thuyen
BẢO QUẢN TÀI LIỆU THƯ VIỆN,
NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP
Tài liệu là những sản phẩm vật chất rất dễ bị xâm hại và hư hỏng cho dù chúng có được cấu thành từ bất cứ chất liệu gì đi nữa thì các yếu tố khách quan như ánh sáng, tia cực tím, nhiệt độ và độ ẩm, sự xâm nhập của côn trùng, nấm mốc, thảm hoạ tự nhiên, các tác nhân hoá học đều có thể gây ra gây hư hại đến tài liệu. Bên cạnh đó, các yếu tố chủ quan như việc sử dụng tài liệu chưa đúng cách, di chuyển kho tàng, bảo quản tài liệu không hợp lí thì cũng đều ảnh hưởng và làm hư hại tài liệu.
Theo khảo sát của nhiều chuyên gia Pháp, đã có một số lượng lớn các ấn phẩm cổ bị hư hại trong các kho sách, thư viện của ba nước Đông Dương. Họ đã nhận định: “Điều kiện khí hậu và tình trạng bảo quản bấp bênh có thể khiến chúng tan thành bụi trong thời gian ngắn. Nếu điều đó xảy ra, nó sẽ xóa sạch cả một mảng ký ức về Việt Nam, Lào và Campuchia cũng như một nhân chứng không thể thay thế được của lịch sử nước Pháp trong một giai đoạn lịch sử cùng chia sẻ với ba nước Đông Dương...”[1] Ý kiến của ông Nicolas Wanery – Tổng lãnh sự đại sứ Pháp tại Thành phố Hồ Chí Minh / Làm thức dậy những trang sách cổ - http://www.tuoitre.com.vn
Đó cũng là một sự cảnh báo trực tiếp đối với các cơ quan lưu trữ và cho công tác bảo tồn tài liệu. Tuy nhiên, không phải cho đến hôm nay công tác bảo quản tài liệu mới được nhìn nhận với một vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng. Bảo quản tài liệu đã được nhận định là vấn đề sống còn của mỗi thư viện.
Đã có rất nhiều các tủ sách cá nhân được lưu giữ và trao tặng lại cho thế hệ bạn đọc ngày hôm nay, ở đó chúng ta không chỉ thấy là những bộ sưu tập quí giá, ở đó chúng ta còn thấy là tình cảm trân trọng vô cùng với những tài liệu, hiện vật. Mong rằng những bộ sưu tập tài liệu của các Thư viện, cơ quan Thông tin, Lưu trữ cũng luôn được trân trọng và bảo vệ như vậy bằng tình cảm của tất cả những ai đã từng quản lý, sử dụng và quan tâm tới những sản phẩm tri thức quí giá này.
Sau nhiều thập kỉ, vai trò của công tác bảo quản được đánh giá như một trong các nhiệm vụ quan trọng của người làm công tác thư viện, lưu trữ thông tin.
Nguyên nhân chính của bước ngoặc này là do sự suy thoái về mặt vật chất của tư liệu trong các kho của thư viện, cơ quan lưu trữ hoặc cơ quan thông tin. Người ta nhận ra rằng các tài liệu này đã bị hư hoặc có nguy cơ mất đi vĩnh viễn.
Chính vì sự hư hỏng về mặt vật chất nên cương vị của người bảo quản được nâng cao. Nhưng cũng chỉ nghĩ đến việc bảo quản tài liệu quí hiếm và sao cho lâu hư hỏng …
Những thập kỷ gần đây đã có sự thay đổi nhận thức đối với tất cả các tài liệu nói chung, đối với vốn tài liệu trong thư viện nói riêng. Các tài liệu một khi đã được bổ sung, sử dụng thì có thể không tồn tại một cách vô thời hạn và có thể bị hư hỏng bởi nhiều lý do và bất kỳ lúc nào, điều này là rất đáng được quan tâm.
1. Khái niệm về công tác bảo quản tài liệu
Thư viện là nơi lưu giữ các di sản thành văn của nhân loại ra đời cách đây đã mấy ngàn năm. Các tài liệu đã được nhiều thế hệ thu thập và tổ chức thành các kho tài liệu. Đồng thời với công việc đó là vấn đề bảo vệ cho các tài liệu không bị hư hỏng, mất mát.
Tuy nhiên, cho đến những năm 70 của thế kỷ XX, bảo quản tài liệu mới được phát triển thành một ngành nghề với đầy đủ ý nghĩa của nó. Ngày nay, người ta coi nghề làm bảo quản là một nghề sáng tạo. Thật đúng như vậy, muốn bảo vệ tốt tài liệu phải sử dụng kiến thức của nhiều ngành tri thức khác nhau, đặc biệt là hoá học, vật lý và sinh học. Đồng thời các phương pháp bảo quản cũng luôn luôn được nghiên cứu và đổi mới cho phù hợp với sự phát triển của thư viện và khoa học công nghệ hiện đại. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào bảo quản tài liệu cũng thu được nhiều kết quả khả quan.
