tiaxanhluc
Thuở xưa, vị thần chăn trâu của Ngọc Hoàng tên là Ngưu Lang, vì say mê nhan sắc của một tiên nữ tên là Chức Nữ nên bỏ phế việc chăn trâu, để trâu đi nghinh ngang vào điện Ngọc Hư . Chức Nữ cũng vì mê tiếng tiêu của Ngưu Lang nên trễ nải việc dệt vải . Ngọc Hoàng giận giữ, bắt cả hai phải ở cách xa nhau, người đầu sông Ngân, kẻ cuối sông .
Nhưng về sau, Ngọc Hoàng nghĩ lại, thương tình nên ra ơn cho Ngưu Lang, Chức Nữ mỗi năm được gặp nhau một lần vào tháng Bảy . Và khi tiễn nhau, Ngưu Lang Chức Nữ khóc sướt mướt. Nước mắt của họ rơi xuống trần hoá thành cơn mưa và được dương thế đặt tên là mưa ngâụ
Thời bấy giờ, sông Ngân trên thiên đình không có một cây cầu nào cả Ngọc Hoàng mới ra lịnh cho làm cầu để Ngưu Lang Chức Nữ được gặp nhau . Các phường thợ mộc ở trần thế được vời lên trời để xây cầu .
Các phường thợ mộc mạnh ai nấy làm, không ai nghe ai . Kẻ muốn làm kiểu này , người muốn làm kiểu kia , cãi nhau chí choé . Ddến kỳ hạn mà cầu vẫn không xong .
Ngọc Hoàng bực tức, bắt tội mấy phường thợ mộc hoá kiếp làm quạ lấy đầu sắp lại làm cầu cho Ngưu Lang Chức Nữ gặp nhau .
Bị hoá làm quạ, các phường thợ mộc lại càng giận nhau hơn . Vì thế cứ tới tháng bảy là loài quạ họp lại sửa soạn lên trời bắc cầu Ô Thước. Và gặp nhau, nhớ lại chuyện cũ nên chúng cắn mổ nhau đến xác xơ lông cánh .
Ngưu Lang Chức Nữ lên cầu , nhìn xuống thấy một đám đen ngòi lúc nhúc ở dưới chân thì lấy làm gớm ghiếc , mới ra lịnh cho đàn chim ô thước mỗi khi lên trời làm cầu thì phải nhổ sạch lông đầu . Từ đó , cứ tới tháng bảy thì loài quạ lông thì xơ xác, đầu thì rụng lông xói xọi .
Quan Âm Thị Kính
Ngày xửa ngày xưa, có một người trải đã nhiều kiếp, kiếp nào từ bé đến lớn cũng giữ mình đức hạnh và thành bậc chân tụ Cứ luân hồi chuyển kiếp như vậy liên tiếp đến 9 lần, nhưng chưa kiếp nào được thành Phật. Đến kiếp thứ 10, Đức Thích Ca muốn thử lòng, bắt vào đầu thai làm con gái một nhà họ Mãng ở nước Cao Lỵ
Họ Mãng đặt tên nàng là Thị Kính. Lớn lên, nàng tài sắc nết na lại hiếu thảo hết lòng. Khi đến tuổi lấy chồng, nàng được bố mẹ gả cho thư sinh Sùng Thiện Sĩ. Sùng Thiện Sĩ rất đẹp trai, chăm học. Hai vợ chồng thật là trai tài gái sắc ăn ở với nhau rất mực kính aí và hòa thuận. Một đêm, Thiện Sĩ ngồi đọc sách, Thị Kính ngồi may bên cạnh. Thiện Sĩ bỗng thấy mệt mỏi, bèn ngả lưng xuống giường, kê đầu lên gối vợ truyện trò rồi thiếp ngủ. Thi Kính thương chồng học mệt nên lặng yên cho chồng ngủ. Nàng ngắm nhìn khuôn mặt tuấn tú của chồng, bỗng nhận ra ở cằm chồng có một sợi râu mọc ngược. Sẵn con dao nhíp trong thúng khảo đựng đồ may, Thị Kính liền cầm lên kề vào cằm chồng định tiả sợi râụ Bỗng Thiện Sĩ chợt tỉnh, nhìn thấy vợ cầm dao kề vào cổ mình, nghi vợ chủ trương làm hại , liền vùng dậy nắm lấy cổ tay Thị Kính la lên:
"Nàng định cầm dao giết tôi lúc tôi đang ngủ ử"
Thị Kính đáp: "Không phải đâụ Thấy chàng có sợi râu mọc ngược, thiếp định tiả nó đi, kẻo trông xấu xí lắm!"
