Tiếng Anh đơn giản (Chap 3)
Unit 17. Comparison of Adjectives and adverbs (So sánh của tính từ và trạng từ)
COMPARISON OF
ADJECTIVES AND ADVERBS
Ghi chú: Các cách so sánh của tính từ đều áp dụng được cho trạng từ (adverbs). Để tiện lợi hơn, trong phần này chúng tôi gọi chung là tính từ.
Khi đưa vào so sánh tính từ có ba mức độ: mức độ nguyên thể (positive degree), mức độ so sánh (comparative degree) và mức độ cực cấp (superlative degree). Các hình thức so sánh hơn, bằng, kém, đều dựa trên các mức độ này.
Người Việt Nam khi học tiếng Anh quen gọi là thể so sánh hơn, so sánh bằng, so sánh kém và so sánh nhất. Cách gọi này có khi không thích hợp vì không thể so sánh một người hay vật ở tình trạng “nhất” được. Tuy nhiên cách gọi này đã quá quen thuộc nên chúng tôi cũng tạm thời sắp xếp theo các cách gọi ấy.
Trong các dạng so sánh ta còn có khái niệm tính từ dài và tính từ ngắn. Tính từ ngắn (short adjectives) là tính từ một vần (syllable) và những tính từ hai vần nhưng tận cùng bằng phụ âm + Y. Tính từ dài (long adjectives) là những tính từ hai vần còn lại và các tính từ từ ba vần trở lên.
I. Thay đổi hình thức khi thêm ER hay EST
1. Tính từ tận cùng bằng phụ âm + Y: Chuyển Y thành I trước khi thêm ER/EST.
Ví dụ:
happy - happier/happiest;
dirty - dirtier/dirtiest
nhưng
grey - greyer/greyest;
gay - gayer/gayest
2. Tính từ tận cùng bằng 1 nguyên âm + 1 phụ âm: Gấp đôi phụ âm cuối trước khi thêm ER/EST. Ví dụ:
thin - thinner/thinnest;
big - bigger/biggest
nhưng
green - greener/greenest
3. Tính từ tận cùng bằng E: Bỏ E trước khi thêm ER/EST:
ripe - riper/ripest ;
white - whiter/whitest.
II. Thể so sánh hơn (Comparison of Superiority)
Tính từ ngắn: adj. + ER (than)
Tính từ dài: more adj. (than)
long - longer ; beautiful - more beautiful
Harry is older than William.
Alice is more careful than her brother.
III. Thể so sánh bằng (Comparison of Equality)
Bằng: as adjective as
Không bằng: not so (as) adjective as
This garden is as large as ours.
(Khu vườn này lớn bằng khu vuờn của chúng tôi.)
She is as careful as her sister.
(Cô ấy cẩn thận hơn chị cô ấy)
It is not so (as) hot as it was yesterday.
(Trời không nóng bằng ngày hôm qua)
David is not so (as) careful as Kathy.
(David không cẩn thận bằng Kathy.)
IV. Thể so sánh kém (Comparison of Inferiority)
less adjective (than)
It is less cold today than it was yesterday.
Ngày hôm nay ít lạnh hơn ngày hôm qua.
Tuy nhiên, trong tiếng Anh người ta thường ít sử dụng cấu trúc so sánh kém này.
Thay vào đó, người ta dùng cấu trúc so sánh bằng. Ví dụ:
Thay vì nói: This table is less long than that one.
Người ta nói: This table is not so (as) long as that one.
V. Thể so sánh cực cấp (Superlative)
Tính từ ngắn: the adj.+ EST
Tính từ dài: the most adjective
clear - the clearest;
sweet - the sweetest
interesting - the most interesting;
splendid - the most splendid
VI. Các tính từ (trạng từ) đặc biệt
Positive Comparative Superlative
good/well better best
bad/ill worse worst
little less (lesser) least
near nearer nearest (next)
many/much more most
far farther (further) farthest (furthest)
late later (latter) latest (last)
old older (elder) oldest (eldest)
(out) outer (utter) outmost (utmost) -
outermost (uttermost)
(up) upper uppermost
(in) inner inmost, innermost
(fore) former foremost, first
VII. Thể so sánh kép (Double Comparative)
Khi cần diễn tả những ý nghĩ như “càng…. càng…” người ta dùng thể so sánh kép (double comparative). Thể so sánh kép được tạo thành tùy theo số lượng ý mà ta muốn diễn đạt.
Nếu chỉ có một ý ta dùng:
Đối với tính từ ngắn: (adjective) and (adjective)
It is getting hotter and hotter.
(Trời càng ngày càng nóng)
His voice became weaker and weaker.
(Giọng nói của anh ta càng ngày càng yếu)
Đối với tính từ dài: more and more adjective
The storm became more and more violent.
(Cơn bão càng ngày càng dũ dội)
The lessons are getting more and more difficult.
(Bài học càng ngày càng khó)
Nếu có hai ý ta dùng The (adjective)…, the (adjective)…. cho cả tính từ ngắn lẫn tính từ dài. (Lưu ý rằng trong các cấu trúc trên (adjective) có nghĩa là tính từ ở thể so sánh hơn).
The sooner this is done, the better it is.
(Chuyện này làm càng sớm càng tốt)
The older the boy is, the wiser he is.
(Thằng bé càng lớn càng thông thái)
VIII. Ghi chú về các thể so sánh của tính từ
1. Well là một trạng từ (adverb). Tuy vậy nó lại là một tính từ vị ngữ (predicative adjective) trong các thành ngữ như: I am very well, He looks/feels well.
2. In, up, out là những trạng từ (adverbs). Tuy thế dạng so sánh hơn và so sánh cực cấp của các từ này lại là các tính từ. Vì thế trong ngữ pháp hiện đại các dạng này được xem như có liên quan rất ít đến từ gốc của nó.
3. Lesser là dạng so sánh hơn đã cổ, chỉ thấy trong thi ca.
4. Nearest đề cập đến khoảng cách trong khi next nói đến thứ tự trước sau.
5. Farther/farthest đề cập đến khoảng cách không gian trong khi further/furthest - dù có thể dùng thay cho farther/farthest - cũng có nghĩa là “hơn nữa, thêm vào”.
6. Older/oldest có thể dùng cả cho người lẫn cho vật. Elder và eldest chỉ dùng cho các thành viên trong một gia đình và chỉ dùng như một tính từ thuộc tính (attributive adjectives).
My elder brother is three years older than me.
7. Latter có nghĩa là “cái / vật / người thứ hai trong hai người/vật”. Nó phản nghĩa với former.
He studied French and German. The former language he speaks very well, but the
latter one only imperfectly.
Last có nghĩa là “sau chót, sau cùng”.
He’s the last student that came this morning.
Latest có nghĩa là “gần đây nhất, cái sau cùng tính đến hiện tại”.
The latest news.
8. Khi có hai người hay hai vật được đưa ra so sánh, ta dùng thể so sánh hơn. Dù vậy, trong một số trường hợp văn nói người ta cũng dùng thể so sánh nhất cho hai người hay vật.
Unit 18: Question tags (Câu hỏi đuôi)
Xét câu sau:
It was a good film, wasn’t it?
