ rất cơ bản đi kèm với một hoặc hai giới từ. Nghĩa của Phrasal Verb rất khó đoán dựa vào nghĩa của động từ và giới từ tạo thành nó. (Ví dụ: LOOK là NHÌN, AFTER là SAU nhưng LOOK AFTER kết hợp lại phải hiểu với nghĩa là CHĂM SÓC).
Trong bài này, chúng tôi đã chắt lọc lại 100 phrasal verb cơ bản nhất, quan trọng nhất, thường gặp nhất cho các bạn dễ học.
* Lưu ý:
- s.o viết tắt cho someone (người nào đó)
- s.th: viết tắt cho something (cái gì đó)
- Dù không nhiều
* Ví dụ:
- Với phrasal verb LOOK AFTER S.O: chăm sóc ai đó, ta có thể vận dụng để đặt câu: Con cái nên chăm sóc cha mẹ già yếu = CHILDREN SHOULD LOOK AFTER THEIR OLD AND FEEBLE PARENTS.(như vậy ta thay s.o bằng THEIR PARENTS)
Beat one’s self up: tự trách mình (khi dùng, thay one's self bằng mysel, yourself, himself, herself...)
Break down: bị hư
Break in: đột nhập vào nhà
Break up with s.o: chia tay người yêu, cắt đứt quan hệ tình cảm với ai đó
Bring s.th up: đề cập chuyện gì đó
Bring s.o up: nuôi nấng (con cái)
Brush up on s.th: ôn lại
Call for sth: cần cái gì đó; Call for s.o : kêu người nào đó, cho gọi ai đó, yêu cầu gặp ai đó
Carry out: thực hiện (kế hoạch)
Catch up with s.o: theo kịp ai đó
Check in: làm thủ tục vào khách sạn
Check out: làm thủ tục ra khách sạn
Check sth out: tìm hiểu, khám phá cái gì đó
Clean s.th up: lau chùi
Come across as: có vẻ (chủ ngữ là người)
Come off: tróc ra, sút ra
Come up against s.th: đối mặt với cái gì đó
Come up with: nghĩ ra
Cook up a story: bịa đặt ra 1 câu chuyện
Cool down: làm mát đi, bớt nóng, bình tĩnh lại (chủ ngữ có thể là người hoặc vật)
Count on s.o: tin cậy vào người nào đó
Cut down on s.th: cắt giảm cái gì đó
Cut off: cắt lìa, cắt trợ giúp tài chính
Do away with s.th: bỏ cái gì đó đi không sử dụng cái gì đó
Do without s.th: chấp nhận không có cái gì đó
Dress up: ăn mặc đẹp
Drop by: ghé qua
Drop s.o off: thả ai xuống xe
End up: có kết cục = wind up
Figure out: suy ra
Find out: tìm ra
Get along/get along with s.o: hợp nhau/hợp với ai
Get in: đi vào
Get off: xuống xe
Get on with s.o: hòa hợp, thuận với ai đó
Get out: cút ra ngoài
Get rid of s.th: bỏ cái gì đó
Get up: thức dậy
Give up s.th: từ bỏ cái gì đó
Go around: đi vòng vòng
Go down: giảm, đi xuống
Go off: reo, nổ (chủ ngữ thường là chuông, bom)
Go on: tiếp tục
Go out: đi ra ngoài, đi chơi
Go up: tăng, đi lên
Grow up: lớn lên
Help s.o out: giúp đỡ ai đó
Hold on: đợi tí
Keep on doing s.th: tiếp tục làm gì đó
Keep up sth: hãy tiếp tục phát huy
Let s.o down: làm ai đó thất vọng
Look after s.o: chăm sóc ai đó
Look around: nhìn xung quanh
Look at sth: nhìn cái gì đó
Look down on s.o: khinh thường ai đó
Look for s.o/s.th: tìm kiếm ai đó/ cái gì đó
Look forward to something/Look forward to doing something: mong mỏi tới sự kiện nào đó
Look into sth: nghiên cứu cái gì đó, xem xét cái gì đó
Look sth up: tra nghĩa của cái từ gì đó
Look up to s.o: kính trọng, ngưỡng mộ ai đó
Make s.th up: chế ra, bịa đặt ra cái gì đó
Make up one’s mind: quyết định
Move on to s.th: chuyển tiếp sang cái gì đó
Pick s.o up: đón ai đó
Pick s.th up: lượm cái gì đó lên
Put s.o down: hạ thấp ai đó
Put s.o off: làm ai đó mất hứng, không vui
Put s.th off: trì hoãn việc gì đó
Put s.th on: mặc cái gì đó vào
Put sth away: cất cái gì đó đi
Put up with s.o/ s.th: chịu đựng ai đó/ cái gì đó
Run into s.th/ s.o: vô tình gặp được cái gì / ai đó
Run out of s.th: hết cái gì đó
Set s.o up: gài tội ai đó
Set up s.th: thiết lập, thành lập cái gì đó
Settle down: ổn định cuộc sống tại một chỗ nào đó
Show off: khoe khoang
Show up: xuất hiện
Slow down: chậm lại
Speed up: tăng tốc
Stand for: viết tắt cho chữ gì đó
Take away (take sth away from s.o): lấy đi cái gì đó của ai đó
Take off: cất cánh (chủ ngữ là máy bay), trở nên thịnh hành, được ưa chuộng (chủ ngữ là ý tưởng, sản phẩm..)
