tieng anh kinh te
ID tu nghia giaithich
1 Abatement cost Chi phí kiểm soát; chi phí chống (ô nhiễm) Chi phí làm giảm sự khó chịu như ô nhiễm hay tắc đường.
2 Ability and earnings Năng lực và thu nhập Thước đo về khả năng và trình độ (học vấn) có tương quan chặt chẽ với nhau, làm tăng khả năng là phần lớn lợi tức được ước tính do giáo dục trên thực tế cũng chính là lợi tức do năng lực
3 Ability to pay Khả năng chi trả.
4 Ability to pay theory Lý thuyết về khả năng chi trả Một lý thuyết về cách đánh thuế theo đó gánh nặng về thuế nên được phân bổ theo khả năng chi trả; và một hệ thống thuế kiểu luỹ tiến, tỷ lệ hay luỹ thoái, tuỳ thuộc vào thước đo được sử dụng và độ dốc giả định của đồ thị thoả dụng biên của thu nhập.
5 Abnormal profits Lợi nhuận dị thường Xem SUPER-NORMAL PROFITS
6 Abscissa Hoành độ Giá trị trên trục hoành (trục X) của một điểm trên đồ thị hai chiều.
7 Absenteeism Trốn việc, sự nghỉ làm không có lý do Sự nghỉ làm, mặc dù các điều khoản của hợp đồng lao động yêu cầu người lao động phải đi làm và hợp đồng vẫn còn giá trị.
8 Absentee landlord Địa chủ (chủ bất động sản) cách biệt Người chủ sở hữu đất hoặc nhà sống ở một nơi xa bất động sản của mình, thu tiền thuê và quản lý việc kinh doanh của mình thông qua trung gian hay người đại diện.
9 Absolute advantage Lợi thế tuyệt đối. Xem Comparative Advantage.
10 Absolute cost advantage Lợi thế nhờ phí tổn tuyệt đối. Một khái niệm đề cập tới những lợi thế của các hãng đã thiết lập, vì thế các hãng này có thể duy trì chi phí trung bình thấp hơn so với các hãng mới nhập ngành không phụ thuộc vào mức sản lượng. (Xem Barriers to entry)
11 Absolute income hypothesis Giả thuyết thu nhập tuyệt đối. Giả thuyết này cho rằng các chi phí cho tiêu dùng (C) là một hàm số của thu nhập khả dụng của cá nhân (Yd): C = C (Yd).
12 Absolute monopoly Độc quyền tuyệt đối. Xem Monopoly.
13 Absolute prices Giá tuyệt đối. Giá đo bằng tiền ngược với với giá tương đối. Đó là giá của các hàng hoá, dịch vụ được biểu diễn trực tiếp dưới dạng số lượng của đơn vị tiền tệ. Xem Price
14 Absolute scarcity Khan hiếm tuyệt đối . Xem Scarcity
15 Absolute value Giá trị tuyệt đối. Giá trị của một biến bỏ qua dấu của nó.
16 Absorption approach Phương pháp hấp thu. Phương pháp phân tích tác động của sự phá giá hoặc giảm tỷ giá hối đoái của một nước đối với cán cân thương mại.
17 Abstinence Nhịn chi tiêu. Một thuật ngữ miêu tả sự cần thiết giảm bớt tiêu dùng hiện tại để tích luỹ tư bản.
18 Accelerated depreciation Khấu hao nhanh, khấu hao gia tốc. Xem DEPRECIATION
19 Accelerating inflation Lạm phát gia tốc. Sự tăng vọt tỷ lệ lạm phát. Nếu chính phủ cố giữ tỷ lệ thất nghiệp dưới mức tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên thì việc đó sẽ dẫn tới lạm phát gia tốc.
20 Accelerator Gia số Xem Accelerator principle.
21 Accelerator coefficient Hệ số gia tốc. Một bội số theo đó đầu tư mới sẽ tăng lên khi có sự thay đổi về sản lượng.
22 Accelerator effect Hiệu ứng gia tốc.
23 Accelerator principle Nguyên lý gia tốc. Nguyên lý cho rằng mức đầu tư ròng phụ thuộc vào mức thay đổi dự kiến về sản lượng.
24 Acceptance chấp nhận thanh toán. Hành vi chấp nhận một hối phiếu do cá nhân hay cơ quan nhận hối phiếu thực hiện, bao gồm ký hối phiếu và thường ký trên mặt hối phiếu.
25 Accepting house Ngân hàng nhận trả. Một trong số các NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI có trụ sở tại London, với mục đích thu tiền hoa hồng ngân hàng này nhận trả các hối phiếu, nghĩa là chấp nhận thanh toán chúng khi đáo hạn.
26 Accesion rate Tỷ lệ gia tăng lao động. Số lượng những người thuê mới mỗi tháng tính theo tỷ lệ phần trăm tổng số việc làm do Bộ lao động Mỹ thống kê.
27 Accesions tax Thuế quà tặng. Thuế đánh vào quà tặng và tài sản thừa kế.
28 Access/space trade - off model Mô hình đánh đổi không gian hay mô hình tiếp cận. Một mô hình lý thuyết được sử dụng (chủ yếu) trong phân tích địa điểm dân cư ở các vùng đô thị, giải thích các hình thái vị trí do đánh đổi giữa khả năng tiếp cận của một địa điểm tới trung tâm của vùng và không gian của địa điểm đó.
29 Accommodating monetary policy Chính sách tiền tệ điều tiết. Xem VALIDATED INFLATION
30 Accommodation transactions Các giao dịch điều tiết. Trong CÁN CÂN THANH TOÁN, một loại giao dịch tư bản do CÁC CƠ QUAN TIỀN TỆ áp dụng hoặc điều hành để làm đối trọng lại tình trạng tín dụng hoặc tình trạng nợ nần nảy sinh trong các GIAO DỊCH TỰ ĐỊNH.
31 Account Tài khoản. 1.Một ghi chép giao dịch giữa hai bên giao dịch có thể là hai bộ phận của một doanh nghiệp và là yếu tố cơ bản trong tất cả các hệ thống giao dịch kinh doanh. 2.Các giai đoạn, thường là hai tuần, theo đó năm kinh doanh của SỞ CHỨNG KHOÁN LONDON được chia ra và qua các giai đoạn này, việc thanh toán các giao dịch trừ giao dịch chứng khoán viền vàng được tiến hành.
32 Accrued expenses Chi phí phát sinh (tính trước). Thương mục trong tài khoản của một công ty được ghi như một khoản nợ của các dịch vụ đã sử dụng nhưng chưa được thanh toán.
33 Achieving Society, the. Xã hội thành đạt. Đây là tiêu đề của một cuốn sách do giáo sư David C. Mc. Clelland của trường đại học Harvard (Princeton, NJ, 1962) xuất bản, trong đó ông định nghĩa khái niệm động cơ thành đạt để đo ý nghĩ tưởng tượng và mức độ của các ý tưởng mới mà ông coi là nhân cách cần thiết đối với các CHỦ DOANH NGHIỆP và vì vậy có ý nghĩa đối với SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ.
34 Across-the-board tariff changes Thay đổi thuế quan đồng loạt. Một tình huống khi tất cả thuế quan của một nước được tăng hoặc giảm theo tỷ lệ phần trăm ngang bằng.
35 Action lag Độ trễ của hành động. Mức độ trễ giữa việc quyết định một chính sách (đặc biệt trong kinh tế học vĩ mô) và việc thực hiện chính sách đó.
36 Active balance Dư nghạch. Trong lý thuyết tiền tệ, một vài mô hình giả thiết chia một cung ứng tiền tệ thành DƯ NGHẠCH, đó là tiền dự trữ được đưa vào quay vòng trong các thời kỳ được xác định bởi các khoảng thời gian giữa các kỳ thanh toán, và NGHẠCH NHÀN RỖI là tiền dự trữ không được sử dụng để thanh toán thường xuyên.
37 Activity analysis Phân tích hoạt động. Xem LINEAR PROGRAMMING.
38 Activity rate Tỷ lệ lao động. Xem LABOUR FORCE PARTICIPATION RATE.
39 Adaptive expectation Kỳ vọng thích nghi; kỳ vọng phỏng theo Sự hình thành kỳ vọng về giá trị tương lai của một biến số chỉ dựa trên các giá trị trước đó của biến liên quan.
40 Adding up problem Vấn đề cộng tổng. Xem EULER'S THEREM
41 Additional worker hypothesis Giả thuyết công nhân thêm vào. Theo lập luận này, thu nhập thực tế của gia đình giảm trong thời kỳ suy thoái theo chu kỳ sẽ gây ra HIỆU ỨNG THU NHẬP.
42 Addition rule Quy tắc cộng. Một quy tắc để xác định ĐẠO HÀM của một hàm đối với một biến số, trong đó hàm này bao gồm phép cộng tuyến tính của 2 hàm riêng biệt hoặc nhiều hơn trở lên của các biến.
43 Additive utility function Hàm thoả dụng phụ trợ. Một dạng hàm thoả dụng : U=Ua +Ub+Uc . Trong đó U là độ thoả dụng a,b,c ;a hàng hoá thay thế trong các hệ thống chi tiêu tuyến tính, các nhóm hàng hoá này không thể thay thế cho nhau.
44 Address principle Nguyên lý địa chỉ. Trong nền kinh tế KẾ HOẠCH HOÁ như ở Liên Xô trước đây, mỗi mục tiêu chiến lược đều có một tổ chức hoặc "địa chỉ" chịu trách nhiệm thực hiện mục tiêu đó
45 Adjustable peg regime Chế độ điều chỉnh hạn chế.
46 Adjustable peg system Hệ thống neo tỷ giá hối đoái có thể điều chỉnh. Hệ thống này được quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đưa ra tại hội nghị Bretton Woods và đề cập đến một bộ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CỐ ĐỊNH hay được "neo" mà về cơ bản là cố định nhưng cho phép điều chỉnh hoặc thay đổi với lượng nhỏ theo cả 2 hướng.
47 Adjustment cost Chi phí điều chỉnh sản xuất.
48 Adjustment lag Độ trễ điều chỉnh. Thời gian cần thiết để một biến, ví dụ như DUNG LƯỢNG VỐN, điều chỉnh theo những thay đổi trong các yếu tố quyết định của nó. (Xem PARTIAL ADJUSTMENT, CAPITAL STOCK ADJUSTMENT PRINCIPLE).
49 Adjustment process Quá trình điều chỉnh Thuật ngữ chung chỉ các cơ chế điều chỉnh hoạt động trong nền kinh tế thế giới nhằm loại bỏ những mất cân đối trong thanh toán với nước ngoài. Những cơ chế liên quan đến BẢN VỊ VÀNG, CHẾ ĐỘ BẢN VỊ HỐI ĐOÁI, THỪA SỐ NGOẠI THƯƠNG, TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI THẢ NỔI.
50 Administered prices Các mức giá bị quản chế. Các mức giá được hình thành do quyết định có ý thức của cá nhân hay hãng nào đó chứ không phải do các yếu tố tác động của thị trường.
51 Administrative lag Độ trễ do hành chính Một trong những độ trễ về thời gian ảnh hưởng đến hiệu lực của một CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ. Đó là khoảng thời gian từ lúc các cơ quan có thẩm quyền nhận thấy cần có hành động đến khi tiến hành thực sự hành động đó.
52 Advalorem tax Thuế theo giá trị. Một loại thuế dựa trên giá trị giao dịch. Đó thường là tỷ lệ phần trăm khi giá bán lẻ, sỉ, hay quá trình sản xuất, và là dạng phổ biến của THUẾ DOANH THU.
53 Advance Tiền ứng trước. Một khoản vay hoặc dựa vào luồng tiền đã xác định hoặc dự kiến. (Xem BANK LOAN).
54 Advance Corporation Tax (ACT) Thuế doanh nghiệp ứng trước. Là một khoản ứng trước THUẾ DOANH NGHIỆP và được ghi vào tài khoản bên nợ của doanh nghiệp đối với loại thuế này. Đó là một phương tiện để có thể thu thuế doanh nghiệp sớm hơn.
55 Advance refunding Hoàn trả trước. KỸ THUẬT QUẢN LÝ CÔNG NỢ mới được chính phủ liên bang, các chính quyền địa phương và tiểu bang của Mỹ sử dụng.
56 Advanced countries Các nước phát triển, các nước đi đầu.
57 Adverse balance Cán cân thâm hụt. THÂM HỤT CÁN CÂN THANH TOÁN.
58 Adverse selection Lựa chọn trái ý; Lựa chọn theo hướng bất lợi. Vấn đề gặp phải trong nghành bảo hiểm.
59 Advertising Quảng cáo. Hoạt động của một hãng nhằm thúc đẩy việc bán sản phẩm của mình, mục tiêu chính là tăng số lượng người tiêu dùng thích những sản phẩm của hãng hơn những hãng khác.
60 Advertising - sale ratio Tỷ lệ doanh số-quảng cáo. Tỷ lệ chi phí quảng cáo của các hãng trên tổng doanh thu bán hàng.
61 AFL-CIO Xem AMERICAN FEDERATION OF LABOR.
62 Age-earning profile Biểu quan hệ thu nhập theo tuổi Mối quan hệ giữa thu nhập và tuổi. Biểu diễn quá trình thu nhập theo tuổi đơn giản nhất là một đường nằm ngang đi từ số 0 đến độ tuổi rời trường học, khoảng cách của các bước được quyết định bởi trình độ học vấn.
63 Agency for International Development Cơ quan phát triển quốc tế. Xem INTERNATIONAL DEVELOPMENT CO-OPERATION AGENCY
64 Agency shop Nghiệp đoàn. Yêu cầu công nhân tham gia tuyển dụng không phải gia nhập công đoàn nhưng phải đóng công đoàn phí.
65 Agglomeration economies Tính kinh tế nhờ kết khối. Các khoản tiết kiệm chi phí trong một hoạt động kinh tế do các xí nghiệp hay các hoạt động gần vị trí của nhau.
66 Aggregate concentration Sự tập trung gộp. Biểu đồ chi tiết về SỐ LƯỢNG CỦA SẢN PHẨM QUỐC GIA RÒNG có thể được mua ở mỗi mức giá chung.
67 Adverse supply shock Cú sốc cung bất lợi.
68 Aggregate demand Cầu gộp; Tổng cầu
69 Aggregate demand curve Đường cầu gộp; Đường tổng cầu
70 Aggregate demand shedule Biểu cầu gộp; Biểu tổng cầu
71 Aggregate expenditure Chi tiêu gộp. Là tổng số chi tiêu danh nghĩa cho hàng hoá và dịch vụ trong một nền kinh tế.
72 Aggregate income Thu nhập gộp; Tổng thu nhập Xem INTERNATION INCOME
73 Aggregate output Sản lượng gộp. Xem INTERNATION INCOME
74 Aggregate production function Hàm sản xuất gộp. Mối quan hệ giữa lưu lượng sản lượng trong toàn nền kinh tế (Y), tổng lực lượng lao động (L) và tổng lượng vốn (K), các đầu vào tham gia trực tiếp vào sản xuất. Hàm này có thể được mở rộng để bao hàm cả ĐẤT ĐAI và CÔNG NGHỆ VỚI danh nghĩa là đầu vào.
75 Aggregate supply curve Đường cung gộp; Đường tổng cung.
76 Aggregation problem Vấn đề về phép gộp. Vấn đề xác định hành vi kinh tế vĩ mô có thể đạt dự báo từ hành vi của các đơn vị kinh tế vi mô nổi bật.
77 Agrarian revolution Cách mạng nông nghiêp. Tình huống trong đó sản lượng nông nghiệp tăng lên rõ rệt nhờ những thay đổi về tổ chức và kỹ thuật.
78 Agricultural earnings Các khoản thu từ nông nghệp. Khoản thu từ nông nghiệp thường khó định lượng, đặc biệt trong nền nông nghiệp tự túc hoặc ở những nơi thu nhập đưpực trả bằng hiện vật nghĩa là nông sản.
79 Agricultural exports Nông sản xuất khẩu Các sản phẩm nông nghiệp làm ra để xuất khẩu chứ không phải cho mục đích tự cung tự cấp hay cho thị trường trong nước
80 Agricultural lag Đỗ trễ của nông nghiệp Là thời gian giữa sản xuất nông nghiệp thực tế và sản xuất nông nghiệp tiềm năng Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN.
81 Agricultural livies Thuế nông nghiệp. Xem EC Agricultural levies.
82 Agricultural reform Cải cách nông nghiệp. Một trong những hạn chế đối với PHÁT TRIỂN KINH TẾ là việc sử dụng các biện pháp sơ khai, không hiệu quả trong nông nghiệp. Các ngành ở nông thôn ở những nước kém phát triển cung cấp thực phẩm ngày ngày càng tăng cho dân cư thành phố. Các phương pháp cũ, thô sơ thì kém hiệu quả , còn kỹ thuật cơ giới hoá hiện đại thì không thích hợp. Vì vậy một dạng cải cách là áp dụng loại công nghệ nông nghiệp thích hợp.
83 Agricultural sector Khu vực nông nghiệp. Khu vực hoặc một bộ phận dân số tham gia vào nghề nông, cung cấp lương thực, nguyên liệu thô như bông, gỗ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
84 Agricultural Stabilization and Conservation Service ASCS - Nha ổn định và bảo tồn nông nghiệp. Cơ quan quản lý địa phương của CÔNG TY TÍN DỤNG HÀNG HOÁ CỦA MỸ
85 Agricultural subsidies Khoản trợ cấp nông nghiệp. Khoản tiền trả cho nông dân với mục đích khuyến khích sản xuất lương thực thực phẩm và trợ giúp thu nhập của nông dân.
86 Agricultural Wage Boards Các hội đồng tiền công trong nông nghiệp. Các cơ quan do pháp luật quy định mức lương tối thiểu đối với những người làm nông nghiệp ở Anh, xứ Wales và Scotland cùng một cách chính thức như các hội đồng tiền công.
87 Aid Viện trợ Xem FOREIGN AID.
88 Aitken estimator Ước lượng số Aitken. Xem Generalized Least Squares.
89 Alienation Sự tha hoá Thuật ngữ được C.MÁC sử dụng để miêu tả tình trạng tinh thần của công nhân trong một xã hôi tư bản.
90 Allais Maurice (1911) Nhà kinh tế học người Pháp đã được nhận giải thưởng Nobel về kinh tế học năm 1988. Allais là một kỹ sư, bằng cách tự học về kinh tế chủ yếu trong thời kỳ Đức xâm chiếm Pháp suốt Chiến tranh thế giới thứ 2, khi đó ông ít được tiếp cận với các ấn phẩm nước ngoài. Mặc dù vậy, ông đã thành công trong việc tự xây dựng được những nền tảng to lớn về lý thuyết CÂN BẰNG TỔNG THỂ HIỆN ĐẠI và KINH TẾ HỌC PHÚC LỢI. Ông được coi là người cha đẻ và người dẫn đầu trí tuệ của trường phái biên học ở Pháp, đã sản sinh ra nhiều nhà kinh tế học nổi tiếng như Debreu. Mặc cho xu hướng thiên về lý thuyết mạnh mẽ, Allais vẫn cho rằng các mô hình lý thuyết được xây dựng để trả lời những câu hỏi thực tiễn và nên được kiểm nghiệm qua thực tế. Thành tích của ông được nhận giải Nobel chủ yếu là thành tựu nghiên cứu sơ bản về kinh tế học và đóng góp cơ bản của ông là các công thức toán học vĩ đại về cân bằng thị trường và tính chất hiệu quả của các thị trường. Nghiên cứu của ông về phân tích động thái vĩ mô tiền tệ và lý thuyết rủi ro cũng rất nổi bật. Mãi đến khi kiểm tra thực nghiệm về học thuyết độ thoả dụng kỳ vọng của VON NEUMANN-MORGENSTERN ông mới được nổi tiếng, thực nghiệm đó có tiêu đề là nghịch lý Allais. Ông đã chỉ ra rằng sự lựa chọn của các cá nhân khi được yêu cầu sắp xếp một cặp dự án rủi ro đều sắp xếp một cách hệ thống và lặp lại (như các nghiên cứu khác đã lựa chọn) mâu thuẫn với dự đoán tối đa hoá độ thoả dụng dự kiến. Các công trình của ông là Nghiên cứu về nguyên lý Kinh tế -1943 (sau còn được tái bản với tiêu đề Xử lý Kinh tế đơn thuần-1952) và Kinh tế và lợi nhuận(1947).
91 Allen , Sir roy George Douglas(1906-1983) 1906-1983 Ông dạy ở trường kinh tế London từ năm 1928, làm việc ở bộ Tài Chính Anh và năm 1944 được phong là giáo sư thống kê học tại trường Đại học London. Các ấn phẩm chủ yếu của ông bao gồm: Phân tích toán học cho các nhà kinh tế học(1938); Thống kê học cho các nhà kinh tế học(1949); Kinh tế học thuộc toán (1956); Học thuyết kinh tế vĩ mô - Xử lý bằng toán học (1967). Năm 1934 ông có đóng góp to lớn cho học thuyết người tiêu dùng khi ông cho xuất bản một bài báo cùng với J.R.HICKS, bằng cách sử dụng các đường bàng quan, bài báo chỉ ra rằng để giải thích sự dốc xuống dưới của đường cầu sẽ là việc giả định đầy đủ rằng hàng hoá có thể được phân loại theo thứ tự.
92 Allocate Phân bổ, ấn định
93 Allocation funtion Chức năng phân bổ Mật bộ phận của chính sách chi tiêu và thuế của chính phủ liên quan tới việc chi phối cung cấp hàng hoá và dịch trong một nền kinh tế.
94 Allocative efficiency Hiệu quả phân bổ. Việ sản xuất ra tổ hợp sản phẩm tốt nhất hay tối ưu các sản phẩm bằng các kết hợp hiệu qủa nhất các đầu vào.
95 Allowances and expences for corporation tax Khấu trừ và chi phí đôí với thuế công ty. Những chi phí cho phép nhất định khi được khấu trừ từ doanh thu của công ty là phần thu nhập bị đánh thuế.
96 Allowances and expencess for income tax Khấu trừ và chi phí đôí với thuế thu nhập. Hệ thống thuế thu nhập bao gồm hệ thống các khoản khấu trừ và chi phí. Chúng được trừ từ tổng thu nhập để xác định chịu thuế.
97 Almon lag Độ trễ Almon. Một kiểu trễ phân phối trong đó trọng số các giá trị liên tục của biến số trễ theo sau một do một đa thức gây ra.
98 Alpha coeficient Hệ số Alpha Xem CAPITAL ASSET PRINCING MODEL.
99 Alternative technology Công nghệ thay thế. Thuật ngữ dùng để chỉ kiểu công nghệ có một vài hoặc tất cả thuộc tính sau: sử dụng tối thiểu tài nguyên không tái tạo được, gây ô nhiễm thấp nhất đối với môi trường, tự cấp tự túc theo vùng hoặc theo địa phương không có sự bóc lột hoặc cô lập các cá nhân. (Xem INTERMEDIATE TECHNOLOGY, APPROPIATE TECHNOLOGY, INTERMEDIATE TECHNOLOGY DEVELOPMENT GROUP).
100 Altruism Lòng vị tha. Sự quan tâm tới phúc lợi của người khác.
101 Amalgamation Sự hợp nhất. Xem MERGER.
102 America Depository Receipt ADR - Phiếu gửi tiền Mỹ. Chứng khoán mà một ngân hàng Mỹ thường phát hành cho các cư dân Mỹ, dựa vào việc cơ quan NẮM GIỮ CÁC CỔ PHIẾU thường của một công ty ngoại quốc. Người giữ ADR có quyền hưởng cổ tức của công ty ngoại quốc. Bản thân ADR có thể trao đổi được. Ưu điểm của việc làm này là THỊ TRƯỜNG VỐN được mở rộng đối với các công ty không phải của Mỹ trong khi đó có thể đáp ứng được mong muốn của người Mỹ về một loại cổ phiếu "nặng" để trao đổi. (Một ADR có thể được đóng trọn gói để có quyền với nhiều chứng khoán thường).
103 America Federation of Labuor ALF - Liên đoàn lao động Mỹ. Được thành lập trong thời kỳ từ năm 1881 đến 1886, liên đoàn này tập trung các công đoàn lớn ở Mỹ lại với nhau.
104 America selling price Giá bán kiểu Mỹ. Đây là một hệ thống trong đó thuế quan của Mỹ đối với một số mặt hàng nhập khẩu được tính trên cơ sở giá trị của mặt hàng thay thế trong nước so với giá trị của hàng nhập khẩu. (Xem GENERAL AGREEMENT ON TARIFFS AND TRADE).
105 American Stock Exchange Sở giao dịch chứng khoán Mỹ (ASE hay AMEX). SỞ GIAO DỊCH có tổ chức lớn thứ hai ở Mỹ, tiến hành mua bán gần 1/10 tổng số cổ phiếu được mua bán ở Mỹ. Sở giao dịch là cơ sở vật chất cho các giao dịch CHỨNG KHOÁN diễn ra. Sở giao dịch chứng kháon Mỹ đã có từ lâu và bắt đầu từ khi những người môi giới gặp nhau ở ngoài phố để mua bán các cổ phần chứng khoán. Đó là nguồn gốc của một cái tên khác của nó :"Sở giao dịch lề đường". Tín hiệu bằng tay được dùng đẻ thông báo cho nhân viên giao dịch. Đến tận thế kỷ XX, Sở giao dịch chứng khoán Mỹ mới chuyển vào phòng.(Xem STOCK MARKET).
106 Amortization Chi trả từng kỳ. Phương thức thanh toán nợ trên cơ sở trả dần. Thỉnh thoảng chi trả từng kỳ được sử dụng như thuật ngữ thay thế cho khấu hao.
107 Amplitude Biên độ Thuật ngữ sử dụng trong một CHU KỲ KINH DOANH để miêu tả khoảng cách giữa điểm cực đại và cực tiểu của bất kỳ chu kỳ nào.
108 Amtorg Cơ quan mậu dịch thường trú của Liên Xô. Cơ quan ngoại thương của Liên Xô trước đây. CÓ cơ quan chi nhánh tại nhiều nước.
109 Analysis of variance ANOVA - Phân tích phương sai Phân chia độ biến động tổng thể trong một biến số phụ thuộc (với độ biến động tổng thể được định nghĩa là tổng của bình phương của các độ lệch so với trung bình của biến) thành các cấu thành được tính cho biến động của các biến số riêng hay NHÓM BIẾn GIẢI THÍCH và những biến không được giải thích hay biến động DƯ/
110 Anarchy Tình trạng vô chính phủ. Học thuyết cho rằng các sự kiện chính trị và xã hội của các cá nhân không nên bị kìm hãm bởi bất cứ sự can thiệp nào của chính phủ. Đó là một quan điểm cực đoan hơn quan điểm chủ nghĩa tự do, vẫn còn cho phép sử dụng quyền lực độc tài để điều hành các hoạt động mà các cá nhân không thể tự hoàn thành một cách có hiệu quả được.
111 Allowance Phần tiền trợ cấp.
113 Anchor argument Luận điểm về cái neo. Một trong các vấn đề liên quan đến biến động tự do của TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI là luận điểm cho răng tỷ giá hối đoái tự do sẽ làm giảm thâm hụt với bên ngoài và vì vậy tước đoạt của các cơ quan tiền tệ cái neo (chính trị) nhằm hạn chế tiền tệ mở rộng. Đối lập với luận điểm này là việc bỏ chiếc neo tiền tệ của tỷ giá hối đoái cố định là một việc tốt vì nó chỉ cảc trở những nhà hoạch định chính sách mới được bầu bằng cách không cho họ hoàn toàn tự do với CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ.
114 Animal spirits Tinh thần bầy đàn; Tâm lý hùa theo Một cách ký giải cho ĐẦU TƯ phản bác các mô hình toán học vì chúng ít tác dụng. Thay vào đó là phân tích đầu tư băt nguồn từ thuộc tính làm theo của các chủ doanh nghiệp. Cụm thuật ngữ này được J.M.Keynes sử dụng lần đầu tiên trong LÝ THUYẾT TỔNG QUÁT VỀ VIỆC LÀM, LÃI SUẤT VÀ TIỀN (1936). Nhưng từ đó đã được Joan Robinson phổ biến rộng rãi.
115 Analysis (stats) Phân tích. Risk analysis: phân tích rủi ro. Scenario analysis:Phân tích kịch bản. Sensitivity analysis: Phân tích độ nhạy.
116 Annecy Round Vòng đàm phán Annecy. Vòng thứ hai (1949) của cuộc đàm phán thương mại theo HIỆP ƯỚC CHUNG VỀ THUẾ QUAN VÀ MẬU DỊCH (GATT).
117 Annual allowances Miễn thuế hàng năm. Xem CAPITAL ALLOWANCE.
118 Annual capital charge Chi phí vốn hàng năm. Một kỹ thuật thẩm định dự án vốn có sử dụng chiết khấu và công nhân rằng việc sử dụng vốn đòi hỏi trả tiền lãi đối với lượng vốn sử dụng và khấu hao.
119 Annuity Niên kim. Lời hứa trả một khoản nào đó mỗi thời kỳ trong một số các thời kỳ mà khoản trả cho mỗi thời kỳ là cố định.
120 Annuity market Thị trường niên kim.
121 Anomaliess pay Tiền trả công bất thường. Sự ngắt quãng trong mối liên kết chính thức giữa mức lương của các nhóm thương lượng khác nhau nhờ áp dụng CHÍNH SÁCH THU NHẬP.
123 Anticipated inflation Lạm phát được dự tính. Xem EXPECTED INFLATION.
124 Anti-trust Chống lũng đoạn. Một cụm thuật ngữ của Mỹ chỉ hệ thống pháp luật nhằm kiểm soát sự tăng trưởng quyền lực đối với thị trường của các hãng. Cụm thuật ngữ này không chỉ liên quan tới chính sách chống độc quyền mà cả các hoạt động kìm hãm của các hãng riêng lẻ, các nhóm công ty hợp nhất (Tờrớt) và nhóm các công ty cộng tác (Catel).
125 Appreciation Sự tăng giá trị. Tăng về giá trị của tài sản, đối lập lại là sự mất giá trị. Một tài sản có thể tăng giá trị bởi vì giá của nó (và do giá thị trường của nó) tăng do lạm phát hay thay đổi về cầu tài sản đó dẫn tới mức độ khan hiếm. (Xem MONEY APPRECIATION).
126 Apprenticeship Học việc. Xem GENERAL TRAINING.
127 Anti-export bias Thiên lệch / Định kiến chống xuất khẩu.
128 Appropriate products Các sản phẩm thích hợp. Nói chung được dùng để chỉ những sản phẩm thích hợp cho sử dụng ở các nước đang phát triển.
129 Appropriate technology Công nghệ thích hợp. Việc ứng dụng một công nghệ thích hợp với yếu tố sẵn có. (Xem ALTERNATIVE TECHNOLOGY. INTERMEDIATE TECHNOLOGY, INTERMEDIATE TECHNOLOGY DEVELOPMENT GROUP).
130 Appropriation account Tài khoản phân phối lãi. Các doanh nghiệp duy trì các tài khoản này cho thấy lợi nhuận sau khi trả thuế được phân phối hay sử dụng như thế nào. (Xem ALLOWANCES AND EXPENSES CORPORATION TAX, ALLOWANCES AND EXPENSES INCOME TAX, TAXABLE INCOME.
131 Approval voting Bỏ phiếu tán thành; bỏ phiếu phê chuẩn. Một dạng ra quyết định trong đó mỗi cá nhân bỏ phiếu cho một nhóm phương án mà người đó tán thành. (Xem BORDA COUNT, CONDORCET CRITERION, SOCIAL DECISION RULE. SOCIAL WELFARE FUNCTION).
132 Apriori Tiên nghiệm. Một cụm thuật ngữ miêu tả quá trình suy luận phán đoán từ giả thuyết ban đầu cho đến kết luận. Phương pháp này có thể đối lập với cách tiếp cận dựa trên những cứ liệu rút ra từ thực tế quan sát.
133 Aquinas St Thomas (1225-1274) Một học giả người Ý, ông là người có đóng góp chính vào tư tưởng kinh tế của hàn lâm viện. Xét về kinh tế học, ông thừa nhận phần lớn học thuyết của Aristotle, bao gồm khái niệm về giá công bằng. Ông cũng phân biệt GIÁ CẢ và GIÁ TRỊ, đối tượng của rất nhiêù cách diễn giải khác nhau. Ý tưởng về giá trị hay giá công bằng không khác hơn giá thông thường (cạnh tranh) vốn có ở một mặt hàng và giá được đưa ra vượt quá mức giá này là sự vi phạm quy tắc đạo đức. Thương mại vốn xấu xa nhưng được bào chữa bởi HÀNG HÓA CÔNG CỘNG. Tương tự, của cải tài sản và hành động của chính phủ được biện hộ bởi hàng hoá công cộng. Cho vay nặng lãi bị chỉ trích là khoản thu cho việc sử dụng tiền mà không có giá trị sử dụng. Những đóng góp chủ yếu của ông đối với lịch sử tư tưởng kinh tế được bao quát trong cuốn SUMMA THEOLOGICA của ông.
134 Arbitrage Kinh doanh dựa vào chênh lệch giá; buôn chứng khoán Một nghiệp vụ bao gồm việc mua bán một tài sản, ví dụ một hàng hoá hay tiền tệ ở hai hay nhiều thị trường, giữa chúng có sự khác nhau hay chênh lệch về giá.
135 Arbitration Trọng tài Sự can thiệp của một bên thứ ba vào một TRANH CHẤP VỀ CÔNG NGHIỆP theo yêu cầu của các bên tranh cãi và đưa ra những gợi ý cho việc giải quyết tranh chấp, sau đó sẽ rằng buộc cả hai bên (Xem CONCILI-ATION, FINAL OFFER ARBITRATION).
136 Arc elasticity of demand Độ co giãn hình cung của cầu Xem ELASTICITY OF DEMAND
137 ARCH Kiểm nghiệm ARCH. Để chỉ phương sai của sai số thay đổi điều kiện tự nhiên giảm, là một trắc nghiệm để phân biệt giữa tương quan chuỗi trong điều kiện xáo trộn và hiệu ứng nảy sinh từ sự biến đổi của xáo động được gọi là hiệu ứng ARCH.
138 ARCH effect Hiệu ứng ARCH. Xem ARCH.
139 Aristotle (384-322 BC)-Aristotle (384-322 trước công nguyên) Nhà triết học HY LẠP, các công trình của ông bao gồm cả các vấn đề kinh tế và trong những bài viết của ông có thể thấy những phân tích về sản xuất, phân phối và trao đổi. Trong phân tích về trao đổi, ông phân biệt giữa giá trị sử dụng và giá trị trao đổi
140 Arithmetic mean Trung bình số học. Xem MEAN.
141 Arithmetic progression Cấp số cộng. Một dãy số hay những biểu thức đại sổ trong đó mỗi thàn phần mang một mối liên hệ cộng thêm đối với mỗi thành phần đứng trước và sau nó.
142 Arrow.KennethJ (1921-). Nhà kinh tế học người Mỹ đồng giải Nobel về kinh tế học với huân tước John Hicks năm 1972. Ông được biết đến nhiều nhất do công trình về các hệ thống CÂN BẰNG TỔNG QUÁT và trình bày về các điều kiện toán học cần thiết cho một hệ thống như vậy để được nghiệm có ý nghĩa về kinh tế. Ông cũng có công trình tiên phong về việc ra quyết định trong những điều kiện không chắc chắn. Trong cuốn SỰ LỰA CHỌN XÃ HỘI VÀ CÁC GIÁ TRỊ CÁ NHÂN (1951), ông trình bày kinh tế học phúc lợi với một tình trạng tiến thoái lưỡng nan, khi dựa trên cơ sở những giả định đảm bảo sự tự chủ của người tiêu dùng cộng thêm sự hợp lý, ông chứng minh rằng không thể xác định được sự xếp hạng xã hội về các phương án lựa chọn tương ứng với sự xếp hạng của các cá nhân, và như vậy cũng không thể đưa ra được CHỨC NĂNG PHÚC LỢI XÃ HỘI . Chức năng này liên quan một cách tích cực tới lựa chọn cá nhân, xã hội không thể quyết định nó muốn gì. Arrow cũng có công trong việc đưa vào học thuyết tăng trưởng giả thuyết học qua hành với tư cách là một nguồn tăng năng suất. Các ấn phẩm chính của ông là : Nghiên cứu trong lý thuyết toán học về dự trữ và sản xuất (1958); Sự lựa chọn xã hội và các giá trị cá nhân (1951); Các tiểu luận về lý thuyết chịu rủi ro (1970); Phân tích dựa trên tổng hợp (với F.H.Hahn) (1971).
143 "A" shares Cổ phiếu "A".(Cổ phiếu hưởng lãi sau). Xem FINANCIAL CAPITAL.
144 Asiab Development Bank Ngân hàng phát triển châu Á. Uỷ ban kinh tế châu Á và Viễn Đông của Liên hợp quốc khuyến cáo thành lập ngân hàng này để khuyến khích tăng trưởng kinh tế và hợp tác châu Á và Viễn Đông, để thúc đẩy kinh tế ở các nước đang phát triển trong vùng. Ngân hàng phát triển châu Á được thành lập năm 1966. Nguồn vốn ban đầu là nhờ đóng góp của các nước trong khu vực với sự giúp đỡ của Mỹ, CHLB Đức, Anh và Canada.
145 Assessable Income or profit Thu nhập hoặc lợi nhuận chịu thuế. Xem TAXABLE INCOME, ALLOWANCES AND EXPENSES FOR CORPORATION TAX, ALLOWANCES AND EXPENSES FOR INCOME TAX.
146 Assessable profit Lợi nhuận chịu thuế. Xem TAXABLE INCOME.
147 Asset Tài sản. Một thực thể có giá trị thị trương hoặc giá trị trao đổi, và là bộ phận cấu thành CỦA CẢI hay tài sản của chủ sở hữu.
148 Asset stripping Tước đoạt tài sản. Việc một công ty thôn tính bán những tài sản của CÔNG TY NẠN NHÂN sau khi thu mua. Điều này có thể thực hiện để có mức lợi nhuận đáng kể khi tài sản đã bị đánh giá thấp ở SỎ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN.
149 Assignment problem Bài toán kết nối. Tên được đặt cho câu hỏi liệu việc kết nối một biến chính sách, ví dụ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ một cách duy nhất để đạt được một mục tiêu chính sách, ví dụ cán cân thanh toán quốc tế dưới các chế độ về tỷ giá HỐI ĐOÁI có thể được hay không. Kết luận là không thể làm được như vậy.
150 Assisted areas Các vùng được hỗ trợ Các vùng trong nước mà ở đó hoạt động kinh tế hoạt động kinh tế được hỗ trợ bởi chính sách chi tiêu và thuế của chính phủ. Xem DEPRESSED AREAS, REGIONAL EMPLOYMENT PREMIUM, REGIONAL DEVELOPMENT GRANT.
152 Association of International Bond Dealers Hiệp hội những người buôn bán trái khoán quốc tế. Cơ quan thành lập năm 1969, thu thập và cho niêm yết lợi nhuận và báo giá thị trường hiện hành với các loại phát hành của TRÁI KHOÁN CHÂU ÂU.
153 Association of South East Asian Nations (ASEAN) Hiệp hội các nước Đông nam Á. Hiệp hội được các Bộ trưởng ngoại giao Indonesia, Malaysia, Phillipines, Singapore và Thái Lan thành lập năm 1967. Mục đích chung của hiệp hội là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hoá ở khu vực Đông Nam Á.
154 Assurance Bảo hiểm xác định Một loại bảo hiểm liên quan đến tình huống trong đó bảo hiểm cho sự kiện không thể tránh khỏi. Điều này có thể do hợp đồng liên quan tới việc trả một khoản xác định vào một ngày nào đó hoặc là vì "cái chết" của người được bảo hiểm.
155 Asset stocks and services flows Dữ trữ tài sản và luồng dịch vụ.
156 Asymmetric infornation Thông tin bất đối xứng; Thông tin không tương xứng. Sự khác nhau về thông tin mà các bên tham gia giao dịch trên thị trường có được. Xem INSIDER - OUTSIDER MODELS.
157 Asymptote Đường tiệm cận. Giá trị mà biến phụ thuộc của một hàm tiến đến khi biến tự do trở nên rất lớn hoặc rất nhỏ.
158 Asymptotic distribution Phân phối tiệm cận. PHÂN PHÔI XÁC XUẤT mà một biến THỐNG KÊ hướng tới khi kích thước của mẫu tiến tới vô cùng. Khái niệm rất hữu ích trong đánh giá các đặc thù của chọn mẫu trong kinh tế lượng.
159 Atomistic competition Cạnh tranh độc lập. Một cơ cấu thị trường trong đó số lượng các hãng rất lớn, do đó mỗi hãng cạnh tranh một cách độc lập. (Xem PERFECT COMPETITION).
160 Attribute Thuộc tính. Một nét đặc trưng hay thuộc tính của hàng hoá. Xem CHARACTERISICS THEORY.
161 Auctioneer Người bán đấu giá. Một thuật ngữ chung chỉ nhân viên bán đấu giá, tại đó những người mua tương lai đấu với nhau bằng cách đặt giá, vật đấu giá sẽ thuộc về người nào đặt giá cao nhất.
162 Auction markets Các thị trường đấu giá. Một thị trường có tổ chức tại đó giá cả được điều chỉnh liên tục theo biến đổi của cung và cầu. Nét đặc trưng cơ bản của các thị trường đấu giá là các hạng mục hàng hoá được chuẩn hoá, mua bán vô danh và đủ số lượng để đảm bảo hành vi cạnh tranh.
163 Auctions Đấu giá. Một kiểu thị trường trong đó người mua tiềm tàng đặt giá cho hàng hoá chứ không phải đơn thuần trả theo.
164 Augmented Dickey Fuller test ADF - Kiểm định Dickey Fuller bổ sung. Kiểm định này là một phiên bản của kiểm định Dickey Fuller đối với một đơn vị gốc khi tiêu thức xáo động là tương quan theo chuỗi sau khi đã xem xét sự khác nhau trong quá trình tĩnh khác (DSP).
165 Augmented Phillips curve Đường Phillips bổ sung. Việc đưa biến giá cả vào đường Phillips gốc đã dịch chuyển học thuyết một các hiệu quả từ một giải thích về tiền công bằng tiền thành cách giải thích theo nghĩa thực tế.
166 Austrian school Trường phái kinh tế Áo. Tên trường phái này được sử dụng để chỉ các nhà kinh tế học từ Menger, Wieser và Bohm-Bawerk trở đi, họ phần lớn nghiên cứu ở Viên và theo một kiểu phân tích riêng biệt.
167 Autarky Tự cung tự cấp. Tình trạng trong đó một nước tự tách khỏi thương mại quốc tế bằng những hạn chế như thuế quan nhằm tự túc, thường do nguyên nhân làm việc hoặc chính trị.
168 Autarky economy Nền kinh tế tự cung tự cấp
169 Autocorrelation Sự tự tương quan. Xem SERIAL CORRELATION.
170 Automatic stabilizers Các biện pháp ổn định tự động. Các mối quan hệ làm giảm biên độ của biến động chu kỳ trong một nền kinh tế mà không cần hành động trực tiếp của chính phủ.
171 Automation Tự động hoá. Trong khi được sử dụng theo nhiều cách, cụm thuật ngữ "tự động hoá" nói chung được coi là đồng nghĩa với việc thay thế lao động bằng quá trình tự động.
172 Autonomous expenditure Khoản chi tiêu tự định. Các khoản chi tiêu được coi là độc lập với mức thu nhập.
173 Induced expenditure Khoản chi tiêu phụ thuộc (vào mức thu nhập).
174 Autonomous consumption Tiêu dùng tự định.
175 Autonomous investment Đầu tư tự định.
176 Autonomous investment demand Nhu cầu đầu tư tự định.
177 Autonomous transactions Giao dịch tự định Cụm thuật ngữ này được dùng trong học thuyết về CÁN CÂN THANH TOÁN để xác định những loại giao dịch diễn ra tự phát vì lý do lợi nhuận từ phía các hãng hoặc độ thoả dụng được tăng từ phía các cá nhân .
178 Autonomous variables Các biến tự định Xem EXOGENOUS VARIABLES.
179 Autoregression Tự hồi quy. SỰ HỒI QUY của một biến số trên giá trị hay các giá trị trễ của nó. Xem SERIAL CORRELATION AND ARIMA.
180 Availability effects Các hiệu ứng của sự sẵn có. Các tác động của những thay đổi về số lượng tín dụng có sẵn, chứ không phải tác động thông qua giá, nghĩa là lãi suất.
181 Average Số trung bình. Xem MEAN.
182 Average cost Chi phí bình quân. Chi phí trên một đơn vị sản lượng trong đó bao gồm chi phí của tất cả đầu vào (các yếu tố sản xuất).
183 Average cost pricing Định giá theo chi phí bình quân. Quy tắc định giá công nhận rằng các hãng cộng chi phí khả biến vào chi phí trung bình để trang trải tổng chi phí trung bình của nó.
184 Average expected income Thu nhập kỳ vọng bình quân; Thu nhập bình quân dự kiến. Xem PERMANENT INCOME.
185 Average fixed costs Chi phí cố định bình quân. Chi phí cố định trên mỗi đơn vị sản lượng.
186 Average product Sản phẩm bình quân. Tổng sản lượng có được từ việc sử dụng một tập hợp đầu vào chia cho số lượng của bất cứ một loại đầu vào nào được dùng.
187 Average productivity Năng suất bình quân. Xem PRODUCTIVITY.
188 Average propensity to consume Khuynh hướng tiêu dùng bình quân. Phần của tổng thu nhập Y được chi cho tiêu dùng hàng hoá hoặc dịch vụ C, thay vì đầu tư I.
189 Average propensity to save Khuynh hướng tiết kiệm bình quân. Phần của tổng thu nhập Y được đưa vào tiết kiệm S, tức không được sử dụng cho mục đích tiêu dùng. Khuynh hướng tiết kiệm bình quân bằng S/Y. Xem SAVING FUNCTION, MARGINAL PROPENSITY TO SAVE.
190 Average rate of tax Suất thuế bình quân (suất thuế thực tế). Được sử dụng khi nói về THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN nhưng cũng có thể áp dụng với các loại thuế khác. Thường được dùng để chỉ tổng thuế thu nhập dưới dạng một phần của thu nhập.
191 Average revenue Doanh thu bình quân. Doanh thu trên một đơn vị sản lượng.
192 Average revenue product Sản phẩm doanh thu bình quân. Sản phẩm doanh thu trung bình của một đầu vào (yếu tố sản xuất) nhân với doanh thu bình quân.
193 Average total cost Tổng chi phí bình quân Xem AVERAGE COST.
194 Average variable cost AVC-Chi phí khả biến bình quân. CHI PHÍ KHẢ BÍÊN trên một đơn vị sản lượng.
195 Averch-Johnson Effect Hiệu ứng Averch-Johnson. Để chỉ sự phản ứng tối đa hoá lợi nhuận của các hãng bị kiểm soát, khi phải đạt được tỷ lệ lợi tức xác định về vốn có động lực để lựa chọn kết hợp đầu vào nặng về vốn hơn có thể không được sử dụng khi không phải đạt tỷ lệ lợi tức xác định đó.
196 Axiom of completeness Tiên đề về tính đầy đủ. Xem AXIOMS OF PREFERENCE.
197 Axiom of continuity Tiên đề về tính liên tục. Xem AXIOMS OF PREFERENCE.
198 Axiom of convexity Tiên đề về tính lồi. Xem AXIOMS OF PREFERENCE.
199 Axiom of dominance Tiên đề về tính thích nhiều hơn thích ít. Xem AXIOMS OF PREFERENCE.
200 Axiom of Tiên đề về sự lựa chọn. Xem AXIOMS OF PREFERENCE.
201 Axiom of prefence Tiên đề về sở thích. Trong lý thuyết CẦU CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG, các cá nhân được giả định là tuân thủ các nguyên tắc về hành vi duy lý và các tiên đề khác về hành vi.
202 Backdoor fancing Cấp tiền qua cửa sau. Là tập quán theo đó cơ quan chính phủ Mỹ vay bộ Tài chính Mỹ chứ không yêu cầu biểu quyết ngân sách của quốc hội.
203 Back-haul rates Cước vận tải ngược. Cước phí hay vận chuyển thấp hơn đối với vận chuyển theo một hướng này so với hướng khác.
204 Backstop technology Công nghệ chặng cuối. Một công nghệ thay thế trở nên khả thi về mặt kinh tế khi giá của tài nguyên THIÊN NHIÊN KHÔNG THỂ TÁI TẠO tăng đến một mức nào đó do sự khai thác tăng dần.
205 Backward bending supply curve of labour Đường cung lao động cong về phía sau. Quan hệ giữa cung lao động, bất luận được xác định bằng cách nào, và tiền lương lao động.
206 Backward intergration Liên hợp thượng nguồn. Xem VERTICAL INTERGRATION.
207 Backward linkage Liên kết thượng nguồn. Mối liên hệ giữa một nghành hay một hãng với những nhà cung cấp đầu vào của họ.
208 Backwash effects Hiệu ứng ngược. Hiệu ứng ngược xảy ra khi tăng trưởng kinh tế ở một vùng của một nền kinh tế có những tác động ngược tới tăng trưởng của các vùng khác.
209 Bad Hàng xấu. Một mặt hàng hay sản phẩm gây ra PHẢN THOẢ DỤNG đối với người tiêu dùng. (Xem EXTERNALITY).
210 Bad money drive out good "Đồng tiền xấu đuổi đồng tiền tốt". Xem GRESHAM'S LAW.
211 Bagehot, Walter (1826-1877). Là biên tập viên và đồng biên tập viên của tờ The Economist từ 1860-1877. Ông là nhà bình luận có ảnh hưởng lớn đương thời và tác phẩm của ông hiện vẫn được trích dẫn rộng rãi. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là Phố Lombard: Miêu tả về thị trường tiền tệ(1873).
212 Balanced budget Ngân sách cân đối. Thu nhập hiện tại đúng bằng chi tiêu hiện tại của CHÍNH PHỦ.
213 Balanced-budget multiplier Số nhân ngân sách cân đối. Tỷ số biến động thu nhập của thu nhập thực tế so với biến động chi tiêu chính phủ khi chi tiêu của chính phủ thu từ thuế thay đổi một lượng bằng nhau.
214 Balanced economic development Phát triển kinh tế cân đối. Quan niệm cho rằng tất cả các thành phần của nền kinh tế nên được phát triển một cách đồng thời để đạt được một dạng phát triển cân đối. Xem BALANCED GROWTH, BIG PUSH.
215 Balanced growth Tăng trưởng cân đối. Trong HỌC THUYẾT TĂNG TRƯỞNG, điều kiện năng động của nền kinh tế trong đó tất cả các biến thực tế tăng lên liên tục cùng một tỷ lệ (có thể bằng 0, hay âm). Xem STAEDY GROWTH.
216 Balance of payment Cán cân thanh toán. Cụm thuật ngữ này được sử dụng với hơn một nghĩa, hai cách diễn giải phổ biến nhất là: "Cán cân thanh toán thị trường" và "Cán cân thanh toán kế toán".
217 Balance of trade Cán cân thương mại. Thường chỉ cán cân mậu dịch "hữu hình", đó là buôn bán hàng hoá trong một giai đoạn nhất định. Trên thực tế cán cân mậu dịch chỉ là một yếu tố, các yếu tố khác là vô hình trong "Cán cân thanh toán vãng lai" mà nó chỉ là một phần của toàn bộ CÁN CÂN THANH TOÁN của một nước.
218 Balance principle Nguyên lý cân đối. Một phương pháp cơ bản của kế hoạch Xô Viết đó là kế toán sổ kép bằng giá cả hay vật chất.Mục đích của cân đối là đảm bảo sự đồng bộ trong các kế hoạch. Các cân đối này ít phức tạp hơn trong bảng cân đối LIÊN NGÀNH thực hiện vai trò tương tự trong lập kế kế hoạch. Về nghĩa riêng xem MATERIALS BALANCE PRINCIPLE.
219 Balance sheet Bảng cân đối tài sản. Một bảng báo cáo tài sản của một thương nhân hoặc một công ty vào một ngày nhất định.
220 Bancor Đồng tiền bancor (đồng tiền quốc tế). Một cái tên được Keynes đưa ra để chỉ tiền tệ quốc tế mà ông cho rằng nên được tạo bởi một ngân hàng quốc tế, được sử dụng để thanh toán các khoản nợ quốc tế và một phần tạo nên năng lực chuyển hoá quốc tế nhưng bị phản đối.
221 Balanced GDP GDP được cân đối
223 Bandwagon effect Hiệu ứng đoàn tàu Hiệu ứng nhờ đó khi giá cả hàng hoá giảm và cầu của một vài bộ phận hay các cá nhân trong cộng đồng tăng, các cá nhân hoặc bộ phận "bắt chước" cách phản ứng này và cũng tăng cầu của họ.
224 Bank Ngân hàng Một trung gian tài chính huy động quỹ gốc về cơ bản thông qua những khoản tiền có thể hoàn trả theo yêu cầu hay trong thời gian ngắn và dùng ứng trứơc bằng khấu chi và các khoản vay và bằng các hối phiếu chiết khấu, để nắn giữ các khoản khác chủ yếu là tích tài sản tài chính như chứng khoán không buôn bán được. Một chức năng quan trọng của ngân hàng là duy trì hệ thống chuyển đổi tiền bằng cách chấp nhận tiền gửi vào tài khoản vãng lai và điều hành hệ thống chuyển quỹ bằng chuyển séc, chuyển khoản hay chuyển tiền điện tử.Xem COMPETITION AND CREDIT CÔNTL, RETAIL BANKING, WHOLE SALE BANKING.
225 Bank advance Khoản vay ngân hàng. Một cụm thuật ngữ chung dùng cho bất kỳ một loại vay ngân hàng nào. Xem BANK LOAN.
226 Bank bill Hối phiếu ngân hàng. Theo truyền thống, trên thị trường hối phiếu London, một HỐI PHIẾU đã được chấp nhận bởi một NGÂN HÀNG NHẬN THANH TOÁN, MỘT NGÂN HÀNG THANH TOÁN BÙ TRỪ hay một nhóm các ngân hàng của Anh hoặc các ngân hàng Dominions hợp thành, thay mặt khách hàng đã mở tín dụng chấp nhận. Xem ACCEPTANCE, DISCOUNT HOUSE.
227 Bank Charter Act Đạo luật Ngân hàng. Thường để chỉ đạo luật ngân hàng năm 1844 do chính quyền của huân tước Robert Peel thông qua.
228 Bank credit Tín dụng ngân hàng. Việc cho vay từ hệ thống ngân hàng bằng bất kỳ phương thức nào:TIỀN CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG, HỐI PHIẾU CHIẾT KHẤU hay chứng khoán mua. Xem MONEY MULTIPLIER, MONEY SUPPLY, "NEW VIEW".
229 Bank deposite Tiền gửi ngân hàng. Theo ngiã giản đơn, đó là các khoản tiền gửi trong tài khoản ngân hàng. Trong thực tế chúng đơn giản là những ghi chép về tình trạng nợ của một ngân hàng đối với những người gửi, và chúng nảy sinh từ tính chất của ngân hàng với vai trò là TRUNG GIAN TÀI CHÍNH.
230 Bank for international Settlements Ngân hàng thanh toán quốc tế. Một định chế tài chính liên chính phủ thành lập đầu tiên vào năm 1930 để hỗ trợ và điêu phối việc chuyển khoản thanh toán bồi thường chiến tranh thế giới thứ nhât giữa các ngân hàng quốc gia trung ương. Ngân hàng này cũng tập hợp và phổ biến thông tin về các chủ đề kinh tế vĩ mô và các vấn đề tiền tệ quốc tế.
231 Banking panic Cơn hoảng loạn ngân hàng. Một tình huống trong đó có sự mất tự tin của một hay nhiều ngân hàng gây nên sự "đổ xô" bất ngờ và lan rộng của công chúng tới các ngân hàng nói chung để rút tiền gửi hoặc vào những lúc khi phát hành lệnh phiếu tư nhân là phổ biến để yêu cầu thanh toán các hối phiếu này bằng phương tiện khác.
232 Banking school Trường phái ngân hàng Một tập hợp các ý kiến liên quan đến cuộc tranh luận về quy tắc điều tiết phát hành giấy bạc của ngân hàng Anh trong nửa đầu thế kỷ XIX.
233 Bank loan Khoản vay ngân hàng. Để chỉ bất cứ khoản ứng trước nào của ngân hàng, nhung có sự phân biệt trong việc cho vay của ngân hàng giữa điều kiện MỨC THẤU CHI và điều kiện cho vay.
234 Bank note Giấy bạc của ngân hàng. Một dạng tiền tệ phát hành bởi một ngân hàng và về bản chất làm bằng chứng "có thể thương lượng" (nghĩa là có thể chuyển đổi đơn giản bằng cấp phát) về tình trạng nợ của ngân hàng đối với mệnh giá của giấy bạc. Giấy bạc của ngân hàng được phát triển từ HỐI PHIẾU, và về nguyên tắc là hối phiếu có thể trả "trực tiếp" (theo yêu cầu) bằng phương tiện khác.
235 Bank of England Ngân hàng Anh Là ngân hàng TRUNG ƯƠNG của Anh. Do thương nhân London đề xướng như một ngân hàng thương mại và được thành lập theo đạo luật của Quốc hội năm 1694.
236 Bank of United State Ngân hàng Hoa Kỳ. Từ năm 1791-1811 và từ năm 1816-1836 một số chức năng ngân hàng trung ương ỏ Mỹ được lần lượt do ngân hàng thứ nhất thứ hai thực hiện. Trong một thời gian khoảng 30 năm (đến khi có Đạo luật ngân hàng quốc gia năm 1864) hầu như không có chức năng ngân hàng trung ương ở Mỹ. Trên thực tế, phải đến lúc có Đạo luật dự trữ liên bang năm 1913 mỹ mới có một ngân hàng trung ương thực sự.
237 Bank rate Tỷ lệ chiết khấu chính thức của ngân hàng ANH. Xem COMPETITION AND CREDIT CONTROL, MONETARY POLICY.
238 Bankruptcy Sự phá sản. Một thủ tục pháp lý trong đó tài sản của con nợ không trả được nợ bị tịch thu vì lợi ích của các chủ nợ nói chung.
239 Bargaining tariff Thuế quan mặc cả; Thuế quan thương lượng. Thuế được áp đặt bởi một nước để củng cố vị trí của nó trong đàm phán thương mại với các nước khác, khi các nước này sử dụng lời hứa chiết khấu thuế để đạt được sự nhượng bộ trong thương mại.
240 Bargaining theory of wages Lý thuyết thương lượng về tiền công; Lý thuyết mặc cả về tiền công. Tiền công được cố định trong một quá trình thương lượng tập thể, một sự dàn xếp về mặt cơ chế so với quá trình điều chỉnh cung cầu chính thống. Lý thuyết thương lượng về tiền công chỉ những mô hình của quá trình thương lượng áp dụng cho mối quan hệ của sự quản lý của công đoàn vượt ra ngoài mô hình ĐỘC QUYỀN SONG PHƯƠNG, trong đó kết quả cuối cùng của thương lượng vẫn còn mơ hồ, để rút ra một giải pháp rõ ràng.Xem STRIKES, WAGE THEORY.
241 Bargaining unit Đơn vị thương lượng; đơn vị mặc cả. Một đơn vị đại diện cho quyền lợi của người lao động trong thương lượng về quản lý lao động ở Mỹ. Các đơn vị này có thể là rất nhỏ, là các nhân viên được tuyển trong một hãng đơn lẻ hay rất lớn, tất cả những người được tuyển dụng trong một ngành trên khắp đất nước. Các đơn vị thương lượng khác nhau về quy mô và cơ cấu.
242 Banks' cash-deposit ratio Tỷ số giữa tiền mặt và tiền gửi của ngân hàng.
243 Barlow Report Báo cáo Barlow. Những kết quả phân tích của một uỷ ban hoàng gia Anh về sự phân bố địa lý của ngành công nghiệp Anh và có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển của chính sách khu vực hậu công nghiệp Chiến tranh ở Anh.
244 Barometric price leadership Sự chủ đạo theo kế áp giá cả. Xem PRICE LEADERSHIP.
245 Barriers to entry Rào cản nhập ngành Các yếu tố đẩy những người mới nhập ngành vào một mức giá không thuận lợi so với các hãng đã thiết lập trong một ngành. Chừng nào các hãng đã thiết lập đặt giá ở một mức dưới điểm tối thiểu của chi phí trung bình dài hạn của hãng tiềm tàng hiệu quả nhất, các hãng đã thiết lập có thể đạt được mức siêu lợi nhuận về lâu dài mà không phải lo sợ về sự gia nhập ngành mới.
246 Barter Hàng đổi hàng. Phương pháp trao đổi hàng hoá và dịch vụ trực tiếp lấy các hàng hoá và dịch vụ khác, không sử dụng một đơn vị kế toán hay phương tiện trao đổi nào cả.
247 Barter agreements Hiệp định trao đổi hàng. Hiệp định giữa các quốc gia, thường gặp khó khăn về CÁN CÂN THANH TOÁN, đôid với việc trao đổi trực tiếp các lượng hàng hoá
248 Barter economy Nền kinh tế hàng đổi hàng Nền kinh tế mà hàng hoá và dịch vụ được thực hiện thông qua việc ĐỔI HÀNG, điều đó dẫn tới rất ít chuyên môn hoá hoặc phân công lực lượng lao động do yêu cầu của sự trùng lặp ý muốn.
249 Base period Giai đoạn gốc. Một thời điểm được dùng để tham khảo khi so sánh với giai đoạn sau.
250 Base rate Lãi suất gốc. Sau khi bãi bỏ những hiệp định về tiền gửi và tiền vay năm 1971, CÁC NGÂN HÀNG THANH TOÁN BÙ TRỪ CỦA ANH đã áp dụng tập quán xác định và thông báo "lãi suất gốc".Xem COMPETITION AND CREDIT CONTROL.
251 Basic activities Các hoạt động cơ bản. Xem ECONOMIC BASE.
252 Basic exports Hàng xuất khẩu cơ bản Tên gọi của các hàng xuất khẩu sơ chế của các nước kém phát triển.
253 Basic industries Những ngành cơ bản. Xem ECONOMIC BASE.
254 Basic need philosophy Triết lý nhu cầu cơ bản. Là chiến lược phát triển được thảo luận nhiều trong những năm gần đây. Khác với các lý thuyết tích luỹ cổ điển, nó nhấn mạnh rằng có một số mục cần phải ưu tiên. Đó là (1) cung cấp các hàng tiêu dùng cơ bản như thức ăn, quần áo và chỗ ở, (2) các dịch vụ cần thiết như nước, giáo dục, y tế, (3) quyền có việc làm với thu nhập đủ đảm bảo các nhu cầu cơ bản, (4) cơ sở hạ tầng đáp ứng cho nhu cầu cơ bản về hàng hoá và dịch vụ và (5) tham gia vào quá trình ra quyết định. Chiến lược này hướng vào sản xuất. Triết lý này được cả các triết gia bảo thủ và các triết gia cấp tiến ủng hộ. Nó cũng vấp phải các chỉ trích là không đầy đủ và không có gì thực sự là mới mẻ.
255 Basic wage rates Mức tiền công cơ bản; mức lương cơ bản. Xem Wage Rate.
256 Basing-point system Hệ thống điểm định vị cơ sở. Một cách định giá trong đó những người bán hàng khác nhau trong một thị trường thống nhất rằng mức giá đối với một hàng hoá sẽ được tính bằng tổng giá cố định và mức phí vận chuyển đã được thống nhất liên quan đến khoảng cách giữa người tiêu dùng và điểm gần nhất trong một số các địa điểm đã được thoả thuận gọi là "các điểm định vị cơ sở".
257 Bayesian techniques Kỹ thuật Bayes. Các phương pháp phân tích thống kê (bao gồm ƯỚC LƯỢNG và SUY LUẬN THỐNG KÊ) trong đó thông tin trước đây được kết hợp với số liệu mẫu để đưa ra những ước tính hay các giả thuyết kiểm nghiệm.
258 Bearer bonds Trái khoán không ghi tên. Một loại trái khoán không yêu cầu có chứng thư chuyển nhượng vì người giữ có quyền sở hữu hợp pháp.
259 Bears Người đầu cơ giá xuống. Những cá nhân tin rằng giá chứng khoán hoặc trái khoán sẽ giảm và do đó bán những chứng khoán hy vọng rằng có thể mua lại ở mức giá thấp hơn.
260 Beggar-my neighbour policies Chính sách làm nghèo nước láng giềng Những biện pháp kinh tế mà một nước thực hiện nhằm cải thiện tình hình trong nước, thường là giảm thất nghiệp và có những tác động bất lợi với các nền kinh tế khác.
261 Behavioural equation Phương trình về hành vi Một mối quan hệ toán học trong một mô hình kinh tế hay kinh tế lượng, phản ánh sự phản ứng của một cá nhân hay một tập hợp các cá nhân đối với các khuyến khích kinh tế (ví dụ HÀM TIÊU DÙNG).
262 Behavioural expectations Kỳ vọng dựa trên hành vi. Một quan điểm về sự hình thành các kỳ vọng dựa trên các yếu tố tâm lý và xã hội.
263 Behavioural theories of the firm Các lý thuyết dựa trên hành vi về hãng; lý thuyết về hãng dựa trên hành vi. Một nhóm các lý thuyết coi hãng như một liên minh của các phân nhóm mà mục đích của chúng vốn dĩ mâu thuẫn nhau. Xem XEFFICIENCY.
264 Base year Năm gốc, năm cơ sở.
265 Benefit-cost ratio Tỷ số chi phí-lợi ích. Xem COST-BENEFIT ANALYSIS.
266 Benefit-cost analysis Phân tích lợi ích chi phí. Xem COST-BENEFIT ANALYSIS.
267 Benefit principle Nguyên tắc đánh thuế theo lợi ích. Một lý thuyết truyền thống về ĐÁNH THUẾ cho rằng gánh nặng về thuế nên được phân bổ giữa những người trả thuế theo lợi ích mà họ nhận được từ việc cung cấp hàng hoá công cộng.
268 Benelux Economic Union Liên minh kinh tế Benelux. Một liên minh về hải quan ban đầu được thiết lập do công ước vào năm 1932 giữa chính phủ BỈ,Luých Xăm Bua và Hà Lan. Tổ chức hiện tại được thành lập theo hiệp định liên minh kinh tế Benelux vào năm 1958.
269 Bentham,Jeremy 1748-1832 Một nhà khoa học xã hội người anh
270 Bergsonnian Social Walfare Funtion Hàm phúc lợi xã hội Bergson HÀM PHÚC LỢI XÃ HỘI Bergson là một hàm giá trị thực mà biến số của nó bao gồm các đại lượng thể hiện các mặt khác nhau của tình trạng xã hội, thường là đo độ thoả dụng của mỗi cá nhân hay mỗi hộ gia đình.
271 Bernoulli Hypothesis Giả thuyết Bernoulli. Daniel Bernoulli là một nhà toán học thế kỷ XIX đã đưa ra một lời giải cho một nghịch lý được ca ngợi. Bài toán này là một trong số các bài toán giải thích tại sao các cá nhân sẽ không trả một khoản cực lớn để chơi trò chơi xấp ngửa của một đồng xu.
272 Bertrand's duopoly Model Mô hình lưỡng quyền của Bertrand. Mô hình về một thị trường có hai hãng do J.Bertrand đưa ra năm 1883.
273 Best Linear Unbiased Estimator (BLUE)-Đoán số trùng tuyến tính đẹp nhất; (Ước lượng tuyến tính không chệch tốt nhất) ĐOÁN SỐ (ƯỚC LƯỢNG SỐ) này có PHƯƠNG SAI nhỏ nhất trong tất cả các ước lượng TUYẾN TÍNH và cũng không chệch (nghĩa là giá trị kỳ vọng của nó bằng với giá trị tham số thực). Xem GAUSS-MARKOV THEOREM, ORDINARY LEAST SQUARES.
274 Beta Chỉ số Beta Chỉ số tính sự biến động lợi tức của một cổ phiếu cùng với sự biến động lợi tức của toàn bộ thị trường chứng khoán.
275 Beveridge Report Báo cáo Beveridge. Bản báo cáo về chính sách xã hội của Anh có nhan đề "Bảo hiểm xã hội và các dịch vụ liên kết" do Huân tước William Beveridge chuẩn bị cho chính quyền liên minh thời chiến năm 1942.
276 Bias Độ lệch. Mức độ mà giá trị kỳ vọng của một ĐOÁN SỐ (ƯỚC LƯỢNG SỐ) khác so với giá trị tham số thực của nó. Xem (BEST LINEAR UNBIASED ESTIMATOR).
277 Bid Đấu thầu. Một đề nghị trả mà một cá nhân hay tổ chức đưa ra để sở hữu hoăc kiểm soát tài sản, các đầu vào, hàng hoá hay dịch vụ.
278 Bid-rent function Hàm giá thầu thuê đất. Mối quan hệ chỉ ra khoản tiền mà một gia đình hoặc hãng có thể trả để sử dụng một mảnh đất nhất định với các khoảng khác nhau so với trung tâm của một vùng đô thị trong khi vẫn duy trì mức không đổi ĐỘ THOẢ DỤNG hay LƠỊ NHUẬN.
279 Bifurcation Hypothesis Giả thuyết lưỡng cực. Giả thuyết cho rằng trong khi mức độ dồi dào và chi phí TÀI CHÍNH NGOẠI HỐI là yếu tố quyết định quan trọng tới đầu tư trong thời kỳ bùng nổ tăng trưởng, còn thu nhập giữ vai trò quan trọng nhất khi suy thoái.
280 Big bang Vụ đảo lộn lớn. Một cụm thuật ngữ phổ biến dùng để miêu tả những thay đổi về các quy chế ở London- trung tâm tài chính của Anh vào tháng 10/1986.
281 Big push Cú đẩy mạnh. Để một đóng góp vào cuộc tranh luận diễn ra vào thập kỷ 1950 và 1960 về việc tăng trưởng cân đối hay không cân đối là phù hợp nhất cho các nước đang phát triển.
282 Bilateral assistance Trợ giúp song phương. Sự trợ giúp hay viện trợ dựa trên một thoả thuận trực tiếp giữa hai nước; khác với viện trợ đa phương đến từ một nhóm các nước hay từ một tổ chức quốc tế. Xem FOREING AID, TIED AID.
283 Bilateral monopoly Độc quyền song phương. Thị trường trong đó một người mua đơn độc đối mặt với người bán đơn độc.
284 Bilateral trade Mậu dịch song phương Mậu dịch, thường là các chủ đề đàm phán chính phủ giữa hai nước, bằng cách đó một nước xuất khẩu một lượng hay giá trị hàng hoá nhất định sang các nước đối tác để đổi lấy một lượng hay giá trị hàng nhập khẩu đã thoả thuận từ nước đối tác.
285 Bill Hối phiếu. Công cụ ngắn hạn dưới dạng lệnh trả yêu cầu người bị ký
286 Bill broker Người môi giới hối phiếu. Người chuyên chắp nối người mua và người bán hối phiếu lại với nhau để lấy tiền hoa hồng. Xem DISCUONT HOUSE.
287 Bill of exchange Hối phiếu đối ngoại. Hối phiếu được rút để cấp tiền cho giao dịch ngoại thương.
288 Bills only Chỉ có nghiệp vụ hối phiếu. Chủ thuyết thịnh hành ở Mỹ những năm 1950, cho rằng khi tham gia vào CÁC NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ, HỆ THỐNG DỰ TRỮ LIÊN BANG chỉ tiến hành các nghiệp vụ mua bán hối phiếu. Điều này dựa trên quan điểm rằng bằng các tập trung vào thị trường vốn ngắn hạn, những nghiệp vụ này sẽ đạt được ảnh hưởng dự tính trước đối với khả năng chuyển hoán của ngân hàng với ít xáo trộn nhất đối với thị trường tài chính nói chung. Đồng thời những thay đổi diễn ra với lãi suất ngắn hạn sẽ ảnh hưởng đến các thị trường khác thông qua phương tiện "thông thường" của các điều chỉnh danh mục đầu tư của ngươi nước ngoài nắm giữ.
289 Binary variable Biến nhị phân. Một biến số chỉ có thể có 2 giá trị (ví dụ 0 và 1), thường sử dụng để xác định những ảnh hưởng mang tính định tính hay định lượng trong phân tích HỒI QUY. Xem DUMMY VARIABLE.
290 Biological interest rate Lãi suất sinh học. Một giá trị cho lãi suất trong thuyết tăng trưởng, trong đó giữa tất cả đường TĂNG TRƯỞNG CÂN ĐỐI, thì TIÊU DÙNG theo đầu người cáo nhất đạt được và duy trì được bằng một đường trên đó năng suất vốn biên (bằng TỶ LỆ LỢI NHUẬN trong CẠNH TRANH HOÀN HẢO) bằng tỷ lệ tăng trưởng không đổi của lực lượng lao động được xác định bằng cách ngoại sinh. Xem GOLDEN RULE OF ACCUMULATION.
291 Birth rate Tỷ suất sinh Được định nghĩa là số người sinh sống sót trung bình trên 1000 dân mỗi năm.
292 BIS Ngân hàng thanh toán quốc tế Xem BANK FOR INTERNATIONAL SETTLEMENTS
293 Bivariate analysis Phân tích hai biến số Phân tích chỉ liên quan đến hai biến số
294 Black market Chợ đen Bất cứ thị trường bất hợp pháp nào được thành lập trong một hoàn cảnh mà thường được chính phủ cố định giá ở mức tối đa hoặc tối thiểu.
295 Bliss point Điểm cực mãn; Điểm hoàn toàn thoả mãn Thường để chỉ CÂN BẰNG TIÊU DÙNG trong đó người tiêu dùng hoàn toàn thoả mãn đối với hàng hoá được tiêu dùng và điểm này nằm trong GIỚI HẠN NGÂN SÁCH của anh ta.
296 Block grant Trợ cấp cả gói Nói chung là một khoản trợ cấp không đặt cọc của chính phủ cấp cho chính quyền địa phương
297 Blue chip Cổ phần xanh Một cụm thuật ngữ chỉ CỔ PHẦN hạng nhất có ít rủi ro về mất vốn.
298 Blue Book Sách xanh Một cái tên quen thuộc cho ấn phẩm của Cục thống kê trung ương bao gồm đăng tải những tài khoản chi tiêu và thu nhập quốc dân hàng năm của Anh.
299 Blue-collar workers Công nhân cổ xanh Người lao động tham gia vào công việc nào đó mà về bản chất là lao động chân tay, và cũng khác với công nhân cổ trắng.(Xem MANUAL WORKERS)
300 BLUS residuals Số dư BLUS Các số dư không chệch, tuyến tính, tốt nhất và với một ma trận hiệp phương sai vô hướng
301 Bohm-Bawerk, Eugen Von (1851-1914) Một nhà kinh tế học và chính khách người Áo. Ông là người được hoan nghênh nhất trong trường phái Áo. Ông bổ sung một phần nhỏ học thuyết của Menger và Wieser về giá trị và giá cả, nhưng ông phát triển toàn diện diễn biến kinh tế trong công trình của mình về vốn và tiền lãi, từ tác phẩm này ông được người ta gọi là "nhà tư sản C.Mác". Trong công trình này ông đồng thời xác định lượng hàng hoá, giai đoạn sản xuất, tiền lương và tiền lãi. Sự quan tâm được tập trung chủ yếu vào vốn và lãi. Ông giải thích rằng, lãi suất là sự tương tác giữa SỰ ƯA THÍCH THEO THỜI GIAN và HIÊU SUẤT ĐẦU TƯ VẬT CHẤT. Ông đưa ra 2 lý do: mọi người mong muốn được khá giả hơn trong tương lai và họ cũng đánh giá quá thấp những nhu cầu trong tương lai. Cả hai điều trên làm giảm độ thoả dụng biên của hàng hoá tương lai.Bohm-Bawerk giải thích hiệu suất đầu tư vật chất dưới dạng tính ưu việt của phương pháp sản xuất vòng tròn, ví dụ để bát cá thì dùng cần câu hữu hiệu hơn là bát trực tiếp bằng tay. Ông cho rằng, SỰ VÒNG VO là hiệu qủa nhưng phải chịu mức lợi tức giảm dần. Sự vòng vo được mở rộng đến khi năng suất biên từ sự kéo dài cho phép cuối cùng của quá trình sản xuất bằng lãi phải trả để đạt được các khoản cho hàng hoá lương của người lao động kéo dài quá trình sản xuất. Khái niện sự vònh vo là đặc tính của học thuyết trường phái Áo về vốn, đã chịu rất nhiều tranh cãi, vì không có thước đo nào rõ ràng về nó.
302 Bond Trái khoán Mặc dù nó có một số nghĩa hẹp hơn và chính xác hơn về mặt pháp lý, cụm thuật ngữ này được dùng chung hơn và lỏng lẻo hơn để chỉ bất cứ chứng khoán lãi suất cố định (nợ) nào, ví dụ: chứng khoán VIỀN VÀNG hay TRÁI KHOÁN CÔNG TY.
303 Bond market Thị trường trái phiếu Cụm thuật ngữ này miêu tả bất cứ nơi nào hoặc sự giao dịch nào, trong đó bất kì loại trái khoán nào được chuyển qua tay: ví dụ rõ nhất là SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN
304 Bonus issue Cổ phiếu thưởng Để chỉ cổ phiếu phát hành bởi một công ty cho các cổ đông hiện tại không phải duới dạng mua vốn mới mà là VỐN HOÁ dự trữ.
305 Book value Giá trị trên sổ sách Cụm thuật ngữ này dùng trong kế toán. Để xác định giá trị trên sổ sách của một cổ phiếu, tất cả tqài sản của công ty được cộng lại, tất cả công nợ và nợ được trừ đi, bao gồm giá phát mại của cổ phiếu ưu đãi
306 Boom Sự bùng nổ tăng trưởng GIAI ĐOẠN MỞ RỘNG của CHU KÌ KINH DOANH. Cụm thuật ngữ này chỉ áp dụng với tốc độ đổi hướng đi lên nhanh chóng nào đó so với CHIỀU HƯỚNG TRƯỜNG KỲ.
307 Borda Count Con tính Borda Một hệ thống về sự LỰA CHỌN TẬP THỂ trong đó mỗi cử tri xếp hạng từng vị trí trong nhóm.(Xem APPROVAL VOTING, CONDORCET CRITERION, SOCIAL DECISION RULE, SOCIAL WELFARE FUNCTION)
308 Boulwarism Chủ nghĩa Boulware Quá trình thương lượng tập thể về các điều khoản và điều kiện tuyển dụng thường là thoả hiệp và nhượng bộ.
309 Bounded rationality Tính duy lý bị hạn chế. Một khái niệm được H.A.SIMON đưa ra cho rằng mặc dầu các cá nhân cư xử theo lý trí theo đó sự sắp đặt sở thích cho dù là hoàn chỉnh, nhất quán và kín kẽ, nhưng khả năng thu nhập và xử lý thông tin của họ lại bị hạn chế, nghĩa là nó bị giới hạn bởi khả năng tính toán của trí óc con người.
310 Bourgeoisie Tầng lớp trưởng giả; Tầng lớp tư sản Cụm thuật ngữ này được sử dụng để chỉ một bộ phận của xã hội công nghiệp thắng thế trong cuộc cách mạng Công nghiệp như chủ hãng và các nhà chuyên môn.
311 Box-Jenkins Phương pháp Box-Jenkins. Một phương pháp dự báo dựa trên mô hình CHUỖI THỜI GIAN ARIMA.
312 Brain drain (Hiện tượng) chảy máu chất xám Sự di cư của những nguời lao động có trình độ và tay nghề từ các nước nghèo sang các nước giàu hơn.
313 Branch banking Nhiệp vụ ngân hàng chi nhánh Việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng thông qua mạng lưới ngân hàng chi nhánh sở hữu bởi một công ty ngân hàng.
314 Brand loyalty Sự trung thành với nhãn hiệu Sự trung thành về tâm lý đối với sự kết hợp biểu tượng của một sản phẩm có nhãn hiệu.
315 Break-even analysis Phân tích điểm hoà vốn Chi phí để sản xuất một hàng hoá có thể chia thành hai phần chính: CHI PHÍ CỐ ĐỊNH và CHI PHÍ KHẢ BIẾN. từ quan điểm của người kế toán về chi phí, số lượng doanh thu tại điểm hoà vốn là số lượng đảm bảo rằng tất cả chi phí cố định và khả biến đều được trang trải ở mức giá bán cụ thể.
316 Break-even level of income Mức hoà vốn của thu nhập Một điểm tại đó chi tiêu cho tiêu dùng đúng bằng thu nhập như được minh hoạ tại điểm mà HÀM TIÊU DÙNG cắt đường 45 độ trong MÔ HÌNH THU NHẬP CHI TIÊU. (Xem CONSUMPTION FUNCTION)
317 Bretton Woods Khu du lịch New Hampshire ở Mỹ, tại đây Hôi nghị tài chính của Liên hợp quốc đã được tổ chức vào năm 1944 để thảo luận vấn đề thanh toán quốc tế sau chiến tranh.
318 Bretton Woods system Hệ thống Bretton Woods. Xem INTERNATIONAL MONETARY FUND.
319 Brooker Người môi giới. Ở một nghĩa hẹp là người trung gian chắp nối người bán và người mua với nhau, hoặc người đó hoạt động như một đại điện cho người này hay cho người kia, tiến hành một giao dịch mua bán và nhận tiền thù lao hoa hồng hay môi giới. Tuy nhiên, ở mộy số trường phái khái niệm này chỉ người mua hoặc người bán gốc, dù cách dùng này xuất phát từ giai đoạn ban đầu của người môi giới thực sự.
320 Brokerage Hoa hồng môi giới. Một khoản tiền được yêu cầu bởi một người môi giới vì đã thực hiện việc mua bán thay mặt một khách hàng.
321 Brookings model Mô hình Brookings Mô hình này đã được sử dụng để phân tích cấu trúc của CHU KỲ KINH DOANH và cho đánh giá CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ, TÀI CHÍNH và TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ. Mô hình đánh dấu một bước quan trọng trong việc thống nhất nhiều thành phần khác nhau của nền kinh tế thành một quy mô lớn nhưng quản lý được, đây là một cột mốc trong việc phát triển các mô hình kinh tế lượng.
322 Brussels, Treaty of Hiệp ước Brussels Một hiệp ước hỗ trợ lẫn nhau giữa Anh, pháp và các nước Benelux ký năm 1948. Hiệp ước được xem như một bước tiến trong định hướng hội nhập của châu ÂU đi trước Hiệp định Roma (1957) và sự khởi đầu của CỘNG ĐỒNG KINH TẾ CHÂU ÂU (EEC), ngày nay là cộng đồng CHÂU ÂU (EC).
323 Brussels, Treaty of Hiệp ước Brussels (được biết đến như hiệp ước Bổ sung) Xem EUROPEAN ECONOMIC COMMUNITY
324 Brussels conference Hội nghị Brussels. Hội nghị tiền tệ quốc tế được tổ chức ở Brussel năm 1920 dưới sự bảo trợ của các nước đồng minh, nêu lên vấn đề ổn định ngoại hối. Xem GENEVA CONFERENCE.
325 Brussels Tariff Nomenclature Biểu thuế quan theo Hiệp định Brussels Sự phân loại tiêu chuẩn hàng hoá, được chấp nhận bởi đa số các nước trên thế giới, vì những mục đích về thuế quan.
326 Buchanan, James M. (1919-) Nhà kinh tế học người Mỹ đạt giải Nobel về kinh tế học năm 1986 vì những đóng góp của ông đối với lý thuyết ra quyết định chính trị và SỰ LỰA CHỌN CÔNG CỘNG. Trong khi lý thuyêt kinh tế truyền thống có thể lý giaỉ cách thức NHỮNG NGƯỜI TIÊU DÙNG và các nhà sản xuất ra quyết định về mua hàng hoá và CÁC YẾU TỐ SẢN XUẤT,lý thuyết này lại không đề cập tới việc đưa ra quyết định kinh tế trong KHU VỰC CÔNG CỘNG. Bị ảnh hưởng bởi MÔ HÌNH TRAO ĐỔI TỰ NGUYỆN CỦA WICKSELL, Buchanan coi diễn biến chính trị như một phương tiện hợp tác để đạt được những lợi thế có đi có lại. Động thái và kết quả của quá trình này sẽ phụ thuộc vào "luật chơi", do đó Buchanan đã nhấn mạnh tầm quan trọng của sự lựa chọn những quy tắc tổ chức này: Kết quả cụ thể của các chính sách đều có thể đoán được và được định trước bởi chính các quy tắc trên. Buchanan đã có hơn 20 cuốn sách và 300 bài báo được xuất bản.
327 Budget Ngân sách. Một ngân sách có 3 bộ phận là BỘ PHẬN PHÂN BỔ, BỘ PHẬN PHÂN PHỐI và BỘ PHẬN TỰ ỔN ĐỊNH. Chúng được kết thành một ngân sách vì những lý do về phương diện quản lý. Mỗi bộ phận đòi hỏi có phương pháp quản lý riêng của nó.
328 Budget deficit Thâm hụt ngân sách. Chi tiêu hiện tại vượt thu nhập hiện tại. Thường được sử dụng nhiều nhất để được miêu tả tình trạng trong đó thu nhập của chính phủ, thu từ thuế không đủ trang trải để chi tiêu của chính phủ.
329 Budget line Đường ngân sách Một đường trong Không gian hàng hoá chỉ ra những tổ hợp mà người tiêu dùng có thể mua đựơc ở mức thu nhập nhất định.
330 Budget surplus Thặng dư ngân sách. Thu nhập hiện tại vượt chi tiêu hiện tại. Thường được sử dụng nhiều nhất để được miêu tả tình trạng trong đó thu nhập của chính phủ, thu từ thuế vượt để chi tiêu của chính phủ.
331 Budgetary control Kiểm soát ngân sách Một hệ thống qua đó kiểm tra được tiến hành đối với các nguồn thu và chi cho các mục tiêu được định ra trong ngân sách. Mục đích là khám phá xem kết quả đã chệch hướng mục tiêu ở mức độ nào để có những hành động vào thời gian thích hợp nhằm đưa các luồng phù hợp với mục tiêu mong muốn.
332 Budget shares Tỷ phần ngân sách.
333 Buffer stocks Kho đệm, dự trữ bình ổn Các lượng hàng hoá được dự trữ để khắc phục biến động giá cả đối với các mặt hàng cơ bản.
334 Building society Ngân hàng phát triển gia cư Một định chế tài cính chấp nhận các quỹ dưới dạng "cổ phần" và tiền gửi để cho chủ sở hữu vay lại hầu như toàn bộ để mua nhà hoặc căn hộ.
335 Built-in stabililizers Các chính sách, công cụ ổn định nội tạo. Xem AUTOMATIC STABILIZERS
336 Bullion Thoi Kim loại quý như vàng hoặc bạc được giữ với số lượng lớn dưới dạng thỏi hay thanh. Thoi vàng được dùng để giao dịch tiền tệ giữa các quốc tế giữa các ngân hàng và chính phủ.
337 Bulls Người đầu cơ giá lên. Các cá nhân tin rằng chứng khoán hoặc trái khoán sẽ tăng giá và do đó mua chúng và hy vọng có thể bán với giá cao hơn sau đó. Người đầu cơ giá xuống gọi là NGƯỜI BÁN KHỐNG.
338 Bureaucracy, economic theory of Lý thuyết kinh tế về hệ thống công chức. Mô hình này giả định rằng các cơ quan nhà nước sẽ cư xử như những tác nhân tối đa hoá ngân sách. Ngân sách lớn hơn cho phép các công chức thoả mãn ý thích của mình về lương, chức tước, bảo đảm việc làm và những lợi ích phi tiền tệ như quyền lực, danh tiếng và cơ hội phân bổ các hợp đồng.
339 Bureaux Văn phòng Trong HỌC THUYẾT KINH TẾ VỀ SỰ QUAN LIÊU, những tổ chức phi lợi nhuận được tài trợ, ít nhất một phần từ trợ cấp định kỳ và cung ứng một tổng sản lượng để đổi lấy một ngân sách chứ không phải những đơn vị sản phẩm theo giá.
340 Business cycle Chu kỳ kinh doanh. Xem TRADE CYCLE.
341 Business performance Kết quả kinh doanh. Mức độ tại đó một nghành đạt được kết quả hay mục tiêu mà các hãng thành viên theo đuổi. Xem STRUCTURE - CONDUCT - PERFORMANCE - FRAMEWORK).
342 Business risk Rủi ro kinh doanh Xem CORPORATE RISK.
343 Buyer concertration Sự tập trung người mua. Để chỉ mức độ mà tổng giao dịch trên một thị trường bị thống trị bởi một vài người mua lớn nhất.
344 Buyers' market Thị trường của người mua. Một thị trường có đặc trưng là dư cung, trong đó người bán vì vậy phải gặp khó khăn khi bán tất cả sản phẩm của họ theo giá dự kiến.
345 Caculus Giải tích. Một phép tính của nghành toán học liên quan đến việc tính toán các đạo hàm hay tích phân.
346 Call money Khoản vay không kỳ hạn. Các khoản tiền mà các NGÂN HÀNG CHIẾT KHẤU vay từ các ngân hàng thanh toán bù trừ và ngân hàng khác ở London và chúng đựơc sử dụng để giữ các danh mục đầu tư tài sản. Rất nhiều khoản tiền gửi của các đồng tiền Châu Âu cũng ở dạng này.
347 Call option Hợp đồng mua trước. Một hợp đồng cho phép lựa chọn mua cổ phiếu vào một ngày trong tương lai giới hạn được định trước. Xem PUT OPTION, OPTION.
348 Cambridge Equation Phương trình Cambridge Xem QUANTITY THEORY OF MONEY.
349 Cambridge school of Economics Trường phái kinh tế học Cambridge Một nhóm các nhà kinh tế học bị ảnh hưởng của những bài viết và mối liên hệ với A.MARSHALL.
350 Cambridge theory of Money Lý thuyết tiền tệ của trường phái Cambridge. Xem QUANTITY THEORY OF MONEY.
351 CAP Xem COMMON AGRICULTURAL POLICY.
352 Capacity model Mô hình công năng. Mô hình giải thích sự tỷ lệ đầu tư có quan hệ mật thiết với mô hình GIA TỐC và đặc biệt với mô hình ĐIỀU CHỈNH LƯỢNG VỐN.
353 Capacity untilization Mức sử dụng công năng Là tỷ lệ sản lượng thực tế so với sản lượng tiền năng. Xem EXCESS CAPACITY.
354 Capital Tư bản/ vốn. 1)Một từ dùng để chỉ một yếu tố sản xuất do hệ thống kinh tế tạo ra. 2)Một từ cũng được sử dụng làm thuật ngữ chỉ các tài sản TÀI CHÍNH. Xem FINANCIAL CAPITAL, CAPITAL CONTROVERSY, FINANCE.
355 Capital account Tài khoản vốn. Xem BALANCE OF PAYMENT.
356 Capital accumulation Tích lũ vốn. Quá trình tích luỹ vốn qua đầu tư ròng dương. Xem GOLDEN RULE OF ACCUMULATION
357 Capital allowances Các khoản miễn thuế cho vốn. Miễn thuế đối với thuế công ty liên quan đến chi tiêu cho vốn của hãng.
358 Capital asset Tài sản vốn. Một tài sản không được mua bán như một phần của công việc kinh doanh hàng ngày. Ví dụ: nhà xưởng, máy móc, đất đai hoặc chứng khoán.
359 Capital asset pricing model Mô hình định giá Tài sản vốn. Mô hình ra đời vào những năm 1960 và đưa ra một dạng cụ thể của khái niệm chung về sự đánh đổi giữa rủi ro và lợi tức.
360 Capital budgeting Phân bổ vốn ngân sách. Quá trình phân bổ vốn có thể đầu tư cho các vốn dự án.
361 Capital charges Các phí tổn cho vốn Các chi phí mà các công ty và cá nhân đưa vào tài khoản của họ để trả lãi vốn vay, khấu hao tài sản và trả nợ vay. Xem ANNUAL CAPITAL CHARGE.
362 Capital coefficients Các hệ số vốn. Xem CAPITAL - OUTPUT RATIO
363 Capital Consumption Allowance Khoản khấu trừ cho sử dụng tư bản. Mức chênh lệch giữa tổng sản phẩm quốc dân (GNP) và sản phẩm quốc dân ròng trong khuôn khổ hạch toán thu nhập quốc dân Mỹ. Xem NATION IMCOME
364 Capital Controversy Tranh cãi về yếu tố vốn. Một cuộc tranh luận giữa trường phái Cambridge (có trung tâm tại trường đại học Cambridge, Anh ) và trường phái tân cổ điển của viện Công nghệ Massachusetts (MIT), Cambridge về tính xác đáng của các quan điểm tân cổ điển về kinh tế học.
365 Capital deepening Tăng cường vốn. Quá trình tích luỹ vốn với tốc độ nhanh hơn so với mức tăng trưởng của lực lượng lao động. Xem CAPITAL WIDENING.
366 Capital equipment Thiết bị sản xuất, thiết bị vốn. Xem CAPITAL
367 Capital expenditure Chi tiêu cho vốn. Chi tiêu cho tư liệu sản xuất của các hãng, chính phủ, các cơ quan chính phủ hay hộ gia đình, nhằm mục đích thay thế vốn đã khấu hao hay tạo vốn mới. Xem CAPITAL INVESTMENT.
368 Capital information (capital formation?) Sự hình thành vốn. Lượng bổ sung vào DUNG LƯỢNG VỐN sau khi khấu hao. Xem INVESMENT.
369 Capital gain Khoản lãi vốn. Chênh lệc giữa giá mua một tài sản và giá bán lại vào một ngày nào đó mà chênh lệch này là dương.
370 Capital gains tax Thuế lãi vốn. Thuế đánh vào sự tăng thêm của tài sản
371 Capital gearing Tỷ trọng vốn vay Xem GEARING.
372 Capital goods Tư liệu sản xuất, hàng tư liệu sản xuất. Xem CAPITAL.
373 Capital intensity Cường độ vốn. Tỷ số vốn so với lao động được sử dụng trong quá trình sản xuất. Xem PRODUCTION FUNCTION.
374 Capital - intensive (ngành) dựa nhiều vào vốn; sử dụng nhiều vốn. Một kỹ thuật sản xuất A được coi là sử dụng nhiều vốn hơn so với kỹ thuật tương đương B nếu tỷ số vốn so với CÁC YẾU TỐ SẢN XUẤT khác của A lớn hơn B.
375 Capital - intensive economy Nền kinh tế dựa nhiều vào vốn. Một nền kinh tế trong đó đa số các kỹ thuật sản xuất là sử dụng NHIỀU VỐN.(Xem CAPITAL INTENSITY)
376 Capital-intensive sector Ngành bao hàm nhiều vốn Một ngành kinh tế trong đó các kỹ thuật sản xuất chủ yếu BAO HÀM NHIỀU VỐN (Xem CAPITAL INTENSITY, CAPITAL INTENSIVE TECHNIQUES, APPROPRIATE TECHNOLOGY).
377 Capital-intensive techniques Các kỹ thuật dựa nhiều vào vốn Một phương pháp sản xuất có tỷ trọng VỐN cao hơn bất cứ yếu tố sản xuất nào khác. (Xem CAPITAL, FACTORS OF PRODUC-TION).
378 Capital, marginal efficiency of Vốn, hiệu quả biên của Xem MARGINAL EFFICIENCY OF CAPITAL
379 Capitalism Chủ nghĩa tư bản Một hệ thống chính trị, xã hội và kinh tế, trong đó phần lớn là tài sản bao gồm tài sản vốn được sở hữu và kiểm soát bởi các cá nhân.(Xem MARKET ECONOMY, MIXED MARKET ECONOMY AND FREE ENTERPRISE).
380 Capitalization Tư bản hoá, vốn hóa Tổng số và cơ cấu VỐN cổ phiếu của một công ty
381 Capitalization issue Cổ phiếu không mất tiền Xem BONUS ISSUE
382 Capitalization rates Tỷ lệ vốn hoá Một khái niệm liên quan đến tỷ trọng của mỗi loại cổ phiếu hay vốn nợ trong một công ty so với tổng VỐN CỔ PHẦN trên thị trường của nó.
383 Capitalized value Giá trị được vốn hoá Trị giá được định cho một tài sản theo mức lợi nhuận hiện tại và lãi suất thị trường hiện hành.
384 Capital-labour ratio Tỷ số vốn/ lao động Tỷ số mà LAO ĐỘNG và VỐN được kết hợp trong quá trình sản xuất.(Xem INVESTMENT).
385 Capital loss Khoản lỗ vốn Xem CAPITAL GAIN
386 Capital market Thị trường vốn Là thị trường, hay đúng hơn là một nhóm các thị trường liên quan tới nhau, trong đó, vốn ở dạng tài chính (tiền tệ) được đem cho vay, vay hoặc "huy động" với các điều kiện khác nhau và trong thời hạn khác nhau.(Xem TERM STRUCTURE OF INTEREST RATES).
387 Capital movements Các luồng di chuyển vốn Các luồng vốn quốc tế có thể được cá nhân hay chính phủ tiến hành
388 Capital-output ratio Tỷ số vốn-sản lượng Tỷ lệ của lượng vốn trên sản lượng mà vốn đó tạo ra. (Xem INCREMENTAL CAPITAL- OUTPUT RATIO).
389 Capital rationing Định mức vốn Được dùng để xác định một tình huống, trong đó sự hạn hẹp ngân sách về lượng tiền sẵn có cho đầu tư và các dự án trên mức ràng buộc thị trường thông thường được quyết định bởi mối liên hệ giữa chi phí vốn và lợi tức dự kiến.
390 Capital requirements Các yêu cầu về vốn Việc ước tính các yêu cầu về vốn là cần thiết để xác định TỶ SỐ VỐN GIA TĂNG SẢN LƯỢNG, tức là mối liên hệ giữa đầu tư và tăng thu nhập nhờ đầu tư đó.
391 Capital- reversing Thay đổi kỹ thuật sản xuất Việc áp dụng một phương pháp sản xuất khi giá trị của lượng vốn liên quan và tỷ suất lợi nhuận cùng tăng lên.
392 Capital services Các dịch vụ vốn Luồng dịch vụ qua thời gian bắt nguồn từ dung lượng vốn thiết bị (Xem CAPITAL).
393 Capital stock Dung lượng vốn Tổng số TƯ LIỆU SẢN XUẤT trong một nền kinh tế.(Xem CAPITAL CONTROVERSY)
394 Capital Stock Adjustment Principle Nguyên lý điều chỉnh dung lượng vốn Một lý thuyết cho rằng mức ĐẦU TƯ RÒNG là một phần chênh lệch giữa DUNG LƯỢNG VỐN mong muốn và dung lượng vốn thực tế, nó phản ánh khả năng điều chỉnh không hoàn hảo tới một mức tối ưu trong bất cứ khoảng thời gian có hạn nào đó. (Xem ACCELERATOR PRINCIPLE).
395 Capital structure Cấu trúc vốn Thành phần VỐN của một công ty (Xem COST OF CAPITAL)
396 Captital tax Thuế vốn Xem WEALTH TAX
397 Capital theoretic approach Phương pháp lý thuyết qui về vốn Một cách tiếp cận kinh tế học xem tất cả các nguồn lực như VỐN , nghĩa là giá trị hiện tại ròng của luồng thu nhập tương lai của chúng.