(Đó là một bộ phim hay, phải không?)
Câu này gồm có hai phần được ngăn cách nhau bằng dấu phẩy. Phần thứ nhất được viết ở thể xác định (Positive). Phần thứ hai ở thể nghi vấn phủ định. Phần nghi vấn này được thành lập bằng chủ từ của phần thứ nhất và trợ động từ của phần thứ nhất.
Dạng câu hỏi này được gọi là câu hỏi đuôi (Question Tag).
Phần câu hỏi này có thể dịch là phải không, phải không nào hay cách khác tùy thuộc vào câu nói.
Câu hỏi có dạng nghi vấn phủ định nếu phần thứ nhất là xác định.
Câu hỏi có dạng nghi vấn nếu phần thứ nhất là phủ định.
Xem kỹ các ví dụ sau:
Tom won’t be late, will he?
(Tom sẽ không bị trễ, phải không?)
They don’t like us, do they?
(Họ không thích chúng tôi, phải không?)
Ann will be here soon, won’t she?
(Chẳng bao lâu nữa Ann sẽ có mặt ở đây, phải không?)
They were very angry, weren’t they?
(Họ giận lắm phải không?)
Ý nghĩa của câu hỏi đuôi còn tùy thuộc vào cách chúng ta nói. Nếu đọc xuống giọng ở cuối câu hỏi thì thực sự chúng ta không muốn hỏi mà là chúng ta đang trông chờ người ta đồng ý với điều mình nói. Khi lên giọng ở cuối câu hỏi thì mới là một câu hỏi thật sự.
Chúng ta cũng cần để ý ý nghĩa của câu trả lời Yes hoặc No đối với câu hỏi đuôi. Xét trường hợp này:
You’re not going to work today, are you?
(Hôm nay bạn không có làm việc à?)
Yes. (=I am going) (Có)
No. (= I’m not going) (Không)
Đối với các câu mệnh lệnh câu hỏi đuôi dùng trợ động từ will hoặc shall. Ví dụ:
Let’s go out, shall we?
(Chúng ta đi ra ngoài đi, được không?)
Open the door, will you?
(Mở cửa ra đi, được không?)
Don’t be late, will you? (Đừng trễ, nhé?)
Lưu ý: trong câu hỏi đuôi ta dùng aren’t I chứ không phải am I not?. Ví dụ:
Unit 19. Passive Voice ( Thể bị động)
Passive Voice là thể bị động hay bị động cách.
Tất cả các câu mà chúng ta đã viết là ở thể chủ động (Active Voice). Trong thể chủ động chủ từ là kẻ phát sinh ra hành động, ở thể bị động chủ từ là kẻ chịu tác động của hành động đó, hành động này có thể do một đối tượng nào đó gây ra. Trong tiếng Việt ta dùng thể bị động bằng các từ được hoặc bị.
Xét ví dụ sau:
Active - The teacher punish the pupils.
(Thầy giáo phạt các học sinh)
Passive - The pupils are punished.
(Các học sinh bị phạt.)
Passive Voice được thành lập theo cấu trúc:
to be + Past Participle
Động từ to be phải được chia phù hợp với chủ từ và thì của câu.
Nếu chúng ta muốn nói rõ hơn đối tượng nào gây ra hành động ta dùng by. Ví dụ:
The pupils are punished by teacher.
(Các học sinh bị phạt bởi thầy giáo)
Sau các động từ như will, can, must,… và have to, be going to,… ta dùng to be ở dạng nguyên thể của nó.
Xem kỹ các ví dụ sau:
The new hotel will be opened next year.
(Khách sạn mới sẽ được mở vào năm tới.)
The music at the party was very loud and could be heard from far away.
(Nhạc ở buổi tiệc mở rất lớn và có thể nghe từ xa)
This room is going to be painted next week.
(Căn phòng này sắp được sơn vào tuần tới.)
Nhớ rằng với
Passive Voice thì của câu thường được xác định bởi động từ to be.
Xem cách dùng
Passive Voice ở các thì như sau:
Simple Present
Somebody cleans this room
- This room is cleaned.
Present Continuous
Somebody is cleaning this room.
- This room is being cleaned.
Simple Past
Somebody cleaned this room.
- This room was cleaned.
Present Perfect
Somebody has cleaned this room.
- This room has been cleaned.
Simple Future
Somebody will clean this room
- This room will be cleaned.
Get
Đôi khi người ta dùng get thay cho be trong
Passive Voice.
Ví dụ:
This room get cleaned often.
(Căn phòng này thường được lau.)
Dùng get trong
Passive Voice để nói điều gì xảy ra với ai hay với cái gì, thường thì hành động không được dự định trước mà xảy ra tình cờ, như:
The dog got run over by a car.
(Con chó bị một chiếc xe hơi cán phải.)
Nhưng không phải lúc nào cũng có thể thay be bằng get. Ví dụ:
George is liked by everyone.
(George được thích bởi mọi người)
(=Mọi người đều thích Goerge.)
Trong câu này ta không được thay be bằng get.
It is said that…, He is said to…
Trong tiếng Anh người ta thường dùng
Passive Voice trong các trường hợp mà người Việt không hề dùng.
Chúng ta xét ở đây hai mẫu đặc biệt của cách dùng này:
It is said that… có thể dịch : người ta nói rằng…
He is said to… : người ta nói rằng anh ta…
Ví dụ:
It is said that you’ve just built a large house.
- You’re said to have built a large house.
(Người ta nói anh mới vừa xây một căn nhà rộng lắm.)
It is said that he’s very old.
- He’s said to be very old.
(Người ta nói ông ta già lắm rồi.)
Vocabulary
from
from có nghĩa là từ
Ví dụ:
We went from Paris to London.
(Chúng tôi đi từ Pari tới Luân đôn)
from thường được dùng với một số tính từ chỉ khoảng cách. Để ý khi dùng với far.
Để nói Nhà tôi cách xa cơ quan ta không nói My house is far my office mà phải nói My house is far from my office.
Xét thêm trường hợp này:
Muốn nói Nhà tôi cách cơ quan 3 cây số ta nói:
It’s 3 kilomettres from my house to my office.
hoặc
My office is 3 kilomettres far from my house.
into
into là một giới từ có thể dịch nôm na là vào, thành
Ví dụ:
He walk into his school.
(Anh ta đi bộ vào trường)
You can change this into a book.
(Anh có thể chuyển cái này thành một quyển sách.)
Translate this into Vietnamese.
(Hãy dịch cái này sang tiếng Việt.)
Unit 20. Relative Clauses (Mệnh đề quan hệ)
Relative Clause là mệnh đề quan hệ.
Mệnh đề (Clause) là một phần của câu, nó có thể bao gồm nhiều từ hay có cấu trúc của cả một câu.
Chúng ta đã biết tính từ là từ thường được dùng để bổ sung thêm tính chất cho một danh từ nào đó trong câu. Nhưng thường khi để giải thích rõ hơn về danh từ này ta không thể chỉ dùng một từ mà phải là cả một mệnh đề. Mệnh đề liên hệ được dùng trong những trường hợp như vậy. Vậy có thể nói mệnh đề liên hệ dùng để bảo chúng ta rõ hơn về một đối tượng mà người nói muốn nói tới.
