Tieng anh can ban (Nguon: Tienganh.com.vn)
Phương pháp học Tiếng Anh:
Đối với nhiều người học, ngữ pháp là môn học khô khan vì nh người ấy đồng nghĩa học ngữ pháp với học thuộc lòng các quy luật và công thức. Điều ấy có lẽ đúng nếu chúng ta chỉ dừng lại ở đó mà không cùng lúc áp dụng những quy luật đó vào luyện tập, sử dụng cho được (dù có thể còn vụng về, sai sót) những quy luật của tiếng Anh vào giao tiếp hàng ngày. Vì vậy, để việc học ngữ pháp được hiệu quả, các bạn nên xem xét một số gợi ý của những người đi trước:
Thứ nhât: luôn luôn học quy luật đi kèm với ví dụ. Khi các bạn học quy luật " ngôi thứ ba số tí thì HIện tại đơn phải có -s hoặc -es", các bạn phải học thuộc lòng luôn một ví dụ: He goes
Thứ nhì: chỉ học một ví dụ cho mỗi quy luật hoặc cách dùng, không học ôm đồm quá. Ví dụ các bạn chọn để học phải là những ví dụ đơn giản, gọn gàng, vừa sức với các bạn . Nếu cần, các bạn có thể lấy ví dụ từ các từ điển, tốt nhất là từ điển Oxford Learner's Dictionary (có bán tại các nhà sách)
Thứ 3: trong lúc học nên nghe băng và luyện đọc theo băng
Thứ 4: làm các bài tâp dĩ nhiên là cần thiêt, nhưng áp dụng những điều các bạn vừa học để viết thư cho bạn bè, viết nhật kí, nói chuyện bằng tiếng Anh với người khác lại cần thiết hơn (tham gia một câu lạc bộ tiếng anh chẳng hạn ). Các bạn cần phải làm mới nhớ, mới quen, " trăm nghe không bằng một thấy, trăm thấy không bằng 1 làm" mà!
Thứ 5: các bạn nên chuẩn bị cho mình một cuốn sổ tay (chừng 200 trang trở lại) khổ nhỏ (để tiện mang theo bên mình). Trong cuốn sổ tay ấy, các bạn hãy ghi những điểm ngữ pháp mình đã học được, ví dụ hay mình bắt gặp đâu đó. Cách ghi như thế nào là tuỳ mỗi người, có thể đánh dấu hoa thị, gạch đầu dòng, gạch bút xanh đỏ, hoa lá cành ...v miễn là giúp mình dễ nhớ nhất là được.
Chúc mọi người tìm ra phương pháp tốt nhất, dễ tiếp thu nhất cho mình
__________________
Phần mở đầu :
Chúng ta muốn xây nhà cần phải có vật liệu và biết phương pháp để xây. Để đọc và viết được một ngoại ngữ như tiếng Anh, chúng ta cần phải nắm được một số lượng từ nhất định (vật liệu) và phương pháp sắp đặt chúng (ngữ pháp hay văn phạm), đó là chưa kể đến những yếu tố khác cần phải có để có thể có được một năng lực giao tiếp thật sự.
Vật liệu chúng ta đã nói đến chính là từ vựng của một ngôn ngữ, số lượng từ đòi hỏi ít hay nhiều tuỳ theo yêu cầu về trình độ của người học. Điều quan trọng là người học phải phân biệt được từ vựng ấy theo từng loại với những tính chất riêng biệt, giống như người thợ xây phải phân biệt giữa gạch và ngói, gạch xây tường và gạch lót nền vậy. Người học phải biết phân biệt từ vựng theo từng loại: danh từ, đọng từ, tính từ, trạng từ, giới từ...và biết vị trí của mỗi loại trong câu.
Mục đích của việc học mẫu câu (sentence patterns) là giúp người học diễn đạt ý tưởng của mình (nói hay viết) bằng cách sắp xếp các từ vào vị trí thích hợp của chúng thông qua các mẫu câu đã học. Tiếng Anh thưuờng chứa những cấu trúc cú pháp đồng nhất với tiếng Việt :
I often get up very early
Tôi thường thức dậy rất sớm.