398 Capital theory Lý thuyết về vốn Xem CAPITAL CONTROVERSY
399 Capital transfer tax Thuế chuyển giao vốn Thuế đánh vào việc chuyển giao TÀI SẢN áp dụng ở Anh từ năm 1974 để thay thế THUẾ BẤT ĐỘNG SẢN và được đặt tên lại là thuế thừa kế năm 1986.Thuế chuyển giao vốn bao gồm thuế quà tặng cho suốt đời và thuế thừa kế.
400 Capital turnover criterion Tiêu chuẩn quay vòng vốn Một tiêu chuẩn đầu tư được đề xuất từ lâu để sử dụng ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN. Đề xuất này cho rằng các dự án được lựa chọn phù hợp với TỶ SỐ VỐN GIA TĂNG - SẢN LƯỢNG của chúng và những dự án có tỷ số thấp nhất sẽ được ưu tiên.
401 Capital widening Đầu tư chiều rộng (mở rộng vốn) Quá trình tích luỹ VỐN tăng cùng với tốc độ gia tăng LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG để TỶ SỐ VỐN- LAO ĐỘNG không đổi (Xem CAPITAL DEEPENING)
402 Capitation tax Thuế thân Xem POOL TAX.
403 Capture theory Lý thuyết nắm giữ. Lý thuyết về điều tiết do Geogre Stigler đưa ra. Về cơ bản, một ngành bị điều tiết có thể thu lợi từ sự điều tiết bằng cách "nắm giữ" cơ quan điều tiết có liên quan.
404 Captive buyer Người / Ngân hàng bị buộc phải mua một số chứng khoán vừa phát hành. (Nhà nước quy định).
405 Carbon tax Thuế Carbon Thuế đánh vào các nhiên liệu hoá thạch nhằm giảm lượng thải CO2 để giảm sự nóng lên của toàn cầu. Xem EXTERNALITIES, INTERNALIZATION.
406 Cardinalism Trường phái điểm hoá; trường phái chia độ. Trường phái cho rằng ĐỘ THOẢ DỤNG có thể đo lường được bằng các đơn vị số đếm. Xem CARDINAL UNTILITY.
407 Cardinal utility Độ thoả dụng điểm hoá; Độ thoả dụng, khoảng cách giữa các mức thoả dụng. Có thể phân biệt hai nghĩa của cụm thuật ngữ này.1)Ít được sử dụng hơn là độ thoả dụng gắn với một nhóm hàng hoá có thể đo được một cách tuyệt đối bằng đơn vị như 'util' (một thuật ngữ được Jevons dùng trong thuyết kinh tế chính trị của ông năm 1871). 2)Được sử dụng rộng rãi hơn, liên quan chỉ đến khoảng cách giữa các mức độ thoả dụng.
408 Cartel Cartel Thoả thuận chính thức giữa các hãng trong một thị trường độc quyền nhóm để kết hợp các thủ tục đã được thống nhất về các biến như giá cả và sản lượng. Xem OLIGOPOLY.
409 Cartel sanctions Sự trừng phạt của Cartel Các hình phạt áp đặt bởi các thành viên của Cartel nhằm đạt được sự kết dính với mục tiêu chung của cả nhóm.
410 Cash Tiền mặt. Theo nghĩa chung nhất, thuật ngữ chỉ tiền bao gồm TIỀN MẶT và TIỀN GỬI NGÂN HÀNG.
411 Cash balance approach Cách tiếp cận tồn quỹ. (Số dư tiền mặt). Xem QUANTITY THEORY OF MONEY.
412 Cash crops Nông sản thương mại; Hoa màu hàng hoá/ hoa màu thương mại. Cụm thuật ngữ này để chỉ các loại hoa màu được nông dân trồng để bán trên thị trường chứ không phải để tiêu dùng trực tiếp CHO CÁC MỤC ĐÍCH TỰ CUNG TỰ CẤP.
413 Cash drainage Thất thoát / hút tiền mặt.
414 Cash flow Luồng tiền, ngân lưu, dòng kim lưu. Tổng thu nhập giữ lại và khoản khấu hao còn lại của một hãng.
415 Cash flow statement Bản báo cáo luồng tiền / ngân lưu.
416 Cash limit Hạn mức chi tiêu, hạn mức tiền mặt. Một dạng kiểm soát CHI TIÊU CÔNG CỘNG thực hiện ở Anh.
417 Cash ratio Tỷ suất tiền mặt. Tỷ số mà các ngân hàng duy trì giữa số tiền mặt và tổng số tiền gửi của chúng, và thỉnh thoảng được gọi là tỷ lệ dự trữ tiền mặt.
418 Casual employment Công việc tạm thời. Tình trạng có việc làm tạm thời mà không có giờ làm đều dặn hay hợp đồng lương.
419 Categorical Trợ cấp chọn lọc. Xem GRANT
420 Causality Phương pháp nhân quả. Một khái niệm nảy sinh từ việc xem xét các giả định nổi bật của mô hình kinh tế lượng ước lượng từ số hiệu chuỗi thời gian mà bản chất là không thí nghiệm.
421 CBI Xem CONFEDERATION OF BRITISH INDUSTRY.
423 Ceiling Mức trần Giới hạn tăng sản lượng trong thuyết CHU KỲ KINH DOANH. Trần đạt được khi tất cả các yếu tố sản xuất đạt tới mức toàn năng.
424 Celler - Kefauver Act Đạo luật Celler - Kefauver. Ban hành ở Mỹ năm 1950 với tư cách là một sửa đổi ĐẠO LUẬT CLAYTON. Mục đích của đạo luật này là tăng cưòng pháp luật chống lại sự sát nhập phản cạnh tranh.
425 Central Bank Ngân hàng trung ương Một cơ quan có trách nhiệm kiểm soát hệ thống ngân hàng và tiền tệ của một nước, mặc dù có chức năg khác phụ thuộc vào môi trường và cơ cấu tài chính.
426 Central Bank of Central Banks Ngân hàng trung ương của các ngân hàng trung ương. Xem BANK FOR INTERNATIONAL SETTLEMENTS và INTERNATIONAL MONETATY FUND.
427 Central business district Khu kinh doanh trung tâm. Một khu vực ở trung tâm các thành phố và đa số thị trấn lớn được sử dụng cho các hoạt động thương mại. Xem ACCESS/SPACE TRADE - OFF MODEL.
428 Central Limit Theorem. Định lý giới hạn trung tâm. Định lý nói rằng tổng (và trung bình) của một nhóm các biến ngẫu nhiên sẽ tuân theo phân phối chuẩn nếu mẫu chọn đủ lớn, không phụ thuộc vào dạng phân phối mà các biến riêng biệt có.
429 Central Place Theory Lý thuyết Vị trí Trung tâm. Xem LOCATION THEORY.
430 Central planing Kế hoạch hoá tập trung. Xem PLANNED ECONOMY.
431 Central policy Review Staff Ban xet duyệt chính sách trung ương (CPRS). Một văn phòng được thành lập ở Anh năm 1970 chịu trách nhiệm tiến hành các vấn đề chính sách kinh tế chính cho văn phòng nội các.
432 Central Statical office Cục thống kê trung ương Một cục của chính phủ Anh có trách nhiệm thu thập, tổng hợp xuất bản các số liệu thống kê do văn phòng chính phủ và các cơ quan không chính thức và bán chính thức ở Anh cung cấp.
433 Certainty equivalence Mức qui đổi về tất định. Trong những bối cảnh RỦI RO hay không chắc chắn, các biến số sẽ mang các giá trị với ít nhất 2 đặc tính:
434 Certificate of deposit Giấy chứng nhận tiền gửi. Một chứng từ do một ngân hàng phát hành chứng nhận khoản tiền gửi ở ngân hàng đó và là một lời hứa trả lại khoản tiền cho người cầm phiếu vào một ngày xác định trong tương lai.
435 CES production function hàm sản xuất có độ co giãn thay thế cố định. Xem CONSTANT ELASTICITY OF SUBTITUTION PRODUCTION FUNCTION.
436 Ceteris paribus Điều kiện khác giữ nguyên Một cụm thuật ngữ la tinh nghĩa là "mọi thứ khác không đổi". Phân tích kinh tế thường tiến hành bằng cách xem xét ảnh hưởng của một vài biến độc lập trong khi đó các yếu tố khác không đổi.
437 Chain rule Quy tắc dây chuyền. (Quy tắc hàm của hàm). Một quy tắc để xác định đạo hàm của một hàm với một biến số, trong đó hàm là hàm của một biến số.
438 Central tendency Xu hướng hướng tâm; Hướng tâm.
439 Ceilings and floors Mức trần và mức sàn; Mức đỉnh và mức đáy.
440 Causation Quan hệ nhân quả.
441 Chamberlin, Edward (1899-1967) Một nhà kinh tế người Mỹ nổi tiếng với Lý thuyết cạnh tranh độc quyền (1933). Trong lý thuyết này, ông đã phân tích tình hình thị trường giữa cạnh tranh HOÀN HẢO và ĐỘC QUYỀN độc lập với công trình ở Anh của Joaobinson. Ông cho rằng các hãng cạnh tranh với nhau vì cầu nối với sản phẩm của họ bị tác động bởi sự tồn tại của các hãng khác, nhưng mỗi hãng lại có mức độ độc quyền nào đó vì chúng có các sản phẩm riêng mình. Cạnh tranh có thể dưới dạng cạnh tranh sản phẩm, trong đó quảng cáo rất quan trọng cũng như đối với cạnh tranh bằng giá vậy. Chanberlin nhấn mạnh tính biến dị sản phẩm đối lập với sự không hoàn hảo của thị trường, bao gồm yếu tố như tên nhãn mác, chất lượng đặc biệt, mẫu, bao bì và dịch vụ bán hàng. Một trong những kết luận nổi lên từ sự phân tích của ông là cạnh tranh độc quyền có thể có đặc trưng thừa năng lực, một kết quả bị thách thức vì nó có vẻ phụ thuộc vào giả định rằng tất cả thành viên của một nhóm hoạt động dưới những điều kiện chi phí giống nhau.
442 Characteristics theory Lý thuyết về đặc tính sản phẩm. Lý thuyết này liên quan tới lý thuyết cầu tiêu dùng và công trình của K.lancaster.Ý tưởng chính là những người tiêu dùng không yêu cầu sản phẩm mà là đặc tính của sản phẩm. Xem HEDONIC PRICES.
443 Charge account Tài khoản tín dụng. Một phương tiện tín dụng người bán lẻ dành cho khách hàng.
444 Cheap money Tiền rẻ. Chỉ một giai đoạn trong đó các khoản vay sẵn có ở lãi suất thấp hay một chính sách tạo nên tình huống này.
445 Check off Trừ công đoàn phí trực tiếp. Việc chủ thuê trừ trực tiếp phí công đoàn từ lương nhân viên. Phí này sau đó được trả cho công đoàn.
446 Cheque card Thẻ séc. Thẻ do các ngân hàng cấp cho các khách hàng có TÀI KHOẢN vãng lai để đảm bảo việc thanh toán séc đựơc rút bởi các khách hàng này theo những giới hạn nhất định.
447 Cheque Séc Một loại chứng từ thường được cấp dưới dạng in sẵn bởi một ngân hàng, yêu cầu ngân hàng chuyển từ tài khoản VÃNG LAI của người rút sang người định danh được trả.
448 Chicago School Trường phái (kinh tế) Chicago. Tên để chỉ các nhà kinh tế học có chung 4 niềm tin cơ bản sau. Thứ nhât, họ tin rằng kinh tế học là (hoặc có thể là ) không giá trị theo cách tương tự như các ngành khoa học vật lý. Thứ hai, hị tin rằng lý thuyết giá cả Tân cổ điển là một lý giải chính xác về cách thức hoạt động của các hệ thống kinh tế. Thứ ba, họ tin rằng sự hoạt động của thị trường cạnh tranh, tự do là giải pháp khả dĩ nhất cho vấn đề phân bổ các nguồn lực. Cuối cùng, họ là những người trung thành vững vàng với CHỦ NGHĨA TRỌNG TIỀN. Tất cả những điều này đưa họ đến chỗ ủng hộ sự can thiệp hạn chế của chính phủ vào hệ tống kinh tế. Tên gọi này bắt nguồn từ thực tế là nhiều thành viên nổi bật của "trường phái" này (ví dụ FRIEDMAN, KNIGHT, SCHULTZ và STIGLER) đã gắn bó với trường đại học Chicago.
449 Child allowance Trợ cấp trẻ em. Trong hầu hết các hệ thống THUẾ THU NHẬP đều trợ cấp cho trẻ em ăn theo.Ý tưởng này là giảm nhẹ gánh nặng chi phí nuôi dạy con cái mà gia đình phải gánh chịu.
450 Chi-square distribution Phân phốI Kai bình phương (Phân phối khi bình phương) Một phân bố xác suất với tham số n bậc tự do của tham số. Xem CONTINGENCY TABLES.
451 Choice of technology Sự lựa chọn công nghệ. Xem TECHNOLOGY, CHOICE OF.
452 Choice variable Biến lựa chọn. Một biến trong bài toán tối ưu mà giá trị của biến được "chọn" để tối ưu hoá giá trị của HÀM MỤC TIÊU. Các biến lựa chọn thường là biến độc lập của hàm mục tiêu.
453 CIF Giá, phí bảo hiểm, cước vận chuyển , hay giá đầy đủ của hàng hoá.
454 CIO Xem AMERICAN FEDERATION OF LABOUR.
455 Circular flow of income Luồng luân chuyển thu nhập. Luồng tiền thu và chi giữa các hãng và hộ gia đình trong nước.
456 Choice of production technique Sự lựa chọn kỹ thuật sản xuất.
457 Circular flow of payments Dòng thanh toán luân chuyển.
458 Circulating capital Vốn lưu động. Xem WORRKING CAPITAL.
459 Clark, John Bates (1847-1938) Được phong giáo sư tại trường đại học Columbia năm 1895. Những ấn phẩm chính của ông bao gồm Triết lý về của cải (1885), Phân phối của cải (1899),Các yếu tố cốt yếu của thuyết kinh tế (1897), và Các vấn đề độc quyền (1904). Ông có đóng góp trong việc khám phá độc lập về nguyên lý phân tích biên và được coi là người sáng lập ra HỌC THUYẾT NĂNG SUẤT BIÊN ở Mỹ. Con đường riêng của ông tiến tới lý thuyết năng suất biên là đi từ việc khái quát hoá khái niệm của RICARDO về giá thuê. Ông đã tiến xa hơn VON THUNEN, JEVONS, MENGER và WALRAS bằng việc tuyên bố rằng phân phối thu nhập theo quy luật năng suất biên là "công bằng".
460 Classical dichotomy Thuyết lưỡng phân cổ điển Việc xác định riêng biệt và độc lập giá tương đối và tuyệt đối trong KINH TẾ HỌC CỔ ĐIỂN và TÂN CỔ ĐIỂN.(Xem NEO-CLASSICAL SYNTHESIS).
461 Classical economics Kinh tế học cổ điển Một tư tưởng kinh tế từ giữa thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX, mà phần lớn tư tưởng này nổi lên từ Anh.
462 Classical school Trường phái cổ điển Xem Classical economics.
463 Classical system of company taxation Hệ thống cổ điển về thuế công ty Xem CORPORATION TAX
464 Classical techniques Các kỹ thuật cổ điển Một cụm thuật ngữ dùng để miêu tả kỹ thuật thống kê chuẩn nhằm phân biệt chúng cụ thể với các kỹ thuật BAYES.
465 Classical and Keynesian unemployment Thất nghiệp theo lý thuyết cổ điển và theo lý thuyết Keynes
466 Classical model Mô hình cổ điển
467 Clay-clay clay-clay; Đất sét- Đất sét Một khía cạnh của HÀM SẢN XUẤT trong THUYẾT TĂNG TRƯỞNG không cho phép tỷ lệ vốn - lao động biến đổi trước hoặc sau khi thực hiện đầu tư. Cụm thuật ngữ "đất sét" dùng để chỉ vốn, do đất sét được cho là kém tính cán mỏng hơn so với "mát tít" (Xem PUTTY-CLAY and PUTTY- PUTTY).
468 Clayton Act Đạo luật Clayton Được thông qua ở Mỹ năm 1914. Mục đích của đạo luật là xác định cụ thể những vi phạm chống độc quyền nhằm làm cho đạo luật Sherman rõ ràng hơn. (Xem CELLER- KEFAUVER ACT and ROB INSON- PATMEN ATC).
469 Clean float Thả nổi tự do Khi TỶ GIÁ THẢ NỔI được biến đổi một cách tự do khỏi bất cứ ảnh hưởng can thiệp nào các CO QUAN QUẢN LÝ TIỀN TỆ. (Xem DIRTY FLOAT)
470 Clearing banks Các ngân hàng thanh toán bù trừ Ở Anh, cụm thuật ngữ này dùng để chỉ các NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI theo truyền thống điều hành và có thể tiếp cận với một PHÒNG THANH TOÁN BÙ TRỪ hay các cơ quan tương đương với mục đích thanh toán bù trừ các tờ SÉC của nhau.
471 Clearing house Phòng thanh toán bù trừ Một địa danh của London mà các NGÂN HÀNG THANH TOÁN BÙ TRỪ LONDON, NGÂN HÀNG ANH và ở Edinburgh, ngân hàng cổ phần Scotland tiến hành thanh toán bù trừ séc và các khiếu nợ khác với nhau
472 Cliometrics Sử lượng Tên môn lịch sử kinh tế "mới", sử dụng KINH TẾ LƯỢNG để nghiên cứu về các vấn đề đã được các nhà sử học đề cập
473 Closed economy Nền kinh tế đóng Khái niệm sử dụng chủ yếu trong các mô hình lý thuyết để chỉ một nền kinh tế không có quan hệ ngoại thương mà hoàn toàn tự túc và tách biệt với các tác nhân bên ngoài.
474 Closed shop Cửa hàng đóng;Công ty có tổ chức công đoàn. Theo nghĩa sử dụng ở Mỹ, cụm thuật ngữ này chỉ một thoả thuận yêu cầu các công nhân trở thành thành viên của công đoàn trước khi được một hãng thuê làm việc. Ở Anh, mặt khác, cụm thuật ngữ này thường phân biệt giữa các hình thức của hàng đóng trước khi vào làm và sau khi vào làm lại.
475 Closing prices Giá lúc đóng cửa. Được sử dụng phổ biến cùng với THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN để chỉ giá CHỨNG KHOÁN và CỔ PHIẾU ... tại thời điểm kết thúc buôn bán của một ngày.
476 Club good Hàng hoá club; Hàng hoá bán công cộng. Một dạng trung gian giữa HÀNG HOÁ CÔNG CỘNG thuần tuý và hàng hoá tư nhân (Xem CLUBS, THEORY OF)
477 Clubs, theory of Thuyết club; Thuyêt câu lạc bộ, thuyết hàng hoá bán cộng cộng. Thuyết câu lạc bộ là một phần của thuyết HÀNG HOÁ CÔNG CỘNG KHÔNG THUẦN TUÝ
478 Coase, Ronald H. (1910- ). Một nhà kinh tế học sinh tại Anh được tặng giả thưởng Nobel kinh tế học năm 1991 cho công trình chuyên đề của ông về LÝ THUYẾT VỀ HÃNG và kinh tế học về NGOẠI ỨNG. Coase, người được dạy trong một thời gian tại Trường kinh tế London, đã làm việc tại trường đại học Chicago trong hầu hết quãng đời của ông. Năm 1937 trong bài báo "Bản chất của hãn" (tạp chí Economica số IV), Ông đã nêu ra câu hỏi tại sao các hoạt động kinh tế nhất định bị phó mặc cho sự trao đổi của thị trường, còn số khác lại được tiến hành bên trong hãng. Khi thị trường và các hãng là các cách tổ chức có thể thay thế nhau, thì cái gì sẽ quyết định cách nào được sử dụng? Coase trả lời câu hỏi này bằng cách cho rằng hãng sẽ mở rộng tới một điểm tại đó chi phí tiến hành hoạt động trong hãng bằng với chi phí thực hiện qua giao dịch thị trường. Đây chính là xuất phát điểm để xem một tổ chức công nghiệp từ góc độ chi phí giao dịch, tức là kiểu tổ chức được chọn là kiểu tổ chức để làm tối đa hoá chi phí của một giao dịch kinh tế. Năm 1906, trong bài báo "Vấn đề lựa chọn xã hội", Tạp chí Pháp luật và Kinh tế học số 3, Coase lập luận cái đã trở thành ĐỊNH LÝ COASE rằng tính tối ưu Pareto vẫn có thể có khi có các ngoại ứng và không có can thiệp của nhà nước, nếu có thể thương lượng được giữa nhà sản xuất và người tiếp nhận tác động ngoại ứng QUYỀN SỞ HỮU TÀI SẢN được xác định rõ.
479 Coase's theorem Định lý Coase. Định lý này dựa trên lập luận rằng các NGOẠI ỨNG không gây ra sự phân bổ sai các nguồn lực khi không có CHI PHÍ GIAO DỊCH và khi quyền sở hữu tài sản được sở hữu rõ ràng và có hiệu lực.
480 Cobb-Douglas production function Hàm sản xuất Cobb-Douglas.
481 Cobweb theorem Định lý mạng nhện. Dạng đơn giản nhất của MÔ HÌNH ĐỘNG trong đó, cung của một hàng hoá trong năm t là một hàm của giá hàng hoá đó trong năm t-1 và trong bất kỳ giai đoạn nào thì giá cả đều được điều chỉnh để "cân đối thị trường".
482 Cochrane-Orcutt Cochrane-Orcutt Tên dùng phổ biến cho thủ tục được thiết kế để ước tính các thông số của một phương trình mà số dư của nó tuân theo TƯƠNG QUAN CHUỖI. Xem PRAIS-WINSTEN.
483 Co-determination Đồng quyết định. Sự tham gia của công nhân vào quá trình đưa ra quyết định chính sách trong các hãng.
484 Coefficient of determination Hệ số xác định (Hệ số tương quan bội số R bình phương). Một thống kê tóm tắt năng lực giải thích của một phương trình.
485 Coefficient of variation Hệ số phân tán (độ phân tán tương đối). Thường dùng để đo mức độ phân tán của các biến xung quanh giá trị trung bình của nó.
486 Coercive comparisons So sánh ép buộc. Sự so sánh giữa các mức lương của những nhóm công nhân khác nhau và được người đại diện của của các nhân viên sử dụng như là sự kiểm chứng về tăng lương. Xem COMPARABILITY.
487 Cofactor Đồng hệ số. Đồng hệ số của một phần tử trong một ma trận là ĐỊNH THỨC của ma trận mới được tạo nên bằng cách xoá hàng và cột của ma trận gốc có chứa phần tử đó.
488 Coinage Tiền đúc. Một phần của tiền trao tay gồm các đồng tiền kim loại.
489 Coincident indicator Chỉ số báo trùng hợp. Một dãy số liệu kinh tế biến động theo cùng chu kỳ kinh doanh, nghĩa là tăng lên cùng một lúc với giai đoạn tăng lên của chu kỳ kinh doanh và tụt xuống khi chu kỳ kinh doanh tụt xuốn.
490 Cointegration Đồng liên kết Đây là một phương pháp xác định mối quan hệ dài hạn giữa một nhóm các biến CHUỖI THỜI GIAN.
491 COLA Điều chỉnh theo giá sinh hoạt. Xem ESCALATORS.
492 Collateral security Vật thế chấp. Khi có nghĩa rộng, được dùng để chỉ bất cứ vật thế chấp nào (nhưng không phải đảm bảo cá nhân như bảo lãnh) mà một ngân hàng nhận khi nó cho một khách hàng vay và ngân hàng có quyền đòi trong trường hợp vỡ nợ.
493 Collective bargaining Thương lượng tập thể. Đàm phán giữa chủ và các công nhân về việc hình thành các thủ tục và luật lệ bao hàm các điều kiện về làm việc và lương. Xem NATIONAL BARGAINING, COMPANY BARGAINING và PLANT BARGAINING.
494 Collective choise Sự lựa chọn tập thể. Đôi khi được gọi là sự lựa chọn xã hội. Một quyết định do một nhóm hay những người thay mặt cho một nhóm đưa ra.
495 Collective goods Hàng hoá tập thể. Hàng hoá hay dịch vụ mang tính chất KHÔNG LOẠI TRỪ. Xem PUBLIC GOODS
496 Collective exhaustive Hoàn toàn.
497 Collinearity Cộng tuyến. Xem MULTICOLLINEARITY, LINEAR DEPENDENCE.
498 Multi-Collinearity Đa cộng tuyến.
499 Collusion Kết cấu. Thoả thuận giữa các hãng để tránh cạnh tranh phương hại lẫn nhau. Xem PRICE LEADERSHIP.
500 Collusive oligopoly Độc quyền nhóm có kết cấu. Xem COLLUSION.
501 Collusive price leadership Chỉ đạo giá kết cấu. Xem PRICE LEADERSHIP.
502 Comecon Hội đồng tương trợ kinh tế. Xem COUNCIL FOR MUTUAL ECONOMIC ASSISTANCE.
503 Command economy Nền kinh tế chỉ huy. Xem PLANNED ECONOMY.
504 Commercial banks Các ngân hàng thương mại. Một cụm thuật ngữ chung, không xác định, để chỉ những ngân hàng thường ở trong khu vực kinh tế tư nhân tiến hành kinh doanh tổng hợp chứ không chuyên doanh.
505 Commercial bill Hối phiếu thương mại. Một HỐI PHIẾU được rút để tài trợ cho các hoạt động sản xuất, buôn bán hoặc thương mại khác. Nó khác với HỐI PHIẾU BỘ TÀI CHÍNH hay hối phiếu của chính quyền địa phương vì đó là công cụ của các nghiệp vụ tài chính công cộng.
506 Commercial paper Thương phiếu Một cụm thuật ngữ chung chỉ HỐI PHIẾU THƯƠNG MẠI
507 Commercial policy Chính sách thương mại Các quy tắc được một nước áp dụng để điều hành hay quản lý chi tiêu và các hoạt động ngoại thương của mình
508 Commissions Xem COMPENSATION RULES
509 Commodity Vật phẩm; Hàng hoá Bất kỳ vật nào được sản xuất ra để phục vụ tiêu dùng hay trao đổi trên thị trường
510 Commodity bundling Bán hàng theo lô Tập quán bán hàng hay dịch vụ trọn gói.
511 Commodity Credit Corporation Công ty tín dụng hàng hoá; Công ty tín dụng vật phẩm Một công ty của Mỹ được thành lập năm 1933 nhằm tạo ra một thị trường có trật tự và ổn định hơn cho hàng hoá nông sản. (Xem PARTY PRICE SYSTEM)
512 Commodity money Tiền tệ dựa trên vật phẩm; Tiền bằng hàng hoá. Một hệ thống tiền tệ dựa trên một hàng hoá cụ thể.
513 Commodity space Không gian hàng hoá. Giới hạn giữa hai trục biểu thị lượng hàng hoá hay dịch vụ sẵn có tiềm năng để người tiêu dùng mua.
514 Commodity terms of trade Tỷ giá trao đổi hàng hoá; Tỷ giá hàng hoá. Xem TERM OF TRADE.
515 Common Agricultural Policy Chính sách nông nghiệp chung. Hệ thống chung về trợ giá và trợ cấp nông nghiệp do CỘNG ĐỒNG CHÂU ÂU áp dụng. Chính sách này nhằm khuyến khích điều kiện thị trường nông nghiệp ổn định, đảm bảo lợi ích công bằng cho nông dân, duy trì giá cả hợp lý cho người tiêu dùng và áp dụng các chính sách đã được xây dựng để tăng sản lượng và năng suất lao động trong ngành nông nghiệp của cộng đồng.
516 Common Customs Tariff Biểu thuế quan chung. Mức THUẾ QUAN ngoại bộ chung của CỘNG ĐỒNG CHÂU ÂU (EC).
517 Common external tariff Biểu thuế đối ngoại chung. Mức THUẾ QUAN do các thành viên của một liên minh thuế quan, một THỊ TRƯỜNG CHUNG hay một CỘNG ĐỒNG KINH TẾ áp dụng ở một mức được thống nhất và giống nhau đối với hàng nhập khẩu từ các nước không phải là thành viên.
518 Common facility co-operative Các hợp tác xã có thiết bị chung. Một biện pháp chính sách được xây dựng nhằm tạo điều kiện cho việc tăng cường công nghệ tiên tiến bằng cách thành lập các hợp tác xã sử dụng những trang thiết bị chung hay các công xưởng sản xuất chung để nâng cao năng suất của thợ thủ công lành nghề địa phương và ngành công nghiệp. Xem ALTERNATIVE TECHNOLOGY.
519 Common market Thị trường chung. Một khu vực thương kết hợp một số nước, trong đó tất cả đều có thể mua bán theo những điều kiện ngang nhau. Xem EUROPEAN COMMON MARKET.
520 Common stock Chứng khoán phổ thông. Một công cụ tài chính (thoả thuận tài chính) mang lại quyền sở hữu và quyền bỏ phiếu trong một công ty cho người chủ công cụ này. Xem PREFERENCE SHARES, EQUITIES.
521 Communism Chủ nghĩa cộng sản. Theo một nghĩa hẹp, đây là một giai đoạn phát triển kinh tế được cho là diễn ra khi tất cả các tầng lớp trong xã hội bị thu hút vào GIAI CẤP VÔ SẢN. Cụm thuật ngữ này, dù vậy, thường được dùng để chỉ một hệ thống kinh tế kế hoạch hoá được điều hành tại các nước thuộc HỘI ĐỒNG TƯƠNG TRỢ KINH TẾ (trước khi các cuộc cách mạng ở Đông Âu nổ ra vào cuối thập kỷ 80).
522 Community Charge Thuế cộng đồng. Một loại thuế áp dụng ở Anh cuối thập kỷ 80 thay thế cho các loại thuế khác.
523 Community indifference curve Đường bàng quan cộng đồng. Một đường dựa trên đó mỗi cá nhân trong một cộng đồng nhận được một mức thoả dụng không đổi.
524 Company Công ty. Thường để chỉ công ty CỔ PHẦN, đây là một thực thể pháp lý được thành lập để tiến hành các hoạt động công nghiệp, thương mại vốn được chia thành CỔ PHIẾU do các thành viên của công ty nắm giữ.
525 Company bargaining Đàm phán công ty. ĐÀM PHÁN TẬP THỂ giữa các đại diện của một công ty, có thể có một hoặc nhiều hơn các nhà máy trên khắp đất nước và những người đại diện cho công nhân viên chức, để đưa ra mức lương và điều kiện làm việc trong công ty. Xem PLANT BARGAINING.
526 Company director Giám đốc công ty. Người do các cổ đông bầu ra để tham gia cùng các giám đốc khác điều hành công ty.
527 Company saving So sánh về lương So sánh chính thức hay không chính thức do các nhóm lao động rút ra về mức lương của và của những người công nhân khác. Xem RELATIVE DEPRIVATION, COERCIVE COMPARISIONS.
528 Comparability argument Luận điểm về tính có thể so sánh. Một sự tin tưởng rằng các cá nhân làm cùng công việc và sản xuất cùng lượng sản phẩm nên được trả cùng một mức lương.
529 Comparable worth Giá trị có thể so sánh. Lương ngang nhau trả cho công việc có giá trị ngang nhau.
530 Comparative advantage Lợi thế so sánh David RIVIRDO đã khám phá ra lý thuyết về lợi thế tương đối. Đây là cơ sở của CHUYÊN MÔN HOÁ cho một bộ phận các quốc gia, các cá nhân và cho tự do thương mại. Lý thuyết hiện đại, không còn dựa vào lý thuyết về lao động của RICARDO, đã tạo lập điều kiện cần duy nhất cho khả năng thu lợi từ THƯƠNG MẠI là tỷ số giá cả phải khác nhau giữa các quốc gia. Tỷ giá hối đoái sau khi buôn bán giữa các hàng hoá mà sự xác định của nó Ricardo không thể giải thích được, đã thiết lập bởi QUY LUẬT CẦU QUA LẠI.
531 Comparative costs Chi phí so sánh. Xem COMPARATIVE ADVANTAGE.
532 Comparative dynamics Phương pháp so sánh động. Một phương pháp sử dụng trong KINH TẾ HỌC ĐỘNG với nét đặc biệt là mức độ thay đổi về giá trị của các THAM SỐ và về giá trị cân bằng của các biến là không đổi.
533 Comparative statics Phương pháp so sánh tĩnh. So sánh một vị trí CÂN BẰNG mới với vị trí cân bằng cũ sau khi có thay đổi nào đó trong các biến số mà không đổi chiều với cách đạt được vị trí mới và thường không có khía cạnh định lượng.
534 Compensated demand curves Đường cầu đã được bù. Một đường cầu trong đó HIỆU ỨNG THU NHẬP của thay đổi giá đã được loại bỏ để thu nhập thực tế dọc đường cầu không đổi.
535 Compensating variation Mức thay đổi bù đắp. Xem CONSUMER'S SURPLUS.
536 Compensation principle Nguyên lý bù đắp. Xem COMPENSATION TESTS.
537 Compensation rules Các quy tắc trả thù lao. Một công thức xác định thu nhập của cá nhân. 1)Dựa trên thời gian làm việc của cá nhân. 2)Dựa trên kết quả hoàn thành công việc của cá nhân. 3)Dựa trên cơ sở kết qủa thực hiện của một đội như trong chế độ chia lợi nhuận hay thưởng theo đội. 4)Dựa trên kết quả thực hiện so sánh của cá nhân như đối với quy tắc THÙ LAO THEO XẾP HẠNG TRONG THI ĐẤU.
538 Compensation tests Kiểm nghiệm đền bù. Những cuộc kiểm nghiệm như vậy đặt ra câu hỏi liệu những người gây thiệt hại do thay đổi nào đó có được đền bù cho thiệt hại của họ hay không trong khi vẫn để những người được lợi khấm khá hơn trước khi có thay đổi đó. Kiểm nghiệm được biết đến nhiều nhất là KIỂM NGHIỆM KALLDOR - HICHS.
539 Competition Act 1980 Đạo luật cạnh tranh 1980. Đạo luật này nhấn mạnh tầm quan trọng trong chính sách cạnh tranh của các tập quán và điều kiện kinh doanh.(Xem RESTRICTIVE TRADE PRACTICES ACT 1956, MONOPOLIES AND MERGERS ACT 1965, RESTRICTIVE TRADE PRACTICES ACT 1968, FAIR TRADING ACT 1973, COMPETITION ACT 1980 )
540 Competition and Credit Control Kiểm soát tín dụng và cạnh tranh Tên của một tài liệu tham vấn do NGÂN HÀNG ANH phát hnàh giữa năm 1971, tài liệu này tóm lược những đề xuất cho việc xem xét những thoả thuận tín dụng áp dụng đối với các NGÂN HÀNG và cơ quan tài chính khác và bắt đầu áp dụng vào cuối năm đó. Bản chất của những thay đổi này là ở chỗ chúng cho phép kết thúc việc kiểm soát về số lượng cho vay dặc biệt của các NGÂN HÀNG THANH TOÁN BÙ TRỪ và chúng áp dụng vối các ngân hàng và CÔNG TY TÀI CHÍNH theo cách thức càng lớn và càng không phân biệt càng tốt (Xem MONETARY MANAGEMENT).
541 Competitive markets Thị trường cạnh tranh Một thị trường trong đó một số lớn những người mua và bán nhỏ buôn bán một cách độc lập và do đó, không ai có thể chi phối giá cả một cách đáng kể.(Xem PERFECT COMPETITION).
542 Complements Hàng hoá bổ trợ Một hàng hoá có xu hướng được mua theo kèm với hàng hoá khác đã được mua vì nó "bổ trợ" cho hàng hoá thứ nhất
543 Complex number Số phức Các số bao gồm những phân tử TƯỞNG TƯỢNG, nghĩa là nó chứa căn bậc hai của âm một.
544 Composite commodity theorem Định lý hàng hoá đa hợp Theo J.R.HICKS (Giá trị và tư bản, Đại học Oxford,1939), định lý này nói rằng nếu có một số hàng hoá mà giá tương đối của chúng (tức là giá của hàng hoá này so với giá của hàng hoá kia) không đổi thì những hàng hoá đó có thể coi là một hàng hoá có tên "hàng hoá đa hợp"
545 Compound interest Lãi kép Trình tự mà theo đó TIỀN LÃI tương lai được trả trên mức lãi trong quá khứ (lãi mẹ đẻ lãi con).
546 Compensating differentials Các mức bù thêm tiền lương.
547 Competition policy Chính sách về cạnh tranh
548 Concave function (concavity) Hàm lõm (tính lõm). Một hàm lõm về vị trs gốc, vì vậy ĐẠO HÀM BÂC 2 của nó là âm. một hàm như vậy cũng có thể lồi từ gốc toạ độ.
549 Concentration Sự tập trung. 1).Một cụm thuật ngữ chỉ tình trạng các điều kiện cạnh tranh phổ biến trong một ngành. 2).Một khái niệm sử dụng khi nói tới PHÂN PHỐI QUY MÔ CỦA HÃNG trong một ngành của nền kinh tế, hoặc liên quan đến vị trí của ngành công nghiệp.
550 Concentration, coefficient of. Hệ số tập trung. Một số đo thống kê về mức độ hoạt động kinh tế hay một đặc tính kinh tế được tập trung về mặt địa lý, chẳng hạn trong một quốc gia. Xem LOCATION QUOTIENT, SPECIALIZATION, COFFICIENT OF.
551 Concentration ratio Tỷ lệ tập trung. Tỷ lệ phần trăm tổng quy mô công nghiệp do một vài hãng lớn trong ngành đó chiếm. Xem STANDARD INDUSTRIAL CLASSÌICATION.
552 Concerted action Hành động phối hợp. Đây là tên đặt cho một phương án của CHÍNH SÁCH THU NHẬP CỦA ĐỨC mà chính phủ, mặc dù không phải là một bên tham gia quá trình đàm phán tập thể, đặt ra những tiêu chuẩn gắn tăng tiền lương với mục đích ổn định và tăng trưởng.
553 Concertina method of tariff reduction Phương pháp điều hoà giảm thuế quan; Phương pháp giảm thuế quan hài hoà. Một quá trình giảm thuế quan, cắt giảm thuế suất cao trong khi không thay đổi thuế suất thấp, do đó chênh lệch giữa các mức thuế quan giảm đi. Xem ACROSS-THE-BOARD TARIFF CHANGES.
554 Conciliation Hoà giải Sự can thiệp vào một TRANH CHẤP VỀ LAO ĐỘNG theo yêu cầu của các bên liên quan bằng một bên thứ ba độc lập và không thiên vị nhằm hoà giải các quan điểm của hai bên. Xem MEDIATION, ARBITRATION.
555 Condorcet Criterion Tiêu chuẩn gà chọi; Tiêu chuẩn Condorcet Một hệ thống lựa chọn tập thể, trong đó phương án được lựa chọn là phương án đánh bại tất cả những phương án khác trong chuỗi các cuộc lựa chọn từng đôi một sử dụng những quy tắc đa số.
556 Confederation of British Industrial Liên đoàn công nghiệp ANH (CBI). Một tổ chức của giới chủ ở Anh thành lập năm 1965 bằng cách sát nhập 3 hiệp hội trước đây đại diện cho các lợi ích của ngành công nghiệp.
557 Confidence interval Khoảng tin cậy. Khoảng tin cậy alpha của một tham số gồm 2 con số mà ở giữa chúng ta có độ tin cậy alpha%, nghĩa là giá trị thực của tham số nằm ở đó. Xem STATISTICAL INFERENCE, INTERVAL ESTIMATION.
558 Confidence problem Vấn đề lòng tin. Một trong những vấn đề của hệ thống tiền tệ quốc tế nảy sinh khi người ta cho rằng một đồng tiền sẽ bị phá giá, vốn ngắn hạn sau đó sẽ bị rút khỏi nước đó, xuất hiện sự mất lòng tin vào đồng tiền của nước đó.
559 Congestion costs Chi phí do tắc nghẽn. Khi việc sử dụng một phương tiện hay dịch vụ đang được nhiều người dùng tăng lên, sẽ xuất hiện một chi phí (không nhất thiết bằng tiền) đối với người đang sử dụng chúng, thì phương tiện đó gọi là "tắc nghẽn".
560 Conglomerate Conglomerate; Tập đoàn; Tổ hợp doanh nghiệp Một hãng bao gồm công ty mẹ và các công ty con mà chúng không liên quan với nhau trong các hoạt động và thị trường.
561 Conjectural behavior Hành vi phỏng đoán. Xem CONJECTURAL VARIATION.
562 CONJECTURAL VARIATION Sự thay đổi theo phỏng đoán. Chỉ hành vi của hãng trong THỊ TRƯỜNG ĐỘC QUYỀN NHÓM. Xem OLIGOPOLY.
563 Consistency Tính nhất quán. Một tính chất mong muốn của các ước lượng kinh tế lượng.
564 Consolidated fund Quỹ ngân khố. Một cụm thuật ngữ khác cho NGÂN KHỐ ở Anh. Đó là một tài khoản của chính phủ bao gồm thu nhập từ thuế.
565 Consistent Thống nhất/ nhất quán.
566 Consolidated balance sheets Bảng cân đối (kế toán/tài sản) hợp nhất.
567 Consols Công trái hợp nhất. Ngày nay, thuật ngữ này để chỉ loại công trái 2,5% lãi suất.
568 Consortium bank Ngân hàng Consortium. Một kiểu ngân hàng quốc tế hình thành bằng cách tập hợp các ngân hàng vốn đang tồn tại từ các nước khác nhau. Xem LIBOR.
569 Conspicuous consumption Sự tiêu dùng nhằm thể hiện; Sự tiêu dùng nhằm khoe khoang. Xem VEBLEN.
570 Constant capital Tư bản bất biến. Theo học thuyết của C.Mác, tư bản bất biến là một phần của TƯ BẢN được thể hiện bằng phương tiên sản xuất, nguyên liệu thô và công cụ lao động. Xem VARIABLE CAPITAL.
571 Constant Elasticity of Substitution (CES) Production Function Hàm sản xuất với độ co giãn thay thế không đổi. Hàm sản xuất CES là một hàm sản xuất ĐỒNG NHẤT TUYẾN TÍNH có độ co giãn thay thế đầu vào không đổi.
572 Constant market share demand curve Đường cầu với thị phần bất biến. Mối quan hệ giữa lượng bán và giá mà hãng phải đối mặt nếu tất cả các đối thủ cạnh tranh của nó thích ứng với bất cứ sự thay đổi về giá nào do hãng này đưa ra.(Xem ELASTICITY)
573 Constant returns to scale Sinh lợi không đổi theo qui mô; Lợi tức cố định theo quy mô Xem ECONOMIES OF SCALE, RETURNS TO SCALE
574 Constrained optimization Tối ưu hoá có rằng buộc Cực đại hoá hay cực tiểu hoá một HÀM MỤC TIÊU, trong đó CÁC BIẾN LỰA CHỌN tuân theo một số RẰNG BUỘC nào đó. (Xem LINEAR PROGRAMMING).
575 Constraint Rằng buộc Thường là một mối quan hệ toán học giữa CÁC BIẾN LỰA CHỌN của một bài toán tối ưu hoá; trong đó một hàm nào đó của biến (ví dụ HÀM TUYẾN TÍNH) không bằng một hằng số.
576 Consumer Người tiêu dùng Bất cứ đơn vị kinh tế nào có nhu cầu tiêu dùng hàng hoá và dịch vụ cuối cùng.
577 Consumer credit Tín dụng tiêu dùng Một cụm thuật ngữ chung chỉ việc cho NGƯỜI TIÊU DÙNG vay để mua hàng hoá dịch vụ, nhưng thường không bao giờ gồm việc mua nhà.
578 Consumer demand theory Lý thuyết cầu tiêu dùng Lĩnh vực của môn kinh tế học xác định những lý thuyết có thể kiểm nghiệm về cách người tiêu dùng phản ứng lại với những thay đổi trong các biến như giá cả, các giá khác, thay đổi về thu nhập...
579 Consumer durable Hàng tiêu dùng lâu bền Là bất cứ hàng tiêu dùng nào có "tuổi thọ dài", do đó không được tiêu dùng ngay lập tức (như thức ăn).
580 Consumer equilibrium Cân bằng tiêu dùng Tình huống mà người tiêu dùng tối đa hoá ĐỘ THOẢ DỤNG của mình theo RÀNG BUỘC NGÂN SÁCH.
581 Consumer expenditure Chi tiêu của người tiêu dùng Xem CONSUMPTION EXPENDITURE.
582 Consumer goods and services Hàng và dịch vụ tiêu dùng HÀNG HOÁ hữu hình và vô hình được tiêu dùng theo lợi ích của bản thân để thoả mãn những nhu cầu hiện tại.
583 Consumer price index Chỉ số giá tiêu dùng Xem RETAIL PRICE INDEX
584 Consumer sovereignty Quyền tối thượng của người tiêu dùng; Chủ quyền của người tiêu dùng Ý tưởng cho rằng NGƯỜI TIÊU DÙNG là quan toà tốt nhất đối với bản thân họ.
585 Consumer's surplus Thặng dư của người tiêu dùng Được dùng phổ biến để chỉ khu vực nằm dưới đường cầu MARSHALL của một cá nhân giữa hai mức giá.
586 Consumption Sự tiêu dùng Hành động sử dụng hàng hoá và dịch vụ để thoả mãn nhu cầu hiện tại.
587 Consumption expenditure Chi tiêu tiêu dùng Tổng chi tiêu vào hàng hoá và dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu hiện tại (Xem CONSUMPTION).
588 Consumption function Hàm tiêu dùng Một đồ thị chi tiết hoá về quan hệ giữa tổng CHI TIÊU TIÊU DÙNG và THU NHẬP, nghĩa là C = C(Y).
589 Consumption tax Thuế tiêu dùng Thuế này có thể có hai dạng: một là, khi bản thân người tiêu dùng bị đánh thuế như với THUẾ CHI TIÊU và hai là, khi hàng hoá và dịch vụ người tiêu dùng mua bị đánh thuế. Trong trường hợp đầu thuế được đánh vào hãng cung cấp dịch vụ hay hàng hoá.
590 Constestable market Thị trường có thể cạnh tranh được Một THỊ TRƯỜNG trong đó có sự tự do nhập thị, sự gia nhập và rút lui không mất chi phí.
591 Contingency reserve Dự trữ phát sinh Dự trữ không phân bổ dành cho sự cố bất thường và các nhu cầu khác, nó không thể được định lượng khi xem xét các kế hoạch chi tiêu định lượng của Anh.
592 Contingency table Bảng phát sinh; Bảng sự cố Một công cụ mà theo đó mức độ liên hệ hay phụ thuộc giữa hai biến số hay hai đặc tính được đánh giá.
593 Contingent valuation Định giá (hiện tượng) phát sinh; Việc định giá bất thường Việc làm rõ giá trị tiêu dùng của hàng hoá và dịch vụ không được trao đổi trên thị trường.
594 Continuous variable Biến số liên tục Một biến số có thể lấy bất cứ giá trị nào (nghĩa là nó có thể thay đổi mà không gián đoạn) giữa những giới hạn xác định (có thể là vô hạn) (Xem DISCRETE VARIABLE).
595 Contract curve Đường hợp đồng Trong trường hợp hai người tiêu dùng trao đổi hai mặt hàng, đường này là quỹ tích các điểm tại đó TỶ LỆ THAY THẾ BIÊN giữa hai mặt hàng là như nhau đối với hai người tiêu dùng (Xem EDGEWORTH BOX).
596 Contractionary phase Giai đoạn suy giảm; Giai đoạn thu hẹp Giai đoạn của CHU KÌ KINH DOANH sau khi đạt đến điểm cao nhất và kéo dài cho đến điểm thấp nhất sau đó. Nó đánh dấu sự suy giảm của hoạt động kinh tế.
597 Convergence thesis Luận chứng hội tụ Ý tưởng cho rằng các nền kinh tế xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa đi ra khỏi các dạng "lý tưởng" tương ứng của chúng và tiến hoá theo những hình thái, suy nghĩ, thể chế và phương pháp ngày càng giống nhau.
598 Convergent cycle Chu kỳ hội tụ Xem DAMPED CYCLE.
599 Conversion Sự chuyển đổi Tập quán phát hành CHỨNG KHOÁN và CỔ PHIẾU mới để thay thế cái cũ.
600 Convertibility Khả năng chuyển đổi Một thuộc tính của một đồng tiền có thể trao đổi một cách thoải mái với một đồng tiền khác hay với vàng. (Xem EXCHANGE RATES, GOLD STANDARD, EXCHANGE RESERVES, GOLD RESERVES).
601 Convertible bond Trái khoán chuyển đổi được. Xem CONVERTIBLE SECURITY.
602 Convertible loan stock Khoản vay chuyển đổi được. Xem FINANCIAL CAPITAL.
603 Convertible security Chứng khoán chuyển đổi được. Một loại chứng khoán, tức là một khiếu nợ đối với người phát hành, có thể chuyển đổi sang các loại khác trong đó có tiền mặt.
604 Convex function (convexity) Hàm lồi (tính lồi). Một hàm lồi so với gốc toạ độ, do đó, ĐẠO HÀM bậc hai của nó là dương.
605 Cooling off period Giai đoạn lắng dịu. Một giai đoạn trì hoãn được tiến hành hợp pháp trước khi hoạt động đình công có thể bắt đầu để giảm bớt căng thẳng hay làm lắng động cảm xúc và do đó nó được cho thời gian để đánh giá hợp lý hơn về vấn đề được tranh cãi.
606 Co-ordinated wage policy Chính sách tiền lương phối hợp Sự phối hợp giữa giới chủ và công đoàn để giải quyết lần lượt những đề nghị hay yêu cầu về lương của công đoàn.
607 Core, the Giá gốc. Xem GAME THEORY.
608 Corner solution Đáp số góc. Trong bài toán tối ưu, một tình thế mà một hoặc hơn các biến LỰA CHỌN có giá trị bằng 0 tại mức TỐI ƯU.
609 Corn Laws Các bộ luật về Ngô. Các bộ luật áp dụng ở Anh từ năm 1815 và được bãi bỏ từ năm 1846 nhằm duy trì giá ngũ cốc bằng cách cấm nhập khẩu khi giá trong nước giảm xuống dưới một mức nhất định.
610 Corporate capitalism Chủ nghĩa tư bản hợp doanh; Chủ nghĩa tư bản doanh nghiệp. Một quan điểm đương thời về các nền kinh tế phát triển phương Tây, trong đó khu vực sản xuất do các công ty lớn thống trị mà đặc điểm các công ty này là sự tách rời giữa quyền sở hữu và quản lý. Xem MANAGERIAL THEORIES OF THE FIRM.
611 Corporate conscience Lương tâm hợp doanh; Lương tâm doanh nghiệp. Với sự tách rời giữa quyền sở hữu và quản lý, một số nhà phân tích lập luận rằng, các nhà quản lý của các công ty lớn đã tách khỏi "lương tâm vì cổ đông" và thay vào đó áp dụng một ý thức phổ biến về trách nhiệm đối với công chúng nói chung. Xem Corporate capitalism.
612 Corporate risk Rủi ro hợp doanh; Rủi ro công ty. Toàn bộ rủi ro liên quan tới một doanh nghiệp.
613 Corporate state Địa phận của hợp doanh; Nhà nước công ty.
614 Complementary inputs (Các loại) đầu vào bổ trợ; Nhập lượng bổ trợ.
615 Concesionary prices / rates Giá / Tỷ suất ưu đãi.
616 Constant prices Giá cố định / giá bán không đổi.
617 Constant returns to scale Sinh lợi không đổi theo quy mô.
618 Constraint (informal / formal) Hạn chế / Ràng buộc (không chính thức/ chính thức) ngoài quy định/ theo quy định.
619 Conversion factor Hệ số chuyển đổi.
620 Consumer borrowing Khoản vay cho người tiêu dùng; Vay để tiêu dùng.
621 Consumer choice Lựa chọn của người tiêu dùng.
623 Consumption bundle Bó hàng tiêu dùng; Điểm kết hợp tiêu dùng.
624 Consumption externalities Những ngoại tác tiêu dùng.
625 Corporation Hợp doanh; Công ty. Xem COMPANY.
626 Corporation tax Thuế doanh nghiệp; Thuế Công ty. Thuế đánh vào doanh thu của các công ty sau khi đã trừ đi chi phí hoạt động, LÃI SUẤT, PHẦN GIẢM THUẾ CHO ĐẦU TƯ VỐN và MỨC GIẢM VỐN.
627 Correlation Sự tương quan Mức độ mà hai biến tương quan với nhau một cách tuyến tính, hoặc là thông qua quan hệ nhân quả trực tiếp, gián tiếp hay xác suất thống kê. Xem Rank Correlation.
628 Positive correlation Tương quan đồng biến.
629 Nagative correlation Tương quan nghịch biến.
630 Correlation of returns Tương quan của lợi tức.
631 Correlogram Biểu đồ tương quan Một đồ thị biểu thị HỆ SỐ TƯƠNG QUAN giữa giá trị hiện tại của một biến và các giá trị trễ của chính nó so với độ trễ dài.
632 Correspondent banks Các ngân hàng đại lý. Một ngân hàng hoạt động như một đại lý cho một ngân hàng khác ở nơi mà ngân hàng này không có văn phòng hoặc vì lý do nào đó ngân hàng không thể tiến hành cho các nghiệp vụ của bản thân nó.
633 Corset Yêu cầu thắt chặt. Một tên lóng thông thường trên thị trường để chỉ yêu cầu phải có các khoản TIỀN GỬI ĐẶC BIỆT BỔ SUNG, được áp dụng từ năm 1973 nhằm tăng cường kiểm soát của NGÂN HÀNG ANH đối với các khoản gửi ngân hàng. Xem COMPETITION AND CREDIT CONTROL.
634 Cost Chi phí. Nói chung đây là một thước đo nững gì phải trả để có được một cái gì đó, hoặc bằng cách mua, trao đổi hay sản xuất.
635 Cost - benefit analysis Phân tích chi phí - lợi ích. Khung khái niệm để đánh giá các dự án đầu tư trong khu vực chính phủ, mặc dù nó có thể được mở rộng sang bất cứ dự án khu vực tư nhân nào.
636 Cost - effectiveness analysis Phân tích chi phí - hiệu quả Gần giống như Phân tích chi phí - lợi ích nhưng khác ở chỗ nó đòi hỏi một yêu cầu khác. Đó là, nếu xét về một mục tiêu, làm cách nào để đạt được mục tiêu đó ở mức chi phí thấp nhất.
637 Cost insurance freight Phí, bảo hiểm, cước vận chuyển, giá CIF. Xem CIF.
638 Cost minimization Tối thiểu hoá chi phí. Đối với bất kỳ mức sản lượng nào, đó là việc lựa chọn tổ hợp đầu vào để sản xuất một lượng đầu ra nhất định với mức phí thấp nhất.
639 Cost of capital Chi phí vốn. Là chi phí được tính bằng tỷ lệ phần trăm, của các nguồn VỐN khác nhau cần thiết để trả cho việc chi dùng vốn.Tất cả các nguồn vốn đều có giá và có thể tính được trực tiếp như lhoản vay nợ.
640 Cost of living Chi phí cho sinh hoạt; Giá sinh hoạt. Xem RETAIL PRICE INDEX.
641 Cost of protection Chi phí bảo hộ. Việc bảo hộ nền công nghiệp trong nước bằng thuế quan, hạn nghạch hoặc hạn chế khác thường áp đặt chi phí lên nền kinh tế được bảo hộ dưới 2 hình thức: sự phân bố sai nguồn lực và bóp méo cơ cấu tiêu dùng.
642 Cost overrun Chi phí phát sinh.
643 Cost - plus pricing Cách định giá chi phí-cộng lợi; Cách định giá dựa vào chi phí và cộng thêm lợi nhuận. Là định giá bằng cách cộng thêm một khoản lợi nhuận vào CHI PHÍ KHẢ BIẾN BÌNH QUÂN nhằm trang trải CHI PHÍ CỐ ĐỊNH và một mức lợi nhuận hợp lý nào đó.
644 Cost - push inflation Lạm phát do chi phí đẩy. Là sự gia tăng được duy trì của mức giá chung do sự gia tăng tự định của các chi phí. Xem DEMAND-FULL INFLATION, THE WAGE-WAGE SPIRAL.
645 Cost - utility analysis Phân tích chi phí - công dụng; Phân tích tận dụng chi phí. Là một phân tích CHI PHÍ - HIỆU QUẢ trong kinh tế học y tế, trong đó kết quả hay lợi ích được tính bằng Tuổi thọ đã điều chỉnh theo chất lượng hoặc một số đo phi tiền tệ chỉ phúc lợi của bệnh nhân.
646 Council of Economic Advisors (ECA). Hội đồng cố vấn kinh tế. Là cơ quan thừa hành của chính phủ Mỹ được thành lập theo LUẬT VỀ LAO ĐỘNG năm 1946. Tổ chức này hoạt động với tư cách là cố vấn cho tổng thống Mỹ.
647 Council for Mutual economic Assitance (Comecon) Hội đồng tương trợ kinh tế. Là một Hội đồng liên chính phủ được thành lập theo sự thoả thuận vào năm 1949 giữa Bungary, Tiệp Khắc, Hungary, Balan, Rumani và Liên Xô. Mục đích là tăng cường sự phát triển kinh tế và sự hội nhập của các nứơc thành viên. Hội đồng nay tan rã vào tháng 2/1991. Xem PLANNED ECONOMY, TRANSFERABLE ROUBLE.
648 Countercyclical Ngược chu kỳ. Vận động ngược chiều với một pha nào đó trong CHU KỲ KINH DOANH.
649 Countertrade Thương mại đối lưu. Là các hinh thức thương mại quốc tế, không bình thường tư những hình thức đơn giản nhưng ít gặp như HÀNG ĐỔI HÀNG cho đến các hình thức cân bằng công nghiệp phức tạp.
650 Countervailing power Lực bù đối trọng; Thế lực làm cân bằng. Thế lực làm cân bằng thường thấy khi sức mạnh thị trường của một nhóm đơn vị kinh tế hay của một hãng được cân bằng bởi sức mạnh thị trường của một nhóm các đơn vị kinh tế khác mua hoặc bán cho các nhóm kể trên.
651 Counter - vailing duty Thuế chống bảo hộ giá; thuế đánh vào hàng xuất/ nhập khẩu được trợ giá.
652 Coupon Phiếu lãi, lãi suất trái phiếu. Là một loại chứng thực dùng cho việc nhận tiền lãi đối với một chứng khoán có lãi cố định như trái phiếu thuê mà từ trái phiếu đó, phiếu lãi có thể được xé ra.
653 Coupon payments Tiền trả lãi theo năm Xem YIELD.
654 Cournot, Antoine A. (1801-1877)
655 Cournot's duopoly model Mô hình lưỡng độc quyền Cournot. Mô hình này dựa trên giả thiết hành vi cho rằng một trong hai hãng sẽ tối đa hoá lợi nhuận nếu sản lượng của đối thủ cạnh tranh vẫn giữ mức giá không đổi. Xem PROFIT MAXIMIZATION, BERTRAND'S DUOPOLY MODEL, STACKELBERG'S DUOPOLY MODEL.
656 Covariance Hiệp phương sai. Thước đo mức độ tương quan của 2 biến. Xem VARIANCE-COVARIANCE MATRIX.
657 Covariance stationary Tĩnh theo hiệp phương sai. Xem STATIONARITY.
658 Covered interest parity Mức lãi xuất qui ngang; Ngang giá lãi suất. Trong một CHẾ ĐỘ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI LINH HOẠT, đó là khi mức lãi suất ở hai nước được làm cân bằng nhờ một tỷ lệ chiết khấu hợp lý hoặc một khoản phí đối với tỷ giá hối đoái dài hạn. Xem FORWARD RATE.
659 CPRS Xem CENTRAL POLICY REVIEW STAFF.
660 Craff unions Nghiệp đoàn theo chuyên môn. Nghiệp đoàn tập hợp tất cả các công nhân có một kỹ năng hay một số kỹ năng có liên quan với nhau bất kể họ làm trong ngành nào.
661 Cramer's Rule Quy tắc Cramer's. Là phương pháp dùng để giải hệ phương trình tuyến tính đồng thời.
662 Crawling peg Chế độ neo tỷ giá hối đoái điều chỉnh dần. Là phương pháp tỷ giá hối đoái. Đây là một cụm thuật ngữ chung áp dụng cho bất kỳ một đề nghị nào có đặc trưng NGANG GIÁ - tỷ giá hối đoái chính thức do quỹ tiền tệ quốc tế đưa ra - có thể điều chỉnh theo thời gian, mức thay đổi cần thiết đó có thể phân nhỏ và kéo dà trong suốt một thời kỳ nhất định. Xem DEVALUATION.
663 Credit Tín dụng. Là một cụm thuật ngữ nghĩa rộng liên quan đến hoạt động kinh doanh hay các bản kê khai có liên quan đến việc cho vay tiền, thường là cho vay ngắn hạn. Xem BANK CREDIT, MONEY SUPPLY.
664 Credit account Tài khoản tín dụng. Xem CHARGE ACCOUNT.
665 Credit card Thẻ tín dụng. Là một thẻ do một ngân hàng, một nhóm các ngân hàng, hay một tổ chức phát hành tài chính phát hành cho khách hàng của nó mà người này có thể sử dụng TÍN DỤNG trực tiếp để chịu tiền mua hàng ở một người bán lẻ, chịu tiền ở khách sạn...
666 Credit celing Trần tín dụng. Trong CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ, một giới hạn được thông báo đối với lượng tín dụng mà các thể chế, thường là các ngân hàng mở rộng cho khách hàng trong các giai đoạn hạn chế tiền tệ.
667 Credit control Kiểm soát tín dụng. Là một cụm thuật ngữ chung chỉ một loạt các biện pháp do các tổ chức tiền tệ sử dụng để kiểm soát số lượng tiền do một nhóm hoặc do các tổ chức tài chính cho vay.
668 Credit creation Sự tạo ra tín dụng. Quá trình mà các tổ chức gửi tiền và rút tiền, các tổ chức cho vay hoạt động dựa trên TỶ LỆ DỰ TRỮ, trên cơ sở tăng các tài sản dự trữ của chúng, có thể tăng số lượng tiền mà chúng cho vay, và các khoản nợ tiền gửi tăng lên một lượng lớn hơn mức tăng của dự trữ.
669 Credit guarantee Bảo đảm tín dụng. Là loại hình bảo hiểm mà một hiệp hội bảo lãnh tín dụng đứng ra bảo hiểm khi không trả được nợ.
670 Credit multiplier Số nhân tín dụng. Nói một cách chặt chẽ, số nhân tín dụng là tỷ số giữa sự thay đổi số lượng tiền do một nhóm các tổ chức TRUNG GIAN TÀI CHÍNH gửi tiền, rút tiền cho vay đối với mức thay đổi trong tài sản dự trữ gây ra thay đổi đó.
671 Credible threat Đe doạ khả tin; Đe doạ có thể thực hiện được.
672 Creditor nation Nước chủ nợ. Một nước được coi như một đơn vị, là chủ cho vay ròng hoặc nhà đầu tư ròng vào các nước khác bằng cách đó tích luỹ số khiếu nợ đối với các nước này.
673 Creditors Các chủ nợ. Là các cá nhân hay các tổ chức cho vay tiền để được người hoặc tổ chức vay hứa trả một khoản tiền nhất định hàng năm theo LÃI SUẤT và hoàn trả GỐC vào một ngày nào đó trong tương lai.
674 Credit rationing Định mức tín dụng Là việc phân bổ tiền vay bằng các phương tiện phi giá cả trong các trường hợp vượt cầu tín dụng của các TRUNG GIAN TÀI CHÍNH. Cụm thuật ngữ này có nghĩa là tổ chức có liên quan, ví dụ như ngân hàng hoặc ngân hàng phát triển cư xá, không cố gắng làm giảm dư cầu bằng cách tăng lãi suất.
675 Credit restrictions Hạn chế tín dụng Các biện pháp do các cơ quan tiền tệ đưa ra, biện pháp này có thể là các nghiệp vụ nhằm hạn chế hoặc giảm lượng tín dụng do các ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính khác mở rộng ra (Xem COMPETITION AND CREDIT CONTROL).
676 Credit squeeze Hạn chế tín dụng Là một giai đoạn của chính sách hạn chế tín dụng (Xem MONETARY POLICY, OPEN MARKET OPERATIONS).
677 Credit transfer Chuyển khoản Là một hệ thống qua đó tiền được chuyển trực tiếp qua hệ thống ngân hàng tới một tài khoản cụ thể của người nhận (Xem CLEARING).
678 Creeping inflation Lạm phát sên bò; Lạm phát bò dần Là tình trạng lạm phát trong đó mức chung của giá cả tăng lên chậm nhưng liên tục, có thể do tăng TỔNG CẦU (Xem DEMAND-PULL INFLATION, COST-PUSH INFLATION).
679 Critical value Giá trị tới hạn Giá trị tới hạn
680 Cross elasticity of demand Độ co giãn chéo của cầu Là tỷ lệ thay đổi trong lượng cầu đối với một hàng theo thay đổi giá của một hàng hoá khác.
681 Cross-entry Nhập nghành chéo Là một khái niệm để chỉ các hãng mới nhập ngành nhưng đã được thiết lập trong các nghành sử dụng các công nghệ tương tự với công nghệ mà các hãng mới nhập thị này tiến hành.
682 Cross partial derivative Đạo hàm riêng ĐẠO HÀM của một hàm số lần thứ nhất lấy theo một BIẾN ĐỘC LẬP và sau đó lấy theo một biến khác.
683 Cross-sectional analysis Phân tích chéo Là việc phân tích một loạt các số liệu của những quan sát có liên quan xảy ra tại một thời điểm (Xem TIME SERIES).
684 Cross-section consumption function Hàm số tiêu dùng chéo Là mối quan hệ hàm số giữa tiêu thụ và thu nhập được tính chéo ở các nhóm có thu nhập khác nhau tại một thời điểm (Xem CONSUMPTION FUNCTION, LONG-RUN CONSUMPTION FUNCTION, SHORT-RUN CONSUMPTION FUNCTION).
685 Cross-subsidization Trợ cấp chéo Khi sử dụng đối với các doanh nghiệp đa sản phẩm, đó là sự trợ cấp lỗ của một mặt hàng này bằng SIÊU LỢI NHUẬN trong khi kinh doanh các mặt hàng khác.
686 Crowding hypothesis Giả thuyết chèn ép Cho rằng các hàng rào NGĂN CẢN NHẬP NGÀNH và sự thiếu hoàn chỉnh thông tin sẽ có khuynh hướng nhồi nhét một vài nhóm người, chủ yếu là phụ nữ và người da đen, vào các nghề bị hạn chế và được nhận lương thấp hơn từ các nghề nghiệp này.
687 Crowding out Lấn áp; chèn ép Việc giảm TIÊU DÙNG hay ĐẦU TƯ của tư nhân do tăng chi tiêu của chính phủ (Xem FISCAL POLICY).
688 CSO Cục thống kê trung ương Xem CENTRAL STATISTICAL OFFICE
689 Cubic Lập phương Phương trình lập phương là phương trình mà trong đó số mũ cao nhất của BIẾN ĐỘC LẬP là 3 (có nghĩa là lập phương của nó).
690 Cultural change Sự thay đổi văn hoá Một trong những phê phán về các loại hình phát triển kinh tế là nó phá huỷ nền văn hoá bản địa. Nhưng sự thay đổi công nghệ và PHÁT TRIỂN KINH TẾ có thể đạt được mà không cần tới thay đổi văn hoá cơ bản.
691 Culture of poverty hypothesis Giả thuyết về văn hoá nghèo khổ Xem FEEDBACK/ ENTRAPMENT EFFECTS
692 Cumulative causation model Mô hình nhân quả tích luỹ Một phương pháp phân tích tăng trưởng kinh tế khu vực do G.MYRDAL đưa ra. Mô hình này cho rằng các lực lượng thị trường có khuynh hướng làm tăng bất bình đẳng về kinh tế giữa các khu vực của một nền kinh tế. Nó cũng cho rằng nếu một khu vực có tỷ lệ tăng trưởng cao hơn các khu vực khác sẽ khiến cho các yếu tố sản xuất trong khu vực tăng tưởng chậm chảy sang khu vực tăng trưởng nhanh.
693 Cumulative preference shares Các cổ phiếu ưu đãi Xem FINANCIAL CAPITAL.
694 Cumulative shares Cổ phiếu được trả lợi theo tích luỹ Xem FINANCIAL CAPITAL.
695 Currency Tiền mặt, tiền tệ Theo nghĩa hẹp, thuật ngữ này chỉ một lượng tiền của một nước thực sự được trao đổi qua tay (Xem CASH).
696 Currency appreciation Sự tăng giá trị của một đồng tiền Sự tăng giá trị của một ĐỒNG TIỀN này so với giá trị đồng tiền khác, có nghĩa là tăng TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI trong điều kiện TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI THẢ NỔI. (Xem CURRENCY DEPRECIATION).
697 Currency control Kiểm soát tiền tệ Là những kiểm soát về quyền hạn của NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG hay cơ quan phát hành tiền tệ trong việc phát hành tiền (Xem CASH BASE).
698 Currency depreciation Sự sụt giảm giá trị tiền tệ Là sự giảm giá trị của một đồng tiền so với đồng tiền khác, có nghĩa là sự giảm TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI trong hệ thống TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI THẢ NỔI.
699 Currency notes Tiền giấy Về mặt lịch sử, tiền giấy là giấy bạc 1 bảng và 10 shilling do Bộ Tài chính Anh phát hành sau khi xảy ra cuộc chiến tranh vaod năm 1914 để bảo tồn số vàng trong kho và để đáp ứng nhu cầu về đồng tiền vàng hay mạ vàng của công chúng trong cơn hoảng loạn ban đầu.
700 Currency principle Nguyên lý tiền tệ Là học thuyết về tiền tệ thịnh hành giữa thế kỷ XIX do TRƯỜNG PHÁI TIỀN TỆ đề xướng, học thuyết cho rằng sự ổn định tiền tệ có được tốt nhất bằng việc kiểm soát số lượng tiền tệ, nhất là lượng tiền giấy, đang lưu thông bằng các biện pháp của các quy tắc tự động (nghĩa là không thể tuỳ ý).
701 Currency retention quota Hạn mức giữ ngoại tệ Quyền ở một số nước xuất khẩu, phần lớn là các nước XHCN, được mua lại một tỷ lệ nhất định số thu nhập NGOẠI HỐI của mình, do đó mà không bị lệ thuộc vào việc phân bổ nhập khẩu từ trung ương.
702 Curency school Trường phái tiền tệ Là một nhóm các nhà chính trị, các nhà kinh tế và các chủ ngân hàng quan tâm đến chính sách tiền tệ ở Anh nửa đầu thế kỷ XIX.
703 Currency substitution Sự thay thế tiền tệ Là hình thức thay đổi các đồng tiền có thể chuyển đổi trong các đồng tiền tệ quốc tế với mục đích sinh lợi hay tránh sự tổn thất trong việc thay đổi giá trị TIỀN TỆ.
704 Current account Tài khoản vãng lai/ tài khoản hiện hành, cán cân tài khoản vãng lai. Trong ngành Ngân hàng Anh, một tài khoản mà khách hàng rút SÉC lên tới số dư tín dụng hoặc vượt quá số dư tín dụng giới hạn THẤU CHI ĐÃ ĐƯỢC THOẢ THUẬN. Ở Mỹ, đây là tiền gửi ngân hàng linh hoạt nhất và có trong tất cả các định nghĩa về cung tiền.
705 Current assets Tài sản lưu động. Gồm 3 loại tài sản chính: 1)"Dự trữ" bao gồm các hàng hoá đã được hoàn thiện, đang được sản xuất và các nguyên vật liệu thô. 2)Khoản tiền sẽ thu được hay khoản nợ ngắn hạn. 3)Tiền mặt và đầu tư ngắn hạn.
706 Current cost accounting Hạch toán theo chi phí hiện tại. Xem INFLATION ACCOUNTING.
707 Current income Thu nhập thường xuyên. Xem PERMANENT INCOME HYPOTHESIS.
708 Current liabilities Tài sản nợ ngắn hạn. Dùng để chỉ những khoản nợ của công ty sẽ phải thanh toán trong năm sau.
709 Current profits Lợi nhuận hiện hành Là doanh số trừ đi toàn bộ CHI PHÍ CƠ HỘI thu được trong giai đoạn kế hoạch hiện tại của hãng.
710 Current and capital account Tài khoản vãng lai và tài khoản vốn.
711 Current prices Giá hiện hành (thời giá).
712 Custom and practice Tập quán và thông lệ Là những quy tắc không chính thức về vị trí làm việc chi phối việc phân công và thực hiện các nhiệm vụ.
713 Custom markets Các thị trường khách hàng. Là các thị trường trong đó giá cả không đánh giá bằng cung và cầu.
714 Custom Co-operative Council Uỷ ban hợp tác Hải quan. Một uỷ ban được thành lập năm 1950 nhằm cải thiện và làm hoà hợp các hoạt động hải quan.
715 Custom, excise and protective duties Các loại thuế hải quan, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế bảo hộ. Đây là các loại thuế áp dụng cho nhập khẩu hay việc bán các hàng hoá cụ thể. Những thủ tục đặc biệt được áp dụng cho việc nhập khẩu các hàng hoá nông nghiệp. Xem EC ARRICULTURAL LEVIES.
716 Custom union Liên minh thuế quan. Là một tổ chức gồm một số nước, trong đó hạn chế về mậu dịch giữa chúng được loại bỏ.
717 Cyclical unemployment Thất nghiệp chu kỳ. Là loại thất nghiệp do THIẾU CẦU NGẮN HẠN.
718 Cycling Chu kỳ. Xem PARADOX OF VOTING.
719 Damage cost Chi phí bồi thường thiệt hại; Chi phí bù đắp thiệt hại; Chi phí thiệt hại Là chi phí phải trả cho thiệt hại gây ra, thường là thiệt hại do ô nhiễm.
720 Damped cycle Chu kỳ (có biên độ) giảm dần; Chu kỳ tắt. Còn gọi là chu kỳ đồng quy. Một trong một loạt các biến động chu kỳ với một biên độ GIẢM DẦN theo thời gian.
721 Data Số liệu, dữ liệu. Các quan sát về độ lớn của các hiện tượng kinh tế như THU NHẬP QUỐC DÂN, THẤT NGHIỆP, MỨC GIÁ BÁN LẺ...
722 Dated securities Chứng khoán ghi ngày hoàn trả. Các chứng khoán đựoc ghi thành chứng khoán hoàn trả ngắn hạn, trung hạn và dài hạn tuỳ thuộc vào thời gian đáo hạn
723 DCF Phương pháp phân tích chiết khấu luồng tiền. Xem DISCOUNTED CASH FLOW ANALYSIS.
724 Deadweight debt Nợ "trắng". Là khoản nợ không được bảo lãnh bằng một tài sản thực nào cả, nợ này được dùng để trả cho các chi tiêu thường xuyên.
725 Deadweight - loss Khoản mất trắng; khoản tổn thất vô ích. Cụm thuật ngữ thường được sử dụng để chỉ sự mất mát thặng dư của người tiêu dùng mà người mua phải chịu chứ không phải người sản xuất.
726 Dear money Tiền đắt. LÃI SUẤT cao hơn so với giá trị trung bình vốn có của nó.
727 Debased coinage Tiền kim loại. Xem COINAGE, GRESHAM'S LAW, BAD MONEY DRIVES OUT GOOD.
728 Debentures Trái khoán công ty. Các chứng khoán NỢ có lãi suất cố định thường do một công ty phát hành và bảo lãnh bằng tài sản. Xem FINANCIAL CAPITAL.
729 Debreu Gerard (1921-) Nhà kinh tế toán học người Mỹ gốc, Pháp, người giành giải Nobel về kinh tế học năm 1983 nhờ công trình nghiên cứu về thuyết "Cân bằng tổng thể". Debreu đã xem xét chi tiết vấn đề mà SMITH và WALRAS nêu ra, cụ thể là một hệ thống thị trường phi tập trung có thể đem lại sự phối hợp mong muốn của các kế hoạch cá nhân như thếnào. Trong nghiên cứu cùng với ARROW, ông đã chứng minh được sự tồn tại của các giá cả tạo ra cân bằng, bằng cách đó khẳng định logic trong quan điểm của SMITH - WALRAS. Debreu đã trả lưòi được 2 vấn đề tiếp theo trong lĩnh vực này. Thứ nhấtt ông xác định được các điều kiện mà BÀN TAY VÔ HÌNH của NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG sẽ đảm bảo HIỆU QUẢ PHÂN PHỐI. Thứ hai, ông đã phân tích vấn đề ổn định cân bằng của một nền kinh tế thị trường để chỉ ra rằng trong các nền kinh tế lớn có nhiều tác nhân thị trường thì cân bằng thị trường có thể ổn định được. Cuốn sách chính của ông HỌC THUYẾT VỀ GIÁ TRỊ (1959) gây được tiếng vang lớn vì tính toàn thể và cách tiếp cận phân tích vấn đề. Đối với Debreu, một mô hình cân bằng tổng thể như thế có thể hoà nhập với lý thuyết phân bổ, lý thuyết về vốn và lý thuyết hành vi trong điều kiện không chắc chắn.
730 Debt Nợ. Trách nhiệm hoặc khoản tiền nợ nảy sinh do vay mượn về tài chính hay nhận các hàng hoá hoặc dịch vụ dưới dạng tín dụng tức là sẽ trả sau.
731 Debt conversion Hoán nợ; Đổi nợ. Xem CONVERSION
732 Debt finance Tài trợ bằng vay nợ. Khái niệm này có hai nghĩa riêng biệt nhưng đều liên quan đến việc vay mượn. Khái niệm này để chỉ các công ty đi vay để tài trợ cho các nghiệp vụ của mình. Các chính phủ cũng đi vay để tài trợ cho các hoạt động của mình và để điều chỉnh các hoạt động tổngt thể của nền kinh tế.
733 Debt for equity swaps Hoán chuyển nợ thành cổ phần. Kỹ thuật được đề ra để giúp các nước thuộc khối phía Đông và các nước kém phát triển giảm bớt gánh nặng nợ nần bằng cách chuyển đổi các khoản nợ của một hãng hay chính phủ thành vốn cổ phần.
734 Debt management Quản lý nợ. Cụm thuật ngữ này được sử dụng thường liên quan đến công nợ, để chỉ các hoạt động của cơ quan cho vay nợ của NGÂN HÀNG trung ương, thay mặt cho cơ quan vay nợ, để điều chỉnh quy mô và cơ cấu các khoản nợ chưa trả.
735 Debtor nation Nước mắc nợ. Nước vay ròng từ các nước khác hoặc nhận đầu tư tè các doanh nghiệp nước ngoài và do đó tăng số lượng nợ ròng và các nghĩa vụ khác đối với nước này.
736 Debt ratio Tỷ số nợ giữa vốn vay và vốn cổ phần Xem GEARING.
737 Decile Thập phân vị Là số liệu mẫu hoặc là số đo vị trí của một phân phối.
738 Decimal coinage Tiền đúc ước số mười Hệ thống tiền tệ dựa vào cơ sở số mười.
739 Decision function Hàm quyết định Đồng nghĩa với HÀM MỤC TIÊU.
740 Decision lag Độ trễ của việc ra quyết định Khoảng thời gian giữa việc nhận biết nhu cầu phải hành động để giải quyết một vấn đề kinh tế (Đặc biệt là kinh tế vĩ mô) với việc quyết định chính sách về vấn đề đó.
741 Decision rule Quy tắc ra quyết định Một tiêu chuẩn sử dụng trong việc chọn lựa, như có tiến hành một dự án hay không hoặc định giá các sản phẩm đầu ra như thế nào.
742 Decision theory Lý thuyết ra quyết định Lý thuyết liên quan đến việc hình thành các quá trình hành động thích hợp nhằm đạt được các mục tiêu trong các hoàn cảnh cụ thể có thể không ổn định.
743 Decreasing cost industry Ngành có chi phí giảm dần Một ngành mà đường cung dài hạn dốc xuống. Điều này xảy ra nếu có những yếu tố tạo hiệu quả kinh tế nằm ngoài hãng mà lại nằm trong ngành.
744 Decreasing returns Mức sinh lợi giảm dần; Lợi tức giảm dần Xem LAW OF DIMINSHING RETURNS, RETURNS TO SCALE.
745 Decreasing returns to scale Mức sinh lợi giảm dần theo qui mô; Lợi tức giảm dần theo quy mô Xem ECONOMIES OF SCALE, RETURNS TO SCALE.
746 Deferred ordinary shares Cổ phiếu thường lãi trả sau Xem FINANCIAL CAPITAL
747 Deficit Thâm hụt Tình trạng chi tiêu vượt quá thu nhập, trong một bối cảnh hiện hữu nào đó, hoặc khoản nợ vượt quá tài sản tại một thời điểm nào đó.
748 Deficit financing Tài trợ thâm hụt Khoản tài trợ cần thiết trong tình huống các khoản chi tiêu được cố ý để cho vượt quá thu nhập.
749 Deficit units Các đơn vị thâm hụt Các đơn vị kinh tế mà thu nhập trong một giai đoạn nào đó không thể đáp ứng chi tiêu trong giai đoạn đó.
750 Deflation Giảm phát Là sự giảm sút liên tục trong mức giá chung.
751 Deflationnary gap Chênh lệch gây giảm phát Tình trạng mà trong đó TỔNG CHI TIÊU thấp hơn mức chi tiêu cần phải có để tạo ra một mức THU NHẬP QUỐC DÂN có thể đảm bảo TOÀN DỤNG NHÂN CÔNG.
752 Deflator Chỉ số giảm phát Một CHỈ SỐ GIÁ CẢ rõ ràng hay hàm ý được sử dụng để phân biệt giữa những thay đổi trong giá trị bằng tiền của tổng sản phẩm quốc dân do có một thay đổi về giá và những thay đổi do một thay đổi của sản lượng vật chất.
753 Degree of homogeneity Mức độ đồng nhất Xem HOMOGENNOEUS FUNCTIONS.
754 Degree of freedom Bậc tự do (df) Số lượng các thông tin có thể thay đổi một cách độc lập với nhau.
755 Deindustrialization Phi công nghiệp hoá. Sự phát triển trong một nền kinh tế quốc dân theo hướng tăng tỷ trọng của nghành dịch vụ trong tổng sản phẩm quốc nội hoặc trong số việc làm trong các ngành dịch vụ.
756 Delors Report Báo cáo Delors. Bản báo cáo này được trình lên Hội đồng Châu Âu tại cuộc họp Madrid tháng 6/1989, đó là một phần kế hoạch LIÊN MINH TIỀN TỆ giai đoạn hiện tại trong CỘNG ĐỒNG CHÂU ÂU.
757 Demand Cầu Lượng hàng hoá hoặc dịch vụ mà một cá nhân hay một nhóm người muốn có ở mức hiện hành.
758 Demand curve Đường cầu. Một minh hoạ đồ thị về sơ đồ cầu hay hàm cầu với điều kiện đồ thị này chỉ được vẽ trong một không gian hai hoặc ba chiều, biểu hiện mối quan hệ giữa cầu và chỉ một hoặc hai biến số ảnh hưởng đến cầu, các nhân tố khác không đổi.
759 Demand deposits Tiền gửi không kỳ hạn. Xem SIGHT DEPOSITE.
760 Demand - deficient unemployment Thất nghiệp do thiếu cầu. Trường hợp trong đó tổng cầu quá thấp không đủ để tạo việc làm cho tất cả những ai muốn làm việc tại mức lương thực tế hiện hành bất kể trình độ đào tạo hoặc bố trí như thế nào đi nữa.
761 Demand for inflation Cầu đối với lạm phát. Một khái niệm cho rằng có những khoản thu lợi tiềm tàng đối với một số nhóm người nào đó nhờ các chính sách tăng lạm phát.
762 Demand function Hàm cầu Một biểu thức đại số của BIỂU ĐỒ CẦU được diễn đạt bằng các số hạng tổng quát hoặc với các giá trị bằng các con số cụ thể cho các tham số khác nhau và thường bao gồm các yếu tố ảnh hưởng đến cầu.
763 Demand for exchange Cầu ngoại tệ.
764 Demand for money Cầu tiền tệ Xem MONEY, THE DEMAND FOR.
765 Demand management Quản lý cầu. Việc kiểm soát mức tổng cầu trong một nền kinh tế thông qua việc sử dụng CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ, CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH.
766 Demand - pull inflation Lạm phát do cầu kéo. Sự gia tăng bền vững của tổng cầu dẫn đến sự gia tăng bền vững của mức giá chung.
767 Demand schedule Biểu cầu Một bảng cho thấy mức cầu đối với một laọi hàng hoá nào đó tại các mức giá khác nhau.
768 Demand shift inflation Lạm phát do dịch chuyển cầu. Một lý thuyết kết hợp các yếu tố của lạm phát cầu kéo với lạm phát chi phí đẩy, cho thấy rằng lạm phát là do thay đổi cơ cấu của tổng cầu.
769 Demography Nhân khẩu học. Nghiên cứu đặc điểm của dân số.
770 Density gradient Gradient mật độ. Tỷ lệ mà cường độ sử dụng đất thay đổi theo khoảng cách hướng kính từ trung tâm của một vùng đô thị.
771 Dependence structure Cấu trúc phụ thuộc. Các nước thế giới thứ ba là một phần của cấu trúc rộng lớn về sự phụ thuộc kinh tế, xã hội và chính trị giữa các nhóm quyền lực ở các nước tiên tiến, đặc biệt là các công ty đa quốc gia và nhóm lợi ích chủ yếu ở các nước nghèo.
772 Demonetization Quá trình phi tiền tệ hoá; giảm bớt sử dụng tiền mặt.
773 Dependency burden Gánh nặng ăn theo. Một tình huốn trong đó tỷ lệ trẻ em rất cao trong toàn bộ dân số sống phụ thuộc vào một tỷ lệ người lớn nhỏ hơn nhiều.
774 Dependent variable Biến số phụ thuộc. Một biến ở bên trái dấu bằng của một phương trình, gọi như vậy bởi vì giá trị của nó "phụ thuộc" hay được định bởi các giá trị của các BIẾN ĐỘC LẬP hay BIẾN GIẢI THÍCH bên phải.
775 Depletion allowance Ưu đãi tài nguyên Một ưu đãi về thuế cho phép người chủ sở hữu các nguồn tài nguyên thiên nhiên được trừ khỏi tổng thu nhập khoản giá trị bị suy giảm của một tài sản không tái sinh như quạng, dầu mỏ, khí đốt...
776 Deposit Tiền gửi Khoản tiền cho các định chế tài chính nào đó vay, ví dụ như các NGÂN HÀNG, NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN GIA CƯ và CÔNG TY TÀI CHÍNH, với điều kiện rút có báo trước hoặc không, hay hoàn trả sau một thời gian nhất định.
777 Deposit account Tài khoản tiền gửi Trong nghiệp vụ ngân hàng ở Anh, một kiểu tài khoản được thiết kế để thu hút các số dư ít hoạt động của khách hàng, và hoạt động như là một phương tiện tiết kiện.
778 Deposit money Tiền gửi ngân hàng. Để chỉ một bộp phận của dung lượng tiền dưới dạng tiền gửi ngân hàng.
779 Depository Institution Deregulation and Monetary Control Act of 1980 (DIDMCA) Đạo luật phi điều tiết và kiểm soát tiền đối với các định chế nhận tiền gửi năm 1980. Đạo luật này được Quốc hội Mỹ thông qua năm 1980, DIDMCA, được coi là đạo luật về thị trường tài chính và ngân hàng kể từ sau khi đạo luật về dự trữ liên bang năm 1913 và các Đạo luật ngân hàng 1933 và 1934. Đạo luật này ra đời sau tình huống gần khủng hoảng ở thập kỷ 70, khi lãi suất ở Mỹ đã làm cho các định chế tài chính tạo lập một loạt công cụ tài chính cạnh tranh và cố gắng thu hút vốn.
780 Depreciation Khấu hao; sự sụt giảm giá trị. Sự giảm giá trị tài sản nói chung phát sinh từ sự hao mòn hay hư hỏng.
781 Depression Tình trạng suy thoái. Xem Slump.
782 Deregulation Dỡ bỏ điều tiết; Xoá điều tiết; Phi điều tiết. Việc dỡ bỏ các luật và dưới luật của chính phủ trung ương hay địa phương hạn chế sự tham gia vào các hoạt động nhất định. Xem PRIVATIZATION.
783 Depletable and renewable resources Các tài nguyên không thể tái sinh và tái sinh.
784 Depreciation rate Tỷ lệ khấu hao.
785 Depressed area Khu vực trì trệ. Một vùng địa lý hay khu vực trong một nước đạt kết quả hoạt động kinh tế kém hơn một cách đáng kể so với cả nước.
786 Derivative Đạo hàm. Mức thay đổi của BIẾN PHỤ THUỘC của một hàm trên một đơn vị của thay đổi trong BIẾN ĐỘC LẬP được tính trong một khoảng vô cùng nhỏ với biến độc lập.
787 Derived demand Cầu phái sinh, cầu dẫn xuất, cầu thứ phát. Cầu đối với một yếu tố sản xuất. Diều này có ý nghĩa là cầu đó phát sinh từ nhu cầu đối với hàng hoá cuối cùng mà yếu tố đó góp phần để sản xuất ra.
788 Deseasonalization Xoá tính chất thời vụ. Quá trình loại bỏ những ảnh hưởng của mùa vụ, những hiện tượng xảy ra thường xuyên theo mùa làm méo mó xu thế nổi bật khỏi các số liệu. Xem FILTER.
789 Desired capital stock Dung lượng vốn mong muốn. Dung lượng dài hạn tối ưu.
790 Determinant Định thức (hay Del hoặc được ký hiệu |A|).
791 Detrending Khử khuynh hướng; Giảm khuynh hướng. Quá trình mà một khuynh hướng về thời gian được loại bỏ khỏi số liệu, thường bằng việc trước tiên ước tính một khuynh hướng theo thời gian và tính toán các số dư. Xem FILTER.
792 Devaluation Phá giá Giảm tỷ giá hối đoái cố định giữa một đồng tiền và các đồng tiền khác.
793 Devaluation and revaluation Phá giá và nâng giá.
794 Developing countries Các nước đang phát triển. Để miêu tả tình trạng kinh tế của các nước nghèo hơn của thế giới, được bắt đầu sử dụng trong những năm 1960 để thay thế các cụm thuật ngữ ít hoàn chỉnh hơn như "kém phát triển" hoặc "lạc hậu". Xem ADVANCED COUNTRIES.
795 Development area Vùng cần phát triển. Các vùng ở Anh có nhiều hình thức hỗ trợ của chính phủ đối với công nghiệp.
796 Development planning Hoạch định phát triển; Lập kế hoạch phát triển. Một kế hoạch với một loạt các mục tiêu nhằm phát triển tiềm năng kinh tế và xã hội của toàn bộ nền kinh tế hay một vùng nhất định.
797 Development strategy Chiến lược phát triển. Cách tiếp cận vấn đề chậm phát triển, phụ thuộc vào mô hình tăng trưởng nào được sử dụng.
798 Deviation Độ lệch. Mức chênh lệch giẵ giá trị của một biế số và TRUNG BÌNH của nó. Xem Standard deviation, Variace.
799 Standard deviation Độ lệch chuẩn.
800 Dickey fuller test Các kiểm định Dickey Fuller. Một tập hợp các kiểm định sự tồn tại của đơn vị gốc trong chuỗi thời gian.
801 Difference equation Phương trình vi phân Một phương trình trong đó giá trị hiện tại của BIẾN PHỤ THUỘC được biểu diễn dưới dạng một hàm của các giá trị trước của nó.
802 Differencing Phương pháp vi phân Phương pháp dùng để nhận diện một phương trình vi phân tĩnh.
803 Difference principle Nguyên lý bất bằng; Nguyên lý khác biệt Xem RAWLSIAN JUSTICE
804 Difference stationary process (DSP) Quá trình vi phân tĩnh.
805 Differentials Các cung bậc; Các mức chênh lệch. Xem WAGE DIFFERENTIALS.
806 Differentiated growth Tăng trưởng nhờ đa dạng hoá Một khía cạnh của tăng trưởng của hãng bằng ĐA DẠNG HOÁ, chỉ sự tăng trưởng được thúc đẩy bởi đưa ra những sản phẩm khác biệt với những sản phẩm khác và được khách hàng cũng như hãng được coi là mới.
807 Differentiation Quá trình đa dạng hoá; Phép vi phân 1) Xem PRODUCT DIFFERENTIATION. 2) Quá trình tính đạo hàm của một hàm.
808 Diffusion Quá trình truyền bá; Sự phổ biến Trong bối cảnh phổ biến kỹ thuật, cụm thuật ngữ này chỉ mức độ truyền bá các sáng chế sang các hãng.
809 Dillon Round Vòng đàm phán Dillon Tên thường dùng cho vòng dàm phán thương mại thứ năm tổ chức dưới sự bảo trợ của HIỆP ĐỊNH CHUNG VỀ THUẾ QUAN VÀ MẬU DỊCH ở GENEVA (1960-1961)
810 Diminishing marginal utility Độ thoả dụng biên giảm dần. Hiện tượng theo đó giả định rằng thoả dụng gia tăng đối với một đơn vị hàng hoá giảm khi càng nhiều hàng hoá được mua hơn.
811 Diminishing returns Mức sinh lợi giảm dần; Lợi tức giảm dần Xem LAW OF DIMINISHING RETURNS.
812 Diminishing marginal rate of substitution (Quy luật về) tỷ lệ thay thế biên giảm dần.
813 Diminishing marginal utility of wealth (Qui luật về) giá trị thoả dụng biên giảm dần của tài sản/của cải.
814 Direct costs Chi phí trực tiếp. Xem VARIABLE COSTS.
815 Direct debit Ghi nợ trực tiếp. Một hệ thống phát triển mới đây về thanh toán qua hệ thóng ngân hàng. Theo đó ngân hàng của một người giao dịch sắp nhận một khoản thanh toán sẽ đưa ra khiếu nợ cầu trực tiếp đối với ngân hàng của bên phải trả nợ để thanh toán, đến lượt mình ngân hàng của bên nợ sẽ ghi nợ vào tài khoản người trả.
816 Direct taxes Thuế trực thu. Là thuế đánh trực tiếp vào cá nhân hay hãng. Thuế này ngược với thuế gián thu.
817 Directors Ban giám đốc. Xem COMPANY DIRECTOR.
818 Director's Law Quy luật Director Một giả thuyết do Aaron Director đưa ra, cho rằng trong một hệ thống dân chủ, chính phủ có xu hướng theo đuổi những chính sách phân phối lại thu nhập từ những người khá giàu và người nghèo sang những nhóm thu nhập trung bình.
819 Dirty float Thả nổi (kiểu) bùn; Thả nổi không hoàn toàn Một loại hình TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI THẢ NỔI nhưng không được hoàn toàn tự do, bởi vì các NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG thỉnh thoảng lại can thiệp nhằm làm cho tỷ giá lệch khỏi tỷ giá của thị trường tự do.
820 Disadvantaged workers Công nhân (có vị thế) bất lợi; Những công nhân không có lợi thế. Những người công nhân mà xét về tay nghề họ đưa ra thị trường lao động hoặc các "tín hiệu" họ chuyển tới những người chủ tương lai ở tình thế tương đối bất lợi.
821 Discharges Những người bị thôi việc Tổng số người rời bỏ công việc một cách không tình nguyện trong bất kỳ một thời kỳ nào.
822 Discounted cash flow (DCF) Dòng tiền đã chiết khấu; Luồng tiền chiết khấu Một phương pháp đánh giá các dự án dựa trên ý tưởng CHIẾT KHẤU chi phí và lợi nhuận tương lai xuống giá trị hiện tại của chúng.
823 Discounted cash flow yield Lợi tức luồng tiền đã chiết khấu Xem RATE OF RETURN.
824 Discount house Hãng chiết khấu Một TRUNG GIAN TÀI CHÍNH trong thị trường tiền tệ London thu về các tài sản ngắn hạn cùng với tiền sẽ trả khi có thông báo ngắn hạn
825 Discounting Chiết khấu Quá trình áp dụng một lãi suất đối với khoản vốn.
826 Discount market Thị trường chiết khấu. Theo nghĩa hẹp là thị trường London mà tại đó HỐI PHIẾU THƯƠNG MẠI và HỐI PHIẾU BỘ TÀI CHÍNH được mua bán .
827 Discount rate Tỷ lệ chiết khấu; suất chiết khấu Tỷ lệ mà lợi nhuận hay chi phí tương lai sẽ được chiết khấu do SỞ THÍCH HIỆN TẠI HƠN TƯƠNG LAI hoặc vì sự tồn tại của LÃI SUẤT DƯƠNG.
828 Discouraged Worker Hypothesis Giả thuyết về công nhân nản lòng. Những công nhân rời bỏ thị trường lao động khi thất nghiệp tăng lên.
829 Discrete variable Biến gián đoạn Một biến chỉ nhận một số giá trị nhất định.
830 Discretionary profits Những mức lợi nhuận vượt trội Lợi nhuận vượt quá mức tối thiểu cần thiết để đạt được sự chấp nhận của các cổ đông.
831 Discretionary stabilization Sự ổn định có can thiệp Sự can thiệp trực tiếp của chính phủ thường ở dạng CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH hay CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ nhằm ổn định tăng trưởng hay mức THU NHẬP QUỐC DÂN. (Ngược lại với AUTOMATIC STABILIZERS).
832 Discriminating monopoly Độc quyền phân biệt đối xử; Độc quyền có phân biệt. Xem PRICE DISCRIMINATION.
833 Discrimination Sự phân biệt đối sử. Đối sử không công bằng đối với những thứ như nhau.
834 Discriminatory pricing Định giá có phân biệt Xem PRICE DISCRIMINATION.
835 Diseconomies of growth Tính phi kinh tế do tăng trưởng Những rằng buộc mạnh mẽ phát sinh khi tốc độ tăng trưởng cao hơn một mức nào đó và làm mất tính hiệu quả của các hoạt động của hãng.
836 Diseconomies of scale Tính phi kinh tế do quy mô. Xem ECONOMIES OF SCALE.
837 Disembodied technical progress Tiến bộ kỹ thuật ngoại tại; Tiến bộ kỹ thuật tách rời. Tiến bộ kỹ thuật đạt được mà không tốn kém tiền đầu tư, như một dạng "lộc trời cho", hoàn toàn không phụ thuộc tích luỹ vốn hay bất kỳ biến nào khác trong hệ thống kinh tế.
838 Disequilibrium Trạng thái bất cân; Trạng thái không cân bằng Một trạng thái không cân bằng.
839 Disguised unemployment Thất nghiệp trá hình. Xem HIDDEN UNEMPLOYMENT.
840 Disincentive Trở ngại Xem TAX DISINCENTIVE.
841 Disinflation Quá trình giảm lạm phát. Quá trình làm mất dần hay giảm LẠM PHÁT.
842 Disintermediation Quá trình xoá bỏ trung gian; Phi trung gian. Quá trình theo đó vốn mà từ trước đã đi từ người cung cấp cuối cùng đến người sử dụng cuối cùng thông qua TRUNG GIAN TÀI CHÍNH, đặc biệt là các ngân hàng vì các lý do liên quan đến lãi suất tương đối hay kiểm soát khả năng mở rộng các khoản tiền gửi của các ngân hàng, bây giờ đựoc tiến hành trực tiếp.