Xét ví dụ sau:
The man who is standing over there is my friend.
Trong câu này phần được viết chữ nghiêng được gọi là một relative clause, nó đứng sau the man và dùng để xác định danh từ the man đó.
Nếu bỏ mệnh đề này ra chúng ta vẫn có một câu hoàn chỉnh:
The man is
my friend.
Nhưng câu này không cho chúng ta biết cụ thể the man nào.
Trong câu có mệnh đề liên hệ:
The man who is standing over there is
my friend
(Người đàn ông mà đang đứng ở đằng kia là bạn tôi.)
Mệnh đề liên hệ xác định cụ thể the man nào,
the man who is standing over there.
Nhìn vào mệnh đề liên hệ ta thấy có mặt từ who, nhưng who ở đây không phải là một từ hỏi mà nó đóng vai trò một đại từ quan hệ.
Tất cả các từ hỏi Wh đều có thể được dùng làm đại từ quan hệ với các nghĩa như sau:
Who :người, người mà What :điều, điều mà
Which :cái mà Whose :của
When :khi Whom :người mà
…
Who
Chúng ta dùng who trong relative clause khi nói về người.
Ví dụ:
What’s the name of
the man who lent you the money?
(Tên người đàn ông cho anh mượn tiền là gì?)
The girl who is singing is my lover.
(Cô gái đang hát là người yêu của tôi.)
An architect is someone who designs buildings.
(Một kiến trúc sư là người mà thiết kế nhà cửa.)
Chúng ta cũng có thể thay who bằng that trong relative clause.
Ví dụ:
The man that is standing over there is
my friend.
That, Which
Chúng ta dùng that khi muốn nói đến điều gì hoặc vật gì.
Ví dụ:
I don’t like stories that have an unhappy endings.
(Tôi không thích những câu chuyện có kết cục buồn thảm.)
Everything that happened was my fault.
(Mọi điều xảy ra là do lỗi của tôi.)
The window that was broken has now been repaired.
(Cái cửa sổ bị gãy bây giờ đã được sửa lại.)
Cũng có thể dùng which khi nói đến đồ vật.
The book which is on the table is mine.
(Quyển sách đang ở trên bàn là của tôi.)
Nhưng người ta thường dùng that hơn là which.
Quan sát các câu trên ta thấy who/that đóng vai trò chủ từ trong mệnh đề quan hệ, trong trường hợp này ta không được phép lược bỏ who/that. Khi who/that đóng vai trò túc từ (object) trong mệnh đề quan hệ có thể lược bỏ who/that đi.
Trong các ví dụ sau who/that đóng vai trò object trong relative clause.
The man who I want to see wasn’t here.
- The man I
want to see wasn’t here.
(Người đàn ông mà tôi muốn gặp không có ở đây.)
Have you found the keys that you have lost?
- Have you found the keys you have lost?
(Anh đã tìm thấy chìa khóa anh bị mất không?)
Is there anything I can do?
(Có gì tôi làm được không?)
Prepositions
Trong các mệnh đề quan hệ thường có các giới từ (in, at, to, with,…). Xem kỹ các ví dụ sau để biết cách đặt giới từ sao cho đúng:
The girl is
my friend. You’re talking to her.
- The girl who you are talking to is
my friend.
(Cô gái mà anh đang trò chuyện với là bạn tôi.)
The bed wasn’t very comfortable. I slept in it last night.
- The bed that I slept in last night wasn’t very comfortable.
(Cái giường mà tôi ngủ tối qua không được tiện nghi lắm.)
The man I sat next to talked all the time.
(Người đàn ông mà tôi ngồi cạnh lúc nào cũng trò chuyện.)
Are these books (that) you’re looking for?
(Đây là những quyển sách mà anh đang tìm phải không?)
Như vậy giới từ luôn đi theo sau động từ mà nó bổ nghĩa.
What
Chúng ta dùng What khi muốn nói với nghĩa điều mà.
Ví dụ:
Did you hear what I said?
(Anh có nghe điều tôi nói không?=Anh nghe tôi nói gì không?)
I don’t understand what you say.
(Tôi không hiểu điều anh nói.)
I won’t tell anyone what happened.
(Tôi sẽ không bảo ai điều gì đã xảy ra đâu.)
Whose
Khi muốn nói đến của ai ta dùng whose.
Ví dụ:
I have a friend. His father is a doctor.
-
I have a friend whose father is a doctor.
(Tôi có một người bạn mà cha anh ta là bác sĩ.)
What’s the name of the girl whose car you borrowed?
(Tên cô gái mà anh mượn xe là gì?)
The other day I met someone whose brother is
my friend.
(Một ngày nọ tôi gặp một người mà anh hắn là bạn tôi.)
Whom
Chúng ta có thể dùng whom thay cho who khi nó đóng vai trò túc từ (object) trong relative clause. Ví dụ:
The man whom I
want to see wasn’t here.
Chú ý trong các mệnh đề liên hệ có giới từ, khi dùng whom ta thường đặt giới từ lên trước whom.
The girl to whom you’re talking is
my friend.
Trong tiếng Anh ngày nay người ta ít khi dùng whom mà thường dùng who/that hoặc lược bỏ nó trong trường hợp là object. Lưu ý khi dùng who/that ta lại đặt giới từ đi theo sau động từ của nó.
Where
Chúng ta dùng where trong relative clause khi muốn nói đến nơi chốn. Ví dụ:
The hotel where we stayed wasn’t very clean.
(Cái khách sạn mà chúng tôi ở lại không được sạch lắm.)
I recently went back to the town where I was born.
(Gần đây tôi có trở lại thị trấn nơi tôi được sinh ra.)
I like to live in a country where there is plenty of sunshine.
(Tôi thích sống trong một nước mà có nhiều ánh nắng.)
The day, the year, the time,…
Chúng ta dùng that trong relative clause khi nói đến the day, the year, the time,…
Ví dụ:
Do you still remember the day (that) we first met?
(Anh có còn nhớ cái ngày mà chúng ta gặp nhau lần đầu không?)
The last time (that) I saw her, she looked very well.
(Lần vừa rồi tôi gặp cô ấy, cô ấy trông có vẻ khỏe lắm.)
I haven’t seen him since the year (that) he got married.
(Tôi không gặp anh ta kể từ cái năm mà anh ta lấy vợ.)
Extra Information Clause
Xét lại tất cả các ví dụ trên ta thấy các relative clause luôn bảo ta biết cụ thể người nào hay vật nào ta đang nói tới. Trong các câu này nếu bỏ relative clause đi ta không thể xác định được đang nói đến đối tượng nào. Nhưng không phải bao giờ relative clause cũng như vậy. Xét ví dụ:
Tom’s father, who is 78, is a doctor.
(Cha Tom, đã 78 tuổi, là một bác sĩ.)
Trong câu này nếu bỏ relative clause ta vẫn có thể xác định được cụ thể đối tượng đang được nói tới là đối tượng nào. Relative clause ở đây chỉ làm công việc bổ sung thêm một thông tin về đối tượng đó mà thôi. Các mệnh đề liên hệ như thế này được gọi là các Extra Information Clause tức là các mệnh đề bổ sung thêm thông tin.