Take s.th off: cởi cái gì đó
Take up: bắt đầu làm một họat động mới (thể thao, sở thích,môn học)
Talk s.o in to s.th: dụ ai làm cái gì đó
Tell s.o off: la rầy ai đó
Turn around: quay đầu lại
Turn down: vặn nhỏ lại
Turn off: tắt
Turn on: mở
Turn sth/s.o down: từ chối cái gì/ai đó
Turn up: vặn lớn lên
Wake up: (tự) thức dậy Wake s.o up: đánh thức ai dậy
Warm up: khởi động
Wear out: mòn, làm mòn (chủ ngữ là người thì có nghĩa là làm mòn, chủ ngữ là đồ vật thì có nghĩa là bị mòn)
Work out: tập thể dục, có kết quả tốt đẹp
Work s.th out: suy ra được cái gì đó
Cách dùng từ AS - Các từ thuộc về ngữ pháp thường gặp 07
Trong ngữ pháp tiếng Anh có vài từ thuộc về ngữ pháp không khó dùng nhưng nhiều người vẫn hay dùng sai, như: TOO, ALSO, SO, SO THAT, SO...THAT, EITHER, NEITHER, AS, LIKE, ENOUGH... Trong bài này, ta xem xét cách dùng từ AS.
* CÁCH DÙNG 1: "AS" có nghĩa là BỞI VÌ
- Khác với BECAUSE, khi dùng AS để giải thích lý do thì lý do đó người nghe/người đọc đã biết rồi.
Ví dụ:
- AS YOU FAILED THE TEST, YOU WILL HAVE TO TAKE THE WHOLE COURSE AGAIN. (Vì bạn đã thi trượt, bạn phải học lại cả khóa học).
- AS VIETNAM IS NEXT DOOR TO CHINA, IT HAS TO BE CAUTIOUS WITH ITS FOREIGN POLICIES. (Vì Việt Nam nằm sát bên Trung Quốc nên phải thật trọng với chính sách ngoại giao của mình)
* CÁCH DÙNG 2: "AS" CÓ NGHĨA LÀ "VỚI TƯ CÁCH LÀ".
- Với nghĩa này, tất nhiên sau AS phải là một danh từ.
Ví dụ:
- HE WORKS IN THAT HOSPITAL AS A CHIEF NURSE (anh ấy làm ở bệnh viện đó với cương vị là Điều Dưỡng Trưởng).
- I AM TELLING YOU THIS AS A FRIEND (tôi cho anh biết điều này với tư cách là một người bạn)
* CÁCH DÙNG 3: "AS" CÓ NGHĨA LÀ "NHƯ".
- Với nghĩa "NHƯ" AS được theo sau bởi một mệnh đề (với đủ chủ ngữ và vị ngữ)
Ví dụ:
- AS I SAID, ENGLISH GRAMMAR IS NOT THAT DIFFICULT TO UNDERSTAND (Như tôi đã nói, văn phạm tiếng Anh không đến nỗi khó hiểu lắm).
- PLEASE DO AS YOU ARE TOLD (Vui lòng làm y như bạn được yêu cầu)
- Với nghĩa "NHƯ" AS còn được theo sau bởi một P.P (quá khứ phân từ, tức động từ thêm ED hoặc động từ bất quy tắc ở cột 3)
- AS MENTIONED ABOVE: như đã được nhắc ở trên
- AS SHOWN ABOVE : như đã được trình bày ở trên
** VỚI NGHĨA NÀY, TRONG VĂN NÓI, TA CÓ THÀNH NGỮ KHÁ KHÁCH SÁO "AS YOU WISH" TẠM DỊCH "TÙY BẠN VẬY" (NẾU BẠN MUỐN VẬY TÔI SẼ LÀM THEO Ý BẠN, MẶC DÙ TÔI KHÔNG TÁN THÀNH LẮM)
* CÁCH DÙNG 4: "AS" TRONG THÀNH NGỮ "SUCH AS" VÀ "AS LONG AS"
- SUCH AS CÓ NGHĨA LÀ "CHẲNG HẠN NHƯ", SAU "SUCH AS" LÀ MỘT LOẠT NHỮNG DANH TỪ DÙNG ĐỂ LIỆT KÊ. SAU SUCH AS KHÔNG CẦN DẨU PHẨY CŨNG KHÔNG CẦN DẤU HAI CHẤM.
Ví dụ:
- THERE ARE MANY THINGS YOU CAN DO TO IMPROVE YOUR ENGLISH, SUCH AS LISTENING TO ENGLISH MUSIC, WATCHING ENGLISH MOVIES AND GOING TO ENGLISH SPEAKING CLUBS.(Có nhiều thứ bạn có thể làm để cải thiện trình độ tiếng Anh của mình, chẳng hạn như nghe nhạc tiếng Anh, xem phim tiếng Anh và tham gia câu lạc bộ nói tiếng Anh)
- I CAN PLAY MANY MUSICAL INSTRUMENTS SUCH AS THE GUITAR, THE PIANO AND THE FLUTE (Tôi có thể chơi nhiều nhạc cụ chẳng hạn như đàn ghita, đàn dương cầm và sáo)
- "AS LONG AS" có nghĩa "MIỄN LÀ"
Ví dụ:
- YOU CAN BORROW THIS BOOK AS LONG AS YOU RETURN IT BEFORE SUNDAY (Bạn có thể mượn quyển sách này miễn là bạn trả lại trước ngày Chủ nhật)
- "AS LONG AS" có nghĩa "DÀI ĐẾN ..." ĐỨNG TRƯỚC MỘT CON SỐ + ĐƠN VỊ CHIỀU DÀI
Ví dụ:
- SOME SNAKES ARE AS LONG AS 4 METERS. (một số loài rắn dài đến 4 m)
- "AS LONG AS" có nghĩa "ĐẾN...(BAO LÂU)" HOẶC "BAO LÂU..." theo sau bởi MỘT CON SỐ + ĐƠN VỊ THỜI GIAN hoặc một mệnh đề.