John doesn't like coffee
John không thích cà phê
Nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Trật tự từ trong tiếng Anh và tiếng Việt không phải lúc nào cũng sánh đôi với nhau:
It is a new house(new đi trước house)
Đó là một căn nhà mới (mới đi sau căn nhà)
Where does he live? (Where đứng ở đầu câu hỏi)
Anh ấy sống ở đâu? (ở đâu đứng cuối câu hỏi)
Mặt khác, người học sau khi đã biết chút ít về mẫu câu nhưng chưa hiểu thấu đáo thường ghép động từ thuộc mẫu này vào mẫu kia:
Sau khi học: Please tell me the word. (đúng)
( Xin bảo cho tôi biết từ ấy)
Đặt câu mới: Please explain me the word (sai)
(Xin giải thích cho tôi từ ấy )
Phải nói: Please explain the word to me.
(To explain sth to sb: giải thích cái gì cho ai)
Cách đồng nhất (analogy) như trên là một lỗi khá phổ biến của nhiều người học tiếng Anh. Để giúp cho người học tránh được những lỗi mắc phải do sắp xếp sai trật tự từ, chúng ta sẽ bắt đầu làm quen với trật tự từ trong tiếng anh từ bài đầu tiên.
Tiếng Anh là một ngôn ngữ có chứa nhiều yếu tố biến hóa (inflectional elements), nghĩa là một từ có thể thay đổi hình thức tuỳ theo vai trò và vị trí của nó trong câu. Động từ là từ loại có chứa nhiều yếu tố biến hóa nhất với các "đuôi" mà chúng gắn vào, khi là -s,-es, khi là -ed, là -ing và vô số hính thức bất quy tắc khác. Tiếng Việt chúng ta không có hiện tượng này nên người việt khi học tiếng Anh gặp rất nhiều khó khăn khi đặt câu. Ngay đối với đại từ, chỉ nghĩ đến chữ tôi (I) đã thấy cần phải cảnh giác.
Tôi yêu nàng ---> I love her
Nàng yêu tôi ---> She loves me
Như vậy, tôi và nàng ở vị trí đầu hoặc cuối câu (chủ ngữ hoặc tân ngữ) trong tiếng Anh đã phải đổi hình thức ( I--> me, she---> her) để phù hợp với quy luật nói năng của tiếng Anh. Nếu tôi không yêu nàng mà tôi chỉ yêu tôi thì chữ "tôi" ở cuối câu lại càng khác nữa : I love myself . Tiếng Việt với vài chục đại từ nhân xưng như tôi, dì, bác, chú... , từ nào là ngôi 1, từ nào là ngôi 3 khi chuyển sang tiếng Anh cũng cần phải lưu ý, bởi vì những người mới bắt đầu học thường lúng túng và nhầm lẫn. Từ bài 2, chúng ta sẽ học các từ loại của tiếng Anh, tập trung vào những điểm dị biệt giữa hai thứ tiếng để giúp các bạn tránh các lỗi người học chúng ta thường mắc phải.
P/s: các kiến thức ở đây được trích từ quyển Ngữ pháp tiếng anh căn bản (dành cho người tự học) của nhà xuất bản giáo dục, quyển này dạy ngữ pháp căn bản cho người tự học, ai muốn tìm hiểu rõ thì có thể mua nhé còn ai không có thì cứ theo dõi topic này, mình sẽ post lên đầy đủ cho mọi người cùng học. Về phần bài tập thì mình sẽ điều chỉnh sao cho phù hợp và dễ hiểu nhất .
Thân.
Melissa
Trong tiếng anh cũng giống như tiếng việt, ta có các loại từ danh từ, động từ và tính từ do vậy mình nghĩ không khó gì để các bạn có thể nhận biết được từ nào là danh từ, từ nào là động từ và từ nào là tính từ. Right?
-Danh từ: từ chỉ người, vật có thể đếm được (countable nouns) hoặc không đếm được (uncountable nouns). Danh từ tồn tại ở 2 trạng thái số nhiều và số ít.
Ta thêm -s vào sau danh từ số ít để được danh từ số nhiều ( 2 books, 5 pens...)