Đối với các mệnh đề liên hệ kiểu này ta phải dùng Who cho người và Which cho vật.
Không được dùng that thay cho Who và Which. Khi viết phải đặt dấu phẩy (comma) ở hai đầu mệnh đề.
Ví dụ:
Yesterday I met John, who teld me he was getting maried.
(Hôm qua tôi gặp John, hắn bảo tôi hắn đã lấy vợ.)
My brother, who is an engineer, never smoke.
(Anh tôi, là một kỹ sư, chẳng bao giờ hút thuốc.)
Dĩ nhiên với các mệnh đề này khi cần thiết ta cũng có thể dùng Whose, Whom,
Where,…
Ví dụ:
John, whose mother is a teacher, speaks English very well.
(John, mẹ là giáo viên, nói tiếng Anh rất giỏi.)
I love Vietnam, where I was born and live.
(Tôi yêu Việt Nam, nơi tôi sinh ra và sống.)
Mary’s sister, whom you met yesterday, is here.
(Chị của Mary, người mà anh gặp hôm qua, đang ở đây đấy.)
Chúng ta cũng dùng giới từ trong các mệnh đề này giống như đã dùng với các relative clause bình thường.
Unit 21. -ing and -ed + Clauses
Xét ví dụ sau:
Feeling tired, I went to bed early.
(Cảm thấy mệt, tôi đi ngủ sớm.)
Trong câu này:
I went to bed early là mệnh đề chính (main clause)
Feeling tired là -ing clause.
Chúng ta dùng -ing clause trong các trường hợp như sau:
Khi nói đến hai điều xảy ra đồng thời chúng ta có thể dùng -ing cho một trong hai động từ diễn tả hai hành động đó. Ví dụ:
She was sitting in a chair reading a book.
(Cô ta đang ngồi trên ghế đọc sách.)
I ran out of the house shouting.
(Tôi chạy ra khỏi nhà hét lên.)
Chúng ta cũng có thể dùng -ing clause khi một hành động xảy ra trong suốt một hành động khác. Dùng -ing cho hành động dài hơn. Trong trường hợp này -ing đã thay thế cho từ nối while (trong khi) hoặc when (khi).
Ví dụ:
Jim hurt his arm playing tennis.
(= while he was playing tennis)
(Jim đau tay khi chơi tennis)
I cut myself shaving. (= while I was shaving)
(Tôi cắt phải mình khi đang cạo râu.)
Cũng có thể dùng -ing khi có mặt while hoặc when.
Ví dụ:
Jim hurt his arm while playing tennis.
Be careful when crossing the road.
(Hãy cẩn thận lúc băng qua đường)
Khi một hành động xảy ra trước một hành động khác ta có thể dùng having + past participle cho hành động xảy ra trước.
Ví dụ:
Having found a hotel, they looked for somewhere to have dinner.
(Đã tìm thấy một khách sạn, họ tìm chỗ để ăn tối)
Having finished our work, we went home.
(Đã làm xong công việc, chúng tôi về nhà)
Cũng có thể dùng after (sau khi) với -ing trong trường hợp này. Ví dụ:
After finishing our work, we went home.
(Sau khi làm xong việc, chúng tôi về nhà.)
Nếu hành động sau xảy ra tức thì ngay sau hành động đầu có thể dùng đơn giản mệnh đề -ing không nhất thiết phải dùng having.
Ví dụ:
Taking a key out of his pocket, he opened the door.
(Lấy chìa khóa ra khỏi túi, anh ta mở cửa.)
Cấu trúc này thường được dùng nhất là trong văn viết tiếng Anh.
-ing clause còn được dùng để giải thích thêm một điều gì cho mệnh đề chính.
Ví dụ:
Feeling tired, I went to bed early.
(= because I felt tired.)
(Cảm thấy mệt, tôi đi ngủ sớm.)
(= bởi vì tôi thấy mệt)
Having already seen the film twice, I don’t want to go to the cinema
(Đã xem bộ phim hai lần rồi tôi không muốn đi xem phim.)
Cấu trúc này thường dùng trong văn viết hơn là văn nói.
-ing clause còn được dùng với tính cách như một mệnh đề quan hệ trong câu.
Ví dụ:
Do you know the girl talking to Tom?
(Anh có biết cô gái đang nói chuyện với Tom không?)
Chúng ta dùng -ing clause như thế này trong trường hợp nói ai đang làm gì (is doing or was doing) trong một thời điểm riêng biệt.
Xem kỹ các ví dụ sau:
I was woken by a bell ringing.
(Tôi bị đánh thức bởi một tiếng chuông reo.)
Who was that man standing outside?
(Gã đàn ông đang đứng ở ngoài đó là ai vậy?)
Can you hear someone singing?
(Anh có nghe ai đang hát không?)
Như vậy -ing clause chỉ đóng vai trò mệnh đề quan hệ khi mệnh đề này chỉ một hành động đang tiếp diễn.
Khi nói đến đồ vật, chúng ta cũng có thể dùng -ing clause cho các đặc điểm nổi bật của nó, điều mà lúc nào cũng vậy chứ không phải trong một thời điểm riêng biệt nào đó. Trong trường hợp này không nên dịch là đang…
Ví dụ:
The road joining the two villages is very narrow.
(Con đường nối hai làng rất hẹp.)
I live in a room overlooking the garden.
(Tôi sống trong một căn phòng trông xuống vườn.)
-ED CLAUSES
-ed clause cũng dùng như -ing clause nhưng nó có nghĩa passive (bị động). Động từ dùng trong mệnh đề này là ở dạng Past Participle.
Ví dụ:
The man injured in the accident was taken to hospital.
(Người đàn ông bị thương trong tai nạn được đưa tới bệnh viện.)
None of the people invited to the party can come.
(Không có ai được mời dự tiệc đến được cả.)
The money stolen in that day was never found.
(Số tiền bị mất trong ngày hôm đó không bao giờ được tìm thấy)
Most of the goods made in this factory are exported.
(Hầu hết hàng hóa làm trong nhà máy này đều được xuất khẩu.)
Chúng ta cũng thường dùng -ing và -ed clause sau there is/there was,…
Ví dụ:
Is there anybody waiting to see me?
(Có ai đang đợi gặp tôi không?)
There were some children swimming in the river.
(Có vài đứa trẻ đang bơi dưới sông.)
Vocabulary
everywhere :bất cứ nơi đâu, mọi nơi
somewhere :ở đâu đó
whenever :bất cứ khi nào
whatever :bất cứ cái gì
somewhat :hơi hơi
whichever :bất cứ cái nào
Ví dụ:
Take whichever you like.
(Hãy lấy bất cứ cái gì anh thích.)
He lives somewhere near us.
(Anh ta sống đâu đó gần chúng tôi.)
Come to see us whenever you like.
(Hãy đến thăm chúng tôi bất cứ lúc nào anh thích.)
I looked for him everywhere but couldn’t find.
(Tôi tìm anh ta khắp nơi nhưng không thấy.)
They can do whatever.
(Họ có thể làm bất cứ cái gì.)
This exercises is somewhat difficult, but I can do it.