843 Disinvestment Giảm đầu tư. Việc cố ý giảm một phần DUNG LƯỢNG VỐN hay sự thất bại có dự định hoặc không dự đinh về đầu tư thay thế để trang trải khấu hao.
844 Displacement effect Hiệu ứng chuyển dời; Hiệu ứng thay đổi trạng thái. Xu hướng quan sát được về tăng chi tiêu công cộng trong suốt một cuộc chiến tranh hay cuộc khủng hoảng quốc gia khác nhưng không trở về mức ban đầu sau khủng hoảng.
845 Disposable income Thu nhập khả dùng; thu nhập khả tiêu; Thu nhập khả dụng. Thu nhập còn lại sau khi trả thuế. Xem PERSONAL INCOME.
846 Dissaving Giảm tiết kiệm. Tiêu dùng vượt thu nhập hiện tại.
847 Distance cost Phí vận chuyển. Xem TRANSFER COSTS.
848 Dirigiste Chính phủ can thiệp.
849 Discount rate Suất chiết khấu.
850 Discouraged worker / unemployment Người thất nghiệp do nản lòng.
851 Distributed lags Độ trễ có phân phối. Sự xác định về các mối quan hệ kinh tế lượng thường đòi hỏi rằng một biến giải thích không chỉ tồn tại dưới giá trị hiện tại mà còn dưới dạng một chuỗi trước đó (trễ).
852 Distributed profits Lợi nhuận được phân phối. Phần lợi nhuận ròng do hãng phân phối dưới dạng trả lãi cổ tức cho những người sở hữu vốn cổ phiếu công ty. Xem DIVIDEND PAY.
853 Distribution, theories of Các lý thuyết phân phối. Các lý thuyết liên quan đến cơ chế theo đó THU NHẬP quốc dân được phân phối giữa các cá nhân và các nhóm trong nền kinh tế.
854 Dispersion Phân tán.
855 Distortions Biến dạng
856 Distortions and market failures Các biến dạng và thất bại của thị trường.
857 Distribution (stats) Phân phối.
858 Continuous distribution Phân phối liên tục
859 Deterministic distribution Phân phối tất định
860 Discrete distribution Phân phối rời rạc
861 Normal distribution Phân phối chuẩn
862 Probability distribution Phân phối xác suất
863 Step distribution Phân phối bậc thang
864 Triangular distribution Phân phối tam giác
865 Union distribution Phân phối đều.
866 Distributional equity Công bằng trong phân phối. Sự đúng mực hay công bằng theo cách mà sản phẩm của một nền kinh tế được phân phối giữa các cá nhân.
867 Distributional wage Trọng số phân phối Một hệ số bằng số áp dụng đối với những thay đổi trong thu nhập của các cá nhân hay nhóm cá nhân và bao gồm sự BIỆN MINH PHÂN PHỐI nào đó với mục đích đánh giá hiệu quả đóng góp của một chính sách hay dự án.
868 Distribution function Chức năng phân phối. Một phần của chính sách chi tiêu và thuế của chính phủ liên quan tới điều chỉnh phân phối thu nhập hoặc của cải trong xã hội.
869 Distributive judgement Sự xem xét khía cạnh phân phối; BIỆN MINH PHÂN PHỐi. Khi các nhà kinh tế đánh giá các chính sách hay dự án, họ gặp phải những khó khăn như các chính sách ảnh hưởng không chỉ đối với tổng sản lượng của nền kinh tế mà cả cách thức sản lượng đó và lơi ích được phân phối giữa cá cá nhân.
870 Distributive justice Công bằng về khía cạnh phân phối Một khái niệm hay nguyên tắc đánh giá các phương án phân phối thu nhập hoặc của cải giữa các cá nhân. Xem Distributive judgement.
871 Disturbance term Sai số. Sai số trong một phương trình hồi quy (hay còn gọi là nhiễu ngẫu nhiên).
872 Disutility Độ bất thoả dung. Sự không thoả mãn hoặc không hài lòng do một sản phẩm hay "hàng xấu" gây ra.Xem Utility.
873 Divergent cycle Chu kỳ phân rã; Chu kỳ bùng nổ. Xem EXPLOSIVE CYCLE.
874 Divergence Phân rã; phân kỳ; Sai biệt.
875 Diversification Đa dạng hoá. Hoặc có nhiều ngành trong một khu vực hoặc có một loạt sản phẩm do một hãng bán ra.
876 Diversifier Người đầu tư đa dạng. Một nhà đâu tư giữ một phần của cải của mình dưới dạng tiền và phần còn lại là công trái hợp nhất.
877 Dividend Cổ tức. Phần trả cho cổ đông dưới dạng tiền hay cổ phiếu.
878 Dividend cover Mức bảo chứng cổ tức. Tỷ số lợi nhuận trên cổ phiếu thông thường so với tổng lợi tức trên cổ phiếu.
879 Dividend payout ratio Tỷ số trả cổ tức Phần lợi tức để thanh toán CỔ TỨC.
880 Dividend yield Lãi cổ tức. Lãi cổ tức cho thấy tỷ lệ % lợi tức mà nhà đầu tư có thể thu tại mức giá hiện hành.
881 Division of labour Phân công lao động. Quá trình phân bổ lao động cho hoạt động nào đó có năng suất cao nhất, tức là vào hoạt động sử dụng tốt nhất các kỹ năng của nó.
882 Dollar certificate of deposite Giấy chứng nhận tiền gửi đôla. Giấy chứng nhận tiền gửi (CD) ghi bằng đola và được phát hành để được phát hành để đổi lấy tiền gửi bằng đôla.
883 Domar, Evsey D. (1914-) Nhà kinh tế người Mỹ gốc Ba Lan, nổi tiếng vì công trình của ông về THUYẾT TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ. Ông nhấn mạnh rằng chi tiêu đầu tư có hai hiệu ứng, cụ thể là hiệu ứng tạo thu nhập và hiệu ứng tăng năng lực. Kinh tế học KEYNES chỉ công nhận hiệu ứng thứ nhất và Domar đưa ra khẳng định về những điều kiện cần tăng cầu và tăng năng lực để phát triển một cách cân đối. Kết quả mà ông thu được giống với những gì HARROD thu được một cách độc lập để đến ngày nay chúng được biết đến như những điều kiện của Harrod/Domar. Tác phẩm chính của ông là Các tiểu luận về thuyết tăng trưởng kinh tế (1957).
884 Domestic credit expansion Tín dụng trong nước (DCE). Một chỉ số về thay đối tiền tệ trong một nền kinh tế, do QUỸ TIỀN TỆ QUỐC TẾ đưa ra và ủng hộ trong những năm 1960, như một thước đo hiện hành đúng hơn về các tác nhân mở rộng trong hệ thống tiền tệ so với những thay đổi tính được trong dung lượng tiền.
885 Dominant firm price leadership Giá của hãng khống chế. Xem Price leadership.
886 Doolittle method Phương pháp Doolittle Một cách tiếp cận có hệ thống để giải các hệ phương trình có 4 phương trình hoặc có 4 phương trình trở lên do M.H.Doolittle đưa ra.
887 Double-coincidence of wants Sự hội tụ lặp về nhu cầu; Sự trùng hợp nhu cầu. Nếu việc mua bán được tiến hành theo PHƯƠNG PHÁP HÀNG ĐỔI HÀNG thì cần thiết phải có sự trùng hợp hai lần nhu cầu giữa hai bên tham gia trao đổi.
888 Double counting Tính hai lần; Tính lặp Việc tính một yếu tố chi phí hay lợi ích nhiều hơn một lần trong PHÂN TÍCH CHI PHÍ- LỢI ÍCH.
889 Double factorial terms of trade TỶ giá ngoại thương có tính đến giá của các yếu tố sản xuất của cả hai bên. Xem TERMS OF TRADE.
890 Double switching Chuyển đổi trở lại. Xem RESWITCHING.
891 Double taxation and double taxation relief. Đánh thuế hai lần và tránh đánh thuế hai lần. Một cá nhân hay tổ chức có thu nhập ở nước ngoài có thể phải chịu THUẾ thu nhập đó ở cả nước ngoài và nước bản địa.
892 Dow Jones index Chỉ số Dow Jones. SỐ CHỈ BÁO giá cổ phiếu trên SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN PHỐ WALL. Đó là thuật ngữ tương ứng của Mỹ cho CHỈ SỐ CỔ PHIẾU THƯỜNG CỦA THỜI BÁO TÀI CHÍNH.
893 Dual decision hypothesis Giả thuyết quyết định kép Trong những phát triển hiện đại của KINH TẾ HỌC KEYNES có lập luận cho rằng hàm cung và cầu thông thường không cho thấy những tín hiệu xác đáng về điểm cân bằng trên thị trường.
894 Dualism, theory of Lý thuyết nhị nguyên Thuyết này ban đầu do Mathus đề xướng, ông xem nền kinh tế gồm 2 khu vực chính: nông nghiệp và công nghiệp; chia nền kinh tế thành 2 khu vực và xem xét sự tác động qua lại giữa chúng được coi là làm tăng sự hiểu biết về quá trình phát triển.
895 Duality Phương pháp đối ngẫu. Phương phá dẫn xuất các hệ phương trình cầu phái sinh phù hợp với hành vi tối ưu hoá của người tiêu dùng hay sản xuất bằng cách đơn giản là vi phân hóa một hàm thay thế cho việc giải một bài toán tối ưu có ràng buộc.
896 Dual labour market hypothesis Giả thiết thị trường lao động hai cấp. Giả thuyết cho rằng thị trường lao động được phân thành 2 cấp: Cấp một và cấp hai.Những công việc có lương cao, có triển vọng về đề bạt, an toàn và trợ cấp cao, tạo thành khu vực cấp một của một nền kinh tế lưỡng cấp. Trong khu vực cấp hai, tiền lương được hình thành do cạnh tranh, công việc đủ nhiều để có thể sử dụng hết tất cả công nhân, tuy nhiên những công việc này có lương thấp, không ổn định và nói chung là không hấp dẫn. Những công nhân trong khu vực cấp hai do đó phải chịu tình trạng hữu nghiệp phiếm dụng.
897 Dollar standard Bản vị đôla
898 Domestic absorption Sự hấp thu trong nước.
899 Domestic - oriented growth Tăng trưởng hướng nội; Tăng trưởng hướng vào thị trường nội địa.
900 Domestic resources cost Chi phí tài nguyên trong nước.
901 Dummy variable Biến giả. Một biến nhị phân (có - không) được đưa ra để xem xét những dịch chuyển (dịch chuyển giả) hay thay đổi ngoại sinh của độ dốc (đọ đốc giả) trong mối quan hệ kinh tế lượng.
902 Dumping Bán phá giá. Việc bán một hàng hoá ở nước ngoài ở mức giá thấp hơn so với mức giá ở thị trường trong nước.
903 Duopoly Lưỡng độc quyền bán. Một cơ cấu thị trường chỉ có 2 hãng. Các mô hình lý giải có ý giải thích sự xác định sản lượng và giá cả trên cơ cấu thị trường này đặt cơ sở phân tích của mình lên những giả định xem xét đến việc đưa ra quyết định trong đó có sự phụ thuộc lẫn nhau được thấy rõ.
904 Duopsony Lưỡng độc quyền mua. Một thị trường chỉ có hai người mua cùng một loại sản phẩm hay dịch vụ đem trao đổi.
905 Duration of unemployment Thời gian thất nghiệp Khoảng thời gian trung bình mà một cá nhân trải qua khi đăng ký thất nghiệp.
906 Durbin h - statistic Số thống kê Durbin - h Số thống kê dự báo bài toán TƯƠNG QUAN CHUỖI hay các hệ số sai số trong phép hồi quy, bao gồm một biến nội sinh trễ hoãn trong trường hợp số thống kê Durbin - Watson-d thông dụng hơn không thể áp dụng được.
907 Durbin- Watson Số thống kê (d hoặc D.W.). Một số thống kê dự báo về bài toán TƯƠNG QUAN CHUỖI của các hệ số sai số trong phép hồi quy.
908 Dynamic economics Kinh tế học động. Phân tích liên thời gian về hệ thống kinh tế. Nền kinh tế có thể đi từ một điểm cân bằng này sang điểm cân bằng khác (tức là hai điểm CÂN BẰNG TĨNH SO SÁNH) hoặc có thể liên tục không đạt đến điểm cân bằng tĩnh nào.
909 Dynamic model Mô hình kinh tế động. Xem Dynamic economic.
910 Dynamic peg Tỷ giá hối đoái neo động. Xem EXCHANGE RATE.
911 Dynamic programming Quy hoạch động. Một tập hợp các kỹ thuật toán học để giải các loại bài toán chuỗi ra quyết định.
912 Dynamic theories of comparative advantage. Các lý thuyết động về lợi thế so sánh. Các lý thuyết mới về thương mại quốc tế, nhấn mạnh vai trò của tính rõ ràng và sự truyền bá thônh tin trong việc giải thích hình thái thương mại quốc tế và sản xuất.
913 Earmaking Dành cho mục đích riêng. Việc gắn những yếu tố cụ thể trong CHI TIÊU CÔNG CỘNG với các khoản thu nhập huy động từ một số cụ thể. Xem BENEFIT PRINCIPLE.
914 Earning Thu nhập. Cụn thuật ngữ được sử dụng theo hai cách: một để miêu tả phần lợi tức đối với nỗ lực của con người, thù lao cho đầu vào của yếu tố lao động sản xuất và nghĩa thứ hai để miêu tả thu nhập của một doanh nghiệp.
915 Earnings driff Khuynh hướng tăng thu nhập. Tăng thu nhập hàng tuần vượt mức tăng MỨC LƯƠNG đã thoả thoả thuận.
916 Earnings function Hàm thu nhập. Mối quan hệ hàm số giữa các mức thu nhập và các yếu tố quyết định chúng.
917 Easy money Tiền dễ vay. Tình trạng chung của việc vay tiền dễ dàng và rẻ trong hệ thống tài chính.
918 Easy / tight monetary or fiscal policy Chính sách tiền tệ và tài khoá lỏng/chặt; Chính sách nới lỏng / thắt chặt tiền tệ hay thu chi ngân sách.
919 EC Agricultural Livies Thuế nông nghiệp của EC Thuế do các thành viên của CỘNG ĐỒNG CHÂU ÂU (EC) đánh vào hàng nông phẩm nhập khẩu từ các nước không phải là thành viên.
920 ECGD Xem EXPORT CREDITS GUARANTEE DEPARTMENT
921 Econometric model Mô hình kinh tế lượng. Một MÔ HÌNH toán học của một nền kinh tế hay một bộ phận của một nền kinh tế mà các tham số của nó được ước tính bằng phương pháp kinh tế lượng.
922 Econometrics Môn kinh tế lượng. Một nghành của thống kê học liên quan tới kiểm nghiệm các giả thuyết kinh tế và ước tính các tham số kinh tế chủ yế thông qua phương pháp HỒI QUY BỘI SỐ, mặc dù đôi khi thông qua việc sử dụng phương pháp luận phức tạp hơn.
923 Economic base Cơ sở kinh tế. Những hoạt đông kinh tế mà sự tăng trưởng và phát triển của chúng được coi là có vai trò quyết địng đối với tăng trưởng kinh tế của một vùng hay của một thị trấn.
924 Economic base multiplier Nhân tử cơ sở kinh tế. Một dạng của NHÂN TỬ KHU VỰC ước tính ảnh hưởng của những thay đổi trong một CƠ SỞ KINH TẾ vùng đối với toàn bộ nền kinh tế của vùng.
925 Economic community Cộng đồng kinh tế. Một liên minh kinh tế giữa các nước có biểu thuế quan và chính sách thương mại chung đã dỡ bỏ các hạn chế đối với thương mại giữa các nước thành viên.
926 Economic Co-operation Administration Cơ quan Hợp tác kinh tế. Một cơ quan viện trợ kinh tế, thành lập năm 1948 do Đạo luật Trợ giúp nước ngoài của Mỹ, quản lý KẾ HOẠCH MARSHALL đối với việc phục hồi kinh tế Châu Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai.
927 Economic development Phát triển kinh tế. Quá trình cải thiện mức sônngs và sự sung túc của dân chúng của các nước đang phát triển bằng cách tăng thu nhập trên đầu người.
928 Economic development Committee Uỷ ban Phát triển kinh tế. Xem NATIONAL ECONOMIC DEVELOPMENT COUNCIL.
929 Economic development Institute Viện Phát triển kinh tế. Xem INTERNATIONAL BANK FOR RECONSTRUCTION AND DEVELOPMENT
930 Economic dynamics Động học kinh tế. Xem DYNAMIC ECONOMICS
931 Economic efficiency Hiệu quả kinh tế. Xem ALLCATIVE EFFICIENCY
932 Eclectic Keynesian Người theo thuyết Keynes chiết trung.
933 Economic cost Chi phí kinh tế.
934 Economic growth Tăng trưởng kinh tế. Thường để chỉ mức tăng sản lượng thực tế của SẢN PHẨM QUỐC DÂN RÒNG, mặc dù thước đo này sẽ nhạy cảm với cách tính sản phẩm quốc dân. Xem GROWTH THEORY
935 Economic good Hàng hoá kinh tế. Một mặt hàng khan hiếm và mặt hàng mà người ta sẽ lựa chọn nhiều hơn nếu có thể. Xem FREE GOOD.
936 Economic imperialism Đế quốc kinh tế. Xem IMPERIALISM
937 Economic liberialism Chủ nghĩa tự do kinh tế. Học thuyết ủng hộ khả năng sử dụng nhiều nhất các thị trường và các tác nhân cạnh tranh để điều phối hoạt động kinh tế.
938 Economic man Con người kinh tế. Tên đặt cho "vật đựoc được sáng tạo" trong kinh tế học, bằng cách đó, các cá nhân được giả định là cư sử như thể họ tối đa hoá độ thoả dụng, chịu chi phối bởi những ràng buộc, trong đó hiển nhiên nhất là thu nhập.
939 Economic planning Hoạch định kinh tế. Sự phối hợp một các có tổ chức các hoạt động kinh tế.
940 Economic policy Chính sách kinh tế. Sự điều hành của nhà nước đối với nền kinh tế của một quốc gia.
941 Economic price Giá kinh tế.
942 Economic profit Lợi nhuận kinh tế.
943 Economic rent Tiền thuê kinh tế, tô kinh tế, Đặc lợi kinh tế. Khoản tri trả cho một yếu tố sản xuất vượt mức cần thiết để giữ yếu tố đó ở mức sử dụng hiện tại.
944 Economic rate of return Tỷ suất lợi nhuận kinh tế.
945 Economics Kinh tế học. Một ngành nghiên cứu về cách thức con người tự tổ chức để giải quyết vấn đề cơ bản về sự khan hiếm.
946 Economic surplus Thặng dư kinh tế. Chênh lệc giữa sản lượng của một nền kinh tế và chi phí cần thiết để sản xuất ra sản lượng đó, mà chi phí cần thiết là TIỀN CÔNG, KHẤU HAO VỐN, chi phí nguyên vật liệu.
947 Economies of scale Tính kinh tế nhờ qui mô; Lợi thế kinh tế nhờ quy mô. Giảm chi phí trung bình của một sản phẩm xét trong dài hạn nhờ tăng sản lượng.
948 Economic theory of polities Lý thuyết chính trị dựa trên kinh tế. Một mô hình về hành vi chính trị giả định rằng là cử tri là những người tối đa hoá ĐỘ THOẢ DỤNG và các đảng phái chính trị là những TỔ CHỨC TỐI ĐA HOÁ PHIẾU BẦU.
949 Economic union Cộng đồng kinh tế. Xem ECONOMIC COMMUNITY
950 Economic welfare Phúc lợi kinh tế. Phần phúc lợi của con người xuất phts từ việc tiêu dùng hàng hoá và dịch vụ.
951 Economies of learning Tính kinh tế nhờ học hành; Lợi ích kinh tế do học tập Xem LEARNING
952 Economy of high wages Nền kinh tế có tiền công cao. Một nhận định rằng, tiền công cao sẽ dẫn đến năng suất cao; tiền công và sản phẩm lao động biên được coi là có liên hệ thuận với nhau.
953 ECSC Xem EUROPEAN COAL AND STEEL COMMUNITY
954 ECU Xem EUROPEAN MONETARY SYSTEM
955 Edgeworth, Francis Ysidro (1845-1926). Giáo sư kinh tế chính trị học ở trường đại hcọ Oxford 1891-1922 và là người theo chủ nghĩa vị lợi, là người phát minh ra công cụ về đường bàng quan và đường hợp đông mà sử dụng trong thuyết hàng đổi hàng. Ông cũng nổi tiếng với công trình về các phương pháp thống kê và đặc biệt là quy luật chung của sai số, chỉ số và hàm số. Ông đã mở rộng QUY LUẬT LỢI TỨC GIẢM DẦN từ nông nghiệp sang chế tạo như một nguyên lý chung.
956 EEC Xem EUROPEAN ECONOMIC COMMUNITY
957 Effective demand Cầu hữu hiệu. Tổng cầu đối với hàng hoá và dịch vụ được hỗ trợ bởi các nguồn lực để mua chúng. Xem DUAL DECISION HYPOTHESIS.
958 Effective Hiệu dụng, hiệu quả.
959 Effective rate of protection Tỷ lệ bảo hộ hữu dụng; Thuế bảo hộ hữu hiệu. Được định nghĩa là phần giá trị gia tăng, do cơ cấu thuế quan mang lại, là một phần giá trị gia tăng của thương mại tự do.
960 Effective rate of tax Mức thuế hữu dụng; Thuế suất hộ hữu hiệu. Xem AVERAGE RATE OF TAX
961 Effective protection Bảo hộ hữu dụng; Bảo hộ hữu hiệu.
962 Effective rate of return Suất sinh lợi hiệu dụng.
963 Efficiency Tính hiệu quả; Tính hiệu dụng.
964 Efficiency coefficient of investment Hệ số hiệu qủa đầu tư. Một cụm thuật ngữ được các nhà kinh tế Đông ÂU sử dụng để chỉ TỶ SỐ SẢN LƯỢNG/ VỐN GIA TĂNG.
965 Efficiency earnings Thu nhập hiệu quả. Thu nhập trên một ĐƠN VỊ HIỆU QUẢ. Khi các nhà kinh tế học nói về khuynh hướng cạnh tranh để cân bằng thu nhập trên cùng một THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG TRONG NƯỚC nghĩa là họ muốn nói đến thu nhập hiệu qủa.
966 Efficiency units Đơn vị hiệu quả. Một phương pháp đo lường lực lượng lao động thông qua đầu vào dịch vụ lao động được sử dụng.
967 Efficiency wages Tiền công hiệu quả; tiền lương hiệu dụng/ hiệu quả.
968 Efficiency wage theory Lý thuyết tiền công hiệu quả. Theo học thuyết này, SẢN PHẨM BIÊN của người lao động và tiền công mà họ được trả có liên quan với nhau.
969 Efficient asset market Thị trường tài sản có hiệu dụng/ hiệu quả.
970 Efficient market hypothesis Giả thuyết về thị trường có hiệu quả. Một quan điểm cho rằng giá cổ phiếu trên thị trương chứng khoán là những ước tính tốt nhất về giá trị thực của cổ phiếu vì thị trường chứng khoán có cơ chế định giá tốt nhất.
971 Efficient resource allocation Sự phân bổ nguồn lực có hiệu quả
972 Effort aversion Ngán nỗ lực; Không thích nỗ lực. Một khái niệm chính thức dùng để biểu thị giả định rằng sự nỗ lực là một biến số có tác động âm trong HÀM THOẢ DỤNG của các cá nhân, tức là sự nỗ lực tạo ra trong sự PHI THOẢ DỤNG BIÊN.
973 EFTA Xem EUROPEAN FREE TRADE ASSOCIATION
974 EIB Xem EUROPEAN INVESTMENT BANK.
975 Elastic and unit elastic demand Nhu cầu co giãn và co giãn một đơn vị.
976 Inelastic and unit elastic demand
977 Elasticity Độ co giãn Một thước đo tỷ lệ phần trăm thay đổi của một biến số đối với một tỷ lệ % thay đổi của một biến số khác. Xem PRICE ELASTICITY OF DEMAND.
978 Elasticity of demand Độ co giãn của cầu. Thường dùng để chỉ ĐỘ CO GIÃN CỦA CẦU THEO GIÁ, nhưng cần phải xác định rõ độ ca giãn của cầu nào đang được đề cập đến.
979 Elasticity of input substitution Độ co giãn của sự thay thế đầu vào. Một thước đo sự phản ứng của sự kết hợp lao động TỐI ƯU đối với thay đổi giá tương đối của hai đầu vào này (hoặc để chỉ hai yếu tố đầu vào bất kỳ).
980 Eligible asset ratio Tỷ số tài sản dự trữ. Xem RESERVE ASSET RATIO.
981 Eligible paper Giấy tờ đủ tiêu chuẩn chiết khấu. Các TÀI SẢN tài chính mà NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG sẵn sàng mua (tái chiết khấu) hay chấp nhận làm vật thế chấp cho các khoản vay, trong một số trường hợp đặc biệt, và thường là khi giao dịch với các cơ quan đã đựoc định rõ.
982 Elitist good Hàng xa xỉ Xem Luxury
983 EMA Xem EUROPEAN MONETARY AGREEMENT
984 Embodied technical progress Tiến bộ kỹ thuật nội hàm; Tiến bộ hàm chứa kỹ thuật. Tiến bộ kỹ thuật mà không thể có được nếu không hàm chứa nguồn vốn mới.
985 Emoluments Khoản thù lao; Thù lao ngoài lương chính Được định nghĩa là một phần tiền lương của ban quản lý và các lợi ích PHI TIỀN TỆ mà lợi ích này không phải là một phần giá cung cấp của doanh nghiệp (lương chính ).
986 Endogeneous consumption Tiêu dùng nội sinh.
987 Employee Stock Ownership plan (ESOP) Kế hoạch Sở hữu cổ phần cho người làm. Một kế hoạch cho phép các nhân viên trong các hãng của Mỹ được hưởng lợi nhuân và sự tăng trưởng của doanh nghiệp bằng cách sở hữu các cổ phần trong cổ phần chung của công ty.
988 Employment Act of 1946 Đạo luật Việc làm năm 1946 Tiết một của đạo luật này quy định rằng, trong quyền hạn của mình, chính phủ liên bang Mỹ làm mọi việc để tạo ra và duy trì cơ hội về việc làm, tăng trưởng bền vững và sức mua ổn định cho đồng tiền của Mỹ.
989 Employment Service Dịch vụ việc làm. Các văn phong nhà nước hay tư nhân cố gắng sắp xếp những người xin việc vào các chỗ trống hiện có.
990 Employment subsidies Trợ cấp việc làm. Xem JOB CREATION
991 EMS Xem EUROPEAN MONETARY SYSTEM
992 Encompassing test Phép kiểm nghiệm vây; Phép kiểm nghiệm vòng biên. Phép kiểm nghiệm không tập trung này dựa trên nguyên tắc cho rằng một mô hình nên có các đặc điểm nổi bật của các mô hình khác nhau và có thể là các mô hình đôí nghịch.
993 Endogenous income hypothesis Giả thiết thu nhập nội sinh Một giả thiết cho rằng độ thoả dụng là một hàm của chi tiêu TIÊU DÙNG và CỦA CẢI.
994 Endogenous money supply Cung tiền tệ nội sinh. Theo quan điểm này, mức cung tiền được quyết định bởi các tác nhân bên trong nền kinh tế, chẳng hạn như lãi suất và mức độ hoạt động kinh doanh.
995 Endogenous variable Biến nội sinh. Một biến số mà giá trị của nó được xác định trong khuôn khổ của một mô hình kinh tế hay kinh tế lượng.
996 Endowment effect Hiệu ứng hàng đã có. Các cá nhân đòi hỏi nhiều hơn để có thể lôi kéo họ từ bỏ một hàng hoá mà họ đã có so với số tiền mà họ sẵn lòng trả để có được hàng hóa tương tự.
997 Energy intensity Cường độ sử dụng năng lượng. Một chỉ báo về tính hiệu quả trong việc sử dụng năng lượng cơ bản trong sản xuất một đơn vị tổng sản phẩm quốc nội.
998 Enfranchisement of the nomenklatura Đặc quyền của giới chức. Một cách tiếp cận không chính thức và không rõ ràng đối với quá trình TƯ NHÂN HOÁ nhanh chóng tài sản nhà nước ở các nước xã hội chủ nghĩa trước đây (và một vài nước khác), qua đó các nhà hoạt động đảng phái trước đây và quan chức nhà nước có thể mua tài sản nhà nước với giá thấp hơn giá thị trường. Thuật ngữ nomenklatura chỉ những người được lựa chọn vào các chức vụ cao, nhưng không phải do công trạng mà do sự phán quyết của đảng cầm quyền.
999 Engagements Tuyển dụng (hay thuê mới). Tổng số người tham gia đội ngũ có việc là trong bất cứ thời kỳ nào.
1000 Engel curve Đường Engel. Một đường biểu thị mối quan hệ giữa thu nhập và tiêu dùng của một cá nhân về một hàng hoá cụ thể.
1001 Engel's Law Quy luật của Engel. Một "quy luật" tiêu dùng thực nghiệm do Ernst Engel đề xướng.Ý tưởng ở đây là phần thu nhập quốc gia được chi tiêu cho lương thực là một chỉ số tốt về phúc lợi của quốc gia đó.
1002 Engineering method Phương pháp kỹ thuật. Một phương pháp được dùng trong PHÂN TÍCH CHI PHÍ THÔNG KÊ, trong đó những ước tính của người kỹ sư về mối liên hệ đầu vào- đầu ra là cơ sở để tính toán chi phí sản xuất tối thiểu tại các mức sản lượng khác nhau.
1003 Entitlement principle Nguyên tắc được quyền. Một nguyên tắc về sự công bằng trong phân phối cho rằng, các cá nhân được coi là "có quyền" đối với những vật sở hữu chừng nào sở hữu đó có được nhờ, do trao đổi tự nguyện hay do quà biếu.
1004 Entrepreneur Chủ doanh nghiệp. Một nhân tố tổ chức trong một quá trình sản xuất. Chủ doanh nghiệp chịu trách nhiệm về các quyết định kinh tế như sản xuất cái gì, sản xuất bao nhiêu và phương pháp sản xuất nào được áp dụng.
1005 Entrepreneurial supply price Giá cung ứng của doanh nghiệp. Lợi tức vừa đủ để giữ một người điều hành với một số phẩm chất nào đó ở lại với công việc hiện tại của người đó.
1006 Entrepreneurship Khả năng, sự làm chủ của doanh nghiệp. Xem Entrepreneur.
1007 Entry barriers Rào cản nhập nghành. Xem BARRIERS TO ENTRY.
1008 Entry and exit Nhập nghành và xuất ngành.
1009 Entry forestalling price Giá ngăn chặn nhập ngành. Xem LIMIT PRICING.
1010 Entry preventing price Giá ngăn chặn nhập ngành. Giá mà các hãng đã thiết lập trong một ngành định ra ở mức không sợ những doanh nghiệp mơí nhập ngành.
1011 Environmental conditions Những điều kiện môi trường. Mặc dù trình độ hiểu biết khoa học và kỹ thuật của thế giới đang gia tăng, vẫn còn chênh lệch lớn về kiến thức này, đặc biệt liên quan đến điều kiện môi trường ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN.
1012 Environmental determinism Quyết định luận do môi trường. Giả thuyết cho rằng môi trường vật chất là yếu tố chính quyết định tới trình độ phát triển kinh tế của một quốc gia.
1013 Environmental impact analysis Phân tích tác động môi trường. Một phân tích tìm cách xác định rõ ràng những ảnh hưởng lên toàn bộ môi trường của một dự án đầu tư.
1014 EPU Xem EUROPEAN PAYMENTS UNION.
1015 Equal advantage Lợi thế bình đẳng, Lợi thế ngang bằng. Xem COMPARATIVE ADVANTAGE.
1016 Equal Employment Opportunity Act of 1972 Đạo luật về cơ hội việc làm /bình đẳng/ngang bằng năm 1972. Một đạo luật mở rộng vi phạm của mục VII của Đạo luật Quyền dân sự của Mỹ năm 1964 sang các chính quyền tiểu bang và địa phương và cho phép Uỷ ban cơ hội việc làm ngang nhau lập hồ sơ kiện tụng cho bản thân họ.
1017 Equal Employment Opportunity Commision Uỷ ban Cơ hội việc làm bình đẳng/ngang bằng. Một uỷ ban được thành lập để giải quyết những khiếu nại bắt nguồn từ sự thông qua Đạo luật Quyền dân sự của Mỹ năm 1964. Đạo luật này nghiêm cấm hành động phân biệt đối xử của các ông chủ.
1018 Equalization grants Các khoản trợ cấp để cân bằng. Các quỹ do một chính phủ cấp cho các chính quyền địa phương với mục đích giảm mức độ không cân bằng trong thu nhập hay doanh thu do chính quyền địa phương thu được.
1019 Equalizing differences, the theory of Lhuyết cân bằng chênh lệch Xem NET ADVANTAGES.
1020 Equal pay Trả lương ngang nhau; trả lương bình đẳng. Sự công bằng giữa các giới về điều khoản và điều kiện việc làm: một khái niệm về trả lương ngang nhau cho công việc có giá trị ngang nhau, mặc dù định nghĩa về "trả lương" và "công việc ngang nhau" không giống nhau giữa các nước.
1021 Equal sacrifice theories Lý thuyết hy sinh ngang nhau; lý thuyết hy sinh bình đẳng. Sự hy sinh cùng ĐỘ THOẢ DỤNG của những người trả thuế.
1022 Equation of exchange Phương trình trao đổi. Xem QUANTITY THEORY OF MONEY.
1023 Equilibrium Cân bằng Một cụm thuật ngữ mượn từ môn vật lý để miêu tả tình huống, trong đó các tác nhân kinh tế hay tổng tác nhân kinh tế như thị trường, không có động lực gì để thay đổi hành vi kinh tế của mình.
1024 Equilibrium error Sai số cân bằng Khi một nhóm các biến số được liên kết với nhau trong một mô hình HỒI QUY là đồng liên kết (xem COINTEGRATION) thì thành phần nhiễu được gọi là sai số cân bằng.
1025 Equilibrium level of national income Mức cân bằng của thu nhập quốc gia Mức cân bằng của THU NHẬP QUỐC GIA không biểu hiện các xu hướng thay đổi.
1026 Equilibrium price Giá cân bằng Giá tại đó THỊ TRƯỜNG ở trạng thái CÂN BẰNG.
1027 Equilibrium rate of inflation Tỷ lệ lạm phát cân bằng. Tỷ lệ LẠM PHÁT được hoàn toàn dự báo trước. TỶ lệ lạm phát giá cả mà tại đó các kỳ vọng có thể trở thành hiện thực.
1028 Equities Cổ phần Còn được gọi là cổ phiếu thường, là những cổ phiếu ở dạng vốn phát hành của một công ty.
1029 Equity Công bằng Công lý hay lẽ phải.
1030 Equity capital Vốn cổ phần Xem EQUYTIES.
1031 Equivalance scale Thang/hệ số/ tỷ lệ/qui mô qui đổi mức sống tương đương; Quy mô tương đương. Một hệ số hoặc một "quyền số" được dùng để đánh giá mức thu nhập hoặc tiêu dùng mà các gia đình bắt buộc phải có trong các hoàn cảnh khác nhau để đạt được một "mức sống" nhất định.
1032 Equivalent commodity scale Thang/hệ số/ tỷ lệ/qui mô qui đổi hàng hoá tiêu dùng tương đương. Một hệ số biểu thị bằng số áp dụng cho mức tiêu dùng các hàng hoá nhất định của các giá đình trong các hoàn cảnh khác nhau để chỉ ra mức tiêu dùng mà mỗi gia đình cần có để đạt được mức sống nhất định.
1033 Equivalent income scale Thang/hệ số/ tỷ lệ/qui mô qui đổi thu nhập tương đương Một hệ số bằng số áp dụng đối với mức thu nhập của các gia đình cần có để đạt tới mức sống nhất định.
1034 Equivalent variation Mức biến động tương đương Xem CONSUMER'S SURPLUS.
1035 ERM Xem EXCHANGE RATE MECHANISM.
1036 Error correction models (ECMs) Các mô hình hiệu chỉnh sai số; Các mô hình sửa chữa sai số. Trong phân tích và hồi quy một ECMs kết hợp các sự tác động qua lại ngắn hạn và dài hạn giữa các biến số,
1037 Error learning process Quá trình nhận biết sai số. Xem ADAPTIVE EXPECTATIONS.
1038 Errors variables Sai số trong biến số (hay sai số trong các phép đo). Một bài toán kinh tế lượng, theo đó các biến giải thích trong phân tích HỒI QUY được đo một cách không hoàn hảo do giá trị thực tế của chúng không thể quan sát được, hay do sự không chính xác khi ghi chép.
1039 Escalators Điều khoản di động giá. Các điều khoản về phí sinh hoạt trong các ghi thoả thuận thương lượng tập thể. Các điều khoản là một cơ chế điều chỉnh định kỳ mức lương dựa trên những biến động của một chỉ số giá cả nhất định.
1040 Estate duty Thuế di sản (thuế tài sản thừa kế). Dạng chủ yếu của thuế của cải ở Anh trước khi nó được thay thế bằng thuế CHUYỂN GIAO VỐN năm 1974. Thuế này được dánh giá theo suất luỹ tiến vào các tài sản của người chủ khi người này qua đời. Thuế luỹ tiến được áp dụng cho toàn bộ tài sản chứ không chỉ cho lượng gia tăng của cải.
1041 Estate economy Nền kinh tế đồn điền. Thuật ngữ nói về một khu vực hay toàn bộ nền kinh tế ở một nước chậm phát triển được sử dụng để sản xuất đại quy mô lớn nông sản xuất khẩu, thường do các thế lực nước ngoài sở hữu hoặc quản lý; nền kinh tế này rất phổ biến trong thời kỳ thuộc địa.
1042 Estimation Sự ước lượng. Sự xác định mang tính định lượng các tham số trong các mô hình kinh tế thông qua các số liệu thông kê.
1043 Estimator Phương thức ước lượng; Ước lượng. Một công thức hay một quy trình ước lượng các con số thống kê (chẳng hạn như TRUNG BÌNH hay PHƯƠNG SAI của một biến số) hoặc các tham số của một phương trình nhân được từ số liệu.
1044 EUA Xem EUROPEAN UNIT OF ACCOUNT
1045 Euler's theorem Định lý Euler
1046 Eurocurrency market Thị trường tiền tệ Châu ÂU. Một thị trường quốc tế ở nước ngoài của các đồng tiền của các nước công nghiệp lớn (phương Tây).
1047 Eurodollars Đola Châu Âu. Xem EUROCURRENCY MARKET.
1048 European Agricultural Guidance and Guaranted Fund Quỹ Bảo đảm và Hướng dãn Nông nghiệp Châu Âu. Một quỹ đặc biệt của CỘNG ĐỒNG CHÂU ÂU được thành lập năm 1962 nhằm tài trợ vốn cho chính sách nông nghiệp chung của cộng đồng.
1049 European Bank for Reconstruction and Development Ngân hàng tái thiết và Phát triển Châu ÂU. Được thành lập năm 1991 với số vốn 10 tỷ đơn vị tiền tệ Châu Âu nhằm thúc đẩy sự phát triển ở các nước thuộc khối Đông Âu.
1050 European Coal and Steel Community Cộng đồng Than và thép Châu Âu. Tổ chức thực hiện và quản lý THỊ TRƯỜNG CHUNG về than & thép giữa 6 nước thành viên sáng lập của CỘNG ĐỒNG CHÂU ÂU.
1051 European Community Budget Ngân sách Cộng đồng Châu Âu. Một ngân sách do các nước thành viên của cộng đồng Châu Âu đóng góp nhằm tài trợ cho các hoạt động của cộng đồng. Các khoản đóng góp từ các thành viên ở dạng 90% là doanh thu từ thuế NÔNG NGHIỆP và BIỂU THUẾ QUAN CHUNG và dưới 1% doanh thu từ thuế GIÁ TRỊ GIA TĂNG được tính cho mực đích làm hài hoà thuế giữa các nước thành viên.
1052 European Commom Market Thị trường chung Châu Âu. Xem European Economic Community.
1053 European Community Cộng đồng Châu Âu. Một tên gọi chung của 3 tổ chức: Cộng đồng Than và thép Châu Âu, Cộng đồng kinh tế châu Âu và cộng đồng năng lượng nguyên tử Châu Âu.
1054 European Currency Unit Đơn vị tiền tệ Châu Âu. Xem EUROPEAN MONETARY SYSTEM.
1055 European Devolopment Fund Quỹ phát triển Châu Âu. Một quỹ đặc biệt do CỘNG ĐỒNG KINH TẾ CHÂU ÂU thành lập để cung cấp viện trợ tài chính và kỹ thuật cho các nước liên kết với Cộng đồng Châu Âu theo Hiệp Ứơc ROME, các hiệp định YAOUNDÉ và LOMÉ. Xem EUROPEAN INVESTMENT BANK.
1056 European Economic Community Cộng đồng Kinh tế Châu Âu. Cộng đồng Kinh tế Châu Âu được cínhthwcs thành lập ngày 25-3-1957 theo hiệp ước Rome do chính phủ các nước Bỉ, Hà Lan, Cộng hoà liên bang Đức, Italia, Lucxămbua. Hiệp ước này đưa lại sự phát triển tự do liên minh thuế quan, loại bỏ mọi rào cản đối với sự vận động tự do của VỐN, LAO ĐỘNG và DỊCH VỤ và hình thành các chính sách vận tải và nông nghiệp giữa các nước thành viên.
1057 European Free Trade Association Hiệp hội Mậu dịch tự do Châu Âu. Được thành lập năm 1960 sau Hiệp định Stockholm, được Áo, Đan mạch, Nauy. Bồ Đào Nha, Thuỵ Điển, Thuỵ Sĩ, Anh thông qua. Hiệp hội đạt được các mục tiêu ban đầu của mình là thiết lập buôn bán hàng hoá công nghiệp tự do giữa các mục tiêu ban đầu của mình là thiết lập buôn bán hàng hoá công nghiệp tự do giữa các thành viên và đàm phán một hiệp ước thương mại toàn diện với cộng đồng châu Âu (EC).
1058 European Fund Quỹ Châu Âu. HIỆP ƯỚC TIỀN TỆ CHÂU ÂU được hội đồng OEEC thông qua vào năm 1955, cho phép quỹ Châu Âu giúp tài trợ thâm hụt CÁN CÂN THANH TOÁN tạm thời phát sinh từ quyết định của các nước thành viên làm cho đồng tiền của mình có khả năng chuyển đổi với đồng Đôla.
1059 European Investment Bank Ngân hàng Đầu tư Châu Âu. Một ngân hàng phát triển được thành lập năm 1957 theo HIỆP ƯỚC ROME, cho ra đời CỘNG ĐÔNG KINH TẾ CHÂU ÂU. Chức năng cơ bản của ngân hàng này là thúc đẩy sự phát triển của hị trường chung Châu Âu bằng cách cấp cấp các khoản vay dài hạn, bảo lãnh các khoản vay tạo điều kiện tài trợ đầu tư cho các vùng kém phát triển, các kế hoạch hiện đại hoá công nghiệp và các dự án công nghiệp.
1060 European Monetary Agreement Hiệp định tiền tệ Châu Âu. Hiệp định được Hội đồng TỔ CHỨC HỢP TÁC KINH TẾ CHÂU ÂU thông qua năm 1955. Hiệp định là quyết định của các nước Châu Âu nhằm làm cho đồng tiền của các nước dần dần chuyển đổi được đối với đồng đôla, bằng cách đó thay thế LIÊN MINH THANH TOÁN CHÂU ÂU bằng một hệ thống thanh toán quốc tế mới, trong đó mọi giao dịch phải được tiến hành bằng vàng hoặc các đồng tiền có thể chuyển đổi.
1061 European Monetary Co-operation Fund Quỹ hợp tác Tiền tệ Châu ÂU. Một quỹ đặc biệt của EC hình thành năm 1973 nhằm áp dụng HIỆP ĐỊNH BASLE 1972, hiệp định này quy định các mức dao động trong trao đổi của các đồng tiền được quản lý, đựoc biết đến như "con rắn tiền tệ" châu Âu.
1062 European Monetary Fund Quỹ Tiền tệ Châu ÂU. Xem EUROPEAN MONETARY FUND.
1063 European Monetary System (EMS) Hệ thống tiền tệ châu Âu. Được áp dụng vào tháng 3-1979, hệ thống này (EMS) là một nỗ lực nhằm tạo nên một khu vực ổn định về tỷ giá hối đoái giữa các nước thành viên, vì hầu hết các thành viên đều tiến hành việc hạn chế biến động tỷ giá hối đoái của mình ở mức (+) hoặc (-) 2,25% giá trung tâm, đã thống nhất cho đồng tiền của họ.
1064 European Monetary Unit of Account Đơn vị Kế toán Tiền tệ Châu Âu. Xem EUROPEAN UNIT OF ACCOUNT.
1065 European Payments Union Liên minh Thanh toán Châu Âu. Năm 1950, TỔ CHỨC HỢP TÁC KINH TẾ CHÂU ÂU thành lập Liên minh Thanh toán Châu Âu, thay thế cho hệ thống các tổ chức thanh toán Châu Âu do các hiệp định thanh toán trong Châu Âu năm 1948 và năm 1949 đưa vào áp dụng. Mục đích của liên minh này tạo điều kiện choa thanh toán thặng dư hay thâm hụt đa phương giữa các nước Châu Âu (và các khu vực tiền tệ ở nước ngoài tương ứng của chúng) và khuyến khích các chính sách tự do hoá mậu dịch bằng cách đưa ra các phương tịên tín dụng tự động cho các thành viên gặp phải thâm hụt cán cân thanh toán.
1066 European Recovery Programme. Chương trình Phục hưng Châu Âu. Năm 1947, Bộ trưởng ngoại giao MỸ, tướng George Marshall đã phát biểu trong một bài diễn văn tại trường Đại học Harvard, đề nghị giúp đỡ của Mỹ đối với chương trình phục hồi nền kinh tế Châu Âu do các nước Châu Âu điều phối. Sau bài diễn văn này, các đại diện của 16 nước Tây Âu đã thành lập Uỷ ban về Hợp tác Kinh tế Châu Âu, TỔ CHỨC HỢP TÁC KINH TẾ CHÂU ÂU được thành lập năm 1948 để điều hành một chương trình phục hưng châu Âu cùng với UỶ BAN HỢP TÁC KINH TẾ CỦA MỸ. Chương trình này thường được gọi là VIỆN TRỢ MARSHALL.
1067 European Regional Development Fund. Quỹ Phát triển Khu vực Châu Âu. Một quỹ đặc biệt của CỘNG ĐỒNG CHÂU ÂU, thành lập năm 1975, nhằm làm giảm sự chênh lệch về phát triển kinh tế giữa các khu vực trong cộng đồng.
1068 European Social Fund. Quỹ Xã hội Châu ÂU. Một quỹ đặc biệt của CỘNG ĐỒNG CHÂU ÂU, nhằm mục đích tăng cường cơ hội tìm kiếm việc làm trong cộng đồng bằng cách đảm bảo hỗ trợ tài chính để đào tạo lại công nhân, đặc biệt là những ai bị thu hẹp công việc do hoạt động của Thị trường chung Châu Âu.
1069 European Unit of Account Đơn vị Kế toán Châu Âu. Là đơn vị kế toán được sử dụng trong CỘNG ĐỒNG CHÂU ÂU cho các mục đích như chuẩn bị ngân sách công đồng và định giá sản phẩm nông nghiệp thông qua CHÍNH SÁCH NÔNG NGHIỆP CHUNG. Vì các nước thành viện của ÉCử dụng các đồng tiền khác nhau, nên cần thiết phải tạo ra một đơn vị kế toán chung để trao đổi buôn bán công đồng.
1070 Eurostat Cục Thống kê của CÔNG ĐỒNG CHÂU ÂU.
1071 Exact test Kiểm nghiệm chính xác. Khi PHÂN PHỐI XÁC SUẤT của một thống kê kiểm định được biết một cách chính xác, thay cho việc một phân phối chỉ biết ở dạng gần đúng, như vậy vùng tới hạn có thể xác định được thì kiểm định ấy được gọi là kiểm định chính xác.
1072 Ex ante Từ trước; Dự tính; dự định Là mức độ đã được dự tính, dự định hay mong muốn của một hoạt động nào đó.
1073 Excess capacity Công suất dư; công suất thừa; Thừa năng lực, thừa công suất. Nói một cách chặt chẽ, khi một doanh nghiệp được coi là sản xuất thừa năng lực là khi mức SẢN LƯỢNG được sản xuất ra thấp hơn mức sản lượng tại đó chi phí trung bình thấp nhất.
1074 Excess capacity theory Lý thuyết công suất dư/thừa; Thuyết thừa công suất. Được dùng để miêu tả dự báo mô hình CẠNH TRANH ĐỘC QUYỀN, trong đó các hãng trong điều kiện cân bằng dài hạn sản xuất trên đoạn xuống dốc của ĐƯỜNG CHI PHÍ TRUG BÌNH dài hạn, do đó sản xuất ở mức chi phí cao hơn chi phí tối thiểu.
1075 Excess burden Gánh nặng thuế quá mức.
1076 Excess demand Mức cầu dư; Dư cầu. Là tình trạng CẦU vượt CUNG ở một mức giá nào đó.
1077 Excess productive capacity (Idle Excess goods) Tư liệu sản xuất nhàn rỗi.
1078 Excess reserves Khoản dự trữ dư; Dự trữ dư. Mức chênh lệch giữa tổng số dự trữ mà ngân hàng gửi tiền Mỹ đang giữ và DỰ TRỮ BẮT BUỘC do luật pháp yêu cầu để trả nợ.
1079 Excess supply Mức cung dư; Dư cung Là tình trạng CUNG vượt CẦU ở một mức giá nào đó.
1080 Excess profit Lãi vượt.
1081 Excess wage tax Thuế chống lương vượt; Thuế chống tăng lương Là thuế đưa ra để chống việc tăng lương quá cao nhằm làm giảm lạm phát.
1082 Exchange Trao đổi Xem TRADE.
1083 Exchange control Quản lý ngoại hối. Là một hệ thống mà nhà nước sử dụng để kiểm soát các giao dịch bằng ngoại tệ và vàng.
1084 Exchange Equalization Account Quỹ bình ổn Hối đoái. Là một hệ thống hay dàn xếp đựơc NGÂN HÀNG hình thành năm 1932, nhằm quản lý những biến động không mong muốn trong tỷ giá hối đoái của đồng bảng, sau khi Anh bỏ CHẾ ĐỘ BẢN VỊ VÀNG vào năm 1931.
1085 Exchange rate Tỷ giá hối đoái. Là giá của đồng tiền một nước được tính bằng đồng tiền của một nước khác.
1086 Exchange rate Mechanism Cơ chế tỷ giá hối đoái. Cơ chế tỷ giá hối đoái (ERM) là một hệ thống mà theo đó các thành viên của HỆ THỐNG TIỀN TỆ CHÂU ÂU (ENS) buộc phải duy trì tỷ giá hối đoái của họ trong những mức nhất định.
1087 Exchange reserves Dự trữ ngoại hối. Xem EXTERNAL RESERVES
1088 Exchequer Kho bạc, ngân khố Anh. Là tài khoản trung ương của chính phủ Anh được Bộ tài chính giữ trong ngân hàng Anh. Xem CONSOLIDATED FUND.
1089 Excise duty Thuế tiêu thụ đặc biệt. Xem CUSTOMS, EXCISE AND PROTECTIVE DUTIES.
1090 Exclusion Loại trừ Là một tình trạng mà người tiêu dùng "bị loại trừ" không được mua một loại hàng hoá nào đó vì giá mà người đó sẵn sàng trả thấp hơn giá thị trường.
1091 Excludable Có thể loại trừ. Xem EXCLUSSION PRINCIPLE.
1092 Exclusion principle Nguyên tắc loại trừ. Là một tiêu chuẩn để chúng ta phân biệt HÀNG HOÁ CÔNG CỘNG và hàng hoá phi công cộng. Khi một người sản xuất hay một người bán có thể ngăn cản một số người nào đó không cho họ mua hàng của mình - nói chung là những người không đủ tiền mua hàng - thì hàng hoá đó được cung cấp theo cách của thị trường.
1093 Executive Người điều hành. Là một cá nhân chịu trách nhiệm đối với một mặt hay khía cạnh nào đó trong các hoạt động của một hãng.
1094 Exempt goods Hàng hoá được miễn thuế giá trị gia tăng. Xem VALUE - ADDED TAX
1095 Exhaustive voting Cách bỏ phiếu thấu đáo. Là hình thức lựa chọn tập thể mà trong đó người bỏ phiếu thể hiện phương án ít thích nhất của mình.
1096 Existence, theorem of Định lý về sự tồn tại. Bất kỳ một định lý nào tìm cách lập luận rằng, trong bối cảnh cân bằng tổng thể, tồn tại một loạt giá và lượng cân bằng. Xem EQUYLIBRUM, GENERAL EQUIBRIUM.
1097 Exit-voice model Mô hình nói rút lui. Là sự phân loại các hệ thống, mà các cá nhân sử dụng để bày tỏ ý thích của họ để phân biệt những người muốn tham gia vào hay rút lui khỏi những thứ cần sự giao tiếp bằng lời nói.
1098 Excise taxes Các mức thuế trên từng mặt hàng.
1099 Exchange rate speculation Sự đầu cơ tỷ giá hối đoái.
1100 Effective exchange rate Tỷ giá hối đoái hiệu dụng
1101 Exogeneity Yếu tố ngoại sinh. Nếu các biến số giải thích trong một phương trình MÔ HÌNH KINH TẾ LƯỢNG có thể được coi là cố định trong các mẫu được lặp lại, chúng được coi là các biến ngoại sinh.
1102 Exogeneity of money supply Sự ngoại sinh của cung tiền tê. Xem MONEY SUPPLY.
1103 Exogenous (thuộc) ngoại sinh. Là một cụm thuật ngữ miêu tả bất kỳ cái gì được quy định hoặc cho trước của một phân tích kinh tế.
1104 Exogenous variable Biến ngoại sinh. Là một biến số mà giá trị của nó không được xác định trong mô hình kinh tế, nhưng lại đóng vai trò quan trong trong việc xác định giá trị của các biến nội sinh.
1105 Expansionary phase Giai đoạn bành trướng; Giai đoạn tăng trưởng. Là một giai đoạn trong CHU KỲ KINH DOANH tiếp theo sau một điểm thấp nhất của chu kỳ và kéo dài đến điểm tiếp theo cao nhất của chu kỳ.
1106 Expansion path Đường bành trướng; Đường mở rộng Liên quan đến HÃNG, đây là đường nối các lựa chọn yếu tố đầu vào ở mỗi mức sản lượng như trong đồ thị, nghĩa là quỹ tích của cấc tiếp điểm giữa ĐƯỜNG ĐẲNG PHÍ và ĐƯỜNG ĐẲNG LƯỢNG.
1107 Expatriate Chuyên gia (từ các nước phát triển) Là thuật ngữ chung để chỉ người mang quốc tịch nước ngoài, thường dùng để chỉ những người từ CÁC NƯỚC PHÁT TRIỂN đến làm việc tại CÁC NƯỚC KÉM PHÁT TRIỂN.
1108 Expectations Kỳ vọng; dự tính. Là các quan điểm hay sự tin tưởng vào các giá trị tương lai của các biến số kinh tế.
1109 Expectations, augmented Biến bổ sung về dự tính. Là các biến đổi đối với một mô hình kinh tế để tính đến hiệu ứng của các dự tính.
1110 Expectations lag Độ trễ kỳ vọng; Độ trễ dự tính Độ trễ trong việc xem xét lại giá trị kỳ vọng của một biến số do các thay đổi trong giá trị hiện tại của nó. Độ trễ dự tính thường được giải thích bằng GIẢ THIẾT KỲ VỌNG PHỎNG THEO.
1111 Expected inflation Mức lạmp phát kỳ vọng; Lạm phát dự tính TỶ LỆ LẠM PHÁT nào đó được dự tính trong tương lai.
1112 Expected net returns Mức lợi tức ròng kỳ vọng; Lợi tức ròng dự tính. Là tổng các thu nhập dự tính trừ đi các chi phí dự tính, tức là lợi nhuận dự tính của một dự án đầu tư.
1113 Expected utility theory Lý thuyết độ thoả dụng kỳ vọng; Thuyết thoả dụng dự tính. Là thuyết về các hành vi cá nhân trong điều kiện KHÔNG CHẮC CHẮN của VON NEUMANN và MORGENSTERN. Thuyết đưa ra sự mô tả logic rằng mọi người duy lý có thể cư xử như thế nào trong một thế giới không chắc chắn. Phần chính của thuyết này cho thấy rằng một cá nhân có những sở thích thoả mãn một số định đề (thường là về trật tự, tiếp tục và dộc lập) sẽ lựa chọn để tối đa hoá độ thoả dụng dự tính.
1114 Expected value Giá trị kỳ vọng; giá trị dự tính. Còn được gọi TRUNG BÌNH, kỳ vọng toán học.Giá trị kỳ vọng của một BIẾN SỐ NGẪU NHIÊN là giá trị trung bình của phân phối của biến ấy.
1115 Expenditure approach Phương pháp dựa vào chi tiêu (để tính GDP).
1116 Expenditure-switching policies Các chính sách chuyển đổi chi tiêu. Là một trong các chính sách cần thiết để loại bỏ sự không cân bằng thương mại quốc tế.
1117 Expenditure tax Thuế chi tiêu Là loại thuế đánh vào chi tiêu của người tiêu dùng.NÓ là hình thức thay thế cho THUẾ THU NHẬP và có thể được định mức dựa trên cơ sở luỹ tiến.
1118 Expenditure-variation controls Kiểm soát mức biến động trong chi tiêu; Kiểm soát sự thay đổi của chi tiêu. Điều chỉnh lại sự mất cân bằng kinh doanh bằng cách thay đổi mức và thành phần của ngân sách và bằng cách kiểm soát quy mô và chi phí của tín dụng.
1119 Expense preference Ưu tiên chi tiêu. Là một khái niệm nói về sự hài lòng của các nhà quản lý đạtđược trong việc chi tiêu cho một số công việc của hãng như chi tiêu cho việc Marketing và cho đôi ngũ nhân viên.
1120 Explanatory variable Biến giải thích Là biến số đóng vai trò trong việc "giải thích" sự biến đổi của một biến độc lập trong phân tích hồi quy, biến số giải thích xuất hiện bên phải của phương trình hồi quy.
1121 Explicit function Hàm hiện Dạng thông thường nhất của một hàm số trong đó biến số PHỤ THUỘC được viết bên trái của dấu bằng và các BIẾN ĐỘC LẬP viết bên phải, thường để chỉ mối liên hệ nhân quả hoặc xác định.
1122 Exploitation Khai thác; bóc lột. Trong kinh tế học, thuật ngữ này có hai nghĩa. Thứ nhất, là việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên hay nhân lực. Thứ hai, một công nhân được gọi là bị bóc lột nếu số tiền chi trả cho công việc đã làm ít hơn giá trị của công việc đó.
1123 Explosive cycle Chu kỳ bùng nổ. Là chu kỳ đặc trưng bởi việc biên độ tăng theo hàm mũ, ví dụ, qua thời gian. Nó được xem như chu kỳ phân kỳ.
1124 Exponential Thuộc số mũ, thuộc hàm mũ. Hàm số mũ là một HÀM LUỸ THỪA, thường chỉ sự liên quan giữa biến số độc lập và số e tăng lên một luỹ thừa chứa BIẾN SỐ ĐỘC LẬP khi e = 2,718, và là cơ số của LOGARIT TỰ NHIÊN.
1125 Export Xuất khẩu, hàng xuất khẩu. Một hàng hoá hoặc dịch vụ sản xuất tại một nước được bán và tiêu dùng ở nước khác. Xuất khẩu hữu hình là xuất khẩu hàng hoá, còn xuất khẩu vô hình là xuất khẩu dịch vụ cho người ở nước khác mua.
1126 Export-import bank Ngân hàng xuất nhập khẩu. Ngân hàng do chính phủ Mỹ thành lập nam 1937, nhằm thúc đẩy ngoại thương của Mỹ bằng cách cung cấp vốn dưới dạng các khoản tiền cho vay trực tiếp có bảo đảm cho các công ty nước ngoài.
1127 Export-led growth Tăng trưởng dựa vào xuất khẩu. Là sự tăng trưởng được thúc đẩy bởi sự gia tăng hàng xuất khẩu.
1128 Export promotion Khuyến khích xuất khẩu. LÀ sự phát triển của những ngành mà thỉtường chính là ở nước ngoài. Đây là một chiến lược thay thế chính đối với CHIẾN LƯỢC THAY THẾ NHẬP KHẨU ở các nước kém phát triển.
1129 Export Credit Guarantee Department. Cục Bảo đảm tín dụng xuất khẩu. LÀ một tổ chức được chính phủ Anh thành lập năm 1930, đưa ra các hình thức BẢO HIỂM khác nhau nhằm chống lại những rủi ro mà các nhà xuất khẩu Anh phỉa chịu đựng.
1130 Export-oriented industrialization Công nghiệp hoá theo hướng xuất khẩu.
1131 Ex post từ sau; sau đó Sau khi xảy ra một sự kiện nào đó hoặc sau một quyết định thực hiện một việc gì đó. Xem EX ANTE.
1132 Extensive margin Mức cận biên quảng canh. Là tình trạng LỢI TỨC GIẢM DẦN đối với đất đai.
1133 External balace Cân bằng đối ngoại; Cân bằng bên ngoài. Thường được định nghĩa là một tình trạng trong đó CÁN CÂN THANH TOÁN của một nước là CÂN BẰNG, theo nghĩa luồng tiền vào tự định bằng với luồng ra tự định mà không cần điều chỉnh các luồng bổ sung vào hoặc rút ra từ dự trữ NGOẠI HỐI hay dự trữ vàng.
1134 External deficit Thâm hụt đối ngoại; Thâm hụt bên ngoài. Thâm hụt CÁN CÂN THANH TOÁN.
1135 External diseconomy Ảnh hưởng phi kinh tế từ bên ngoài; Tính phi kinh tế từ bên ngoài Xem EXTERNALITIES.
1136 External economies & diseconomies of scale Ảnh hưởng kinh tế và phi kinh tế từ bên ngoài theo quy mô. Những ảnh hưởng có lợi hay có hại mà các hoạt động sản xuất của một hãng này gây ra cho các hoạt động sản xuất của hãng khác.
1137 External economy Ảnh hưởng kinh tế từ bên ngoài; Tính kinh tế từ bên ngoài Xem EXTERNALITIES.
1138 External finance (Nguồn) tài chính từ bên ngoài. Quỹ được huy động bởi các hãng bằng cách phát hành CỔ PHIẾU (vốn cổ phần) hoặc đi vay để tài trợ cho các hoạt động của hãng.
1139 External financial limits Mức giới hạn nguồn tài chính từ bên ngoài. Chính phủ Anh đặt giới hạn đối với các NGUÒN TÀI CHÍNH TỪ BÊN NGOÀI mà các công ty quốc doanh có thể huy động trong nước.
1140 External growth Tăng trưởng ngoại ứng; Tăng trưởng do bên ngoài. Sự mở rộng của một hãng được mang lại do SÁP NHẬP hay thu mua.
1141 Externalities Các ngoại hưởng; Các ngoại ứng Được biết đến với những tên khác nhau, như tác động ngoại lai, ảnh hưởng từ bên ngoài, bất lợi từ bên ngoài,ảnh hưởng trào ra bên ngoài và ẢNH HƯỞNG ĐẾN VÙNG LÂN CẬN. Người ta đã phân biệt ngoại ứng biên và ngoại ứng trong biên.
1142 External labour market Thị trường lao động bên ngoài. Một thị trường cho một số người lao động nhất định, hoặc là sẵn ngay hoặc tiềm tàng cho các công việc mới.
1143 External reserve Dự trữ ngoại hối. Thường để chỉ mức nắm giữ các phương tiện thanh toán của một nước được quốc tế chấp nhận, với mục đích trang trải làm thâm hụt ngắn hạn và trung hạn của CÁN CÂN THANH TOÁN VỚI BÊN NGOÀI, đồng thời nhằm mục đích kiểm soát sự thay đổi TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI đồng tiền của nước này.
1144 Dynamic externalities Các ngoại hưởng động; Ngoại ứng động.
1145 Extraneous information Thông tin không liên quan Những thông tin ban đầu (có thể là ước lưọng về tham số trước đó) được kết hợp với thông tin mẫu với mục đích suy luận thống kê hay ước tính tham số trong phân tích hồi quy thường để cải thiện dự báo hay khắc phục những vấn đề như ĐA CỘNG TUYẾN TÍNH.
1146 Extrapolative expectation Kỳ vọng ngoại suy; Những dự tính ngoại suy.
1148 Extrema Các cực trị. Các giá trị thấp nhất và cao nhất của một hàm số.
1149 Extrema Keynesian Người theo thuyết Keynes cực đoan.
1150 Factor augmenting technical progress Tiến bộ kỹ thuật gia tăng ảnh hưởng của yếu tố. Tiến bộ kỹ thuật dẫn đến việc gia tăng mức sản lượng khi VỐN và LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG KHÔNG ĐỔI.
1152 Factor endowment Nguồn lực sẵn có; Nguồn tài nguyên sẵn có; Sự sở hữu các yếu tố sản xuất; tính sẵn có, lượng các yếu tố sản xuất. Mức độ sẵn có các yếu tố sản xuất trong một vùng hay một nước thường là đất đai, lao động, vốn và kỹ thuật.
1153 Factor incomes Thu nhập từ yếu tố sản xuất. Thu nhập trực tiếp có được nhừo sản xuất hàng hoá và dịch vụ hiện tại.
1154 Factoring Bao thanh toán; mua nợ; Giải thoát nợ. Phương pháp giải thoát số nợ thương mại thông qua đó một công ty có thể "bán" được số nợ này cho một thể chế tài chính.
1155 Factor-price equalization Sự cân bằng yếu tố sản xuất - giá cả. Một định đề nảy sinh từ CÁCH TIẾP CẬN HECKSCHER - OHLIN VỀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ cho rằng với một số giả thiết hạn chế, THƯƠNG MẠI TỰ DO là sự thay thế hoàn hảo cho việc di chuyển yếu tố sản xuất và sẽ có tác dụng san bằng mức thanh toán cho bất kỳ một yếu tố sản xuất nào trên phạm vi toàn thế giới, chẳng hạn như mức tiền công của tất cả các nước phải bằng nhau.
1156 Factor-price frontier Giới hạn yếu tố sản xuất - giá cả. Thuật ngữ này do PAUL SAMUELSON đưa ra, chỉ mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa mức tiền công và lợi nhuận trong lý thuyết tăng trưởng.
1157 Factor intensity Mức độ/ cưòng độ huy động (sử dụng) các yếu tố sản xuất.
1158 Factor proportion Tỷ lệ các yếu tố sản xuất. Tỷ lệ để kết hợp các YẾU TỐ CỦA SẢN XUẤT.
1159 Factor reverals Sự đảo ngược các yếu tố sản xuất. Một trong các giả thiết củaCÁCH TIẾP CẬN HECKSCHER - OHLIN VỀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ là các hàm sản xuất hàng hoá khác nhau ở tỷ số, cường độ sử dụng các yếu tố sản xuất và một hàng hoá sử dụng.
1160 Factors of production Các yếu tố sản xuất. Các nguồn lực của xã hội được sử dụng trong quá trình sản xuất.
1161 Factor substitution effect Tác động thay thế yếu tố sản xuất.
1162 Factor utilization Sự sử dụng yếu tố sản xuất. Lượng các yếu tố có thể sử dụng trên thực tế.
1163 Factorial Giai thừa.
1164 Fair comparisons So sánh công đẳng. So sánh tiền công dựa trên cơ sở cho rằng công nhân làm những công việc gần tương tự như nhau phải được trả cùng mức tiền công.
1165 Fair rate of return Tỷ suất lợi tức công bằng. Nguyên tắc chủ đạo trong việc điều tiết ngành công ích ở Mỹ là tỷ lệ thu lợi hợp lý đối với giá trị của vốn được sử dụng trong việc sản xuất các dịch vụ dân dụng.
1166 Fair trade law Luật thương mại công bằng. Ở Mỹ đã có một số nỗ lực nhằm thiết lập các mức giá bán lẻ tối thiểu theo khuôn khổ pháp luật (các thoả thuận được duy trì mức giá bán lại) đối với các hàng hoá có nhãn hiệu và tên gọi.
1167 Fair trading Act 1973 Đạo luật thương mại công bằng 1973 Đạo luật này của Anh đã mở rộng chính sách cạnh tranh đối với các thị trường độc quyền, và trách nhiệm tập trung trong việc thực hiện luật độc quỳên và hoạt động hạn chế với văn phòng mới của Tổng giám đốc Văn phòng Thương mại Công bằng.
1168 Fair trading, Office of Văn phòng thương mại công bằng. Được ra đời theo Đạo luật thương mại bình đẳng 1973, văn phòng này có trách nhiệm thu thập thông tin liên quan đến cơ cấu của các nghành và việc tiến hành kinh doanh.
1169 Fair wages Tiền công công bằng. NHìn chung, tiền công công bằng là tiền công được cố định theo LUẬT TIỀN CÔNG TỐI THIỂU quốc gia.
1170 Fallacy of composition Nguỵ biện về hợp thể; 'Khái niệm "sai lầm do gôm gộp/ tổng hợp".
1171 False trading Thương mại lừa dối. Hoạt động thương mại theo mức giá phi cân bằng.
1172 Family expenditure survey Điều tra chi tiêu gia đình. Một cuộc điều tra chọn mẫu hàng năm về xu hướng chi tiêu của các hộ gia đình do chính phủ Anh tiến hành.
1173 Family credit Tín dụng gia đình. XemBEVERIGDE REPORT
1174 Family-unit agriculture (kinh tế) nông nghiệp theo hộ gia đình; Nông nghiệp theo đơn vị gia đình. Hệ thống nông nghiệp phổ biến ở các vùng chậm phát triển dựa trên cơ sở gia đình.
1175 FAO Xem FOOD AND AGRICULTURE ORGANIZATION.
1176 FASB Xem FINANCIAL ACCOUNT STANDARDS BOARD
1177 FCI Xem FINANCE FOR INDUSTRY.
1178 Featherbedding Bảo hộ, bảo vệ; Tạo việc làm (nhồi lông nệm). Những cách tạo việc làm bằng cách dùng quá nhiều sức lao động và/ hoặc không dùng công nghệ tiến tiến.
1179 Fed., the Từ viết tắt của hệ thống dự trữ liên bang.
1180 Federal Deposit Insurance Corporation (FDIC) Công ty bảo hiểm tiền gửi Liên bang. Một công ty ở Mỹ có trách nhiệm bảo hiểm các khoản tiền gửi trong các NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI và các hiệp hội tiết kiệm và cho vay lên tới 100.000 đôla trong một tài khoản tại một thể chế.
1181 Federal Fund Market Thị trường Tiền quỹ liên Bang. Thị trương ở Mỹ, trong đó "những khoản tiền có thể được sử dụng ngay lập tức" được đem cho vay hay đi vay, chủ yếu là qua đêm giữa các Ngân hàng thành viên của HỆ THỐNG DỰ TRỮ LIÊN BANG, các thể chế tài chính chủ yếu khác các chi nhánh và cơ quan của các ngân hàng không phải của Mỹ.
1182 Federal Home Loan Bank System (FHLBS) Hệ thống ngân hàng cho vay nội bộ của liên bang. Cơ quan của chính phủ Mỹ sử dụng quyền lực của mình trên thị trường tiền tệ để cung cấp các khoản thanh khoản cho Hiệp hội tiết kiệm và cho vay.
1183 Feasibility study Nghiên cứu khả thi.
1184 Federal Nation Mortgage Association (FNMA) Hiệp hội Cầm cố Quốc gia liên bang Một tổ chức do chính phủ Mỹ thành lập năm 1938, nhằm trợ giúp thị trường đối với các tài sản cầm cố được chính phủ tài trợ
1185 Federal Open Market Committee Uỷ ban Thị trường mở Liên bang. Xem FEDERAL RESERVE SYSTEM.
1186 Federal Reserve Note Chứng nợ của Cục dự trữ Liên Bang Một công cụ chứng nợ do HỆ THỐNG DỰ TRỮ LIÊN BANG phát hành dưới nhiều hình thức khác nhau.
1187 Federal Reserve System Hệ thống Dự trữ Liên bang. Hệ thống này được thành lập ở Mỹ năm 1913 thực hiện chức năng của một NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG và xây dựng một khuôn khổ đủ mạnh nhằm kiểm soát hệ thống ngân hàng thương mại. Hệ thống này có cấu trúc quy mô liên bang, gồm có 12 Ngân hàng dự trữ Liên bang, mỗi ngân hàng có trách nhiệm về các hoạt động hàng ngày trong khu vực và hoạt động giống như kênh liên hệ hai chiều giữa hệ thống này và cộng đồng liên doanh.
1188 Federal Trade Commission Act Đạo luật về Hội đồng thương mại Liên bang. Đạo luật này được ban hành ở Mỹ vào năm 1914, nhằm thiết lập một hội đồng (FTC) có khả năng trong các công việc kinh doanh để điều tra "việc tổ chức, chỉ đạo kinh doanh, thủ tục và quản lý" của các công ty hoạt động thương mại giữa các tiểu bang và chống lại "các phương pháp cạnh tranh không công bằng". FTC cũng có nhiệm vụ chống lại "các hoạt động hoặc thủ tục không công bằng, dối trá hoặc có liên quan đến thương mại".
1189 Feedback/entrapment effects Tác động phản hồi/bẫy. Giả thiết cho rằng những điều kiện trong thị trường lao động thứ cấp (cấp hai) làm cho công nhân có những thói quen lao đông xấu.
1190 Feudalism Chủ nghĩa phong kiến. Một dạng hệ thống chính trị và kinh tế thống trị ở Châu Âu thời kỳ trung cổ. Chủ nghĩa phong kiến được đặc trưng bởi một tháp xã hội bắt đầu từ người nông dân lệ thuộc thông qua các chúa đất và tước hầu ở "thái ấp" lên đến tận nhà vua.
1191 Fiat money Tiền theo luật định Tiền có vị thế được luật pháp quy định.
1192 Fiduciary issue Tiền không được bảo lãnh. Một bộ phận của tiền do ngân hàng Anh phát hành theo ĐẠO LUẬT QUY CHẾ NGÂN HÀNG của Huân tước Robert Peel năm 1844, có khả năng đổi lấy trái phiếu của chính phủ, và khác với tiền vàng (và tiền bạc trên một phạm vi nhất định) và thoi vàng.
1193 Filter Bộ lọc. Tên gọi của một công thức hay một phương thức nhằm loại bỏ những biến động không mong muốn của số liệu.
1194 Filtering Quá trình lọc. Một cụm thuật ngữ được sử dụng trong KINH TẾ HỌC ĐÔ THỊ để mô tả quá trình thay đổi về chất lượng nhà ở, nhìn chung là diễn ra thông qua việc chuyển nhà ở của nhóm người có thu nhập cao sang nhóm người có thu nhập thấp hơn.
1195 FIML Xem FULL INFORMATION MAXIMUM LIKELIHOOD.
1196 Final goods Hàng hoá cuối cùng. Những hàng hoá được sử dụng cho mục đích tiêu dùng chứ không dùng như là ĐẦU VÀO trong quá trình sản xuất ở các công ty. Do đó hàng hoá cuối cùng khác với SẢN PHẨM TRUNG GIAN.
1197 Final offer arbitration (Phương án) trọng tài ra quyết định cuối cùng. Sự can thiệp vào TRANH CHẤP LAO ĐỘNG của một bên thứ ba độc lập và công bằng, bên thứ ba này xem xét các lý lẽ của hai bên và đề xuất ý kiến cuối cùng, quan điểm cuối cùng của một trong các bên tranh chấp sẽ được thực hiện.
1198 Final product Sản phẩm cuối cùng. (Còn được gọi là tổng sản phẩm quốc nội) Tất cả các loại hàng hoá và dịch vụ được người cuối cùng mua. Tổng sản lượng của một nền kinh tế sau khi trừ đi SẢN PHẨM TRUNG GIAN.
1199 Finance Tài chính Theo nghĩa hẹp, nó có nghĩa là VỐN dưới dạng tiền, tức là dưới dạng số tiền cho vay hoặc đi vay nhằm mục đích tạo vốn thông qua các thi trường hay thể chế tài chính. Theo cách nói thông thường thì cụm thuật ngữ này dùng để chỉ số tiền từ bất kỳ một nguồn nào được sử dụng cho bất kỳ một khoản chi tiêu nào.
1200 Finance Corporation for Industry Công ty Tài chính Công nghiệp. Một tổng công ty cổ phần được lập vào năm 1973 từ Công ty Tài chính Công nghiệp (FCI) và Công ty Tài chính Công nghiệp và Thương mại (ICFC), FCI và ICFC được thành lập năm 1946 bởi Ngân hàng Anh, các ngân hàng thanh toán bù trừ London và các Ngân hàng Scotland nhằm cung cấp các khoản vay cho trung và dài hạn cho các công ty đang gặp khó khăn trong việc tăng số vốn từ các nguồn khác.
1201 Finance house Nhà cung cấp tài chính; Công ty tài chính. Một tổ chức trung gian tài chính, không phải Ngân hàng, có thể huy động các nguồn tiền từ vốn của riêng mình, thông qua việc tiếp nhận tiền gửi (thường là trong khoảng thời gian cố định), hay thậm chí bằng cách vay từ các thể chế khác, rồi cho vay với nhiều mục đích khác nhau, đặc biệt là để cấp tiền cho các hợp đồng thuê mua và cũng có thể là cho thuê.
1202 Finance houses market Thị trường các nhà cung cấp tài chính; Thị trường công ty tài chính. Một nhóm Thị trường tiền tệ có liên quan với nhau và xuất hiện ở London vào những năm 1960.
1203 Financial Capital Vốn tài chính. Tài sản có khả năng chuyển hoán khác với tài sản vật chất của một công ty.
1204 Financial instrument Công cụ tài chính. Bất kỳ một loại giấy tờ nào được sử dụng với tư cách là bằng chứng nợ và việc bán và chuyển nhượng nó cho phép người bán có được một nguồn tài chính.
1205 Financial displine Nguyên tắc tài chính; Kỹ thuật tài chính.
1206 Financial intermediary Trung gian tài chính. Theo một nghĩa rộng, là bất kỳ một người nào có vai trò phối hợp người cung cấp cơ bản và người sử dụng cơ bản nguồn vốn TÀI CHÍNH.
1207 Financial price Giá tài chính.
1208 Financial ratios Tỷ số tài chính.
1209 Financial risk Rủi ro tài chính. Xem CORPORATE RISK
1210 Financial Times Actuaries Share Indices Chỉ số giá cổ phiếu thống kê của báo Financial Times. Tập hợp các chỉ số giá và thu nhập trung bình và tiền lãi của các chứng khoán Anh trong sở giao dịch chứng khoán.
1211 Financial Times Industrial Ordinary Index Chỉ số công nghiệp của báo Financial Times. Trước khi xuất hiên chỉ số FT - SE 100 vào năm 1984, thì chỉ số này là chỉ số gái cổ phiếu được sử dụng phổ biến nhất với tư cách là chỉ tiêu tổng quát về tình hình của Thị trường chứng khoán của Anh.
1212 Financial year Năm tài chính. Các cơ quan khác nhau sử dụng các năm tài chính khác nhau để hạch toán tài chính và không cần phải trùng hợp với năm lịch sử tiêu chuẩn.
1213 Financial statement Báo cáo tài chính.
1214 Financial rate of return Suất sinh lợi tài chính.
1215 Finite memory Bộ nhớ xác định (hữu hạn). Một tính chất của QUÁ TRÌNH XU THẾ TĨNH.
1216 Firm Hãng sản xuất. Trong kinh tế học tân cổ điển, đó là tên gọi có tính chất phân tích của một thể chế thực hiện nhiệm vụ chuyển các đầu vào thành đầu ra.
1217 Firm, theory of the Lý thuyết về hãng. Lý thuyết về hãng là chủ đề quan trọng trong KINH TẾ HỌC VI MÔ đề cập đến việc giải thích và dự đoán hành vi của hãng, đặc biệt là trên phương diện các yếu tố quyết định giá cả và sản lượng.
1218 Finite horizon Tầm nhìn/ khung trời hữu hạn.
1219 Firm-specific human capital Vốn nhân lực đặc thù đối với hãng.
1220 Fist-best and second-best efficiency Tính hiệu dụng / hiệu quả tốt nhất và tốt nhì.
1221 First difference Vi phân bậc I. Hiệu số giữa một biến và giá trị trễ một bậc về thời gian của nó.
1222 First order condition Điều kiện đạo hàm bậc I. Nhìn chung, điều kiện này nói rằng các đạo hàm bậc nhất của HÀM MỤC TIÊU theo BIẾN LỰA CHỌN phải bằng 0 để xác định GIÁ TRỊ CỰC TRỊ.
1223 Fiscal policy Chính sách thuế khoá; Chính sách thu chi ngân sách. Nói chùn đề cập đến việc sử dụng thuế và chi tiêu chính phủ để điều tiết tổng mức các hoạt động kinh tế.
1224 Fiscal decentralization Sự phân cấp thuế khoá; Sự phân cấp ngân sách. Xem FISCAL FEDERALISM.
1225 Fiscal drag Sức cản của thuế khoá. Ảnh hưởng của Lạm phát đối với thuế suất hữu hiệu hay trung bình.
1226 Fiscal federalism Chế độ tài khoá theo mô hình liên bang. Một hệ thống thuế và chi tiêu công cộng trong đó những khi khả năng thu nhập tăng và quyền kiểm soát chi tiêu được giao cho các cấp khác nhau trong một quốc gia, từ chính phủ đến các đơn vị nhỏ nhất ở chính quyền địa phương.
1227 Fiscal illusion Ảo giác thuế khoá. Tình huống trong đó những lợi ích của chi tiêu chính phủ được những người hưởng chi tiêu này xác định một các rõ ràng nhưng chi phí không xác định rõ được, những chi phí này bị phân tán theo thời gian và trong cộng đồng dân cư.
1228 Fiscal multiplier Nhân tử thuế khoá. Hệ số cho biết một mức gia tăng của chi tiêu tài chính tác động đến mức thu nhập cân bằng như thế nào.
1229 Fiscal walfare benefits Lợi ích phúc lợi thuế khoá. Xem TAX EXPENDITURES
1230 Fisher, Irving (1867-1947) Nhà kinh tế
1231 Fisher equation Phương trình Fisher Xem Fisher, Irving; CAMBRIDGE SCHOOL, FRIEDMAN, QUANTITY THEORY OF MONEY.
1232 Fisher open Xem UNCOVERED INTEREST PARITY.
1233 Fixed asset Tài sản cố định. Bất kỳ tài sản vốn phi tài chính nào của công ty có tuổi thọ khá dài, chuyên dùng cho các quá trình sản xuất nhất định và chi phí của nó thườn được trang trải chỉ sau một thời kỳ hoạt động tương đối dài, ví dụ như máy móc, nhà xưởng.
1234 Fixed coenfficients production function Hàm sản xuất có các hệ số cố định. Hàm sản xuất, trong đó các đầu vào phải được kết hợp theo các tỷ lệ cố định.
1235 Fixed cost Chi phí cố định; định phí. Đối với một hãng ngắn hạn được định nghĩa là một khoảng thời gian trong đó một số YẾU TỐ SẢN XUẤT không thể thay đổi được.
1236 Fixed exchange rate Tỷ giá hối đoái cố định. Xem EXCHANGE RATE.
1237 Fixed factors Các yếu tố sản xuất cố định; các sản tố cố định. Những yếu tố sản xuất không thể thay đổi vì số lượng.
1238 Fixed labour costs Chi phí lao động cố định. Bao gồm các chi phí về việc làm và thay đổi theo tỷ lệ ít hơn so với số giờ làm việc.
1239 Fixed-price mdel Các mô hình mức giá cố định. Các mô hình giả thiết rằng các giao dịch được thực hiện tại những mức giá không cân bằng và những mức giá này được giữ cố định.
1240 Fixed / floating exchange rates Tỷ giá hối đoái cố định / thả nổi.
1241 Fixed proportions in production Tỷ lệ cố định trong sản xuất. Phản ánh quá trình trong đó, tỷ số VỐN/ LAO ĐỘNG là cố định, nghĩa là chúng chỉ có thể được sử dụng theo những tỷ lệ cố định.
1242 Fixprice and flexprice Giá bất biến và giá linh hoạt. Sự phân biệt lần đầu tiên do J.R.HICKS đưa ra giữa những giá không phản ứng với những thay đổi cơ bản trong cung và cầu.
1243 Flat yield Tiền lãi đồng loạt. Một khoản tiền hàng năm được tính vào tiền lãi của một chứng khoán biểu hiện bằng tỷ lệ % của giá mua.
1244 Flexible exchange rate Tỷ giá hối đoái linh hoạt. Xem EXCHANGE RATE.
1245 Flexitime Thời gian làm việc linh hoạt. Lý thuyết kinh tế chỉ ra rằng nếu thực hiện thời gian linh hoạt sẽ có lợi vì các công nhân khác nhau có những khẩu vị và sở thích khác nhau.
1246 Flight from cash Bỏ tiền mặt. Chỉ sự chuyển CỦA CẢI từ tiền mặt thành các tài sản sinh lãi.
1247 Float Tiền trôi nổi. Sự chênh lệch giữa khoản tiền chưa thu được hay khoản tiền đang trong quá trình thu và khoản tiền phải đến nhưng chậm.
1248 Floating capital Vốn luân chuyển. Cụm thuật ngữ có cùng nghĩa có cùng nghĩa như vốn lưu động, chỉ số tiền được đầu tư vào công việc đang được thực hiện, tiền công cần trả hay bất kỳ một loại đầu tư nào khác không phải là tài sản cố định.
1249 Floating charge Phí linh động Một dạng đảm bảo của người đi vay đối với các khoản vay hay các khoản nợ khác, ví dụ như cổ phiếu công ty.
1250 Floating debt Nợ thả nổi Một phần NỢ QUỐC GIA được vay dưới dạng các CHỨNG KHOÁN ngắn hạn thông thường dùng để chỉ bộ phận được thể hiện bởi HỐI PHIẾU BỘ TÀI CHÍNH. Số nợ này là "thả nổi" theo nghĩa là nó liên tục giảm cho quá trình thanh toán nợ.
1251 Floating exchange rate Tỷ giá hối đoái thả nổi. Xem EXCHANGE RATE
1252 Floating pound Đồng bảng Anh thả nổi. Xem EXCHANGE RATE.
1253 Floor Sàn. Giới hạn sự đi xuống của sản lượng theo lý thuyết CHU KỲ KINH DOANH.
1254 Flotation Phát hành. Hoạt động phát hành cổ phần cho công chúng nhằm huy động VỐN mới.
1255 Flow Dòng, luồng, Lưu lượng. Lượng của một biến kinh tế được đo lường trong một khoảng thời gian.
1256 Flow of funds analysis Phân tích luồng tiền quỹ Sự phân tích trên các giác độ tổng hợp khác nhau, luồng tiền quỹ từ các khu vực thặng dư về tài chính tới các khu vực thâm hụt.
1257 FOB Giá không tính phí vận tải, giá FOB. Cụm thuật ngữ này chỉ giá hay giá trị của một hàng hoá được tính trên cơ sở quá trình sản xuất và không bao gồm chi phí vận chuyển hàng hoá đến người tiêu dùng.
1258 Food and Agriculture Organization (FAO) Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc. Được thành lập năm 1954, FAO có trụ sở ở Rome. Với ý định cải tiến việc sản xuất và phân phối lương thực và các sản phẩm nông nghiệp, tổ chức này được giao nhiệm vụ thu thập và nghiên cứu các số liêu thích hợp và thúc đẩy các hiệp định trao đổi hàng hoá quốc tế và trợ giúp kỹ thuật.
1259 Footloose industries Ngàng rộng cẳng; Ngành không cố định. Những ngành không bị ràng buộc vào một nơi nhất định nhằm đáp ứng yêu cầu về vị trí địa lý và do vậy có thể bố trí ở bất cứ nơi nào.
1260 "footsie" Tên gọi thông dụng của CHỈ SỐ CỔ PHIẾU FT-SE 100.
1261 Forced riders Người hưởng lợi bắt buộc. Hình ảnh ngược của NGƯỜI XÀI CHÙA (free-rider). Người hưởng lợi bắt buộc là những người đánh giá lợi ích bằng tiền và không phải bằng tiền của việc trở thành thành viên của một tổ chức thấp hơn chi phí bằng tiền và chi phí không phải bằng tiền.
1262 Forced saving Tiết kiệm bắt buộc. Một dạng tiết kiệm phát sinh do người tiêu dùng không có khả năng tiêu tiền của mình vào những hàng tiêu dùng mà mình muốn, đơn thuần là vì những hàng hoá này không có.
1263 Forecast error Sai số dự đoán. Chênh lệch giữa giá trị dự đoán của một biến thu được bằng các phương pháp dự đoán kết qủa từ thực tế.
1264 Forecasting Dự đoán Một phương pháp có hệ thống nhằm có được ước lượng về giá trị tương lai của một biến, thường là dựa trên việc phân tích các quan sát về biến động quá khứ của nó.
1265 Foreign aid Viện trợ nước ngoài. Một luồng vốn đổ vào hoặc một sự trợ giúp nào đó cho một nước không do các tác nhân thị trường tự nhiên cung cấp.
1266 Foreign balance Cán cân thanh toán quốc tế. Xem BALANCE OF PAYMENT.
1267 Foreign exchange Ngoại hối. TIỀN hoặc các TRÁI PHIẾU sinh lời của một nước khác.
1268 Foreign exchange market Thị trường Ngoại hối. Thị trường quốc tế trong đó các đồng tiền được chuyển giao giữa các nước.
1269 Foreign exchange reserve Dự trữ ngoại hối. Xem EXTERNAL RESERVE.
1270 Foreign investment Đầu tư nước ngoài. Thường chỉ là đầu tư của một nước khác do các công ty hay cá nhân tiến hành và khác với viện trợ chính phủ.
1271 Foreign payments Thanh toán với nước ngoài. Bất kỳ khoản thanh toán nào được tiến hành với nước ngoài dù để đổi lấy hàng hóa và dịch vụ, hay để thanh toán nợ; việc thanh toán này phải được thanh toán bằng tiền mạnh. Xem Foreign aid.
1272 Foreign trade mutiplier Nhân tử ngoại thương. Tỷ số phản ánh sự thay đổi của thu nhập có được từ sự thay đổi của xuất khẩu so với sự thay đổi của thu nhập.
1273 Forward contract Hợp đồng định trước; Hợp đồng kỳ hạn. Còn gọi là hợp đồng tương lai. Xem Forward market.
1274 Forward exchange market Thị trường hối đoái định trước; Thị trường hối đoái kỳ hạn. Thị trường trong đó các đồng tiền được mua và bán theo những tỷ giá hối đoái được cố định từ bây giờ và giao vào một thời gian nhất định trong tương lai.
1275 Forward intergration Liên kết xuôi. Xem VERTICAL INTERGRATION.
1276 Forward linkage Liên hệ xuôi. Mối hệ giữa một ngành hay một công ty và các ngành hay công ty và các ngành hay các công ty khác sử dụng đầu ra của một ngành hay công ty này như là ĐẦU VÀO của mình.
1277 Forward market Thị trường định trước; Thị trường kỳ hạn. Bất kỳ một giao dịch nào có liên quan đến một hợp đồng mua hay bán hàng hoá, hoặc chứng khoán vào một ngày cố định theo mức giá được thoả thuận trong hợp đồng, là một bộ phận của thị trường kỳ hạn.
1278 Forward rate Tỷ giá hối đoái định trước; tỷ giá hối đoái kỳ hạn. Tỷ giá hối đoái theo đó một đồng tiền có thể được mua hay bán để được giao trong tương lai trên thị trường kỳ hạn.
1279 Forward and contingent market Các thị trường định trước và bất trắc.
1280 Forward markets and spots markets Các thị trường định trước và thị trường giao ngay.
1281 Foundation grant Trợ cấp cơ bản. Một dạng trợ cấp giữa các chính quyền được sử dụng rộng rãi ở Mỹ nhằm mục đích san bằng chi phí đối với từng cộng đồng địa phương (về phương diện thuế suất đặt ra cho từng địa phương) trong việc cung cấp một mức dịch vụ công cộng tối thiểu.
1282 Fourier analysis Phân tíc Fourier Một phương pháp có thể chuyển số liệu CHUỖI THỜI GIAN thành khoảng tần số.
1283 Fractional reserve banking Hoạt động ngân hàng bằng cách dự trữ theo tỷ lệ. Hoạt động mà các ngân hàng THƯƠNG MẠI thực hiện duy trì dự trữ các tài sản có khả năng chuyển hoán cao ở một mức nào đó, thường là mức thấp nhất trong tổng danh mục tài sản của họ.
1284 Franked investment income Thu nhập đầu tư được miễn thuế. Nhìn chung là để chỉ thu nhập đã chịu thuế công ty và vì vậy không là đối tượng để tính thuế công ty nữa, thu nhập này là thuộc về công ty nhận nó.
1285 Free exchange rates Tỷ giá hối đoái tự do Xem EXCHANGE RATES.
1286 Freedom of entry Tụ do nhập ngành. Khả năng của một công ty mới gia nhập một thị trường hàng hoá và dịch vụ. Nếu hoàn toàn không có các HÀNG RÀO GIA NHẬP thì việc gia nhập là tự do.
1287 Freed good Hàng miễn phí; Hàng không phải trả tiền Một hàng hoá mà cung của nó ít nhất là bằng cầu tại mức giá bằng không.
1288 Free market Thị trường tự do. Thị trường không có sự can thiệp của chính phủ và tại đó các tác nhân cung và cầu được phép hoạt động tự do.
1289 Free market economy Nền kinh tế thị trường tự do. Xem MARKET ECONOMY.
1290 Free on board Giao hàng tại bến. Xem FOB.
1291 Free reserves Dự trữ tự do. Tổng dụ trữ pháp định tại một thể chế nhận tiền gửi trừ đi lượng dự trữ yêu cầu và trừ đi lượng dự trữ vay được từ Quỹ Dự trữ Liên bang.
1292 Free rider Người xài chùa; người ăn không. Một hiện tượng nảy sinh từ đặc điểm của HÀNG HOÁ CÔNG CỘNG.
1293 Free trade Thương mại tự do. Chính sách không can thiệp của chính phủ trong thương mại giữa các nước ở những nước mà thương mại diễn ra theo PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG quốc tế và lý thuyết LỢI THẾ SO SÁNH.
1294 Free trade area Khu vực thương mại tự do. Một sự phân nhóm không chặt chẽ giữa các nước đã loại bỏ THUẾ QUAN và các hàng rào thương mại khác.
1295 Frequency distribution Phân bố theo tần suất. Thể hiện tóm tắt thường là dưới dạng bảng số hoặc BIỂU ĐỒ TẦN SUẤT, thể hiện số lần mà một BIẾN NGẪU NHIÊN nhận một giá trị nhất định hay khoảng giá trị trong một mẫu quan sát.
1296 Frictional unemployment Thất nghiệp do chờ chuyển nghề Thường được hiểu là THẤT NGHIỆP TÌM KIẾM, nghĩa là số lượng thất nghiệp tương ứng với chỗ khuyết việc làm trên cùng một loại việc làm và THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG ĐỊA PHƯƠNG.
1297 Friedman, Milton (1912-) Được phong là giáo sư kinh tế tại trường Đại học Chicago năm 1948 và là người lãnh đạo của TRƯỜNG PHÁI CHICAGO.Ông được tặng giả Nobel kinh tế năm 1976. Các tác phẩm chủ yếu của ông về kinh tế họ gồm: Đánh thuế để phòng ngừa lạm phát (1953), Lý thuyết về yếu tố tiêu dùng (1957), Lý thuyết về giá cả (1962), Lịch sử tiền tệ của Mỹ 1867-1960, Những nguyên nhân và hậu quả của lạm phát (1963). Friedman là người đi tiên phong trong việc phát triển tư tưởng về VỐN NHÂN LỰC và công trình của ông về hàm tiêu dùng đã đưa đến việc hình thành GIẢ THIẾT THU NHẬP SUỐT ĐỜI. Lập trường phương pháp luận KINH TẾ HỌC THỰC CHỨNG, hệ tư tưởng tự do và việc xây dựng nên TỶ LỆ THẤT NGHIỆP TỰ NHIÊN của ông đã góp phần chỉ ra các hạn chế của các chính sách ỔN ĐỊNH HOÁ của trường phái Keynes. Cùng với Anna Schwartz, ông đã viết nên một lịch sử tiền tệ đồ sộ của Mỹ góp phần cung cấp cơ sở cho việc phát triển LÝ THUYẾT ĐỊNH LƯỢNG TIỀN TỆ và làm sống lại sự tin tưởng vào các học thuyết trước Keynes vào sự ổn định tự động của hệ thống kinh tế. Ông đã mở rộng PHƯƠNG TRÌNH FISHER để bao hàm các biến như của cải, lãi suất và tỷ lệ lạm phát, giá cả dự kiến và điều này đã dẫn đến sự phát triển của văn chương theo chủ nghĩa trọng tiền về kinh tế học vĩ mô.
1298 Fringe benefit Phúc lợi phi tiền tệ. Tất cả các yếu tố phi tiền công hay tiền lương trong tổng lợi ích bằng tiền mà một người đi làm nhận được từ công việc của mình.
1299 Frisch, Ragnar (1895-1973) Nhà kinh tế học người Na uy và là người chung giải Nobel kinh tế lần đầu tiên vào năm 1969 cùng với Jan Tinbergen nhờ những kết quả của ông trong việc diễn tả Lý thuyết kinh tế chính xác hơn về toán học và đưa ra dạng thể hiện của nó tạo khả năng nghiên cứu thực nghiệm bằng số lượng và tiến hành kiểm định thống kê. Vào đầu những năm 1930, Frisch đã đi đầu trong nghiên cứu sự hình thành dạng động các chu kỳ thương mại, trong đó ông đã chứng minh một hệ thống động với một số đặc tính toán học đã tạo ra một biến động có tính chu kỳ tắt dần với chiều dài bước sóng là 4 đến 8 năm. Khi hệ thống này gặp phải những cú sốcngẫu nhiên thì những dao động hình sóng trở thành hiện thực và lâu dài. Các thành tựu của Frisch là ở chỗ ông là người đầ tiên đưa ra các phương pháp kiểm định các giả thuyết thống kê. Trong lĩnh vực chính sách kinh tế, ông đã đưa ra hệ thống hạch toán quốc gia rất có ích cho các chính sách ổn định hoá và kế hoạch hoá kinh tế, giới thiệu các phương pháp quy hoạch toán học sử dụng trong các kỹ thuật máy tính điện tử hiện đại. Những công trình chủ yếu của ông là Phân tích hợp lưu thống kê bằng các hệ thống hồi quy hoàn chỉnh (1943), Cực đại và cực tiểu (1966), Lý thuyết về sản xuất (1965).