Nhưng trong cơn nghi ngờ và hoảng hốt, chồng nhất định không tin. Giữa lúc đó, ông bà Họ Sùng nghe tiếng cãi nhau, vội lại hỏi nguyên dọ Nghe con trai kể, ông bà tin ngay, khăng khăng đổ tội cho Thị Kính toan giết chồng rồi lập tức cho mời ông bà họ Mãng sang trách móc và trả lại con. Thị Kính không biết giải tỏ sao được nỗi lòng oan khổ của mình, nàng cắn răng chịu tủi nhục từ giã nhà họ Sùng để về nhà cha mẹ Về ở với cha mẹ, Thị Kính lúc nào cũng sầu phiền. Nỗi oan khổ chẳng còn biết cùng ai thổ lộ Nàng bèn quyết tâm đi tu để trước là báo đáp ân sâu của cha mẹ, sau là tẩy rửa nỗi oan khiên. Nghĩ rằng, nếu trình thưa với cha me ý định của mình thì cha mẹ không cho đi nên đang đêm, nàng cải trang thành nam tử và trốn khỏi nhà với tấm chân thành của người tìm chân lý. Lại một lần nữa, Thị Kính bị mang tiếng đồn là bỏ nhà theo trai trong khi thật sự nàng tìm đến chùa Vân Tự tu hành.
Sư cụ chùa Vân Tự không biết là gái bèn nhận cho làm tiểu, đặt tên là Kính Tâm. Từ đó Kính Tâm nương náu cửa thiền, lòng vui với đạo nên khuây khỏa được sầu phiền. Tu hành chưa được bao lâu thì một tai vạ lại đến với Kính Tâm .
Trong làng có Thị Mầu, con gái của một phú ông, đi lễ chùa, thấy Kính Tâm thì đem lòng yêu trộm. Đã có lần Thị Mầu nói rõ lòng mình với Kính Tâm nhưng thị vô cùng thất vọng vì Kính Tâm vẫn cứ thản nhiên. Càng ngày, Thị Mầu càng say mệ Quen thói trăng hoa, Thị Mầu bèn tư thông với một người đầy tớ trong nhà, không ngờ thị mang thai và bị làng phạt vạ. Thị Mầu bèn đổ riệt cho tiểu Kính Tâm. Vì thế tiểu Kính Tâm bị làng đòi đến tra khảọ Nàng không biết biện bạch ra sao để gỡ mối oan này nên đành cam chịu sự đánh đập tàn nhẫn.
Sư cụ thấy tiểu bị đánh đòn đau, thương tình, kêu xin với làng nộp khoán. Vì sợ ô danh chốn thiền môn nên dù thương xót Kính Tâm, sư cụ cũng phải để Kính Tâm ra ở mái Tam Quan chứ không được ở trong chùa nữạĐủ ngày tháng, Thị Màu sanh một đứa con traị Phú ông bắt thị đem đứa bé trả cho cha là Kính Tâm. Kính Tâm đang tụng kinh, thấy tiếng trẻ khóc, nhìn ra thì thấy Thị Mầu đem con bỏ đó rồi đị Động lòng từ bi, nàng ra ẵm lấy đưá bé vàchăm lo nuôi nấng hết lòng.
Ngày ngày nàng phải bế nó đi xin sữa ở đầu làng cuối xóm chịu bao nhiêu tiếng cười chệ Sau ba năm, đứa bé đã khôn lớn, vẻ mặt rất khôi ngô, tính nết ngoan ngoãn giống hệt cha nuôi thì cũng là lúc Kính Tâm đạt cái chí của mình sau những ngày đầy oan khổ. Bà chỉ bị yếu qua loa rồi chết. Trước khi nhắm mắt, Kính Tâm dặn đò đứa bé, bà lại viết 1 phong thư giao cho nó cầm để lại cho cha mẹ
Đứa bé đang than khóc bên xác cha nuôi thật là bi thảm, chợt nhớ lời cha dặn, vội lên chùa trên báo cho sư Cụ biết. Sư vãi được cụ sai ra khâm liệm thi hài mới hay Kính Tâm là đàn bà. Tin này tung ra, cả làng đổ đến chùa đông như hộị Nỗi oan tình của bà được tỏ và khi lá thư của bà về đến quê thì ai nấy lại đều biết bà không phải là gái giết chồng. Thiện Sĩ vội theo ông bà họ Mãng tới chùa Vân Tự làm lễ ma chaỵ Ai nấy đều nhận thấy rằng sư chịu đưng và nhẫn nhục của nàng từ bấy đến nay quả là cùng cực. Sư cụ làm lễ giải oan. Làng bắt phú ông phải chi phí tang ma và Thị Mầu phải tang phục đưa chồng.