Ví dụ:
- THIS JOB CAN TAKE AS LONG AS 10 DAYS (Công việc này có thể mất đến 10 ngày)
- YOU CAN STAY HERE AS LONG AS YOU LIKE (bạn có thể ở đây bao lâu tùy thích)
* CÁCH DÙNG 5: "AS" TRONG SO SÁNH BẰNG : AS + TÍNH TỪ/TRẠNG TỪ + AS...
Ví dụ:
- HE IS AS TALL AS HIS FATHER (ANH ẤY CAO BẰNG BỐ CỦA ANH ẤY) .
- THIS IS NOT AS EASY AS IT LOOKS (CÁI NÀY NHÌN TƯỞNG DỄ NHƯNG KHÔNG DỄ NHƯ VẬY ĐÂU)
- Đôi khi người ta dùng so sánh bằng nhưng không đưa ra đối tượng so sánh thứ hai vì ngữ cảnh cho phép tự hiểu.
Ví dụ:
- HE HAS TWO DAUGHTERS. THE OLDER ONE IS NOT AS PRETTY (Ông ấy có 2 cô con gái. Cô lớn hơn không đẹp bằng cô út)
Cách dùng từ LIKE - Các từ thuộc về ngữ pháp thường gặp 06
Trong ngữ pháp tiếng Anh có vài từ thuộc về ngữ pháp không khó dùng nhưng nhiều người vẫn hay dùng sai, như: TOO, ALSO, SO, SO THAT, SO...THAT, EITHER, NEITHER, AS, LIKE, ENOUGH... Trong bài này, ta xem xét cách dùng từ LIKE.
* CÁCH DÙNG 1: "LIKE" LÀ ĐỘNG TỪ THƯỜNG, CÓ NGHĨA LÀ "THÍCH"
Ví dụ:
- I LIKE FRENCH FRIES. (TÔI THÍCH MÓN KHOAI TÂY CHIÊN).
- SHE LIKES ICE-CREAM (CÔ ẤY THÍCH KEM)
* CÁCH DÙNG 2: "LIKE" LÀ MỘT BỘ PHẬN KHÔNG THỂ TÁCH RỜI CỦA CỤM TỪ "WOULD LIKE", CÓ NGHĨA LÀ "MUỐN".
- "WOULD LIKE" có nghĩa là "MUỐN", nhưng nói ra nghe có vẻ lịch sự, lễ phép hơn "WANT". Sau "WOULD LIKE" là TO INFINITIVE (động từ nguyên mẫu có TO) hoặc danh từ.
Ví dụ:
- I WOULD LIKE SOME COFFEE (tôi muốn một ít cà phê).
- HE WOULD LIKE TO INVITE YOU TO HAVE DINNER TONIGHT (anh ấy muốn mời anh ăn tối tối nay)
* CÁCH DÙNG 3: "LIKE" LÀ GIỚI TỪ, CÓ NGHĨA LÀ "NHƯ/GIỐNG NHƯ"
- Với nghĩa này, LIKE hay xuất hiện trong thành ngữ WHAT IS...LIKE? (...như thế nào?)
Ví dụ:
- WHAT IS THE WEATHER LIKE IN YOUR HOMETOWN? (thời tiết ở quê anh thì như thế nào?)
- THIS MUSHROOM TASTES LIKE CHICKEN. (loại nấm này ăn giống như thịt gà)
- LIKE với nghĩa này, ta có thành ngữ LIKE FATHER, LIKE SON (Cha nào con nấy)
** LIKE VÀ ALIKE: GIỐNG NHƯ VÀ GIỐNG NHAU
- A IS LIKE B (A giống như B)
- A AND B ARE ALIKE (A và B giống nhau)
Cách dùng NEITHER - Các từ thuộc về ngữ pháp thường gặp 05
Trong ngữ pháp tiếng Anh có vài từ thuộc về ngữ pháp không khó dùng nhưng nhiều người vẫn hay dùng sai, như: TOO, ALSO, SO, SO THAT, SO...THAT, EITHER, NEITHER, AS, LIKE, ENOUGH... Trong bài này, ta xem xét cách dùng từ NEITHER.
* Ý NGHĨA CỦA NEITHER:
- NEITHER có nghĩa CŨNG KHÔNG hoặc KHÔNG CÁI/CON/NGƯỜI NÀO TRONG HAI CÁI/CON/NGƯỜI hoặc "KHÔNG ...CŨNG KHÔNG..." trong cấu trúc "NEITHER...NOR...".