Tuy nhiên có một số trường hợp đặc biệt thêm -es vào sau các danh từ tận cùng bằng -s,-x,-ch,-sh để được danh từ số nhiều(9 boxes,15tomatoes...)
Và trường hợp các danh từ tận cùng bằng phụ âm + y thì ta đổi y thành i rồi thêm es (3 ladies, 4 families...) nhưng nếu trước nguyên âm thì chỉ thêm -s thôi (10 little boys ...)
-Động từ: là các từ chỉ hành động như run, sing, play, talk, learn, listen...
-Tính từ: tương tự tiếng việt, tính từ là các từ chỉ trạng thái, màu sắc... như happy, sad, blue, tall, sweet, beautiful...
Giờ thì chúng ta bắt đầu bài 1 nhé!
Bài 1: Trật tự từ (word order)
Trong bài này, chúng ta sẽ học cách sắp xếp các từ trong tiếng anh. Chúng theo những quy luật nào?
Quy tắc 1: Tính từ đi trước danh từ (adjective + noun)
Trong tiếng Anh, các tính từ như long (dài), short (ngắn), cheap (rẻ tiền), expensive (đắt tiền), beautiful (xinh đẹp)... được dùng trước danh từ mà chúng phẩm định (khác với tiếng Việt)
Ex: long hair, expensive watch, a big dog...
Sẽ có những trường hợp không tuân theo quy luật này trong phần ngữ pháp tiếng anh nâng cao nhưng chúng ta đang học tiếng anh cơ bản nên cứ nắm vậy trước đã, nói nhiều lại nhầm lẫn lên thì khổ ^^!
Các quy tắc 2 + 3 + 4 : các kiểu cấu trúc câu [SV], [SVC] và [SVO]
Quy tắc 2: chủ từ + động từ (subject + verb) [SV]
Trong quy luật này, chúng ta học mẫu câu với hai thành phần căn bản: chủ từ và động từ
- Chủ từ thường là một danh từ (hoặc đại từ) chỉ người hoặc vật như boy, children, computer hoặc sự vật như freedom (sự tự do),laziness (sự lười biếng)...
- Động từ trong mẫu câu này là những từ chỉ hành động không trực tiếp tác động lên danh từ chỉ người hoặc vật đứng sau nó như fly (bay), sing (hát), stand (đứng)... Chúng ta không đặt câu hỏi "động từ + ai?" hoặc " động từ + cái gì" với những động từ này được.
Ex: trong Birds fly (chim bay) hoặc they are singing (họ đang hát), chúng ta không thể đặt câu hỏi chim bay gì? hoặc chim bay ai? = ))
Những động từ trong mẫu này chỉ có thể kết hợp với : how/ thế nào? để tạo thành câu hỏi. Những động từ như thế được gọi là tự động từ (intransitive verb) và được sắp vào mẫu câu này, và được kí hiệu tắt là [SV]. Khi sử dụng từ điển, nếu các bạn thấy một động từ được ghi [SV] hoặc Vi (= intransitive verb: tự động từ), các bạn biết ngay rằng đó là một động từ được dùng với mẫu câu này.
Mẫu [SV] với hai thành phần cơ bản là S và V có thể được mở rộng bằng cách thêm các phó từ bổ nghĩa cho động từ hoặc thêm các tính từ để bổ nghĩa cho các danh từ.. Dù ta có thêm nhiều phó từ và tính từ vào và câu trở nên dài ra, nó vẫn thuộc mẫu câu [SV] vì Subject và Verb vẫn là hai thành phần cốt lõi.
Ex: Subject Verb
The little girl is crying (cô bé đang khóc)
My father usually gets up early (ba tôi thường thức dậy sớm)
The sun rises in the east. (mặt trời mọc ở phương đông)
Quy tắc 3: chủ từ + động từ + bổ từ (subject + verb + complement) [SVC]
Quy luật này miêu tả một câu có thể gồm ba thành phần: chủ từ, động từ và bổ từ.
Bổ từ thường là một tính từ, có khi là một danh từ.
Động từ của mẫu câu này được gọi là động từ nối (linking verb) vì vai trò chính của chúng là dùng để nối kế chủ từ với tính tứ (đôi khicó thể là danh từ) theo sau.