1300 F-statistic Thống kê F. Thống kê tuân theo phân phối F. Thường được sử dụng để kiểm định ý nghĩa chung của một tập hợp các biến giải thích trong phân tích hồi quy.
1301 FT-SE 100 Một chỉ số giá của 100 cổ phiếu quan trọng nhất được niêm yết tại Sở giao dịch chứng koán London, Chỉ số này được đưa ra vào năm 1984 với chỉ số giá gốc là 1000, bởi vì lúc đó người ta có cảm giác rằng Chỉ số công nghiệp của báo Financial Times bị thiên lệch quá nhiều về phía các công ty thuộc nghành chế tạo.
1302 Full bodied money Tiền quy ước. Xem TOKEN MONEY.
1303 Full cost Chi phí đầy đủ. Tại bất kỳ mức sản lượng nào, chi phí đầy đủ là tổng chi phí khả biến trung bình, chi phí cố định trung bình và phần lợi nhuận ròng.
1304 Full cost pricing Định giá theo chi phí đầy đủ. Quy tắc định giá theo đó các công ty tính thêm phần lợi nhuận ròng vào chi phí đơn vị trong khi việc tính chi phí đơn vị thì bao gồm tất cả các chi phí.
1305 Fractional reserve system Hệ thống dự trữ một phần.
1306 Free-rider problem Vấn đề người "xài chùa".
1307 Frictional and structural unemployment Thất nghiệp do chờ chuyển nghề và do chờ chuyển nghề.
1308 Full-employment budget Ngân sách ở mức nhân công toàn dụng; Ngân sách khi có đủ việc làm.
1309 Full-employment budget surplus Thặng dư ngân sách ở mức nhân công toàn dụng; Thặng dư ngân sách khi có đủ việc làm. Số đo tác động của chính sách tài chính, không chỉ đơn thuần dựa vào quy mô của thặng dư ngân sách.
1310 Full-employment national income Thu nhập quốc dân ở mức nhân công toàn dụng; Thu nhập quốc dân khi có đủ việc làm. Là số đo các giá trị thực tế của hàng hoá và dịch vụ có thể được sản xuất ra khi các yếu tố sản xuất của đất nước được sử dụng hết, khi nền kinh tế ở mức thất nghiệp tự nhiên.
1311 Full-employment unemployment rate Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên ở mức nhân công toàn dụng; Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên khi có đủ việc làm. Xem NATURAL RATE OF UNEMPLOYMENT.
1312 Full information maximum likehood (FIML) Ước lượng khả năng cực đại khi có đủ thông tin. Một kỹ thuật ước lượng hệ thống các phương trình đồng thời, tuyến tính hay phi tuyến tính. Xem maximum likehood.
1313 Function Hàm số. Một công thức toán học cụ thể hoá mối liên hệ giữa các giá trị của một tập hợp các biến độc lập xác định giá trị các biến phụ thuộc.
1314 Fuctional costing Lập chi phí theo chức năng. Xem OUTPUT BUDGETING.
1315 Function of function rule Quy tắc hàm của một hàm số. Xem CHAIN RULE.
1316 Funded debt Nợ vô thời hạn; Nợ được tài trợ. Thông thường nợ của chính phủ không định ngày trả lại theo hợp đồng. Lúc đầu, cụm thuật ngữ này chỉ hoạt động của thay thế nợ được tài trợ cho nợ với một ngày trả nhất định. Giờ đây, nó được sử dụng rộng rãi hơn để chỉ sự thay thế của các khoản nợ dài hạn cho các khoản nợ ngắn hạn.
1317 Funding Đổi nợ, đảo nợ; cấp vồn, tài trợ.
1318 Function income distribution Phân phối thu nhập theo chức năng.
1319 Futures contract Hợp đồng kỳ hạn Như Forward contract. Nhưng có khả năng chuyển nhượng hoặc huỷ bỏ. Xem Forward contract.
1320 Futures market Thị trường kỳ hạn Xem Forward market.
1321 Future value Giá trị tương lai.
1322 General Arangement to borrow (GAB) Hiệp ước vay nợ chung. Xem INTERNATIONAL MONETARY FUND.
1323 Gains from trade Lợi ích của thương mại. Phúc lợi tăng lên của nền kinh tế thế giới nói chung hay đối với một nước riêng, tuỳ thuộc vào quan điểm, do kết quả của việc tham gia vào thương mại quốc tế.
1324 Galbraith, John Kenneth (1908-)
1325 Galloping inflation Lạm phát phi mã. Xem HYPER INFLATION.
1326 Game theory Lý thuyết trò chơi. Lý thuyết về việc ra quyết định hợp lý của cá nhân được thực hiện trong những điều kiện không đủ thônh tin liên quan đến những kết quả của các quyết định này.
1327 GATT Xem GENERAL AGREEMENT ON TARIFFS AND TRADE.
1328 Gauss- Markov Theorem Điịnh lý Gauss- Markov.
1329 GDP Tổng sản phẩm quốc nội. Xem GROSS DOMESTIC PRODUCT
1330 Gearing Sự ăn khớp, tỷ số giữa vốn nợ và vốn cổ phần Chỉ tiêu thể hiện tỷ lệ tương đối của vốn nợ và vốn cổ phần.
1331 Gearing ratio Tỷ số ăn khớp Tỷ số của tài chính nợ với tổng số của nợ và tài chính vốn cổ phiếu thông thường.
1332 General Agreement of Tariffs and Trade (GATT) Hiệp định chung về thuế quan và thương mại. Hiệp định được ký tại Hội nghị Geneva năm 1947 và có hiệu lực từ ngày 1/1/1948. Đây là một hiệp định thương mại đa phương đề ra các quy tắc tiến hành các quan hệ thương mại quốc tế và cung cấp một diễn đàn cho sự đàm phán đa phương về các giải pháp cho các vấn đề thương mại và giảm dần THUẾ QUAN và các ràng buộc khác đối với thương mại.
1333 General Agreement to Borrow Thoả thuận Chung về Đi vay. Xem INTERNATIONAL MONETARY FUND.
1334 General Classification of Economic Activities in t Sự phân loại chung về các hoạt động kinh tế trong Cộng đồng châu Âu. Sự phân loại công nghiệp của các hoạt động kinh tế trong Cộng đồng châu Âu là cách khác của sự phân loại công nghiệp theo tiêu chuẩn quốc tế.
1335 General equilibrium Cân bằng chung; Cân bằng tổng thể. Tình huống trong đó tất cả các thị trường trong nền kinh tế đồng thời ở trạng thái cân bằng, nghĩa là giá cả và số lượng không đổi.
1336 General grant Trợ cấp chung. Xem GRANT.
1337 Generalized least square (GLS) Bình phương nhỏ nhất tổng quát. Còn gọi là ước lượng Aitken. Một dạng ước lượng theo kiểu BÌNH PHƯƠNG NHỎ NHẤT áp dụng cho các trường hợp trong đó Ma trận phương sai - Hiệp phương sai của Thành phần nhiễu của phương trình hồi quy không có số 0 trong các vị trí ngoài đường chéo, và/ hoặc không có các phần tử thuộc đường chéo giống nhau.
1338 General linear model (GLM) Mô hình tuyến tính tổng quát. Dạng hàm số được sử dụng phổ biến nhất trong phân tích kinh tế lượng, nó đặc biệt coi biến phụ thuộc là một hàm tuyến tính của tập hợp các biến độc lập.
1339 Generalized System of Preferences (GSP) Hệ thống ưu đãi phổ cập; Hệ thống ưu đãi chung. Theo GSP, được đề nghị tại hội nghị của Liên hợp quốc về thương mại và phát triển lần đầu tiên năm 1964 và được chấp thuận tại hội nghị lần thứ hai vào năm 1968, các nước công nghiệp đồng ý không đánh thuế nhập khẩu từ các nước đang phát triển, trong khi vẫn đánh thuế nhập khẩu đối với các nước công nghiệp khác, do đó đã tạo ra một chênh lệch ưu đãi cho các nước đang phát triển.
1340 General price level Mức giá chung. Mức giá chung của tất cả hàng hoá trong nền kinh tế.
1341 General Theory of Employment, Interest and Money Lý thuyết tổng quát về Việc làm, Lãi suất và Tiền tệ. Xem Keynes.
1342 General human capital Vốn nhân lực mang đặc điểm chung; vốn nhân lực chung chung.
1343 General union Các nghiệp đoàn. Nghiệp đoàn là tổ chức tập hợp công nhân ở các ngành và bao gồm nhiều nghề nghiệp khác nhau.
1344 Geneva Conference Hội nghị Geneva. Xem GENERAL AGREEMENT ON TARIFFS AND TRADE.
1345 Geneva Round Vòng đàm phán Geneva. Tên thường gọi cho cả vòng đàm phán thứ nhất (1947) và lần đàm phán thứ tư (1955-56) trong khuôn khổ về Hiệp định chung về thuế quan và thương mại.
1346 Geographic frontier Giới hạn địa lý. Cụm thuật ngữ được sử dụng trong lý thuyết phát triển kinh tế để mô tả một khu vực trong đó số với số dân, khả năng kỹ thuật, sở thích và khẩu vị nhất định, sẽ xuất hiện lợi tức tăng dần từ lao động và tư bản.
1347 Geometric lag Độ trễ cấp số nhân. Còn gọi là độ trễ giảm dần theo số mũ.
1348 Gilbrat's law of proportionate growth Luật Gilbrat về tăng trưởng theo tỷ lệ. R.Grilbrat (các nền kinh tế không cân đối, Paris, 1931) đã có công xây dựng một mô hình mô tả quá trình tăng trưởng ngẫu nhiên bằng cách nào đó có thể tạo ra được phân bố chuẩn LOG quy mô hãng.
1349 Giffen good Hàng hoá Giffen Mặt hàng mà cầu về nó có xu hướng giảm khi giá giảm, vì vậy, rõ ràng là mâu thuẫn với quy luật cầu. Hàng hoá này mang tên của Robert Giffen (1937-1910), ông quan sát thấy rằng người nghèo mua bánh mỳ nhiều hơn khi giá tăng. Tình huống này xảy ra khi trị số tuyệt đối của ẢNH HƯỞNG THU NHẬP (so với giá) lớn hơn Ảnh hưởng thay thế. Co giãn của cầu đối với thu nhập đối với hàng hoá thứ cấp là âm.
1350 Gifts tax Thuế quà tặng. Xem CAPITAL TRANSFER TAX.
1351 Gilt- edged securities Chứng khoán viền vàng; Chứng khoán hảo hạng. Tất cả số nợ chính phủ, không tính trái phiếu Bộ tài chính, dưới dạng các chứng khoán có thể trao đổi được, (nghĩa là có thể bán được trên thị trường chứng khoán).
1352 Gini coefficient Hệ số GINI. Chỉ số về mức bất bình đẳng (thường là) của phân phối thu nhập.
1353 Giro system Hệ thống chuyển khoản Giro Một hệ thống thanh toán thông qua chuyển khoản các khoản tiền gửi "ghi sổ", có thể thương thích với hệ thống SEC ngân hàng truyền thống nhưng khác về cơ cấu.
1354 Glejser test Kiểm định Glejser. Phép kiểm định được sử dụng để nhận dạng vấn đề phương sai KHÔNG THUẦN NHẤT trong Số dư của một phương trình hồi quy.
1355 GNP Tổng sản phẩm quốc dân. Xem GROSS NATIONAL PRODUCT.
1356 Gold bricking Hoạt động lưa dối. Sự hạn chế sản lượng do công nhân gây ra trong khuôn khổ HỆ THỐNG THANH TOÁN KHUYẾN KHÍCH để tránh việc áp dụng các tiêu chuẩn nỗ lực làm việc cao hơn trên một đơn vị thanh toán.
1357 Gold certificate Giấy chứng gửi vàng. Một phương tiện ghi nợ hay giấy bạc do Bộ tài chính phát hành thể hiện ý muốn của Bộ tài chính biến một lượng vàng nhất định thành tiền.
1358 "gold age" growth Tăng trưởng "thời kỳ hoàng kim". Trong lý thuyết tăng trưởng, đó là một tình huống TĂNG TRƯỞNG CÂN ĐỐI trong đó TỶ LỆ TĂNG TRƯỞNG CÓ BẢO ĐẢM bằng với Tỷ lệ tăng trưởng tự nhiên khi có đủ việc làm.
1359 Golden rule Nguyên tắc vàng; Quy tắc vàng. Con đường tăng trưởng tối ưu đưa ra mức tiêu dùng đầu người là bền vững và tối đa trong một nền kinh tế.
1360 Golden rule of accumulation Nguyên tắc vàng về tích luỹ; Quy tắc vàng của tích luỹ. Con đường tăng trưởng cân đối trong đó mỗi một thế hệ tiết kiệm thế hệ mai sau phần thu nhập mà các thế hệ trước đó đã tiết kiệm được.
1361 Gold exchange standard Bản vị trao đổi bằng vàng. Một dạng BẢN VỊ VÀNG, theo đó một nước neo giá trị đồng tiền của mình theo giá trị đồng tiền của một nước trung tâm.
1362 Gold export point Điểm xuất khẩu vàng. Xem Gold point.
1363 Gold import point Điểm nhập khẩu vàng. Xem Gold point.
1364 Goldfeld - Quandt Kiểm định Goldfeld - Quandt. Tên của một phép kiểm định được sử dụng để nhận dạng vấn đề Phương sai không thuần nhất trong Số dư của một phương trình Hồi quy.
1365 Gold market Thị trường vàng. Thị trường buôn bán vàng kim loại, tiền vàng hay vàng nén.
1366 Gold points Các điểm vàng. Các mức tỷ giá trao đổi mà tại đó khi một đồng tiền ở một BẢN VỊ VÀNG, thì việc mua vàng từ Ngân hàng trung ương và xuất khẩu vàng (điểm xuất khẩu vàng) hay nhập khẩu và bán nó cho ngân hàng trung ương (điểm nhập khẩu vàng) là có lợ nhuận.
1367 GDP and nation income GDP và thu nhập quốc dân.
1368 GDP at factor cost GDP theo chi phí sản xuất.
1369 GDP at market prices GDP theo giá thị trường.
1370 GDP deflator Hệ số khử lạm phát cho GDP.
1371 Gold reserve Dự trữ vàng.
1372 Gold standard Bản vị vàng. Hệ thống tổ chức tiền tệ theo giá trị tiền của một nước là được xác định theo luật bằng một lượng vàng cố định, và đồng tiền trong nước có dạng tiền vàng và/ hoặc tiền giấy khi cần có thể chuyển đổi thành với tỷ lệ được xác định theo luật.
1373 Goldbugs Những con mọt vàng.
1374 Goodhart's law Luật Goodhart. Một quy luật mang tên nhà kinh tế Goodhart cho rằng bất cứ tổng lượng tiền nào được chọn làm biến mục tiêu thì cũng đều bị bóp méo bởi chính những hành động vào mục tiêu đó.
1375 Goodness of fit Mức độ phù hợp. Một cụm thuật ngữ chung mô tả mức độ phù hợp số liệu của một phương trình kinh tế lượng đựơc ứơc lượng.
1376 Goods Các hàng hoá tốt. Các hàng hoá hữu hình có đóng góp tích cực vào PHÚC LỢI KINH TẾ. Phân biệt với hàng xấu.
1377 Goodwill Thiện chí. Một thuật ngữ được sử dụng trong hạch toán tài sản vô hình thường được đo bằng sự chênh lệch giữa giá trả cho một công việc đang tiến hành và giá trị trên giấy của nó.
1378 Gosplan Uỷ ban kế hoạch (Liên Xô). Một thuật ngữ tiếng Nga chỉ Uỷ ban kế hoạch nhà nước trước đây ở Liên Xô. Nó có trách nhiệm đề ra các kế hoạch sản xuất và chuyển cho các tổ chức thích hợp để thi hành.
1379 Government deficit Thâm hụt của Chính phủ. Xem BUDGET DEFICIT.
1380 Government expenditure Chi tiêu của chính phủ. Muốn tìm hiểu chi tiết hơn, xem CHI TIÊU CÔNG CỘNG. Những chi tiêu này tạo nên một phần quan trọng của TỔNG CHI TIÊU và may mặc dù được coi là ngoại sinh trong MÔ HÌNH CHI TIÊU THU NHẬP đơn giản, vẫn chiếm giữ một vai trò quan trọng trong mô hình Keynes trong việc xác định MỨC THU NHẬP QUỐC DÂN CÂN BẰNG.
1381 Government Nation Mortgage Association (GNMA) Hiệp hội cầm cố quốc gia của Chính phủ. Cơ quan của chính phủ Mỹ trợ giúp thị trường cầm cố nhà ở.
1382 Government regulation Sự điều tiết của chính phủ.
1383 Government securities Chứng khoán của chính phủ. Một cụm thuật ngữ chung chỉ số nợ có thể trao đổi được của chính phủ trung ương, từ thời hạn ngắn nhất, nghĩa là HỐI PHIẾU BỘ TÀI CHÍNH tới thời hạn rất dài và những khoản nợ không xác định ngày.
1384 Government spending and net taxes Chi tiêu của chính phủ và thuế ròng.
1385 Government spending on goods and services Chi tiêu của chính phủ cho hàng hoá và dịch vụ.
1386 Gradualism Trường phái tuần tiến; Chủ nghĩa tuần tiến; thuyết tuần tiến. Một quan điểm của chính sách phát triển kinh tế cho rằng quá trình phát triển kinh tế là một hiện tượng tăng trưởng từ từ, chắc chắn, chậm chạp và do vậy các biện pháp chính sách cần thiết cũng phải mang đặc trưng nay.
1387 Gradualist monetarist Người theo thuyết trọng tiền tuần tiến.
1388 Graduate tax Thuế đại học Một kế hoạch tài trợ cho giáo dục đại học thông qua đó sinh viên được vay tiền để đáp ứng các chi phí về giáo dục và/ hoặc cuộc sống trong khi nghiên cứu và sẽ thanh toán lại một phần bằng thu nhập trong tương lai.
1389 Grand factor price frontier Giới hạn giá cả nhân tố chính. Một khái niệm do P.SAMUELSON SỬ DỤNG nhằm khôi phục lại việc sử dụng tổng tư bản trong các mô hình kinh tế tân cổ điển.
1390 Grandfather clause Điều khoản dành cho những người có chức. Một sự dàn xếp qua đó các thành viên hiện hành thuộc một nghề nghiệp được miễn áp dụng các bản vị CẤP BẰNG NGHỀ NGHIỆP cao hơn đặt ra cho nghề nghiệp này.
1391 Granger causality Tính nhân qủa Granger. Xem CAUSALITY.
1392 Grant Trợ cấp. Khoản tiền do một tổ chức hay cá nhân cấp cho các tổ chức và các cá nhân khác mà nó không tạo thành một bộ phận trao đổi nào đó, nhưng chỉ là một thanh toán chuyển khoản một chiều.
1393 Grant in aid Trợ cấp dưới dạng viện trợ. Xem INTER-GOVERNMENTAL GRANTS.
1394 Gravity model Mô hình lực hấp dẫn. Một cách tiếp cận được sử dụng rộng rãi nhằm giải một số bài toán trong Kinh tế học khu vực và nghiên cứu vận tải, thể hiện được số lượng quan hệ tương tác lẫn nhau giữa 2 vị trí và được xác định bởi quy mô tương tác hoặc tầm quan trọng của các vị trí này và khoảng cáchgiữa chúng. Một dạng tương tác này là sự di chuyển về dân số. Các quan hệ tương tác khác là đi lại bằng ôtô hay đi lại bằng máy bay.
1395 "Great Leap Forward" Đại nhảy vọt Tên gọi của một chính sách phát triển được phát động ở Trung Quốc vào cuối năm 1957 nhằm đẩy nhanh quá trình phát triển với tỷ lệ tăng trưởng công nghiệp là 20-30%. Rất khó đánh giá thành công của chính sách mạo hiểm này do có những sự kiện khác xuất hiện đồng thời vào quãng thời gian này.
1396 Green pound Đồng bảng xanh Tỷ giá hối đoái của đồng bảng Sterling sử dụng để chuyển đổi giá cả nông nghiệp được chấp thuận bởi chính sách nông nghiệp chung tính theo đơn vị tiền tệ châu Âu thành giá cả ở nước Anh.
1397 Green revolution Cách mạng Xanh. Một cụm thuật ngữ được sử dụng trong trường hợp có sự tăng mạnh trong năng suất nông nghiẹp ở các nước đang phát triển bằng cách đưa vào áp dụng các loại giống chống được bệnh tật, có năng suất cao.
1398 Gresham's Law Luật Gresham. Một quy luật do Huân tước Thomas Gresham (1591-1579), nhà kinh doanh và viên chức người Anh đưa ra.
1399 Gross barter terms of trade Tổng tỷ lệ hàng đổi hàng. Xem TERMS OF TRADE.
1400 Gross domestic fixed capital formation Tổng tư bản cố định trong nước. Xem GROSS INVESTMENT
1401 Gross domestic product (GDP) Tổng sản phẩm quốc nội. Xem NATIONAL INCOME.
1402 Gross domestic product deflator Chỉ số khử lạm phát cho tổng sản phẩm quốc nội. Một chỉ số giá được sử dụng để điều chỉnh giá trị bằng tiền của tất cả hàng hoá và dịch vụ tham gia vào tổng sản phẩm quốc nội khi giá cả thay đổi.
1403 Gross investment Tổng đầu tư. Tổng đầu tư nảy sinh trong nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định.
1404 Gross margin Mức chênh giá gộp. Mức chênh lệch giữa giá trả cho người bán buôn cung cấp và giá nhận được của người bán lẻ.
1405 Gross national income Tổng thu nhập quốc dân. Xem NATIONAL INCOME.
1406 Gross profit Tổng lợi nhuận Xem PROFIT.
1407 Gross trading profit Tổng lợi nhuận thương mại. Lợi nhuận kiếm được từ những nghiệp vụ trước khi trừ đi KHẤU HAO và lãi đối với tài chính nợ và mức tăng giá cổ phần.
1408 Group of Ten Nhóm G10. Xem INTERNATIONAL MONETARY FUND.
1409 Group of Seven Nhóm G7. Bẩy nước công nghiệp chủ yếu (Canada, Pháp, Đức, Italia, Nhật, Anh và Mỹ), những người đứng đầu chính phủ các bộ trưởng kinh tế của những nước này thương xuyên gặp nhau nhằm phối hợp chính sách kinh tế vĩ mô, đặc biệt là về tỷ giá hối đoái phù hợp giữa các nước. Hiện nay đã có thêm Nga gia nhập thành các nước G8.
1410 Group of 77 Nhóm 77. Một liên minh lỏng lẻo của hơn 100 nước chủ yếu là đang phát triển, lúc đầu là do 77 nước thành lập tại HỘI NGHỊ LIÊN HỢP QUỐC THƯƠNG MẠI VÀ PHÁT TRIỂN vào năm 1964 để biểu thị hơn nữa mối quan tâm tập thể của họ về sự phát triển thể chế của hệ thống kinh tế thế giới.
1411 Growth-gap unemployment Thất nghiệp do chênh lệch về tăng trưởng. Thất nghiệp do thiếu hụt cầu dài hạn.
1412 Growth path Đường tăng trưởng. Đây là một hình thái thay đổi của một biến theo thời gian.
1413 Growth-profitability function Hàm lợi nhuận - tăng trưởng. Đề cập đến Tỷ suất lợi nhuận tối đa mà một hãng có thể duy trì được ở các tỷ lệ tăng trưởng khác nhau.
1414 Growth-stock paradox Nghịch lý cổ phần tăng trưởng. Đề cập đến một tình huống trong đó do Tỷ lệ chiết khấu hiện hành nhỏ hơn tỷ lệ tăng trưởng của cổ tức hàng năm không đổi dự kiến của một hãng, giá trị cổ phần sẽ tiến đến vô hạn.
1415 Growth theories of the firm Các lý thuyết về sự tăng trưởng của hãng. Nhờ công trình đi đầu của E.T. Penrose (lý thuyết tăng trưởng của hãng, Blackwell, Oxford,1959) và R.L.Marris (lý thuyết kinh tế của chủ nghĩa tư bản "quản lý", Macmillan, London, 1964) các lý thuyết tăng trưởng trở thành một ngành của các lý thuyết về QUẢN LÝ HÃNG và được coi là phù hợp đối với một nền kinh tế hãng trong đó các nhà quản lý của các hãng có quyền tự do trong việc đề ra các mục tiêu mà họ muốn theo đuổi.
1416 Growth theory Lý thuyết tăng trưởng. Các mô hình nảy sinh từ việc nghiên cứu nền kinh tế khi có sự thay đổi về lượng tư bản, quy mô dân số và kéo theo áp lực về số lượng và cơ cấu tuổi của lực lượng lao động và tiến bộ kỹ thuật. Có 2 nhóm lý thuyết chính: 1)Lý thuyết tăng trưởng tân cổ điển. 2)Lý thuyết tăng trưởng của Keynes (và Keynes mới).
1417 Growth rate Tốc độ tăng trưởng.
1418 Growth-valuation function Hàm giá trị - tăng trưởng. Hàm này tạo ra TỶ SỐ GIÁ TRỊ cực đại mà một hãng có thể duy trì được tại các mức tỷ lệ tăng trưởng khác nhau và là một đặc điểm chung của các LÝ THUYẾT TĂNG TRƯỞNG CỦA HÃNG.
1419 G.7 Xem GROUP OF SEVEN
1420 Guaranteed week Tuần lễ bảo đảm. Thanh toán trả cho những công nhân chỉ làm việc trong thời gian ngắn mà không phải do lỗi của họ.
1421 Guidelines Nguyên tắc chỉ đạo. Xem INCOMES POLICY.
1422 Guidepost following behaviour Hành vi theo hướng chỉ dẫn. Xem NORM FOLLOWING BEHAVIOUR.
1423 Guideposts Các chỉ dẫn. Xem INCOMES POLICY.
1424 Haavelmo, Trygve (1911-) Nhà kinh tế người Nauy, được giải thưởng Nobel kinh tế năm 1989 vì công trình nghiên cứu về cơ sở môn kinh tế lượng. Đóng góp quan trọng nhất của ông thể hiện trong bản luận án làm tại trườn đại học Harvard, sau đó được xuất bản dưới nhan đề: "Nghiên cứu xác suất trong kinh tế lượng". Tạp chí Econometrica tập 12, tr.118 (1944). Tác phẩm đó cho thấy trong việc lập công thức lý thuyết kinh tế bằng ngôn ngữ xác suất có thể sử dụng các phương pháp suy luận thống kê để rút ra các kết luận chính xác về các quan hệ cơ bản từ một "mẫu ngẫu nhiên" trong những quan sát theo thực nghiệm. Điều này cho phép rút ra những mô hình kinh tế, kiểm nghiệm và sử dụng chúng trong dự báo. Luận án của ông cũng đưa ra những tiến bộ trong việc giải bài toán về sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các biến số kinh tế, vì ông đã đề nghị các phương pháp để xác định rõ việc nhận dạng và đánh giaccs quan hệ kinh tế khi có sự phụ thuộc lẫn nhau. Phương pháp của ông đã được các nhà kinh tế lượng khác công nhận và phát triển. Ngoài công trình về lý thuyết kinh tế lượng, Haavelmo còn có nhiều đóng góp quan trọng về lý thuyết đầu tư và tăng trưởng kinh tế. Ngoài bản luận án, những sách đã xuất bản của ông là: Nghiên cứu về lý thuyết phát triển kinh tế(1954), Nghiên cứu về lý thuyết đầu tư (1960).
1425 Haberler, Gottfried (1900-) Nhà kinh tế học người Mỹ sinh ra ở Áo, nổi tiếng về nghiên cứu thương mại quốc tế. Trong cuốn Lý thuyết thương mại quốc tế (1936), ông đã đưa ra một cách chứng minh khác về lợi ích thương mại bằng chi phí cơ hội của sản xuất các hàng hoá và xem như hàng hoá khác không được sả xuất. Điều này bỏ qua trường hợp giá thực tế trong nghiên cứu của Ricardo. Một tác phẩm khác của ông là Thịnh vượng và đình đốn (1935), trong đó có xem xét tài liệu vè chu kỳ kinh doanh. Các tác phẩm lớn khác của ông là Thương mại quốc tế; Các chuyên khảo gây tiếng vang; Nghiên cứu về lý thuyết thương mại quốc tế (1961) và Tiền tệ trong nền kinh tế (1965).
1426 Habit-creating demand function Hàm cầu do thói quen. Một HÀM CẦU đối với hàng hoá không lâu bền, cho thấy rằng cầu trong bất kỳ giai đoạn nào cũng có thể bị ảnh hưởng bởi việc mua hàng từ trước.
1427 Halesbury Committee Uỷ ban Halesbury. Uỷ ban tư vấn của chính phủ Anh được lập ra để tư vấn về tổ chức một hệ thống TIÌEN TỆ BỘI SỐ MƯỜI. Thành lập năm 1961 và ngừng hoạt động năm 1963.
1428 Hammered Bị gõ búa. Trước sự kiện Big Bang năm 1986, khi một công ty môi giới chứng khoán không áo khả năng trả nợ cho khách hàng hoặc NHỮNG NGƯỜI MÔI GIỚI CHỨNG KHOÁN thì quyền kinh doanh trên thị trường chứng khoán của công ty đó bị đình chỉ.
1429 Hedgers Những người tự bảo hiểm.
1430 Hard-core unemployed Những người thất nghiệp khó tìm việc làm. Những người thất nghiệp có đăng ký cảm thấy do các điều kiện về thể chất và tinh thần, do thái độ đối với công việc hoặc do tuổi tác nên rất khó tìm việc làm.
1431 Hard currency Tiền mạnh. Một loại tiền tệ có mức cầu cao liên tục so với cung trên trên thị trường hối đoái.
1432 Harmony of interests Hài hoà quyền lợi. Xem INVISIBLE HAND.
1433 Harrod, Sir Roy, F. (1900-1978). Sau khi dạy ở trường dòng Oxford từ năm 1922, ông được bổ nhiệm làm phó giáo sư Viẹn kinh tế quốc tế năm 1952. Ông là biien tập tờ Economic Journal từ năm 1945-1961. Các sách đã xuất bản của ông bao gồm: Chu kỳ thương mại (1936), Tiến tới kinh tế học động (1948), Cuộc đời của John Maynard Keynes (1951), Một bổ sung vào thuyết kinh tế động (1952), Chính sách chống lạm phát (1958), Tham luận thứ hai về lý thuyết kinh tế động (1961) và Động lực kinh tế (1973).
1434 Harrod-Domar growth model Mô hình tăng trưởng Harrod-Domar. Mô hình tăng trưởng một khu vực do R.F.Harrod và E.Domar phát triển vào những năm 1940, về cơ bản xuất phát từ các cuộc cách mạng Keynes, vì nó có liên quan tới sự ổn định kinh tế và thất nghiệp cũng như những giả thiết cứng nhắc dùng cho phân tích ngắn hạn.
1435 Harrod Neutral Technical Progress Tiến bộ kỹ thuật trung tính của Harrod. Một loại tiến bộ kỹ thuật độc lập so sánh các điểm trong quá trình tăng trưởng ở đó tỷ lệ sản lượng so với vốn không thay đổi.
1436 Havana Charter Điều lệ Havana. Xem INTERNATIONAL TRADE ORGANIZATION.
1437 Hayek, Friedrich A.Von (1899-1992). Sinh ra và học tại Viên, Hayek là người lãnh đạo một số cơ sở của trường kinh tế London và các trường đại học ở Chicago, Freiburg và Salzburg. Năm 1974, ông được trao giải Nobel kinh tế cùng với G.MYRDAL. Lời dẫn khi trao giải Nobal đã công nhận cống hiến mở đường của ông về lý thuyết tiền tệ và lao động, về hiệu quả lao động của các hệ thống kinh tế khác nhau, và lĩnh vực nghiên cứu của ông bao gồm cả cơ cấu luật pháp trong hệ thống kinh tế. Trong cuốn Giá cả và sản xuất (1931), ông kết hợp lý thuyết tiền tệ với lý thuyết của trường phái Áo về vốn. Với tác phẩm The Road to Serfdom (Đường Xuống Kiếp Lao Tù) (1944), ông chuyển sang lĩnh vực triết học chính trị và luật pháp, trong đó ông phân tích vấn đề tự do, một chủ đề được nâng lên trong (Constitution of Liberty) Hiến Pháp Tự do (1960). Ngoài ra, Hayek đã có nhiều đóng góp trong lịch sử tư duy trí tuệ như trong tác phẩm John Stuart Mill và Harriet Taylor (1951) và trong phương pháp luận như Cuộc phản cách mạng khoa học. (Xem AUSTRIAN SCHOOL)
1438 Heckscher-Ohlin approach to international trade Phuơng pháp Heckscher-Ohlin về thương mại quốc tế. Nghiên cứu này do nhà kinh tế người Thuỵ Điển Heckcher khởi xướng, sau đó được người đồng hương của ông là Ohlin phát triển (trong Thương mại quốc tế và giữa các vùng, 1935), công nhận rằng thương mại quốc tế dựa trên sự khác nhau của chi phí tương đối nhưng cố gắng giải thích các yếu tố tạo ra sự khác nhau trong giá tương đối này.
1439 Hedging Lập hàng rào. Một hành động do người mua hoặc người bán thực hiện để tự bảo vệ thu nhập của mình khi có sự tăng giá xảy ra tong tương lai.
1440 Hedonic price Giá ẩn. Giá ẩn hay GIÁ BÓNG là tính chất của một hàng hoá. Một phần giá của loại hàng hoá đó có liên quan đến mỗi tính chất của nó và do vậy có thể đánh giá sự thay đổi về chất lượng.
1441 Hedonism Chủ nghĩa khoái lạc. Triết lý cho rằng hành vi của con người bị chi phối bởi sựu tìm kiếm thú vui. Tuy nhiên, với tư cách là một triết lý, chủ nghĩa khoái lạc bị thay đổi rất nhiều bởi khái niệm về nghĩa vụ, trách nhiệm...
1442 Herfindahl index Chỉ số Herfindahl. Một thước đo độ tập trung của thị trường công nghiệp.
1443 Heterogeneity Tính không đồng nhất. Chất lượng của hàng hoá, dịch vụ hoặc các yếu tố tạo ra sự khác nhau trong quan niệm của người tiêu dùng và người sản xuất.
1444 Heterogeneous capital Vốn không đồng nhất. VỐN vật chất thuộc nhiều loại đặc trưng riêng cho từng quá trình sản xuất và không được chuyển sang quá trình khác. Khái niệm này trở nên lỏng lẻo với ý tưởng rằng một hàng hoá vốn dễ chia nhỏ có thể sử dụng cho sản xuất nhiều hàng hoá trong nhiều quá trình.
1445 Heterogeneous product Sản phẩm không đồng nhất. Các hàng hoá hay dịch vụ do các đơi vị kinh tế đưa ra trên một thị trường nhất định mà có tổ hợp thuộc tính không giống nhau dưới con mắt của người mua sản phẩm đó.
1446 Heteroscedasticity Hiệp phương sai không đồng nhất. Một bài toán kinh tế lượng trong đó phương sai của sai số trong một mô hình hồi quy không đồng nhất giữa các quan sát.
1447 Hicks. Sir John R. (1904-1989). Nhà kinh tế học người Anh, đồng giải Nobel kinh tế 1972, cùng với Kenneth ARROW Ông dạy tại trường Kinh tế London và các trường đại học: Cambridge, Manchester và Oxford. Ông nhận được giả Nobel do nghiên cứu về lý thuyết CÂN BẰNG TỔNG THỂ trong Giá trị và tư bản (1939), đặc biệt về vấn đề ổn định hệ thống cân bằng tổng thể trước các cú sốc từ bên ngoài; về nghiên cứu trong KINH TẾ HỌC PHÚC LỢI, THẠNG DƯ CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG. Tuy nhiên, Hicks còn nghiên cứu nhiều lĩnh vực khác. Lý tuyết tiền lương (1932) của ông nêu ra phương pháp NĂNG SUẤT BIÊN ứng dụng trong xác định tiền lương theo quan niệm cổ điển. Trong bài Keynes và các phương pháp cổ điển (1937), ông đã khắc phục được vấn đề bất định của thuế Keynes và quỹ có thể cho vay về LÃI SUẤT bằng cách đưa vào các đường IS/LM, các đường IS/LM trở thành công cụ dùng trong phân tích lý thuyết Keynes. Năm 1950, ông tổng hợp các ý tưởng Keynes (Phương pháp QUÁ TRÌNH SỐ NHÂN) của các nhà kinh tế lượng (độ trễ) của quá trìng gia tốc và của Harrod (tăng trưởng và hệ thống không ổn định) vào mô hình của chu kỳ kinh doanh trong Một đóng góp vào lý thuyết vào chu kỳ kinh doanh. Ông cũng đã xuất bản các cuốn sách về Lý thuyết cầu và hiện trạng của kinh tế học Keynes.
1448 Hicks-Hansen diagram Biểu đồ Hicks-Hansen. Xem IS - LM DIAGRAM.
1449 Hicks Neutral Technical Progress Tiến bộ kỹ thuật trung tính Hicks. Một phân loại của tiến bộ kỹ thuật phát triển độc lập so sánh các điểm trong quá trình tăng trưởng mà ở đó tỷ lệ VÔN/ LAO ĐỘNG là không đổi.
1450 Hidden unemployment Thất nghiệp ẩn. Còn gọi là thất nghiệp trá hình. Vì lực lượng lao động biến đổi tuần hoàn, nên người ta lập luận rằng số người thất nghiệp được thông báo phản ánh không hết lượng người thất nghiệp thực sự do không tính những công nhân chán nản.
1451 High-powered money Tiền mạnh. Trong lý thuyết truyền thống về số nhân tín dụng, tài sản dự trữ mà dựa vào đó hệ thống ngân hàng tạo ra tiền gửi ngân hàng ràng buộc các hoạt động cho vay của ngân hàng và dẫn đến tạo ra tiền gửi gộp chung được gọi là "tiền mạnh".
1452 Hiring rate Tỷ lệ thuê. Xem ACCESSION RATE.
1453 Hiring standards Các tiêu chuẩn thuê người. Khó khăn trong tuyển người đối với người chủ không phải là tiếp xúc với nhiều ững cử viên nhất, mà vấn đề là tìm đủ số ứng cử viên xứng đáng để dành thời gian xem xét.
1454 Histogram Biểu đồ tần xuất. Một minh hoạ bằng đồ thị của phân phối theo tần xuất ( hay PHÂN PHỐI XÁC SUẤT), trong đó tần suất (hay xác suất) là một biến lấy giá trị giữa các giới hạn được tính bằng chiều cao của một cột trên trục hoành giữa các giới hạn đó.
1455 Historical costs Chi phí lịch sử. Chi phí xảy ra vào thời điểm một yếu tố đầu vào hoặc nguên liệu được mua vào và vì vậy không bằng chi phí thay thế đầu vào đó (chi phí thay thế) nếu giá tăng lên vào thời điểm đó.
1456 Historical model Các mô hình lịch sử. Các mô hình kinh tế có khả năng phân tích các biến đổi vàtình hình trong thế giới hiên thực, đối lập với các mô hình CÂN BẰNG thường nặng tính lý thuyết.
1457 Historical school Trường phái lịch sử. Một nhóm các nhà kinh tế Đức thế kỷ XIX mà phương pháp luận và phân tích của họ có ảnh hưởng lớn trong các nước nói tiếng Đức.
1458 Historicism Chủ nghĩa lịch sử. Xem Historical school.
1459 Hoarding Đầu cơ tích trữ. Xem MONEY, THE DEMAND FOR.
1460 Hoarding company Công ty nắm giữ. Một công ty kiểm soát một số công ty khác thông qua sở hữu một tỷ lệ đủ trong vốn cổ phần chung của các công ty đó.
1461 Homogeneity Tính thuần nhất, tính đồng nhất. Tính chất của hàng hoá dịch vụ hoặc các yếu tố giống nhau theo cách suy nghĩ của nhà phân phối và người tiêu dùng.
1462 Homogeneous functions Các hàm đồng nhất. Một hàm được coi là đông nhất bậc n nếu nhân tất cả các biến ĐỘC LẬP với một hằng số Lamda có kết quả bằng BIẾN PHỤ THUỘC nhân với Lamda.
1463 Homogeneous product Sản phẩm đồng nhất. Khi các đơn vị kinh tế đưa ra trên một thị trường nhất định một loạt các sản phẩm và dịch vụ giống nhau dưới con mắt của người mua thì sản phẩm đó được gọi là đồng nhất.
1464 Homogeneous product functión Các hàm sản xuất đồng nhất. Xem PRODUCTION FUNCTION.
1465 Homoscedasticity Hiệp phương sai đồng nhất. Một tính chất của phương sai của thành phần nhiễu trong các phương trình hồi quy khi nó cố định trong tất cả các quan sát.
1466 Horizontal equity Công bằng theo phương ngang. Tính công bằng hoặc công lý áp dụng với các cá nhân trong cùng một hoàn cảnh.
1467 Horizontal intergration Liên kết theo phương ngang. Liên kết theo phương ngang xảy ra khi hai hãng ở cùng một giai đoạn trong quá trình sản xuất sát nhập với nhau để lập ra một doanh nghiệp duy nhất. Xem MERGER.
1469 Horizontal / vertical / conglomerate merger Hợp nhất theo tuyến ngang/ dọc/ kết khối.
1470 Hot money Tiền nóng. Một quốc gia có lãi suất cao sẽ thu hút tiền từ nước ngoài vào.
1471 Hotelling's Rule Quy tắc Hotelling. Một quy tắc về sử dụng tối ưu các tài nguyên thiên nhiên không tái tạo được do H.Hotelling đưa ra năm 1931 (Kinh tế học về tài nguyên có thể bị cạn kiệt, Tạp chí kinh tế chính trị , tập 39, trang 137-175).
1472 Housing benefit Lợi nhuận nhà ở. Xem BEVERIDGE REPORT.
1473 Human capital Vốn nhân lực. Cốt yếu của vốn nhân lực là ở chỗ đầu tư cào nguồn nhân lực sẽ làm tăng năng suất lao động.
1474 Hume, David (1711-1776) Nhà tư tưởng lớn người Scotland. Ông có nhiều đóng góp đối với kinh tế chính trị trong tác phẩm Thuyết trình chính trị (1752). Ông nhấn mạnh (theo sau LOCKE) rằng khối lượng tiền tệ trong nước không có vai trò gì đối với của cải thực tế của nước đó và đã hoàn thiện THUYẾT TIỀN TỆ ĐỊNH LƯỢNG. Ông đã bổ sung và cũng phủ nhận lý thuyết của LOCKE rằng một quốc gia có thể cao thặng dư hoặc thâm hụt thương mại thường xuyên. CƠ CHẾ CHẢY VÀNG đảm bảo rằng thương mại quốc tế luôn cân bằng. Lý thuyết cung cầu của ông rất được quan tâm. Nhu cầu về vay tiền thường bị ảnh hưởng một phần bởi các kỳ vọng về kinh doanh và do vậy tỷ lệ lợi nhuận và lãi suất có quan hệ mật thiết với nhau. Ông cho rằng phương pháp luận khoa học xã hội là một ngành của tâm lý học ứng dụng. Triết lý này và quan điểm của ông về lợi ích riêng và nhu cầu tích trữ với tư cách là động lực thúc đẩy cho các hoạt động kinh tế có ảnh hưởng quan trọng đến A.SMITH và các nhà kinh tế học tiếp theo.
1475 Hunt Commission Uỷ ban Hunt. Uỷ ban của tổng thống về cơ cấu và luật lệ tài chính đã đưa ra báo cáo năm 1972, kêu gọi cải tổ dần dần các nghành dịch vụ tài chính Mỹ.
1476 Hunt Report Báo cáo Hunt. Kết quả làm việc của uỷ ban Hoàng gia Anh, được lập ra để xem xét khó khăn của địa phương ở nước Anh được gọi là trung gian - tức là nằm giữa các vùng thịnh vượng và các vùng trì trệ và được nhận trợ cấp nhờ CHÍNH SÁCH ĐỊA PHƯƠNG Uỷ ban hoàng gia (HMSO) về các vùng trung gian Cmnd, 3998, London, 1969.
1477 Hiperbola Hypecbôn
1478 Hyperinflation Siêu lạm phát. Tình trạng lạm phát tăng nhanh khi có siêu lạm phát, giá cả tăng lên 10 lần, thậm chí 100 lần chỉ trong vòng 1 tháng.
1479 Hypothesis testing Kiểm định giả thuyết. Một cụm thuật ngữ chung để miêu tả các thủ tục thống kê để xác định tính đúng đắn của một giả thuyết.
1480 Hysteresis Hiện tượng trễ. Các nhà khoa học sử dụng thuật ngữ này để miêu tả một trạng thái trong đó cân bằng của một hệ thống phụ thuộc vào lịch sử của hệ thống đó.
1481 Human wealth Của cải của con người.
1482 ICOR Tỷ lệ biên tế giữa vốn và sản lượng.
1483 IBBD Ngân hàng Tái thiết và Phát triển. Xem INTERNATIONAL BANK FOR RECONSTRUCTION AND DEVELOPMENT.
1484 ICFC Công ty Tài chính Công nghiệp và Thương mại. Xem INVESTOR OF INDUSTRIES.
1485 IDA Hiệp hội Phát triển quốc tế. Xem INTERNATIONAL DEVELOPMENT ASSOCIATION.
1486 Identification problem Bài toán nhận dạng. Bài toán kinh tế lượng nảy sinh trong quá trình ước lượng các tham số của các phương trình đồng thời.
1487 Identity Đồng nhất thức. Một phương trình đúng theo định nghĩa hay có tác dụng xác định một biến nào đó.
1488 Identity matrix Ma trận đơn vị. Thường ký hiệu là I. Là một ma trận có các phần tử nằm trên đường chéo bằng 1 còn các phần tử nằm ngoài đường chéo bằng 0.
1489 National Income Identities Đồng nhất thức của thu nhập quốc dân.
1490 Idiosyncratic exchange Trao đổi tính chất riêng; trao đổi tư chất. Bản chất độc đáo của các nhiệm vụ và do vậy các kỹ năng của từng công nhân giúp cho các công nhân và các ông chủ có được các độ tự do nhất định khi đề ra mức tiền công.
1491 Idle balances Tiền nhàn rỗi. Tiền được rút ra khỏi lưu thông và đựơc lưu dưới dạng tiền tích trữ của cải.
1492 Illiquidity Không tính chuyển hoán. Việc thiếu tính chuyển hoán của một tài sản nhất định hoặc của một danh mục tài sản do một người giao dịch nắm giữ.
1493 Ilo Văn phòng Lao động Quốc tế. Xem INTERNATIONAL LABOR OFFICE.
1494 Imaginary number Số ảo. Con số có căn bậc hai của âm một, và thường kí hiệu là i. Xem COMPLEX NUMBER.
1495 IMF Quỹ tiền tệ quốc tế. Xem INTERNATIONAL MONETARY FUND.
1496 Imitative growth Tăng trưởng mô phỏng. Một hướng tăng trưởng của HÃNG thông qua ĐA DẠNG HOÁ để chi một quá trình tăng trưởng được kích thích bằng cách đưa vào những sản phẩm có đặc tính sao cho người tiêu dùng không nhận thức được sản phẩm này là mới; nghĩa là chúng không thức tỉnh và thoả mãn CÁC NHU CẦU TIỀM ẨN.
1497 Immiserizing growth Tăng trưởng làm khốn khổ. Một trường hợp có thể xảy ra nhưng không chắc chắn, trong đó một sự gia tăng sản lượng kinh tế trong một nước thông qua tác động phản hồi của thương mại sẽ dẫn đến một tình huống trong đó PHÚC LỢI KINH TẾ bị giảm sút.
1498 Impact analysis Phân tích tác động. Một tên gọi chung cho những kỹ thuật dùng để đo lượng ảnh hưởng của một thay đổi nhất định trong hoạt động kinh tế đến một nền kinh tế cấp vùng hay cấp địa phương.
1499 Impact multiplier Số nhân tác động Tác động ngay tức thì của một thay đổi trong BIẾN NGOẠI SINH lên BIẾN NỘI SINH, tương phản với tác động tổng hợp hay dài hạn của sự thay đổi này.
1500 Impact of taxation Tác động của việc đánh thuế. Đề cập đến một người, một công ty hay một giao dịch bị đánh thuế.
1501 Imperfect competition Cạnh tranh không hoàn hảo. Một cụm thuật ngữ chung có thể được sử dụng theo 2 cách. 1)Dùng để chỉ bất kỳ một dạng cơ cấu thị trường nào không pahỉ là cạnh tranh hoàn hảo và do vậy nó bao gồm CẠNH TRANH ĐỘC QUYỀN, ĐỘC QUYỀN NHÓM và ĐỘC QUYỀN. 2)Dùng để chỉ bất kỳ một cơ cấu thị trường nào không phải là CẠNH TRANH HOÀN HẢO và ĐỘC QUYỀN.
1502 Imperfect market Thị trường không hoàn hảo. Là thị trường trong đó các điều kiện sau đây của một thị trường hoàn hảo không được thoả mãn: 1)Sản phẩm đồng nhất. 2)Một số lớn người mua và người bán. 3)Người mua và người bán có quyền tự do nhập và ra khỏi thị trường. 4)Tất cả người mua và người bán đều có thông tin hoàn hảo và thấy được trước tập hợp các mức giá hiện tại và tương lai. 5)Lượng mua và lượng bán của từng thành viên thị trường là không đáng kể so với tổng khối lượng giao dịch. 6)Không có sự kết cấu giữa người bán và người mua. 7)Người tiêu dùng cực đại hoá tổng ĐỘ THOẢ DỤNG và người bán cực đại hoá TỔNG LỢ NHUẬN. 8)Hàng hoá có khả năng chuyển nhượng.
1503 Imperialism Chủ nghĩa đế quốc. Theo tư tưởng Mac-xít hay tư tưởng Xã hội chủ nghĩa thì Chủ nghĩa đế quốc là một chính sách của nước ngoài nhằm tìm cách áp dụng sự kiêm soát về chính trị và kinh tế đối với khu vực lạc hậu để đảm bảo cho nước chủ có được một thị trường tương đối với những khoản tiền tiết kiệm nhàn rỗi và các hàng hoá chế tạo dư thừa nhằm đổi lấy các nguyên vật liệu chiến lược.
1504 Implementation lag Độ trễ thực hiện. Thời gian cần có để thực thi CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ, và còn được gọi là độ trễ bên trong.
1505 Implicit contracts Các hợp đồng ẩn. Khái niệm hợp đồng ẩn được sử dụng nhằm cung cấp một cơ sở cho việc tồn tại tiền công và giá cả ít biến đôi và được dựa trên những đặc tính KHÔNG THÍCH RỦI RO khác nhau của chu doanh nghiệp và người làm thuê.
1506 Implicit cost Chi phí ẩn. Chi phí cơ hội của việc sử dụng các yếu tố sản xuất mà một nhà sản xuất không phải mua hay thuê mà lại sở hữu chúng.
1507 Implicit function Hàm ẩn. Hàm số được biểu diễn dưới dạng không có BIẾN PHỤ THUỘC.
1508 Implicit price deflator Chỉ số giảm phát giá ẩn. Một chỉ số giá được sử dụng để giảm phát một hay nhiều thành phần của tài khoản thu nhập quốc dân.
1509 Implicit rental value Giá trị tiền thuê ẩn. Giá cả mà người chủ một yếu tố sản xuất dưới dạng vật chất chẳng hạn như tư bản, tính đối với một hãng cho việc sử dụng yếu tố này. Xem USER COST OF CAPITAL.
1510 Import Hàng nhập khẩu. Hàng hoá hay dịch vụ được tiêu dùng ở một nước nhưng mua từ nước khác.
1511 Import duty Thuế nhập khẩu. Xem TARIFFS.
1512 Import quota Hạn ngạch nhập khẩu. Xem QUOTA.
1513 Import restrictions Các hạn chế nhập khẩu. Các hạn chế về số lượng hoặc chủng loại hàng hoá được nhập khẩu vào một nước thông qua việc sử dụng thuế quan hay hạn ngạch.
1514 Import substitution Thay thế nhập khẩu. Một trong những chiến lược phát triển chủ yếu được các nước đang phát triển lựa chọn.
1515 Import tariff Thuế quan nhập khẩu. Xem TARIFFS.
1516 Import substitution industrialization Công nghiệp hoá bằng thay thế hàng nhập khẩu.
1517 Impossibility Theorem Định lý về tính bất khả thể; Định lý về Điều không thể có. Xem SOCIAL WELFARE FUNCTION.
1518 Impure public good Hàng hoá công cộng không thuần tuý. Xem MIXED GOOD.
1519 Imputed rent Tiền thuê không quy đổi. Khái niệm tiền thuê do doanh nhiệp tự trả cho mình trong việc sử dụng đất đai mà doanh nghiệp sở hữu. Xe, IMPLICIT COST.
1520 Inactive money Tiền nhàn rỗi. Xem IDLE BALANCES.
1521 Incentive payment systems Hệ thống thanh toán khuyến khích. Xem PAYMENT BY RESULTS.
1522 Incidence of taxation Phạm vi tác động của việc đánh thuế, đối tượng chịu thuế. Chỉ sự phân phối cuối cùng gánh nặng của một khoản thuế. Cụm thuật ngữ này đề cập đến những người có thu nhập thực tế bị giảm do việc đánh thuế.
1523 Income Thu nhập Số lượng tiền, hàng hoá hoặc dịch vụ do một cá nhân, hay công ty hay một nền kinh tế nhận được trong một khoảng thời gian nhất định.
1524 Income, circular flow of Luồng luân chuyển của thu nhập. Xem Circular flow of Income.
1525 Income consumption curve Đường tiêu dùng thu nhập. Tiếp điểm của đường BÀNG QUAN của người tiêu dùng và ĐƯỜNG NGÂN SÁCH xác định vị trí cân bằng của người tiêu dùng.
1526 Income determination Xác định thu nhập. Xem INCOME - EXPENDITURE MODEL.
1527 Income differentials Sự khác biệt về thu nhập. Sự khác nhau về mức thu nhập giữa những người khác nhau. Sự khác nhau này thường là do các loại công việc như sự khác biệt về kỹ năng làm việc, về vị trí địa lý trong đó một số vùng có thể có mức tiền công cao hơn vùng khác, hay có thể có sự khác nhau giữa mức tiền công ở thành thị và nông thôn.
1528 Income effect Hiệu ứng thu nhập, ảnh hưởng thu nhập. Một sự thay đổi giá cả của một hàng hoá sẽ làm giảm hay tăng thu nhập thực tế của người tiêu dùng.
1529 Income distribution Phân phối thu nhập.
1530 Income elasticity of demand Co giãn của cầu theo thu nhập. Đo lường mức độ phản ứng của lượng cầu về một hàng hoá đối với một mức thay đổi về mức thu nhập của những người có yêu cầu về hàng hoá này.
1531 Income - expenditure model Mô hình thu nhập - chi tiêu Mô hình một khu vực dạng Keynes đơn giản cho phép xác định được MỨC THU NHẬP QUỐC DÂN CÂN BẰNG.
1532 Income maintenance Duy trì thu nhập. Các chính sách được đề ra nhằm nâng mức thu nhập của một số nhóm người hay cá nhân nào đó.
1533 Income effect of wages Ảnh hưởng thu nhập của lương.
1534 Income approach Phương pháp dựa theo thu nhập (để tính GDP).
1535 Income-sales ratio Tỷ số thu nhập / doanh thu. Tỷ số giữa giá trị gia tăng và tổng doanh thu của một doanh nghiệp hay một ngành.
1536 Incomes policy Chính sách thu nhập. Ý định của chính phủ muốn kiểm soát tiền công bằng một hình thức can thiệp nào đó vào quá trình thương thuyết về tiền công.
1537 Income and substitution effect Ảnh hưởng của thu nhập và ảnh hưởng của thay thế.
1538 Income support Trợ giúp thu nhập. Xem BEVERIDGE REPORT.
1539 Income tax Thuế thu nhập Đây là một loại thuế quan trọng nhất ở Ah và đóng một vai trò quan trọng trong các chế độ tài chính của tất cả các nước phương Tây.
1540 Income statement Báo cáo thu nhập / Bản thu nhập.
1541 Income terms of trade Tỷ giá thương mại theo thu nhập Xem TERM OF TRADE.
1542 Income velocity of circulation Tốc độ lưu thông của thu nhập. Số đo tốc độ lưu thông của tiền có nguồn gốc từ sự phân tích của trường phái Cambridge (xem QUANTITY, THEORY OF MONEY ), trong đó số lượng tiền mặt trung bình có quan hệ với mức thu nhập trong một thời kỳ nhất định.
1543 Increasing returns to scale Lợi tức tăng dần theo quy mô. Xem ECONOMIES OF SCALE, RETURNS TO SCALE.
1544 Incremental capital-output ratio Tỷ số vốn/ sản lượng tăng thêm (ICOR). Số đơn vị VỐN tăng thêm cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản lượng tăng thêm.
1545 Independent variable Biến độc lập. Biến xuất hiện ở về phải của dấu phương trình, gọi là biến không phụ thuộc bởi vì giá trị của nó được xác định "một cách độc lập" hoặc được xác định ngoài phương trình này.
1546 Indexation Phương pháp chỉ số hoá. Một cơ chế điều chỉnh theo từng thời kỳ giá trị danh nghĩa của các hợp đồng theo sự biến động của CHỈ SỐ GIÁ đã được xác định.
1547 Indexation of tax allowances and taxation. Chỉ số hoá việc trợ cấp thuế và việc đánh thuế. Chỉ số hoá các khoản trợ cấp thuế là quá trình giữ cho số lượng trợ cấp thuế không đổi tính theo giá trị thực tế.
1548 Index number Số chỉ số. Con số thể hiên giá trị của một đại lượng nào đó.
1549 Index number problem Vấn đề chỉ số. Vấn đề chỉ số có thể nảy sinh khi muốn so sánh hai tập hợp biến số tại hai thời điểm khác nhau nhưng sử dụng một chỉ số thôi vì có nhiều cách khác nhau để tổng hợp các biến số vào cùng một số đo.
1550 Indicative planning Kế hoạch hoá chỉ dẫn. Việc sử dụng các mục tiêu được xác định từ trung ương để phối hợp các kế hoạch sản lượng, ĐẦU TƯ CỦA KHU VỰC CÔNG CỘNG và đầu tư tư nhân.
1551 Index of distortion Chỉ số biến dạng / bóp méo / sai lệch.
1552 Indifference Bàng quan Một nhận định cho rằng một HÀNG HOÁ, một sự kiện hay một dự án vừa được ưa thích hơn vừa không được ưa thích hơn một hàng hoá khác...
1553 Indifference curve Đường bàng quan, đường đẳng dụng.
1554 Indifference map Họ đường bàng quan, bản đồ đường đẳng dụng. Tập hợp các đường BÀNG QUAN, trong đó mỗi đường kế tiếp nằm ở phía ngoài đường trước đó theo hướng Đông bắc. Các đường bàng quan cao hơn chỉ mức thoả dụng cao hơn.
1555 Indirect least squares (ILS) Bình phương tối thiểu gián tiếp. Một cách ước lượng các tham số của cac PHƯƠNG TRÌNH ĐÔNG THỜI tránh được SỰ CHỆCH CỦA CÁC PHƯƠNG TRÌNH ĐỒNG THỜI.
1556 Indirect taxes Thuế gián thu. Thông thường, đây được coi là những loại thuế đánh vào hàng hoá và dịch vụ và do vậy, việc trả thuế chỉ là gián tiếp.
1557 Indirect utility function Hàm thoả dụng gián tiếp. Hàm thoả dụng biểu hiện độ thoả dụng thu được từ một tập hợp hàng hoá được xác định bởi giá cả của những hàng hoá này và mức thu nhập.
1558 Indivisibilities Tính bất khả chia; Tính không thể phân chia được. Đặc tính của một yếu tố sản xuất hay một hàng hoá không cho phép sử dụng nó dưới một phép tối thiểu nào đó.
1559 Industrial action Trừng phạt lao động. Hình phạt do một số cá nhân hay các nhóm người mưu toan giải quyết BẤT ĐỒNG VỀ LAO ĐỘNG trong doanh nghiệp của họ.
1560 Industrial and Commercial Finance Corporation Công ty Tài chính Công nghiệp và Thương mại. Xem INVESTORS INDUSTRY.
1561 Industrial bank Ngân hàng công nghiệp. Một tên gọi khác của một CÔNG TY TÀI CHÍNH, chẳng hạn như một tổ chức tạo tín dụng THUÊ MUA.
1562 Industrial complex analysis Phân tích tổ hợp công nghiệp. Một kỹ thuật được sử dụng trong kế hoạch hoá vùng lãnh thổ, nó tập trung vào phân tích mối quan hệ tương tác giữa các hoạt động công nghiệp được thực hiện trên cùng một vùng địa lý.
1563 Industrial democracy Dân chủ công nghiệp Một sự mở rộng quá trình ra quyết định trong phạm vi một xí nghiệp từ một nhóm nhỏ theo hướng cho toàn thể lực lượng lam việc.
1564 Industrial Development Certificate Chứng chỉ Phát triển công nghiệp. Một sự kiểm soát trước đây về xây dựng công nghiệp được hình thành theo Đạo luật Kế hoạch hoá quận và thị xã năm 1947, đòi hỏi phải có một chứng chỉ (IDC) trước khi xây dựng hay mở rộng một khu công nghiệp quá một quy mô nhất định. Sau khi thông qua Luật Công nghiệp năm 1972, IDCS không còn cần cho sự phát triển trong CÁC KHU VỰC CẦN PHÁT TRIỂN hay các KHU VỰC ĐẶC BIỆT CẦN PHÁT TRIỂN và IDCS thực tế đã bị bỏ từ năm 1982.
1565 Industrial dispute Tranh chấp lao động Mọi sự bất đồng hay sự bất hoà hoặc là giữa chủ và người làm thuê hoặc là giữa những người làm thuê về thời hạn và điều kiện làm việc của một người, một nhóm người hay là tình trạng không có việc làm của một người.
1566 Industrial concentration Sự tập trung công nghiệp.
1567 Inductive reasoning Lập luận quy nạp.
1568 Industrial policy Chính sách công nghiệp.
1569 Industrial inertia Tính ỳ công nghiệp. Một cụm thuật ngữ được sử dụng để mô tả một hiện tượng, các doanh nghiệp không thay đổi được vị trí địa lý khi vị trí hiện tại không còn là một vị trí mang lại nhiều lợi nhuận nhất nữa.
1570 Industrialization Công nghiệp hoá (ở các nước đang phát triển). Sự phát triển của các ngành công nghiệp được coi là chiến lược phát triển chung.
1571 Industrial organization Tổ chức công nghiệp Thông thường, đây là lĩnh vực của LÝ THUYẾT GIÁ CẢ ỨNG DỤNG. Nó quan tâm đến sự vận hành của nền kinh tế thị trường và nhìn chung là nó tiếp cận theo cơ cấu thị trường, sự điều hành và kết quả của thị trường.
1572 Industrial relation Các quan hệ lao động. Nghiên cứu và thực hành các quy tắc chi phối việc làm.
1573 Industrial Reorganization Corporation Công ty cải tổ công nghiệp. Một tổ chức độc lập được một chính phủ Anh lập ra vào năm 1966 rồi sau đó bị một chính phủ Anh khác giải tán vào năm 1971. Mục đích của tổ chức là tăng hiệu quả của khu vực công nghiệp trong nền kinh tế thông qua việc khuyến khich hợp lý hoá và hợp nhất các doanh nghiệp "nhỏ" thành các đơn vị lơn hơn và hy vọng có hiệu quả lớn hơn.
1574 Industrial unions Nghiệp đoàn theo ngành. Nghiệp đoàn là tổ chức của tất cả các công nhân trong một ngành bất kể chuyên môn của họ là gì. Xem GENERAL, UNION AND CRAFT UNIONS.
1575 Industrial wage differentials Chênh lệch về tiền công giữa các ngành. Các chênh lệch về mức trả công trung bình của các nhóm công nhân được phân loại theo ngành mà họ làm việc.
1576 Industrial wage structure Cơ cấu tiền công theo ngành. Việc xếp hạng mức trả công trung bình của các nhóm công nhân khác nhau được phân loại theo ngành mà họ làm việc.
1577 Industry Ngành công nghiệp. Một ngành trong khuôn khổ CƠ CẤU THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH HOÀN HẢO có thể được định nghĩa là một số lớn doanh nghiệp cạnh tranh với nhau trong việc sản xuất MỘT SẢN PHẨM ĐỒNG NHẤT.
1578 Industry-wide bargaining Thương lượng trong toàn ngành. Xem NATIONAL BARGAINING
1579 Inelastic Không co giãn. Xem Elasticity.
1580 Inequality Bất đẳng thức. Quan hệ nói lên một hàm số của một biến (hay một tập hợp các biến) lớn hơn hay nhỏ hơn một số nào đó.
1581 Infant industry Ngành công nghiệp non trẻ. Ngành công nghiệp trong thời kỳ đầu phát triển, thị phần nội địa của nó hiện còn nhỏ do sự cạnh tranh của các đối thủ nước ngoài.
1582 Infant industry argument for protection Luận điểm bảo hộ ngành công nghiệp non trẻ. Một trong những lý lẽ bảo hộ lâu đời nhất cho rằng một ngành công nghiệp là mới đối với đất nước và nhỏ hơn quy mô tối ưu có thể không có khả năg đứng vững trong cạnh tranh với nước ngoài trong thời kỳ non trẻ.
1583 Infant industry tariff argument Luận điểm về lập thuế quan bảo hộ ngành công nghiệp non trẻ.
1584 Inference Suy luận Xem STATISTIC INFERENCE.
1585 Inferior good Hàng hoá hạ đẳng; hàng hoá thứ cấp Hàng có ảnh thu nhập âm, nghĩa là khi thu nhập tăng lên, các yếu tố khác không đổi, lượng cầu đối với hàng hoá đó giảm.
1586 Infinite memory Bộ nhớ vô hạn. Một ĐẶC TÍNH CỦA QUÁ TRÌNH TĨNH SAI PHÂN .
1587 Inflation Lạm phát. Sự gia tăng đáng kể trong mức giá chung hay tỉ lệ tăng của mức giá chung trên một đơn vị thời gian.
1588 Inflation, suppressed Lạm phát bị nén. Lạm phát bị nén nảy sinh nếu việc kiểm soát giá giữ giá cả ở mức thấp trong khi nền kinh tế đang có xu hướng lạm phát nói chung. Xem Inflation.
1589 Inflation accounting Hạch toán lạm phát. Chỉ các kỹ thuật xác định tác động của lạm phát đến các tài khoản và các thủ tục hạch toán.
1590 Inflationary gap Hố cách / khoảng trống lạm phát, chênh lệch lạm phát. Tổng chi tiêu vượt quá mức sản lượng tối đa có thể đạt được dẫn đến kết quả gây sức ép làm cho giá cả tăng lên.
1591 Infinitely elastic Co giãn hoàn toàn.
1592 Inflationary spiral Vòng xoáy ốc của lạm phát. Xem HYPERINFLATION, INFLATION.
1593 Inflation subsidy Trợ cấp lạm phát. Do tính không linh hoạt về thể chế mà lãi suất và thanh toán nợ có thể không cùng tăng với lạm phát, do đó LÃI SUẤT THỰC TẾ và giá trị thực tế của nợ giảm xuống.
1594 Inflation tax Thuế lạm phát. Tình huống khi chính phủ thực hiện chính sách tăng lạm phát thay cho việc tăng thuế để thanh toán cho các khoản chi tiêu của mình.
1595 Informal sector Khu vực không chính thức. Chỉ một số lượng lớn những người tự làm việc cho mình trong một nước đang phát triển, những người này tham gia vào các công việc quy mô nhỏ, chẳng hạn chủ may vá, dịch vụ ăn uống, buôn bán, sửa chữa giày dép....
1596 Information Thông tin Xem PERFECT INFORMATION.
1597 Information matrix Ma trận Thông tin. Ma trận gồm các đạo hàm bậc hai của HÀM XÁC SUẤT trong ước lượng xác suất lớn nhất của mô hinh kinh tế lượng.
1598 Inflation rate Tỷ lệ lạm phát.
1599 Inflation-adjusted budget Ngân sách được điều chỉnh theo lạm phát.
1600 Informative economy analysis Phân tích thông tin kinh tế.
1601 Infra-marginal externality Ngoại ứng biên. Xem EXTERNALITIES.
1602 Infrastructure Hạ tầng cơ sở. Các yếu tố cơ cấu của một nền kinh tế tạo điều kiện thuận lợi cho việc luân chuyển hàng hoá và dịch vụ giữa người mua và người bán.
1603 Inheritance tax Thuế thừa kế. Đây là một loại thuế đánh vào của cải ở Anh và đến tân năm 1986 vẫn được coi là THUẾ CHUYỂN NHƯỢNG VỐN, thuế này đã thay thế cho THUẾ BẤT ĐỘNG SẢN năm 1974.
1604 Initial claims series Nhóm người yêu cầu đầu tiên. Báo cáo thống kê số người lần đầu tiên xin trợ cấp thất nghiệp ở Mỹ.
1605 Injections Sự bơm tiền. Sự bổ sung ngoại sinh vào số thu nhập của các doanh nghiệp và hộ gia đình.
1606 In-kind redistribution Phân phối lại bằng hiện vật. Bao gồm tất cả các dạng phân phối lại không phải bằng chuyển tiền mặt hay thu nhập.
1607 Inland bill Hối phiếu nội địa. Một hối phiếu được rút nhằm tài trợ cho sản xuất và buôn bán trong nước.
1608 Innovations Phát kiến; sáng kiến Thường được sử dụng thay cho từ "phát minh" và chỉ những tiến bộ về công nghệ trong quá trình sản xuất cũng như việc tạo ra những thuộc tính khác nhau và kết hợp các thuộc tính trong các sản phẩm có thể trao đổi được.
1609 Input Đầu vào. Xem FACTOR OF PRODUCTION.
1610 Input orientation Định hướng theo đầu vào. Xu hướng của một số phương thức sản xuất và chế tạo muốn ở gần nguồn nguyên vật liệu hay đầu vào.
1611 Innocent entry barrier Cản trở vô tình đối với việc nhập ngành; Cản trở ngẫu nhiên đối với việc nhập ngành.
1612 Input - output Đầu vào - đầu ra (I-O), bảng cân đối liên ngành. Một phương pháp phân tích trong đó nền kinh tế được thể hiện bằng một tập hợp các HÀM SẢN XUẤT TUYẾN TÍNH mô tả mối quan hệ tương tác giữa các ngành.
1613 Inside lag Độ trễ bên trong. Sự chậm trễ giữa việc nhận thức ra nhu cầu phải có hành động chính sách và sự thực hiện chính sách.
1614 Inside money Tiền bên trong. Các dạng tiền dựa trên số nợ của khu vực tư nhân , ví dụ quan trọng nhất là tiền gửi ngân hàng thương mại ứng với số tiền ngân hàng cho khu vực tư nhân vay.
1615 Insider - outsider Người trong cuộc - người ngoài cuộc.
1616 Insider - outsider model Mô hình Người trong cuộc - người ngoài cuộc. Các mô hình phân biệt những người hiện đang làm việc, gọi là những người bên trong - những người này được coi là có một ít sức mạnh đối với thị trường - với những người không có việc làm nhưng đang muốn làm việc, gọi là những người bên ngoài.
1617 Insolvency Tình trạng không trả được nợ. Một người hay công ty không trả được nợ, sau khi qua các khâu xem xét về luật pháp, có thể được tuyên bố Phá sản hay họ có thể dàn xếp với những người cho vay để xoá nợ.
1618 Instalment credit Tín dụng trả dần. Cụm thuật ngữ chung chỉ tài chính cho vay theo các điều kiện về việc trả gốc và lãi làm nhiều lần.
1619 Institutional economics Kinh tế học thể chế. Một loại phân tích kinh tế nhấn mạnh đến vai trò của các tổ chức xã hội, chính trị và kinh tế trong việc hình thành các sự kiện kinh tế.
1620 Institutional training Đào tạo thể chế. Thường được sử dụng để mô tả sự đào tạo việc làm do chính phủ trực tiếp cung cấp.
1621 Instrumental variables Các biến công cụ (IV). Biến số thay thế BIẾN GIẢI THÍCH THỰC TẾ để làm trọng số trong phân tích hồi quy.
1622 Instruments Các công cụ. Còn gọi là các CÔNG CỤ CHÍNH SÁCH. Thuật ngữ này xuất phát từ việc phân loại các biến trong quá trình ổn định hoá kinh tế thành các công cụ chính sách, mục tiêu chính sách và các biến ngoại sinh.
1623 Insurance Bảo hiểm Bảo hiểm cho phép mọi người đổi rủi ro của việc thua thiệt lớn để lấy sự chắc chắn của việc thua thiệt nhỏ.
1624 Insurance premium Tiền đóng bảo hiểm. Xem INSURANCE.
1625 Intangible assets Tài sản vô hình. Xem TANGIBLE ASSETS, GOODWILL.
1626 Intangible capital Vốn vô hình.
1627 Integer Số nguyên Một số tròn, không có phần thập phân hay phân số.
1628 Integerated economy Nền kinh tế liên kết. Cụm thuật ngữ chỉ tình huống khi mà các khu vực tư nhân khác nhau của một nền kinh tế, thường là các khu vực công nghiệp và nông nghiệp, hoạt động phối hợp với nhau một cách có hiệu quả và phụ thuộc lẫn nhau.
1629 Integerated time series Chuỗi thời gian được lấy tích phân.
1630 Integration Tích phân hoá. Đây là quá trình ngược lại của vi phân. Xem DERIVATIVE.
1631 Intended inventory investment Đầu tư vào hàng tồn kho có chủ ý Sự gia tăng dự trữ có chủ tâm. Xem INVESTORIES.
1632 Intensive margin Giới hạn thâm canh. Trường hợp giảm lơi tức vật chất đối với vốn và lao động khi đất đai là cố định.
1633 Inter-Bank Market Thị trường Liên ngân hàng. Một trong các nhóm THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ có quan hệ lẫn nhau ở London. Thị trường này phát triển vào những năm 1960 và là một thị trường trong đó CÁC NGÂN HÀNG KHÔNG THANH TOÁN BÙ TRỪ cho vay lẫn nhau, nhưng rồi nó đã trở thành một thị trường tiền lớn được rất nhiều thể chế tài chính sử dụng trong việc cho vay và đi vay.
1634 Intercept Hệ số chặn. Trong HÀM TUYẾN TÍNH hệ số chặn là một hằng số, nghĩa là số hạng không chứa BIẾN ĐỘC LẬP.
1635 Interdependent utility Độ thoả dụng phụ thuộc lẫn nhau. Nếu độ thoả dụng của một nhười bị tác động bởi số lượng hàng hoá và dịch vụ mà những người khác tiêu dùng thì nảy sinh trường hợp độ thoả dụng phụ thuộc lẫn nhau.
1636 Interdistrict Settlement Account (or Fund) Tài khoản (hay quỹ) Thanh toán liên vùng. Một tài khoản đặc biệt của sở thanh toán bù trừ được sử dụng để điều tiết sự chuyển tiền giữa 12 Ngân hàng vùng thuộc HỆ THỐNG DỰ TRỮ LIÊN BANG.
1637 Interest Tiền lãi, lãi suất. Xem RATE OF INTEREST.
1638 Interest equalization tax Thuếu san bằng lãi suất. Vào đầu những năm 1960, nước Mỹ trải qua một thời kỳ cán cân thanh toán liên tục thâm hụt với số lượng lớn do vốn chay khỏi đất nước. Thuế san bàng lãi suất là một ý định nhằm ngăn luồng vốn đi ra này bằng cách đánh thuế vào việc công dân Mỹ mua trái phiếu và tài sản nước ngoài.
1639 Interest sensitivity Độ nhạy theo lãi suất.
1640 Intergenerational equity Công bằng giữa các thế hệ. Tính công bằng trong việc sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên giữa các thế hệ khác nhau.
1641 Intergovernmental grants Các trợ cấp liên chính quyền. Số tiền do một cấp chính phủ ở một nước (ví dụ chính phủ trung ương) cấp cho một chính phủ nước khác.
1642 Interlocking directorates Các ban giám đốc chung, các ban giám đốc kết hợp. Chỉ tình huống trong đó một hay nhiều người tham gia vào ban giám đốc của hai hay nhiều công ty.
1643 Intermediate areas Các vùng trung gian. Xem HUNT REPORT, ASSISTED AREAS.
1644 Intermediate goods Hàng hoá trung gian. Hàng hoá được sử dụng vào một thời điểm nào đó trong quá trình sản xuất các hàng hoá khác chứ không phải để cho tiêu dùng cuối cùng.
1645 Intermediate lag Độ trễ trung gian. Đây là một phần trễ của độ trễ hoạt động có liên quan với CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ.
1646 Intermediate technology Công nghệ trung gian. Tập hợp các kỹ thuật và quá trình công nghệ nằm ở giữa công nghệ DÙNG NHIỀU VỐN của thế giới phương Tây và các kỹ thuật nội sinh, thô sơ của các nước đang phát triển.
1647 Intermediate Technology Development Group Nhóm Phát triển Công nghệ trung gian. Nhóm do E.F.Schumacher thành lập vào năm 1965 ở London. Có 3 hoạt động chính. 1)Kế hoạch thu thập và thư mục hoá số liệu về các kỹ thuật DÙNG NHIỀU LAO ĐỘNG có hiệu quả phù hợp với việc áp dụng quy mô nhỏ. 2)Xuất bản các ý tưởng về CÔNG NGHỆ TRUNG GIAN thông qua các bài báo, sách, bài giảng, tạp chí riêng và thông qua cả nỗ lực gây ảnh hưởng đối với chính sách viện trợ của các chính phủ và các tổ chức quốc tế. 3)Có một chương trình cung cấp viện trợ cho các dự án đặc biệt ở các nước chậm phát triển, các dự án này nhấn mạnh đến quá trình tự giúp đỡ thông qua việc sử dụng công nghệ thích hợp cho các cộng đông dân cư nhỏ.
1648 Intermediate variables Biến trung gian Xem Intermediate lag.
1649 Internal convertibility of soft currencies Khả năng chuyển đổi trong nước của tiền yếu. Điều kiện dễ dàng cho công dân một nước muốn đổi nội tệ với khối lượng tiền không hạn chế lấy ngoại tệ theo một tỷ giá do ngân hàng trung ương quy định ở những nơi về việc sử dụng ngoại tệ được hạn chế trong các giao dịch thuộc TÀI KHOẢN VÃNG LAI.
1650 Internal drain Sự xả tiền trong nước. Sự vận động của tiền mặt, tức là một phương tiện lưu thông, từ các ngân hàng vào lưu thông trong nước.
1651 Internal growth Tăng trưởng nhờ nội ứng. Phần mở rộng của một doanh nghiệp được tạo ra bởi đầu tư trong nội bộ doanh nghiệp chứ không phải đầu tư có được thông qua thu mua của các doanh nghiệp khác và hoạt động hợp nhất, nghĩa là TĂNG TRƯỞNG TỪ BÊN NGOÀI.
1652 Internalization Nội hoá. Một tình huống trong đó một ngoại ứng, thường là ngoại ứng phi kinh tế, được tính toán đến và SẢN LƯỢNG của hàng hoá gây ra tác động không tốt được giảm xuống mức tối ưu, đồng thời vẫn tồn tại một lượng ngoại ứng tối ưu, nghĩa là chi phí của việc giảm ngoại ứng đi thêm một đơn vị nữa lớn hơn lợi ích thu được từ việc làm như vậy.
1653 "internal" labuor market Thị trường lao động nội vi. Một dàn xếp qua đó lao động được cung và cầu trong phạm vi một doanh nghiệp mà không có sự tham gia trực tiếp vào THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG BÊN NGOÀI.
1654 Internal finance Tài chính bên trong. Khoản tiền giữ lại từ LỢI NHUẬN RÒNG để sử dụng cho việc tài trợ các hoạt động của một doanh nghiệp. Xem External finance.
1655 Internal rate of return Nội suất sinh lợi Xem RATE OF RETURN.
1656 Internal wage differentials Các mức chênh lệch tiền công nội tại. Xem RELATIVITIES.
1657 Internal balance Cân bằng bên trong
1658 External balance Cân bằng bên ngoài.
1659 International Bank for Reconstruction and Development Ngâb hàng Tái thiết và Phát triển Quốc tế. Một ngân hàng phát triển quốc tế được thành lập vào năm 1945 cùng với Quỹ tiền tệ quốc tế IMF theo các điều khoản của hiệp định được ký trong Hội nghị về Tài chính và Tiền tệ của Liên hợp quốc tổ chức tại BRETTON WOODS, New Hampshire tháng 7 năm 1944.
1660 International cartel Cartel quốc tế. Một hiệp định giữa các nhà sản xuất, khi số lượng sản xuất của họ còn nhỏ, để phân chia với nhau thị trường thế giới về một loại hàng hoá nhằm thu được lợi nhuận trên mức cạnh tranh và khi suy thoái thì lại tránh được cạnh tranh khốc liệt.
1661 International clearing unions Các liên minh thanh toán quốc tế. Xem KEYNES PLAN
1662 International commodity agreements Các hiệp định hàng hoá quốc tế. Các hiệp định giữa các nước sản xuất và tiêu dùng, nhưng đôi khi chỉ là hiệp định của các bên sản xuất, nhằm bảo đảm ổn định giá cả các hàng hóa sơ chế.
1663 International Development Association Hiệp hội phát triển quốc tế Một cơ quan chuyên môn của Liên hợp quốc được thành lập vào năm 1960 với tư cách là một phân hiệu của NGÂN HÀNG TÁI THIẾT VÀ PHÁT TRIỂN QUỐC TẾ hay Ngân hàng thế giới.
1664 International Development Co-operation Agency (ID) Tổ chức hợp tác phát triển quốc tế. Một tổ chức hành chính được thành lập năm 1970 nhằm giám sát tất cả các hình thức trợ giúp của Mỹ đối với các nước chậm phát triển, bao gồm tiền viện trợ nước ngoài, các khoản cho vay ưu đãi, viện trợ lương thực, thực phẩm theo Luật công chúng 480, trợ giúp kỹ thuật và chuyển giao nhân lực (ví dụ như các Đội quân gìn giữ hoà bình).
1665 International division of labour Sự phân chia lao động quốc tế. Chuyên môn hoá trong sản xuất trên cơ sở quốc gia.
1666 International economics Kinh tế học quốc tế Bộ phận của kinh tế học nghiên cứu các giao dịch giữa các nước trong lĩnh vực hàng hoá và dịch vụ, lưu thông tài chính và di chuyển các yếu tố sản xuất.
1667 International Finance Corporation Công ty Tài chính Quốc tế. Một tổ chức phát triển quốc tế được thành lập vào năm 1956 và sau đó trở thành một cơ quan chuyên môn của Liên hợp quốc vào năm 1957.
1668 International debt crisis Khủng hoảng nợ quốc tế.
1669 International Labuor Office Văn phòng Lao động quốc tế. Một tổ chức liên chính phủ được thành lập năm 1919 theo hiệp ước Versaille, sau đó trở thanh một cơ quan chuyên môn của Liên Hợp Quốcvào năm 1946. Tổ chức này mong muốn xúc tiến sự hợp tác quốc tế theo các chính sách được đề ra mhàm mục đích đạt được mục tiêu đủ việc làm, cải thiện điều kiện làm việc, mở rộng bảo hiểm xã hội và nâng cao mức sống nói chung.
1670 International liquidity Thanh khoản quốc tế. Phân tích đến cùng, các khoản nợ giữa các nước khác nhau được giải quyết bằng cách chuyển giao các phương tiện thanh toán được quốc tế chấp nhận như: vàng, một hoặc nhiều ĐỒNG TIỀN DỰ TRỮ chủ yếu, hoặc trong phạm vi hẹp hơn là các QUYỀN RÚT TIỀN ĐẶC BIỆT (SDRs).
1671 International monetarism Chủ nghĩa trọng tiền quốc tế. Một trường phái tư tưởng cho rằng những thay đổi của MỨC CUNG TIỀN thế giới là nguồn gốc cơ bản tạo ra sức ép lạm phát và giảm phát trong nền kinh tế thế giới.
1672 International monetary Fund (IMF) - Quỹ tiền tệ quốc tế. (IMF) - Quỹ tiền tệ quốc tế được thành lập vào 12/1945 theo sự phê chuẩn các Điều khoản của Hiệp định về quỹ, được lập ra tại Hội nghị Tài chính và Tiền tệ của Liên hợp quốc tổ chưc tại BRETTON WOODS, New Hampshire, 1944. Mục đích của quỹ là khuyến khích sự hợp tác về tiền tệ quốc tế, tạo điều kiện cho việc mở rộng tăng trưởng cân đối trong THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ, giúp đỡ các nước thành viên trong việc khắc phục CÁN CÂN THANH TOÁN và xúc tiến việc ổn định NGOẠI TỆ.
1673 International payments system Hệ thống thanh toán quốc tế. Một cụm thuật ngữ chung chỉ cách thức tiến hành các giao dịch tài chính quốc tế, nghĩa là các thanh toán giữa công dân của các nước đang giữ các đồng nội tệ khác nhau.
1674 International Standard Industrial Classification (ISIC)-Phân loại Ngành Công nghiệp theo C1683Tiêu chuẩn Quốc tế. Sự phân loại công nghiệp về các hoạt động kinh tế được đề ra nhằm tăng cường khả năng so sánh quốc tế của các số liệu thống kê do Liên hợp quốc tập hợp và xuất bản.
1675 International trade Thương mại quốc tế. Trao đổi buôn bán hàng hoá và dịch vụ giữa các quốc gia.
1676 International Trade Organization (ITO) - Tổ chức thương mại quốc tế. Năm 1947, Hội đồng Kinh tế và Xã hội của Liên hợp quốc nhóm họp ở Havana, Cuba, một hội nghị quốc tế về Thương mại và Phát triển "nhằm mục đích thúc đẩy sản xuất, trao đổi và tiêu dùng hàng hoá".
1677 International Wheat Council Hội đồng lúa mỳ Quốc tế. Một tổ chức hành hoá quốc tế được thành lập năm 1979 theo Hiệp định về lúa mỳ Quốc tế lần thứ nhất nhằm điều hành Công ước Buôn bán lúa mỳ theo Hiệp định về lúa mì quốc tế năm 1971.
1678 Interpersonal comparisons of utility So sánh độ thoả dụng giữa các cá nhân. Xem WELFARE ECONOMICS.
1679 Interquartile range Khoảng cách giữa các tứ vị phân vị. Một thước đo sự phân tán của số liệu mẫu hoặc phân phối, thuật ngữ này được định nghĩa như sự chênh lệch giữa giá trị cao nhất và thấp nhất của các tứ phân vị, và vì vậy nó chứa 50% giá trị trung tâm các quan sát của các biến số liên quan.
1680 Interstate Commerce Act Đạo luật thương mại giữa các tiểu bang. Đạo luật này thiết lập Uỷ ban Thương mại giữa các Bang (ICC) ở Mỹ năm 1887. ICC là tổ chức điều tiết liên bang đầu tiên.
1681 Intersection Giao
1682 Interval estimation Ước lượng khoảng. Ước lượng một khoảng trong đó giá trị của THAM SỐ thực tế có khả năng rơi vào.
1683 "In the bank" "tại Ngân hàng". THỊ TRƯỜNG CHIẾT KHẤU LONDON đựơc gọi là "tại Ngân hàng" khi tất cả hay một số TRỤ SỞ CHIẾT KHẤU buộc phải vay hay giảm chiết khấu hối phiếu tại Văn phòng Chiết khấu của NGÂN HÀNG ANH do các ngân hàng rút tiền THEO YÊU CẦU của chúng.
1684 Inventories Hang tồn kho, dữ trữ. Dự trữ hay mức duy trì hành hoá của các doanh nghiệp để đáp ứng những dao động thất thường tạm thời trong sản xuất hay kinh doanh.
1685 Inventory cycle Chu kỳ hàng tồn kho. Những dao động của mức sản lượng do những thay đổi của LƯỢNG TỒN KHO.
1686 Inventory investment Đầu tư tồn kho Sự tích luỹ hàng tồn kho khi sản xuất vượt quá sản lượng bán thực tế.
1687 Inverse function rule Quy tắc hàm ngược. Một quy tắc xác định đạo hàm của một hàm số, trong đó biến số mà chúng ta muốn lấy đạo hàm được biểu diễn dưới dạng biến phụ thuộc.
1688 Investment Đầu tư. Thuật ngữ này được sử dụng phổ biến nhất để mô tả lưu lượng chi tiêu được dùng để tăng hay duy trì DUNG LƯỢNG VỐN thực tế.
1689 Investment criteria Các tiêu chuẩn đầu tư. (Đối với các nước ĐANG PHÁT TRIỂN). Các tiêu chuẩn được đề ra nhằm làm cơ sở cho việc phân bố các nguồn lực đầu tư.
1690 Investment grants Trợ cấp đầu tư. Các khoản tiền do chính phủ hay các tổ chức khác cung cấp nhằm mục đích khuyến khích các doanh nghiệp chi tiêu mua VÔND vật chất.
1691 Investment trust Tờ-rớt đầu tư. Một công ty với chức năng đầu tư vào các tổ chức khác.
1692 Investors in Industry Các nhà đầu tư trong Công nghiệp. Một công ty tài chính phát triển được ngân hàng Anh và Ngân hàng thanh toán London và Scotland thành lập năm 1946 gọi là HIỆP HỘI TÀI CHÍNH CÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI (ICFC) với sự trợ giúp của chính phủ Anh nhằm lấp một trong những "lỗ hổng" của thị trường vốn Anh do uỷ ban MACMILLAN xác định.
1693 Invisible hand, the Bàn tay vô hình. Một cụm thuật ngữ chỉ một quá trình phối hợp không trông thấy được nhằm đảm bảo cho sự nhất quán của các kế hoạch cá nhân trong nền kinh tế thị trường phi tập trung.
1694 Invisibles Khoản vô hình Xem BALANCE OF PAYMENTS, BALANCE OF TRADE, CURRENT ACCOUNT, EXPORTS.
1695 Involuntary unemployment Thất nghiệp không tự nguyện. Thất nghiệp sẽ được loại bỏ khi tổng cầu tăng lên, tổng cầu làm cho giá cả tăng lên và tiền công thực tế thấp đi.
1696 Iron law of wages Quy luật sắt về tiền công. Giả thiết rằng, với bất kể khả năng tăng tiền công trong ngắn hạn, tiền công chắc chắn sẽ trở lại mức vừa đủ sống trong dài hạn.
1697 Irredeemable loan stock Lượng cho vay không trả được. Xem FINANCIAL CAPITAL
1698 Irredeemable preference shares Các cổ phiếu ưu tiên không trả được. Xem FINANCIAL CAPITAL.
1699 Irreversibility Tính bất khả đảo; Tính không thể đảo ngược được. Xét về phương diện TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN và môi trường, thuật ngữ này chỉ một hành động nào đó có những tác động không thể đảo ngược được một cách tuyệt đối hoặc do chi phí để làm như vậy là quá lớn.
1700 IS curve Đường IS Xem IS - LM DIAGRAM
1701 ISIC Phân loại Ngành Công nghiệp theo tiêu chuẩn Quốc tế. Xem INTERNATIONAL STANDARD INDUSTRAL CLASSIFICATION
1702 Islamic Development Bank Ngân hàng phát triển Hồi giáo. Một ngân hàng phát triển khu vực được Tổ chức Hội nghị đạo hồi thành lập năm 1974 nhằm khuyến khích tăng trưởng kinh tế ở các nước và cộng đồng hồi giáo.
1703 IS- LM diagram Lược đồ IS - LM. Lược đồ mô tả việc xác định đông thờicác giá trị cân bằng của lãi suất và mức thu nhập quốc dân do kết quả thực hiện các điều kiện trong thị trường hàng hoá và tiền tệ.
1704 Iso-cost curve Đường đẳng phí. Đương cong hay đường thẳng mô tả tổ hợp của hai đầu vào bất kỳ có thể mua được với một số tiền cố định.
1705 Iso-outlay line Đường đẳng chi. (Còn được gọi là đường cong đẳng chi). Xem ISO-COST CURVE.
1706 Iso-product curve Đường đẳng sản phẩm. (Còn được gọi là đường bàng quan của người sản xuất hay đường đẳng lượng). Một đường đẳng sản phẩm là tập hợp các tổ hợp của hai hay nhiều ĐẦU VÀO tạo ra cùng một mức SẢN LƯỢNG.
1707 Iso-profit curve Các đường đẳng nhuận. Quỹ tích các tổ hợp của hai hay nhiều biến phụ thuộc của HÀM LỢI NHUẬN tạo nên một mức lợi nhuận như nhau.
1708 Isoquant Đẳng lượng. Xem Iso-profit curve.
1709 Iso-revenue line (curve) Đường đẳng thu. Quỹ tích các tổ hợp SẢN LƯỢNG và phí tổn tiếp thị tạo nên một mức TỔNG DOANH THU nhất định.
1710 Issued capital Vốn phát hành. Khi một công ty có hạn chế về cổ phần được thành lập, công ty này được phép tăng vốn bằng cách phát hành cổ phiếu với một số lượng nhất định.
1711 Issue department Cục phát hành. Một cục thuộc Ngân hàng Anh có trách nhiệm trong việc phát hành giấy bạc ngân hàng.
1712 Issuing broker Người môi giới phát hành. Một số loại chứng khoán phát hành mới của các công ty và các tổ chức khác được những người môi giới chứng khoán điều khiển và trên phương diện này thì họ hoạt động giống như nhà phát hành.
1713 Issuing house Nhà phát hành. Một tổ chức, thường là một ngân hàng thương mại, bên cạnh các hoạt động khác còn chuyên môn hoá trong quản lý việc phát hành cổ phần mới, trái phiếu công ty hoặc trái phiếu nhân danh các công ty hoặc các tổ chức khác có nhu cầu về tài chính, ví dụ như chính phủ và các cấp chính quyền địa phương.
1714 Issuing House Association Hiệp hội các Nhà phát hành. Một hiệp hội được thành lập vào năm 1945 để tổ chức một diễn đàn nhằm tăng cường những lợi ích của các ngân hàng thương mại và các tổ chức khác hoạt động với tư cách là các nhà phát hành.
1715 ITO Tổ chức thương mại Quốc tế. Xem INTERNATIONAL TRADE ORGANIZATION.
1716 Inverse relation Tương quan nghịch biến.
1717 Invention and innovation Phát minh và phát kiến.
1718 Intra-industrial trade Thương mại trong ngành.
1719 Invention and official financing Can thiệp và tài trợ chính thức.
1720 Investment demand schedule Biểu đồ nhu cầu đầu tư.
1721 IOU money Tiền dựa theo nợ.
1722 IS and LM schedule Biểu đồ IS và LM.
1723 J curve Đường chữ J Thời kỳ ngay sau khi đồng tiền của một quốc gia bị mất giá hay phá giá, quốc gia đó có thể trải qua một thời kỳ thâm hụt CÁN CÂN THANH TOÁN.
1724 "jelly" capital Vốn "mềm dẻo". Cụm thuật ngữ miêu tả vốn khi ở phương diện lý thuyết người ta giả định rằng TỶ SỐ VỐN - LAO ĐỘNG có thể được thay đổi ngay lập tức.
1725 Jevon, W.Stanley (1835-1882) Một công chức và sau đó là một giáo sư đâu tiên tại trường đại học Owens, Manchester và sau đó tại trường đại học tổng hợp London, Jevon là một nhà kinh tế đầy năng lực có ý tưởng ban đầu rất vĩ đại, mặc dầu ông đã không phát triển hết những ý tưởng của mình một cách rất đầy đủ. Trong các tác phẩm chính của mình, Học thuyết kinh tế chính trị (1871), Jevon chủ yếu viết về những ý tưởng của TRƯỜNG PHÁI ÁO về phân tích giá trị thoả dụng biên và lý thuyết về vốn và lãi. Là một trong ba nhà sáng lập phương pháp độ thoả dụng biên, (những người khác là Merger và Walras), Jevon là người đầu tiên công bố học thuyết này vào năm 1862. Ông cũng đưa ra khái niệm độ phi thoả dụng của lao động. Ông gắn thời gian vào quá trình sản xuất và vào lý thuyết về vốn trước Bohm Bawerk. Ông coi đầu tư có hai khía cạnh, dung lượng vốn và thời gian đầu tư. Ông cho rằng tăng vốn đồng nghĩa với việc kéo dài thời gian đầu tư và rằng năng suất của vốn là một hàm số thời gian. Lãi suất thì phụ thuộc vào sản phẩm biên của vốn. Jevon cũng đóng góp nhiều vào vấn đề các số chỉ số. Ông xây dựng chỉ số giá cả bình quân gia quyền và thuyết chu kỳ thương mại với thuyết "vùng nắng nóng" của mình. Vùng nắng nóng bị ảnh hưởng đến thời tiết và ảnh hưởng đến mùa vụ cây trồng và do vậy ảnh hưởng đến nền kinh tế nói chung.
1726 Jobber Người buôn bán chứng khoán. Thuật ngữ trước khi có khái niệm vụ nổ lớn vào năm 1986, chỉ một nhà lập thị trường tại sở chứng khoán London.
1727 Job cluster Nhóm nghề. Một nhóm ổn định các nghề nghiệp hay công việc nằm trong một thị trường lao động nội bộ liên kết chặt chẽ với nhau đến mức chúng có cùng các đặc điểm quy định về lương bổng.
1728 Job competition theory Thuyết về cạnh tranh việc làm. Một ý định thay thế cạnh tranh lương bổng chính thống mà trong đó công nhân cạnh tranh với nhau để giành lấy việc làm bằng việc thay đổi mức lương mà họ sẵn sàng làm việc.
1729 Job creation Tạo việc làm. Hành động được hiểu theo nghĩa rộng nhất là giảm số người thất nghiệp trong thời kỳ suy thoái, hoặc bằng cách giảm tốc độ người bị sa thải do dư thừa hoặc bằng cách tăng tốc độ người thất nghiệp tìm kiếm được việc làm.
1730 Job acceptance schedule Biểu đồ số người chấp nhận công việc.
1731 Job dublication Việc làm kép. Điều này diễn ra khi một cá nhân đồng thời có hơn một việc làm và do vậy không phụ thuộc vào một nguồn thu nhập duy nhất.
1732 Job evaluation Đánh giá việc làm. Một quá trình mà trong đó các yếu tố khác nhau của một việc làm làm như kỹ năng, kiến thức tích luỹ, trách nhiệm và các điều kiện làm việc - được đánh giá, cho điểm và đưa ra một điểm chung cho việc làm đó.
1733 Job search Tìm kiếm việc làm. Là quá trình thu thập thông tin về những cơ hội việc làm và mức lương của mỗi cơ hội cơ hội việc làm đó trong thị trường lao động.
1734 Job search channels Các kênh tìm việc. Các phương pháp tìm việc hoặc nhận việc làm được phân loại thành "chính quy" và "không chính quy".
1735 Job shopping Chọn việc làm. Một xu hướng trong giới công nhân trẻ, và đặc biệt trong số những người vị thành niên tìm kiếm việc làm thích hợp trên cơ sở thử nghiệm.
