THUYẾT MINH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN

 

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG

KHOA TOÁN – CÔNG NGHỆ

THUYẾT MINH ĐỀ TÀI

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN

1. TÊN ĐỀ TÀI:  XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ HỒ SƠ SINH VIÊN KHOA TOÁN - CÔNG NGHỆ

 

 

2. NHÓM NGÀNH 1:

   Khoa học Kỹ thuật (KT3) 

3. LOẠI HÌNH NGHIÊN CỨU

Cơ bản       Triển khai     Ứng dụng  

4. THỜI GIAN THỰC HIỆN                 

Từ tháng 9 năm 2012 đến tháng 4 năm 2012

5. CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI

Họ và tên: Nguyễn Thị Nga

Đơn vị: Lớp K8 Tin Học - Khoa Toán_Công Nghệ 

E-mail: [email protected]

Điện thoại liên hệ: 01662732215                     

Ý nghĩa của từ viết tắt:

BGD & ĐT: Bộ giáo dục và đào tạo

ĐH – CĐ : Đại học Cao Đẳng

CNTT: Công nghệ thông tin

CTSV: Công tác sinh viên

HSSV: Hồ sơ sinh viên

BGH: Ban giám hiệu

6. CỘNG TÁC VIÊN

Họ và tên

Đơn vị

Nội dung nghiên cứu cụ thể được giao

Chữ ký

1. Hà Thị Cúc

Lớp K8 Tin Học

Phối hợp nghiên cứu và phân tích viết chương trình

2. Hoàng Kim Trâm

Lớp K8 Tin Học

 Thiết kế, chạy thử, sửa lỗi cho đề tài

 

7. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU THUỘC LĨNH VỰC ĐỀ TÀI

      Ở nước ta cũng đã có một số tác giả nghiên cứu về quản lý HSSV, nhưng ở đề tài này tôi tiếp cận theo cách nghiên cứu cụ thể tại Khoa Toán – Công Nghệ, trường Đại Học Hùng Vương. Xây dựng một chương trình ứng dụng quản lý HSSV cụ thể đơn giản và dễ sử dụng, sát thực tế.

 

8. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

        Ở những giai đoạn trước đây thì tin học chưa được phát triển, chưa áp dụng được rộng rãi, và những hiểu biết về tin học vẫn còn hạn chế. Trước khi tin học hóa các trường ĐH- CĐ tốn rất nhiều thời gian, hao phí rất nhiều nhân lực, gặp rất nhiều khó khăn trong công tác quản lý.

      Ngày nay CNTT đang bùng nổ, đang phát triển và ngày càng thâm nhập vào mọi lĩnh vực, CNTT đang làm một cuộc cách mạng rất lớn trong giáo dục và đào tạo, việc tin học hóa là một vấn đề rất cần thiết và quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.

         Hiện nay, khoa Toán – Công Nghệ vẫn đang quản lý hồ sơ sinh viên bằng giấy tờ là chính, việc sửa chữa hay cập nhật mất nhiều thời gian, phương pháp quản lý thủ công không hiệu quả. Do đó khó khăn cho công tác quản lý, lưu trữ, mất nhiều thời gian để tìm kiếm. Với mục đích xây dựng phần mềm ứng dụng CNTT vào quản lý nhà trường, chúng tôi xây dựng chương trình quản lý HSSV Khoa Toán – Công Nghệ nhằm giải quyết những khó khăn về quản lý HSSV để hỗ trợ bộ phận quản lý trong việc lưu trữ, quản lý các thông tin về sinh viên.

 

 

9. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI

     -   Quản lý HSSV khoa Toán – Công Nghệ trong suốt quá trình học và sau khi tốt nghiệp

-     Cung cấp hệ thống thông tin phản ánh có hệ thống, khái quát và chi tiết vấn đề

có liên quan đến sinh viên trong khoa.

 

10. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU

10.1 Đối tượng nghiên cứu

     - Hệ thống quản lý HSSV tại khoa Toán – Công Nghệ, trường Đại học hùng Vương

10.2 Phạm vi nghiên cứu:

     -  Khoa Toán – Công Nghệ, trường Đại học Hùng Vương

11. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Nội dung chính:

   Xây dựng chương trình quản lý hồ sơ sinh viên khoa Toán – Công nghệ

·        Nghiên cứu tiếp nhận hồ sơ sinh viên:

- Công việc 1:Đầu năm học cán bộ phòng CTSV được phân công tiếp nhận hồ sơ sinh viên trúng tuyển trong kỳ thi tuyển sinh hàng năm của trường vào học.

- Công việc 2: Khi tiếp nhận HSSV, cán bộ phải hướng dẫn sinh viên hoàn

         chỉnh các giấy tờ được liệt kê trên bì hồ sơ theo đúng mẫu hồ sơ quy định.