Các động từ của mẫu câu này gồm có:
- be (là)
- become (trở nên)
- feel (cảm thấy)
- look (trông có vẻ)
- taste (có vị [ngọt, đắng, chua...])
- sound (nghe có vẻ [hay, dở...])
- smell (có mùi)
- vv...
Ex: She looks sleepy, I feel tired, It sounds fun ...
Các bạn hãy học thuộc những động từ này, vì trong tiếng Anh phe đa số còn lại là những động từ nối kết với phó từ.
Ex: He walks quickly, they study hard ...
Trong câu hỏi và câu phủ định của mẫu câu này, chúng ta vẫn dùng động từ be và các trợ động từ do, does, did ...vv (chúng ta sẽ học cách đặt câu hỏi với các trợ động từ này sau )
Quy tắc 4: chủ từ + động từ + tân ngữ (subject + verb + object) [SVO]
Mẫu câu này cũng gồm ba thành phần như mẫu câu trên, nhưng ở đây có hai điểm khác biệt rất quan trọng:
- Điểm thứ nhất: Động từ của mẫu này không thuộc nhóm các động từ nối (linking verbs) đã nói trên (quy tắc 3)
- Điểm thứ nhì: Chúng có thể kết hợp với: ai? hoặc gì? (who?/what?) để tạo thành những câu hỏi hợp lí.
Ex:
Chúng ta hãy xem câu " Mary loves cakes". Chúng ta có thể đặt câu hỏi " Mary loves what?/ What does she love?" và trả lời : "Mary loves cakes". Khi có thể trả lời được, từ dùng để trả lời câu hỏi này (cakes) được gọi là tân ngữ của động từ (loves) và vì thế, câu này thuộc mẫu [SVO].
Ngược lại, chúng ta hãy xem câu "He walks slowly". Chúng ta không thể hỏi he walks who?/ he walks what? được. Vì thế, câu " He walks slowly" không thuộc mẫu [SVO] (dễ hiểu mà, phải không các bạn : ) )
Quy tắc 5: There + be + chủ từ (there + be + subject)
Trước tiên, chúng ta cần nhớ cấu trúc này có nghĩa là : "Có một cái gì đó" Đây là cái có trống không, không biết ai có, khác với khi dùng have hoặc have got chúng ta phải biết ai có.
Ex: Cần so sánh
- There is an apple on the table (có một trái táo trên bàn)
Khác với:
- He has an apple ( anh ấy có 1 quả táo)
Trong mẫu câu There + be + chủ từ, động từ be không hoà hợp với there đi trước mà lại hoà hợp với danh từ đóng vai chủ từ theo sau, nghĩa là nếu danh từ này số ít, động từ be sẽ ở số ít và ngược lại. Trong ví dụ trên, an apple là danh từ số ít nên động từ là is. Nếu chúng ta thay an apple bằng two apples hoặc many apples, động từ sẽ không còn là is mà sẽ là are.
Ex: There are 2 apples on the table, there are many apples on the table
-There are 9 people at the meeting (có 9 người trong buổi họp)
Chú ý: people: những người. Nếu chúng ta có ba người thì là three people, 15 người thì cũng là fifteen people, nhiều người là many people. Nếu muốn nói một người thì chúng ta nói là a person (hoặc one person). Chúng ta cũng có thể nói 9 người là nine persons ...vv
Bài 1 của chúng ta chỉ có vậy thôi. Không biết mình viết vậy có dễ hiểu không, nếu có chỗ nào chưa rõ thì cứ nói với mình nhé
Thân
Bài 2: Noun (Danh từ)
Điểm cần nhớ thứ nhất: Danh từ có 2 loại: danh từ đếm được và danh từ không đếm được
Phần lớn danh từ trong tiếng Anh là danh từ đếm được ( countable nouns). Đó là những danh từ chỉ người hoặc vật có thể đếm được trực tiếp. Chúng ta hãy xem từ book. Chúng ta có thể nói một cuốn sách, hai cuốn sách, nhiều cuốn sách... (a book, 2 books, many books...). Ngược lại, danh từ không đếm được (uncountable nouns) chỉ những thứ không thể đếm được trực tiếp như milk (sữa), water (nước), rice (lúa, gạo, cơm) ...vv . Chúng ta khokong thể nói một sữa, hai sữa ... mà chỉ có thể đong đếm thông qua các dụng cụ đo lường:
Ex: a bottle of milk (một chai sữa )
2 bottle of milk (hai chai sữa)
a litre of milk (một lít sữa)
a glass of milk (một li sữa)
several glasses of milk ( nhiều ly sữa)
Vì thế, những danh từ không đếm được thường gặp trong tiếng anh như rice, sugar (đường ăn), salt (muối ăn), bread (bánh mì), butter (bơ)... phải đi kèm với danh từ chỉ các dụng cụ, đơn vị đo lường khi chúng ta muốn chỉ số lượng của chúng.