Ví dụ:
+ A: I DON'T SPEAK JAPNESE. (tôi không biết nói tiếng Nhật)
B: NEITHER DO I. (Tôi cũng không)
+ LIFE IS NEITHER GOOD NOR BAD. (Cuộc đời không tốt cũng không xấu)
* CÁCH DÙNG:
1. NEITHER + TRỢ ĐỘNG TỪ + CHỦ NGỮ.
- Cách dùng này dùng trong văn nói để phụ hoa theo ý của một câu nói phủ định đã được nói trước đó.
- Trợ động từ có thể là AM/IS/ARE hay DO/DOES hay DID hay HAVE/HAS, hay HAD hay CAN/COULD/MAY/MIGHT/WOULD/SHOULD tùy theo thì được sử dụng trong câu trước câu có NEITHER.
Ví dụ:
+ A: I DON'T SMOKE. (tôi không hút thuốc)
B: NEITHER DO I. (Tôi cũng không)
+ A: I AM NOT STUPID (Tao đâu có ngu)
B: NEITHER AM I. (Tao cũng đâu có ngu)
+ A: I DIDN'T BREAK THE WINDOW (Con đâu có làm bể cửa sổ)
B: NEITHER DID I (Con cũng đâu có làm bể cửa sổ)
2. NEITHER + DANH TỪ SỐ ÍT: không cái nào trong số hai cái
Ví dụ:
+ Neither shirt looks good on you. (trong hai cáiáođó không có cái nào anh mặcđẹp cả)
+ Neither statement is true. (trong hai câu nói đó không có câu nào là sự thật)
3. ...NEITHER ... NOR... ("KHÔNG ...CŨNG KHÔNG...")
- Giữa NEITHER và NOR có thể là DANH TỪ hoặc ĐỘNG TỪ hoặc TÍNH TỪ HOẶC TRẠNG TỪ
Ví dụ:
+ Neither Alice nor Mary is good at painting. (Hai người Alice và Mary không ai vẽ đẹp cả)
+ He speaks neither English nor French (Anh ấy không biết nói tiếng Anh cũng không biết nói tiếng Pháp)
+ We brought neither coffee nor tea. (Chúng tôi không đem theo trà cũng không đem theo cà phê)
4. NEITHER OF + DANH TỪ SỐ NHIỀU hoặc ĐẠI TỪ TÂN NGỮ SỐ NHÌÊU
** Lưu ý: danh từ số nhiều phải được xác định bằng THE hoặc tính từ sở hữu
Ví dụ:
+ Neither of my parents lives with me. (Cha và mẹ tôi không ai sống chung với tôi)
+ Neither of my sisters is married.(Hai chị tôi không ai có gia đình cả)
+ Neither of us has any money. (Hai người chúng tôi không ai có đồng nào cả)
Cách dùng EITHER - Các từ thuộc về ngữ pháp thường gặp 04
Trong ngữ pháp tiếng Anh có vài từ thuộc về ngữ pháp không khó dùng nhưng nhiều người vẫn hay dùng sai, như: TOO, ALSO, SO, SO THAT, SO...THAT, EITHER, NEITHER, AS, LIKE, ENOUGH... Trong bài này, ta xem xét cách dùng từ EITHER.
* Ý NGHĨA CỦA EITHER:
- EITHER có 2 nghĩa tùy theo vị trí của nó trong câu.
* VỊ TRÍ CỦA EITHER:
1. ĐỨNG CUỐI CÂU:
- Ở vị trí này, EITHER có nghĩa là CŨNG KHÔNG, dùng để phụ họa cho ý đã nói trước đó với nghĩa phủ định. Ở cách dùng này, EITHER là giống như TOO dùng ở cuối câu nhưng TOO dùng trong câu khẳng định, còn EITHER thì dùng trong câu phủ định.
* TA CÓ HÌNH THỨC NHƯ SAU: S + TRỢ ĐỘNG TỪ + DẠNG RÚT GỌN CỦA NOT + ,EITHER.
- Các ví dụ của TRỢ ĐỘNG TỪ + DẠNG RÚT GỌN CỦA NOT: AREN'T, ISN'T, DON'T, DOESN'T, DIDN'T, HAVEN'T, HASN'T, CAN'T, COULDN'T, HADN'T, SHOULDN'T, WOULDN'T...
- LƯU Ý: AM NOT không có dạng rút gọn nên có thể nói I AM NOT, EITHER, CÒN CÁC ĐỘNG TỪ KHÁC NÊN DÙNG DẠNG RÚT GỌN.