Việc bảo quản tài sản của cơ quan thư viện được phân chia thành hai loại: bảo quản dự phòng chú trọng đến việc ngăn chặn sự xuống cấp của toàn bộ các tư liệu nói chung và bảo quản phục chế nhằm sửa lại tình trạng xuống cấp về mặt lý tính hoặc hoá tính của tài liệu. Bảo quản phục chế đòi hỏi một lượng nhân công đông đảo và thường cần đến các chuyên gia có chuyên môn cao, do đó bảo quản phục chế rất tốn kém và thường chỉ giới hạn trong phạm vi chọn lọc toàn bộ các hiện vật tư liệu sưu tập.
Về thuật ngữ, bảo quản là tất cả những hoạt động đóng góp vào việc gìn giữ tài liệu.
Các nghiên cứ về bảo quản có thể nhóm thành các nhóm sau:
§ Môi trường bảo quản
§ Nhà cửa và kho tàng bảo quản
§ Các tác nhân phá hoại tài liệu
§ Các phương pháp bảo quản và sửa chữa tài liệu
§ Các quy trình và thao tác bảo quản
§ Chuyển dạng tài liệu để bảo quản
Ä Bảo quản là mọi hoạt động nhằm làm chậm hoặc ngăn chặn sự hư hỏng của tài liệu bằng cách cung cấp môi trường hợp lý cho việc lưu giữ tài liệu, những chính sách xử lý và sử dụng tư liệu đúng cách, những chính sách về sửa chữa tu bổ, phục chế… các tài liệu hư hỏng.
Khi tài liệu không thể bảo quản, phải chuyển dạng để bảo quản nội dung tài liệu.
Preservation: bảo quản, giữ gìn (tổng thể, bao quát)
Conservation: bảo tồn, bảo quản (mang tính ngăn chặn, phòng chống)
2. Ý nghĩa của công tác bảo quản tài liệu
Công tác bảo quản tài liệu mang một ý nghĩa rất quan trọng đối với xã hội nói chung và hoạt động thư viện nói riêng.
+ Công tác bảo quản gìn giữ vốn tài liệu thư viện, gìn giữ di sản thành văn của dân tộc.
Vốn tài liệu là một trong bốn yếu tố hình thành nên thư viện. Vốn tài liệu được các thư viện xây dựng trong suốt quá trình hoạt động. Tuy nhiên, tài liệu được lưu giữ trên các vật liệu rất dễ bị hủy hoại. Do vậy chúng có thể: bị ẩm mốc, bị ố vàng, bị chuột cắn, mối mọt…
+ Công tác bảo quản góp phần vào việc tăng cường nguồn lực thông tin và khả năng đáp ứng yêu cầu thông tin của các thư viện.
Nguồn lực thông tin của các thư viện được xây dựng từ nhiều nguồn khác nhau và được tích lũy dần dần. Công tác bảo quản góp phần gìn giữ nguồn thông tin đó, đảm bảo nguồn tin luôn ở trạng thái tốt sẵn sàng phục vụ. Đồng thời với các phương thức chuyển dạng tài liệu, công tác bảo quản tạo điều kiện cho việc trao đổi thông tin giữa các thư viện được thuận lợi, đặc biệt là sử dụng các dạng vi thể để làm giàu kho thông tin của mỗi thư viện.
Ä Bảo quản làm tăng giá trị vốn tài liệu, giữ gìn được tài liệu qua các thời kỳ lịch sử. Tăng tuổi thọ của tài liệu
+ Công tác bảo quản góp phần tiết kiệm ngân sách dành cho thư viện
Công tác bảo quản góp phần gìn giữ các tài liệu thư viện trách mất mát, hư hỏng. Rất nhiều tài liệu, đặc biệt là các tài liệu quý hiếm nếu không được bảo quản tốt sẽ bị hư hỏng và phải bỏ ra một số tiến lớn mới có thể mua được bản khác. Mặt khác nếu công tác bảo quản không tốt, để xảy ra hỏa hoạn hoặc một thảm họa nào khác thì số tiền dùng để khắc phục hậu quả sẽ không biết bao nhiêu mà tính.
Các tai họa như lũ, lụt, hoả họan luôn luôn rình rập xung quanh chúng ta. Chỉ cần một tàn thuốc của bạn đọc hay thủ thư quên khóa vòi nước khi bị cúp nước… nhưng đôi khi cũng gây ra tai họa lớn cho cả thư viện mà hậu quả của nó thì có khi không bao giờ có thể khắc phục được.Vì vậy, chúng ta phải ý thức được những điều này, tìm ra những nguyên nhân gây ra tai họa, có những biện pháp phòng chống và khắc phục hậu quả kịp thời.
Tóm lại: Bảo quản tài liệu thư viện là bảo quản kho tàng văn hóa và tài sản của đất nước, của nhân loại. Công tác bảo quản tài liệu mang một ý nghĩa rất quan trọng đối với xã hội nói chung và hoạt động thư viện nói riêng. Hiện nay, vấn đề bảo quản đang được xã hội quan tâm.