Những danh từ không đếm được mà các bạn học tiếng anh thường nhầm tưởng là đếm được nên cứ thêm a/an ở số ít và thêm -s để tạo số nhiều một cách "thoải mái" là advice (lời khuyên), infomation (thông tin), news (tin tức), health (sức khỏe), equipment (dụng cụ), luggage (hành lý), knowledge (kiến thức) ...vv
Ex: Một lời khuyên không thể là an advice, một dụng cụ không thể là an e quipment. Khi cần thiết nói đến số lượng, chúng ta nên nói như sau:
a piece of advice hay some advice ...
Một số danh từ có thể làm danh từ đếm được lúc này và làm danh từ không đếm được lúc khác, nghĩa là có thể đóng hai vai tuỳ tình huống. Lúc ấy, chũng thường có nghĩa k hác nhau
Ex: Đếm được: a paper (một tờ báo), 2 glasses (hai cái ly), 3 beauties (3 người đẹp), 4 rooms (4 căn phòng), 5 stones (5 viên đá)...
Không đếm được: paper (giấy), glass (thuỷ tinh), beauty (vẻ đẹp), room (chỗ trống), stone (đá)...
Danh từ chỉ thức ăn, thức uống có thể chuyển từ không đếm được sang đếm được khi nói về đơn vị của chúng. Chúng ta hãy xem coffee và sugar vốn là 2 danh từ không đếm được nhưng trong ví dụ sau đây, người ta dùng chúng như danh từ có thể đếm được.
Ex: Can I have a coffee, please? (= một tách cà phê)
I take two sugars in my tea (= hai muỗng đường)
Tuy nhiên, các bạn chớ vội thấy người ta dùng như thế rồi "sáng chế" thêm. Hãy chịu khó quan sát và bắt chước theo những gì người bản ngữ đã sử dụng!
Bài 2 vẫn còn, nhưng hôm nay mình chỉ post một phần thôi, để các bạn còn từ từ mà xem và tiếp thu Mời các bạn vào đây để làm bài tập
Điểm cần nhớ thứ nhì: Các danh từ đếm được đổi sang số nhiều bằng những cách sau:
+ Thếm -s vào sau danh từ số ít
EX: A book----> 2 books
+ Thêm -es vào sau các danh từ tận cùng bằng -s,-x,-ch,-sh
EX: a class ----> 3 classes
a box----> many boxes
+ Đối với các danh từ tận cùng bằng phụ âm + y, đổi y thành i rồi thêm -es
EX: a family----> 2 families
a lady -----> 5 ladies
nhưng nếu trước -y là nguyên âm thì chỉ thêm -s mà thôi
EX: a boy---> 10 boys
+ Những danh từ tận cùng bằng -f hoặc -fe đổi sang số nhiều bằng cách bỏ chúng và thêm -ves
EX: a leaf---> many leaves
a wife ---> 2 wives
- Nhiều danh từ trong tiếng Anh đổi sang số nhiều không theo các cách trên. Chúng ta phải học thuộc lòng số nhiều của những danh từ này. Một vài danh từ số nhiều không theo quy tắc thêm -s trên là:
+ a man (1 người đàn ông) ---> 2 men ( 2 người đàn ông)
+ a women ----> 2 women
+ a child ------> four children
+ a person ----> 9 people [hoặc 9 persons]
+ a foot (một bàn chân) ----> 2 feet (hai bàn chân)
+ a tooth (một cái răng) ----> 3 teeth (ba cái răng) ^________^
Chú ý: Một số chữ có hình thức số ít và số nhiều giống nhau, như sheep (con cừu) chẳng hạn :>
Điểm cần nhớ thứ 3: Để diễn tả sự sở hữu, chúng ta thêm dấu phẩy--> ' và chữ S sau danh từ chỉ chủ sở hữu
Ex: Tom 's books (những cuốn sách của Tom
(danh từ chỉ chủ sở hữu)
Cách dùng 's như trong ví dụ trên được gọi là sở hữu cách (possessive case). Chúng ta càn chú ý trong tiếng Anh, để diễn tả cái này của ai, cái kia thuộc về người nào, người Anh- Mỹ dùng:
+ Giới từ of. Trật tự từ ở đây tương tự như tiếng Việt nên các bạn mới học rất "khoái" dùng từ này
Ex: The books of my friend. (Những cuốn sách của bạn tôi)