Ví dụ: TA CÓ 3 NGƯỜI A, B, C CÙNG NÓI CHUYỆN VỚI NHAU
+ A: I love fried fish.(Tôi thích cá chiên) B: I don't. (Tôi không thích cá chiên) C: I don't either.(tôi cũng không)
+ A: I am tall.(Tôi cao) B: I'm not.(Tôi thì không cao) C: I'm not either.(Tôi cũng không)
+ A: I can sing.(Tôi biết hát) B: I can't.(Tôi thì không biết hát) C: I can't either.(Tôi cũng không biết hát)
* Nếu không rút gọn câu với TRỢ ĐỘNG TỪ + DẠNG RÚT GỌN CỦA NOT, EITHER phải đứng cuối 1 câu có đầy đủ CHỦ NGỮ + ĐỘNG TỪ + TÂN NGỮ (S + V +O)
Ví dụ:
+ I cannot speak French either. (Tôi cũng không biết nói tiếng Pháp)
+ I am not studying economics either. (Tôi cũng không phải đang học kinh tế)
+ I don’t like this one, and I don’t like that one either. (Tôi không thích cái này và tôi cũng không thích cái kia)
+ Peter isn’t here. John isn’t here either.(Peter không có mặtởđây. John cũng không có mặt ở đây)
+ I know you don’t like me. I don’t like you either.(Tôi biết anh không thích tôi. Tôi cũng không thích anh)
+ I don't want to eat either. (Tôi cũng không muốn ăn)
+ I didn't like the movie either (Tôi cũng không thích phim đó)
2. ĐỨNG GIỮA CÂU: EITHER lúc này dùng trong trường hợp có 2 đối tượng A và B, ý người nói muốn diễn đạt có thể áp dụng cho hoặc đối tượng A hoặc đối tượng B. Để hiểu rõ hơn, ta cần xem xét EITHER dùng trong các ví dụ cụ thể.
* EITHER đứng liền trước danh từ nhưng chỉ danh từ số ít.
Ví dụ:
+ On either side of the temple, there is a small entrance. (Ở hai bên hông chùa bên nào cũng đều có 1 lối vào nhỏ)
+ Either shop is okay because their prices are the same (Trong hai cửa hàng đó cửa hàng nào cũng được vì giá cả của họ như nhau)
* EITHER trong cấu trúc EITHER OF + Đại từ Tân Ngữ Số Nhiều (YOU/THEM/US) hoặc EITHER OF + Danh từ Số nhiều.
** Lưu ý: danh từ số nhiều này phải xác định bằng cách có THE hoặc có TÍNH TỪ SỞ HỮU đằng trước.
Ví dụ:
+ I don’t like either of them (Tôi không thích người nào trong hai người họ hoặc Tôi không thích thứ nào trong hai thứ đó)
+ I don't like either of my brothers (Tôi không thích người nào trong số 2 người anh của tôi)
+ If either of the girls comes, please tell her I am not here.(nếu một trong hai cô gái đó có cô nào đến đây, vui lòng nói với cô ấy là tôi không có ở đây)
* EITHER trong cấu trúc EITHER ...OR... (HOẶC ...HOẶC...)
Ví dụ:
+ He must be either mad or drunk. (Hắn ẳt hẳn hoặc là say rượu hoặc là bị tâm thần)
+ We must either go now or stay till the end (Hoặc là chúng ta về ngay lúc này hoặc là ở lại đến phút cuối cùng)
Như vậy ta đã học xong những gì cần học về từ EITHER này.
Cách dùng ALSO - Các từ thuộc về ngữ pháp thường gặp 03
Trong ngữ pháp tiếng Anh có vài từ thuộc về ngữ pháp không khó dùng nhưng nhiều người vẫn hay dùng sai, như: TOO, ALSO, SO, SO THAT, SO...THAT, EITHER, NEITHER, AS, LIKE, ENOUGH... Trong bài này, ta xem xét cách dùng từ ALSO.
* Ý NGHĨA CỦA ALSO:
- ALSO có nghĩa là CŨNG hoặc CÒN nhưng khác với TOO, SO ở chỗ nó ít dùng để người thứ hai phụ họa theo người thứ nhất mà để bổ sung thêm ý đã được nói trước.
Ví dụ:
- Jane speaks French. Sam also speaks French.
- I love chocolate. I also love pizza.
- Frank can come with us. Nancy can also come with us.
* VỊ TRÍ CỦA ALSO: 3 điểm cần ghi nhớ
1. ALSO ĐỨNG SAU TO BE (AM/IS/ARE, WAS/WERE)
Ví dụ:
- I AM ALSO CANADIAN. (tôi cũng là người Canada)
- I WAS ALSO THERE.
2. ALSO ĐỨNG TRƯỚC ĐỘNG TỪ THƯỜNG ĐƠN LẺ (KHÔNG CÓ TRỢ ĐỘNG TỪ).
(động từ thường là động từ không phải TO BE, không phải ĐỘNG TỪ KHIẾM KHUYẾT)
Ví dụ:
- I ALSO SING. (tôi cũng biết hát)
- HE ALSO HELPED US (anh còn giúp đỡ chúng tôi)
3. ALSO ĐỨNG SAU TRỢ ĐỘNG TỪ (HAVE/HAS, SHOULD/COULD/CAN..)
Ví dụ:
- I HAVE ALSO BEEN TO HONG KONG. (tôi cũng đã đến Hong Kong)
- I AM ALSO STUDYING ECONOMICS. (tôi cũng đang học kinh tế)
- I CAN ALSO SPEAK CHINESE. (tôi cũng có thể nói tiếng Hoa)
- I SHOULD ALSO QUIT SMOKING. (tôi cũng nên bỏ thuốc lá)
Cách dùng SO - Các từ thuộc về ngữ pháp thường gặp 02
Trong ngữ pháp tiếng Anh có vài từ thuộc về ngữ pháp không khó dùng nhưng nhiều người vẫn hay dùng sai, như: TOO, ALSO, SO, SO THAT, SO...THAT, EITHER, NEITHER, AS, LIKE, ENOUGH... Trong bài này, ta xem xét cách dùng từ SO, SO THAT VÀ SO...THAT.