Giữa lúc cử hành đàn chay, một đám mây ngũ sắc, giữa trời từ từ hạ xuống trước đàn lễ. Đức Thích Ca Mâu Ni hiện ra, Ngài nhận thấy Kính Tâm là người tu hành đắc đạo nên cho bà làm Phật Quan Âm và cho toàn gia bà được siêu thăng, linh hồn được về gặp nhau nơi cực lạc. Riêng Thiện Sĩ, thấy rõ nông nỗi vợ, sau khi chôn cất Kính Tâm xong, chàng xin ở lại chùa tu đến hết đờị
Mê Thầy
Nguyễn Trọng Tư
Nhưng tại sao lại mê thầy? Chắc do tâm sinh lý tự nhiên, hễ con gái thì thích thầy, con trai đương nhiên khoái cô?Hay vì ông thầy đầu tiên để lại ấn tượng sâu đậm quá?
Giả thuyết đầu tiên khả năng sai cao, bởi nhiều đứa con gái bạn tôi mê cô giáo đến mức... xin hình cô đem về nhà treo. Giả thuyết thứ hai cũng không chắc, sâu đậm kiểu gì mà tên của người thầy đầu tiên tôi đã quên mất tiêu rồi. Quên gương mặt, dáng đi, giọng nói. Không biết thầy có đẹp trai không, giọng nói có ấm áp không? Thầy có thường cười đùa hay nghiêm nghị mực thước? Thầy từ đâu tới, người tự nguyện đến cái xóm heo hút đó để khai sáng cho đám trẻ quê nghèo, hay bị ép buộc về nông thôn cho đủ thời gian thử thách trước khi quay lại thành phố. Và, năm mười sáu tuổi, "thì" có "dậy" chút đỉnh, tôi đặt câu hỏi sau cùng về ông thầy thơ ấu đó, là "không biết thầy có... vợ chưa?".
Những câu hỏi không một tiếng vọng. Trong miền nhớ mịt mờ, chỉ là những cảm giác lên tiếng, chúng nói, thầy bị "đày". Vì một ngôi trường (nói vậy cho oai) chỉ có một lớp học ngó ra sông nhỏ, mấy cây cột trâm bầu sần sượng, mái lợp lá chằm đóp, bàn ghế ghép lại bằng những thân cau chẻ, gỗ tạp. Người trong xóm có gì quyên góp nấy, nên lớp học trông lởm chởm như... chổi lông gà. Những bữa mưa nhiều tụi học trò phải ngồi chổm hổm trên ghế, co rúc người cho đỡ lạnh.
Trường lớp ọp ẹp, được nhúm học trò, mà tụi nó cũng ọp ẹp. Ọp ẹp theo kiểu tôi thì ốm tong teo, đen rọi đèn pin còn không thấy, theo kiểu đám bạn tôi cũng đa dạng, đứa thì ghẻ chóc đầy đầu, đứa học nửa năm chỉ nhớ được chữ O, may nhờ nhà nó chuyên ấp gà con bán, có đứa đang học bỗng chạy đi mất tiêu, lúc quay lại nó gãi đầu thưa, con đi thăm lờ, cá nhóc. Có đứa một ngày học, bốn ngày nghỉ vì bận mót lúa ngoài đồng, có đứa ghé qua học chừng hai buổi thì đi, ghe nhà nó nhổ sào rồi.
Sau này, nhớ về lớp học đầu tiên, tôi luôn hình dung ông thầy đứng gần tấm bảng gỗ bào vội, sần sùi, gió sông thổi thốc vào, lá mục bay chấp chới, chim non tao tác kêu trong những lùm cây dại bên hè. Hình ảnh thật buồn, cô đơn, hoang hoải. Nhưng là tôi tưởng tượng vậy, bởi đâu còn nhớ thầy đã từng buồn hay vui. Chỉ biết, thầy hay đến trường bằng nhiều hướng khác nhau, lúc đi ngang nhà ngoại tôi, lúc lại từ đằng kia tới, như thể thầy từ trên trời, rơi ngẫu hứng đâu cũng được. Nên có bữa tôi nán lại chờ ngoại luộc trứng chim canh chừng hễ thầy đi qua thì xách tập chạy theo, chờ hoài, ăn hết mớ trứng thì đằng trường thầy cũng dạy hết một bài. Giữa giờ chơi, thầy thả bộ tà tà lại nhà ngoại tôi uống trà, mà sao không uống trà nhà khác, tôi không hiểu. Mười sáu tuổi (lại mười sáu tuổi), tôi có một giả thuyết, ông thầy thương dì tôi, nên giả bộ lại uống trà với ngoại, để được ngó dì.