Trong quá trình công tác và qua thực tế họat động thư viện, gần như tất cả những người làm công tác thư viện đều thấy và biết rõ công tác bảo quản là vô cùng quan trọng, thế nhưng rất ít được quan tâm một cách đúng mức ở các thư viện. Vì vậy công tác bảo quản vốn tài liệu cần phải được quam tâm đúng mức, vì:
w Trong những cơ quan thông tin – thư viện có vai trò hàng đầu sưu tầm, bảo quản và lưu giữ hồ sơ trong quá khứ, bổ sung trong thư viện → cần phải bảo quản.
w Sự mất cân bằng giữa việc sử dụng và bảo quản. Tất cả các cơ quan thông tin – thư viện tăng cường luân chuyển, truy cập vào vốn tài liệu nhưng ít tìm ra biện pháp bảo quản hữu hiệu.
w Bảo quản chỉ có ý nghĩa và sức mạnh nếu nó kéo dài được khả năng sử dụng tài liệu và coi đó là nhiệm vụ tối thượng của công tác bảo quản.
ð Mọi khâu trong công tác thư viện đều phải bao hàm bảo quản.
3. Các mối đe dọa:
Bản thân tư liệu (chất liệu: giấy, băng từ, …)
Môi trường lưu giữ tài liệu,
Xử lý tư liệu không đúng cách.
Người chịu trách nhiệm bảo quản tư liệu.
Trong khi chuyên viên hoặc chuyên gia về bảo quản phải có trách nhiệm thiết lập cách chính sách về bảo quản và chịu trách nhiệm về các vấn đề kỹ thuật liên quan đến vấn đề bản quản, thì cả các viên chức thư viện, kể cả người sử dụng thư viện đều có trách nhiệm về bảo quản vốn tài liệu.
Các phòng ban, nhân viên bảo quản và những người có trách nhiệm đối với vốn tài liệu cho dù có kinh nghiệm đến mức nào đi nữa cũng cần phải có kiến thức kỹ thuật: tài liệu được làm từ chất liệu gì và hàm lượng nội dung chứa đựng trong tài liệu? Để có thể hiểu tốt hơn về vấn đề bảo quản, người sử dụng thư viện cũng phải được làm quen với tầm quan trọng của bảo quản trong phạm vi chức năng và chính sách nói chung của mỗi thư viện.
Bắt đầu từ đâu?
Tùy vào các loại hình thư viện mà có những chức năng, nhiệm vụ bảo quản khác nhau, không có hướng dẫn chung cho tất cả các thư viện.
Để có thể chăm sóc được vốn tài liệu hiện có thì thư viện phải có tiến trình đánh giá một cách đầy đủ và trung thực về tình trạng vật chất của cơ quan. Bảo quản vốn tài liệu với những đòi hỏi và nguồn kinh phí hạn hẹp, nguồn lực thiếu thốn thì điều quan trọng là phải có quy định đúng dựa trên con số rõ ràng và hợp lý về công tác bảo quản.
v Bản chất của tài liệu và nguyên nhân hư hỏng bên trong giấy:
Bản chất của giấy là 1 khối cellulose kết chặt, nguồn cung cấp celulose là lanh, đay, gai, dầu, chuối, mía, rơm, tre, gỗ hoặc các loại sợi khác.
w 1850 – 1860 giấy được làm bằng phương pháp áp dụng máy công nghiệp - sản xuất một cách đại trà, tuy nhiên chất lượng kém:
bột gỗ được xoay cơ học/ ngâm hóa chất + chất kết dính+ phụ gia+ chất tẩy.
Trong giấy hiện diện tiêu biểu nhất là chất lignin- làm vàng giấy
Cùng với sự phát triển việc sử dụng tài liệu, nhu cầu sử dụng giấy, con người đã không ngừng tìm ra các vật liệu thay thế cho các nguyên liệu làm giấy.
Giấy được sản xuất bằng máy từ năm 1830 và các loại giấy được sản xuất theo phương pháp công nghiệp để cung cấp cho nhu cầu sử dụng ngày càng tăng dẫn đến việc dùng các loại cellulose có sợi ngắn - ảnh hưởng đến chất lượng giấy. Các thớ gỗ có chất lignin và hóa chất đã làm giấy có màu nâu - Dùng chất tẩy bằng hóa chất sẽ ảnh hưởng đến độ bền của giấy - gây hư hỏng.
w Giấy bền là loại giấy có sợi cellulose dài, kết chắc chắn, không có tạp chất, axit và chất tẩy. Free axit/ archieves- archival: có khả năng lưu giữ.
Ngoài giấy ra còn có các vật liệu khác: bìa da, vải, nilon, chỉ, hồ keo, kim loại, mực… Các vật liệu kể trên có tính hóa học và vật lý khác nhau.
Tóm lại: sách, báo được làm từ giấy - giấy tạo nên từ cellulose, trong quá trình sản xuất người tra thường dùng axit để làm trắng giấy. Trong giấy có hàm lượng axit nhất định, bởi vậy dưới tác động của không khí và độ ẩm tương đối làm giấy bị phân hủy.