Trong ví dụ này books được gọi là vật sở hữu, friend được gọi là chủ sở hữu. Cách dùng với giới từ of không được chấp nhận khi chủ sở hữu là danh từ chỉ tên người như Tom, Mary ..vv
+ 's . Đây là cách dùng phổ biến khi danh từ chỉ chủ sở hữu là tên người hoặc danh từ chung như friend, boy, parents, teacher...vv
Ex: Tom's books, my friend's books, our parents' house
Trong ví dụ mày đỏ in đậm sau cùng, chú ý danh từ số nhiều parents tận cùng bằng -s nên chúng ta chỉ thêm dấu ' mà thôi.
Chus ý: Sở hữu cách ('s) chỉ được dùng cho danh từ chỉ người và con vật, không đuợc dùng cho đồ vật thông thường.
Chúng ta không được dùng sở hữu cách khi danh từ chỉ chủ sở hữu là đồ vật như table, chair, house... Trong trường hợp này, chúng ta dùng giới từ of.
Ex: The leg of the table (cái chân bàn)
The windows of the house (những cái cửa sổ của căn nhà)
ĐỘNG TỪ TO BE:
A. To be ở thì hiện tại đơn - dùng với đại từ nhần xưng
+ Với chủ từ I ta chia động từ "to be" thành am ---> I am (có thể viết ngắn là I'm)
+ Với chủ từ là He, She, It, danh từ số ít ta chia động từ "to be" thành is ---> He is, She is, It is (có thể viết ngắn là He's, She's, It's.)
+ Với chủ từ là You, We, They, danh từ số nhiều ta chia động từ "to be" thành are ---> You are, We are, They are (có thể viết ngắn là You're, We're, They're)
* Ghi chú: Dùng với that-what-where-when hay danh từ số ít, chữ is được viết thành 's
EX: That is---> that's
What is---> What's
When is---> When's
Where is---> Where's
My father is---> My father's
B. Ý nghĩa của to be:
1. Nếu đứng trước một danh từ, nó có nghĩa như chữ là của tiếng Việt.
Ex: My father / is / a teacher (cha tôi / là / một giáo viên)
2. Nếu đứng trước một tính từ, nó có nghĩa như chữ thì của tiếng Việt.
Ex: Her parents/ are old (Cha mẹ của cô ấy/ thì/ già)
3. Nếu đứng trước cụm từ chỉ nơi chốn (gồm một giới từ và danh từ chỉ nơi chốn), nó xác định vị trí của chủ từ
Ex: My books/ are/ on the table. (sách của tôi/ ở/ trên bàn)
4. Khi được dùng ở thể bị động, nó có nghĩa là bị/được
Ex: The house is being built (Căn nhà đang được xây)
5. Khi đi với V-ing, có nghĩa là đang
Ex: I am watching TV (tôi đang xem tivi)
Chú ý: Tuy nhiên điều gây khó khăn nhiều nhất cho các bạn mới học TA là khi nào dùng to be và khi nào dùng động từ mà không có to be
Nhiều bạn phạm những sai lầm mà theo những người đã vững TA cho là sai lầm ngớ ngẩn khi viết những câu như thế này :
I tired : tôi mệt
I am like dogs : tôi thích chó
Để tránh những sai lầm như vậy các bạn cần nhớ rằng khi nói đến tính từ là phải có to be đứng trước ,còn động từ thì không
Trở lại câu trên ,tired là một tính từ nên ta phải dùng to be trước nó ,nên câu đúng phải là : I am tired
Câu còn lại thích là một động từ ,nên không dùng to be trước nó ,nên câu đúng phải là : I like dogs
Hy vọng các bạn sẽ nắm rõ cách dùng động từ to be
(tham khảo từ bài viết của anh dinhquang. Các bạn có thể xem thêm ở đây
C. Thể phủ định (the negative form)
+ Chúng ta thêm not vào sau to be
+ Lối viết ngắn: are not = aren't, is not = isn't
Ex: He isn't an engineer
D. Thể nghi vấn (interrogative form)
+ To be được đưa ra trước chủ từ
Ex: He is a student ---> Is he a student?