Nhưng có giả thuyết khác ít ngang trái lãng mạn hơn, là thầy cần phải gặp ngoại để tìm ra phương cách "chiến đấu" với cái tật... xé tập của tôi. Hồi đó, mỗi cuốn tập của tôi khi viết tới trang cuối thì nó còn chừng... mười sáu trang, cả thảy. Ngoài vụ đó, tôi còn nhiều vấn đề khiến "nhà trường phải phối hợp với phụ huynh". Có lần quậy tưng trong lớp, thầy dọa, chút nữa lại méc ngoại. Báo hại lúc ra chơi phải chạy về nhà để rình, nếu thầy méc thiệt thì thủ tiêu mấy cây roi ngoại hay giắt trên vách. Bi kịch, đứng ngoài hè trò bị kiến vàng cắn tả tơi, trong nhà thầy thủng thỉnh ngồi uống với ngoại, hỏi những câu kiểu như, lúa vụ này khá hôn, chú Hai. Vào học, thầy bảo, méc rồi, về nhà bị đòn nứt đít. Tôi gãi chân, cười thầm, ông thầy nói dóc dễ sợ.
Hồi đó, chắc chắn tôi không sợ thầy, từ đó suy ra là thầy dễ chịu lắm. Thương lắm. Đến nỗi khi trở ra thị xã học tiếp, tôi nhớ mình đã viết một lá thơ gởi thầy (tất nhiên, giấy xé ra từ tập học). Rồi mấy cây cột cặm trong lớp một ngày kia được bà con trong xóm nhổ về làm củi chụm, thầy biến mất, lặng lẽ như hồi thầy tới.
Tôi lại có ông thầy khác, ông này có họ hàng bên má, vai cậu tôi. Vô lớp tôi gọi thầy, trống trường đánh cái thùng, tôi kêu cậu ơi cậu à, mà kêu lớn lắm. Cho tụi bạn nó... nể, thấy tui xấu vậy mà cũng có cậu làm thầy giáo à nghen. Hồi đó sao mà thầy cô giáo có giá dữ vậy không biết, bị tôi đem ra lòe thiên hạ, cũng thu được chút lợi, cái lợi đáng kể nhất khi có ông cậu họ làm thầy giáo là không bị bạn ăn hiếp. Hai mươi sáu tuổi, nghĩ lại thấy mình khờ, giờ thì gặp ai đáng chú, đáng bác cũng muốn gọi bằng thầy, để được xưng... em.
Hơn mươi năm ngồi chai đít khỉ ở trường, học qua nhiều thầy cô giáo, nhưng năm nào có thầy thì năm đó học được, nói chung sáng ngủ dậy có muốn... tới trường. Thầy đẹp trai thì, chậc, còn gì bằng. Có dạo, đi học vi tính, hai ông thầy đều đẹp, độc thân, trẻ trung, khóa ấy, tôi đậu... thủ khoa (ha ha ha).
Thật tình, tôi không biết những ông thầy mà tôi mê có phải là giáo viên giỏi (cấp huyện, cấp tỉnh) không, có phương pháp sư phạm không, hiệu quả tới đâu, giảng bài có cuốn hút không, dạy có dễ hiểu không, và tôi đã nhận được những kiến thức gì, tôi nhớ chỉ vì ông thầy đó dễ thương.
Những ông thầy không làm tôi sợ bằng cách buộc tôi cúi đầu vâng dạ, những ông thầy không bắt tôi phải lễ phép khép nép trước mặt mình, gò học trò vào một sự kính trọng gượng gạo. Có thể có thầy nghiêm khắc, lúc nào đó, quãng nào đó, nhưng tôi không nhớ, chỉ nhớ thầy đó y chang bạn tôi. Trong không gian trường học chật chội, tẻ nhạt với những thứ kỷ luật bó buộc, những bài học khô rốc, cứng ngắc, những ông thầy để lại trong ký ức tôi sự khoáng đạt, mạnh mẽ, dắt tôi lướt đi trên khuôn khổ, tiểu tiết. Tôi quên mình đã học được gì nhưng nhớ mình đã được đối xử như thế nào, từ những người thầy.