Mực, màu cũng làm từ hóa chất, với thời gian mực, màu sẽ bị phai. Băng từ sau một thời gian sử dụng từ tính sẽ bị giảm sút vì vậy những thông tin lưu trữ sẽ không còn ngyên vẹn.
w Các dạng tài liệu khác: tài liệu không phải giấy thuần túy như ảnh chụp, băng từ, đĩa quang và các phương tiện từ tính khác…
- Ảnh chụp rất phức tạp về mặt cấu trúc và dễ bị hư hỏng: hình ảnh xước, mốc do xử lý chưa đầy đủ, các chất bẩn của môi trường, nhiệt độ và độ ẩm cao có thể làm mất màu hình ảnh…
- Đĩa quang tương đối vững chắc và không dễ bị trầy xước… mặc dù vậy lớp alluminium được dùng trên bề mặt dễ bị oxi hóa, đời sống lưu trữ của chúng chưa được xác định, nhưng nhìn chung có độ bền hơn giấy.
- Băng ghi âm được ghép polivinyl với các chất dẻo, màu, chất độn, chất làm ổn định… Trong khi chúng còn tương đối vững chắc thì cũng có thể dễ hư hỏng nếu xếp không đúng cách, làm cong vênh, méo mó ảnh hưởng đến chất lượng của nội dung.
v Các yếu tố ảnh hưởng của môi trường.
Các yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ ẩm tương đối, ánh sáng, các chất bẩn dạng khí và dạng rắn đều có thể gây ra các phản ứng làm thoái hoá tài liệu. Bản chất hoá học, cơ học và sinh học của các loại phản ứng này có thể thay đổi các loại tài liệu khác nhau.
Đa số các loại tài liệu trong thư viện có bản chất hữu cơ và chính bản chất đó đã gây nên hư hỏng. Quá trình đó diễn ra từ từ nhưng không thể không ám ảnh. Sự gia tăng hư hỏng tài liệu được xác định không chỉ bởi tính chất ổn định về mặt hoá học bên trong như đã đề cập ở trên mà còn do các ảnh hướng bên ngoài.
w Nhiệt độ và độ ẩm tương đối rất khó tách bạch các ảnh hưởng của chúng đến sự hư hỏng của tài liệu. Độ ẩm tương đối được xác định đồng thời với nhiệt độ, đó là một lượng hơi nước trong một khối không khí biểu thị bằng tỉ lệ phần trăm của lượng hơi nước tối đa mà khối không khí có thể chứa được. Không khí càng nóng thì càng nhiều hơi ẩm. Cả nhiệt độ và độ ẩm tương đối trong kho chứa đều là các tác nhân nghiêm trọng gây hư hỏng tài liệu cần phải được kiểm soát.
Thường thì rất khó bạch các ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm tương đối. Độ ẩm tương đối là một khái niệm khó khái quát, vì vậy việc giải thích cũng chỉ chừng mực. Độ ẩm tương đối được xác định đồng thời với nhiệt độ một lượng hơi nước trong một khối không khí được biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm của lượng nước tối đa mà khối không khí có thể chứa được. Không khí càng nóng càng nhiều hơi ẩm. Cả nhiệt độ lẫn độ ẩm tương đối trong kho chứa tài liệu của thư viện đều là tác nhân nghiêm trọng cần phải kiểm soát.
Nhiệt độ và độ ẩm tương đối là tác nhân của sự phá hủy về mặt vật lý, hóa học.
Tính chất vật lý của hầu hết các vật liệu bị thay đổi do có sự thay đổi của nhiệt độ. Những thay đổi này làm cho tài liệu co lại hoặc giãn ra một cách nhanh chóng hoặc từ từ, làm thay đổi về mặt cơ học dẫn đến sự biến dạng của tài liệu.Vì vậy, nhiệt độ cần phải được kiểm soát để giảm bớt sự hư hỏng tài liệu.
Các phản ứng hóa học xảy ra một phần cũng do yếu tố nhiệt độ. Một lưu ý về hóa học tác động trên tài liệu là phản ứng hóa học tăng lên gấp đôi mỗi khi nhiệt độ tăng 10oC. Vì vậy, nhiệt độ cao sẽ thúc đẩy quá trình phản ứng hóa học tăng: thủy phân, oxi hóa… làm cho tài liệu hư hỏng nhanh - Giấy sẽ bị ố vàng, giòn, chất kết dính bị rã, từ tính, quang hóa thay đổi, ảnh hưởng đến chất lượg của tài liệu.
Nhiệt độ và độ ẩm tương đối cao còn kích thích sự phát triển của nấm mốc tạo môi trường thuận lợi cho các loại nấm mốc gây hại, côn trùng gặm nhấm.
Độ ẩm tương đối cao và nếu việc thông gió kém sẽ dẫn đến ẩm ướt, nấm mốc có điều kiện phát triển, gây hư hỏng về vật lý và hóa học của tài liệu.