Chú ý: Cách dùng to be trong thì quá khứ đơn cũng tương tự như trong hiện tại đơn. Ta dùng was cho các chủ từ là I, He, She, It, danh từ số ít và dùng were cho các chủ từ là You, We, They, danh từ số nhiều
Thể phủ định của was và were: was not ---> wasn't , were not ---> weren't
Giờ mình có việc bận rồi, mình sẽ post tiếp những trường hợp cơ bản thường dùng đến to be và cấu trúc của chúng cho mọi người sau nhé.
Bài 3: Pronouns (Đại từ)
Trong bài này, chúng ta sẽ học ba loại đại từ thường gặp:nhân xưng (personal), sở hữu (possessive) và phản thân (reflexive).
Đại từ là tiếng được dùng thay cho danh từ để tránh sự lặp đi lặp lại danh từ đó. Trong ví dụ:
This is Tom ---> He is very nice
chúng ta đã dùng đại từ he trong câu kế tiếp để thay cho danh từ Tom. Những từ như I, you, he, she, it, we, they được gọi là những đại từ nhân xưng (personal pronouns) vì chúng được dùng thay cho danh từ để chỉ về người. Ở đây, chúng ta còn cần làm quen với khái niệm về ngôi trong ngữ pháp, bởi vì không nắm vững khái niệm này chúng ta sẽ dùng nhầm các đại từ, ví dụ:
Chị làm gì đêm qua?
*What did sister do yesterday?
[Câu sai, vì chị ở đây thuộc ngôi thứ 2 nên phải dùng you]
Câu đúng sẽ là: What did she do yesterday?
Trong tiếng anh có 3 ngôi:
+ Ngôi 1 chỉ chính người nói. Người nói có thể là một người: I (tôi) hoặc một nhóm người: We (chúng tôi). Trong tiếng Việt, người nói có thể tự xưng mình là bác, chú, cô, chị, em vv... Khi chuyển sang tiếng Anh, chúng ta chỉ được dùng 1 đại từ duy nhất số ít là I (luôn luôn viết hoa) và số nhiều là we.
Ex: Bác rất bận ---> Bác ở đây không thể dịch là uncle mà phải dịch là I vì đang chỉ chính người nói
I'm very busy
+ Ngôi 2 bao gồm tất cả đối tượng đang đối thoại với chúng ta. Trong tiếng Việt, chúng ta có thể gọi người đối thoại với mình là chú, bác, cô, dì, anh, chị, em, cháu, mày... Trong tiếng Anh, chúng ta chỉ được dùng 1 đại từ duy nhất thay cho tất cả đại từ tiếng Việt nói trên: you
Ex: Các cháu thật là ngoan.
Các cháu ở đây chỉ người đang đối thoại nên tương đương với you:
You are good boys
+ Ngôi 3 bao gồm tất cả các đối tượng còn lại không tham gia trực tiếp vào đối thoại: He (anh ấy, cậu ấy, chú ấy, hắn, nó... ), she (chị ấy, cô ấy, thím ấy... ), it (cái đó, thứ đó...), they (các anh ấy, các chị ấy, các bạn ấy, các bác ấy, bọn chúng...).
Ex: Chú ấy sẽ gặp anh ở đây ---> He will meet you here.
Post len wattpad boi: tronghieuknight.(Acu, MR.Acu, Kameejookoo)
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top