Đó là những người đàn ông dịu dàng và bao dung, giống như ông ngoại tôi, ba tôi, đến nỗi, khi tìm kiếm tình yêu, hay bắt đầu quan hệ bạn bè, tôi luôn nghĩ tới những ông thầy của mình. Giữa thầy và trò, giữa bề trên và kẻ dưới, giữa người cho và kẻ nhận, tôi đã nhận được sự thân ái, yêu thương, đồng đẳng giữa người và người.
Nên nhớ thầy, trước nhất, tôi nhớ người.Người Đàn Ông Giấu Mặt
Trần Văn Ban
Một ngày kia, trong công viên, B giật thót người khi phát hiện mình đang bị theo dõi. Rình rập B là một gã trung niên. Đầu hắn nhô lên từ hàng rào dâm bụt, mắt nhìn xoáy vào B.
Vờ như không hay biết, B hấp tấp bước đi. Một lúc sau, khi ngực không còn nhói đau, B lại nhìn thấy người đàn ông. Lúc này gã đứng bên vạt cỏ rất gần B, không có gì che chắn nhưng, dường như, hắn cố tình giữ một khoảng cách đủ để B không thể nhận diện. Bực mình B tiến thẳng về phía người đàn ông. Người đàn ông lùi lại. B bước vội như chạy, cố thu hẹp khoảng cách giữa hai người. Liền đó, người đàn ông cũng bước vội. Điên tiết, B rướn lên. Người đàn ông cũng rướn lên chạy. Cứ thế, người đàn ông phía trước, B phía sau và cuộc rượt đuổi không thành: người đàn ông luôn ở trong tầm mắt của B như thách thức, như giễu cợt nhưng không sao B với tới được. Hụt hơi, B dừng lại.
Anh là ai? B hổn hển hỏi. Chỉ có tiếng của B vẳng lại.
Anh muốn gì? Lại chỉ có tiếng gào của B.
B gieo mình lên chiếc ghế đá. Đờ đẫn, B dán mắt vào người đàn ông nhưng vẫn không thể nhìn rõ khuôn mặt của hắn. Người đàn ông cũng dõi mắt nhìn B. Trong cái nhìn của hắn hình như cũng có vẻ đờ đẫn, mệt mỏi, kiệt sức.
B ngồi bất động hồi lâu. Tháng hai càng về chiều gió nồm càng thổi mạnh. Từng cơn gió mang hơi nước đầy ắp vị mặn của biển đông áp vào da thịt khiến B rùng mình. Hắn cũng rùng mình, B nghĩ. Thời gian trôi lâu. Ngồi đây B có thể nhìn thấy biển xanh thẳm, mênh mông, mượt như nhung, trải dài đến đường chân trời ở phía sau lưng người đàn ông và nghe tiếng sóng rất gần trườn lên mặt cát. Bỗng B nghe một tiếng hú dội lên, cái tiếng hú man dại, dai dẳng, buốt nhức. B thảng thốt nhổm dậy, đảo mắt kiếm tìm. Nhưng vẫn không có gì khác lạ: vẫn công viên thưa người, vẫn những cơn gió nồm lùa những cành keo lá tràm non được dát vàng trong ánh nắng hoàng hôn dạt về phía đại lộ T; vẫn rì rầm tiếng sóng biển, cái tiếng động đều đều gây cảm giác buồn chán; vẫn những thảm cỏ non; vẫn những lối đi trải bê tông sạch bong được viền trong những viên gạch dựng xiên trông rất đẹp mắt chạy song song với những hàng hoa thắm sắc được cắt tỉa cẩn thận từ trước tết nguyên đán.
Tiếng hú phát ra từ đâu vậy? Từ trong lòng đất? Từ thiên hà xa xôi? Hay nó được phát ra từ nơi sâu thẳm trong lòng B?
Một nỗi sợ hãi ập đến, B hoang mang nhìn người đàn ông. Trong hoàng hôn trông hắn nhạt nhoà, run rẩy.
Đi, đi, B tức tưởi hét lên.
Trời sụp tối gã đàn ông biến mất.
B thất thểu ra về.
Đêm đó, B bỏ cơm, nằm lì trong phòng.
Lúc lên giường, nhìn khuôn mặt nhợt nhạt của chồng, vợ B lo lắng hỏi, anh đau phải không?