(Bài tập này hơi khó nhưng tôi có thể làm được.)
out of: (ra) khỏi
Ví dụ:
He ran out of his house.
(Hắn chạy ra khỏi nhà.)
Unit 22. Gerunds (Danh động từ)
GERUNDS
Xét hai câu sau:
Reading newspaper, I hear a big noise.
(Đang đọc báo, tôi nghe một tiếng ồn lớn.)
Reading newspaper everyday can know many informations.
(Đọc báo hàng ngày có thể biết nhiều thông tin.)
Reading trong câu thứ nhất là một hành động diễn ra đồng thời với hành động hear.
Nó đóng vai trò là một động từ vì vậy trong trường hợp này là một -ing clause. Trong
câu thứ hai
Reading dùng để chỉ việc đọc báo, nó đóng vai trò là chủ từ của can, vì vậy nó có chức năng của một danh từ. Khi động từ được dùng với tính cách là một danh từ như thế này nó được gọi là một gerund (danh động từ).
Như vậy danh động từ là một động từ thêm -ing và có đặc tính của một danh từ.
Danh động từ có thể viết ở các thể như sau:
Active Passive
Present verb + -ing being + PP
Perfect having+PP having been + PP
Ví dụ:
Swimming is a good sport.
(Bơi lội là một môn thể thao tốt)
Being loved is the happiest of one’s life.
(Được yêu là niềm hạnh phúc nhất trong đời.)
My brother likes
reading novels.
(Anh tôi thích đọc tiểu thuyết.)
His bad habit is telling lies.
(Thói quen xấu của nó là nói dối.)
Chúng ta cũng có thể dùng gerund với sở hữu cách. Ở đây tiếng Anh có cách dùng đặc trưng khác với tiếng Việt. Xem kỹ các ví dụ sau:
You may rely on my brother’s coming.
(Anh có thể tin rằng em tôi sẽ đến.)
He insisted on my coming.
(Anh ấy cứ nài tôi đến.)
I don’t like your going away.
(Tôi không thích anh đi.)
Đôi khi chúng ta có thể thay gerund bằng một infinitive có to (nhưng không phải lúc nào cũng vậy)
Ví dụ:
Quarrelling is a foolish thing.
- To quarrel is a foolish thing.
(Cãi nhau là một điều ngu xuẩn.)
Most students like studying English.
- Most students like to study English.
(Hầu hết các sinh viên đều thích học tiếng Anh.)
Drinking-water is in this bottle.
- Water to drink is in this bottle.
(Nước uống ở trong cái chai này.)
Vì gerund có đặc tính của một danh từ nên chúng ta cũng có thể ghép nối với một tính từ để làm thành một danh từ kép.Ví dụ:
The sweet singing of the bird delights us.
(Tiếng hót ngọt ngào của chim làm chúng tôi thích thú.)
Một số động từ khi sử dụng có một động từ thứ hai đi theo thì bắt buộc động từ thứ hai phải thêm -ing (tức là dùng nó như một gerund) chứ không phải ở dạng infinitive có to, ví dụ như trường hợp động từ to stop (ngưng, thôi).
Xét hai câu sau:
He stops to talk.
(Anh ngừng lại để trò chuyện.)
He stops talking.
(Anh ta thôi trò chuyện.)
Rõ ràng có sự khác nhau giữa cách dùng thêm -ing và infinitive.
Sau đây là các động từ mà động từ theo sau nó phải có -ing.
stop (ngưng, thôi) fancy (mến, thích)
admit (thừa nhận) consider (suy xét, cân nhắc, coi như)
miss (lỡ, nhỡ) finish (hoàn thành, làm xong)
mind (lưu ý, bận tâm) imagine (tưởng tượng)
deny (chối) involve (làm liên lụy, dính dáng)
delay (hoãn lại) suggest (gợi, đề nghị)
regret (than phiền) avoid (tránh)
practise (thực hành) risk (liều)
detest (ghét) dislike (không thích)
cease (ngừng) postpone (hoãn lại)
Và cả một số thành ngữ sau:
to be busy (bận) to go on (tiếp tục)
to put off (hoãn lại) carry on (tiếp tục)
keep, keep on (cứ, mãi) to burst out (phá lên (cười))
to have done (đã làm) to give up (ngưng, thôi)
Ví dụ:
Stop talking. (Im đi)
I’ll read when I’ve finished cleaning this room.
(Tôi sẽ đọc khi tôi lau xong cái phòng này)
I don’t fancy going out this evening.
(Chiều nay tôi không thích đi ra ngoài)
Have you ever considered going to live in another country?
(Có bao giờ bạn nghĩ tới chuyện sang nước khác sống không?)
I can’t imagine George doing that.
(Tôi không thể tưởng tượng được George lại làm điều đó.)
When I’m on holiday, I enjoy not having to get early.
(Khi tôi nghỉ lễ, tôi thích không phải dậy sớm.)
Are you going to give up smoking?
(Anh có định thôi hút thuốc không vậy?)
She kept (on) interrupting me while I was speaking.
(Cô ta cứ ngắt lời tôi khi tôi đang nói.)
They burst out laughing.
(Họ phá lên cười.)
He is busy
reading.
(Anh ta bận đọc.)
He denies having done that.
(Hắn ta chối rằng đã làm điều đó.)
I always avoid quarrelling to my wife.
(Tôi luôn tránh cãi cọ với vợ tôi.)
I enjoy dancing.
(Tôi thích khiêu vũ.)
Do you mind closing the door?
(Anh có nhớ đóng cửa không đấy?)
Tom suggested going to the cinema.
(Tom đề nghị đi xem phim.)
He admitted having stolen the money.
(Hắn thừa nhận là đã ăn cắp tiền.)
They now regret having got married.
(Bây giờ họ than phiền là đã cưới nhau.)
Gerunds and Participle
Nhớ rằng
Động từ + -ing được dùng như một danh từ gọi là gerund.
Động từ + -ing được dùng như động từ gọi là present participle.
Người ta cũng dùng participle như một adjective để ghép nối với một danh từ.
Ví dụ:
a sleeping child: một đứa bé đang ngủ.
a running car: một chiếc xe đang chạy.
Gerund cũng được dùng để ghép nối với danh từ như thế này. Nhưng phân biệt sự khác nhau giữa gerund và participle.
Chẳng hạn:
a sleeping child = a child who is sleeping
(một đứa bé đang ngủ)
nhưng
a sitting-room = phòng khách
(không phải căn phòng đang ngồi)
Thường khi ghép nối gerund với danh từ giữa hai chữ này có dấu gạch nối (hyphen).
Khi Past Participle ghép nối với danh từ nó có nghĩa passive.
Ví dụ:
A loved man is the happy man.
(Kẻ được yêu là kẻ hạnh phúc.)
Gerund cũng được dùng sau các giới từ.
Ví dụ:
He is successful in
studying English.
(Anh ấy thành công trong việc học tiếng Anh.)
Vocabulary
most
most đi trước tính từ để chỉ so sánh cực cấp (superlative).
Khi đi trước danh từ most có nghĩa là hầu hết.
Ví dụ:
Most students like
studying English.
(Hầu hết các sinh viên đều thích học tiếng Anh.)
almost: hầu như, gần như, suýt
He almost fell down in the river.