         - Công việc 3: Trường hợp sinh viên vì lý do đặc biệt, chưa kịp hoàn tất hồ

         sơ theo thời gian quy định thì yêu cầu sinh viên viết giấy cam đoan, cam kết                   

          bổ sung hồ sơ theo đúng thời gian được chấp nhận.

·        Nghiên cứu quá trình bổ sung hồ sơ sinh viên :   

-. Công việc 1: Thường  xuyên bổ sung HSSV, cập nhật kịp thời vào phần mềm quản lý HSSV để phản ánh kịp thời những thay đổi về bản thân của sinh viên.

- Công việc 2: Các quyết định khen thưởng , kỷ luật, kiểm điểm, nhận xét đánh giá hàng năm của sinh viên, các thành tích khen thưởng, biên bản kỷ luật, vv... đều phải lưu kịp thời vào HSSV, vào phần mềm quản lý HSSV.

- Công việc 3:Các tài liệu liên quan đến sinh viên được bổ sung theo yêu cầu của  phòng CTSV vào cuối mỗi học kỳ.

·        Nghiên cứu cách bảo quản HSSV

- Công việc 1:HSSV phải được sắp xếp khoa học, dễ tìm, dễ thấy, dễ lấy, dễ bảo quản.

- Công việc 2:Tất cả các tài liệu thuộc HSSV phải được lưu trong một phong bì lớn, cặp riêng thành từng mục để dễ tra cứu. Không được để tài liệu bị nhàu nát, ẩm mốc, hư hỏng hoặc thất lạc. Ngoài bì hồ sơ liệt kê tất cả các tài liệu hiện có và đồng thời một lượng thông tin tối thiểu về sinh viên như: Họ và tên, ngày tháng năm sinh, quê quán, số liệu hồ sơ, vv... Đối với HSSV được lưu trên mạng của trường cập nhật và lưu theo file để

tra cứu và dễ tìm.

- Công việc 3: Việc hủy bỏ HSSV được BGH quyết định và phê duyệt thì phải làm biên bản hủy hồ sơ trong đó ghi rõ người cho phép hủy hồ sơ, danh mục hồ sơ được hủy, ngày hủy và nơi hủy.

·        Nghiên cứu Lưu trữ và chuyên giao HSSV

- Công việc 1: Sinh viên đã tốt  nghiệp, thôi học: Sau 2 năm, khi có quyết định tốt nghiệp hoặc thôi học, hồ sơ sẽ được lập thành biên bản hủy và có   sự đồng ý của BGH trường và lãnh đạo phòng.

- Công việc 2: Sinh viên chuyển trường: Khi có quyết định chuyển trường thì việc chuyển giao hồ sơ giữa hai trường phải đảm bảo đúng quy định , tất cả các tài liệu liên quan đến sinh viên trong HSSV phải đầy đủ, chính xác, đúng quy định.

-  Công việc 3: Việc lưu giữ hồ sơ sinh viên phải tuân theo thủ tục quy định kiểm soát tài liệu được phê duyệt .

 

 

 

                                        Kế hoạch thực hiện đề tài

Số TT

Các nội dung, công việc

thực hiện chủ yếu

Sản phẩm

Thời gian

(bắt đầu - kết thúc)

Người thực hiện

1

* Nội dung 1: Tìm hiểu phân tích một số vấn đề cơ bản của chương trình quản lý HSSV trên ngôn ngữ  Access

 

Tóm tắt được yêu cầu cần thực hiện

9 – 10/2012

Hoàng Kim Trâm

2

* Nội dung 2: Thuật toán của chương trình.

Vẽ sơ đồ liên kết và đưa ra  thuật toán cho chương trình

10 – 11/2012

Hà Thị Cúc

3

* Nội dung 3: Xây dựng chương trình ứng dụng.

Phần mềm quản lý HSSV

11 – 1/2013

Hoàng Kim Trâm

Hà Thị Cúc

Nguyễn Thị Nga

4

* Nội dung 4: Xây dựng báo cáo

1 – 2/2013

Nguyễn Thị Nga

 

 

13. Bố cục của đề tài:

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ HỒ SƠ SINH VIÊN

1.1. Cơ sở lý luận của công tác quản lý HSSV

1.2. Khảo sát hiện trạng và mô tả bài toán quản lý HSSV.

         CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG

2.1. Biểu đồ phân rã chức năng của hệ thống quản lý HSSV

2.2. Biểu đồ luồng dữ liệu mức khung cảnh

2.3. Biểu đồ luồng dữ liệu mức đỉnh

2.4. Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh

2.5. Mô tả chức năng

2.6. Mô hình thực thể liên kết

2.7. Mô hình quan hệ

CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG PHẦN MỀM QUẢN LÝ HỒ SƠ SINH VIÊN

     

14. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

      14.1. Ý nghĩa khoa học: Sinh viên tập dượt nghiên cứu khoa học, tạo ra sản phẩm ứng dụng.

