tien te
Đề cương tiền tệ ngân hàng
Câu 1: Các chức năng của tiền tệ
KN: Tiền là một hàng hóa đặc biệt được tách ra khỏi TG hàng hóa. Để đóng vai trò vật ngang giá chung để đo giá trị của các hàng hóa khác.Tiền thỏa mãn nhu cầu của người sỡ hữu nó tương đương với giá trị mà nó tích lũy được.
Bản chất của tiền tệ được thể hiện qua 5 chức năng của nó:
Thước đo giá trị:
+Tiền được sử dụng là thước đo để đo giá trị của các hàng hóa khác.
+Tiền làm chuyển hóa giá trị của các hàng hóa khác thành tên gọi là giá cả.
+Đây là chức năng quan trọng nhất báo gồm 2 đk: tiền phải có đầy đủ giá trị( tiền vàng), Tiền phải có tiền chuẩn giá cả
+Tiền tệ dùng để biểu hiện và đo lường giá trị của các hàng hoá. Muốn đo lường giá trị của các hàng hoá, bản thân tiền tệ phải có giá trị. Vì vậy, tiền tệ làm chức năng thước đo giá trị phải là tiền vàng. Để đo lường giá trị hàng hoá không cần thiết phải là tiền mặt mà chỉ cần so sánh với lượng vàng nào đó một cách tưởng tượng
Sở dĩ có thể làm được như vậy, vì giữa giá trị của vàng và giá trị của hàng hoá trong thực tế đã có một tỷ lệ nhất định.Cơ sở của tỷ lệ đó là thời gian lao động xã hội cần thiết hao phí để sản xuất ra hàng hoá đó. Giá trị hàng hoá được biểu hiện bằng tiền gọi là giá cả hàng hoá. Do đó, giá cả là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá
+Để làm chức năng thước đo giá trị thì bản thân tiền tệ cũng phải được đo lường. Do đó, phải có đơn vị đo lường tiền tệ. Đơn vị đó là một trọng lượng nhất định của kim loại dùng làm tiền tệ. ở mỗi nước, đơn vị tiền tệ này có tên gọi khác nhau. Đơn vị tiền tệ và các phần chia nhỏ của nó là tiêu chuẩn giá cả. Tác dụng của tiền khi dùng làm tiêu chuẩn giá cả không giống với tác dụng của nó khi dùng làm thước đo giá trị. Là thước đo giá trị, tiền tệ đo lường giá trị của các hàng hoá khác; là tiêu chuẩn giá cả, tiền tệ đo lường bản thân kim loại dùng làm tiền tệ. Giá trị của hàng hoá tiền tệ thay đổi theo sự thay đổi của số lượng lao động cần thiết để sản xuất ra hàng hoá đó. Giá trị hàng hoá tiền tệ (vàng) thay đổi không ảnh hưởng gì đến"chức năng" tiêu chuẩn giá cả của nó, mặc dù giá trị của vàng thay đổi như thế nào. Ví dụ, một USD vẫn bằng 10 xen.
-Chức năng phương tiện lưu thông:
+ Tiền đóng vai trò môi giới chung gian của trao đổi hàng hóa.
+Để làm chức năng lưu thông hàng hoá ta phải có tiền mặt. Trao đổi hàng hoá lấy tiền làm môi giới gọi là lưu thông hàng hoá.Công thức lưu thông hàng hoá là:H- T – H, khi tiền làm môi giới trong trao đổi hàng hoá đã tách ra làm 2 gđ là: mua –bán và làm cho hành vi bán và hành vi mua có thể tách rời nhau cả về thời gian và không gian. Sự không nhất trí giữa mua và bán chứa đựng mầm mống của khủng hoảng kinh tế.
+Trong lưu thông, lúc đầu tiền tệ xuất hiện dưới hình thức vàng thoi, bạc nén. Dần dần nó được thay thế bằng tiền đúc. Trong quá trình lưu thông, tiền đúc bị hao mòn dần và mất một phần giá trị của nó. Nhưng nó vẫn được xã hội chấp nhận như tiền đúc đủ giá trị.Như vậy, giá trị thực của tiền tách rời giá trị danh nghĩa của nó. Sở dĩ có tình trạng này vì tiền làm phương tiện lưu thông chỉ đóng vai trò chốc lát. Người ta đổi hàng lấy tiền rồi lại dùng nó để mua hàng mà mình cần. Làm phương tiện lưu thông, tiền không nhất thiết phải có đủ giá trị. Lợi dụng tình hình đó, khi đúc tiền nhà nước tìm cách giảm bớt hàm lượng kim loại của đơn vị tiền tệ. Giá trị thực của tiền đúc ngày càng thấp so với giá trị danh nghĩa của nó. Thực tiễn đó dẫn đến sự ra đời của tiền giấy. Bản thân tiền giấy không có giá trị mà chỉ là dấu hiệu của giá trị và được công nhận trong phạm vi quốc gia.
-Chức năng dự trữ giá trị:
+Tiền thực hiện chức năng dự trữ giá trị rút ra khỏi lưu thông trở về trạng thái tĩnh để chuẩn bị cho nhu cầu tiêu dùng trong tương lai.
+ Các phương tiện chuyển tải giá trị phải thỏa mãn các đk sau:
*Là các phương tiện hiện thực có giá trị ở hiện tại và có thể nhìn thấy sờ thấy được
*Các phương tiện đó phải được xã hội thừa nhận
*Các phương tiện đó phải có thời hạn
Sở dĩ tiền làm được chức năng này là vì: tiền là đại biểu cho của cải xã hội dưới hình thái giá trị, nên cất trữ tiền là một hình thức cất trữ của cải. Để làm chức năng phương tiện cất trữ, tiền phải có đủ giá trị, tức là tiền vàng, bạc. Chức năng cất trữ làm cho tiền trong lưu thông thích ứng một cách tự phát với nhu cầu tiền cần thiết cho lưu thông. Nếu sản xuất tăng, lượng hàng hoá nhiều thì tiền cất trữ được đưa vào lưu thông. Ngược lại, nếu sản xuất giảm, lượng hàng hoá lại ít thì một phần tiền vàng rút khỏi lưu thông đi vào cất trữ.