(Anh ta suýt ngã xuống sông.)
another: một cái nữa, một cái khác
Nhớ rằng other có nghĩa là khác. Trong trường hợp nói: Tôi muốn một quyển sách khác ta không nói I want an other book mà phải nói I want another book.
to try
Động từ to try có hai nghĩa cố gắng và thử
Phân biệt cách dùng giữa hai nghĩa này.
Khi có động từ theo sau try ở dạng infinitive có to try có nghĩa là cố gắng.
Ví dụ:
He is trying to learn English.
(Anh ta đang cố gắng học tiếng Anh.)
Khi theo sau try là một gerund hay không phải động từ try có nghĩa là thử.
Ví dụ:
He is trying
studying English.
(Anh ta đang thử học tiếng Anh.)
Try this apple.
(Hãy thử trái táo này xem.)
Unit 22. Reported Speech (Câu tường thuật)
Reported Speech là câu tường thuật lại một lời nói của ai đó.
Đôi khi chúng ta cần tường thuật lại một lời nói của ai đó chúng ta sẽ dùng Reported Speech. Xét trường hợp sau:
Bạn gặp Tom, Tom nói chuyện với bạn và bạn kể lại cho ai nghe lời Tom nói. Có hai cách để làm điều này:
Tom said: ‘I’m feeling ill’.
(Tom nói: ‘Tôi muốn bệnh.’)
Đây là dạng tường thuật trực tiếp (Direct Speech). Ở đây ta lặp lại y nguyên lời Tom nói.
Tom said (that) he was feeling ill.
(Tom nói (rằng) cậu ta muốn bệnh.)
Đây là dạng Reported Speech, chúng ta lặp lại lời Tom nói theo cách của chúng ta.
Khi chúng ta tường thuật lại lời nói là chúng ta nói đến một điều của quá khứ. Vì vậy mệnh đề tường thuật thường chuyển đi một cấp quá khứ so với câu nói trực tiếp. Để ý trong câu trên Tom nói ‘I am’ chúng ta tường thuật lại là he was.
Như vậy để làm một Reported Speech, đơn giản chúng ta ghép nội dung tường thuật ở phía sau câu nói và hạ động từ của nó xuống một cấp quá khứ, đại từ được chuyển đổi cho thích hợp.
Ví dụ:
Tom said (that) his parents were very well.
(Tom nói rằng cha mẹ anh ta rất khỏe.)
Tom said (that) he was going to give up his job.
(Tom nói rằng anh ta định thôi việc.)
Tom said (that) Ann had bought a new car.
(Tom nói rằng Ann đã mua một chiếc xe mới.)
Tom said (that) he couldn’t come to the party on Friday.
(Tom nói rằng anh ta không đến dự tiệc hôm thứ sáu được.)
Tom said (that) he wanted to go on holiday but he didn’t know where to go.
(Tom nói rằng anh ta muốn đi chơi vào ngày nghỉ nhưng anh ta chẳng biết đi đâu.)
Tom said (that) he was going away for a few days and would phone me when he got back.
(Tom nói rằng anh ta định đi xa vài ngày và sẽ điện cho tôi khi anh ta trở về.)
Trong trường hợp câu trực tiếp ở Simple Past khi chuyển sang Reported Speech chúng ta có thể giữ nguyên nó hay chuyển sang Past Perfect đều được.
Ví dụ:
direct
Tom said: ‘I woke up feeling ill and so I stayed in bed.’
(Tom nói: ‘Tôi thức dậy thấy bệnh vì vậy nằm lại giường.’)
reported
Tom said (that) he woke up feeling ill and so stayed in bed.
or
Tom said he had woken up feeling ill and so had stayed in bed.
Khi chúng ta tường thuật lại một điều mà trong hiện tại vẫn còn đúng như vậy không nhất thiết phải chuyển nó sang quá khứ.
Ví dụ:
Tom said New York is bigger than London.
(Tom nói New York lớn hơn Luân đôn.)
Điều cần lưu ý nhất là khi tường thuật lại các câu hỏi và câu mệnh lệnh.
Xét các câu sau:
direct
‘Stay in bed for a few days’, the doctor said to me.
(”Hãy nằm trên giường vài ngày đã” - bác sĩ nói với tôi.)
reported
The doctor said to me to stay in bed for a few days.
(Bác sĩ bảo tôi nằm trên giường vài ngày đã.)
direct
‘Don’t shout’, I said to Jim.
(”Đừng có hét”, tôi nói với Jim.)
reported
I said to Jim not to shout.
(Tôi bảo Jim đừng hét.)
direct
‘Please don’t tell anyone what happened’, Ann said to me.
(”Xin đừng bảo ai điều đã xảy ra” - Ann bảo tôi.)
reported
Ann asked me not to tell anyone what (had) happened.
(Ann xin tôi đừng nói với ai điều đã xảy ra.)
direct
‘Can you open the door for me, Tom?’, Ann asked.
(”Anh mở cửa dùm tôi được không Tom?”, Ann hỏi.)
reported
Ann asked Tom to open the door for her.
(Ann hỏi Tom mở cửa dùm cô ta.)
Như vậy trong trường hợp này động từ trong câu tường thuật chuyển thành một infinitive có to.
Reported Speech with Questions
Khi tường thuật lại một câu hỏi có từ hỏi chúng ta cũng làm như trên nhưng thứ tự của chủ từ và trợ động từ được đổi lại.
Câu hỏi: Trợ động từ + Chủ từ
Tường thuật Chủ từ + (Trợ động từ)
Ví dụ:
Direct
He asked me: ‘Where are you going?’
(Ông ta hỏi tôi: “Anh đang đi đâu đấy?”)
Reported
He asked me where I am going.
(Ông ta hỏi tôi đang đi đâu.)
Direct
Ann asked: ‘When did they get married?’
(Ann hỏi: “Họ đám cưới hồi nào vậy?”)
Reported
Ann asked when they got married.
(Ann hỏi họ đám cưới hồi nào.)
Đặc biệt khi tường thuật lại các câu hỏi không có từ hỏi ta dùng if hoặc whether.
Quan sát kỹ các câu sau:
Direct
Tom asked: ‘Do you remember me?’
(Tom hỏi: “Anh có nhớ tôi không?”)
Reported
Tom asked if I remembered him.
or Tom asked whether I remembered him.
(Tom hỏi tôi có nhớ anh ta không.)
Direct
My mother asked me: ‘Do you see Ann?’
(Mẹ tôi hỏi tôi: “Con có gặp Ann không?”)
Reported
My mother asked me if I saw Ann.
or My mother asked me whether I saw Ann.
(Mẹ tôi hỏi tôi có gặp Ann không.)
Vocabulary
to tell, to say
Để ý rằng ta nói tell me nhưng say to me.
Ví dụ:
He said to me that he was very tiered.
He told me that ha was very tired.
(Anh ta bảo tôi rằng anh ta rất mệt.)
at least: ít nhất
I’ll go at least a week.
(Tôi sẽ đi ít nhất là một tuần.)
at first: thoạt tiên
after that: sau đó
At first, he went to my house. After that he went to school.