1736 Johnson, Harry Gordon (1923-77) Là nhà kinh tế học người Canada được bổ nhiệm là chủ nhiệm công trình về thuyết kinh tế tại Manchester năm 1956. Ônh dạy học tại Chicago, Trường Kinh tế London và Geneva. Ông là biên tập viên của nhiều thời báo khác nhau như Thời báo kinh tế, Tạp san Kinh tế chính trị và Kinh tế học quốc tế. Các tác phẩm nổi tiếng của ông bao gồm Thương mại quốc tế và tăng trưởng kinh tế, Những nghiên cứu về lý luận thuần tuý (1958), các tiểu luận tiếp theo về kinh tế học tiền tệ (1972), Kinh tế học và Xã hội (1975). Là thành viên của TRƯỜNG PHAÍ CHICAGO, ngoài những đóng góp ban đầu vào lĩnh vực cán cân thanh toán, thuế quan và thanh toán cho các yếu tố sản xuất, ông đã tổng hợp nhiều tác phẩm đương thời về kinh tế học quốc tế và kinh tế học tiền tệ quốc tế.
1737 Joint probability distributions Các phân phối xác suất kết hợp. Các phân phối xác suất mà cho biết xác suất với hai hay nhiều hơn các biến số nhận đồng thời những giá trị nhất định (hoặc nằm trong những khoảng nhất định).
1738 Joint products Các sản phẩm liên kết. Các hàng hoá có đặc tính là nếu có sự thay đổi trong tốc độ sản lượng của một sản phẩm thì sẽ đem lại sự thay đổi tương tự đối với các sản phẩm kia.
1739 Joint profit maximination Tối đa hoá lợi nhuận chung. Tối đa hoá lợi nhuận kết hợp của một nhóm doanh nghiệp.
1740 Joint stock company Công ty cổ phần. Công ty cổ phần đựơc thành lập mà không phải tuân theo những đòi hỏi phải cam kết nhiều vốn tài chính.
1741 Joint venture Liên doanh. Một tình huống trong đó cả khu vực công cộng và tư nhân hợp tác với nhau trong một hoạt động kinh tế; điều này đặc biệt phổ biến trong các nước kém phát triển nơi mà vốn rất khan hiếm trong khu vực tư nhân và các quỹ của chính phủ thương được dùng để phát triển công nghiệp hay dịch vụ ngân hàng...
1742 Joint venture in European Countries Liên doanh ở các nước Đông Âu. Một hình thức hợp tác kinh doanh quốc tế giữa các công ty Phương Tây và các công ty Đông Âu và là mô hình đâu tư nước ngoài chính ở các nước Đông Âu.
1743 J - test Kiểm định J. Một phép kiểm định được tạo ra để giải quyết các giả thiết không có biến chung trong khuôn khổ của mô hình hồi quy.
1744 Juglar cycle Chu kỳ Juglar. Một chu kỳ trong thương mại trong mức độ hoạt động kinh tế với thời gian từ 9 tới 10 năm.
1745 Justice as fairness Chân lý như là công bằng. Xem RAWLSIAN JUSTICE.
1746 Just price Giá công bằng. Một tiêu chuẩn đạo đức về giá trị của một hàng hoá hay dịch vụ - nghĩa là một mức giá mà được coi là "đúng về đạo lý".
1747 Junk bonds Trái phiếu lãi suất cao.
1748 Kahn, Richard F. (1905-1989) Nhà kinh tế học người Anh, người có ảnh hưởng lớn tại Cambridge, từ những năm 1930 tơi những năm 70. Uy tín và ảnh hưởng của ông vượt xa những tác phẩm đã xuất bản của mình mà trong đó tác phẩm Các tiểu luận lựa chọn về việc làm và tăng trưởng (1973) miêu tả những đóng góp chủ yếu của ông.Ông được cho là người đã đưa ra khái niệm số nhân và được ghi nhận vì những đóng góp quan trọng trong những năm 1930 về KINH TẾ HỌC PHÚC LỢI trong việc xác định những điều kiện để có một SỰ TỐI ƯU VỀ XÃ HỘI.
1749 Kaldor, Nicholas (1908-1986) Sinh ra ở Hungary, Kaldor đã học và dạy ở Anh từ những năm 1920. Ông ta có một số đóng góp cho lý thuyết kinh tế và đôi khi là nhân vật quan trọng trong việc tư vấn cho các chính phủ về chính sách kinh tế. Ông có đóng góp vào lý thuyết kinh tế trong lĩnh vực KINH TẾ HỌC PHÚC LỢI mà theo đó ông cùng với J.R.Hicks phát triển mô hình KIỂM ĐỊNH ĐỀN BÙ phúc lợi thu được. Ông ta là người ủng hộ chính đối với cuộc tranh cãi về vốn và cùng với Joan Robinson và những người khác ông đã tấn công học thuyết tân cổ điển về phân phối thu nhập và tiến bộ kỹ thuật dựa trên phân tích biên thay thế chúng với các mô hình dựa trên phân tích của J.M.Keynes, David Ricardo và Pireo Sraffa. Trong khi làm cố vấn cho bộ trưởng bộ tài chính Anh về các chính sách thuế khoá từ năm 1964-1968 và 1974-1976, ông đã đề nghị sử dụng THUẾ LỢI VỐN để phân phối lại thu nhập và thuế sử dụng lao động chọn lọc để khuyến khích thuyên chuyển lao động sang ngành chế tạo. Là người bảo vệ chung thành kinh tế học Keynes, ông có ảnh hưởng rất lớn trong một số lĩnh vực đặc biệt trong các tác phẩm của Nhóm chính sách kinh tế Cambridge, chủ yếu là của Kaldor về CẦU HIỆU LỰC và sự cần thiết của chính phủ cần phải can thiệp vào nền kinh tế để ổn định nền kinh tế về cả bên trong và bên ngoài và khuyến khích tăng trưởng. Các tác phẩm chính của ông bao gồm: Thuế chi tiêu (1955), Các tiểu luận về tăng trưởng và ổn định kinh tế (1960), Các tiểu luận về giá trị và phân phối (1960), Tích luỹ vốn và tăng trưởng kinh tế (1961), Nguyên nhân của tỷ lệ tăng trưởng chậm ở Anh (1966), Mâu thuẫn của các mục tiêu chính sách (1971), Các tiểu luận về kinh tế được thu thập, tập 5 (1978).
1750 Kaldor - Hicks test Kiểm định Kaldor - Hicks. Kiểm định này được Kaldor và Hicks đưa ra trong các bài báo được in ở Tạp chí Kinh tế năm 1939. Xem COMPENSATION TESTS.
1751 Kalecki, Micheal (1899-1970) Nhà kinh tế học người Balan, trong đầu những năm 30 ông đã độc lập phát triển thuyết của Keynes. Kalecki cũng là người đưa ra khái niệm "mức độ độc quyền" được xác định bởi tỷ lệ giữa mức lãi suất trên giá bán, điều này cho thấy không có sự cạnh tranh về giá cả. Khái niệm này được dùng để giải thích tại sao giá cả lại không giảm xuống trong thời kỳ suy thoái và cũng để giải tỷ trọng của lợi nhuận và lương trong THU NHẬP QUỐC DÂN. Kelecki cũng là người đưa ra khái niệm "người công nhân tiêu cái gì mà họ kiếm được và các nhà tư bản kiếm cái gì họ đã chi tiêu". Nếu người công nhân tiêu toàn bộ tiền lương của vào mua hàng hoá thì phần còn lại của thu nhập quốc dân, lợi nhuận phải có sẵn cho đầu tư và tiêu dùng của nhà tư bản. Nếu các nhà tư bản tăng tiêu dùng của mình thì nó sẽ trở lại với họ dưới dạng lợi nhuận cao hơn. Năm 1943, Kalecki cũng dự đoán chu kỳ ngừng tăng trưởng chính trị. Điều đó đã xảy ra ở Anh từ cuối Chiến tranh thế giới thứ hai. Tới cuối đời mình, ở Balan, Kalecki quan tâm đến ĐỘNG HỌC KINH TẾ và sự tăng trưởng ở các nước Xã hội chủ nghĩa. Các ấn phẩm chính của ông bao gồm: Các tiểu luận về lý thuyết giao động kinh tế (1939), Lý thuyết động học kinh tế (1945), Lý thuyết tăng trưởng ở một nền kinh tế Xã hội chủ nghĩa (1969) và các tiểu luận lựa chọn về động học của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa (1971).
1752 Kalman filtering Phép lọc Kalman. Đây là phương pháp tối ưu để dự đoán CÁC BIẾN SỐ NỘI SINH và cập nhật những THÔNG SỐ ƯỚC LƯỢNG trong các phương trình dự đoán.
1753 Kantorovich, Leonid (1912-1986) Nhà kinh tế học và toán học người Nga là người khởi xướng QUY HOẠCH TUYẾN TÍNH trong những năm 1930. Kantorovich ứng dụng thuyết này không những đối với vấn đề kết hợp các yếu tố sản xuất sẵn có trong một nhà máy để tối đa sản lượng, mà còn áp dụng thuyết này vào vấn đề kế hoạch hoá kinh tế vĩ mô ở một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. Kết luận của ông là có thể phi tập trung hoá các quyết định sản xuất mà vẫn duy trì hiệu quả nếu giá cả bóng (dẫn xuất từ đáp số của các bài toán quy hoạch tuyến tính) được sử dụng ở các mức thấp của quá trình quyết định. Luận điểm chính trong tác phẩm của ông và các nhà kinh tế khác ở Nga, những người chịu ảnh hưởng của ông là: một nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung thành công cần phải sử dụng hệ thống giá cả xây dựng bao gồm tỷ lệ chiết khấu xã hội hay lãi suất xã hội. Ông đề nghị cải cách kỹ thuật kế hoạch hoá khi đó đang được dùng ở Liên Xô. Ông được tặng giải Nobel về kinh tế học năm 1975 (cùng với T.KOOPMANS). Các tác phẩm chính của ông bao gồm: Các phương pháp toán học trong lập kế hoạch tổ chức sản xuất (1939), Các sử dụng tốt nhất các nguồn lực kinh tế (1965) và Quyết định tối ưu trong kinh tế học (1972) (vói A.G.Gorstko).
1754 Kenedy Round Vòng đàm phán Kenedy. Vòng thương thuyết mậu dịch đa phương lần thứ sáu, tiến hành dưới sự bảo trợ của HIỆP ĐỊNH CHUNG VỀ THUẾ QUAN VÀ MẬU DỊCH diễn ra ở Geneva từ 1964-1967. Không giống các vòng thương thuyết mậu dịch trước đó thường khuyến khích giảm hàng rào mậu dịch đa phương, vòng Kenedy đã dẫn tới việc thương lượng giảm thuế quan đối với những nhóm hàng hoá cụ thể chứ không thương lượng về một mặt hàng.
1755 Key bargain Thương lượng chủ chốt. Một hình thức chỉ đạo tiền lương cụ thể mà trong đó một khoản thanh toán tiền lương được dùng làm tham chiếu cho toàn bộ những khoản lương phải trả sau đó.
1756 Keynes, John Maynard (1883-1946) Là một học trò của Alffred Marshall.
1757 Keynes effect Hiệu ứng Keynes. Một thay đổi của cầu đối với hàng hoá là kết quả của sự thay đổi trong mức giá chung.
1758 Keynesian cross Điểm cắt Keynes Xem INCOME - EXPENDITURE MODEL.
1759 Keynesian economics Kinh tế học trường phái Keynes Một cụm thuật ngữ dùng để miêu tả các lý thuyết kinh tế vĩ mô về mức độ hoạt động kinh tế sử dụng các kỹ thuật do J.M.Keynes đưa ra.
1760 Keynesian Growth Theory Lý thuyết tăn trưởng của trường phái Keynes. Xem HARROD DOMAR GROWTH MODEL.
1761 Keynes Plan Kế hoạch Keynes. Bộ tài chính Anh đưa ra những đề nghị về việc thiết lập một liên minh Thanh toán Bù trừ quốc tế tại Hội nghị Tài chính và tiền tệ của Liên hợp quốc ở BRETTON WOOD, New Hampshire năm 1944. John Maynard Keynes là người chịu trách nhiệm chủ yếu về việc tạo lập các đề nghị đó nên được gọi chung là Kế hoạch Keynes.
1762 Key rates Các mức lương then chốt. Các mức lương của nghề nghiệp trong thị trường LAO ĐỘNG NỘI BỘ làm điểm tiếp xúc với thị trường bên ngoài.
1763 Kinked demand curve Đường cầu gấp khúc. Dựa trên giả thuyết rằng trong các thị trường có đặc điểm độc quyền nhóm, sự phụ thuộc lẫn nhau buộc các doanh nghiệp phải tin rằng giảm giá xuống dưới mức hiện hành sẽ bị các đối thủ làm theo, nhưng tình hình đó sẽ không diễn ra đối với trường hợp tăng giá.
1764 Klein Goldberger model Mô hình Klein Goldberger. Một mô hình KINH TẾ LƯỢNG cỡ vừa của nền kinh tế Mỹ cho giai đoạn 1929-1952 (không kể cả giai đoạn 1942-1945) đã có ảnh hưởng rất quan trọng đối với việc xây mô hình kinh tế lượng từ thời gian xuất bản năm 1955 đến nay.
1765 Klein, Lawrence R. (1920-) Nhà kinh tế học người Mỹ và là giáo sư kinh tế tại trường Đại học Pennsylvania; được tặng giải thưởng Nobel về kinh tế năm 1980 về tác phẩm tiên phong của mình trong việc phát triển các mô hình dự báo kinh tế định lượng, có thể được dùng để dự báo các biến số như tổng sản phẩm quốc dân, xuất khẩu, đầu tư... và các tác động của các biện pháp trong các chính sách đối với các biến số này. Trong số nhiều mô hình có liên quan đến tên này thì mô hình thành công và nổi tiếng nhất là mô hình Dự báo Kinh tế Lượng Wharton đối với nền kinh tế Mỹ, đưa ra tại trường đại học Pennsylvania. Klein đã quan tâm nhiều đến việc áp dụng các phát triển lý thuyết trong kinh tế lượng vào công việc ứng dụng hơn là việc đưa ra thuyết kinh tế định lượng. Sự nghiệp của ông đã góp phần phát triển lĩnh vực này và ảnh hưởng tới việc xây dựng mô hình trên quy mô toàn thế giới. Thành tựu có một không hai của Klein nói chung là việc dịch chuyển mô hình Keynes sang lĩnh vực thống kê. Hai cuốn sách nổi tiếng nhất của ông là Cuộc cách mạng Keynes (1947) và Sách giáo khoa về Kinh tế lượng (1953).
1766 Knife edge Điểm tựa mỏng manh. Trong THUYẾT TĂNG TRƯỞNG, một vật cản đối với tăng trưởng ổn định khi Tốc độ tăng trưởng đảm bảo là không ổn định, ngoài vấn đề nữa là liệu tốc độ đảm bảo có ngang bằng Tốc độ tăng trưởng tự nhiên hay không.
1767 Knight, Frank (1895-1973) Là một nhà kinh tế học người Mỹ, Knight được bổ nhiệm làm giáo sư kinh tế tại Chicago năm 1928. Ông có đóng góp quan trọng vào đạo lý và PHƯƠNG PHÁP LUẬN của kinh tế học cũng như đối với việc định nghĩa và giải thích CHI PHÍ XÃ HỘI. Đóng góp lớn nhất của ông đối với kinh tế tác phẩm Rủi ro, Sự không chắc chắn và lợi nhuận (1921). Các ấn phẩm chính khác của ông bao gồm Tổ chức Kinh tế (1933), Luân lý về cạnh tranh (1935), Tự do và đổi mới (1947), Những bài luận về lịch sử và Các phương pháp kinh tế học (1956), và Tình báo và Hành động dân chủ (1960). Là một nhà sáng lập trương phái các nhà kinh tế "TỰ DO" CHICAGO, Knight đã có ảnh hưởng đáng kể đối với các thành viên của trương phái đó, mặc dầu ông ta bị phê phán về quyền hành của nhà nước, ông ta nghi ngờ khả năng của một xí nghiệp tự do hoạt động hiệu quả và theo một cách thức hợp đạo lý. Đặc biệt ông bị phê phán về các tác động của kinh doanh tự do đối với thu nhập.
1768 Kondratieff, Nicolai D. (1892-..?) Một nhà kinh tế người Nga có đóng góp đáng kể vào kinh tế nông nghiệp và phát triển kế hoạch hoá kinh tế ở Liên Xô. Năm 1952 ông xuất bản cuốn Những làn sóng dài trong cuộc sống kinh tế, mà nhờ đó ông trở nên nổi tiếng. Ông tìm ra những chu kỳ dài từ cuối những năm 1780 đến 1844-51, từ 1844-51 đến 1914-20. Ông cho rằng sự tồn tại của các làn sóng dài là "ít nhất có khả năng" nhưng không đưa ra thuyết hệ thống, chỉ đơn thuần đưa ra một số yếu tố liên quan. Các nghiên cứu sau này đã cho thấy rằng các làn sóng tìm được có thể là do các kỹ thuật thống kê được Kondratieff sử dụng tạo nên. Mong muốn phân tích các điều kiện kinh tế một cách khách quan của ông đã vô hình làm cho ông mâu thuẫn với các chính sách của Liên Xô. Ông bị bắt năm 1930, và không được đưa ra xử công khai, và sau đó chết trong tù không ai biết tới.
1769 Koopmans, Tjalling (1910-1985) Nhà kinh tế học người Mỹ sinh ra ở Halan. Koopmans là giáo sư kinh tế tại Chicago (1948-1955), giám đốc COWLES FOUNDATION (1961-1967), và là giáo sư kinh tế tại Harvard (1960-1961). Là người có công độc lập phát triển QUY HOẠCH TUYẾN TÍNH, Koopmans gắn liền quy hoạch tuyến tính với thuyết kinh tế vi mô truyền thống và phát triển một mô hình phân bổ nguồn lực trong một nền kinh tế cạnh tranh. Ông cho rằng một mô hình sản xuất như vậy có thể làm cơ sở cho việc thiết lập nên một lý thuyết cân bằng tổng thể. Năm 1951, ông trình bày quan điển này trong phân tích hoạt động về sản xuất về phân bổ, trong đó ông đưa ra công cụ phân tích hoạt động. Kết luận của tác phẩm này là việc sử dụng giá bóng tạo ra các khả năng phi tập trung hoá các quyết định sản xuất trong nền kinh tế. Koopmans đã có đóng góp quan trọng vào thuyết tăng trưởng tối ưu và thuyết kinh tế lượng. Ông đưa ra một số định lý quan trọng về việc phân chia tối ưu thu nhập quốc dân giữa đầu tư và tiêu dùng thông qua thời gian và đã cho thấy kết quả của những lựa chọn đó đối với việc phân bổ phúc lợi giữa các thế hệ. Ông được tặng giải thưởng Nobel năm 1975 (cùng với L.KANTOROVICH). Các tác phẩm chính khác của ông bao gồm Ba tiểu luận về tình trạng khoa học kinh tế (1957).
1770 Koych transformation Phép biến đổi Koyck Một loạt các biến đổi mà trong đó một phương trình chứa một trễ phân phối giảm theo cấp số nhân có độ dài vô hạn được biến đổi thành một số số lượng hữu hạn các biến số, bao gồm một trễ không đồng nhất.
1771 Kuznets, Simon (1901-1985) Nhà kinh tế học người Mỹ gốc Nga, người được tặng giải thưởng Nobel kinh tế năm 1971 do đóng góp vào việc thu thập, ước lượng và giải thích các số liệu liên quan đến quá trình thay đổi xã hội. Đóng góp đó của ông đã chiếu một luồng ánh sáng mới vào tăng trưởng kinh tế. Ông quan tâm đến chu kỳ tăng trưởng dài mà có vẻ bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi những thay đổi trong tốc độ tăng dân số, sự ổn định trong hầu hết các nước công nghiệp trong nhiều thập kỷ của tỷ lệ giưa tiêu dùng và thu nhập và việc ông phát hiện ra rằng số lượng vốn thực sự cần để sản xuất ra một lượng hàng hoá nhất định có xu hướng đi xuống. Có một số tranh cãi về việc liệu các chu kỳ mà ông tìm ra có thể không phải là vì kỹ thuật thống kê mà ông sử dụng. Xem Fishman, G.S, Những phương pháp phổ biến trong kinh tế lượng. Harvard University press (1969). Các ấn phẩm chính của Kuznuts là Thu nhập quốc dân và Thành phần của nó (1941), Sản phẩm quốc dân từ năm 1869 (1946) và Sự tăng trưởng kinh tế của các dân tộc (1971).
1772 Labour Lao động. Toàn bộ nguồn nhân lực sẵn có trong xã hội để dùng vào quá trình sản xuất.
1773 Labour augmenting technical progress Tiến bộ kỹ thuật làm tăng sức lao động. Tiến bộ kỹ thuật làm tăng sản lượng giống như kiểu tăng sản lượng nhờ tăng LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG mà không có sự thay đổi thực sự nào về số lượng người trong lực lượng lao động tham gia thực hiện.
1774 Labour economics Kinh tế học lao động. Sự nghiên cứu bản chất và các yếu tố quyết định tiền lương và việc làm.
1775 Labour force Lực lượng lao động. Lực lượng lao động bao gồm những người đang làm việc và đang tìm việc, nó bao gồm những người có việc làm và cả những người thất nghiệp.
1776 Labour force participation rate Tỷ lệ tham gia Lực lượng lao động. Đối với toàn bộ dân số hay đối với một bộ phận của dân số tính theo tuổi tác, giới tính hay chủng tộc, tỷ lệ tham gia lao động được định nghĩa là tỷ lệ giữa số dân (có việc hay thất nghiệp) có khả năng hoạt động kinh tế so với tổng số dân cùng loại.
1777 Labour hoarding Tích trữ lao động. Khi các hãng đầu tư mạnh vào việc thuê và đào tạo một công nhân, họ sẽ không muốn sa thải người đó trong thời kỳ kinh tế suy thoái.
1778 Labour force schedule Biểu đồ về lực lượng lao động
1779 Labour intensive Sử dụng nhiều lao động, thâm dụng nhiều lao động.
1780 Labour market Thị trường lao động. Một thị trường lao động bao gồm các hoạt động thuê và cung ứng lao động nhất định để thực hiện những công việc nhất định, và là quá trình xác định sẽ trả bao nhiêu cho người làm việc.
1781 Labour power Sức lao động. Một cụm thuật ngữ được C.Mác dùng để miêu tả hàng hoá mà người công nhân bán cho các nhà tư bản.
1782 Labour - saving techniques Các kỹ thuật tiết kiệm lao động. Các quy trình công nghệ hay phương pháp sản xuất thiên về hướng có giới hoá và sử dụng ít lao động hơn.
1783 Labour's share Tỷ trọng của lao động. Tỷ trọng tiền lương trong THU NHẬP QUỐC DÂN.
1784 Labour standard Tiêu chuẩn lao động. Một cụm thuật ngữ do J.H.HICKS phát triển để thể hiện cách giải thích đặc biệt của ông về cách thức mà tiền lương (và do vậy, giá cả) được ấn định.
1785 Labour supply Cung lao động. Xem SUPPLT OF LABOUR.
1786 Labour surplus economy Nền kinh tế thừa lao động. Xem LEWIS-FEI - RANIS MODEL
1787 Labour theory of value Lý thuyết lao động về giá trị. Một học thuyết được CÁC NHÀ KINH TẾ HỌC CỔ ĐIỂN, như RICARDO và đặc biệt là C.Mác sử dụng để giải thích việc ấn định các giá cả tương đối trên cơ sở số lượng lao động, hiện tại và tích dồn, được bao hàm trong hàng hoá.
1788 Labour turnover Mức độ thay lao động. Một cụm thuật ngữ áp dụng cho các doanh nghiệp để miêu tả số việc làm thay đổi, những người thôi làm việc và những người mới được thuê mướn.
1789 Laffer curve Đường Laffer.
1790 Lagged relationship Quan hệ trễ. Mối quan hệ giữa các biến mà trong đó giá trị hiện tại của BIẾN PHỤ THUỘC có quan hệ với các giá trị trước của một hay nhiều BIẾN ĐỘC LẬP.
1791 Lagrangean technique Phương pháp nhân tử Lagrange. Một phương pháp giải quyết các bài toán tối ưu hoá có ràng buộc, trong đó các ràng buộc được viết thành HÀM ẨN gộp cùng với HÀM MỤC TIÊU để tạo ra phương trình gọi là "phương trình Lagrange".
1792 Laissez - faire Học thuyết về nền kinh tế tự vận hành. Một học thuyết cho rằng các vấn đề kinh tế của xã hội được định hướng tốt nhất bởi quyết định của các cá nhân mà không có sự can thiệp của các cơ quan chính quyền.
1793 Laissez - faire economy Nền kinh tế tự vận hành (chính phủ ít can thiệp).
1794 Land Đất đai. Một thuật ngữ sử dụng trong kinh tế học để miêu tả không chỉ phần bề mặt trái đất không tính đến biến mà còn bao gồm toàn bộ tài nguyên thiên nhiên như rừng, khoáng sản, nguồn lực biển, độ màu của đất... có thể được sử dụng trong quá trình sản xuất.
1795 Land intensive Sử dụng nhiều đất.
1796 Land reform and tenure Bảo hộ và cải cách ruộng đất. Một cụm thuật ngữ rộng thông thường ám chỉ các khả năng tăng sự phồn thịnh ở các vùng nông thôn (thường là các nước đang phát triển) thông qua các thay đổi về thể chế trong khu vực nông nghiệp.
1797 Land tax Thuế đất. Một loại thuế đánh vào giá trị hoặc kích thước của mảnh đất.
1798 Lange, Oscar (1904-1965) Nhà kinh tế người Balan dạy ở một vài trường đại học Mỹ và giữ vị trí cao trong trường đại học Chicago. Ông là một trong những nhà sáng lập kinh tế lượng và là người ủng hộ kinh tế học Keynes (Giá linh hoạt và toàn dụng công nhân, 1944), mặc dù vẫn coi kinh tế học Keynes là một trường hợp đặc biệt của Walras. Tuy ông có đóng góp đáng kể vào nhiều lĩnh vực nhưng ông được người ta nhớ đến nhiều nhất trong cuộc tranh luận trong những năm 1930 về vấn đề liệu rằng các tính toán kinh tế hợp lý có thể xảy ra trong nền KINH TẾ HOẠCH HOÁ hay không. Ông cho rằng điều này có thể xảy ra, vì giá cả cần để tính chỉ số khan hiếm có thể được tính toán bên ngoài HỆ THỐNG THỊ TRƯƠNG mà không cần bất kỳ hành động trao đổi nào, mặc dầu trong thực tế để có được hệ thống giá cả của mình, Lange đòi hỏi tạo ra một thể chế và thể chế này giống một thị trường. Tác phẩm Kinh tê chính trị của ông, mặc dù không hoàn chỉnh (bản dịch tiếng Anh năm 1963), nhưng là tổng hợp lớn đầu tiên về KINH TẾ HỌC MÁC XÍT.
1799 Laspeyres price index Chỉ số giá Laspeyres. Một chỉ số bình quân gia quyền so với năm gốc.
1800 Latin American Economic System Hệ thống kinh tế Mỹ Latinh. Một tổ chức liên chính phủ được thành Lập năm 1975 để khuyến khích hợp tác và hội nhập kinh tế trong khu vực Mỹ Latinh.
1801 Latin American Free Trade Association (LAFTA) Hiệp hội thương mại tự do Mỹ latinh. Hiệp hội thương mại tự do được thành lập năm 1961 căn cứ vào sự chuẩn y của Hiệp ước Motevideo năm 1960, đánh dấu sự kết thúc hàng loạt cuộc hội thảo sơ bộ dưới sự bảo trợ của UỶ BAN KINH TẾ MỸ LATINH, LIÊN HỢP QUỐC.
1802 Lausanne School Trường phái Lausanne. Một trường phái tư duy kinh tế có nguồn gốc tại trường Đại học Lausanne ở Thuỵ sĩ nhấn mạnh vào việc sử dụng các kỹ thuật toán học để thể hiện sự phụ thuộc lẫn nhau trong một thị trường.
1803 Law of demand Quy luật của cầu. Một quan điểm được công nhận rộng rãi, nếu mọi yếu tố khác không đổi thì hàng hoá sẽ được mua nhiều hơn nếu giá cả thấp hơn, và hàng hoá sẽ được mua ít hơn nếu giá cả tăng lên.
1804 Law of diminishing returns Quy luật lợi tức giảm dần. Khi số lượng ngày càng nhiều của một yếu tố khả biến được thêm vào số lượng cố định của một yếu tố nào khác, thì trước hts là lợi tức biên, và sau đó là lợi tức trung bình đối với yếu tố biến đổi sẽ, sau một điểm nào đó giảm dần...
1805 Law of diminishing marginal utility Quy luật độ thoả dụng cận biên giảm dần.
1806 Law of variable proprerties Quy luật về các đặc tính biến đổi. Xem Law of diminishing returns.
1807 Law of one price Quy luật một giá.
1808 Layfield Report Báo cáo Layfield. Một bản báo cáo của chính phủ Anh về thuế và chi tiêuu của các chính phủ địa phương ở Anh xuất bản năm 1976 (HMSO, Tài chiính chính quyền địa phương, báo cáo theo yêu cầu Uỷ ban điều tra, London, 1976).
1809 Layoffs Sa thải tạm thời Xem TEMPORARY LAYOFFS.
1810 Leading links principle Nguyên tắc đầu mối hàng đầu. Trong nền kinh tế kế hoạch hoá, chính quyền có thể gắn tầm quan trọng đặc biệt cho một mục tiêu cụ thể nào đó.
1811 Leading sector Ngành dẫn đầu. Mức độ thanh toán lương bổng chung trong một ngành kinh tế được coi là điểm tham khảo về lương cho các khu vực khác (ví dụ nghiệp đoàn trong một khu vực công cộng có thể lấy mức thanh toán lương bổng trong khu vực tư nhân để tham khảo).
1812 Leakages Những khoản rò rỉ. Xem Withdrawals.
1813 Leap - frogging Sự nhảy cóc. Một quá trình được coi là sự xoáy trôn ốc lương/ lương và được cho là một lý do độc lập dẫn đến lạm phát lương và giá cả bởi những người tạo lập thuyết LẠM PHÁT DO CHI PHÍ ĐẨY.
1814 Learning Học hỏi Một cách giải thích về TIẾN BỘ KỸ THUẬT (như thấy trong sự giảm dần đầu vào lao động trên mỗi đơn vị đầu ra) xét theo kinh nghiệm thực hiện công việc đó.
learning by doing Học qua hành
1815 Lease Thuê Một thoả thuận trong đó một bên có quyền sử dụng tài ản nào đó thuộc về quyền sở hữu của người khác trong một thời gian nhất định, đổi lại người sử dụng tài sản này phải trả một khoản phí cố định đã thoả thuận, thường trả thành nhiều lần theo định kỳ.
1816 Least cost method of production Phương sản xuất dựa trên giá thành thấp nhất. Xem COST MINIMIZATION.
1817 Least squares Phương pháp bình phương nhỏ nhất. Một cụm thuật ngữ chung miêu tả cơ sở của một nhóm các kỹ thuật ước lượng kinh tế lượng.
1818 Le Chatelier principle Nguyên tắc Le Chatelier. Một mô hình toán học được sử dụng rộng rãi trong kinh tế học, giải quyết các tác động của các ràng buộc đối với việc tối đa hoá hành vi.
1819 Lender of last resort Người cho vay cứu cánh cuối cùng. Một trong những chức năng, và là một trong những lý do tồn tại của một NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG HIỆN ĐẠI.
1820 Leontief, Wassily W. (1906-) Sinh ra ở Liên Xô, Leontief trở thành giáo sư kinh tế tại Harvard năm 1946. Tác phẩm chính của ông là một bài phân tích về phụ thuộc lẫn nhau bên trong một nền kinh tế, và đặc biệt là bên trong khu vực sản xuất, sử dụng một kỹ thuật mà ông ta gọi là phân tích đầu ra - đầu vào. Trong các tác phẩm như Các nghiên cứu về cơ cấu kinh tế Mỹ (1953) và Kinh tế học đầu vào - đầu ra (1966), ông mở rộng mô hình tác động qua lại của QUESNAY và củănhngx người kác thành một mô hình toán cao cấp cho thấy mối quan hệ giữa các thành phần của một hệ thống kinh tế. Leontief đã áp dụng kỹ thuật đó vào nền kinh tế Mỹ, và đã tạo ra các kết qủa lý thú trong lĩnh vực thương mại quốc tế và kinh tế tài nguyên thiên nhiên. Kỹ thuật đó đã trở thành cơ sở của kế hoạch hoá trong nhiều nền kinh tế phi thị trường. Leontief được tặng giải thưởng Nobel về kinh tế năm 1973.
1821 Leontief inverse Số nghịch đảo Leontief.
1822 Leontief paradox Nghịch lý Leontief. Xem HECKSCHER - OHLIN APPROACH TO INTERNATIONAL TRADE.
1823 Lerner, Abba P. (19031983). Sinh ra ở Nga và học ở Anh, sự nghiệp nghiên cứu của ông diễn ra ở một số trường đại học ở Mỹ. Tác phẩm ban đầu của ông bao gồm việc miêu tả bằng đồ thị và mở rộng thuyết giá trị của Marshall để bao gồm những nghiên cứu về cạnh tranh không hoàn hảo của Joan ROBINSON và CHAMBERLIN. Tác phẩm này tập trung vào việc tìm kiếm một khái niệm đầy đủ về quyền lực độc quyền và bảo vệ chủ nghĩa bình quân bằng cách sử dụng quy luật lợi tức biên giảm dần. Tác phẩm chính của ông là Kinh tế học kiểm soát (1944) sử dụng nhiều những phân tích của Marshall để tạo ra một tình huống ủng hộ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI THỊ TRƯỜNG. Ông cũng đưa ra những điều kiện mà theo đó một sự thay đổi về tỷ giá hối đoái của một quốc gia sẽ cải thiện được cán cân thương mại của nó. Điều kiện này thường được gọi là ĐIỀU KIỆN MARSHALL - LERNER. Ngoài ra, Lerner còn là người ủng hộ và bảo vệ kinh tế học KEYNES.
1824 Lerner case Tình huống Lerner. Tình huống do Lerner phân tích trong thuyết về thuế quan trong đó việc áp dụng một loại thuế quan vào một mặt hàng nhập khẩu có nhu cầu trong nước không co giãn theo giá thì kết quả sẽ dẫn tới cán cân thương mại tồi tệ hơn vì cầu đối với sản phẩm đó tăng lên.
1825 Lerner index Chỉ số Lerner Khi CẠNH TRANH HOÀN HẢO tồn tại thì giá bán chi phí biên; do vậy chỉ số này sẽ có giá trị bằng 0.
1826 Leger tender Phương tiện thanh toán hợp pháp (luật định).
1827 Less devoloped countries (LDCs) Các nước chậm phát triển. Xem DEVOLOPING COUNTRIES.
1828 Letter of credit Thư tín dụng. Một văn bản do một ngân hàng phát hành thay mặt khách hàng bảo đảm rằng ngân hàng sẽ thanh toán các séc do khách hàng đó rút, hay phổ biến hơn ngày nay gọi là các hối phiếu do các bên mà khách hàng mua hàng rút theo tên của khách hàng.
1829 Level of significance Mức ý nghĩa. Một khái niệm sử dụng trong kiểm định giả thuyết để xác định các giá trị tới hạn nhằm so sánh thống kê kiểm định với chúng.
1830 Level field Sân chơi công bằng / cùng một sân chơi?
1831 Leverage Tỷ phần vốn vay; Đòn bẩy về tài chính; Tỷ lệ vốn vay so với tổng vốn. Một chỉ số về mối quan hệ giữa nợ dài hạn và vốn sử dụng.
1832 Lewis, Sir W.Arthur (1919-1991). Nhà kinh tế học Tây Ấn và là người cùng được tặng giải thưởng Nobel với Theodore Schultz về kinh tế năm 1979. Huân tước W.Athur được đào tạo tại trường kinh tế London và là trưởng khoa kinh tế tại trường đại học Manchester và Princeton. Mối quan tâm chính của ông là chính sách công cộng và kinh tế của các nước kém phát triển và mô hình phát triển của Lewis, trong đó giả định một nền kinh tế hai khu vực hiện đại đang phát triển, trong đó lợi nhuận được tái đầu tư, và hấp thụ số lao động không hạn chế từ khu vực nông nghiệp truyền thống, được chấp nhận rộng rãi. Tác phẩm chính của ông là Lý thuyết về tăng trưởng kinh tế (1955), trình bày những phân tích tổng hợp về phát triển kinh tế cho đến thời gian đó. Trong kế hoạch phát triển: sự cốt yếu của chính sách kinh tế (1966), ông đưa ra những hướng dẫn về cách thức tạo lập và đánh giá một kế hoạch kinh tế. Các ấn phẩm khác của ông là Khảo sát kinh tế, 1948 - 1935 (1949), phân tích và xem xét các sự kiện và chính sách của giai đoạn đó, Chi phí cố định (1949) và Các nguyên tắc kế hoạch hoá kinh tế (1949).
1833 Lewis - Fei - Ranis model Mô hình Lewis - Fei - Ranis. Một mô hình kinh tế về thất nghiệp ở các nước đang phát triển được A.Lewis giới thiệu năm 1954 và 1958 và sau đó đươch chín thức hoá bởi Fei và Ranis năm 1964.
1834 Leveraged buy out (LBO) Tăng vay bằng cách thay cổ phần
1835 Leveraged financing Tài trợ đòn bẩy.
1836 Lexicographic preferences Thị hiếu thiên lệch. Sở thích của một cá nhân đối với một nhóm hàng hoá này so với một hàng hoá khác, nếu nó chứa nhiều hơn một hàng hoá cụ thể nào đó và bất kể số lượng của các hàng hoá khác trong nhóm đó như thế nào.
1837 Liabilities Nợ. Mọi trái quyền, thực tại hay tương lai, đối với một cá nhân hay tổ chức.
1838 Liberalism Chủ nghĩa tự do. Xem ECONOMIC LIBERALISM.
1839 LIBOR Lãi suất liên ngân hàng London. Lãi suất cho vay liên ngân hàng London London là lãi suất khác nhau trong những hoàn cảnh khác nhau mà ở đó các ngân hàng có thể cho vay những loại tiền nào đó với số lượng và thời hạn nào đó, trong thị trường tiền tệ Châu Âu.
1840 Licensed deposit takers Cơ quan được cấp giấy phép nhận tiền gửi. Theo Luật ngân hàng của Anh năm 1979, một loại tổ chức tín dụng được phép nhận tiền gửi. Bộ luật nhằm thiết lập một hệ thống quy định và kiểm soát để bảo vệ công chúng có tiền gửi, và có tác dụng làm hạn chế các hoạt động nhận tiền gửi ở hai loại tổ chức tín dụng, "các ngân hàng được công nhân" và "các cơ quan được phép nhận tiền gửi".
1841 Life-cycle hypothesis Giả thuyết về vòng đời, thu nhập theo vòng đời / Chu kỳ tuổi thọ sản phẩm. Giả thiết cho rằng cá nhân tiêu dùng một tỷ lệ cố định giá trị hiện tại của thu nhập của cả đời họ trong mỗi thời kỳ.
1842 Life-cycle oriented expectation Kỳ vọng định hướng theo chu kỳ đời người.
1843 "Lifeboat" "Thuyền cứu sinh". Từ lóng chỉ nghiệp vụ vào tháng 12/1973 của ngân hàng trung ương Anh, cùng với sự giúp đỡ của các ngân hàng thanh toán bù trừ London và Scotland, để giải quyết cái gọi là khủng hoảng NGÂN HÀNG CẤP HAI, diễn ra trong tháng 12/1973.
1844 Likehood function Hàm hợp lý Trong kinh tế lượng, một trung bình mà theo đó mô hình có khả năng thực nhất có thể được suy ra từ một tập hợp hữu hạn các quan sát đối với các sự kiện được cho là do mô hình tạo ra.
1845 Likehood ratio test (LD) Kiểm định tỷ số hợp lý.
1846 Limited company Công ty trách nhiệm hữu hạn. Có hai loại công ty trách nhiệm hữu hạn ở Anh: Công ty trách nhiệm hữu hạn công cộng và công ty trách nhiệm hữu hạn tư nhân.
1847 Limited dependent variables Các biến số phụ thuộc hạn chế. Xảy ra trong mô hình hồi quy theo đó biến phụ thuộc bị hạn chế ở một số khoảng giá trị nào đó.
1848 Limited information (LI) Thông tin hạn chế. Một cụm thuật ngữ miêu tả một nhóm kỹ thuật ước tính kinh tế lượng sử dụng trong việc ước tính các biến số của các hàm đồng thời.
1849 Limited liability Trách nhiẹm hữu hạn.
1850 Limit pricing Định giá giới hạn. Các cách thức mà các hãng đã thiết lập cho một nghành công nghiệp có thể định giá với mục đích ngăn cẳn những đối thủ cạnh tranh mới muốn thâm nhập vào thị trường.
1851 Lindahl model Mô hình Lindahl. Xem VOLUNTARY EXCHANGE MODEL.
1853 Linder thesis Thuyết Linder. Thuyết của nhà kinh tế Thụy Điển có tên là Linder cho rằng các nước càng có thu nhập bình quân đầu người giống nhau thì lượng buôn bán về hàng chế tạo giữa các nước đó càng cao vì ngoại thương được coi là việc mở rộng tiêu dùng và sản xuất trong nước.
1854 Linear combination Tổ hợp tuyến tính. Tổng của một dãy biến số (hoặc các VECTƠ) đã được nhân với một số hàng số nào đó.
1855 Linear dependence Phụ thuộc tuyến tính Một tính chất của một tập hợp các vectơ trong đó một trong các vectơ có thể được biểu diễn bằng một tổ hợp tuyến tính của các vectơ khác.
1856 Linear estimator Ước lượng tuyến tính. Một công thức ước tính các tham số của phương trình hồi quy, trong đó các ước tính được tìm ra như là các hàm tuyến tính của các giá trị biến phụ thuộc ước lượng OLS là một cách ước lượng tuyến tính.
1857 Linear expenditure systems Các hệ thống chi tiêu tuyến tính. Trong các hệ thống chi tiêu tuyến tính, các HÀM CẦU được diễn tả đối với các nhóm hàng hoá, chức không phải với các hàng hóa đơn lẻ.
1858 Linear function Hàm tuyến tính. Một mối quan hệ toán học trong đó các biến số xuất hiện như là các yếu tố cộng, không có các thành phần số mũ hay nhân.
1859 Linear nomogenous Đồng nhất tuyến tính. Xem HOMOGENEOUS FUNCTION.
1860 Linear probability model Mô hình xác suất tuyến tính. Cũng gọi là mô hình PROBIT - mô hình xác suất đơn vị. Một mô hình trong đó biến phụ thuộc là một biến giá hay biến nhị nguyên và được biểu diễn bằng một hàm tuyến tính của một hay nhiều biến độc lập.
1861 Linear programming Quy hoạch tuyến tính. Một kỹ thuật tạo lập và phân tích các bài toán tối ưu hốác ràng buộc trong đó hàm mục tiêu là một hàm tuyến tính và được tối đa hoá hay tối thiểu hoá tuỳ thuộc và số lượng các bất đẳng thức ràng buộc tuyến tính.
1862 Liquid asset Tài sản dễ hoán chuyển; Tài sản lỏng; tài sản dễ thanh tiêu . Xem LIQUIDITY.
1863 Liquid assets ratio Tỷ lệ tài sản dễ hoán chuyển.
1864 Liquidation Phát mại. Đây là quá trình chấm dứt sự tồn tại của một công ty, tài sản của nó được phát mại và phân chia cho các chủ nợ của nó và trong trường hợp còn dư thừa thì được chia cho các thành viên trong công ty.
1865 Liquility Khả năng chuyển hoán. Tính chất của tài sản "gần" tới mức mua tự do, TIỀN được định nghĩa là có khả năng chuyển hoán cao nhất.
1866 Liquidity Tính thanh toán, thanh tiêu.
1867 Liquidity preference Sự ưa thích tài sản dễ thanh tiêu Xem MONEY, DEMAND FOR.
1868 Liquidity ratio Tỷ số về khả năng hoán chuyển Ở Anh, các ngân hàng phải tuân thủ một tỷ lệ chuyển hoán tối thiểu là 30%, sau đó lại giảm xuống còn 28%. Xem MONEY MULTIPLIER, FUNDING.
1869 Liquidity trap Bẫy tiền mặt; Bẫy thanh khoản. Tình huống mà trong đó việc tăng cung tiền không dẫn tới việc giảm lãi suất mà đơn thuần chỉ dẫn đến việc tăng số dư tiền nhàn rỗi; độ co giãn cầu về tiền đối với lãi suất trở thành vô hạn.
1870 Listed securities Các chứng khoán yết giá. Tên chỉ các chứng khoán được buôn bán trên sở giao dịch chứng khoán Anh quốc.
1871 Little - Mirrlees method Phương pháp Little - Mirrlees. Một kỹ thuật đánh giá dự án trong các NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN đã được chú ý rộng rãi.
1872 LM curve Đường LM. Xem IS - LM DIAGRAM.
1873 Loan Khoản cho vay. Một khoản tiền do người cho vay ứng cho người vay.
1874 Loanable funds Các quỹ có thể cho vay. Cụm thuật ngữ này có ý nghĩa là các khoản tiền sẵn có để cho vay trên thị trường tài chính, nhưng thường nó nảy sinh trong văn cảnh lý thuyết lãi suất.
1875 Loan capital Vốn vay. Xem DEBENTURES.
1876 Loan stock Số vốn vay. Xem DEBENTURES, FINANCIAL CAPITAL
1877 Loan facility Chương trình cho vay.
1878 Local authorities' market Thị trường của chính quyền địa phương. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ bán buôn ở London, gắn bó chặt chẽ với các thị trường công ty tài chính, tiền tệ Châu Âu và Liên ngân hàng, trong đó người ta cho các cơ quan chính quyền địa phương vay các khoản vay ngắn hạn, thông qua các công ty môi giới tiền tê.
1879 Local finance Tài chính địa phương. Thu nhập và chi tiêu của chính quyền khu vực (địa phương).
1880 Local labour market Thị trường lao động địa phương. Sự phân chia nhỏ theo địa lý của THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG chủ yếu là hậu quả của các chi phí về tâm lý và đặc biệt của việc đi lại nhiều để đến chỗ làm.
1881 Local mutiplier Số nhân địa phương Xem REGIONAL MUTIPLIER
1882 Local public good Hàng hoá công cộng địa phương. Hàng hoá công cộng của một cộng đồng, chẳng hạn hệ thống đèn đường.
1883 Locational integration Liên kết theo vị trí. Một tập hợp những đầu mối quan hệ tồn tại giữa một số ngành vừa gần nhau về mặt vị trí địa lý vừa liên quan với nhau do sản phẩm của một số ngành là đầu vào của ngành khác.
1884 Locational interdependence Sự phụ thuộc lẫn nhau về vị trí. Mối quan hệ tương hỗ giữa các hãng trong đó quyết định của một loại hãng về việc lựa chọn vị trí cho một nhà máy của nó bị tác động bởi những lựa chọn về vị trí của các đối thủ cạnh tranh.
1885 Location quotient Thương số vị trí. Thước đo thống kê về mức chênh lệch mà một loạt hoạt động kinh tế cụ thể được đánh giá trong một vùng của nền kinh tế so với toàn bộ nền kinh tế nói chung.
1886 Location theory Lý thuyết về vị trí. Học thuyết phân tích những tác động quyết định đến vị trí của hoạt động kinh tế, giải thích và đoán trước hình thái vị trí của các đơn vị kinh tế.
1887 Locking - in effect Hiệu ứng kẹt Hiệu ứng làm cho một người có một tài sản không bán tài sản đó nữa vì giá trị thị trường của nó giảm xuống và sẽ gây ra thua lỗ.
1888 lockout Sự đóng cửa gây áp lực (đối với công nhân). Việc người chủ đóng cửa nơi làm việc để buộc công nhân thừa nhận các điều khoản tuyển dụng của ban lãnh đạo.
1889 Logarithm Lôgarít Lôgarít của một số là một số mà khi cơ số của nó nâng lên số mũ là giá trị của lôgarit thì bằng số đó.
1890 Logistic function Hàm Lôgistic Đồ thị của hàm này có hình chữ S, và nó được sử dụng để biểu diễn mối quan hệ giữa giá trị của một biến số kinh tế và thời gian.
1891 Logit analysis Phép phân tích lôgit
1892 Log-linear Tuyến tính lôgarit Một mối quan hệ toán học mà nếu biểu diễn bằng lôgarit thì là một hàm tuyến tính.
1893 Logolling Sự trao đổi phiếu bầu; bỏ phiếu gian lận. Là đặt tên cho quá trình "trao đổi lá phiếu" trong đó một người đồng ý ủng hộ một người khác đối với một vấn đề nhất định đổi lại người kia sẽ ủng hộ anh ta đối với một vấn đề khác.
1894 Lombard Street Phố Lombard. Là phố trung tâm của ngân hàng và tài chính của thành phố London.
1895 Lomé Convention Công ước Lomé. Công ước hợp tác kinh tế và thương mại được ký kết năm 1975 ở Lomé, thủ đô của Togo, giữa các nước thành viên của Cộng đồng Châu Âu (EC) và 46 nước đang phát triển ở Châu Phi, Caribe và Thái bình Dương (ACP).
1896 Long-dated securities Các chứng khoán dài hạn. Các chứng khoán ở dạng nợ chứ không phải dạng cổ phần - ví dụ như chứng khoán viền vàng hay trái khán công ty - có ngày đáo hạn dài, thường là hơn 10 năm.
1897 Long-haul economies Tính kinh tế theo quãng đường. Xu hướng chi phí vận tải tăng ít hơn về tỷ lệ so với quãng đường chuyên chở.
1898 Longitudinal data Dữ liệu dọc. Một kiểu dữ liệu PANEL, trong đó các thông tin trong giai đoạn trước thời điểm thu thập được đưa vào.
1899 Long rate Lãi suất dài hạn. Một loạt các lãi suất có thể thu được từ các chứng khoán dài hạn, và do đó có thể trả cho các khoản vay dài hạn mới.
1900 Long run Dài hạn. Khoảng thời gian liên quan đến quá trình sản xuất trong đó có thời gian để thay đổi tất cả các yếu tố sản xuất, nhưng không đủ thời gian để thay đổi quy trình công nghệ có bản được sử dụng.
1901 Long run average cost (LAC) Chi phí trung bình dài hạn. Trong dài hạn tất cả các chi phí có xu hướng là chi phí khả biến.
1902 Long run comsumption function Hàm tiêu dùng dài hạn. Mối quan hệ hàm số giữa tiêu dùng và thu nhập trong giai đoạn hơn 50 năm.
1903 Long run marginal cost Chi phí cận biên dài hạn. Chi phí tăng thêm khi sản suất thêm một đơn vị sản phẩm trong dài hạn.
1904 Long term capital Vốn dài hạn. Vốn dưới dạng tài chính (tiền) nếu được vay theo các điều khoản vay nợ, có kỳ hạn trả nợ dài, thường trên 10 năm; hoặc theo cách khác nếu ai huy động bằng cách phát hành cổ phần thì sẽ không được hoàn trả, trừ khi công ty đóng cửa.
1905 Lorenz curve Đường Lorenz Một đồ thị dùng để tính mức độ bất bình đẳng.
1906 Losch model Mô hình Losch Xem LOCATION THEORY.
1907 Loss aversion Sự không thích mất mát. Một giả thiết cho rằng ĐỘ PHI THOẢ DỤNG do bị mất một hàng hoá nhiều hơn so với độ thoả dụng của hàng hoá ấy.
1908 Loss function Hàm thua lỗ. Một hàm phi thoả dụng mà một nhà lập chính sách muốn tối thiểu hoá.
1909 Loss leader pricing Bán hạ giá trước. Khi các doanh nghiệp có hàng hoá đa dạng choà bán một phần trong loạt sản phẩm của họ ở mức giá thấp hơn chi phí, và tin rằng điều này sẽ thúc đảy việc tiêu thụ các sản phẩm có chênh lệch lợi nhuân cao hơn.
1910 Long run competitive Cân bằng cạnh tranh dài hạn.
1911 Lon run total cost curve Đường tổng chi phí dài hạn.
1912 Long run Phillips curve Đường Phillips dài hạn.
1913 Short run Phillíp curve Đường Phillips ngắn hạn.
1914 Lump - sum tax Thuế gộp / khoán.
1915 Loss offsetting provisions Các điều khoản bù lỗ. Thường nói đến thoả thuận, theo đó các khoản lỗ của một dự án có thể được bù lại bởi thu nhập từ các nguồn khác.
1916 Low - level equilibrium trap Bẫy cân bằng mức thấp. Xem POPULATION POLYCY, POPULATION.
1917 Low wage trade Thương mại lương thấp. Xem DYNAMIC THEORIES OF COMPARATIVE ADVANTAGE.
1918 Lucas critique Luận điểm phê phán của Lucas Bài phê bình về việc sử dụng mô hình kinh tế lượng để đánh giá kết quả của các quyết định chính sách vì các tham số ước lượng ngầm bao hàm ảnh hưởng của chính sách.
1919 LUS Số dư tuyến tính vô hướng không chệch. Tính từ dùng để mô tả các số dư tuyến tính (L), không chệch (U) và có ma trận hiệp phương sai chéo vô hướng (S)>
1920 Luxury Hàng xa xỉ (cúng coi là hàng thượng lưu). Một thuật ngữ không được sử dụng rộng rãi trong kinh tế học hiện đại, nhưng nếu có dùng thì để chỉ một hàng hoá có Độ co giãn cầu theo thu nhập lớn hơn 1, do đó khi thu nhập tăng thì hàng đó chiếm một tỷ lệ cao hơn trong thu nhập của người tiêu dùng.
1921 Luxury taxes Thuế hàng xa xỉ. Tăng thuế cho ngân sách chính phủ có thể rất rắc rối ở các nước kém phát triển, nhiều người tự hành nghề hoặc được trả bằng hiện vật và không thể đánh thuế thu nhập được.
1922 M1 and M0 Mức cung tiền M1 và M0.
1923 Macmillan Committee Uỷ ban Macmillan. Uỷ ban điều tra của Anh được thành lập năm 1929 với tên gọi "Uỷ ban Tài chính và Công nghiệp", do H.P Macmillan (sau này là Huân tước) làm chủ tịch, nhằm nghiên cứu hệ thống tài chính và ngân hàng trong các nghiệp vụ trong nước và quốc tế của nó, và nhằm đưa ra những khuyến nghị về việc làm thế nào để hệ thống này có thể thúc đẩy "việc phát triển nội thương và ngoại thương và việc tuyển dụng lao động".
1924 "Macmillan" gap Lỗ hổng Macmillan. Xem Macmillan Committee.
1925 Mc Guire Act Đạo luật Mc Guire. Sự sửa đổi vào năm 1952 đối với đạo luật về Uỷ ban thương mại Liên bang Hoa kỳ, đạo luật Mc Guire được ban hành nhằm cưỡng chế các nhà bán lẻ không ký kết các thoả thuận về cách định giá cũng như những người có ký kết thoả thuận phải định giá trên nguyên tắc "thương mại công bằng".
1926 Macroeconomics Kinh tế học vĩ mô. Là khoa học nghiên cứu hành vi của toàn bộ nền kinh tế nói chung.
1927 Macroeconomics demand schedule Biểu cầu mang tính kinh tế học vĩ mô.
1928 Majority rule Quy tắc đa số. Là một hình thức LỰA CHÓN TẬP THỂ hoặc QUY TẮC QUYẾT ĐỊNH XÃ HỘI mà theo đó bất kỳ đề nghị nào được sự ủng hộ của hơn một nửa số "người biểu quyết" sẽ được chọn.
1929 Malleable capital Vốn uyển chuyển Là một giả định về bản chất của vốn hiện vật thường sử dụng trong kinh tê học cổ điển, theo đó các vật liêu hình thành nên một cỗ máy cụ thể có thể được thay đổi ngay lập tức và không hề tốn kém thành một cỗ máy khác.
1930 Malthus, Rev. Thomas Robert (1766-1834). Malthus là một mục sư và cũng là một giáo sư môn lịch sử hiện đại và kinh tế chính trị (là người đầu tiên được cấp danh hiệu này tại Anh). Tuy nhiên, ông cũng có những đóng góp cho việc phân tích tiền tệ và cho "học thuyết về tình trạng dư thừa" và tham gia và một cuộc tranh luận nổi tiếng với người bạn của ông lad Ricardo, Ông được biết đến nhiều nhất với tư tưởng là tác giả của Tiểu luận về nguyên tác dân số (1798). Trong tác phẩm nay, ông thách thức quan điểm truyền thống của các nhà kinh tế học dân số cho rằng dân số đông và ngỳ càng gia tăng đông nghĩa với sự giàu có và ông lập luân rằng dân số sẽ tăng lên cho đến khi đạt tới mức ràng buộc về cung cấp lương thực. Ông cho rằng dân số có xu hướng gia tăng theo cấp số nhân và nguồn lương thực lại tăng theo cấp số cộng. Sự tăng dân số có thể được kìm hãm hoặc là một cách tích cực (nghĩa là qua số tử vong tăng lên) thông qua những hình thức như chiến tranh, bệnh dịch ... hoặc một cách tiêu cực (nghĩa là qua việc sinh đẻ ít đi) thông qua các hình thức như hạn chế bằng đạo đức, kết hôn muộn... Học thuyết này của Malthus về tiền lương đặt ra một mức lương không thay đổi ở một mức tồn tại. Trái với dự đoán của ông, cả dân số và mức lương đều có xu hướng gia tăng ở các nước công nghiệp phát triển; sở dĩ như vậy là do tiến bộ khoa học kỹ thuật, mà Malthus đã đánh giá thấp vai trò của nó đối với việc quản giảm tỷ lệ sinh đẻ khi thu nhập tăng và đối với việc khai thác các vùng đất mới. Nỗi ám ảnh về vấn của Malthus cho đến nay vẫn còn tồn tại ở các nước chậm phát triển khi họ muốn nhập khẩu các loại thuốc mà đã đem lại cho nước công nghiệp phát triển những tỷ lệ tử vong tương ứng với các tỷ lệ sinh đẻ của nước đang phát triển. Vấn đề này cũng được một số nhà sinh thaí học đưa ra trên phạm vi toàn cầu khi họ cần tiên đoán rằn dân số và sản lượng công nghiệp tăng sẽ khiến cho thế giới bị cạn kiệt các nguồn tài nguyên.
1931 Malthus's law of population Quy luật dân số của Malthus. Xem IRON LAW OF WAGE.
1932 Management Ban quản lý. Là những nhân viên trong một hãng có quyền thay mặt cho các chủ sở hữu kiểm soát các hoạt động của hãng.
1933 Management buyout Thu mua bằng nghiệp vụ quản lý. Là việc ban quản lý thu mua các tài sản của một công ty.
1934 Management board Ban quản lý / Hội đồng quản trị.
1935 Managed or dirty floating Sự thả nổi có quản lý hay không thuần khiết.
1936 Management science Khoa học quản lý. Trong khuôn khổ của việc nghiên cứu doanh nghiệp, môn học này áp dụng các nguyên tắc khoa học nhằm hỗ trợ cho việc đạt được hiệu quả hoạt động trong việc thực hiện các mục tiêu kinh doanh.
1937 Manager controlled firm Hãng do nhà quản lý kiểm soát. Là một công ty không có một cổ đông hoặc một nhóm cổ đông nào chiếm được tỷ lệ biểu quyết đủ cao để nắm quyền kiểm soát các chính sách của công ty.
1938 Managerial capitalism Chủ nghĩa tư bản thiên về quản lý. Việc tổ chức nền kinh tế thành các tập đoàn lớn, trong đó quyền định đoạt các nguồn lực nằm trong tay một tầng lớp quản lý có thể xác định được tách biệt khỏi giới chủ sở hữu tài sản và hầu như không chịu sự kiểm soát của họ.
1939 Managerial discretion Sự tuỳ tiện trong quản lý. Là khả năng của các nhà quản lý của một công ty thực hiện những mục tiêu mà họ tự thấy là có lợi hơn cho họ.
1940 Managerial revolution Cuộc cách mạng quản lý. Là một khái niệm gắn với ý tưởng của Galbraith cho rằng quyền lực kinh tế đã chuyển từ vốn sang chủ sở hữu của các bí quyết kỹ thuật, tức là tầng lớp quản lý.
1941 Managerial slack Sự lỏng lẻo trong quản lý. Xem X - EFFICIENCY.
1942 Managerial theories of the firm Các học thuyết về hãng thiên về quản lý. Là các học thuyết bắt nguồn từ quan niệm cho rằng CHỦ NGHĨA TƯ BẢN đương thời được đặc trưng bởi sự khống chế trong khu vực sản xuất của các tập đoàn lớn, nơi mà quyền sở hữu và quyền kiểm soát được phân tách rõ ràng giữa các cổ đông và các nhà quản lý.
1943 Managerial utility function Hàm thoả dụng trong quản lý. Mối quan hệ này quy định cụ thể những luận chứng mà thứ tự ưu tiên của các nhà quản lý của doanh nghiệp phụ thuộc vào đó.
1944 Marginal cost Chi phí cận biên. Là chi phí tăng thêm cho việc sản xuất thêm một đơn vị sản lượng.
1945 Marginal cost of labor Chi phí cận biên cho lao động.
1946 Marginal cost pricing Định giá theo chi phí cận biên. Là một phương pháp định giá của các hãng tư nhân hoặc các công ty nhà nước theo đó được xác định bằng chi phí biên.
1947 Marginal firm Xuất biên?
1948 Marginal income tax rate Mức thuế suất cận biên đánh vào thu nhập.
1949 Marginal principle Nguyên lý cận biên.
1950 Marginal product of labors Sản phẩm cận biên của lao động.
1951 Marginal propensity to comsume (MPC) Thiên hướng tiêu dùng cận biên. Là mức thay đổi trong tiêu dùng do tăng thêm một đơn vị thu nhập.
1952 Marginal propensity to import Thiên hướng nhập khẩu cận biên. Là mức thay đổi nhập khẩu do thay đổi một đơn vị thu nhập.
1953 Marginal propensity to save (MPS) Thiên hướng tiết kiệm cận biên. Là mức thay đổi tiết kiệm do thay đổi một đơn vị thu nhập.
1954 Marginal rate of substitution (MRS) Tỷ lệ thay thế cận biên. Trong học thuyết về cầu của người tiêu dùng, tỷ lệ thay thế biên đề cập đến số lượng của một loại hàng hoá, để bù đắp cho người tiêu dùng đối với việc từ bỏ số lượng một loại hàng hoá khác sao cho vẫn có được mức phúc lợi (thoả dụng ) như trước.
1955 Marginal rate of transformation Tỷ lệ chuyển đổi cận biên. Là giá trị biểu hiện bằng số của độ dốc của đường GIỚI HẠN KHẢ NĂNG SẢN XUẤT.
1956 Marginal revenue Doanh thu cận biên. Là mức thay đổi trong tổng doanh thu phát sinh từ việc bán thêm một đơn vị sản lượng.
1957 Marginal revenue product of labor Mức doanh thu cận biên của lao động.
1958 Managing director Giám đốc điều hành. Là một người được bổ nhiệm là giám đốc một công ty trách nhiệm hữu hạn, có trách nhiệm chính là điều hành các hoạt động hàng ngày của công ty.
1959 Manoilescu argument Lập luận Manoilescu. Là một phiên bản, do nhà kinh tế Manoilescu đưa ra, về luận chứng về NGÀNH CÔNG NGHIỆP NON TRẺ, dựa vào nhận định rút ra từ thực tế rằng mức lương trung bình trong khu vực chế tạo ở một nước chậm phát triển cao hơn mức lương trung bình trong khu vực nông nghiệp mặc dù năng suất lao động có thể như nhau.
1960 Manpower policy Chính sách về nhân lực. Là một nỗ lực nhằm tăng cường hoạt động của thị trường lao động, và nếu có thể, là sự đánh đổi giữa thất nghiệp và lam phát.
1961 Manual workers Lao động chân tay. Là những nhân viên làm các công việc chân tay và được trả tiền công theo tuần.
1962 Margin, at the tại biên Trong kinh tế học, "tại biên" có nghĩa là tại điểm mà đơn vị sản phẩm cuối cùng được sản xuất hoặc tiêu thụ.
1963 Marginal Cận biên, gia lượng. Một đơn vị biên là đơn vị tăng thên\m của một cái gì đó, chẳng hạn như với CHI PHÍ BIÊN, ĐỘ THOẢ DỤNG BIÊN..
1964 Marginal analysis Phân tích cận biên. Xem NEO - CLASSICAL ECONOMICS
1965 Marginal cost of funds schedule Biểu đồ chi phí cận biên của vốn. Là biểu đồ xác định chi tiết chi phí thực sự của vốn tài chính của doanh nghiệp.
1966 Marginal damage cost Chi phí thiệt hại cận biên. Là chi phí tăng thêm cho một thiệt hại phát sinh, thường do ô nhiễm gây ra, từ một đơn vị tăng thêm của hoạt động gây hại.
1967 Marginal disutility Độ phi thoả dụng cận biên. Là độ phi thoả dụng tăng thêm phát sinh từ một thay đổi nhỏ trong một biến số nào đó.
1968 Marginal efficiency of capital Hiệu suất cận biên của vốn. Là TỶ LỆ CHIẾT KHẤU độc nhất có thể khiến cho giá trị hiện tại của lợi ích ròng dự kiến từ một tài sản vốn bằng đúng với giá cung cấp nó khi giá cung cấp tài sản đó không hề tăng.
1969 Marginal efficiency of capital schedule Biểu đồ hiệu suất biên của vốn. Là biểu đồ trình bày chi tiết mối quan hệ cân bằng dài hạn giữa số vốn cần có và lãi suất.
1970 Marginal efficiency of investment Hiệu suất cận biên của đầu tư. Còn gọi là tỷ súât lợi tức nội hoàn. Là tỷ lệ chiết khấu làm cho giá trị hiện tại của lợi tức ròng dự kiến từ một tài sản vốn bằng đúng giá cung cấp của nó trong trường hợp mức giá này được công nhận sẽ tăng lên trong ngắn hạn.
1971 Marginal efficiency of investment schedule Biểu đồ hiệu suất cận biên của đầu tư. Là đường cầu về đầu tư. Là biểu đồ trình bày chi tiết mối quan hệ giữa hiệu suất biên của đầu tư và tỷ lệ lãi suất.
1972 Marginal per capita reinvestment quotient criterio Tiêu chuẩn về thương số tái đầu tư cận biên theo đầu người. Là một tiêu chuẩn về đầu tư với mục tiêu tối đa hoá thu nhập bình quân đầu người tại một thời điểm trong tương lai.
1973 Marginal physical product Sản phẩm vật chất cận biên. Là mức tăng thêm tổng sản lượng nhờ việc sử dụng thêm một đơn vị lao động và có thể dẫn xuất từ hàm sản xuất, với điều kiện các yếu tố khác không đổi.
1974 Marginal product Sản phẩm cận biên. Là sản lượng tăng thêm do sử dụng thêm một đơn vị đầu vào.
1975 Marginal productivity doctrine Học thuyết về năng suất cận biên. Học thuyết này cho rằng một chủ sử dụng lao động mong muốn tối đa hoá lợi nhuận của mình sẽ chịu sự chi phối của quy luật về năng suất biên giảm dần, theo đó các đơn vị lao động lần lượt được sử dụng sẽ tạo ra các đơn vị SẢN LƯỢNG giảm dần tương ứng.
1976 Marginal propensity to tax Thiên hướng đánh thuế cận biên. Là mức thay đổi trong thu nhập về thuế do thay đổi một đơn vị thu nhập.
1977 Marginal propensity to withdraw Thiên hướng rút tiền cận biên. Là mức thay đổi những khoản rút tiền do thay đổi một đơn vị thu nhập.
1978 Marginal rate of tax Thuế suất cận biên. Là mức thuế đối với một đơn vị thu nhập tăng thêm, nhưng khái niện này cũng được áp dụng tương đương với việc tăng thêm của chi tiêu, của quà tặng.
1979 Marginal rate of technical substitution Tỷ suất thay thế kỹ thuật cận biên; thế suất kỹ thuật cận biên. Là tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên của hai yếu tố đầu vào.
1980 Marginal revenue product Sản phẩm doanh thu cận biên. Là sản phẩm vật chất biên nhân với doanh thu biên từ việc bán thêm một đơn vị sản phẩm nhờ việc sử dụng thêm một đơn vị đầu vào.
1981 Marginal user cost Chi phí sử dụng cận biên. Trong kinh tế học tài nguyên, đó là lợi ích ròng (việc định giá một đơn vị tài nguyên, tức là giá của nó trừ đi chi phí khai thác) mà thế hệ tương lai không có được do thế hệ hiện tại đã sử dụng một đơn vị tài nguyên hữu hạn.
1982 Marginal utility Độ thoả dụng cận biên. Là độ thoả dụng phụ thêm có được từ việc thêm một đơn vị của bất kỳ loai hàng hoá nào.
1983 Marginal utility of income Độ thoả dụng cận biên của thu nhập. Xem Marginal utility of money.
1984 Marginal utility of money Độ thoả dụng cận biên của tiền. Là tỷ lệ gia tăng thoả dụng của một cá nhân khi ngân sách của riêng người đó (thu nhập) tăng thêm 1 đơn vị.
1985 Marginal value product of capital Sản phẩm giá trị biên của vốn.
1986 Marginal value product of labor Sản phẩm giá trị biên của lao động.
1987 Margin requirement Yêu cầu về mức chênh lệch. Là tỷ lệ giá trị thị trường của 1 chứng khoán mà người mua có thể vay được khi mua chứng khoán đó.
1988 Market Thị trường. Thông thường, đó là bất kỳ khung cảnh nào trong đó diễn ra việc mua bán các loại hàng hoá và dịch vụ.
1989 Market classification Phân loại thị trường. Có rất nhiều cách khác nhau để phân loại thị trường.
1990 Market clearing Điểm thị trường bán sạch.
1991 Market demand curve Đường cầu của thị trường. Là tổng hợp của một loạt các đường cầu riêng rẽ đối với một loại hàng hoá.
1992 Market demand curve for labour Đường cầu của thị trường đối với lao động. Với một mức giá bán sản phẩm không đổi, đường cầu của thị trường hay của một nghành sản xuất chính là sự tổng hợp theo chiều ngang các đường DOANH THU SẢN PHẨM BIÊN của các doanh nghiệp tham gia.
1993 Market economy Nền kinh tế thị trường Là một hệ thống kinh tế trong đó các quyết định về việc phân bổ nguồn lực và sản xuất được diễn ra trên cơ sở các mức giá được xác định qua những giao dịch tự nguyện giữa các nhà sản xuất, người tiêu dùng, công nhân và chủ sở hữu các yếu tố sản xuất.
1994 Market failure Sự khiếm khuyết của thị trường; Sự trục trặc của thị trường. Là việc một hệ thống các thị trường tư nhân không có khả năng cung cấp một số mặt hàng nhất định cho dù là một phần nhỏ hay với mức độ hợp lý nhất định hoặc tối ưu nhất.
1995 Market forces Các tác nhân thị trường. Là những tác nhân phát sinh từ quan hệ tự do giữa cung và cầu của thị tường dẫn đến việc phải điều chỉnh giá bán và/hoặc số lượng được giao dịch.
1996 Market imperfection Sự không hoàn hảo của thị trường. Là bất kỳ sự sai lệch nào khỏi các điều kiện cần thiết để có được cạnh tranh hoàn hảo.
1997 Market mechanism Cơ chế thị trường.
1998 Marketing Marketing Là một thuật ngữ dùng để chỉ những hoạt động của các doanh nghiệp liên quan đến việc bán và phân phối sản phẩm.
1999 Marketing boards. Các ban Marketing. Các ban này được thành lập tại một số nước châu Phi, và chúng đáp ứng được nhiều mục đích khác nhau. Chúng mang lại cho các tiểu nông một thị trường chắc chắn và ổn định đối với các sản phẩm của họ và vì sau đó hàng hóa được bán trên quy mô lớn trên các thị trường quốc tế nên các nhà chức trách có được cơ sở hợp lý hơn để mặc cả giá bán hợp lý.
2000 Market maker Hãng lập thị. Là tên gọi xuất hiện tại SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN London kể từ năm 1986, đặt cho hãng tạo ra được một thị trương mua bán các loại chứng khoán khác nhau thông qua việc luôn sẵn sàng mua hoặc bán những loại chứng khoán này.
2001 Market orientation Định hướng theo thị trường. Là việc các nhà sản xuất có xu hướng đặt nhà máy của họ gần thị trường tiêu thụ sản phẩm chứ không phải ở nơi khác, chẳng hạn như gần nguông nguyên liệu.
2002 Market oriented reform Cải cách theo định hướng thị trường.
2003 Market power Quyền lực thị trường; Sức mạnh đối với thị trường. Là việc nhóm người mua hoặc bán có khả năng tác động đến giá cả của sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ đang mua bán.
2004 Market premium rate Tỷ lệ chênh lệch giá.
2005 Black market premium rate Tỷ lệ chênh lệch giá trên thị trường chợ đen.
2006 Market share Thị phần Là tỷ trọng của tổng số hàng hoá bán trên thị trường của một doanh nghiệp.
2007 Market socialism Chủ nghĩa xã hội theo cơ chế thị trường. Là một hệ thống kinh tế xã hội chủ nghĩa nhưng lại nhường quyền điều hành các hoạt động hàng ngày của nền kinh tế cho cơ chế thị trường.
2008 Markov process Quá trình Markov. Là một quá trình liên kết giá trị hiện tại của một biến số với những giá trị trước đó của chính nó và một sai số ngẫu nhiên.
2009 Markowitz, Harry (1927-) Là một nhà kinh tế người Mỹ đồng đoạt giải Nobel về kinh tế năm 1990 (cùng với M.Miller và W.F.Sharp). Công việc quan trọng mà ông thực hiện trong những năm 1950 đã đặt nền móng cho học thuyết hiện đại về DANH MỤC ĐẦU TƯ. Học thuyết ban đầu của ông về sự lựa chọn danh mục đầu tư được dựa trên mô hình chuẩn tắc dành cho các nhà quản lý đầu tư. Đóng góp quan trọng của ông là việc phát triển thuyết nghiệp vụ được tính toán chính xác về sự lựa chọn danh mục đầu tư trong điều kiện không chắc chắn. Markowitz chỉ ra rằng trong những điều kiện nhất định, sự lựa chọn danh mục đầu tư của một nhà đầu tư bị hạn chế ở việc cân bằng giữa lợi tức dự kiến thu đượ từ danh mục đầu tư đó với sai số của nó. Về mặt nguyên tắc, sự lựa chọn phức tạp giữa nhiều tài sản với những thuộc tính khác nhau của chúng được xem như một bài toán không gian hai chiều, thường gọi là phép phân tích phương sai trung bình. Các ấn phẩm lớn trung bình của Markowitz bao gồm: Sự lựa chọn danh mục đầu tư: Sự đa dạng hoá có hiệu quả đầu tư, Wiley (1959), và Phép phân tích phương sai - trung bình trong việc lựa chọn danh mục đầu tư và các thị trường vốn, Blackwell (1987)>
2010 Parallel market premium rate Tỷ lệ chênh lệch giá của thị trường song hành.
2011 Market structure Cơ cấu thị trường.
2012 Mark-up Phần thêm vào giá vốn; Phần thêm vào chi phí khả biến. Là một phần cộng thêm vào các chi phí khả biến trung bình để hình thành giá bán do người bán xác định nhằm trang trải các chi phí cố định và có được lợi nhuận.
2013 Marshall, Alfred (1842-1924) Là nhà kinh tế học người Anh mà cả sự nghiệp của mình đã dành cho công việc của một giáo sư kinh tế tại đaih học Cambridge (1885-1908).Ông coi yếu tố giá thành sản xuất quan trọng không kém gì độ thoả dụng trong học thuyết về giá trị của ông. Ý tưởng cơ bản trong công việc của ông là khả năng của cung và cầu trong việc tạo ra những mưc giá cân bằng trên thị trường. Marshall được ví như cầu nối giữa học thuyết kinh tế cổ điển với học thuyết tân cổ điển của Jevon và học thuyết về cân bằng tổng quát của Walras. Các tác phẩm của Marshall không chỉ có ảnh hưởng đáng kể đến chính sách kinh tế cho đến hiện nay mà còn gây ảnh hưởng đáng kể đến các thế hệ nhà kinh tế của Anh.
2014 Marshall Aid Viện trợ Marshall. Là viện trợ của Mỹ và Canada cho Anh và các nước khác để trợ giúp họ phục hồi nền kinh tế sau chiến tranh thế giới thứ hai.
2015 Marshallian demand curve Đường cầu Marshall Là đường cầu được sử dụng rộng rãi nhất trong đó phản ứng của lượng cầu đối với mức giá chịu ảnh hưởng của cả hiệu ứng thu nhập lẫn hiệu ứng thay thế.
2016 Marshall - Lerner condition Điều kiện Marshall - Lerner. Trong những điều kiện nhất định, việc phá gía đồng tiền có thể cải thiện được cán cân thanh toán. Điều kiên Marshall - Lerner là một điều kiện giống như vậy.
2017 Marshall plan Kế hoạch Marshall Xem EUROPEAN RECOVERY PROGRAMME.
2018 Marx, Karl (1818-1883) Là nhà triết học, Xã hội học, sử học, lý luận chính trị học, kinh tế học người Đức. Từ 1849, sống tại Anh với sự giúp đỡ của ăng-ghen, một nhà tư bản công nghiệp. Chịu ảnh hưởng sâu sắc tư tưởng Hê-ghen và từ đó đưa ra luận thuyết về xã hội tư bản, và luận điểm tổng hợp về chủ nghĩa cộng sản. Những tiên đoán của C.Mác về chủ nghĩa tư bản vẫn chưa trở thành hiện thực nhưng những thành tựu của Mác là hết sức to lớn đã khiến chi Mác đạt tới đỉnh cáo của một nhà phân tích kinh tế.
2019 C.mácist economics Kinh tế học Mac xít. Là một trường phái tư duy kinh tế có mục đích phân tích sự phát triển kinh tế và xã hội của hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa.
2020 Materials balance principle Nguyên lý cân bằng vật chất. Là một nguyên tác trong kinh tế học môi trường, theo đó khối lượng chất thải ra môi trường từ quá trình sản xuất được coi là xấp xỉ khối lượng các tài nguyên được sử dụng để sản xuất ra hàng hoá.
2021 Material forces of production Lực lượng sản xuất vật chất. Là cụm thuật ngữ được C.Mác sử dụng để xác định nền tảng kinh tế thực tế của một xã hội.
2022 Mathematical expectation Kỳ vọng toán học. Xem EXPECTED VALUE.
2023 Matrix Ma trận.
2024 Maturity Đến hạn, hết hạn. Là ngày mà khoản nợ của người phát hành trái phiếu đến hạn phải thanh toán hoặc là ngày đến hạn thanh toán tiền nợ gốc.
2025 Maximax Tối đa hoá cực đại. Là một quy tắc trong lý thuyết RA QUYẾT ĐỊNH để giúp cho việc lựa chọn trong những điều kiện không chắc chắn.
2026 Maximin Tối đa hoá cực tiểu. Là một quy tắc trong lý thuyết RA QUYẾT ĐỊNH để giúp cho việc lựa chọn trong những điều kiện không chắc chắn.
2027 Maximum Giá trị cực đại. Là giá trị lớn nhất của một hàm số hoặc của biến số.
2028 Maximum likelihood Hợp lý cực đại. Là một cụm thuât ngữ mô tả kỹ thuật ước lượng kinh tê lượng chung bao gồm việc tối đa hoá hàm hợp lý của những quan sát mẫu về các giá trị của các tham số của các phương trình đang được ước tính.
2029 Meade, James Edward (1907- ) Là trưởng phòng kinh tế thuộc văn phòng nội các Anh từ năm 1940 đến năm 1945, giáo sư kinh tế học thuộc trường Kinh tế London từ năm 1947 đến năm 1957, giáo sư kinh tế chính trị thuộc trường Đại học Cambridge từ năm 1957 đến năm 1969. Ông được trao tặng giải thưởng Nobel về kinh tế học vào năm 1977. Những tác phẩm nổi tiếng của ông là: Học thuyết về chính sách kinh tế: Cán cân thanh toán (1951), Hệ thống thương mại quốc tế (1952); Học thuyết về chính sách quốc tế....và các hệ thống khác nhau về kinh doanh và trả lương cho công nhân (1986). Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông thuộc về lĩnh vực chính sách và học thuyết thương mại quốc tê. Những vấn đề của các chính sách ỔN ĐỊNH HOÁ trong NỀN KINH TẾ MỞ là trọng tâm của những tác phẩm đầu tiên của ông, đặc biệt là những điều kiện để có được một sự cân bằng trong nền kinh tế trong nước và trong giao dịch với nước ngoài. Ông nhấn mạnh đến những mâu thuẫn về chính sách có thể xảy ra giữa cán cân thương mại quốc tế với cán cân tổng cung và tổng cầu trong nước trong một hệ thống tỷ giá hối đoái cố định. Ông cũng tiến hành phân tích về kinh tế học phúc lợi của liên minh thuế quan và thuế quan trong những điều kiện mà sự cạnh tranh hoàn hảo sẽ không dẫn đến khả năng tối đa hoá phúc lợi.
2030 Mean Trung bình Một số đo thường được sử dụng để tính xu hướng tập trung của một biến số, có thể dùng để tính cho một mẫu nhất định hoặc toàn bộ tổn thể.
2031 Means tested benefits Trợ cấp theo mức trung bình. Là những trợ cấp mà chỉ có thể nhận được nếu như thu nhập của người xin được hưởng trợ cấp đó thấp hơn một giá trị nhất định.
2032 Mean-variance analysis Phân tích trung bình - phương sai. Là phương pháp tìm ra DANH MỤC các tài sản có hiệu quả cao.
2033 Measurement error Sai số đo lường. Xem ERRORS IN VARIABLES.
2034 Median Trung vị. Một số đo xu hướng tập trung.
2035 Median location principle Nguyên lý định vị trung bình. Là một quy tắc dùng để tìm ra địa điểm mà tại đó tổng khối lượng vận chuyển cần phải thực hiện để phục vụ cho một nhóm các thị trường phân tán về vị trí địa lý có giá trị tối thiểu.
2036 Median Vote Theorem Định lý cử tri trung dung. Là một định lý liên quan đến sự LỰA CHỌN TẬP THỂ trong một xã hội dân chủ, nó dự đoán rằng các chính trị gia hầu hết đều sẽ đại diện cho quan điểm của những cử tri ở trung tâm của phổ chính trị hoặc xã hội đó.
2037 Mediation Hoà giải. Là sự can thiệp vào CUỘC TRANH CHẬP LAO ĐỘNG bởi một bên thứ ba độc lập khách quan, là bên xem xét lập luận của cả hai phía và đưa ra khuyến nghị để giải quyết tranh chấp.
2038 Medium of exchange Phương tiện trao đổi. Là bất kỳ tài sản hoặc phương tiện nào có chức năng trung gian trong quá trình trao đổi, nghĩa là một vật mà người bán hang hoặc cung cấp dịch vụ chấp nhận để thay thế, không phải cho bản thân nó mà là vơí ý thức rằng nó có thể sử dụng để trong những cuộc trao đổi để mua bất kỳ cái gì mà anh ta cần.
2039 Median Voter Cử tri trung dung.
2040 Medium term financial strategy (MTFS) Chiến lược tài chính trung hạn. Là một chính sách do chính phủ Anh đề xướng trong kế hoạch ngân sách năm 1980 theo đó các tỷ lệ tăng mức cung tiền giảm dần hàng năm được ấn định nhằm kiềm chế lạm phát. Vào tháng 10/1985, chiến lược này trên thực tế đã bị từ bỏ khi mục tiêu đặt ra cho đồng Sterling M3, bản vị tiền được ưa chuộng bị đình lại.
2041 Menger, Carl (1840-1921) Là nhà kinh tế người Áo, người sáng lập ra trường phái Áo. Ông là một trong những tác giả của học thuyết về giá trị ĐỘ THOẢ DỤNG BIÊN, còn những người khác độc lập nghiên cứu học thuyết này là Jevons và Walras. Menger lập luận rằng giá trị mức gia tăng của một hàng hoá khi có cung, được thể hiện bởi công dụng kém quan trọng nhất mà mức gia tăng đó được sử dụng. Ông cũng xây dựng nên một học thuyết quy trách nhiệm về phân phối (tức là thù lao cho yếu tố sản xuất) theo đó giá trị và ía cả của phương tiện sản xuất bắt nguồn từ vai trò của chúng trong việc sản xuất các mặt hàng cần mua trước tiên nghĩa là hàng tiêu dùng. Giá trị phát sinh từ độ thoả dụng và từ các chi phí sản xuất cho phép; giá trị không bắt nguồn từ các chi phí sản xuất, đặc biệt là lao động chứ không theo quan điểm, chẳng hạn như KINH TẾ HỌC CỔ ĐIỂN ANH. Tác phẩm lớn của ông mang tựa đề Grundsatze Der Volkwirtschaftslehre.
2042 Mercantilism Chủ nghĩa trọng thương. Triết lý kinh tế của các nhà buôn và các chính khách thế kỷ XVI và XVII. Tư tưởng này phụ thuộc vào một nhà nước mạnh và can thiệp sâu vào hoạt động kinh tế.
2043 Merchant bank Ngân hàng nhà buôn Là một nhóm trong số các thể chế tài chính ở Anh tiến hành một loạt các hoạt động đa dạng về tài chính hoặc liên quan đến tài chính.
2044 Merger Sát nhập. Là việc hai doanh nghiệp sat nhập lại với nhau, trong đó các cổ đông của hai bên công ty đồng ý kết hợp góp vốn của mình lại để hình thành một công ty mới.
2045 Menu cost of inflation Chi phí thực đơn của lạm phát.
2046 Merit goods Hàng khuyến dụng; Hàng có lợi. Là một mặt hàng mà xét về bản chất được coi là đáng để tiêu dùng.
2047 Merit bad Hàng không khuyến dụng. Là một loại hàng hoá mà người ta lập luận răng không nên khuyến khích tiêu dùng hoặc cấm tiêu dùng cho dù nhiều người vẫn thích thứ hàng hoá đó.
2048 Methodology Phương pháp luận. Là một thuật ngữ thường được sử dụng một cách không chặt chẽ trong kinh tế học để mô tả cách thức mà các nhà kinh tế sử dụng trong cách phân tích vấn đề.
2049 Metzler case Tình huống Metzler. Là tình huống trong học thuyết THUẾ QUAN được nhà kinh tế Metzler phân tích, theo đó việc đánh thuế vào mặt hàng nhập khẩu sẽ cải thiện tỷ giá thương mại theo hướng không chỉ tỷ giá trao đổi ngoài nước mà ngay cả tỷ giá trao đổi trong nước tính cả thuế quan cũng được cải thiện.
2050 M-form enterprise Doanh nghiệp dạng M Là hình thức tổ chức nội bộ rất phổ biến được các công ty lớn áp dụng nhằm phối hợp nhằm đối phó với tình trạng QUẢN LÝ LỎNG LẺO.
2051 Microeconomics Kinh tế học vi mô. Là thuật ngữ sử dụng để mô tả những phần trong phân tích kinh tế quan tâm đến hành vi của những đơn vị đơn lẻ, cụ thể là những người tiêu dùng và các doanh nghiệp.
2052 Microfoundations Các cơ sở vi mô. Là nỗ lực tìm ra được những mối qun hệ về hành vi của kinh tế học vĩ mô từ những mô hình hành vi của các cá thể mà kinh tế học vi mô đã bàn đến.
2053 Miller - Tydings Act of 1937 Đạo luật Miller - Tydings năm 1937. Là đạo luật về "buôn bán công bằng", định ra quyền của một nhà sản xuất Mỹ trong việc quy định những mức giá bán lẻ tối thiểu cho các mặt hàng có nhãn hiệu thương mại và được đăng ký vào năm 1972, quốc hội đã tuyên bố những đạo luật trên đều vô hiệu.
2054 Minimax regret Quy tắc tối thiểu hoá mức độ đáng tiếc tối đa. Là một quy tắc trong lý thuyết về quá trình ra quyết định trong những diều kiện không chắc chắn.
2055 Minimum Giá trị tối thiểu. Giá trị nhỏ nhất của một biến hay một hàm.
2056 Minimum efficient scale Quy mô hiệu quả tối thiểu. L:à quy mô của một nhà máy hoặc doanh nghiệp mà tại đó các chi phí trung bình dài hạn đạt được ở mức tối thiểu.
2057 Minimum employment target Mục tiêu tối thiểu về việc làm. Trong các kế hoạch phát triển của cácc nước chậm phát triển thường xác định những mức chỉ tiêu tối thiểu về việ làm.
2058 Minimum lending rate (MLR) Lãi suất cho vay tối thiểu. Cụm thuật ngữ được đưa vào tháng 10/1971 để thay thế cho cụm thuật ngữ "lãi suất ngân hàng", tên gọi của lãi suất mà ngân hàng Anh sẽ hỗ trợ bằng các khoản tiền vay hoạc bằng cách tái chiết khấu các hối phiếu cho các NGÂN HÀNG CHIẾT KHẤU do thiếu vốn trên thị trường tiền tệ buộc phải tới ngân hàng trung ương như là NGƯỜI CHO VAY CỨU CÁNH CUỐI CÙNG. Vào tháng 8/1981 MLR đã bị xóa bỏ, dù vẫn còn quy định sễ sử dụng nó trong những trường hợp khẩn cấp.
2059 Minimum wage Tiền lương tối thiểu.
2060 Minimum wage legislation Luật về mức lương tối thiểu. Các luật nhằm vải thiện điều kiện sống của người công nhân bằng cách ấn định một mức thấp nhất đối với lương theo giờ mà các doanh nghiệp trả cho công nhân.
2061 Minority control Quyền kiểm soát tối thiểu. Là khả nưng của một cá nhân hoặc một tổ chức nắm được quyền kiểm soát một công ty, mặc dù sở hữu ít hơn 51% số cổ phiếu thông thường được quyền bỏ phiếu của công ty.
2062 Mint Nhà máy đúc tiền. Là nơi tiền kim loại được sản xuất ra.
2063 Mis-specification Thông số sai lệch. Xem Specification error.
2064 Mixed estimation Phương pháp ước tính hỗn hợp. Là phương pháp ước tính trong đó có sử dụng thông tin phụ.
2065 Mixed good Hàng hoá hỗn hợp. Là loại hàng hoá mà lợi ích có được từ việc tiêu dùng nó không chỉ thuộc về một cá nhân mà còn được san sẻ cho nhiều người.
2066 Mixed market economy Nền kinh tế thị trường hỗn hợp. Là một hệ thống kết hợp các doanh nghiệp tư nhân mang tính cạnh tranh với một mức độ kiểm soát nhất định từ trung ương.
2067 Mode Mốt. Là thước đo xu hướng tập trung của một biến số.
2068 Model Mô hình LA một khuông mẫu chính quy hoặc không chính quy của phép phân tích nhằm rút ra tù những hiện tượng phức tạp của thế giới thực tại những đặc điểm của một hệ thống kinh tế có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp nắm giữ được những mối quan hệ về hành vi, thể chế và kỹ thuật là nền tẳng của hệ thống đó.'
2069 Modern quantity theory of money Thuyết định lượng tiền tệ hiện đại. Xem MONETARISM, MONEY, THE DEMAND FOR.
2070 Modern sector Khu vực hiện đại. Một tên gọi khác của khu vực công nghiệp, hoặc đôi khi dùng để gọi khu vực chính phủ.
2071 Mode of production Phương thức sản xuất. Là cụm thuật ngữ mà C.Mác dùng để chỉ cơ sở kinh tế của xã hội, là yếu tố mà ông cho rằng có ảnh hưởng lớn nhất trong việc quyết định cơ cấu xã hội.
2072 Modigliani, Franco (1918-) Là nhà kinh tế học người Mỹ gốc Italia được trao giải thưởng Nobel kinh tế vào năm 1985 chính nhờ tác phẩm về hàm tiêu dùng, trong đó sáng tạo lớn nhất của ông là giả thiết về chu kỳ sống. Modigliani cũng có những đóng góp quan trọng vào học thuyết tư bản, đặc biệt là về chi phí tư bản trong học thuyết MODIGLIANI - MULLER. Xem CAPITAL STRUCTURE.
2073 Modigliani-Miller theory of cost of capital Học thuyết về chi phí tư bản của Modigliani-Miller. Xem CAPITAL STRUCTURE.
2074 Modulus Giá trị tuyệt đối. Xem ABSOLUTE VALUE.
2075 Moments Mô men Là một thuật ngữ mô tả THỐNG KÊ tổng có tác dụng để biểu thị đặc điểm hình dạng và vị trí của một PHÂN PHỐI XÁC SUẤT, hoặc một mẫu số liệu.
2076 Monetarism Chủ nghĩa trọng tiền. Là một trường phái tư duy kinh tế lập luận rằng những xáo trộn trong lĩnh vực tiền tệ là nguyên nhân chủ yếu của sự bất ổn trong nền kinh tế.
2077 Money multiplier Số nhân tiền tệ. 1)Xem CREDIT MULTIPLIER. 2)Là hệ số của mức cung tiền thực tế trong phương trình thu nhập dạng đơn giản rút gọn trong mô hình kinh tế vĩ mô.
2078 Mixed economy Nền kinh tế hỗn hợp.
2079 Mix of fiscal and money policy Sự kết hợp giữa chính sách thuế khoá và tiền tệ.
2080 Money price Giá của tiền. Xem PRICE.
2081 Money stock Dung lượng tiền. Là một cách gọi khác của cung tiền.
2082 Mobility of labor Tính luân chuyển của lao động.
2083 Monetarists Những người theo thuyết trọng tiền.
2084 Monetary accommodation Sự điều tiết tiền tệ.
2085 Monetary aggregate Cung tiền (M1,M2,M3).
2086 Monetary base Cơ số tiền tệ.
2087 Monetary overhang Sự sử dụng quá nhiều tiền mặt.
2088 Monetary standard Bản vị tiền tệ.
2089 Monetary Union Liên minh tiền tệ.
2090 Money supply Cung tiền. Là số lượng tiền trong một nền kinh tế, có nhiều định nghĩa khác nhau liên quan đến các tài sản có khả năng chuyển hoán mà được coi là tiền tệ.
2091 Money terms (Biểu thị giá trị) bằng tiền. Là việc biểu hiện những giá trị của một loại hàng hoá theo tiền trên danh nghĩa - hay nó cách khác là bao gồm cả những thay đổi trong mức giá chung.
2092 Monoculture Độc canh Là tập quán canh tác một loại hoa màu trên một diện tích đất đai nhất định, tập quán này xuất hiện tại Anh trước cách mạng ruộng đất và hiện vẫn còn phổ biến ở các vùng nhiệt đới.
2093 Monopolies and Merger Act in1965. Đạo luật về độc quyền và sát nhập năm 1965. Đạo luật này có hai quan điểm mới quan trọng trong chính sách cạnh tranh của Anh. Thứ nhất, CÁC CUỘC SÁT NHẬP lớn đều phải chịu sự điều tra của cơ quan hữu trách lúc đó có tên là Uỷ ban về độc quyền. Thứ hai là quy định cho Uỷ ban về độc quyền có quyền điều tra chung về các vụ việc liên quan đến cung cấp các dịch vụ cũng như cung cấp hàng hoá.
2094 Monopolies and Merger Commission Uỷ ban về độc quyền và Sát nhập. Tổng giám đốc vè thương mại công bằng và Bộ thương mại và công nghiệp là những người có thể đưa các HÃNG ĐỘC QUYỀN VÀ CÁC VỤ SÁT NHẬP ra điều tra tại Uỷ ban về độc quyền và sát nhập, một tổ chức xét xử hành chính độc lập được thành lập vào năm 1973 thay thế cho Uỷ ban về độc quyền trước đó được thành lập vào năm 1948.
2095 Monopolies and Restrictive Practices (Inquiry and Đạo luật Độc quyền và những thông lệ hạn chế (Điều tra và Kiểm soát) 1948. Đạo luật này đánh dấu sự ra đời một chính sách về cạnh tranh của Anh với việc thành lập Uỷ ban về độc quyền và những thông lệ hạn chế.
2096 Monopolistic Competition Cạnh tranh độc quyền. Là một học thuyết do E.H.Chamberlin (THUYẾT VỀ CẠNH TRANH VÀ ĐỘC QUYỀN, nhà xuất bản Harvard University, 1933) và J.Robinson (Kinh tế học về cạnh tranh không hoàn hảo, Macmillan,1933) khởi xướng.
2097 Monopoly Độc quyền. Theo nghĩa chính xác nhất của cụm thuật ngữ này thì một doanh nghiệp được coi là độc quyền nếu nó là nhà cung cấp duy nhất một loạt sản phẩm đồng nhất mà không có mặt hàng nào có thể thay thế và có rất nhiều người mua.
2098 Monopoly power Quyền lực độc quyền. Là khả năng của một doanh nghiệp hoặc một nhóm các doanh nghiệp trong việc tác động đến giá cả thị trường của một loại hàng hóa hoặc dịch vụ mà họ bán.
2099 Monetized economy Nền kinh tế tiền tệ hoá.
2100 Money illusion Ảo tưởng về tiền.
2101 Money market equilibrium Sự cân bằng của thị trường tiền tệ.
2102 Monopoly profit Lợi nhuận độc quyền. Xem SUPER-NORMAL PROFITS
2103 Monopsony Độc quyền mua. Theo nghĩa chặt chẽ thì một nhà độc quyền mua là người mua duy nhất đối với một yếu tố sản xuất.
2104 Monte Carlo method Phương pháp Monte Carlo. Là một kỹ thuật nhằm khám phá ra những tính chất nhỏ của mẫu của các Ước tính kinh tế lượng.
2105 Moonlighting Sự làm thêm Xem UNDEREMPLOYED WORKERS.
2106 Moral hazard Mối nguy đạo đức; Sự lạm tín. Là ảnh hưởng của một số loại hình nhất định của các hệ thống bảo hiểm trong việc gây ra sự chênh lệc giữa chi phí biên cá nhân của một hành động và Chi phí biên xã hội của hành động đó, do vậy dẫn đến việc phân bổ các nguồn lực không tối ưu.
2107 Mortgage Thế chấp. Là một sự thu xếp về mặt pháp lý theo đó một hình thức sở hữu một loại tài sản nào đó được người đi vay chuyển cho người cho vay như một sự bảo đảm đối với khoản vay đó.
2108 Most favoured nation clause Điều khoản tối huệ quốc. Là điều khoản trong một hợp đồng thương mại quốc tế quy định rầng các bên tham gia hợp đồng có nghĩa vụ phải dành cho nhau sự đối xử mà họ dành cho bất kỳ nước nào khác trong lĩnh vực thuế XUẤT NHẬP KHẨU và trong các quy định khác về thương mại.
2109 Moving average Trung bình động. Là một phương pháp nhằm loại bớt những biến động số liệu.
2110 Multicollitnearity Tính đa cộng tuyến. Là một bài toán kinh tế lượng trong đó hai hoặc nhiều BIẾN SỐ GIẢI THÍCH trong một phân tích hồi quy có tương quan mật thiết với nhau.