w Các yếu tố liên quan đến ánh sáng cũng cần phải lưu ý:
Ánh sáng mặt trời được được coi là sự phá hoại to lớn đối với các chất hữu cơ trong tất cả các tác nhân hoá học và vật lí ở vùng nhiệt đới. Các bước sóng ngắn nhìn thấy được và các bức xạ tử ngoại (Ultra Violet) thì rất nhiều năng lượng và có những nguy hại về mặt quang hoá học lớn hơn bức xạ của các bước sóng dài. Bức xạ của tia cực tím dù ở xa cũng đủ khả năng phá vỡ bất kì liên kết hoá học nào. Giấy và các tài liệu khác phải chịu hư hỏng do phơi ra ánh sáng. Tia cực tím và sóng ngắn mang đến rất nhiều thay đổi về tính chất hoá học và vật lí. Khi cellulose bị ánh sáng có tia cực tím (Ultra Violet) chiếu thì có ba hiện tượng xảy ra. Hai hiện tượng đầu, phá vỡ các liên kết gluxit (chứa glucoza và glucosid) và làm yếu các liên kết khác là hiện tượng quang hoá học. Còn hiện tượng thứ ba, làm vỡ những liên kết yếu là hiện tượng hoá học. Thí dụ như hiện tượng oxy hoá, ánh sáng cũng tác động quang hoá lên các thành phần và tạp chất khác khác trong tài liệu truyền thống như a xít, keo, nhựa cây, hồ, phẩm nhuộm... Sản phẩm của các loại tác động này sau đó sẽ tấn công cellulose, bẻ gẫy các mắt xích của phân tử và làm yếu tài liệu. Kéo dài sự phơi bày dưới tia cực tím sẽ làm cho các vật liệu này trở nên giòn và kém dai. Chúng dễ bị hư hại do những dạng khác và đặc biệt rất nhạy với những hư hỏng do kiềm trong quá trình phục chế tiếp theo. Các loại phẩm có trong tài liệu rất dễ bị oxy hóa. Nhiều loại phẩm bị bay màu nhiều hay ít dưới ảnh hưởng của ánh sáng mặt trời có hay không có ẩm ướt hoặc các loại tác nhân hoá học khác. Ảnh hưởng cuối cùng của sự chiếu sáng là phá hoặc đổi màu. Ngoài sự phá huỷ về mặt quang hóa, ánh sáng còn đốt nóng và làm khô giấy, da, vải và các loại vật liệu khác.
Các nguồn ánh sáng nhân tạo gồm bức xạ tia tử ngoại và hồng ngoại cũng gây tác hại rõ rệt. Hai nguồn ánh sáng nhân tạo là đèn giây tóc và đèn huỳnh quang. Đèn giây tóc phát ra 4% các bức xạ tử ngoại hoặc ít hơn và 90% bức xạ hồng ngoại, nhưng gây nóng liên tục. Đó là bất lợi của đèn giây tóc. Đèn huỳnh quang phát ra nhiều tia tử ngoại nhưng nó cung cấp đầy đủ ánh sáng và ít hư hỏng.
Các bước sóng ngắn, bức xạ - tia tử ngoại có thể làm hư hỏng về mặt quang hóa học. Các bức xạ của các bước sóng dài: bức xạ của tia cực tím… dù ở xa cũng đủ khả năng phá vỡ các liên kết hóa học. Giấy và các loại tài liệu sẽ bị hư hỏng do phơi ra ngoài ánh sáng, tia cực tím, các bước sóng ngắn… mang đến rất nhiều thay đổi về tính chất hóa học và vật lý.
Những phản ứng hóa học khởi đầu – việc phơi bày tài liệu ra ngoài ánh sáng và tiếp tục ngay cả khi không còn ánh sáng – khi tài liệu đã được lưu giữ trong kho tối.
Tác động của ánh sáng là tác động tích tụ. Hư hỏng do phơi tài liệu ra ngoài ánh sánh mạnh trong một thời gian ngắn cũng bằng ra ngoài ánh sáng yếu trong một thời gian dài.
Nguồn ánh sáng thấy được và tia hồng ngoại như ánh mặt trời và đèn bóng tròn thì tạo sức nóng, sự tăng nhiệt độ sẽ thúc đẩy các phản ứng hóa học và ảnh hưởng đến độ ẩm tương đối.
Ánh sáng ban ngày có nhiều tia tử ngoại vì vậy cần phải có các lọc ánh sáng.
w Các chất bẩn trong không khí.
Cùng với hơi nước, khí quyển còn chứa nhiều loại khí và các chất bẩn rất có hại cho tài liệu thư viện, các chất bẩn dạng khí như các sản phẩm phụ của than, dầu, xăng được sinh ra bởi hoạt động của ánh sáng mặt trời lên dioxit nitơ từ khói xe và các chất bẩn dạng rắn như bụi cát và bồ hóng gây ra những thiệt hại đáng kể cho tài liệu thư viện. Các chất bẩn dạng khí tác dụng với hơi ẩm trong không khí tạo ra các axit yếu gây hư hại cho giấy. Các chất bẩn dạng rắn thì kích thích hoạt động sinh học. Chúng dính vào giấy và biến đổi tính axit của chúng, đặc biệt trong môi trường ẩm.