Mệt, nói rồi B quay mặt vào tường để mình ngập chìm trong nỗi hoang mang cực độ. Như thế nghĩa là gì? Rõ ràng B đang rơi vào tình thế nguy hiểm. Người đàn ông B nhìn không tường mặt kia không thể là người đàn ông thân thiện. Những biểu hiện mờ ám, trêu ngươi của hắn dứt khoát là kết quả của một tâm địa xấu xa, độc ác. Nhưng sao hắn cứ bám lấy B dai như đỉa? Hắn đã rình rập B bao lâu? Hắn rình rập B từ lúc nào? Rất có thể hắn rình rập B từ lâu, từ rất lâu nhưng B đã không phát hiện. Bây giờ thì đã phát hiện. Ừ, thì phát hiện. Nhưng tình trạng này cứ kéo dài thì B sẽ ra sao đây? Sẽ ra sao? B muốn hét lên. Trong mớ ý nghĩ rối bời, nhiều lần B cố tự an ủi mình bằng thứ lập luận quen thuộc về sự lôgíc của cuộc sống, rằng gã đàn ông chỉ là ảo giác, rằng gã đàn ông là cái không thật, rằng gã đàn ông là kết quả của trí tưởng tượng phù phiếm.
Quá nửa đêm, B chìm trong cơn mộng mị. Hình ảnh cứ hỗn độn, quay cuồng B không xác định được gì. Chỉ có tiếng hét cứ âm ỉ, bền bỉ, liên tục cắt xé đầu óc B. Canh tư B giật mình bật dậy, dáo dác nhìn khắp phòng, trống ngực đập liên hồi kỳ trận, mình ướt đẫm mồ hôi. Nhưng liền đó, B ý thức được rằng cái hình hài không hoàn chỉnh mềm nhũn rượt đuổi B chỉ là cơn ác mộng. B rũ xuống, chán nản với nỗi kinh hoàng vừa trải qua rồi ngã vậït lên giường. Bên cạnh, vợ B ngủ say, hơi thở nhẹ và đều trong tiết trời mát mẻ và trong lành mùa xuân. Trông nàng thật bình yên và hạnh phúc. Bỗng nhiên, B cảm thấy chán ghét vợ kinh khủng.
Lo nghĩ thì được cái chó gì? Thằng hạnh phúc là thằng không biết suy nghĩ, B nghĩ. Rồi với nỗi lo sợ mơ hồ nhưng thường trực, B trằn trọc mãi. Gần sáng, B lịm sâu vào giấc ngủ mê mệt.
Hơn 9 giờ sáng B mới trở dậy. Đầu óc rỗng không, B thấy mình chơi vơi, hụt hẫng lạ. Có thể thấy ngày luôn xoá sạch những gì mà đêm tối tạo ra: nỗi lo, sự dằn vặt, lòng tham, những toan tính...
Nhà vắng vẻ quá. Ngoài kia vọng vào tiếng rì rầm của cuộc sống. B biết là vợ đang ở ngoài chợ để chuẩn bị bữa cơm trưa cho gia đình. Hẳn, trước khi đi chợ nàng không đánh thức B dậy vì nghĩ rằng hôm nay là ngày nghỉ, vả lại, đêm trước, B mệt và ngủ muộn. Còn hai đứa con của B chắc hẳn chúng đang ở trường.
B rời giường đi về phía nhà vệ sinh. Trong chiếc gương gắn sát tường đặt bên trên lavabo, một khuôn mặt đàn ông còn đang ngái ngủ, bơ phờ nhìn B. Đó là khuôn mặt biểu hiện sự thừa mứa quá đỗi đã đến hồi tàn kiệt song vẫn ẩn chứa một ham muốn quay quắt, khôn nguôi. Mí mắt và cằm người đàn ông bắt đầu chảy sệ, đường nét khuôn mặt bắt đầu trở nên khô cứng, nặng nề, dưới lớp biểu bì dường như đầy ứ nước và mỡ, đôi mắt đã nhuốm vẻ lờ đờ, đùng đục.
B nhếch môi. Đó không phải là B. Đó không phải là mình, B nghĩ. Không, đó là B, đó là mình, B lại nghĩ. Đó là hình ảnh gã đàn ông pha trộn một cách hoàn hảo giữa trí tuệ, tiền bạc và quyền lực. Đó là gã đàn ông bất khả chiến bại với cái nhìn đầy thách thức, giễu cợt và ban phát.