(Thoạt tiên anh ấy đến nhà tôi. Sau đó anh ấy đi học.)
Unit 23. Also, too
Also, Too
Cả hai từ này đều có nghĩa là cũng. Nói chung có thể sử dụng từ nào cũng được nhưng vị trí có khác nhau.
Too thường được dùng hơn also.
also thường được đi theo động từ, đặt trước các động từ thường và sau trợ động từ.
Ví dụ:
He is also an intelligent man.
(Hắn cũng là một kẻ thông minh.)
They also work hard on Sunday.
(Họ cũng làm việc vất vả vào chủ nhật.)
too thường được đặt ở cuối câu.
Ví dụ:
He is an intelligent man, too.
They work hard on Sunday, too.
Short Questions
Short Questions tức là những câu hỏi ngắn.
Những câu hỏi ngắn thường chỉ gồm có chủ từ và trợ động từ hay có thể là một trạng từ nào đó. Thực ra các câu hỏi ngắn này không phải là những câu hỏi thực sự, nó thường đưoợc dùng để hỏi lại điều người khác vừa nói, tỏ một sự ngạc nhiên, thích thú hay đơn giản chỉ là những câu dùng để duy trì cuộc trò chuyện.
Ví dụ:
‘It rained everyday in this month.’ ‘Did it?’
(”Tháng này ngày nào trời cũng mưa.” “Vậy à?”)
‘Ann isn’t very well today?’. ‘Oh, isn’t she?’
(”Hôm nay Ann không được khỏe lắm.” “Ồ, vậy sao?”)
‘I’ve just seen Tom.’ ‘Oh, have you?’
(”Tôi vừa gặp Tom.” “Ồ, thế ư?”)
‘Jim and Nora are getting married.’ ‘Really?’
(”Jim và Nora đang làm đám cưới.” “Thật không?”)
Short Answers
Short Answers là những câu trả lời ngắn.
Chúng ta dùng những câu trả lời khi không muốn lặp lại những điều của câu hỏi.
Trong câu trả lời ngắn thường lặp lại trợ động từ của câu hỏi. Một trong những dạng câu trả lời ngắn chúng ta đã biết là câu trả lời Yes/No. Khi không muốn lặp lại một điều gì đó trong các câu nói bình thường ta cũng dùng trợ động từ theo cách thức này.
Ví dụ:
‘Are you working tomorow?’ ‘Yes, I am.’
(= I am working…)
(Ngày mai anh có làm việc không? Có.)
He could lend us the money but he won’t.
(= He won’t lend us…)
(Hắn có thể cho chúng tôi mượn tiền nhưng hắn sẽ không cho mượn.)
‘Does he smoke?’ ‘He did but he doesn’t any more.’
(= He smoked but he doen’t smoke…)
(Anh ta có hút thuốc không? Anh ta đã từng hút nhưng không còn hút nữa.)
Đặc biệt với các câu trả lời cũng vậy… ta dùng so hoặc too.
Ví dụ:
‘I like this film.’ ‘So do I.’
‘I do, too.’
(”Tôi thích bộ phim này.” “Tôi cũng vậy”)
Cấu trúc của dạng trả lời này là:
So + Auxiliary Verb + Pronoun
hoặc
Pronoun + Auxiliary Verb + , too
Trong trường hợp trả lời cũng không ta không dùng so hay too mà dùng neither, either hoặc nor.
Ví dụ:
‘I amnot very well.’ ‘Neither do I’
‘Nor do I’
‘I’m not either.’
(Tôi không khỏe lắm. Tôi cũng không.)
Cấu trúc
Neither/Nor + Auxiliary Verb + Pronoun
hoặc
Pronoun + Auxiliary Verb + not + either
Ví dụ:
‘I’m feeling tierd.’ ‘So am I’
(Tôi cảm thấy mệt. Tôi cũng thế.)
‘I never read newspapers.’ ‘Neither do I’
(Tôi không bao giờ đọc báo. Tôi cũng không.)
‘I can’t remember his name.’ ‘Nor can I/Neither can I’
(Tôi không thể nhớ tên hắn. Tôi cũng không.)
‘I haven’t got any money.’ ‘I haven’t either.’
(Tôi không có được đồng nào. Tôi cũng không)
I passed the examination and so did Tom.
(Tôi thi đậu và Tom cũng vậy.)
Ngoài ra còn có một số câu trả lời ngắn thông dụng sau:
I think so :Tôi nghĩ thế.
I hope so :Tôi hy vọng thế.
I suppose so :Tôi cho là thế
I expect so :Tôi đoán thế.
I’m afraid so :Tôi e là thế.
Trong trường hợp dùng ở thể phủ định ta viết:
I don’t think so :Tôi không nghĩ thế.
I don’t suppose so :Tôi không cho là thế
I don’t expect so :Tôi không đoán thế.
nhưng
I’m afraid not :Tôi e là không.
I hope not :Tôi hy vọng là không.
Ví dụ:
‘Is she English?’ ‘I think so.’
(Cô ta có phải người Anh không? Tôi nghĩ thế)
‘Will Tom come?’ ‘I expect so.’
(Tom sẽ đến chứ? Tôi đoán thế.)
‘Has Ann been invited to the party?’ ‘I suppose so.’
(Ann đã được mời tới dự tiệc chứ? Tôi cho là thế.)
‘Is it going to rain?’ ‘I hope not’
(Trời sắp mưa chăng? Tôi hy vọng là không.)
Unit 24. Nouns (Danh từ)
I. Định nghĩa và phân loại
Danh từ là từ để gọi tên một người, một vật, một sự việc, một tình trạng hay một cảm xúc.
Danh từ có thể được chia thành hai loại chính:
Danh từ cụ thể (concrete nouns): man, river, Peter, Daisy…
Danh từ trừu tượng (abstract nouns): happiness, beauty, health…
Danh từ cụ thể còn có thể được chia thành:
Danh từ chung (common nouns): table, man, wall…
Danh từ riêng (proper nouns): Peter, Jack, England…
II. Danh từ đếm được và không đếm được (countable and uncountable nouns)
Danh từ đếm được (Countable nouns): Một danh từ được xếp vào loại đếm được khi chúng ta có thể đếm trực tiếp người hay vật ấy. Phần lớn danh từ cụ thể đều thuộc vào loại đếm được.
Ví dụ: boy, apple, book, tree…
Danh từ không đếm được (Uncountable nouns): Một danh từ được xếp vào loại không đếm được khi chúng ta không đếm trực tiếp người hay vật ấy. Muốn đếm, ta phải thông qua một đơn vị đo lường thích hợp. Phần lớn danh từ trừu tượng đều thuộc vào loại không đếm được.
Ví dụ: meat, ink, chalk, water…
III. Danh từ ghép
Một danh từ ghép là một danh từ được hình thành bởi hai hay nhiều yếu tố tạo thành.
Khi phát âm, đối với cấu trúc Noun + Noun và Gerund + Noun, chỉ có yếu tố thứ nhất được nhấn mạnh (stressed) mà thôi.