-Chức năng phương tiện thanh toán
+Tiền dùng để kết thúc quá trình trao đổi, thanh toán nợ, nộp thuế trả lương…
Khi sản xuất và trao đổi hàng hoá phát triển đến trình độ nào đó tất yếu nảy sinh việc mua bán chịu. Trong hình thức giao dịch này trước tiên tiền làm chức năng thước đo giá trị để định giá cả hàng hoá và sau đó nó thực hiện chức năng thanh toán. Nhưng trong giao dịch đôi khi phát sinh quan hệ mua bán chịu nên đến kỳ hạn tiền mới được đưa vào lưu thông để làm phương tiện thanh toán.Sự phát triển của quan hệ mua bán chịu này một mặt tạo khả năng trả nợ bằng cách thanh toán khấu trừ lẫn nhau không dùng tiền mặt. Mặt khác, trong việc mua bán chịu người mua trở thành con nợ, người bán trở thành chủ nợ. Khi hệ thống chủ nợ và con nợ phát triển rộng rãi, đến kỳ thanh toán, nếu một khâu nào đó không thanh toán được sẽ gây khó khăn cho các khâu khác, phá vỡ hệ thống, khả năng khủng hoảng kinh tế tăng lên.
-Chức năng tiền tệ thế giới
+Khi trao đổi hàng hoá vượt khỏi biên giới quốc gia thì tiền làm chức năng tiền tệ thế giới. Với chức năng này, tiền phải có đủ giá trị, phải trở lại hình thái ban đầu của nó là vàng. Trong chức năng này, vàng được dùng làm phương tiện mua bán hàng, phương tiện thanh toán quốc tế và biểu hiện của cải nói chung của xã hội.
Câu 2: Vai trò của tiền
+Tiền thúc đẩy mở rộng sản xuất và trao đổi hàng hóa.Trước khi tiền xuất hiện nế sản xuất còn sơ khai năng suất lao động thấp, chủ yếu là tự cung tự cấp chính vì vậy mà sản phẩm lao động dư thừa để trao đổi còn ít.Đa phần vào thời kỳ đó trao đổi hàng hóa phát triển: H-H’.Nhưng khi nền sản xuất phát triển sản phẩm lao động làm ra nhiều nhu cầu trao đổi ngày một tăng.Tuy nhiên quan hệ trao đổi hàng hóa lúc này không đáp ứng nhu cầu và càng bộc lộ nhiều nhược điểm. Lúc này, tiền ra đời là cho giá trị của hàng hóa được biểu hiện một cách đơn giản..Tiền làm cho giá cả của các hàng hóa được biểu hiện thuận lợi và làm cho quá trình mua và bán không bi ràng buộc và tách nhau về mặt không gian thời gian.Hơn nữa, hiện nay tiền cung làm cho việc hạch toán kinh doanh đầy đủ thuận tiện hơn.
Tiền tệ trở thành công cụ duy nhất và không thể thiêu để thực hiện yêu cầu quy luật giá trị. Vì vậy, nó là công cụ không thể thiếu được để mở rộng và phát triển nền kinh tế hàng hóa
+Tiền có vai trò mở rộng các quan hệ hợp tác quốc tế Trong điều kiện của nền kinh tế hàng hóa phát triển chuyển sang nền kinh tế thị trường thì tiền tệ không những là phương tiện thực hiện các quan hệ kinh tế xã hội trong phạm vi quốc gia mà còn là phương tiện quan trọng để thực hiện và mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế.
Cùng với ngoại thương, các quan hệ thanh toán và tín dụng quốc tế, tiền tệ phát huy vai trò của mình để trở thành phương tiện cho việc thực hiện và mở rộng các quan hệ quốc tế, nhất là đối với các mối quan hệ nhiều mặt giữa các quốc gia trên thế giới hình thành và phát triển làm cho xu thế hội nhập trên các lĩnh vực kinh tế xã hội, tài chính, tiền tệ ngân hàng, hợp tác khoa học kỹ thuật giữa các nước.
+Tiền tệ thỏa mãn mọi nhu cầu của mọi đối tượng: Trong điều kiện của nền kinh tế hàng hóa phát triển cao thì hầu hết các mối quan hệ kinh tế-xã hội đều được tiền tệ hóa, mọi cá nhân, tổ chức, cơ quan…đều không thể thoát ly khỏi các quan hệ tiền tệ. Trong điều kiênh tiền tệ trở thành công cụ có quyền lực vạn năng xử l và giải tỏa mối ràng buộc phát sinh trong nền kinh tế xã hội không những trong phạm vi quốc gia mà còn phạm vi quốc tế. Chính vì vậy mà tiền tệ có thể thỏa mãn mọi mục đích và quyền lợi cho những ai đang nắm giữ tiền tệ. Chừng nào còn tồn tại nền kinh tế hàng hóa và tiền tệ thì thế lực của đồng tiền vẫn còn phát huy sức mạnh của nó.
Câu 3: Nguyên nhân của lạm phát
+KN: Lạm phát là một hiện tượng kinh tế nào đó trong khối lương tiền thực tế đưa vào lưu thông vượt qua khối lượng tiền cần thiết trong lưu thông làm cho tiền bị mất giá dẫn đến giá cả của hầu hết các mặt hàng trong lưu thông không ngừng tăng lên theo thời gian.