      14.2. Ý nghĩa thực tiễn: Sản phẩm của đề tài có thể áp dụng vào công tác quản lý của khoa, là tài liệu tham khảo dành cho các bạn sinh viên học Tin học.

 15. Tài liệu tham khảo:

[1], http://timtailieu.vn/tai-lieu/bao-cao-thuc-tap-quan-ly-the-sinh-vien-cua-thu-vien-980/

[2], Tham khảo việc thực hiện hồ sơ quản lý học sinh trong trường phổ thông của tác giả Nguyễn Huỳnh Vân

(http://thoaison.violet.vn/present/show/entry_id/7922112)

[3], Phương pháp học tập và việc quản lý học tập của sinh viên trong đào tạo theo học chế tín chỉ của PGS.TS. Ngô Doãn Đãi trung tâm ĐBCL&NCPTGD Đại học Quốc Gia Hà Nội.

 

                                                                   Ngày…..tháng…..năm …

                                                                         Chủ nhiệm đề tài

                                                                            (Họ và tên, ký)

                                   

1 Phân nhóm ngành các công trình nghiên cứu khoa học sinh viên

1. Khoa học Kỹ thuật 1 (KT1): Điện, điện tử, cơ khí, luyện kim, kỹ thuật nhiệt, công nghệ vật liệu, tự động hóa, các quá trình công nghệ.

2. Khoa học Kỹ thuật 2 (KT2): Xây dựng, kiến trúc, mỏ, địa chất, giao thông, thuỷ lợi.

3. Khoa học Kỹ thuật 3 (KT3): Máy tính (khoa học máy tính, truyền thông và mạng máy tính, kỹ thuật phần mềm, hệ thống thông tin) và công nghệ thông tin.

4. Khoa học Kỹ thuật 4 (KT4): Khoa học môi trường, công nghệ sinh học môi trường, công nghệ sinh học công nghiệp, công nghệ hóa học, công nghệ thực phẩm.

5. Kinh doanh và quản lý 1 (KD1): Tài chính - ngân hàng - bảo hiểm, kế toán - kiểm toán.

6. Kinh doanh và quản lý 2 (KD2): Kinh doanh (Quản trị kinh doanh, quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, quản trị khách sạn, quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống, marketing, bất động sản, kinh doanh quốc tế, kinh doanh thương mại), quản trị - quản lý (khoa học quản lý, quản trị nhân lực, hệ thống thông tin quản lý, quản trị văn phòng).

7. Kinh doanh và quản lý 3 (KD3): Kinh tế học, luật, kinh tế ngành, kinh tế chính trị và kinh tế khác.

8. Khoa học Xã hội 1 (XH1): Ngôn ngữ, văn học, triết học, chính trị học.

9. Khoa học Xã hội 2 (XH2): Xã hội học và nhân học, báo chí, lịch sử, văn hóa, nghệ thuật, thể thao, an ninh và trật tự xã hội, quân sự.

10. Khoa học Giáo dục (GD): giáo dục học; quản lý giáo dục; phương pháp giảng dạy các môn học; nội dung, chương trình các môn học, thiết bị dạy học; tâm lý giáo dục.

11. Khoa học Tự nhiên 1 (TN1): Toán học, vật lý, cơ học.

12. Khoa học Tự nhiên 2 (TN2): Hóa học, sinh học và các khoa học trái đất.

13. Khoa học Nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp (NLN): Trồng trọt, chăn nuôi, thú y, lâm nghiệp, thủy sản, công nghệ sinh học trong nông nghiệp.

14. Khoa học Y - Dược (YD): Y học cơ sở, y học lâm sàng, y tế, dược học, công nghệ sinh học trong y học.

MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC ĐỀ CƯƠNG VÀ BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI NCKH SINH VIÊN

I. Quy định về nội dung

1. Mở đầu:

·        Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài;

·        Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu;

·        Mục tiêu;

·        Phương pháp nghiên cứu;

·        Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

2. Nội dung nghiên cứu và các kết quả nghiên cứu đạt được (các kết quả nghiên cứu đạt được và đánh giá về các kết quả này, bao gồm tính chính xác và tin cậy của kết quả, ý nghĩa của các kết quả).

3. Kết luận và kiến nghị: Kết luận về các nội dung nghiên cứu đã thực hiện và kiến nghị về các lĩnh vực nên ứng dụng hay sử dụng kết quả nghiên cứu; những định hướng nghiên cứu trong tương lai.