1. SO VÀ SO...THAT:
* Ý NGHĨA CỦA SO:
- SO có nhiều nghĩa, tùy theo vị trí của nó trong câu. Nói chung, SO có nghĩa là QUÁ hoặc NHƯ VẬY hoặc ĐỂ
* VỊ TRÍ ĐẶT SO:
- Vị trí 1: SO + TÍNH TỪ/TRẠNG TỪ : có nghĩa là QUÁ (hơn mức bình thường, dùng với ý cảm thán)
Ví dụ:
- YOU ARE SO BEAUTIFUL. (em đẹp quá!)
- HE CAN SPEAK ENGLISH SO FLUENTLY (anh ấy có thể nói tiếng Anh thật lưu loát!)
** Ở vị trí này, ta có cấu trúc SO + TÍNH TỪ/TRẠNG TỪ + THAT + CHỦ NGỮ + VỊ NGỮ (quá...đến nỗi...). Trong văn nói, người ta thậm chí không cần THAT trong cấu trúc này.
Ví dụ:
- I AM SO FULL THAT I CANNOT GO TO SLEEP (tôi no quá đến nỗi không ngủ được)
- HE TALKED SO LOUD IN PUCBLIC THAT EVERYONE STARED AT HIM.(anh ấy nói chuyện nơi công cộng quá to tiếngđến nỗi ai cũng nhìn chằm chằm vào anh ấy).
- Vị trí 2: SO + TRỢ ĐỘNG TỪ + ĐẠI TỪ LÀM CHỦ NGỮ : có nghĩa là CŨNG, CŨNG VẬY (giống như TOO đặt ở cuối câu)
*** TRỢ ĐỘNG TỪ CÓ THỂ LÀ: AM/IS/ARE, CAN/COULD/MAY/MIGHT/SHOULD/WILL/WOULD, DO/DOES/DID, HAVE/HAS/HAD...
*** CÁCH DÙNG NÀY SO CHỈ ĐƯỢC DÙNG TRONG CÂU KHẲNG ĐỊNH.
Ví dụ 1:
- A nói: I CAN SPEAK THREE LANGUAGES. (tôi nói được 3 thứ tiếng)
- B nói: SO CAN I (tôi cũng vậy)
Ví dụ 2:
- A nói: I LIKE HONEST PEOPLE (tôi thích người thật thà)
- B nói: SO DO I (tôi cũng vậy)
Ví dụ 3:
- A nói: I AM BORED. (tôi chán quá, không có gì vui để làm)
- B nói: SO AM I (tôi cũng vậy)
Ví dụ 4:
- A nói: I STAYED UP LATE LAST NIGHT (tối qua tôi thức khuya)
- B nói: SO DID I (tôi cũng vậy)
Ví dụ 5:
- A nói: I HAVE SEEN THIS MAN BEFORE. (tôi có gặp qua người đàn ông này)
- B nói: SO HAVE I (tôi cũng vậy)
*** TRONG TẤT CẢ CÁC VÍ DỤ TRÊN, B ĐỀU CÓ THỂ NÓI "ME TOO."
2. SO THAT:
* HÌNH THỨC: CHỦ NGỮ + VỊ NGỮ + SO THAT + CHỦ NGỮ + VỊ NGỮ. TRONG VĂN NÓI, NGƯỜI TA CŨNG HAY BỎ CẢ THAT.
* Ý NGHĨA: SO THAT TRONG HÌNH THỨC NÀY CÓ NGHĨA LÀ "ĐỂ, ĐỂ CHO", TRÌNH BÀY MỤC ĐÍCH.
* VÍ DỤ:
- EVERYONE WANTS TO BE FLUENT IN ENGLISH SO THAT THEY CAN HAVE A GOOD JOB (ai cũng muốn thông thạo tiếng Anh để họ có thể có việc làm tốt)
- YOU NEED TO TALK TO ME ABOUT YOUR PROBLEMS SO I CAN HELP YOU! (Bạn cần phải nói cho tôi về các rắc rối của bạn để tôi có thể giúp bạn!)
Cách dùng TOO - Các từ thuộc về ngữ pháp thường gặp 01
Trong ngữ pháp tiếng Anh có vài từ thuộc về ngữ pháp không khó dùng nhưng nhiều người vẫn hay dùng sai, như: TOO, ALSO, SO, SO THAT, SO...THAT, EITHER, NEITHER, AS, LIKE, ENOUGH... Trong bài này, ta xem xét cách dùng từ TOO.
* Ý NGHĨA CỦA TOO:
- TOO có hai nghĩa, tùy theo vị trí của nó trong câu. Nói chung, TOO có nghĩa là QUÁ hoặc CŨNG, CŨNG VẬY.
- Với nghĩa CŨNG VẬY, TOO chỉ xuất hiện trong câu KHẲNG ĐỊNH để phụ họa cho câu được người khác vừa nói ngay trước đó.
Ví dụ:
A: I LOVE ENGLISH. (tôi yêu tiếng Anh).
B: I DO, TOO. (tôi cũng vậy)
- Với nghĩa QUÁ, TOO có thể xuất hiện trong câu khẳng định hay phủ định hay nghi vấn đều được.