2111 Multilateral aid Viện trợ đa phương Là viện trợ bằng tiền hoặc hiện vật do một nhóm các nước cùng nhau cung cấp hoặc thông qua một tổ chức quốc tế cho một nhóm các nước khác.
2112 Multilateral Investment Guarantee Agency (MIGA) Cơ quan bảo hiểm đầu tư Đa phương. Là một thành viên của Ngân hàng thế giới. MIGA được hình thành lập vào năm 1988 với chức năng chuyên trách là khuyến khích đầu tư cổ phần và các đầu tư trực tiếp vào các nước đang phát triển.
2113 Multilateral trade Thương mại đa phương Là hình thức thương mại giữa một số nước với nhau, những lượng hàng xuất và nhập của các nước này không cân bằng giữa từng cặp nước với nhau, mặc dù nước nào cũng có xu hướng cân bằng trong tổng chi ngoại thương và tổng thu ngoại thương.
2114 Multinational corporation Công ty đa quốc gia. Là một doanh nghiệp lớn đóng trụ sở tại một nước nhưng lại điều hành các công ty con thuộc sở hữu hoàn toàn hoặc một phần của học ở các nước khác.
2115 Multiplant economies Tính kinh tế nhờ vận hành nhiều nhà máy. Là việc giảm được tổng chi phí trung bình nhờ vận hành nhiều hơn một nhà máy.
2116 Multiplant operations Sự vận hành đa nhà máy. Những yếu tố thông thường khuyến khích hình thức hoạt động nói trên là các thị trường phân tán về mặt địa lý cùng với chi phí vận chuyển cao, tính kinh tế về chi phí vốn cho sự hoạt động đa nhà máy và mức độ linh hoạt cao hơn trong việc đáp ứng những đòi hỏi của nhu cầu mà hình thức hoạt động đa nhà máy có thể có được. Xem Multiplant economies.
2117 Multiple correlation coefficient Hệ số đa tương quan. Xem Coefficient determi-nation.
2118 Multiple regression Hồi quy bội số. Xem REGRESSION ANALYSIS.
2119 Multiplier Số nhân. Là tỷ số thay đổi trong thu nhập với thay đổi ban đầu trong chi tiêu mà tạo ra thay đổi thu nhập nói trên.
2120 Multiplier - accelerator interaction Tác động qua lại giữa số nhân - gia tốc. Một phương pháp dùng để giải thích những biến động trong mức độ phát triển của hoạt động kinh tế - CHU KỲ KINH DOANH - vốn phụ thuộc vào những tác động qua lại giữa SỐ NHÂN và GIA TỐC.
2121 Multiplier - accelerator model Mô hình gia tốc theo thừa số / hệ số nhân.
2122 Multiproduct firm Hãng sản xuất đa sản phẩm Là một doanh nghiệp kết hợp các yếu tố sản xuất với nhau để sản xuất ra nhiều loại sản phẩm.
2123 Multiplier coefficient Hệ số khuyếch đại.
2124 Multisector growth model Mô hình tăng trưởng đa ngành. Là mô hình được sử dụng trong lý thuyết tăng trưởng theo đó cho phép sản xuất nhiều loại hàng hoá.
2125 Multivariate analysis Phân tích đa biến số. Là một phân tích (thường là mang tính thống kê) trong đó có từ hai biến số trở lên.
2126 Mundell - Fleming model Mô hình Mundell - Fleming. Là một Mô hình do hai nhà kinh tế học Mundell và Fleming xây dựng một cách độc lập, nó cho thấy tác động mở rộng của các biến số chính sách, CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH và CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ đều biến đổi tuỳ thuộc vào chế độ tỷ giá hối đoái được giả định.
2127 Mutually exclusive projects Các dự án loại từ lẫn nhau. Đây là nói tới tình huống trong đó có hai hoặc nhiều dự án không thể cùng thực thi vì chúng cần có một đầu vào mà chỉ có thể được dùng cho một dự án.
2128 Mutually exclusive Loại từ lẫn nhau.
2129 Naive accelerator Gia tốc dạng đơn giản. Xem ACCELERATOR PRINCIPLE
2130 Nash solution Giải pháp Nash. Trong LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI khái niệm này được áp dụng trong những điều kiện nhất định để tìm ra cách giải quyết cho những trò chơi hai người hợp tác với nhau.
2131 National accounts Hệ thống tài khoản quốc gia. Là việc soạn thảo các tài khoản nhằm đưa ra được những ước tính về THU NHẬP QUỐC DÂN.
2132 National bargaining Thương lượng mang tính quốc gia. Là sự thương lượng tập thể giữa những người làm công ăn lương và đại diện của giới chủ để đề ra mức lương và những điều kiện làm việc trong một ngành hoặc một nhóm ngành trên toàn quốc.
2133 National Bureau for Economic Research Phòng nghiên cứu kinh tế quốc gia. Là một tổ chức tư nhân phi lợi nhuận của Mỹ được thành lập năm 1920 dưới hình thức một trung tâm nghiên cứu độc lập và khách quan.
2134 National debt Nợ quốc gia. Theo định nghĩa thông thường thì khái niệm này phản ánh tổng số nghĩa vụ nợ còn tồn đọng của chính quyền trung ương và được chia là hai loại: nợ có thể bán được, tức là CHỨNG KHOÁN được trao đổi ; và nợ không thể bán được, ví dụ như giấy chứng nhận tiết kiệm quốc gia.
2135 National Economic Development Council (NEDC) Hội đồng phát triển kinh tế quốc gia. Là một hội đông ở Anh, chủ tịch của hội đồng là Bộ trưởng Tài chính, là một diễn đàn cho các đại diện của chính phủ, các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân, các nghiệp đoàn và giới học giả nhằm đề ra và đánh giá các chính sách liên quan đến hoạt động và sự tăng trưởng nền kinh tế Anh vào năm 1962.
2136 National Enterprise Board (NEB) Ban doanh nghiệp quốc gia. Là một tổ chức của nhà nước được thành lập bởi Đạo luật công nghiệp năm 1975. Chức năng chính của NEB là tăng cường hiệu quả sản xuất công nghiệp và tính cạnh tranh quốc tế, tiếp quản các cổ phần hiện có của chính phủ để đảm bảo mức sinh lãi.
2137 National income Thu nhập quốc dân. Là thước đo giá trị tiền tệ và hàng hoá và dịch vụ được cung cấp trên toàn quốc từ hoạt động kinh tế.
2138 National income accounting Hạch toán Thu nhập quốc dân.
2139 National Girobank Ngân hàng Giro quốc gia. Xem GIRO SYSTEM.
2140 National Institute for Economic and Social Research Viện Nghiên cứu Quốc gia về Kinh tế và Xã hội. Là một tổ chức phi lợi nhuận độc lập của Anh được thành lập vào năm 1938 nhằm mục đích nâng cao kiến thức về các điều kiện kinh tế và xã hội của xã hội đương thời.
2141 Myrdal, Gunnar K. (1898-1987) Là một nhà kinh tế học, chính trị gia và nhà hoạt động quốc tế người Thuỵ Điển, Myrdal đã kiên định thách thức tư duy kinh tế chính thống trên một loạt các chủ đề. Trong các lĩnh vực, Myrdal đều bày tỏ quan điểm rằng các yếu tố về thể chế quan trọng hơn các quan hệ thị trường trong việc quyết định những sự kiện kinh tế. Myrdal cũng có những đóng góp cho học thuyết kinh tế "thuần tuý", và những tác phẩm trước đó của ông, đặc biệt là các tác phẩm Cân bằng tiền tệ (1931) đã phát triển thêm kinh tế học của Knut Wicksell và dự báo được phần lớn những nghiên cứu sau này của J.M.Keynes. Trong phạm vi vấn đề này, Myrdal là người đã đưa ra những khái niệm EX ANTE VÀ EX POST. Ông đã sử dụng những ý tưởng này để bàn về những quyết định đầu tư chủ chốt và mối quan hệ của chúng với tổng sản lượng quốc dân ở điểm cân bằng theo cách thức mà người ta cho là giống của Keynes. Những tác phẩm quan trọng khác của ông bao gồm: Một nền kinh tế quốc tế: Những vấn đề về triển vọng (1956); Học thuyết kinh tế và các khu vực kém phát triển (1957); Thách thức với sự phong lưu (1963); và Lội ngược dòng (1973). Myrdal được trao giải thưởng Nobel kinh tế (cùng với F.A.von HAYEK) vào năm 1974 do có những nỗ lực mở rộng phạm vi nghiên cứu kinh tế học.
2142 National Insurance Contributions Các khoản đóng góp bảo hiểm quốc gia. Là một hình thức thuế lao động tại Anh, đánh vào cả giới chủ lẫn người lao động. Các khoản nộp trên được dành riêng để dùng vào việc chi trả cho trợ cấp bảo hiểm quốc gia nhưng chúng không tạo ra được toàn bộ nguồn thu cần thiết để thực hiện việc chi trả này.
2143 National Insurance Fund Quỹ bảo hiểm quốc gia. Là một quỹ tiếp nhận các khoản đóng góp bảo hiểm quốc gia và thực hiện thanh toán trợ cấp bảo hiểm xã hội.
2144 National Labor Relation Act Đạo luật quan hệ Lao động Quốc gia. "Đạo luật Wager" được quốc hội Mỹ thông qua vào năm 1935. Nó là kết quả của một Lịch sử lâu dài trong việc gia tăng sức ép của chính quyền liên bang nhằm ủng hộ nguyên tắc thương lượng tập thể. Chủ yếu nhờ đao luật mà số thành viên của các nghiệp đoàn của Mỹ đã tăng một cách nhanh chóng từ 3,9 triệu năm 1935 lên tới 15 triệu năm 1947 khi mà đaọ luật Wagner được sửa đổi theo các quy định của đạo luật Taft-Harley.
2145 Nationalized industry Ngành bị quốc hữu hoá. Ngành sản xuất ra các sản phẩm để bán cho người tiêu dùng và các nhà sản xuất khác thông qua các thị trường nhưng lại thuộc sở hữu duy nhất của chính phủ và chịu sự kiểm soát của chính phủ.
2146 National product Sản phẩm quốc dân. Xem NATION INCOME.
2147 National Research Development Corporation Công ty nghiên cứu phát triển quốc gia. Là một công ty nhà nước độc lập được thành lập vào năm 1949 nhằm khuyến khích việc triển khai và khai thác công nghệ mới.
2148 National Saving Bank Ngân hàng tiết kiệm quốc gia. Đây là một ngân hàng tiết kiệm của nhà nước Anh hoạt động thông qua mạng lưới bưu điên.
2149 Natural law Quy luật tự nhiên. Là một tập hợp các quy tắc tự nhiên đặt ra đối với con người và do đó không bao giờ thay đổi được.
2150 Natural logarithm Lôgarit tự nhiên. Xem LOGARITHM.
2151 Natural price Giá tự nhiên. Là một cụm thuật ngữ được Adam Smith dùng để mô tả giá trị của một loại hàng hoá mà các mức giá thị trường dao động xung quanh giá trị này.
2152 Natural rate of growth Tỉ lệ tăng trưởng tự nhiên. Là tỉ lệ tăng trưởng của lực lượng lao động có làm việc trong mô hình tăng trưởng HARROD - DOMAR.
2154 Natural rate of unemployment Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên. Là tỷ lệ thất nghiệp được ngầm hiểu theo cơ cấu hiện đại của nền kinh tế. Tỷ lệ thất nghiệp này được xác định bởi các tác nhân cơ cấu và tác nhân dai dẳng trong nền kinh tế, những tác nhân nay không hề giảm bớt khi tăng tổng cầu Đường Philips thẳng đứng cho ta thấy rằng bất kỳ nỗ lực nào trong việc giữ cho việc giữ cho mức thất nghiệp thấp hơn tỷ lệ tự nhiên của nó sẽ làm gia tăng lạm phát.
2155 Natural resources Tài nguyên thiên nhiên. Là những hiện tượng vật chất của thiên nhiên nảy sinh một cách tự do trong phạm ví những ranh giới của hoạt động của con người.
2156 Natural selection hypothesis Giả thuyết về sự lựa chọn tự nhiên. Giả thiết này đề cập đến luận điểm cho rằng các thị trường vốn hoặc các thị trường sản phẩm mang tính cạnh tranh đảm bảo hành vi tối đa hoá lợi nhuận thay cho các doanh nghiệp.
2157 Near money Tiền cận; Chuẩn tệ. Là của cải được nắm giữ dưới một hình thức mà có thể chuyển đổi một cách nhanh chóng và dễ dàng thành tiền.
2158 Necessity Hàng thiết yếu. Đây không phải là một thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong kinh tế học hiện đại, nhưng nếu sử dụng, là để đề cập tới một loại hàng hoá có độ co giãn thu nhập của cầu nhỏ hơn 1.
2159 NEDC Uỷ ban phát triển kinh tế quốc gia. Xem NATIONAL ECONOMIC DEVELOPMENT COUNCIL.
2160 "Neddy" Là tên gọi không chính thức của cả hội đồng phát triển kinh tế quốc gia cũng như Văn phòng phát triển kinh tế quốc gia.
2161 NEDO Văn phòng phát triển kinh tế quốc gia. Xem NATIONAL ECONOMIC DEVELOPMENT COUNCIL.
2162 Need Nhu cầu. Đôi khi người ta lập luận rằng trong một thị trường tự do, các cá nhân sẽ không có cầu đối với một số hàng hoá nào đó nhiều đến mức mà "xã hội" hay "cộng đồng" cho là họ cần phải tiêu dùng.
2163 Negative income tax Thuế thu nhập âm. Là một chương trình hỗ trợ thu nhập trong đó các cá nhân hoặc hộ gia đình có thu nhập thấp hơn mức "hoà vốn" nhất định sẽ nhận được các khoản thanh toán, mức thanh toán liên quan đến mức thu nhập. Do vậy, những người không có khoản thu nhập nào khác sẽ nhận được một khoản tiền tối thiểu được bảo đảm.
2164 Neighborhood effects Những hiệu ứng đến xung quanh. Là một cụm thuật ngữ khác dùng thay cho thuật ngữ NHỮNG NGOẠI ỨNG, khi ngoại ứng đó có tính không gian.
2165 Neo-classical economics Kinh tế học tân cổ điển. Là một phần của học thuyết kinh tế trong đó có sử dụng những kỹ thuật và phương pháp tiếp cận tổng hợp của các nhà kinh tế học đầu tiên theo trường phái biên thế kỷ XIX.
2166 Neo-classical growth theory Học thuyết tăng trưởng tân cổ điển. Là cụm thuật ngữ tổng hợp đề cập đến những mô hình tăng trưởng kinh tế được xây dựng trong khuôn khổ học thuyết tân cổ điển, trong đó chú trọng đến việc thúc đẩy khả năng thay thế giữa vốn và lao động trong hàm sản xuất để đảm bảo sự tăng trưởng đến trạng thái bền vững, cho nên tình trạng mất ổn định được phát hiện ra trong mô hình tăng trưởng HARROD - DOMAR do giả định về hệ số cố định giữa vốn và lao động gây ra.
2167 Neo-classical synthesis Hợp đề tân cổ điển. Luận chứng cho rằng sự tồn tại của CÂN BẲNG THẤT NGHIỆP phát sinh từ giả định về mức lương cứng nhắc của Keynes. Đây là sự kết hợp giữa một bên là việc lồng ghép của Keynes đối với các khu vực thực tế và khu vực tiền tệ của một nền kinh tế, nhằm chứng minh cho sự quyết định cùng một lúc của thu nhập danh nghĩa và lãi suất với phía bên kia là các quan điểm cổ điển cho rằng xu hướng đạt tới điểm cân bằng toàn dụng nhân công chỉ có thể bị cản trở bởi tính cứng nhắc trong hệ thống kinh tế.
2168 Neo-imperialism Chủ nghĩa đế quốc kiểu mới. Theo các tác phẩm của phái MÁC XÍT và XÃ HỘI CHỦ NGHĨA thì đó là sự kiểm soát nền kinh tế của các nước chậm phát triển bởi các tập đoàn tư bản khổng lồ có trụ sở tại các nước tư bản phát triển.
2169 Neo-orthodoxy Trường phái tân chính thống. Là tên gọi được đặt cho những người phản đối phái CHÍNH THỐNG MỚI trong cuộc tranh luận về việc kiểm soát cung tiền tệ.
2170 Nested hypotheses Các giả thuyết lồng nhau Trong MÔ HÌNH HỒI QUY, CÁC GIẢ THIẾT được coi là "lồng nhau trong" nếu CÁC BIẾN GIẢI THÍCH trong một giả thiết là một tập hợp con của các biến số giải thích trong các biến khác.
2171 Nationalized indentities Đồng nhất thức của thu nhập quốc dân.
2172 Natural monopoly Độc quyền tự nhiên.
2173 Net advantages, the equalisation of Sự cân bằng hoá những lợi thế ròng. Là giả thuyết cho rằng sự cạnh tranh trong CÁC THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG sẽ đảm bảo rằng toàn bộ những lợi thế và bất lợi của các công việc khác nhau sẽ hoặc là hoàn toàn ngang bằng nhau hoặc liên tục có xu hướng ngang bằng nhau.
2174 Net barter terms of trade Tỷ giá trao đổi ròng. Xem TERMS OF TRADE.
2175 Net book value Giá trị ròng theo sổ sách. Là báo cáo về giá trị của các tài sản cố định được dùng trong kế toán.
2176 Net economic welfare Phúc lợi kinh tế ròng.
2177 Net export Xuất khẩu ròng.
2178 Net present value Giá trị hiện tại ròng. Là kết quả thu được khi lấy giá trị đã triết khấu của các khoản lợi nhuận dự kiến trừ đi giá trị đã chiết khấu của các chi phí đầu tư dự kiến.
2179 Net investment Đầu tư ròng ( Còn gọi là sự tạo vốn ròng) . Là việc bổ sung thêm vào tổng nguồn vốn của nền kinh tế, hay nói cách khác là giá trị của vốn đầu tư đã trừ khấu. Xem INVESTMENT.
2180 Net material product (NMP) Sản phẩm vật chất ròng. Là thước đo được sử dụng tại các nước xã hội chủ nghĩa (chủ yếu là Khối Đông Âu) để đánh giá sản lượng hàng năm của cái gọi là "lĩnh vực sản xuất", bao gồm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, ngành chế tạo, xây dựng, vận tải và một số "dịch vụ mang tính sản xuất" như du lịch, ăn uống và ngân hàng.
2181 Net national income Thu nhập quốc dân ròng Xem NATIONAL INCOME.
2182 Net national product Sản phẩm quốc dân ròng. Xem NATIONAL INCOME.
2183 Net profit Lợi nhuận ròng. Là phần còn lại của tổng số lợi nhuận sau khi đã trừ đi thuế và khấu hao.
2184 Net property income from abroad Thu nhập tài sản ròng từ nước ngoài. Là mức chênh lệch giữa LỢI NHUẬN, CỔ TỨC và LÃI SUẤT nhận được từ các tài sản ở nước ngoài của các cư dân trong nước và lợi nhuận, cổ tức và lãi suất thanh toán ra nước ngoài cho các TÀI SẢN của các cư dân người nước ngoài ở nền kinh tế TRONG NƯỚC.
2185 Neutrality of money Tính chất trung lập của tiền. Định lý này cho rằng nhờ các tác động SỐ DƯ THỰC TẾ TRÊN THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ mà cứ mỗi khi cung tiền tệ tăng lên một mức bao nhiêu thì giá tiền tệ tại điểm cân bằng cũng tăng lên một mức bấy nhiêu.
2186 Neutralizing monetary flows Trung hoà các luồng tiền tệ. Xem INTERNATIONAL MONETARISM
2187 "New classical macroeconomics" "Kinh tế học vĩ mô cổ điển mới" Về cơ bản thì đây là sự trình bày lại dưới một hình thức tỷ mỉ hơn về KINH TẾ HỌC CỔ ĐIỂM chính thống.
2188 New Economic Policy (NEP) Chính sách kinh tế. Là một thuật ngữ được sử dụng để mô tả cơ chế hoạt động của hệ thống kinh tế Liên Xô trong những năm 20.
2189 New industrial state Tình trạng công nghiệp mới. Cụm thuật ngữ này có liên quan đến công trình nghiên cứu của J.KGALBRAITH, người lập luận rằng các nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển hiện đại đã trải qua một sự chuyển đổi trong quyền lực kinh tế và chính trị từ những nhà sở hữu vốn sang cái mà ông gọi là CƠ CẤU CÔNG NGHỆ.
2190 New inflation Lạm phát kiểu mới Là quan niệm cho rằng lạm phát hiện tại mà kinh tế các nước phương Tây đã trải qua kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai có bản chất hoặc nguồn gốc khác so với các kiểu lạm phát trước đây trong lịch sử.
2191 New issues market Thị trường các chứng khoán mới phát hành. Là thị trường sơ cấp, không xác định được rõ ràng lắm, trong đó người ta bán các loại CHỨNG KHOÁN mới được tạo ra, hoặc là các chứng khoán trước đó chưa được niêm yết chính thức và do vậy chưa được trao đổi tại sở giao dịch chứng khoán: bằng cách chào công khai tới dân chúng, tới các cổ đông đã có cổ phần trong trường hợp "phát hành cổ phiếu đặc quyền", hoặc bán riêng cho một số cá nhân và tổ chức được lựa chọn có khả năng mua với số lượng lớn đối với các chứng khoán của các công ty tư nhân hoặc của các công ty nhà nước không được niêm yết chính thức.
2192 New microeconomics Kinh tế học vi mô mới. Là tên gọi được đặt cho các tài liệu kinh tế đã thực hiên việc phân biệt kinh tế học vĩ mô; cụ thể là đã đưa một cơ sở kinh tế học vi mô vững chắc cho những cơ cấu làm nền tảng cho mối quan hệ tổng hợp giữa những thay đổi về giá và thất nghiệp.
2193 New-new microeconomics Kinh tế học vi mô mới-mới. Là tên gọi được đặt cho những phương pháp xây dựng mô hình trong đó tìm cách giải thích những hợp đồng về lương và giá trên cơ sở xem xét hành vi tối ưu hoá của kinh tế học vi mô.
2194 New-orthodoxy Trường phái chính thống mới. Sự tách rời khỏi quan điểm chính thống cho rằng các nhà chức trách không kiểm soát được cung tiền.
2195 New quantity theory of money Lý thuyết định lượng mới về tiền tệ. Xem Quantity theory of money.
2196 New international economic order Trật tự kinh tế quốc tế mới.
2197 New protectionism Chủ nghĩa bảo hộ mới.
2198 Newly industrilizing countries (NICs) Các nước mới công nghiệp hoá.
2199 New view of investment Quan niệm mới về đầu tư. Là quan niệm về đầu tư trong các MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG THEO GIAI ĐOẠN trong đó ghi nhận rằng TIẾN BỘ KỸ THUẬT đã làm giảm tuổi thọ trung bình của nguồn vốn và tăng tỷ lệ của NGUỒN VỐN mà có hàm chứa yếu tố công nghệ mới.
2200 "New view" on money supply "Quan điểm mới" về cung tiền. Là học thuyết về bản chất của tiền tệ và sự tạo ra tiền, trong đó bác bỏ phần lớn học thuyết truyền thống về sự tạo ra tín dụng và về SÔ NHÂN TÍN DỤNG, như là một lý do có giá trị giải thích các thức xác định số lượng các khoản tiền gửi ngân hàng - yếu tố cơ bản của lượng tiền.
2201 New York Stock Exchange Sở giao dịch chứng khoán New York Là thị trường chứng khoán chính ở Mỹ, tại đó có niêm yết hơn 1000 loại chứng khoán.
2202 Nominal Danh nghĩa. Là tính từ mô tả sự đanh giá về một đại lượng kinh tế trong các mức giá hiện tại.
2203 Nominal balances Số dư tiền mặt danh nghĩa Xem MONEY BALANCES.
2204 Nominal value Giá trị danh nghĩa. Là giá trị được ghi trên một tờ chứng khoán hoặc mệnh giá của nó, trái với giá trị danh nghĩa là giá thị trường.
2205 Nominal yield Lợi tức danh nghĩa. Trong trường hợp một cổ phiếu thường, cổ tức được công bố và được tính theo tỷ lệ phần trăm của MỆNH GIÁ của nó.
2206 Non-accelerating inflation rate of unemployment Tỷ lệ thất nghiệp không làm tăng lạm phát. Đồng nghĩa với tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên.
2207 Nominal and real interest rates Lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực tế.
2208 Nominal and real money balances Số dư tiền mặt danh nghĩa và thực tế.
2209 Nominal and exchange rate Tỷ giá hối đoái danh nghĩa và thực tế.
2210 Nominal variables Các biến số danh nghĩa.
2211 Non-market Phi thị trường.
2212 Non-bank financial intermediaries Các tổ chức trung gian tài chính phi ngân hàng. Là những tổ chức trung gian tài chính mà các tài sản nợ của chúng không được tính vào trong cung tiền theo những định nghĩa thông thường.
2213 Non-competing groups Các nhóm không cạnh tranh. Để có được những mức chênh lệch về nghề nghiệp có tác dụng cân bằng, đảm bảo rằng các cá nhân có thể tự do lựa chọn nghề nghiệp.
2214 Non-cumulative preference shares Cổ phiếu ưu đãi phi tích luỹ. Xem FINANCIAL CAPITAL.
2215 Non-excludability Tính không thể khu biệt; tính không thể ngăn cản. Một loại hàng hoá được coi là không thể khu biệt được nếu việc cung cấp hàng hoá đó cho bất kỳ người nào sẽ tự động khiến cho những người khác cũng có được hàng hoá đó. Tính không loại trừ là một đặc điểm của HÀNG HOÁ CÔNG CỘNG.
2216 Non-labor income Thu nhập phi lao động. Là khoản thu nhập phát sinh ngoài thị trường lao động, có thể là từ các khoản đầu tư hay quan trọng hơn là từ các khoản THANH TOÁN CHUYỂN NHƯỢNG.
2217 Non-linear Phi tuyến. Là thuật ngữ thường được gắn với một hàm số mà đồ thị của nó không phải là một đường thẳng.
2218 Non-linear function Hàm phi tuyến. Là mối quan hệ toán học giữa các biến số mà mối quan hệ này lại không phải là một hàm tuyến tính.
2219 Non-manual workers Lao động phi thủ công; Lao động trí óc. Là những người lao động và chủ sử dụng lao động làm công ăn lương và công việc của họ là lao động trí óc chứ không phải là lao động chân tay.
2220 Non-nested hypotheses Các giả thiết không bị lồng nhau. Trong mô hình hồi quy, hai giả thiết được cói là không lồng trong nhau nếu các biến số giải thích trong một giả thiết không phải là một tập hợp con của các biến số giải thích trong giả thiết kia.
2221 Non-pecuniary goals Những mục tiêu phi tiền tệ. Là những mục tiêu mà một cá nhân hay tổ chức đanh theo đuổi, những mục tiêu nay không thể được xác định một cách trực tiếp thành những đơn vị tiền tê.
2222 Non-price competition Cạnh tranh phi giá cả. Là việc áp dụng bất kỳ chính sách nào ngoại trừ chính sách giảm giá, nhằm mục đích lôi kéo những khách hàng mới từ các đối thủ của mình.
2223 Non-profit institutions Các tổ chức phi lợi nhuận Là các tổ chức không tồn tại vì mục đích kiếm lợi nhuận dù là tuyên bố một cách công khai hay ngầm hiểu như vây, ví dụ như nhiều tổ chức chăm sóc sức khoẻ và giáo dục.
2224 Non-renewable resource Tài nguyên không tái tạo được. Là bất kỳ nguồn tài nguyên nào tồn tại dưới một hình thức có hạn - hay nói cách khác là với một số lượng hạn chế mà không được bổ sung thêm ngoài cách tái chế.
2225 Non-rival consumption Sự tiêu dùng không bị kèn cựa; Sự tiêu dùng không bị cạnh tranh. Khi sự tiêu dùng của một cá nhân đối với một loại hàng hoá không hề làm giảm đi nguồn cung cấp hàng hoá đó cho những cá nhân khác thì hàng hoá đó được coi là không cạnh tranh trong tiêu dùng.
2226 Non-tariff barriers Các hàng rào phi thuế quan. Là những hạn chế đối với thương mại quốc tê như hạn ngạch, các chính sách thu mua trong nước của chính phủ và các tiêu chuẩn về kỹ thuật và an toàn nhằm giúp cho các nhà sản xuất trong nước có lợi thế hơn so với các nhà sản xuất nước ngoài.
2227 Non-uniqueness Tính phi độc nhất. Trong lý thuyết cân bằng bộ phận và cân bằng tổng thể, đây là một tình huống trong đó tồn tại từ hai mức giá tại điểm cân bằng trở lên.
2228 Non-wage attributes Các thuộc tính phi tiền lương. Là các đặc điểm phi tiền tệ của một quan hệ hợp đồng lao động, chẳng hạn như các điều kiện làm việc, uy tín và cơ hội thăng tiến.
2229 Non-wage labour costs Các chi phí lao động phi tiền lương. Là những chi phí lao động mà doanh nghiệp phải trả ngoài mức thu nhập tính theo giờ.
2230 Norm Định mức tăng lương. Là mức tăng lương thông thường được xác định tại từng thời điểm trong chính sách thu nhập.
2231 Normal cost pricing 'Định giá theo chi phí định mức; Định giá theo chi phí thông thường. Là giả thiết cho rằng quá trình định giá được căn cứ trên chi phí của mức sản lượng giả thiết chứ không dựa trên những chi phí hiện tại hay mức dư cầu.
2232 Normal distribution Phân phối chuẩn. Là một hàm phân phố xác suất đối xứng hình chuông, với các thông số là trung bình và phương sai.
2233 Normal equations Các phương trình chuẩn. Là một nhóm các phương trình đồng thời, nhóm phương trình nay được giải để có được ước lượng bình phương nhỏ nhất của các thông số trong một phân tích hồi quy, bao gồm tổng của các bình phương và tích chéo của các biến số trong phương trình hồi quy.
2234 Normal good Hàng hoá thông thường. Là loại hàng hoá mà cầu đối với nó sẽ giảm đi khi thu nhập giảm xuống.
2235 Normal profits Các khoản lợi nhuận thông thường. Là mức lợi nhuận tối thiểu mà một doanh nghiệp phải đạt được để khiến cho doanh nghiệp còn có thể tiếp tục hoạt động được.
2236 Normal unemployment Tỷ lệ thất nghiệp thông thường. Xem NATURAL RATE OF UNMENPLOYMENT.
2237 Normal variable Biến thông thường. Là một biến ngẫu nhiên có phân phối chuẩn.
2238 Normative costs of production Các chi phí sản suất chuẩn tắc. Là những chi phí ước tính, dẫn suất từ những cơ sở công nghiệp đơn lẻ được các nhà kế hoạnh hoá tập trung ở các nước Xã hội chủ nghĩa (trước đây) sử dụng làm cơ sở cho việc ấn định mức lợi nhuận và mức thuế của doanh nghiệp trong việc hoàn thành kế hoạch.
2239 Normative economics Kinh tế học chuẩn tắc. Là phân tích kinh tế để đưa ra những quy định hoặc những tuyên bố về việc điều đó "cần phải như thế nào" chứ không phải điều đó "là như thế nào".
2240 Norm following behaviour Hành vi theo định mức lương. Lập luận cho rằng trong một giai đoạn của chính sách thu nhập khi tồn tại một định mức lương do luật định hoặc được áp dụng một cách tự nguyện thì đinh mức này trên thực tế sẽ trở thành cái đích cho mọi thoả thuận về lương, hay nói cách khác nó sẽ trở thành mức lương cơ bản.
2241 Notional demand Cầu tạm tính; Cầu ý niệm; cầu tư biện. Xem EFFECTIVE DEMAND.
2242 Null hypothesis Giả thiết Không. Trong những kiểm định giả thuyết, đó là giả thiết mà trong đó thống kê kiểm định sẽ dựa vào một hàm phân phối xác suất cho trước.
2243 Numbers equivalent index Chỉ số đương lượng. Xem HERFINDAHL INDEX.
2244 Numeraire Đơn vị tính toán. Là một đơn vị hạch toán, hoặc là một biểu thức của tiêu chuẩn giá trị.
2245 OAPEC Tổ chức các nước A-rập xuất khẩu dầu
2246 Objective function Hàm mục tiêu. Là một hàm số liên hệ mục tiêu (biến số cần tối ưu hoá) với biến số lựa chọn trong một bài toán tối ưu hoá.
2247 Occupational licensing Cấp bằng hành nghề. Là một sự thoả thuận trong đó những người hành nghề thuộc một lĩnh vực nghề nghiệp nào đó cấp bằng hành nghề trong lĩnh vực nói trên bằng cách quy định về tiêu chuẩn gia nhập và quyền hạn.
2248 Occupational wages differentials Những chênh lệch về mức lương theo nghề nghiệp. Là chênh lệch trong tiền lương trung bình của các nhóm công nhân được phân loại theo nghề nghiệp mà họ đang làm.
2249 Occupational wages structure Cơ cấu lương theo nghề nghiệp. Là việc phân hạng những mức lương trung bình trả cho các nhóm công nhân khác nhau được phân loại theo nghề nghiệp mà họ làm.
2250 OECD Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế. Xem ORGANIZATION FOR ECONOMIC COOPERATION AND DEVELOPMENT, trước đây là OEEC.
2251 OEEC Tổ chức hợp tác kinh tế Châu Âu. Hiện nay được gọi là OECD. Xem ORGANIZATION FOR EUROPEAN ECONOMIC COOPERATION.
2252 Offer curve Đường chào hàng. Là một kỹ thuật đồ thị do EDGEWORTH tạo ra nhằm minh hoạ cho những tác nhân của cầu tương hỗ.
2253 Offer for sale Chào bán. Là phương thức tiến hành một đợt phát hành chứng khoán mới, theo đó chứng khoán được một nhà phát hành mua lại từ người phát hành, sau đó được chào bán cho công chúng.
2254 Office of Fair Trading Văn phòng thương mại công bằng. Là một cơ quan chính phủ của Anh, đứng đầu là một tổng giám đốc về thương công bằng, chịu trách nhiệm thực thi một loạt chức năng khác nhau về chống độc quyền .
2255 Office of Management and Budget (OMB) Văn phòng quản lý và ngân sách. Được thành lập năm 1921 với tên gọi lúc đó là văn phòng ngân sách Mỹ, OMB là một bộ phận trong văn phòng điều hành của tổng thống và hỗ trợ tổng thống trong việc vhuẩn bị một bản ngân sách liên bang tổng hợp để trình lên quốc hội.
2256 Offshore investment centres Các trung tâm đầu tư hải ngoại. Là những nơi mà tại đó, do thuế đánh vào thu nhập và tài sản rất thấp hoặc không có, và tại đó có các đạo luật hoàn chỉnh về độc quyền, nên việc giữ tài sản tại đó là đặc biệt có lợi; hoặc là từ nơi đó các công việc kinh doanh, đặc biệt là kinh doanh tài chính có thể được tiến hành với những lợi thế về thuế.
2257 Ohlin, Bertil (1899-1979) Nhà kinh tế học Thuỵ Điển, được nhận chung giải thưởng Nobel về kinh tế học năm 1977. Đóng góp chủ yếu của ông vào kinh tế học được thể hiện trong tác phẩm Thương mại quốc tế và liên khu vực (1933), trong đó ông đã phát triển và bàn luận về phương pháp tiếp cận thương mại quốc tế và liên khu vực do ngừơi đồng hương với ông là Eli Heckscher đề xướng. Dựa trên giả định về các hình thái cầu tương tự ở các nước có quan hệ thương mại với nhau, mô hình Heckscher - Ohlin cho thấy một nước sẽ xuất khẩu những mặt hàng mà có sử dụng nhiều các yếu tố sản xuất mà nước đó dư thừa và sẽ nhập khẩu những mặt hàng sử dụng nhiều những yếu tố mà nước đó khan hiếm.
2258 Okun's 'law' "luật" Okun. Là tình trạng giảm sút tổng sản lượng mà về mặt thống kê có liên quan đến tỷ lệ thất nghiệp tăng lên một mức nhất định trong ngắn hạn.
2259 Oligopolistic Hành vi độc quyền nhóm bán Là hành vi của các doanh nghiệp được đặc trưng bởi sự phụ thuộc lẫn nhau trong việc ra quyết định về những linh vực chính sách lớn, chẳng hạn như định giá, quảng cáo và đầu tư.
2260 Oligopoly (Thị trường) độc quyền nhóm bán Là một cơ cấu thị trường trong đó các doanh nghiệp đều ý thức được sự phụ thuộc lẫn nhau trong các kế hoạch bán hàng, sản xuất , đầu tư và quảng cáo.
2261 Oligopsony (Thị trường) độc quyền nhóm mua. Là một thị trường mà tại đó có ít người mua trong khi có rất nhiều người bán.
2262 One sector growth model Mô hình tăng trưởng một khu vực. Là một mô hình được sử dụng trong thuyết tăng trưởng, trong đó một sản phẩm đồng nhất duy nhất được sản xuất ra và đồng thời có hai tác dụng tương đương nhau - tác dụng như một loại hàng hoá tiêu dùng và tác dụng như một loại hàng hoá đầu tư.
2263 One tail tests Kiểm định một đuôi. Là những kiểm định giả thiết trong đó phép định hướng được áp dụng cho giả thiết đối.
2264 On-the-job training Đào tạo tại chỗ. Là hình thức đào tạo chính quy hoặc không chính quy được tiến hành tại ngay nơi làm việc.
2265 OPEC Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ.
2266 Open access resource Tài nguyên được tự do tiếp cận. Là một tài nguyên thiên nhiên mà không thuộc quyền sở hữu của một ai.
2267 Open economy Nền kinh tế mở. Là một nền kinh tế tham gia vào thương mại quốc tế.
2268 Opening prices Giá mở cửa. Là mức giá quy định cho các giao dịch khi một ngày kinh doanh bắt đầu trên một thị trường.
2269 Open market operations Các nghiệp vụ thị trường mở, thị trường tự do. Là việc bán hoặc mua lại các loại chứng khoán có thể bán được, việc này được ngân hàng trung ương tiến hành tại một thị trường mở và được coi như một công cụ kiểm soát hệ thông tiền tệ.
2270 Open unemployment Thất nghiệp mở. Là một cụm thuật ngữ thường được sử dụng trong bối cảnh của các nước đang phát triển. Là tình trạng mà một cá nhân thừa nhận rằng anh ta đang khôg có công ăn việc làm và sau đó anh ta có thể đăng ký với một cơ sở giao dịch lao động.
2271 Operating gearing Tỷ phần chi phí nghiệp vụ cố định. Là một số đo tỷ lệ phần trăm các nghiệp vụ của một doanh nghiệp cấu thành nên các chi phí cố định, phép phân tích điểm hoà vốn có thể được sử dụng để xác định tỷ số này.
2272 Operating income Thu nhập kinh doanh. Là thu nhập phát sinh từ hoạt động kinh doanh bình thường của một doanh nghiệp.
2273 Operating profit Lợi nhuận kinh doanh. Là khoản lợi nhuận mà doanh nghiệp sẽ kiếm được nếu không có nguồn lực nào dành cho việc mở rộng doanh nghiệp trong tương lai.
2274 Opportunity cost Chi phí cơ hội. Là giá trị của hành động thay thế đã bị bỏ qua không làm.
2275 Opportunity cost approach to international trade Phương phá sử dụng Chi phí cơ hội trong thương mại quốc tế. Phương pháp này coi chi phí để sản xuất ra môt hàng hoá cụ thể không phải số lượng chi phí thực tế nhất định mà là hàng hoá khác phải từ bỏ để có được hàng hoá nói trên.
2276 Opportunity cost of money holding Chi phí cơ hội của việc giữ tiền. Chi phí này thường được phản ánh trong lãi suất thị trường, theo đó chi phí cơ hội của việc giữ tiền là mức lãi suất mà lẽ ra đã có được nếu như tiền được đàu tư vào các tài sản sinh lãi thay vì được giữ dưới dạng tiền mặt.
2277 Opportunity wage Mức lương cơ hội. Là mức lương mà một cá nhân có thể kiếm được nếu anh ta chọn làm một công việc khác "tốt nhất" sau công việc đang làm; là mức lương cao nhất phải từ bỏ do vẫn ở lại làm công việc hiện tại.
2278 Optimal Tối ưu Xem OPTMUM.
2279 Optimal capacity Công suất tối ưu. Là sản lượng tương ứng với điểm tối thiểu của một biểu đồ của tổng chi phí trung bình.
2280 Optimal distribution Sự phân phối tối ưu. Là hình thức phân phối (thông thường là) thu nhập hoặc của cải "tốt nhất" hay đáng được mong muốn nhất cho các cá nhân trong một xã hội hoặc trong một cộng đồng.
2281 Optimal level of pollution Mức ô nhiễm Tối ưu. Là mức ô nhiễm mà bất kỳ chi phí thêm nào được bỏ ra để là giảm thiểu ô nhiễm lại đúng bằng với giá trị thiệt hại do ô nhiễm gây ra.
2282 Optimum Trạng thái tối ưu. Là tình hình hay tình trạng "tốt nhất" của công việc.
2283 Optimum of optimorum Trạng thái tối ưu trong tối ưu. Xem OPTMUM.
2284 Optimum plant size Quy mô nhà máy ở mức tối ưu. Là quy mô của nhà máy mà với quy mô này mức chi phí trung bình dài hạn là mức tối thiểu.
2285 Optimum tariff Thuế quan tối ưu. Là thuế quan có tác dụng tối đa hoá phúc lợi hay độ thoả dụng của một quốc gia.
2286 Option Hợp đồng mua bán trước. Là một hợp đồng trong đó một bên cho phép bên kia được mau hoặc bán hàng hoá hoặc chứng khoán trong một thời hạn nhất định với một mức giá đã thoả thuận.
2287 Option value Giá trị của quyền lựa chọn. Là giá trị mà người tiêu dùng có được trong việc có quyền chọn mua một loại hàng hoá.
2288 Ordering Xếp thứ tự. Là việc liệt kê các sự kiện, hàng hoá, dự án... sao cho cái gì được ưa thích nhất thì được đưa lên đầu danh sách.
2289 Ordinalism Chủ nghĩa thứ tự. Là học thuyết cho rằng các độ thoả dụng chỉ cớ thể được xếp theo số thứ tự.
2290 Ordinal utility Độ thoả dụng theo thứ tự. Hàng hóa nào có độ thoả dụng cao nhất thì được xếp trên hàng hoá có độ thoả dụng cao nhất tiếp theo và cứ tiếp tục như vậy. Độ thoả dụng theo thứ tự là nền tảng cho học thuyết tân cổ điển về cầu của người tiêu dùng.
2291 Ordinary least square (OLS) Phương pháp bình phương nhỏ nhất thông thường. Là phương pháp phổ biến nhất được sử dụng để ước lượng những thông số trong một phương trình hồi quy tuyến tính.
2292 Ordinary share Cổ phiếu thường. Xem EQUITIES, FINANCIAL CAPITAL.
2293 Ordinate Tung độ. Là giá trị trên trục tung của một điểm trên một đồ thị hai chiều.
2294 Organic composition of capital Thành phần hữu cơ của vốn. Là thuật ngữ do C.MÁC dùng để gọi tỷ số giữa vốn cố định với vốn khả biến và là khái niệm gần giống nhưng không hoàn toàn đồng nghĩa với khái niệm hiện đại về tỉ suất VỐN-LAO ĐỘNG vì vốn cố định chỉ thể hiện được vốn và nguyên liệu đã được sử dụng trong quá trình sản suất chứ khong thể hiện được tổng số vốn và nguyên liệu sẵn có cho lao động.
2295 Organization of Economic Co-operation and Development (OECD) Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế. Là một tổ chức liên chinh phủ được thành lập năm 1961 để thay thế và mở rộng tổ chức hợp tác kinh tế châu âu (OEEC) theo các điều khoản của cong ước ký tại Paris năm 1960 bởi các nước thành viên ban đầu của OEEC gồm Canada, Tây ban nha và Mỹ.
2296 Organization for European Economic Co-operation (OEEC) Tổ chức hợp tác kinh tế châu Âu. Năm 1947, sau khi có sự gợi ý ban đầu của Marshall, bộ trưởng ngoại giao Mỹ về một chương trình hỗ trợ của Mỹ nhằm phục hôi của kinh tế châu âu sau chiến tranh, 16 nước châu Âu đã thành lâp Uỷ ban hợp tác kinh tế châu âu để quản lí và điều phối CHƯƠNG TRÌNH PHỤC HỒI CHÂU ÂU.
2297 Organization of Arab Petroleum Exporting Countries (OAPEC) - Tổ chức Các nước Ả rập xuất khẩu dầu mỏ. Là một tổ chức hàng hoá quốc tế được thành lập vào năm 1968, có nhiệm vụ điều phối các chính sách kinh tế về dầu mỏ và khuyến khích hợp tác kinh tế giữa các nước Ả rập sản xuất dầu mỏ.
2298 Organization of Petroleum Exporting Countries (OPEC) - Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ. Là một tổ chức hàng hoá quốc tế có nhiệm vụ điều phối các chính sách sản xuất và định giá dầu mỏ tại các nước thành viên của các nước xuất khẩu dầu mỏ.
2299 Outlier Giá trị ngoại lai. Là một thuật ngữ được dùng để mô tả một điểm số liệu mà cách xa một cách bất thường trung tâm của quan sát.
2300 Outcome Kết cục, kết quả.
2301 Basic Outcome Kết cục, kết quả cơ sở.
2302 Output Sản lượng (hay đầu ra). Là sản phẩm cuối cùng của quá trình chuyển đổi đầu vào thành hàng hoá.
2303 Output budgeting Lập ngân sách theo Sản lượng (hay đầu ra). Là một hệ thống kế toán phân loại các chi phí theo sản lượng được sản xuất ra dựa vào quá trình sản xuất chứ không dựa theo những đầu vào được mua.
2304 Outside lag Độ trễ bên ngoài. Là sự trễ giữa việc thực thi một chính sách (kinh tế vĩ mô) và tác động toàn bộ hay hoàn toàn của nó.
2305 Outside money Tiền bên ngoài. Cụm thuật ngữ này nói đến tiền mà giá trị của nó dựa vào những tài sản không phái là tài sản nợ theo nghĩa là những tài sản đó không tạo ra một khiếu nợ đối với các cá nhân trong nền kinh tế.
2306 Outstanding credit Tín dụng chưa thanh toán.
2307 Overdraff Chi dôi; Thấu chi. Là hệ thống cho vay trong ngân hàng, do các ngân hàng của Xcốtlen khởi xướng, theo đó người đi vay được phép rút séc vượt quá số dư tín dụng trong tài khoản của mình, cho đến một hạn mức được thoả thuận và chỉ phải trả hàng ngày tính trên số tiền rút quá số dư.
2308 Overfunding Vay quá mức. Là một thuật ngữ để mô tả hành động của các cơ quan quản lý tiền tệ của Anh vào đầu những năm 80 trong việc bán ra các khoản nợ của chính phủ cho các tổ chức và cá nhân không phải ngân hàng nhiều hơn so với quy định để đáp ứng được yêu cầu vay nợ của khu vực công cộng trong những năm đó.
2309 Overhead costs Chi phí duy tu Xem FIXED COSTS
2310 Overidentification Sự đồng nhất hoá quá mức. Xem IDENTIFICATION PROBLEM.
2311 Overnight money Tiền qua đêm. Tiền cho vay ở một thị trường nào đó trong CÁC THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ với thời hạn trả ngắn nhất.
2312 Overhead inputs Nhập lượng gián tiếp.
2313 Overall fit of regression Mức độ phù hợp tổng thể của phương trình hồi quy.
2314 Overpopulation Dân số quá đông.
2315 Overshooting Tăng quá cao (tỷ giá hối đoái). Dưới chế độ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI LINH HOẠT, đó là hiện tượng được thấy thường xuyên để phản ứng lại một cơn sốc của giá trị thực tế của tỷ giá hối đoái vượt quá giá trị cân bằng mới khi mà giá trị này được xác định dựa vào các nguyên tắc cơ bản chẳng hạn như sự ngang bằng sức mua.
2316 Over the counter market Thị trường không nơi giao dịch. Là một thị trường cổ phiếu, phần lớn của các công ty loại nhỏ, được phân biệt bằng thực tế là thị trường này không có trụ sở giao dịch; việc mua bán được thu xếp bằng viễn thông, mặc dù khách hàng có thể mua bán cổ phiếu ngay trên bàn làm việc của mình.
2317 Overtime Làm việc thêm ngoài giờ. Số giờ làm việc quá tuần lễ làm việc tiêu chuẩn.
2318 Overvalued currency Tiền được định giá quá cao. Một loại tiền mà tỷ giá hối đoái được quy định vượt trên tỷ giá cân bằng của thị trường tự do.
2319 Owner-controlled firms Các hãng do người chủ sở hữu kiểm soát. NHững công ty có một nhóm các cổ đông rõ ràng là đồng quyền lợi, chiếm hữu một tỷ lệ cổ phần được bỏ phiếu khá lớn, làm cho họ có khả năng kiểm soát hữu hiệu chính sách công ty.ư
2320 Passche price index Chỉ số giá Passche. Chỉ số giá gia quyền theo năm hiện hành.
2321 Paid-up capital Vốn đã được huy động Phần vốn phát hành của một công ty mà những người góp vốn yêu cầu phải thanh toán.
2322 Panel data Dữ liệu Panel Một kiểu dữ liệu trong đó trong tin chéo các cá nhân được lấy mẫu với các khoảng thời gian đều đặn.
2323 Paper money Tiền giấy. Thuật ngữ khái quát chỉ tiền ở dạng giấy bạc ngân hàng.
2324 Paper profit Lợi nhuận trên giấy. Khi một tài sản tăng lên về giá trị danh nghĩa. Điều này có thể biểu hiện hoặc không biểu hiện hoặc không biểu hiện một lợi nhuận thực tế, tuỳ thuộc vào tỷ lệ lạm phát.
2325 Parabola Dạng Parabôn. Thông thường trong kinh tế học (mặc dù không nhất thiết) là đồ thị hình chữ U hoặc chữ U ngược của một phương trình bậc hai.
2326 Paradox of thrift Nghịch lý của tiết kiệm. Trong một nền kinh tế không có đủ việc làm, các hộ gia đình càng tiết kiệm thì sản lượng và việc làm càng thấp.
2327 Paradigm Hệ thuyết; Luận thuyết.
2328 Par value of gold Giá trị ngang giá của vàng.
2329 Paradox of voting Nghịch lý về bỏ phiếu. Khả năng hệ thống quy tắc đa số đơn giản có thể không đưa ra một sự lựa chọn rõ ràng giữa nhiều giải pháp.
2330 Paradox of value Nghịch lý về giá trị. Xem USE VALUE, EXCHANGE VALUE.
2331 Parameter Thông số. Một lượng không đổi ở một bối cảnh nào đó.
2332 Paretian Liberal, Impossibility of Tính không thể của tự do Pareto. Tên đặt cho một định lý do A.K.Sen trình bày. Định lý chứng minh rằng không thể có QUY TẮC QUYẾT ĐỊNH XÃ HỘI nào có thể đồng thời thoả mãn tiêu chuẩn Pareto và cho phép các cá nhân có những quyết định về một số vấn đề "riêng tư" mà không tính đến (bất kể) nguyện vọng của những người khác (tự do cá nhân).
2333 Pareto, Vilfredo (1848 - 1923) Nhà kinh tế học người Italia được đào tạo sâu về toán học, lý học và kỹ thuât. Pareto là người kế tục Leon Walras ở vị trí chủ nhiệm khoa kinh tế học ở trường đại học Lausanne năm 1892. Sư quan tâm đến việc ứng dụng toán học và thống kê học vào kinh tế của ông đã dẫn đến việc mở rộng các điêu kiện toán học cho hệ thống cân bằng tổng thể của Walras, từ đó thành lập một trường phái Lausanne rõ ràng. Trong giáo dục kinh tế chính trị học, ông nêu lên quan niệm là các điều kiên toán học của một hệ tống cân bằng tổng thể dựa trên sự phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các đại lượng kinh tế. Ngoài việc nhấn mạnh vào bản chất chính của một khoa học học kinh tế thực chứng đã loại bỏ mọi yếu tố đạo đức, Pareto cũng bác bỏ chủ nghĩa xã hội trên các cơ sở chuẩn tắc và biện minh cho sự bất bình đẳng thu nhập dựa trên cơ sở của một sự bất biến giả định về phân phối thu nhập ở các nước và qua thời gian. (định luật Pareto).
2334 Pareto conditions Các điều kiện Pareto. Một loạt các quy tắc đặt ra trong kinh tế học phúc lợi, nếu thực hiện được sẽ đưa đến một tối ưu Pareto.
2335 Pareto criterion Tiêu chuẩn Pareto. Xem PARETO OPTIMUM.
2336 Pareto improvement Sự cải thiện Pareto. Một sự phân phối lại các nguồn lực làm cho ít nhất một người khá lên mà không làm cho bất cứ ai kém đi.
2337 Pareto non-comparability Tính không thể so sánh Pareto. Một tình trạng xã hội mà một số cá nhân thích tình trạng này hơn và một số khác lại thích tình trạng kia hơn thì hai tình trạng này được coi là tình trạng không thể so sánh Pareto.
2338 Pareto-optional redistribution Sự phân phối lại tối ưu theo Pareto. Sự dịch chuyển thu nhập hoặc của cải từ một cá nhân này sang một cá nhân khác làm tăng độ thoả dụng, hoặc thoả mãn của cả người cho lẫn người nhận, do đó đem lại sự cải thiện Pareto.
2339 Pareto optimum Tối ưu Pareto. Khi các nguồn lực và sản lượng của một nền kinh tế được phân chia mà không có sự phân chia lại nào làm cho bất cứ ai khá lên mà cũng không là cho ít nhất là bất cứ một người nào khác kém đi thì lúc đó là có sự hiện hữu của một tối ưu Pareto.
2340 Pareto efficiency of resource allocation Tính hiệu quả Pareto của phân bổ nguồn lực.
2341 Pareto-relevant externality Ngoại ứng liên quan đến Pareto. Xem EXTENALITIES.
2342 Paris Club Câu lạc bộ Paris. Tên đặt cho diễn đàn - nơi mà các nước chủ nợ thương lượng với các nước vay nợ về việc định lại thời gian cho các khoản nợ chính thức.
2343 Parity price system Hệ thống giá tương đương. Một hệ thống hỗ trợ giá đối với nền nông nghiệp Mỹ lần đầu tiên được thiết lập với đạo luật Điều chỉnh nông nghiệp năm 1933.
2344 Par rate of exchange Tỷ giá hối đoái tương đương. Việc thể hiện các tỷ giá hối đoái bằng vàng hoặc đồng Mỹ.
2345 Partial adjustment Điều chỉnh từng phần. Một quá trình mà theo đó hành vi được điều chỉnh một cách không hoàn chỉnh hướng tới một mức mong muốn nào đó.
2346 Partial derivative Đạo hàm riêng phần. Trong các hàm số có hai biến số độc lập hay có nhiều hơn, đạo hàm này tính theo một trong những biến số này, trong khi coi các biến số độc lập khác là hằng số.
2347 Partial equilibrium Cân bằng bộ phận. Việc nghiên cứu thị trường cho một hàng hoá trong điều kiện tách biệt.
2348 Paricipating preference shares Cổ phiếu ưu tiên tham gia. Xem FINANCIAL CAPITAL
2349 Paricipation rate Tỷ lệ tham gia. Xem LABOUR FORCE PARTICIPA-TION RATE.
2350 Partly rational expectations Những kỳ vọng hợp lý riêng phần. Một giả định rằng người ta kỳ vọng một cách hợp lý sự cân bằng dài hạn nhưng lại không chắc chắn về con đường mà nến kinh tế sẽ đi đến vị trí đó, cho nên các kỳ vọng sẽ được xem xét lại ở từng thời kỳ để tính đến sự không nhất quán giữa giá trị thực tế và giá trị kỳ vọng.
2351 Par value Giá trị danh nghĩa, mệnh giá. Giá trị danh nghĩa, mệnh giá của một cổ phiếu hoặc chứng khoán.
2352 Patent rights Quyền tác giả. Cơ quan cấp bằng sáng chế cấp đặc quyền đặc biệt cho một sáng chế quy trình.
2353 Path independence Sự độc lập về đường tiến triển; Độc lập về đường đi. Ở nơi diễn ra sự so sánh nhằm lựa chọn một số các giải pháp, sự lựa chọn này được gọi là Độc lập về đường đi khi giải pháp được lựa chọn độc lập với một trật tự để xem xét các giải pháp này.
2354 Pattern bargaining Thương lương theo mô hình. Nhiều khi các nghiệp đoàn trong các nghành độc quyền nhóm sẽ chọn một công ty cụ thể làm mục tiêu thương lượng.
2355 Partnership Bên tham gia; Hội chung vốn.
2356 Patents Bằng sáng chế.
2357 Path of government spending Mô hình cách thức chi tiêu của chính phủ.
2358 Patent of trade Mô thức ngoại thương.
2359 Pauper labour Lao động bần cùng. Giới lao động ở các nước giàu cho rằng việc nhập khẩu hàng hoá từ những nước có lương thấp sẽ phá dần phá hoại mức lương và việc làm ở những nước giàu.
2360 Payback period Thời kỳ hoàn vốn. Một phương pháp kế toán truyền thống để thẩm định các dự án đầu tư. Thời gian cần thiết cho một dự án để sinh ra lượng tiền tăng thêm đủ để bù các chi tiêu về vốn ban đầu.
2361 Pay ceiling Mức lương trần; giới hạn trần của tiền lương; Giới hạn cao nhất của tiền lương. Một giới hạn cao nhất có hiệu lực về mức tiền lương.
2362 Pay freeze Cố định tiền lương. Xem INCOMES POLICYM.
2363 Payment - by - results Trả theo kết qủa. Còn gọi là hệ thống trả lương theo khuyến khích. Hệ thống trả lương theo công việc của công nhân.
2364 Payments, balance of Cán cân thanh toán. Xem BALANCE OF PAYMENTS.
2365 Pay-off Lợi ích ròng. Lợi ích ròng có được khi thực hiện một quá trình hành động cụ thể.
2366 Payout ratio Tỷ lệ trả cổ tức. Phần trăm của lãi ròng mà một xí nghiệp thanh toán dưới dạng cổ tức.
2367 Pay in kind Trả bằng hiện vật. Một loại thuế dựa vào tiền lương (tháng) và tiền công do người chủ thanh toán.
2368 Peak-load pricing Định giá theo mức tiêu thụ đỉnh; Định giá theo tiêu dùng cao điểm. Vấn đề tính giá theo tiêu dùng ở điểm đỉnh xuất phát khi mà cầu về sản lượng (đầu ra) của một xí nghiệp công cộng có thể có những biến động lớn.
2369 Peak period labour demand Cầu lao động ở thời kỳ cao điểm; Cầu lao động ở kỳ giáp hạt. Mức cầu về lao động ở thời điểm cao nhất, cụm thuật ngữ này thường được nói đến việc làm trong nông nghiệp có tính chất chu kỳ với những đỉnh điểm xảy ra vào thời gian thu hoạch.
2370 Pecuniary external economy Tính kinh tế tiền tệ bên ngoài. Miêu tả một tình huống trong đó lợi nhuận của một doanh nghiệp phụ thuộc không những vào đầu vào và đầu ra của riêng doanh nghiệp mà còn phụ thuộc vào đầu vào và đầu ra của các doanh nghiệp khác.
2371 Peg-neo "cột vào" Xem EXCHANGE RATES.
2372 Pendulum arbitration Trọng tài con lắc. Sự phân xử trong đó trọng tài viên được yêu cầu chọn một trong những vị trí của các bên tranh chấp hơn là đi đến một vị trí thoả hiệp trung gian.
2373 Pension Tiền lương hưu. Cơ chế lương hưu gồm hai kiểu, có phạm vi rộng: 1)Hệ thống vốn dự trữ liên quan đến việc phân phối lại suốt đời một cá nhân, dựa vào tiết kiệm của người lao động để tích luỹ vốn và sau đó vốn được tiêu dùng trong thời gian về hưu; 2)Hệ thống thanh toán cho người về hưu, đưa đến sự phân phối lại ở một thời điểm giữa các cá nhân sao cho những người làm việc hỗ trợ những người về hưu.
2374 Pension fund Quỹ hưu. Với sự tăng trưởng nhanh chóng của các cơ chế lương hưu của công nhân viên trong những thập kỷ gần đây, quỹ hưu của các cơ quan lớn ở các khu vực nhà nước và xí nghiệp khu vực tư nhân đã trở thành những thể chế tài chính quan trọng, đầu tư những khoản tiền lớn hàng năm.
2375 Per capita Theo đầu người. Theo đầu người, chẳng hạn như THU NHẬP QUỐC DÂN tính theo đầu người.
2376 Per capita real GDP THU NHẬP QUỐC DÂN thực tế tính theo đầu người.
2377 Percetile Phân vị. Một cách đo tính vị trí các dữ liệu mẫu hoặc các phân phối.
2378 Perestroika Đổi mới, cải tổ. Một thuật ngữ thể hiện sự thay đổi cơ cấu ở Liên bang Xô viết và gắn liền với Mihail Gorbachev. Trong giai đoạn đầu từ giữa những năm 1980 đến 1987, quá trình cải cách phần lớn chỉ mang tính chất trang điểm tập trung vào việc cải thiện hệ thống kế hoạch hoá chỉ huy đang tồn tại và đạt những kết quả không gây ấn tượng lớn.
2379 Perfect competition Cạnh tranh hoàn hảo. Một cơ cấu thị trường hoàn toàn có tính cạnh tranh nếu có những điều sau đây duy trì: với một thị phần đáng kể. Các doanh nghiệp này tạo ra một sản phẩm đồng nhất sử dụng các quá trình sản xuất giống hệt nhau và có thông tin hoàn hảo.
2380 Perfect markets Các thị trường hoàn hảo. Xem PERFECT COMPETITION.
2381 Permanent comsumption Mức tiêu dùng thường xuyên. Mức tiêu dùng trung bình mà một cá nhân hoặc hộ gia đình dự định thực hiện trong một số năm.
2382 Permanent income Thu nhập thường xuyên. Cũng có nghĩa là thu nhập bình thường và thu nhập dự kiến và trung bình. Thu nhập trung bình mà cá nhân hoặc hộ gia đình dự kiến nhận được trong một số năm trong khi vẫn giữ nguyên của cải của mình.
2383 Permanent income hypothesis Giả thuyết thu nhập thường xuyên. Giả thiết cho rằng tiêu dùng của cá nhân hoặc hộc gia đình phụ thuộc vào thu nhập thường xuyên của cá nhân ấy hoặc hộ ấy.
2384 Perpetuity Khoản chi trả vĩnh cửu. Xem ANNUITY.
2385 Personal income Thu nhập cá nhân. Lưu lượng thu nhập tích luỹ lại của một cá nhân hoặc hộ gia đình.
2386 Personal loan Khoản vay cho cá nhân. Khoản vay do ngân hàng và một số thể chế tài chính khác quy định cho những người đi vay mang tính cá nhân (có nghĩa là không để kinh doanh) để mua hàng tiêu dùng, để sửa chữa nhà cửa.... Và có thể được thanh toán lại trong một khoảng thời gian.
2387 Personal rate of substitution Tỷ lệ thay thế cá nhân. Xem MARGINAL RATE OF SUBSTI-TUTION.
2388 Personal saving Tiết kiệm cá nhân. Phần của thu nhập cá nhân không thanh toán trả thuế cũng không chi cho hàng hoá và dịch vụ (tiêu dùng hiện tại).
2389 Perverse migration Di cư ngược. Di cư của cá nhân, đặc biệt là công nhân từ khu vực có điều kiện (hiệu suất) kinh tế tương đối tốt đến khu vực có điều kiện kinh tế thấp kém hơn.
2390 PESC Uỷ ban điều tra chi tiêu công cộng. Xem PUBLIC EXPENDITURE SURVEY COMMITTEE.
2391 Petroleum revenue tax (PRI) Thuế thu nhập dầu lửa. Đay là loại thuế đặc biệt do chính phủ Anh đưa ra đối với thu nhập do khai thác dầu ở biển Bắc, thuế này cộng thêm vào tiền thuê mỏ và thuế lợi tức.
2392 Phillips curve Đường Philips Một quan sát có tính thống kê của A.W.Philips (1958) rằng có một mối quan hệ nghịch giữa tỷ lệ thay đổi của mức lương bằng tiền và tỷ lệ thất nghiệp ở Anh trong giai đoạn 1861-1957
2393 Physiocrats Những người theo thuyết trọng nông. Một trường phái về ký thuyết kinh tế được đưa ra ở Pháp vào thế kỷ 18. Trường phái này chủ yếu gắn với tên của F.QUESNAY và TURGOT.
2394 Piece rates Thu nhập tính theo sản phẩm. Xem COMPENSATION RULES.
2395 Piecework Việc làm khoán. Một hệ thống thanh toán trong đó cá nhân được thanh toán theo khối lượng sản phẩm làm ra.
2396 Pigou, Arthur Cecil (1877-1959) Nhà kinh tế học người Anh đã kế tục Marshall ở vị trí chủ nhiệm khoa kinh tế chính trị học của trường đại học Cambridge năm 1908. Pigou mở rộng công việc của Marshall, đặc biệt là sự phân tích các nghành mà chi phí gia tăng và giảm sút. Sự phân biệt giữa chi phí cá nhân và xã hội và liệu pháp sửa chữa bằng cách đánh thuế do ông đề xuất đã tạo nên cơ sở cho thuyết các ngoại ứng, và phương pháp của ông nhằm loại trừ chứng đã được biết đến với tên gọi là thuế PIGOU. Công trình của ông về thuyết tiền tệ và về thu nhập quốc dân chủ yếu là một lý thuyết Cổ điển về việc làm và thu nhập. Do đó, Pigou đã phải chịu sức mạnh của cuộc tiến công của Keynes đối với hệ thống này. Tuy nhiên, Pigou đã đưa ra một cơ chế để đạt được việc làm đầy đủ thậm chí cả trong hệ thống của Keynes. Điều này được biết đến với cái tên là hiệu ứng Pigou. Trong điều kiện không có đủ việc làm, giá cả giảm sẽ làm tăng thêm giá trị của số dư tiền đã giữ. Điều này tạo ra sự gia tăng về cầu đối với hàng hoá và do đó đã tạo ra một sự gia tăng về việc làm. Ý nghĩa của cơ chế này này thậm chí đến nay vẫn còn tranh cãi.
2397 Pigou effect Hiệu ứng Pigou Xem REAL BALANCE EFFECT.
2398 Pigovian tax Thuế Pigou. Một loại thuế đánh vào người sản xuất do tạo ra một ngoại ứng theo một cách mà sau khi thuế này được áp dụng thì các chi phí cá nhân do bên tạo ra ngoại ứng cảm nhận được bằng với CHI PHÍ XÃ HỘI của hoạt động này.
2399 Pivot effect hypothesis Giả thuyết về hiệu ứng quay. Lập luận cho rằng CHÍNH SÁCH THU NHẬP không những tạo nên các hiệu ứng dịch chuyển trong quá trình điều chỉnh tiền lương mà còn có thể làm thay đổi độ dốc của đường cong Phillips, hoặc nói một cách chuyên môn hơn, làm thay đổi độ lớn của sự phản ứng của tỷ lệ thay đổi về lương đối với các yếu tố quyết định gây ra sự thay đổi đó.
2400 Placing Nghiệp vụ bày bán. Một phương pháp thực hiện một cuộc phát hành mới về CHỨNG KHÓAN, CỔ PHẦN HOẶC TRÁI PHIẾU CÔNG TY, bằng phương pháp này các chứng khoán đầu tiên được một nhà phát hành mua, sau đó được bán thông qua thoả thuận tư nhân, cho các thể chế, các chủ đầu tư tư nhân vàcũng cho những người buôn bán cổ phần ở sở giao dịch chứng khoán London.
2401 Planned economy Nền kinh tế kế hoạch hoá. Một nền kinh tế trong đó các quá trình kinh tế chủ yếu được quyết định ở một mức độ lớn không phải do các tác nhân thị trường, mà do một cơ quan kế hoạch hoá kinh tế, cơ quan này thực hiện các mục tiêu kinh tế chủ yếu của xã hội.
2402 Planning programming budgeting system (PPBS) Hệ thống lập ngân sách theo chương trình kế hoạch hoá. Xem OUTPUT BUDGETING
2403 Planometrics Kế hoạch lượng. Một nghành kinh tế học đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng các kế hoạch kinh tế vĩ mô tối ưu.
2404 Plant bargaining Sự thương lượng ở một nhà máy. THƯƠNG LƯỢNG TẬP THỂ giữa người chủ của một nhà máy với các đại diện của công nhân viên để thiết lập các mức lương và điều kiện làm việc ở nhà máy đó.
2405 Plato (427-347BC) Nhà triết học Hy Lạp đã phản ứng lại thời kỳ rối ren trước đay và ông cho rằng chính sự tăng trưởng kinh tế chịu một phần trách nhiệm về sự rối ren đó, nên ông đã đề xuất ý kiến rằng nhà nước lý tưởng phải là một nhà nước vững vàng dựa trên một hệ thống đẳng cấp và giai cấp thống trị thực hiện một cách sống mang tính cộng đồng. Thành tựu kinh tế của ông bao gồm sự phân tích sự phân công lao động và phân tích vai trò của tiền quy ứơc.
2406 Plurality Quy tắc đa số. Một hệ thống giữa sự lựa chọn tập thể trong đó giải pháp được chọn là giải pháp xếp đầu tiên do có số người bỏ phiếu lớn nhất.
2407 Point elasticity of demand Dự co giãn điểm của cầu. Xem PRICE ELASTICITY OF DEMAND.
2408 Point estimation Ước lượng điểm. Sự ước lượng của giá trị thực tế của một thông số, khác biệt với ƯỚC LƯỢNG KHOẢNG CÁCH, nó bao gồm việc tính toán các khoảng tin cậy (thông thường) đối với giá trị thực của thông số.
2409 Point of inflexion Điểm uốn. Một điển trên đồ thị, hoặc hàm số mà tỷ lệ thay đổi của độ dốc của hàm số đổi dấu. Điều này cho thấy rằng khi đạo hàm thứ hai của hàm số bằng 0.
2410 Point utility possibility curve Đường khả năng thoả dụng điểm. Một đường khả năng thoả dụng điểm có thể được vẽ cho mỗi giỏ hàng hoá.
2411 Point voting Bỏ phiếu theo điểm. Một hệ thống lựa chọn tập thể trong đó mỗi cá nhân bắt đầu với một số điểm bằng nhau mà cá nhân được tự do phân phối theo bất cứ cách thức nào mà họ chọn giữa các phương án lựa chọn về những vấn đề khác nhau đã thảo luận.
2412 Policy instruments Các công cụ chính sách. Các biến số kinh tế và xã hội được chính phủ vận dụng để tác động đến các biến số của chính sách, nó được gọi là công cụ và ta có thể phân biệt bốn hạng mục kinh tế chủ yếu: CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH; CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ, CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI và CHÍNH SÁCH GIÁ CẢ VÀ THU NHẬP.
2413 Policy - off Thời kỳ không áp dụng chính sách. Thời kỳ "có sự thương lượng tập thể tự do". Ở thời kỳ này không có sự tồn tại chính sách thu nhập.
2414 Policy coordination Điều phối chính sách.
2415 Policy targets Các mục tiêu chính sách. Xem TARGETS.
2416 Political economy Kinh tế chính trị. Cụm thuật ngữ bao hàm mối liên quan giữa khía cạnh thực tiễn của hoạt động chính trị và lý thuyết kinh tế học thuần tuý.
2417 Political business cycle Chu kỳ kinh tế chính trị.
2418 Poll tax Thuế thân. Thuế tính cả gói mà sự thanh toán không liên quan đến thu nhập hoặc chi tiêu.
2419 Pooled lending / loan Cho vay liên hiệp.
2420 Polluter pays principle Nguyên tắc người gây ô nhiễm trả phí. Ý tưởng cho rằng gây ô nhiễm phải trả phí cho việc gây ô nhiễm môi trường.
2421 Pollution Ô nhiễm. Một hoạt động làm ô nhiễm một hoặc nhiều môi trường.
2422 Pollution rights Các quyền được gây ô nhiễm. Ý tưởng cho rằng cần phải cấp giấy chứng nhận cho người chủ sở hữu "quyền được gây ô nhiễm" ở một môi trường nhất định, chẳng hạn một dìng sông.
2423 Polynomial Đa thức; Biểu thức đại số. Một phương trình mà nói chung nhiều hạng số trong một biến số độc lập được nâng lên nhiều luỹ thừa khác nhau.
2424 Polynomial lag Độ trễ đa thức; trể của biểu thức đại số. Xem ALMON LAG.
2425 Pooled data Dữ liệu gộp. Dữ liệu kiểu hình thành khi (a) SỐ LIỆU CHÉO và (b) DỮ LIỆU CHUỖI THỜI GIAN được sáp nhập vào cùng bộ dữ liệu, thông thường khi không có đủ dữ liệu kiểu (a) hoặc (b) riêng, để ước lượng các thông số của một mô hình do không đủ các bậc tự do.
2426 Population Dân số
2427 Population explosion Bùng nổ dân số. Tên gọi tỷ lệ tăng trưởng ngày một lớn hơn của dân số thế giới, đặc biệt ở các nước đang phát triển.
2428 Population policy Chính sách dân số. Một chính phủ có thể đặt ra một chính sách cụ thể liên quan đến mức dân số do chính phủ cai quản.
2429 Population trap Bẫy dân số. Cũng còn gọi là bẫy cân bằng mức thấp. Một nền kinh tế có mức thu nhập tính theo đầu người thấp có thể thấy rõ ràng tỷ lệ tăng trưởng dân số vượt quá mức tỷ lệ tăng trưởng của thu nhập thực tế.
2430 Porfolio Danh mục đầu tư. Tập hợp các tài sản của một cá nhân hoặc tổ chức.
2431 Porfolio balance approach Phương pháp cân đối danh mục đầu tư. Một phương pháp phân tích tiền tệ nhấn mạnh vào ý nghĩa các quyết của những người có tài sản về thành phần danh mục đầu tư của họ.
2432 Porfolio balance approach to the balance of payments/ exchange rate Phương pháp cân đối danh mục đầu tư đối với cán cân thanh toán/ tỷ giá hối đoái. Một phương án của phương pháp tiền tệ đối với cán cân thanh toán cho rằng các tài sản là các vật thay thế không hoàn hảo.
2433 Porfolio diversification Sự đa dạng hoá danh mục đầu tư. Xem DIVERSIFIER.
2434 Positional good Hàng hoá theo vị trí. Một thuật ngữ của F.Hirsch sử dụng trong các giới hạn xã hội đối với tăng trưởng (1976) để chỉ một loại hàng hoá bị giới hạn về khả năng cung cấp tuyệt đối hoặc một cách tự nhiên hoặc thông qua các khía cạnh xã hội và có thể bị tắc nghẽn nếu sử dụng rộng rãi hơn.
2435 Positive economics Kinh tế học thực chứng. Bộ phận khoa học kinh tế quan tâm đến các định đề có thể kiểm tra được bằng đối chiếu với thực tế.
2436 Positivism Chủ nghĩa thực chứng. Học thuyết triết học cho rằng các định đề mà không thể xác minh được khi đối chiếu với bằng chứng thực tiễn thì chí ít phải coi là không thể chấp nhận được như là một bộ phận của khoa học hoặc ở mức cao nhất là vô nghĩa.
2437 Post-Keynesian economics Kinh tế học Hậu-Keynes; Kinh tế học sau Keynes. Một nhóm các nhà kinh tế học coi sự nhìn nhận của J.M.KEYNES và M.KALECKI là khởi điểm của một sự phê bình phân tích sự cân bằng thông thường và là cơ sở cho môn kinh tế học vĩ mô mới.
2438 Posterior distribution Phân phối sau. Phân phối xác suất của một biến số hoặc thống kê là kết quả của sự phối hợp giữa phân phối trước và thông tin mẫu trong kỹ thuật BAYES.
2439 Postwar credits Các tín dụng hậu chiến. Một hình thức tiết kiệm bắt buộc được áp dung ở Anh trong chiến tranh thế giới thư hai trong ngâ sách năm 1941.
2440 Potential entry Sự nhập ngành tiềm năng. Đối với một ngành cụ thể, đó là khả năng cạnh tranh mới của các hãng - các hãng chưa sản xuất các sản phẩm cạnh tranh.
2441 Potential national income Thu nhập quốc dân tiềm năng. Xem FULL EMPLOYMENT NATIONAL INCOME.
2442 Potential output Sản lượng tiềm năng. Sản lượng khả thi tối đa của một doanh nghiệp, một ngành, một khu vực của một nền kinh tế hoặc toàn bộ một nền kinh tế là mức độ được xác định của các yếu tố sản xuất.
2443 Potential Pareto improvement Sự cải thiện Pareto tiềm năng. Một sự cải thiện Pareto tiềm năng tồn tại khi những người kiếm được lợi do một sự thay đổi, thì với tính chất giả thiết có thể bù đắp cho người thua thiệt, và có thể không ai bị kém đi sau sự thay đổi hoặc sao cho ít nhất cũng có một người được khá lên.
2444 Poverty Sự nghèo khổ. Sự nghèo khổ có thể được xem xét với một quan niệm tuyệt đối hoặc tương đối.
2445 Poverty trap Bẫy nghèo khổ. Việc tồn tại của nhiều lợi ích KIỂM ĐỊNH BẰNG BIỆN PHÁP nói lên rằng người được trả lương thấp có thể đối đầu với một tỷ lệ thuế biên hiệu lực - tức là mức thuế đối với một đơn vị thu nhập thêm - vượt xa tỷ lệ 34% của thuế thu nhập và sự đóng góp bảo hiểm quốc gia đối với phần lớn người làm công ăn lương.
2446 Power function Hàm luỹ thừa. Một hàm số trong đó biến số độc lập được nâng lên tới một luỹ thừa nào đó.
2447 Prais - Winsten Biến đổi Prais - Winsten. Biến đổi Prais - Winsten được sử dụng trong phương pháp COCHRANE-ORCUTT để ước tính các thông số của một phương trình mà số dư của chúng tuân theo MỐI TƯƠNG QUAN TẠO THÀNH DÃY.
2448 Prebisch thesis Luận đề Prebisch Một quan điểm cho rằng tiến bộ kỹ thuật ở các nước phát triển thường có kết qủa là lương của lực lượng lao động cao hơn và có những cải thiện trong mức sống nhưng không làm cho mức giá của các hàng hoá thấp hơn (một số hàng hoá này được xuất khẩu đến các nước đang phát triển).
2449 Precautionary motive Động cơ dự phòng. Một trong những động cơ giữ tiền đó là dự phòng để chi phí cho các tình huống xảy ra ngoài dự kiến nếu không có khoản dự phòng thì việc chuyển đổi của cải từ một dạng không phải là tiền mặt có thể gây ra phí chuyển đổi lớn và gây mất nhiều thì giờ.
2450 Precautionary unemployment Thất nghiệp phòng ngừa. Cũng còn gọi là "thất nghiệp chờ việc". Một yếu tố của thất nghiệp dai dẳng, được xuất hiện khi tính chất của nhiệm vụ công việc hoặc hình thức của hợp đồng lao động bắt buộc người công nhân khi nhận một công việc nào đó không tranh thủ nhận được một công việc mà một thời gian sau mới xuất hiện.
2451 Predatory pricing Định giá để bán phá giá. Cách đẩy giá xuống tới mức không thể có lãi trong một thời kỳ để nhằm làm suy yếu hoặc loại trừ các đối thủ cạnh tranh.
2452 Prediction Dự báo. Xem FORECASTING.
2453 Pre-emption rights Các quyền ưu tiên mua cổ phiếu. Các quyền dành cho người có cổ phiếu thường mua các đợt phát hành mới dựa trên cơ sở theo tỷ lệ.
2454 Preference Sở thích; Sự ưu tiên. Có quan điểm cho rằng một thứ hàng hoá, sự kiện hoặc dự án nào đó được ưa chuộng hơn một hoặc các hàng hoá khác ... đó là sự sắp xếp các sở thích.
2455 Preference revelation Sở thích. Sự bộc lộ thường được dẫn ra như một vấn đề liên quan tới sự cung cấp hàng hoá công cộng, (nó cũng có thể là một vấn đề với HÀNG HOÁ TƯ NHÂN nếu con số những người có nhu cầu rất nhỏ).
2456 Preference shares Cổ phiếu ưu tiên. Cổ phiếu trong một công ty xếp loại đứng trước cổ phần nhưng đứng sau trái phiếu công ty đối với việc thanh toán cổ tức.
2457 Preferential hiring Sự thuê người ưu tiên. Một người chủ dành ưu tiên cho việc thuê những công đoàn viên mặc dù ông ta đã không thoả thuận chỉ thuê công đoàn viên hoặc điều khiển một doanh nghiệp chỉ dùng thành viên công đoàn.
2458 Preferred ordinary shares Cổ phiếu thường được ưu tiên. Xem FINANCIAL CAPITAL
2459 Premium Tiền trả thêm hay phí bảo hiểm.
2460 Premium saving bonds Trái phiếu tiết kiệm có thưởng. Một trái phiếu tiết kiệm của Anh, có thể mua ở bưu điện, lợi tức của nó là cơ hội trúng thưởng sổ xố hàng tháng.
2461 Present value Giá trị hiện tại. Giá trị của một luồng lợi tức hoặc phí tương lai tính bằng giá trị hiện tại của chúng.
2462 Price Giá Giá của một loại hàng hoá hoặc giá đầu vào cho thấy cái phải chi để có được một thứ hàng hoá hay dịch vụ.
2463 Price Commission Uỷ ban vật giá. Một uỷ ban độc lập do Chính phủ Anh thành lập năm 1973 để thực hiện các chính sách kiểm soát giá được biểu hiện trong các bộ luật về giá do Bộ Tài Chính soạn và Quốc hội thông qua. Uỷ ban này chính thức được bãi bỏ vào năm 1980.
2464 Price consumption curve Đường tiêu dùng theo giá. Còn được biết với tên ĐƯỜNG CHÀO GIÁ. Tiếp điểm của đường BÀNG QUAN của người tiêu dùng và đường ngân sách của họ để xác định sự cân bằng của người tiêu dùng.
2465 Price control Kiểm soát giá. Nói chung thường liên quan tới việc quy định giá cả bằng luật pháp của nhà nước.
2466 Price-cost margin Mức chênh lệch giá-chi phí. Các số đo thực nghiệm của CHÊNH LỆCH LỢI NHUÂN nơi mà các số liệu kế toán được sử dụng và do đó ta không thể trực tiếp quan sát được định nghĩa kinh tế về lợi nhuận.
2467 Price discrimination Phân biệt đối xử theo giá. Có hai hình thức chủ yếu về Phân biệt đối xử theo giá : Thứ nhất, việc các hãng tính giá khác nhau cho từng nhóm người mua khác nhau và thứ hai tính cho cùng loại người tiêu dùng các giá khác nhau đối với các lượng khác nhau của cùng một loại hàng.
2468 Price/earning ratio Tỷ lệ giá / Lợi tức (tỷ lệ P/E) Tỷ số của giá môt cổ phiếu bình thường đối với mỗi cổ phiếu bình thường.
2469 Price effect Hiệu ứng giá. Sự thay đổi của cầu đối với một hàng hoá xảy ra do có một thay đổi của giá hàng hoá đó.
2470 Price elasticity of demand Độ co giãn của cầu theo giá. Độ phản ứng của lượng cầu của một hàng hoá đối với giá của chính nó.
2471 Price fixing agreement Thoả thuận cố định giá. Một sự thoả thuận giữa hai nhà sản xuất hoặc nhiều hơn để bán với giá quy định trước, nói chung nhằm để thực thi sức mạnh đối với thị trường.
2472 Price index Chỉ số giá. Một số chỉ số cho thấy giá của một "tập hợp" hàng hoá đã thay đổi thế nào từ một thời kỳ nào đó tới thời kỳ tiếp theo.
2473 Price leadership Sự dẫn giá. Tình huống trong một nghành mà một hãng có sáng kiến tạo ra các thay đổi về giá và các hãng khác sau đó làm theo.
2474 Price mechanism Cơ chế giá. Được dùng liên quan đến hệ thống thị trường tự do và cách thức mà giá hành động như những tín hiệu tự động phối hợp hành động của các đơn vị ra quyết định.
2475 Price-push Giá đẩy. Tên gọi một dạng lạm phát giống như chi phí đẩy trong đó các chủ doanh nghiệp bị chỉ trích đã gây ra lạm phát bằng cách tính giá cao một cách không cần thiết nhằm kiếm lợi nhuận lớn.
2476 Price revolution Cách mạng giá. Tên đặt cho dòng chảy của vàng và bạc từ các nước mới khám phá ở châu Mỹ trong các thế kỷ 15 và 16 đã làm cho giá cả tăng gấp 3 lần.
2477 Price setter Người đặt giá. Một hãng hoạt động ở một thị trường kông cạnh tranh đối diện với một đường cầu dốc xuống đối với sản phẩm và do đó có quyền được quyết định giá bán hàng chứ không pahỉ là người chấp nhận giá.
2478 Price specie mechanism Cơ chế chảy vàng. Xem SPECIE FLOW MECHANISM
2479 Price support scheme Kế hoạch trợ giá. Một phương pháp nâng giá một hàng hoá trên thị trường một cách giả tạo.
2480 Price taker Người chấp nhận giá. Một đơn vị kinh tế có quy mô hoạt động không đáng kể so với quy mô của thị trường cho nên hoạt động của đơn vị ấy không gây ảnh hưởng gì đến giá thị trường thịnh hành.
2481 Price theory Lý thuyết giá. Các lý thuyết bao gồm trong tư duy có thể được chia làm ba đề mục chính: Các lý thuyết liên quan đến sự xác định các giá riêng lẻ, các thuyết liên quan đến các thay đổi trong mức giá tổng hợp và các thuyết áp dụng cho việc phân bổ nguồn lực.
2482 Price fixing Sự cố định giá
2483 Price volatility Biến động giá cả.
2484 Price support Trợ giá.
2485 High risk premia Phí thưởng rủi ro cao.
2486 Primary commodities Hàng sơ chế.
2487 Primary goods Các hàng hoá cơ bản. Như được định nghĩa trong thuyết về công bằng do John Rawls đưa ra, những loại hàng hoá này là những quyền cơ bản, các quyền tự do, thu nhập và của cải sẵn có để phân phối trong một xã hội.
2488 Primary market Thị trường sơ cấp. Một số tài sản khi bán lần đầu thì không được bán ở thị trường nơi mà sau đó chúng được buôn bán.
2489 Primary money Tiền sơ cấp. Một tên gọi khác cho tiền cơ bản hoặc TIỀN CÓ QUYÊN LỰC, tức là loại tiền do các nhà chức trách về tiền tệ phát hành.
2490 Primary of targeting Nguyên tắc hướng đích.
2491 Primary securities Chứng khoán sơ cấp. Một cụm thuật ngữ đã được John G.Gurley và Edward S.Shaw đưa ra trong tác phẩm Tiền trong một thuyết về tài chính (1960) và có nghĩa là mọi hình thức nợ có thể được đem bán hoặc phát hành bởi "những người vay nợ" tức là những người đã đi vay cần nguồn vốn tài chính để mua tài sản thực tế.
2492 Primary workers Các công nhân sơ cấp. Những cá nhân vẫn trong lực lượng lao động, được thuê mướn hoăch không thuê mướn, bất luận những thay đổi ngắn hạn về lương và điều kiện thị trường.
2493 Principal Tiền gốc. Số tiền thanh toán cho một người giữ một trái phiếu khi ĐÁO HẠN để xoá nợ.
2494 Principal-agent problem Vấn đề uỷ thác và nhậm thác; Vấn đề người có vốn và người đại diện. Điều này nói đến tình huống trong lý thuyết hãng khi lợi ích của người quản lý và của cổ đông khác biệt nhau.
2495 Prior distribution Phân phối trước. Phân phối xác xuất của một biến số hoặc thống kê, là đặc trưng của của thông tin tiên nghiệm cần kết hợp với thông tin mẫu trong các kỹ thuật Bayes.
2496 Prisoner's dilemma Thế lưỡng giải của người tù; Thế tiến thoái lưỡng nan của người tù. Cụm thuật ngữ này xuất hiện từ một sự xem xét các vấn đề về quyết định của những tội phạm bị bắt gĩư và thẩm vấn riêng rẽ. Xem GAME THEORY. Mô hình này cho thấy một cách xử sự hợp lý ở tầng vi mô sẽ dẫn đến một hậu qủa vĩ mô bất hợp lý.
2497 Private company Công ty tư nhân. Xem COMPANY.
2498 Private good Hàng hoá riêng tư. Một hàng hoá sẽ thể hiện sự cạnh tranh (Xem RIVAL) trong tiêu dùng và là loại hàng hoá mà người sản và người tiêu dùng đều có khả năng thực hiện được sự loại trừ.
2499 Privatization Tư nhân hoá Chính sách chuyển đổi sở hữu công cộng của một tài sản thành sở hữu tư nhân hoặc cho phép một tổ chức kinh doanh ở khu vực tư nhân hực hiện một hoạt động nào đó cho đến lúc ấy vẫn được tiến hành bởi một tổ chức công cộng.
2500 Privatization in Eastern Europe Tư nhân hoá ở Đông Âu. Ặ chuyển hoạt động từ khu vực nhà nước sang khu vực tư nhân ở Đông Âu với niềm tin rằng sự kiểm soát và sở hữu tư nhân sẽ có hiệu quả hơn về việc phân bố nguồn lực so với sở hữu nhà nước.
2501 Private and social cost of unemployment Thiệt hại / phí tổn cá nhân và xã hội của thất nghiệp.
2502 Private sector cash-deposite ratio Tỷ số giữa tiền mặt và số tiền gửi của khu vực tư nhân.
2503 Probability Xác suất Một hàm số nằm giữa 0 và 1 (đôi khi được biểu hiện bằng một số phần trăm) chỉ rõ khả năng mà một sự kiện sẽ xảy ra.
2504 Conditional Probability Xác suất có điều kiện.
2505 Cumulative Probability Xác suất tích luỹ.
2506 Probability density function Hàm mật độ xác xuất. Một hàm số miêu tả hình dạng của một phân phối xác suất mà khi đưa vào giữa các giới hạn nào đó sẽ cho xác suất mà với xác suất này biến số của nó sẽ có những trị số ở giữa những giới hạn ấy.
2507 Probability distribution Phân phối Xác suất. Một sự tóm tắt dưới dạng một dạng bảng số hoặc dưới dạng một quan hệ toán học đưa ra XÁC SUẤT mà với xác suất này một biến số ngẫu nhiên có phân phối đó sẽ nhận được những giá trị nào đó, hoặc rơi vào giữa một số giới hạn nhất định.
2508 Probit model Mô hình Probit (hay mô hình xác suất đơn vị). Xem LINEAR PROBABILITY MODEL.
2509 Process Quá trình Một sự phối hợp đặc biệt của các đầu vào có thể thay đổi về quy mô để sản xuất các mức cao hơn của đầu ra.
2510 Process innovation Phát kiến về phuơng pháp (sản xuất). Một thay đổi trong quan hệ giữa các tỷ lệ đầu vào của các yếu tố xản xuất một mức sản lượng nhất định.
2511 Producer's co-operatives Các hợp tác xã của nhà sản xuất. Sự hợp nhất của các doanh nghiệp riêng biệt để cố gắng cung cấp sản phẩm chung của chúng, mặc dù có biến động trong sản xuất.
2512 Producer's surplus Thặng dư của nhà sản xuất. Một thặng dư xảy ra đối với những người chủ sở hữu các yếu tố sản xuất do một cá nhân thường nhận được một cái gì đó có độ thoả dụng trực tiếp hoặc gián tiếp lớn hơn độ thoả dụng của cái mà ngừơi ấy từ bỏ.
2513 Product cycle Chu kỳ sản phẩm. Cụm thuật ngữ này miêu tả hình thái về quá trình đi qua của các sản phẩm mới, sau đó trải qua giai đoạn của hoàn thiện và chuẩn hoá sản phẩm.
2514 Product differentiation Sự khác biệt hoá sản phẩm. Điều này tồn tại trong phạm vi một ngành khi mỗi nhà sản xuất bán một sản phẩm mà các đặc trưng của nó phân biệt với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.
2515 Product innovation Phát kiến về sản phẩm. Sự thay đổi của một doanh ghiệp đối với sản phẩm có thể bán được của nó và sự thay đổi đó có thể xuất hiện do một sự bổ sung về công nghệ, hoặc một sự thay đổi về các giá tương đối có thể là sự thay đổi sở thích của người tiêu dùng.
2516 Production Sản xuất. Hành động biến đổi các yếu tố sản xuất thành hàng hoá và dịch vụ do yêu cầu của tiêu dùng và đầu tư.
2517 Production frontier Giới hạn sản xuất. Còn gọi là đường giới hạn năng lực sản xuất hoặc là hàm số của sự biến đổi. Đường này cho thấy các khả năng mở ra cho việc gia tăng sản lượng của một hàng hoá bằng cách giảm sản lượng của một hàng hoá khác.
2518 Production externalities Những ngoại tác sản xuất.
2519 Production function Hàm sản xuất. Mối liên hệ giữa SẢN LƯỢNG (đầu ra) của một hàng hoá và đầu vào (nhân tố sản xuất) được yêu cầu làm ra hàng hoá đó.
2520 Production incentives Các khuyến khích sản xuất.
2521 Production Possibility frontier Đường giới hạn khả năng sản xuất.
2522 Production Possibility curve Đường khả năng sản xuất. Xem Production frontier.
2523 Production sphere and budgetary sphere Lĩnh vực sản xuất và lĩnh vực ngân sách. Một cách phân loại việc làm đã được sử dụng ở các nước Xã hội chủ nghĩa và (vẫn còn) sử dụng ở một số nước Đông Âu. Lĩnh vực sản xuất bao gồm việc làm trong nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, công nghiệp, xây dựng, vận tải, thương nghiệp, các nghành gọi là dịch vụ sản xuất và trong khu vực tư nhân. Lĩnh vực ngân sách bao gồm việc làm trong hành chinh, lực lượng vũ trang, công an, toà án, trường công, viện nghiên cứu, cơ quan y tế nhà nước, thuế quan..
2524 Production smoothing Làm nuột quá trình sản xuất; Việc làm cho sản xuất được trôi chảy.
2525 Productivity Năng suất. Sản lượng của một đơn vị đầu vào được sử dụng. Xem AVERAGE PRODUCT.
2526 Productivity bargaining Thương lượng theo năng suất. Theo truyền thống đây là một thoả thuận lao động theo đó những thuận lợi loại này hoặc loại khác, chẳng hạn lương cao hơn hoặc được nghỉ nhiều hơn dành cho công nhân để đổi lấy những thay đổi trong cách làm việc hoặc tổ chức công việc nhằm tạo ra lao động hiệu quả hơn.
2527 Product proliferation Đa dạng hoá sản phẩm. Một chiến lược ngăn chặn việc gia nhập ngành do một số doanh nghiệp thiết lập nhằm theo đuổi làm bão hoà thị trường với một số lớn các nhãn hiệu khác nhau đến mức bất kỳ người nào mới gia nhập cũng thấy khó mà kiếm được lãi trong việc đưa ra thị trường một sản phẩm với một tổ hợp thuộc tính có thể phân biệt với loạt nhãn hiệu có sẵn.
2528 Product rule Quy tắc tích số. Một quy tắc để xác định đạo hàm của một hàm theo một biến, khi hàm số bao gồm tích của hai hoặc nhiều hàm số riêng biệt của biến số.
2529 Profits Lợi nhuận. Chênh lệch giữa doanh thu từ việc bán hàng sản xuất ra và tất cả các chi phí cơ hội của các yếu tố được sử dụng để tạo ra sản lượng đó.
2530 Profit, falling rate of Tỷ lệ sút giảm lợi nhuận. Một xu hướng đối với tỷ lệ lợi tức của vốn sút giảm theo thời gian.
2531 Profit centre Cứ điểm lợi nhuận; Trung tâm lợi nhuận. Khi một công ty được phân tán thành nhiều đơn vị nhỏ, thì những đơn vị này được gọi là trung tâm lợi nhuận nếu chúng có đủ tính tự lập để tính được lợi tức riêng cho mỗi đơn vị do đầu tư.
2532 Profit constraint Ràng buộc về lợi nhuận. Một khái niệm thường được sử dụng trong các thuyết QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP. Nó là lợi nhuận tối thiểu đòi hỏi để đảm bảo sự đồng ý của cổ đông đối với chính sách của công ty.
2533 Profit function Hàm lợi nhuận Mối quan hệ đặc trưng giữa lợi nhuận và các biến số như sản lượng và quảng cáo mà tác động đến quy mô của lợi nhuận.
2534 Profit margin Chênh lệch lợi nhuận Lợi nhuận của từng đơn vị sản lượng được biểu hiện dưới dạng một số phần trăm của giá.
2535 Profit maximization Tối đa hoá lợi nhuận. Giả thiết cho rằng các doanh nghiệp đều nhằm tối đa hoá lợi nhuận.
2536 Profit motive Động cơ lợi nhuận Sẽ xảy ra khi lợi nhuận mang lại sự thúc đẩy quyết định
2537 Profit rate Tỷ lệ lợi nhuận. Lợi nhuận được thể hiện dưới dạng một tỷ lệ của giá trị ghi trong sổ sách của các tài sản vốn.
2538 Profits-push inflation Lạm phát do lợi-nhuận-đẩy. Một biến thể của lạm phát chi phí đẩy, quy nguồn gốc của quá trình lạm phát cho các nhà tư bản định tìm một phần gia tăng trong thu nhập quốc dân.
2539 Programme budgeting Lập ngân sách theo chương trình. Xem OUTPUT BUDGETING.
2540 Programming methods Phương pháp quy hoạch. Một tên chung để gọi một loạt các kỹ thuật tối ưu hoá, thường bao gồm các phương pháp giải pháp lặp lại, một ví dụ là QUY HOẠCH TUYẾN.
2541 Progressive tax Thuế luỹ tiến. Nói chung đề cập đến một tình huống trong đó tỷ lệ của thu nhập được tính thuế tăng lên tỷ lệ của thu nhập được tính thuế tăng lên tỷ lệ thuế cùng với thu nhập hoặc sức mạnh chi tiêu.
2542 Project appraisal Thẩm định dự án. Xem CAPITAL BUDGETING, DISCOU-TED CASH FLOW, NET PRESENT VALUE, RATE OF RETURN.
2543 Property rights Các quyền sở hữu tài sản. Những quyền này nói đến việc cho phép sử dụng tài nguyên, hàng hoá và dịch vụ.
2544 Proportional tax Thuế tính theo tỷ lệ. Trước hết, ở nơi mà tỷ lệ của thu nhập được lấy ra để nộp thuế vẫn giữ nguyên khi thu nhập tăng, thì có một THUẾ SUẤT BIÊN không thay đổi bằng với thuế suất trung bình hoặc thuế suất hiệu lực. Định nghĩa thứ hai là một thứ thuế tỷ lệ nếu thuế suất không đổi khi cơ sở thuế tăng lên.
2545 Propulsive industries Các ngành động lực. Một ngành then chốt mà sự tương tác và sự mở rộng của chúng có thể tạo nên sự kích thích tăng trưởng trong một nền kinh tế.