Trong cách viết, danh từ ghép có thể được viết:
Dính liền thành một từ: blackbird, housewife
Cách bởi một gạch nối: fire-engine, sea-serpent
Rời ra và không có gạch nối: post office, football player
Danh từ ghép có thể được hình thành theo các cấu trúc sau:
Noun + Noun: headmaster, fire-engine
Gerund + Noun: dining-room, writing-paper
Adjective + Noun: quick-silver
Adjective + Verb: whitewash
Verb + Noun: pickpocket
Adverb + verb: overlook
IV. Chức năng ngữ pháp của danh từ
Một danh từ có thể làm các chức năng ngữ pháp sau:
1. Làm chủ từ (subject) của một động từ:
Ví dụ: The man drove a car.
2. Làm túc từ (object) trực tiếp hay gián tiếp của một động từ:
Ví dụ: I sent the boy that parcel.
3. Làm bổ ngữ từ (complement) của một động từ:
Ví dụ: She is a pretty girl.
4. Dùng với một giới từ để tạo thành một ngữ giới từ (prepositional phrase)
Ví dụ: Janet threw the flowers to Max.
V. Số nhiều của danh từ - Các trường hợp đặc biệt
1. Những danh từ sau đây có số nhiều đặc biệt:
man - men : đàn ông
woman - women : phụ nữ
child - children : trẻ con
tooth - teeth : cái răng
foot - feet : bàn chân
mouse - mice : chuột nhắt
goose - geese : con ngỗng
louse - lice : con rận
2. Những danh từ sau đây có hình thức số ít và số nhiều giống nhau:
deer : con nai
sheep : con cừu
swine : con heo
3. Những danh từ chỉ đồ vật được tạo thành bởi hai hay nhiều yếu tố chỉ có dạng số nhiều. Khi cần xác định số ít người ta dùng thêm một danh từ khác như a pair of (một cặp), a set of (một bộ), …
Ví dụ: trousers, pants, jeans, scissors, pincers, cards….
4. Những danh từ sau đây có nguồn gốc từ một ngôn ngữ khác nên vẫn giữ hình thức số nhiều của ngôn ngữ gốc:
axis axes trục
addendum addenda phần phụ lục
analysis analyses phân tích
bacillus bacilli trực khuẩn
bacterium bacteria vi khuẩn
basis bases căn bản
corrigendum corrigenda lỗi ấn loát
crisis crises khủng hoảng
criterion criteria tiêu chuẩn
erratum errata lỗi in, lỗi viết
hypothesis hypotheses giả thuyết
larva larvae ấu trùng
locus loci địa điểm, quỹ tích (toán)
medium media người trung gian
nebula nebulae tinh vân
oasis oases ốc đảo
phenomenon phenomena hiện tượng
radius radii bán kính
stratum strata vỉa đất
thesis theses luận đề, luận án
5. Những danh từ sau đây có hai số nhiều, một được tạo thành theo ngôn ngữ gốc, một theo cấu trúc tiếng Anh:
appendix appendixes appendices phần phụ lục
aquarium aquaria aquariums hồ cá
automaton automata automatons thiết bị tự động
catus cacti cactuses cây xương rồng
curriculum curricula curriculums chương trình dạy
focus foci focuses tiêu điểm
formula formulae formulas công thức
fungus fungi funguses vi nấm
maximum maxima maximums độ tối đa
memorandum memoranda memorandums sự, bản ghi nhớ
minimum minima minimums độ tối thiểu
retina retinae retinas võng mạc
sanatorium sanatoria sanatoriums bệnh xá
terminus termini terminuses ga cuối
vortex vortices vortexes gió cuộn, xoáy
6. Những danh từ sau đây có hai số nhiều khác nghĩa:
index indexes phần mục lục
indices số mũ (toán)
brother brothers anh em trai
brethren anh em đồng đạo
cloth cloths các loại vải
clothes quần áo
die dies khuôn dập để đúc tiền
dice con xúc xắc
formula formulas hình thức của từ
formulae công thức toán
genius geniuses thiên tài
genii thần
medium mediums người đồng bóng
media phương tiện
penny pennies nhiều đồng một xu
pence một đồng nhiều xu
VI. Số nhiều của danh từ riêng và danh từ ghép
1. Một danh từ riêng khi sử dụng ở số nhiều thường dùng với mạo từ The và có nghĩa là “gia đình”.
Ví dụ: The Browns will go to London.
2. Trong danh từ ghép (compound noun) chỉ có yếu tố sau cùng được chuyển sang số nhiều.
Ví dụ: armchair - armchairs, tooth-brush - tooth-brushes
3. Trong các danh từ ghép của man và woman, cả hai yếu tố đều chuyển sang số nhiều.
Ví dụ: man servant - men servants
4. Các danh từ ghép được tạo thành bởi một danh từ + ngữ giới từ (
prepositional phrase) có thể có hình thức số nhiều ở danh từ hay ở cuối.
Ví dụ: father-in-law - fathers-in-law/father-in-laws
VII. Giống của danh từ (Noun Gender)
1. Khi không cần phải nhấn mạnh giới tính, hình thức giống đực (masculine forms) thường được sử dụng.
Ví dụ: Poets usually live in poverty.
2. Một số lớn danh từ giống cái (feminine forms) được hình thành bằng cách thêm -ess vào hình thức giống đực, đôi khi có một số thay đổi nhỏ trong cách viết.
poet - poetress thi sĩ
author - authoress tác giả
actor - actress diễn viên
waiter - waitress người bồi
Baron - Baroness Nam tước
Count - Countess Bá tước
Duke - Duchess Công tước
manager - manageress quản lý
emperor - empress hoàng đế
giant - giantess người khổng lồ
god - goddess thần thánh
heir - heiress người thừa kế
host - hostess chủ nhà
Jew - Jewess người Do Thái
lion - lioness sư tử
master - mistress sư phụ
murderer - murderess sát nhân
Marquis - Marquess Hầu tước
negro - negress người da đen
tiger - tigress con cọp
priest - priestess tu sĩ
shepherd - shepherdess người chăn cừu
Prince - Pricess hoàng tử
Viscount - Viscountess Tử tước
3. Một số danh từ có giống cái là một từ khác biệt.
boy girl con trai/gái
man woman đàn ông/bà
sir madam Ông/Bà
King Queen Vua/Nữ hoàng
father mother ba/mẹ
husband wife chồng/vợ
horse (stallion) mare ngựa
bull (ox) cow bò
cock hen gà
buck doe con mểnh
colt filly ngựa con
stag hind con hươu
boar sow heo
bullock heirfer bò tơ
brother sister anh/chị
gentleman/lord lady Ông/Bà
son daughter con trai/gái
uncle aunt chú bác/cô dì
nephew niece cháu
monk (friar) nun tu sĩ
tutor governess người dạy kèm
wizard witch phù thủy
drake duck vịt
gader goose ngỗng
dog bitch chó
ram ewe cừu
fox vixen chồn
4. Một số danh từ tạo lập hình thức giống cái bằng cách thêm vào một yếu tố xác định giới tính như man/woman, boy/girl, lord/lady, he/she, cock/hen, tom/tabby, billy/nany…
Ví dụ: man friend - woman friend, boy cousin - girl cousin, landlord - landlady, he-bear - she bear, cock sparrow - hen sparrow, tomcat - tabby cat, billy-goat - nanny-goat…
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top