B mở vòi nước, nước tuôn xối xả. Vốc nước, B dội liên tục vào mặt. Lại nhìn vào gương. Vẫn là B, gã đàn ông luôn được cuộc đời trải thảm đỏ đón mời, là gã trung niên suốt 48 năm ròng rã chỉ biết đón nhận sự ban tặng ân sủng của tạo hoá.
B lặng người, ngắm mình trong gương hồi lâu.
Mình già rồi, lần đầu B cảm nhận sự già cỗi lan đi trong từng đường gân, thớ thịt trên khuôn mặt mình, khuôn mặt một thời là niềm tự hào của B: điển trai và rất đàn ông. Từ khoé mắt, nơi có cái nhìn có vẻ u hoài, buồn bã, vừa có vẻ giảo quyệt, tinh ma, từ khoé miệng luôn nở nụ cười khinh bạc, mê hồn, tất cả đã thấy ẩn hiện những đường hằn của thời gian.
Đó là cái chết, B chợt thở dài.
Trở lại giường, B rít thuốc lá liên tục. Thuốc đắng và nhạt khinh khủng. Hút dở nửa điếu, B dụi mạnh vào chiếc gạt tàn đặt trên chiếc bàn con được trang trí cầu kỳ nằm cạnh đầu giường rồi lại đốt điếu khác nhưng rít mấy hơi B lại dụi. B thấy buồn rã người. Nỗi buồn khiến B lịm đi hồi lâu, lâu lắm. Rồi B bừng tỉnh vì tiếng bước chân của vợ.
- Dậy chưa? Vợ B từ phòng ngoài hỏi vọng vào.
- Rồi, B làu bàu.
Tiếng bước chân quen thuộc của vợ nhỏ dần về phía bếp.
B nghĩ, sao từ lúc thức dậy đến giờ tuyệt nhiên không thấy hình bóng người đàn ông giấu mặt? Có thể trong ngôi nhà của mình con người ta luôn được che chắn, bảo vệ. Ngôi nhà đó là nơi chốn yên bình để con người ta trú thân và người đàn ông giấu mặt đã không thể đột nhập để rình rập B? Hay sự kiện chiều hôm qua chỉ là ảo giác, là giấc mơ, là cái không thực?
Ừ, là cái không thực, là ảo ảnh, là ảo giác, B nghĩ và cảm thấy dễ chịu.
Gần trưa, con B trở về. Không thể nói bữa cơm trưa ngon miệng nhưng B cảm thấy yên tâm. Có những giờ phút con người ta rơi vào cùng quẫn, tuyệt vọng nhưng rồi anh ta vẫn nỗ lực thoát hiểm và sống. Thèm sống và sợ chết là bản chất của sự sống, B nghĩ và thấy mình thông thái.
Về phòng, B đánh một giấc đến tận xế chiều. Thức dậy, B thấy sảng khoái. Vẫn không thấy bóng dáng người đàn ông giấu mặt. Ngoài kia, nắng chiều vàng óng, rực rỡ như mời mọc, níu gọi. Lưỡng lự, B bước ra ngoài, đi dưới bóng râm của hàng xà cừ, men theo con đường dài chạy xuyên qua trung tâm thành phố để đến bãi biển phía đông. Vừa bước ra khỏi bóng râm, ánh nắng lộng lẫy tháng hai, thứ ánh nắng pha trộn sắc bạc và vàng, choàng phủ khắp người B và chính cái thời khắc ngất ngây với cảm giác ấm áp ngọt ngào lan đi khắp cơ thể ấy, B điếng người thấy người đàn ông giấu mặt, cao lớn đứng nép sát và đang phà hơi thở vào gáy B. B đứng chết lặng. Tiếng hú lại dội lên.
Xin đừng theo tôi, B nói trong hơi thở ngắt quãng.
Người đàn ông im lặng. Hắn có vẻ lì lợm, kiên trì đeo bám mục tiêu, cái thứ lì lợm luôn khiến người ta buồn nôn, điên tiết và sợ hãi.
Tại sao cứ theo dõi tôi? Giọng B tức tưởi và đau đớn.
Người đàn ông vẫn đứng đó lặng câm, cách B trong tầm tay với nhưng, một lần nữa, B không thể nhìn tận mặt và B cũng không buồn rượt đuổi nữa. Cái cảm giác mệt mỏi và ý thức về một hành động vô vọng đã giữ chặt chân B.
Thế là cuộc đi dạo với mục đích thử nghiệm những bước đi bên ngoài không thành. Bây giờ, không còn nghi ngờ gì nữa, không còn là ảo giác, là ảo ảnh, là cái không thật. Bây giờ, là cái có thật, là mối đe doạ đang rình rập, chực chờ giáng xuống đầu B. Và hẳn đang và sẽ là cuộc rượt đuổi bất tận, mãi mãi.
Phải chăng đời là một cuộc lưu đày không thời hạn? B nghĩ lúc trở về nhà trước khi nằm vật ra giường.
Những ngày tiếp theo người đàn ông cứ ẩn ẩn hiện hiện. Cái sự ẩn hiện mới kinh khiếp làm sao: không quy trình, không công thức, không lịch biểu. Người đàn ông giấu mặt có thể xuất hiện bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu, xuất hiện lúc lâu, lúc mau, lúc dài, lúc ngắn, có thể trên bàn tiệc, nơi công sở, trong nhà ở, trong toilet, trên đường phố, lúc đàm phán, lúc tán tỉnh bồ nhí qua điện thoại. Và khủng khiếp nhất là lúc B đang làm tình với vợ.
Một lần đang mải mê làm tình với vợ, chợt phát hiện ra thằng đàn ông giấu mặt ngồi nhìn trộm, B giật bắn người. Cái cảm giác bị sỉ nhục vì đời tư bị xâm phạm, cái cảm giác sượng sùng do những chuyện thầm kín bị phơi bày, cơn bộc phát từ lòng tự trọng đàn ông bị tổn thương nghiêm trọng, tất cả quyện lại thành thứ gọng kìm vô hình nhưng mạnh mẽ, rắn chắc bóp nghẹt thân thể B. Mọi bộ phận, toàn thân B co thắt.
B thét lên, đồ bẩn thỉu, rồi ngã vật ra giường.
Vợ B hoảng hốt bật dậy, anh sao vậy? Sao vậy.
Đôi vai B rung lên từng cơn. Một lúc sau bàn tay của vợ B ướt đẫm nước mắt chồng.
Có gì anh không vừa ý phải không? Vợ B lo lắng hỏi.
Chắc chắn là không. Với vợ, B không có gì phải phật lòng. Bao giờ vợ cũng khiến B chết lịm trên giường.
Song có thể thấy rất rõ là vợ B đang mang nặng tâm trạng của người có lỗi. Tình dục là điều tế nhị. Hoạt động tình dục vô cùng tế nhị. Nhu cầu đáp ứng là nhu cầu tự thân và thoả mãn người khác giới là niềm tự hào, sự tự khẳng định sức mạnh và chiến thắng bản thân. Đáp ứng nửa vời xuất hiện cảm giác có lỗi, thua thiệt, thất bại.
Đêm đó, ngày hôm sau, ngày hôm sau nữa, vợ tra hỏi mãi, B vẫn không tiết lộ cái bí mật kinh khiếp kia. B bảo với vợ: bỗng dưng đầu óc quay cuồng và nhìn thấy quỷ dữ.
Những đêm tiếp theo, dưới ánh sáng lờ mờ, người đàn ông cứ lẩn quẩn, ẩn hiện, chờ lúc B làm tình gã men lại. Gã ngày càng trở nên lì lợm, không chút kiêng dè, vị nể. Khi B vuốt ve vợ, hắn cũng vuốt ve. Khi B hôn vợ hắn cũng làm hệt như thế. Khi B nằm lên người vợ thực hiện cái công việc đàn ông để tận hưởng khoái cảm không gì sánh được mà tạo hoá ban tặng cho con đực, hắn cũng háo hức nằm lên và tận hưởng cảm giác đê mê.
Bây giờ, hắn với B như hình với bóng, như hai trong một. Hắn nhập vào B. Hắn là B, B là hắn.
Như vậy, B không thể đẩy gã đàn ông giấu mặt ra khỏi cuộc đời mình, không thể làm cái công việc từ lúc lọt lòng mẹ đến trước lúc phát hiện ra người đàn ông giấu mặt là luôn buộc tất cả thiên hạ phải phục tùng. Điều đó có nghĩa là B đã thua cuộc. B cảm thấy đau đớn và tuyệt vọng cùng cực.
Một ngày kia, giấu nhẹm mọi toan tính, chờ gã đàn ông giấu mặt áp sát vào người, giữa thanh thiên bạch nhật, bất ngờ B rút khẩu súng cũ kỹ giấu trong người, nhằm vào người đàn ông giấu mặt bóp cò.
The End
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top