4. Tài liệu tham khảo và phụ lục (nếu có).

5. Công trình nếu viết bằng tiếng nước ngoài hoặc bằng tiếng dân tộc thì nhất thiết phải có bản dịch ra tiếng Việt.

II. Quy định về hình thức trình bày công trình

1. Công trình phải được đánh máy một mặt trên khổ giấy A4 (210x297).

2. Các công trình thuộc nhóm ngành khoa học xã hội, khoa học giáo dục, kinh doanh và quản lý không dài quá 80 trang, các công trình thuộc các nhóm ngành còn lại không dài quá 50 trang (không tính mục lục, tài liệu tham khảo và phụ lục).

4. Các phần, mục, tiểu mục phải được phân rõ và đánh số thứ tự. Các công thức cần viết rõ ràng và dùng các ký hiệu thông dụng.

5. Các hình vẽ, bảng, biểu, ảnh, sơ đồ minh họa cần đánh số thứ tự kèm theo chú thích.

6. Tài liệu tham khảo và phụ lục (nếu có): không dài quá 30 trang; Tên các tác giả nước ngoài nêu trong công trình phải viết theo đúng tiếng nước đó.

III.  Phân nhóm ngành các công trình nghiên cứu khoa học sinh viên

1. Khoa học Kỹ thuật 1 (KT1): Điện, điện tử, cơ khí, luyện kim, kỹ thuật nhiệt, công nghệ vật liệu, tự động hóa, các quá trình công nghệ.

2. Khoa học Kỹ thuật 2 (KT2): Xây dựng, kiến trúc, mỏ, địa chất, giao thông, thuỷ lợi.

3. Khoa học Kỹ thuật 3 (KT3): Máy tính (khoa học máy tính, truyền thông và mạng máy tính, kỹ thuật phần mềm, hệ thống thông tin) và công nghệ thông tin.

4. Khoa học Kỹ thuật 4 (KT4): Khoa học môi trường, công nghệ sinh học môi trường, công nghệ sinh học công nghiệp, công nghệ hóa học, công nghệ thực phẩm.

5. Kinh doanh và quản lý 1 (KD1): Tài chính - ngân hàng - bảo hiểm, kế toán - kiểm toán.

6. Kinh doanh và quản lý 2 (KD2): Kinh doanh (Quản trị kinh doanh, quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, quản trị khách sạn, quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống, marketing, bất động sản, kinh doanh quốc tế, kinh doanh thương mại), quản trị - quản lý (khoa học quản lý, quản trị nhân lực, hệ thống thông tin quản lý, quản trị văn phòng).

7. Kinh doanh và quản lý 3 (KD3): Kinh tế học, luật, kinh tế ngành, kinh tế chính trị và kinh tế khác.

8. Khoa học Xã hội 1 (XH1): Ngôn ngữ, văn học, triết học, chính trị học.

9. Khoa học Xã hội 2 (XH2): Xã hội học và nhân học, báo chí, lịch sử, văn hóa, nghệ thuật, thể thao, an ninh và trật tự xã hội, quân sự.

10. Khoa học Giáo dục (GD): giáo dục học; quản lý giáo dục; phương pháp giảng dạy các môn học; nội dung, chương trình các môn học, thiết bị dạy học; tâm lý giáo dục.

11. Khoa học Tự nhiên 1 (TN1): Toán học, vật lý, cơ học.

12. Khoa học Tự nhiên 2 (TN2): Hóa học, sinh học và các khoa học trái đất.

13. Khoa học Nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp (NLN): Trồng trọt, chăn nuôi, thú y, lâm nghiệp, thủy sản, công nghệ sinh học trong nông nghiệp.

14. Khoa học Y - Dược (YD): Y học cơ sở, y học lâm sàng, y tế, dược học, công nghệ sinh học trong y học.

IV. Đánh giá công trình

          Công trình nghiên cứu khoa học của sinh viên được đánh giá theo 05 nội dung với thang điểm tối đa như sau:

     1. Mục tiêu đề tài                                                  

     2. Phương pháp nghiên cứu                                            

     3. Nội dung khoa học                                                     

     4. Hiệu quả kinh tế, xã hội, giáo dục, an ninh, quốc phòng… 

     5. Cách trình bày công trình (bố cục, diễn đạt, sơ đồ, hình vẽ,...)

     Tổng cộng điểm đánh giá một công trình theo 05 tiêu chí trên tối đa là 100 điểm.

V. Các mẫu, biểu khác

          Các mẫu, biểu khác như: phiếu đánh giá, phiếu nhận xét,.... quy định thang điểm cho thẩm định đề cương và nghiệm thu đề tài sinh viên không được liệt kê ở Phần IV, các đơn vị xây dựng căc cứ theo yêu cầu của ngành chuyên môn.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: