thuyết trình
Trong chương trình học của lớp 12, chúng ta đã được học qua tác phẩm "Ai đã đặt tên cho dòng sông?"( Tên trước đó là "Hương ơi, e phải mày chăng?") Là một bài bút ký do nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường viết ở Huế vào ngày 4 tháng 1 năm 1981, và được xuất bản vào năm 1986.
Tác phẩm là sự kết tinh tất thảy những vẻ đẹp tuyệt vời nhất của dòng sông Hương vừa thơ mộng, trữ tình, vừa đằm thắm kiêu sa và cũng có lúc mãnh liệt, lung linh như hội tụ những phẩm chất đẹp nhất của một người con gái.
Và hôm nay chúng ta đặt ra một câu hỏi: "Đoạn tả sông Hương chảy xuôi về đồng bằng và ngoại vi thành phố bộc lộ những phẩm chất nào trong ngòi bút của tác giả? Hiệu quả thẩm mỹ của lối viết đó?"
Trước tiên chúng ta cùng tìm hiểu một chút về ngòi bút của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
Trong những gương mặt viết kí tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại, Hoàng Phủ Ngọc Tường nổi lên như một hiện tượng đáng chú ý với một phong cách viết vừa trữ tình, lãng mạn, vừa thâm trầm, triết lý đồng thời cũng rất độc đáo, tài hoa.Vốn được sinh ra và lớn lên ở Huế- một trong những trung tâm văn hoá lâu đời của đất nước, do đó, hơn ai hết, Hoàng Phủ Ngọc Tường rất am hiểu về thiên nhiên, lịch sử, văn hoá và con người nơi đây. Bởi vậy, những trang viết của ông luôn gắn với vùng đất Huế ruột thịt và chứa đựng những giá trị thẩm mỹ đặc biệt.
Trong đoạn tả cảnh sông Hương chảy xuôi về về đồng bằng và ngoại vi thành phố đã bộc lộ được tài năng và khả năng quan sát sử dụng ngôn ngữ của tác giả. Dưới ngòi bút của Hoàng Phủ Ngọc Tường, sông Hương như một cô gái đẹp nằm mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại, nàng ngủ mơ màng mong người tình đến đánh thức. Với kiến thức địa lý tác giả đã miêu tả tỉ mỉ về sông Hương chuyển dòng một cách liên tục uốn mình với những đường cong thật mềm mại. Lối lên tưởng, so sánh tinh tế thú vị.
Vận dụng kiến thức về văn hóa văn học tác giả đã tạo cho người đọc vẻ đẹp trầm mặc như triết lý cổ thi "Đi giữa sông Hương cũng chuyển mình ngày bên những lăng tẩm, thành quách của vua chúa thời Nguyễn. Con sống hiền hòa ở ngoại vi thành phố Huế như nép mình bên giấc ngủ nghìn thu của vua chúa".
Cách nhìn độc đáo từ góc độ văn hóa, truyền thống, chất thơ. Sự hiểu biết phong phú về địa lý, văn hóa, lịch sử, nghệ thuật và trải nghiệm của bản thân.
=>Những điều đó đã hòa quyện lại và tạo nên hiệu quả nghệ thuật khi tác giả miêu tả được vẻ đẹp trầm mặc, cổ điển cùng với nét tươi mới, hiện đại của sự vật.
Giải bài thuyết trình của tổ chúng tôi đến đây là kết thúc. Cảm ơn mọi người đã theo dõi!
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top