+Có 3 loại lạm phát là:
*Lạm phát cầu kéo
*Lạm phát chi phí đẩy
*Lạm phát do các nguyên nhân khác
+Phân tích các loại lạm phát trên
*Lạm phát cầu kéo
- lạm phát cầu kéo là do tổng cầu vượt quá tổng cung dẫn đến giá cả tăng.nguyên nhân do hàng hóa ngày càng trở nên khan hiếm trong khi nhu cầu ko tăng hay do nhu cầu ngày càng tăng trong khi hàng hóa ko tăng hoặc tăng chậm hay do cả nhu cầu tăng trong khi hàng hóa thì có xu hướng ngày càng khan hiếm (các giả sử chỉ là tương đối). Do các nguyên nhân trên tất yếu làm cho giá cả thị trường tăng cao. chúng ta đã tìm ra nguyên nhân gây tăng giá do cầu kéo và để giải quyết nó cần tìm ra các biện pháp tăng lượng hàng hóa đáp ứng nhu cầu trên thị trường, có rất nhiều cách trong đó phần lớn nhờ cách giải quyết của chính phủ về các chính sách về đầu tư ... nhằm tăng hiệu quả sx nhằm đưa sp vào thị trường. Ngoài chính phủ tất cả các yếu tố khác trên thị trường cạnh tranh tự do đều góp phần làm giảm tăng giá trên thị trường như làm thế nào để thay đổi thói quen tiêu dùng hay nhu cầu ngày càng tăng của người
tiêu dùng, ...
-Nguyên nhân nào dẫn đến chi phí đẩy:là mặt bằng giá cả thị trường bị đẩy lên do chi phí sản xuất kinh doanh tăng. Trong hàng loạt các yếu tố tác động đến chi phí đầu vào của một sản phẩm như giá cả nguyên vật liệu, chi phí lao động, chi phí mua sắm tài sản cố định, cho đến các chính sách của nhà nước đều ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả của sản phẩm; mà khi các yếu tố này cao đương nhiên sẽ đẩy chi phí đầu vào tăng và làm tăng giá sp ... . Để giải quyết chúng cần đặc biệt chú ý tới các chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước mà đặc biệt là các chính sách về thuế. chúng ta đã biết các nguyên nhân dẫn đến chi phí tăng từ đó sẽ biết biện pháp giải quyết, bản thân từng dn sản xuất hàng hóa tự tìm cách hạ bớt chi phí đầu vào như tìm mua các yếu tố đầu vào thuận tiện để giảm thiểu chi phí phát sinh, tính toán hao phí NVL chính xác để dự trữ cho phù hợp tránh chi phí sử dụng vốn tăng... tận dụng giảm thiểu lãng phí do sd NVL, tận dụng nguồn lao động sẵn có tăng năng suất tối đa ... tránh lãng phí những chi tiêu ko cần thiết hay tinh giảm hệ thống quản lý cồng kềnh ko hiệu quả ... Hay các chính sách vĩ mô của nhà nước như giảm các loại thuế đầu vào, giảm thuế thu nhập ...
-lạm phát do tiền tệ: do tỷ lệ ngoại tệ trên thị trường tài chính của nước đó nhiều hơn tỷ lệ nội tệ làm cho giá trị của đồng ngoại tệ giảm và giá trị của nội tệ tăng ảnh hưởng tới xuất khẩu và ngược lại.
Câu 4: ảnh hưởng cuả lạm phát
a, Ảnh hưởng tích cực
lạm phát vừa phải có ảnh hưởng tích cực với sự phát triển của nền kinh tế xã hội nó được ví như chất dầu bôi trơn để cho nền kinh tế vận hành tốt hơn khi gia cả tăng chậm sẽ không ảnh hưởng ( nếu ảnh hưởng cũng không đáng kể )đến nhu cầu chi tiêu của người tiêu dùng. Người tiêu dùng vẫn tiếp tục mua sắm hàn hóa dịch vụ mặt khác khi giá cả tăng sẽ làm lợi nhuận của các doanh nghiệp tăng chính những diều đó đã khiến cho daonh nghiệp tiếp tực duy trì sản xuất đẩy mạnh đầu tư đưa ra thị trường nhiều sản phẩm mới hơn.Khi DN phát triển sản xuất đẩy mạnh đầu tư tạo ra việc làm tăng thu nhập cho ngường lao động từ đó lại làm cho tiêu dùng tăng…
b, Ảnh hưởng tiêu cực
-Đối với nhà nước khi lạm phát tăng cao sẽ dẫn đến nguồn thu thuế thấp do thu nhập của người lao động giảm và lợi nhuận của DN giảm..Làm cho hệ thống an sinh không được đảm bảo và không đầu tư tốt được cho cơ sở hạ tầng và các khoản đầu tư này đều từ ngân sách nhà nước( chủ yếu là thuế của người dân)
-Đối với người lao động khi lạm phát cao người dân sẽ giảm tiêu dùng. Lạm phát cao khiến cho tiêu dung giảm các nhà máy tiêu thụ được ít hàng hóa làm cho lợi nhuận thấpdẫn đến tình trạng thất nghiệp.
-Đối với DN chi tiêu của người lao động giảm làm cho lợi nhuận thấp khiến doanh nghiệp thu hẹp qui mô sản suất=>người lao dông thất nghiệp. Bên cạnh đó thuế của DN nộp thấp làm cho cơ sở hạ tầng không được đầu tư gây khó khăn cho dn
Nhà nước, người lao động và dn có mối liên hệ mật thiết và tác động qua lai với nhau
Câu 5: a,một số biện phát kiềm chế lạm phát ổn định kinh tế
-Tăng vay viện trợ từ nước ngoài
-Ổn định tình hình chính trị
-PHát hành trái phiếu chính phủ
-Tăng lãi suất tiền gửi
-Giảm thuế nhập khẩu một số mặng hàng thiết yếu ảnh huwongr trức tiếp tới giá cả hành hóa
b, giải pháp kiềm chế lạm phát hiện nay
Mục tiêu của Chính phủ năm 2011 là duy trì lạm phát ở mức 7% và ổn định kinh tế vĩ mô. Theo tôi để đạt được tỷ lệ lạm phát dưới 10% và tăng trưởng kinh tế khoảng 7% thì Chính phủ cần quyết liệt thực hiện đồng bộ một số giải pháp sau:
- Giảm chi tiêu công, giảm bội chi ngân sách thấp nhất, có thể chỉ bội chi ở mức 2%
- Tăng cường kiểm soát nhập khẩu, giảm nhập siêu, có những biện pháp kỹ thuật để hạn chế nhập khẩu những mặt hàng không thiết yếu, những mặt hàng đã sản suất được ở trong nước.
- Khuyến khích sản suất hàng hóa trong nước, vận động người Việt Nam sử dụng hàng Việt Nam.
- Giảm lãi suất huy động bằng USD từ dân cư để người dân không giữ USD mà giữ tiền đồng. Tăng lãi suất cho vay USD để hạn chế nhập khẩu những mặt hàng không thiết yếu. Tất cả các mặt hàng từ nhỏ nhất đều phải niêm yết bằng VND
- NHNN cần có quy định về tỷ lệ cấp tín dụng của các ngân hàng thương mại căn cứ vào các chỉ số tài chính của ngân hàng TM để đảm bảo kiểm soát tăng trưởng tín dụng và rủi ro tín dụng. Khống chế lãi suất cho vay liên ngân hàng tối đa + 2% so với trần lãi suất huy động để không chạy đua về lãi suất huy động.
- Từng bước giảm lãi suất huy động và cho vay để các doanh nghiệp và người dân ổn định sản xuất, ổn định cuộc sống từ đó giá thành sản phẩm sản xuất ra sẽ ổn định và từng bước giảm được giá.
- Việc tăng giá một số mặt hàng thiết yếu như xăng, dầu, điện, than cần phải tính toán và xem xét lại vì giá những mặt hàng này tăng sẽ dẫn đến việc tăng giá hàng loạt các mặt hàng thiết yếu khác dẫn đến lạm phát sẽ tăng cao, đời sống của người lao động gặp nhiều khó khăn, tạo ra một vòng luẩn quẩn đối với nền kinh tế mà chúng ta phải đối phó từ 2008 tới nay.
- Nhà nước có thể giảm thuế nhập khẩu xăng dầu xuống 0%, giảm các chi phí sản suất kinh doanh tại các đơn vị như xăng, dầu, than, điện và các đơn vị phân phối trung gian để tiết giảm chi phí từ đó có thể giảm giá thành.
Câu 6: Chức năng của tín dụng
Chức năng phân phối lại tài nguyên.
Tín dụng là sự vận động của vốn từ chủ thể này sang chủ thể khác. Chính nhờ sự vận động của tín dụng mà các chủ thể vay vốn nhận được một phần tài nguyên của xã hội phục vụ cho sản xuất hoặc tiêu dùng.
Phân phối tín dụng được thực hiện bằng hai cách:
+ Phân phối trực tiếp: là việc phân phối vốn từ chủ thể có vốn tạm thời chưa sử dụng sang chủ thể trực tiếp sử dụng vốn đó là kinh doanh và tiêu dùng. Phương pháp phân phối này được thực hiện trong quan hệ tín dụng thương mại và việc phát hành trái phiếu của Nhà nước và các công ty.
+ Phân phối gián tiếp: Là việc phân phối được thực hiện thông qua các tổ chức trung gian, như ngân hàng, HTX tín dụng, Công ty Tài chính...
Trong nền kinh tế hiện đại, phân phối vốn tín dụng qua các tổ chức trung gian chiếm vị trí quan trọng nhất. Một mặt các tổ chức trung gian tập trung vốn tiền tệ của các doanh nghiệp và cá nhân để làm nguồn vốn cho vay, mặt khác chúng phân phối nguồn vốn đó dưới hình thức cấp tín dụng cho các doanh nghiệp, cá nhân và một phần cho kho bạc Nhà nước.
Giữa phân phối qua tín dụng và phân phối qua Ngân sách có những điểm khác nhau: Đối với tín dụng phân phối trên cơ sở hoàn trả, phân phối vốn liên quan đến thu nhập quốc dân, và tổng sản phẩm xã hội, phân phối chủ yếu cho lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Trong khi ngân sách phân phối vốn mang tính chất cấp phát, phân phối chủ yếu liên quan đến thu nhập quốc dân và phân phối chủ yếu cho lĩnh vực phi sản xuất.
Tạo cơ sở để lưu thông dấu hiệu trị giá (tiền không đủ giá).
Trong thời kỳ đầu lưu thông là hoá tệ, nhưng khi các quan hệ tín dụng phát triển, các giấy nợ đã thay thế cho một bộ phận tiền trong lưu thông. Lợi dụng đặc điểm này, các ngân hàng đã bắt đầu phát hành tiền giấy vào lưu thông. Lúc đầu tiền giấy phát hành trên cơ sở có dự trữ quí kim (vàng), nhưng dần dần tiền giấy phát hành vào lưu thông tách rời với dự trữ vàng của ngân hàng.
Ngày nay ngân hàng cung cấp tiền cho lưu thông chủ yếu được thực hiện thông qua con đường tín dụng. Đây là cơ sở đảm bảo cho lưu thông tiền tệ ổn định, đồng thời đảm bảo đủ phương tiện phục vụ cho lưu thông.
Như vậy, nhờ hoạt động của tín dụng mà ngân hàng tạo ra tiền phục vụ cho sản xuất và lưu thông hàng hoá. Tiền tệ do ngân hàng tạo ra gồm:
+ Tiền tệ: Tiền giấy và tiền kim loại không đủ giá trị.
+ Bút tệ (chúng ta sẽ đề cập ở phần sau).
Nhờ vào công cụ nói trên mà tốc độ lưu thông hàng hoá nhanh hơn và do vậy, hàng hoá đi từ hình thái tiền tệ vào sản xuất và ngược lại được thúc đẩy mạnh mẽ hơn. Nói cách khác, tín dụng thúc đẩy lưu thông hàng hoá và phát triển kinh tế.
Câu 7: Vai trò của tín dụng
Trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay, tín dụng có các vai trò sau:
+ Thứ nhất: Đáp ứng nhu cầu vốn để duy trì quá trình sản xuất được liên tục đồng thời góp phần đầu tư phát triển kinh tế.
Việc phân phối vốn tín dụng đã góp phần điều hoà vốn trong toàn bộ nền kinh tế, tạo điều kiện cho quá trình sản xuất được liên tục. Tín dụng còn là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư. Nó là động lực kích thích tiết kiệm đồng thời là phương tiện đáp ứng nhu cầu về vốn cho đầu tư phát triển.
Trong nền kinh tế sản xuất hàng hoá, tín dụng là một trong những nguồn vốn hình thành vốn lưu động và vốn cố định của doanh nghiệp, vì vậy tín dụng đã góp phần động viên vật tư hàng hoá đi vào sản xuất, thúc đẩy tiến bộ khoa học kỹ thuật đẩy nhanh quá trình tái sản xuất xã hội.
+ Thứ hai: Thúc đẩy quá trình tập trung vốn và tập trung sản xuất.
Hoạt động của ngân hàng là tập trung vốn tiền tệ tạm thời chưa sử dụng, trên cơ sở đó cho vay các đơn vị kinh tế. Mặt khác quá trình đầu tư tín dụng được thực hiện một cách tập trung, chủ yếu là cho các xí nghiệp lớn, những xí nghiệp kinh doanh hiệu quả.
+ Thứ ba: Tín dụng là công cụ tài trợ cho các ngành kinh tế kém phát triển và ngành kinh tế mũi nhọn.
Trong thời gian tập trung phát triển nông nghiệp và ưu tiên cho xuất khẩu … Nhà nước đã tập trung tín dụng để tài trợ phát triển các ngành đó, từ đó tạo điều kiện phát triển các ngành khác.
+ Thứ tư: Góp phần tác động đến việc tăng cường chế độ hạch toán kinh tế của các doanh nghiệp.
Đặc trưng cơ bản của vốn tín dụng là sự vận động trên cơ sở hoàn trả và có lợi tức, nhờ vậy mà hoạt động của tín dụng đã kích thích sử dụng vốn có hiệu quả. Bằng cách tác động như vậy, đòi hỏi các doanh nghiệp khi sử dụng vốn tín dụng phải quan tâm đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, giảm chi phí sản xuất, tăng vòng quay của vốn, tạo điều kiện nâng cao doanh lợi của doanh nghiệp.
+ Thứ năm: Tạo điều kiện để phát triển các quan hệ kinh tế với nước ngoài.
Trong điều kiện kinh tế “mở”, tín dụng đã trở thành một trong những phương tiện nối liền các nền kinh tế các nước với nhau.
Câu 8: lãi suất tín dụng
Khái niệm của lãi suất:
Lãi suất hiểu theo một nghĩa chung nhất là giá cả của tín dụng, vì nó là giá của quyền được sử dụng vốn vay trong một khoảng thời gian nhất định, mà người sử dụng phải trả cho người cho vay; là tỷ lệ của tổng số tiền phải trả so với tổng số tiền vay trong một khoảng thời gian nhất định. Lãi suất là giá mà người vay phải trả để được sử dụng tiền không thuộc sở hữu của họ và là lợi tức người cho vay có được đối với việc trì hoãn chi tiêu.
Lợi tức là một phạm trù kinh tế gắn liền với sự vận động của tín dụng và do bản chất của tín dụng quyết định. Lợi tức tín dụng là thu nhập mà người cho vay nhận được ở người đi vay trả cho việc sử dụng tiền vay. Thực chất, lãi suất được biểu hiện bằng quan hệ tỷ lệ giữa lợi tức tín dụng và tổng số tiền vay trong một thời gian nhất định.
Có nhiều loại lãi suất như: lãi suất tiền vay; lãi suất tiền gửi; lãi suất tái cấp vốn; lãi suất liên ngân hàng, v.v.
John Maynard Keynes lập luận rằng lãi suất là một hiện tượng tiền tệ phản ánh mối quan hệ giữa cung và cầu về tiền. Cung tiền được xác định một cách ngoại sinh, cầu tiền phản ánh các nhu cầu đầu cơ, phòng ngừa và giao dịch về tiền.
Trái với Keynes, các nhà kinh tế học cổ điển trước đó đã coi lãi suất là một hiện tượng thực tế, được xác định bởi áp lực của năng suất - cầu về vốn cho mục đích đầu tư - và tiết kiệm.
- công thức :
Lãi suất=(lợi tức/doanh số cho vay)*100%
Nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất
· Ảnh hưởng của cung - cầu quỹ cho vay;
· Ảnh hưởng của lạm phát kỳ vọng
· Ảnh hưởng của bội chi ngân sách;
· Ảnh hưởng của chính sách tiền tệ của ngân hàng TW.
· Những thay đổi về thuế.
· Những thay đổi trong đời sống xh.
Khi mức lạm phát được dự đoán sẽ tăng lên trong 1 thời kỳ nào đó lãi suất sẽ có xu hướng tăng. Đó là do, thứ nhất xuất phát từ mối quan hệ giữa lãi suất thực và lãi suất danh nghĩacho thấy để duy trì lãi suất thực không đổi, tỷ lệ lạm phát tăng đòi hoi lãi suất danh nghĩa phải tănglên tương ứng. Thứ hai, người dân dự đoán lạm phát tăng sẽ dành phần tiền tiết kiệm của mình để mua hàng hóa hặoc những dạng tài sản phi tài chính khác như vàng, ngoại tệ mạnh….Điều đó làm giảm quỹ cho vay và gây áp lực tăng lãi suất của các nhà băngcũng như trên thị trường.
Bội chi ngân sách tư và địa phương trực tiếp làm cho cầu của quỹ cho vay tăng lám tăng lãi suất.Sau nữa bội chi ngân sách sẽ tác động đến tâm lý công chúng về gia tăng mức lạm phát mà do vậy mãe gây áp lực tăng lãi suất. Trên một góc độ khác, thông thương khi bội chi ngân sách tăng, chíng phủ thường gia tăng việc phát hánh chái phiếu. lượng cung chái phiếu trên thi trường tăng lên làm cho giá chía phiếu có xu hướng giảm, lãi suất thị trường vì vậy mà tăng lên.
Thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp luôn tác động đến lãi suất giống như khi thuế tác động đến giá cả hàng hóa.nếu các hình thuế này tăng lên cũng có nghĩa là điều tiết đi một phần thu nhập của những cá nhân và tổ chức cung cấp dịch vụ tín dụng hay những người tham gia kinh doanh chứng khoán.
Sự thay đổi của lãi suất còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về đời sống xh khác. Sự phát triển của thị trườn tài chính với các công cụ tài chính đa dạng phong phú là một ví dụ.các công cụ này khác nhau không chỉ ở thời gian phương pháp tính và trả lãi, khả năng tiêu thụ mà cả về độ co giãn của giá cả theo lượng cầu của chúng,.chính vì vậy mà những thay đổi trong cơ cấu chứng khoán; sụ xuất hiện các chứng khoán mới, cũng như sự phát triển theo cả chiều dọc và chiều sâu của thịi trường sơ cấp cũng sẽ tác động làm thay đổi lãi suất trên thị trường tghứ cấp
Lãi suất tăng làm giảm vay nợ. Cá nhân giảm đi vay và tăng gửi tiết kiệm, do đó giảm tiêu dùng và tác động tiêu cực tới tổng cầu.Doanh nghiệp giảm vay mới và do đó giảm đầu tư mới, nên tác động tiêu cực tới tổng cầu. Mặt khác, lãi suất tăng còn có nghĩa là giá cả các khoản vay hiện thời của doanh nghiệp tăng, có nghĩa là giá vốn tăng hay chi phí sản xuất tăng. Điều này làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp, khiến doanh nghiệp có xu hướng thu hẹp sản xuất; do đó tác động tiêu cực tới tổng cầu. vàcòn làm giảm thu nhập của người lao động. Điều này khiến họ giảm tiêu dùng. Tổng cầu lại chịu tác động tiêu cực.Đối với hoạt động vay cầm cố, khi lãi suất tăng người ta sẽ giảm nhu cầu vay để xây hay mua nhà, do đó đầu tư xây nhà giảm, ảnh hưởng tiêu cực tới tổng cầu. Nó còn khiến cho việc trả nợ các khoản vay cầm cố hiện thời trở nên khó khăn hơn khiến người đi vay phải giảm tiêu dùng để còn trả nợ. Tổng cầu vì thế chịu tác động tiêu cực
Ý nghĩa của lãi suất
Vĩ mô
Trên tầm vĩ mô, lãi suất là công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô rất có hiệu quả của chính phủ thông qua việc thay đổi mức và cơ cấu lãi suất trong từng thời kỳ nhất định, làm ảnh hướng đến nền kinh tế của 1 quốc gia
Vi mô
Trên tầm vi mô, lãi suất là cơ sở để cho cá nhân cũng như doanh nghiệp đưa ra các quyết định của mình như chi tiêu hay để dành gửi tiết kiệm, đầu tư, mua sắm trang thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh hay cho vay hoặc gửi tiền vào ngân hàng.
-khuyÕn khÝch tiÕt kiÖm: khi ls t¨ng ng d©n sÏ cã xu híng göi tiÒn vµo ng©n hµng ®Ó hëng ls cao, tõ ®ã sÏ khuyÕn khÝch ngêi ®©n tiÕt kiÖm, gi¶m chi tiªu.
-lµ c«ng cô ®iÒu tiÕt nªn kinh tÕ vi m«:
+t¨ng hay gi¶m ls tin dông, ®Æc biÖt lµ ls cho vay c¸c Dn vay ®îc Ýt hay nhiÒu vèn. §iÒu ®ã quyÕt ®Þnh ®Õn viÖc thu hÑp hay më réng kinh doanh cña tõng doanh nghiÖp.
+ls tÝn dông lµ c¨n cø ®Ó c¸c chñ thÓ kinh tÕ lùu chän c¬ héi ®µu t. Doanh nghiÖp chØ kinh doanh khi tû suÊt lîi nhuËn cao h¬n ls tÝn dông, c¸ nh©n chØ göi tiÕt kiÖm khi ls ®em l¹i cao h¬n c¸c mãn ®Çu t kh¸c vµ cao h¬n tû lÖ l¹m ph¸t. Nh vËy ls tÝn dông lµm thay ®æi tû lÖ gi÷a tÝch luü vµ tiªu ding cña tong doanh nghiÖp vµ c¸ nh©n.
-lµ c«ng cô canh tranh gi÷a c¸c ng©n hµng th¬ng m¹i; Trong c¬ chÕ tù do ho¸ ls chØ cã ng©n hµng nµo cã møc ls linh ho¹t, ®ñ søc hÊp dÉn sÏ thu hót ®îc nhiÒu vèn vµ më réng viÖc ®i vay ®Ó t¨ng khèi lîng nguån vèn huy ®éng, ®ång thêi më réng cho vay ®èi víi kh¸ch hµng. Nh vËy ®Ó n©ng cao uy tÝn víi kh¸ch hµng vµ t¹o ®îc u thÕ c¹nh tranh víi c¸c tæ choc tÝn dông kh¸c, ng©n hµng ph¶I cã chiÕn lîc dù b¸o khach hµng vµ ph©n tÝch tèt sù biÕn ®éng cña thÞ trêng trong níc vµ níc ngoµi.
-lµ céng cô qu¶n lý kinh tÕ vÜ m«: trªn t©mf vÜ m« ls tÝn dông lµ mét c«ng cô thùc hiÖn chÝng s¸ch tiÒn tÖ,gãp phÇn thùc hiÖn c¸c môc tiªu kinh tÕ-x· héi cña ®Êt níc.
+nhµ níc cã thÓ t¨ng hay gi¶m l·I suÊt ®Ó rót bít tiÒn lu th«ng lµm gi¶m tû lÖ l¹m ph¸t t¹o ®iÒu kiÖn cho søc mua cña ®ång tiÒn æn ®Þnh, ®¶m b¶o cho sx vµ l th«ng hµng ho¸ pt.
+t¨ng hay gi¶m ls ¶nh hëng ®Õn quy m« sx cña nhµ doanh nghiÖp, tõ ®ã gi¶I quyÕt t×nh tr¹ng th©t nghiÓp trong xh.
+ls tÝn dông cßn ®îc dïng ®Ó ®iÒu chØnh c¬ cÊu kinh tÕ ngµnh, vïng, thµnh phÇn….nh»m ®¶m b¶o sù thÝch øng cña sx hµng ho¸, dÞch vô víi nhu cÇu thÞ trêng trong níc vµ quèc tÕ.
- lµ c«ng cô ph©n phèi vèn vµ kÝch thÝch sö dông vèn cã hiÖu qu¶. Ta biÕt r»ng ngêi vay ph¶I hoµn tr¶ ®Çy ®ñ c¶ gèc vµ l·I ®óng thêi h¹n/ NÕu kh«ng tr¶ ®óng thêi h¹n th× ph¶I chÞu ph¹t theo møc l·I suÊt qu¸ h¹n. ®iÒu ®ã ®ßi hái ngêi ®I vay ph¶I sö dông vèn ®óng môc ®Ých cã hiÖu qu¶ vµ tr¶ nî ®óng h¹n míi gi¶m ®îc chi phÝ vµ cã lîi nhuËm trong sx kinh doanh.
Câu 9: chức năng của NHTM
chức năng trung gian tín dụng:
Thực hiện chức năng này ngân hàng thương mại đóng vai trò là người đI vay vừa đóng vai trò là người cho vay. Thứ nhất, ngân hàng huy động các khoản tiền nhàn rỗi của chủ thể kinh tế trong xã hội… để hình thành nguồn vốn cho vay. Thứ hai, ngân hàng dùng nguồn vốn đã huy động được để cho vay đối với các chủ thể kinh tế thiếu vốn, có nhu cầu bổ sung vốn. Như vậy ngân hàng thương mại đã góp phần tạo lợi ích cho tất cả các bên tham gia bao gồm: người gửi tiền, người đI vay, ngân hàng đồng thời thúc đẩy sự phát tiển của nền kinh tế bởi vì:
+ Đối với người cho vay : họ sẽ được hưởng lãI, an toàn về tiền gửi và được cung cấp các dịch vụ thanh toán tiện lợi
+ Đối với người đI vay : họ sẽ thoả mãn được nhu cầu vốn để kinh doanh, tiêu dùng, thanh toán mà không phai chi phí nhiều sức lực, thời gian cho việc tìm kiếm nơI cung ứng vốn, tiện lợi, chắc chắn và hợp pháp.
+ Đối với nền kinh tế : thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vĩ mô. nó đáp ứng nhu cầu để đảm bảo cho quá trình táI sản xuất được thực hiện liên tục và để mở rộng quy mô sản xuất.
Chức năng trung gian thanh toán
Ngân hàng thương mại làm trung gian thanh toán, khi ngân hàng thực hiện thanh toán theo yêu cầu của khách hàng. chức năng này có ý nghĩa rất to lớn đối với toàn bộ nền kinh tế:
+ Các ngân hàng thương mại cung cấp cho khách hàng nhiều phương tiện thanh toán thuận lợi như séc, uỷ nhiệm chi, thẻ ngân hàng… do vậy các khách hàng sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí, thời gian đảm bảo được thanh toán an toàn. như vậy chức năng này đẩy nhanh tốc độ thanh toán, tốc độ lưu chuyển vốn từ đó góp phần phát triển kinh tế.
+ Thanh toán qua ngân hàng không dùng tiền mặt đã giảm được lượng tiền mặt trong lưu thông dẫn đến tiết kiệm chi phí lưu thông tiền mặt như chi phí in ấn, đếm nhận, bảo quản…
+ Góp phần tăng thêm lợi nhuận cho ngân hàng thông qua việc thu phí thanh toán làm tăng nguồn vốn cho vay của ngân hàng.
Câu 10: các nghiệp vụ cơ bản của NHTM:
Nghiệp vụ tài sản Nợ: là nghiệp vụ huy động tạo nguồn vốn kinh doanh cho NHTM, huy động tạo nguồn vốn đc phản ánh thong qua cơ cấu nguồn vốn của NHTM
Nghiệp vị tài sản Có” bao gồm các nghiệp vụ lien quan đến việc sử dụng các khoản vốn huy động được từ nghiệp vụ tài sản Nợ. Nghiệp vụ Tài sản có bao gồm:
- Nghiệp vụ ngân quỹ
- Nghiệp vụ cho vay
- Nghiệp vụ đầu tư
- Tài sản Có khác
Nghiệp vụ trung gian là nghiệp vụ mà các NHTM thay mặt khách hàng thực hiện việc thanh toán hay ủy thác khác.
Câu 11: Chức năng của NHTƯ:
Ngân hàng trung ương (có khi gọi là ngân hàng dự trữ, hoặc cơ quan hữu trách về tiền tệ) là cơ quan đặc trách quản lý hệ thống tiền tệ của quốc gia/nhóm quốc gia/vùng lãnh thổ và chịu trách nhiệm thi hành chính sách tiền tệ. Mục đích hoạt động của ngân hàng trung ương là ổn định giá trị của tiền tệ, ổn định cung tiền, kiểm soát lãi suất, cứu các ngân hàng thương mại có nguy cơ đổ vỡ. Hầu hết các ngân hàng trung ương thuộc sở hữu của Nhà nước, nhưng vẫn có một mức độ độc lập nhất định đối với Chính phủ.
Chức năng của ngân hàng trung ương
Ngân hàng trung ương liên quan đến ba chức năng cơ bản, đó là phát hành tiền tệ, ngân hàng của các tổ chức tín dụng, và ngân hàng của chính phủ. Tuy nhiên, không phải ngân hàng trung ương nào cũng mang đầy đủ ba chức năng này.