Oxy dù là trong khí ẩm hay không hoà tan trong dung dịch thì vẫn có liên quan trong rất nhiều phản ứng hóa học như sự oxy hoá của một hợp chất xác định, sự thối rữa do vi trùng của các chất hữu cơ. Các phản ứng oxy hóa do ánh sáng mặt trời và sự ẩm ướt. Ozon là tác nhân oxy hoá mạnh hơn oxy rất nhiều. Nó đóng một vai trò quan trọng trong việc làm phai mầu và làm yếu các thớ giấy.Ở thành phố hay các khu công nghiệp, ngoài các thành phần thông thường, không khí còn chứa một lượng ôxit cacbon, sulphua và hydro sulphua, tất cả đều được sinh ra trong sự đốt cháy dầu, sự nóng chảy của các quặng kim loại và trong quá trình sản xuất. Sự có mặt của dioxit cacbon (C02) sinh ra axit cacbonic (H2C03) và dioxit sulphua (S02), hợp chất sau đó có khả năng tạo thành axit sulphuarit (H2S04). Vì sự ẩm ướt luôn luôn hiện diện trong không khí nên các chất bẩn này có thể tấn công gây thiệt hại cho tài liệu thư viện.
Chất bẩn trong không khí cùng với hơi nước cũng rất có hại cho tài liệu. Các chất bẩn dạng khí như các sản phẩm phụ của than, dầu, xăng được sinh ra bởi hoạt động của ánh nắng mặt trời tác động lên các dioxit ni tơ.
Từ khói xe, các chất bẩn dạng rắn như cát, bụi, bồ hóng cũng gây ra những thiệt hại đáng kể cho tài liệu. Các chất bẩn dạng rắn tác động và kích thích hoạt động sinh học. Chúng dính vào tài liệu và biến đổi tính axit của tài liệu, đặc biệt là cùng với độ ẩm môi trường sẽ làm cho tài liệu hư hỏng nhanh. Sự ẩm ướt luôn hiện diện trong không khí nên các chất bẩn không khí tác động trực tiếp ít nhất theo 2 hướng:
- Bụi bẩn dạng rắn chứa các phân tử, các bào tử có thể tạo nấm mốc gây hư hại cho tài liệu bất kỳ khi nào có thể.
- Ngoài ra chất bẩn không khí dạng rắn còn bám vào bề mặt tài liệu gây trầy, rách tài liệu.
w Các tác nhân có nguồn gốc sinh học: nấm mốc, côn trùng, các loài gặm nhấm là tác nhân chính gây hư hỏng cho tài liệu thư viện. Chúng trốn ở những nơi bẩn, thiếu thông gió và rác rưởi, nơi mà nhiệt độ và độ ẩm cao. Nhiều cơ thể sống tìm kiếm thức ăn ở vật liệu hữu cơ chết như giấy, da.
FVi khuẩn: hoạt động của vi khuẩn trên tài liệu của thư viện gây ra hàng loạt các tình trạng không mong muốn như mùi mốc, các dấu mờ, mất đi độ vững chắc, mất nước, giảm đi độ mềm dẻo, phai mầu, biến dạng. Kết quả của nhiễm khuẩn nặng sẽ làm gẫy các thớ giấy và huỷ hoại các tính chất khác của giấy.Tài liệu truyền thống của thư viện: giấy. vải, da, hồ dán, keo là thực phẩm của nấm. Cùng với thời gian những vật liệu này càng trở nên nhiều acid hơn, cung cấp điều kiện thích hợp hơn cho việc phát triển của nấm mốc và cho sự sinh sôi của các bào tử. Sự xuất hiện của từng loại nấm mốc có thể là những chấm mầu đen, nâu, xanh lá cây, vàng, đỏ trên tài liệu. Đa số các loại nấm có khả năng làm gãy sợi cellulose thông qua tác động của hệ enzyme. Nhiều loại khác thì có khả năng tấn công vào các hợp chất để dán, các chất hoàn thiện. Một số lớn các loại nấm mốc tiết ra một vài loại acid tác động mạnh đến việc phá huỷ tài liệu thư viện. Giấy công nghiệp dễ bị nhiễm nấm mốc hơn giấy làm bằng tay. Sự phát triển tràn lan của nấm mốc trên giấy công nghiệp là do sự có mặt của hồ keo, các chất đạm thực vật, phẩm nhuộm, chất độn, các chất phụ gia khác. Các sách bẩn rất dễ bị nấm tấn công.
Nhìn chung, ẩm ướt (trên 65%), tối, thông gió kém là điều kiện thuận lợi cho nấm mốc, vi khuẩn phát triển. Nấm mốc để lại dấu vết, làm biến dạng tài liệu giấy, ảnh chụp và các loại dạng tài liệu khác. Chúng có thể lây lan rất nhanh. Không đựơc coi thường tác nhân này.