2546 Prospect theory Lý thuyết viễn cảnh. Một lý thuyết về việc ra quyết định trong tình trạng không chắc chắn. Lý thuyết này gắn với Kahneman và Tversky.
2547 Protection Bảo hộ. Xem EFFECTIVE RATE OF PROTEC-TION, TARIFS , QUOTAS.
2548 Proxy Tính đại diện
2549 Proxy variable Biến số đại diện. Một biến số được sử dụng trong việc phân tích hồi quy để thay thế "thay mặt" một biến số khác về mặt lý thuyết thoả đáng hơn trong những trường hợp mà các dữ liệu không có được đối với biến số này hoặc biến số này không thể quan sát được (chẳng hạn mức tiêu dùng mong muốn hoặc thu nhập thường xuyên.
2550 Pseudo-demand schedule Biểu cầu-giả. Mối quan hệ hàm số cho biết số tiền một cá nhân muốn thanh toán cho một loạt các đơn vị kế tiếp của một hàng hoá công cộng hoặc cho các đơn vị tiêu dùng kế tiếp của hàng hoá đó bởi các cá nhân khác (như kết quả sự tồn tại của một ngoại ứng có lợi).
2551 Public choice Sự lựa chọn công cộng. Một ngành kinh tế học liên quan đến việc áp dụng kinh tế học vào việc phân tích sự quyết định "Phi thị trường".
2552 Public company Công ty công cộng. Xem COMPANY.
2553 Public Expediture Chi tiêu công cộng. Nói một cách rộng rãi, chi tiêu của các cơ quan chính quyền địa phương và quốc gia được phân biệt với chi tiêu tư nhân, những tổ chức hoặc doanh nghiệp tư nhân.
2555 Public good Hàng hoá công cộng. Một hàng hoá hoặc dịch vụ mà nếu đã cung cấp cho một người nào đó thì đối với những người khác cũng được cung cấp như vậy mà không phải chịu bất cứ chi phí nào thêm.
2556 Public issue Phát hành công cộng. Phương pháp thực hiện một sự phát hành mới về CHỨNG KHOÁN trong đó cơ quan phát hành, chẳng hạn một công ty hoặc một chính quyền địa phương bán các chứng khoán một cách trực tiếp cho công chúng với mức giá ấn định.
2557 Public Sector Borrowing Requirement (PSBR) Nhu cầu vay của khu vực công cộng. Tổng giá trị mà số thu của các tổ chức Khu vực công cộng thiếu hụt so với số chi.
2558 Public Sector Debt Repayment (PSDR) Hoàn trả nợ của khu vực công cộng. Xem Pulic Sector Borrowing Requirement (PSBR).
2559 Public utility Ngành dịch vụ công cộng Một công ty hay xí nghiệp là người cung cấp duy nhất một loại hàng hoá hoặc dịch vụ thiết yếu nào đó, do đó phải chịu hình thức kiểm soát của chính phủ.
2560 Public utility regulation Điều tiết ngành dịch vụ công cộng. Quy định của chính phủ về việc kiểm soát đối với các Dịch vụ công cộng có những yếu tố của sức mạnh độc quyền; mục đích nhừm hài hoà quản lý kinh doanh với lợi ích công cộng.
2561 Public ownership Sở hữu công cộng
2562 Purchasing power parity Sức mua tương đương. Một học thuyết khẳng định rằng một đơn vị tiền tệ phải có khả năng mua cùng được một giỏ hàng hoá ở mọi nước.
2563 Purchase tax Thuế mua hàng. Một loại thuế doanh thu.Nó tồn tại ở nước Anh trước khi áp dụng thuế giá trị gia tăng vào năm 1973. Nó là loại thuế tính theo tổng giá trị đánh vào một số hàng đặc biệt ở mức bán buôn.
2564 Purchasing power of money Sức mua của đồng tiền.
2565 Pure competition Cạnh tranh thuần tuý. Xem PERFECT COMPETITION.
2566 Pure profit Lợi nhuận thuần tuý. Một số dư tiền được để lại khi doanh thu phát sinh từ một hoạt động nào đó đã được trừ cho tất cả các chi phí cơ hội của sản xuất có thể xảy ra, lợi nhuận thông thường cần thiết để duy trì sự kinh doanh của người sản xuất.
2567 Pure inflation Lạm phát thuần tuý.
2568 Put option Hợp đồng bán trước. Xem OPTIONS
2569 Putty-clay Mô hình putty-clay; Mô hình mát tít - đất sét. Một hình thái của HÀN SẢN XUẤT cho phép thay vốn bằng lao động và ngược lại trước khi đầu tư thức tế được thực hiện, nhưng một khi máy móc đã được lắp đặt thì tỷ số Vốn/ lao động không thể thay đổi được.
2570 Putty-putty Mô hình putty-putty; Mô hình mát tít - mát tít. Một khía cạnh của hàm sản xuất trong lý thuyết tăng trưởng cho phép vốn được liên tục đổi hình dạng cả trước và sau khi đầu tư đã thực hiện.
2571 Pyramiding Sự tháp hoá; Sự chóp hoá; Việc hình thành hình chóp. Xem HOLDING COMPANY.
2572 Quadratic equation Phương trình bậc hai Một phương trình chứa bình phương của một biến số như luỹ thừa cao nhất.
2573 Quadratic utility function Hàm thoả dụng bậc hai. Một HÀM THOẢ DỤNG mà dạng đại số của nó là dạng của một PHƯƠNG TRÌNH BẬC HAI.
2574 Qualitative choice models Mô hình lựa chọn định tính. Đây là các mô hình đã được đưa ra để giải quyết những dữ liệu phản ứng không liên tục, chẳng hạn như quyết định mua hay không mua xe ô tô, thay đổi việc làm, hoặc đi học đại học.
2575 Quantity theory of money Lý thuyết định lượng về tiền tệ. Lý thuyết về CẦU TIỀN TỆ đã tạo nên yếu tố quan trọng nhất của phân tích kinh tế vĩ mô trước của Keynes: Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ (1936).
2576 Quartile Tứ phân vị. Một phương tiện xác định vị trí của dữ liệu hoặc phân phối mẫu.
2577 Quasi-option value Giá trị của hợp đồng mua bán trước. Xem OPTION VALUE.
2578 Quasi-rent Tiền thuê giả. Thu nhập của một người bán một loại hàng hoá hoặc dịch vụ quá mức và trên CHI PHÍ CƠ HỘI có thể xảy ra khi hàng hoá đó tạm thời được cung cấp với lượng cố định.
2579 Quesnay, Francois (1694-1774). Nhân vật chủ yếu trong nhóm các nhà kinh tế học Pháp ở thế kỷ XVIII được gọi là những người theo chủ nghĩa TRỌNG NÔNG. Là một bác sĩ phẫu thuật, tác phẩm của ông về kinh tế học xuất hiện trong BÁCH KHOA TOÀN THƯ năm 1756 và 1757, TẠP CHÍ NÔNG NGHIỆP, THƯƠNG NGHIỆP VÀ TÀI CHÍNH năm 1765 và 1767, và BIỂU KINH TẾ (1758). LÀ người chống lại trường phái TRỌNG THƯƠNG, ông sớm ủng hộ các ưu điểm tự do cạnh tranh trong công nghiệp. Bài Biểu kinh tế đã đưa ra một mô hình trao đổi giữa ba giai cấp xã hội: địa chủ, công nhân nông nghiệp và cái gọi là giai cấp "không sinh lợi". Chỉ nông nghiệp là có khả năng sản xuất số thặng dư so với các yêu cầu tiêu dùng và do đó là động lực thúc đẩy nền kinh tế. Biểu kinh tế đưa ra mô hình ĐẦU VÀO ĐẦU RA của nền kinh tế cho thấy thặng dư hoặc sản phẩm dòng được phân phối thế nào giữa 3 giai cấp. Như vậy nó là tiền thân của mô hình tái sản xuất của C.Mác và mô hình phức tạp hơn nhiều của WASSILY LEONTIEF. Quesnay đề xuất rằng do nông nghiệp là nguồn của cỉa cuối cùng, cho nên tài chính công cộng có thể đơn giản hoá rất nhiều bằng một thứ thếu duy nhất đánh vào nôn nghiệp. Sự ủng hộ của ông đối với tự do kinh doanh và cạnh tranh không hạn chế đã có ảnh hưởng đến kinh tế học cổ điển Anh và đặc biệt đến ADAM SMITH.
2580 Quick assets ratio Tỷ lệ tài sản dễ chuyển hoán. Đây là tỷ số tài sản dễ chuyển hoán với số nợ hiện đại. Tài sản dễ chuyển hoán là tiền mặt, phần lớn các đầu tư có kỳ hạn có thể thực hiện nhanh chóng và tài khoản các khoản phải thu trừ nợ khó đòi.
2581 Quits Số người bỏ việc. Những nhân viên tự nguyên rời bỏ công việc hiện tại để thay đổi công việc hoặc để rút khỏi lực lượng lao động.
2582 Quota Hạn nghạch. Một giới hạn bắt buộc đặt ra đối với số lượng hàng hoá sản xuất hoặc mua.
2583 Import / Export quota Hạn nghạch xuất khẩu / nhập khẩu.
2584 Quoted companies Các công ty được niêm yết giá. Những công ty mà vốn cổ phiếu có thể được bán tự do ở SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN. Ở London, việc giao dịch có được quy chế như vậy đòi hỏi phải đưa ra một thông báo giá của Uỷ ban niêm yết của Sở giao dịch chứng khoán.
2585 Quotient rule Quy tắc thương số. Một quy tắc để xác định đạo hàm của một hàm số theo một biến số, trong đó hàm số bao gồm thương (nghĩa là tỷ lệ) giữa hai hàm số riêng rẽ của biến số.
2586 R2 Hệ số xác định. Xem COEFFICIENT OF DETERMINATION.
2587 Radcliffe Committee Uỷ ban Radcliffe. "Uỷ ban về sự hoạt động của hệ thống tiền tệ" được thành lập năm 1957, do luật gia, huân tước Radcliffe làm chủ tịch, Uỷ ban này đã tường trình năm 1959 (Báo cáo Cmnd.827). Ủy ban trong đó có hai nhà kinh tế học xuất sắc, giáo sư Alec Cairncross và giáo sư R.S.Sayers đã tiến hành một cuộc khảo sát phạm vi rộng và có thẩm quyền về hệ thống tiền tệ và tài chính.
2588 Radical economics Kinh tế học cấp tiến. Tên chung cho các tác phẩm theo truyền thống xã hội chủ nghĩa hoặc Macxits, liên quan chủ yếu đến chủ nghĩa Mác nhưng chấp nhận và sử dụng các nguồn tư tưởng khác, chẳng hạn như thuyết vô chính phủ và thuyết tự do bình đẳng. Những tác phẩm này thường được gọi là "cánh tả mới".
2589 Raider firm Hãng thu mua. Là một công ty có tiềm năng củng cố địa vị như sự thu mua đối với một công ty khác.
2590 Ramsey pricing Định giá Ramsay. Đã được sử dụng rộng rãi trong thyết ngoại ứng môi trường, một qui tắc có thể cần thiết áp dụng cho mội mức giá trong một nền kinh tế, khi ít nhất có một thứ hàng hoá là hàng công cộng không thể cạn kiệt được.
2591 R and D Nghiên cứu và triển khai. Xem RESEARCH AND DEVELOPMENT.
2592 Random coefficient models Các mô hình hệ số ngẫu nhiên. Xem VARIABLE PARAMETER MODELS.
2593 Random sample Mẫu ngẫu nhiên. Một mẫu mà tư cách của các thành viên được xác định bằng xác suất và là nơi một quan sát được thực hiện một cách độc lập đối với tất cả các quan sát khác ở mẫu này.
2594 Random variable Biến ngẫu nhiên. Một biến chấp nhận những trị số tuỳ theo phân phối xác suất của nó.
2595 Random walk Bước ngẫu nhiên. Một thí dụ về mô hình dãy thời gian trong đó giá trị hiện tại của một biến số bằng giá trị mới nhất của nó cộng thêm một yếu tố ngẫu nhiên.
2596 Range Dải, khoảng. Một thước đo mức độ phân tán của một mẫu các quan sát hoặc của một sự phân phối được tính như chênh lệch giứa các giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của biến số đó.
2597 Range (of a good) Phạm vi (của một hàng hoá). Trong kinh tế học, vùng khoảng cách tối đa mà người ta sẽ đi để mua một hàng hoá cụ thể nào đó.
2598 Rank correlation Tương quan bậc. Phương pháp đo mức độ mà hai biến số liên quan với nhau, không nhất thiết theo giá trị mà theo bậc.
2599 Ranking of projects Xếp hạng các dự án. Xem MUTUALLY EXCLUSIVE, PROJECTS, CAPITAL RATIONING.
2600 Rank of a matrix Hạng của ma trận. Con số tối đa của hàng hay cột độc lập tuyến tính của ma trận.
2601 Rank-tournament compensation rule Quy tắc đền bù theo xếp hạng thi đua Một quy tắc theo đó việc người chủ thanh toán cho nhân viên phụ thuộc vào thứ hạng của nhân viên đó trong cuộc ganh đua.
2602 Ratchet effect Hiệu ứng bánh cóc. Xem RELATIVE INCOME HYPOTHESIS.
2603 Rate capping Hạn chế tỷ lệ chi tiêu. Một thủ tục mà Bộ trưởng Môi trường của Anh dùng để hạn chế tỷ lệ gia tăng chi tiêu của nhà chức trách địa phương. Thủ tục này được coi như biện pháp thay thế cho các phương pháp truyền thống để kiểm soát sự chi tiêu của chính quyền địa phương chẳng hạn như việc điều hành TỶ LỆ HỖ TRỢ BẰNG TRỢ CẤP.
2604 Rate of commodity Tỷ lệ thay thế hàng hoá. Xem MARGINAL RATE OF SUBSTITUTION.
2605 Rate of interest Lãi xuất. Giá cả của dịch vụ tiền tệ.
2606 Rate of return Tỷ suất lợi tức. Một khái niệm chung nói đến số Tiền thu được từ sự đầu tư vốn, khi tiền này được coi như một phần của kinh phí.
2607 Rate of time preference Tỷ lệ ưu tiên thời gian. Xem TIME PREFERENCE.
2608 Rates Thuế địa ốc. Một hứ thuế dựa trên giá trị có thể bị đánh thuế của đất đai và nhà ở, đã được thay thế bằng phí cộng đồng vào cuối những năm 80 ở Anh. Khi áp dụng PHÍ CỘNG ĐỒNG cho cá nhân thì một thuế kinh doanh đồng nhất được áp dụng cho mọi doanh nghiệp. Trong khi mà trước đó mức thuế tính theo đồng bảng do các doanh nghiệp đã trả thay đổi tuỳ theo từng chính quyền địa phương thì loại thuế đồng nhất có nghĩa là mọi doanh nghiệp ở trong nước sẽ thanh toán cùng mức thuế tính theo đồng bảng, mặc dù hiện nay có sự thay đổi giữa Scotland, Anh và Xứ Wales.
2609 Rate support grant Trợ cấp nâng mức thuế. Một cơ chế để chuyển vốn từ chính phủ trung ương cho các chính quyền địa phương ở Anh. Ngày nay sự trợ cấp cho các chính quyền này tạo nên nguồn thu nhập chủ yếu của các chính quyền địa phương ở Anh.
2610 Rational expectations Kỳ vọng duy lý. Đó là sự áp dụng phần chủ yếu của hành vi duy lý tối đa hoá vào việc thu thập và xử lý thông tin cho mục đích tạo nên một quan điểm về tương lai.
2611 Rationality Tính duy lý. Hành vi của một tác nhân kinh tế (người tiêu dùng, chính phủ ...) nhất quán với một loạt các quy tắc chi phối các sở thích.
2612 Rational lags Trễ hữu tỷ; Trễ hợp lý. Một công thức TRỄ PHÂN PHỐI trong đó, các giá trị kế tiếp của một biến số đã bị trễ được xác định bằng tỷ lệ của hai mô hình trễ đa thức.
2613 Rationing Chia khẩu phần. Bất cứ phương pháp nào phân bổ một sản phẩm hoặc dịch vụ khan hiếm khác với cách dùng của cơ chế giá.
2614 Rawlsian justice Bằng đẳng Rawls Một cách tiếp cận vấn đề của một xã hội bình đẳng, và đặc biệt là BÌNH ĐẲNG PHÂN PHỐI được phát triển bởi nhà triết học John Rawls ở đại học Harvard, ông lập luận rằng bình đẳng xã hội là xã hội mà trong đó có thể lựa chọn nếu họ bị chi phối hoàn toàn bởi quyền lợi cá nhân.
2615 R,D and D Nghiên cứu, triển khai và trình diễn. Xem RESEARCH AND DEVELOPMENT.
2616 Reaction functions Các hàm phản ứng. Giúp cho doanh nghiệp xác định giá trị tối ưu cho một biến số lựa chọn khi biết được giá trị này của các hãng cạnh tranh.
2617 Real balance effect Hiệu ứng số dư tiền. Cụm thuật ngữ này thường được sử dụng để mô tả trường hợp khi cầu đối với hàng hoá thay đổi do có sự thay đổi số dư tiền thực tế.
2618 Real cost approach to international trade Phương pháp chi phí thực tế đối với thương mại quốc tế. Học thuyết về lợi thế so sánh của Ricardo được dựa trên một phương pháp chi phí thực tế.
2619 Real money balances Các số dư tiền thực tế. Là giá trị của các lượng tiền được nắm giữ được xác định bằng số lượng hàng hoá và dịch vụ mà chúng có thể mua được.
2620 Real national output Sản lượng quốc dân thực tế. Giá trị của tổng sản lượng - THU NHẬP QUỐC DÂN - được tính theo "giá cố định" - tức là trừ đi tỷ lệ lạm phát chung để tính được hiệu quả thực tế của việc sử dụng các nguồn lực.
2621 Real wages Tiền lương thực tế. Là tiền lương được tính theo giá trị hàng hoá và dịch vụ mà số tiền đó có thể mua được.
2622 Receiver Người tiếp nhận (tài sản). Là người được bổ nhiệm để tiếp quản tài sản của một con nợ, đồng thời thu nhận hoa lợi từ tài sản nói trên nhằm thanh toán nợ.
2623 Recession Suy thoái. Là giai đoạn giảm sút của chu kỳ thương mại xảy ra sau một đỉnh điểm và kết thúc tại điểm thấp nhất của chu kỳ.
2624 Reciprocal Số nghịch đảo. Là một số có số mữ âm một.
2625 Reciprocal demand Cầu qua lại. Là cầu của một nước đối với hàng hoá của một nước khác trong quan hệ trao đổi hàng giữa hai nước.
2626 Reciprocal Trade Argreements Act of 1934 (RTA) Đạo luật năm 1934 về các hiệp định Thương mại qua lại. Đạo luật thuế quan Smoot-Hawley năm 1930 đã áp đặt biểu thuế nhập khẩu cao đến mức các hoạt động thương mại quốc tế của Hoa Kỳ hầu như không có. Đến năm 1962, tác động của RTA đã làm giảm mức thuế quan trung bình xuống còn 11,1%. Năm 1990, mức thuế quan trung bình cho hàng công nghiệp chỉ còn ở mức 5%.
2627 Recognition lag Trễ trong nhận thức. Lag khoảng thời gian kể từ từ khi một yếu tố có khả năng gây bất ổn xảy ra cho đến khi nó được các nhà hoạch định chính sách nhận định là có khả năng gây bất ổn.
2628 Recontract Tái khế ước. Là thoả thuận mà theo đó bên mua hoặc bên bán có thể thay đổi số lượng hàng mua bán nếu biểu giá đã thoả thuận không giúp cho hàng được tiêu thụ hết trên thị trường: số lượng hàng sẽ được điều chỉnh tuỳ thuộc vào việc xảy ra tình trạng dư cầu hay dư cung.
2629 Recursive model Mô hình nội phản. Là một mô hình trong đó những giá trị hiện tại của một tập hợp các biến số quyết định giá trị hiện tại của một tập hợp khác trong khi các giá trị trước đó (giá trị trễ) của tập hợp sau lại quyết định các giá trị hiện tại của giá trị trước.
2630 Recursive residuals Số dư nội phản. Xem KALMAN FILTERING.
2631 Redeemable loan stock Cổ phần vay có thể hoàn trả. Xem FINANCIAL CAPITAL.
2632 Redeemable securities Chứng khoán có thể hoàn trả. Có thể là chứng khoán mà sẽ được trả lại - thanh toán - vào một ngày nhất định, hoặc có thể là chứng khoán mà có thể được trả lại tuỳ theo hợp đồng của người vay tiền.
2633 Redemption yield Tổng lợi tức đáo hạn. Nếu một nhà đầu tư mua một cổ phiếu có kỳ hạn với giá thấp hơn giá danh nghĩa của nó mà giữ cổ phần đó đến khi đáo hạn thì sẽ được hưởng một khoản lợi tức ngoài tiền lãi hàng năm trả cho cổ phần đó.
2634 Redistribution Tái phân phối. Là quá trình điều chính lại sự phân phối (thường là) thu nhập hoặc của cải trong một xã hội.
2635 Reduced form (RF) Dạng rút gọn. Là các dạng của một tập hợp CÁC PHƯƠNG TRÌNH ĐỒNG THỜI trong đó các biến số nội sinh đươc biểu thị như là các hàm của các BIẾN SỐ NGOẠI SINH, nghĩa là không có biến số nội sinh nào xuất hiện phía bên phải của các phương trình.
2636 Redundancies Nhân viên thừa. Những người mất việc không tự nguyện do yêu cầu về nhân lực của doanh nghiệp giảm.
2637 Redundancy payments Trợ cấp thôi việc. Xem SEVERANCE PAY.
2638 Re-export Hàng tái xuất. Là hàng được nhập từ một nước sang một nước khác nhưng không được tiêu thụ ở nước nhập hàng đó mà được xuất tới một nước thứ ba.
2639 Regional development grant Trợ cấp phát triển vùng. Là các khoản tiền mà trước đây chính phủ Anh cung cấp cho các hãng tiến hành đầu tư vào sản xuất tại những vùng nào được coi là CÁC KHU VỰC CẦN PHÁT TRIỂN và VÁC KHU VỰC PHÁT TRIỂN ĐẶC BIỆT. Các khoản trợ cấp phát triển khu vực đã dần bị cắt bỉ kể từ tháng 3 năm 1988.
2640 Regional economics Kinh tế học khu vực. Kinh tế học khu vực là chuyên nghành phân tích kinh liên quan đến việc phân phối hoạt động kinh tế theo không gian và sự khác nhau về không gian trong kết quả của hoạt động kinh tế.
2641 Regional emloyment premium Trợ cấp tuyển dụng lao động khu vực. Là khoản trợ cấp cho các hãng sản xuất tại các khu vực cần phát triển và các khu vực đặc biệt ở Anh từ năm 1967 đến năm 1977 dựa trên cơ sở số công nhân được tuyển dụng, ban dầu là 1,5 bảng cho một công nhân và sau đó là 3 bảng cho một công nhân, hy vọng sẽ khuyến khích các hãng ở các khu vực có tỷ lệ thất nghiệp cao thuê thêm nhiều lao động.
2642 Regional multiplier Số nhân khu vực. Là một phiên bản của số nhân được sử dụng trong việc phân tích các nền kinh tế khu vực.
2643 Regional policy Chính sách khu vực. Là một dạng của chính sách kinh tế của chính phủ nhằm điều chỉnh hình thái hoạt động kinh tế hoặc kết quả kinh tế của khu vực.
2644 Regional integration Hội nhập khu vực.
2646 Regional wage differentials Những chênh lệch tiền lương giữa các khu vực. Là những chênh lệch về mức lương trung bình của các nhóm công nhân được phân loại theo khu vực mà họ đang làm việc tại đó.
2647 Regional wage structure Cơ cấu tiền lương theo khu vực. Là việc xếp thứ tự các mức lương trung bình của các nhóm công nhân được phân loại theo khu vực mà họ đang làm việc tại đó.
2648 Registered unemployed Những người thất nghiệp có đăng ký. Là tổng số người ở Anh đăng ký tại các Văn phòng thất nghiệp để được hưởng trợ cấp.
2649 Regressand Biến phụ thuộc (trong phân tích hồi quy).
2650 Regression Hồi quy. Là một phép phân tích bằng cách ghép một phương trình hồi quy quy (hoặc một quan hệ toán học) vào một tập hợp các điểm số liệu, thường là bằng phương pháp BÌNH PHƯƠNG TỐI THIỂU THÔNG THƯỜNG, để thiết lập các mối quan hệ kinh tế lượng (ước tính giá trị của các thông số), hoặc để kiểm định các giả thiết kinh tế.
2651 Regressive expectations Kỳ vọng hồi quy. Là kỳ vọng cho rằng sự biến đổi của giá trị thực tế của một biến số tách ra khỏi giá trị tại điểm cân bằng của nó, thường là một giá trị mới, sẽ được tiếp nối bởi việc quay trở lại giá trị tại điểm cân bằng.
2652 Regressive tax Thuế luỹ thoái. Là trường hợp thuế suất trung bình giảm khi thu nhập tăng lên.
2653 Regressor Ước tính hồi quy. Là một BIẾN ĐỘC LẬP trong một phép phân tích hồi quy.
2654 Regret matrix Ma trận hối tiếc. Xem MINIMAX REGRET.
2655 Regulation Q Quy chế Q. Là một quy chế của Hoa KỲ do HỆ THỐNG DỰ TRỮ LIÊN BANG đặt ra vào năm 1933 đối với các mức lãi mà các ngân hàng phải trả cho các tiền gửi nhỏ.
2656 Regulation Sự điều tiết.
2657 Regulatory capture Sự lạm quyền điều tiết; "Điều tiết bị trói".
2658 Regulatory policy Chính sách điều tiết.
2659 Reintermediation Tái phí trung gian. Xem DISINTERMEDIATION.
2660 Relative deprivation Cảm giác bị tước đoạt. Là một khái niệm được các nhà kinh tế học thể chế vay mượn từ xã hội học để tạo ra nền tảng về hành vi vi mô của quá trình được coi là phi thị trường mà tiền lương được xác định trong đó (Xem SPILLOVER HYPOTHESIS).
2661 Relative income hypothesis Giả thuyết về thu nhập tương đối. Là giả thuyết cho rằng tiêu dùng của cá nhân và / hoặc hộ gia đình là hàm số của thu nhập của cá nhân/ hộ gia đình đó trong mối quan hệ với thu nhập của các cá nhân hoặc hộ gia đình khác, đồng thời cũng là hàm số của thu nhập hiện tại trong mối quan hệ với mức thu nhập trong các giai đoạn ngay trước đó.
2662 Relative price Giá tương đối. Xem PRICE.
2663 Relativities Chênh lệch lương trong một nghề. Là thuật ngữ được sử dụng để mô tả những chênh lệch giữa các mức lương trung bình của các nhóm công nhân trong cùng một nghề, do các nhóm chủ khác nhau trả.
2664 Renewable resource Tài nguyên tái tạo được. Là bất cứ tài nguyên nào có khả năng tái tạo lại, một phần hoặc toàn bộ, một cách "tự nhiên".
2665 Rent Tô, lợi, tiền thuê. Xem ECONOMIC RENT.
2666 Rent gradient Gradient tiền thuê. Là một mối quan hệ được sử dụng trong KINH TẾ HỌC ĐÔ THỊ, biểu thị mức tô phải trả cho một đơn vị đất đai như một hàm số của khoảng cách từ một điểm tham chiếu nhất định - thường là một thành phố hoặc trung tâm thị xã.
2667 Rentiers Chủ cho thuê tài sản; Chủ cho thuê vốn. Là những chủ sở hữu vốn mà toàn bộ hoặc hầu hết thu nhập của họ có được từ nguồn này nhưng họ lại chọn cách không áp đặt quyền kiểm soát của mình đối với việc sử dụng nó.
2668 Rent seeking Sự tìm kiếm đặc lợi; Sự tìm kiếm tiền thuê. Là việc sử dụng các nguồn lực thực tế nhằm thu được thặng dư dưới hình thức một khoản đặc lợi.
2669 Rent seeker Người kiếm sự đặc lợi.
2670 Rental on capital Tiền thuê vốn.
2671 Replacement cost Chi phí thay thế. Xem HISTORICAL COST.
2672 Replacement cost accounting Hạch toán chi phí thay thế. Là một phương pháp kế toán có điều chỉnh theo những thay đổi về giá cả bằng cách tính lợi nhuận như là khoản chênh lệch giữa giá bán một mặt hàng và chi phí thay thế của nó tại thời điểm bán hàng.
2673 Replacement investment Đầu tư thay thế. Là khoản tiền cần thiết để thay thế phần vốn đầu tư cơ bản đã được sử dụng hết trong quá trình sản xuất.
2674 Replacement ratio Tỷ số thay thế. Là tỷ số giữa tổng thu nhập ròng (thu nhập cộng với phúc lợi đã trừ thuế và tiền nhà ở, cho phép hoàn trả lại tiền thêu) khi thất nghiệp và tổng thu nhập thuần khi đang làm việc.
2675 Representative firm Hãng đại diện. Là một hãng tiêu biểu cho một ngành hay một khu vực của nền kinh tế đang được phân tích.
2676 Repressed inflation Lạm phát bị kiềm chế. Là trường hợp việc ấn định giá kiểm soát được tốc độ thay đổi của giá cả mà không tác động đến những xu hướng lạm phát đang diễn ra.
2677 Required reserves Dự trữ bắt buộc. Trong ngành ngân hàng ở Mỹ, các tổ chức nhận tiền gửi phải duy trì một tỷ lệ phần trăm nhất định của số nợ mà các tổ chức này phát hành (về cơ bản gồm có séc, sổ tiết kiệm và giấy chứng nhận tài khoản tiền gửi) dưới dạng số dư nhàn rỗi.
2678 Required rate of return on capital Suất sinh lợi cần có của vốn.
2679 Required real rate of return on capital Suất sinh lợi thực tế cần có của vốn.
2680 Required reserve ratio Tỷ lệ dự trữ bắt buộc.
2681 Resale price mainternance Việc duy trì giá bán lẻ. Là thoả thuận theo đó các nhà sản xuất xác định một cách độc lập hoặc tập thể những mức giá tối thiểu mà các sản phẩm của họ có thể được bán lại tại các nhà bán buôn và bán lẻ.
2682 Resale Prices Act 1964 Đạo luật năm 1964 về Giá bán lẻ. Là Đạo luật của Anh cấm việc duy trì giá bán lẻ bởi một hãng riêng lẻ.
2683 Research and development (R&D) Nghiên cứu và triển khai. Là hoạt động nhằm nâng cao trình độ khoa học hoặc kỹ thuật và ứng dụng trình độ đó vào việc tạo ra các sản phẩm mới và phương tiện sản xuất mới cũng như cải tiến các sản phẩm và qui trình sản xuất hiện tại.
2684 Reservation wage Mức lương bảo lưu; Mức lương kỳ vọng tối thiểu. Người công nhân tìm việc trên THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG sẽ có một ý tưởng nhất định về mức lương mà anh ta mong muốn hoặc xứng đáng được hưởng, dựa trên mức lương trước đây của anh ta và những đề nghị trả lương được biết đến theo một ý nghĩa kỳ vọng nhất định.
2685 Reserve assets ratio Tỷ lệ tài sản dự trữ. Là tỷ lệ tối thiểu mà tất cả các ngân hàng và các CÔNG TY TÀI CHÍNH có quy mô lớn hơn hoạt động tại Anh trong thời gian từ 1971 đến 1981 phải duy trì giữa các tài sản được xác định là hợp lệ và các khoản nợ được xác định bằng cách tương tự là hợp lệ.
2686 Reserve base Cơ số dự trữ. Là số lượng những tài sản trong hệ thống tài chính mà xét trên thực tế hoặc về mặt pháp lý, có thể hình thành nên dự trữ của hệ thống ngân hàng, và theo lý thuyết truyền thống về SỐ NHÂN TÍN DỤNG, hình thành nên số bị nhân giúp cho việc sử dụng số nhân để xác định tổng số tiền gửi ngân hàng.
2687 Reserve currency Đồng tiền dự trữ. Là tên gọi được đặt cho một ĐỒNG TIỀN nước ngoài mà một chính phủ sãn sàng giữ làm một phần dự trữ của mình; số tiền này được sử dụng để tài trợ cho thương mại quốc tế.
2688 Reserve ratio Tỷ lệ dự trữ. Là tỷ lệ giữa một tài sản, hoặc một nhóm các tài sản, được giữ làm quỹ dự trữ so với tổng số các khoản nợ hoặc cam kết nhất định, và xét về một mức độ nào đó thì đây là đối tượng của chính sách hoạt động của các tổ chức có liên quan.
2689 Residual Số dư. Chênh lệch giữa một điểm số liệu trên thực tế với giá trị được đưa ra bởi một phương trình ước tính.
2690 Resiliency Tính nhạy bén.
2691 Resource Nguồn lực; Nguồn tài nguyên.
2692 Restricted least squares (RLS) Bình phương nhỏ nhất hạn chế. Là một phương pháp ước tính các thông số của một phương trình, trong đó có tính đến một loại thông tin ưu tiên.
2693 Restrictive Practices Court Toà án về các hoạt động hạn chế. Xem RESTRICTIVE TRADE PRACTICES ACT 1956.
2694 Restrictive Trade Practices Act 1956 Đạo luật năm 1956 về những Thông lệ thương mại hạn chế. Là đạo luật của Anh quy định việc các hãng sản xuất thoả thuận với nhau để duy trì giá bán lẻ là bất hợp pháp.
2695 Restrictive Trade Practices Act 1968 Đạo luật năm 1968 về những Thông lệ thương mại hạn chế. Điểm chính của đạo luật này là một điều khoản nới lỏng việc đăng ký bắt buộc các thoả thuận theo quy định của đạo luật năm 1956 về những Thông lệ thương mại hạn chế.
2696 Reswitching Tái chuyển đổi. Trong CUỘC TRANH LUẬN VỀ VỐN, quan điểm cho rằng một phương pháp sản xuất bị từ bỏ khi tỷ lệ lợi nhuận thấp có thể được đưa ra khi tỷ lệ lợi nhuận tăng lên tới những mức cao hơn nhiều, cùng với việc một (hoặc nhiều) Phương pháp sản xuất thay thế có khả năng sinh lợi cao hơn được sử dụng trong giai đoạn chuyển tiếp.
2697 Retail Bán lẻ. Là giai đoạn cuối cùng trong dây chuyền phân phối từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng.
2698 Retail banking Nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ. Thuật ngữ này được áp dụng cho các nghiệp vụ ngân hàng chuyền thống do các NGÂN HÀNG THANH TOÁN BÙ TRỪ và ngày càng nhiều các ngân hàng khác tiến hành, thông qua hệ thống chi nhánh của họ tới mọi đối tượng.
2699 Retail price index (RPI) Chỉ số giá bán lẻ. Là một chỉ số giá hàng hoá được đề cập đến như là chỉ số giá sinh hoạt. Chỉ số này đo lường những thay đổi tương đối trong các mức giá của một nhóm hàng tiêu dùng cụ thể mà một hộ gia đình trung bình mua một cách thường xuyên.
2700 Retained earnings Thu nhập được giữ lại. Xem INTERNAL FINANCE.
2701 Retention ratio Tỷ lệ giữ lại. Là tỷ lệ lợi nhuận ròng được tính làm thu nhập giữ lại.
2702 Retentions Các khoản giữ lại. Là tên gọi khác của THU NHẬP GIỮ LẠI hoặc LỢI NHUẬN KHÔNG CHIA.
2703 Return on capital employed Lợi tức từ vốn được sử dụng. Xem RATE OF RETURN.
2704 Returns to scale Lợi tức theo quy mô. Là tỷ lệ mà theo đó sản lượng thay đổi khi số lượng của tất cả các đầu vào thay đổi.
2705 Revaluation Sự nâng giá trị; sự tăng giá. Là một thay đổi theo hướng đi lên của sức mua ngang giá đối với một đồng tiền trong một hệ thống tỷ giá hối đoái cố định.
2706 Revealed preference Sở thích được bộc lộ. Là một phương thức tiếp cận học thuyết về cầu của SAMUELSON, dựa trên những nhận định về cách thức mà người tiêu dùng phản ứng đối với những thay đổi về giá cả và thu nhập.
2707 Revenue Doanh thu.
2708 Revenue maximization Tối đa hoá doanh thu. Xem SALES MAXIMIZATION HYPOTHESIS.
2709 Reverse dumping Bán phá giá ở thị trường nước ngoài. Là việc bán một loại hàng hoá ở nước ngoài với một mức giá cao hơn giá mặt hàng đó tại thị trường trong nước để lợi dụng vị trí độc quyền.
2710 Reverse yield gap Chênh lệch nghịch đảo của lợi tức. Xem Yield gap.
2711 Ricardian equivalence theorem Định lý Ricardo về tính tương đương . Theo định lý này, việc đánh thuế và việc phát hành nợ của nhính phủ, khi được sử dụng như một công cụ tài trợ cho chi tiêu ngắn hạn của chính phủ, đều có các hiệu ứng tương đương với nhau đối với nền kinh tế.
2712 Ricardo, David (1772-1823). Là nhà kinh tế học người Anh, được nhắc đến nhiều nhất do học thuyết về TIỀN THUÊ và học thuyết về CHI PHÍ SO SÁNH của ông. Năm 1819, ông được bầu vào Hạ nghị viện. Sự quan tâm của ông đối với kinh tế học bắt đầu từ khi ông đọc tác phẩm Của cải của các dân tộc của Smith mà sau đó trở thành cơ sở cho tác phẩm Giá cao của vàng (1810), trong đó ông lập luận rằng tình trạng lạm phát hiện tại là do việc ngân hàng trung ương Anh không hạn chế được việc phát hành tiền và một uỷ ban chính thức cũng đưa ra một kết luận tương tự vào năm 1811. Tác phẩm chủ yếu của ông là Những nguyên tắc của kinh tế chính trị và thuế (1817). Ricardo cũng được biết đến vì thành công của ông trong việc tạo ra một "cỗ máy phân tích' và là người đầu tiên sử dụng phương pháp xây dựng các mô hình phân tích giản đơn dựac trên những giả định táo bạo để áp dụng trực tiếp vào việc giải quyết các vấn đề quan trọng.
2713 Right-to-work laws Các luật về quyền được làm việc. Ở Mỹ, nơi phát sinh cụm thuật ngữ này, việc buộc công nhân phải gia nhập các nghiệp đoàn là bất hợp pháp và các tiểu ban có quyền cấm việc áp dụng quy định về gia nhập nghiệp đoàn.
2714 Rights issue Phát hành quyền mua cổ phiếu. Trong một đợt phát hành cổ phiếu mới của một công ty, các cổ động hiện tại có quyền mua cổ phiếu mơi theo tỷ lệ góp vốn của từng cổ đông, là với những điều kiện ưu đãi.
2715 Risk Rủi ro. Là hoàn cảnh trong đó một sự kiện xảy ra với một xác suất nhất định hoặc trong trường hợp quy mô của sự kiện đó có một PHÂN PHỐI XÁC SUẤT.
2716 Risk aversion Sự sợ rủi ro, không thích rủi ro. Là kỳ vọng của nhà đầu tư muốn có lợi tức dự kiến cao hơn để bù đắp sự gia tăng độ rủi ro.
2717 Risk capital Vốn rủi ro. Thông thường cụm thuật ngữ này nói đến một khoản vốn được đầu tư vào một doanh nghiệp mà chủ sở hữu của nó chấp nhận rủi ro là công ty có thể bị phá sản.
2718 Risk attitude Thái độ đối với rủi ro.
2719 Risk character Thái độ đối với rủi ro.
2720 Risk premium Tiền bù cho rủi ro, phí rủi ro 1.Là một khoản bổ sung vào TỶ LỆ CHIẾT KHẤU "thuần tuý" để tính đến sự không chắc chắn của những lợi ích hoặc doanh thu của một dự án trong tương lai; 2.Trong một thế giới không chắc chắn, đó là phần lợi tức bù đắp cho chủ sở hữu vốn về những rủi ro trong việc sử dụng số vốn đó trong kinh doanh.
2721 Risk-spreading Dàn trải rủi ro. Xem INSURANCE.
2722 Risk-diversification Phân tán rủi ro.
2723 Risk-loving Thích rủi ro.
2724 Risk Master Phần mềm Risk Master
2725 Risk-neutrality Bàng quan với rủi ro.
2726 Risk-pool Chung độ rủi ro; Góp chung rủi ro.
2727 Risk-sharing Chia xẻ rủi ro.
2728 Rival Tính hữu tranh; Tính cạnh tranh (trong tiêu dùng). Khi sự tiêu dùng của một cá nhân về một hàng hoá làm giảm số lượng hàng hoá đó mà những người khác có thể tiêu dùng.
2729 Robbins, Lionel (1898-1984). Là nhà kinh tế học người Anh và là một nhân vật có nhiều ảnh hưởng, là giáo sư kinh tế tại trường Kinh tế London từ năm 1929 đến năm 1961. Trong thời gian này, Robbins có ảnh hưởng to lớn đối với cả sinh viên lẫn chính phủ, là người đi đầu trong việc hồi sinh tư duy kinh tế "tự do". Ông nhấn mạnh sự cần thiết về mặt lý thuyết và thực tế giữa kinh tế học CHUẨN TẮC và THỰC CHỨNG. Trong tác phẩm Luận bàn về bản chất và ý nghĩa của khoa học kinh tế (1953), nhấn mạnh đến khía cạnh sự khan hiếm trong mọi hành vi kinh tế. Câu nói nổi tiếng của Robbins đã tóm lại quan điểm này và trở thành một định nghĩa chuẩn về phạm vi nghiên cứu của kinh tế học:"Khoa học nghiên cứu hành vi của con người dựa trên cơ sở mối quan hệ giữa những mục tiêu và công cụ khan hiếm với những công dụng khác nhau".
2730 Robinson, Joan V. (1903-1983). Nhà kinh tế học người Anh và là một trong những lý thuyết gia kinh tế có ảnh hưởng nhất trong giai đoạn hậu Keynes. Là giáo sư giảng dạy tại trường Đại học Cambrigde (1931-1971). Đóng góp góp quan trọng đầu tiên của bà là sự phê bình và sự diễn giải lại học thuyết truyền thống về giá trị dựa trên khái niệm. Tác phẩm sau này của bà đã chuyển từ phương pháp điểm cân bằng từng phần của Marshall sang phương pháp phân tích cổ điểncủa Keynes về những vấn đề kinh tế vĩ mô năng động, đặc biệt là vấn đề tăng trưởng và phân phối. Tác phẩm Sự tích luỹ vốn (1956), đóng góp quan trọng của bà cho học thuyết tăng trưởng kinh tế, vận dụng tư tưởng của J.Mkeynes, Harrod, C.Mác và David Ricardo. Robinson là một người đi đầu trong những cuộc tranh luận gay gắt về ý nghĩa của vốn vào những năm 50 và 60.
2731 Robinson-Patman Act Đạo luật Robinson-Patman. Là đạo luật ra đời năm 1936 để sửa đổi mục 2 của Đạo luật Clayton của Hoa Kỳ. Nội dung chủ yếu của nó là việc cấm đặt các mức giá khác nhau cho các khách hàng khác nhau đối với những hàng hoá mà cơ bản giống nhau về chủng loại và chất lượng, trong trường hợp đó tác động sẽ là việc giảm đáng kể mức độ cạnh tranh hoặc có xu hướng độc quyền.
2732 Roosa effect Hiệu ứng Roosa. Cụm thuật ngữ này trước đây dùng để chỉ điều mà ngày nay thường được gọi là "HIỆU ỨNG KHOÁ". Nó được mang tên chủ ngân hàng - Nhà kinh tế học Robert V.Roosa, người đầu tiên ủng hộ ý nghĩa của nó.
2733 Roots Các nghiệm, căn số. Các nghiệm của một hàm là các giá trị của biến độc lập làm cho biến phụ thuộc bằng không.
2734 Rostow model Mô hình Rostow Một thuyết tăng trưởng kinh tế do giáo sư W.W Rostow đưa ra năm 1961. Ông phân chia quá trình tăng trưởng thành 5 giai đoạn: 1)Xã hội truyền thống; 2)Các điều kiện tiên quyết để cất cánh;3)Cất cánh;4)Tiến tới trưởng thành;5)Giai đoạn tiêu dùng cao.
2735 Roundaboutness Phương pháp sản xuất gián tiếp. Thuật ngữ này dùng để chỉ phương pháp sản xuất tốn nhiều thời gian hơn và hiệu quả hơn. Khái niệm năng suất cao hơn của phương pháp sản xuất là giáo lý trung tâm của trường phái Áo trong khi thảo luận vốn.
2736 Royalty Thuế tài nguyên. Ở Anh, đây là loại thuế phải trả cho chính phủ Anh bởi các tổ chức khai khoáng sản vì mọi quyền khai khoáng đều thuộc về Hoàng gia. Ở nhiều nước, một số hình thức thuế tinh vi hơn và thường căn cứ vào lợi nhuận đang trở nên quan trọng hơn với tư cách là thuế đánh vào tài nguyên thiên nhiên.
2737 Royalties Tiền hoa hồng (căn cứ vào kết quả làm việc cá nhân). Xem COMPENSATION RULES.
2738 RPI Chỉ số giá bán lẻ. Xem RETAIL PRICE INDEX.
2739 Rule-of-thumb Quy tắc tự đặt. Một công thức hay thủ tục mà tạo cơ sở cho việc ra quyết định của các tác nhân kinh tế.
2740 Rybczcynski theorem Định lý Rybczcynski. Định lý, do nhà kinh tế Rybczcynski đưa ra, cho rằng nếu trong mô hình HECKSCHER-OHLIN, một trong hai yếu tố sản xuất được tăng để duy trì giá cả hàng hoá và các yếu tố sản xuất không đổi thì lượng hàng hoá dùng nhiều yếu tố sản xuất được tăng lên phải mở rộng sản lượng hàng hoá kia, dùng nhiều hơn trong yếu tố sản xuất không đổi phải giảm xuống.
2741 Robustness of an exchange rate regime Tính thiết thực của một chế độ tỷ giá hối đoái.
2742 Run (a) (một) cơn sốt rút tiền.
2743 Sackings Con số sa thải. Con số thôi việc có lý do. Một yếu tố trong chu chuyển lao động.
2744 St. Louis model Mô hình St. Louis. Một mô hình kinh tế lượng tuyến tính nhỏ của nền kinh tế Mỹ được đưa ra tại Ngân hàng dự trữ Liên bang ở St.Louis để chống lại xu hướng dùng các mô hình phi tuyến tính và lớn hơn được đưa ra ở các nơi khác từ mô hình ban đầu về nền kinh tế Mỹ của Tinbergen và Klein-Goldberger.
2745 St Petersburg paradox Nghịch lý St Petersburg. Xem BERNOULLI HYPOTHESIS.
2746 Salary Lương Tiền trả cho hầu như toàn bộ công nhân không làm việc chân tay và một số nhân viên làm việc chân tay để đổi lấy cung lao động của họ, thông thường việc thanh toán được tiến hành sau mỗi thánh và, ngược với tiền công của nhân công làm việc chân tay, không thay đổi theo số giờ làm việc hay mức độ nỗ lực trong những giờ làm việc với điều kiện một số nghĩa vụ hợp đồng tối thiểu phải được tôn trọng.
2747 Sales maximization hypothesis Giả thuyết về tối đa hoá doanh thu. Do W.J.Baumol, đưa ra giả thiết này là tinh thần thuyết QUẢN TRỊ CỦA HÃNG.
2748 Sales tax Thuế bán hàng. Một loại thuế đánh vào giao dịch thị trường.
2749 Salvage Giá trị thanh lý. Khi xem xét ngân sách vốn, giá trị của tài sản vốn vào cuối đời dự án phải được xem xét.
2750 Sample Mẫu. Mọi tập các quan sát hay các số liệu đo được đối với một biến cụ thể nào đó, mà không gồm tất cả các quan sát có thể có.
2751 Sample space Không gian mẫu.
2752 Samuelson, Paul (1915-) Nhà kinh tế học người Mỹ, giáo sư tại học viện Công nghệ Massachusetts, và là người được giải Nobel về kinh tế năm 1970 vì đã có công nâng cao phân tích tổng quát và mức độ phương pháp luận trong kinh tế học với sự giúp đỡ của toán học. Trong KINH TẾ HỌ ĐỘNG, ông đã nghiên cứu xem một hệ thống kinh tế cư sử như thế nào khi ở bên ngoài điểm cân bằng và một nền kinh tế phát triển như thế nào từ giai đoạn nọ sang giai đoạn kia trong một chuỗi các giai đoạn phát triển. Trong LÝ THUYẾT CỔNG TIÊU DÙNG, cách tiếp cận của ông hoàn toàn đối lập với phương pháp tiếp cân được chấp nhận rộng rãi nhất, đó là việc xây dựng các định lý về hành vi tiêu dùng dựa trên các phương pháp suy diễn, vì ông đã xác định những sở thích trên cơ sở những hành vi quan sát được hay "Những sở thích được bộc lộ" như chúng được gọi. Trong KINH TẾ HỌC QUỐC TẾ, lập luận của ông về vấn đề chuyển nhượng và những lợi ích thu được từ thương mại đều rất chính xác và là những tuyên bố kinh điển về kinh tế học hiện đại. Mặc dù là người viết nhều, nhưng Samuelson chỉ viết, chứ không phải biên soạn, hai cuốn sách là: Những nền tảng của phân tích kinh tế (1948) và một cuốn sách nhập môn rất thành công là Kinh tế học (1945) và hiện đang được tái bản lần thứ 15.
2753 Samuelson test Kiểm định Samuelson. Theo kiểm định này thì một trạng thái có khả năng có phúc lợi tốt hơn một trạng thái khác nếu đối với mọi sự phân phối giỏ hàng hoá trong tình trạng thứ nhất có tồn tại một sự phân bổ giỏ hàng hoá thứ hai, trong đó ít nhất có một phúc lợi tăng lên mà không có người nào bị giảm phúc lợi.
2754 Satiation Bão hoà. Hiện tượng "đã có đủ" một hàng hoá nào đó.
2755 Satisficing behaviour Hành vi thoả mãn. Hành vi hướng tới việc đạt được những mức khát vọng trong các mục tiêu ra quyết định và hành vi đó không nhất thiết phải liên quan tới việc tối đa hoá bất kỳ một yếu tố nào.
2756 Savings Tiết kiệm. Mọi thu nhập không tiêu dùng vào hàng hoá và dịch vụ cho nhu cầu hiện tại.
2757 Savings and loan associations Các hiệp hội tiết kiệm và cho vay. Các công ty được thành lập dưới hình thức tương hỗ hay cổ phần nhận tiết kiệm từ dân cư và đầu tư chủ yếu vào các khoản cho vay thế chấp.
2758 Savings function Hàm Tiết kiệm. Hàm chỉ rõ mối quan hệ giữa tổng tiết kiệm (S) và thu nhập (Y), Tức là S = S(Y).
2759 Savings-investment approach to the balance of payments Phương pháp tiết kiệm - đầu tư đối với cán cân thanh toán. Phương pháp tiết kiệm - đầu tư đối với cân bằng cán cân thanh toán tập trung vào mối quan hệ do Keynes nêu ra giữa tiết kiệm và đàu tư để giải thích vị trí của tài khoản vãng lai trong cán cân thanh toán, vì chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ.
2760 Say, Jean-Baptiste (1767-1832) Là một doanh nhân người pháp trở thành nhà kinh tế học, Say được bổ nhiệm làm chủ nhiệm khoa kinh tế Công nghiệp thuộc trường đại học Convervatoire National des et Métier (1819) và trở thành giáo sư kinh tế năm 1931. Điểm quan trọng trong công trình của ông là việc ông phản đối thuyết giá trị cổ điển dựa trên giá trị lao động của người Anh. Về mặt phương pháp luận, Say là người đi tiên phong trong trường phái TÂN CỔ ĐIỂN và phân tích cân bằng của họ. Say nổi tiếng nhất với lý thuyết về thị trường được ông xây dựng trong cuốn Trait d'economie politique (1803). Say phát hiện sự phụ thuộc lẫn nhau giữa cung và cầu từ nền kinh tế hàng đổi hàng, tại đó mọi hàng động bán đều liên quan đến cầu về một giá trị tương đương, không tồn tại bất kỳ một dư cung hay cầu nào và không có một hàng hoá nào được sản xuất ra mà không có một mức cầu tiêu thụ nào tương ứng, thành lý thuyết chung về thị trường.
2761 Scarcity Sự khan hiếm. Trong kinh tế học, sự khan hiếm thường sử dụng trong trường hợp các nguồn lực sẵn có để sản xuất ra sản phẩm không đủ để thoả mãn các mong muốn.
2762 Scarce currency Đồng tiền hiếm. Một tên gọi khác của đồng tiền mạnh.
2763 Scatter Biểu đồ tán xạ. Sự biểu diễn dữ liệu bằng đồ thị trong đó các giá trị quan sát được của một biến được vẽ thành từng điểm so với các giá trị của biến kia mà không nối các điểm đó lại với nhau bằng đường nối.
2764 Scatter diagram Đồ thị rải.
2765 Schooling functions Các hàm giáo dục. Mối quan hệ hàm số giữa trình độ học vấn đạt được và các yếu tố quyết định của các trình độ đó.
2766 Schultz, Theodore W. (1902-) Nhà kinh tế học và giáo sư tại trường đại học Chicago, ông là đồng tác giả đoạt giải thưởng Nobel về kinh tế năm 1979. Những công trình chủ yếu của ông thuộc lĩnh vực kinh tế nông nghiệp nhưng ông cũng được biết tới như một người tiên phong trong lĩnh vực Vốn nhân lực.
2767 Schumpeter, Joseph A. (1883-1950) Sinh trưởng và học tập ở Viên, Schumpeter là một môn đệ của WALRAS chứ không phải trường phái Áo. Ông là người tiên phong trong phân tích CHU KỲ THƯƠNG MẠI và PHÁT TRIỂN KINH TẾ, trong cả hai tác phẩm này, chủ doanh nghiệp giữ vai trò chủ đạo, chịu trách nhiệm cho việc sáng chế. Hành động của anh ta sau đó sẽ bị bắt chước, như vậy sáng chế và có thể gây ra sự bùng nổ mang lại. Là một tác giả có tầm nhìn lớn, ông lập luận trong cuốn CHỦ NGHĨA TƯ BẢN, CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ NỀN DÂN CHỦ (1947) rằng chủ nghĩa tư bản sẽ nhường chỗ cho chủ nghĩa xã hội không phải vì nó thất bại như C.Mác lập luận mà bởi vì thành công của nó. Công trình cuối cùng của ông, đến lúc mất vẫn chưa hoàn thành là một tác phẩm vĩ đại: Lịch sử phân tích kinh tế (1954).
2768 Scientific tariff Thuế khoa học. Thuế hay cấu trúc thuế để đạt được mục tiêu chính sách, thường là phi kinh tế như độc lập quốc gia hay sự sẵn sàng về quân sự, với chi phí tối thiểu cho xã hội.
2769 Scitovsky paradox Nghịch lý Scitovsky. Nghịch lý nảy sinh nếu bước chuyển từ phân bổ A sang phân bổ B thể hiện một cải thiện Pareto TIỀM NĂNG nhưng những người chịu thiệt thòi từ bước chuyển này sẽ thu lại từ khi lại chuyển về A để tạo điều kiện cho họ mua chuộc những người được lợi trơe lại từ sự phân bổ ban đầu.
2770 Scitovsky reversal criterion Tiêu chí nghịch đảo Scitovsky. Scitovsky lưu ý rằng việc áp dụng kiểm định KALDOR-HICKS có thể dẫn đến quan điểm coi nước B hơn nước A nhưng có khi ở nước B việc áp dụng kiểm định này có thể chỉ ra rằng A tốt hơn B.
2771 Screening hypothesis Giả thiết sàng lọc. Lập luận rằng giáo dục ít có tác động trực tiếp đến hiệu quả tăng năng suất lao động mà giáo dục chủ yếu đóng vai trò của một bộ lọc, hay thiết bị sàng lọc mà nhằm phát hiện ra những tài năng sẵn có, sự bền trí, động cơ mà người sử dung lao động thấy hấp dẫn.
2772 Scrip issue Cổ phiếu phát hành cho cổ đông hiện hành. Xem BONUS ISSUE.
2773 SDR Quyền rút tiền đặc biệt. Xem INTERNATIONAL MONETARY FUND.
2774 Search costs Chi phí tìm kiếm (việc làm). Xem JOB SEARCH.
2775 Search unemployment Thất nghiệp do tìm kiếm việc làm. Xem JOB SEARCH.
2776 Seasonal adjustment Điều chỉnh thời vụ. Tên gọi của bất kỳ một quy trình nào trong đó có tác động thời vụ được tính đến hoặc thường hay được loại bỏ khỏi dự liệu.
2777 Seasonal unemployment Thất nghiệp thời vụ. Thất nghiệp do nguyên nhân từ hình thái công việc theo thời vụ của một số nghành.
2778 Secondary banks Các ngân hàng thứ cấp. Một cụm thuật ngữ dùng để chỉ một nhóm lớn các tổ chức tài chính chuyên nhận tiền gửi, rất nhiều tổ chức trong số đó là chi nhánh hoặc có liên quan đến các ngân hàng thanh toán bù trừ, nhà buôn, ngân hàng nước ngoài mọc lên nhanh chóng trong những năm 1960 và đầu những năm 1970 được trợ giúp bởi những quy định về số lượng đối với các ngân hàng thanh toán bù trừ.
2779 Secondary market Thị trường thứ cấp. Xem PRIMARY MARKET.
2780 Secondary worker Công nhân hạng hai. Những nhóm công nhân mà việc được tham gia vào lực lượng lao động không chắc chắn bằng những nhóm công nhân hạng nhất.
2781 Second-best (Tình trạng) tốt nhì. Định lý tình trạng tốt nhì do R.G.Lipsey và K.Lancaster đưa ra, cho rằng nếu một trong những điều kiện của tối ưu PARETO không thể thực hiện được thì nói chung tình thế có thể đạt được tốt nhất (phương án tốt nhất thứ hai) chỉ có thể đạt được bằng cách thoát khỏi mọi điều kiện Pareto khác.
2782 Second order condition Điều kiện đạo hàm bậc hai. Dấu của đạo hàm bậc hai của hàm mục tiêu của các biến lựa chọn cho thấy cực trị là cực đại hay cực tiểu.
2783 Secular supply curve Đừơng cung lao động trường kỳ. Khái niệm cung trong đoạn thuật ngữ này thường được hiểu là tổng tỷ lệ tham gia vào lực lượng lao động.
2784 Secular trend Xu hướng lâu dài Từ "secular" chỉ ra rằng đó là xu hướng tính toán cho những dữ liệu dài hạn.
2785 Secured Những khoản vay có bảo lãnh. Xem FINANCE CAPITAL.
2786 Securities Chứng khoán. Một thuật ngữ dùng để chỉ một loạt các tài sản tài chính, ví các cổ phiếu viền vàng, cổ phần, và trái khoán.
2787 Securities and Exchange Commission (SEC) Uỷ ban chứng khoán. Một tổ chức độc lập của chính phủ Mỹ được thành lập năm 1934 hoạt động như cơ quan điều hành chính của nganh chứng khoán.
2788 Securities and Invesment Board (SIB) Hội đồng chứng khoán và đầu tư. Xem BIG BANG.
2789 Securitization Chứng khoán hoá. Một thuật ngữ khác dùng để chỉ sự từ bỏ đi vay qua trung gian, mô tả việc tài trợ những nhu cầu tiền tệ của công ty trực tiếp thông qua thị trường vốn và thông qua việc sử dụng các công cụ như hối phiếu, chấp thuận của ngân hàng và phát hành trái phiếu thay vì vay từ các ngân hàng thương mại.
2790 Seignorage Thuế đúc tiền, phí đúc tiền. Từ xa xưa và áp dụng đối với tiền, đây là một loại thuế đánh vào những kim loại được mang đến xưởng để đúc tiền, nhằm trang trải các chi phí đúc tiền và là một nguồn thu cho nhà cầm quyền, người cho đó là một đặc quyền.
2791 Self-liquidating Tự thanh toán. Một khoản vay hay lao dịch tài chính khác có rủi ro thấp và có một thủ tục gắn liền về việc kết thúc khoản vay và thanh toán nợ nần.
2792 Self-liquidating advances Các khoản ứng trước tự thanh toán. Một câu châm ngôn truyền thống tròn ngành ngân hàng của Anh là các hình hức tín dụng "tự thanh toán" là hình thức cho vay an toàn nhất cho ngân hàng.
2793 Self-regulating organzations (SROs) Các tổ chức tự điều tiết. Xem BIG BANG.
2794 Semi log Phương pháp bán Lôgarit hoá. Phương pháp minh hoạ những biến số kinh tế có thể thay đôi theo thời gian.
2795 Senior, Nassau W. (1790-1864) Là nhà kinh tế học người Anh, hai lần được phong giáo sư kinh tế của Khoa kinh tế chính trị tại Oxford. Ông đã sửa đổi thuyết dân số của Malthus. Tăng trưởng dân số có thể diễn ra mà không có sự giảm bớt của dân số xuống tới mức có thể sống được vì mỗi thế hệ đều có ước muốn cải thiện mức sống. Senior là người tiêu biểu cho thuyết giá trị chủ quan và đã cố gắng dung hoà thuyết giá trị của Ricardo với sự phân tích của ĐỘ THOẢ DỤNG. Theo quan điểm của Senior, kiêng khem nói đến việc hy sinh để tạo ra vốn mới. Chi phí cho sự kiêng khem đó góp vào giá trị hàng hoá. Lãi suất được xem như là phần thưởng cho sự không tiêu dùng đó. Công trình lớn của Senior về kinh tế học là Đề cương Khoa học kinh tế chính trị (1936).
2796 Seniority practices Phương pháp thâm niên. Các phương pháp điều chỉnh việc thăng chức, giáng chức và sa thải trong một bộ phận của hãng theo mức độ thâm niên của người lao động.
2797 Sensitivity analysis Phân tích độ nhạy cảm. Phân tích độ nhạy cảm liên quan đến việc thay đổi các thông số theo bài toán ra quyết định và nghiên cứu xem việc thay đổi này ảnh hưởng đến kết quả như thế nào.
2798 Separability of preferences Tính phân chia của sự ưa thích. Trong lý thuyết tiêu dùng, việc chia hàng hoá cho nhiều nhóm khác nhau sao cho sở thích tiêu dùng của mỗi nhóm được xử lý độc lập với các nhóm còn lại.
2799 Separation of ownership from control Sự tách biệt giữa quyền sở hữu và quyền kiểm soát. Điêu này xảy ra trong những công ty cổ phần lớn, trong đó những cổ phần có quyền bỏ phiếu được chia cho một số lượng lớn cổ đông.
2800 Serial correlation Tương quan chuỗi. Còn được gọi là tương quan tự định. Một bài toán kinh tế lượng, trong đó giá trị hiện tại của một sai số trong một phương trình tương quan vớ những giá trị trong quá khứ của nó, chỉ để chỉ ra rằng, một số ảnh hưởng hệ thống nào đó đã bị loại bỏ khỏi phương trình.
2801 Service of debt Trả lãi suất nợ. Việc thanh toán lãi các khoản lãi suất của nợ.
2802 Services Các dịch vụ. Trên giác độ kinh tế, dịch vụ là các chức năng hoặc các nhiệm vụ được thực hiện mà người ta có cầu và do đó tạo ra giá cả hình thành nên một thị trường thích hợp.
2803 Severance pay Bồi thường mất việc. Cũng gọi là trợ cấp mất việc ở Anh, một phương pháp hợp đồng cải thiện chi phí kinh tế của việc sa thải vĩnh viễn bằng việc bồi thường cho những người lao động bị mất việc.
2804 Shadow economy Nền kinh tế bóng. Một bộ phận của nền kinh tế mà sản lượng của nó không được tính vào con số thống kê về thu nhập quốc dân bởi vì nó được giấu đi để chính quyền không thấy được.
2805 Shadow price Giá bóng Việc đánh giá một hàng hoá hay dịch vụ mà không có giá thị trường.
2806 Shadow wage rate Mức tiền công bóng. Giá bóng của lao động.
2807 Share Cổ phiếu. Xem EQUITIES.
2808 Share economy Kinh tê phân phối. Một nền kinh tế trong đó tiền trả cho người lao động được gắn bởi một công thức với doanh thu hay lợi nhuận của công ty mà học làm việc.
2809 Share price Giá cổ phiếu. Giá thị trường hiện hành của một đơn vị vốn cổ phần của một công ty.
2810 Sharpe, William F. (1934-)
2811 Sherman Act Đạo luật Sherman. Một trong những nền tảng của luật chống Tờ-rớt ở Mỹ được thi hành năm 1890.
2812 Shift effect hypothesis Giả thuyết về hiệu ứng dịch chuyển. Lập luận cho rằng chính sách thu nhập có thể ảnh hưởng đến việc dịch chuyển đường Phillips sang bên trái, do đó tạo ra một mức tiền lương thâp hơn và / hoặc làm lạm phát giá đối với những giá trị cho trước của các yếu tố quyết định chúng trước hết là mức thất nghiệp.
2813 Shift share analysis Phân tích các phần gây dịch chuyển. Một kỹ thuật được sử dụng trong phân tích tăng trưởng kinh tế khu vực trong đó cố gằng tách một phần của sự tăng trưởng khu vực mà có thể giải thích bằng sự pha trộn các ngành trong khu vực (cấu trúc ngành) và phần có thể giải thích theo các anh hưởng "khu vực" cụ thể.
2814 Shirking model Mô hình về tính ỷ lại; Mô hình về tính lẩn tránh. Xem EFFICIENCY WAGE THEORY.
2815 Shock effect Hiệu ứng sốc Một lập luận tương tự như lập luận được sử dụng trong nền kinh tế có tiền lương cao.
2816 Shop steward Đại biểu phân xưởng. Một đại biểu được bầu ra đại diện cho một nhóm công nhân, người này sẽ thúc đẩy những mối quan tâm của những người lao động trong nhà máy hoặc phân xưởng như tiền công hoặc các điều kiện làm việc.
2817 Short-dated securities Các chứng khoán ngắn hạn. Các chứng khoán nợ, ví dụ như trái khoán công ty hay chứng khoán viền vàng mà thời gian đến ngày thanh toán ngắn, thườg không quá 5 năm.
2818 Short run Ngắn hạn. Khoảng thời gian trong quá trình sản xuất trong đó các yếu tố sản xuất cố định không thay đổi, nhưng mức độ sử dụng các yếu tố khả biến có thể bị thay đổi.
2819 Short run average cost Chi phí trung bình ngắn hạn. Xem Average cost.
2820 Short run average fixed cost (AFC) Định phí bình quân ngắn hạn.
2821 Short run fixed cost (AFC) Định phí ngắn hạn.
2822 Short run consumption function Hàm tiêu dùng ngắn hạn. Mối quan hệ hàm số giữa tiêu dùng và thu nhập trong khoảng thời gian của chu kỳ kinh doanh.
2823 Short run marginal cost (SMC) Chi phí biên ngắn hạn. Xem Marginal cost.
2824 Short run total cost (STC) Tổng phí ngắn hạn.
2825 Short run variable costs (SVC) Biến phí ngắn hạn.
2826 Short run adjustments Những điều chỉnh giá ngắn hạn.
2827 Long run adjustments Những điều chỉnh giá dài hạn.
2828 Short run aggregate suply schedule Biểu cung gộp ngắn hạn.
2829 Short-time working Làm việc ít giờ. Đề cập đến những công nhân làm việc ít giờ hơn TUẦN LÀM VIỆC CHUẨN được nêu trong trong hợp đồng lao động của họ.
2830 SIC Phân loại nghành chuẩn. Xem STANDARD INDUSTRIAL CLASSIFICATION.
2831 Side payments Các khoản trả thêm. Những trao đổi giữa các cá nhân trong một nhóm nhằm mục đích khuyến khích thực hiện bổn phận cho một hoặc nhiều mục tiêu chung.
2832 Sight deposits Tiền gửi vô kỳ hạn. Những khoản tiền gửi tại các ngân hàng và những thể chế nhận tiền gửi tương tự có thể chuyển đổi sang séc hoặc có thể rút bằng tiền mặt mà không cần báo trước.
2833 Simon, Herbert A. (1916-) Là nhà kinh tế học người Mỹ, đạt giải Nobel kinh tế 1978 do công trình nghiên cứu đi tiên phonng trong quá trình tạo ra quyết định tại những tổ chức về kinh tê và hãng nói riêng.Lý luận của Simon và những quan sát về việc ra quyết định tại các tổ chức phù hợp với thực tế và tạo nên nền tảng hữu ích cho việc nghiên cứu thực nghiệm.
2834 Simplex alglorithm Thuật toán đơn hình. Xem LINEAR PROGRAMMING.
2835 Simulation Sự mô phỏng. Một hình thức dự đoán đưa ra một tập hợp những phương án dự đoán dựa trên những giả thiết khác nhau về các tình huống tương lai, cụ thể là để trả lời câu hỏi "cái gì sẽ xảy ra nếu?", thay vì câu hỏi "cái gì sẽ xảy ra?".
2836 Simultaneous equation bias Độ lệch do phương trình đồng thời. Độ lệch trong những ước lượng bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất thông thường là kết qủa của những tác động phản hồi giữa các phương trìnhkhi mô hình được dự đoán bao gồm một tập hợp những PHƯƠNG TRÌNH ĐỒNG THỜI.
2837 Simultaneous equations Các phương trình đồng thời. Một tập hợp gồm hai hay nhiều hơn các phương trình có chung những biến số mà giá trị của các biến số này phải đồng thời thoả mãn tất cả các phương trình.
2838 Single European Atc (SEA) Đạo luật châu Âu. Bản thoả thuận này thuộc phạm vi hệ thống CỘNG ĐỒNG CHÂU ÂU (EC), bắt đầu có hiệu lực từ 1/7/1987. SEA dự định rằng cho tới cuối 1992, sự phát triển trong chính sách nội bộ EC cần đặt ra mục tiêu cho một thị trường duy nhất, với sự di chuyển tự do của vốn, lao động, dịch vụ và hàng hoá thay thế cho những thoả thuận không mang tính phối hợp đã từng tồn tại đến năm 1987.
2839 Shut down price Giá đóng cửa, cuối ngày (thị trường chứng khoán).
2840 Signaling and screening Phát tín hiệu và sàng lọc.
2841 Significance of coefficients Mức độ có thống kê của hệ số.
2842 Singular matrix Ma trận đơn. Một ma trận mà định thức của nó bằng 0, do tính phụ thuộc tuyến tính giữa một số hàng hoặc cột của nó, có nghĩa là một ma trận mà hạng của nó không bằng kích thước của nó.
2843 Single market Thị trường đơn nhất.
2844 Single-peaked preferences Các sở thích hội tụ; Những điều muốn lựa chọn có chung.
2845 Sinking fund Quỹ dự phòng hoàn trả. Phần quỹ thường xuyên để riêng nhằm mục đích để trả nợ, hoặc để khấu hao phần vốn nằm trong thiết bị.
2846 Sismondi, Jean (1773-1842) Một nhà nhà kinh tế học người Thuỵ Sĩ. Trong tác phẩm đầu tiên của ông, ông đã thể hiện mình là người kế tục của Adam Smith, nhấn mạnh tới sự kết hợp hài hoà về lợi ích, sự cần thiết cuat QUAN ĐIỂM TỰ DO KINH TẾ và tính vô lý của sự can thiệp của chính phủ. 16 năm sau, trong cuốn "Những nguyên lý mới của Kinh tế chính trị học" (1819), ông thất vọng với quan điểm tự do kinh tế vì ông đã nhần mạnh về những tệ nạn ra đời từ sự cạnh tranh không giới hạn, đặc biệt là sản xuất thừa hàng hoá và dịch vụ mà ông coi đây trực tiếp là hậu quả của SỰ PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG và sản xuất quy mô lớn. Ông cho rằng khi làm việc cho bản thân mình, cong người biết khi nào đã sản xuất dủ, còn khi làm việc cho người khác anh ta lại không biết. Tự do kinh tế dẫn tới sự chịu đựng cho nên phải có sự can thiệp của chính phủ để chỉ đạo và điều hoà những bước theo đuổi sự giầu có. Sismondi phản bác những sáng chế hất bỏ những quá trình sản xuất đang tồn tại và chỉ ủng hộ những sáng chế phục vụ cho những nhu cầu đang mở rộng. Lý luận của ông đã thể hiện một tiếng nói phản kháng hơn là một học thuyết và đã gây ảnh hưởng tới những nhà văn xã hội chủ nnghĩa sau này.
2847 Situation utility possibility frontier Đường giới hạn khả năng thoả dụng tình thế. Đường bao của một tập hợp những ĐƯỜNG BAO KHẢ NĂNG THOẢ DỤNG.
2848 Size distribution of firms Phân phối theo quy mô về hãng. Phân phối tần xuất mà trong đó các hãng thuộc một ngành hay một khu vực kinh tế được phân chia theo quy mô.
2849 Skewed distribution Phân phối lệch. Một phân phối không đối xứng xung quanh giá trị trung bình của nó.
2850 Skill differentials Các chênh lệch theo kỹ năng lao động. Những chênh lệch giữa các mức lương trung bình của các nhóm lao động thoạt đầu phân loại theo nghề nghiệp, sau đó phân loại tiếp thành những nhóm kỹ năng cụ thể.
2851 Slack plans Các kế hoạch lỏng; Các kế hoạch trì trệ. Một nét đặc trưng của các nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung là xu hướng các doanh nghiệp cố gắng vạch ra một kế hoạch nhằm đạt được sản lượng sản xuất thấp hơn mức có thể đạt được và/ hoặc sử dụng nhiều đầu hơn mức cần thiết.
2852 Slump (Giai đoạn) suy thoái; Khủng hoảng kinh tế. Một giai đoạn đi xuống hoặc suy thoái trong chu kỳ kinh doanh.
2853 Slutsky, Eugen (1880-1948). Nhà kinh tế học người Nga và là nhà nhà toán học kinh tế, là giáo sư tại trường đại học Kiev và Viện toán học thuộc Học viện hàn lâm khoa học Liên Xô, danh tiếng được biết qua lý thuyết về cầu nổi tiếng của ông. Ông cho rằng lý thuyết cầu có thể dựa trên khái niệm độ thoả dụng theo số thứ tự. Về sau được Hicks phát triển thêm, là sự thừa kế và phát triển học thuyết Marshall, nhưng bỏ qua giả thiết mang tính hạn chế về độ thoả dụng có thể lượng hoá được. Slutsky đã có những đóng góp quan trong vào lý thuyết kinh tế lượng, đặc biệt là việc biểu hiện những dao động mang tính chu kỳ trong những số bình quân di động của một chuỗi thời gian rút ra từ những con sô ngẫu nhiên.
2854 Slutsky equation Phương trình Slutsky. Thường được xác định như sau: Hiệu ứng của giá = Hiệu ứng thu nhập + Hiệu ứng thay thế.
2855 Smith, Adam (1723-1790) Nhà triết gia và kinh tế học Scotland, học tại các trường đại học Glasgow và Oxford, sau đó trở thành Giáo sư luân lý tại trường đại học Glasgow. Quan điểm của ông về tổ chức kinh tế chủ yếu bị chi phối bởi lòng tin vào Quy luật tự nhiên, rằng trong các hiện tượng tự nhiên có tồn tại một trật tự có thể thấy được qua quan sát hoặc bằng cảm giác đạo đức và rằng tổ chức xã hội và pháp luật tích cực nên tuân theo thay vì đi ngược lại trật tự này. Tác phẩm nghiên cứu về bản chất và nguyên nhân của cải của các dân tộc (1766) là luận thuyết quy mô lớn đầu tiên của ông về kinh tế học, bao hàm lý luận về sản xuất và phân phối. Mối quan tâm chính của ông thuộc về tăng trưởng kinh tế, và ông tìm thấy động lực để tăng trưởng kinh tế là sự phân công lao động, tiến bộ kỹ thuật và tích luỹ vốn. Ngoài mô hình tăng trưởng mình, Smith cũng nghiên cứu những vấn đề kinh tế vi mô. Ông cho rằng GIÁ là do chi phí sản xuất quyết định. Tiền thuế là do giá cả quyết định chứ không phải quyết định giá cả. Thành tựu mang tính lý luận chính của Smith là đã lát những viên gạch đầu tiên xây dựng lý thuyết phân bổ nguồn lực hiệu quả tối ưu trong điều kiện tự do cạnh tranh. Người ta nói rằng trước Smith có những luận bàn kinh tế và sau Smith thì người ta luận bàn về kinh tế học.
2856 Snake Con rắn. Xem EUROPEAN MONETARY SYSTEM.
2857 Snob effect Hiệu ứng đua đòi. Hiệu ứng xảy ra khi giá của một hàng hoá giảm xuống và một số bộ phận của cộng đồng tăng cầu về hàng hoá này, đồng thời một số bộ phận hoặc cá nhân khác thì giảm cầu nhằm mục đích tách biệt họ ra khỏi xu thế chung.
2858 Social cost of monopoly Phí tổn xã hội do độc quyền.
2859 Social benefit Lợi ích xã hội. Tổng những lợi ích đạt được từ một hành động hoặc một dự án dành cho bất kỳ người nào.
2860 Social choice Sự lựa chọn của xã hội. Xem PUBLIC CHOICE.
2861 Social Contract Thoả thuận xã hội. Một thoả thuận không thống nhất (thường mang tính giả thiết hoặc tưởng tượng) giữa tất cả các cá nhân tạo nên một xã hội liên quan tới những nguyên tắc cơ bản làm nền tảng cho xã hội vận động.
2862 Social cost Phí tổn xã hội; Chi phí xã hội. Chi phí xã hội của một sản lượng nào đó được coi là số tiền vừa đủ để đền bù phục hồi độ thoả dụng ban đầu mất đi của bất kỳ người nào do hậu quả của việc sản xuất ra sản lượng đó.
2863 Social decision rule Nguyên tắc quyết định xã hội. Một thủ tục hay phương pháp để thực hện sự lựa chọn giữa các giải pháp mà phải được thực hiện bởi một nhóm hoặc đại diện cho một nhóm các cá nhân thay vì một cá nhân.
2864 Social discount rate Tỷ suất chiết khấu xã hội. Đây là tỷ suất dùng để chiết khấu những khoản đầu tư công cộng hoặc tập thể.
2866 Social economics Kinh tế học xã hội. Là sự áp dụng lý thuyétt kinh tế học TÂN CỔ ĐIỂN vào chính sách xã hội.
2867 Social Fund Quỹ xã hội. Xem BEVERIDGE REPORT.
2868 Socialism Chủ nghĩa xã hội. Một thuật ngữ dùng để mô tả học thuyết chung cho rằng quyền sở hữu và kiểm soát các tư liệu sản xuất - vốn và đất đai- phải do toàn cộng đồng nắm giữ và quản lý để phục vụ tất cả mọi người.
2869 Socially necessary labour Lao động cần thiết cho xã hội. Xem LABOUR THEORY OF VALUE.
2870 Social Marginal productivity criterion Tiêu chuẩn năng suất xã hội cận biên. Tiêu chuẩn này quy định rằng tổng những đóng góp ròng của một đơn vị đầu tư vào sản lượng phải được tính tới khi phân bổ nguồn lực chứ không chỉ đơn thuần là phần được phân bổ cho những nhà đầu tư tư nhân.
2871 Social opportunity cost of capital Chi phí cơ hội xã hội của vốn. Người ta lập luận cách đúng đắn để đánh gía những khoản đầu tư trong khu vực công cộng là qua việc xem xét CHI PHÍ CƠ HỘI đối với xã hội bằng cách chuyển hướng các nguồn lực từ những dự án trong khu vực tư nhân tới hạn sang những khu vực công cộng.
2872 Social optimum Tối ưu đối với xã hội. Là sự phân bổ nguồn lực của một xã hội, mô hình sản xuất và sự phân phối sản phẩm có thể đạt được ở mức tốt nhất theo một số mục tiêu đã định.
2873 Social relations of production Các quan hệ xã hội của sản xuất. Cụm thuật ngữ được C.Mác dùng để định nghĩa những mối quan hệ xã hội giữa người với người, phát sinh từ một tập hợp cụ thể tác nhân VẬT CHẤT CỤ THỂ CỦA SẢN XUẤT.
2874 Social returns to education Lợi tức xã hội của giáo dục. Lợi tức được đầu tư vào giáo dục vượt trên bất kỳ mức thu nhập phụ nào đạt được do được đào tạo.
2875 Social time preference rate Tỷ suất sở thích theo thời gian của xã hội. Tỷ suất sở thích theo thời gian của xã hội biểu thị tỷ suất tại đó xã hội sẵn sàng chuyển đổi sự tiêu dùng giữa những khoảng thời gian khác nhau.
2876 Social welfare Phúc lợi xã hội. Phúc lợi xã hội hoặc cộng đồng nói chung. Nói chung phúc lợi xã hội được coi là tổng phúc lợi của các cá nhân trong một xã hội.
2877 Social welfare function Hàm phúc lợi xã hội. Sự biểu thị các mục tiêu của xã hội trong đó mức phúc lợi xã hội được trình bày dưới dạng một hàm số của cách phân bổ nguồn lực.
2878 Soft currency Đồng tiền yếu. Đồng tiền có tỷ giá hối đoái giảm do liên tục xảy ra thâm hụt CÁN CÂN THANH TOÁN.
2879 Soft loan Vốn vay ưu đãi. Một khoản vay không lãi hoặc có lãi suất thấp hơn mức chi phí vốn vay.
2880 Solow, Robert (1924-) Một nhà kinh tế học người Mỹ đã đoạt giải Nobel kinh tế năm 1987 do những công trình nghiên cứu của ông trong lý luận và đo lường về tăng trưởng kinh tế. Mô hình tăng trưởng tân cổ điển của Solow có tính đến khả năng thay thế của vốn cho lao động, một nét đặc trưng xoá bỏ được vấn đề ĐIỂM TỰA MONG MANH trong mô hình HARROD-DOMAR và cho phép phân tích một cách hệ thống những đặc tính của sự tăng trưởng vững chắc.
2881 Sole trader Người buôn bán cá thể.
2882 Solvent (= creditworthy) Có tín nhiệm, có khả năng thanh toán nợ.
2883 Spatial economics Kinh tế học không gian. Xem REGIONAL ECONOMICS.
2884 Spatial monopoly Độc quyền nhờ không gian; Độc quyền vùng. Một yếu tố của quyền lực độc quyền mà một người bán lẻ hay một nhà sản xuất bán được do nằm cách xa những đối thủ cạnh tranh với mình.
2885 Spatial price discrimination Sự phân biệt giá cả theo khu vực. Một chiến lược định giá mà trong chiến lược đó các công ty bán hàng cho những người tiêu dùng nằm cách xa người sản xuất không đặt cho mỗi người tiêu dùng một mức giá đủ trang trải giá trị tương đương tổng mức giá "tại cổng nhà máy" (giá FOB) và những chi phí vận chuyển thực khi vận chuyển hàng hoá.
2886 Spearman's rank correlation Tương quan về thứ bậc Spearman Xem RANK CORRELATION.
2887 Special Areas Các khu vực đặc biệt. Là hình thái đầu tiên của KHU VỰC ĐƯỢC TRỢ GIÚP, được thành lập ở Anh. Việc tạo ra các khu vực đặc biệt ở Scotland, Wales, và Bắc Ireland là kết quả của tình trạng thất nghiệp ở địa phương này tăng cao và nó cũng thể hiện một bước tiến đáng kể trong CHÍNH SÁCH KHU VỰC của Anh quốc.
2888 Special drawing rights (SDRs) Quyền rút vốn đặc biệt. Xem INTERNATIONAL MONETARY FUND.
2889 Special deposits Các khoản ký quỹ đặc biệt. Là một biện pháp kiểm soát tín dụng do NGÂN HÀNG ANH đưa ra vào năm 1958 và sau đó được áp dụng tại các ngân hàng thanh toán bù trừ ở London và Scotland, sau đó vào năm 1971được nhân rộng ra cho tất cả các ngân hàng hoạt động tại Anh và một số các TỔ CHỨC TÀI CHÍNH lớn.
2890 Special Development Areas Các Khu vực Phát triển Đặc biệt. Là các vùng ở Anh mà các hãng tại đó cho đến năm 1984 vẫn có đủ tư cách được hưởng sự trợ giúp tối đa của chính phủ như là một phần của CHÍNH SÁCH KHU VỰC.
2891 Specialization Chuyên môn hoá. Tập trung hoạt động vào các dây chuyền sản xuất trong đó mỗi cá nhân hoặc hãng có được hay đạt được vài thế mạnh riêng.
2892 Specialization, coefficient of Hệ số chuyên môn hoá. Một chỉ số thống kêđược tính toán để chỉ ra mức độ chuyên môn hoá trên một số lĩnh vực kinh tế nhất định theo từng vùng. Chuyên môn hóa được hiểu như là nền kinh tế của khu vực được xem xét bao gồm tổng hợp các nghành, khác với trong một quốc gia, sự tổng hợp này chỉ là một bộ phận.
2893 Specie Tiền xu. Kim loại quý dưới dạng tiền đúc.
2894 Specie flow mechanism Cơ chế chảy vàng. Theo quan điểm truyền thống về hoạt động của chế độ BẢN VỊ VÀNG, một cơ chế hiệu chỉnh trong đó thặng dư hay thâm hụt CÁN CÂN THANH TOÁN có xu hướng bị xoá bỏ bởi các dòng luân chuyển vàng.
2895 Specie points ĐIểm chảy vàng. Là các mức TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI của một đồng tiền theo chế độ BẢN VỊ VÀNG mà tại đó việc đưa vàng vào và ra khỏi quốc gia đều sinh lợi.
2896 Specification error Sai sót kỹ thuật. Một bài toán kinh tế lượng trong đó xác định sai hình thức liên kết cần ước lượng, hoặc do xác định sai dạng của hàm số (ví dụ như TUYẾN TÍNH thay vì PHI TUYẾN) hoặc do bỏ sót các biến số liên quan hay do thêm vào các biến số không liên quan.
2897 Specifix tax Thuế đặc thù. Nói chung, là thứ thuế được áp dụng trên mỗi đơn vị sản phẩm chứ không phải trên giá trị của sản phẩm.
2898 Specifix training Đào tạo đặc thù. Đào tạo kỹ năng nhằm nâng cao năng suất lao động của công nhân làm việc tại hãng nơi cung cấp đào tạo.
2899 Spectral analysis PHân tích quang phổ. Một kỹ thuật trong đó các đặc tính tuần hoàn của một biến số có thể được thiết lập từ số liệu chuỗi thời gian.
2900 Speculation Đầu cơ. Việc mua hoặc bán nhằm mục đích sau đó bán hoặc mua và kiếm lời khi giá cả hoặc tỷ giá hối đoái thay đổi.
2901 Speculative balances Tiền đầu cơ. Xem MONEY, THE DEMAND FOR.
2902 Speculative boom Sự bùng nổ do đầu cơ. Đầu tư vào các dự án có độ rủi ro cao nhưng với tỷ suất lợi nhuận hay lãi vốn được cho là cao trong thời kỳ kinh tế tăng trưởng mạnh hoặc bùng nổ.
2903 Speculative bubbles Các bong bóng do đầu cơ.
2904 Speculative demand for money Cầu về tiền do đầu cơ. Xem MONEY, THE DEMAND FOR.
2905 Speculative motive for holding money Động cơ đầu cơ tiền. Xem MONEY, THE DEMAND FOR.
2906 Speculative unemployment Thất nghiệp do đầu cơ. Một thành phần của thất nghiệp dai dẳng.
2907 Spillover Hiệu ứng lan toả. Xem EXTERNALITIES.
2908 Spillover hypothesis Giả thuyết về hiệu ứng lan toả. Giả thuyết cho rằng các khoản thanh toán lương quan trọng sẽ tạo ra một hình mẫu cho các khoản thanh toán sau đó noi theo, hoặc chí ít có ảnh hưởng đến chúng.
2909 Spot market Thị trường giao ngay. Một thị trường trong đó, hàng hóa và tiền tệ được buôn bán giao ngay khác với thị trường tương lai hoặc thị trường kù hạn.
2910 Spread effects Hiệu ứng lan tràn. Các tác động có lợi của sự tăng trưởng của một nền kinh tế, của một khu vực đối với các nền kinh tế, các khu vực khác.
2911 Spurious regression problem Bài toán hồi quy giả. Bài toán nảy sinh khi các biến số liên kết với các bậc khác nhau trong một số mô hình hồi quy.
2912 Sraffa, Piero (1898-1938) Nhà kinh tế học người Anh
2913 Stability Sự ổn định. Thông thường được dùng trong ngữ cảnh hệ thống CÂN BẰNG TỔNG THỂ hay TỪNG PHẦN để chỉ mức độ mà giá hoặc bộ giá tại mức CÂN BẰNG sẽ được đảm bảo bất kể có "cú sốc" nào xảy ra đến đối với hệ thống mà tạm thời làm cho giá cả chuyển động ra xa mức cân bằng .
2914 Stabilization Sự ổn định hoá. Một phương pháp chuẩn tắc nghiên cứu sự biến động trong mức độ hoạt động kinh tế.
2915 Stabilization function Chức năng ổn định hoá. Vai trò của chính phủ trong việc sử dụng các CHÍNH SÁCH TÀI KHOÁ VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ nhằm duy trì một mức hoạt động kinh tế cao và đều đặn.
2916 Stackelberg's duopoly model Mô hình lưỡng độc quyền của Stackelberg. Một mô hình về thị trường bao gồm hai hãng do Stackelberg đưa ra. Nó là sự mở rộng của mô hình độc quyên song phương COURNOT có kết hợp ý tưởng của một nhà độc quyền song phương "già dặn" công nhận rằng đối thủ cạnh tranh hành động theo những giả định Cournot.
2917 Stabilization policy Chính sách ổn định hoá .
2918 Stag Kẻ đong hoa; Người buôn bán chứng khoán hớt ngọn. Một từ lóng của thị trường chứng khoán chỉ một người đăng kí mua các chứng khoán mới với mong đợi rằng chúng sẽ tăng giá ngay lập tức so với giá phát hành, và có thể bán được lấy lời trước khi đạt được giá phát hành.
2919 Stages of growth Các giai đoạn tăng trưởng. Xem ROSTOW MODEL.
2920 Stagflation Suy thoái kèm lạm phát. Các thời kỳ suy thoái và thất nghiệp gia tăng đi kèm với mức LẠM PHÁT dương.
2921 Stamp duty Thuế tem . Một loại thuế cũ lần đầu tiên áp dụng ở Anh năm 1694. Nhiều loại giấy tờ pháp lý và thương mại phải được đóng dấu để trả thúê.
2922 Standard commodity Hàng hóa tiêu chuẩn. Một thuật ngữ do P.SRAFFA dùng để tìm hiểu quan hệ giữa giá cả tương đối với phân phối thu nhập giữa tiền công và lợi nhuận.
2923 Standard deviation Độ lệch chuẩn. Một đại lượng thường dùng để đo mức độ mà một biến số phân tán xung quanh giá trị trung bình của nó
2924 Standard error Sai số chuẩn Một số đo mức độ mà một THỐNG KÊ được tính toán phân tán xung quanh TRUNG BÌNH của nó.
2925 Standard Industrial Classification (SIC) Phân loại Công nghiệp theo Tiêu chuẩn. Sự phân loại theo số các nghành công nghiệp được áp dụng ở Anh năm 1948. Các cơ sở được phân bổ theo hạng số theo mcác sản phẩm chính của cơ sở. Điều này dẫn đến khó khăn cho việc đo quy mô của nghành, sử dụng giải thích các hệ số tập trung.
2926 Standard of living Mức sống. Gọi là mức MỨC PHÚC LỢI XÃ HỘI, THOẢ DỤNG hay thu nhập thực tế. Mức độ phúc lợi vật chất của một cá nhân hay hộ gia đình, thường được tính bằng số lượng hành hoá và dịch vụ được tiêu dùng.
2927 Standard Regions Các khu vực chuẩn. Các diện tích địa lý mà nước Anh được phân chia nhằm mục đích thống kê về kinh tế xã hội khác nhau.
2928 Standard weekly hours Số giờ làm việc chuẩn hàng tuần. Số giờ này thường được xác định trong các hợp đồng tập thể hay các chính sách của công ty và là số giờ mà trên mức đó tiền công ngoài giờ được áp dụng.
2929 Standard working week Tuần làm việc chuẩn. Số giờ làm việc tối thiểu mà nhân viên đồng ý làm việc cho ông chủ của mình trong mỗi tuần.
2930 State organization of production in Eastern Europe Tổ chức sản xuất quốc doanh ở Đông Âu. Từ cuối chiến tranh thế giới thứ hai đến đầu những năm 1990, sở hữu nhà nước đối với tư liệu sản xuất ở tất cả các khu vực của nền kinh tế là phương thức tổ chức chiếm ưu thế ở Đông Âu. Sản xuất công nghiệp được tổ chức thành các công ty nhà nước lớn và "nhà máy liên hợp" mà đầu vào của chúng được ấn định bởi các nhà hoạch định trung ương.
2931 Static expectations Các kỳ vọng tĩnh. Kỳ vọng rằng giá trị hiện tại của một biến số sẽ không thay đổi.
2932 Stationarity Tính chất tĩnh tại.
2933 Stationary point Điểm tĩnh tại. Một điểm trên đồ thị mà ở đó độ dốc(tốc độ thay đổi) đối với BIẾN THIÊN ĐỘC LẬP bằng không, thường là giá trị cực đại hay cực tiểu của hàm đó.
2934 Stationary state Trạng thái tĩnh tại. Một nền kinh tế sẽ ở trong trạng thái tĩnh tại khi sản lượng trong mọi giai đoạn được tiêu dùng hết trong giai đoạn đó .
2935 Statistic Thống kê. Bất kỳ một số lượng nào được tính toán dưới dạng tóm tắt dữ liệu.
2936 Statistical cost analysis Phân tích chi phí thống kê. Đó là việc sử dụng kỹ thuật thống kê và dùng để chỉ các kỹ thuật sử dụng trong nghiên cứu chi phí như PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT VÀ KỸ THUẬT SURVIVOR
2937 Statistical inference Sự suy luận thống kê. Quá trình tìm kiếm thông tin về một TỔNG THỂ(bao gồm các đặc điểm và THÔNG SỐ về phân phối của nó) từ các mẫu các giá trị quan sát từ một tổng thể đó.
2938 Statistical significance Ý nghĩa thống kê. Một khái niệm sử dụng trong KIỂM ĐỊNH GIẢ THIẾT để chỉ mức độ mà các dữ liệu không thống nhất với GIẢ THIẾT KHÔNG.
2939 Steady-state growth Tăng trưởng ở mức ổn định; Tăng trưởng đều đặn. Trong LÝ THUẾT TĂNG TRƯỞNG, một điều kiện năng động của nền kinh tế mà tất cả các biến số thực đều tăng với tốc độ tỷ lệ không đổi.
2940 Steady-state models Các mô hình về tình trạng ổn định. Xem COMPARATIVE DYNAMICS.
2941 Stepwise regression Hồi quy theo bước . Một kiểu phân tích HỒI QUY trong đó các BIẾN GIẢI THÍCH được cộng lần lượt vào phương trình hồi quy cho đến khi tiêu chí MỨC ĐỘ PHÙ HỢP được thoả mãn.
2942 Stereotypes Các định kiến. Nguồn gốc của sự phân biệt có thể nảy sinh từ những thông tin không hoàn hảo trong thị trường lao động.
2943 Sterilization Hết tác động, vô hiệu hoá (bằng chính sách tiền tệ). Việc đối trọng lại các tác động tiền tệ của thặng dư hay thâm hụt CÁN CÂN THANH TOÁN đối với CUNG TIỀN trong nước của mọt quốc gia.
2944 Sterling area Khu vực đồng sterling . Ban đầu khu vực đồng Sterling bao gồm một nhóm các nước và vùng lãnh thổ mà do có quan hệ tài chính và thưpưng mại mạnh với Anh quốc có xu hướng làm ổn định TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI tiền tệ của họ với sterling và nắm một phần hay toàn bộ DỰ TRỮ NGOẠI TỆ bằng đồng sterling. Với sự yếu đi liên tục trong vị thế quốc tế của đồng sterling và đặc biệt sau cuộc khủng hoảng và phá giá năm 1967, nhiều nước thành viên cũ của "khu vực" đã thôi không nắm dự trữ của mình bằng đồng sterling nữa, và khó có thể nói rằng "khu vực sterling" hiện nay còn tồn tại.
2945 George, Joseph Stigler (1911-1991). Nhà kinh tế học người Mỹ và danh hiệu giáo sư xuất sắc Charles R. Walgreen tại trường Đại học Chicago. Ông được tặng giải thưởng Nobel về kinh tế năm 1982 cho tác phẩm "Nghiên cứu về cấu trúc công nghiệp, chức năng của các thị trường, nguyên nhân và ảnh hưởng của luật lệ công cộng". Đóng góp của ông vào lịch sử tư duy kinh tế học cũng rất đáng kể, bắt đầu với cuốn sách đầu tay của ông: Lý thuyết về sản xuất và phân phối (1941) và các bài viết của ông về tổ chức công nghiệp. Tuy nhiên, việc ông dựa nhiều vào dữ liệu thực nghiệp và phân tích sâu sắc làm cho cuốn sách này của ông ít phổ biến. Một bài viết đặc biệt của ông nhan đề "Kinh tế học thông tin" được Viện hàn lâm Thuỵ Điển chọn ra, bàn về chi phí cần thiết của việc "tìm kiếm" trong số các giá cả do nhà cung ứng khác nhau tính cho cùng một hành hoá hay dịch vụ. Phân tích đó có thể được áp dụng đối với các vấn đề giá cả cứng nhắc, sự biến thiên trong thời kỳ giao hàng, việc xếp hàng và các nguồn lực không được sử dụng. Phần lớn nghiên cứu của ông về kinh tế học về sự điều tiết đều nằm trong tác phẩm Nhân dân và nhà nước (1975), trong đó ông kêu gọi sử dụng phương pháp định lượng trong nghiên cứu và sự điều tiết. Chính vì có quan điểm của nhà kinh tế học vi mô mà cuối đời ông chuyển sự chú ý của mình sang hệ thống chính trị để khám phá ra những cách mà quá trình lập pháp là một yếu tố NỘI SINH chứ không phải là yếu tố NGOẠI SINH của nền kinh tế.
2946 Stochastic Tính ngẫu nhiên thống kê. Tuân theo biến thiên ngẫu nhiên (có thể phân tích về mặt thống kê nhưng không thể dự báo chính xác được).
2947 Stochastic process Quá trình ngầu nhiên thống kê. Thông thường là một chuỗi số có liên quan đến thời gian tuân theo biến thiên ngẫu nhiên thống kê.
2948 Stock Cổ phần, cổ phiếu, dung lượng vốn, trữ lượng. 1.VỐN PHÁT HÀNH của một công ty hay một đợt phát hành CHỨNG KHOÁN cụ thể nào đó, ví dụ, do chính phủ phát hành, có hình thức tổng hợp để chúng có thể được nắm giữ hay chuyển nhượng với bất kỳ giá trị nào. 2.Một biến số mà giá trị của nó không có khía cạnh thời gian (ví dụ vốn). Ngược lại là LƯU LƯỢNG.