Ví dụ:
- THERE ARE TOO MANY CARS IN HO CHI MINH CITY. (có quá nhiều xe hơi trong thành phố Hồ Chí Minh)
- THE WEATHER IN HO CHI MINH CITY IS NOT TOO HOT. (thời tiết ở thành phố Hồ Chí Minhkhông quá nóng)
- IS IT POSSIBLE TO HAVE TOO MUCH MONEY? (con người ta có thể nào có quá nhiều tiềnkhông?)
* VỊ TRÍ ĐẶT TOO:
- Vị trí 1: TOO + tính từ hoặc trạng từ : có nghĩa là QUÁ (hơn mức cần thiết, hơn mức bình thường)
Ví dụ:
+ THIS COFFEE IS TOO HOT. (ly cà phê này quá nóng).
+ THIS PLACE IS TOO NOISY. (chỗ này quá ồn ào)
- Ở vị trí 1 này ta thường gặp cấu trúc TOO + Tính từ hoặc trạng từ + TO INFINITIVE (động từ nguyên mẫu có TO) (quá...để...)
Ví dụ:
+ THIS COFFEE IS TOO HOT TO DRINK. (ly cà phê này quá nóng để uống).
+ THIS PLACE IS TOO NOISY TO TALK. (chỗ này quá ồn ào để nói chuyện)
+ THIS OFFER IS TOO GOOD TO BE TRUE (lời đề nghị này quá tốt để tôi có thể tin nó là có thật)
* Ở vị trí này, ta thường gặp TOO MANY + DANH TỪ SỐ NHIỀU và TOO MUCH + DANH TỪ KHÔNG ĐẾM ĐƯỢC với nghĩa (quá nhiều...)
Ví dụ:
- TOO MANY CARS (quá nhiều xe hơi)
- TOO MANY PEOPLE (quá nhiều người)
- TOO MUCH MONEY (quá nhiều tiền)
- TOO MUCH SALT (quá nhiều muối)
- TOO MUCH SUGAR (quá nhiều đường)
- Vị trí 2: TOO đứng cuối câu, có nghĩa là CŨNG, CŨNG VẬY, diễn đạt một điều gì đó giống như câu nói đã nói ngay trước câu có chứa TOO: Chủ ngữ + trợ động từ, TOO
* Trợ động từ là: AM/IS/ARE HOẶC DO/DOES HOẶC WAS/WERE HOẶC DID HOẶC HAVE/HASHOẶC HAD HOẶC CAN/COULD/MAY/MIGHT/WILL ...TÙY THEO CHỦ NGỮ VÀ TÙY THEO THÌ TƯƠNG ỨNG CỦA CÂU LIỀN TRƯỚC CÂU CÓ TOO.
Ví dụ 1 - Thì hiện tại đơn động từ thường: CÓ 3 NGƯỜI A, B, C CÙNG NÓI CHUYỆN VỚI NHAU
+ A nói: I LIKE FISH. (tôi thích cá)
+ B nói: I DO, TOO. (tôi cũng thích cá) (mượn trợ động từ DO thay cho LIKE FISH để tránh lập lại LIKE FISH. đây là đặc điểm quan trọng trong tiếng Anh)
+ C có thể nói: MY BROTHER DOES, TOO. (em trai tôi cũng thích cá) (mượn trợ động từ DOES vì chủ ngữ là ngôi thứ 2 sốt ít)
* Trong văn nói, B có thể nói ME TOO!
Ví dụ 2 - Thì hiện tại đơn động từ TO BE: CÓ 3 NGƯỜI A, B, C CÙNG NÓI CHUYỆN VỚI NHAU
+ A nói: I AM TIRED. (tôi thấy mệt trong người)
+ B nói: I AM, TOO. (tôi cũng mệt) (mượn trợ động từ AM để tránh lặp lại TIRED; đây là đặc điểm quan trọng trong tiếng Anh)
+ C có thể nói: MY BROTHER IS, TOO. (em trai tôi cũng mệt) (mượn trợ động từ IS để tránh lặp lại TIRED)
* Trong văn nói, B có thể nói ME TOO!
Ví dụ 3: Thì quá khứ đơn động từ TO BE: CÓ 3 NGƯỜI A, B, C CÙNG NÓI CHUYỆN VỚI NHAU
+ A nói: I WAS TIRED. (tôi ĐÃ thấy mệt trong người LÚC ĐÓ)
+ B nói: I WAS, TOO. (tôi cũng ĐÃ mệt LÚC ĐÓ) (mượn trợ động từ WAS để tránh lặp lại TIRED; đây là đặc điểm quan trọng trong tiếng Anh)
+ C có thể nói: MY PARENTS WERE, TOO. (cha mẹ tôi cũng ĐÃ mệt LÚC ĐÓ) (mượn trợ động từ WERE)
* Trong văn nói, B có thể nói ME TOO!
Ví dụ 4 - Thì quá khứ đơn động từ thường: CÓ 3 NGƯỜI A, B, C CÙNG NÓI CHUYỆN VỚI NHAU
+ A nói: I STAYED UP LATE LAST NIGHT (tối qua tôi thức khuya)
+ B nói: I DID, TOO. (tôi cũng đã thức khuya tối qua) (mượn trợ động từ DID và không lặp lại STAYED UP LATE; đây là đặc điểm quan trọng trong tiếng Anh)
+ C có thể nói: MY PARENTS DID, TOO. (cha mẹ tôi cũng ĐÃ thức khuya) (mượn trợ động từ DID)
* Trong văn nói, B có thể nói ME TOO!