FCôn trùng: gây ra những thiệt hại rộng lớn và không thể bù đắp được đối với tài liệu truyền thống của thư viện. Các loại côn trùng thường thấy là mối, gián, nhậy, rận sách, các loại bọ cánh cứng. Mối là côn trùng nhỏ, mình mềm hơi vàng hoặc hơi trắng, sống thành từng đàn, mỗi đàn có ba loại: mối bầy, mối thợ và mối lính. Mối thợ và mối lính không có cánh và không bao giờ rời khỏi bầy. Mối bầy là loại sinh sản có thân đậm và bốn cánh dài có nhiều gân. Mối là một trong những tác nhân gây hư hỏng cho tài liệu. Chúng tấn công tài liệu vì hai lí do: để có chỗ trú ẩn và để tìm thức ăn cần thiết cho việc phát triển và sinh sôi. Chúng phụ thuộc vào cellulose là chính mà cellulose là thành phần chủ yếu của giấy, vải. Mối tránh lộ ra ngoài không khí và sống tách hẳn với thế giới bên ngoài vì vậy chúng ít để lộ bằng chứng về sự tồn tại của mình, rất khó phát hiện ra chúng vì chúng tấn công từ đằng sau tủ, kệ sách và ăn theo cách riêng, xuyên qua cả kệ gỗ và ăn vào tận bên trong những cuốn sách. Mối thường làm tổ dưới đất hay ô gỗ ẩm tiếp giáp với đất. Chúng chui vào tòa nhà với những vết rạn dưới sàn nhà, nền nhà và tường. Khí hậu nhiệt đới là khí hậu lý tưởng cho mối sống quanh năm.
FNhậy (Silver fish) là những côn trùng nguyên thủy, cũng gây ra những nguy hại nghiêm trọng. Chúng là loại côn trùng mảnh, không cánh có vẩy. Có thể dễ dàng nhận ra chúng bằng hai cái râu và những phần phụ trông giống cái đuôi. Chúng sống bằng bột hồ, đường và cellulose là chính. Chúng thường ăn xuyên qua bìa sách để lấy hồ bột, gelatine và hồ keo ở bên dưới. Chúng hoạt động tích cực quanh năm. Tuổi thọ của chúng từ 1 đến 2 năm. Chúng có thể sống không cần thức ăn hàng tháng trời. Những nơi tối tăm sau các cuốn sách ở trên kệ và giữa những tờ giấy ở trong hộc tủ và ngăn kéo là những chỗ chúng ưa thích để đẻ trứng.
FGián: sống tích cực quanh năm ở vùng nhiệt đới. Chúng gây ra những hư hỏng, xói mòn trên bề mặt tài liệu với các hình dạng bất định và gây ra những dấu vết không rõ lắm và khó ngửi. Chúng đẻ trứng trong các bọc vào những vết nứt trên tường và chỗ kín. Cả ấu trùng và con trưởng thành đều là giai đoạn có hại. Phần miệng của chúng được tạo ra để nhai. Chúng thường dấu những cái thân rộng, dẹp, nâu và đen trong những kẽ nứt vào ban ngày và xuất hiện vào ban đêm để tìm thức ăn. Món thức ăn ưa thích của chúng là hồ bột và keo trong các bìa sách và chúng sẽ ăn xuyên qua gáy sách bằng vải và giấy để lấy hồ. Chúng ít khi xâm nhập vào phần bên trong của các sách đã đóng. Gián cũng thường thải ra một chất lỏng mầu đậm làm trôi mầu bất kỳ loại tài liệu nào mà chúng bò qua.
Rất nhiều loại sâu bọ là những côn trùng phá hoại tài liệu thư viện nhưng thường bị bỏ qua, nhất là trong giai đoạn đầu của sự tấn công. Con cái đẻ trứng vào các kẽ sách, ấu trùng non khi nở tiết ra một loại chất như chất keo làm dính các trang giấy với nhau. Sự hủy hoại thật sự là do ấu trùng sau khi nở từ trứng, chúng ăn vào bên trong của sách theo kiểu của chúng và trở lại bề mặt khi chuẩn bị là giai đoạn nhộng và cuối cùng là một con bọ trưởng thành xuất hiện.
Tài liệu của thư viện đôi khi bị mọt phá hoại. Chúng đào khoét các lổ thủng xuyên qua các kệ sách bằng gỗ và cũng gây hư hỏng cho tài liệu.
FRận sách: là những côn trùng nhợt nhạt nhỏ bé. Sống hàng ngàn con trên các trang giấy của những cuốn sách mốc. Chúng gây ra những lỗ nhỏ trên mặt giấy với những hình thù không đồng nhất. Chúng thích những loại nấm nhỏ bé trên những cuốn sách mốc hơn là bột hồ, cellulose hay gelatine. Sự hiện diện của chúng là lời cảnh báo của các loại sâu bọ nguy hiểm đối với thư viện. Chúng vào thư viện qua các tài liệu mượn trả, qua cửa sổ, cửa cái hoặc các lỗ hổng khác.
Các loại côn trùng phá hoại tài liệu thường thấy là gián, bọ bạc (nhậy)(silverfish), rận sách (book-lice), bọ cánh cứng (Beetles), mối (termife). Chúng sống trên các vật liệu hữu cơ như giấy, hồ dán, eo, da, vải,… Tài liệu của thư viện trở thành là nguồn thức ăn của chúng. Chúng thích điều kiện ẩm, tối, ấm và kém thông gió.
Hư hỏng do côn trùng gây ra thường khó sửa chữa được. Những phần văn bản bị chúng ăn, gặm nhấm thì không thể khắc phục. Mối có thể tàn phá cả kho tàng, nhà cửa, vốn tài liệu trong thời gian rất ngắn.
FCác loại gặm nhấm như: dơi, chuột phá hủy tài liệu bằng nhiều cách: làm tổ, gây hỏa hoạn (mài răng vào dây điện), phá hoại đồ gỗ; phân và nước tiểu là chất ăn mòn, gây bẩn trên tài liệu.