Phát hành tiền tệ
Ở phần lớn các nước, ngân hàng trung ương là cơ quan duy nhất có quyền phát hành tiền tệ. Ở một số nước khác, ngân hàng trung ương là cơ quan duy nhất phát hành tiền giấy, còn tiền kim loại với tư cách là tiền bổ trợ thì do chính phủ phát hành. Cục Dự trữ Liên bang- ngân hàng trung ương của Mỹ- không có chức năng phát hành tiền, thay vào đó là Bộ Tài chính đảm nhiệm chức năng này. Cũng có thông tin cho rằng Chính phủ Mỹ không có quyền phát hành đồng Đô-la, mà là do Cục Dự Trữ Liên Bang./
Ngân hàng của các tổ chức tín dụng
Ngân hàng trung ương thực hiện công việc tái chiết khấu các hối phiếu đối với các tổ chức tín dụng, cấp vốn thông qua cho vay đối với các tổ chức này (đồng thời qua đây kiểm soát lãi suất). (Xem thêm Chính sách lãi suất ngân hàng)
Ngân hàng trung ương còn mua và bán các giấy tờ có giá, qua đó điều tiết lượng vốn trên thị trường. (Xem thêm Nghiệp vụ thị trường mở)
Ngân hàng trung ương có quyền yêu cầu các ngân hàng thương mại mở tài khoản tại chỗ mình và các ngân hàng phải gửi vào tài khoản của họ một lượng tiền nhất định. Thông thường lượng tiền này được quy định tương đương với một tỷ lệ nào đó tiền gửi vào ngân hàng thương mại, gọi là tỷ lệ dự trữ bắt buộc.
Trong trường hợp có tổ chức tín dụng gặp nguy cơ đổ vỡ làm ảnh hưởng đến cả hệ thống tài chính của quốc gia, ngân hàng trung ương sẽ tái cấp vốn cho tổ chức tín dụng đó để cứu nó. Vì thế, ngân hàng trung ương được gọi là người cho vay cuối cùng (hay người cho vay cứu cánh).
Ngân hàng của Chính phủ
Ở nhiều nước, ngân hàng trung ương là người quản lý tiền nong cho chính phủ. Chính phủ sẽ mở tài khoản giao dịch không lãi suất tại ngân hàng trung ương. Tuy nhiên, ở một số nước, chẳng hạn như ở Việt Nam, chức năng này do kho bạc đảm nhiệm.
Ngân hàng trung ương còn làm đại diện cho chính phủ khi can thiệp vào thị trường ngoại hối
Câu 12: Vai trò của NHTW
Góp phần ổn định và phát triển nền kinh tế vì
o Khi nền kinh tế phát triển cứa nóng( khủng hoảng thừa_ => hạn chế đầu tư => NHTW thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt.
o Khi nền kinh tế phát triển trì trệ => khuyến khích đầu tư => thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ => tạo công việc
Thiết lập và điều chỉnh cơ cấu nền kinh tế
Góp phần ổn định sức mua của đồng tiền
Chỉ huy đối với toànn bộ hệ thống ngân hàng
Câu 13: Chính sách tiền tệ:
- Khái niệm: Chính sách tiền tệ là 1 bộ phận của chính sách kinh tế tài chính do NHTƯ thực thi nhằm ổn định giá trị đồng tiền, kiềm chế lạm phát góp phần tăng trưởng kt,đảm bảo an ninh quốc phòng và nâng cao đời sống nhân dân
Mục tiêu của chính sách tiền tệ
-ổn định tỷ giá hối đoái. khi tỷ giá hối đoáI biến động quá mức sẽ ảnh hưởng xấu đến hoạt độg xuất nhập khẩu, làm giảm thấp uy tín quốc gia và ổn định kinh tế trong nước.
-ổn định giá cả (kiềm chế lạm phát): Nền kinh tế có lạm phát hoặc thiểu phát thì sức mua của đồng tiền không ổn định nên cần phảI kiềm chế lạm phát và duy trì lạm phát thấp.
-Tăng trưởng kinh tế được đo bằng tỷ lệ tăng trưởng GDP thực tế hoặc là tỷ lệ GDP danh nghĩa. Một nền kinh tế phát triển bền vững với tốc độ tăng trưởng ổn định là mục tiêu của mọi chính sách kt vĩ mô.khi đạt được mục tiêu này sẽ tạo ra nhiều lợi thế cho nền kinh tế, tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, nâng cao thu nhập cho người lđ, nâng cao vị thế qgia trên trường quốc tế.
-ổn định lãI suất:
+giả sử trong trường hợp nền kinh tế phát triển quá nóng thì ngâhnhàng trung ưng sẽ tăng lãI suất tiền gửi nhằm hút lượng tiền thừa vào trong hệ thống ngân hàng dẫn đên lạm phát giảm(chính sách thắt chặt tiền tệ)
+giả sử trong trường hợp nền kinh tế phát ltriển bình thường thì giảm lãI suất tiền vay đầu tư phát triển.
- Giảm tỷ lệ thất nghiệp, nền kinh tế có một tỷ lệ thất nghiệp thấp sẽ có tác dụng tốt, nó tạo một thị trường lao động sẵn sàng cung ứng cho các dự án đầu tư và mở rộng sx từ đó tăng đầu tư và làm cho các ngành kt đc phát triển va mở rộng.Khi đó sẽ cần bổ sung thêm lao động tăng thêm việc làm cho ng dân.
*>Công cụ để đạt được các mục tiêu:
+ LãI suất:lạm phát đang cao NHTƯ thu tiền về băng hình thức tăng lãI suất tiền gửi kiềm chế được lạm phát. nhưng lãI suât cao thì vay vốn gặp khó khăn dẫn đến thu hepọ sx tỷ lệ thất nghiệp tăng cao….
+ Nghiệp vụ thị trường mở: bán, mua giấy tờ có giá trị để bơm, hút tiền trong lưu thông.
+ Tỷ lệ dự trữ bắt buộc:tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc thì ngân sách của các ngân hàng giảm dẫn đến thu hẹp tín dụng để kiềm chế lạm phát.
+ Hạn mức tín dụng:giới hạn mức cho vay tối đa với 1 khách hàng để hạn chế hay nới lỏng.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top