2949 Stock-adjustment demand function Hàm cầu điều chỉnh theo lượng vốn. Áp dụng đối với cầu về hàng tiêu dùng lâu bền. Đây là một hàm cầu mà trong bất kỳ giai đoạn nào phảp ánh mức chênh lệch giữa số lượng thực có và một mức hàng tiêu dùng lâu bền "tối ưu" mong muốn.
2950 Stock appreciation Sự lên giá hàng tồn kho. Việc tăng giá trị danh nghĩa HÀNG TỒN KHO do tăng giá cả trong giai đoạn có liên quan.(Xem NATIONAL INCOME).
2951 Stockbroker Nhà môi giới chứng khoán. Một nhà trung gian mua bán chứng khoán và cổ phiếu với tư cách là đại lý thay mặt cho khách hàng, ăn hoả hồng cho công việc đó.
2952 Stock diviend Cổ tức bằng cổ phần. Một phương pháp trả cổ tức bằng việc phát hành thêm các cổ phiếu thay cho việc trả bằng tiền mặt.
2953 Stock exchange Sở giao dịch chứng khoán. Một thị trường mà ở đó buôn bán các chứng khoán chứ không phải là hối phiếu hay các công cụ ngắn hạn khác do chính phủ, các địa phương và CÁC CÔNG TY CÔNG CỘNG phát hành.
2954 Stock market Thị trường chứng khoán. Một thể chế mà qua đó các CỔ PHẦN và CỔ PHIẾU được mua bán.
2955 Stock option Quyền mua/ bán chứng khoán. Quyền mua một chứng khoán cho trước hoạc bán nó tại một mức giá cả đã được định trước trong một giai đoạn.
2956 Stocks Dự trữ. Xem INVENTORIES.
2957 Stolper-Samuelson Theorem Định lý Stolper-Samuelson. Sử dụng mô hình của HECKSCHER-OHLIN, Stolper và Samuelson đã chứng minh rằng trên cơ sở một số các giả thiết hạn chế, thương mại quốc tế nhất thiết làm giảm tiền thuê thực tế đối với YẾU TỐ SẢN XUẤT khan hiếm mà không nhất thiết phải chỉ ra hình thái tiêu dùng của nó.
2958 Stone, Sir Richard (1913-1991). Nhà kinh tế học người Anh được tặng giải thưởng Nobel về kinh tế năm 1984 vì nghiên cứu tiên phong vào việc phát triển hệ thống TÀI KHOẢN QUỐC GIA, cả về khía cạnh lý thuyết và ứng dụng của chúng. Tác phẩm đầu tay của ông cùng với J. E. MEADE, được phân tích kinh tế vĩ mô theo trường phái KEYNES tiếp sức và đã dẫn đến việc xuất bản cuốn Sách trắng đầu tiên về THU NHẬP QUỐC DÂN và chi phí của Anh quốc năm 1941. Đay là đột phá của một phương pháp luận mới, và các nguyên tắc được đưa ra vào thời gian đó đã có ảnh hưởng lớn đến thông lệ hạch toán quốc gia ở hầu hết các nước trên thế giới. Nghiên cứu chính cuối cùng của ông là nghiien cứu trên cơ sở dữ liệu thực nghiệm đối với vấn đề tăng truởng trong Dự án tăng truởng Cambridge. Các ấn phẩm chính của ông là Thu nhập và chi tiêu quốc dân (1944), Đo lường chi tiêu và hành vi của người tiêu dùng ở Anh 1920-1938 v v...
2959 "stop-go" "Hạn chế - thúc đẩy". Hành động của chính phủ nhằm giảm tổng cầu, ví dụ, do thâm hụt CÁN CÂN THANH TOÁN, và chẳng bao lâu sau được kèm theo hành động với tác dụng ngược lại nhằm làm giảm tốc độ gia tăng thất nghiệp do chính sách thứ nhất đem lại.
2960 Store of value Tích trữ giá trị. Một trong các chức năng của giá trị không giống như trong hệ thống hàng đổi hàng, tiền tệ cho phép của cải hay giá trị có thể tích trữ được.
2961 Strategic voting Bỏ phiếu chiến lược. Một thông lệ đôi khi được sử dụng trong các thủ tục LỰA CHỌN TẬP THỂ, trong đó các cá nhân không đơn thuần bỏ phiếu theo sở thích thực sự của mình mà nói dối sở thích của mình nhằm lừa gạt những người bỏ phiếu khác, hay nhằm gây ảnh hưởng đối với kết quả bỏ phiếu.
2962 Strike insurance Bảo hiểm đình công. Một hình thức hỗ trợ lẫn nhau giữa các tập đoàn công nghiệp nhằm tự bảo vệ khỏi các chiến thuật đình công chọn lọc.
2963 Strike measures Các thước đo về đình công. Có 4 thước đo về mức độ và sự nghiêm trọng của đình công: Số công nhân tham gia đình công; số cuộc đình công; số ngày công mất đi do đình công; và tỷ lệ giờ làm việc mất đi trong đình công.
2964 Strikes Các cuộc đình công. Việc lao động rút lui, gắn liền với bế tắc trong quá trình THƯƠNG LƯỢNG TẬP THỂ, về việc thoả thuận hợp đồng lao động mới hay về việc diễn giải hợp đồng sẵn có. Các cuộc đình công có thể được phân loại là: chính thức và không chính thức.
2965 Strongly exogenous Nặng về ngoại ngoại sinh. Xem EXOGENEITY.
2966 Strongly stationary Rất tĩnh tại. Xem stationarity.
2967 Structural form Dạng cơ cấu. Dạng của một hệ các PHƯƠNG TRÌNH ĐỒNG THỜI, trong đó các quan hệ nhân quả và định nghĩa giữa các BIẾN NỘI SINH được xem xét.
2968 Structural unemployment Thất nghiệp cơ cấu. Theo quan điểm của KEYNES, hình thức thất nghiệp này là do sự cùng tồn tại nhưng không khớp nhau giữa những người thất nghiệp và những chỗ VIỆC TRỐNG hiện có.
2969 Structure-conduct-performance framework Mô hình cơ cấu -thực thi -kết quả. Là biện pháp phân loại và là khuôn khổ cho phân tích kinh tế công nghiệp. Phương pháp truyền thống là tìm ra các yếu tố nhân quả nối các khía cạnh của kinh tế thị trường như SỰ TẬP TRUNG và CÁC HÀNG RÀO CẢN NHẬP NGHÀNH với các yếu tố thực hiện kinh doanh -như QUẢNG CÁO và NGHIÊN CỨU VÀ TRIỂN KHAI - và kết quả hoạt động.
2970 Structure of interest rates Biểu khung lãi xuất; Cơ cấu lãi suất. Xem TERM STRUCTURE OF INTEREST RATES.
2971 Structure of taxes Biểu khung thuế; Cơ cấu thuế. Mỗi nước có một hệ thống các loại thuế khác nhau. Cơ cấu của hệ thống thuế chỉ hỗn hợp này.
2972 Subsidy Trợ cấp. Khoản thanh toán của chính phủ (hay bởi các cá nhân) tạo thành một khoản đệm giữa giá mà người tiêu dùng phải trả và chi phí người sản xuất sao cho giá thấp hơn CHI PHÍ BIÊN.
2973 Subsistence Mức đủ sống. Mức tiêu dùng tối thiểu cần có để tồn tại. Khái niệm này được các nhà KINH TẾ HỌC CỔ ĐIỂN dùng để giải thích mức tiền công dài hạn.
2974 Subsistence expenditures Chi tiêu cho mức đủ sống. Một mức chi tiêu cần thiết để duy trì mức tồn tại hay mức sống "sóng sót".
2975 Subsistence wage Tiền công đủ sống. Xem IRON LAW OF WAGES.
2976 Substitute Hàng thay thế. Một hàng hoá có thể được thay thế cho một hàng hoá khác hoặc một đầu vào có thể được thay thế cho một đầu vào khác.
2977 Substitution effect Hiệu ứng thay thế. Tác động đối với cầu về một hàng hoá nào đó khi có một sự thay đổi trong giá cả của hàng hoá đó với giả thiết thu nhập thực tế không đổi. Hiệu ứng thay thế luôn luôn âm, nghĩa là khi giá cả tăng thì lượng cầu giảm.
2978 Sum of squares Tổng các bình phương. Tổng các giá trị bình phương của một dãy các giá trị quan sát của một biến số, thông thường là các giá trị sai lệch so với giá trị TRUNG BÌNH.
2979 Sunk costs Các chi phí chìm. Chi phí không thể thu hồi được khi một hãng rút khỏi nghành của mình.
2980 Superconsistency Siêu nhất quán. Một tình thế trong đó các ước lượng BÌNH PHƯƠNG NHỎ NHẤT THÔNG THƯỜNG hội tụ nhanh hơn về giá trị tổng thể thực sự của chúng khi kích thước mẫu tăng lên hơn là trong trường hợp nhất quán.
2981 Super-environment Siêu môi trường. Chỉ các yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát của một hãng "đại điện" trong dài hạn.
2982 Superior goods Siêu hàng hoá. Xem NORMAL GOODS.
2983 Super-neutrality Siêu trung lập. Tiền được cho là có tính chất này nếu một thay đổi trong tốc độ tăng trưởng cung tiền không có tác động đến tốc độ tăng trưởng của SẢN LƯỢNG THỰC TẾ trong dài hạn.
2984 Super-normal profits Lợi nhuận siêu ngạch. Tương ứng với định nghĩa lợi nhuận, sự khác biệt chỉ hoàn toàn là chữ nghĩa. Các hãng trong một nghành tạo ra doanh thu tạo quá toàn bộ các chi phí cơ hội thường được gọi là kiếm được siêu lợi nhuận.
2985 Supernumerary expenditure Siêu chi tiêu. Chi tiêu đối với một hàng hoá hay nhóm hàng hoá vượt quá mức tối thiểu hay mức CHI TIÊU TỒN TẠI.
2986 Supplementary benefit Trợ cấp bổ sung. Khoản thanh toán duy trì thu nhập mà đã có lúc tạo thành một phần của hệ thống an sinh xã hội của Anh quốc. Các khoản thanh toán được trả cho những người không có việc làm đồng thời không đi học chính quy và những người mà nguồn lực tài chính của họ ít hơn một mức tính toán về "nhu cầu".
2987 Supplementary special deposits Tiền gửi đặc biệt bổ sung Một hình thức kiểm soát hoạt động cho vay và nhận tiền gửicủa các ngân hàng và một số công ty tài chính lớn hơn được ngân hàng Anh áp dụng 1973 như một bổ sung lớn cho hệ thống kiểm soát tín dụng áp dụng năm 1971 nhưng bị bãi bỏ năm 1980.
2988 Supply curve Đường cung. Đồ thị thể hiện quan hệ giữa cung một hàng hoá và giá của nó.
2989 Supply of effort Cung nỗ lực. Cung giờ hay cung nỗ lực thường được coi là đồng nghĩa. Quy ước này có lý khi nỗ lực trong công việc được kiểm soát trong công nghệ. Trong thực tế đầu vào thời gian bằng nhau có thể có giá trị năng suất rất khác nhau.
2990 Supply of inflation Cung lạm phát. Mặc dù tốc độ tăng trưởng của CUNG TIỀN được coi là yếu tố quyết định trực tiếp chính của LẠM PHÁT.
2991 Supply of labour Cung lao động. Số lao động cung cấp cho nền kinh tế chủ yếu được quyết định bởi số lượng dân ở tuổi làm việc.
2992 Supply-side economics Kinh tế học trọng cung. Một trường phái tư duy nhấn mạnh rằng yếu tố quyết định chính đối với tốc độ tăng trưởng sản phẩm quốc dân cả trong ngắn hạn và dài hạn là việc phân bổ và sử dụng hiệu quả lao động và vốn trong nền kinh tế.
2993 Surplus unit Đơn vị thặng dư. Bất kỳ đơn vị kinh tế nào mà tài sản nhiều hơn nợ và do vậy sẵn sàng cho vay, cấp tín dụng hay mua các công cụ tài chính.
2994 Surplus value Giá trị thặng dư. C.MÁC đã áp dụng THUYẾT GIÁ TRỊ LAO ĐỘNG đối với lao động với nghĩa là giá trị của toàn bộ lực lượng lao động bằng số lượng giờ làm việc cần để sản xuất ra số hàng hoá để duy trì sự nguyên vẹn của lực lượng lao đông.
2995 Surrogate production function Hàm sản xuất thay thế. Trong cuộc tranh cãi xung quanh CUỘC TRANH LUẬN VỀ TƯ BẢN, khái niệm về hàm sản xuất ám chỉ có một sự thay thế nào đó giữa vốn và lao động trong dài hạn được đưa vào với mục đích cho phép sử dụng các hàm cầu dẫn suất cho các lực lượng sản xuất trong nghiên cứu kinh tế lượng.
2996 Survivor technique Kỹ thuật sống sót. Một phương pháp thống kê nhằm tìm ra QUY MÔ NHỎ NHẤT HIỆU QUẢ CỦA HÃNG HAY NHÀ MÁY, được dựa trên niềm tin rằng trong thị trường cạnh tranh những hãng, nhà máy nào sống sót tốt nhất trên thị trường là những hãng, nhà máy co chi phí nhỏ nhất.
2997 Sustainable development Phát triển bền vững. Việc tối đa hoá lợi ích ròng của phát triển kinh tế kèm theo việc duy trì dịch vụ và chất lượng của tài nguyên thiên nhiên trong dài hạn .
2998 Swap arrangements Các thoả thuận hoán đổi. Một phương pháp tăng tính chuyển hoán được phát triển trong những năm 1960 bằng việc hoán đổi các đồng tiền .
2999 Paul Sweezy (1910-) Nhà kinh tế học Mácxít người Mỹ, là người đồng sáng lập tạp chí Monthly Review. Ông được biết đến nhiều nhất do công việc diễn giải và trình bày Thuyết kinh tế của C.Mác theo cách cho phép so sánh với Thuyết kinh tế học hiện đại. Ông lý luận rằng về bản chất cả Mác và Keynes đều phân tích sự xuất hiện của thất nghiệp theo cùng một cách. Tác phẩm: Tư bản độc quyền: Bài luận về trật tự và kinh tế xã hội Mỹ(1966-) viết cùng với Paul Baran giải thích lại thuyết kinh tế của Mác dưới ánh sáng của các diễn biến trong kinh tế Thế Giới thế kỷ XX. Baran và Sweezy thay thế quy luật về tỷ lệ thặng dư kinh tế so với tổng sản phẩm ngày càng tăng cho quy luật cũ của Mác về tỷ lệ lợi nhuận ngày càng giảm.
3000 System estimator Ước lượng hệ thống. Còn gọi là ước lượng với đầy đủ thông tin. Một ước lượng dùng để ước lượng toàn bộ các tham số trong một hệ phương trình đồng thời cùng một lúc, và có tính đến sự tương quan giữa các số dư của các phương trình khác nhau.
3001 Taft-Hartley Act Bộ luật Taft-Hartley. Là bản sửa đổi vào năm 1947 của LUẬT QUAN HỆ LAO ĐỘNG QUỐC GIA (còn gọi là luật Wagner), được đưa ra nhằm hạn chế quyền lực của công đoàn.
3002 Take-Home pay Thu nhập khả chi. Thu nhập có thể sử dụng; thu nhập thô trừ thuế và đóng góp bảo hiểm xã hội.
3003 Take-off Cất cánh . Xem ROSTOW MODEL.
3004 Takeover Thu mua. Vịêc một công ty "Tấn công" mua hơn 51% cổ phiếu để có quyền bỏ phiếu ở một công ty khác .
3005 Takeover and mergers Sự mua đứt và hợp nhất .
3006 Takeover bid Trả giá thu mua. Nỗ lực của một cá nhân, một nhóm người, hay một công ty nhằm mua đủ cổ phiếu để có quyền bỏ phiếu ở một công ty khác.
3007 Tangible assets Tài sản hữu hình. Các tài sản vật chất như nhà máy, máy móc, có thể được phân biệt với tài sản vô hình như giá trị của một bằng phát minh hay tiếng tăm của một công ty.
3008 Tangible wealth Của cải hữu hình.
3009 Tangency equilibrium Tiếp điểm cân bằng.
3010 Tap issue Bán lẻ chứng khoán liên tục. Hệ thống mà chứng khoán viền vàng có thể mua được từ cơ quan môi giới chính phủ mua trên sở giao dịch chứng khoán London.
3011 Targets Mục tiêu (định lượng). Còn gọi là mục tiêu chính sách. Là một loạt các mục tiêu định lượng của chính sách kinh tế phải đạt được bằng việc lựa chọn các giá trị của CÔNG CỤ CHÍNH SÁCH.
3012 Tariff Thuế quan. Thuế đánh vào một hàng hoá nhập khẩu ở một quốc gia.
3013 Tariff factory Nhà máy tránh thuế quan. Việc thay đổi địa điểm sản xuất một hàng hoá từ một nơi có giá thành thấp tới một nơi có giá thành cao ở một nước khác- nơi mà không thể bán mặt hàng này được do thuế quan cao.
3014 Tariff Structure Khung biểu thuế quan. Hình thái toàn bộ của các mức thuế quan.
3015 Tatonnement Dò dẫm. Quá trình mặc cả qua đó điểm cân bằng đạt được trên thị trường Walras.
3016 Taxable income Thu nhập chịu thuế. Tổng thu nhập trừ đi các khoản trợ cấp và các khoản công tác phí .
3017 Taxation Sự đánh thuế. Các khoản thanh toán mà chính phủ bắt buộc các cá nhân và công ty phải nộp nhằm huy động nguồn thu để trả cho các chi phí về hàng hoá công cộng và dịch vụ, và để kiểm soát lượng chi phí của khu vực tư nhân trong nền kinh tế.
3018 Tax base Cơ sở thuế. Xem TAXABLE INCOME.
3019 Tax burden Gánh nặng thuế. Xem AVERAGE RATE OF TAX.
3020 Tax credit Ghi có thuế. Đây là khoản ghi có trực tiếp đối với một loại thuế: khoản thuế phải trả được giảm đi bằng khoản ghi có.
3021 Tax credit scheme Cơ chế ghi có thuế. Một chương trình DUY TRÌ THU NHẬP, trong đó mọi người được bảo đảm một khoản thu nhập tối thiểu trong khi thu nhập trên mức đó sẽ bị đánh thuế.
3022 Tax disincentive Sự làm giảm khuyến khích của thuế. THUẾ THU NHẬP có thể làm cho người ta làm việc ít hơn. Sự tồn tại của nó làm cho giải trí hấp dẫn hơn vì nó không chịu thuế. Điều này được gọi là HIỆU ỨNG THAY THẾ của thuế.
3023 Tax expenditure Chi tiêu (để) tránh thuế. Cụm thuật ngữ dùng để chỉ các khoản khấu trừ mà được dùng để giảm nghĩa vụ nộp thuế - nói chung là nghĩa vụ nộp thuế thu nhập.
3024 Tax-push inflation Lạm phát do thuế đẩy. Lạm phát này liên quan đến quan tâm của công nhân trong việc duy trì mức tăng tiền công thực tế sau thuế và là một trong các yếu tố bị cho là đã làm thay đổi trong tiền công kém nhạy bén với các điều kiện của chiu kỳ kinh doanh.
3025 Tax shifting Chuyển đẩy thuế. HIện tượng mà trong đó những người phải chịu thuế có thể chuyển gánh nặng một phần hay toàn bộ cho những người khác.
3026 Tax yield Tiền thu thuế. Doanh thu có được từ một loại thuế.
3027 T-distribution Phân phối T. (Cũng còn goi là phân phối Student). Một PHÂN PHỐI XÁC SUẤT thường được dùng trong KIỂM ĐỊNH GIẢ THIẾT đối với các mẫu nhỏ và trong đó PHƯƠNG SAI của biến số liên quan phải được ước lượng từ dữ liệu thu được.
3028 Technical progress Tiến bộ kỹ thuật. Một yếu tố trung tâm trong TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ cho phép sản xuất ra mức sản lượng cao hơn so với số lượng đầu vào lao động và vốn không đổi.
3029 Technological dualism Mô hình nhị nguyên về công nghệ. Quá trình kết hợp công nghiệp nặng cần nhiều vốn với các phương pháp cần nhiều lao động ở nơi khác để sử dụng lao động thừa.
3030 Technological external effects Ngoại ứng của công nghệ. Một cách gọi khác của ngoại ứng. Tính từ "công nghệ" được đưa vào để phân biệt các hiệu ứng như vậy với TÍNH KINH PHỤ THUỘC BÊN NGOÀI.
3031 Technological progress Tiến bộ công nghệ. Hầu hết các lý thuyết phát triển kinh tế nhấn mạnh sự cần thiết của tiến bộ kỹ thuật, và thường sự gia tăng trong tốc độ tiến bộ kỹ thuật có khi đòi hỏi sự tăng tốc.
3032 Technological unemployment Thất nghiệp do công nghệ. Thất nghiệp xảy ra do áp dụng thiết bị tiết kiệm lao động khi nền kinh tế tăng trưởng.
3033 Technology, choice of Sự lựa chọn công nghệ. Một khía cạnh then chốt của chiến lược phát triển là việc lựa chọn kỹ thuật. Ở các nước đang phát triển, mức độ sẵn có của các yếu tố thường ngược lại ở chỗ vốn thì khan hiếm và đắt đỏ còn lao động thì thừa, rẻ.
3034 Technology matrix Ma trận côngnghệ. Trong phân tích đầu vào - đầu ra, một ma trận (thường được kí hiệu là An) mà phần tử thứ ij (nghĩa là phần tử ở hàng i và cột j) cho biết giá trị của sản lượng ở nghành i được sử dụng như một đầu vào ngay lập tức trong việc sản xuất ra một đơn vị đầu ra của ngành j của nền kinh tế.
3035 Technology transfer Chuyển giao công nghệ. Theo nghĩa rộng nhất là sự trao đổi giữa các nước về kiến thức sự tồn tại và vận hành của các loại máy móc và trong nhiều trường hợp là sự trao đổi của bản thânh máy móc.
3036 Technology Công nghệ.
3037 Technostructure Cấu trúc công nghệ. Lớp học quản lý và kỹ năng hoạch định và kỹ thuật mà sản xuất công nghiệp hiện đại đòi hỏi.
3038 Temporary layoffs Sa thải tạm thời. Các nhân viên bị giới chủ sa thải nhưng biết rằng họ có thể trở lại công việc của mình vào lúc nào đó trong tương lai gần.
3039 Term loan Khoản vay kỳ hạn. Khoản cho vay ngân hàng trong một số năm cố định, thường là ba đến năm năm hoặc lâu hơn, với mức lãi xuất cố định, và thường được trả góp thành các phần nhỏ trải dài trong suốt một thời kỳ.
3040 Terms of trade Tỷ giá thương mại. Quan hệ giữa giá hàng xuất khẩu và giá hàng nhập khẩu.
3041 Term structure of interest rates Cơ cấu kỳ hạn của lãi xuất. Cơ cấu hay quan hệ giữa các lãi suất, hay nói một cách chặt chẽ hơn tổng lợi tức lúc đáo hạn, trên các chứng khoán có kỳ hạn khác nhau.
3042 Test discount rate Lãi xuất chiết khấu kiểm định. Mức lãi xuất mà một thời được dùng trong việc thẩm định ĐẦU TƯ TƯ BẢN bởi các ngành công nghiệp quốc hữu hoá ở Anh, sử dụng kỹ thuật chiết khấu luồng tiền. Tiêu trái này đã trở nên lạc hậu trong một số năm. Do vậy, người ta đã chuyển sự chú ý sang các phương pháp khác để xem xét chi phí vốn trong các quyết định đầu tư, và chính phủ đã yêu cầu các ngành công nghiệp quốc hữu hoá có được lợi tức trước thuế là 5% (8% kể từ năm 1989) đối với tất cả các khoản đầu tư mới (chứ không phải là đối với các dự án đơn lẻ).
3043 Test statistic Thống kê kiểm định. Một thống kê được tính cho kiểm định giả thiết.
3044 Threat effect Tác động đe doạ. Tác động mà giới chủ phi nghiệp đoàn trả tiền công nghiệp đoàn, hay xấp sỉ như vậy, hìng ngăn chặn việc thành lập nghiệp đoàn của nhân viên mình.
3045 Threat of pay off Lợi ích đe doạ. Xem NASH SOLUTIONS
3046 Three stage least squares Bình phương nhỏ nhất của ba giai đoạn. (3SLS hay Th SLS). Một giá trị của họ các ước lượng theo phương pháp bình phương nhỏ nhất áp dụng đối với việc ước lượng các thông số của hệ phương trình đồng thời, mà trong đó các hệ số nhiễu có thể tương quan với các phương trình.
3047 Threshold Ngưỡng. Điểm mà bên ngoài đó sẽ có thay đổi trong hành vi của tác nhân kinh tế, ví dụ như một ngưỡng đối với kỳ vọng giá cả, có nghĩa là kỳ vọng sẽ không liên tục được thay đổi dưới ánh sáng của các bằng chứng tích tụ, nhưng sẽ được thay đổi trong các khoảng thời gian khi tốc độ thay đổi giá đã vượt quá một điểm nào đó.
3048 Threshold analysí Phân tích ngưỡng. Một kỹ thuật dùng trong hoạch định vật chất để tìm ra quy mô mong muốn của cộng đồng và việc cung cấp các dịch vụ công cộng.
3049 Threshold effect Tác động ngưỡng. Sự tăng mức thuế mà một cộng đồng được cho sẵn là sẵn sàng trả do có khủng hoảng hay khẩn cấp quốc gia.
3050 Threshold of a good Ngưỡng của một hàng hoá. Trong kinh tế học khu vực, dân số tối thiểu có thể tạo một thị trường cho một hàng hoá hay dịch vụ. Khi dân số của một khu vực (như một thị trấn) dưới mức ngưỡng, cầu đối hàng hoá đó sẽ thấp đến mức mà việc cung cấp hàng hoá đó sẽ không khả thi về mặt kinh tế.
3051 Thunen, Johann Heinrich von (1783-1850) Von Thunen - nhà kinh tế học nông nghiệp người Đức đưa ra mô hình lý thuyết dựa trên kinh nghiệm canh tác nhằm tìm ra vị trí tối ưu đối với một loại cây trồng nào đó, đặc biệt về khoảng cách từ trung tâm có nhu cầu đối nó. Ông đưa ra thuyết TIỀN THUÊ ĐẤT tương tự với thuyết của Ricardo, và thuyết phân phối dựa trên năng suất biên. Việc ứng dụng năng suấtbiên vào tiền công và vốn, sử dụng các đạo hàm và lôgich cận biên nhằm tìm ra các nghiệm cân bằng cho các biến số kinh tế, và tuyên bố của ông về quy luật TỶ LỆ BIẾN THIÊN đã cho phép ông ta được biết đén như nhà sáng lập ra phân tích biên. A.MARSHALL đã ca ngợi đóng góp lớn của ông.
3052 Tiebout model Mô hìn Tiebout. Một phân tích việc cung cấp HÀNG HOÁ CÔNG CỘNG lập luận rằng nếu một số dịch vụ công cộng nào đó được chính quyền địa phương cung cấp thì các cá nhân có thể thể hiện sở thích của mình về các dịch vụ này và có được một kết hợp của dịch vụ công nghệ và thuế tương ứng với sở thích của họ bằng việc di chuyển giữa các địa phương.
3053 Tight money Thắt chặt tiền tệ. Một biện pháp của chính sách tiền tệ khi mà cung cấp tín dụng bị hạn chế và lãi suất ở mức cao.
3054 Time, allocation of Phân bổ thời gian. Mô hình thời gian giải trí truyền thống về cung giờ giả định rằng toàn bộ thời gian được phân bổ hoặc làm việc để kiếm tiền hoặc cho giải trí.
3055 Time deposit Tiền gửi có kỳ hạn. Khoản tiền gửi ở một ngân hàng mà chỉ có thể được rút ra sau khi có thông báo trước.
3056 Time preference Sở thích theo thời gian. Các cá nhân có mức sở thích theo thời gian dương đánh giá các đơn vị tiêu dùng hay thu nhập hiện tại cao hơn các đơn vị trong tương lai.
3057 Time series Chuỗi số/dữ liệu theo thời gian. Một chuỗi các giá trị quan sầtm một biến nhận ở các thời điểm khác nhau (thường là trong các giai đoạn kế tiếp nhau).
3058 Time varying parameter models Các mô hình biến số thay đổi theo thời gian. Xem VARIABLE PARAMETER MODELS.
3059 Tinbergen, Jan (1903-) Nhà kinh tế học HÀ LAN cùng với R.FRISCH được trao giải Nobel kinh tế năm 1969 về nghiên cứu tiên phong trong kinh tế lượng. Nghiên cứu đầu tay được nói đến nhiều nhất là nghiên cứu về biến động chu kỳ ở Mỹ, mà trong đó ông cố gắng chỉ ra theo cách định lượng tầm quan trọng của các yếu tố khác nhau trong ch kỳ kinh doanh ở Mỹ. Một tác phẩm có ảnh hưởng khác của Tinbergen là Lý thuyết về chính sách kinh tế như mục tiêu chính sách. Ông đã có đóng góp quan trọng vào khái niệm GIÁ "BÓNG".
3060 Tobin, James (1918-) Nhà kinh tế học người Mỹ, giáo sư kinh tế tại đại học Yale; được trao giải Nobel kinh tế về nghiên cứu trong "Lý thuyết về thị trường tài chính và quan hệ của nó với quyết định tiêu dùng và đầu tư; sản xuất, việc làm và giá cả". Nghiên cứu có ý nghĩa nhất của ông là về lựa chọn danh mục đầu tư, trong đó ông nhấn mạnh sự đánh đổi giữa rủi ro và lợi tức trong một loạt các tài sản, bao gồm cả tiền, có thể được coi là tái thiết lập lại sự tôn trọng tri thức của tư tưởng Keynes về sự ưa thích thành khoản. Hầu hết các nghiên cứu của ông đã được trình bày trong các tạp trí hay các bộ sưu tập chứ không được trình bày trong các cuốn sách về một chủ đề đơn lẻ.
3061 Todaro model Mô hình Todaro. Mô hình kinh tế nổi tiếng nhất về di cư trong nước ở các nước đang phát triển. Tác giả là Michạe Todaro - nhà kinh tế học người Mỹ đã từng làm việc ở Châu Phi. Mô hình này giải thích hiện tượng di cư từ nông thôn ra thành thị cao ở hầu hết các nước đang phát triển là hợp lý xét từ quan điểm kinh tế. Điểm quan trọng là có mức chênh lệc lớn giữa thu nhập ở khu vực công nghiệp hiện đại và thu nhập ở nông thôn.Thường thường, thu nhập ở khu công nghiệp ở trên mức cân bằng thị trường vì một số lý do. Câu trả lời dài hạn cho các vấn đề đó là tạo ra các chính sách ở cả thành thị và nông thôn để giảm mức chênh lệch trong thu nhập thực tế giữa hai khu vực.
3062 Token money Tiền quy ước. Mọi loại tiền nào mà giá trị của nó với tư cách làm phương tiện thanh toán dựa vào các quy định của pháp luật, ví dụ, một đồng tiền pháp định, hay dựa vào sự chấp nhận truyền thống, và giá trị của nó không có quan hệ gì với giá trị vật làm ra tiền.
3063 Tokyo Round Vòng đàm phán Tokyo. Vòng đàm phán thương mại đa phương, tổ chức dưới sự bảo trợ của HIỆP ĐỊNH CHUNG VỀ THUẾ QUAN VÀ MẬU DỊCH (GATT) diễn ra ở Tokyo từ 1973-1979. Vòng đàm phán Tokyo giải quyết các vấn đề cản trở thương mại thuế quan và phi thuế quan.
3064 Total cost Tổng phí; chi phí tổng. Tổng chi phí sản xuất ra một sản lượng xác định.
3065 Total remuneration Thù lao tổng. Tổng các lợi ích bằng tiền mà người công nhân nhận được từ việc làm của mình.
3066 Total Revenue Doanh thu tổng. Tổng thu từ việc bán một hay nhiều sản phẩm của một hãng hay một nghành.
3067 Trade Thương mại (hay mậu dịch). Việc trao đổi hàng hoá giữa các cá nhân hay các nhóm hoặc trực tiếp thông qua HÀNG ĐỔI HÀNG, hoặc gián tiếp qua một phương tiện thanh toán như tiền.
3068 Trade bill Hối phiếu thương mại. Trên thị trường chiết khấu Lodon, một hối phiếu phát hành để tài trựo một giao dịch thương mại thực sư như để trang trải cho giai đoạn vận tải hàng, và mà vẫn chưa được một ngân hàng chấp nhận , khi đó được gọi là HỐI PHIẾU NGÂN HÀNG.
3069 Trade creation Sự tạo lập thương mại. Việc thay thế trong thương mại quốc tế nguồn sản xuất có chi phí cao hơn bằng nguồn chi phí thấp hơn do thay đổi trong thuế quan, hay hạn ngạch hay các hàng rào thương mại khác trên cơ sở địa lý, như tạo lập một liên minh thuế quan.
3070 Trade credit Tín dụng thương mại. Tín dụng do một nhà buôn hay nhà sản xuất cung cấp cho khách hàng của mình qua các điều khoản bán hàng cho phép thanh toán vào một thời gian nào đó sau khi đã thực sự giao hàng hoá.
3071 Trade cycle Chu kỳ thương mại. Cũng còn gọi là chu kỳ kinh doanh hay chu kỳ kinh tế. Sự biến động trong mức độ hoạt động kinh tế (thường thể hiện dưới dạng thu nhập quốc dân) tạo thành một hình thái đều đặn, với việc mở rộng hoạt động theo một quá trình thu hẹp, sau đó là tiếp tục mở rộng.
3072 Trade-off Sự đánh đổi. Mẫu thuẫn giữa các mục tiêu chính sách với kết quả là một mục tiêu chỉ có thể đạt được với việc hy sinh một mục tiêu khác.
3073 Traditional sectors Các khu vực truyền thống. Xem AGRICULTURAL SECTOR, DUALISM, THEORY OF, INFORMAL SECTOR, LEWIS-FEI-RANIS MODEL.
3074 Transactions approach Phương pháp giao dịch. Tên phiên bản của Newcomb và Fisher về THUYẾT ĐỊNH LƯỢNG TIỀN.
3075 Transactions balances Các số dư giao dịch. Xem MONEY, THE DEMAND FOR.
3076 Transactions costs Các chi phí giao dịch. Các chi phí không phải giá phát sinh trong khi trao đổi hàng hoá và dịch vụ.
3077 Transaction Giao dịch / thương vụ.
3078 Transactions demand for money Cầu về tiền giao dịch. Một động cơ đòi hỏi có tiền để phục vụ mục đích giao dịch, nghĩa là thanh toán và nhận thanh toán, sử dụng tiền với chức năng của nó là phương tiện trao đổi.
3079 Transactions motive for holding money Động cơ giữ tiền để giao dịch. Xem Transactions demand for money, Transactions balances, Money, the demand for.
3080 Transactions velocity of circulation Tốc độ lưu thông giao dịch. Xem INCOME VELOCITY OF CIRCULATION.
3081 Transcendental logarithMIC production function Hàm sản xuất trừu tượng dạng logarit Xem TRANSLOG PRODUCTION FUNCTION.
3082 Transcendental production function Hàm sản xuất trừu tượng.
3083 Transferable rouble Rúp chuyển đổi được. Một đơn vị tiền tệ kế toán do Liên Xô đưa ra năm 1963 cho việc thanh toán số dư thương mại giữa các nước trong hội đồng tương trợ kinh tế.
3084 Transfer costs Chi phí vận chuyển. Chi phí liên quan đến việc vận chuyển hàng hoá từ địa điểm này đến địa điểm khác bao gồm các chi phí trực tiếp của việc di chuyển mà thay đổi với khoảng cách di chuyển (và do vậy có thể gọi là "chi phí khoảng cách"), và toàn bộ chi phí xếp hàng, dỡ hàng, xử lý và quản lý ở mỗi đầu của hàn trình.
3085 Transfer deed Chước bạ chuyển giao. Một chứng từ mà qua đó quyền sở hữu CHỨNG KHOÁN được chuyển giao theo nghĩa pháp lý từ người bán sang người mua.
3086 Transfer earnings Thặng dư kinh tế. Xem ECONOMIC RENT.
3087 Transfer incomes Thu nhập do chuyển nhượng. Thu nhập không thể coi là thanh toán cho dịch vụ hện tại và do vậy không tạo thành một phần của thu nhập quốc dân.
3088 Transfer of technology Chuyển giao công nghệ. Công nghệ là một yếu tố chính trong việc thúc đẩy TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ. Việc chuyển giao công nghệ không thích hợp có thể làm méo mó hình thái phát triển, dẫn tới việc sản xuất các sản phẩm không thích hợp.
3089 Transfer payment Thanh toán chuyển nhượng. Khoản thanh toán (thường do chính phủ) cho một cá nhân mà không tạo thành một phần của việc trao đổi hàng hoá và dịch vụ.
3090 Transfer pricing Định giá chuyển nhượng. Hệ thống ấn định giá cho các giao dịch giữa các công ty con của một công ty đa quốc gia, trong đó giá không phụ thuộc vào yếu tố thị trường.
3091 Transfer problem Vấn đề chuyển nhượng. Thuật ngữ trong kinh tế học quốc tế về việc liệu một nước, phải bồi thường cho một nước khác, ví dụ tiền sửa chữa, phải gánh nặng quá mức hay thứ cấp, nghĩa là gánh nặng hơn tốc độ thanh toán, để mà thực hiện việc chuyển giao bằng việc kiếm được khoản thặng dư trên thanh toán quốc tế.
3092 Transformation function Hàm chuyển đổi. Xem PRODUCTION FRONTIER.
3093 Transformation problem Bài toán chuyển đổi. Bài toán trong kinh tế học C.Mác nhằm tìm ra một bộ giá duy nhất từ các giá trị, nghĩa là đầu vào lao động.
3094 Transitivity of preferences Tính bắc cầu của sở thích. Xem AXIOMS OF PREFERENCE.
3095 Transitory consumption Tiêu dùng qúa độ. Sự tăng hay giảm không dự tính trong tiêu dùng.
3096 Transitory income Thu nhập quá độ. Thu nhập không dự tính. Khoản thu hay lỗ bất thường.
3097 Translog production function Hàm sản xuất chuyển dạng lô-ga-rít. Hàm sản xuất trừu tượng dạng lô-ga-rít.Là dạng tổng quát của hàm sản xuất COBB-DOUGLAS.
3098 Trans-shipment points Các điểm chuyển đổi phương tiện vận chuyển. Các địa điểm mà tại đó vận tải thay đổi từ loại này sang loại khác.
3099 Treasury, the Bộ tài chính Anh. Một bộ trong chính phủ Anh kiểm soát chính sách kinh tế và chi tiêu công cộng.
3100 Treasury US department of Bộ tài chính Mỹ. Một bộ trong chính phủ Mỹ quản lý hầu hết việc thu ngân sách, sản xuất tiền kim loại và tiền giấy và thi hành một số luật lệ.
3101 Treasury bill Tín phiếu bộ tài chính. Một phương tiện vay ngắn hạn của chính phủ Anh được đưa vào năm 1877 và vào thời gian đó là mô hình theo hối phiếu thương mại. Ở mỹ cũng có công cụ tương ứng. Tín phiếu bộ tài chính Mỹ do bộ tài chính phát hành có thời hạn ba, sáu, chín và mười hai tháng. Các chứng khoán này là sự đầu tư không có rủi ro, nhưng vẫn có rủi ro trên thị trường thứ cấp trước khi đáo hạn, bởi vì giá biến động với thay đổi trong lãi xuất thị trường.
3102 Treasury Deposit Receipt (TDR) Biên nhận tiền gửi Bộ tài chính. Đây là chứng khoán không buôn bán ngắn hạn (6 tháng) được chính phủ Anh áp dụng năm 1940 với tư cách là công cụ tài chính thời chiến, và bán ra giá trị hàng tuần đã định cho ngân hàng. Loại chứng khoán này giảm dần và bị loại bỏ vào năm 1953.
3103 Treasury - Federal Reserve Accord Thoả thuận giữa bộ tài chính và Cục dự trữ liên bang. Từ năm 1942-51, HỆ THỐNG DỰ TRỮ LIÊN BANG MỸ nâng đỡ giá trái phiếu chính phủ Mỹ nhằm tạo thuận lợi cho việc vay mượn của chính phủ liên bang. Năm 1952 Dự trữ liên bang và Bộ tài chính đã ký một "thoả thuận" - giải phóng Dự trữ liên bang khỏi trách nhiệm mua trái phiếu.
3104 Treasury note Đồng tiền của bộ tài chính. Xem CURRENCY NOTE.
3105 Treasury view Quan điểm của bộ tài chính. Một quan điểm của bộ tài chính Anh vào đầu thế kỷ XX cho rằng chi tiêu bổ sung của chính phủ sẽ được cân bằng bởi việc suy giảm trong tư nhân.
3106 Treaty of Rome Hiệp ước Rome. Xem EUROPEAN COMMUNITY.
3107 Trend Xu hướng. Còn gọi là xu hướng theo thời gian. 1)Thành phần dài hạn, cơ sở trong dữ liệu CHUỖI THỜI GIAN, thường được tính để thể hiện hướng vận động dài hạn của một biến số. 2)Một số đo mức trung bình của một đại lượng kinh tế tại một thời điểm nào đó.
3108 Trend stationary process (TSP) Quá trình tĩnh tại của xu hướng.
3109 Trigonometric functions Các hàm lượng giác. Các hàm được định nghĩa bởi các tính chất trong một tam giác vuông bao gồm sin, cosin và tang.
3110 Truncated earnings function Hàm thu nhập rút gọn. Một kiểm nghiệm giả thuyết của thị trường lao động NHỊ NGUYÊN rằng cơ chế quyết định tiền công khác nhau giữa khu vực "thứ nhất" và "thứ hai" của thị trường lao động, khu vực thứ nhất trả cho VỐN NHÂN LỰC, khu vực thứ hai trả cho những người vừa không có kinh nghiệm và không có học vấn.
3111 Trust Tờ-rớt. Với tư cách là một thuật ngữ của luật học, thuật ngữ này áp dụng cho các thoả thuận được pháp luật quy định khác nhau mà theo đó tài sản thuộc về một cá nhân hay nhóm người được đặt trong tay những người uỷ thầcm, tuỳ thuộc vào loạ trớt, có thể thực sự quản lý chúng vì lợi ích của những người chủ sở hữu tài sản đó.
3112 t-statistic Thống kê t. Một thống kê tuân theo phân phối T. Thống kê t thường được dùng trong kiểm định giả thiết để xác định MỨC Ý NGHĨA THỐNG KÊ của các tham số trong các mô hình kinh tế lượng, và được tính bằng tỷ số giữa giá trị tham số ước tính và sai số chuẩn của nó.
3113 Turning point Điểm ngoặt Điểm trong chu kỳ kinh doanh khi TRẠNG THÁI MỞ RỘNG của chu kỳ được thay thế bằng trạng thái thu hẹp hoặc ngược lại. Điểm đỉnh và điểm đáy được goi là các bước ngoặt.
3114 Turnover Doanh thu, kim ngạch. Xem TOTAL REVENUE.
3115 Turnover tax Thuế kim ngạch. Đôi khi được goi là thuế theo đợt. Đây là loại hình ban đầu của thuế doanh thu. Người ta đã nhìn thấy nhược điểm của thuế này và trong những năm gần đây ở nhiều nước đã đổi sang loại thuế không có nhược điểm này.
3116 Turnpike theorems Các định lý cổng ngăn. Một loại định đề trong thuyết tăng trưởng liên quan đến sự gần gũi của các đường tăng trưởng tối ưu với tăng trưởng cân bằng với tốc độ cao nhất.
3117 Twelve-month rule Quy tắc mười hai tháng. Xem INCOMES POLICY.
3118 Two sector growth model Mô hình tăng trưởng hai khu vực. Một mo hình dùng trong thuyết tăng trưởng, trong đó sự khác biệt cơ bản giưa hàng tiêu dùng và hàng tư liệu sản xuất được công nhận, với một khu vực được quan tâm đến mỗi một trong hai hàng hoá này.
3119 Two stage leatst squares (TSLS hoặc 2 SLS) Bình phương nhỏ nhất hai giai đoạn Một phương pháp kinh tế lượng để ước lượng các tham số dạng cơ cấu của hệ phương trình đồng thời, trong đó tránh sự thiên lệch của phương trình đồng thời.
3120 Tying contract Hợp đồng bán kèm. Một điều kiện bán hàng đòi hỏi người mua một sản phẩm nào đó phải mua thêm một sản phẩm khác, thường là bổ sung cho sản phẩm đầu tiên.
3121 Type I/ type II Sai số loại I / loại II. Các loại sai số có thể phạm trong kiểm định giả thiết.
3122 U-form enterprise Doanh nghiệp dạng chữ U. Một công ty mà mọi quyết định đều do một ban điều hành ban ra.
3123 Unanimity rule Quy tắc nhất trí hoàn toàn. Một thủ tục lựa chọn tập thể mà đòi hỏi rằng trước khi một chính sách được chấp nhận, nó phải được mọi thành viên của cộng đồng bị tác động bởi quyết định này thông qua.
3124 Unianticipated inflation Lạm phát không được lường trước. Là phần lạm phát có thật mà con người không dự kiến; trong thức tế trừ đi lạm phát kỳ vọng.
3125 Unbalanced economic growth Sự tăng trưởng kinh tế không cân đối. Xem BALANCED ECONOMIC DEVELOPMENT, GROWTH PATH.
3126 Unbiased estimator Ước lượng không chệch. Xem BEST LINEAR UNBIASED ESTIMATOR.
3127 Uncalled capital Vốn chưa huy động. Xem PAID-UP CAPITAL.
3128 Uncertainty Sự không chắc chắn. Là một tình huống mà trong đó khả năng xuất hiện của một sự kiện sẽ không được biết, có nghĩa là không có phân phối xác suất gắn với kết cục.
3129 Unconvertible loan stock Cổ phần không thể chuyển đổi được Xem FINANCIAL CAPITAL.
3130 Unconvered interest parity Lãi suất ngang bằng chưa tính. Trong một chế độ tỷ giá hối đoái linh hoạt khi các nhà đầu tư bàng quan với rủi ro và không tự bảo vệ họ khỏi những rủi ro của tỷ giá trong THỊ TRƯỜNG KỲ HẠN, yêu cầu rằng giá giao ngay trong tương lai của một đồng tiêng khác với giá giao ngay hiện tại bằng một lượng vừa đúng để làm đối trong với mức chênh lệch lãi suất giữa hai quốc gia.
3131 UNCTAD Diễn đàn của Liên hiệp quốc về thương mại và Phát triển. Xem UNITED NATIONS CONFE-RENCE ON TRADE AND DEVELOPMENT.
3132 Undated securities Chứng khoán không ghi ngày. Xem Dated securities
3133 Underdeveloped countries Các nước chậm phát triển. Một cụm thuật ngữ dùng để chỉ các nước đang phát triển; nhưng hiện nay giờ đây người ta ít dùng cụm thuật ngữ này mà dùng các thuật ngữ khác ít mang tính miệt thị hơn.
3134 Underdevelopment Sự chậm phát triển. Xem DEVELOPING COUNTRIES.
3135 Underemployed workers Các công nhân phiếm dụng. Là hình ảnh phản chiếu của những công nhân quá dụng. Công nhân phiếm dụng là người coi giá trị của thu nhập cao hơn giá trị của nghỉ ngơi hơn so với các công nhân bình thường.
3136 Underemployment Sự phiếm dụng. Theo giả thiết thị trường lao động Nhị nguyên, thị trường lao động cấp hai bao gồm nhiều công nhân, những người có tay nghề giúp họ có thể hoàn thành công việc trong thị trường cấp một, hoặc là những người có thể được đào tạo thành công nhân có tay nghề cao với chi phí thấp hơn so với mức trung bình.
3137 Underidentification Sự chưa đủ để nhận dạng. Được xem như không được nhận dạng. Xem IDENTIFICATION PROBLEM.
3138 Undervalue currency Đồng tiền định giá thấp. Trong một hệ thống tỷ giá hối đoái cố định, một đồng tiền có sức mua ngang giá tạo ra thặng dư cán cân thanh toán dai dẳng.
3139 Underwriter Người bảo hiểm. Là người đồng ý chịu sự rủi ro hoặc một phần rủi ro và đổi lại được nhận một khoản gọi là phí bảo hiểm.
3140 Undistributed profits Lợi nhuận không chia. Là một tỷ lệ lợi nhuận được giữ lại không phân chia cho các cổ đông dưới dạng cổ tức cũng như không dùng để trả các khoản thuế.
3141 Unearned income Thu nhập phi tiền lương. Là các nguồn thu ngoài tiền lương, tiền công thường là các nguồn lợi nhuận hoặc tiền lãi hoặc tiền cho thuê.
3142 Unemployment Thất nghiệp. Là những người lao động không có việc làm, bao gồm cả những người đang trong giai đoạn tìm việc làm mới hoặc những người không thể tìm được việc làm với đồng lương thực tế hiện hành.
3143 Unemployment benefit Trợ cấp thất nghiệp. Khoản thanh toán cho một cá nhân thất nghiệp.
3144 Unemployment equilibrium Cân bằng thất nghiệp. Định đề trung tâm của Keynes trong cuốn Lý thuyết tổng quát rằng ngay cả khi tiền công và giá cả hoàn toàn linh hoạt như được giả định trong thuyết cổ điển, nền kinh tế vẫn không luôn luôn trở về điểm đầy đủ việc làm.
3145 Unemployment rate Tỷ lệ thất nghiệp. Ở Anh, là tỷ lệ người trong lực lượng lao động không có việc làm và tích cực tìm kiếm việc làm.
3146 Unequal exchange Sự trao đổi không ngang bằng. Nói một cách chính xác theo quan điểm của C.Mác, đó là sự trao đổi sản phẩm của các nền kinh tế phát triển với giá cao hơn giá trị lao động của chúng.
3147 UNIDO guidelines Các hướng dẫn của UNIDO. Một kỹ thuật thẩm định dự án ở các nước đang phát triển và là một phiên bản của phương pháp LITTLE-MIRRLEES.
3148 Unintended inventory disinvestment Giảm đầu tư vào tồn kho không dự kiến. Giảm hàng tồn kho do mức bán hàng tăng lên không dự tính trước hay do giảm sút trong sản xuất.
3149 Unintended inventory investment Đầu tư vào tồn kho ngoài dự kiến. Tăng hàng tồn kho do các đơn đặt hàng dự tính không thành hiện thực.
3150 Union density Tỷ lệ tham gia công đoàn. Tỷ lệ lực lượng lao động tham gia công đoàn thay đổi mạnh giữa những các nghành và giữa các nước do khác biệt trong chi phí và lợi ích của việc tham gia công đoàn.
3151 Union market power Sức mạnh của công đoàn đối với thị trường. Sức mạnh của công đoàn đối với thị trường là một hàm của độ co giãn của cầu phát sinh đối với lao động công đoàn.
3152 Union/non-union differential Chênh lệch tiền lương giữa công nhân tham gia và không tham gia công đoàn. Chênh lệch này đo mức độ mà các công đoàn đã tăng tiền lương của thành viên so với lao đông không tham gia công đoàn tương đương.
3153 Union pushfulness Tính thích tranh đấu của công đoàn. Xu hướng của các công đoàn tham gia đòi tăng lương, nghĩa là tâm trạng thích hành động tranh đấu.
3154 Union shop "quầy trói buộc" Một thoả thuận theo đó người công nhân phải tham gia công đoàn trong một thời kỳ đã định sau khi bắt đầu làm việc.
3155 Uniqueness Tính độc nhất. Nói chung được dùng trong thuyết cân bằng tổng quát để chỉ sự tồn tại của một bộ giá cân bằng thị trường độc nhất.
3156 Unit root tests Kiểm định đơn vị. Phép kiểm định để xác định xem liệu một chuỗi thời gian là tĩnh tại về chênh lệch hay không.
3157 United Nations Capital Development Fund Quỹ phát triển vốn của Liên hợp quốc. Một cơ quan đặc biệt được hội đồng bảo an Liên hợp quốc thành lập năm 1966 để thúc đẩy tăng trương kinh tế ở các nước đang phát triển bằng việc bổ sung các nguồn hỗ trợ vốn hiện có với các khoản cho vay và viện trợ; chủ yếu để tài trợ các dự án phát triển nông thôn quy mô nhỏ mà không thể có được nguồn tài chính nào khác do không có đủ tài sản thế chấp hay không có uy tín tín dụng đối với bên vay.
3158 United Nations Conference on Trade and Development (UNCTAD) Hội nghị Liên hiệp quốc về Thương mại và Phát triển. Hội nghị được triệu tập lần đầu tiên vào năm 1964, hiện nay là một bộ phận vĩnh cửu của Đại hội đồng bảo an và sau đó đã họp vào năm 1968. 1972, 1976, 1979, 1983 và 1987. Tất cả các thành viên của liên hợp quốc hay của các cơ quan chuyên môn của họ là thành viên của hội nghị và nó có một ban chấp hành và một ban thư ký vĩnh viễn.
3159 United Nationns Development Programme (UNDP) Chương trình phát triển của Liên hợp quốc. Năm 1966, chương trình Hỗ trợ tài chính mở rộng của Liên hợp quốc và quỹ đặc biệt của Liên hợp quốc được sáp nhập tạo nên chương trình phát triển của liên hợp quốc, cơ quan đặc biệt của Liên hợp quốc chịu trách nhiệm quản lý và điều phối các dự án phát triển và hỗ trợ kỹ thuất được cung cấp dưới sự bảo trợ hay liên lạc với hệ thống các cơ quan phát triển của Liên hợp quốc.
3160 United Nationns Industrial Development Organization (UNIDO) Tổ chức phát triển công nghiệp của Liên hợp quốc. Được thành lập vào năm 1966, là một cơ quan đặc biệt của Liên hợp quốc sau nghị quyết của hội đồng bảo an, tổ chức này cung cấp hỗ trợ kỹ thuật nhằm thúc đẩy công nghiệp hoá ở các nước đang phát triển.
3161 Unit of account Đơn vị kế toán. Xem Money.
3162 Unit tax Thuế đơn vị. Xem CUSTOMS, EXCISE AND PROTECTIVE DUTIES.
3163 Unit Trust Độc quyền đơn vị. Một cụm thuật ngữ dùng ở Anh để chỉ một thể chế, giống như một độc quyền đầu tư, mà tạo điều kiện cho các nhà đầu tư phân tán rủi ro bằng việc mua cổ phần trong một danh mục chứng khoán.
3164 Unlisted Securities Market (USM) Thị trường chứng khoán không niêm yết. Do sở giao dịch chứng khoán London (là cơ quan quản lý) thành lập năm 1980, USM là một thị trường ít tổ chức hơn so với sở giao dịch chứng khoán.
3165 Unsecured loan stock Cổ phần vay không bảo lãnh. Xem FINANCIAL CAPITAL.
3166 Unvalidated inflation Lạm phát không cho phép. Tỷ lệ lạm phát mà không đi kèm theo với một tỷ lệ gia tăng tương tự trong cung tiền.
3167 Urban economics Kinh tế học đô thị. Một nhánh của kinh tế học áp dụng các công cụ như tư duy vào phân tích hoạt động kinh tế và các vấn đề kinh tế ở thành thị.
3168 Urbanization economies Tính kinh tế của đô thị hoá. Tiết kiệm chi phí nảy sinh khi các hoạt động kinh tế được tập trung ở các khu vực đô thị.
3169 Uruguay Round Vòng đàm phán Uruguay.
3170 User cost of capital Chi phí sử dụng vốn. Giá trị thuê dịch vụ vốn, hay giá mà một hãng phải trả cho việc sử dụng dung lượng vốn mà nó sở hữu hay xem xét để mua.
3171 Use value and exchange value Giá trị sử dụng và giá trị trao đổi. Một sự phân biệt, mà làm chủ đề thảo luận từ thời AISTOTLE đến C.Mác, giữa độ thoả dụng có được từ hàng hóa và giá cả của nó.
3172 U-shaped cost curves Các đường chi phí hình chữ U. Các đường miêu tả bằng các nào chi phí trung bình của một hãng hay một nghành thay đổi với mức sản lượng.
3173 Utility Độ thoả dụng. Được hiểu rộng rãi trong kinh tế học như là đồng nghĩa với "phúc lợi", PHÚC LỢI KINH TẾ ,sự thoả mãn và đôi khi là hạnh phúc.
3174 Utility function Hàm thoả dụng. Một hàm cho rằng Độ thoả dụng của một cá nhân phụ thuộc vào hàng hoá và số lượng hàng hoá mà người đó tiêu.
3175 Utilitarianism Chủ nghĩa vị lợi. Thuật gữ chính trị và triết học miêu tả các thuyết của BENTHAM và các cộng sự của ông, những người lấy nguyên tắc hạnh phúc lớn nhất của số đông nhất làm tiêu trí đánh giá hành động.
3176 Vacancies Chỗ làm việc còn trống. Nhu cầu của giới chủ cần thuê thêm lao động.
3177 Vacancy rate Tỷ lệ chỗ làm việc còn trống. Một chỉ số về cầu lao động tại mức tiền công hiện hành.
3178 Validated inflation Lạm phát cho phép. Lạm phát được cho phép tồn tại vì chính phủ cho phép cung tiền mở rộng với các tốc độ như lạm phát.
3179 Valuation curve Đường đánh giá. Xem GROWTH - VALUATION FUNCTION.
3180 Valuation ratio Tỷ số đánh giá. Tỷ số giữa thị giá cổ phần của hãng, V, với giá trị sổ sách tài sản của nó, K.
3181 Value, money, a standard of Tiêu chuẩn giá trị của tiền. Một trong các chức năng của tiền là vai trò tiêu chuẩn giá trị. Nghĩa là nó tạo một hệ thống đơn vị kế toán mà qua đó giá cả được biểu hiện và các khoản trả chậm như nợ được xác định.
3182 Value, theory of Lý thuyết về giá trị. Gía trị nội tại của một hàng hoá.
3183 Value added Giá trị gia tăng. Giá trị sản lượng của một hãng trừ đi giá trị đầu vào nó mua từ các hãng khác.
3184 Value-added tax Thuế Giá trị gia tăng. Về mặt khái nịêm đây là loại thuế dựa trên giá trị gia tăng trong một quốc gia.
3185 Value judgement Đánh giá chủ quan. Một nhận định mà nói chung có thể được tóm tắt là "X là tốt (hay xấu)". Cụm thuật ngữ chủ quan gây nhiều nhầm lẫn trong kinh tế học.
3186 Value marginal physical product Sản phẩm vật chất giá trị biên. Xem MARGINAL REVENUE PRODUCT.
3187 Variable capital Vốn (tư bản) khả biến. Trong học thuyết của C.Mác, vốn khả biến ám chỉ phần vốn, đại diện bởi sức lao động, mà làm thay đổi giá trị trong quá trình sản xuất.
3188 Variable cost Các chi phí khả biến. Chi phí biến đổi với mức sản lượng, ví dụ chi phí lao động.
3190 Variable elasticity of substitution production function (VES production function) - Độ co giãn khả biến của hàm sản xuất thay thế. Đây là dạng tổng quát của ĐỘ CO GIÃN KHÔNG ĐỔI CỦA HÀM SẢN XUẤT THAY THẾ cho phép co giãn của thay thế biến đổi với tỷ số yếu tố đầu vào.
3191 Variable labour costs Các chi phí lao động khả biến. Chi phí thuê mướn công nhân thay đổi tỷ lệ thuận hay hơn tỷ lệ thuận với số giờ làm việc.
3192 Variable parameter models Các mô hình thông số khả biến. Các mô hình kinh tế lượng, trong đó các thông số về dân số cần được ước lượng, được giả định là biến số, không giống như trong phân tích hồi quy mà trong đó các thông số được coi là cố định.
3193 Variance Phương sai Một số đo được sử dụng phổ biến để đo mức độ mà một biến số ngẫu nhiên (hoặc một thống kê) phân tán xung quanh giá trị ttrung bình của nó.
3194 Variance-covariance matrix Ma trận phương sai - hiệp phương sai. Ma trận phương sai và các hiệp phương sai. của một dãy các biến số ngẫu nhiên cùng phân phối, phương sai tạo nên đường chéo, trong khi hiệp phương sai là các côtọ và các dòng liên quan.
3195 Variation Biến động. Xem VARIANCE, ANALYSIS OF VARIANCE, SUM OF SQUARES.
3196 Veblen, Thorstein B. (1857-1926) Veblen, Thorstein B. là nhà kinh tế học và xã hội học người Mỹ, Giáo sư kinh tế tại trường đại học Chicago từ 1892. Là nhà sáng lập ra KINH TẾ HỌC THỂ CHẾ, ông rất phê phán khái niệm khoái lạc và nguyên tử trong kinh tế học TÂN CỔ ĐIỂN. Ý tưởng của ông về khoa học kinh tế là sự tìm hiểu về phát triển các thể chế kinh tế. Đôi với Veblen, thể chế kinh tế không hơn gì thái độ và đạo đức mà chúng tóm lược. Nhiều thuật ngữ của Veblen mà ông dùng để chỉ giai cấp giải trí trong thời kỳ ông sống đã trở thành tiếng Anh thông dụng ngày nay. Không giống quan điểm của Marx về mâu thuẫn giữa giai cấp Tư sản và Vô sản, Veblen tìm thấy mâu thuẫn giữa "các việc làm tiền tài" và "các việc làm công nghệp", tức là làm ra tiền và làm ra hàng hoá. ĐỐi với Veblen, mâu thuẫn là giữa các nhà doanh nghiệp, những người kiểm soát tài chính của công nghiệp và quan tâm đến lợi nhuận, và các kỹ sư và lực lượng lao động, là những người quan tâm đến hiệu quả cụ thể về thể chất. Mâu thuẫn giữa hai nhóm người này náy sinh từ mong muốncủa giới kỹ sư và lao động muốn đổi mới, và do vậy liên tục phá huỷ giá trị tư bản mà giới doanh nhân sở hữu.
3197 Veblen effect Hiệu ứng Veblen. Hiện tượng trong đó khi giá cả của một hàng hoá giảm đi thì một số người tiêu dùng cho rằng hàng hoá giảm chất lượng và không mua nó nữa.
3198 Vector Véc-tơ. Một dãy số hay phần tử một chiều có thứ tự mà có thể viết ngang (véctơ dòng) hay dọc (véc tơ cột).
3199 Vector autoregression (VAR) Tự hồi quy véc tơ. Một trong những kỹ thuật dự báo sử dụng rộng rãi nhất trong kinh tế học. Như với hầu hết các phương pháp chuỗi thời gian đơn thuần khác, nó được cho là trung lập đối với bất kỳ một thuyết kinh tế cụ thể nào.
3200 Vehicle currency Đồng tiền phương tiện. Trong các trung tâm buôn bán ngoại hối lớn, hầu hết mọi giao dịch được thực hiện với một số đồng tiền chủ chốt, những người nắm giữ các loại tiền khác chuyển đổi chúng sang một hay vài loại đồng tiền chủ chốt này để thực hiện giao dịch thương mại của mình.
3201 Veil of ignorance Mạng che ngu dốt. Xem RAWLSIAN JUSTICE.
3202 Veil of money Mạng che tiền. Xem CLASSICAL DICHOTOMY.
3203 Velocity of circulation Tốc độ lưu thông. Tốc độ mà tại đó một số tiền nào đó lưu thông thông trong nền kinh tế - nghĩa là số lần trung bình một đơn vị tiền tệ trao tay trong một thời kỳ xác định.
3204 Venture capital Vốn mạo hiểm. Xem RISK CAPITAL.
3205 Vertical equity Công bằng theo chiều dọc. Sự công bằng hay không công bằng trong việc đối xử với các cs nhân trong các tình huống khác nhau.
3206 Vertical integration Liên kết dọc. Một tình huống trong đó hoạt động của một hãng mở rộng ra hơn một giai đoạn liên tục trong một quá trình chuyển hoá nguyên liệu thành sản phẩm cuối cùng.
3207 Vertical merger Sáp nhập chiều dọc. Việc sáp nhập hai hãng sản xuất các sản phẩm thuộc về nhiều giai đoạn khác nhau của cùng một quá trình sản xuất.
3208 Vertical Phillips curve Đường Phillips thẳng đứng. Giả thiết cho rằng trong dài hạn, không có sự đánh đổi giữa tỷ lệ thay đổi mức tiền công và mức thất nghiệp như đường Phillips ban đầu gợi ý.
3209 VES production function Độ co giãn khả biến hãm sản xuất thay thế. Xem Variable elasticity of substitution production function.
3210 Vicious circles Các vòng luẩn quẩn. Cụm thuật ngữ này thường chỉ quan điểm về các nước đang phát triển cho rằng một nền kinh tế đủ tồn tại sẽ đứng yên, bởi vì tổng sản lượng thấp tới mức hầu như không có dự trữ.
3211 Victim company Công ty nạn nhân. Một công ty là đối tượng của một đấu thầu thu mua.
3212 Vintage growth models Mô hình tăng trưởng theo thời gian. Mô hình tăng trưởng kinh tế cho phép vốn và tiến bộ kỹ thuật kèm theo nó giảm đi theo thời gian.
3213 Virtuous circles Vòng thoát. Xem Vicious circles.
3214 Visibility hypothesis Giả thuyết về tính minh bạch. Chính sách thu nhập có xu hướng dựa nhiều vào kỹ thuật công khai và khiển trách.
3215 Visible balance Cán cân hữu hình. Phần của tài khoản vãng lai của một báo cáo về cán cân thanh toán cho biết quan hệ giữa gía trị hàng hoá vật chất xuất khẩu và hàng hoá vật chất nhập khẩu.
3216 Voluntary-exchange model Mô hình trao đổi tự nguyện. Một phép tiếp cận đối với phân tích việc cung cấp Hàng hoá công cộng nhằm thiết lập các điều kiện mà qua đó các hàng hoá này có thể cung cấp trên cơ sở thoả thuận hoàn toàn nhất trí - nghĩa là không có cưỡng ép.
3217 Voluntary export restraint Hạn chế xuất khẩu tự nguyện. Một giới hạn do chính các nhà xuất khẩu ở một nước tự đưa ra đối với hàng xuất khẩu để ngăn chặn hành động bảo hộ chính thức của một nước nhập khẩu.
3218 Voluntary unemployment Thất nghiệp tự nguyện. Phần Thất nghiệp nảy sinh từ quá trình tìm việc và thất nghiệp tạm thời và trá hình.
3219 Von Neumann-Morgenstern utility Thoả dụng Von Neumann-Morgenstern. Theo tên đặt của J. von Neumann (1903-57) và O.Morgenstern (1902-77), đây là cách tiếp cận đối với thuyết cầu mà được cho là đúng khi áp dụng các tình huống rủi ro.
3220 Von Neumann ratio Tỷ số Von Neumann. Một thống kê kiểm định được tính để tìm sự hiện diện của sự TƯƠNG QUAN CHUỖI CỦA CÁC SAI SỐ trong phân tích hồi quy.
3221 Vote maximizer Ngừơi muốn tối đa hoá phiếu bầu. Ngừơi muốn tối đa hoá phiếu bầu chính trị cho mình.
3222 Vote trading Trao đổi phiếu bầu. Xem LOGROLLING.
3223 Voting and non-voting shares Các cổ phiếu có quyền bỏ phiếu và không có quyền bỏ phiếu. Các chủ sở hữu cổ phiếu thường của một công ty thường có quyền bỏ phiếu dầy dủ tại các cuộc họp công ty.
3224 Voucher Tem phiếu. Một phương pháp cung cấp dịch vụ và hàng hoá của chính phủ, trong đó cá nhân được cho tiền để chỉ mua hàng hoá và dịch vụ đã định trước.
3225 Voucher schemes Các chương trình theo phiếu. Các loại tem phiếu là một phương pháp để phân phối lại bằng hiện vật.
3226 Wage competition model Mô hình cạnh tranh bằng tiền công Xem JOB COMPETITION THEORY.
3227 Wage contour Vòng tiền công. Một tập hợp các mức lương ở một số thị trường lao động nội bộ.
3228 Wage contracts Hợp đồng tiền công Thoả thuận chính thức hoặc không chính thức giữa một bên là người sử dụng lao động với một bên là người đại diện lao động về số giờ làm việc, khối lượng công việc và tiền lương.
3229 Wage differentials Chênh lệc tiền công Các mức Chênh lệc lương trung bình trả cho các lao động được phân chia theo nghành hoặc địa điểm làm việc hoặc theo màu da hoặ địa điểm của họ.
3230 Wage discrimination Phân biệt đối xử tiền công. Cụm thuật ngữ dùng để mô tả tình trạng trong đó các công nhân có năng suất lao đông như nhau được trả các mức lương khác nhau.
3231 Wage drift Mức trượt tiền công. Việc tăng mức lương hiệu lực từng đơn vị đầu vào lao đọng theo thoả thuận nằm ngoài sự kiểm soát của các thủ tục về định mức lương.
3232 Wage fund Quỹ lương. Theo học thuyết kinh tế học cổ điển, một quỹ dùng để thanh toán tiền lương. Tại bất kỳ một thời điểm nào, quỹ này cùng với cung lao động cho trước sẽ xác định mức lương trung bình.
3233 Wage inflation Lạm phát tiền công. Sự tăng của lương danh nghĩa theo thời gian.
3234 Wage leadership Xác định tiền công theo mức tham khảo. Tình thế trong đó việc trả lương cho một hoặc một số người trong một khu vực cụ thể được coi là mức tham khảo cho mọi yêu cầu lương sau này.
3235 Wage-price spiral Vòng xoáy tiền công-giá Khái niệm cho rằng sự tăng lương sẽ dẫn tới sự tăng giá do chi phí sản xuất tăng và lại gây ảnh hưởng đến tiền lương bởi vì công nhân muốn duy trì sức mua của đồng tiền.
3236 Wage-push inflation Lạm phát do tiền công đẩy. Một biểu hiện của lạm phát do chi phí đẩy, coi nguyên nhân của quá trình lạm phát là do áp lực của nghiệp đoàn với thị trường lao động.
3237 Wage rates Các mức tiền công. Mức lương mà một cá nhân được nhận do được sung cấp một số giờ lao động tối thiểu quy định trong hợp đồng lương.
3238 Wage restraint Hạn chế tiền công. Xem INCOMES POLICY.
3239 Wage round Vòng quay tiền công. Giả thuyết cho rằng tồn tại những mối liên kết chặt chẽ giữa các mức tiền lương thanh toán cho các nhóm đàm phán trong nền kinh tế, kết qủa là việc thanh toán lương tuân theo những hình thái nhất định mỗi năm.
3240 Wage boards Ban điều hành tiền công. Các cơ quan pháp quy tương tự như các hội đồng lương quản lý điều hành và điều kiện lao động trong ngành nông nghiệp.
3241 Wages Councils Các hội đồng tiền công. Các cơ quan pháp quy được chính phủ giao nhiệm vụ đề xuất về lương và số giờ lao động trong một số ngành ở nước Anh.
3242 Wages freeze Hạn mức tiền công. Xem INCOMES POLICY.
3243 Wages fund doctrine Học thuyết quỹ lương. Xem IRON LAW OF WAGE.
3244 Wages structure Cấu trúc tiền công Các thứ hạng tiền lương của các nhóm công nhân phân theo nghành, địa điểm làm việc theo nhóm nghề nghiệp hoặc chủng tộc.
3245 Wage theory Lý thuyết tiền công. Lý thuyết tân cổ điển ngày nay là một mô hình khoa học chủ yếu trong phân tích xác định lương. Tuy nhiên, ưu thế của lý thuyết tân cổ điển về lao động tuyệt nhiên không liên tục và tự nó đã bị lý thuyết tân cổ điển đi trước.
3246 Wage-wage sprial Vòng xoáy tiền công-tiền công. Xem Leap-frogging.
3247 Wagner's law Định luật Wagner Một giả thuyết, nhà kinh tế học Đức Adolph Wagner do xây dựng vào cuối thế kỷ XIX, nói rằng sự phát triển của nền kinh tế công nghiệp hoá sẽ đi đôi với việc tăng phần chi tiêu công cộng trong tổng sản phẩm quốc dân.
3248 Wait umemployment Thất nghiệp do chờ việc.
3249 Wall Street Phố Wall Một phố ở hạ Mahattan, Newyork chạy qua trung tâm khu tài chính của thành phố. Sở giao dịch chứng khoán Newyork nằm trên phố Wall và thỉnh thoảng tên phố được dùng như một từ đồng nghĩa cho thị trường nay.
3250 Walras, Léon (1834-1910) Sinh ra tại Paris, vào năm 1970 ông là giáo sư chủ nhiệm đầu tiên bộ môn Kinh tế tài chính Đại học Lausanne ở Thuỵ Sĩ. Cống hiến đầu tiên là việc ông độc lập xây dựng phương pháp tiếp cận độ thoả dụng biên vào lý luận giá trị năm 1973, một thành tưu đã được Jevons dự đoán trước. Cống hiến thứ hai và đem lại sự nổi tiếng hơn là việc phát triển lý thuyết về việc cân bằng tổng thể, trong đó mọi loại thị trường trong nên kinh tế đều được xem xét và trong đó mọi giá cả hàng hoá, các nhân tố và đầu ra của mọi hàng hoá và cung cấp nhân tố được quyết định đồng thời. Tóm lại, ông đã xây dựng một mô hình tiên phong với những công cụ toán học nguyên thuỷ. Cournot, một nhà toán học giỏi hơn và là một trong những người có ảnh hưởng tới ông đã né tránh vấn đề này vì rất khó. Mặc dù mô hình này và các đặc tính của nó vẫn tiếp tục được chắt lọc, gọt giũa, người ta vẫn chưa nắm được khái niệm cung của nó.
3251 Walras' law Định luật Walras. Hình thái chung của định luật Walras là cho n thị trường, nếu n-1 thị trường đạt trạng thái cân bằng thị trường còn lại cũng phải đạt trạng thái cân bằng bởi vì không thể có sự dư thừa ròng cung hay cầu cho hàng hoá (kể cả tiền tệ).
3252 Want creation Tạo ra mong muốn tiêu dùng. Việc các công ty xác định ra những nhu cầu của người tiêu dùng còn tiềm tàng và việc biến nó thành mong muốn tiêu dùng có ý thức bằng việc tiếp thị mạnh mẽ các sản phẩm được chế tạo nhằm đáp ứng những nhu cầu tiềm ẩn của người tiêu dùng.
3253 Warrant Sự đảm bảo. Việc mua một thoả thuận trong đó tạo người sở hữu bản thoả thuận cơ hội mua vốn cổ phần.
3254 Warranted rate of growth Tốc độ tăng trưởng đảm bảo. Tốc độ tăng trưởng của thu nhập quốc dân duy trì được sự cân bằng giữa tiết kiệm tự định và đầu tư tự định theo thời gian, bằng cách đó phát triển ý tưởng của Keynes về thu nhập cân bằng sang trạng thái sôi động.
3255 Warranted unemployment rate Tỷ lệ thất nghiệp đảm bảo. Xem NATURAL RATE OF UNEMPLOYMENT.
3256 Waste Chất thải. Một thứ sản phẩm không thể tránh khỏi của hoạt đông kinh tế.
3257 Ways and means advandces Tạm ứng. Tạm ứng tiền của ngân hàng Trung ương Anh cho chính phủ để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của các bộ, ngành trong ngắn hạn.
3258 Weakly stationary Không chuyển động hàng tuần. Xem STATIONARITY.
3259 Weath Của cải. Bất kể cái gì có giá trị thị trường và có thể đổi lấy tiền hoặc hàng hoá đều có thể coi là của cải.
3260 Weath effect Hiệu ứng của cải. Sự gia tăng trong tổng chi tiêu do mức giá cả hoặc lãi xuất giảm xuống. Người ta cho rằng, bất cứ một sự giảm xuống của tổng cầu sẽ được đảo ngược lại do các tác động gây ra khi mức giá cả hoặc lãi suất giảm xuống.
3261 Weath tax Thuế của cải. Thuế đánh vào giá trị của cải ròng. Nó thường đánh vào những thời kỳ đều đặn - thường là một năm trên những tài sản ròng của các cá nhân, mặc dù ở một số nước như Nauy thuế này cũng được do công ty trả.
3262 Wear and tear Khấu hao. Xem DEPRECIATION.
3263 Weberian location theory Lý thuyết Weber về vị trí . Xem LOCATION THEORY.
3264 Weighted average Bình quân gia quyền. Bình quân trong đó mỗi hạng được nhân với một hệ số trước khi tính toán và tổn các hệ số này là một đơn vị.
3265 Weighted least squares Bình phương gia quyền nhỏ nhất. Một phiên bản của bình phương thông thường nhỏ nhất trong đó mọi biến số được nhân với một hệ số nào đó, có thể là một hàm của một trong những biến số trong phương trình.
3266 Weighted mean Trung bình gia quyền. Xem WEIGHTED AVERAGE.
3267 Welfare economics Kinh tế học phúc lợi. Cụm thuật ngữ chung để chỉ khía cạnh chuẩn tắc của kinh tế học. Những giả định cơ bản của kinh tế phúc lợi là các đánh giá chủ quan mà bất kỳ một nhà kinh tế học nào cũng có thể chấp nhận hoặc bác bỏ.
3268 Welfare function Hàm phúc lợi. Đối với một cá nhân, là mối quan hệ giữa tình trạng khoẻ mạnh, hạnh phúc. Phúc lợi hoặc độ thoả dụng và những yếu tố góp phần tạo nên những điều đó.
3269 Welfare state Nhà nước phúc lợi. Thường được hiểu là một quốc gia có chính phủ đóng một vai trò tích cực trong việc chú trọng phát triển phúc lợi xã hội.
3270 Well-behaved Có hành vi tốt. Một thuộc tính của hàm sản xuất và độ thoả dụng. Nó đòi hỏi sản xuất (độ thoả dụng) bằng 0 nếu một trong những đầu vào (hàng hoá) bằng 0 và nó cũng đòi hỏi sản phẩm biên (độ thoả dụng luôn luôn dương nhưng giảm dần khi những lượng của một yếu tố sản xuất (hàng hoá) đã cho nào đó tăng dần.
3271 Wharton model Mô hình Wharton. Một mô hình gồm 76 phương trình về nền kinh tế Mỹ phát triển từ mô hình KLEIN-GOLDBERGER (K-G) nhưng có 4 điểm khác biệt: 1)Mô hình này sử dụng dữ liệu tính toán trên cơ sở quý, Mô hìn K-G tính trên cơ sở năm. 2)mô hình này được thiết kế chủ yếu được dùng để dự đoán hành vi kinh tế cụ thể là thu nhập quốc dân và mức việc làm. 3)Mô hình này được phân tán tới một mức độ lớn hơn nhiều và có một khu vực tiền tệ phát triển hơn nhiều. 4)Hàm sản xuất được thiết lập dựa trên các hàm kiểu COBB-DOUGLAS.
3272 Whipsawing Cưa kéo. Một biện pháp mà một số các công đoàn sử dụng để dành được sự nhượng bộ của người sử dụng lao động bằng cách đe doạ sẽ bãi công trong khi các công ty địch thủ cạnh tranh khác vẫn tiếp tục hoạt động, và sau khi ông ta đã nhượng bộ sẽ cố gắng ép buộc sử dụng người lao động thứ hai đưa ra những điều khoản điều kiện tương tự hoặc thậm chí tốt hơn về việc làm nếu không sẽ đối mặt với một cuộc bãi công khác.
3273 White-collar worker Công nhân cổ trắng, bàn giấy. Người lao động và người sử dụng lao đông không tham gia vào lao động chân tay và những người thực hiện những công việc mang chức năng lãnh đạo.
3274 White noise Nhiễu trắng. Mô tả sự biến thiên hoàn toàn mang tính ngẫu nhiên và không có các phần tử mang tính hệ thống nào.
3275 White plan Kế hoạch White. Kế hoạch của Mỹ cho Quỹ ổn định quốc tế được đề xuất tại hội nghị tài chính và tiền tệ Liên hợp quốc tổ chức tại Bretton Woods, New Hampshire năm 1944.
3276 Wholesale Buôn bán, bán sỉ. Giai đoạn trung gian trong quá trình phân phối sản phẩm
3277 Wholesale banking Dịch vụ ngân hàng bán buôn. Các giao dịch quy mô lớn của các khoản tiền gửi chủ yếu tập trung vào nhóm các thị trường vốn có liên quan mật thiết với nhau và đã phát triển mạnh từ giữa những năm 60 - các thị trường liên ngân hàng, chính quyền địa phương, chứng chỉ tiền gửi và đồng tiền Châu Âu.
3278 Wicksell, Knut (1851-1926) Một nhà kinh tế học người Thuỵ Điển. Wicksell học toán và triết học, là chủ nhiệm bộ môn kinh tế trường đại học Lund năm 1904. Tác phẩm của ông đã giải thích, tổng hợp và phát triển thuyết tân cổ điển về sản xuất và phân phối. Ông đã bàn luận về lợi tức của vốn và mối quan hệ của nó với lãi suất. Ngược lại với học thuyết đương thời, ông đã chỉ ra rằng trong cân bằng, trông giá trị của sản phẩm xã hội biên của vốn thấp hơn lãi xuất. Điều này có thể đúng do tổng hiệu ứng của lần bổ sung riêng biệt vào Dung lượng vốn có thể làm tăng giá trị của tổng dung lượng vốn và do đó làm giảm giá trị của phần tăng thêm. Điêu này được gọi là hiệu ứng Wicksell. Wicksell đã giải thích sự tồn tại của lãi suất cao trong những giai đoạn lạm phát bằng việc phân tích các yếu tố quyết định cung tiền tại nhiều thể chế tiền tệ khác nhau. Quá tình luỹ tích lạm phát có nhiều điểm chung với chênh lệch lạm phát của Keynes. Thực tế, G.Myrdal và Lindahl , kế tục thuyết của ông đã phát triển sự khác biệt giữa đầu tư kế hoạch và đầu tư thực tiễn được ngầm thể hiện trong sự phân biệt của Wicksell giữa thời hạn đầu tư và tiết kiệm.
3279 Wicksell effects Các hiệu ứng của Wicksell. Các hiệu ứng của Wicksell chỉ ra rằng ngược lại với thuyết hiệu suất biên của vốn, lãi suất thực tế trong nền kinh tế có thể khác với tổng sản phẩm biên của vốn.
3280 Wieser, Friederich von (1851-1926) Là một nhà kinh tế học, một chính trị gia và một thành viên của trường phái ÁO. Ông đã hoàn thiện hơn học thuyết ĐỘ THOẢ DỤNG BIÊN do Menger khởi xướng nhưng đóng góp chính của ông nằm trong học thuyết "quy giá trị" hoặc "gán giá trị".Wieser cũng là người đầu tiên nhận thấy rằng logic chung của hành vi kinh tế nhằm tối đa hoá lợi ích, tối thiểu hoá chi phí và chú ý tới tỷ suất biên đã sinh ra thuyết kinh tế Xã hội chủ nghĩa.
3281 Wildcat strike Bãi công "không chính thức" Là cuộc bãi công do các nhóm thành viên công đoàn địa phương tổ chức, về mặt hình thức không có sự cho phép chính thức của ban lãnh đạo công đoàn và trái với những nguyên tắc đã định.
3282 Willingness to pay Mức sẵn sàng trả. Việc định giá của một cá nhân đối với một hàng hoá hoặc một dịch vụ bằng tiền.
3283 Wilson Committee Uỷ ban Wilson. Uỷ ban đán giá hoạt động của các thể chế tài chính được nội các công đảng thành lập năm 1977, dưới sự chỉ đạo của Huân tước Harold Wilson, cựu thủ tướng nhằm xem xét vai trò và chức năng của các thể chế tài chính Anh và việc cung ứng vốn cho Công nghiệp và thương mại, đề xuất những thay đổi cần thiết để giám sát các thể chế này.
3284 Windfall gain Thu nhập bất thường. Một khoản thu nhập thêm không lường trước được.
3285 Windfall loss Lỗ bất thường. Một khoản suy giảm không lường trước được của thu nhập.
3286 Winding up Sự phát mại.
3287 Window dressing Sự "làm đẹp" báo cáo tài chính. Một thông lệ ở Anh đã bị xoá bỏ năm 1946, mà theo đó các ngân hàng thanh toán bù trừ London lấy tiền vay từ những thị trường chiết khấu vào những ngày mà họ phải "làm đẹp" báo cáo tài chính tuần (hoặc tháng từ sau những năm 1939) nhằm mục đích thể hiện trạng thái tiền mặt cao hơn hệ số bình quân mà chúng thực giữ.
3288 Withdrawals Các con số tận rút. Cũng có thể được biết đến như là các sự dò rỉ. Bất kỳ một khoản thu nhập nào, không được đi tiếp trong vòng luân chuyển thu nhập và do đó không được dùng để chi phí cho những hàng hoá và dịch vụ hiện đang sản xuất.
3289 Withholding tax Thuế chuyển lợi nhuận về nước. Thông thường là thứ thuế đánh vào cổ tức và tiền lãi do một công ty trả ra nước ngoài.
3290 Workable competition Cạnh tranh có thể thể thực hiện được. Việc xây dựng và chọn lọc ra khái niệm về Cạnh tranh có thể thể thực hiện được hình thành trên quan điểm rằng mô hình trừu tượng về cạnh tranh hoàn hảo là một ý tưởng không thực tiễn và không thể đưa ra một căn cứ hoạt động cho chính sách cạnh tranh.
3291 Workers' co-operative Hợp tác xã của công nhân. Là một doanh nghiệp trong đó người lao động nắm giữ cổ phần.
3292 Workers' partipation Sự tham gia của người lao động. Xem INDUSTRIAL DEMOCRACY.
3293 Working capital Vốn lưu động. Thường là những khoản của tài sản ngắn hạn do nguồn vốn dài hạn tạo nên.
3294 Working capital ratio Tỷ số vốn lưu động. Được tính bằng cách chia nợ ngắn hạn ch tài sản ngắn hạn.
3295 Working population Lực lượng lao động. Là những người có khả năng và sẵn sàng lao động kể cả những người có việc làm và những người bị coi là thất nghiệp.
3296 Work in progress Sản phẩm đang gia công. Phần sản phẩm vẫn chưa được hoàn thanh tại thời điểm cuối kỳ kế toán.
3297 Work-leisure model Mô hình lao động - nghỉ ngơi. Là việc áp dụng đơn giản lý thuyết về hành vi tiêu dùng cho vấn đề phân bổ thời gian.
3298 Work sharing Chia sẻ công việc. Là vệc duy trì tỷ lệ có việc làm bằng cách cắt giảm giờ lao động của mỗi công nhân.
3299 Work to rule Làm việc theo quy định. Là một dạng bán đình công, dẫn đến sản xuất suy giảm chứ chưa đến mức chấm dứt hoàn toàn.
3300 World Bank Ngân hàng thế giới. Xem International Bank For Reconstruction And Development.
3301 Writing-down allowance Khấu hao, sự xuống giá. Xem DEPRECIATION.
3302 X-efficiency Hiệu quả X. Là một tình huống, trong đó tổng chi phí của một hãng không thể giảm đến mức tối thiểu vì sản lượng thực tế từ các đầu vào xác định nhỏ hơn mức khả thi lớn nhất.
3303 Y-efficiency Hiệu quả Y. Hiệu quả trong đó các cơ hội thu lợi nhuân trên thị trường được khai thác.
3304 Yeild Lợi tức. Tỷ lệ thu hàng năm đối với một chứng khoán được tính bằng tỷ lệ % so với thị giá hiện tại.
3305 Yeild gap Chênh lệch lợi tức. Mức khác biệt giữa lợi tức trung bình đối với cổ phần và tỷ lệ thu hồi tương ứng đối với các chứng khoán dài hạn có lãi suất cố định.
3306 Yeild gap on securities Chênh lệch lợi tức chứng khoán. Xem
3307 Zellner-Giesel Quy ước Zellner-Giesel. Một phương pháp được thiết kế đặc biệt cho ước lượng nhất quán các thông số của phương trình trễ phân phối sau khi biến đổi KOYCH mà có tính đến thực tế là biến đổi đó có thể đưa vào tương quan chuỗi của thành phần nhiễu.
3308 Zero-rate goods Các hàng hoá có mức thuế bằng 0. Xem VALUE-ADDED TAX.
3309 Z variable Biến số Z. Xem NORMAL DISTRIBUTION.
3310 Organization slack Sự lỏng lẻo về tổ chức.
3311 Perfect information Thông tin hoàn hảo.
3312 Personal income Hypothesis Giả thuyết về thu nhập lâu dài.
3313 Personal income distribution Phân phối thu nhập cho cá nhân.
3314 Sterilization impact of capital inflow Tác động vô hiệu hoá thâm hụt cán cân thanh toán bởi dòng vốn chảy vào.
3315 Substitution effect of wages Ảnh hưởng/Tác động thay thế của tiền công.
3316 Time series data Dãy số liệu theo thời gian.
3317 Accounting price Giá kế toán.
3318 Accumulated depreciation Khấu hao tích luỹ.
3319 Scenario analysis Phân tích tình huống.
3320 Sensitivity analysis Phân tích độ nhạy.
3321 Appraisal Thẩm định.
3322 Appreciation (currency) Tăng giá.
3323 Appreciation and depreciation Tăng giá và giảm giá trị.
3324 Arbitrage Kinh doanh dựa vào chênh lệch tỷ giá.
3325 Balanced (GDP) (GDP) được cân đối.
3326 Balanced equilibrium (GDP) (GDP) cân bằng.
3327 Beta Chỉ số tính sự biến động lợi tức của một cổ phiếu cùng với sự biến động lợi tức của toàn bộ thị trường chứng khoán.
3328 Black market premium Mức/ Khoản chênh lệc của thị trường chợ đen.
3329 Blue-chip stock Cổ phiếu sáng giá.
3330 Gild-edged bonds Trái phiếu chính phủ có giá trị cao.
3331 Border price Giá cửa khẩu.
3332 Multi-collinearity Đa cộng tuyến.
3333 Combination Tổ hợp.
3334 Compensating differentials Các mức bù thêm lương.
3335 Constant returns to scale Sinh lợi cố định theo quy mô.
3336 Constrain informal/ formal Hạn chế/ ràng buộc (không chính thức/ chính thức; ngoài quy định/ theo quy định).
3337 Consumer sovereignty Chủ quyền người tiêu dùng.
3338 Consumer surplus Thặng dư người tiêu dùng.
3339 Consumption Tiêu dùng.
3340 Independent/ induced consumption Tiêu dùng phụ thuộc / thay đổi.
3341 Consumption function Hàm Tiêu dùng.
3342 Contestable market Thị trường có thể cạnh tranh được.
3343 Conversion factor Hệ số chuyển đổi.
3344 Cornor solution Giải pháp khó xử.
3345 Criminalization Quy là tội phạm.
3346 Cross price elasticity of demand Độ co giãn theo giá chéo của cầu.
3347 Cross-section data Số liệu chéo/ mẫu/ đặc trưng.
3348 Crowding-out effect Tác động lấn ép, chèn ép.
3349 Dead weight loss Sự/ mức mất mát vô ích.
3350 Dead weight tax burden Gánh nặng vô ích của thuế khoá.
3351 Debt rescheduling Hoãn nợ/ gia hạn nợ.
3352 Decile Thành mười nhóm bằng nhau.
3353 Differentiated goods Hàng hoá cùng loại mang nét đặc trưng riêng.
3354 Dirigiste Chính phủ can thiệp.
3355 Distortions and market failure Các biến dạng và thất bại của thị trường.
3356 Distribution Phân phối.
3357 Continuous distribution Phân phối liên tục.
3358 Deterministic distribution Phân phối tất định.
3365 Equilibrium aggregate output Tổng sản lượng cân bằng.
3366 Equilizing wage diffirentials Cân bằng các mức chênh lệch tiền công.
3367 Equity Vốn cổ phần.
3368 Evolving market condition Sự tiến triển của tình hình kinh tế.
3369 Exogenuos expectations Những dư tính ngoại sinh.
3370 Expected inflation Lạm phát dự tính được.
3371 Unexpected inflation Lạm phát bất thường..
3372 Fiat (or token) money Tiền pháp định.
3373 Final goods Hàng hoá cuối cùng.
3374 Finance deepening Tăng cường tài chính; phát triển hệ thống tài chính.
3375 Fine turning Tinh chỉnh.
3376 Intermediate goods Hàng hoá trung gian.
3377 F-test Kiểm định Fisher.
3378 Automatic fiscal policy Chính sách thu chi ngân sách tự động.
3379 Discretionary fiscal policy Chính sách thu chi ngân sách chủ động.
3380 Expasionary fiscal policy Chính sách thu chi ngân sách mở rộng.
3381 Contractionary fiscal policy Chính sách thu chi ngân sách thu hẹp.
3382 Flow variable Biến số mang tính dòng chảy.
3383 Future value Giá trị tương lai.
3384 Sharp gyration Chu kỳ vòng xoay rõ rệt.
3385 Maturity Đến hạn thanh toán.
3386 Non performings assets Những tài sản không sinh lợi.
3387 Non performings loans Những khoản vay không thực hiện đúng hợp đồng.
3388 Non trade Phi ngoại thương
3389 Offer price Giá chào.
3390 Opportunity cost of capital Chi phí cơ hội của vốn
3391 Open economy economics Kinh tế học vĩ mô của nền kinh tế mở.
3392 Other thíng equal Các điều kiện khác không đổi.
3393 Perceived Wealth Của cải dự tính được.
3394 Percentage change Chênh lệch tính bằng phần trăm.
3395 Perfect capital mobility Khả năng lưu chuyển hoàn hảo của vốn.
3396 Performance Thành quả.
3397 Physical and financial capital Vốn hiện vật và vốn tài chính.
3398 Positive bais Thiên lệch đồng biến.
3399 Pre-commitment Cam kết trước.
3400 Conditional probality Xác suất có điều kiện.
3401 Cumulative probality Xác suất tích luỹ.
3402 Pure inflation Lạm phát thuần tuý.
3403 Quadrant Góc toạ độ/ góc phần tư.
3404 Quasiliquid asset Tài sản bán thanh toán.
3405 Quick-disbursing fundss Tiền ký phát nhanh.
3406 Quintile Thành năm phần bằng nhau.
3407 Ramdom events Các biến cố ngẫu nhiên.
3408 Range of values Miền giá trị.
3409 Rate of return on investment Suất sinh lợi từ đầu tư.
3410 Interna Rate of return Nội suất thu hồi vốn/ tỷ lệ hoàn vốn nội bộ.
3411 Rateable value Giá trị có thể đánh thuế.
3412 Real / relative price Các giá thực tế/ tương đối.
3413 Real balance effect Ảnh hưỏng của số dư tiền thực/ hiệu ứng tiền thực.
3414 Real interest rate. Mức lãi suất thực tế.
3415 Real prices and real income Giá thực tế và thu nhập thực tế
3416 Receipt Số thu.
3417 Recessionary gap Hố, khoảng trống suy thoái.
3418 Secular stagnation Sự đình trệ về lâu dài.
3419 Self-financing Tự tài trợ.
3420 Shareholder Cổ đông.
3421 Shoe-leather cost of inflation Chi phí giày da của lạm phát.
3422 Stand-by arrangement/ agreement Hợp đồng dự phòng.
3423 Standard paradigm Ý thức hệ/ mô hình/kiểu mẫu tiêu chuẩn.
3424 Strategic entry barrier Cản trở chiến lược đối với nhập ngành.
3425 Strategic entry deterrence Ngăn chặn nhập ngành có tính chiến lược.
3426 Strategy Chiến lược.
3427 Structural adjustment loans Các khoản vay để điều chỉnh cơ cấu kinh tế.
3428 Subsistence agriculture Nông nghiệp tự cung cấp tư liệu.
3429 Subsistence crop Vụ mùa tự tiêu.
3430 Subsistence wage Lương vừa đủ sống.
3431 Substitutes and complemént Hàng thay thế và hàng bổ trợ.
3432 Sunk cost fallacy Sự hiểu lầm về chi phí chìm.
3433 Sunrise and sunset industries Các ngành mới mọc lên và các ngành sắp lặn (hết thời).
3434 Supernormal profits Siêu lợi nhuận/ Lợi nhuận siêu ngạch.
3435 Supplementary benefit Trợ cấp bổ sung.
3436 Supply-side economics Kinh tế học trọng cung.
3437 Symmetric Đối xứng
3438 Non-symmetric Phii / bất đối xứng
3439 Syndicate loan Cho vay liên hiệp.
3440 Taste Sở thích, thị hiếu.
3441 Tax incident Ai phải chịu thuế.
3442 Tax wedge Chênh lệch giá do thuế.
3443 Tax-base incomes Policy Chính sách thu nhập dựa vào thuế.
3444 Technical change through R&D Thay đổi công nghệ qua R&D.
3445 Technical efficiency Tính hiệu dụng về mặt kỹ thuật.
3446 Technical knowlwdge Tri thức, kiến thức, kỹ thuật
3447 Testing an economic model Kiểm nghiệm một mô hình thực tế.
3448 The Corset Kế hoạch Corset.
3449 Tradable Khả thương.
3450 Trade balance Cán cân thương mại.
3451 Traded and non-traded (goods) Hàng ngoại thương và phi ngoại thương.
3452 Trade unions Công đoàn.
3453 Transaction motives Những động cơ giao dịch.
3454 Precaution motives Những động cơ dự phòng.
3455 Assets motives Những động cơ tài sản.
3456 Transfer in kind Trợ cấp bằng hiện vật.
3457 Transmission mechanism Cơ chế lan chuyền.
3458 Trend output path Đường biểu thị xu thế sản lượng.
3459 Treasury Bộ tài chính, ngân khố.
3460 Tow-path tariffs (hệ thống) giá hai phần.
3461 Unvoluntary unemployment Tỷ lệ, sự thất nghiệp bắt buộc.
3462 Utility maximization Tối đa hoá độ thoả dụng.
3463 Variable Biến số.
3464 Variability Độ biến thiên.
3465 Dummy Variable Biến số giả.
3466 Stochastic Variable Biến số ngẫu nhiên.
3467 Variable factor Các yếu tố sản xuất thay đổi.
3468 Viability Khả năng thành tựu, tính khả thi.
3469 Velocity of money Vòng quay của tiền, tốc độ lưu chuyển của tiền.
3470 Volatility Tính dễ biến động.
3471 Wage and price flexibility Tính linh hoạt của giá cả và lương.
3472 Wage-rental ratio Tỷ số tiền công- tiền thuê vốn.
3473 Yield on external debt Lãi trên nợ nước ngoài.
3474 Yield on investment Lợi nhuận từ đầu tư.
3475 Z-score Giá trị của Z.
3476 Zero growth proposal Đề xuất tăng trưởng bằng không.
3477 Above the line
3478 Accrued
3479 Ad valoremAggregates rebate
3480 Avoidable costs
3481 Backwardation
3482 Balacing allowance
3483 Balacing item
3484 Bank overdraft
3485 Banking and currency schools
3486 Battle of the sexes
3487 Bearer securities
3488 Below the line
3489 Benelux
3490 BES
3491 Beveridge
3492 Bilateralism
3493 Bil of sale
3494 BIMBO
3495 Bundesbank
3496 Business angels
3497 Business finance
3498 Business taxation
3499 By-product
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top