Cần phải bao quát trên phạm vi rộng từ các sự cố nhỏ đến các hiểm họa thật sự.
w Nguyên nhân do con người xử lý, sử dụng không đúng cách.
Như trên đã nêu, tài liệu có thể bị hư hỏng do quá trình sản xuất ra chúng và cũng rất dễ bị hư hỏng một khi bị phơi bày trong môi trường không thích hợp. Thiệt hại tăng lên từ việc thiếu thận trọng, thiếu quan tâm, kể cả cố tình phá hoại của con người. Có thể kể ra hàng loạt các xử lí và sử dụng không đúng cách như: Sắp xếp tài liệu lên giá và lấy tài liệu không đúng cách, cầm nắm, mang, vác, lật giở, đóng gói, vận chuyển bất cẩn, mang đồ ăn thức uống vào khu vực có tài liệu, thậm chí là cả xé và ăn cắp sách... Rất đáng buồn là hiện nay có quá nhiều ví dụ về xử lí và sử dụng tài liệu một cách cẩu thả .
Việc ứng dụng công nghệ mới vào thư viện cũng gây ra hư hỏng tiếp tục ở đây, photocopy là một ví dụ rất rõ rệt.
Nói chung, thái độ của viên chức thư viện và người sử dụng thư viện là nguyên nhân khác dẫn đến hư hỏng tài liệu. Chứng cứ là tiêu chuẩn thấp mà các thủ thư áp dụng trong việc chăm sóc và xử lý vốn tài liệu. Cả viên chức thư viện lẫn người sử dụng đều rất ít quan tâm đến bản chất vật chất của tài liệu thư viện và không hiểu biết nhiều về sắp xếp kho và xử lý tài liệu theo cách làm giảm tối đa các hư hỏng.
w Tai họa
Tai họa bao gồm cả thiên tai và các tai họa do con người gây ra. Một tai họa có thể là hỏa hoạn, bão, lụt, giông, động đất, chiến tranh,... Tai họa bao quát một phạm vi rất rộng lớn từ những sự cố nhỏ cho đến các tai họa và hiểm họa thật sự. Tai họa không hề báo trước, xảy ra bất kì ở đâu và bất kì lúc nào. Tai họa gây ra những thiệt hại vô cùng to lớn về người và của. Thiên tai ngày một tăng vì khí hậu thay đổi trong khi đó ý thức về phòng chống tai hoạ của con người lại không thay đổi cho phù hợp
v Chiến lược và biện pháp giải quyết các vấn đề:
Điều quan trọng đầu tiên là phải thống nhất thiết lập quyền ưu tiên cho bảo quản, những tài liệu đang nhân bản bây giờ có thể bảo quản bằng cách thay đổi chất liệu mà nó được tạo ra. Ví dụ: Có thể làm cho giấy bền hơn.
Một nguyên tắc quan trọng là phương pháp xử lý tài liệu một cách kinh tế với số lượng lớn cùng một lúc. Ví dụ: chương trình khử acid đại trà.
Nguyên tắc tiếp theo là bảo quản không được coi là công việc đơn giản của nhân viên phòng bảo quản. Chỉ cần thay đổi các thủ tục đang tồn tại trong thư viện nhằm đưa ra các khái niệm tương đối đơn giản của bảo quản vào hành động thì đã tạo ra nhiều tiến bộ lớn lao, không cần thêm nhân viên cũng chẳng đòi hỏi những chuyên gia kỹ thuật đặc biệt. Thực tế, bảo quản đã tiềm ẩn trong hầu hết các công việc hằng ngày của thư viện. Nhân sự ở mọi cấp trong thư viện cần phải có kiến thức về các vấn đề bảo quản, các vấn đề có liên quan và các phương pháp làm giảm nhẹ các vấn đề đó.
Các biện pháp chi tiết nhằm giải quyết các vấn đề bảo quản thường ở 4 lĩnh vực sau:
w Những lĩnh vực có tính chất nội dịch
w Những lĩnh vực có liên quan đến việc lập phương án phòng chống tai họa
w Những lĩnh vực liên quan đến tu bổ, chuyển tư liệu hư hỏng sang các dạng khác
w Những lĩnh vực đòi hỏi các hoạt động hợp tác hoặc sử dụng kỹ thuật trên các mức độ.
Lưu ý:
v Về tài chính không bao giờ có đủ kinh phí và khả năng tài chính để thực hiện mục tiêu bảo quản nên càng phải đòi hỏi được sắp xếp trật tự ưu tiên.
v Kinh phí mỗi năm bình quân của thư viện cũng phải dành một khoản cho việc bảo quản…
v Vấn đề bảo quản là vấn đề thuộc quản lý và những biện pháp sẵn có cho những người làm công tác thư viện, để giải quyết nó cũng thuộc về quản lý: xác định chính sách bổ sung, thiết lập chính sách bảo quản vốn tài liệu, duy trì và tổ chức vốn tài liệu đồng thời giáo dục viên chức thư viện và người sử dụng thư viện các kiến thức, nhận thức về bảo quản.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top