Ví dụ 5 - Thì hiện tại hoàn thành: CÓ 3 NGƯỜI A, B, C CÙNG NÓI CHUYỆN VỚI NHAU
+ A nói: I HAVE STUDIED ENGLISH FOR A LONG TIME. (tôi đã học tiếng Anh được một thời gian dài)
+ B nói: I HAVE, TOO. (tôi cũng vậy) (mượn trợ động từ HAVE và không lặp lại STUDIED ENGLISH FOR A LONG TIME; đây là đặc điểm quan trọng trong tiếng Anh)
+ C có thể nói: ALL MY FRIENDS HAVE, TOO. (tất cả bạn bè tôi cũng vậy) (mượn trợ động từ HAVE)
* Trong văn nói, B có thể nói ME TOO!
*** LƯU Ý:
Giả sử A là bạn gái của B.
- A nói: I MISS YOU. (em nhớ anh)
- Nếu B nói : I DO, TOO. HOẶC ME TOO thì cả hai câu đều có nghĩa là "anh cũng nhớ (bản thân) anh". Như vậy cách nói này tuyệt đối không phải là ý của B thật sự muốn nói. Không còn cách nào khác hơn, B phải nói là I MISS YOU, TOO (anh cũng nhớ em).
Cách dùng từ ENOUGH - Các từ thuộc về ngữ pháp thường gặp 08
Trong ngữ pháp tiếng Anh có vài từ thuộc về ngữ pháp không khó dùng nhưng nhiều người vẫn hay dùng sai, như: TOO, ALSO, SO, SO THAT, SO...THAT, EITHER, NEITHER, AS, LIKE, ENOUGH... Trong bài này, ta xem xét cách dùng từ ENOUGH.
* Ý NGHĨA: ENOUGH CÓ NGHĨA LÀ "ĐỦ" NHƯNG CÁCH DÙNG KHÔNG ĐƠN GIẢN NHƯ TỪ "ĐỦ" TRONG TIẾNG VIỆT.
* CÁCH DÙNG 1:ENOUGH + DANH TỪ
Ví dụ:
- WE HAVE ENOUGH SEATS FOR EVERYONE (CHÚNG TA CÓ ĐỦ GHẾ CHO MỌI NGƯỜI)
- I DON'T HAVE ENOUGH MONEY TO BUY A HOUSE (TÔI KHÔNG CÓ ĐỦ TIỀN ĐỂ MUA MỘT CĂN NHÀ)
* CÁCH DÙNG 2: TÍNH TỪ HOẶC TRẠNG TỪ + ENOUGH (+ TO...)
Ví dụ:
- WE ARE RUNNING OUT OF TIME. YOU ARE NOT DRIVING FAST ENOUGH. (CHÚNG TA ĐANG SẮP HẾT THỜI GIAN. ANH HIỆN CHƯA CHẠY ĐỦ NHANH)
- HIS ENGLISH IS GOOD ENOUGH TO FIND A JOB (TIẾNG ANH CỦA ANH ẤY ĐỦ TỐT ĐỂ KIẾM ĐƯỢC VIỆC LÀM)
- SHE IS NOT OLD ENOUGH TO GET MARRIED (CÔ TA CHƯA ĐỦ TUỔI ĐỂ LẬP GIA ĐÌNH)
* CÁCH DÙNG 3: ĐỘNG TỪ + ENOUGH (LÚC NÀY ENOUGH LÀ TRẠNG TỪ)
Ví dụ:
- I NEED TO GO TO BED EARLIER. I AM NOT SLEEPING ENOUGH (TÔI CẦN ĐI NGỦ SỚM HƠN. MẤY BỮA NAY TÔI NGỦ KHÔNG ĐỦ GIẤC)
- I CANNOT THANK YOU ENOUGH FOR WHAT YOU HAVE DONE FOR ME (TÔI KHÔNG THỂ CẢM ƠN ANH ĐỦ VÌ NHỮNG GÌ ANH ĐÃ LÀM CHO TÔI -ĐÂY LÀ CÁCH NÓI KHÁCH SÁO THƯỜNG GẶP CỦA NGƯỜI BẢN XỨ, DỊCH RA NGHE CÓ VẺ LẠ NHƯNG NGƯỜI BẢN XỨ NÓI NHƯ VẬY LÀ BÌNH THƯỜNG)
* CÁCH DÙNG 4: CHỦ NGỮ + TO BE + ENOUGH (LÚC NÀY ENOUGH LÀ TÍNH TỪ)
Ví dụ:
-THAT'S ENOUGH.(ĐỦ RỒI)
- IT'S ENOUGH (ĐỦ RỒI)
- THIS MUCH MONEY IS MORE THAN ENOUGH TO PAY FOR DINNER (NHIÊU ĐÂY TIỀN THÌ NHIỀU HƠN LÀ ĐỦ ĐỂ TRẢ TIỀN ĂN TỐI = NHIÊU ĐÂY TIỀN THÌ DƯ TRẢ TIỀN CHO BỮA ĂN TỐI)
***THÀNH NGỮ: ENOUGH IS ENOUGH (CÁI GÌ CŨNG CÓ GIỚI HẠN CỦA NÓ)
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top